Thông tư 33/2015/TT-NHNN tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 33/2015/TT-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 33/2015/TT-NHNN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Kim Anh |
Ngày ban hành: | 31/12/2015 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tổ chức tài chính vi mô phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 10% là nội dung nêu tại Thông tư số 33/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
Tương tự, tổ chính vi mô phải duy trì thường xuyên tỷ lệ về khả năng chi trả tối thiểu bằng 20%. Trong đó, tỷ lệ an toàn vốn được xác định bằng vốn tự có trên tổng tài sản “có” rủi ro nhân 100; tỷ lệ về khả năng chi trả được xác định bằng tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại trên tổng số dư tiền gửi tự nguyện nhân với 100.
Về quản lý thanh khoản, Hội đồng thành viên của tổ chức tài chính vi mô phải ban hành quy định nội bộ về quản lý thanh khoản với những nội dung chính như: Phân công cán bộ theo dõi việc bảo đảm khả năng chi trả của tổ chức tài chính vi mô; Phương án thực hiện chi trả tiền gửi trong trường hợp không đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả; Các quy định về quản lý ngân quỹ, thu, chi, nguồn vốn hàng ngày và các quy định về việc nắm giữ các giấy tờ có giá dễ chuyển đổi thành tiền.
Thông tư này thay thế Thông tư số 07/2009/TT-NHNN ngày 17/04/2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2016.
Xem chi tiết Thông tư33/2015/TT-NHNN tại đây
tải Thông tư 33/2015/TT-NHNN
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Số: 33/2015/TT-NHNN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CÁC TỶ LỆ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này áp dụng đối với:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Tỷ lệ an toàn vốn |
= |
Vốn tự có |
x |
100 (%) |
Tổng tài sản “Có”rủi ro |
- Vốn tự có được xác định theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
- Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị các tài sản “Có” được xác định theo mức độ rủi ro quy định tại Điều 6 Thông tư này.
(i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm;
(ii) Không được bảo đảm bằng tài sản của chính tổ chức tài chính vi mô;
(iii) Tổ chức tài chính vi mô không được trả nợ trước thời gian đáo hạn;
(iv) Tổ chức tài chính vi mô được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;
(v) Trong trường hợp tổ chức tài chính vi mô giải thể hoặc phá sản, chủ nợ chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tài chính vi mô đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác;
(vi) Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 05 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng và chỉ được điều chỉnh một lần trong suốt thời hạn của khoản nợ.
Tài sản “Có” của tổ chức tài chính vi mô được phân nhóm theo các mức độ rủi ro như sau:
A = x 100 (%)
Trong đó:A: là tỷ lệ về khả năng chi trả.
B: tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại (nếu có).
C: tổng số dư tiền gửi tự nguyện.
BÁO CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN
Tổ chức tài chính vi mô báo cáo việc thực hiện quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê.
Tổ chức tài chính vi mô, tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
(i) Thanh tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm của tổ chức tài chính vi mô trong việc thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư này theo thẩm quyền;
(ii) Tiếp nhận quy định nội bộ, văn bản sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ của tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn theo quy định tại Thông tư này.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2016 và thay thế Thông tư số 07/2009/TT-NHNN ngày 17 tháng 04 năm 2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
PHỤ LỤC SỐ 01
CÁCH XÁC ĐỊNH TỶ LỆ AN TOÀN VỐN
A. Vốn tự có để tính các tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) tại thời điểm 31/12/2015:
1. Vốn cấp 1:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Khoản mục |
Số tiền |
a- Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) |
40 |
b- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ |
2 |
c- Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ |
1 |
d- Lợi nhuận không chia |
2 |
đ- Vốn của các tổ chức, cá nhân tài trợ không hoàn lại cho tổ chức tài chính vi mô |
10 |
Tổng cộng |
55 |
2. Vốn cấp 2:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Khoản mục |
Số tiền |
Số tiền được tính vào vốn cấp 2 |
a- Giá trị chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật |
0,2 |
0,1(1) |
b- Quỹ dự phòng tài chính |
2 |
2 |
c- Dự phòng chung |
1 |
1 |
d- Các khoản nợ đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm d khoản 3 Điều 5 Thông tư này |
30 |
27,5(2) |
Tổng cộng |
|
30,6 |
Ghi chú:
(1) Giá trị chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật được tính vào Vốn cấp 2 như sau: 0,2 x 50% = 0,1 (tỷ đồng).
(2) Tổng giá trị các khoản nợ quy định tại điểm d khoản 3 Điều 5 Thông tư này được tính vào Vốn cấp 2 là 27,5 (tỷ đồng), bằng 50% giá trị Vốn cấp 1 đáp ứng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Thông tư này.
3. Khoản phải trừ khỏi vốn tự có:
- Giá trị chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật: 0 (tỷ đồng).
- Lỗ lũy kế: 0 (tỷ đồng).
Ghi chú: Lỗ lũy kế được xác định tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn.
Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 - Khoản phải trừ khỏi vốn tự có
= 55 + 30,6 - 0 = 85,6 (tỷ đồng)
B. Tổng tài sản “Có” rủi ro
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Khoản mục |
Giá trị sổ sách |
Hệ số rủi ro |
Giá trị tài sản “Có” rủi ro |
1- Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 0% |
|
|
|
a- Tiền mặt |
20 |
0% |
0 |
b- Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước |
5 |
0% |
0 |
c- Dư nợ cho vay có bảo đảm toàn bộ bằng tiền gửi (tiền gửi tự nguyện, tiết kiệm bắt buộc) tại chính tổ chức tài chính vi mô |
3 |
0% |
0 |
d- Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ phát hành |
5 |
0% |
0 |
đ- Dư nợ ủy thác cho vay, dư nợ cho vay bằng vốn tài trợ theo quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
30 |
0% |
0 |
2- Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 20% |
|
|
|
a- Tiền gửi tại ngân hàng thương mại |
20 |
20% |
4 |
b- Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam |
5 |
20% |
1 |
c- Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phát hành |
5 |
20% |
1 |
3- Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 50% |
|
|
|
a- Dư nợ cho vay được bảo đảm bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay tại tổ chức tài chính vi mô |
50 |
50% |
25 |
b- Dư nợ cho vay được bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn tại chính tổ chức tài chính vi mô |
40 |
50% |
20 |
4- Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 100% |
|
|
|
a- Dư nợ cho vay đối với khách hàng, không bao gồm dư nợ cho vay quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Thông tư này. |
200 |
100% |
200 |
b- Toàn bộ tài sản “Có” khác, không bao gồm các tài sản “Có” quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 6 Thông tư này. |
50 |
100% |
50 |
Tổng cộng |
|
|
301 |
C. Tỷ lệ an toàn vốn = (Vốn tự có/ Tổng tài sản “Có” rủi ro) x 100
= (85,6/301) x 100 = 28,43(%)
PHỤ LỤC SỐ 02
CÁCH XÁC ĐỊNH TỶ LỆ VỀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ
1. Tại thời điểm 31/12/2015, tình hình tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổng số dư tiền gửi tự nguyện của tổ chức tài chính vi mô như sau:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Khoản mục |
Giá trị sổ sách |
I. Tử số (A) |
8,1 |
1. Tiền mặt |
2 |
2. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước |
0,1 |
3. Tiền gửi tại ngân hàng thương mại |
6 |
II. Mẫu số (B) |
30 |
Tổng số dư tiền gửi tự nguyện |
30 |
2. Tỷ lệ về khả năng chi trả (C):
C = (A/B) x 100
= (8,1/30) x 100 = 27 (%)
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây