Thông tư 31/2018/TT-BTC hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã, liên hợp tác xã giải thể, phá sản

thuộc tính Thông tư 31/2018/TT-BTC

Thông tư 31/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã, liên hợp tác xã giải thể, phá sản
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:31/2018/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành:30/03/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Xử lý tài sản từ nhiều nguồn vốn khi Hợp tác xã giải thể, phá sản

Ngày 30/3/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 31/2018/TT-BTC hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản.

Theo đó, việc xử lý tài sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản thực hiện như sau:

- Bàn giao tài sản: Căn cứ quyết định bàn giao tài sao để thực hiện bàn giao tài sản, lập Biên bản bàn giao tài sản trong đó có các nội dung về thành phần bàn giao tài sản; Hồ sơ chi tiết của tài sản, giá trị còn lại theo sổ sách của tài sản hoặc theo giá trị đánh giá lại của tài sản;…

- Chuyển nhượng, thanh lý tài sản: Căn cứ vào giá trị tài sản đã được định giá, Hội đồng giải thể hợp tác xã, Hội đồng quản trị hợp tác phá sản phối hợp với quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản của hợp tác xã phá sản tổ chức chuyển nhượng tài sản (bao gồm bán thu hồi tài sản, phế liệu tài sản thanh lý) bằng hình thức đấu giá.

Trong đó, tài sản có giá trị đánh giá lại dưới 2.000.000 triệu đồng, tổ chức chuyển nhượng không quáađấu giá.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/05/2018.

Xem chi tiết Thông tư31/2018/TT-BTC tại đây

tải Thông tư 31/2018/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------

Số: 31/2018/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2018

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ NHIỀU NGUỒN VỐN KHI HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ GIẢI THỂ, PHÁ SẢN

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Phá sản ngày 19 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;

Căn cứ Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về việc xử lý tài sản (bao gồm cả thanh lý tài sản) hình thành từ nhiều nguồn vốn (vốn hỗ trợ, trợ cấp của nhà nước; từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia và vốn góp của các thành viên hợp tác xã) khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây viết tắt là HTX) được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi HTX giải thể, phá sản theo quy định tại Điều 1 Thông tư này.
Điều 3. Nguyên tắc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi HTX giải thể, phá sản
1. Để sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí tài sản, khi HTX giải thể, phá sản việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn được thực hiện theo trình tự: trước tiên thực hiện bàn giao cho hợp tác xã hoặc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước (sau đây viết tắt là tổ chức nhà nước) trong đó ưu tiên bàn giao cho các HTX khác nằm trên địa bàn nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn; nếu không thực hiện bàn giao được (bao gồm cả trường hợp ngân sách không bố trí được kinh phí để hoàn trả HTX theo hướng dẫn tại điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư này) thì thực hiện chuyển nhượng hoặc thanh lý tài sản cho tất cả các đối tượng có nhu cầu sử dụng; thanh lý tài sản thực hiện trong trường hợp tài sản đã hết khấu hao, lạc hậu, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả.
2. HTX giải thể, sau khi có giấy xác nhận về việc giải thể HTX và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký HTX (đối với giải thể tự nguyện) và có quyết định giải thể (đối với giải thể bắt buộc), trên cơ sở báo cáo tài chính do HTX lập tại thời điểm giải thể và các hồ sơ, tài liệu có liên quan, Hội đồng giải thể cùng với cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX và các cơ quan khác có liên quan thực hiện:
a) Kiểm kê tài sản; xác định rõ nguồn gốc hình thành tài sản, tách riêng phần giá trị tài sản không chia; xác định tỷ lệ phần vốn hỗ trợ, trợ cấp của nhà nước, vốn từ nguồn quỹ đầu tư phát triển của HTX, vốn từ khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia, vốn tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia và tỷ lệ vốn đóng góp của các thành viên HTX trên nguyên giá của tài sản; xác định giá trị còn lại của tài sản theo sổ sách.
b) Tổ chức định giá tài sản không chia (đối với tài sản chưa được hạch toán trên sổ kế toán trong trường hợp bàn giao tài sản) và đối với những tài sản thực hiện phương thức chuyển nhượng, thanh lý tài sản bằng hình thức thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá hoặc thành lập Hội đồng định giá (trong trường hợp không thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định).
3. Khi HTX phá sản, Hội đồng quản trị HTX phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX và các cơ quan khác có liên quan, cùng với quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý tài sản, thanh lý của HTX phá sản để tiếp nhận, kiểm kê, phân loại, đánh giá tài sản theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
4. Đối với tài sản không chia của HTX là quyền sử dụng đất do Nhà nước giao, cho thuê đất thì thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai.
5. Trường hợp tài sản không còn hồ sơ, tài liệu để xác định nguồn gốc tài sản hoặc tỷ lệ từng loại nguồn vốn hình thành tài sản thì được xem như là tài sản không chia hình thành từ vốn hỗ trợ, trợ cấp của nhà nước và xử lý theo quy định điểm a, khoản 1 Điều 21 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
6. Việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Xử lý tài sản khi HTX, liên hiệp HTX giải thể, phá sản
1. Bàn giao tài sản
a) Thẩm quyền quyết định bàn giao tài sản:
Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX ra quyết định bàn giao tài sản cho HTX, tổ chức nhà nước thuộc địa bàn huyện trên cơ sở đề nghị của Hội đồng giải thể HTX, Hội đồng quản trị HTX phá sản. Đối với tài sản bàn giao sang HTX hoặc tổ chức thuộc huyện khác do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định (hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho một cơ quan khác ra quyết định bàn giao tài sản).
b) Thành phần bàn giao tài sản:
Thành phần bàn giao tài sản gồm bên giao, bên nhận và cơ quan chứng kiến bàn giao (cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX, cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX và quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản của HTX phá sản).
c) Quy trình bàn giao tài sản:
Căn cứ quyết định bàn giao tài sản tại điểm a, Khoản 1 Điều này để thực hiện bàn giao tài sản, lập Biên bản bàn giao theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó có các nội dung về thành phần bàn giao tài sản; Hồ sơ chi tiết của tài sản; giá trị còn lại theo sổ sách của tài sản hoặc theo giá trị đánh giá lại của tài sản (đối với tài sản chưa được theo dõi hạch toán trong hệ thống sổ sách kế toán của HTX); xác định phần giá trị tài sản hình thành từ vốn trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước, vốn từ quỹ đầu tư phát triển, khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia, vốn tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia và phần vốn góp của các thành viên HTX.
- Thực hiện hạch toán giảm, tăng tài sản và vốn theo chế độ kế toán hiện hành;
- Thực hiện đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo quy định pháp luật.
2. Chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản
a) Thẩm quyền chuyển nhượng, thanh lý tài sản:
Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX ra quyết định chuyển nhượng, thanh lý tài sản trên cơ sở đề nghị của Hội đồng giải thể HTX hoặc Hội đồng quản trị HTX phá sản.
b) Phương thức chuyển nhượng, thanh lý tài sản:
Căn cứ vào giá trị tài sản đã được định giá, Hội đồng giải thể HTX; Hội đồng quản trị HTX phá sản phối hợp với quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản của HTX phá sản tổ chức chuyển nhượng tài sản ( bao gồm bán thu hồi tài sản, phế liệu tài sản thanh lý) bằng hình thức đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Đối với tài sản có giá trị đánh giá lại dưới 2.000.000 (hai triệu) đồng, tổ chức chuyển nhượng không qua thủ tục đấu giá.
c) Báo cáo kết quả chuyển nhượng, thanh lý tài sản:
Hội đồng giải thể HTX; Hội đồng quản trị HTX phá sản báo cáo kết quả chuyển nhượng tài sản về Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX để làm căn cứ xử lý khoản tiền thu từ chuyển nhượng tài sản, trong đó xác định tiền thu từ chuyển nhượng, chi phí chuyển nhượng (gồm chi phí kiểm kê, định giá tài sản, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản và các chi phí khác có liên quan) và nộp thuế theo quy định, thực hiện phân chia số tiền thu được còn lại theo từng nguồn vốn hình thành tài sản.
Điều 5. Về xử lý nghĩa vụ tài chính khi bàn giao, chuyển nhượng, thanh lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi HTX giải thể, phá sản
1. Xử lý nghĩa vụ tài chính giữa các bên bàn giao và tiếp nhận tài sản
HTX bàn giao tài sản ghi nhận giảm tài sản, giảm vốn (phân theo các nguồn vốn trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước, vốn từ quỹ đầu tư phát triển, khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia, vốn tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia và vốn góp của các thành viên HTX) theo quy định của Luật HTX và chế độ kế toán HTX hiện hành. Việc xử lý nghĩa vụ tài chính giữa các bên bàn giao và tiếp nhận tài sản khi HTX giải thể, phá sản được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với phần giá trị tài sản hình thành từ khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước:
- Trường hợp tổ chức tiếp nhận là HTX thì ghi nhận tăng tài sản, tăng vốn nhà nước theo Luật HTX và chế độ kế toán của HTX hiện hành.
- Trường hợp tổ chức tiếp nhận là doanh nghiệp nhà nước thì ghi nhận tăng tài sản, tăng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.
- Trường hợp tổ chức tiếp nhận là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thì ghi nhận tăng tài sản theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành.
b) Phần giá trị tài sản hình thành từ quỹ đầu tư phát triển; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia của HTX, tổ chức tiếp nhận có trách nhiệm thanh toán cho HTX để xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 107/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
c) Phần giá trị tài sản hình thành từ vốn góp của các thành viên HTX, tổ chức tiếp nhận có trách nhiệm thanh toán cho HTX và được tính vào nguồn thu giải thể, phá sản để xử lý theo quy định tại Luật Hợp tác xã và Luật Phá sản.
d) Trường hợp tổ chức tiếp nhận là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thì ngân sách địa phương cùng cấp thanh toán cho HTX giá trị tài sản tương ứng với phần giá trị tài sản còn lại hình thành từ quỹ đầu tư phát triển; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia của HTX và phần vốn góp của các thành viên HTX để xử lý theo hướng dẫn tại điểm b và điểm c Khoản 1 Điều này và phải phù hợp với pháp luật về ngân sách nhà nước.
Trường hợp ngân sách địa phương cùng cấp không bố trí được kinh phí chi trả HTX thì không thực hiện bàn giao tài sản, và thực hiện xử lý tài sản theo hình thức chuyển nhượng hoặc thanh lý theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
đ) Chi phí hợp lý có liên quan trực tiếp đến việc bàn giao, tiếp nhận tài sản do đơn vị tiếp nhận tài sản chi trả theo quy định.
2. Về xử lý khoản tiền thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản:
Giá trị tài sản chuyển nhượng, thanh lý sau khi trừ chi phí chuyển nhượng, thanh lý tài sản và nộp thuế theo quy định, phần giá trị còn lại được phân chia theo tỷ lệ vốn trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia của HTX và vốn góp của các thành viên HTX để xử lý theo quy định, cụ thể:
a) Phần giá trị tài sản thu được hình thành từ vốn trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước chuyển về ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký HTX, liên hiệp HTX theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Phần giá trị tài sản hình thành từ quỹ đầu tư phát triển của HTX; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia của HTX xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 107/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
c) Phần giá trị tài sản hình thành từ vốn góp của các thành viên HTX được tính vào nguồn thu giải thể, phá sản để xử lý theo quy định tại Luật Hợp tác xã và Luật Phá sản.
3. Trường hợp giải thể, phá sản mà vốn, tài sản của HTX không đủ để thanh toán các khoản nợ thì HTX được sử dụng khoản tiền thu được từ bàn giao, chuyển nhượng, thanh lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này để thanh toán các khoản nợ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 05 năm 2018.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ; các Phó TTgCP;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
-Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, Sở NN&PTNT, Kho bạc Nhà nước;
các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Liên minh HTX VN, các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Cục TCDN (370b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE 

Circular No. 31/2018/TT-BTC dated March 30, 2018 of the Ministry of Finance on the settlement of assets acquired from various sources of capital when cooperatives and cooperative unions are dissolved or declared bankrupt

Pursuant to the Law on Cooperatives dated November 20, 2012;

Pursuant to the Law on Bankruptcy dated June 19, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 defining functions, tasks, powers and organizational structure of Ministry of Finance;

Pursuant to the Government’s Decree No. 193/2013/ND-CP dated November 21, 2013 elaborating the Law on cooperatives;

Pursuant to the Government’s Decree No. 107/2017/ND-CP dated September 15, 2017 on amendments to the Government’s Decree No. 193/2013/ND-CP dated November 21, 2013 elaborating the Law on cooperatives;

At the request of the Director of the Corporate Finance Department;

Minister of Finance promulgates a Circular providing guidance on settlement of assets acquired from various sources of capital when cooperatives and cooperative unions are dissolved or declared bankrupt.

Article 1. Scopeof adjustment

This Circular provides guidance on settlement of assets (including liquidation of assets) acquired from various sources of capital (including financial assistance grants or subsidies given by the Government; annual investment and development funds; offered and donated amounts which are defined as undivided assets; other capital and assets which are defined as undivided assets in the charter, and capital contributions by members) when cooperatives and cooperative unions are dissolved or declared bankrupt.

Article 2.Subject of application

1. Cooperatives and cooperative unions (hereinafter referred to as “cooperatives”) that are duly established and operating under regulations of the Law on cooperatives.

2. Authorities, organizations and individuals involved in the settlement of assets acquired from various sources of capital when cooperatives are dissolved or declared bankrupt as mentioned in Article 1 herein.

Article 3. Rules for settlement of assets acquired from various sources of capital when a cooperative is dissolved or declared bankrupt

1.For the purposes of efficiency and avoiding wasting assets, assets acquired from various sources of capital of a cooperative, when it is dissolved or declared bankrupt, shall be settled in the following order: Firstly, assets shall be transferred to cooperatives or administrative agencies, public service providers or state-owned enterprises (hereinafter referred to as “state organizations”) among which other cooperatives located in the same district shall be given priority so as to serve public interests of local residential community; if assets cannot be transferred to state organizations (including the case where state budget is not enough to pay for the cooperative’s assets as prescribed in Point d Clause 1 Article 5 herein), these assets shall be liquidated or sold to eligible entities; assets may be liquidated when they are fully depreciated, obsolete or damaged and could not be repaired or could not be effectively used after being repaired.

2.Upon the issuance of certification of the cooperative’s dissolution and decision to revoke the Certificate of cooperative registration (in case of voluntary dissolution) or decision to dissolve the cooperative (in case of compulsory dissolution), the dissolution council shall, based on the financial statements prepared by the cooperative as at the date of dissolution and relevant documents, cooperate with the financial agency of the same level with the agency issuing the certificate of cooperative registration and relevant authorities to:

a) Make an inventory of the cooperative’s assets; determine origins of assets and undivided assets; determine ratios of financial assistance grants or subsidies given by the Government, the cooperative’s investment and development fund, offered and donated amounts which are defined as undivided assets, other capital and assets which are defined as undivided assets in the charter, and capital contributions by members to the asset’s cost; determine the book value of assets.

b) Perform valuation of undivided assets (with regard to assets which are not recorded in the cooperative’s accounting books when they are transferred to state organizations) and assets liquidated or sold for cash by means of hiring a qualified valuation service provider or establishing the valuation council.

3.When a cooperative is declared bankrupt, its board of directors shall cooperate with the financial agency of the same level with the agency issuing the certificate of cooperative registration, relevant authorities and the receiver, or the enterprise in charge of managing and liquidating assets of the cooperative that is declared bankrupt, to receive, inventory, classify and perform asset valuation procedures as regulated in Clause 2 Article 3 herein.

4.Undivided assets which are the rights to use land plots granted or leased by the Government shall be settled under regulations of the Law on land.

5.In case documents and materials for determining the origin of an asset or the ratio of each source of capital to the asset s cost are not available, such asset shall be considered as an undivided asset acquired from the financial assistance grants or subsidies given by the Government and settled in accordance with regulations in Point a Clause 1 Article 21 of the Decree No. 193/2013/ND-CP.

6.Tax liabilities incurred due to the selling or liquidation of assets must be paid in accordance with applicable laws and regulations.

Article 4. Settlement of assets when a cooperative is dissolved or declared bankrupt

1.Transfer of assets

a) The power to make decision to transfer assets:

The People s Committee of the same level with the agency issuing the certificate of cooperative registration shall issue a decision to transfer the cooperative’s assets to another cooperative or a state organization in the same district at the request of the dissolution council or the board of directors of the cooperative that is declared bankrupt. The transfer of assets to a cooperative or a state organization situated in another district shall be subject to decision of the Provincial-level People s Committee (or its authorized agency).

b) Parties to the transfer of assets:

An asset shall be transferred between the transferor and the transferee in the presence of the agency issuing certificate of cooperative registration, the financial agency of the same level with the agency issuing the certificate of cooperative registration and the receiver or the enterprise in charge of managing and liquidating assets of the cooperative that is declared bankrupt.

c) Asset transfer procedures:

The transfer of assets shall be carried out according to the decision to transfer the cooperative s assets specified in Point a Clause 1 of this Article and duly recorded according to the Form No. 01 enclosed herewith. The record includes information about the parties to the transfer of assets, detailed description of each asset, its book value or value determined by the qualified valuation service provider (if the asset is not recorded in the cooperative’s accounting books), and its value determined according to each source of capital.

-Increase or decrease in assets and capital shall be duly recorded according to applicable accounting policy;

-The ownership or rights to use assets must be registered in accordance with applicable laws and regulations.

2.Asset liquidation

a) The power to make decision to liquidate assets:

The People s Committee of the same level with the agency issuing the certificate of cooperative registration shall issue a decision to sell or liquidate the cooperative’s assets at the request of the dissolution council or the board of directors of the cooperative that is declared bankrupt.

b) Liquidation method:

Based on the asset’s value determined by a qualified valuation service provider, the dissolution council, or the board of directors of the cooperative that is declared bankrupt, shall cooperate with the receiver, or the enterprise in charge of managing and liquidating assets of the cooperative that is declared bankrupt, to plan the asset disposition (including selling activities for recovering assets and scrap materials) in the form of auction sale as regulated in the Law on property auction.

An asset whose revalued amount is less than VND 2,000,000 may be disposed of without holding an auction.

c) Reporting liquidation results:

The dissolution council, or the board of directors of the cooperative that is declared bankrupt, shall submit a complete report on liquidation results to the People s Committee of the same level with the agency issuing the certificate of cooperative registration for treating proceeds of disposition. The report clearly specifies proceeds of disposition of assets and the costs involved the asset disposition plan (including inventory and revaluation of assets, holding auction sale and other expenses). The amounts that remain after paying taxes as regulated shall be distributed according to each source of capital from which an asset is formed.

Article 5. Financial obligations that arise from transfer, disposition and liquidation of assets acquired from various sources of capital when a cooperative is dissolved or declared bankrupt

1.Fulfillment of financial obligations by the transferor and transferee:

The cooperative that transfers assets shall record a decrease in assets and capital (classified by each source of capital, including financial assistance grants or subsidies given by the Government, investment and development fund, offered and donated amounts which are defined as undivided assets, other capital and assets which are defined as undivided assets in the charter, and capital contributed by members of the cooperative) in accordance with regulations of the Law on cooperatives and applicable accounting policy. The transferor and the transferee must fulfill financial obligations that arise from the transfer of assets of a cooperative that is dissolved or declared bankrupt according to the following provisions:

a) With regard to assets acquired from the financial assistance grants or subsidies given by the Government:

-The transferee that is a cooperative shall record an increase in assets and state capital in accordance with regulations of the Law on cooperatives and applicable accounting policy.

-The transferee that is a state-owned enterprise shall record an increase in assets and state capital in accordance with law regulations on management and spending of state funds invested in enterprises and applicable accounting policy.

-The transferee that is an administrative agency or a public service provider shall record an increase in assets in accordance with applicable public sector accounting policies.

b) With regard to assets acquired from the investment and development fund, offered and donated amounts which are defined as undivided assets, or other capital and assets which are defined as undivided assets in the charter, the transferee shall make payment to the cooperative for disposition under regulations of Point b Clause 1 Article 21 of the Government’s Decree No. 193/2013/ND-CP and Clause 3 Article 1 of the Government’s Decree No. 107/2017/ND-CP.

c) With regard to assets acquired from the capital contributed by members of the cooperative, the transferee shall make payment to the cooperative which is recorded as proceeds from dissolution or bankruptcy for settlement under regulations of the Law on cooperatives and the Law on bankruptcy.

d) If the transferee is an administrative agency or a public service provider, the budget of the government of the same level shall be used to pay for the cooperative s assets which are acquired from the investment and development fund, offered and donated amounts which are defined as undivided assets, other capital and assets which are defined as undivided assets in the charter, and capital contributions by members for settlement under regulations in Point b and Point c Clause 1 of this Article and in conformity with regulations of the Law on state budget.

If the budget of the government of the same level is not enough to pay for the cooperative’s assets, such assets shall not be transferred but disposed of or liquidated under regulations of Clause 2 Article 4 herein.

dd) The transferee is liable to cover any reasonable costs involved in transferring the cooperative’s assets as regulated by law.

2.Treating proceeds of disposition or liquidation of assets:

The remainder of proceeds of disposition or liquidation of assets after deducting disposition or liquidation costs and taxes as regulated shall be distributed in proportion to each source of capital. To be specific:

a) The remaining proceeds from disposition of assets acquired from the financial assistance grants or subsidies given by the Government shall be paid to the budget of the government of the same level with the agency issuing the certificate of cooperative registration under regulations of Point a Clause 1 Article 21 of the Government’s Decree No. 193/2013/ND-CP.

b) The remaining proceeds from disposition of assets acquired from the investment and development fund, offered and donated amounts which are defined as undivided assets, or other capital and assets which are defined as undivided assets in the charter shall be treated under regulations of Point b Clause 1 Article 21 of the Government’s Decree No. 193/2013/ND-CP and Clause 3 Article 1 of the Government’s Decree No. 107/2017/ND-CP.

c) The remaining proceeds from disposition of assets acquired from the capital contributed by members of the cooperative shall be accounted for as proceeds from dissolution or bankruptcy for settlement under regulations of the Law on cooperatives and the Law on bankruptcy.

3.If capital and assets of a cooperative that is dissolved or declared bankrupt is not enough to pay off debts, it is allowed to use proceeds from transfer, disposition and liquidation of assets acquired from various sources of capital as prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article to pay off debts under regulations of Clause 2 Article 21 of the Government’s Decree No. 193/2013/ND-CP.

Article 6.Effect

1. This Circular takes effect on May 14, 2018.

2. Any difficulties that arising in the course of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance for consideration./.

For the Minister

The Deputy Minister

Tran Van Hieu

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 31/2018/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất