Thông tư 33/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

thuộc tính Thông tư 33/2006/TT-BTC

Thông tư 33/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:33/2006/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Vũ Văn Ninh
Ngày ban hành:17/04/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước - Theo Thông tư số 33/2006/TT-BTC ban hành ngày 17/4/2006, Bộ Tài chính hướng dẫn: các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước có nhu cầu rút tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước trong một ngày (một hoặc nhiều giao dịch) vượt mức quy định phải đăng ký bằng văn bản với Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản trước 1 ngày về số lượng và thời điểm rút tiền để Kho bạc Nhà nước có kế hoạch chuẩn bị và cung ứng tiền mặt đầy đủ, kịp thời cho đơn vị. Mức rút tiền mặt phải đăng ký trước với Kho bạc Nhà nước được quy định cụ thể như sau: 200 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, 100 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh... Trường hợp đột xuất mà đơn vị giao dịch có nhu cầu rút tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước ngay trong ngày vượt mức quy định, đơn vị giao dịch được đăng ký qua điện thoại với cán bộ có thẩm quyền của Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch (Giám đốc hoặc trưởng phòng Kho quỹ đối với Kho bạc Nhà nước tỉnh hoặc thủ quỹ trưởng đối với Kho bạc Nhà nước huyện) để được xem xét giải quyết, sau đó, đơn vị phải đăng ký chính thức bằng văn bản... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư33/2006/TT-BTC tại đây

tải Thông tư 33/2006/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 33/2006/TT-BTC NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 2006 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ THU, CHI TIỀN MẶT QUA HỆ THỐNG
KHO BẠC NHÀ NƯỚC

 

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 235/2003/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;

Để tăng cường quản lý quỹ ngân sách nhà nước và thực hiện chính sách quản lý tiền tệ của Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước như sau:

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Các khoản thu, chi bằng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước đều phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nhằm quản lý thu, chi ngân sách có hiệu quả; đồng thời, từng bước giảm dần tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước để giảm chi phí về nghiệp vụ ngân quỹ.

2. Tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước, các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là đơn vị giao dịch) có thanh toán bằng tiền mặt phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý tiền mặt và những nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Kho bạc Nhà nước thực hiện quản lý tiền mặt trong nội bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước để đảm bảo nhu cầu thanh toán, chi trả bằng tiền mặt cho các đơn vị giao dịch; đồng thời, chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước nơi mở tài khoản để đáp ứng tiền mặt cho Kho bạc Nhà nước.

4. Căn cứ vào định mức tồn quỹ tiền mặt được quy định, các Kho bạc Nhà nước được giữ lại các khoản thu tiền mặt trực tiếp để đáp ứng nhu cầu thanh toán chi trả tiền mặt cho các đơn vị giao dịch; đồng thời, thoả thuận với ngân hàng nơi mở tài khoản để các đơn vị có giao dịch với Kho bạc Nhà nước được rút tiền mặt trực tiếp tại ngân hàng.

 

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

1. Nội dung chi bằng tiền mặt:

Các đơn vị giao dịch được phép chi bằng tiền mặt những khoản chi sau:

1.1. Các khoản chi thanh toán cá nhân như: tiền lương; tiền công; phụ cấp lương; học bổng học sinh, sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; chi cho cán bộ xã, thôn, bản đương chức; chi về công tác người có công cách mạng và xã hội; chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; chi trả bảo hiểm cho các cá nhân; các khoản thanh toán khác cho cá nhân.

1.2. Chi xây dựng cơ bản bằng tiền mặt, bao gồm: chi giải phóng mặt bằng trực tiếp cho dân, chi mua sắm một số vật tư do nhân dân khai thác và cung ứng được chính quyền địa phương và chủ đầu tư chấp thuận (bao gồm các khoản chi do chủ đầu tư mua để cấp cho đơn vị thi công); chi xây dựng các công trình do dân tự làm của xã; chi cho Ban quản lý công trình (chi lương, phụ cấp lương, công tác phí, chi đào tạo, chi hội nghị, tiếp khách, chi thưởng và một số khoản chi đột xuất do thiên tai, địch hoạ).

Trường hợp đặc biệt, nhà thầu có mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của cấp có thẩm quyền, đơn vị được thanh toán bằng tiền mặt đối với các khoản chi lương; mua sắm vật tư và một số khoản chi nhỏ khác có giá trị dưới 5 triệu đồng đối với một khoản chi.

1.3. Chi một số nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ bao gồm: mật phí; chi nuôi phạm nhân, can phạm và các nhu cầu chi thường xuyên khác bằng tiền mặt.

1.4. Chi trả nợ dân (chỉ bao gồm các khoản chi trả trái phiếu, công trái bán lẻ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước cho các cá nhân, chi trả bằng tiền mặt đối với vàng bạc, đá quý, tư trang tạm giữ cho các nguyên chủ).

1.5. Chi mua lương thực dự trữ (chỉ bao gồm phần do cơ quan Dự trữ Quốc gia thu mua trực tiếp của dân; không bao gồm phần mua qua các Tổng công ty, công ty lương thực được thanh toán bằng chuyển khoản).

1.6. Các khoản chi bằng tiền mặt khác của ngân sách nhà nước và chi từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị giao dịch cho các đơn vị, cá nhân không mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng.

Trường hợp các đơn vị giao dịch có nhu cầu, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán bằng hình thức không dùng tiền mặt đối với các khoản chi quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này.

2. Đăng ký rút tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước:

2.1. Mức rút tiền mặt phải đăng ký trước: Các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước có nhu cầu rút tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước trong một ngày (một hoặc nhiều giao dịch) vượt mức quy định dưới đây phải đăng ký bằng văn bản với Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản trước 1 ngày về số lượng và thời điểm rút tiền để Kho bạc Nhà nước có kế hoạch chuẩn bị và cung ứng tiền mặt đầy đủ, kịp thời cho đơn vị.

Mức rút tiền mặt phải đăng ký trước với Kho bạc Nhà nước được quy định cụ thể như sau:

- 200 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Kho bạc Nhà nước tỉnh).

- 100 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Kho bạc Nhà nước huyện).

Các đơn vị giao dịch đăng ký nhu cầu rút tiền mặt cho từng ngày thanh toán hoặc đăng ký cho nhiều ngày thanh toán khác nhau, song phải nêu rõ số lượng và thời điểm rút tiền mặt tại từng ngày thanh toán.

Trường hợp đột xuất mà đơn vị giao dịch có nhu cầu rút tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước ngay trong ngày vượt mức quy định, đơn vị giao dịch được đăng ký qua điện thoại với cán bộ có thẩm quyền của Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch (Giám đốc hoặc trưởng phòng Kho quỹ đối với Kho bạc Nhà nước tỉnh hoặc thủ quỹ trưởng đối với Kho bạc Nhà nước huyện) để được xem xét giải quyết; sau đó, đơn vị phải đăng ký chính thức bằng văn bản.

2.2. Bộ trưởng Bộ Tài chính uỷ quyền cho Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước được điều chỉnh mức giá trị giao dịch tiền mặt phải đăng ký trước với Kho bạc Nhà nước được quy định tại điểm 2.1 khoản 2 mục II của Thông tư này cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội theo từng thời kỳ.

3. Định mức tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị Kho bạc Nhà nước:

3.1. Định mức tồn quỹ tiền mặt là mức tồn quỹ tiền mặt cần thiết để đảm bảo các nhu cầu thanh toán, chi trả bằng tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định tại mỗi đơn vị Kho bạc Nhà nước.

3.2. Định mức tồn quỹ tiền mặt của các Kho bạc Nhà nước được xác định theo công thức sau:

 


Định mức tồn quỹ tiền mặt

=

Tổng các nhu cầu thanh toán, chi trả bằng tiền mặt trong quý kế hoạch

Số ngày làm việc trong quý kế hoạch

X


Số ngày định mức

 

Trong đó:

- Số ngày làm việc trong quý kế hoạch được quy định là 65 ngày.

- Số ngày định mức do Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh quy định tuỳ thuộc vào nhiệm vụ chi bằng tiền mặt trong quý và số lần giao dịch về nộp, rút tiền mặt giữa Kho bạc Nhà nước và ngân hàng nơi mở tài khoản.

Đối với các Kho bạc Nhà nước thường xuyên có nhu cầu chi tiêu tiền mặt lớn, điều kiện đi lại, giao dịch nộp, rút tiền mặt với ngân hàng khó khăn, định mức tồn quỹ tiền mặt được quy định ở mức phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

3.3. Định mức tồn quỹ tiền mặt của Kho bạc Nhà nước huyện và Văn phòng Kho bạc Nhà nước tỉnh do Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh hoặc người được uỷ quyền (Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh) xác định và thông báo.

4. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt:

4.1. Trách nhiệm của các đơn vị giao dịch:

4.1.1. Khi có phát sinh các khoản thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt (như phí, lệ phí,…), các đơn vị giao dịch phải có trách nhiệm nộp đầy đủ, kịp thời số tiền mặt đã thu vào Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch theo chế độ quy định; đơn vị giao dịch không được toạ chi tiền mặt, trừ trường hợp được để lại chi theo chế độ quy định.

4.1.2. Các đơn vị giao dịch thực hiện các khoản chi bằng tiền mặt theo đúng nội dung chi được quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này. Trường hợp thanh toán cho các đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hoá, dịch vụ không có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước, thì đơn vị phải xác nhận rõ trên chứng từ đề nghị thanh toán bằng tiền mặt (như giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt; lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm lĩnh tiền mặt; séc,...); đồng thời, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung ghi trên chứng từ.

4.1.3. Khi thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ với các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước, các đơn vị giao dịch phải thanh toán bằng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, trừ trường hợp thanh toán nhỏ có giá trị không vượt quá 5 triệu đồng đối với một khoản chi thì được thanh toán bằng tiền mặt.

4.2. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước:

4.2.1. Các đơn vị Kho bạc Nhà nước (Kho bạc Nhà nước huyện và Văn phòng Kho bạc Nhà nước tỉnh) phải chấp hành nghiêm định mức tồn quỹ tiền mặt đã được thông báo. Trường hợp tồn quỹ tiền mặt thực tế vượt định mức đã được thông báo, các đơn vị Kho bạc Nhà nước phải có trách nhiệm nộp số tiền mặt vượt định mức vào ngân hàng nơi mở tài khoản vào đầu giờ làm việc của ngày hôm sau, trừ trường hợp được sự chấp thuận bằng văn bản của Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh hoặc người được uỷ quyền.

Thủ trưởng các đơn vị Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành tồn quỹ tiền mặt của đơn vị; chịu trách nhiệm trước thủ trưởng Kho bạc Nhà nước cấp trên nếu để xảy ra tình trạng để tồn quỹ tiền mặt vượt định mức hoặc xảy ra thất thoát tiền mặt tại quỹ của đơn vị.

4.2.2. Các đơn vị Kho bạc Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thu, cơ quan tài chính để tổ chức tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt vào Kho bạc Nhà nước.

4.2.3. Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát và thanh toán chi trả tiền mặt cho các đơn vị giao dịch cùng với quá trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước và trên cơ sở nội dung được phép chi bằng tiền mặt, nhu cầu rút tiền mặt của các đơn vị đã đăng ký (đối với các đơn vị có nhu cầu rút tiền mặt với khối lượng lớn trong 1 ngày), chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ của đơn vị, đảm bảo đúng chế độ quy định.

Trường hợp tiền mặt có khó khăn, các đơn vị Kho bạc Nhà nước được áp dụng chế độ ưu tiên trong thanh toán tiền mặt; trước hết đảm bảo các khoản chi lương, phụ cấp lương, chi quốc phòng an ninh, chi bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội, chi trả nợ dân và một số khoản chi tối thiểu cần thiết bằng tiền mặt của đơn vị giao dịch.

4.2.4. Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi bằng tiền mặt và thông báo cho các đơn vị giao dịch biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong các trường hợp sau:

- Chi trả, thanh toán bằng tiền mặt cho các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước, kể cả các khoản thuộc nội dung chi được quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này; trừ trường hợp thanh toán nhỏ có giá trị không vượt quá 5 triệu đồng đối với một khoản chi cho các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước thì được phép thanh toán bằng tiền mặt.

- Chi trả, thanh toán bằng tiền mặt cho các khoản chi không thuộc các nội dung chi đã được quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này.

- Chi trả, thanh toán bằng tiền mặt với số lượng lớn vượt quá mức đã đăng ký trước với Kho bạc Nhà nước (chênh lệch giữa số đề nghị thanh toán với số đã đăng ký chi bằng tiền mặt).

4.2.5. Các đơn vị Kho bạc Nhà nước phải chủ động phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh hoặc các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước nơi mở tài khoản để được cung cấp đầy đủ và kịp thời tiền mặt.

Trường hợp đặc biệt, Kho bạc Nhà nước tỉnh có thực hiện điều chuyển vốn bằng tiền mặt với các Kho bạc Nhà nước huyện trực thuộc, thì cần phải xác định chính xác các nhu cầu thanh toán, chi trả bằng tiền mặt, chuyển khoản và mức tồn quỹ tiền mặt cần thiết để có kế hoạch điều chuyển tiền mặt sát đúng với yêu cầu thực tế, đảm bảo không đọng vốn và không làm mất khả năng thanh toán của từng đơn vị Kho bạc Nhà nước. Việc điều chuyển tiền mặt giữa Kho bạc Nhà nước tỉnh và Kho bạc Nhà nước huyện trực thuộc được thực hiện theo cơ chế điều chuyển vốn trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

5. Kiểm tra và xử lý vi phạm:

5.1. Các đơn vị Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện có trách nhiệm kiểm tra tình hình quản lý và chấp hành định mức tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị mình.

Kho bạc Nhà nước cấp trên kiểm tra tình hình quản lý và chấp hành định mức tồn quỹ tiền mặt của các đơn vị Kho bạc Nhà nước cấp dưới trực thuộc.

5.2. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện các hiện tượng vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tiền mặt như vi phạm định mức tồn quỹ tiền mặt; chi trả bằng tiền mặt cho các khoản chi không thuộc các nội dung chi đã được quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này; thanh toán, chi trả bằng tiền mặt cho các đơn vị có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước,... thủ trưởng các đơn vị Kho bạc Nhà nước có biện pháp xử lý theo thẩm quyền và báo cáo Kho bạc Nhà nước cấp trên.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo; thay thế Thông tư số 21/1999/TT-BTC ngày 24/2/1999 của Bộ Tài chính. Các quy định về quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước trong các văn bản được ban hành trước đây trái với quy định tại Thông tư này không còn hiệu lực thi hành.

2. Các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước, các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Vũ Văn Ninh

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 33/2006/TT-BTC

Hanoi, April 17, 2006

 

CIRCULAR

GUIDING THE MANAGEMENT OF CASH REVENUES AND EXPENDITURES MADE THROUGH THE SYSTEM OF STATE TREASURIES

Pursuant to the Government's Decree No. 77/2003/ ND-CP of July 1, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 235/ 2003/QD-TTg of November 13, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Treasury under the Finance Ministry;

In order to enhance the management of state budget funds and to implement the state policies on monetary management, the Ministry of Finance hereby guides cash management through state treasuries as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. All cash revenues and expenditures made through state treasuries shall be closely inspected and controlled so as to ensure efficient management of budget revenues and expenditures and at the same time step by step reduce the ratio of cash payment through the system of state treasuries and cut down expenses for vault operations.

2. All units funded by the state budget, units having transactions with state treasuries, communes, wards and townships (hereinafter referred collectively to as transaction units) which have cash payment shall strictly abide by current state regulations on cash management and the guidance in this Circular.

3. State treasuries shall conduct cash management within their internal system so as meet transaction units' demands for cash settlement and payment; and at the same time, coordinate with the State Bank and state-owned commercial banks where they open accounts so as to satisfy their cash demands.

4. Based on the prescribed levels of cash fund balance, state treasuries may retain revenues collected in cash so as to meet transaction units' demands for cash settlement and payment, and at the same time, make agreements with banks where they open accounts for units having transactions with state treasuries to withdraw cash amounts directly from these banks.

II. SPECIFIC PROVISIONS

1. Cash expenditures:

Transaction units may make the following payments in cash:

1.1. Payments to individuals such as wages; remuneration; wage allowances; scholarships for pupils and students; bonuses; collective welfare; payments to working commune, village and hamlet cadres; payments to persons with meritorious services to the revolution or society, pensions and social insurance allowances; payment of insurance to individuals; and other payments to individuals.

1.2. Payments for capital construction, including: payments for ground clearance made directly to people, payments for procurement of a number of supplies exploited and supplied by people under the approval of local administrations and investors (including payment for the purchase of supplies by investors for supplying to constructors); payments for the construction of works carried out by people themselves in communes; payments to project management units (wages, wage allowances, working- trip allowances, training expenses, expenses for conferences and guest reception, bonuses and other unexpected payments due to  natural disasters or calamities).

In special cases, contractors that have opened deposit accounts at state treasuries under regulations of competent authorities and the units may make cash payment for such expenditure items as wages and salaries, payments for procurement of supplies and some other small expenditure items valued at under VND 5 million each.

1.3. Payment for some jobs performed by units under the Ministry of Defense, the Ministry of Public Security and the Government Cipher Committee, including: expenses for cipher work, expenses for feeding convicts and prosecuted offenders, and other regular cash expenses.

1.4. Payment of debts owed to people (including only expenses for payment of bonds and government bonds retailed via the state treasury system to individuals, cash payment made for sequestrated gold, silver, gem stones and properties to their lawful owners).

1.5. Payment for the purchase of reserve food (including only those purchased directly from people by national reserves agencies; excluding food purchased through food corporations and companies which shall be paid by bank transfer).

1.6. Other cash payments from the state budget and payments made from deposit accounts of transaction units to units and individuals that do not open accounts at state treasuries or banks.

State treasuries shall make non-cash payment for expenditure items defined in Clause 1, Section II of this Circular if transaction units so wish.

2. Registration of cash withdrawal at state treasuries:

2.1. Levels of cash withdrawal subject to prior registration: If units having transactions with state treasuries wish to withdraw a cash amount exceeding the levels prescribed below within one day (for one or more than one transaction), they shall make written registration of the cash amount and time of each withdrawal with the state treasuries where they open accounts one day in advance for the latter to prepare and supply cash amounts adequately and promptly.

The levels of cash withdrawal subject to prior registration with state treasuries are specified as follows:

- VND 200 million or more, for units having transactions with state treasuries of provinces or centrally-run cities (hereinafter collectively referred to as provincial-level state treasuries).

- VND 100 million or more, for units having transactions with state treasuries of districts, provincial capitals or cities (hereinafter collectively referred to as district-level state treasuries).

Transaction units may register cash withdrawal for each or different days of payment, but must clearly state the cash amount and time of each withdrawal on each day of payment.

In unexpected cases where transaction units wish to withdraw a cash amount exceeding the prescribed level within a day, they may make registration by telephone with competent officials of the state treasuries where they make transactions (directors or heads of vault sections of provincial-level state treasuries) for consideration and settlement, and shall make an official registration in writing afterwards.

2.2. The Minister of Finance hereby authorizes the General Director of the State Treasury to adjust the levels of cash transactions subject  to prior registration with state treasuries specified at Point 2.1, Clause 2, Section 11 of this Circular so as to suit socio-economic development situation in each period.

3. Level of cash fund balance at state treasuries:

3.1. Level of cash fund balance means the level of cash balance necessary for meeting the demands for cash payment and settlement within a certain period of time at each state treasury unit.

3.1. Level of cash fund balance of state treasuries shall be determined according to the following formula:

Level of cash fund balance

=

Total demands for cash payment and settlement in the planned quarter

x

Prescribed number of days

Number of working days in the planned quarter

In which:

- The number of working days in a planned quarter is prescribed to be 65.

- The prescribed number of days shall be specified by directors of provincial-level state treasuries depending on cash payments in the quarter and the number of times of cash remittance and withdrawal transactions between state treasuries and banks where they open accounts.

For state treasuries with great demands for cash payment and travel difficulties, the levels of cash fund balance shall be specified at a level suitable to local conditions.

3.3. The level of cash fund balance of district-level state treasuries and provincial-level state treasuries shall be determined and announced by directors of provincial-level state treasuries or authorized persons (deputy directors of provincial-level state treasuries).

4. Responsibilities of agencies and units for cash management and use

4.1. Responsibilities of transaction units:

4.1.1. When collecting state budget revenues (such as charges, fees, etc.) in cash, transaction units shall remit the collected cash amounts fully and promptly to the state treasuries where they have transactions according to regulations; transactions units must not retain cash amounts for payment, except for cases where they are allowed to retain such revenues for spending under regulations.

4.1.2. Transactions units shall make cash payment only for expenditure items specified in Clause 1, Section II of this Circular. In case of payment to goods-supplying or service-providing units or individuals that do not have bank or state treasury deposit accounts, transaction units shall make certification thereof in cash payment-requiring documents (such as budget drawing order-cum-cash receiving slip, commune budget spending order-cum-cash receiving slip, checks, etc.) and at same time, take responsibility for the accuracy of the contents written on such documents.

4.1.3. When making payment for goods and/or services purchased from other units, organizations or individuals that have bank or state treasury deposit accounts, transaction units shall make non-cash payment, except for small expenditure items not exceeding VND 5 million each.

4.2. Responsibilities of state treasuries:

4.2.1. State treasury units (district-level state treasuries and provincial-level state treasuries' offices) shall strictly abide by regulations on the levels of cash fund balance already announced. In cases where the levels of their cash fund balance exceed the announced ones, state treasury units shall remit the surplus amounts into banks where they open accounts early on the next working day, except where they have obtained written approval of directors of superior provincial-level state treasuries or authorized persons.

Heads of state treasury units shall inspect and oversee the observance of regulations on the levels of cash fund balance by their units; and bear, responsibility before the heads of superior state treasuries if the levels of their cash fund balance exceed the prescribed levels or cash loss occurs in their units' funds.

4.2.2. State treasury units shall coordinate closely with collecting agencies and finance agencies in order to endure the full and prompt remittance of budget revenues collected in cash into the state treasuries.

4.2.3. State treasuries shall control and effect cash payment and settlement for transactions units while controlling state budget expenditures on the basis of expenditure items allowed to be made in cash, units' demands for cash withdrawal already registered (for units wishing to withdraw large amounts of cash within one day) and units' lawful payment vouchers in strict accordance with regulations.

In case of cash shortage, state treasury units may apply the priority regime in cash payment. They first ensure payment of salaries, salary allowances, defense and security expenditures, social insurance, social allowances, debts owed to the people and certain necessary minimum expenditures in cash of transaction units.

4.2.4. State treasuries may refuse to make cash payment and settlement in the following cases, and at the same time notify transaction units thereof and bear responsibility for their decisions:

- Cash payment and settlement to goods-supplying or service-providing units which have bank or state treasury deposit accounts, including payment or settlement of expenditure items defined in Clause 1, Section II of this Circular; except for small expenditure items of under VND 5 million each.

- Cash payment and settlement for expenditure items other than those specified in Clause 1, Section II of this Circular.

- Cash payment and settlement in amounts in excess of the levels already registered with state treasuries (differences between the amounts requested to be paid and the registered amounts).

4.2.5. State treasury units shall take initiative in coordinating with the State Bank's provincial branches or state-owned commercial bank branches where they open accounts so that they shall be provided with adequate cash amounts in a timely manner.

In special cases where provincial-level state treasuries need to transfer capital amounts in cash with their subordinate district-level state treasuries, it is necessary to accurately identify demands for cash payment and settlement as well as bank transfer and the necessary levels of cash fund balance so as to work out plans for transfer of cash amounts to closely meet practical requirements, ensuring no capital amounts left idle and the solvency of each state treasury unit. The transfer of cash amounts between a provincial-level state treasury and its subordinate district-level state treasuries shall be effected under the mechanism on capital transfer within the system of state treasuries.

5. Inspection, and handling of violations

5.1. Provincial-level and district-level state treasuries shall inspect the management and observance of regulations on the levels of cash fund balance by their respective units.

Superior state treasuries shall inspect the management and observance of regulations on the levels of cash fund balance by their subordinate state treasuries.

5.2. In the course of implementation, if detecting acts of violating the regime of cash management and use such as violations of regulations on the levels of cash fund balance; cash payment for expenditure items other than those defined in Clause 1, Section II of this Circular; cash payment and settlement to units having bank or state treasury deposit accounts, heads of state treasury units shall apply handling measures according to their competence and report thereon to their superior state treasuries.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces the Finance Minister's Decision No. 21/1999/TT-BTC of February 24, 1999. Previous regulations concerning the management of cash revenues and expenditures made via the state treasuries which are contrary to this Circular are no longer effective.

2. Units belonging to the state treasury system and units having transactions with state treasuries shall have to implement this Circular.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Vu Van Ninh

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 33/2006/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất