Thông tư 338/2016/TT-BTC kinh phí ngân sách xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 338/2016/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 338/2016/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 28/12/2016 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 28/12/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Trong đó, đáng chú ý là quy định về định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cụ thể; cho tối đa 02 tỷ đồng/dự án Bộ luật mới, thay thế; 1,6 tỷ đồng/dự án Bộ luật sửa đổi, bổ sung một số điều; 01 tỷ đồng/dự án Luật mới, thay thế; 600 triệu đồng/dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều; 500 triệu đồng/dự án Pháp lệnh mới, thay thế; 300 triệu đồng/dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung…
Về mức chi soạn thảo văn bản, tối đa 12 triệu đồng/dự thảo Luật, Pháp lệnh mới hoặc thay thế; 7,5 triệu đồng/dự thảo Luật, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều; mức chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo Luật, Pháp lệnh mới hoặc thay thế là 4,5 triệu đồng/đề cương; 3,8 triệu đồng/đề cương Luật, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2017.
Xem chi tiết Thông tư338/2016/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 338/2016/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH Số: 338/2016/TT-BTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Căn cứ tính chất, mức độ phức tạp của mỗi hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí quy định tại khoản 1 Điều 2 thông tư này; cơ quan, đơn vị được giao chủ trì nhiệm vụ thực hiện chi theo những nội dung sau:
Định mức chi có tính chất đặc thù, được bảo đảm từ ngân sách nhà nước cho một số nội dung trong các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được quy định cụ thể như sau:
- Dự án luật, pháp lệnh mới hoặc thay thế: mức chi 4.500.000 đồng/đề cương;
- Dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 3.800.000 đồng/đề cương.
- Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 3.000.000 đồng/đề cương;
- Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 2.300.000 đồng/đề cương.
- Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 2.300.000 đồng/đề cương;
- Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 1.500.000 đồng/đề cương.
- Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 1.500.000 đồng/đề cương;
- Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 1.000.000 đồng/đề cương.
- Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 1.000.000 đồng/đề cương;
- Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 800.000 đồng/đề cương.
- Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 950.000 đồng/đề cương;
- Văn bản sửa đổi, bổ sung: mức chi 650.000 đồng/đề cương.
Dự án luật, pháp lệnh mới hoặc thay thế: mức chi 12.000.000 đồng/dự thảo văn bản;
Dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 7.500.000 đồng/dự thảo văn bản.
- Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 7.500.000 đồng/dự thảo văn bản;
- Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 4.500.000 đồng/dự thảo văn bản.
- Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 6.000.000 đồng/dự thảo văn bản;
- Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 4.000.000 đồng/dự thảo văn bản.
- Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 4.000.000 đồng/dự thảo văn bản;
- Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 3.500.000 đồng/dự thảo văn bản.
- Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 3.200.000 đồng/dự thảo văn bản;
- Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 2.700.000 đồng/dự thảo văn bản.
- Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội, mới hoặc thay thế: mức chi 1.500.000 đồng/báo cáo;
- Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 1.000.000 đồng/báo cáo;
- Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: mức chi 250.000 đồng/báo cáo tổng hợp ý kiến; 350.000 đồng/báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý. Đối với văn bản sửa đổi, bổ sung: mức chi 150.000 đồng/báo cáo tổng hợp ý kiến; 250.000 đồng/báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý;
- Đối với các văn bản còn lại: mức chi 800.000 đồng/báo cáo.
- Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội mới hoặc thay thế: mức chi 1.500.000 đồng/báo cáo;
- Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 1.000.000 đồng/báo cáo;
- Đối với dự thảo nghị quyết mới hoặc thay thế của Hội đồng nhân dân, quyết định mới hoặc thay thế của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: mức chi 350.000 đồng/báo cáo; Đối với văn bản sửa đổi, bổ sung: mức chi 200.000 đồng/báo cáo;
- Đối với các văn bản còn lại: mức chi 800.000 đồng/báo cáo.
- Đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội: mức chi 8.000.000 đồng/báo cáo.
- Đối với các văn bản còn lại: mức chi 6.000.000 đồng/báo cáo.
- Báo cáo tổng hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trình Chính phủ do Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng: mức chi 12.000.000 đồng/báo cáo;
- Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật định kỳ hàng năm của các bộ, ngành: mức chi 8.000.000 đồng/báo cáo;
- Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo chuyên đề: mức chi 5.000.000 đồng/báo cáo;
- Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật đột xuất: mức chi 3.000.000 đồng/báo cáo.
- Báo cáo tổng hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Sở Tư pháp chủ trì xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tư pháp: mức chi 3.400.000 đồng/báo cáo;
- Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp; các sở, ban, ngành cấp tỉnh chủ trì xây dựng gửi Sở Tư pháp: mức chi 1.700.000 đồng/báo cáo;
- Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp xã; các phòng, ban, ngành cấp huyện chủ trì xây dựng gửi Phòng Tư pháp: mức chi 900.000 đồng/báo cáo.
- Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội mới hoặc thay thế: mức chi 1.000.000 đồng/văn bản;
- Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 700.000 đồng/văn bản;
- Đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: mức chi 250.000 đồng/văn bản;
- Đối với các văn bản còn lại: mức chi 500.000 đồng/văn bản.
- Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định: mức chi 500.000 đồng/báo cáo;
- Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội: mức chi 1.500.000 đồng/báo cáo;
- Đối với dự thảo nghị định, nghị quyết, nghị quyết liên tịch, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư liên tịch: mức chi 1.000.000 đồng/báo cáo;
- Đối với dự thảo thông tư, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: mức chi 500.000 đồng/báo cáo.
- Chủ trì: mức chi 150.000 đồng/người/cuộc họp;
- Các thành viên tham dự: mức chi 100.000 đồng/người/cuộc họp;
- Ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham dự: mức chi 500.000 đồng/văn bản; riêng văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân mức chi 200.000 đồng/văn bản.
- Người chủ trì cuộc họp: mức chi 150.000 đồng/người/cuộc họp;
- Các thành viên tham dự: mức chi 70.000 đồng/người/cuộc họp.
- Dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt: mức chi 120.000 đồng/trang (350 từ);
- Dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài: mức chi 150.000 đồng/trang (350 từ);
- Dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số: mức chi 100.000 đồng/trang (350 từ);
- Hiệu đính tài liệu dịch: mức chi 40.000 đồng/trang (350 từ).
- Đối với một số ngôn ngữ không phổ thông mức chi biên dịch được phép tăng 30% so với mức chi biên dịch nêu trên.
Trong trường hợp đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; đề nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; thuyết minh, tờ trình, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp phải lấy ý kiến tư vấn, phản biện của các chuyên gia độc lập thì mức chi 1.000.000 đồng/báo cáo.
- Bộ luật mới, thay thế: tối đa 2.000 triệu đồng/dự án.
- Bộ luật sửa đổi, bổ sung một số điều: tối đa 1.600 triệu đồng/dự án.
- Dự án luật mới, thay thế: tối đa 1.000 triệu đồng/dự án.
- Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều: tối đa 600 triệu đồng/dự án.
- Dự án pháp lệnh mới, thay thế: tối đa 500 triệu đồng/dự án.
- Dự án pháp lệnh sửa đổi, bổ sung: tối đa 300 triệu đồng/dự án.
- Dự án nghị quyết của Quốc hội mới, thay thế: tối đa 500 triệu đồng/dự án.
- Dự án nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung: tối đa 300 triệu đồng/dự án.
- Dự án nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội mới, thay thế: tối đa 400 triệu đồng/dự án.
- Dự án nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung: tối đa 250 triệu đồng/dự án.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân:
+ Cấp tỉnh: 10 triệu đồng/văn bản;
+ Cấp huyện: 8 triệu đồng/văn bản;
+ Cấp xã: 6 triệu đồng/văn bản.
- Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt: 10 triệu đồng/văn bản.
- Đối với văn bản sửa đổi, bổ sung định mức phân bổ kinh phí không quá 80% định mức phân bổ đối với văn bản được ban hành mới hoặc thay thế.
Hàng năm, căn cứ chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được Quốc hội thông qua và chương trình được Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh, bổ sung trong năm và quy định tại Thông tư này; các Bộ, cơ quan Trung ương được giao chủ trì xây dựng dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng Dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội tổng hợp chung vào dự toán ngân sách nhà nước của cơ quan gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Riêng đối với cơ quan thẩm định, thẩm tra và hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội: Căn cứ số lượng dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội thông qua hàng năm và chương trình được Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh, bổ sung; căn cứ nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nội dung chi, mức chi quy định tại Điều 3, Điều 4 thông tư này và các chế độ chi tiêu hiện hành để lập dự toán kinh phí thẩm định, thẩm tra và hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội tổng hợp chung vào dự toán ngân sách nhà nước gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao, các bộ, cơ quan trung ương thực hiện phân bổ dự toán cho các đơn vị dự toán trực thuộc trong đó ghi rõ kinh phí xây dựng, thẩm định, thẩm tra và hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được phân bổ vào kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ.
Đối với kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo phương thức khoán trên sản phẩm hoàn thành. Chứng từ thanh toán gồm:
- Quyết định hoặc văn bản phê duyệt chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cấp có thẩm quyền.
- Tờ trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Văn bản quy phạm pháp luật được cấp có thẩm quyền ban hành.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã xây dựng xong hoặc dừng lại không xây dựng tiếp; cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng văn bản được phép thanh, quyết toán phần kinh phí đã thực hiện tương ứng theo quy định về nội dung chi, mức chi tại Thông tư này trên cơ sở chứng từ chi tiêu hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây