Thông tư 23/2012/TT-NHNN chế độ điều hòa tiền mặt, giao dịch tiền mặt

thuộc tính Thông tư 23/2012/TT-NHNN

Thông tư 23/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về chế độ điều hòa tiền mặt, giao dịch tiền mặt
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:23/2012/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đào Minh Tú
Ngày ban hành:09/08/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

TCTD giao dịch tiền mặt với NHNN chi nhánh tối đa 2 lần/ngày
Ngày 09/08/2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã ban hành Thông tư số 23/2012/TT-NHNN quy định về chế độ điều hòa tiền mặt, giao dịch tiền mặt.
Theo đó, Tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước giao dịch tiền mặt với NHNN chi nhánh, Sở Giao dịch NHNN tối đa 02 lần/ngày và phải thông báo trước thời điểm giao dịch ít nhất 02 giờ. Trường hợp TCTD có nhiều chi nhánh trên cùng địa bàn, NHNN chi nhánh thực hiện việc giao dịch tiền mặt thông qua đơn vị đầu mối do TCTD lựa chọn trên cơ sở đáp ứng các điều kiện về an toàn kho quỹ và các điều kiện khác theo quy định của NHNN.
Ngoài ra, cũng theo Thông tư này, NHNN lập Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành để quản lý tiền dự trữ phát hành và thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, nhu cầu tiền dự trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành. Các quỹ này lần lượt được quản lý ở các kho tiền Trung ương, kho tiền NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và kho tiền Sở Giao dịch NHNN, các kho tiền NHNN chi nhánh.
Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị có liên quan thuộc NHNN, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/09/2012.

Xem chi tiết Thông tư23/2012/TT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------------
Số: 23/2012/TT-NHNN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2012
 
 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ ĐIỀU HÒA TIỀN MẶT, GIAO DỊCH TIỀN MẶT
 
 
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về chế độ điều hòa tiền mặt, giao dịch tiền mặt,
 
 
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về chế độ điều hòa tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước); giao dịch tiền mặt giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các đơn vị có liên quan thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan (sau đây gọi chung là khách hàng) trong quan hệ giao dịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước.
Điều 3. Nghiệp vụ phát hành và điều hòa tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc phát hành tiền vào lưu thông và thu tiền từ lưu thông về thông qua hoạt động thu, chi tiền mặt và các hoạt động nghiệp vụ khác của Ngân hàng Nhà nước đối với khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước tổ chức điều hòa tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động của Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành.
Điều 4. Các quỹ tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành để quản lý tiền dự trữ phát hành và thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, nhu cầu tiền dự trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
2. Quỹ dự trữ phát hành bao gồm:
- Tiền mới in, đúc nhập từ các cơ sở in, đúc tiền;
- Tiền nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm các loại tiền thu hồi từ lưu thông, kể cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
Quỹ dự trữ phát hành được quản lý ở các kho tiền Trung ương và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh).
3. Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm:
- Tiền thu hồi từ lưu thông, kể cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
Quỹ nghiệp vụ phát hành được quản lý tại kho tiền Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
 
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
 
MỤC 1. CHẾ ĐỘ ĐIỀU HÒA TIỀN MẶT
Điều 5. Hoạt động xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành
1. Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương với nhau; giữa Quỹ dự trữ phát hành tại kho tiền Trung ương với Quỹ dự trữ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại; giữa Quỹ dự trữ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau;
2. Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền Trung ương tại Hà Nội với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;
3. Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
4. Xuất Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành để tiêu hủy;
5. Nhập Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các loại tiền mới được Thủ tướng Chính phủ cho công bố lưu hành (đã được phép phát hành vào lưu thông);
6. Nhập các loại tiền mới in, đúc từ các cơ sở in, đúc tiền về Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương.
Điều 6. Thẩm quyền ký lệnh xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành
1. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ được ký lệnh điều chuyển tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 5.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ký lệnh xuất, nhập tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quản lý trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 5.
Điều 7. Điều hòa Quỹ dự trữ phát hành
Căn cứ nhu cầu thu, chi tiền mặt; diện tích, điều kiện an toàn của kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; dự báo tình hình thu, chi tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch điều chuyển tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương và tổ chức điều chuyển tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Điều 8. Hoạt động xuất, nhập Quỹ nghiệp vụ phát hành
1. Tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Quỹ nghiệp vụ phát hành được xuất, nhập với Quỹ dự trữ phát hành và được thu, chi tiền mặt với khách hàng có quan hệ giao dịch, thanh toán với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
2. Tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Quỹ nghiệp vụ phát hành được xuất, nhập với Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền Trung ương tại Hà Nội và được thu, chi tiền mặt với khách hàng có quan hệ giao dịch, thanh toán.
Điều 9. Định mức Quỹ nghiệp vụ phát hành
Căn cứ nhu cầu thu, chi tiền mặt, diện tích và điều kiện an toàn của kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, kho tiền Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, định kỳ 3 tháng 1 lần (hoặc đột xuất), Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ phê duyệt định mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước không được để tồn quỹ vượt định mức đã được phê duyệt. Định mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành chỉ bao gồm các loại tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông.
MỤC 2. GIAO DỊCH TIỀN MẶT
Điều 10. Giao dịch tiền mặt
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện giao dịch tiền mặt đối với khách hàng thông qua hoạt động thu, chi tiền mặt.
2. Trường hợp tổ chức tín dụng có nhiều chi nhánh trên cùng địa bàn, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện việc giao dịch tiền mặt thông qua đơn vị đầu mối do tổ chức tín dụng lựa chọn trên cơ sở đáp ứng các điều kiện về an toàn kho quỹ, các điều kiện khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Đơn vị đầu mối của tổ chức tín dụng phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu thu, chi tiền mặt cho các chi nhánh trên địa bàn.
Điều 11. Quy định về giao dịch tiền mặt
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước giao dịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tối đa 2 lần/ngày và phải thông báo trước thời điểm giao dịch ít nhất 2 giờ. Trường hợp phát sinh nhu cầu khẩn cấp, đột xuất, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể về thời gian giao dịch tiền mặt đối với khách hàng; thời điểm ngừng giao dịch cuối ngày để thực hiện việc khóa sổ, kiểm kê Quỹ nghiệp vụ phát hành.
 
Chương 3.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ
 
Điều 12. Cục Phát hành và Kho quỹ
1. Chịu trách nhiệm trước Thống đốc về kết quả thực hiện công tác điều hòa tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước; đảm bảo đáp ứng đủ tiền mặt cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
2. Hàng tháng báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tình hình tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Điều 13. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
1. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho khách hàng trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
2. Dự báo tình hình thu, chi tiền mặt hàng quý gửi Cục Phát hành và Kho quỹ (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thường xuyên kiểm tra tình hình thu, chi tiền mặt trên địa bàn để xác định cơ cấu các loại tiền mặt chi ra lưu thông.
Điều 14. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Chấp hành các quy định về giao dịch tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước.
2. Thực hiện báo cáo thống kê về hoạt động ngân quỹ theo đúng quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
 
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
 
Điều 15. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 9 năm 2012.
2. Quyết định số 25/2008/QĐ-NHNN ngày 08/09/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Chế độ điều hòa tiền mặt, xuất nhập Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 16. Tổ chức thực hiện
Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, Giám đốc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giám đốc Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
 

 Nơi nhận:
- Như Điều 16 (để thực hiện);
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Văn phòng Chính phủ;
- Công báo;
- Lưu VP, PHKQ, PC.
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đào Minh Tú
 


 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
CHI NHÁNH ………….
--------
…………………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
 
 

MẬT
 
DỰ BÁO TÌNH HÌNH THU CHI TIỀN MẶT
(Quý……..năm……..)
 
 
1. Dự báo tình hình thu, chi tiền mặt:
Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu
Thực hiện quý…
Dự báo quý…
Tháng
Tháng
Tháng
Tháng
Tháng
Tháng
Tổng thu tiền mặt
 
 
 
 
 
 
Tổng chi tiền mặt
 
 
 
 
 
 
Bội thu (+) hoặc Bội chi (-)
 
 
 
 
 
 
 
2. Đề xuất, kiến nghị (nếu có):
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
 
……, ngày……tháng……năm....
.
Lập bảng
Kiểm soát
Thủ trưởng đơn vị
 
Yêu cầu:
1. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 5 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo.
2. Hình thức gửi báo cáo: Báo cáo bằng văn bản, thực hiện gửi theo quy định bảo mật.
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 23/2012/TT-NHNN

Hanoi, August 09 2012

 

CIRCULAR

ON THE CASE REGULATION AND CASH TRANSACTIONS

 

Pursuant to the Law on the State bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 on June 16, 2010;

Pursuant to the Government s Decree No. 96/2008/ND-CP on August 26, 2008 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State bank of Vietnam;

Pursuant to the Government s Decree No. 40/2012/ND-CP on May 02, 2012 on the cash issuance; the preservation and transportations of valuables and valuable papers in the system of  the State bank, branches of foreign banks and credit institutions;

At the proposal of the Director of the Issuance and Fund Department;

The State bank of Vietnam promulgates the Circular on the case regulation and cash transactions,

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular prescribes the cash regulation in the system of the State bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State bank); the cash transactions between the State bank and branches of foreign banks, credit institutions, State Treasuries, relevant organizations and individuals.

Article 2. Subjects of application

1. The relevant units belonging to the State bank system.

2. Branches of foreign banks, credit institutions, State Treasuries, relevant organizations and individuals (hereinafter referred to as clients) making cash transactions with the State bank.

Article 3. The cash issuance and regulation in the State bank system

The State bank shall issue money into circulation and withdraw money from circulation via cash collection, cash spending, and other professional activities of the State bank and the clients.

The State bank regulates cash in the State bank system through the activities of the Issuance reserves funds and the Issuance funds.

Article 4. The cash issuance and regulation in the State bank system

1. The State bank establishes the Issuance reserves funds and the Issuance funds to manage the issuance reserves money and issue money for the purpose of satisfying the cash demand of the economy, the issuance reserves demand, the demand for replacing money ineligible for circulation and money suspended from circulation.

2. The Issuance reserves fund includes:

- Money newly printed or minted from money printing and minting facilities;

- Money imported from the Issuance fund including money withdrawn from circulation, including money ineligible for circulation and money suspended from circulation.

The Issuance reserves fund is managed at the Central money vault and the money vaults of branches of the State bank of central-affiliated cities and provinces  (hereinafter referred to as branches of the State bank)

3. The Issuance fund includes:

-Money imported from the Issuance reserves fund;

- Money withdrawn from circulation, including money ineligible for circulation and money suspended from circulation.

The Issuance funds are managed at the money vaults of branches and transaction centers of the State bank .

Chapter 2.

SPECIFIC PROVISIONS

SECTION 1. THE CASE REGULATION

Article 5. The export and import of the Issuance reserves fund

1. The export and import between the Issuance reserves fund and Central money vaults; between an Issuance reserves fund at the Central money vaults with an Issuance reserves fund at a branch of the State bank and vice versa; among the Issuance reserves funds at branches of the State bank;

2. The export and import between the Issuance reserves fund at the Central money vault in Hanoi with the Issuance funds at transaction centers of the State bank ;

3. The export and import between the Issuance reserves fund and the Issuance fund at a branch of the State bank;

4. Exporting the money ineligible for calculation and money suspended from circulation from the Issuance reserves funds at Central money vaults for destruction;

5. Importing the new kinds of money put into circulation by the Prime Minister to the Issuance reserves funds at Central money vaults;

6. Importing the money newly printed or minted from money printing and minting facilities to the Issuance reserves funds at Central money vaults.

Article 6. The authority to sign the order to export and import the Issuance reserves fund

1. The Director of the Issuance and Fund Department is entitled to sign the transfer order of cash from the Issuance reserves fund in the State bank system in the cases prescribed in Clause 1, 2, 4, 5, 6 Article 5.

2. The Director of the State bank is entitled to sign the order to export or import cash between the Issuance reserves funds and the Issuance funds managed by branches of the State bank in the cases prescribed in Article 5.

Article 7. Regulating the Issuance reserves fund

Depending on the demand for cash spending and cash collection, the scale and safety conditions of the money vaults of branches of the State bank, and the forecast for cash spending and cash collection of branches of the State bank, the Director of the Issuance and Fund Department shall submit the plan on regulating cash between the Issuance reserves funds at Central money vaults and the cash regulations organizations affiliated to the Issuance reserves funds in the State bank system to the Governor of the State bank for approval.

Article 8. The export and import of the Issuance fund

1. The Issuance funds at branches of the State bank are allowed to export or import with the Issuance reserves funds and may spend or collect cash with clients that make transactions or payment to branches of the State bank.

2. The Issuance funds at the transaction centers of the State bank are allowed to export or import with the Issuance reserves fund at the Central money vault in Hanoi and may spend or collect cash with clients that make transactions or payment.

Article 9. Norms of the Issuance reserves fund

Depending on the demand for cash spending and cash collection, the scale and safety conditions of the money vaults of the transaction centers of the State bank, the Director of the Issuance and Fund Department shall approve the balance norm of the Issuance funds at branches and transaction centers of the State bank.

Branches and transaction centers of the State bank must not let the fund balance exceed the norm approved. The balance norm of the Issuance funds only covers the kinds of money eligible for circulation.

SECTION 2. CASH TRANSACTIONS

Article 10. Cash transactions

1. The branches and transaction centers of the State bank shall make cash transactions with their clients via spending and collecting cash.

2. If a credit institution has multiple branches in the same locality, the branch of the State bank shall make cash transactions via a representative unit appointed by that credit institution on the basis of satisfying the conditions for fund safety and other conditions as prescribed by the State bank.

3. The representative unit of the credit institution must satisfy the demand for spending and collecting cash with its local branches.

Article 11. Provisions on cash transactions

1. Branches of foreign banks, credit institutions, and State Treasuries only make cash transactions with branches and transaction centers of the State bank twice a day and must notified at least 2 hours prior to the time of transaction. The Directors of branches and transaction centers of the State bank shall consider the irregular and urgent demand of Branches of foreign banks, credit institutions, and State Treasuries.

2. The Directors of branches and transaction centers of the State bank shall specify the time of cash transactions with clients, the time of stopping making transactions at the end of days to close the book and review the Issuance fund.

Chapter 3.

RESPONSIBILITY OF UNITS

At the proposal of the Director of the Issuance and Fund Department;

1. Being responsible to the Governor for the cash regulation in the State bank system; ensuring enough cash for branches and transaction centers of the State bank.

2. Sending reports to the Governor of the State bank on the cash status in the State bank system.

3. Guiding and inspecting the implementation of this Circular.

Article 13. Branches and transaction centers of the State bank

1. Satisfying the demand for cash of the clients on the basis of deposit balance at branches and transaction centers of the State bank.

2. Forecasting the cash collection and cash spending every quarter and send to the Issuance and Fund Department (under the form promulgated together with this Circular).

3. Branches of the State bank must regularly inspect the cash collection and cash spending within their localities to determine the structure of cash put into circulation.

Article 14. Branches of foreign banks and credit institutions

1. Complying with the provisions on cash transactions of the State bank.

2. Making reports and statistics on the fund operation in accordance with current provisions of the State bank.

Chapter 4.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 15. Effect

1. This Circular takes effect on September 24, 2012.

2. The Decision No. 25/2008/QD-NHNN on September 08, 2008 of the Governor of the State bank, on the cash regulation, the export and import of the Issuance reserves funds and Issuance funds in the State bank system, is annulled as from this Circular takes effect.

Article 26. Organizing the implementation

The Chief officer of the State bank, The Director of the Issuance and Fund Department, Heads of relevant units in the State bank system; Presidents of the Boards of Directors, General Directors (Directors) of branches of foreign banks, credit institutions, and State Treasuries are responsible for implementing this Circular.

 

 

FOR THE GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Dao Minh Tu

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 23/2012/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá

Nông nghiệp-Lâm nghiệp