Thông tư 23/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác lập và kiểm tra báo cáo tài chính năm 1998 của doanh nghiệp Nhà nước

thuộc tính Thông tư 23/1999/TT-BTC

Thông tư 23/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác lập và kiểm tra báo cáo tài chính năm 1998 của doanh nghiệp Nhà nước
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:23/1999/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Văn Tá
Ngày ban hành:26/02/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 23/1999/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 23/1999/TT-BTC NGÀY 26 THÁNG 02 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC LẬP VÀ KIỂM TRA BÁO CÁO
TÀI CHÍNH NĂM 1998 CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

 

Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 về Chế độ kế toán doanh nghiệp, Thông tư số 73 TC/TCDN ngày 12/11/1996 hướng dẫn lập, công bố công khai và kiểm tra báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán của doanh nghiệp nhà nước. Về nguyên tắc, các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện theo các văn bản nói trên.

Để phù hợp với tình hình thực tế, Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm trong việc lập và kiểm tra báo cáo tài chính áp dụng cho năm 1998 như sau:

 

1/ Về khấu hao tài sản cố định

1.1. Các doanh nghiệp đã đăng ký thời gian sử dụng tài sản cố định với Cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp hoặc đã được Bộ Tài chính cho phép trích khấu hao ngoài khung thời gian quy định tại Quyết định số 1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ Tài chính thì thực hiện theo mức đã đăng ký hoặc mức đã được duyệt.

1.2. Các tài sản cố định mới đầu tư hoặc mua sắm trong năm nếu chưa đăng ký thời gian sử dụng với Cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp thì năm 1998 doanh nghiệp trích khấu hao trong khung thời gian sử dụng quy định tại Quyết định nói trên.

1.3. Trường hợp doanh nghiệp tăng hoặc giảm mức trích khấu hao tài sản cố định không theo theo thời gian đã đăng ký hoặc đã được duyệt để tạo nguồn trả nợ vốn vay đầu tư (hoặc để giảm lỗ ) thì xử lý như sau:

- Doanh nghiệp có thể khấu hao cao hơn mức đã đăng ký hoặc đã được duyệt để trả nợ các khoản vay đầu tư nhưng không được vượt quá thời hạn sử dụng tối thiểu trong phạm vi khung khấu hao và không vượt quá số thiếu nguồn trả nợ vay đầu tư theo khế ước.

- Được điều chỉnh giảm mức trích khấu hao nhưng không thấp hơn thời hạn sử dụng tối đa trong phạm vi khung khấu hao đã quy định và không vượt quá số lỗ phát sinh. Nghĩa là doanh nghiệp không được giảm khấu hao để tạo ra khoản lãi giả và không đủ điều kiện để thu hồi vốn đầu tư.

Doanh nghiệp thông báo việc điều chỉnh tăng, giảm mức khấu hao cho Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và Cục thuế biết để giám sát.

Mọi trường hợp tăng, giảm khấu hao ngoài khung qui định trong Quyết định số 1062/TC/QĐ/CSTC phải có ý kiến đồng ý của Bộ Tài chính.

2/ Về tiền lương

Việc quyết toán quỹ tiền lương được hạch toán vào chi phí thực hiện theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ; Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước; Thông tư liên tịch số 18/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 của liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn khi doanh nghiệp không đảm bảo chỉ tiêu nộp ngân sách và lợi nhuận; Quyết định số 1069/1998/QĐ-LĐTBXH ngày 14/10/1998 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc công bố mức tiền lương bình quân chung năm 1998 của doanh nghiệp nhà nước được giao đơn giá tiền lương.

3/ Tỷ giá hạch toán và xử lý chênh lệch tỷ giá

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra "Đồng" Việt Nam theo quy định chế độ hiện hành.

Việc xử lý khoản chênh lệch tỷ giá về nguyên tắc phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 44 TC/TCDN ngày 8/7/1997 của Bộ Tài chính. Trường hợp hạch toán toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn phải trả bằng ngoại tệ vào chi phí của năm 1998 mà bị lỗ thì doanh nghiệp được chuyển một phần chênh lệch tỷ giá tương đương với số lỗ phát sinh năm 1998 sang năm kế tiếp. Việc xử lý khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện sau khi đã xử lý giảm khấu hao theo điểm 1.3 nói trên. Những trường hợp đặc thù thì xử lý theo văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính.

4/ Về lợi tức chịu thuế bổ sung

Thực hiện theo thông tư số 48/1998/TT-BTC ngày 11/4/1998 của Bộ Tài chính.

5/ Việc lập và gửi báo cáo tài chính

Các doanh nghiệp nhà nước độc lập, doanh nghiệp thành viên Tổng công ty hạch toán độc lập và phần hạch toán tập trung của các Tổng công ty nhà nước lập và gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan nhà nước theo quy định tại Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995 của Bộ Tài chính.

Các Tổng công ty nhà nước tổng hợp và gửi báo cáo tài chính toàn Tổng công ty cho các cơ quan sau đây:

- Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp;

- Tổng cục thuế;

- Cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.

Đối với các Tổng công ty do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định thành lập theo uỷ quyền của Chính phủ và Tổng công ty hạch toán tập trung còn phải gửi báo cáo tài chính năm cho Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nơi Tổng công ty đóng trụ sở chính để tổng hợp báo cáo tài chính theo địa bàn tỉnh, thành phố.

Báo cáo tổng hợp của Tổng công ty nhà nước thực hiện theo mẫu quy định tại Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT nhưng phải phân tích riêng số doanh nghiệp bị lỗ và tổng số lỗ, số doanh nghiệp có lãi và tổng số lãi (không bù trừ giữa đơn vị lãi và đơn vị lỗ).

Các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc khi gửi báo cáo tài chính cho cấp trên thì đồng thời gửi cho Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, Cục thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

Các doanh nghiệp đã có tổ chức kiểm toán nội bộ thì báo cáo tài chính năm 1998 phải được kiểm toán nội bộ xác nhận trước khi gửi cho các cơ quan quản lý nhà nước và thực hiện công khai tài chính theo quy định hiện hành. Đối với những doanh nghiệp chưa có tổ chức kiểm toán nội bộ thì không bắt buộc phải kiểm toán và xác nhận của tổ chức này. Trường hợp cần thiết doanh nghiệp có thể mời Kiểm toán độc lập để kiểm toán và xác nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp chậm gửi báo cáo tài chính sẽ bị xử phạt hành chính theo qui định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ và điểm 1.4 mục II Thông tư số 45 TC/TCT ngày 01/8/1996 của Bộ Tài chính.

Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) và kế toán trưởng doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và trước pháp luật về tính chính xác, đúng đắn các số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

6/ Công tác kiểm tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp

6.1 Kiểm tra báo cáo tài chính

Việc kiểm tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp và Quyết định số 1840 /1998/QĐ BTC ngày 15/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế khắc phục sự chồng chéo giữa các cơ quan kiểm tra, thanh tra của Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp.

Căn cứ vào báo cáo tài chính do doanh nghiệp lập, cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra làm rõ mức độ bảo toàn và tăng trưởng vốn, kết quả kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp Nhà nước; xem xét việc phân phối và sử dụng các khoản lợi nhuận sau thuế; việc lập và sử dụng các quỹ tại doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

Tuỳ theo khả năng và tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp có thể tổ chức kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra theo chuyên đề đối với một số doanh nghiệp Nhà nước độc lập trọng điểm.

Sau khi kết thúc kiểm tra, phải có kết luận bằng văn bản về nội dung đã kiểm tra. Người trực tiếp kiểm tra phải ký vào biên bản và chịu trách nhiệm trong phạm vi số liệu được kiểm tra.

Đối với doanh nghiệp nhà nước có vấn đề nghiêm trọng về tài chính mà không có điều kiện tổ chức kiểm tra, Cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp có thể kiến nghị thanh tra tài chính thanh tra hoặc yêu cầu doanh nghiệp mời tổ chức kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tiền thuê kiểm toán độc lập được hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. Tổ chức kiểm toán độc lập chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kiểm toán.

Đối với doanh nghiệp công ích: Cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp chủ trì và phối hợp với cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức kiểm tra phê duyệt báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 06 TC/TCDN ngày 24/2/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích và các thông tư hướng dẫn các ngành đặc thù.

6.2. Tổng hợp, đánh giá báo cáo tài chính doanh nghiệp

Căn cứ vào Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, Cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp có nhiệm vụ đánh giá, phân tích, tổng hợp về hiệu quả kinh doanh; mức độ bảo toàn vốn Nhà nước khả năng hoàn trả các khoản nợ; việc phân phối và sử dụng khoản lợi nhuận sau thuế; việc lập và sử dụng các quĩ của tất cả các doanh nghiệp Nhà nước.

Các Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá báo cáo tài chính của tất cả các doanh nghiệp nhà nước thuộc nhiệm vụ quản lý trên địa bàn.

Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp có nhiệm vụ tổng hợp đánh giá báo cáo tài chính theo ngành kinh tế (Công nghiệp, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Giao thông vận tải, Thương mại, Du lịch...) và các Tổng công ty Nhà nước (Tổng công ty 90, Tổng công ty 91) do Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ thành lập.

Khi đánh giá, tổng hợp cần phân biệt riêng :

- Các doanh nghiệp hoạt động có lãi, tổng số lãi, các doanh nghiệp lỗ, tổng số lỗ (không bù trừ các doanh nghiệp có lãi và các doanh nghiệp bị lỗ). Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước (vốn chủ sở hữu).

- Các doanh nghiệp bảo toàn và phát triển được vốn và các doanh nghiệp không bảo toàn được vốn. Tổng số vốn thực tế đã bị tổn thất do kinh doanh thua lỗ, có lỗ luỹ kế, giảm giá tài sản, nợ khó đòi, các khoản chi phí không có nguồn bù đắp, các khoản đầu tư không thu hồi được và các khoản tổn thất khác.

- Các khoản nợ: Nợ thuế, nợ Ngân hàng trong và ngoài nước, nợ các nhà đầu tư, nợ khách hàng, nợ người lao động và các khoản nợ khác. Đặc biệt là đánh giá được khả năng hoàn trả các khoản nợ và nguyên nhân không trả được nợ.

Các Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp lập báo cáo đánh giá tổng hợp có phân tích theo ngành kinh tế gửi về Bộ Tài chính (Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp) và gửi cho Sở Tài chính và UBND tỉnh, Thành phố. Báo cáo, đánh giá tổng hợp theo ngành gửi cho các Sở, ngành chủ quản có liên quan tại địa phương trước ngày 31/5/1999.

Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp lập báo cáo đánh giá, tổng hợp báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành kinh tế (Công nghiệp, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Thương mại, Du lịch, Giao thông) gửi cho các Bộ quản lý ngành trước ngày 30/6/1999.

Báo cáo đánh giá tổng hợp báo cáo tài chính doanh nghiệp nhà nước trong cả nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trước ngày 30/6/1999.

Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục thực hiện việc phân loại doanh nghiệp năm 1998 theo chỉ thị số 868/1998/CT/BTC ngày 26/3/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả phải là doanh nghiệp kinh doanh có lãi liên tục từ 3 năm trở lên.

7/ Thông tư này áp dụng cho việc lập, kiểm tra và xử lý báo cáo tài chính năm 1998 của các doanh nghiệp nhà nước.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan và doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------
No: 23/1999/TT-BTC
Hanoi, February 26, 1999
 
CIRCULAR
GUIDING THE ELABORATION AND EXAMINATION OF 1998 FINANCIAL REPORTS OF STATE ENTERPRISES
The Ministry of Finance issued Decision No.1141/TC/QD/CDKT of November 1, 1995 on the enterprise accountancy regime, Circular No.73/TC/TCDN of November 12, 1996, guiding the elaboration, publicity and examination of financial reports and accountancy examination by the State enterprises. In principle, State enterprises shall have to comply with the above-said documents.
To conform to the practical situation, the Ministry of Finance guides the amendments and supplements to a number of points in the financial report elaboration and examination applied in 1998 as follows:
1. Regarding fixed asset depreciation
1.1. Those enterprises which have registered the fixed assets use duration with the agencies managing the State capital and property at enterprises or which have been allowed by the Ministry of Finance to make depreciation beyond the time frame prescribed in Decision No.1062/TC/QD/CSTC of November 14, 1996 of the Ministry of Finance shall comply with the registered or approved levels.
1.2. The fixed assets which have been newly invested or procured in the year and have not yet been registered in term of their use duration with the agencies managing the State capital and property at enterprises, shall be depreciated for 1998 within the use-time frame prescribed in the above-said decision.
1.3. Where enterprises increase or reduce the fixed asset depreciation levels not according to the registered or approved duration in order to create sources for investment loan payment (or for loss reduction), the amortization shall be dealt with as follows:
- The enterprises may make depreciation at a level higher than the registered or approved level in order to repay investment loans, which, however, must not be lower than the minimum use duration within the depreciation bracket and not higher than the deficit amount for investment loan repayment as contracted.
- They shall be entitled to readjust the depreciation level which, however, must not be lower than the maximum use duration within the prescribed depreciation bracket and must not exceed the arising loss amount. This means that the enterprises must not reduce the depreciation level to create quasi profits while being unable to recover the investment capital.
The concerned enterprises shall notify the depreciation increase or reduction to the Department for Management of State Capital and Property at Enterprises as well as the Tax Department for monitoring.
All cases of depreciation increase or reduction beyond the bracket prescribed in Decision No.1062/TC/QD-CSTC must be agreed upon by the Ministry of Finance.
2. Regarding salary and wages
The settlement of salary and wage fund accounted into expenditures shall comply with Decree No.28/CP of March 28, 1997 of the Government; Circular No.13/LDTBXH-TT of April 10, 1997 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guiding the methods of setting the wage unit prices and managing wages and income in the State enterprises; Joint Circular No.18/1998/TTLT-BLDTBXH-BTC of December 31, 1998 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance providing handling guidance when enterprises have failed to meet their budget remittance and profit norms; Decision No.1069/1998/QD-LDTBXH of October 14, 1998 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgating the 1998 average wage levels of the State enterprises assigned the wage unit prices.
3. The accounting exchange rate and handling of rate differences
Foreign currency(ies) generated from economic operations shall be converted into Vietnam Dong according to the current regulations.
The handling of the exchange rate differences shall, in principle, comply with the provisions of Circular No.44/TC/TCDN of July 8, 1997 of the Ministry of Finance. Where the whole amount of exchange rate difference resulting from the reassessment of the year-end balance of long-term debts paid in foreign currency(ies) is accounted into 1998 expenditure and loss is caused, the enterprises shall be entitled to carry forward part of exchange rate difference corresponding to the loss amount arising in 1998 to the subsequent year. The handling of exchange rate difference shall be effected after the depreciation reduction is made according to Point 1.3 above. The particular cases shall be handled according to the Ministry of Finance’s written approvals.
4. Profits subject to surtax
Circular No.48/1998/TT-BTC of April 11, 1998 of the Ministry of Finance shall apply.
5. Making and submission of financial reports
The independent State enterprises, the independent cost-accounting member enterprises of corporations and centralized cost-accounting sections of the State Corporations shall make and submit their financial reports to the State bodies according to the provisions of Decision No.1141-TC/QD/CDKT of January 1st, 1995 of the Ministry of Finance.
The State Corporations shall synthesize and submit their entire-corporation financial reports to the following bodies:
- The General Department for Management of State Capital and Property at Enterprises;
- The General Department of Tax;
- The agencies having decided the establishment of enterprises.
For corporations established by decisions of provincial/municipal People’s Committees under the Government’s authorization and the centralized cost-accounting corporations, their annual financial reports shall also be sent to the provincial/municipal Department for Management of State Capital and Property at Enterprises in the localities where the corporations are headquartered for summing up the financial reports according to provinces and cities.
The sum-up reports of the State corporations shall comply with the set form prescribed in Decision No.1141/TC/QD/CDKT, but the number of enterprises having suffered from losses and their total loss amount and the number of profitable enterprises and their total profit amount must be counted separately (without loss-profit offsetting between the two).
The dependent cost-accounting enterprises, when submitting their financial reports to their superiors, shall also send them to the provincial/municipal Department for Management of State Capital and Property at Enterprises and Tax Department in the localities where the enterprises are headquartered.
For enterprises which have had internal auditing organizations, their 1998 financial reports must be certified by such organizations before they are sent to the concerned State management bodies, and the financial publicity must be made according to the current regulations. For enterprises that have no internal auditing organizations, the auditing and certification by auditing organizations are not required. In case of necessity, enterprises may invite independent auditing organizations to audit and certify their financial reports.
Enterprises that have delayed the submission of their financial reports shall be administratively sanctioned according to the provisions at Point b, Clause 3, Article 2 of Decree No.22/CP of April 17,1996 of the Government and Point 1.4, Item II of Circular No.45/TC/TCT of August 1st, 1996 of the Ministry of Finance.
The general directors (directors) and chief accountants of enterprises shall be answerable before the State and law for the accuracy and truthfulness of data in the financial reports of enterprises.
6. Examination of enterprises’ financial reports
6.1. Examination of financial reports
The examination of financial reports of enterprises shall comply with Decree No.61/1998/ND-CP of August 15,1998 of the Government on inspection and examination of enterprises and Decision No.1840/1998/QD-BTC of December 15,1998 of the Minister of Finance promulgating the regulation on overcoming the overlapping in enterprise inspection and examination by various inspection and examination bodies of the Ministry of Finance.
Basing themselves on the financial reports made by enterprises, the agencies managing the State capital and property at enterprises shall check the capital preservation and development, business results and debt payment capability of the State enterprises; consider the distribution and use of after-tax profits; the establishment and use of funds at enterprises according to the current regulations.
Depending on enterprises’ financial capability and activities, the examination may be made comprehen-sively or partially according to matters for a number of key independent State enterprises.
Upon the completion of examination, a written conclusion on the examined contents must be made. The direct examiner shall have to sign such record and be responsible for the examined data.
For State enterprises meeting with serious financial problems and having no conditions to organize the examination, the agencies managing the State capital and property at enterprises may propose the financial inspectorate to conduct the inspection or request an independent auditing organization to examine the financial reports of the enterprises. The auditing costs shall be accounted into the expenses for management of enterprises. The independent auditing organizations shall take responsibility before law for the audited data.
For public-utility enterprises: The agencies which have decided the establishment of enterprises shall assume the prime responsibility and coordinate with agencies managing State capital and property at enterprises in organizing the examination and ratification of annual financial reports of enterprises as prescribed in Circular No.06/TC/TCDN of February 24, 1997 of the Ministry of Finance guiding the regime of financial management over State enterprises engaged in public-utility activities, and guiding circulars of particular branches.
6.2. Synthesizing and evaluating financial reports of enterprises
Basing themselves on enterprises’ financial reports, the agencies managing the State capital and property at enterprises shall have to evaluate, analyze and synthesize the business efficiency; the level of State capital preservation and debt payment capability; the distribution and use of after-tax profits; the establishment and use of funds by all State enterprises.
The provincial/municipal Departments for Management of State Capital and Property at Enterprises shall have to synthesize and evaluate the financial reports of all State enterprises under their management in their respective localities.
The General Department for Management of State Capital and Property at Enterprises shall have to synthesize and evaluate the financial reports according to the economic branches (industry, construction, agriculture and rural development, communication and transport, trade, tourism...) and of State Corporations (Corporations 90, Corporations 91) established by the Prime Minister or ministries.
When making evaluation and synthesis, it is necessary to clearly distinguish:
- The enterprises operating with profits, the total profit amount; the loss-suffering enterprises and their total loss amount (without making loss-profit offsetting between the two). The ratio of profit to State capital (the ownership capital)
- The enterprises which have preserved and developed the capital and the enterprises which have not preserved the capital. The total amount of capital lost through business activities, accumulated losses, property devaluation, bad debts, expenses that cannot be offset by any sources, irrecoverable investment amounts and other loss amounts.
- Debts: tax debts, debts owed to domestic and foreign banks, to investors, customers and the laborers, and other debts. Particularly, the debt repayment capability and causes of non-payment of debts shall be assessed.
The provincial/municipal Departments for Management of State Capital and Property shall make sum-up reports with economic branch-based analysis and send them to the Ministry of Finance (The General Department for Management of State Capital and Property at Enterprises), the provincial/municipal Finance Services as well as People’s Committees. The branch-based evaluation reports shall be sent to concerned provincial/municipal branch-managing Services in the localities before May 31, 1999.
The General Department for Management of State Capital and Property at Enterprises shall make the evaluation reports and synthesize the financial reports of the State enterprises of various economic branches (industry, construction, agriculture and rural development, trade, tourism, communication and transport) and submit them to the branch-managing ministries before June 30, 1999.
The reports on the sum-up evaluation of the financial reports of the State enterprises throughout the country shall be submitted to the Minister of Finance before June 30, 1999.
The provincial/municipal Departments for Management of State Capital and Property at Enterprises shall continue classifying enterprises for 1998 according to Directive No.868/1998/CT/BTC of March 26, 1998 of the Minister of Finance. The enterprises which do business with efficiency must be the enterprises which earn business profits for three or more years in a row.
7. This Circular applies to the elaboration, examination and handling of 1998 financial reports of the State enterprises.
If any problems arise in the course of implementation, the agencies and enterprises are requested to promptly report them to the Ministry of Finance for study and settlement.
 

 
THE MINISTRY OF FINANCE




Tran Van Ta

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 23/1999/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất