Thông tư 28/2013/TT-NHNN xử lý tiền giả, tiền nghi giả

thuộc tính Thông tư 28/2013/TT-NHNN

Thông tư 28/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:28/2013/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đào Minh Tú
Ngày ban hành:05/12/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định về xử lý tiền giả trong ngành ngân hàng

Ngày 05/12/2013, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 28/2013/TT-NHNN, quy định Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện tiền giả hoặc tiền nghi giả trong giao dịch tiền mặt với khách hàng phải lập biên bản, thu giữ hoặc tạm thu giữ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp có dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả; có tiền giả loại mới; có từ 05 tờ tiền giả (hoặc 05 miếng tiền kim loại giả) trở lên trong 01 giao dịch hoặc khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý. Đặc biệt, nghiêm cấm mọi hành vi trả lại tiền giả, tiền nghi giả cho khách hàng.
Cũng theo Thông tư này, người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả hoặc người làm công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả của Ngân hàng Nhà nước phải được tập huấn kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2014 và thay thế Quyết định số 28/2008/QĐ-NHNN ngày 10/10/2008.

Xem chi tiết Thông tư28/2013/TT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
----------------------
Số: 28/2013/TT-NHNN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2013
 
 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ TIỀN GIẢ, TIỀN NGHI GIẢ TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG
 
 
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 130/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ tiền Việt Nam;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về xử lý tiền giả, nghi giả trong ngành ngân hàng,
 
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc thu giữ tiền giả; tạm thu giữ tiền nghi giả; giám định tiền giả, tiền nghi giả; đóng dấu tiền giả; đóng gói, giao nhận, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy tiền giả trong ngành ngân hàng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức, cá nhân có tiền giả, tiền nghi giả trong giao dịch tiền mặt với các tổ chức được quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiền giả là những loại tiền làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc, phát hành.
2. Tiền giả loại mới là loại tiền giả chưa được Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an) thông báo bằng văn bản.
3. Tiền nghi giả là tiền chưa kết luận được là tiền thật hay tiền giả.
4. Đặc điểm bảo an là những đặc điểm có trên đồng tiền để phân biệt tiền thật, tiền giả.
5. Khách hàng là tổ chức, cá nhân giao dịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
 
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
 
Điều 4. Trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh), Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Sở Giao dịch), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện tiền giả trong giao dịch tiền mặt với khách hàng phải thu giữ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này; khi phát hiện tiền nghi giả phải tạm thu giữ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả phải được tập huấn kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tiền.
Người làm công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả của Ngân hàng Nhà nước phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền.
3. Nghiêm cấm hành vi trả lại tiền giả, tiền nghi giả cho khách hàng.
Điều 5. Thu giữ tiền giả
1. Trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối chiếu với đặc điểm bảo an của tiền mẫu (hoặc tiền thật) cùng loại, thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả của Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an) và xử lý như sau:
a) Trường hợp khẳng định là loại tiền giả đã được Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an) thông báo bằng văn bản, phải lập biên bản (theo Phụ lục số 1), thu giữ, đóng dấu và bấm lỗ tiền giả. Việc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
b) Trường hợp xác định là tiền giả loại mới, phải lập biên bản (theo Phụ lục số 1) và thu giữ nhưng không đóng dấu, bấm lỗ tiền giả.
Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ tiền giả loại mới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch phải thông báo bằng văn bản cho Cục Phát hành và Kho quỹ; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở Giao dịch.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý khi phát hiện một trong các trường hợp sau:
a) Có dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.
b) Tiền giả loại mới.
c) Có 5 tờ tiền giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) hoặc nhiều hơn trong một giao dịch.
d) Khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả.
3. Trong quá trình kiểm đếm, phân loại, tuyển chọn tiền sau khi giao nhận tiền mặt theo bó, túi nguyên niêm phong trong ngành ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi phát hiện tiền giả, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý như đối với tiền giả phát hiện trong giao dịch tiền mặt quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 6. Tạm thu giữ tiền nghi giả
1. Trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện tiền nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập biên bản (theo Phụ lục số 2) và tạm thu giữ tiền nghi giả.
2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tạm thu giữ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chuyển tiền nghi giả, đề nghị giám định (theo Phụ lục số 4) và bản sao biên bản tạm thu giữ tiền nghi giả đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở giao dịch để giám định.
Điều 7. Đóng dấu, bấm lỗ tiền giả
1. Dấu tiền giả:
Dấu tiền giả hình chữ nhật; kích thước: 60mm x 20mm; phần tên đơn vị: 60mm x 7mm, phần chữ “TIỀN GIẢ”: 60mm x 13mm. Dấu tiền giả sử dụng mực màu đỏ, khó phai.
(Tên đơn vị)
TIỀN GIẢ
2. Cách thức đóng dấu, bấm lỗ tiền giả:
Đóng dấu “tiền giả” lên 2 mặt của tờ tiền giả, mỗi mặt đóng một lần và bấm 4 lỗ trên tờ tiền giả (mỗi cạnh chiều dài tờ tiền giả bấm 2 lỗ tròn cân đối bằng dụng cụ bấm lỗ tài liệu dùng cho văn phòng).
Điều 8. Đóng gói, bảo quản tiền giả
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch có trách nhiệm đóng gói, niêm phong tiền giả. Niêm phong tiền giả được thực hiện theo quy định về niêm phong tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước nhưng phải được đóng dấu “TIỀN GIẢ” để phân biệt với tiền thật.
a) Tiền cotton giả, tiền polymer giả: 100 tờ tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu đóng thành 1 thếp; 10 thếp đóng thành 1 bó (1.000 tờ) và niêm phong. Trường hợp không đủ 100 tờ, đóng vào phong bì (gọi tắt là đóng bì) và niêm phong; không đủ 1.000 tờ cũng thực hiện đóng thếp, đóng bó và niêm phong.
b) Tiền kim loại giả: 100 miếng cùng mệnh giá được đóng thành 1 túi nhỏ và niêm phong; 10 túi nhỏ đóng thành một túi lớn (1.000 miếng) và niêm phong. Trường hợp không đủ 100 miếng hoặc không đủ 1.000 miếng cũng đóng túi và niêm phong.
3. Tiền giả được bảo quản riêng trong kho tiền của hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 9. Giao nhận, vận chuyển tiền giả
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải giao nộp toàn bộ số tiền giả đã thu giữ về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở Giao dịch theo định kỳ hàng tháng, trừ số tiền giả loại mới giao nộp theo quy định tại Khoản 4 Điều này. Việc giao nhận tiền giả thực hiện theo tờ/miếng và phải được lập biên bản (theo Phụ lục số 3).
Phương thức vận chuyển tiền giả do Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch có trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của từng tờ tiền giả do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao nộp.
Trường hợp phát hiện tiền thật trong số tiền giả giao nộp, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch lập biên bản (theo Phụ lục số 5) và có văn bản yêu cầu đơn vị giao nộp phải hoàn trả ngang giá trị cho khách hàng và báo cáo kết quả trong thời gian 30 ngày làm việc.
Tờ tiền thật đã đóng dấu “Tiền giả” và bấm lỗ được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch cắt góc 1/8 diện tích tờ tiền, thu đổi ngang giá trị (ghi Có) cho đơn vị giao nộp (không thu phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông) và đóng gói, giao nhận như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch phải giao nộp tiền giả về Kho tiền Trung ương hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định ít nhất 1 lần trong 6 tháng (nếu có), kết hợp với việc điều chuyển tiền đi, đến của Ngân hàng Nhà nước. Việc giao nhận thực hiện theo bó, bì, túi nguyên niêm phong và được lập biên bản (theo Phụ lục số 3).
4. Đối với tiền giả loại mới, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải giao nộp về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở giao dịch trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ. Phương thức vận chuyển thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Việc giao nộp tiền giả loại mới của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của Cục Phát hành và Kho quỹ. Phương thức vận chuyển tiền giả loại mới do Giám đốc Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định, đảm bảo an toàn, kịp thời.
Điều 10. Giám định tiền giả, tiền nghi giả
1. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giám định tiền giả, tiền nghi giả phải lập 01 bộ hồ sơ chuyển trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở Giao dịch hoặc Cục Phát hành và Kho quỹ (tại thành phố Hà Nội), Chi cục Phát hành và Kho quỹ (tại thành phố Hồ Chí Minh), hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả (theo Phụ lục số 4).
b) Tiền giả, tiền nghi giả cần giám định.
2. Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị giám định theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc từ ngày tạm thu giữ tiền nghi giả theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 hoặc từ ngày nhận được tiền nghi giả theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 hoặc từ ngày nhận được tiền giả loại mới theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục Phát hành và Kho quỹ (gọi tắt là cơ quan giám định) phải tổ chức giám định và thông báo kết quả giám định bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định. Việc giám định được thực hiện miễn phí.
3. Trường hợp không kết luận được tiền thật hay tiền giả, chậm nhất trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tiền giả, tiền nghi giả cần giám định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch có văn bản đề nghị và chuyển số tiền giả, tiền nghi giả này về Cục Phát hành và Kho quỹ hoặc Chi cục Phát hành và Kho quỹ để giám định; đồng thời thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu tại Khoản 1 Điều này hoặc Khoản 1 Điều 6 hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nêu tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này để biết.
Phương thức vận chuyển tiền giả, tiền nghi giả cần giám định do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch quyết định, đảm bảo an toàn thuận tiện.
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giám định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch phải thông báo kết quả giám định bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định biết.
Điều 11. Xử lý kết quả sau giám định
1. Tại Cục Phát hành và Kho quỹ và Chi cục Phát hành và Kho quỹ:
a) Kết quả giám định là tiền thật, số tiền thật được trả lại cho tổ chức, cá nhân đề nghị giám định hoặc được nộp vào Sở Giao dịch khi giám định tại Cục Phát hành và Kho quỹ hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh khi giám định tại Chi cục Phát hành và Kho quỹ để báo Có cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị giám định.
b) Kết quả giám định là tiền giả đã có thông báo của Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an), thực hiện thu giữ, đóng dấu, bấm lỗ tiền giả và nộp vào Kho tiền Trung ương tại thành phố Hà Nội (Kho tiền I) hoặc tại thành phố Hồ Chí Minh (Kho tiền II).
c) Kết quả giám định là tiền giả loại mới, thông báo kịp thời cho Cục An ninh Tài chính - Tiền tệ - Đầu tư, Bộ Công an và thực hiện thu giữ. Đối với Chi cục Phát hành và Kho quỹ, báo cáo bằng văn bản về Cục Phát hành và Kho quỹ; chuyển tiền giả loại mới về Cục Phát hành và Kho quỹ (nếu có yêu cầu), phương thức vận chuyển do Chi cục Phát hành và Kho quỹ quyết định, đảm bảo an toàn, kịp thời. Trường hợp không có yêu cầu chuyển về Cục Phát hành và Kho quỹ, tiền giả được đóng dấu, bấm lỗ và bảo quản tại Kho tiền II.
Số tiền giả loại mới được lưu giữ tại Cục Phát hành và Kho quỹ để phục vụ công tác phòng, chống tiền giả của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
2. Tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch:
a) Kết quả giám định là tiền thật, số tiền thật được thu đổi cho tổ chức, cá nhân đề nghị giám định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
b) Kết quả giám định là loại tiền giả theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an), thực hiện thu giữ, đóng dấu, bấm lỗ tiền giả hoặc thông báo kết quả giám định bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định trong trường hợp thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 10.
c) Kết quả giám định là tiền giả loại mới, thực hiện thu giữ; thông báo ngay cho Phòng An ninh Tài chính - Tiền tệ - Đầu tư hoặc Phòng An ninh Kinh tế (thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và thông báo bằng văn bản về tiền giả loại mới cho Cục Phát hành và Kho quỹ. Trường hợp không có yêu cầu giao nộp tiền giả loại mới về Cục Phát hành và Kho quỹ theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư này, tiền giả được đóng dấu, bấm lỗ và giao nộp theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này.
3. Tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
a) Kết quả giám định là tiền thật, số tiền thật được thu đổi cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
b) Kết quả giám định là tiền giả, thông báo kết quả giám định và việc xử lý tiền giả của cơ quan giám định cho khách hàng biết.
4. Đối với tiền giả, tiền nghi giả giám định theo yêu cầu của cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, sau khi giám định được trả lại đơn vị đề nghị giám định, không đóng dấu, bấm lỗ. Việc giao nhận tiền giả, tiền nghi giả được lập biên bản và ghi rõ thông tin về loại tiền, số lượng, seri.
Điều 12. Lưu giữ tiền giả phục vụ công tác phòng, chống tiền giả của Ngân hàng Nhà nước
Sau khi phân tích, giám định tiền giả loại mới, Cục Phát hành và Kho quỹ được lưu giữ, bảo quản tối đa 15 tờ (miếng)/loại để phục vụ công tác nghiên cứu, phòng, chống tiền giả và tập huấn nghiệp vụ (trừ tiền giả, tiền nghi giả giám định theo Khoản 4 Điều 11 Thông tư này). Trường hợp cần lưu giữ, bảo quản nhiều hơn 15 tờ (miếng)/loại, Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Điều 13. Thu nhận và tiêu hủy tiền giả
1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận tiền giả do các tổ chức, cá nhân giao nộp.
2. Ngân hàng Nhà nước tổ chức tiêu hủy tiền giả theo quy định như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
3. Việc tiêu hủy tiền giả là tang vật của các vụ án hình sự thực hiện theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự.
Điều 14. Thông tin về tiền giả
1. Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) thực hiện phân tích giám định và thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả loại mới bằng văn bản cho Cục An ninh Tài chính - Tiền tệ - Đầu tư, Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an), Cục Trinh sát (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, Kho bạc Nhà nước Trung ương, Hội sở chính ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước để phục vụ công tác phòng, chống tiền giả.
2. Khi nhận được thông báo bằng văn bản về tiền giả loại mới của Cục Phát hành và Kho quỹ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả loại mới bằng văn bản cho Hội sở chính tổ chức tín dụng (trừ Hội sở chính ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước), chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn.
3. Khi nhận được thông báo bằng văn bản về tiền giả loại mới của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho các đơn vị trong hệ thống để phòng ngừa tiền giả.
4. Trường hợp cần thiết, Cục Phát hành và Kho quỹ thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước về đặc điểm nhận biết của tiền giả xuất hiện trong lưu thông để các tổ chức, cá nhân cảnh giác, chủ động phòng ngừa.
Điều 15. Báo cáo thống kê về tiền giả
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo số liệu tiền giả thu giữ theo chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Điều 16. Trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện
1. Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong hệ thống.
Điều 17. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Khen thưởng:
Hàng năm, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Thông tư này được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc khen thưởng theo quy định của pháp luật và ngành ngân hàng.
2. Xử lý vi phạm:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định tại Thông tư này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính; trường hợp nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 01 năm 2014 và thay thế Quyết định số 28/2008/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về việc xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Giám đốc Sở Giao dịch, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
 

 Nơi nhận:
- Như Điều 19;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Công báo;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Lưu: VP, PC, PHKQ (5 bản).
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đào Minh Tú
 
Phụ lục số 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
 
BIÊN BẢN
Về việc thu giữ tiền giả
 
 
Hôm nay, vào hồi ……h……, ngày .... / …./ …… tại …………………………………………… ………………………………….., chúng tôi gồm:
1. Đơn vị thu giữ tiền giả: ..........................................................................................
Địa chỉ: ......................................................................................................................
- Ông (bà): ………………………………………….., Chức vụ: ...................................
- Ông (bà): ………………………………………….., Chức vụ: ...................................
2. Tên khách hàng (KH): ..........................................................................................
Địa chỉ: .....................................................................................................................
SĐT: .........................................................................................................................
Người đại diện (nếu KH là tổ chức): …………………………….; SĐT: ....................
CMND(1): ……………………………………….; cấp ngày …./ …/ …. tại ...................
Căn cứ vào Công văn số …../NHNN-PHKQ9.m ngày …/ …/ …. của Ngân hàng Nhà nước thông báo về đặc điểm tiền giả ………..; đối chiếu với đặc điểm bảo an của tiền mẫu (tiền thật) cùng loại,
Trong khi kiểm đếm số tiền khách hàng nộp đã phát hiện tiền giả như sau:

STT
Loại tiền giả
Số tờ (miếng)
Seri(2)
Ghi chú
1
 
 
 
 
2
 
 
 
 
...
 
 
 
 
Tổng số (tờ/miếng)
 
 
 
Căn cứ Khoản 5 Điều 4 Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v bảo vệ tiền Việt Nam và Thông tư số ..../2013/TT-NHNN ngày ..../ …./2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng, (đơn vị thu giữ tiền giả...) lập biên bản thu giữ số tiền giả nêu trên.
Biên bản được lập thành 3 bản, 1 bản giao cho khách hàng, 2 bản lưu tại đơn vị thu giữ tiền giả./.
 

Khách hàng
(ký, ghi rõ họ tên)
Người thu giữ tiền giả(3)
(ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú:
(1): CMND hoặc Bằng lái xe, Hộ chiếu, ....
(2): Ghi đầy đủ seri của từng tờ tiền giả, ví dụ: AB 12345678.
(3): Kiểm ngân, thủ quỹ hoặc giao dịch viên...
Trường hợp khách hàng không ký vào biên bản, đơn vị thu giữ tiền giả vẫn lập biên bản thu giữ tiền giả; đồng thời ghi rõ sự việc nêu trên vào biên bản.
 
Phụ lục số 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
 
BIÊN BẢN
Về việc tạm thu giữ tiền nghi giả
 
 
Hôm nay, vào hồi ……h……, ngày .... / …./ …… tại …………………………………………………… ………………………………….., chúng tôi gồm:
1. Đơn vị tạm thu giữ tiền nghi giả: ...........................................................................
Địa chỉ: ......................................................................................................................
- Ông (bà): ………………………………………….., Chức vụ: ...................................
- Ông (bà): ………………………………………….., Chức vụ: ...................................
2. Tên khách hàng (KH): ..........................................................................................
Địa chỉ: .....................................................................................................................
SĐT: .........................................................................................................................
Người đại diện (nếu KH là tổ chức): …………………………….; SĐT: ....................
CMND(1): ……………………………………….; cấp ngày …./ …/ …. tại .....................
Trong khi kiểm đếm số tiền khách hàng nộp đã phát hiện tiền nghi giả như sau:

STT
Loại tiền nghi giả
Số tờ (miếng)
Seri(2)
Ghi chú
1
 
 
 
 
2
 
 
 
 
...
 
 
 
 
Tổng số (tờ/miếng)
 
 
 
Căn cứ Khoản 5 Điều 4 Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v bảo vệ tiền Việt Nam và Thông tư số ..../2013/TT-NHNN ngày ..../ …./2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng, (đơn vị tạm thu giữ tiền nghi giả...) lập biên bản tạm thu giữ số tiền nghi giả nêu trên để gửi đi giám định. Khi có kết quả giám định, chúng tôi sẽ thông báo kết quả cho khách hàng.
Biên bản được lập thành 3 bản, 1 bản giao cho người nộp tiền, 2 bản lưu tại đơn vị tạm thu giữ tiền nghi giả./.
 

Khách hàng
(ký, ghi rõ họ tên)
Người tạm thu giữ(3)
(ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú:
(1): CMND hoặc Bằng lái xe, Hộ chiếu, ....
(2): Ghi đầy đủ seri của từng tờ tiền nghi giả, ví dụ: AC 12345678.
(3): Kiểm ngân, thủ quỹ hoặc giao dịch viên...
Trường hợp khách hàng không ký vào biên bản, đơn vị tạm thu giữ tiền nghi giả vẫn lập biên bản thu giữ tiền nghi giả; đồng thời ghi rõ sự việc nêu trên vào biên bản.
 
Phụ lục số 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
 
BIÊN BẢN
V/v giao, nhận tiền giả
 
 
Hôm nay, vào hồi ...h..., ngày ….. tháng …… năm ……, tại  ……………………………………. ……………………………………………………., chúng tôi gồm:
1. Bên giao: (Tên đơn vị ngân hàng) .........................................................................
- Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ: .....................................
- Ông (bà): …………………………………………. Chức vụ: ......................................
………….
2. Bên nhận: (Tên đơn vị ngân hàng) .......................................................................
- Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ: ....................................
- Ông (bà): …………………………………………. Chức vụ: .....................................
………….
Giấy Ủy nhiệm (nếu có) số ..../UN- …………. ngày .... tháng .... năm ….. của ………
Hai bên đã giao, nhận số tiền giả như sau:

Số TT
Loại tiền giả
Số lượng (tờ)
Vần seri (*)
Ghi chú
Cotton
Polymer
Tổng cộng
1
500.000đ
 
 
 
 
 
2
200.000đ
 
 
 
 
 
....
 
 
 
 
 
 
 

Số TT
Loại tiền kim loại giả (nếu có)
Số lượng (miếng)
Ghi chú
1
5.000đ
 
 
....
 
 
 
Phương thức giao, nhận: theo tờ (TCTD nộp tiền giả về NHNN CN, Sở Giao dịch) hoặc theo bó, túi, bì nguyên niêm phong (NHNN CN nộp tiền giả về Kho tiền TW, NHNN CN tỉnh Bình Định).
Biên bản được lập thành 03 bản, bên giao giữ 01 bản, bên nhận giữ 02 bản./.
 

BÊN GIAO
BÊN NHẬN
Ghi chú:
- Bên giao lập biên bản này.
- Tùy trường hợp, có thể bổ sung các thành phần liên quan của bên giao và bên nhận.
- (*): Chỉ ghi 2 chữ cái đầu tiên trong seri của tiền giả, ví dụ AB, AC.
 
Phụ lục số 4
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
……., ngày ….. tháng ….. năm …..
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Giám định tiền giả, tiền nghi giả
 
 
Kính gửi: (tên cơ quan giám định)
 
 
Tên tổ chức (cá nhân) đề nghị giám định: ...............................................................
Địa chỉ: .....................................................................................................................
Điện thoại: ................................................................................................................
Đề nghị (tên cơ quan giám định) giám định số tiền giả, tiền nghi giả như sau:

STT
Loại tiền
Số tờ (miếng)
Seri(*)
Ghi chú
1
 
 
 
 
2
 
 
 
 
3
 
 
 
 
4
 
 
 
 
 
 
 
 
Tổng số (tờ/miếng)
 
 
 
 

 
TỔ CHỨC (CÁ NHÂN) ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH
(ký tên, đóng dấu nếu có)
Ghi chú: (*): Ghi đầy đủ seri của từng tờ đề nghị giám định, ví dụ: AB 12345678.
 
Phụ lục số 5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
 
BIÊN BẢN
V/v phát hiện tiền thật trong số tiền giả giao nhận
 
 
Hôm nay, vào hồi ...h..., ngày ….. tháng …… năm ……, tại  ………………………………………. ……………………………………………………., chúng tôi gồm:
1. Bên nhận: (Ngân hàng Nhà nước chi nhánh/Sở Giao dịch .................) .................
- Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ: ......................................
- Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ: ......................................
………….
2. Bên giao: (Tên đơn vị ngân hàng) ..........................................................................
- Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ: ......................................
- Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ: ......................................
………….
Giấy Ủy nhiệm (nếu có) số ..../UN- ………………. ngày .... tháng .... năm ….. của …… …………………………………….
Trong quá trình giao nhận tiền giả, (Ngân hàng Nhà nước chi nhánh/Sở Giao dịch….) đã phát hiện tiền thật như sau:

Số TT
Loại tiền
Số lượng (tờ)
Giá trị
Seri (*)
Ghi chú
1
500.000đ
 
 
 
 
2
200.000đ
 
 
 
 
....
 
 
 
 
 
Tổng cộng
 
 
 
 
Biên bản được lập thành 03 bản, bên giao giữ 01 bản, bên nhận giữ 02 bản./.
 

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
Ghi chú:
- Bên nhận lập biên bản.
- Tùy trường hợp, có thể bổ sung các thành phần liên quan của bên giao và bên nhận.
- (*): Ghi đầy đủ seri của từng tờ tiền thật, ví dụ: AB 12345678.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM

Circular No. 28/2013/TT-NHNN dated December 05, 2013 of the State Bank of Vietnam promulgating the regulations on handing counterfeit money and money suspected to be counterfeit in bank sector

Pursuant to the Law No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010 on the State Bank of Vietnam;

Pursuant to Decree No. 96/2008/ND-CP August 26, 2008 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

Pursuant to Decree No. 130/2003/QD-TTg dated June 30, 2003 of the Prime Minister on protection Vietnamese currency;

At the proposal of Director of the Issuing and Vault Department;

The Governor of State Bank of Vietnam Issuing the Circular promulgating the regulations on handing counterfeit money and money suspected to be counterfeit in bank sector.

Chapter 1.

GENERAL REGULATION

Article 1. Scope of adjustment

This Circular provides for the seizure of counterfeit money, temporary seizure of money suspected being counterfeit; verification of counterfeit money and suspected counterfeit money; stamping of counterfeit money;

Article 2. Subjects of application

1. The State Bank of Vietnam (hereinafter called the State Bank), credit institutions and branches of foreign banks.

2.Organizations and individuals having counterfeit money and suspected counterfeit money in cash transactions with the organization specified in Clause 1 of this Article.

Article 3. Term explanations

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Counterfeit money is the type of money made similarly with Vietnamese currency but is not printed, cast or issue;

2. New counterfeit money is the money which has not been announced in writing by the State Bank (or the Ministry of Public Security);

3. Suspected counterfeit money is the money which has not been concluded as real or counterfeit money;

4. Security features are the ones on the money to be distinguished from real and counterfeit money;

5. Customers are individuals and organizations doing the cash transaction with the State Bank, credit institutions and branches of foreign banks;

Chapter 2.

SPECIFIC REGULATIONS

Article 4. Responsibility for seizure of counterfeit money and suspected counterfeit money

1. The State Bank branches of provinces and cities directly under the Central Government (hereafter referred to as branch of State Bank), the Transaction Center of State Bank (hereafter referred to as Transaction Center), credit institutions and branches of foreign banks, upon detecting counterfeit money in cash transaction with customers, must seize it under the provisions in Article 5 of this Circular; upon detecting the suspected counterfeit money, they must temporarily seize it under the provisions in Article 6 of this Circular;

2. The persons seizing counterfeit money or money suspected being counterfeit must be trained with skills to recognize real or counterfeit money or techniques of money verification;

The persons seizing counterfeit money and suspected counterfeit money of the State Bank must be trained with techniques of money verification;

3. Strictly prohibiting the return of counterfeit money or suspected counterfeit money to customers;

Article 5. Seizure of counterfeit money

1. In cash transaction with customers, when detecting the suspected counterfeit money, the State Bank branches, the Transaction Centers, credit organizations and branches of foreign banks must compare it with the security features of sample money (or real money) of the same type and announcement of identification characteristics of counterfeit money from the State Bank (or the Ministry of Public Security) and shall handle the case as follows:

a) In case of confirmation of counterfeit money from the written agreement of the State Bank (or the Ministry of Public Security), it is required to make a record (Appendix 1), seize, stamp and punch on the counterfeit money. The stamping and punching of counterfeit money shall comply with the provisions of Clause 2, Article 7 of this Circular;

b) In case of confirmation of new counterfeit money, it is required to make a record (Appendix 1) and seize it but not stamp and punch on it;

Within 02 working days after the seizure of new counterfeit money, the State Bank branches, the Transaction Centers must inform in writing the Issuing and Vault Department; the credit institutions and branches of foreign banks must inform in writing the State Bank branches in the area or Transaction Centers;

2. The State Bank branches, the Transaction Centers, the credit institutions and branches of foreign banks must promptly inform the nearest public security authority for coordination of handling upon detection of one of the following two cases:

a) There are suspicious signs of storing, transporting and circulating counterfeit money.

b) New counterfeit money

c) There are 05 notes of counterfeit money (or five pieces of counterfeit coin) or more in a transaction;

d) The customers do not comply with the making of record and seizure of counterfeit money;

3. During the calculation, classification and selection of money after handover and receipt of money by bundle, sac with seal of bank sector under the regulations of the State Bank. When detecting counterfeit money, the units of the State Bank, the credit institutions and branches of foreign banks shall handle the case as the counterfeit money detected in cash transaction under the provisions in Clause 1 and 2 of this Article;

Article 6. Temporary seizure of suspected counterfeit money

1. In cash transaction with customer, when detecting the suspected counterfeit money, the State Bank branches, the Transaction Centers, the credit institutions and branches of foreign banks shall make a record (Appendix 2) and temporarily seize the suspected counterfeit money;

2. Within 05 working days after the temporary seizure, the credit institutions and branches of foreign banks must transfer the suspected counterfeit money for verification (Appendix 4) and the copy of record of temporary seizure to the State Bank branches in the area or the Transaction Center for verification;

Article 7. Stamping and punching  counterfeit money

1. Stamp counterfeit money:

The stamp of counterfeit money is rectangular with size: 60mm x 20mm; name of unit: 60mm x 7mm, the word “COUNTERFEIT MONEY”: 60mm x 13mm. The stamp of counterfeit money is used with fadeless red ink and

(Name of unit)

COUNTERFEIT MONEY

2. Way of stamping and punching on counterfeit money:

Stamping “counterfeit money” on two side of the note of counterfeit money, stamping one time on each side and punching 04 holes on the counterfeit money (each side length of note of counterfeit money is punched with 02 well-proportioned round holes by an office punching tool)

Article 8. Packing and preserving counterfeit money

1. The State Bank branches and the Transaction Center shall pack and seal the counterfeit money. The seal of counterfeit money is done under the regulations of sealing of cash of the State Bank but there must be a stamp of “COUNTERFEIT MONEY” to distinguish it from real money;

2. Packing and sealing of counterfeit money:

a) The counterfeit cotton or polymer note: 100 notes of same par value and material are packed into a sheaf; 10 sheaves are packed into a bundle (1,000 notes) and sealed. In case of insufficiency of 1,000 notes, they are also packed into sheaves, bundles and sealed;

b) Counterfeit coins: 100 pieces of the same par value are packed into a small sac and sealed; 10 sacs are packed into a big sac (1,000 sacs) and sealed. In case of insufficiency of 100 or 1,000 notes, they are also packed into sacs and sealed;

3. Counterfeit money is separately preserved in the vault of State Bank system, credit institutions and branches of foreign banks;

Article 9. Handover and transporting counterfeit money

1. Credit institutions and branches of foreign banks must monthly hand over the entire amount of counterfeit money seized to the State Bank branches in the area or the Transaction Center, except for the amount of new counterfeit money which shall be handed over under the provisions in Clause 4 of this Article. The handover of counterfeit money is done by note/piece and must be recorded (Appendix 3- not translated herein)

Way of transport of counterfeit money shall be decided by the Chairman of Member Council, Chairman of the Board or General Director (Director) of credit institutions and branches of foreign banks to ensure the safety during the transport;

2. The State Banks branches and Transaction Center shall verify the authenticity of each note of counterfeit money handed over by credit institutions or branches of foreign banks;

In case of detecting real money in the amount of counterfeit money handed over, the State Bank branches and Transaction Center shall draw up a record (Appendix 5) and require in writing the handing-over unit to return the equal value to the customer and make a report on the result within 30 working days;

The note of real money stamped with “counterfeit money” and punched shall be cut its corner with an area equal to 1/8 of note and changed with the same value (Credited) by the State Bank branches or the Transaction Center for the handing-over unit (without fee of change of money ineligible for circulation), packed and handed over as the money ineligible for circulation as prescribed by the State Bank;

3. State Bank branches and the Transaction Center must hand over the counterfeit money to the Central Vault or State Bank branch of Binh Dinh at least once for every 06 months (if any) in conjunction with the transfer of money of the State Bank. The handover is done with bundles and sacs with full seal and recorded (Appendix 3- not translated herein);

4. For the new counterfeit money, the credit institutions and branches of foreign banks must hand it over to the State Bank branches in the area or the Transaction Center within 02 working days after the seizure. The way of transport shall comply with the provisions of Clause 1 of this Article;

The handover of new counterfeit money of State Bank branches or the Transaction Center is done at the proposal of Issuing and Vault Department. The way of transport of new counterfeit money shall be decided by Director of Transaction Center, the State Bank branches to ensure the safety and timeliness;

Article 10. Verification of counterfeit money and suspected counterfeit money

1.The organizations and individuals have a need of verification of counterfeit money and suspected counterfeit money must prepare a dossier directly submitted to the State Bank branches in the area, the Transaction Center, the Issuing and Vault Department (in Hanoi city) or the Issuing and Vault Sub-Department. The dossier includes:

a) Written request for verification of counterfeit money and suspected counterfeit money (Appendix 4- not translated herein);

b) The counterfeit money and suspected counterfeit money to be verified;

2. Within 05 working days after receiving the request for verification under the provisions in Clause 1 of this Article or since the day of receipt of suspected counterfeit money under the provisions in Clause 2, Article 6 or since the day of receipt of new counterfeit money under the provisions in Clause 4, Article 9 of this Circular, State Bank branches or the Transaction Center, the Issuing and Vault Department or the Issuing and Vault Sub-Department (hereafter referred to as the verification authority) must organize the verification and announce the verification result in writing to the organizations and individuals requesting the verification. The verification is done free of charge;

3. In case of failing to conclude the real or counterfeit money, within 30 working days after the receipt of counterfeit money or suspected counterfeit money in need of verification, the State Bank branches or the Transaction Center shall Issuing a written proposal to transfer the amount of counterfeit money to the Issuing and Vault Department or the Issuing and Vault Sub-Department for verification while informing the organizations and individuals specified in Clause 1 of this Article or Clause 1 of Article 6 or the credit institutions or branches of foreign banks specified in Clause 2, Article 6 of this Circular;

The way of transport of counterfeit money or suspected counterfeit money to be verified shall be decided by Director of State Bank branches or the Transaction Center to ensure the safety and convenience;

Within 05 working days after the receipt of result of verification, the State Bank branches or the Transaction Center must announce the result of verification in writing to the organizations and individuals requesting the verification;

Article 11. Handling of result of verification

1. At the Issuing and Vault Department or the Issuing and Vault Sub-Department:

a) If the result concludes that the money is real, the amount of real money shall be returned to the organizations and individuals requesting the verification or to the Transaction Center if verified at the Issuing and Vault Department or State Bank branch of HCM City if verified at the Issuing and Vault Sub-Department in order to announce the Credit to State Bank branches, credit institutions or branches of foreign banks requesting the verification;

b) If the result concludes that the money is counterfeit with the announcement of the State Bank (or the Ministry of Public Security, this amount of money shall be seized, stamped, punched and transferred to the Central Vault in Hanoi city ( Vault No.1) or in HCM City (Vault No.2);

c) If the result of verification concludes that the money is the new counterfeit money, promptly notifying the Security Department of Finance - Currency - Investment of the Ministry of Public Security and seizing it. For the Issuing and Vault Sub-Department, making a report to the Issuing and Vault Department and transferring the new counterfeit money to the Issuing and Vault Department (if required), the way of transport shall be decided by the Issuing and Vault Sub-Department to ensure the safety and timeliness. In case of no requirement for transfer to the Issuing and Vault Sub-Department, this amount of counterfeit money shall be stamped, punched and stored at the Vault II.

The amount of new counterfeit money is kept at the Issuing and Vault Department in service of prevention of counterfeit money of the State Bank under the provisions in Article 12 of this Circular;

2. At State Bank branches or Transaction Center:

a) If the result concludes that the money is real, this amount of real money shall be collected and changed for the organizations and individuals requesting the verification as prescribed by the State Bank on collection and change of money ineligible for circulation;

b) If the result concludes that the money is counterfeit with the announcement of the State Bank (or the Ministry of Public Security, this amount of money shall be seized, stamped, punched or the result of verification shall be announced in writing to the organizations and individuals requesting the verification in case of compliance with the provisions in Clause 3 of Article 10;

c) If the result of verification concludes that the money is the new counterfeit money, promptly notifying the Security Division of Finance - Currency -Investment or Economic Security Division (of the provinces and centrally-affiliated cities) and informing in writing the Issuing and Vault Sub-Department of the new counterfeit money. In case of no requirement for handover of new counterfeit money to the Vault Sub-Department under the provisions in Clause 4, Article 9 of this Circular, this amount of counterfeit money shall be stamped, punched and handed over under the provisions in Clause 3, Article 9 of this Circular;

3. At the credit institutions and branches of foreign banks:

a) If the result of verification concludes that the money is real, this amount of real money is collected and changed for the customers under the provisions of the State Bank on collection and change of money ineligible for circulation;

b) If the result of verification concludes that the money is counterfeit, informing the customers of the result of verification and the handling of counterfeit money from the verification authority;

4. For the counterfeit money or suspected counterfeit money verified at the request of public security authority, border guards and Customs, it shall be returned to the units requesting the verification without stamping or punching. The handover and receipt of the counterfeit money or suspected counterfeit money shall be recorded with the information on type of money, amount and serial number;

Article 12. Storing counterfeit money for State Bank’s counterfeit money prevention

After analyzing and verifying the new counterfeit money, the Issuing and Vault Sub-Department is entitled to keep and preserve a maximum of 15 notes (pieces)/type for study and prevention of counterfeit money and for professional training (except for counterfeit money or suspected counterfeit money to be verified under Clause 4, Article 11 of this Circular). In case of storage and preservation of more than 15 notes (pieces)/type, the Issuing and Vault Sub-Department shall request the decision from the Governor of the State Bank;

Article 13. Counterfeit money’s collection and destruction

1. The State Bank shall collect the counterfeit money handed over by the organizations and individuals;

2. The State Bank shall destroy the counterfeit money as prescribe for the money ineligible for circulation;

3. The destruction of counterfeit money as the material evidence of the criminal cases shall comply with the provisions of the Code of Criminal Procedure.

Article 14. Information on counterfeit money

1. The State Bank (the Issuing and Vault Sub-Department shall analyze, verify and notify in writing the identification characteristics of counterfeit money to the Security Department of Finance – Currency - Investment, the Institute of Criminal Sciences (the Ministry of Public Security), the Reconnaissance department (the High Command of Border Guard), the State Bank branches, the Transaction Center, the Central State Treasury, the Head Office of commercial bank as state enterprise for prevention of counterfeit money;

2. When receiving the written announcement on the new counterfeit money from the Issuing and Vault Sub-Department, the State Bank branches must announce in writing the identification characteristics of new counterfeit money to the Head Office of credit institutions (excluding the Head Office of commercial bank as State-run enterprise) and branches of foreign banks in the area;

3. When receiving the written announcement on the new counterfeit money from the State Bank, the credit institution and branches of foreign banks must notify in writing the units in the system to prevent the counterfeit money;

4. In case of necessity, the Issuing and Vault Sub-Department shall publicly announce on the mass media or on the State Bank’ website on the identification characteristics of counterfeit money circulating for vigilance and proactive prevention from the organizations and individuals;

Article 15. Statistics and reports on counterfeit money

The State Bank branches, the Transaction Center, credit institutions and branches of foreign banks shall make a report on data of counterfeit money under the regulations of statistical report of the State Bank;

Chapter 3.

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 16. Responsibilities for implementation guidance and inspection

1.The Issuing and Vault Sub-Department shall guide and inspect the implementation of this Circular;

2. The State Bank branches shall inspect the implementation of provisions in this Circular against the credit institutions, branches of credit institutions and branches of foreign banks in provinces and cities;

3. The credit institutions and branches of foreign banks are responsible for guiding and inspecting the implementation of this Circular in the system;

Article 17. Violations commendation and handling

1. Violation commendation:

Every year, organizations and individuals that have made outstanding achievements in the implementation of this Circular shall be considered and decided upon commendation by the Governor of the State Bank under the regulations of law and bank sector;

2. Violation Handling:

The organizations and individuals committing acts of violation of provisions of this Circular, depending on the nature and seriousness of violation, shall be disciplined, handled from administrative violation or prosecuted for criminal liability in case of seriousness as prescribed by law;

Article 18. Effect

This Circular takes effect on January 20, 2014 and supersedes the Decision No. 28/2008/QD-NHNN dated October 10, 2008 issued by the Governor of State Bank regulating the handling of counterfeit money or suspected counterfeit money in the bank industry;

Article 19. Implementation responsibilities

Chief of Office, Director of Issuing and Vault Department, Director of State Bank branches, Director of Transaction Centers and the Heads of units concerned of the State Bank system; Chairman of Member Council, Chairman of the Board, General Director (Director), the credit institutions and branches of foreign banks are liable to execute this Circular.

For the Governor

Deputy Governor

Dao Minh Tu

 

* All appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 28/2013/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất