Thông tư 202/2014/TT-BTC phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

thuộc tính Thông tư 202/2014/TT-BTC

Thông tư 202/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:202/2014/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Xuân Hà
Ngày ban hành:22/12/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------

Số: 202/2014/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2014

Căn cứ Luật Kế toán ngày 17/06/2003;

Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ- CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 13/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất đối với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết và phương pháp kế toán xử lý các giao dịch giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, giữa tập đoàn và công ty liên doanh, liên kết.
2. Thông tư này áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty mẹ - công ty con thuộc các ngành, các thành phần kinh tế khi lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất.
3. Doanh nghiệp được vận dụng các nguyên tắc hợp nhất của Thông tư này để lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc.
Điều 2. Giải thích thuật ngữ
Trong Thông tư này các thuật ngữ được hiểu như sau:
1. Công ty con cấp 1 là công ty con bị công ty mẹ kiểm soát trực tiếp thông qua quyền biểu quyết trực tiếp của công ty mẹ.
2. Công ty con cấp 2 là công ty con bị công ty mẹ kiểm soát gián tiếp thông qua các công ty con khác.
3. Công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước là các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của Tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con theo quy định của pháp luật.
4. Tập đoàn gồm công ty mẹ và các công ty con.
5. Tập đoàn đa cấp là tập đoàn gồm công ty mẹ, các công ty con cấp 1 và công ty con cấp 2.
6. Giao dịch theo chiều xuôi là giao dịch giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn trong đó bên bán là công ty mẹ hoặc giao dịch giữa nhà đầu tư và công ty liên doanh, liên kết trong đó bên bán hoặc góp vốn là nhà đầu tư.
7. Giao dịch theo chiều ngược là giao dịch giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn trong đó bên bán là công ty con hoặc giao dịch giữa nhà đầu tư và công ty liên doanh, liên kết trong đó bên bán là công ty liên doanh, liên kết.
8. Đơn vị có lợi ích công chúng là doanh nghiệp, tổ chức mà tính chất và quy mô hoạt động có liên quan nhiều đến lợi ích của công chúng, gồm:
- Công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và các công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
- Doanh nghiệp, tổ chức khác có liên quan đến lợi ích của công chúng do tính chất, quy mô hoạt động của đơn vị đó theo quy định của pháp luật.
Khái niệm công ty đại chúng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
9. Lãi từ giao dịch mua giá rẻ: Là khoản chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư vào công ty con nhỏ hơn phần sở hữu của công ty mẹ trong giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con tại ngày mua (thuật ngữ này trước đây gọi là bất lợi thương mại hoặc lợi thế thương mại âm).
10. Cổ đông không kiểm soát: Là cổ đông không có quyền kiểm soát công ty con (trước đây gọi là cổ đông thiểu số).
Điều 3. Yêu cầu của Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ trong kỳ kế toán của tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ hay các công ty con trong tập đoàn.
2. Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho việc đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng tạo tiền của tập đoàn trong kỳ kế toán đã qua và dự đoán trong tương lai, làm cơ sở cho việc ra quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào tập đoàn của các chủ sở hữu, nhà đầu tư, chủ nợ hiện tại và tương lai và các đối tượng khác sử dụng Báo cáo tài chính.
Điều 4. Kỳ lập Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Báo cáo tài chính hợp nhất gồm Báo cáo tài chính hợp nhất năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ (báo cáo quý, gồm cả quý IV và báo cáo bán niên). Báo cáo tài chính hợp nhất năm được lập dưới dạng đầy đủ, Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược.
2. Báo cáo tài chính hợp nhất năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ gồm:
- Bảng cân đối kế toán hợp nhất;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất;
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất.
Điều 5. Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Kết thúc kỳ kế toán, công ty mẹ có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn, cụ thể:
a) Công ty mẹ là tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty đại chúng quy mô lớn và công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm và Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên dạng đầy đủ, Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng tóm lược (được lập Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng đầy đủ nếu có nhu cầu).
b) Đối với công ty mẹ không thuộc các đối tượng tại điểm a nêu trên:
- Phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất năm dạng đầy đủ;
- Khuyến khích lập Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược (nếu có nhu cầu).
2. Công ty mẹ không phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất khi thoả mãn tất cả những điều kiện sau:
a) Công ty mẹ không phải là đơn vị có lợi ích công chúng;
b) Công ty mẹ không phải là thuộc sở hữu Nhà nước hoặc do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối;
c) Công ty mẹ đồng thời là công ty con bị sở hữu bởi một công ty khác và việc không lập Báo cáo tài chính hợp nhất đạt được sự đồng thuận của các cổ đông, kể cả cổ đông không có quyền biểu quyết;
d) Công cụ vốn hoặc công cụ nợ của công ty mẹ đó không được giao dịch trên thị trường (kể cả thị trường trong nước, ngoài nước, thị trường phi tập trung (OTC), thị trường địa phương và thị trường khu vực);
đ) Công ty mẹ không lập hồ sơ hoặc không trong quá trình nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để xin phép phát hành các loại công cụ tài chính ra công chúng;
e) Công ty sở hữu công ty mẹ đó lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho mục đích công bố thông tin ra công chúng phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Điều 6. Thời hạn nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Báo cáo tài chính hợp nhất năm phải nộp cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm và được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất năm và công khai theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
2. Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ phải nộp cho các chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp và công khai Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Điều 7. Nơi nhận Báo cáo tài chính hợp nhất
Báo cáo tài chính hợp nhất năm và giữa niên độ (quý) phải nộp cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán, cụ thể như sau:
1. Cơ quan tài chính:
Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước do UBND cấp tỉnh thành lập phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất của cho Sở Tài chính. Các Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp), trừ các trường hợp sau:
- Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực Ngân hàng, đầu tư tài chính nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ngân hàng và các tổ chức tài chính). Riêng Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC); Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC); Tập đoàn Bảo Việt ngoài việc nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định nêu trên còn phải nộp cho Cục Tài chính doanh nghiệp;
- Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý và giám sát Bảo hiểm);
- Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán.
2. Công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước ngoài việc nộp báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này còn phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho các đơn vị thực hiện quyền chủ sở hữu theo phân công, phân cấp tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
3. Cơ quan thuế và cơ quan thống kê:
a) Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Tổng cục Thuế, cơ quan thuế địa phương, Tổng Cục thống kê, cơ quan thống kê địa phương.
b) Tập đoàn, công ty mẹ khác phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho cơ quan Thuế và cơ quan Thống kê địa phương.
4. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh:
Công ty mẹ không thuộc sở hữu Nhà nước nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh.
5. Công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và các công ty quản lý quỹ phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết.
Điều 8. Xác định công ty mẹ
1. Một công ty được coi là công ty mẹ của một công ty khác nếu có quyền kiểm soát thông qua việc chi phối các chính sách tài chính và hoạt động nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của công ty này mà không chỉ xét tới hình thức pháp lý, hay tên gọi của công ty đó. Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết trực tiếp hoặc gián tiếp ở Công ty con. Trường hợp có sự khác biệt giữa tỷ lệ quyền biểu quyết theo giấy đăng ký kinh doanh và tỷ lệ quyền biểu quyết tính trên cơ sở vốn thực góp thì quyền biểu quyết được xác định theo điều lệ doanh nghiệp hoặc theo sự thống nhất giữa các bên;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty con;
c) Có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương;
d) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty con;
đ) Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết;
e) Có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận.
2. Khi xác định quyền kiểm soát của công ty mẹ, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp phải xem xét quyền biểu quyết tiềm năng phát sinh từ các quyền chọn mua hoặc các công cụ nợ và công cụ vốn có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tại thời điểm hiện tại. Nếu các công cụ nợ và công cụ vốn nêu trên không được phép chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tại thời điểm hiện tại, ví dụ không thể chuyển đổi trước một thời điểm nào đó trong tương lai hoặc cho đến khi một sự kiện trong tương lai xảy ra thì không được sử dụng để xác định quyền kiểm soát.
Điều 9. Nguyên tắc xác định quyền kiểm soát, tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát nắm giữ trong công ty con
1. Quyền kiểm soát được thiết lập khi công ty mẹ nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con khác trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con trừ những trường hợp đặc biệt khi có thể chứng minh được rằng việc nắm giữ nói trên không gắn liền với quyền kiểm soát.
2. Lợi ích công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát nắm giữ tại công ty con bao gồm lợi ích trực tiếp và gián tiếp có được thông qua công ty con khác. Việc xác định lợi ích của các bên được căn cứ vào tỷ lệ vốn góp (trực tiếp và gián tiếp) tương ứng của từng bên trong công ty con, trừ khi có thoả thuận khác. Trường hợp có sự khác biệt giữa tỷ lệ vốn góp theo giấy đăng ký kinh doanh và tỷ lệ vốn thực góp thì tỷ lệ lợi ích được xác định theo điều lệ doanh nghiệp hoặc theo sự thống nhất giữa các bên.
3. Khi có quyền biểu quyết tiềm năng hoặc các công cụ tài chính phái sinh khác có quyền biểu quyết tiềm năng, lợi ích của công ty mẹ chỉ được xác định trên cơ sở phần vốn góp nắm giữ (trực tiếp và gián tiếp) trong công ty con tại thời điểm hiện tại, không tính đến việc thực hiện hoặc chuyển đổi quyền biểu quyết tiềm năng, ngoại trừ có thoả thuận khác với cổ đông không kiểm soát.
4. Nếu công ty con có cổ phiếu ưu đãi cổ tức luỹ kế chưa thanh toán bị nắm giữ bởi các đối tượng bên ngoài tập đoàn, công ty mẹ chỉ được xác định phần kết quả lãi, lỗ của mình sau khi đã điều chỉnh cho số cổ tức ưu đãi của công ty con phải trả cho dù cổ tức đã được công bố hay chưa.
5. Xác định quyền kiểm soát và tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ, cổ đông không kiểm soát trong một số trường hợp:
a) Xác định quyền biểu quyết: Công ty mẹ có thể nắm giữ trực tiếp quyền biểu quyết ở công ty con thông qua số vốn công ty mẹ đầu tư trực tiếp vào công ty con.
- Ví dụ: Công ty A sở hữu 2.600 cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết trong tổng số 5.000 cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty cổ phần B. Như vậy công ty A nắm giữ trực tiếp 52% (2.600/5.000) quyền biểu quyết tại công ty B. Theo đó, công ty A là công ty mẹ của công ty cổ phần B, công ty cổ phần B là công ty con của công ty A. Tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát sẽ tương ứng với số vốn góp của các bên, trừ khi có thoả thuận khác.
- Ví dụ: Công ty mẹ có thể nắm giữ gián tiếp quyền biểu quyết tại một công ty con thông qua một công ty con khác trong tập đoàn.
Công ty cổ phần X sở hữu 8.000 cổ phiếu có quyền biểu quyết trong tổng số 10.000 cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty cổ phần Y. Công ty Y đầu tư vào Công ty TNHH Z với tổng số vốn là: 600 triệu đồng trong tổng số 1.000 triệu đồng vốn điều lệ đã góp đủ của Z. Công ty cổ phần X đầu tư tiếp vào công ty TNHH Z là 200 triệu đồng trong 1.000 triệu đồng vốn điều lệ đã góp đủ của Z.
Quyền biểu quyết trực tiếp của Công ty X tại Công ty cổ phần Y là:
(8.000 Cổ phiếu/10.000 cổ phiếu) x 100% = 80% .
Quyền biểu quyết trực tiếp của Công ty Y tại Công ty TNHH Z là:
(600/1.000) x 100% = 60%.
Như vậy, quyền biểu quyết của công ty cổ phần X với công ty TNHH Z gồm hai phần: Quyền biểu quyết trực tiếp là 20% (200/1.000); Quyền biểu quyết gián tiếp qua công ty cổ phần Y là 60%. Tổng tỷ lệ biểu quyết của công ty X nắm giữ trực tiếp và gián tiếp là 80% quyền biểu quyết của công ty TNHH Z. Theo đó công ty Z là công ty con của công ty X.
b) Xác định tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ và các cổ đông không kiểm soát đối với công ty con - Xác định tỷ lệ lợi ích trực tiếp Công ty mẹ có lợi ích trực tiếp trong công ty con nếu công ty mẹ sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản thuần của công ty con. Nếu công ty con không bị sở hữu toàn bộ bởi công ty mẹ thì các cổ đông không kiểm soát của công ty con cũng có lợi ích trực tiếp trong công ty con. Lợi ích trực tiếp được xác định trên cơ sở tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị tài sản thuần của bên nhận đầu tư. Ví dụ: Công ty mẹ A đầu tư trực tiếp vào ba công ty con B1, B2, B3 với tỷ lệ sở hữu tài sản thuần của các công ty này lần lượt là 75%,100% và 60%. Lợi ích trực tiếp của công ty mẹ A và lợi ích trực tiếp của các cổ đông không kiểm soát trong các công ty B1, B2, B3 được tính toán như sau:

 

B1

B2

B3

 

 

Lợi ích trực tiếp của công ty mẹ

75%

100%

60%

 

Lợi ích trực tiếp của cổ đông không kiểm soát

25%

0%

40%

 

 

100%

100%

100%

 

Theo ví dụ nêu trên, công ty mẹ A có tỷ lệ lợi ích trực tiếp trong các công ty con B1, B2 và B3 lần lượt là 75%; 100% và 60%. Cổ đông không kiểm soát có tỷ lệ lợi ích trực tiếp trong các công ty B1, B2 và B3 lần lượt là 25%; 0% và 40%. - Xác định tỷ lệ lợi ích gián tiếp: Công ty mẹ nắm giữ lợi ích gián tiếp trong một công ty con nếu một phần tài sản thuần của công ty con này được nắm giữ trực tiếp bởi một công ty con khác trong tập đoàn. Tỷ lệ lợi ích gián tiếp của công ty mẹ ở công ty con được xác định thông qua tỷ lệ lợi ích của công ty con đầu tư trực tiếp.

Tỷ lệ (%) lợi ích gián tiếp của công ty mẹ tại công ty con

=

Tỷ lệ (%) lợi ích tại công ty con đầu tư trực tiếp

x

Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty con đầu tư trực tiếp tại công ty con đầu tư gián tiếp

Ví dụ: Công ty mẹ A sở hữu 80% giá trị tài sản thuần của công ty B. Công ty B sở hữu 75% giá trị tài sản thuần của công ty C. Công ty A kiểm soát công ty C thông qua công ty B do đó công ty C là công ty con của công ty A. Trường hợp này lợi ích của công ty mẹ A trong công ty con B và C được xác định như sau:

 

B

C

Công ty mẹ A

 

 

Lợi ích trực tiếp

80%

-

Lợi ích gián tiếp

 

60%

Cổ đông không kiểm soát

-

 

Lợi ích trực tiếp

20%

25%

Lợi ích gián tiếp

 

15%

 

100%

100%

Tỷ lệ lợi ích gián tiếp của Công ty mẹ A trong công ty con C được xác định là 60% (80% x 75%). Tỷ lệ lợi ích của các cổ đông không kiểm soát trong công ty C là 40% trong đó tỷ lệ lợi ích gián tiếp là 15% ((100% - 80%) x 75%) và tỷ lệ lợi ích trực tiếp là 25% (100% - 75%). Ví dụ: Công ty A sở hữu 80% giá trị tài sản thuần của công ty B và 15% giá trị tài sản thuần của công ty C. Công ty B sở hữu 60% giá trị tài sản thuần của công ty C. Trường hợp này công ty A kiểm soát công ty C. Tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ A trong các công ty con B và C được xác định như sau:

 

B

C

Công ty mẹ A

 

 

Lợi ích trực tiếp

80%

15%

Lợi ích gián tiếp

 

48%

Cổ đông không kiểm soát

-

 

Lợi ích trực tiếp

20%

25%

Lợi ích gián tiếp

 

12%

 

100%

100%

Tỷ lệ lợi ích trực tiếp của công ty A trong công ty B là 80% và công ty C là 15%. Tỷ lệ lợi ích gián tiếp của công ty mẹ A trong công ty C là 48% (80% x 60%). Vậy tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ A trong công ty C là 63% (15% + 48%); Tỷ lệ lợi ích trực tiếp của các cổ đông không kiểm soát trong Công ty B và C lần lượt là 20% (100% - 80%) và 25% (100% - 60% - 15%); Tỷ lệ lợi ích gián tiếp của các cổ đông không kiểm soát trong công ty C là 12% {(100% - 80%) x 60%}.
Điều 10. Nguyên tắc chung khi lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Công ty mẹ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất Báo cáo tài chính riêng của mình và của tất cả các công ty con ở trong nước và ngoài nước do công ty mẹ kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp, trừ các trường hợp:
a) Quyền kiểm soát của công ty mẹ chỉ là tạm thời vì công ty con này chỉ được mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong thời gian không quá 12 tháng.
- Quyền kiểm soát tạm thời phải được xác định ngay tại thời điểm mua công ty con và khoản đầu tư có quyền kiểm soát tạm thời không được trình bày là khoản đầu tư vào công ty con mà phải phân loại là đầu tư ngắn hạn nắm giữ vì mục đích kinh doanh.
- Nếu tại thời điểm mua, công ty mẹ đã phân loại khoản đầu tư là công ty con, sau đó công ty mẹ dự kiến thoái vốn trong thời gian dưới 12 tháng hoặc công ty con dự kiến phá sản, giải thể, chia tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động trong thời gian dưới 12 tháng thì không được coi quyền kiểm soát là tạm thời.
b) Hoạt động của công ty con bị hạn chế trong thời gian trên 12 tháng và điều này ảnh hưởng đáng kể tới khả năng chuyển vốn cho công ty mẹ.
2. Công ty mẹ không được loại trừ khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất đối với:
a) Công ty con có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của công ty mẹ và công ty con khác trong tập đoàn;
b) Công ty con là Quỹ tín thác, Quỹ tương hỗ, Quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc các doanh nghiệp tương tự.
3. Báo cáo tài chính hợp nhất được lập và trình bày theo các nguyên tắc kế toán như Báo cáo tài chính của doanh nghiệp độc lập theo qui định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam “Trình bày báo cáo tài chính” và qui định của các Chuẩn mực kế toán khác có liên quan.
4. Báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán thống nhất cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự trong toàn Tập đoàn.
a) Trường hợp công ty con sử dụng các chính sách kế toán khác với chính sách kế toán áp dụng thống nhất trong tập đoàn thì Báo cáo tài chính được sử dụng để hợp nhất phải được điều chỉnh lại theo chính sách chung của tập đoàn. Công ty mẹ có trách nhiệm hướng dẫn công ty con thực hiện việc điều chỉnh lại Báo cáo tài chính dựa trên bản chất của các giao dịch và sự kiện.
Ví dụ: Sử dụng chính sách kế toán thống nhất:
- Công ty con ở nước ngoài áp dụng mô hình đánh giá lại đối với TSCĐ, công ty mẹ ở Việt Nam áp dụng mô hình giá gốc. Trước khi hợp nhất Báo cáo tài chính, tập đoàn phải chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty con theo mô hình giá gốc;
- Công ty mẹ tại Việt Nam áp dụng phương pháp vốn hóa lãi vay đối với việc xây dựng tài sản dở dang, công ty con ở nước ngoài ghi nhận chi phí lãi vay đối với tài sản dở dang vào chi phí trong kỳ. Trước khi hợp nhất Báo cáo tài chính, tập đoàn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính của công ty con theo phương pháp vốn hóa lãi vay đối với tài sản dở dang.
b) Trường hợp công ty con không thể sử dụng cùng một chính sách kế toán với chính sách chung của tập đoàn thì trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất phải trình bày rõ về các khoản mục đã được ghi nhận và trình bày theo các chính sách kế toán khác nhau và phải thuyết minh rõ các chính sách kế toán khác đó.
5. Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và Báo cáo tài chính của công ty con sử dụng để hợp nhất phải được lập cho cùng một kỳ kế toán.
Nếu ngày kết thúc kỳ kế toán là khác nhau, công ty con phải lập thêm một bộ Báo cáo tài chính cho mục đích hợp nhất có kỳ kế toán trùng với kỳ kế toán của công ty mẹ. Nếu điều này không thể thực hiện được, các Báo cáo tài chính được lập vào thời điểm khác nhau có thể được sử dụng với điều kiện là thời gian chênh lệch đó không vượt quá 3 tháng. Trong trường hợp này, Báo cáo tài chính sử dụng để hợp nhất phải được điều chỉnh cho ảnh hưởng của những giao dịch và sự kiện quan trọng xảy ra giữa ngày kết thúc kỳ kế toán của công ty con và ngày kết thúc kỳ kế toán của tập đoàn. Độ dài của kỳ báo cáo và sự khác nhau về thời điểm lập Báo cáo tài chính phải được thống nhất qua các kỳ.
6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con phải được đưa vào Báo cáo tài chính hợp nhất kể từ ngày công ty mẹ nắm quyền kiểm soát công ty con và chấm dứt vào ngày công ty mẹ thực sự chấm dứt quyền kiểm soát công ty con. Khoản đầu tư vào doanh nghiệp phải hạch toán theo Chuẩn mực kế toán “Công cụ tài chính” kể từ khi doanh nghiệp đó không còn là công ty con và cũng không trở thành công ty liên doanh, liên kết.
7. Phần sở hữu của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần có thể xác định được của công ty con tại ngày mua phải được trình bày theo giá trị hợp lý, cụ thể:
a) Tài sản thuần của công ty con tại ngày mua được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất theo giá trị hợp lý. Nếu công ty mẹ không sở hữu 100% công ty con thì phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý phải phân bổ cho cả cổ đông mẹ và cổ đông không kiểm soát.
b) Sau ngày mua, nếu các tài sản của công ty con tại ngày mua (có giá trị hợp lý khác biệt so với giá trị ghi sổ) được khấu hao, thanh lý hoặc bán thì phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ được coi là đã thực hiện và phải điều chỉnh vào:
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tương ứng với phần sở hữu của cổ đông mẹ;
- Lợi ích cổ đông không kiểm soát tương ứng với phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát.
8. Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con tại ngày mua, công ty mẹ phải ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ giao dịch hợp nhất kinh doanh.
9. Lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua rẻ được xác định là chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư và giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được của công ty con tại ngày mua do công ty mẹ nắm giữ (thời điểm công ty mẹ nắm giữ quyền kiểm soát công ty con).
a) Thời gian phân bổ lợi thế thương mại không quá 10 năm, bắt đầu kể từ ngày công ty mẹ kiểm soát công ty con theo nguyên tắc: Việc phân bổ phải thực hiện dần đều qua các năm. Định kỳ công ty mẹ phải đánh giá tổn thất ợi thế thương mại tại công ty con, nếu có bằng chứng cho thấy số lợi thế thương mại bị tổn thất lớn hơn số phân bổ hàng năm thì phân bổ theo số lợi thế thương mại bị tổn thất ngay trong kỳ phát sinh. Một số bằng chứng về việc lợi thế thương mại bị tổn thất như:
- Sau ngày kiểm soát công ty con, nếu giá phí khoản đầu tư thêm nhỏ hơn phần sở hữu của công ty mẹ trong giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con được mua thêm;
- Giá trị thị trường của công ty con bị giảm (ví dụ giá trị thị trường cổ phiếu công ty con bị giảm đáng kể do công ty con liên tục làm ăn thua lỗ);
- Hạng sắp xếp tín nhiệm bị giảm trong thời gian dài; Công ty con lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, tạm ngừng hoạt động hoặc có nguy cơ giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động;
- Các chỉ tiêu về tài chính bị suy giảm một cách nghiêm trọng và có hệ thống…
Ví dụ: Giả sử lợi thế thương mại phát sinh là 10 tỉ đồng được phân bổ 10 năm (mỗi năm 1 tỉ đồng). Sau khi phân bổ 3 năm (3 tỉ đồng), nếu có bằng chứng cho thấy lợi thế thương mại đã tổn thất hết thì năm thứ 4 số lợi thế thương mại được phân bổ là 7 tỉ đồng.
b) Trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn, khi xác định lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua giá rẻ (lợi thế thương mại âm), giá phí khoản đầu tư vào công ty con được tính là tổng của giá phí khoản đầu tư tại ngày đạt được quyền kiểm soát công ty con cộng với giá phí khoản đầu tư của những lần trao đổi trước đã được đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại ngày công ty mẹ kiểm soát công ty con.
10. Nếu sau khi đã kiểm soát công ty con, nếu công ty mẹ tiếp tục đầu tư vào công ty con để tăng tỷ lệ lợi ích nắm giữ, phần chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư thêm và giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con mua thêm phải được ghi nhận trực tiếp vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và được coi là các giao dịch vốn chủ sở hữu (không ghi nhận như lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua giá rẻ). Trong trường hợp này, công ty mẹ không thực hiện việc ghi nhận tài sản thuần của công ty con theo giá trị hợp lý như tại thời điểm kiểm soát công ty con.
11. Các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất được lập bằng cách cộng từng chỉ tiêu thuộc Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn sau đó thực hiện điều chỉnh cho các nội dung sau:
a) Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ toàn bộ đồng thời ghi nhận lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua giá rẻ (nếu có);
b) Phân bổ lợi thế thương mại;
c) Lợi ích cổ đông không kiểm soát được trình bày trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất thành một chỉ tiêu riêng thuộc phần vốn chủ sở hữu. Phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong Báo cáo kết quả kinh doanh của tập đoàn cũng phải được trình bày thành chỉ tiêu riêng biệt trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất;
d) Số dư các khoản mục phải thu, phải trả, cho vay... giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn;
đ) Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn phải được loại trừ toàn bộ;
e) Các khoản lãi chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn đang nằm trong giá trị tài sản (như hàng tồn kho, tài sản cố định…) phải được loại trừ hoàn toàn. Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đang phản ánh trong giá trị tài sản (hàng tồn kho, tài sản cố định…) cũng phải được loại bỏ trừ khi chi phí gây ra khoản lỗ đó không thể thu hồi được.
12. Số chênh lệch giữa số thu từ việc thoái vốn tại công ty con và giá trị phần tài sản thuần của công ty con bị thoái vốn cộng với (+) giá trị phần lợi thế thương mại chưa phân bổ hết được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh theo nguyên tắc:
- Nếu giao dịch thoái vốn không làm công ty mẹ mất quyền kiểm soát đối với công ty con, toàn bộ chênh lệch nêu trên được ghi nhận vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
- Nếu giao dịch thoái vốn dẫn đến việc công ty mẹ mất quyền kiểm soát đối với công ty con, toàn bộ chênh lệch nêu trên được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Khoản đầu tư vào công ty con sẽ được hạch toán như một khoản đầu tư tài chính thông thường hoặc kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu kể từ khi công ty mẹ không còn nắm quyền kiểm soát công ty con.
13. Sau khi thực hiện tất cả các bút toán điều chỉnh, phần chênh lệch phát sinh do việc điều chỉnh các chỉ tiêu thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh phải được kết chuyển vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
14. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập căn cứ vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con theo nguyên tắc:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất chỉ trình bày luồng tiền giữa tập đoàn với các đơn vị bên ngoài tập đoàn, bao gồm cả luồng tiền phát sinh từ các giao dịch với các công ty liên doanh, liên kết và cổ đông không kiểm soát của tập đoàn và được trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất theo 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Toàn bộ các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con trong nội bộ tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất.
15. Trường hợp công ty mẹ có các công ty con lập Báo cáo tài chính bằng đồng tiền khác với đồng tiền báo cáo của công ty mẹ, trước khi hợp nhất Báo cáo tài chính, công ty mẹ phải chuyển đổi toàn bộ Báo cáo tài chính của các công ty con sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ theo quy định tại Chương VI Thông tư này.
16. Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất được lập để giải thích thêm các thông tin về tài chính và phi tài chính, được căn cứ vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất và các tài liệu có liên quan trong quá trình hợp nhất Báo cáo tài chính.
Điều 11. Trình tự hợp nhất Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa công ty mẹ và công ty con
1. Hợp cộng các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn.
2. Loại trừ toàn bộ giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con, phần tài sản thuần của công ty mẹ nắm giữ trong vốn chủ sở hữu của công ty con và ghi nhận lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua giá rẻ (nếu có).
3. Phân bổ lợi thế thương mại (nếu có).
4. Tách lợi ích cổ đông không kiểm soát.
5. Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ trong tập đoàn.
6. Lập Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất. Sau khi lập các bút toán điều chỉnh, căn cứ vào chênh lệch giữa số điều chỉnh tăng và số điều chỉnh giảm của các chỉ tiêu thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển để phản ánh tổng ảnh hưởng phát sinh từ việc điều chỉnh doanh thu, chi phí tới lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
7. Lập Báo cáo tài chính hợp nhất căn cứ vào Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất sau khi đã được điều chỉnh và loại trừ cho các giao dịch phát sinh trong nội bộ tập đoàn.
Điều 12. Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất
1. Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh được lập cho từng chỉ tiêu nhằm tổng hợp các khoản được điều chỉnh và loại trừ khi hợp nhất Báo cáo tài chính (theo mẫu số BTH 01 – HN, phụ lục số 2 Thông tư này).
2. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất được lập để tổng hợp các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn đồng thời phản ánh tổng ảnh hưởng của các bút toán loại trừ và điều chỉnh khi hợp nhất đến mỗi chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính hợp nhất (mẫu số BTH 02 – HN, phụ lục số 2 Thông tư này).
Điều 13. Biểu mẫu Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Báo cáo tài chính hợp nhất áp dụng biểu mẫu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp độc lập quy định tại Chế độ kế toán doanh nghiệp và bổ sung các chỉ tiêu như sau:
a) Bổ sung các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất:
- Bổ sung chỉ tiêu VI “Lợi thế thương mại”- Mã số 269 trong phần “Tài sản” để phản ánh lợi thế thương mại phát sinh trong giao dịch hợp nhất kinh doanh;
- Bổ sung chỉ tiêu “Lợi ích cổ đông không kiểm soát” - Mã số 429 và được trình bày là một chỉ tiêu thuộc phần vốn chủ sở hữu để phản ánh giá trị lợi ích của cổ đông không kiểm soát trong các công ty con.
b) Bổ sung các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất:
- Bổ sung chỉ tiêu “Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết” – Mã số 24 để phản ánh phần lãi hoặc lỗ thuộc sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của công ty liên doanh, liên kết khi nhà đầu tư áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu.
- Bổ sung chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ” - Mã số 61 để phản ánh giá trị phần lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông mẹ trong kỳ.
- Bổ sung chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát” - Mã số 62 để phản ánh giá trị phần lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát trong kỳ.
2. Các thông tin phải trình bày trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất thực hiện theo quy định tại phụ lục số 1 Thông tư này.
Chương II
PHƯƠNG PHÁP HỢP NHẤT BÁO CÁO TÀI CHÍNH MỘT SỐ GIAO DỊCH CƠ BẢN GIỮA CÔNG TY MẸ VÀ CÁC CÔNG TY CON
MỤC 1. LOẠI TRỪ KHOẢN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY MẸ VÀO CÔNG TY CON
Điều 14. Nguyên tắc kế toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con trong giao dịch hợp nhất kinh doanh đạt được quyền kiểm soát qua một lần mua
1. Trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con và phần sở hữu của công ty mẹ trong giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con tại ngày mua phải được loại trừ hoàn toàn, theo nguyên tắc:
- Công ty mẹ phải ghi nhận tài sản, nợ phải trả của công ty con theo giá trị hợp lý tại ngày mua;
- Công ty mẹ phải ghi nhận riêng rẽ phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con tại ngày mua.
- Công ty mẹ ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả đối với các tài sản, nợ phải trả của công ty con có giá trị hợp lý cao hơn giá trị ghi sổ; Ghi nhận tài sản thuế hoãn lại đối với các tài sản, nợ phải trả của công ty con có giá trị hợp lý nhỏ hơn giá trị ghi sổ;
- Trường hợp sau ngày mua, công ty con khấu hao, thanh lý, nhượng bán hoặc thanh toán những tài sản và nợ phải trả đã được ghi nhận theo giá trị hợp lý thì phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản, nợ phải trả tại ngày mua tương ứng với phần sở hữu của công ty mẹ được coi là đã thực hiện và được ghi nhận trực tiếp vào khoản mục “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”.
2. Khoản lợi thế thương mại hoặc khoản lãi phát sinh từ giao dịch mua rẻ trong quá trình mua công ty con (nếu có) được ghi nhận đồng thời khi loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con. Trường hợp sau khi nắm giữ quyền kiểm soát tại công ty con, công ty mẹ tiếp tục mua thêm tài sản thuần của công ty con từ các cổ đông không kiểm soát để nâng tỷ lệ sở hữu thì thực hiện như sau:
- Nếu giá phí khoản đầu tư thêm lớn hơn giá trị ghi sổ của tài sản thuần được mua thì phần chênh lệch được điều chỉnh trực tiếp làm giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
- Nếu giá phí khoản đầu tư thêm nhỏ hơn giá trị ghi sổ của tài sản thuần được mua thì phần chênh lệch được điều chỉnh trực tiếp làm tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Trường hợp này là dấu hiệu của sự tổn thất lợi thế thương mại tại, công ty mẹ phải đánh giá tổn thất, nếu giá trị tổn thất lớn hơn số phân bổ định kỳ thì phải ghi giảm lợi thế thương mại theo số tổn thất.
- Trường hợp công ty mẹ đầu tư thêm vào công ty con do công ty con huy động thêm vốn từ các chủ sở hữu thì thực hiện theo quy định tại Điều 54 Thông tư này.
3. Các biến động làm thay đổi vốn chủ sở hữu của công ty con phát sinh sau ngày mua, như: Biến động của các quỹ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá (nếu có) không được loại trừ ra khỏi Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
4. Trường hợp công ty con sử dụng thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển hoặc lợi nhuận sau thuế chưa phân phối phát sinh sau ngày mua để tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, khi loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con, công ty mẹ ghi nhận giá trị phần vốn đầu tư của chủ sở hữu (của công ty con) tăng thêm (tương ứng với phần công ty mẹ được hưởng) vào chỉ tiêu vốn khác của chủ sở hữu.
Đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, nếu pháp luật quy định phải ghi nhận doanh thu đối với khoản cổ tức bằng cổ phiếu thì phải ghi giảm khoản doanh thu cổ tức bằng cổ phiếu đã được ghi nhận.
5. Đối với các công ty mẹ được cổ phần hoá từ công ty Nhà nước, khi xác định giá trị doanh nghiệp, công ty mẹ phải đánh giá lại giá trị các khoản đầu tư vào công ty con. Khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ và phần sở hữu của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con (nếu có) được trình bày vào chỉ tiêu “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” của Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
6. Trường hợp cơ cấu vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày mua có sự thay đổi (do phân phối lợi nhuận sau thuế tại ngày mua, sử dụng thặng dư vốn cổ phần, các quỹ tại ngày mua để tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu) thì khi loại trừ giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào công ty con, kế toán phải xác định lại phần sở hữu của công ty mẹ trong từng chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày mua để thực hiện bút toán loại trừ một cách thích hợp.
Điều 15. Nguyên tắc kế toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn
1. Trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn, trước khi thực hiện việc loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ và công ty con, kế toán phải thực hiện một số điều chỉnh đối với giá phí khoản đầu tư của công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất như sau:
a) Trường hợp trước ngày công ty mẹ đạt được quyền kiểm soát, công ty mẹ không có ảnh hưởng đáng kể với công ty con và khoản đầu tư được trình bày theo phương pháp giá gốc: Khi đạt được quyền kiểm soát đối với công ty con, trên Báo cáo tài chính hợp nhất công ty mẹ phải đánh giá lại giá trị khoản đầu tư trước đây theo giá trị hợp lý tại ngày kiểm soát công ty con. Phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại và giá gốc khoản đầu tư được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
b). Trường hợp trước ngày công ty mẹ đạt được quyền kiểm soát, công ty con là công ty liên kết của công ty mẹ và đã được trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu: Khi đạt được quyền kiểm soát, trên Báo cáo tài chính hợp nhất công ty mẹ phải đánh giá lại giá trị khoản đầu tư theo giá trị hợp lý. Phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại và giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất; Phần chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu và giá gốc khoản đầu tư được ghi nhận trực tiếp vào các chỉ tiêu thuộc phân vốn chủ sở hữu của Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
2. Sau khi điều chỉnh giá phí khoản đầu tư, công ty mẹ thực hiện loại trừ khoản đầu tư vào công ty con theo nguyên tắc chung quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Điều 16. Phương pháp kế toán loại trừ khoản đầu tư của Công ty mẹ vào Công ty con
1. Trước khi loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con, trên Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải điều chỉnh giá trị khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con nêu việc kiểm soát công ty con được thực hiện qua nhiều lần mua (Hợp nhất kinh doanh qua nhiều giao đoạn).
a) Trường hợp trước ngày kiểm soát, công ty mẹ không có ảnh hưởng đáng kể với công ty con, khoản đầu tư được trình bày theo phương pháp giá gốc: Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ đánh giá lại khoản đầu tư trước đây theo giá trị hợp lý tại ngày đạt được quyền kiểm soát và ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá gốc khoản đầu tư:
- Trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá gốc khoản đầu tư, kế toán ghi nhận lãi trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty con
Có Doanh thu hoạt động tài chính (lãi) (kỳ có quyền kiểm soát)
Có LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (kỳ sau).
- Trường hợp giá trị hợp lý nhỏ hơn giá gốc khoản đầu tư, kế toán ghi nhận lỗ trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, ghi:
Nợ Chi phí tài chính (lỗ) (kỳ đạt được quyền kiểm soát)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (kỳ sau)
Có Đầu tư vào công ty con
b) Trường hợp trước ngày kiểm soát, công ty con là công ty liên kết của công ty mẹ, khoản đầu tư được trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu: Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ đánh giá lại khoản đầu tư trước đây theo giá trị hợp lý tại ngày đạt được quyền kiểm soát và thực hiện các điều chỉnh sau:
b1) Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu (chênh lệch giữa giá gốc và giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu):
- Nếu điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết trước đây:
Nợ Đầu tư vào công ty con
Có các chỉ tiêu liên quan thuộc phần vốn chủ sở hữu
- Nếu điều chỉnh giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết trước đây:
Nợ các chỉ tiêu liên quan thuộc phần vốn chủ sở hữu
Có Đầu tư vào công ty con
b2. Ghi phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất:
- Trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá gốc khoản đầu tư, kế toán ghi nhận lãi trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty con
Có Doanh thu hoạt động tài chính (lãi) (kỳ có quyền kiểm soát)
Có LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (kỳ sau).
- Trường hợp giá trị hợp lý nhỏ hơn giá gốc khoản đầu tư, kế toán ghi nhận lỗ trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, ghi:
Nợ Chi phí tài chính (lỗ) (kỳ đạt được quyền kiểm soát)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (kỳ sau)
Có Đầu tư vào công ty con
2. Để loại trừ giá trị ghi sổ khoản mục "Đầu tư vào công ty con” trong Báo cáo tài chính của công ty mẹ với phần sở hữu của công ty mẹ trong giá trị hợp lý của tài sản thuần tại ngày mua của các công ty con, kế toán phải tính toán giá trị phần sở hữu của công ty mẹ trong từng chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu tại ngày mua của công ty con, đồng thời tính toán lợi thế thương mại phát sinh (hoặc lãi từ giao dịch mua rẻ - nếu có) tại ngày mua, xác định phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của từng tài sản, nợ phải trả của công ty con tại ngày mua, ghi:
Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn của chủ sở hữu (theo giá trị ghi sổ)
Nợ Lợi thế thương mại (trường hợp phát sinh LTTM)
Nợ các khoản mục tài sản (nếu giá trị hợp lý cao hơn giá trị ghi sổ)
Nợ các khoản mục nợ phải trả (nếu GTHL thấp hơn GTGS)
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát (phần sở hữu trong chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản thuần nhỏ hơn giá trị ghi sổ)
Có các khoản mục nợ phải trả (nếu GTHL cao hơn GTGS)
Có các khoản mục tài sản (giá trị hợp lý thấp hơn giá trị ghi sổ)
Có Thu nhập khác (trường hợp phát sinh lãi từ giao dịch mua rẻ)
Có Đầu tư vào công ty con
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát (phần sở hữu trong chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản thuần cao hơn giá trị ghi sổ)
- Trường hợp các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu tại ngày mua có giá trị âm thì khi loại trừ các chỉ tiêu này kế toán ghi Có vào chỉ tiêu đó thay vì ghi Nợ như bút toán trên. Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho các kỳ sau khi mua tài sản thuần của công ty con, khoản lãi phát sinh từ việc mua rẻ được điều chỉnh tăng khoản mục “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước”, không ghi tăng “Thu nhập khác”.
- Khi cơ cấu vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày mua có biến động, kế toán phải tính toán lại các chỉ tiêu phải loại trừ một cách thích hợp.
2. Trường hợp công ty mẹ và công ty con cùng đầu tư vào một công ty con khác mà trong Báo cáo tài chính riêng của công ty con khoản đầu tư vào công ty con kia trong tập đoàn được phản ánh trong chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết” hoặc “Đầu tư khác vào công cụ vốn” thì khi loại trừ giá trị khoản đầu tư được ghi nhận bởi công ty con của tập đoàn, ghi:
Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn của chủ sở hữu (theo giá trị ghi sổ)
Nợ Lợi thế thương mại (trường hợp phát sinh LTTM)
Nợ các khoản mục tài sản (nếu giá trị hợp lý cao hơn giá trị ghi sổ)
Nợ các khoản mục nợ phải trả (nếu GTHL thấp hơn GTGS)
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát (phần sở hữu trong chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản thuần nhỏ hơn giá trị ghi sổ)
Có các khoản mục nợ phải trả (nếu GTHL cao hơn GTGS)
Có các khoản mục tài sản (giá trị hợp lý thấp hơn giá trị ghi sổ)
Có Thu nhập khác (trường hợp phát sinh lãi từ giao dịch mua rẻ)
Có Đầu tư vào công ty con
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát (phần sở hữu trong chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản thuần cao hơn giá trị ghi sổ)
Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
Có Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
3. Trường hợp công ty con sử dụng thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển hoặc lợi nhuận sau thuế chưa phân phối phát sinh sau ngày mua để phát hành thêm cổ phiếu, công ty mẹ ghi nhận giá trị phần vốn cổ phần của công ty con tăng thêm tương ứng với phần công ty mẹ được hưởng vào chỉ tiêu vốn khác của chủ sở hữu, ghi:
Nợ Vốn góp của chủ sở hữu
Có Vốn khác của chủ sở hữu.
4. Đối với các công ty mẹ được cổ phần hoá từ công ty Nhà nước, khi phát sinh khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ và phần sở hữu của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con (nếu có), ghi:
Nợ Các chỉ tiêu thuộc vốn của chủ sở hữu (theo giá trị ghi sổ)
Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản (phần chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư của công ty mẹ cao hơn giá trị phần sở hữu của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con)
Có Chênh lệch đánh giá lại tài sản (phần chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư của công ty mẹ thấp hơn giá trị phần sở hữu của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con)
Có Đầu tư vào công ty con.
5. Trường hợp sau ngày kiểm soát công ty con, công ty mẹ đầu tư tiếp tục vào công ty con:
Khi đầu thêm vào công ty con, kế toán phải xác định giá phí khoản đầu tư thêm và phần sở hữu tăng thêm trong giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con (không tính theo giá trị hợp lý như tại ngày mua). Khoản chênh lệch giữa giá phí đầu tư thêm và giá trị ghi sổ tài sản thuần được ghi nhận trực tiếp vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (như giao dịch giữa các cổ đông nội bộ)
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này (nếu giá trị khoản đầu tư thêm vào công ty con lớn hơn phần giá trị tài sản thuần của cổ đông không kiểm soát chuyển nhượng cho công ty mẹ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này (nếu giá trị khoản đầu tư thêm vào công ty con nhỏ hơn phần giá trị tài sản thuần giá trị tài sản thuần của cổ đông không kiểm soát chuyển nhượng cho công ty mẹ)
Có Đầu tư vào công ty con.
Điều 17. Kế toán giao dịch công ty con, công ty liên kết mua lại cổ phiếu đã phát hành (cổ phiếu quỹ) và đầu tư ngược lại công ty mẹ
1. Trường hợp công ty con mua cổ phiếu quỹ
a) Khi công ty con mua lại cổ phiếu quỹ từ cổ đông không kiểm soát, tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ trong tài sản thuần của công ty con sẽ tăng lên. Tuy nhiên sau khi công ty con mua cổ phiếu quỹ, phần giá trị tài sản thuần của công ty con do công ty mẹ nắm giữ có thể tăng hoặc giảm so với trước khi công ty con mua cổ phiếu quỹ tùy thuộc vào giá mua cổ phiếu quỹ.
b) Công ty mẹ phải xác định phần sở hữu của mình trong giá trị tài sản thuần của công ty con tại thời điểm trước và sau khi công ty con mua cổ phiếu quỹ. Phần chênh lệch trong giá trị tài sản thuần đó được ghi nhận trực tiếp vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” của Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
- Trường hợp giá trị tài sản thuần do công ty mẹ nắm giữ tại công ty con tăng lên sau khi công ty con mua cổ phiếu quỹ, ghi:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này (kỳ công ty con mua cổ phiếu quỹ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước(các kỳ sau khi công ty con mua cổ phiếu quỹ)
- Trường hợp giá trị tài sản thuần do công ty mẹ nắm giữ tại công ty con giảm sau khi công ty con mua cổ phiếu quỹ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này (kỳ mua cổ phiếu quỹ)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (kỳ sau)
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát
2. Trường hợp công ty liên kết mua cổ phiếu quỹ
Khi công ty liên kết mua cổ phiếu quỹ, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của công ty liên kết sẽ tăng lên và nếu đủ để kiểm soát, nhà đầu tư sẽ trở thành công ty mẹ, công ty liên kết trở thành công ty con. Trường hợp này, nhà đầu tư áp dụng phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn theo quy định tại Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Thông tư này.
3. Trường hợp công ty con đầu tư ngược lại công ty mẹ
a) Đối với các công ty con không bị hạn chế bởi pháp luật khi mua lại cổ phiếu của công ty mẹ, kế toán phải trình bày giá trị ghi sổ khoản cổ phiếu công ty con mua của công ty mẹ trong chỉ tiêu “Cổ phiếu quỹ” của Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán của công ty con, kế toán ghi giảm giá trị số cổ phiếu của công ty mẹ đang được nắm giữ bởi công ty con (đang phản ánh tại các chỉ tiêu liên quan), ghi:
Nợ Cổ phiếu quỹ
Có Chứng khoán kinh doanh, hoặc
Có Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
b) Các công ty con nếu đầu tư góp vốn vào công ty mẹ mà công ty mẹ không phải là công ty cổ phần thì cũng thực hiện theo bút toán quy định tại điểm a nêu trên nhưng phải trình bày rõ trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất là chỉ tiêu “Cổ phiếu quỹ” phản ánh giá trị phần vốn góp của công ty con vào công ty mẹ được thực hiện dưới hình thức khác với hình thức đầu tư mua cổ phiếu.
Điều 18. Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ giao dịch hợp nhất kinh doanh
1. Khi giá trị ghi sổ của tài sản, nợ phải trả trên báo cáo tài chính riêng của công ty con khác biệt so với giá trị hợp lý, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại:
a) Trường hợp giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được của công ty con cao hơn giá trị ghi sổ, khi loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con, kế toán ghi nhận thuế hoãn lại phải trả, ghi:
Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn của chủ sở hữu (theo giá trị ghi sổ)
Nợ Lợi thế thương mại (trường hợp phát sinh LTTM)
Nợ Tài sản thuần (nếu giá trị hợp lý cao hơn giá trị ghi sổ)
Có Thu nhập khác (trường hợp phát sinh lãi từ giao dịch mua rẻ)
Có Đầu tư vào công ty con.
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát (phần sở hữu trong chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản thuần cao hơn giá trị ghi sổ)
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
b) Trường hợp giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được của công ty con nhỏ hơn giá trị ghi sổ, khi loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con, kế toán ghi nhận tài sản thuế hoãn lại, ghi:
Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn của chủ sở hữu (theo giá trị ghi sổ)
Nợ Lợi thế thương mại (trường hợp phát sinh LTTM)
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát (phần sở hữu trong chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản thuần nhỏ hơn giá trị ghi sổ)
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Tài sản thuần (giá trị hợp lý thấp hơn giá trị ghi sổ)
Có Thu nhập khác (trường hợp phát sinh lãi từ giao dịch mua rẻ)
Có Đầu tư vào công ty con.
2. Công ty mẹ không được ghi nhận thuế hoãn lại phải trả đối với lợi thế thương mại phát sinh từ giao dịch hợp nhất kinh doanh.
MỤC 2. XỬ LÝ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỮA GIÁ TRỊ HỢP LÝVÀ GIÁ TRỊ GHI SỔ KHI THU HỒI TÀI SẢN, THANH TOÁN NỢ PHẢI TRẢ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ THU NHẬP HOÃN LẠI PHÁT SINH TỪ GIAO DỊCH HỢP NHẤT KINH DOANH
Điều 19. Điều chỉnh ảnh hưởng của chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ khi thu hồi tài sản và thanh toán nợ phải trả của công ty con khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Đối với tài sản cố định, bất động sản đầu tư
a) Khi hợp nhất báo cáo tài chính, tài sản cố định và bất động sản đầu tư của công ty con được trình bày theo giá trị hợp lý. Do việc khấu hao và ghi nhận hao mòn luỹ kế trên Báo cáo tài chính của công ty con dựa trên giá trị ghi sổ của tài sản nhưng việc khấu hao và ghi nhận hao mòn luỹ kế trên Báo cáo tài chính hợp nhất được căn cứ vào giá trị hợp lý nên kế toán phải thực hiện một số điều chỉnh thích hợp, cụ thể:
- Toàn bộ chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế của tài sản cố định và bất động sản đầu tư phải được điều chỉnh phù hợp với giá trị hợp lý. Việc điều chỉnh này chỉ được chấm dứt khi công ty con đã thanh lý, nhượng bán các tài sản này.
- Công ty mẹ không thực hiện điều chỉnh thuế thu nhập hoãn lại đối với chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản cố định và bất động sản đầu tư.
b) Phương pháp kế toán điều chỉnh ảnh hưởng chênh lệch của chi phí khấu hao theo giá trị hợp lý và chi phí khấu hao theo giá trị ghi sổ
- Điều chỉnh hao mòn luỹ kế và chi phí khấu hao trong trường hợp giá trị hợp lý của tài sản cố định, bất động sản đầu tư cao hơn giá trị ghi sổ, ghi:
Nợ các khoản mục chi phí (chênh lệch giữa mức khấu hao theo giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ phát sinh trong kỳ)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số chênh lệch luỹ kế đến đầu kỳ)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế (số chênh lệch luỹ kế đến cuối kỳ)
- Điều chỉnh hao mòn luỹ kế và chi phí khấu hao trong trường hợp giá trị hợp lý của tài sản cố định, bất động sản đầu tư thấp hơn giá trị ghi sổ, ghi:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế (số chênh lệch luỹ kế đến cuối kỳ)
Có các khoản mục chi phí (chênh lệch giữa mức khấu hao theo giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (chênh lệch luỹ kế đến đầu kỳ)
- Khi tài sản cố định và bất động sản đầu tư đã khấu hao hết nhưng chưa thanh lý, nhượng bán, kế toán thực hiện việc điều chỉnh hao mòn luỹ kế và ghi nhận toàn bộ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
+ Nếu giá trị hợp lý của TSCĐ, BĐSĐT thấp hơn giá trị ghi sổ:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế (chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
+ Nếu giá trị hợp lý của TSCĐ, BĐSĐT cao hơn giá trị ghi sổ:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Có Giá trị hao mòn luỹ kế (chênh lệch giữa giá trị hợp lý và GTGS)
2. Đối với các loại tài sản và nợ phải trả khác
a) Khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả tại ngày mua được thực hiện trong quá trình loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con theo quy định tại Mục 1 Chương này.
b) Trường hợp sau ngày mua, công ty con thanh lý, nhượng bán hoặc thanh toán những tài sản và nợ phải trả thì phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản, nợ phải trả tại ngày mua được coi là đã thực hiện và được ghi nhận trực tiếp vào “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” đối với phần do công ty mẹ sở hữu. Việc ghi nhận này được thực hiện ngay trong bút toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con, ghi:
- Trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá trị ghi sổ, ghi:
Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu (giá trị tại ngày mua)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả cao hơn giá trị ghi sổ của công ty mẹ)
Có Đầu tư vào công ty con
- Trường hợp giá trị hợp lý nhỏ hơn giá trị ghi sổ, ghi:
Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu (giá trị tại ngày mua)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn giá trị ghi sổ tài sản và nợ phải trả của công ty mẹ)
Có Đầu tư vào công ty con.
- Công ty mẹ không điều chỉnh phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả khi thu hồi tài sản hoặc thanh toán nợ phải trả.
3. Kế toán hoàn nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh tại thời điểm nắm giữ quyền kiểm soát công ty con
a) Trường hợp tại ngày mua, giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con cao hơn giá trị ghi sổ và kế toán đã ghi nhận thuế hoãn lại phải trả, khi thu hồi tài sản hoặc thanh toán nợ phải trả, kế toán hoàn nhập thuế hoãn lại phải trả, ghi:
Nợ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (tổng số hoàn nhập lũy kế)
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại (số hoàn nhập kỳ báo cáo)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số hoàn nhập lũy kế đến cuối kỳ trước)
b) Trường hợp tại ngày mua, giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con nhỏ hơn giá trị ghi sổ và kế toán đã ghi nhận tài sản thuế hoãn lại, khi thu hồi tài sản hoặc thanh toán nợ phải trả, kế toán hoàn nhập tài sản thuế hoãn lại, ghi:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại (số hoàn nhập kỳ báo cáo)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số hoàn nhập lũy kế đến cuối kỳ trước)
Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (tổng số hoàn nhập lũy kế)
MỤC 3. PHÂN BỔ LỢI THẾ THƯƠNG MẠI
Điều 20. Phương pháp kế toán phân bổ lợi thế thương mại
1. Lợi thế thương mại phát sinh tại ngày mua được phân bổ dần đều vào kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất theo phương pháp đường thẳng trong thời gian không quá 10 năm. Trường hợp số lợi thế thương mại bị tổn thất trong năm cao hơn số phân bổ hàng năm theo phương pháp đường thẳng thì thực hiện phân bổ theo số bị tổn thất.
2. Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại trong kỳ đầu tiên, kế toán xác định lợi thế thương mại phải phân bổ trong kỳ, ghi:
Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Lợi thế thương mại phân bổ trong kỳ)
Có Lợi thế thương mại (Lợi thế thương mại phát sinh trong kỳ)
3. Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại từ kỳ thứ hai trở đi, kế toán phải phản ánh số phân bổ trong kỳ này và số luỹ kế đã phân bổ từ ngày mua đến ngày đầu kỳ báo cáo và ghi nhận như sau:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước(số LTTM đã phân bổ luỹ kế đến cuối kỳ trước)
Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Số LTTM phân bổ trong kỳ báo cáo)
Có Lợi thế thương mại (LTTM đã phân bổ luỹ kế đến cuối kỳ báo cáo)
4. Sau khi đã phân bổ hết lợi thế thương mại, bút toán điều chỉnh như sau:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Có Lợi thế thương mại.
MỤC 4. TÁCH LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG KHÔNG KIỂM SOÁT
Điều 21. Nguyên tắc xác định giá trị và tách lợi ích cổ đông không kiểm soát cuối kỳ
1. Trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất, lợi ích cổ đông không kiểm soát trong giá trị hợp lý của tài sản thuần của các Công ty con được xác định và trình bày thành một chỉ tiêu riêng biệt thuộc phần vốn chủ sở hữu. Giá trị lợi ích cổ đông không kiểm soát trong giá trị tài sản thuần của các Công ty con hợp nhất, gồm:
- Lợi ích cổ đông không kiểm soát tại ngày mua được xác định theo giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty con tại ngày mua;
- Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ ngày mua đến đầu kỳ báo cáo;
- Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu phát sinh trong kỳ báo cáo.
2. Các khoản lỗ phát sinh tại công ty con phải được phân bổ tương ứng với phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát, kể cả trường hợp số lỗ đó lớn hơn phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con.
3. Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, lợi ích cổ đông không kiểm soát được xác định và trình bày riêng biệt trong mục "Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát". Lợi ích cổ đông không kiểm soát được xác định căn cứ vào tỷ lệ lợi ích cổ đông không kiểm soát và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty con. Thu nhập của cổ đông không kiểm soát trong kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con được phản ánh trong mục “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát - Mã số 62”.
4. Khi xác định giá trị phần lợi ích cổ đông không kiểm soát cuối kỳ phải loại trừ ảnh hưởng của:
- Cổ tức ưu đãi phải trả;
- Quỹ khen thưởng phúc lợi phải trích lập trong kỳ.
5. Ngoài những quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này, lợi ích cổ đông không kiểm soát còn bị ảnh hưởng bởi các giao dịch nội bộ khác.
Điều 22. Phương pháp kế toán tách lợi ích cổ đông không kiểm soát trong giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con tại thời điểm cuối kỳ
1. Phương pháp 1:

Lợi ích cổ đông không kiểm soát cuối kỳ

=

Lợi ích cổ đông không kiểm soát đầu kỳ

+

Lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ

a) Tách lợi ích cổ đông không kiểm soát tại ngày đầu kỳ báo cáo
- Căn cứ vào lợi ích cổ đông không kiểm soát đã được xác định tại ngày đầu kỳ báo cáo, ghi:
Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát.
Trường hợp giá trị các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày đầu kỳ là số âm thì kế toán ghi Có các khoản mục đó thay vì ghi Nợ vào các khoản mục đó như trong bút toán trên.
- Trường hợp tại thời điểm mua giá trị hợp lý của tài sản thuần tại các công ty con không bằng với giá trị ghi sổ của nó thì kế toán phải lập bút toán điều chỉnh theo quy định tại mục 1 Chương này để ghi nhận chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả thuộc sở hữu của cổ đông không kiểm soát.
b) Ghi nhận lợi ích cổ đông không kiểm soát từ kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
- Trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong năm có lãi, kế toán xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát trong thu nhập sau thuế của công ty con phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát.
- Trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong năm lỗ, kế toán xác định số lỗ cổ đông không kiểm soát phải gánh chịu trong tổng số lỗ của công ty con phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát.
- Trường hợp trong kỳ đơn vị trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, kế toán ghi:
Nợ các Quỹ thuộc vốn chủ sở hữu (chi tiết từng Quỹ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước.
- Trường hợp trong năm đơn vị phân phối lợi nhuận và trả cổ tức bằng tiền cho các cổ đông, kế toán căn cứ vào số phân chia cho các cổ đông không kiểm soát ghi:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
(chi tiết lợi nhuận kỳ trước hoặc kỳ này).
2. Phương pháp 2: Áp dụng trong trường hợp trong kỳ không có các giao dịch theo chiều ngược (công ty con không phải là bên bán) và công ty con không thu được các khoản cổ tức từ các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.
a) Giá trị phần lợi ích cổ đông không kiểm soát cuối kỳ trong giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con (ngoài phần sở hữu trong chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản thuần tại ngày mua) được xác định theo công thức sau:

Lợi ích cổ đông không kiểm soát cuối kỳ

=

Vốn chủ sở hữu của công ty con tại thời điểm cuối kỳ

x

Tỷ lệ sở hữu của cổ đông không kiểm soát tại thời điểm cuối kỳ

b) Do lợi ích cổ đông không kiểm soát cuối kỳ được tách từ vốn chủ của công ty con cuối kỳ nên các bút toán điều chỉnh khi công ty con trích lập các quỹ và trả cổ tức cho cổ đông không kiểm soát không được tiếp tục thực hiện.
c) Để tách riêng giá trị khoản mục "Lợi ích cổ đông không kiểm soát" trong tài sản thuần của công ty con trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất phải điều chỉnh giảm các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu như "Vốn đầu tư của chủ sở hữu”, "Quỹ đầu tư phát triển", "Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối",… và điều chỉnh tăng khoản mục "Lợi ích cổ đông không kiểm soát" trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
d) Căn cứ vào báo cáo tài chính riêng của từng công ty con cuối kỳ, kế toán tách lợi ích cổ đông không kiểm soát tại thời điểm cuối kỳ báo cáo, ghi:
Nợ Vốn góp của chủ sở hữu
Nợ Thặng dư vốn cổ phần
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Nợ Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
….
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát.
Trường hợp giá trị các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày đầu kỳ là số âm thì kế toán ghi Có các khoản mục đó thay vì ghi Nợ vào các khoản mục đó như trong bút toán trên.
MỤC 5. XỬ LÝ CỔ TỨC ƯU ĐÃI CỦA CỔ ĐÔNG KHÔNG KIỂM SOÁT VÀ QUỸ KHEN THƯỞNG, PHÚC LỢI
Điều 23. Nguyên tắc xử lý cổ tức ưu đãi và quỹ khen thưởng, phúc lợi
Trước khi xác định phần sở hữu của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát trong công ty con, công ty mẹ phải thực hiện một số điều chỉnh sau đây:
1. Cổ tức ưu đãi của cổ đông không kiểm soát
a) Đối với cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả: Cổ tức ưu đãi được hạch toán là chi phí tài chính, công ty mẹ không phải thực hiện điều chỉnh khi hợp nhất báo cáo tài chính.
b) Đối với cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu: Công ty mẹ phải xác định riêng phần cổ tức ưu đãi của cổ đông không kiểm soát theo nguyên tắc:
- Xác định riêng phần cổ tức ưu đãi từ lợi nhuận sau thuế trong kỳ trước khi phân bổ lợi nhuận sau thuế cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông. Giá trị của cổ tức ưu đãi phân bổ cho cổ đông không kiểm soát được căn cứ theo tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu ưu đãi.
- Phần cổ tức ưu đãi luỹ kế của các kỳ trước chưa trả cho cổ đông không kiểm soát phải được tách ra khỏi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đầu kỳ trên Bảng cân đối kế toán của công ty con trước khi tính phần sở hữu của cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông.
- Việc tách cổ tức ưu đãi phải được thực hiện trước khi trích quỹ khen thưởng, phúc lợi.
- Do tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu phổ thông của cổ đông mẹ và cổ đông không kiểm soát có thể khác nhau, việc xác định phần sở hữu của các cổ đông trong tài sản thuần của công ty con và lợi thế thương mại (nếu có) được thực hiện theo nguyên tắc:
+ Phân bổ cho cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi giá trị của vốn cổ phần ưu đãi tương ứng với tỷ lệ sở hữu của từng cổ đông;
+ Phân bổ cho cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông tổng giá trị của vốn chủ sở hữu còn lại sau khi trừ phần vốn cổ phần ưu đãi.
2. Đối với quỹ khen thưởng, phúc lợi
- Trường hợp báo cáo tài chính của công ty con dùng để hợp nhất đã trích quỹ khen thưởng, phúc lợi theo điều lệ, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất công ty mẹ chỉ thực hiện điều chỉnh phần Lợi ích cổ đông không kiểm soát.
- Trường hợp báo cáo tài chính của công ty con dùng để hợp nhất chưa trích quỹ khen thưởng, phúc lợi theo điều lệ, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất công ty mẹ phải ước tính số quỹ khen thưởng phúc lợi công ty con phải trích trong kỳ và loại trừ ra khỏi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trước khi xác định phần sở hữu của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát.
Điều 24. Phương pháp kế toán cổ tức ưu đãi của cổ đông không kiểm soát
1. Nếu công ty con có cổ tức ưu đãi luỹ kế của các kỳ trước nhưng chưa trả, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải tách riêng số cổ tức ưu đãi luỹ kế công ty con chưa trả cho cổ đông không kiểm soát trước khi xác định phần sở hữu của cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát
2. Lợi ích sau thuế của cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ được xác định là tổng của cổ tức ưu đãi cộng với (+) phần sở hữu trong lợi nhuận (hoặc lỗ) sau thuế trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty con phân bổ cho cổ đông không kiểm soát. Bút toán tách lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ được thực hiện như quy định tại Mục 4 Chương này.
Điều 25. Phương pháp điều chỉnh quỹ khen thưởng, phúc lợi chưa trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
1. Nếu báo cáo tài chính của công ty con dùng để hợp nhất chưa trích quỹ khen thưởng, phúc lợi theo điều lệ, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ ước tính số quỹ khen thưởng, phúc lợi công ty con phải trích trong kỳ trước khi xác định phần sở hữu của cổ đông mẹ và cổ đông không kiểm soát trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, ghi:
- Đối với phần quỹ khen thưởng phúc lợi tương ứng với phần sở hữu của công ty mẹ trong lợi nhuận sau thuế của công ty con, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Quỹ khen thưởng, phúc lợi
- Đối với phần quỹ khen thưởng phúc lợi tương ứng với phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát, ghi:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có Quỹ khen thưởng, phúc lợi
2. Nếu báo cáo tài chính của công ty con dùng để hợp nhất đã trích quỹ khen thưởng, phúc lợi theo điều lệ, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty điều chỉnh lại lợi ích cổ đông không kiểm soát tương ứng với phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát, ghi:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có Quỹ khen thưởng, phúc lợi
MỤC 6. LOẠI TRỪ CÁC GIAO DỊCH NỘI BỘ
Điều 26. Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán hàng tồn kho trong nội bộ tập đoàn
1. Nguyên tắc loại trừ - Trong Báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu và giá vốn của hàng tiêu thụ trong nội bộ tập đoàn phải được loại trừ toàn bộ. Các khoản lãi, lỗ chưa thực hiện từ các giao dịch bán hàng đang phản ánh trong giá trị của hàng tồn kho cũng phải được loại trừ hoàn toàn. - Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định như sau:

Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ

=

Giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá bán nội bộ

-

Giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá vốn của bên bán hàng

- Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phải được loại trừ khỏi giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, đồng thời lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ cũng phải được loại trừ khỏi giá vốn hàng bán trong kỳ. - Việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giao dịch công ty mẹ bán hàng cho công ty con không ảnh hưởng đến việc phân chia lợi ích cho các cổ đông không kiểm soát của công ty con vì toàn bộ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện thuộc về công ty mẹ. - Trường hợp công ty con ghi nhận lãi hoặc lỗ từ giao dịch bán hàng nội bộ trong tập đoàn thì lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho phải được phân bổ giữa công ty mẹ và các cổ đông không kiểm soát theo tỷ lệ lợi ích của các bên. - Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch bán hàng nội bộ cũng phải được loại bỏ, trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được. Trường hợp giá bán hàng nội bộ thấp hơn giá gốc của hàng hóa mua vào, kế toán phải đánh giá khả năng bên mua hàng sẽ bán được hàng tồn kho này với giá cao hơn giá gốc của tập đoàn. Trường hợp xét thấy bên mua hàng không thể bán được hàng với giá cao hơn giá gốc của tập đoàn thì việc phản ánh khoản lỗ chưa thực hiện là phù hợp với việc ghi nhận hàng tồn kho theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của tập đoàn do đó không cần phải thực hiện việc loại trừ. - Nếu đến cuối kỳ kế toán bên mua hàng vẫn chưa trả hết tiền thì khoản mục phải thu của khách hàng và khoản mục phải trả cho người bán trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất cũng phải loại trừ số tiền còn nợ giữa các đơn vị trong tập đoàn. - Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính hợp nhất đã loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch nội bộ, tuy nhiên cơ sở tính thuế của hàng tồn kho được xác định trên cơ sở hoá đơn mua hàng đã có lãi hoặc lỗ từ các giao dịch bán hàng nội bộ. - Việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch bán hàng giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn sẽ làm cho giá trị ghi sổ của hàng tồn kho cuối kỳ trong Báo cáo tài chính hợp nhất nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó. Trường hợp này sẽ phát sinh một khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp”. Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này sẽ làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại, đồng thời làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong kỳ của cả tập đoàn. Do đó, kế toán phải phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất. - Việc loại trừ khoản lỗ trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch nội bộ chỉ được thực hiện khi chắc chắn rằng giá vốn xét trên phương diện tập đoàn đối với lô hàng này vẫn nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Trong trường hợp đó, việc loại trừ khoản lỗ trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch bán hàng giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn sẽ làm cho giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính hợp nhất lớn hơn cơ sở tính thuế của nó. Trường hợp này sẽ tạo ra chênh lệch tạm thời phải chịu thuế và làm phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả và làm tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại của cả tập đoàn. Do đó, kế toán phải phản ánh thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong BCĐKT hợp nhất.
2. Bút toán điều chỉnh
a) Loại trừ doanh thu, giá vốn hàng bán và lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ trong kỳ: Kế toán phải tính toán, xác định số lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ các giao dịch bán hàng nội bộ, ghi:
- Trường hợp có lãi:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu bán hàng nội bộ).
Có Giá vốn hàng bán (doanh thu bán hàng nội bộ - Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ)
Có Hàng tồn kho (Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ).
- Trường hợp lỗ:
+ Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc của số hàng tồn kho tiêu thụ nội bộ (giá trị tại bên bán) thì kế toán không thực hiện loại trừ lỗ chưa thực hiện mà chỉ loại trừ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán như sau:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu bán hàng nội bộ).
Có Giá vốn hàng bán (doanh thu bán hàng nội bộ).
+ Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ trong kỳ lớn hơn giá gốc của số hàng tồn kho trong nội bộ (giá trị tại bên bán) thì kế toán thực hiện loại trừ khoản lỗ chưa thực hiện. Trường hợp này kế toán ghi:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu bán hàng nội bộ)
Nợ Hàng tồn kho (lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ)
Có Giá vốn hàng bán (doanh thu bán hàng nội bộ + lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ).
b) Loại trừ giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đầu kỳ do ảnh hưởng của lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ khi bán hàng ở kỳ sau.
Lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ sẽ được chuyển vào giá vốn hàng bán trong kỳ khi bên mua hàng bán hàng tồn kho được mua từ các đơn vị trong nội bộ ra ngoài tập đoàn làm tăng chỉ tiêu giá vốn hàng bán của cả tập đoàn. Do đó trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất kế toán phải loại trừ ảnh hưởng của lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ đã được ghi nhận vào chỉ tiêu giá vốn hàng bán của kỳ này bằng cách ghi giảm giá vốn hàng bán, đồng thời ghi giảm lợi nhuận chưa phân phối (đầu kỳ).
- Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ này, kế toán ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho đầu kỳ)
Có Giá vốn hàng bán (lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho đầu kỳ).
- Trường hợp năm trước đã loại trừ lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ này, kế toán ghi:
Nợ Giá vốn hàng bán (lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho đầu kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho đầu kỳ).
c) Điều chỉnh ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do loại trừ lợi nhuận chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ.
- Trường hợp loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trong Báo cáo tài chính hợp nhất làm phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ, kế toán phải xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi nhận như sau:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
- Trường hợp loại trừ lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trong Báo cáo tài chính hợp nhất làm phát sinh chênh lệch tạm thời phải chịu thuế, kế toán phải xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi nhận như sau:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
d) Điều chỉnh ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho đầu kỳ.
Sang kỳ sau khi bên mua đã bán hàng tồn kho mua từ các đơn vị trong nội bộ ra ngoài tập đoàn, cùng với việc loại trừ lãi, lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho đầu kỳ, kế toán phải tính toán ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận như sau:
- Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho kế toán phải tính toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong kỳ, ghi:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước.
- Trường hợp năm trước đã loại trừ lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho kế toán phải tính toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong kỳ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
đ) Điều chỉnh ảnh hưởng của việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch Công ty con bán hàng hoá cho Công ty mẹ đến lợi ích cổ đông không kiểm soát.
Khi loại trừ lãi chưa thực hiện của Công ty con, kế toán tính toán ảnh hưởng của việc loại trừ lãi chưa thực hiện đến lợi ích cổ đông không kiểm soát và ghi:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát.
Khi loại trừ lỗ chưa thực hiện của Công ty con, kế toán tính toán ảnh hưởng của việc loại trừ lỗ chưa thực hiện đến lợi ích cổ đông không kiểm soát và ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát.
Điều 27. Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ
1. Nguyên tắc điều chỉnh
- Các khoản thu nhập khác, chi phí khác, lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn. Trong Báo cáo tài chính hợp nhất, giá trị ghi sổ của TSCĐ (nguyên giá, hao mòn lũy kế) phải được điều chỉnh lại như thể không phát sinh giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn.
- Trường hợp tài sản cố định được bán có lãi thì chi phí khấu hao đang được ghi nhận trong Báo cáo tài chính riêng của bên mua tài sản cố định sẽ cao hơn chi phí khấu hao xét trên phương diện của cả tập đoàn, do đó trong Báo cáo tài chính hợp nhất kế toán phải điều chỉnh giảm chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế do ảnh hưởng của giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn.
- Khi loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn thì giá trị ghi sổ của tài sản cố định trong Báo cáo tài chính hợp nhất sẽ nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó nên kế toán phải phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại tương ứng với số lãi chưa thực hiện bị loại trừ khỏi giá trị TSCĐ. Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, khoản mục chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại cũng phải được ghi giảm số tiền tương ứng với thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc loại trừ lãi chưa thực hiện của tập đoàn. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố định giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn sẽ được hoàn nhập dần hàng kỳ khi kế toán điều chỉnh giảm chi phí khấu hao của tập đoàn.
- Trường hợp giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị thuộc tập đoàn làm phát sinh một khoản lỗ thì giá trị ghi sổ của tài sản cố định xét trên phương diện tập đoàn sẽ lớn hơn cơ sở tính thuế của nó nên Báo cáo tài chính hợp nhất phải phản ánh được phần thuế thu nhập hoãn lại tương ứng với số lỗ chưa thực hiện nằm trong giá trị TSCĐ. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh được số tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại tương ứng với việc tăng lợi nhuận của tập đoàn. Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố định giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn sẽ được hoàn nhập dần hàng kỳ khi kế toán điều chỉnh tăng chi phí khấu hao của tập đoàn.
- Trường hợp phát sinh lãi hoặc lỗ chưa thực hiện từ giao dịch công ty con bán TSCĐ trong nội bộ tập đoàn thì khi xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát, kế toán phải xác định phần lãi hoặc lỗ chưa thực hiện cần phân bổ cho các cổ đông không kiểm soát và điều chỉnh lợi ích cổ đông không kiểm soát.
2. Bút toán điều chỉnh
a) Loại trừ thu nhập khác, chi phí khác, lợi nhuận chưa thực hiện và điều chỉnh lại giá trị ghi sổ của tài sản cố định phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố định giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn trong kỳ.
- Trường hợp giao dịch bán TSCĐ có lãi và giá bán nhỏ hơn nguyên giá tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ Nguyên giá TSCĐ (phần chênh lệch giữa nguyên giá - giá bán )
Nợ Thu nhập khác (phần chênh lệch giữa giá bán cao hơn GTCL TSCĐ và chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (hao mòn luỹ kế đến ngày bán)
- Trường hợp giao dịch bán TSCĐ có lãi và giá bán lớn hơn nguyên giá tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ Thu nhập khác phần chênh lệch giữa giá bán cao hơn GTCL TSCĐ và chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ)
Có Nguyên giá TSCĐ (phần chênh lệch giữa giá bán - nguyên giá)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (hao mòn luỹ kế đến ngày bán)
- Trường hợp giao dịch bán TSCĐ bị lỗ, kế toán ghi:
Nợ Nguyên giá TSCĐ (phần chênh lệch giữa nguyên giá - giá bán )
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (hao mòn luỹ kế đến ngày bán)
Có Chi phí khác (chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn GTCL TSCĐ và chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ)
b) Loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố định giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn trong kỳ trước.
- Trường hợp giao dịch bán tài sản cố định phát sinh lãi và nguyên giá tài sản cố định lớn hơn giá bán, kế toán ghi:
Nợ Nguyên giá TSCĐ ( phần chênh lệch giữa nguyên giá - giá bán)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (lãi gộp từ giao dịch bán TSCĐ )
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (hao mòn luỹ kế).
- Trường hợp giao dịch bán tài sản cố định phát sinh lãi và nguyên giá tài sản cố định nhỏ hơn giá bán kế toán ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (lãi từ giao dịch bán TSCĐ trong nội bộ)
Có Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa giá bán - nguyên giá)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (hao mòn luỹ kế).
- Trường hợp giao dịch bán tài sản cố định phát sinh lỗ, kế toán ghi:
Nợ Nguyên giá TSCĐ (phần chênh lệch giữa nguyên giá - giá bán)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (lỗ từ giao dịch bán TSCĐ trong nội bộ)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (Hao mòn luỹ kế).
c) Điều chỉnh chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế do ảnh hưởng của lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ.
Kế toán phải xác định ảnh hưởng của lãi chưa thực hiện phản ánh trong giá trị TSCĐ đến chi phí khấu hao trong kỳ và hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ. Tuỳ thuộc vào tài sản cố định được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hay trong quản lý doanh nghiệp hoặc bán hàng kế toán sẽ loại trừ chi phí khấu hao vào các khoản mục chi phí tương ứng. Do Báo cáo tài chính được lập từ các Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn nên khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho kỳ báo cáo, ngoài việc điều chỉnh lại chi phí khấu hao trong kỳ kế toán còn phải điều chỉnh ảnh hưởng của hao mòn luỹ kế đã được điều chỉnh đến đầu kỳ báo cáo.
- Trường hợp tài sản được sử dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động bán hàng, kế toán ghi:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )
Có Chi phí quản lý doanh nghiệp (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Chi phí bán hàng (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ trước).
- Trường hợp tài sản được sử dụng trong sản xuất sản phẩm, hoặc kinh doanh dịch vụ, kế toán phải xác định ảnh hưởng của chi phí khấu hao đến giá vốn hàng bán ghi:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )
Có Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ trước)
- Nếu việc loại trừ chi phí khấu hao có ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu hàng tồn kho thì kế toán phải phân bổ chi phí khấu hao phải loại trừ giữa giá vốn hàng bán và hàng tồn kho để loại trừ cho phù hợp. Trong trường hợp đó bút toán loại trừ như sau:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )
Có Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Hàng tồn kho (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ trước).
d) Điều chỉnh chi phí khấu hao và hao mòn lũy kế do ảnh hưởng của lỗ chưa thực hiện trong giá trị còn lại của TSCĐ.
Kế toán phải xác định ảnh hưởng của lỗ chưa thực hiện phản ánh trong giá trị còn lại của TSCĐ đến chi phí khấu hao trong kỳ và hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ. Tuỳ thuộc vào tài sản cố định được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hay trong quản lý doanh nghiệp hoặc bán hàng kế toán sẽ bổ sung chi phí khấu hao vào các khoản mục chi phí tương ứng. Do Báo cáo tài chính được lập từ các Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn nên khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho kỳ báo cáo, ngoài việc điều chỉnh lại chi phí khấu hao trong kỳ, kế toán còn phải điều chỉnh ảnh hưởng của hao mòn luỹ kế đã được điều chỉnh đến đầu kỳ báo cáo.
- Trường hợp tài sản được dùng trong quản lý hoặc cho bộ phận bán hàng, kế toán ghi:
Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Nợ Chi phí bán hàng (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ trước)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ(số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ).
- Trường hợp tài sản được dùng sản xuất, kế toán ghi:
Nợ Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ trước)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ(số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ).
- Nếu việc loại trừ chi phí khấu hao có ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu hàng tồn kho thì kế toán phải phân bổ ảnh hưởng của chi phí khấu hao được loại trừ giữa hai chỉ tiêu giá vốn hàng bán và hàng tồn kho cuối kỳ và ghi:
Nợ Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Nợ Hàng tồn kho (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ trước)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ(số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ).
đ) Ghi nhận ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do ảnh hưởng của giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn khi tài sản vẫn đang sử dụng.
- Kế toán phải xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn và phản ánh ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đến Báo cáo tài chính. Đồng thời với việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định giữa các đơn vị nội bộ trong tập đoàn, kế toán ghi:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
Các kỳ sau kế toán điều chỉnh ảnh hưởng của thuế phát sinh từ việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định kỳ trước ghi:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước.
- Đồng thời với việc loại trừ lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định giữa các đơn vị nội bộ trong tập đoàn, kế toán ghi:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Các kỳ sau kế toán điều chỉnh ảnh hưởng của thuế phát sinh từ việc loại trừ lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định kỳ trước ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
e) Ghi nhận ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do ảnh hưởng của việc điều chỉnh chi phí khấu hao khi tài sản cố định vẫn đang sử dụng: Khi tài sản vẫn còn đang được sử dụng và đang được trích khấu hao thì đồng thời với việc điều chỉnh ảnh hưởng của chi phí khấu hao tài sản cố định và hao mòn luỹ kế tài sản cố định, kế toán phải điều chỉnh ảnh hưởng về thuế thu nhập doanh nghiệp của việc điều chỉnh trên.
- Trường hợp loại trừ lãi từ giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ dẫn đến việc điều chỉnh giảm chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế, kế toán điều chỉnh ảnh hưởng của thuế như sau:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao luỹ kế đến đầu kỳ)
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao trong kỳ)
Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại luỹ kế đến cuối kỳ).
- Trường hợp loại trừ lỗ từ giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ dẫn đến việc điều chỉnh tăng chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế, kế toán điều chỉnh ảnh hưởng của thuế như sau:
Nợ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (ảnh hưởng của thuế thu nhập luỹ kế đến cuối kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao luỹ kế đến đầu kỳ)
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao trong kỳ).
Khi tài sản cố định vẫn còn đang được sử dụng nhưng đã khấu hao hết theo nguyên giá thì toàn bộ lãi chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn đã chuyển thành lãi thực của tập đoàn thông qua việc giảm trừ chi phí khấu hao hàng kỳ. Từ thời điểm này không còn phát sinh thuế thu nhập hoãn lại.
g) Ảnh hưởng của việc loại trừ lợi nhuận chưa thực hiện đến lợi ích cổ đông không kiểm soát.
- Giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn có thể ảnh hưởng đến lợi ích cổ đông không kiểm soát.
- Nếu công ty con là bên bán thì việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty con và theo đó ảnh hưởng đến việc xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ.
- Nếu công ty con là bên mua thì việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện sẽ ảnh hưởng đến chi phí khấu hao tài sản cố định của công ty con và theo đó ảnh hưởng đến việc xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ.
- Sau khi xác định ảnh hưởng của việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, nếu lợi ích cổ đông không kiểm soát bị giảm xuống, kế toán ghi:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát.
- Sau khi xác định ảnh hưởng của việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, nếu lợi ích cổ đông không kiểm soát tăng lên, kế toán ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát.
h) Ảnh hưởng của giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn trong các năm trước đối với các TSCĐ đã được bên mua khấu hao hết theo nguyên giá và vẫn đang sử dụng.
- Trường hợp giá bán nội bộ lớn hơn nguyên giá kế toán phải điều chỉnh bằng cách ghi:
Nợ Nguyên giá TSCĐ (phần chênh lệch giữa nguyên giá – giá bán)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (nguyên giá – giá bán).
- Trường hợp giá bán nội bộ trước đây nhỏ hơn nguyên giá, kế toán ghi:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (giữa giá bán – nguyên giá)
Có Nguyên giá TSCĐ (giá bán – nguyên giá).
Các trường hợp này không phát sinh chênh lệch tạm thời và không ảnh hưởng đến thuế thu nhập hoãn lại.
i) Trường hợp TSCĐ mua từ một đơn vị trong nội bộ tập đoàn được bán khi chưa khấu hao hết.
Khi TSCĐ mua từ một đơn vị trong nội bộ tập đoàn được bán khi chưa khấu hao hết thì kế toán phải phản ánh việc hoàn nhập giá trị còn lại của tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc loại trừ lãi chưa thực hiện còn nằm trong giá trị còn lại của TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
Điều 28. Điều chỉnh và loại trừ ảnh hưởng của giao dịch chuyển hàng tồn kho thành tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn
1. Nguyên tắc điều chỉnh
- Trường hợp một đơn vị trong tập đoàn bán hàng hoá, thành phẩm cho đơn vị khác trong tập đoàn sử dụng làm tài sản cố định thì toàn bộ doanh thu bán hàng hoá, giá vốn hàng bán và lợi nhuận chưa thực hiện trong nguyên giá TSCĐ phải được loại trừ hoàn toàn.
- Nếu giao dịch bán hàng nội bộ có lãi thì chi phí khấu hao đang được ghi nhận trong Báo cáo tài chính riêng của bên mua tài sản cố định sẽ cao hơn chi phí khấu hao xét trên phương diện của cả tập đoàn, do đó trong Báo cáo tài chính hợp nhất kế toán phải điều chỉnh chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế do ảnh hưởng của giao dịch chuyển hàng tồn kho thành tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn.
- Khi loại trừ lãi chưa thực hiện trong nguyên giá tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn thì giá trị ghi sổ của tài sản cố định trong Báo cáo tài chính hợp nhất sẽ nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó nên kế toán phải phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại tương ứng với số lãi chưa thực hiện nằm trong nguyên giá TSCĐ. Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, khoản mục chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại cũng phải được ghi giảm số tiền tương ứng với thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc giảm lợi nhuận của tập đoàn. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh do việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong nguyên giá tài sản cố định của bên mua hàng sẽ được hoàn nhập dần hàng kỳ khi kế toán điều chỉnh giảm chi phí khấu hao của tập đoàn.
- Trường hợp hàng tồn kho được bán lỗ thường thể hiện lợi ích kinh tế mang lại trong tương lai của tài sản nhỏ hơn giá gốc của nó. Trường hợp này kế toán sẽ không loại trừ lỗ từ giao dịch bán hàng trong nội bộ tập đoàn trừ khi chắc chắn rằng khoản lỗ này có thể được thu hồi.
- Khi loại trừ lãi (lỗ) chưa thực hiện phát sinh từ lợi nhuận trong giao dịch công ty con bán hàng hoá, thành phẩm thì kế toán phải xác định phần lãi, lỗ chưa thực hiện cần phân bổ cho các cổ đông không kiểm soát khi xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát.
2. Bút toán điều chỉnh
a) Bút toán loại trừ doanh thu, giá vốn hàng bán và lợi nhuận chưa thực hiện trong nguyên giá tài sản cố định phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ mà hàng hoá, thành phẩm của bên bán được sử dụng là tài sản cố định của bên mua.
Trường hợp giao dịch nội bộ làm phát sinh lãi chưa thực hiện, kế toán điều chỉnh như sau:
Nợ Doanh thu bán hàng hoá và dịch vụ (doanh thu bán hàng nội bộ)
Có Giá vốn hàng bán (giá vốn hàng tiêu thụ nội bộ)
Có Nguyên giá TSCĐ (lãi chưa thực hiện).
b) Bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch nội bộ trong đó hàng hoá, thành phẩm tại bên bán được sử dụng là tài sản cố định tại bên mua phát sinh trong kỳ trước.
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (lãi chưa thực hiện từ kỳ trước)
Có Nguyên giá TSCĐ (lãi chưa thực hiện).
c) Điều chỉnh chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế do ảnh hưởng của lãi chưa thực hiện trong giá trị TSCĐ.
Kế toán phải xác định ảnh hưởng của lãi chưa thực hiện phản ánh trong nguyên giá TSCĐ đến chi phí khấu hao trong kỳ và hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ. Tuỳ thuộc vào tài sản cố định được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hay trong quản lý doanh nghiệp hoặc bán hàng kế toán sẽ loại trừ chi phí khấu hao vào các chỉ tiêu chi phí tương ứng. Do Báo cáo tài chính được lập từ các Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn nên khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho kỳ báo cáo, ngoài việc điều chỉnh lại chi phí khấu hao trong kỳ kế toán còn phải điều chỉnh ảnh hưởng của hao mòn luỹ kế đã được điều chỉnh đến đầu kỳ báo cáo.
- Trường hợp tài sản được sử dụng trong hoạt động quản lý hoặc bán hàng, kế toán ghi:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )
Có Chi phí quản lý doanh nghiệp (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Chi phí bán hàng (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ).
- Trường hợp tài sản được sử dụng trong sản xuất sản phẩm, kế toán phải xác định ảnh hưởng của chi phí khấu hao đến giá vốn hàng bán ghi:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )
Có Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ).
- Nếu việc loại trừ chi phí khấu hao có ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu hàng tồn kho thì kế toán phải phân bổ số phải loại trừ giữa giá vốn hàng bán và hàng tồn kho cho phù hợp. Trong trường hợp đó bút toán loại trừ như sau:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ )
Có Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Hàng tồn kho (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ).
- Trường hợp tài sản cố định đã hết khấu hao theo nguyên giá nhưng vẫn đang sử dụng bút toán điều chỉnh như sau:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (lãi gộp trong giao dịch nội bộ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước.
d) Ghi nhận ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do ảnh hưởng của việc loại trừ lãi từ giao dịch bán hàng hoá khi tài sản cố định tại bên mua vẫn đang sử dụng và đang còn khấu hao.
- Kế toán phải xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn và phản ánh ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đến Báo cáo tài chính. Đồng thời với việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định giữa các đơn vị nội bộ trong tập đoàn, kế toán ghi:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
- Các kỳ sau kế toán điều chỉnh ảnh hưởng của thuế phát sinh từ việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định kỳ trước ghi:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước.
đ) Ghi nhận ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do ảnh hưởng của việc điều chỉnh chi phí khấu hao khi tài sản cố định vẫn đang sử dụng và đang còn khấu hao.
Khi tài sản vẫn còn đang được sử dụng và đang được trích khấu hao thì đồng thời với việc điều chỉnh ảnh hưởng của chi phí khấu hao tài sản cố định và hao mòn luỹ kế tài sản cố định, kế toán phải điều chỉnh ảnh hưởng về thuế thu nhập doanh nghiệp của việc điều chỉnh trên, kế toán ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao luỹ kế đến đầu kỳ)
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao trong kỳ)
Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập luỹ đến cuối kỳ).
e) Ảnh hưởng của việc loại trừ lợi nhuận chưa thực hiện đến lợi ích cổ đông không kiểm soát.
- Nếu công ty con là bên bán thì việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty con và theo đó ảnh hưởng đến việc xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ.
- Nếu công ty con là bên mua thì việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện sẽ ảnh hưởng đến chi phí khấu hao tài sản cố định của công ty con và theo đó ảnh hưởng đến việc xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ.
- Sau khi xác định ảnh hưởng của việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, nếu lợi ích cổ đông không kiểm soát bị giảm xuống, kế toán ghi:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát.
- Sau khi xác định ảnh hưởng của việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, nếu lợi ích cổ đông không kiểm soát tăng lên, kế toán ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát.
g) Ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp khi tài sản cố định đang sử dụng nhưng đã khấu hao hết theo nguyên giá.
Khi tài sản cố định vẫn còn đang được sử dụng nhưng đã khấu hao hết theo nguyên giá thì toàn bộ lãi chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn đã chuyển thành lãi thực của tập đoàn thông qua việc giảm trừ chi phí khấu hao hàng kỳ. Từ thời điểm này không còn phát sinh thuế thu nhập hoãn lại.
Điều 29. Điều chỉnh và loại trừ ảnh hưởng của giao dịch góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ vào công ty con
1. Nguyên tắc điều chỉnh:
- Khi góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ vào công ty con, công ty mẹ phải ghi nhận khoản đầu tư vào công ty con và thực hiện loại trừ giá trị khoản đầu tư vào công ty con, ghi nhận lợi thế thương mại (hoặc lãi từ giao dịch mua rẻ nếu có).
- Trường hợp có chênh lệch giữa giá đánh giá lại với giá trị còn lại của tài sản mang đi góp vốn thì sẽ phát sinh lãi hoặc lỗ trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ. Tuy nhiên, khoản lãi, lỗ này được coi là chưa thực hiện nên phải bị loại trừ hoàn toàn khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
- Do lãi, lỗ phát sinh từ giao dịch này được coi là chưa thực hiện nên giá trị ghi sổ của tài sản trên Báo cáo tài chính hợp nhất sẽ khác cơ sở tính thuế của nó. Vì vậy, kế toán phải ghi nhận tài sản thuế hoãn lại hoặc thuế hoãn lại phải trả đối với các khoản chênh lệch tạm thời phát sinh từ giao dịch này.
- Do giá trị ghi sổ mới của tài sản trên báo cáo tài chính của bên mua khác so với giá trị ghi sổ ban đầu trên báo cáo tài chính của bên bán nên khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải điều chỉnh giá trị ghi sổ mới của tài sản về giá trị ghi sổ ban đầu, loại trừ ảnh hưởng của sự thay đổi trong hao mòn luỹ kế và chi phí khấu hao.
2. Phương pháp kế toán
- Việc loại trừ giá trị khoản đầu tư vào công ty con, ghi nhận lợi thế thương mại (hoặc lãi từ giao dịch mua rẻ nếu có) trong giao dịch góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ được thực hiện phù hợp với quy định tại mục I Chương này.
- Việc loại trừ lãi, lỗ chưa thực hiện, điều chỉnh giá trị ghi sổ của tài sản, hao mòn luỹ kế, chi phí khấu hao, ghi nhận và hoàn nhập thuế hoãn lại được thực hiện tương tự như giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn.
Điều 30. Loại trừ cổ tức công ty mẹ được chia từ lợi nhuận sau ngày mua của công ty con
1. Toàn bộ cổ tức được chia từ lợi nhuận sau ngày mua từ các công ty con trong tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn trong Báo cáo tài chính hợp nhất. Nếu công ty mẹ chưa nhận được số cổ tức hoặc lợi nhuận được chia này do công ty con chưa chuyển tiền thì khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải loại trừ số phải thu, phải trả về số cổ tức lợi nhuận được chia đang phản ánh trong khoản mục phải thu khác trong Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và khoản mục phải trả khác trong Báo cáo tài chính riêng của công ty con chia lợi nhuận.
2. Trường hợp công ty con trả cổ tức bằng cổ phiếu:
a) Các công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước nếu đã ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính và giá trị khoản đầu tư trên báo cáo tài chính riêng thì khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải ghi giảm toàn bộ số doanh thu hoạt động tài chính (trong kỳ phát sinh) hoặc ghi giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (trong các kỳ sau) và ghi giảm giá trị khoản đầu tư đã ghi nhận trên báo cáo tài chính riêng.
b) Các công ty mẹ không thuộc đối tượng tại điểm a nêu trên không được ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính trên báo cáo tài chính riêng.
c) Giá trị cổ phiếu công ty con phát hành thêm do trả cổ tức đang được trình bày tại chỉ tiêu “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” thuộc Bảng cân đối kế toán của công ty con được chuyển sang trình bày tại chỉ tiêu “Vốn khác của chủ sở hữu” thuộc Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
3. Bút toán điều chỉnh
a) Khi công ty con trả cổ tức sau ngày mua cho công ty mẹ bằng tiền, kế toán phải loại trừ cổ tức, lợi nhuận công ty mẹ được chia từ các công ty con phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này.
b) Trường hợp công ty con trả cổ tức sau ngày mua cho công ty mẹ bằng cổ phiếu:
- Trường hợp công ty mẹ không phải là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty mẹ phản ánh giá trị số cổ phiếu nhận được là vốn khác của chủ sở hữu, ghi:
Nợ Vốn góp của chủ sở hữu
Có Vốn khác của chủ sở hữu
- Trường hợp công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, nếu công ty mẹ đã hạch toán tăng doanh thu hoạt động tài chính và tăng giá trị khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp tương ứng với số tiền cổ tức được chia trên báo cáo tài chính riêng thì khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải điều chỉnh giảm doanh thu hoạt động tài chính và giá trị khoản đầu tư vào công ty con:
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính
Có Đầu tư vào công ty con.
Điều 31. Các khoản vay trong nội bộ
1. Các khoản vay trong nội bộ tập đoàn chưa trả phải được loại trừ hoàn toàn khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất. Theo đó, các khoản thu nhập từ cho vay và chi phí đi vay cũng phải loại trừ toàn bộ trong Báo cáo tài chính hợp nhất.
2. Nếu các đơn vị trong một tập đoàn có quan hệ vay mượn lẫn nhau thì số dư tiền vay trong nội bộ tập đoàn đang phản ánh trong các khoản mục “Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn”, “Vay và nợ thuê tài chính dài hạn”, khoản mục “Phải thu về cho vay ngắn hạn”, “Phải thu về cho vay dài hạn khác” phải được loại trừ toàn bộ.
3. Trường hợp vay nội bộ để đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang:
- Các khoản chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang phải được loại trừ hoàn toàn.
- Trường hợp một đơn vị trong tập đoàn đi vay bên thứ ba (ngoài tập đoàn) để cho đơn vị khác cũng trong nội bộ tập đoàn vay lại thì số tiền trả lãi cho bên thứ ba được ghi nhận là chi phí tài chính trên báo cáo tài chính riêng của bên đi vay nhưng phải được vốn hoá trên Báo cáo tài chính hợp nhất. Vì vậy, phải thực hiện bút toán điều chỉnh đối với khoản chi phí lãi vay đã ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ.
- Khoản mục “Doanh thu hoạt động tài chính” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của bên cho vay phải được loại trừ. Trường hợp này làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại do giá trị ghi sổ của tài sản dở dang trên Báo cáo tài chính hợp nhất thấp hơn cơ sở tính thuế của nó. Khi kết thúc thời kỳ đầu tư hoặc xây dựng tài sản, số lợi nhuận chưa thực hiện này thông qua chi phí khấu hao sẽ chuyển thành lợi nhuận thực hiện. Thời gian khấu hao của TSCĐ là thời kỳ hoàn nhập của tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
4. Trường hợp lãi vay chưa được thanh toán và đang phản ánh trong các khoản mục phải thu, khoản mục phải trả thì các khoản mục chứa đựng số phải thu, phải trả này cũng phải được loại trừ hoàn toàn.
5. Bút toán điều chỉnh
a) Loại trừ số dư tiền vay giữa các đơn vị trong tập đoàn, ghi:
Nợ Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn
Nợ Vay và nợ thuê tài chính dài hạn
Có Phải thu về cho vay ngắn hạn
Có Phải thu về cho vay dài hạn.
Nếu các khoản vay được thể hiện trong khoản mục khác thì kế toán phải điều chỉnh bút toán loại trừ cho phù hợp nhằm đảm bảo rằng trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất không còn số dư các khoản vay trong nội bộ tập đoàn.
b) Loại trừ doanh thu tài chính và chi phí tài chính phát sinh từ khoản vay trong nội bộ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường:
Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải loại trừ doanh thu hoạt động tài chính ghi nhận tại bên cho vay và chi phí tài chính ghi nhận tại bên đi vay, ghi:
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính
Có Chi phí tài chính.
c) Loại trừ doanh thu tài chính và lãi vay được vốn hoá phát sinh từ khoản vay trong nội bộ sử dụng cho hoạt động đầu tư, xây dựng, sản xuất tài sản dở dang:
c1) Trường hợp bên cho vay sử dụng vốn tự có để cho vay
- Trường hợp chi phí đi vay phát sinh từ các khoản vay nội bộ được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang, kế toán loại trừ thu nhập từ hoạt động cho vay phát sinh trong kỳ, ảnh hưởng luỹ kế của việc loại trừ chi phí đi vay trong giá trị tài sản dở dang luỹ kế đến thời điểm đầu kỳ báo cáo, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (Chi phí đi vay nội bộ đã phản ánh vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang đến đầu kỳ báo cáo)
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tiền vay phát sinh trong kỳ) Có Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (luỹ kế lãi tiền vay nội bộ đã phản ánh vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang).
Có Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (lãi vay phát sinh trong kỳ được vốn hoá vào hàng tồn kho).
- Trên Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải ghi nhận tài sản thuế hoãn lại phát sinh từ việc loại trừ lãi vay trong nội bộ tập đoàn, ghi:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại (số điều chỉnh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ)
- Khi tài sản hoàn thành, bàn giao đi vào hoạt động, chi phí lãi vay không tiếp tục được vốn hoá, khi loại trừ lãi vay nội bộ thực hiện theo quy định tại điểm b điều này.
- Trong các kỳ sau, khi tài sản đi vào hoạt động, kế toán phải loại trừ và thực hiện điều chỉnh giảm nguyên giá tài sản để loại trừ phần lãi vay nội bộ được vốn hoá, điều chỉnh giảm chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế, hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại và các điều chỉnh khác… tương tự như hướng dẫn trong phần loại trừ giao dịch mua, bán tài sản trong nội bộ tập đoàn của Thông tư này.

c2) Trường hợp bên cho vay sử dụng vốn vay riêng biệt từ bên thứ ba (ngoài tập đoàn) để cho một đơn vị khác trong nội bộ tập đoàn vay lại:
- Bên cho vay phải hạch toán lãi vay trả cho bên thứ ba là chi phí tài chính; Bên đi vay vốn hoá khoản lãi vay phải trả nội bộ. Tuy nhiên, luồng tiền trả lãi nội bộ vẫn cần được phản ánh là được vốn hoá trên Báo cáo tài chính hợp nhất. Vì vậy việc loại trừ lãi vay phát sinh trong nội bộ phải được thực hiện bằng cách ghi giảm chi phí tài chính, ghi:
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính
Có Chi phí tài chính.
- Kế toán không phải loại trừ các khoản lãi nội bộ, việc điều chỉnh đối với nguyên giá tài sản, khấu hao và hao mòn luỹ kế, tài sản thuế hoãn lại được thực hiện như quy định tại mục c1, do bản chất khoản lãi vay được vốn hoá trên Báo cáo tài chính hợp nhất phát sinh từ khoản vay bên ngoài tập đoàn.
Điều 32. Điều chỉnh các khoản mục nội bộ khác
1. Số dư các khoản mục phát sinh từ các giao dịch giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, như phải thu, phải trả, doanh thu chưa thực hiện, chi phí trả trước…phải được loại trừ hoàn toàn khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
2. Kế toán cần lập Bảng tổng hợp và đối chiếu số dư các khoản mục phát sinh từ các giao dịch giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn sau đó thực hiện việc loại trừ.
3. Các khoản doanh thu, thu nhập, giá vốn, chi phí phát sinh từ các giao dịch khác trong nội bộ tập đoàn, như các khoản doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, doanh thu cho thuê, cung cấp dịch vụ... trong nội bộ tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn.
4. Bút toán điều chỉnh
Nợ Phải trả người bán
Nợ Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
Nợ Chi phí phải trả
Nợ Doanh thu chưa thực hiện
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính

Có Phải thu khách hàng
Có Các khoản phải thu khác
Có Chi phí trả trước dài hạn
Có Giá vốn hàng bán
Có Chi phí tài chính
Điều 33. Bút toán kết chuyển
1. Nguyên tắc: Bút toán kết chuyển được lập để kết chuyển tổng ảnh hưởng của các bút toán điều chỉnh đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sang chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Bảng Cân đối kế toán.
2. Sau khi thực hiện các bút toán điều chỉnh và loại trừ, nếu tổng giá trị điều chỉnh đến các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh làm tăng kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này.
3. Ngược lại, nếu tổng giá trị điều chỉnh đến các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh kế toán ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này
Có Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chương III
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG PHÁT SINH TỪ CÁC GIAO DỊCH TRONG NỘI BỘ TẬP ĐOÀN KHI LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
MỤC 1. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHOẢN DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI PHÁT SINH TỪ CÁC GIAO DỊCH TRONG NỘI BỘ TẬP ĐOÀN KHI LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
Điều 34. Nguyên tắc xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn trên Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Công ty mẹ phải loại trừ toàn bộ số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích lập trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và trên Báo cáo tài chính của các công ty con (kể cả công ty con sở hữu gián tiếp) nếu khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn (giữa công ty mẹ và các công ty con, giữa các công ty con với nhau).
Riêng các khoản dự phòng phải thu khó đòi giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn và các công ty liên doanh, liên kết của tập đoàn vẫn được giữ nguyên và trình bày trong Báo cáo tài chính hợp nhất.
2. Công ty mẹ có trách nhiệm loại trừ toàn bộ số chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến số dự phòng phải thu khó đòi bị loại trừ khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất.
3. Khoản hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi phát sinh trong kỳ liên quan đến các khoản phải thu trong nội bộ tập đoàn phải được loại trừ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
4. Kế toán phải xác định ảnh hưởng từ việc loại trừ các khoản dự phòng phải thu khó đòi tới Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để ghi nhận hoặc hoàn nhập thuế hoãn lại phải trả phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
5. Công ty mẹ và các công ty con phải lập báo cáo tổng hợp về các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn với các nội dung sau:
- Số dư đầu kỳ;
- Số dự phòng trích lập bổ sung hoặc hoàn nhập trong kỳ;
- Số dư cuối kỳ;
- Thuế suất thuế TNDN đơn vị được hưởng.
Điều 35. Phương pháp kế toán các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn trên Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Xử lý khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích lập trong kỳ
a) Đối với khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích lập trong kỳ liên quan đến các khoản phải thu trong nội bộ tập đoàn, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh để loại trừ số dự phòng được trích lập trong kỳ, ghi:
Nợ Dự phòng phải thu khó đòi
Có Chi phí quản lý doanh nghiệp
b) Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán ghi nhận thuế hoãn lại phải trả phát sinh từ việc loại trừ khoản dự phòng phải thu khó đòi trích lập trong kỳ nếu số dự phòng trích lập được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của đơn vị trích lập. Giá trị khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận bằng số dự phòng trích lập trong kỳ nhân (x) thuế suất thuế TNDN:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
2. Xử lý khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập từ kỳ trước
a) Đối với khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập từ kỳ trước liên quan đến các khoản phải thu trong nội bộ tập đoàn, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh để loại trừ số dự phòng, ghi:
Nợ Dự phòng phải thu khó đòi
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
b) Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán ghi nhận thuế hoãn lại phải trả phát sinh từ việc loại trừ khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập từ kỳ trước nếu số dự phòng trích lập đã được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ trước của đơn vị trích lập. Giá trị khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận bằng số dự phòng đã trích lập từ kỳ trước nhân (x) thuế suất thuế TNDN:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
3. Xử lý khoản hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi trong kỳ
a) Trường hợp phát sinh việc hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi liên quan đến các khoản phải thu trong nội bộ tập đoàn, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh để loại trừ khoản hoàn nhập dự phòng trong kỳ, ghi:
Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
b) Nếu khoản dự phòng đã trích lập từ kỳ trước chưa được hoàn nhập hết, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải loại trừ số dư còn lại của khoản dự phòng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
c) Xử lý thuế thu nhập hoãn lại phải trả khi hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi:
- Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải ghi nhận thuế hoãn lại phải trả bằng toàn bộ số dư khoản dự phòng tại thời điểm đầu kỳ (chưa tính đến số được hoàn nhập trong kỳ này), ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Khi hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, kế toán phải ghi giảm số thuế hoãn lại phải trả bằng số dự phòng được hoàn nhập nhân (x) thuế suất thuế TNDN, ghi:
Nợ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Có Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
MỤC 2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHOẢN DỰ PHÒNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
Điều 36. Nguyên tắc xử lý các khoản dự phòng liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết
1. Đối với khoản đầu tư vào công ty con:
a) Do cấu trúc của tập đoàn là phức tạp, công ty con có thể được sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp nên khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải xác định tất cả các khoản dự phòng đã trích lập liên quan đến công ty con, như:
- Đối với công ty con sở hữu trực tiếp, khoản dự phòng đã trích lập là khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác;
- Đối với công ty con sở hữu gián tiếp, khoản dự phòng có thể được trích lập dưới hình thức dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác hoặc dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh.
b) Tất cả các khoản dự phòng có liên quan đến công ty con đã được trích lập trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ hoặc báo cáo tài chính của các công ty con khác đều được loại trừ khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất.
2. Đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (kể cả sở hữu trực tiếp và gián tiếp): Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải loại trừ toàn bộ số dự phòng tổn thất đầu tư do các công ty liên doanh, liên kết bị lỗ đã được trích lập trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và báo cáo tài chính của các công ty con khác trong nội bộ tập đoàn.
3. Các khoản chi phí tài chính hoặc ghi giảm chi phí tài chính (do hoàn nhập dự phòng) phát sinh tương ứng với số dự phòng được điều chỉnh trong kỳ cũng phải được loại trừ khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất.
4. Kế toán phải xác định ảnh hưởng từ việc loại trừ các khoản dự phòng đầu tư tài chính tới báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để ghi nhận hoặc hoàn nhập thuế hoãn lại phải trả phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
5. Công ty mẹ và các công ty con phải lập báo cáo tổng hợp về các khoản dự phòng đầu tư tài chính liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết với các nội dung sau:
- Số dư đầu kỳ; Số dự phòng trích lập bổ sung hoặc hoàn nhập trong kỳ;
- Số dư cuối kỳ;
- Thuế suất thuế TNDN đơn vị được hưởng.
Điều 37. Phương pháp kế toán các khoản dự phòng liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết
1. Phương pháp xử lý dự phòng quy định tại điều này áp dụng cho cả dự phòng đầu tư tài chính dài hạn và dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (gọi chung là dự phòng đầu tư tài chính) liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết.
2. Xử lý khoản dự phòng đầu tư tài chính được trích lập trong kỳ
a) Đối với khoản dự phòng đầu tư tài chính được trích lập trong kỳ liên quan đến khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết của tập đoàn, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh để loại trừ số dự phòng được trích lập trong kỳ, ghi:
Nợ Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn
Có Chi phí tài chính
b) Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán ghi nhận thuế hoãn lại phải trả phát sinh từ việc loại trừ khoản dự phòng đầu tư tài chính trích lập trong kỳ nếu số dự phòng trích lập được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của đơn vị trích lập. Giá trị khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận bằng số dự phòng trích lập trong kỳ nhân (x) thuế suất thuế TNDN:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
3. Xử lý khoản dự phòng đầu tư tài chính đã trích lập từ kỳ trước
a) Đối với khoản dự phòng đầu tư tài chính đã trích lập từ kỳ trước liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết của tập đoàn, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh để loại trừ số dự phòng đã trích lập từ các kỳ trước, ghi:
Nợ Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
b) Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán ghi nhận thuế hoãn lại phải trả phát sinh từ việc loại trừ khoản dự phòng đầu tư tài chính đã trích lập từ kỳ trước nếu số dự phòng trích lập đã được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ trước của đơn vị trích lập. Giá trị khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận bằng số dự phòng đã trích lập từ kỳ trước nhân (x) thuế suất thuế TNDN:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
4. Xử lý khoản hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính trong kỳ
a) Trường hợp phát sinh việc hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết của tập đoàn, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh để loại trừ khoản hoàn nhập dự phòng trong kỳ, ghi:
Nợ Chi phí tài chính
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
b) Nếu khoản dự phòng đã trích lập từ kỳ trước chưa được hoàn nhập hết, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải loại trừ số dư còn lại của khoản dự phòng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
c) Xử lý thuế thu nhập hoãn lại phải trả khi hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính:
- Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải ghi nhận thuế hoãn lại phải trả bằng toàn bộ số dư khoản dự phòng tại thời điểm đầu kỳ (chưa tính đến số được hoàn nhập trong kỳ này), ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Khi hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính, kế toán phải ghi giảm số thuế hoãn lại phải trả bằng số dự phòng được hoàn nhập nhân (x) thuế suất thuế TNDN:
Nợ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Có Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
MỤC 3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHOẢN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO KHI LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
Điều 38. Nguyên tắc xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho
1. Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải điều chỉnh số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (được lập trên Báo cáo tài chính riêng của các đơn vị trong nội bộ tập đoàn) đối với số hàng tồn kho mua từ các đơn vị trong nội bộ tập đoàn nhưng chưa bán ra bên ngoài tập đoàn tại thời điểm cuối kỳ.
2. Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chỉ xem xét các khoản dự phòng đã trích lập cho số hàng tồn kho được mua trong nội bộ tập đoàn có dấu hiệu bị giảm giá so với giá trị ghi sổ của bên mua. Số dự phòng được chấp nhận trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất phải đảm bảo điều kiện khi cộng với giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho trên báo cáo tài chính của bên mua không lớn hơn giá gốc của hàng tồn kho đó tại bên bán.
3. Trường hợp bán hàng tồn kho lỗ
Trường hợp khi bán hàng tồn kho, bên bán xét thấy giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị ghi sổ nên chấp nhận bán hàng tồn kho với mức giá trị thuần có thể thực hiện được thì khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất không phải điều chỉnh khoản lỗ do bán hàng tồn kho vì đây là lỗ đã thực hiện. Nếu cuối kỳ, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho tại bên mua lại tiếp tục giảm so với giá trị ghi sổ (giá mua) thì bên mua phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Trường hợp này, không phải điều chỉnh dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất.
4. Trường hợp bán hàng tồn kho lãi
Trường hợp bán hàng tồn kho có lãi, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải loại trừ khoản lãi chưa thực hiện. Nếu cuối kỳ giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị ghi sổ của bên mua hàng, bên mua sẽ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, việc điều chỉnh khoản dự phòng này trên Báo cáo tài chính hợp nhất được xử lý như sau:
- Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị ghi sổ của bên mua nhưng lớn hơn giá gốc của bên bán, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải loại trừ toàn bộ giá trị khoản dự phòng đã trích lập trên báo cáo tài chính riêng của bên mua do giá trị hàng tồn kho được phản ánh trên Báo cáo tài chính hợp nhất là giá gốc tại bên bán.
- Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị ghi sổ của bên mua và nhỏ hơn giá gốc của bên bán, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải loại bỏ phần giá trị khoản dự phòng đã trích lập trên báo cáo tài chính riêng của bên mua tương ứng với khoản lãi chưa thực hiện. Chỉ phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối kỳ nhỏ hơn giá gốc tại bên bán mới được trình bày trên chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Báo cáo tài chính hợp nhất.
5. Việc ghi nhận và hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện tương tự như đối với dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng đầu tư tài chính.
Điều 39. Phương pháp kế toán các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị ghi sổ của bên mua nhưng lớn hơn giá gốc của bên bán, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải loại trừ toàn bộ giá trị khoản dự phòng đã trích lập trên báo cáo tài chính riêng của bên mua, ghi:
Nợ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có Giá vốn hàng bán
2. Đối với số dự phòng giảm giá hàng tồn kho trích lập từ các kỳ trước, nếu lượng hàng tồn kho này đến kỳ sau vẫn chưa được bán cho một bên thứ ba bên ngoài tập đoàn và khoản dự phòng chưa được hoàn nhập, ghi:
Nợ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước.
3. Khi hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Điều chỉnh số hoàn nhập dự phòng trong kỳ
Nợ Giá vốn hàng bán
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
- Điều chỉnh số dư dự phòng chưa hoàn nhập hết
Nợ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
4. Các bút toán ghi nhận và hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện tương tự như đối với dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng đầu tư tài chính.
MỤC 4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHOẢN DỰ PHÒNG BẢO HÀNH SẢN PHẨM HÀNG HOÁ, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHI LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
Điều 40. Nguyên tắc xử lý khoản dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hoá và bảo hành công trình xây dựng
1. Khi doanh nghiệp bán hàng hoá hoặc công trình xây dựng, doanh nghiệp phải trích dự phòng bảo hành nếu hàng hoá hoặc công trình xây dựng có hỏng hóc, sai sót. Việc bảo hành có thể được thực hiện bởi bản thân doanh nghiệp, thuê một đơn vị trong nội bộ tập đoàn hoặc thuê ngoài. Khi trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây dựng có thể doanh nghiệp chưa xác định được nghĩa vụ bảo hành có thực tế xảy ra hay không và đơn vị thực hiện việc bảo hành. Vì vậy, khi trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hoá, công trình xây dựng không cần phải điều chỉnh trên BCTC hợp nhất.
2. Khi việc bảo hành sản phẩm hàng hoá, công trình xây dựng xảy ra, nếu doanh nghiệp tự thực hiện việc bảo hành hoặc thuê một bên thứ ba bên ngoài tập đoàn thực hiện việc bảo hành thì toàn bộ doanh thu và chi phí phát sinh đều không phải là các giao dịch trong nội bộ tập đoàn nên không thực hiện điều chỉnh trên Báo cáo tài chính hợp nhất.
3. Trường hợp doanh nghiệp thuê một đơn vị trong tập đoàn thực hiện việc bảo hành thì sẽ phát sinh giao dịch nội bộ do bên thực hiện bảo hành ghi nhận doanh thu, bên thuê bảo hành phát sinh chi phí. Trường hợp này cần phải loại trừ các khoản mục doanh thu, chi phí trong nội bộ tập đoàn khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
4. Doanh nghiệp không ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh liên quan đến các khoản dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hoá, bảo hành công trình xây dựng.
Điều 41. Phương pháp kế toán khoản dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hoá và bảo hành công trình xây dựng
1. Đối với bảo hành sản phẩm, hàng hoá, nếu các đơn vị trong nội bộ tập đoàn thực hiện việc bảo hành, ghi:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có Chi phí bán hàng (nếu bảo hành phát sinh trong kỳ lập dự phòng)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (nếu phát sinh trong kỳ sau)
2. Đối với bảo hành công trình xây dựng, nếu các đơn vị trong nội bộ tập đoàn thực hiện việc bảo hành, ghi:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có Giá vốn hàng bán (nếu bảo hành phát sinh trong kỳ lập dự phòng)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (nếu phát sinh trong kỳ sau)
Chương IV
HỢP NHẤT BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN ĐA CẤP VÀ SỞ HỮU CHÉO
MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 42. Xác định quyền biểu quyết, giá phí khoản đầu tư, lợi ích của công ty mẹ và lợi ích cổ đông không kiểm soát trong tập đoàn đa cấp
1. Khi xác định quyền biểu quyết của công ty mẹ trong công ty con cấp 2, kế toán phải xem xét tổng hợp quyền biểu quyết của cả công ty mẹ và các công ty khác do trên báo cáo tài chính riêng của các đơn vị trong tập đoàn có thể khoản đầu tư vào công ty con cấp 2 đang được trình bày như khoản đầu tư vào công ty liên doanh, công ty liên kết hoặc khoản đầu tư thông thường.
2. Trường hợp công ty mẹ không nắm giữ 100% vốn tại công ty con cấp 1, việc xác định giá phí khoản đầu tư và lợi ích của công ty mẹ trong công ty con cấp 2 được thực hiện như sau:
- Giá phí khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con cấp 2 bao gồm giá phí khoản đầu tư trực tiếp và giá phí khoản đầu tư gián tiếp của công ty mẹ (thông qua các công ty con cấp 1 khác). Giá phí khoản đầu tư gián tiếp vào công ty con cấp 2 được xác định theo tỷ lệ nắm giữ của công ty mẹ trong tài sản thuần của công ty con cấp 1.
Lợi ích của công ty mẹ trong công ty con cấp 2 bao gồm lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp. Khoản lợi ích gián tiếp của công ty mẹ trong công ty con cấp 2 được xác định bằng tỷ lệ nắm giữ tài sản thuần của công ty mẹ trong công ty con cấp 1 nhân (x) với tỷ lệ nắm giữ tài sản thuần của công ty con cấp 1 trong công ty con cấp 2 (trừ khi có thỏa thuận khác giữa các cổ đông).
3. Lợi ích của cổ đông không kiểm soát trong công ty con cấp 2 gồm lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp (trong trường hợp công ty mẹ không kiểm soát 100% công ty con cấp 1) và phần lợi ích này có thể cao hơn phần lợi ích thuộc sở hữu của công ty mẹ. Lợi ích gián tiếp của cổ đông không kiểm soát trong công ty con cấp 2 được xác định bằng tỷ lệ nắm giữ tài sản thuần của cổ đông không kiểm soát trong công ty con cấp 1 nhân (x) với tỷ lệ nắm giữ tài sản thuần của công ty con cấp 1 trong công ty con cấp 2 (trừ khi có thỏa thuận khác giữa các cổ đông).
Điều 43. Phương pháp hợp nhất
1. Quy trình, nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật hợp nhất báo cáo tài chính đối với các công ty con cấp 2 được thực hiện tương tự như đối với công ty con cấp 1. Ngoài ra, khi hợp nhất các công ty con cấp 2, công ty mẹ thực hiện thêm một số điều chỉnh theo quy định tại chương này.
2. Công ty mẹ được lựa chọn một trong 2 phương pháp sau để hợp nhất các công ty con cấp 2
a) Phương pháp trực tiếp: Công ty mẹ hợp nhất trực tiếp với báo cáo tài chính của công ty con cấp 2. Phương pháp này thường được sử dụng khi:
- Công ty con cấp 2 là công ty liên doanh, liên kết của công ty con cấp 1 nhưng công ty con đó chịu sự kiểm soát gián tiếp của công ty mẹ ;
- Công ty con cấp 2 là công ty con của công ty con cấp 1 nhưng công ty con cấp 1 không thuộc đối tượng bắt buộc phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật.
b) Phương pháp gián tiếp: Công ty con cấp 2 được hợp nhất với công ty con cấp 1 để tạo ra một Báo cáo tài chính hợp nhất, sau đó báo cáo này lại được hợp nhất với báo cáo của công ty mẹ để có được Báo cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn.
MỤC 2. HỢP NHẤT BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CON CẤP 2 KHÔNG ĐƯỢC SỞ HỮU CHÉO BỞI CÁC ĐƠN VỊ KHÁC TRONG NỘI BỘ TẬP ĐOÀN
Điều 44. Hợp nhất báo cáo tài chính của công ty con cấp 2 theo phương pháp gián tiếp
1. Khi hợp nhất Báo cáo tài chính của công ty con cấp 2 theo phương pháp gián tiếp, công ty mẹ sử dụng Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty con cấp 1. Nếu công ty mẹ không nắm giữ 100% công ty con cấp 1 thì khi công ty mẹ cần điều chỉnh lại lợi thế thương mại và lợi ích cổ đông không kiểm soát với nguyên tắc như sau:
- Nếu công ty mẹ không nắm giữ 100% công ty con cấp 1 thì giá phí khoản đầu tư của cổ đông mẹ vào công ty con cấp 2 chỉ tương ứng với phần sở hữu của công ty mẹ trong công ty con cấp 1, phần giá phí còn lại của khoản đầu tư thuộc về cổ đông không kiểm soát trong công ty con cấp 1.
Ví dụ: Công ty mẹ nắm giữ 80% tài sản thuần của công ty con cấp 1, công ty con cấp 1 đầu tư 10 tỷ đồng vào con cấp 2. Trong trường hợp này, thực chất cổ đông mẹ chỉ đầu tư 8 tỷ đồng vào con cấp 2, giá trị khoản đầu tư còn lại 2tỉ đồng là phần của cổ đông không kiểm soát trong công ty con cấp 1 đầu tư vào công ty con cấp 2.
- Khoản lợi thế thương mại phát sinh liên quan đến công ty con cấp 2 trên Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty con cấp 1 được xác định là tổng giá phí của khoản đầu tư của công ty con cấp 1 trừ đi (–) giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty con cấp 2 do công ty con cấp 1 nắm giữ, dẫn đến lợi thế thương mại trong Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty con cấp 1 sẽ bao gồm cả phần của cổ đông không kiểm soát.
Tuy nhiên, lợi thế thương mại được trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ chỉ tương ứng với phần sở hữu của cổ đông mẹ, vì vậy phần lợi thế thương mại tương ứng với phần của cổ đông không kiểm soát trong con cấp 1 phải được ghi giảm kèm theo đó phần lợi ích cổ đông không kiểm soát cũng bị ghi giảm.
2. Bút toán điều chỉnh:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có Lợi thế thương mại
Điều 45. Hợp nhất báo cáo tài chính của công ty con cấp 2 theo phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp trực tiếp, công ty mẹ sẽ hợp nhất trực tiếp báo cáo tài chính của công ty con cấp 2 mà không thông qua báo cáo tài chính của công ty con cấp 1. Trường hợp này ngoài quy trình hợp nhất thông thường theo quy định, công ty mẹ cần thực hiện một số điều chỉnh bổ sung như sau:
1. Xác định lợi thế thương mại trong công ty con cấp 2
a) Giá phí của khoản đầu tư của công ty mẹ trong công ty con cấp 2 được xác định là phần sở hữu của công ty mẹ trong giá phí khoản đầu tư của công ty con cấp 1 khi mua công ty con cấp 2.
b) Tài sản thuần công ty mẹ nắm giữ trong công ty con cấp 2 được xác định theo tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ trong công ty con cấp 1 nhân với (x) tỷ lệ sở hữu của công ty con cấp 1 trong công ty con cấp 2
2. Xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát trong công ty con cấp 2
Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong công ty con cấp 2 được xác định là tổng lợi ích cổ đông không kiểm soát trực tiếp và gián tiếp.
3. Loại trừ giá phí khoản đầu tư vào công ty con cấp 2 của cổ đông không kiểm soát trong công ty con cấp 1
Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ, giá phí khoản đầu tư vào công ty con cấp 2 phải được phân bổ và loại trừ tương ứng với phần sở hữu của cổ đông mẹ và các cổ đông không kiểm soát trong công ty con cấp 1. Việc loại trừ giá phí khoản đầu tư của công ty mẹ trong công ty con cấp 2 được thực hiện bình thường, việc loại trừ giá phí của cổ đông không kiểm soát được thực hiện như sau:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có Đầu tư vào công ty con (phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong công ty con cấp 1 nắm giữ tại công ty con cấp 2)
4. Xử lý giao dịch nội bộ và số dư trong công ty con cấp 2.
Về nguyên tắc, các bút toán điều chỉnh cho các giao dịch nội bộ với công ty con cấp 2 cũng tương tự như với công ty con cấp 1. Tuy nhiên công ty mẹ cần xem xét việc điều chỉnh lại lợi ích cổ đông không kiểm soát do ảnh hưởng của việc loại trừ lãi, lỗ từ các giao dịch nội bộ như sau:
a) Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Khi công ty con cấp 2 bán hàng hoá, TSCĐ, cung cấp dịch vụ cho một đơn vị khác trong nội bộ tập đoàn, lợi nhuận nằm trong hàng tồn kho được xem là chưa thực hiện nếu bên mua chưa bán ra ngoài tập đoàn. Trường hợp này, lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phải được điều chỉnh cho lợi ích cổ đông không kiểm soát trong công ty con cấp 2.
- Trường hợp lợi ích cổ đông không kiểm soát phải điều chỉnh giảm do loại trừ lãi chưa thực hiện, ghi:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát
- Trường hợp lợi ích cổ đông không kiểm soát được điều chỉnh tăng do loại trừ lỗ chưa thực hiện, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát
b) Cổ tức đã trả bởi công ty con cấp 2
- Khi công ty con cấp 2 trả cổ tức cho công ty con cấp 1, công ty mẹ phải thực hiện bút toán loại trừ cổ tức đã trả bởi công ty con cấp 2, ghi:
Nợ Doanh thu tài chính
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này
- Do đã ghi giảm báo cáo kết quả kinh doanh của công ty con cấp 1 đối với phần cổ tức nhận từ công ty con cấp 2 nên lợi ích cổ đông không kiểm soát trong công ty con cấp 1 cũng phải được ghi giảm tương ứng theo tỷ lệ, ghi:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát
5. Giao dịch trước ngày mua là giao dịch công ty con cấp 1 mua và nắm giữ quyền kiểm soát trong công ty con cấp 2 trước khi công ty mẹ mua và kiểm soát công ty con cấp 1. Trong trường hợp này, công ty con cấp 2 không bị kiểm soát bởi công ty mẹ cho đến khi công ty mẹ mua công ty con cấp 1 và vì vậy lợi nhuận thu được bởi công ty con cấp 2 trước khi công ty mẹ mua công ty con cấp 1 được coi là lợi nhuận trước ngày mua xét trên phương diện cả tập đoàn. Vì vậy, khi xác định lợi thế thương mại, công ty mẹ phải căn cứ vào giá trị tài sản thuần của công ty con cấp 2 tại ngày mua công ty con cấp 1.
MỤC 3. HỢP NHẤT BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CON ĐƯỢC SỞ HỮU CHÉO BỞI CÁC ĐƠN VỊ TRONG TẬP ĐOÀN
Điều 46. Hợp nhất báo cáo tài chính của công ty con cấp 1 đồng thời là công ty liên doanh, liên kết hoặc có vốn góp của các đơn vị khác trong tập đoàn
1. Nguyên tắc hợp nhất báo cáo tài chính: Công ty mẹ phải tuân thủ đầy đủ quy trình hợp nhất báo cáo tài chính như đối với các công ty con khác, ngoài ra thực hiện thêm một số nguyên tắc sau:
a) Xác định lợi ích của cổ đông mẹ và cổ đông không kiểm soát:
- Công ty mẹ phải xác định tỷ lệ phần sở hữu trong công ty con bằng tổng phần sở hữu trực tiếp và gián tiếp;
- Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong công ty con bằng tổng phần sở hữu trực tiếp và gián tiếp.
b) Khi loại trừ khoản đầu tư, xác định lợi thế thương mại và những vấn đề khác có liên quan, công ty mẹ phải áp dụng các nguyên tắc được quy định tại Điều 53 Thông tư này.
c) Trường hợp Báo cáo tài chính của các đơn vị khác trong tập đoàn trình bày khoản đầu tư vào công ty con là đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu thì khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải điều chỉnh toàn bộ ảnh hưởng của việc áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu.
2. Phương pháp hợp nhất
a) Loại trừ khoản đầu tư của tập đoàn trong công ty con
- Loại trừ khoản đầu tư của mẹ vào con
Nợ Vốn góp của chủ sở hữu (tỷ lệ sở hữu của tập đoàn trong công ty con)           Nợ Lợi thế thương mại
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát (phần sở hữu gián tiếp của cổ đông không kiểm soát trong công ty con)
Có Đầu tư vào công ty con (BCTC mẹ)
Có Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (trên Báo cáo tài chính của các đơn vị trong nội bộ tập đoàn)
Có Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
Có Lãi từ giao dịch mua rẻ
- Ngoài ra, nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả của công ty con tại ngày mua thì công ty mẹ phải điều chỉnh giá trị tài sản và nợ phải trả theo giá trị ghi sổ và ghi nhận phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong khoản chênh lệch này như quy định tại Điều 15 Thông tư này.
- Sau khi ghi nhận tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý, công ty mẹ tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh chi phí khấu hao của TSCĐ, bất động sản đầu tư và ghi nhận thuế hoãn lại (nếu có) theo quy định tại Điều 18 và 19 Thông tư này.
b) Tách lợi ích cổ đông không kiểm soát đầu kỳ trong Công ty con
Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu (tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp)
Có lợi ích cổ đông không kiểm soát
c) Xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh từ lợi nhuận sau thuế trong kỳ:
- Trường hợp công ty con có lãi
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát (theo tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp)
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát
- Trường hợp công ty con bị lỗ
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát (theo tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp)
d) Nếu báo cáo tài chính của các đơn vị khác trong tập đoàn phản ánh khoản đầu tư vào công ty con dưới dạng đầu tư vào liên doanh, liên kết, khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải thực hiện loại trừ toàn bộ ảnh hưởng của sự thay đổi trong giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
- Nếu báo cáo tài chính dùng để hợp nhất của các đơn vị trong tập đoàn đã điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, công ty mẹ phải loại trừ khoản đã điều chỉnh tăng, ghi:
Nợ Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết (số điều chỉnh trong kỳ tính vào báo cáo kết quả kinh doanh)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối luỹ kế đến cuối kỳ trước (số điều chỉnh vào báo cáo kết quả kinh doanh luỹ kế đến đầu kỳ)
Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Số luỹ kế đến cuối kỳ - nếu có)
Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Số luỹ kế đến cuối kỳ - nếu có)
Có Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
- Nếu báo cáo tài chính dùng để hợp nhất của các đơn vị trong tập đoàn đã điều chỉnh giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, công ty mẹ phải loại trừ khoản đã điều chỉnh giảm bằng bút toán ngược lại với bút toán trên.
đ) Điều chỉnh lợi ích cổ đông không kiểm soát do ảnh hưởng của việc áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu
- Điều chỉnh lợi ích cổ đông không kiểm soát đầu kỳ do điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết:
+ Nếu điều chỉnh giảm, ghi:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu liên quan
+ Nếu điều chỉnh tăng ghi ngược lại bút toán trên.
- Điều chỉnh lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ do điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
+ Nếu điều chỉnh giảm:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số (Phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát tương ứng với phần lãi, hoặc lỗ trong kỳ của công ty liên doanh, liên kết đã bị ghi giảm)
Có các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu có liên quan (Phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát tương ứng với phần được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu của công ty liên doanh, liên kết đã bị ghi giảm)
+ Nếu điều chỉnh tăng ghi ngược lại bút toán trên.
Chương V
TÁI CẤU TRÚC TẬP ĐOÀN
Điều 47. Các hình thức tái cấu trúc tập đoàn
1. Việc tái cấu trúc tập đoàn dẫn đến sự thay đổi trong tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ trong các công ty con hoặc thay đổi trong cơ cấu sở hữu của tập đoàn.
2. Việc tái cấu trúc tập đoàn có thể thực hiện dưới các hình thức:
a) Công ty mẹ thoái một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư vào công ty con (Thoái đầu tư);
b) Công ty con huy động thêm vốn góp từ các chủ sở hữu dẫn đến tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con thay đổi;
c) Chuyển giao toàn bộ hoặc một phần vốn của một công ty con cho một (hoặc nhiều) đơn vị khác trong nội bộ tập đoàn, như việc công ty con cấp 1 bán một công ty con cấp 2 cho công ty mẹ hoặc công ty mẹ bán một công ty con cho một công ty con khác (giao dịch hợp nhất kinh doanh dưới sự kiểm soát chung).
MỤC 1. THOÁI ĐẦU TƯ
Điều 48. Nguyên tắc trình bày khoản đầu tư vào công ty con sau khi thoái vốn và ghi nhận kết quả từ việc thoái vốn tại công ty con
1. Công ty mẹ được coi là thoái đầu tư khi bán toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư tại công ty con cho một (hoặc nhiều) bên thứ ba độc lập bên ngoài tập đoàn. Các trường hợp thoái vốn cho các đơn vị khác trong nội bộ tập đoàn không được coi là thoái đầu tư.
2. Trường hợp công ty mẹ thoái một phần vốn tại công ty con nhưng vẫn giữ quyền kiểm soát, công ty mẹ phải hợp nhất Báo cáo tài chính của công ty con và ghi nhận kết quả của việc thoái vốn vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
3. Trường hợp công ty mẹ thoái một phần vốn nắm giữ tại công ty con, sau khi thoái vốn công ty mẹ mất quyền kiểm soát và công ty con trở thành công ty liên doanh, liên kết của tập đoàn thì công ty mẹ phải trình bày khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết đó theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Kết quả của việc thoái vốn được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
4. Trường hợp công ty mẹ thoái một phần vốn nắm giữ tại công ty con, sau khi thoái vốn công ty mẹ mất quyền kiểm soát và công ty con trở thành khoản đầu tư thông thường của tập đoàn thì công ty mẹ phải trình bày khoản đầu tư đó theo quy định của Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán doanh nghiệp. Kết quả của việc thoái vốn được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
5. Trường hợp công ty mẹ thoái toàn bộ vốn tại công ty con thì kết quả của việc thoái vốn được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất nếu công ty mẹ vẫn còn các công ty con khác và phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất. Nếu công ty mẹ có duy nhất một công ty con và thoái toàn bộ vốn tại công ty con đó thì sau khi thoái vốn, công ty mẹ không phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất. Kết quả từ việc thoái vốn chính là số được ghi nhận trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.
Điều 49. Nguyên tắc xác định kết quả của việc thoái vốn trên Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Trong Báo cáo tài chính hợp nhất, khoản lãi, lỗ khi thoái vốn tại công ty con được xác định là chênh lệch giữa khoản công ty mẹ thu được từ việc thoái vốn trừ đi (-) phần tài sản thuần của công ty con được công ty mẹ chuyển giao cho các bên khác và phần lợi thế thương mại chưa được phân bổ đến thời điểm công ty mẹ thoái vốn.
2. Tài sản phi tiền tệ, công cụ vốn hoặc công cụ nợ công ty mẹ thu được từ việc thoái vốn tại công ty con phải được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại ngày giao dịch.
Điều 50. Thủ tục kế toán khi thoái vốn đầu tư vào công ty con
1. Khi thoái vốn đầu tư vào công ty con, công ty mẹ phải căn cứ vào Báo cáo tài chính của công ty con tại thời điểm thoái vốn, nếu công ty con là công ty mẹ thì căn cứ vào Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty con. Trường hợp công ty con không thể lập được Báo cáo tài chính tại thời điểm bị công ty mẹ thoái vốn thì công ty mẹ căn cứ vào Báo cáo tài chính quý gần nhất của công ty con sau đó điều chỉnh cho các giao dịch trọng yếu phát sinh kể từ thời điểm cuối quý gần nhất đến thời điểm thoái vốn.
2. Trường hợp sau khi thoái một phần vốn công ty mẹ vẫn nắm giữ quyền kiểm soát đối với công ty con
a) Công ty mẹ phải xác định giá trị ghi sổ tài sản thuần của công ty con được chuyển nhượng cho cổ đông không kiểm soát bằng cách lấy giá trị tài sản thuần của công ty con tại thời điểm thoái vốn nhân với (x) tỷ lệ vốn bị chuyển nhượng.
b) Công ty mẹ xác định số lợi thế thương mại được ghi giảm bằng cách lấy số lợi thế thương mại còn chưa được phân bổ tại thời điểm thoái vốn nhân với (x) tỷ lệ vốn bị thoái trên tổng số vốn nắm giữ tại công ty con.
c) Loại bỏ kết quả từ việc thoái vốn được ghi nhận trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ. Khoản lãi, lỗ ghi nhận trên Báo cáo tài chính hợp nhất được xác định là chênh lệch giữa số thu từ việc thoái vốn và giá trị tài sản thuần chuyển nhượng cho cổ đông không kiểm soát cộng với số lợi thế thương mại được ghi giảm;
d) Công ty mẹ lập bút toán thoái vốn để:
- Ghi nhận kết quả từ việc thoái vốn tính trên cơ sở hợp nhất vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này”;
- Điều chỉnh lợi ích cổ đông không kiểm soát nắm giữ tại công ty con;
- Ghi giảm số lợi thế thương mại tương ứng với tỷ lệ vốn bị thoái;
e) Sau khi thoái vốn, định kỳ công ty mẹ vẫn phải hợp nhất toàn bộ tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và kết quả kinh doanh của công ty con. Lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ được xác định gồm 2 phần:
- Phần lợi ích cổ đông không kiểm soát từ thời điểm đầu kỳ báo cáo đến thời điểm thoái vốn: Được xác định trên cơ sở lấy tỷ lệ sở hữu của cổ đông không kiểm soát trước thời điểm thoái vốn nhân với kết quả kinh doanh của công ty con từ đầu kỳ báo cáo đến thời điểm thoái vốn;
- Phần Phần lợi ích cổ đông không kiểm soát từ thời điểm thoái vốn đến thời điểm cuối kỳ báo cáo: Được xác định trên cơ sở lấy tỷ lệ sở hữu của cổ đông không kiểm soát sau thời điểm thoái vốn nhân với kết quả kinh doanh của công ty con từ thời điểm thoái vốn đến cuối kỳ báo cáo.
3. Trường hợp sau khi thoái một phần vốn công ty mẹ mất quyền kiểm soát đối với công ty con, công ty con trở thành công ty liên kết của công ty mẹ
a) Công ty mẹ phải xác định giá trị ghi sổ tài sản thuần của công ty con được chuyển nhượng bằng cách lấy giá trị tài sản thuần của công ty con tại thời điểm thoái vốn nhân với (x) tỷ lệ vốn bị chuyển nhượng.
b) Khoản lãi, lỗ ghi nhận trên Báo cáo tài chính hợp nhất được xác định là chênh lệch giữa số thu từ việc thoái vốn và giá trị tài sản thuần chuyển nhượng cộng với số lợi thế thương mại được ghi giảm (là toàn bộ số lợi thế thương mại còn chưa phân bổ);
c) Xác định giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu: Là giá trị ghi sổ còn lại của khoản đầu tư trên Báo tài chính riêng của công ty mẹ sau đó điều chỉnh theo tỷ lệ tương ứng cho những thay đổi trong vốn chủ sở hữu của công ty liên kết kể từ ngày đầu tư (ngày kiểm soát công ty con trước đây) đến ngày báo cáo.
d) Loại bỏ kết quả từ việc thoái vốn được ghi nhận trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và ghi nhận kết quả từ việc thoái vốn trên cơ sở hợp nhất vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Kế toán có thể lựa chọn một trong hai phương pháp sau để thực hiện tùy thuộc vào thời điểm thoái vốn:
- Trường hợp thời điểm thoái vốn cách xa thời điểm lập báo cáo: Do công ty con đã trở thành công ty liên kết nên trên Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ không tiếp tục hợp nhất toàn bộ công ty con mà chỉ hợp nhất kết quả của công ty con kể từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn. Báo cáo tài chính của công ty mẹ được sử dụng để hợp nhất là Báo cáo tài chính đã ghi nhận kết quả từ việc thoái vốn tại công ty con. Khi áp dụng phương pháp này, công ty mẹ phải:
+ Lập bút toán để điều chỉnh khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu (điều chỉnh lũy kế đến thời điểm thoái vốn và điều chỉnh cho những thay đổi phát sinh sau thời điểm thoái vốn);
+ Lập bút toán điều chỉnh kết quả thoái vốn được ghi nhận trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ về mức được ghi nhận trên Báo cáo tài chính hợp nhất.
+ Hợp nhất kết quả kinh doanh của công ty con từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn mất quyền kiểm soát.
- Trường hợp thời điểm thoái vốn gần với thời điểm lập báo cáo: Do công ty mẹ phải hợp nhất hầu như toàn bộ kết quả kinh doanh của công ty con nên có thể áp dụng phương pháp hợp nhất toàn bộ (cả bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh), sau đó sử dụng bút toán thoái vốn để loại công ty con ra khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất. Báo cáo tài chính của công ty mẹ được sử dụng để hợp nhất là Báo cáo tài chính riêng trên cơ sở đã loại trừ toàn bộ ảnh hưởng của việc thoái vốn tại công ty con, Khi áp dụng phương pháp này, công ty mẹ phải:
+ Khôi phục lại trên Bảng cân đối kế toán riêng giá trị khoản đầu tư vào công ty con tại thời điểm trước khi thoái vốn và loại bỏ toàn bộ kết quả từ việc thoái vốn được xác định trên Báo cáo tài chính riêng;
+ Công ty mẹ hợp nhất công ty con như vẫn còn quyền kiểm soát;
+ Công ty mẹ sử dụng bút toán thoái vốn để: Loại bỏ toàn bộ tài sản, nợ phải trả của công ty con; Xóa sổ lợi thế thương mại và lợi ích cổ đông không kiểm soát; Ghi nhận giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu và ghi nhận kết quả thoái vốn trên cơ sở hợp nhất.
e) Trường hợp trước đây công ty mẹ đã thoái một phần vốn tại công ty con và đã ghi nhận kết quả từ việc thoái phần vốn đó trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Bảng cân đối kế toán hợp nhất, nay thoái thêm một phần vốn đầu tư tại công ty con dẫn đến mất quyền kiểm soát thì công ty mẹ phải kết chuyển phần lãi, lỗ đã ghi nhận trước đây trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sang Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
Điều 51. Phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợp công ty mẹ thoái một phần vốn đầu tư tại công ty con nhưng vẫn nắm giữ quyền kiểm soát
1. Loại bỏ lãi, lỗ thoái vốn trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ:
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính (để loại bỏ lãi)
Nợ Đầu tư vào công ty con (để khôi phục lại khoản đầu tư ban đầu)
Có Chi phí tài chính (để loại bỏ lỗ)
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát (số tiền cổ đông không kiểm soát đã chi ra để mua lại phần vốn của công ty con)
2. Ghi nhận kết quả từ việc thoái vốn trên cơ sở hợp nhất, ghi giảm lợi thế thương mại và điều chỉnh lợi ích cổ đông không kiểm soát:
- Nếu kết quả từ việc thoái vốn là lãi, ghi:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát (chênh lệch giữa số tiền cổ đông không kiểm soát bỏ ra và phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con tăng thêm)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số lãi)
Có Lợi thế thương mại (số ghi giảm)
- Nếu kết quả từ việc thoái vốn là lỗ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số lỗ)
Có Lợi thế thương mại (số ghi giảm)
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát (chênh lệch giữa số tiền cổ đông không kiểm soát bỏ ra và phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con tăng thêm)
3. Công ty mẹ phải hợp nhất Báo cáo tài chính của công ty con bị thoái vốn theo quy định do vẫn nắm giữ quyền kiểm soát đối với công ty con, các bút toán hợp nhất khác được thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Điều 52. Phương pháp kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợp công ty mẹ thoái một phần vốn đầu tư tại công ty con dẫn đến mất quyền kiểm soát
1. Trường hợp công ty con trở thành công ty liên doanh, liên kết
1.1. Trường hợp thời điểm thoái vốn cách xa thời điểm lập báo cáo, kế toán chỉ hợp nhất kết quả kinh doanh từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn mà không hợp nhất toàn bộ tài sản thuần của công ty con, công ty mẹ thực hiện các bút toán điều chỉnh như sau:
a) Căn cứ vào thay đổi lũy kế trong vốn chủ sở hữu của công ty con kể từ ngày kiểm soát đến thời điểm đầu kỳ, kế toán điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết theo tỷ lệ nắm giữ còn lại tại công ty liên kết, ghi:
- Trường hợp điều chỉnh tăng khoản đầu tư vào công ty liên kết, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ trước
Có các chỉ tiêu khác thuộc vốn chủ sở hữu
- Trường hợp điều chỉnh giảm khoản đầu tư vào công ty liên kết, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ trước
Nợ các chỉ tiêu khác thuộc vốn chủ sở hữu
Có Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
b) Căn cứ vào kết quả kinh doanh của công ty liên kết từ thời điểm thoái vốn đến thời điểm cuối kỳ, kế toán điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết phát sinh trong kỳ theo tỷ lệ nắm giữ còn lại tại công ty liên kết, ghi:
- Trường hợp công ty liên kết có lãi, kế toán điều chỉnh tăng khoản đầu tư vào công ty liên kết, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có Phần lãi, lỗ trong công ty liên doanh, liên kết
- Trường hợp công ty liên kết lỗ, kế toán điều chỉnh giảm khoản đầu tư vào công ty liên kết, ghi:
Nợ Phần lãi, lỗ trong công ty liên doanh, liên kết
Có Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
c) Hợp nhất kết quả kinh doanh từ thời điểm đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn và loại bỏ lãi, lỗ trên Báo cáo tài chính riêng để ghi nhận lãi, lỗ trên Báo cáo tài chính hợp nhất
1.2. Trường hợp thời điểm thoái vốn gần thời điểm lập báo cáo, kế toán hợp nhất toàn bộ tài sản thuần của công ty con và thực hiện các bút toán hợp nhất như sau:
a) Điều chỉnh lại Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ như chưa thoái vốn tại công ty con;
b) Cộng ngang Báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con bị thoái vốn;
c) Thực hiện các bút toán hợp nhất thông thường theo quy định tại Thông tư này, như: Loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con; Phân bổ lợi thế thương mại, tách lợi ích cổ đông không kiểm soát, Loại trừ lãi, lỗ chưa thực hiện và số dư các khoản mục nội bộ...
c1) Trường hợp kết quả kinh doanh của công ty con từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn là lãi:
- Trường hợp mức lãi trên Báo cáo tài chính riêng cao hơn mức lãi xác định trên cơ sở hợp nhất, ghi:
Nợ các khoản mục chi phí (từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát (BCKQKD)
Nợ Đầu tư vào công ty liên kết (số điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính (chi tiết phần lãi từ việc thoái vốn)
Có các khoản mục doanh thu, thu nhập khác (từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số lãi thoái vốn phải được điều chỉnh tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của kỳ trước trên BCTC hợp nhất)
- Trường hợp mức lãi trên Báo cáo tài chính riêng thấp hơn mức lãi xác định trên cơ sở hợp nhất, ghi:
Nợ các khoản mục chi phí (từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát (BCKQKD)
Nợ Đầu tư vào công ty liên kết (số điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số lãi thoái vốn phải được điều chỉnh giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của kỳ trước trên BCTCHN)
Có Doanh thu hoạt động tài chính (chi tiết lãi thoái vốn trong kỳ)
Có các khoản mục doanh thu, thu nhập khác (từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
c2) Trường hợp kết quả kinh doanh của công ty con từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn là lỗ: Kế toán thực hiện các bút toán tương tự như trường hợp trên nhưng ghi Có chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết”
d) Thực hiện bút toán thoái vốn để ghi nhận kết quả thoái vốn trên Báo cáo tài chính hợp nhất, ghi nhận giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết; Xóa sổ lợi thế thương mại và lợi ích cổ đông không kiểm soát; loại bỏ toàn bộ tài sản và nợ phải trả của công ty con bị thoái vốn khỏi BCTC hợp nhất.
- Trường hợp thoái vốn có lãi, ghi:
Nợ số tiền thu từ việc thoái vốn
Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (theo phương pháp vốn chủ)
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Nợ các khoản mục nợ phải trả
Có các khoản mục tài sản
Có Lợi thế thương mại (số chưa phân bổ hết)
Có Doanh thu hoạt động tài chính (chi tiết lãi thoái vốn)
- Trường hợp thoái vốn lỗ, ghi:
Nợ số tiền thu từ việc thoái vốn
Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (theo phương pháp vốn chủ)
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Nợ Chi phí tài chính (Lỗ thoái vốn)
Nợ các khoản mục nợ phải trả
Có các khoản mục tài sản
Có Lợi thế thương mại (số chưa phân bổ hết)
e) Loại trừ phần doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh kể từ thời điểm thoái vốn đến thời điểm báo cáo:
Nợ các khoản doanh thu, thu nhập (từ thời điểm thoái vốn đến cuối kỳ)
Nợ Lợi nhuận sau thuế (điều chỉnh giảm lãi)
Có các khoản mục chi phí (từ thời điểm thoái vốn đến cuối kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế (điều chỉnh giảm lỗ)
2. Trường hợp công ty con trở thành khoản đầu tư thông thường (nhà đầu tư không có ảnh hưởng đáng kể hoặc quyền đồng kiểm soát):
Việc thoái vốn thực hiện tương tự như nguyên tắc tại khoản 1 Điều này. Tuy nhiên do khoản đầu tư thông thường được ghi nhận theo phương pháp giá gốc, kế toán không điều chỉnh giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu, vì vậy các bút toán điều chỉnh như tại tiết a,b điểm 1.1 khoản 1 Điều này không phải thực hiện.
3. Trường hợp trước đây công ty mẹ đã thoái một phần vốn tại công ty con và đã ghi nhận kết quả từ việc thoái phần vốn đó trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Bảng cân đối kế toán hợp nhất, nay thoái thêm một phần vốn đầu tư tại công ty con dẫn đến mất quyền kiểm soát thì công ty mẹ phải kết chuyển phần lãi, lỗ đã ghi nhận trước đây trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sang Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, ghi:
- Trường hợp kết chuyển lãi
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Có Doanh thu hoạt động tài chính
- Trường hợp kết chuyển lỗ
Nợ Chi phí tài chính
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Điều 53. Phương pháp kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợp công ty mẹ thoái toàn bộ 100% vốn đầu tư vào công ty con (trường hợp này sau đây gọi là thanh lý công ty con)
1. Trường hợp thời điểm thoái vốn cách xa thời điểm lập báo cáo, kế toán chỉ hợp nhất kết quả kinh doanh từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn mà không hợp nhất toàn bộ tài sản thuần của công ty con: Công ty mẹ thực hiện các bút toán hợp nhất kết quả kinh doanh từ thời điểm đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn và loại bỏ lãi, lỗ trên Báo cáo tài chính riêng để ghi nhận lãi, lỗ trên Báo cáo tài chính hợp nhất
a) Trường hợp kết quả kinh doanh của công ty con từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn là lãi:
Nợ các khoản mục chi phí (từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát (BCKQKD)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này
Có các khoản mục doanh thu, thu nhập khác (từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
a) Trường hợp kết quả kinh doanh của công ty con từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn là lỗ:
Nợ các khoản mục chi phí (từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát (BCKQKD)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này
Có các khoản mục doanh thu, thu nhập khác (từ đầu kỳ đến thời điểm thoái vốn)
b) Điều chỉnh kết quả của việc thoái vốn theo cơ sở hợp nhất
- Trường hợp mức lãi thoái vốn trên Báo cáo tài chính riêng lớn hơn trên Báo cáo tài chính hợp nhất phải điều chỉnh giảm lãi, ghi:
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính (chi tiết phần lãi từ việc thoái vốn)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy đến cuối kỳ trước
Trường hợp mức lãi thoái vốn trên BCTC riêng nhỏ hơn trên BCTC hợp nhất phải điều chỉnh tăng lãi thì ghi ngược lại bút toán trên.
- Trường hợp mức lỗ thoái vốn trên Báo cáo tài chính riêng lớn hơn trên Báo cáo tài chính hợp nhất phải điều chỉnh giảm lỗ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Có Chi phí tài chính (chi tiết phần lỗ từ việc thoái vốn)
Trường hợp mức lỗ thoái vốn trên BCTC riêng nhỏ hơn trên BCTC hợp nhất phải điều chỉnh tăng lỗ thì ghi ngược lại bút toán trên.
2. Trường hợp thời điểm thoái vốn gần thời điểm lập báo cáo, kế toán hợp nhất toàn bộ tài sản thuần của công ty con và thực hiện các bút toán hợp nhất như sau:
a) Điều chỉnh lại Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ như chưa thoái vốn tại công ty con;
b) Cộng ngang Báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con bị thoái vốn;
c) Thực hiện các bút toán hợp nhất thông thường theo quy định tại Thông tư này, như: Loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con; Phân bổ lợi thế thương mại, tách lợi ích cổ đông không kiểm soát, Loại trừ lãi, lỗ chưa thực hiện và số dư các khoản mục nội bộ...
d) Thực hiện bút toán thoái vốn để ghi nhận kết quả thoái vốn trên Báo cáo tài chính hợp nhất, ghi nhận giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết; Xóa sổ lợi thế thương mại và lợi ích cổ đông không kiểm soát; loại bỏ toàn bộ tài sản và nợ phải trả của công ty con bị thoái vốn khỏi BCTC hợp nhất.
- Trường hợp thoái vốn có lãi, ghi:
Nợ số tiền thu từ việc thoái vốn
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Nợ các khoản mục nợ phải trả
Có các khoản mục tài sản
Có Lợi thế thương mại (số chưa phân bổ hết)
Có Doanh thu hoạt động tài chính (chi tiết lãi thoái vốn)
- Trường hợp thoái vốn lỗ, ghi:
Nợ số tiền thu từ việc thoái vốn
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Nợ Chi phí tài chính (Lỗ thoái vốn)
Nợ các khoản mục nợ phải trả
Có Lợi thế thương mại (số chưa phân bổ hết)
Có các khoản mục tài sản
e) Loại trừ phần doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh kể từ thời điểm thoái vốn đến thời điểm báo cáo:
Nợ các khoản doanh thu, thu nhập (từ thời điểm thoái vốn đến cuối kỳ)
Nợ Lợi nhuận sau thuế (điều chỉnh giảm lãi)
Có các khoản mục chi phí (từ thời điểm thoái vốn đến cuối kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế (điều chỉnh giảm lỗ)
3. Trường hợp trước đây công ty mẹ đã thoái một phần vốn tại công ty con và đã ghi nhận kết quả từ việc thoái phần vốn đó trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Bảng cân đối kế toán hợp nhất, nay thoái thêm một phần vốn đầu tư tại công ty con dẫn đến mất quyền kiểm soát thì công ty mẹ phải kết chuyển phần lãi, lỗ đã ghi nhận trước đây trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sang Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, ghi:
- Trường hợp kết chuyển lãi
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Có Doanh thu hoạt động tài chính
- Trường hợp kết chuyển lỗ
Nợ Chi phí tài chính
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
MỤC 2. THAY ĐỔI CƠ CẤU VÀ LỢI ÍCH DO CÔNG TY CON HUY ĐỘNG THÊM VỐN GÓP TỪ CÁC CHỦ SỞ HỮU
Điều 54. Hợp nhất báo cáo tài chính trong trường hợp công ty con huy động thêm vốn góp từ chủ sở hữu
1. Khi công ty con huy động thêm vốn góp từ các chủ sở hữu, nếu tỷ lệ vốn góp thêm của các bên không tương ứng với tỷ lệ hiện hành thì sẽ có sự thay đổi về tỷ lệ và phần sở hữu của các bên trong tài sản thuần của công ty con.
2. Trình tự xác định và ghi nhận sự biến động trong tài sản thuần của công ty con và tỷ lệ sở hữu của các bên thực hiện như sau:
- Xác định tỷ lệ và phần sở hữu của các bên trong tài sản thuần của công ty con tại thời điểm trước khi huy động thêm vốn góp;
- Xác định tỷ lệ và phần sở hữu của các bên trong tài sản thuần của công ty con sau khi huy động thêm vốn góp;
- Xác định phần vốn góp thêm của các bên vào công ty con;
- Xác định phần sở hữu tăng thêm của các bên trong tài sản thuần của công ty con sau khi huy động thêm vốn;
- Ghi nhận phần chênh lệch giữa số vốn góp thêm của các bên và phần sở hữu tăng thêm của các bên trong tài sản thuần của công ty con vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
3. Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải xác định và ghi nhận sự biến động đối với phần sở hữu của mình và của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con tại thời điểm trước và sau khi huy động thêm vốn, cụ thể:
a) Kế toán ghi nhận phần tăng thêm của công ty mẹ trong tài sản thuần của công ty con cao hơn số vốn công ty mẹ góp thêm (trường hợp này phần tăng thêm của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con sẽ nhỏ hơn số vốn cổ đông không kiểm soát góp thêm):
Nợ Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
b) Kế toán ghi nhận phần tăng thêm của công ty mẹ trong tài sản thuần của công ty con nhỏ hơn số vốn công ty mẹ góp thêm (trường hợp này phần tăng thêm của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con sẽ cao hơn số vốn cổ đông không kiểm soát góp thêm):
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
MỤC 3. HỢP NHẤT KINH DOANH DƯỚI SỰ KIỂM SOÁT CHUNG
Điều 55. Hợp nhất báo cáo tài chính trong trường hợp chuyển công ty con sở hữu gián tiếp (công ty con cấp 2) thành công ty con sở hữu trực tiếp (công ty con cấp 1)
1. Trường hợp công ty mẹ mua lại công ty con cấp 2 từ công ty con cấp 1 (chuyển công ty con sở hữu gián tiếp thành sở hữu trực tiếp), mặc dù cấu trúc của tập đoàn có sự thay đổi nhưng về bản chất, các thông tin tài chính trên Báo cáo tài chính hợp nhất của toàn bộ tập đoàn không thay đổi.
2. Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất của toàn tập đoàn, ngoài các điều chỉnh như khi hợp nhất công ty con trong tập đoàn đa cấp, công ty mẹ phải thực hiện thêm các điều chỉnh sau:
a) Loại trừ khoản lãi hoặc lỗ được ghi nhận bởi công ty con cấp 1 do bán công ty con cấp 2:
- Trường hợp công ty con cấp 1 ghi nhận khoản lãi từ việc bán công ty con cấp 2 cho công ty mẹ, ghi:
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính (kỳ phát sinh)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (kỳ sau)
Có Đầu tư vào công ty con
- Trường hợp công ty con cấp 1 ghi nhận khoản lỗ từ việc bán công ty con cấp 2 cho công ty mẹ, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty con
Có Chi phí tài chính (kỳ báo cáo)
Có LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (Các kỳ sau)
b) Xác định và ghi nhận sự thay đổi trong phần sở hữu của cổ đông mẹ và cổ đông không kiểm soát do thay đổi cơ cấu sở hữu trong công ty con
- Trường hợp tổng giá trị phần sở hữu của công ty mẹ nắm giữ trong tài sản thuần của các công ty con tăng sau khi công ty con cấp 1 bán công ty con cấp 2, ghi:
Nợ Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này
- Trường hợp tổng giá trị phần sở hữu của công ty mẹ nắm giữ trong tài sản thuần của các công ty con tăng giảm khi công ty con cấp 1 bán công ty con cấp 2, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này
Có Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
Điều 56. Hợp nhất báo cáo tài chính trong trường hợp chuyển công ty con sở hữu trực tiếp (công ty con cấp 1) thành công ty con sở hữu gián tiếp (công ty con cấp 2)
1. Trường hợp công ty mẹ bán công ty con cấp 1 cho công ty con khác (chuyển công ty con sở hữu trực tiếp thành sở hữu gián tiếp), mặc dù cấu trúc của tập đoàn có sự thay đổi nhưng về bản chất, các thông tin tài chính trên Báo cáo tài chính hợp nhất của toàn bộ tập đoàn không thay đổi.
2. Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất của toàn tập đoàn, ngoài các điều chỉnh như khi hợp nhất công ty con trong tập đoàn đa cấp, công ty mẹ phải thực hiện thêm các điều chỉnh sau:
a) Loại trừ khoản lãi hoặc lỗ được ghi nhận bởi công ty mẹ do bán công ty con:
- Trường hợp công ty mẹ hợp nhất trực tiếp với công ty con cấp 2, việc loại trừ khoản lãi hoặc lỗ được thực hiện trong bút toán loại trừ khoản đầu tư vào công ty con cấp 2.
- Trường hợp công ty mẹ hợp nhất gián tiếp với công ty con cấp 2 bằng cách sử dụng Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty con cấp 1, khi loại trừ khoản lãi hoặc lỗ do bán công ty con, ghi:
+ Trường hợp loại trừ lãi, ghi:
Nợ Doanh thu hoạt động tài chính
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này
+ Trường hợp loại trừ lỗ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này
Có Chi phí tài chính
b) Khoản lợi thế thương mại phát sinh ban đầu khi mua công ty con sẽ không thay đổi trước và sau khi tái cấu trúc trên Báo cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn. Công ty mẹ phải điều chỉnh chênh lệch giữa khoản lợi thế thương mại (nếu có) phát sinh trên Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty con cấp 1 về mức ban đầu nếu sử dụng Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty con cấp 1 để hợp nhất với toàn tập đoàn.
c) Xác định và ghi nhận sự thay đổi trong phần sở hữu của cổ đông mẹ và cổ đông không kiểm soát sau khi tái cấu trúc do thay đổi cơ cấu sở hữu trong tài sản thuần của công ty con được bán:
- Trường hợp phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong giá phí khoản đầu tư vào công ty con cấp 2 (được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán của bên mua) nhỏ hơn phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con:
Nợ Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này
- Trường hợp phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong giá phí khoản đầu tư vào công ty con cấp 2 (được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán của bên mua) lớn hơn phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này
Có Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
Chương VI
CHUYỂN ĐỔI BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CON SANG ĐỒNG TIỀN BÁO CÁO CỦA CÔNG TY MẸ
Điều 57. Quy định chung đối với việc chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty con sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ
1. Khi hợp nhất báo cáo tài chính, nếu báo cáo tài chính của công ty con được lập bằng đồng tiền khác với đồng tiền trên báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty mẹ phải chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty con sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ.
2. Khi chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty con, công ty mẹ phải:
- Xác định tỷ giá hối đoái được sử dụng để chuyển đổi báo cáo của công ty con bằng cách lựa chọn một ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch làm căn cứ xác định tỷ giá chuyển đổi báo cáo tài chính;
- Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh (lãi hoặc lỗ) khi chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty con được lập bằng đồng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán của công ty mẹ.
3. Tỷ giá giao dịch thực tế sử dụng khi chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty con được xác định như sau:
- Đối với tài sản, tỷ giá giao dịch thực tế sử dụng để chuyển đổi báo tài chính là tỷ giá mua của ngân hàng tại thời điểm báo cáo;
- Đối với nợ phải trả, tỷ giá giao dịch thực tế sử dụng để chuyển đổi báo tài chính là tỷ giá bán của ngân hàng tại thời điểm báo cáo;
- Trường hợp tỷ giá bán và tỷ giá mua của ngân hàng tại thời điểm báo cáo chênh lệch không quá 0,2% thì được áp dụng tỷ giá mua – bán bình quân.
Điều 58. Tỷ giá hối đoái áp dụng để chuyển đổi Báo cáo tài chính của công ty con lập bằng đồng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán của công ty mẹ
Khi chuyển đổi Báo cáo tài chính của công ty con được lập bằng đồng tiền khác với đồng tiền báo cáo của công ty mẹ, kế toán phải quy đổi các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính theo các loại tỷ giá như sau:
- Tài sản, nợ phải trả và lợi thế thương mại phát sinh khi mua công ty con ở nước ngoài được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ;
- Giá trị tài sản thuần của công ty con do công ty mẹ nắm giữ tại ngày mua được quy đổi theo tỷ giá ghi sổ tại ngày mua;
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối phát sinh sau ngày mua công ty con được quy đổi bằng cách tính toán theo các khoản mục doanh thu, chi phí của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Cổ tức đã trả được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày trả cổ tức;
- Các khoản mục thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch. Trường hợp tỷ giá bình quân kỳ báo cáo xấp xỉ tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch (chênh lệch không quá 2%) thì được áp dụng tỷ giá bình quân. Trường hợp biên độ giao động của tỷ giá giữa thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ trên 20% thì áp dụng theo tỷ giá cuối kỳ.
Điều 59. Phương pháp kế toán chuyển đổi Báo cáo tài chính của công ty con sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ
1. Khi chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty con, công ty mẹ phải xác định ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và ảnh hưởng luỹ kế của chênh lệch tỷ giá kể từ ngày mua đến thời điểm đầu kỳ.
2. Công ty mẹ phải xác định ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá liên quan đến từng khoản mục trong vốn chủ sở hữu của công ty con, như vốn cổ phần, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối… để thực hiện các điều chỉnh thích hợp.
3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty con được phản ánh luỹ kế trong phần vốn chủ sở hữu của Bảng cân đối kế toán hợp nhất theo nguyên tắc:
- Phần chênh lệch tỷ giá hối đoái phân bổ cho công ty mẹ được trình bày tại chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” thuộc phần vốn chủ sở hữu của Bảng cân đối kế toán hợp nhất;
- Phần chênh lệch tỷ giá hối đoái phân bổ cho cổ đông không kiểm soát được trình bày tại chỉ tiêu “Lợi ích cổ đông không kiểm soát”.
4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh liên quan đến việc quy đổi khoản lợi thế thương mại chưa phân bổ hết cuối kỳ được tính toàn bộ cho công ty mẹ và được ghi nhận vào chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” thuộc phần vốn chủ sở hữu của Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
5. Khi thanh lý công ty con, toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái luỹ kế trên phần vốn chủ sở hữu của Bảng cân đối kế toán hợp nhất do chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty con đó sẽ được ghi nhận vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính cùng kỳ thanh lý công ty con.
6. Khi lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải thực hiện các bút toán điều chỉnh để ghi nhận chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty con như sau:
a) Trường hợp phát sinh lãi tỷ giá, ghi:
- Đối với phần lãi tỷ giá phân bổ cho cổ đông là công ty mẹ, ghi:
Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu
Có Chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Đối với phần lãi tỷ giá phân bổ cho cổ đông không kiểm soát, ghi:
Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát
b) Trường hợp phát sinh lỗ tỷ giá, ghi:
- Đối với phần lỗ tỷ giá phân bổ cho cổ đông là công ty mẹ, ghi:
Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu
- Đối với phần lỗ tỷ giá phân bổ cho cổ đông không kiểm soát, ghi:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu.
c) Khi thanh lý công ty con, công ty mẹ kết chuyển số chênh lệch tỷ giá luỹ kế đang ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán sang báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ghi:
- Nếu kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có Doanh thu hoạt động tài chính
- Nếu kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có Doanh thu hoạt động tài chính
Công ty mẹ không phải thực hiện bút toán để xử lý phần chênh lệch tỷ giá luỹ kế phân bổ cho các cổ đông không kiểm soát do toàn bộ lợi ích cổ đông không kiểm soát đã được loại trừ ra khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất theo của Chương IV - Thông tư này quy định phương pháp kế toán công ty mẹ thoái đầu tư tại công ty con.
Chương VII
KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN DOANH, LIÊN KẾT THEO PHƯƠNG PHÁP VỐN CHỦ SỞ HỮU
MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP VỐN CHỦ SỞ HỮU
Điều 60. Phạm vi áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu
1. Nhà đầu tư phải áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu để trình bày khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
- Trường hợp báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và các công ty con đã trình bày khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu thì khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ không phải điều chỉnh đối với phần đã được xử lý trên báo cáo tài chính riêng.
- Trường hợp báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và các công ty con chưa trình bày khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu thì khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải điều chỉnh lại theo quy định của Thông tư này.
2. Nhà đầu tư không phải áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu đối với các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết nếu doanh nghiệp là công ty mẹ được miễn lập Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật hoặc nếu thoả mãn đồng thời tất cả các điều kiện sau:
- Là công ty con bị sở hữu toàn bộ hoặc một phần bởi một doanh nghiệp khác và các cổ đông của doanh nghiệp (kể cả các cổ đông không có quyền biểu quyết) chấp thuận;
- Công cụ vốn và công cụ nợ của doanh nghiệp không được giao dịch trên thị trường (không được giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán trong nước hoặc nước ngoài, thi trường OTC địa phương và khu vực);
- Không trong quá trình nộp hồ sơ và báo cáo tài chính lên cơ quan có thẩm quyền để phát hành các công cụ tài chính ra thị trường;
- Công ty mẹ của doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho mục đích phát hành ra công chúng theo quy định của Chuẩn mực kế toán.
3. Các tổ chức đầu tư mạo hiểm, các quỹ tương hỗ, công ty tín thác và các đơn vị tương tự kể cả các quỹ bảo hiểm gắn với đầu tư có các khoản đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào công ty liên doanh, liên kết thì được miễn áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu.
4. Khi doanh nghiệp có khoản đầu tư vào công ty liên kết trong đó một phần khoản đầu tư được nắm giữ gián tiếp thông qua tổ chức đầu tư mạo hiểm, quỹ tương hỗ, công ty tín thác và các đơn vị tương tự thì doanh nghiệp có thể xác định giá trị đối phần đầu tư đó theo giá trị hợp lý. Giá trị phần đầu tư còn lại trong công ty liên kết phải được xác định theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
5. Khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được miễn áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu nếu được phân loại là tài sản nắm giữ để bán theo yêu cầu của Chuẩn mực kế toán “Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục”, cụ thể:
- Nếu toàn bộ hoặc một phần khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết đáp ứng được tiêu chuẩn để phân loại là tản sản nắm giữ để bán, doanh nghiệp phải áp dụng Chuẩn mực kế toán “Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục” đối với toàn bộ hoặc một phần khoản đầu tư đó. Giá trị khoản đầu tư còn lại trong công ty liên doanh, liên kết không được phân loại là nắm giữ để bán vẫn tiếp tục được sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu cho đến khi doanh nghiệp thanh lý phần khoản đầu tư được phân loại là nắm giữ để bán và không còn quyền đồng kiểm soát hoặc ảnh hưởng đáng kể với bên được đầu tư.
- Khi một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết trước đây được phân loại là tài sản nắm giữ để bán nay không còn đủ tiêu chuẩn để phân loại như vậy nữa, doanh nghiệp sẽ phải áp dụng hồi tố phương pháp vốn chủ sở hữu đối với khoản đầu tư kể từ thời điểm được phân loại là nắm giữ để bán. Báo cáo tài chính của các kỳ có kể từ khi phân loại khoản đầu tư là nắm giữ để bán cũng phải được điều chỉnh hồi tố.
Điều 61. Căn cứ xác định nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể
1. Khi xác định sự ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư đối với công ty liên kết, ngoài các quy định trong Chuẩn mực kế toán “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết”, doanh nghiệp phải xem xét thêm yếu tố quyền biểu quyết tiềm năng phát sinh từ các quyền chọn mua hoặc các công cụ nợ và công cụ vốn có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Nếu các công cụ nợ và công cụ vốn nêu trên không được phép chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tại thời điểm hiện tại, ví dụ không thể chuyển đổi trước một thời điểm nào đó trong tương lai hoặc cho đến khi một sự kiện trong tương lai xảy ra thì không được sử dụng để xác định sự ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư.
2. Khi tồn tại quyền biểu quyết tiềm năng hoặc các công cụ tài chính phái sinh khác có quyền biểu quyết tiềm năng, lợi ích của nhà đầu tư trong công ty liên doanh, liên kết chỉ được xác định trên cơ sở phần vốn góp nắm giữ trong công ty liên doanh, liên kết tại thời điểm hiện tại, không tính đến việc thực hiện hoặc chuyển đổi quyền biểu quyết tiềm năng, ngoại trừ có thoả thuận khác với công ty liên doanh, liên kết.
3. Phần sở hữu của tập đoàn trong công ty liên doanh, liên kết được xác định trên cơ sở tổng hợp phần sở hữu của công ty mẹ và các công ty con trong công ty liên doanh, liên kết.
Điều 62. Nguyên tắc kế toán và quy trình áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
1. Theo phương pháp vốn chủ sở hữu, khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau đó, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của bên được đầu tư sau ngày đầu tư. Phần sở hữu của nhà đầu tư trong kết quả kinh doanh của bên được đầu tư được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. Các khoản được chia từ bên được đầu tư phải hạch toán giảm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư. Việc điều chỉnh giá trị ghi sổ cũng phải thực hiện khi lợi ích của nhà đầu tư thay đổi phát sinh từ các khoản thu nhập được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu của bên được đầu tư, như việc đánh giá lại TSCĐ, chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo tài chính.
2. Lãi hoặc lỗ từ các giao dịch giữa tập đoàn với các công ty liên doanh, liên kết chỉ được ghi nhận trong Báo cáo tài chính hợp nhất tương ứng với phần sở hữu của các bên khác theo nguyên tắc:
a) Đối với giao dịch theo chiều xuôi
- Nếu phát sinh khoản lỗ khi góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ hoặc bán tài sản cho công ty liên doanh, liên kết, nhà đầu tư phải ghi nhận ngay toàn bộ khoản lỗ đó trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
- Nếu phát sinh lãi khi góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ hoặc bán tài sản cho công ty liên doanh, liên kết, nhà đầu tư chỉ ghi nhận khoản lãi tương ứng với phần sở hữu của các bên khác trong công ty liên doanh, liên kết. Khoản lãi chưa thực hiện tương ứng với phần sở hữu của tập đoàn được phân bổ dần vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cụ thể:
- Đối với tài sản cố định, bất động sản đầu tư: Việc phân bổ dần khoản lãi chưa thực hiện được căn cứ vào thời gian khấu hao của công ty liên doanh, liên kết;
- Đối với tài sản và nợ phải trả khác: Việc phân bổ khoản lãi chưa thực hiện được căn cứ vào thời gian thu hồi tài sản hoặc thanh toán nợ phải trả.
b) Đối với giao dịch theo chiều ngược:
- Khi công ty liên doanh, liên kết phát sinh khoản lỗ từ việc bán tài sản cho tập đoàn, nhà đầu tư chỉ ghi nhận phần lỗ tương ứng với phần sở hữu của tập đoàn trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
- Nếu phát sinh lãi, nhà đầu tư không được ghi nhận phần lãi tương ứng với phần sở hữu của mình từ giao dịch đó.
3. Khoản đầu tư được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu kể từ ngày bên được đầu tư trở thành công ty liên doanh hoặc liên kết. Khi mua khoản đầu tư, phần chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư và phần sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được của bên được đầu tư được kế toán như sau:
a) Lợi thế thương mại phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được trình bày gộp vào giá trị ghi sổ của khoản đầu tư. Doanh nghiệp không được phân bổ dần khoản lợi thế thương mại này.
b) Phần chênh lệch giữa phần sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được của bên được đầu tư lớn hơn giá phí khoản đầu tư được ghi nhận ngay là thu nhập khi xác định phần sở hữu của nhà đầu tư trong kết quả kinh doanh của công ty liên doanh, liên kết phù hợp với kỳ mua khoản đầu tư.
c) Các điều chỉnh đối với phần sở hữu của nhà đầu tư trong kết quả kinh doanh của công ty liên doanh, liên kết sau ngày mua phải được thực hiện, ví dụ như sự suy giảm giá trị TSCĐ hoặc khấu hao TSCĐ dựa vào giá trị hợp lý của TSCĐ tại ngày mua.
4. Khi tỷ lệ sở hữu của tập đoàn trong công ty liên doanh, liên kết giảm xuống, Nhà đầu tư phải tái phân loại các khoản trước đây được ghi nhận trong vốn chủ sở hữu vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định của các Chuẩn mực kế toán có liên quan.
5. Nhà đầu tư áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu phải sử dụng báo cáo tài chính của công ty liên doanh, liên kết được lập cùng ngày với báo cáo tài chính của nhà đầu tư. Khi báo cáo tài chính hiện hành của công ty liên doanh, liên kết được lập khác ngày với báo cáo tài chính của nhà đầu tư, việc điều chỉnh phải được thực hiện cho các ảnh hưởng của các sự kiện và giao dịch trọng yếu giữa nhà đầu tư và công ty liên doanh, liên kết phát sinh giữa ngày lập báo cáo tài chính của nhà đầu tư và ngày lập báo cáo tài chính của công ty liên doanh, liên kết. Trong mọi trường hợp, sự khác biệt về ngày lập Báo cáo tài chính giữa nhà đầu tư và công ty liên doanh, liên kết không được quá 3 tháng và độ dài của kỳ kế toán của các Báo cáo tài chính phải như nhau.
6. Báo cáo tài chính của nhà đầu tư và công ty liên doanh, liên kết phải áp dụng các chính sách kế toán thống nhất cho các giao dịch và sự kiện giống nhau phát sinh trong các trường hợp tương tự. Trường hợp công ty liên doanh, liên kết áp dụng chính sách kế toán khác với nhà đầu tư cho các giao dịch và sự kiện giống nhau phát sinh trong các trường hợp tương tự, khi sử dụng báo cáo tài chính của công ty liên doanh, liên kết, nhà đầu tư phải thực hiện các điều chỉnh thích hợp để kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
7. Nếu công ty liên doanh, liên kết có cổ phiếu ưu đãi cổ tức luỹ kế đang lưu hành được nắm giữ bởi các cổ đông bên ngoài và được phân loại là vốn chủ sở hữu thì nhà đầu tư phải tính toán phần sở hữu của mình trong lãi hoặc lỗ từ công ty liên kết sau khi điều chỉnh cổ tức ưu đãi, kể cả khi việc trả cổ tức chưa được thông báo.
8. Khi phần sở hữu của nhà đầu tư trong khoản lỗ của công ty liên kết bằng hoặc vượt quá giá trị ghi sổ của khoản đầu tư, nhà đầu tư không phải tiếp tục phản ánh các khoản lỗ phát sinh sau đó. Sau khi phần sở hữu của nhà đầu tư trong vốn chủ của công ty liên doanh, liên kết giảm xuống bằng không, nhà đầu tư chỉ phải ghi nhận thêm khoản lỗ hoặc nợ phải trả nếu nhà đầu tư có nghĩa vụ pháp lý theo hợp đồng hoặc thực hiện thanh toán thay cho công ty liên doanh, liên kết các khoản nợ mà nhà đầu tư đã đảm bảo hoặc cam kết trả. Nếu sau đó công ty liên doanh, liên kết hoạt động có lãi, nhà đầu tư chỉ được ghi nhận phần sở hữu của mình trong khoản lãi đó sau khi đã bù đắp được phần lỗ thuần chưa được hạch toán trước đây.
9. Sau khi áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu, bao gồm cả việc ghi nhận khoản lỗ trong công ty liên doanh, liên kết, nhà đầu tư phải áp dụng các quy định của Chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính để xác định xem có cần phải ghi nhận thêm khoản lỗ do giảm giá trị khoản đầu tư thuần của nhà đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết hay không. Việc xác định giá trị khoản đầu tư thuần vào công ty liên doanh, liên kết bị suy giảm được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Tổn thất tài sản”.
Điều 63. Dừng áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu
1. Nhà đầu tư dừng áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu kể từ thời điểm bên được đầu tư không còn là công ty liên doanh, liên kết, cụ thể:
a) Nếu công ty liên doanh, liên kết trở thành công ty con, nhà đầu tư kế toán khoản đầu tư theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Hợp nhất kinh doanh”; Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính hợp nhất”, Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính riêng” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan;
b) Nếu khoản đầu tư còn lại trong công ty liên doanh, liên kết trở thành tài sản tài chính thông thường, khoản đầu tư được ghi nhận theo giá trị hợp lý và được coi là giá trị hợp lý (giá gốc) tại thời điểm ghi nhận ban đầu. Nhà đầu tư phải ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phần chênh lệch của:
- Giá trị hợp lý của khoản đầu tư còn lại cộng với khoản thu từ bán phần vốn tại công ty liên doanh, liên kết; và
- Giá trị ghi sổ của khoản đầu tư tại thời điểm dừng áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu.
2. Khi dừng áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải tái phân loại toàn bộ các khoản đã được ghi nhận trước đây trong Báo cáo các khoản thu nhập được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu theo cách thức tương tự như khi bên được đầu tư trực tiếp thanh lý các tài sản và nợ phải trả liên quan, ví dụ: Nếu công ty liên doanh, liên kết có khoản chênh lệch tỷ giá luỹ kế liên quan đến hoạt động ở nước ngoài và doanh nghiệp dừng áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải tái phân loại khoản lãi, lỗ liên quan đến hoạt động ở nước ngoài đó trước đây đã ghi nhận trong Báo cáo các khoản thu nhập được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu sang Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
MỤC 2. KẾ TOÁN KHOẢN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN DOANH, LIÊN KẾT THEO PHƯƠNG PHÁP VỐN CHỦ SỞ HỮU
Điều 64. Căn cứ xác định giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu
1. Nhà đầu tư căn cứ vào Báo cáo tài chính riêng của mình, Báo cáo tài chính của công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các tài liệu có liên quan khi mua khoản đầu tư để xác định giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
2. Nhà đầu tư phải lập Bảng tổng hợp để xác định phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty liên doanh, liên kết tại ngày mua và theo dõi quá trình phân bổ các khoản chênh lệch này trong kỳ.
3. Nhà đầu tư phải lập Bảng xác định các khoản điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết phát sinh trong kỳ được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất với một số chỉ tiêu cơ bản như: Phần lợi nhuận hoặc lỗ phát sinh trong kỳ từ lợi nhuận sau thuế của công ty liên doanh, liên kết; Cổ tức, lợi nhuận đã nhận trong kỳ; Phân bổ chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ TSCĐ có thể xác định được.
4. Nhà đầu tư phải lập Bảng tổng hợp để xác định giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo gồm các chỉ tiêu cơ bản sau: Giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào công ty liên kết; Khoản điều chỉnh vào cuối mỗi năm tài chính tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lợi nhuận hoặc lỗ của công ty liên kết; Phần điều chỉnh tăng (giảm) khoản đầu tư theo giá trị thay đổi của vốn chủ sở hữu của công ty liên kết nhưng không được phản ánh vào Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty liên kết; Khoản điều chỉnh do báo cáo tài chính của nhà đầu tư và công ty liên kết được lập khác ngày; Khoản điều chỉnh do nhà đầu tư và công ty liên kết không áp dụng thống nhất chính sách kế toán.
Điều 65. Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết từ sau ngày đầu tư đến đầu kỳ báo cáo
1. Đối với phần điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các kỳ trước, Nhà đầu tư xác định số đã điều chỉnh (luỹ kế) thuần, ghi:
- Nếu điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước.
- Nếu điều chỉnh giảm giá trị khoản đầu tư, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước.
Có Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
2. Đối với phần điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết do chênh lệch đánh giá lại tài sản được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán của các kỳ trước, Nhà đầu tư xác định số đã điều chỉnh (luỹ kế) thuần, ghi:
- Nếu điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
- Nếu điều chỉnh giảm giá trị khoản đầu tư, ghi:
Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
Có Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
3. Đối với phần điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết do chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán của các kỳ trước, Nhà đầu tư xác định số đã điều chỉnh (luỹ kế) thuần, ghi:
- Nếu điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
- Nếu điều chỉnh giảm giá trị khoản đầu tư, ghi:
Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Có Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
Điều 66. Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết phát sinh trong kỳ
1. Xác định phần điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất trong kỳ.
a) Trước khi xác định phần sở hữu của Nhà đầu tư trong lợi nhuận hoặc lỗ của công ty liên doanh, liên kết kỳ báo cáo, Nhà đầu tư phải loại trừ:
- Phần cổ tức ưu đãi của các cổ đông khác (nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu);
- Số dự kiến trích quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty liên doanh, liên kết.
- Phần lãi liên quan tới giao dịch công ty liên doanh, liên kết góp vốn hoặc bán tài sản cho tập đoàn.
b) Trường hợp khoản lỗ trong công ty liên doanh, liên kết mà Nhà đầu tư phải gánh chịu lớn hơn giá trị ghi sổ của khoản đầu tư trên Báo cáo tài chính hợp nhất thì Nhà đầu tư chỉ ghi giảm giá trị khoản đầu tư trong Báo cáo tài chính hợp nhất cho đến khi nó bằng không.
c) Trường hợp Nhà đầu tư có nghĩa vụ thanh toán thay cho công ty liên doanh, liên kết các khoản nợ đã đảm bảo hoặc cam kết trả thì phần chênh lệch giữa khoản lỗ trong công ty liên doanh, liên kết Nhà đầu tư gánh chịu và giá trị ghi sổ của khoản đầu tư trên Báo cáo tài chính hợp nhất được ghi nhận là một khoản chi phí phải trả. Nếu sau đó công ty liên kết hoạt động có lãi, Nhà đầu tư chỉ được ghi tăng giá trị khoản đầu tư sau khi đã bù đắp được phần lỗ thuần được ghi nhận vào chi phí trước đây.
d) Ngoài phần điều chỉnh giá trị khoản đầu tư tương ứng với phần sở hữu trong lãi, lỗ của công ty liên doanh, liên kết, Nhà đầu tư phải điều chỉnh giá trị khoản đầu tư và ghi nhận ngay vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, cụ thể:
- Ghi tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết đối với khoản lãi phát sinh từ giao dịch mua rẻ;
- Ghi giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết đối với:
+ Khoản cổ tức được nhận sau ngày mua;
+ Khoản phân bổ chênh lệch giữa giá trị hợp lý cao hơn giá trị ghi sổ của tài sản thuần tại ngày đầu tư tương ứng với phần sở hữu của công ty mẹ;
+ Các khoản tổn thất do suy giảm giá trị khoản đầu tư phù hợp với Chuẩn mực kế toán “Giảm giá tài sản”.
đ) Lợi thế thương mại phát sinh được ghi nhận gộp trong giá trị khoản đầu tư. Nhà đầu tư không thực hiện phân bổ khoản lợi thế thương mại này cho đến khi công ty liên doanh, liên kết trở thành công ty con (Tại ngày trở thành công ty con, công ty mẹ phải xác định lại khoản lợi thế thương mại trên cơ sở căn cứ vào giá trị hợp lý của tài sản thuần tại ngày kiểm soát công ty con).
e) Khoản điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết phải được ghi nhận và trình bày thành một khoản mục riêng biệt trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
g) Căn cứ Bảng xác định các khoản điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết phát sinh trong kỳ được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Nhà đầu tư ghi:
- Nếu điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết.
- Nếu điều chỉnh giảm giá trị khoản đầu tư, ghi:
Nợ Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết
Có Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
2. Xác định phần điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất trong kỳ: Trường hợp vốn chủ sở hữu của công ty liên doanh, liên kết có thay đổi (nhưng không được phản ánh qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, như chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá không được ghi nhận là lãi, lỗ trong kỳ), kế toán căn cứ vào Bảng cân đối kế toán của công ty liên kết để xác định và ghi nhận phần sở hữu của Nhà đầu tư trong giá trị thay đổi vốn chủ sở hữu của công ty liên kết. Khoản này được ghi tăng (giảm) giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và các khoản mục tương ứng của vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư.
a) Đối với phần điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết do chênh lệch đánh giá lại tài sản được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán phát sinh trong kỳ, ghi:
- Nếu điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
- Nếu điều chỉnh giảm giá trị khoản đầu tư, ghi:
Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
Có Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
b) Đối với phần điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết do chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán phát sinh trong kỳ, ghi:
- Nếu điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư, ghi:
Nợ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
- Nếu điều chỉnh giảm giá trị khoản đầu tư, ghi:
Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Có Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
3. Khi các khoản trước đây được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu, nay được tái phân loại vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định của các Chuẩn mực kế toán có liên quan, ghi:
- Trường hợp kết chuyển lãi, ghi:
Nợ các khoản mục vốn chủ sở hữu có liên quan
Có Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết.
- Trường hợp kết chuyển lỗ, ghi:
Nợ Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết
Có các khoản mục vốn chủ sở hữu có liên quan.
Điều 67. Kế toán các khoản lãi, lỗ phát sinh từ giao dịch bán tài sản hoặc góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ giữa nhà đầu tư và công ty liên doanh, liên kết
1. Trường hợp giao dịch theo chiều xuôi
1.1. Nhà đầu tư góp vốn bằng hàng tồn kho hoặc bán hàng tồn kho cho công ty liên doanh, liên kết:
a) Trường hợp phát sinh lỗ: Nhà đầu tư không cần điều chỉnh Báo cáo tài chính hợp nhất do khoản lỗ được ghi nhận toàn bộ ngay trong kỳ.
b) Trường hợp phát sinh lãi:
- Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện tương ứng với phần lãi của bên góp vốn hoặc bên bán hàng tồn kho trong kỳ: Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, căn cứ vào giá trị hàng tồn kho đem đi góp vốn hoặc đã bán có lãi cho công ty liên doanh, liên kết trong kỳ nhưng công ty liên doanh, liên kết chưa bán hàng tồn kho cho bên thứ 3 bên ngoài tập đoàn, nhà đầu tư phải phản ánh hoãn lại và ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện đối với phần lãi do góp vốn hoặc bán hàng tồn kho tương ứng với phần lợi ích của tập đoàn trong công ty liên doanh, liên kết, ghi:
+ Trường hợp góp vốn bằng hàng tồn kho có lãi, ghi:
Nợ Thu nhập khác (Phần thu nhập hoãn lại do góp vốn bằng hàng tồn kho tương ứng với phần lợi ích của tập đoàn trong công ty liên doanh, liên kết)
Có Chi phí khác (phần chi phí phải hoãn lại)
Có Doanh thu chưa thực hiện (phần lãi hoãn lại).
+ Trường hợp bán hàng tồn kho có lãi, ghi:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Phần doanh thu hoãn lại do bán hàng tồn kho tương ứng với phần lợi ích của tập đoàn trong công ty liên doanh, liên kết)
Có Giá vốn hàng bán (phần giá vốn hoãn lại)
Có Doanh thu chưa thực hiện (phần lãi hoãn lại).
+ Ghi nhận tài sản thuế hoãn lại (nếu có) do ghi nhận doanh thu chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch góp vốn bằng hàng tồn kho hoặc bán hàng tồn kho trong kỳ, ghi:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại .
- Khi công ty liên doanh, liên kết bán hàng tồn kho (do nhận vốn góp hoặc mua từ tập đoàn) cho bên thứ ba ở kỳ sau:
+ Nhà đầu tư ghi nhận lãi chưa thực hiện kỳ trước chuyển thành thực hiện kỳ báo cáo, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Nợ Giá vốn hàng bán (phần thực hiện trong kỳ)
Có Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (số thực hiện trong kỳ)
+ Hoàn nhập tài sản thuế hoãn tương ứng với phần doanh thu chưa thực hiện chuyển thành đã thực hiện trong kỳ:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước.
1.2. Trường hợp góp vốn bằng tài sản cố định, bất động sản đầu tư hoặc bán tài sản cố định, bất động sản đầu tư cho công ty liên doanh, liên kết: Nhà đầu tư thực hiện các điều chỉnh theo nguyên tắc tương tự như đối với hàng tồn kho nhưng điều chỉnh vào chỉ tiêu “Thu nhập khác” hoặc “Chi phí khác”.
2. Giao dịch theo chiều ngược
a) Khi công ty liên doanh, liên kết phát sinh khoản lỗ từ việc bán tài sản cho tập đoàn, nhà đầu tư chỉ ghi nhận phần lỗ tương ứng với phần sở hữu của tập đoàn trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
b) Nếu phát sinh lãi, nhà đầu tư không được ghi nhận phần lãi tương ứng với phần sở hữu của mình từ giao dịch đó.
- Điều chỉnh giảm giá trị khoản đầu tư tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi của công ty liên doanh, liên kết , ghi:
Nợ Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết
Có Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
- Kỳ sau khi nhà đầu tư bán tài sản cho một bên thứ ba độc lập bên ngoài tập đoàn (hoặc khấu hao), kế toán ghi nhận khoản lãi chưa thực hiện năm trước thành thực hiện năm nay, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
Có Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết.
Chương VIII
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ HỢP NHẤT
MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 68. Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất, cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng Báo cáo tài chính về khả năng tạo tiền, khả năng thanh toán của toàn bộ Tập đoàn.
2. Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được căn cứ vào:
- Bảng Cân đối kế toán hợp nhất;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất;
- Thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất kỳ trước;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và từng công con, công ty liên kết, liên doanh kỳ báo cáo;
- Thông tin tài chính về tài sản, nợ phải trả các công ty con được mua hoặc bị thanh lý trong kỳ báo cáo;
- Bảng tổng hợp các khoản lãi vay, cổ tức, lợi nhuận đã trả/đã nhận trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo; Số liệu tổng hợp các khoản cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty liên doanh, liên kết kỳ báo cáo;
- Bảng tổng hợp các khoản đầu tư, cho vay, đi vay trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo; Bảng tổng hợp mua, bán hàng tồn kho, TSCĐ trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo;
- Bảng tổng hợp tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, đánh giá lại TSCĐ trong kỳ và các báo cáo, bảng tổng hợp các thông tin bổ sung khác.
Điều 69. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
Ngoài các nguyên tắc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thông thường cho từng doanh nghiệp độc lập, khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất còn phải tôn trọng một số nguyên tắc sau:
1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất chỉ phản ánh các dòng tiền phát sinh giữa tập đoàn với các đối tượng bên ngoài tập đoàn như khách hàng và nhà cung cấp bên ngoài; Người cho vay bên ngoài, cổ đông, các công ty liên doanh, liên kết…, không phản ánh các luồng tiền nội bộ phát sinh giữa công ty mẹ và công ty con, giữa các công ty con với nhau.
2. Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh chỉ được lập theo phương pháp gián tiếp (không áp dụng phương pháp trực tiếp) trên cơ sở sử dụng Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hợp nhất và Bảng cân đối kế toán hợp nhất (xác định phần chênh lệch giữa số đầu kỳ và cuối kỳ của từng chỉ tiêu) sau đó điều chỉnh cho các giao dịch mua hoặc thanh lý công ty con:
Khi một công ty con được mua hoặc bán trong năm thì số đầu năm và số cuối năm của Bảng cân đối kế toán hợp nhất của toàn tập đoàn sẽ không nhất quán. Số đầu năm của Bảng cân đối kế toán hợp nhất sẽ bao gồm số liệu của công ty con đã được thanh lý trong năm nhưng không bao gồm trong số cuối năm. Ngược lại số đầu năm của Bảng cân đối kế toán hợp nhất không bao gồm số liệu của công ty con được mua trong năm nhưng lại gồm trong số cuối năm. Trong quá trình tính toán cần phải thực hiện những điều chỉnh phù hợp cho số liệu đầu kỳ như sau:
- Cộng thêm số dư tài sản, nợ phải trả của công ty con được mua trong kỳ theo số liệu tại thời điểm mua;
- Loại trừ số dư tài sản, nợ phải trả của công ty con được bán trong kỳ theo số liệu tại thời điểm bán.
3. Luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc trực tiếp có điều chỉnh:
a) Phương pháp trực tiếp có điều chỉnh: Trong mọi trường hợp, kể cả trường hợp công ty mẹ mua thêm hoặc thanh lý công ty con trong kỳ, công ty mẹ ưu tiên áp dụng phương pháp này khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất. Phương pháp trực tiếp có điều chỉnh được lập trên cơ sở Bảng Cân đối kế toán hợp nhất (xác định phần chênh lệch giữa số đầu kỳ và cuối kỳ của từng chỉ tiêu) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và điều chỉnh cho các giao dịch phi tiền tệ; Các giao dịch mua, bán công ty con trong kỳ. Khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất, doanh nghiệp phải xác định được ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến dòng tiền khi mua, bán các công ty con trong kỳ báo cáo, cụ thể:
- Nếu công ty con có số dư tiền và tương đương tiền tại ngày công ty mẹ mua hoặc thanh lý công ty con thì số tiền chi ra khi mua hoặc nhận về khi thanh lý công ty con được trình bày trên cơ sở thuần (sau khi đã loại trừ ảnh hưởng đối với số dư tiền hoặc tương đương tiền của công ty con được mua hoặc bị thanh lý).
- Cộng thêm số dư tài sản, nợ phải trả của công ty con được mua trong kỳ theo số liệu tại thời điểm mua;
- Loại trừ số dư tài sản, nợ phải trả của công ty con được bán trong kỳ theo số liệu tại thời điểm bán.
b) Phương pháp trực tiếp chỉ được lập trong trường hợp công ty mẹ không mua thêm hoặc thanh lý công ty con trong kỳ và không thể áp dụng phương pháp trực tiếp có điều chỉnh. Phương pháp này được lập trên cơ sở cộng gộp các chỉ tiêu của luồng tiền từ hoạt động đầu tư và luồng tiền từ hoạt động tài chính trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng của công ty mẹ và từng công ty con, sau đó loại trừ ảnh hưởng của các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn:
- Các khoản tiền thu hoặc chi từ giao dịch mua, bán TSCĐ, BĐSĐT trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo phải được loại trừ;
- Các khoản tiền đầu tư hoặc thu hồi công cụ vốn, công cụ nợ; Các khoản tiền đi vay, nhận vốn góp, trả nợ gốc vay, trả lại vốn góp trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo phải được loại trừ;
- Các luồng tiền liên quan đến lãi cho vay thu được, cổ tức, lợi nhuận được chia hoặc đã trả bằng tiền trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo cần phải được được loại trừ.
MỤC 2. NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH ẢNH HƯỞNG CỦA GIAO DỊCH MUA, THANH LÝ CÔNG TY CON ĐẾN CÁC LUỒNG TIỀN TRONG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ HỢP NHẤT
Điều 70. Nguyên tắc điều chỉnh ảnh hưởng từ giao dịch mua, thanh lý công ty con trong kỳ đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
1. Luồng tiền mua hoặc thanh lý công ty con bị ảnh hưởng bởi số dư tiền và tương đương tiền của công ty con tại thời điểm công ty mẹ mua hoặc thanh lý công ty con. Vì vậy công ty mẹ phải điều chỉnh trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất đối với số dư tiền và tương đương tiền tại công ty con được bán hoặc thanh lý.
2. Khi mua hoặc thanh lý công ty con, công ty mẹ phải loại trừ toàn bộ các khoản phi tiền tệ chi trả hoặc thu được ra khỏi Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất. Công ty mẹ phải xác định chi tiết:
a) Tổng giá mua hoặc giá thanh lý công ty con;
b) Phần giá mua hoặc giá thanh lý được thanh toán bằng tiền, tương đương tiền và bằng các tài sản phi tiền tệ hoặc các khoản nợ phải trả phát sinh liên quan trực tiếp tới việc mua, thanh lý công ty con.
3. Khi công ty mẹ mua hoặc thanh lý công ty con, tài sản và nợ phải trả của công ty con được mua hoặc bị thanh lý sẽ ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Do đó công ty mẹ phải điều chỉnh trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất đối với giá trị các tài sản hoặc nợ phải trả (ngoài các khoản tiền và tương đương tiền) của công ty con được mua hoặc thanh lý (bao gồm cả lợi thế thương mại nếu có).
Điều 71. Điều chỉnh ảnh hưởng trực tiếp của giao dịch mua, thanh lý các công ty con đến luồng tiền từ hoạt động đầu tư
1. Các khoản tiền chi ra khi mua hoặc thu về thanh lý công ty con được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư.

2. Khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất, Công ty mẹ phải trình bày luồng tiền thu về hoặc chi ra trên cơ sở thuần bằng cách điều chỉnh với số tiền và tương đương tiền của công ty con sẵn có tại thời điểm mua hoặc thanh lý:

- Số tiền hoặc tương đương tiền chi ra để mua công ty con được giảm trừ với số tiền hoặc tương đương tiền công ty con có sẵn tại thời điểm được mua;

- Số tiền hoặc tương đương tiền thu về khi thanh lý công ty con được giảm trừ với số tiền hoặc tương đương tiền công ty con có sẵn tại thời điểm bị thanh lý.

Ví dụ: Trình bày luồng tiền mua, thanh lý công ty con

- Công ty mẹ thanh lý toàn bộ một công ty con với giá 75 tỷ VND. Hình thức thanh toán mà bên mua trả cho công ty mẹ như sau:

Trái phiếu                                                               48 tỷ

Tiền                                                                      27 tỷ

                                                                             75 tỷ

Tại thời điểm thanh lý, công ty con có số dư tiền là 5 tỷ

Chỉ tiêu “Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác” trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được trình bày là 22 tỷ (27 tỷ - 5 tỷ)

- Công ty mẹ mua một công ty con với giá 100 tỷ VND, hình thức thanh toán của công ty mẹ như sau:

Phát hành cổ phiếu cho bên bán (giá trị hợp lý):                                      60 tỷ

Thanh toán bằng tiền:                                                                           30 tỷ

Thanh toán bằng tài sản phi tiền tệ (giá trị hợp lý):                                  10 tỷ

                                                                                                          100 tỷ

Tại thời điểm mua, công ty con có số dư tiền là 12 tỷ

Chỉ tiêu “Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được trình bày là 18 tỷ (30 tỷ - 12 tỷ) bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Điều 72. Điều chỉnh ảnh hưởng gián tiếp của giao dịch mua, thanh lý các công ty con đến các luồng tiền trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
1. Khi công ty con được mua hoặc bị thanh lý trong kỳ thì số đầu kỳ và số cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất của toàn tập đoàn không nhất quán, công ty mẹ phải thực hiện những điều chỉnh phù hợp cho số liệu đầu kỳ khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất.
2. Việc điều chỉnh số dư tài sản đầu kỳ khi mua và thanh lý công ty con trong kỳ được thực hiện như sau:
- Cộng thêm số dư tài sản và nợ phải trả của công ty con được mua trong kỳ theo số liệu tại thời điểm mua;
- Loại trừ số dư tài sản và nợ phải trả của công ty con được thanh lý trong kỳ theo số liệu tại thời điểm thanh lý.
Ví dụ: Dưới đây là thông tin được lấy từ Bảng cân đối kế toán hợp nhất của công ty Mẹ, biết rằng toàn bộ TSCĐ hữu hình mua trong kỳ đã được thanh toán bằng tiền.
                                                Số cuối kỳ                     Số đầu kỳ
TSCĐ hữu hình                  15tỷ                            12tỷ
a) Nếu Công ty mẹ không mua hoặc thanh lý công ty con trong kỳ và toàn bộ giá trị TSCĐ hữu hình mua đã được trả bằng tiền thì chỉ tiêu “Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất sẽ được trình bày là 3 tỷ.
b) Nếu công ty mẹ có mua một công ty con trong kỳ, tại ngày mua công ty con có giá trị TSCĐ hữu hình được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán là 2 tỷ thì giá trị TSCĐ hữu hình mua trong kỳ được trình bày trong chỉ tiêu “Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất sẽ được xác định như sau:
- Giá trị TSCĐ hữu hình đầu kỳ                                                               12 tỷ
- Giá trị TSCĐ hữu hình tăng từ việc mua công ty con                               2 tỷ
- Tổng giá trị TSCĐ hữu hình đầu kỳ được điều chỉnh                                14 tỷ
- Giá trị TSCĐ hữu hình cuối kỳ                                                               15 tỷ
- Tiền mua TSCĐ hữu hình trong kỳ                                                         1 tỷ
Mặc dù tổng giá trị TSCĐ hữu hình tại thời điểm cuối kỳ đã tăng thêm 3 tỷ so với thời điểm đầu kỳ nhưng tập đoàn thực sự không bỏ ra 3 tỷ để mua TSCĐ hữu hình vì 2 tỷ giá trị TSCĐ hữu hình tăng thêm là phát sinh từ việc mua công ty con (Tập đoàn không mua đất mà mua công ty con).
c) Ngoài các thông tin đã được cung cấp trong phần (a) và (b), trong kỳ công ty mẹ còn thanh lý một công ty con. Tại ngày thanh lý, giá trị TSCĐ hữu hình của công ty con là 3 tỷ.Chỉ tiêu “Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác” sẽ được xác định như sau:
- Giá trị TSCĐ hữu hình đầu kỳ                                                               12 tỷ
- Giá trị TSCĐ hữu hình tăng từ việc mua công ty con                               2 tỷ
- Giá trị TSCĐ hữu hình giảm từ việc bán công ty con                               (3)tỷ
- Tổng giá trị TSCĐ hữu hình đầu kỳ được điều chỉnh 11 tỷ
- Giá trị TSCĐ hữu hình cuối kỳ                                                               15 tỷ
- Tiền mua TSCĐ hữu hình trong kỳ                                                         4 tỷ
Chỉ tiêu “Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ” không có số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất vì thực chất tập đoàn không bán TSCĐ hữu hình, tập đoàn chỉ thanh lý công ty con.
MỤC 3. QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ HỢP NHẤT
Điều 73. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp
1. Lợi nhuận trước thuế - Mã số 01
Chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất trong kỳ báo cáo. Nếu số liệu này là số âm (trường hợp lỗ), thì ghi trong ngoặc đơn (***).
2. Khấu hao TSCĐ - Mã số 02.
- Trường hợp doanh nghiệp bóc tách riêng được số khấu hao TSCĐ còn nằm trong hàng tồn kho và khấu hao số đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ: Chỉ tiêu “Khấu hao TSCĐ” chỉ bao gồm số khấu hao TSCĐ đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ; Chỉ tiêu “Tăng, giảm hàng tồn kho” không bao gồm số khấu hao TSCĐ nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ);
- Trường hợp doanh nghiệp không thể bóc tách riêng được số khấu hao TSCĐ còn nằm trong hàng tồn kho và khấu hao số đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ thì thực hiện theo nguyên tắc: Chỉ tiêu “Khấu hao TSCĐ” bao gồm số khấu hao TSCĐ đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng với số khấu hao TSCĐ liên quan đến hàng tồn kho chưa tiêu thụ; Chỉ tiêu “Tăng, giảm hàng tồn kho” bao gồm cả số khấu hao TSCĐ nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ).
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số khấu hao TSCĐ đã trích trong kỳ trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ của công ty mẹ và từng công ty con (đối chiếu với chỉ tiêu khấu hao TSCĐ trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn).
- Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp đều phải loại trừ khỏi báo cáo lưu chuyển tiền tệ số khấu hao TSCĐ nằm trong giá trị xây dựng cơ bản dở dang, ghi giảm nguồn kinh phí, quỹ khen thưởng phúc lợi đã hình thành TSCĐ, Quỹ phát triển KH&CN đã hình thành TSCĐ phát sinh trong kỳ. Ngoài ra, khi có giao dịch góp vốn, bán TSCĐ hoặc chuyển hàng tồn kho thành TSCĐ trong nội bộ tập đoàn, còn phải căn cứ vào Bảng tổng hợp mua, bán TSCĐ trong nội bộ tập đoàn; Bảng tổng hợp bán hàng tồn kho chuyển thành TSCĐ trong nội bộ tập đoàn.
- Khi lập chỉ tiêu này phải điều chỉnh tăng hoặc giảm số khấu hao TSCĐ đã trích trong kỳ liên quan đến giao dịch góp vốn, mua, bán TSCĐ trong nội bộ tập đoàn hoặc chuyển hàng tồn kho thành TSCĐ trong nội bộ tập đoàn và TSCĐ hình thành qua hoạt động đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn vay trong nội bộ tập đoàn, cụ thể:
+ Nếu trong kỳ phát sinh giao dịch góp vốn bằng TSCĐ hoặc bán TSCĐ có lãi trong nội bộ tập đoàn, dẫn đến mức khấu hao theo nguyên giá mới cao hơn mức khấu hao theo nguyên giá cũ thì phải ghi giảm số khấu hao được trình bày trong chỉ tiêu này về mức khấu hao theo nguyên giá cũ. Ví dụ: Nếu nguyên giá TSCĐ tại bên bán là 1.000 triệu đồng, thời gian sử dụng trong 10 năm dẫn đến mức khấu hao tại bên bán là 100triệu đồng/năm. Giả sử bên bán đã sử dụng và khấu hao trong 6 năm (giá trị còn lại là 400 triệu đồng) rồi chuyển giao TSCĐ cho bên mua với giá 600 triệu đồng, bên mua tiếp tục khấu hao thêm 4 năm nữa với mức 150triệu đồng/năm. Khi lập chỉ tiêu này, phải ghi giảm 50 triệu đồng để đưa mức khấu hao mới về mức khấu hao cũ.
+ Nếu trong kỳ phát sinh giao dịch góp vốn bằng TSCĐ hoặc bán TSCĐ bị lỗ trong nội bộ tập đoàn, dẫn đến mức khấu hao theo nguyên giá mới thấp hơn mức khấu hao theo nguyên giá cũ thì phải ghi tăng số khấu hao được trình bày trong chỉ tiêu này về mức khấu hao theo nguyên giá cũ.
+ Nếu TSCĐ hình thành qua quá trình đầu tư, xây dựng sử dụng nguồn vốn vay từ các đơn vị trong nội bộ tập đoàn thì nguyên giá TSCĐ trên báo cáo tài chính sẽ bao gồm cả số chi phí đi vay được vốn hoá. Tuy nhiên số chi phí đi vay được vốn hoá trong nguyên giá TSCĐ sẽ bị loại trừ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất nên mức khấu hao theo nguyên giá sẽ bao gồm cả chi phí lãi vay nội bộ và do đó cần phải loại trừ ra khỏi báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất.
- Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu của chỉ tiêu này trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được thực hiện bằng cách lấy số dư cuối kỳ của khoản mục hao mòn TSCĐ trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất trừ số dư đầu kỳ, sau khi đã loại bỏ ảnh hưởng của:
+ Khoản hao mòn luỹ kế tăng do trích khấu hao trong năm của TSCĐ dùng cho mục đích sự nghiệp, dự án, văn hoá, phúc lợi...;
+ Khoản hao mòn luỹ kế giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ trong năm;
+ Khoản hao mòn luỹ kế tăng (kể từ thời điểm đầu kỳ đến thời điểm mua công ty con) do mua thêm công ty con trong kỳ;
+ Khoản hao mòn luỹ kế giảm do thanh lý bớt công ty con trong kỳ.
- Chỉ tiêu này còn bao gồm cả số lợi thế thương mại được phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Trường hợp có lợi thế thương mại âm (lãi từ giao dịch mua giá rẻ) thì toàn bộ giá trị của lợi thế thương mại âm được tính giảm trừ vào chỉ tiêu này.
- Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế" (và được trừ khỏi chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế đối với phần lợi thế thương mại âm).
3. Các khoản dự phòng - Mã số 03
- Chỉ tiêu này phản ánh ảnh hưởng của việc trích lập, hoàn nhập và sử dụng các khoản dự phòng đến các luồng tiền trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào: Bảng cân đối kế toán hợp nhất; Bảng tổng hợp các khoản “Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh”; Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác”; “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”, “Dự phòng phải thu khó đòi”, “Dự phòng phải trả” do công ty mẹ và các công ty con lập, và số dự phòng đã được điều chỉnh trên Bảng tổng hợp điều chỉnh các khoản dự phòng trong nội bộ tập đoàn.
- Số liệu của chỉ tiêu này được xác định bằng số chênh lệch giữa số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của các khoản dự phòng tổn thất tài sản (dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư tài chính, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi) và dự phòng phải trả trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
+ Đối với công ty con được mua trong kỳ, chỉ tiêu này không bao gồm số dự phòng đã trích lập hoặc hoàn nhập trước thời điểm mua công ty con; Đối với công ty con được thanh lý trong kỳ, chỉ tiêu này không bao gồm số dự phòng đã trích lập hoặc hoàng nhập sau thời điểm thanh lý.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế". Trường hợp các khoản dự phòng nêu trên được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo thì được trừ (-) vào chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế" và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***).
- Việc đối chiếu số liệu của chỉ tiêu này có thể thực hiện bằng cách lấy số chi tiết dự phòng đã trích lập hoặc hoàn nhập trong kỳ của công ty mẹ và các công ty con trên bảng tổng hợp trích lập và sử dụng các khoản dự phòng sau khi điều chỉnh với biến động của số dự phòng phát sinh trong kỳ liên quan đến các công ty con được mua hoặc bị thanh lý trong kỳ và các khoản dự phòng bị điều chỉnh khi lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
4. Lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Mã số 04)
- Chỉ tiêu này phản ánh lãi (hoặc lỗ) chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ của công ty mẹ và các công ty con đã được phản ánh vào lợi nhuận kế toán trước thuế trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, Bảng tổng hợp chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại cuối kỳ các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ do công ty mẹ và các công ty con lập trên cơ sở đã loại trừ ảnh hưởng về chênh lệch tỷ giá của các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ trong nội bộ tập đoàn.
- Số liệu của chỉ tiêu này được xác định bằng cách: Lấy số chi tiết về doanh thu tài chính (hoặc chi phí tài chính) liên quan đến chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
Việc đối chiếu được thực hiện bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con, trừ đi (-) các khoản lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trong nội bộ tập đoàn. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế", nếu có lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện, hoặc được cộng (+) vào chỉ tiêu trên, nếu có lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện.
5. Lãi/lỗ từ hoạt động đầu tư - Mã số 05
- Chỉ tiêu này phản ánh lãi/lỗ của công ty mẹ và công ty con phát sinh trong kỳ đã được phản ánh vào lợi nhuận kế toán trước thuế trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất nhưng được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, như:
+ Lãi, lỗ từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT;
+ Lãi, lỗ từ việc đánh giá lại tài sản phi tiền tệ mang đi góp vốn, đầu tư vào đơn vị khác
+ Lãi, lỗ từ việc bán, thu hồi các khoản đầu tư tài chính (không bao gồm lãi, lỗ mua bán chứng khoán kinh doanh), như: Các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết; Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn;
+ Khoản tổn thất hoặc hoàn nhập tổn thất của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn;
+ Lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia.
- Chỉ tiêu này không phản ánh:
+ Các khoản lãi, lỗ được phân loại là hoạt động đầu tư phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn, như: Lãi cho vay phải thu, lãi vay phải trả, cổ tức, lợi nhuận được chia hoặc phải trả, lãi, lỗ chưa thực hiện từ các giao dịch góp vốn, thanh lý nhượng bán TSCĐ ... trong nội bộ tập đoàn.
+ Các khoản lãi, lỗ phân loại là hoạt động đầu tư từ thời điểm đầu kỳ tới thời điểm mua công ty con (đối với công ty con được mua trong kỳ) và từ thời điểm thanh lý tới thời điểm cuối kỳ (đối với công ty con bị thanh lý trong kỳ)
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chi tiết trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con; Báo cáo hoặc bảng tổng hợp các khoản lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận được chia; Báo cáo góp vốn, thanh lý, nhượng bán TSCĐ trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo.
- Số liệu chỉ tiêu này được xác định bằng cách: Lấy số chi tiết về các khoản lãi, lỗ trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất không được tính vào luồng tiền từ hoạt động kinh doanh. Việc đối chiếu chỉ tiêu này được thực hiện bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con, trừ đi:
+ Các khoản lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận được chia từ các đơn vị nội bộ tập đoàn;
+ Lãi/lỗ chưa thực hiện từ việc góp vốn, thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các khoản đầu tư vào các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.
- Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuần thuần trước thuế", nếu có lãi hoạt động đầu tư và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) ; hoặc được cộng (+) vào chỉ tiêu trên, nếu có lỗ hoạt động đầu tư.
6. Chi phí lãi vay - Mã số 06
- Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay của toàn bộ tập đoàn đã ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, kể cả phần chi phí lãi vay hàng kỳ tính theo lãi suất thực tế được ghi tăng cấu phần nợ của trái phiếu chuyển đổi. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản lãi vay được ghi nhận là chi phí phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn trong kỳ báo cáo và số chi phí lãi vay luỹ kế kể từ thời điểm đầu kỳ đến thời điểm mua công ty con (đối với công ty con được mua trong kỳ) và chi phí lãi vay kể từ thời điểm thanh lý đến thời điểm cuối kỳ (đối với công ty con bị thanh lý trong kỳ)
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chỉ tiêu “chi phí lãi vay” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, đối chiếu với các báo cáo chi phí lãi vay trong kỳ của công ty mẹ và các công ty con và Bảng tổng hợp điều chỉnh chi phí lãi vay trong nội bộ tập đoàn. Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế".
7. Các khoản điều chỉnh khác (Mã số 07)
Chỉ tiêu này phản ánh số trích lập hoặc hoàn nhập Quỹ Bình ổn giá hoặc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong kỳ.
Chỉ tiêu này được lập bằng cách cộng ngang các chỉ tiêu tương ứng trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con. Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” nếu trong kỳ trích lập thêm các Quỹ hoặc được trừ khỏi chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” nếu trong kỳ hoàn nhập các quỹ.
8. Tăng, giảm các khoản phải thu - Mã số 09
- Chỉ tiêu này phản ánh tình hình thanh toán và biến động các khoản phải thu từ các đơn vị bên ngoài tập đoàn liên quan đến: Các khoản Phải thu ngắn hạn của khách hàng; Phải thu dài hạn của khách hàng; Trả trước cho người bán; Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng; Các khoản phải thu ngắn hạn khác; Phải thu dài hạn khác; Thuế GTGT được khấu trừ; Thuế và các khoản phải thu Nhà nước; Tài sản ngắn hạn khác trong kỳ báo cáo. Khi lập chỉ tiêu này phải loại trừ biến động về các khoản phải thu khi mua hoặc thanh lý công ty con mất quyền kiểm soát trong kỳ;
- Chỉ tiêu này không phản ánh:
+ Các khoản phải thu liên quan đến hoạt động đầu tư, như: Số tiền ứng trước cho nhà thầu XDCB; Phải thu về cho vay (cả gốc và lãi); Phải thu về lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia; Phải thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính; Giá trị TSCĐ mang đi cầm cố, thế chấp…
+ Số dư các khoản phải thu (tại thời điểm mua công ty con) của công ty con được mua trong kỳ;
+ Các khoản phải thu giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn;
+ Khoản phải thu do nộp thừa thuế TNDN cho Nhà nước.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào:
+ Các chỉ tiêu trên bảng Cân đối kế toán hợp nhất, như: Chỉ tiêu “Phải thu ngắn hạn của khách hàng”; “Phải thu dài hạn của khách hàng”; “Trả trước cho người bán”; “Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng”; “Các khoản phải thu ngắn hạn khác”; “Phải thu dài hạn khác”; “Thuế GTGT được khấu trừ”; “Thuế và các khoản phải thu Nhà nước”; “Tài sản ngắn hạn khác”;
+ Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con về: Các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn; Các khoản phải thu lãi cho vay, phải thu về cổ tức, lợi nhuận được chia; Các khoản phải thu liên quan đến hoạt động đầu tư (như thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT);
- Số liệu chỉ tiêu này được xác định bằng cách:
+ Lấy tổng số dư cuối kỳ trừ đi (-) tổng số dư đầu kỳ trên Bảng Cân đối kế toán hợp nhất của các chỉ tiêu: “Phải thu ngắn hạn của khách hàng”; “Phải thu dài hạn của khách hàng”; “Trả trước cho người bán”; “Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng”; “Các khoản phải thu ngắn hạn khác”; “Phải thu dài hạn khác”; “Thuế GTGT được khấu trừ”; “Thuế và các khoản phải thu Nhà nước” (không bao gồm thuế TNDN);
+ Cộng với số dư (tại ngày thanh lý) các khoản phải thu của công ty con bị thanh lý trong kỳ và trừ đi (-) số dư (tại ngày mua) các khoản phải thu của công ty con được mua trong kỳ;
+ Sau đó trừ đi (-) số dư chi tiết trên Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con về các khoản phải thu lãi cho vay, phải thu về cổ tức, lợi nhuận được chia; Các khoản phải thu liên quan đến hoạt động đầu tư (như thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT);
- Việc đối chiếu số liệu của chỉ tiêu này được thực hiện bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con trừ đi các khoản phải thu giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, sau đó điều chỉnh đối với biến động của các khoản phải thu do mua thêm hoặc thanh lý công ty con trong kỳ.
- Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
9. Tăng, giảm hàng tồn kho - Mã số 10
- Chỉ tiêu này phản ánh tình hình thanh toán và biến động của Hàng tồn kho phát sinh giữa tập đoàn và các đơn vị bên ngoài tập đoàn.
+ Trường hợp doanh nghiệp bóc tách riêng được số khấu hao TSCĐ còn nằm trong hàng tồn kho và khấu hao số đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ (chỉ tiêu “Khấu hao TSCĐ” - mã số 02 chỉ bao gồm số khấu hao TSCĐ đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ) thì chỉ tiêu này không bao gồm số khấu hao TSCĐ nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ);
+ Trường hợp doanh nghiệp không thể bóc tách riêng được số khấu hao TSCĐ còn nằm trong hàng tồn kho và khấu hao số đã được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ (chỉ tiêu “Khấu hao TSCĐ” - mã số 02 bao gồm cả số khấu hao TSCĐ liên quan đến hàng tồn kho chưa tiêu thụ) thì chỉ tiêu này bao gồm cả số khấu hao TSCĐ nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ).
- Chỉ tiêu này không bao gồm:
+ Giá trị hàng tồn kho luân chuyển giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo;
+ Số hàng tồn kho dùng cho hoạt động đầu tư XDCB hoặc hàng tồn kho dùng để trao đổi lấy TSCĐ, BĐSĐT; Chi phí sản xuất thử được tính vào nguyên giá TSCĐ hình thành từ XDCB. Trường hợp trong kỳ mua hàng tổn kho nhưng chưa xác định được mục đích sử dụng (cho hoạt động kinh doanh hay đầu tư XDCB) thì giá trị hàng tồn kho được tính trong chỉ tiêu này;
+ Số dư các hàng tồn kho (tại thời điểm mua công ty con) của công ty con được mua trong kỳ;
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào:
+ Bảng Cân đối kế toán hợp nhất kỳ báo cáo;
+ Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con về tình hình sử dụng hàng tồn kho cho hoạt động đầu tư, xây dựng TSCĐ kỳ báo cáo;
+ Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con hoặc bảng tổng hợp mua, bán hàng tồn kho hoặc chuyển hàng tồn kho thành TSCĐ trong nội bộ tập đoàn.
- Số liệu chỉ tiêu này được xác định bằng cách:
+ Lấy tổng số dư cuối kỳ trừ đi (-) tổng số dư đầu kỳ của chỉ tiêu “Hàng tồn kho” (Không bao gồm số dư của chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”) trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất kỳ báo cáo;
+ Trừ đi số dư chi tiết trên Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con về các khoản hàng tồn kho sử dụng cho hoạt động đầu tư, xây dựng TSCĐ; BĐSĐT;
+ Cộng với số dư hàng tồn kho (tại ngày thanh lý) của công ty con bị thanh lý trong kỳ và trừ đi (-) số dư hàng tồn kho (tại ngày mua) của công ty con được mua trong kỳ;
- Việc đối chiếu số liệu của chỉ tiêu này được thực hiện bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên BCLCTT của công ty mẹ và các công ty con trừ đi số hàng tồn kho luân chuyển trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo, sau đó điều chỉnh đối với biến động của hàng tồn kho do mua thêm hoặc thanh lý công ty con trong kỳ
- Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
10. Tăng, giảm các khoản phải trả - Mã số 11
- Chỉ tiêu này phản ánh tình hình thanh toán và biến động các khoản phải trả cho các đơn vị bên ngoài tập đoàn liên quan đến: Các khoản phải trả cho người bán; Người mua trả tiền trước; Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; Phải trả công nhân viên; Chi phí phải trả; Phải trả nội bộ; Phải trả, phải nộp khác. Khi lập chỉ tiêu này phải loại trừ biến động về các khoản phải trả khi mua hoặc thanh lý công ty con mất quyền kiểm soát trong kỳ;
- Chỉ tiêu này không phản ánh:
+ Số dư các khoản phải trả (tại thời điểm mua công ty con) của công ty con được mua trong kỳ;
+ Các khoản phải trả về thuế TNDN phải nộp; Lãi tiền vay phải trả
+ Các khoản phải trả về lãi tiền vay, phải trả về cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu vốn;
+ Các khoản phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư như: Số tiền người mua trả trước liên quan đến việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT; Các khoản phải trả liên quan đến hoạt động mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐSĐT; Các khoản phải trả mua các công cụ vốn và công cụ nợ..; và các khoản phải trả liên quan đến hoạt động tài chính, như: Phải trả gốc vay, gốc trái phiếu, nợ thuê tài chính; Cổ tức, lợi nhuận phải trả;
+ Các khoản phải trả liên quan đến hoạt động tài chính (Vay và nợ ngắn hạn, dài hạn...);
+ Các khoản phải trả giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào:
+ Các chỉ tiêu trên bảng Cân đối kế toán hợp nhất, như: Chỉ tiêu “Phải trả cho người bán ngắn hạn”, “Phải trả người bán dài hạn”, “Người mua trả tiền trước”, “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”, “Phải trả người lao động”, “Chi phí phải trả”, “Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng”, “Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác”, “Phải trả dài hạn khác”;
+ Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con về: Các khoản phải trả, phải thu giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn; Các khoản phải trả thuế TNDN phải nộp; Các khoản phải trả lãi tiền vay, phải trả về cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu vốn; Các khoản phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư (như mua sắm, xây dựng TSCĐ, mua bất động sản đầu tư, mua các công cụ nợ...); Các khoản phải trả liên quan đến hoạt động tài chính (Vay và nợ ngắn hạn, dài hạn...);
- Số liệu chỉ tiêu này được xác định bằng cách:
+ Lấy tổng số dư cuối kỳ trừ đi (-) tổng số dư đầu kỳ trên Bảng Cân đối kế toán hợp nhất của các chỉ tiêu “Phải trả cho người bán ngắn hạn”, “Phải trả người bán dài hạn”, “Người mua trả tiền trước”, “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”, “Phải trả người lao động”, “Chi phí phải trả”, “Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng”, “Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác”, “Phải trả dài hạn khác”;
+ Trừ đi (-) số dư chi tiết trên Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con đối với các khoản phải trả thuế TNDN phải nộp; Các khoản phải trả lãi tiền vay, phải trả về cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu vốn; Các khoản phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư (như mua sắm, xây dựng TSCĐ, mua bất động sản đầu tư, mua các công cụ nợ...); Các khoản phải trả liên quan đến hoạt động tài chính (Vay và nợ ngắn hạn, dài hạn...);
+ Cộng với số dư (tại ngày thanh lý) các khoản phải thu của công ty con bị thanh lý trong kỳ và trừ đi (-) số dư (tại ngày mua) các khoản phải thu của công ty con được mua trong kỳ;
- Việc đối chiếu số liệu của chỉ tiêu này được thực hiện bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên BCLCTT của công ty mẹ và các công ty con trừ đi các khoản phải trả giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, sau đó điều chỉnh đối với biến động của các khoản phải thu do mua thêm hoặc thanh lý công ty con trong kỳ.
- Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng số dư cuối kỳ lớn hơn tổng số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***).
11. Tăng, giảm chi phí trả trước - Mã số 12
- Chỉ tiêu này phản ánh số tiền chi phí trả trước cho các đơn vị bên ngoài tập đoàn trong kỳ báo cáo. Các khoản chi phí trả trước trong nội bộ tập đoàn đã được loại trừ với các khoản doanh thu nhận trước trong nội bộ tập đoàn, do đó không phản ánh trên BCLCTT hợp nhất. Khi lập chỉ tiêu này phải loại trừ biến động về các khoản chi phí trả trước khi mua hoặc thanh lý công ty con mất quyền kiểm soát trong kỳ.
- Chỉ tiêu này không phản ánh:
+ Số dư các khoản chi phí trả trước (tại thời điểm mua công ty con) của công ty con được mua trong kỳ;
+ Các khoản chi phí trả trước phát sinh từ các giao dịch giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.
+ Khoản chi phí trả trước liên quan đến luồng tiền từ hoạt động đầu tư, như: Tiền thuê đất đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình và khoản trả trước lãi vay được vốn hóa.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các khoản mục “Chi phí trả trước ngắn hạn” và “Chi phí trả trước dài hạn” trên bảng Cân đối kế toán hợp nhất kỳ báo cáo, sau đó cộng với số dư chi phí trả trước (tại ngày thanh lý) của công ty con bị thanh lý trong kỳ và trừ đi (-) số dư chi phí trả trước (tại ngày mua) của công ty con được mua trong kỳ.
- Việc đối chiếu số liệu của chỉ tiêu này được thực hiện bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên BCLCTT của công ty mẹ và các công ty con trừ đi các khoản chi phí trả trước giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, sau đó điều chỉnh đối với biến động số dư của các khoản chi phí trả trước phát sinh do mua thêm hoặc thanh lý công ty con trong kỳ.
- Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động" nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
12. Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh (Mã số 13)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị chứng khoán phát hành bởi các đơn vị bên ngoài tập đoàn mà tập đoàn nắm giữ vì mục đích chờ tăng giá để kiếm lời.
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của chỉ tiêu “Chứng khoán kinh doanh” – Mã số 121 của Bảng cân đối kế toán hợp nhất trong kỳ báo cáo.
Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
13. Tiền lãi vay đã trả - Mã số 14
- Chỉ tiêu này phản ánh tiền lãi vay đã trả cho các đơn vị bên ngoài tập đoàn trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả của các kỳ trước đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này.
- Chỉ tiêu này không phản ánh:
+ Số tiền lãi vay đã trả kể từ thời điểm đầu kỳ đến thời điểm mua công ty con (đối với công ty con được mua trong kỳ) và số tiền lãi vay đã trả kể từ thời điểm thanh lý đến thời điểm cuối kỳ (đối với công ty con bị thanh lý trong kỳ);
+ Số tiền lãi vay đã trả cho các đơn vị trong nội bộ tập đoàn trong kỳ báo cáo;
+ Số tiền lãi vay đã trả trong kỳ được vốn hóa vào giá trị các tài sản dở dang được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Trường hợp số lãi vay đã trả trong kỳ vừa được vốn hóa, vừa được tính vào chi phí tài chính thì kế toán căn cứ tỷ lệ vốn hóa lãi vay áp dụng cho kỳ báo cáo theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay” để xác định số lãi vay đã trả của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh và luồng tiền hoạt động đầu tư.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con kỳ báo cáo, báo cáo hoặc bảng tổng hợp các khoản vay và chi trả lãi vay giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.
- Chỉ tiêu này được lập bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên BCLCTT của công ty mẹ và các công ty con sau đó trừ đi (-):
+ Tiền lãi vay đã chi trả cho các đơn vị trong nội bộ tập đoàn kỳ báo cáo;
+ Số tiền lãi vay đã trả kể từ thời điểm đầu kỳ đến thời điểm mua công ty con (đối với công ty con được mua trong kỳ).
- Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
14. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp - Mã số 15
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN công ty mẹ và các công ty con đã nộp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm số thuế TNDN đã nộp kể từ thời điểm đầu kỳ đến thời điểm mua công ty con (đối với công ty con được mua trong kỳ)
- Chỉ tiêu này được lập trên cơ sở hợp cộng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con trong kỳ báo cáo trừ đi (-) số thuế TNDN đã nộp kể từ thời điểm đầu kỳ đến thời điểm mua công ty con (đối với công ty con được mua trong kỳ).
- Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
15. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh - Mã số 16
- Chỉ tiêu này phản ánh các khoản tiền thu khác từ các đơn vị bên ngoài tập đoàn, phát sinh từ hoạt động kinh doanh ngoài các khoản đã nêu ở các mã số từ 01 đến 14, như: Tiền thu từ nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án (nếu có); Tiền được các tổ chức, cá nhân bên ngoài thưởng, hỗ trợ ghi tăng các quỹ của doanh nghiệp; Tiền nhận được ghi tăng các quỹ do cấp trên cấp hoặc cấp dưới nộp; Lãi tiền gửi của Quỹ bình ổn giá (nếu không được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính mà ghi tăng Quỹ trực tiếp); Tiền thu từ cổ phần hóa tại các doanh nghiệp được cổ phần hóa... trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu này không phản ánh:
+ Các khoản tiền thu khác từ các đơn vị trong nội bộ tập đoàn;
+ Các khoản tiền thu khác luỹ kế từ thời điểm đầu kỳ đến thời điểm mua công ty con (đối với công ty con được mua trong kỳ).
- Căn cứ để lập chi tiêu này là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con trong kỳ báo cáo; Báo cáo các khoản nhận ký cược, ký quỹ trong nội bộ tập đoàn và các báo cáo khác có liên quan.
- Chỉ tiêu này được lập bằng cách hợp cộng các chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con trong kỳ báo cáo trừ đi:
+ Các khoản tiền thu khác từ các đơn vị trong nội bộ tập đoàn;
+ Các khoản tiền thu khác luỹ kế từ thời điểm đầu kỳ đến thời điểm mua công ty con (đối với công ty con được mua trong kỳ).
- Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động”.
16. Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh - Mã số 17
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản tiền chi khác cho các đơn vị bên ngoài tập đoàn, phát sinh từ hoạt động kinh doanh ngoài các khoản đã nêu ở các mã số từ 01 đến 14, như: Tiền chi từ Quỹ khen thưởng, phúc lợi, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; Tiền chi trực tiếp bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án; Tiền chi trực tiếp từ Tiền thu cổ phần hóa nộp lên cấp trên, nộp cho chủ sở hữu; Tiền chi phí cổ phần hóa, tiền hỗ trợ người lao động theo chính sách...
- Chỉ tiêu này không phản ánh:
+ Các khoản tiền chi khác từ các đơn vị trong nội bộ tập đoàn;
+ Các khoản tiền chi khác luỹ kế từ thời điểm đầu kỳ đến thời điểm mua công ty con (đối với công ty con được mua trong kỳ).
- Căn cứ để lập chi tiêu này là báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con trong kỳ báo cáo; Báo cáo các khoản ký cược, ký quỹ trong nội bộ tập đoàn và các báo cáo khác có liên quan.
- Chỉ tiêu này được lập bằng cách hợp cộng các chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con trong kỳ báo cáo loại trừ:
+ Các khoản tiền chi khác cho các đơn vị trong nội bộ tập đoàn;
+ Các khoản tiền chi khác luỹ kế từ thời điểm đầu kỳ đến thời điểm mua công ty con (đối với công ty con được mua trong kỳ).
- Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động”.
17. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh - Mã số 20
Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Số liệu chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ Mã số 08 đến Mã số 17. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).
Mã số 20 = Mã số 08 + Mã số 09 + Mã số 10 + Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16 = Mã số 17
Điều 74. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác - Mã số 21
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã thực chi trả cho các đơn vị bên ngoài tập đoàn để: Mua sắm, xây dựng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, tiền chi cho giai đoạn triển khai đã được vốn hoá thành TSCĐ vô hình, tiền chi cho hoạt động đầu tư xây dựng dở dang, đầu tư bất động sản trong kỳ báo cáo. Chi phí sản xuất thử sau khi bù trừ với số tiền thu từ bán sản phẩm sản xuất thử của TSCĐ hình thành từ hoạt động XDCB được cộng vào chỉ tiêu này (nếu chi lớn hơn thu) hoặc trừ vào chỉ tiêu này (nếu thu lớn hơn chi).
Chỉ tiêu này phản ánh cả số tiền đã thực trả cho các đơn vị bên ngoài tập đoàn để: Mua nguyên vật liệu, tài sản, sử dụng cho XDCB nhưng đến cuối kỳ chưa xuất dùng cho hoạt động đầu tư XDCB; Số tiền đã ứng trước cho nhà thầu XDCB nhưng chưa nghiệm thu khối lượng; Số tiền đã trả để trả nợ người bán trong kỳ liên quan trực tiếp tới việc mua sắm, đầu tư XDCB (kể cả việc thanh toán cho các khoản nợ phải trả từ kỳ trước liên quan đến việc mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐSĐT và tài sản dài hạn khác). Trường hợp mua nguyên vật liệu, tài sản sử dụng chung cho cả mục đích sản xuất, kinh doanh và đầu tư XDCB nhưng cuối kỳ chưa xác định được giá trị nguyên vật liệu, tài sản sẽ sử dụng cho hoạt động đầu tư XDCB hay hoạt động sản xuất, kinh doanh thì số tiền đã trả không phản ánh vào chỉ tiêu này mà phản ánh ở luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.
- Chỉ tiêu này không phản ánh:
+ Số tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐSĐT, tài sản dài hạn khác của công ty con được mua trong kỳ (trước thời điểm bị công ty mẹ kiểm soát);
+ Số nhận nợ thuê tài chính, giá trị tài sản phi tiền tệ khác dùng để thanh toán khi mua sắm TSCĐ, BĐSDT, XDCB hoặc giá trị TSCĐ, BĐSĐT, XDCB tăng trong kỳ nhưng chưa được trả bằng tiền;
+ Giá trị TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác được mua nhưng chưa thanh toán trong kỳ;
+ Số tiền đã chi cho các đơn vị trong nội bộ tập đoàn để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐSĐT trong kỳ;
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào:
+ Báo cáo tài chính hợp nhất kỳ báo cáo;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con kỳ báo cáo;
+ Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con về tình hình sử dụng hàng tồn kho cho hoạt động đầu tư, xây dựng TSCĐ, BĐSĐT kỳ báo cáo;
+ Báo cáo đầu tư, xây dựng và mua sắm TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản khác của công ty mẹ và các công ty con trong kỳ.
- Số liệu chỉ tiêu này được xác định bằng cách: Lấy tổng số dư cuối kỳ trừ đi (-) tổng số dư đầu kỳ của các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ, BĐSĐT và tài sản dài hạn khác trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất kỳ báo cáo, sau đó:
+ Trừ đi giá trị TSCĐ, BĐSĐT, tài sản dài hạn được mua trong kỳ nhưng chưa thanh toán hoặc đã thanh toán bằng tài sản phi tiền tệ;
+ Cộng với giá trị TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác giảm do thanh lý, nhượng bán trong kỳ;
+ Cộng với khoản tiền trả trước cho người bán hoặc tiền trả nợ liên quan đến hoạt động đầu tư mua sắm TSCĐ, BĐSĐT, XDCB; Khoản tiền đã chi để mua NVL dùng cho hoạt động XDCB;
+ Cộng với số dư TSCĐ, BĐSĐT, tài sản dài hạn khác (tại ngày thanh lý) của công ty con bị thanh lý trong kỳ và trừ đi (-) số dư TSCĐ, BĐSĐT, tài sản dài hạn khác (tại ngày mua) của công ty con được mua trong kỳ;
- Trường hợp trong kỳ không phát sinh giao dịch mua hoặc thanh lý công ty con thì chỉ tiêu này có thể được lập bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con, sau đó điều chỉnh cho những biến động về giá trị của TSCĐ, BĐSĐT, tài sản dài hạn khác phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn;
- Số liệu chỉ tiêu này được trừ khỏi luồng tiền thuần từ hoạt động đầu tư và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
2. Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác - Mã số 22
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã thu từ các đơn vị bên ngoài tập đoàn khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, BĐSĐT, tài sản dài hạn khác trong kỳ báo cáo (kể cả số tiền thu hồi từ các khoản nợ phải thu từ kỳ trước liên quan đến việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và tài sản dài hạn khác).
- Chỉ tiêu này không phản ánh:
+ Số tiền thu được từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, tài sản dài hạn khác của công ty con được mua trong kỳ (trước thời điểm bị công ty mẹ kiểm soát); Số tiền đã thu từ các đơn vị trong nội bộ tập đoàn khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác trong kỳ;
+ Giá trị tài sản phi tiền tệ thu được khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ; BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác trong kỳ;
+ Giá trị TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác được thanh lý, nhượng bán nhưng chưa thu được tiền trong kỳ;
+ Khoản chi phí phi tiền tệ liên quan đến hoạt động thanh lý nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT do đem đi góp vốn liên doanh, liên kết hoặc các khoản tổn thất.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào:
+ Báo cáo tài chính hợp nhất kỳ báo cáo;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con kỳ báo cáo;
+ Báo cáo thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản khác của công ty mẹ và các công ty con trong kỳ.
- Số liệu chỉ tiêu này được xác định bằng cách: Lấy tổng số thu chi tiết từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và tài sản dài hạn khác trong kỳ trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và các tài liệu có liên quan khác trừ đi (-) giá trị TSCĐ, BĐSĐT, tài sản dài hạn được thanh lý, nhượng bán trong kỳ nhưng chưa thanh toán hoặc đã thanh toán bằng tài sản phi tiền tệ.
- Trường hợp trong kỳ không phát sinh giao dịch mua hoặc thanh lý công ty con thì chỉ tiêu này có thể được lập bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con, sau đó điều chỉnh cho những biến động về giá trị của TSCĐ, BĐSĐT, tài sản dài hạn khác phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn;
- Số liệu của chỉ tiêu này được cộng vào luồng tiền thuần từ hoạt động đầu tư.
3. Tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ của đơn vị khác - Mã số 23
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã gửi vào ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng, tiền đã chi cho các đơn vị bên ngoài tập đoàn vay, tiền chi của bên mua trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và REPO chứng khoán, chi mua các công cụ nợ của đơn vị khác (trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu ưu đãi phân loại là nợ phải trả…) vì mục đích đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu này không phản ánh:
+ Số tiền chi cho vay của công ty con được mua trong kỳ (trước thời điểm bị công ty mẹ kiểm soát);
+ Tiền chi mua các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và mua các công cụ nợ vì mục đích thương mại;
+ Các khoản cho vay bằng tài sản phi tiền tệ; Các khoản trái phiếu nhận được từ giao dịch bán tài sản cho đơn vị khác;
+ Tiền chi cho vay hoặc mua công cụ nợ của các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào:
+ Báo cáo tài chính hợp nhất kỳ báo cáo;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con kỳ báo cáo;
+ Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con về tình hình cho vay kỳ báo cáo;
- Số liệu chỉ tiêu này được xác định bằng cách: Lấy tổng số dư cuối kỳ trừ đi (-) tổng số dư đầu kỳ của các chỉ tiêu “Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn” và “Phải thu về cho vay” (chi tiết các khoản cho vay ngắn hạn và dài hạn) trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất kỳ báo cáo, sau đó:
+ Trừ đi các khoản cho vay bằng tài sản phi tiền tệ hoặc trái phiếu nhận được từ giao dịch bán tài sản cho đơn vị khác;
+ Cộng với giá trị các khoản cho vay, công cụ nợ của đơn vị khác giảm do thu hồi gốc vay hoặc bán lại công cụ nợ của đơn vị khác;
+ Cộng với số dư chi tiết các khoản cho vay (tại ngày thanh lý) của công ty con bị thanh lý trong kỳ và trừ đi (-) số dư các khoản cho vay (tại ngày mua) của công ty con được mua trong kỳ;
- Trường hợp trong kỳ không phát sinh giao dịch mua hoặc thanh lý công ty con thì chỉ tiêu này có thể được lập bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con, sau đó điều chỉnh cho những biến động về các khoản cho vay phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn;
- Số liệu chỉ tiêu này được trừ khỏi luồng tiền thuần từ hoạt động đầu tư và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác - Mã số 24
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã thu hồi các khoản gốc cho vay, tiền thu hồi từ việc bán lại công cụ nợ (nắm giữ đến ngày đáo hạn) của các đơn vị bên ngoài tập đoàn (kể cả số tiền thu hồi từ các khoản nợ phải thu từ kỳ trước liên quan đến việc bán lại công cụ nợ của đơn vị khác); Thu hồi tiền gửi ngân hàng trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu này không phản ánh:
+ Số tiền thu hồi gốc vay, tiền thu từ việc bán lại công cụ nợ của công ty con được mua trong kỳ (trước thời điểm bị công ty mẹ kiểm soát);
+ Tiền thu hồi từ các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và các công cụ nợ nắm giữ vì mục đích kinh doanh;
+ Các khoản thu hồi gốc vay bằng tài sản phi tiền tệ hoặc công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác;
+ Tiền thu hồi gốc vay hoặc bán lại công cụ nợ cho các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào:
+ Báo cáo tài chính hợp nhất kỳ báo cáo;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con kỳ báo cáo;
+ Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con về tình hình thu hồi các khoản cho vay kỳ báo cáo;
- Số liệu chỉ tiêu này được xác định bằng cách: Lấy tổng số thu chi tiết từ việc thu hồi gốc vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác trong kỳ trên Báo cáo tài chính hợp nhất và các tài liệu có liên quan khác, sau đó:
+ Trừ đi (-) các khoản thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ chưa được thanh toán hoặc đã thanh toán bằng tài sản phi tiền tệ; Các khoản thu hồi công cụ nợ nắm giữ vì mục đích kinh doanh;
+ Trừ đi (-) các khoản thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.
- Trường hợp trong kỳ không phát sinh giao dịch mua hoặc thanh lý công ty con thì chỉ tiêu này có thể được lập bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con, sau đó loại trừ số tiền thu hồi gốc vay và bán lại công cụ nợ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.
- Số liệu của chỉ tiêu này được cộng vào luồng tiền thuần từ hoạt động đầu tư.
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác - Mã số 25
- Chỉ tiêu này phản ánh:
+ Tổng số tiền đã chi để đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác bên ngoài tập đoàn trong kỳ báo cáo (kể cả tiền chi trả nợ để mua công cụ vốn từ kỳ trước), bao gồm tiền chi đầu tư, góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư góp vốn dài hạn, ngắn hạn khác.
+ Số tiền thuần đã chi để đạt được quyền kiểm soát công ty con trong kỳ báo cáo, được xác định bằng tổng số tiền bỏ ra để mua công ty con trừ đi (-) tổng số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển của công ty con tại thời điểm mua. Ví dụ: Tập đoàn mua một công ty con với giá 15 tỷ đồng trả bằng tiền mặt. Tại thời điểm mua, tổng số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty con là 2 tỷ. Số liệu để trình bày vào chỉ tiêu này là 13 tỷ;
+ Số tiền công ty mẹ trả cho cổ đông không kiểm soát để mua thêm phần vốn của các công ty con trong kỳ; Số tiền các công ty con trả cho các cổ đông khác (ngoài cổ đông trong nội bộ tập đoàn) để mua thêm phần vốn của các công ty con khác trong nội bộ tập đoàn. Ví dụ: Trong kỳ công ty mẹ (hoặc các công ty con) mua thêm phần vốn ở một công ty con khác trong nội bộ tập đoàn là 1 tỷ đồng gồm 800 triệu bằng tiền mặt, 200 triệu bằng TSCĐ. Khoản tiền này chi trả trực tiếp cho cổ đông không kiểm soát của công ty con và làm giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông không kiểm soát (nhưng tổng vốn chủ sở hữu của công ty con không thay đổi). Số liệu để trình bày vào chỉ tiêu này là 800 triệu.
- Chỉ tiêu này không phản ánh luồng tiền phát sinh từ các giao dịch sau:
+ Tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích kinh doanh của công ty bên ngoài tập đoàn. Ví dụ trong kỳ công ty mẹ mua 100 triệu cổ phiếu bằng tiền mặt với ý định nắm giữ chờ tăng giá sẽ bán. Số tiền 100 triệu không được trình bày ở chỉ tiêu này mà được trình bày ở chỉ tiêu “Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh”;
+ Tiền góp vốn vào các công ty trong nội bộ tập đoàn và làm tăng vốn chủ sở hữu của các công ty được nhận thêm vốn góp. Ví dụ: Tổng số vốn chủ sở hữu của công ty con là 5 tỷ đồng. Trong kỳ công ty mẹ và các công ty con khác góp thêm vốn vào công ty con này 2 tỷ đồng bằng tiền mặt làm vốn chủ sở hữu của công ty con tăng từ 5 tỷ lên 7 tỷ đồng. Số tiền 2 tỷ đồng này được loại khỏi chỉ tiêu này và không được trình bày trên BCLCTT hợp nhất;
+ Số tiền chi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác của công ty con được mua trong kỳ (trước thời điểm bị công ty mẹ kiểm soát);
+ Các giao dịch góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ, Ví dụ: Trong kỳ tập đoàn góp vốn vào công ty liên kết, bao gồm 6 tỷ đồng là tiền mặt và 4 tỷ đồng là TSCĐ. Số liệu để trình bày vào chỉ tiêu này được xác định là 6 tỷ;
+ Đầu tư dưới hình thức phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu; Chuyển công cụ nợ thành vốn góp hoặc còn nợ chưa thanh toán.
+ Chênh lệch giữa số đầu kỳ và cuối kỳ trong giá trị của khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào:
+ Báo cáo tài chính hợp nhất kỳ báo cáo;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con kỳ báo cáo;
+ Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con về tình hình đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác kỳ báo cáo;
- Số liệu chỉ tiêu này được xác định bằng cách: Lấy tổng số dư cuối kỳ trừ đi (-) tổng số dư đầu kỳ của các chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết”, “Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác” (chi tiết các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác) trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất kỳ báo cáo, sau đó:
+ Cộng với khoản đầu tư vào công ty con dưới hình thức mua lại phần vốn góp bằng tiền và trừ số tiền công ty con được mua có sẵn tại thời điểm mua; (Chỉ tiêu này không bao gồm giá trị khoản đầu tư vào công ty con dưới hình thức góp vốn bằng tiền);
+ Cộng với giá trị các khoản đầu tư, góp vốn giảm do thu hồi vốn góp đầu tư hoặc bán lại phần vốn góp vào đơn vị khác;
+ Cộng với số dư các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (tại ngày thanh lý) của công ty con bị thanh lý trong kỳ và trừ đi (-) số dư các khoản chi tiết các khoản nêu trên (tại ngày mua) của công ty con được mua trong kỳ;
+ Trừ đi các khoản đầu tư, góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ; Phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu; Chuyển công cụ nợ thành vốn góp hoặc còn nợ chưa thanh toán;
+ Loại trừ phần chênh lệch giữa thời điểm cuối kỳ và thời điểm đầu kỳ của giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu;
- Trường hợp trong kỳ không phát sinh giao dịch mua hoặc thanh lý công ty con thì chỉ tiêu này có thể được lập bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con, sau đó điều chỉnh cho những biến động về các khoản vốn góp phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn;
- Số liệu chỉ tiêu này được trừ khỏi luồng tiền thuần từ hoạt động đầu tư và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
6. Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác - Mã số 26
- Chỉ tiêu này phản ánh:
+ Tổng số tiền thu hồi các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác bên ngoài tập đoàn (Do bán lại, rút bớt phần vốn hoặc thanh lý các khoản vốn đã đầu tư vào đơn vị khác) trong kỳ báo cáo (kể cả tiền thu nợ phải thu bán công cụ vốn từ kỳ trước), như: Tiền thu hồi các khoản đầu tư, góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. Ví dụ trong kỳ công ty mẹ bán khoản đầu tư vào công ty liên kết với giá 3 tỷ đồng trong đó thu bằng tiền mặt là 2 tỷ đồng, thu bằng trái phiếu Chính phủ 1tỷ đồng. Số liệu để trình bày vào chỉ tiêu này là 2 tỷ.
+ Số tiền thuần đã thu khi thanh lý toàn bộ hoặc một phần công ty con dẫn đến mất quyền kiểm soát trong kỳ báo cáo, được xác định bằng tổng số tiền thu được khi thanh lý công ty con trừ đi (-) tổng số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển của công ty con tại thời điểm thanh lý. Ví dụ: Công ty Mẹ bán một công ty con với giá 75 tỷ đồng. gồm 48 tỷ đồng trái phiếu và 27 tỷ đồng bằng tiền mặt. Tại thời điểm bán, công ty con có số dư tiền là 13 tỷ. Số liệu trình bày vào chỉ tiêu này là: 27tỷ - 13tỷ = 14tỷ.
+ Số tiền công ty mẹ thu từ cổ đông không kiểm soát bên ngoài tập đoàn khi bán bớt phần vốn của các công ty con trong kỳ (nhưng vẫn giữ quyền kiểm soát); Số tiền các công ty con thu được từ các cổ đông khác bên ngoài tập đoàn khi bán bớt phần vốn của các công ty con khác trong nội bộ tập đoàn. Ví dụ: Trong kỳ công ty mẹ (hoặc các công ty con) bán bớt phần vốn ở một công ty con khác cho các cổ đông bên ngoài. Số thu về là 1 tỷ đồng gồm 800 triệu bằng tiền mặt, 200 triệu bằng TSCĐ. Khoản tiền này thu từ cổ đông bên ngoài tập đoàn làm tăng tỷ lệ sở hữu của cổ đông không kiểm soát (nhưng tổng vốn chủ sở hữu của công ty con không thay đổi). Số liệu để trình bày vào chỉ tiêu này là 800 triệu.
+ Số tiền thu hồi từ các khoản nợ phải thu từ kỳ trước liên quan đến việc bán lại phần vốn đầu tư vào đơn vị khác.
- Chỉ tiêu này không phản ánh luồng tiền phát sinh từ các giao dịch sau:
+ Tiền thu do bán cổ phiếu nắm giữ vì mục đích kinh doanh; Giá trị khoản đầu tư được thu hồi bằng tài sản phi tiền tệ, bằng công cụ nợ hoặc công cụ vốn của đơn vị khác; Hoặc chưa được thanh toán bằng tiền.
+ Tiền rút lại vốn góp vào các công ty trong nội bộ tập đoàn và làm giảm vốn chủ sở hữu của các công ty bị thu hồi vốn. Ví dụ: Tổng số vốn chủ sở hữu của công ty con là 5 tỷ đồng. Trong kỳ công ty mẹ quyết định giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu của công ty con dưới hình thức huỷ bỏ một số lượng cổ phiếu (hoặc trả lại một phần vốn góp của các bên). Số tiền công ty mẹ thu về là 1 tỷ đồng bằng tiền mặt được loại khỏi chỉ tiêu này và không được trình bày trên BCLCTT hợp nhất.
+ Số tiền thu hồi vốn đầu tư vào đơn vị khác của công ty con được mua trong kỳ (trước thời điểm bị công ty mẹ kiểm soát);
+ Các giao dịch thu hồi vốn góp bằng tài sản phi tiền tệ, Ví dụ: Trong kỳ tập đoàn thu hồi vốn góp vào công ty liên kết, bao gồm 10 tỷ đồng là tiền mặt và 4 tỷ đồng là TSCĐ. Số liệu để trình bày vào chỉ tiêu này được xác định là 10 tỷ;
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào:
+ Báo cáo tài chính hợp nhất kỳ báo cáo;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con kỳ báo cáo;
+ Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con về tình hình thu hồi vốn góp vào đơn vị khác kỳ báo cáo.
- Số liệu chỉ tiêu này được xác định bằng cách: Lấy tổng số thu chi tiết từ việc thu hồi hoặc bán lại vốn đầu tư vào đơn vị khác trong kỳ trên Báo cáo tài chính hợp nhất và các tài liệu có liên quan khác, sau đó:
+ Trừ đi các khoản thu hồi vốn góp chưa được thanh toán hoặc đã thanh toán bằng tài sản phi tiền tệ.
+ Trừ đi các khoản thu hồi vốn góp từ các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.
- Trường hợp trong kỳ không phát sinh giao dịch mua hoặc thanh lý công ty con thì chỉ tiêu này có thể được lập bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con, sau đó loại trừ các khoản tiền thu hồi vốn đầu tư vào các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.
- Số liệu của chỉ tiêu này được cộng vào luồng tiền thuần từ hoạt động đầu tư.

7. Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia - Mã số 27

- Chỉ tiêu này phản ánh số tiền thu về các khoản tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận nhận được từ hoạt động đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác bên ngoài tập đoàn trong kỳ báo cáo (kể cả số tiền thu hồi các khoản nợ phải thu phát sinh từ các kỳ trước liên quan đến phần tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia).

- Chỉ tiêu này không bao gồm:

+ Các khoản tiền lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được từ các đơn vị trong nội bộ tập đoàn;

+ Các khoản tiền lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận công ty con nhận được trước ngày bị công ty mẹ kiểm soát;

+ Các khoản tiền lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận phải thu hoặc nhận được bằng tài sản phi tiền tệ, được trả bằng cổ phiếu.

- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào:

+ Báo cáo tài chính hợp nhất kỳ báo cáo;

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con kỳ báo cáo;

+ Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con về tình hình thu tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ khoản vốn góp vào đơn vị khác kỳ báo cáo.

- Số liệu chỉ tiêu này được xác định bằng cách: Lấy tổng số thu chi tiết từ việc thu tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ khoản vốn góp vào đơn vị khác trong kỳ trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và các tài liệu có liên quan khác, sau đó:

+ Trừ đi các khoản tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ khoản vốn góp vào đơn vị khác trong kỳ chưa được thanh toán hoặc đã thanh toán bằng tài sản phi tiền tệ, bằng cổ phiếu;

+ Trừ đi các khoản tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.

+ Trừ đi các khoản tiền lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận công ty con nhận được trước ngày bị công mẹ kiểm soát.

- Trường hợp trong kỳ không phát sinh giao dịch mua hoặc thanh lý công ty con thì chỉ tiêu này có thể được lập bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con, sau đó loại trừ các khoản tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.

- Số liệu của chỉ tiêu này được cộng vào luồng tiền thuần từ hoạt động đầu tư.

Ví dụ: Xác định số cổ tức, lợi nhuận thu được từ công ty liên doanh, liên kết (Biết rằng công ty liên doanh, liên kết không trả cổ tức, lợi nhuận bằng cổ phiếu hoặc tài sản phi tiền tệ).

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hợp nhất cho năm 20X2.

                                                                                                     tỷ VND

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của tập đoàn                                    60

Lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết                                                10

Lợi nhuận trước thuế                                                                            70

Thuế                                                                                                  (15)

Lợi nhuận sau thuế                                                                                55

Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31/12/20X2.

                                                                        20X2                20X1

                                                                        tỷ VND              tỷ VND

Đầu tư vào công ty liên kết                                     92                    88

Việc xác định số cổ tức bằng tiền nhận được từ công ty liên doanh, liên kết thực hiện như sau:

                                                                               tỷ VND

Đầu tư vào công ty liên kết đầu kỳ                                     88

Cộng: Lợi nhuận từ công ty liên kết                                   10

                                                                                      98

Tiền cổ tức nhận được β (ẩn số)                                        (6)

Đầu tư vào công ty liên kết cuối kỳ                                   92

 

 

 

8. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư - Mã số 30
Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ Mã số 21 đến Mã số 27. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn (***).
Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24
+ Mã số 25 + Mã số 26 + Mã số 27
Điều 75. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động tài chính
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu - Mã số 31
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã thu từ cổ đông bên ngoài tập đoàn góp vốn bằng tiền trong kỳ báo cáo. Đối với công ty cổ phần, chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã thu do phát hành cổ phiếu phổ thông theo giá thực tế phát hành, kể cả tiền thu từ phát hành cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu và phần quyền chọn của trái phiếu chuyển đổi.
- Chỉ tiêu này không phản ánh:
+ Các khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, khoản đi vay hoặc nợ phải trả được chuyển thành vốn cổ phần hoặc nhận vốn góp của chủ sở hữu bằng tài sản phi tiền tệ;
+ Số tiền đã thu do phát hành cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả; Cấu phần nợ gốc của công cụ nợ có quyền chuyển đổi thành công cụ vốn (như trái phiếu chuyển đổi...)
+ Tiền thu từ việc nhận vốn góp của các đơn vị trong nội bộ tập đoàn;
+ Số tiền thu từ việc công ty con được mua trong kỳ nhận vốn góp của chủ sở hữu (trước thời điểm bị công ty mẹ kiểm soát).
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào:
+ Báo cáo tài chính hợp nhất kỳ báo cáo;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con kỳ báo cáo;
+ Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con về tình hình nhận vốn góp của chủ sở hữu trong kỳ báo cáo, thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất và các tài liệu có liên quan khác.
- Số liệu chỉ tiêu này được xác định bằng cách: Lấy số dư cuối kỳ trừ số dư đầu kỳ của các chỉ tiêu “Vốn góp của chủ sở hữu”, “Thặng dư vốn cổ phần”, “Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu”, “Vốn khác của chủ sở hữu” trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất, sau đó:
+ Trừ đi (-) các khoản nhận vốn góp bằng tài sản phi tiền tệ hoặc chuyển nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu; khoản vốn cổ phần tăng do trả cổ tức bằng cổ phiếu
+ Cộng với các khoản hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu bên ngoài tập đoàn.
- Trường hợp trong kỳ không phát sinh giao dịch mua hoặc thanh lý công ty con thì chỉ tiêu này có thể được lập bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con, sau đó loại trừ các khoản tiền thu hồi vốn đầu tư vào các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.
- Số liệu của chỉ tiêu này được cộng vào luồng tiền thuần từ hoạt động tài chính.
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành - Mã số 32
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn góp cho các chủ sở hữu bên ngoài tập đoàn dưới các hình thức hoàn trả bằng tiền hoặc mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành bằng tiền để huỷ bỏ hoặc sử dụng làm cổ phiếu quỹ trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu này không phản ánh:
+ Số tiền hoàn trả vốn góp cho các đơn vị trong nội bộ tập đoàn;
+ Số tiền hoàn trả vốn góp của công ty con được mua trong kỳ (trước thời điểm bị công ty mẹ kiểm soát).
+ Các khoản hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành bằng tài sản phi tiền tệ.
+ Khoản vốn góp được ghi giảm để bù lỗ kinh doanh.
+ Số tiền trả lại gốc cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào:
+ Báo cáo tài chính hợp nhất kỳ báo cáo;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con kỳ báo cáo, thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất và các tài liệu có liên quan khác;
+ Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con về tình hình chi trả vốn góp, mua lại cổ phiếu đã phát hành trong kỳ báo cáo.
- Số liệu chỉ tiêu này được xác định bằng cách: Lấy tổng số đã chi trả (chi tiết chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành) của công ty mẹ và các công ty con trong kỳ trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất, sau đó:
+ Trừ đi các khoản hoàn trả vốn góp bằng tài sản phi tiền tệ;
+ Trừ đi Khoản vốn góp được ghi giảm để bù lỗ kinh doanh
+ Trừ đi số tiền hoàn trả vốn góp cho các đơn vị trong nội bộ tập đoàn;
- Trường hợp trong kỳ không phát sinh giao dịch mua hoặc thanh lý công ty con thì chỉ tiêu này có thể được lập bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con, sau đó loại trừ các khoản hoàn trả vốn góp cho các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.
- Số liệu chỉ tiêu này được trừ khỏi luồng tiền thuần từ hoạt động tài chính và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
3. Tiền thu từ đi vay - Mã số 33
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã nhận được do doanh nghiệp đi vay ngắn hạn, dài hạn của ngân hàng, các tổ chức tài chính, tín dụng và các đối tượng khác bên ngoài tập đoàn trong kỳ báo cáo (kể số tiền vay chuyển thẳng cho nhà thầu, người cung cấp hàng hoá dịch vụ, không chạy qua tài khoản của đơn vị). Chỉ tiêu này cũng bao gồm số tiền bên bán nhận được trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và các giao dịch Repo chứng khoán khác.
+ Đối với các khoản vay bằng trái phiếu, chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã thu được theo số thực thu (Bằng mệnh giá trái phiếu điều chỉnh với các khoản chiết khấu, phụ trội trái phiếu hoặc lãi trái phiếu trả trước);
+ Đối với trái phiếu chuyển đổi, chỉ tiêu này phản ánh giá trị phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi thu được trong kỳ
+ Đối với cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả: Chỉ tiêu này phản ánh thực thu từ việc phát hành cổ phiếu ưu đãi. Nếu bên phát hành chỉ có nghĩa vụ mua lại theo mệnh giá thì chỉ tiêu này phản ánh mệnh giá cổ phiếu ưu đãi. Phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh gí được điều chỉnh trên chỉ tiêu Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu - Mã số 31.
- Chỉ tiêu này không phản ánh:
+ Các khoản tiền vay nhận được từ các đơn vị trong nội bộ tập đoàn;
+ Các khoản vay thu được bằng tài sản phi tiền tệ; Khoản nợ thuê tài chính phát sinh trong kỳ
+ Các khoản vay của công ty con được mua trong kỳ (trước thời điểm bị công ty mẹ kiểm soát);
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào:
+ Báo cáo tài chính hợp nhất kỳ báo cáo;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con kỳ báo cáo;
+ Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con về tình hình biến động các khoản đi vay trong kỳ báo cáo;
- Số liệu chỉ tiêu này được xác định bằng cách: Lấy tổng số dư cuối kỳ trừ đi (-) tổng số dư đầu kỳ của các chỉ tiêu “Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn”, “Vay và nợ thuê tài chính dài hạn”, “Trái phiếu chuyển đổi”, “Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ (Mã số 324), “Cổ phiếu ưu đãi” (Mã số 342) trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất kỳ báo cáo, sau đó:
+ Trừ đi (-) các khoản vay bằng tài sản phi tiền tệ và các khoản nhận nợ thuê tài chính phát sinh trong kỳ;
+ Cộng với giá trị các khoản hoàn trả gốc vay trong kỳ;
+ Cộng với số dư các khoản vay ngắn hạn, dài hạn (tại ngày thanh lý) của công ty con bị thanh lý trong kỳ và trừ đi (-) số dư các khoản chi tiết các khoản nêu trên (tại ngày mua) của công ty con được mua trong kỳ.
- Trường hợp trong kỳ không phát sinh giao dịch mua hoặc thanh lý công ty con thì chỉ tiêu này có thể được lập bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con, sau đó loại trừ các khoản vay từ các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.
- Số liệu của chỉ tiêu này được cộng vào luồng tiền thuần từ hoạt động tài chính.
4. Tiền trả nợ gốc vay - Mã số 34
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã trả cho các đối tượng khác bên ngoài tập đoàn về khoản nợ gốc vay, kể cả tiền trả nợ gốc trái phiếu thông thường, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi có điều khoản bắt buộc người phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai (được phân loại là nợ phải trả) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cũng bao gồm số tiền bên bán đã trả lại cho bên mua trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và các giao dịch Repo chứng khoán khác.
- Chỉ tiêu này không phản ánh:
+ Số tiền hoàn trả gốc vay cho các đơn vị trong nội bộ tập đoàn;
+ Số tiền hoàn trả gốc vay của công ty con được mua trong kỳ (trước thời điểm bị công ty mẹ kiểm soát).
+ Các khoản hoàn trả gốc vay bằng tài sản phi tiền tệ hoặc chuyển nợ vay thành vốn góp.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào:
+ Báo cáo tài chính hợp nhất kỳ báo cáo;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con kỳ báo cáo, thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất và các tài liệu có liên quan khác, ;
+ Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con về tình hình chi trả gốc vay trong kỳ báo cáo.
- Số liệu chỉ tiêu này được xác định bằng cách: Lấy tổng số tiền đã chi trả gốc vay của công ty mẹ và các công ty con trong kỳ, sau đó:
+ Trừ đi (-) các khoản hoàn trả gốc vay bằng tài sản phi tiền tệ;
+ Trừ đi (-) các khoản hoàn trả gốc vay cho các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.
- Trường hợp trong kỳ không phát sinh giao dịch mua hoặc thanh lý công ty con thì chỉ tiêu này có thể được lập bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con, sau đó loại trừ các khoản hoàn trả gốc vay cho các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.
- Số liệu chỉ tiêu này được trừ khỏi luồng tiền thuần từ hoạt động tài chính và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
5. Tiền chi trả nợ gốc thuê tài chính - Mã số 35
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã trả về khoản nợ thuê tài chính cho các đơn vị bên ngoài tập đoàn trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu này không phản ánh:
+ Số tiền trả nợ thuê tài chính cho các đơn vị trong nội bộ tập đoàn;
+ Số tiền trả nợ thuê tài chính của công ty con được mua trong kỳ (trước thời điểm bị công ty mẹ kiểm soát).
+ Các khoản trả nợ thuê tài chính bằng tài sản phi tiền tệ hoặc chuyển nợ thuê tài chính thành vốn góp.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào:
+ Báo cáo tài chính hợp nhất kỳ báo cáo;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con kỳ báo cáo, thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất và các tài liệu có liên quan khác;
+ Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con về tình hình chi trả gốc vay trong kỳ báo cáo.
- Số liệu chỉ tiêu này được xác định bằng cách: Lấy tổng số đã chi trả nợ thuê tài chính của công ty mẹ và các công ty con trong kỳ trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất, sau đó:
+ Trừ đi (-) khoản trả nợ thuê tài chính bằng tài sản phi tiền tệ;
+ Trừ đi (-) các khoản trả nợ thuê tài chính cho các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.
- Trường hợp trong kỳ không phát sinh giao dịch mua hoặc thanh lý công ty con thì chỉ tiêu này có thể được lập bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con, sau đó loại trừ các khoản trả nợ thuê tài chính cho các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.
- Số liệu chỉ tiêu này được trừ khỏi luồng tiền thuần từ hoạt động tài chính và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu - Mã số 36
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã trả cổ tức và lợi nhuận cho các chủ sở hữu bên ngoài tập đoàn trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu này không phản ánh:
+ Khoản cổ tức hoặc lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chuyển thành vốn góp của chủ sở hữu (như trả cổ tức bằng cổ phiếu);
+ Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu bằng các tài sản phi tiền tệ;
+ Khoản cổ tức, lợi nhuận công ty con được mua trong kỳ đã trả cho chủ sở hữu trước thời điểm bị công ty mẹ kiểm soát;
+ Các khoản cổ tức, lợi nhuận đã trả trong nội bộ tập đoàn.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào:
+ Báo cáo tài chính hợp nhất kỳ báo cáo;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con kỳ báo cáo, thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất và các tài liệu có liên quan khác;
+ Báo cáo của công ty mẹ và các công ty con về tình hình thu tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ khoản vốn góp vào đơn vị khác kỳ báo cáo.
- Số liệu chỉ tiêu này được xác định bằng cách: Lấy tổng số cổ tức, lợi nhuận đã trả cho các chủ sở hữu bên ngoài tập đoàn trong kỳ trên Báo cáo tài chính hợp nhất, sau đó:
+ Trừ đi (-) khoản cổ tức hoặc lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trả cho các chủ sở hữu bên ngoài tập đoàn bằng cổ phiếu và bằng các tài sản phi tiền tệ;
+ Trừ đi (-) khoản cổ tức, lợi nhuận công ty con được mua trong kỳ đã trả các chủ sở hữu trước thời điểm bị công ty mẹ kiểm soát;
- Trường hợp trong kỳ không phát sinh giao dịch mua hoặc thanh lý công ty con thì chỉ tiêu này có thể được lập bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con, sau đó loại trừ các khoản cổ tức, lợi nhuận đã trả cho các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.
- Số liệu chỉ tiêu này được trừ khỏi luồng tiền thuần từ hoạt động tài chính và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
7. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính - Mã số 40
Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ Mã số 31 đến Mã số 36.
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (***).
Mã số 40 = Mã số 31+Mã số 32+Mã số 33 + Mã số 34 + Mã số 35 + Mã số 36
Điều 76. Tổng hợp các luồng tiền trong kỳ
1. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ - Mã số 50
Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (***).
2. Tiền và tương đương tiền đầu kỳ - Mã số 60
- Chỉ tiêu này phản ánh số dư của tiền và tương đương tiền đầu kỳ báo cáo, bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư của tiền và tương đương tiền đầu kỳ báo cáo - Mã số 110, cột “Số đầu kỳ” trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
3. Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái - Mã số 61
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ báo cáo và khoản chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty con lập bằng đồng tiền khác với đồng tiền kế toán của công ty mẹ.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất (chi tiết phần chênh lệch đánh giá lại số dư tiền bằng ngoại tệ), Bảng cân đối kế toán hợp nhất, BCLCTT của công ty mẹ và các công ty con kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được xác định bằng cách hợp cộng chỉ tiêu tương ứng trên BCLCTT của công ty mẹ và các công ty con và phần chênh lệch tỷ giá hối đoái do chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty con trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Chỉ tiêu này có thể được ghi bằng số dương hoặc số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
4. Tiền và tương đương tiền cuối kỳ - Mã số 70
- Chỉ tiêu này phản ánh số dư của tiền và tương đương tiền cuối kỳ báo cáo, bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền.
- Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư của tiền và tương đương tiền cuối kỳ báo cáo - Mã số 110, cột “Số cuối kỳ” trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60 + Mã số 61 + Mã số 62
Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 77. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký, áp dụng cho việc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất của năm tài chính bắt đầu từ hoặc sau ngày 1/1/2015. Bãi bỏ phần XIII - Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất theo Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con”.
Điều 78 Tổ chức thực hiện
1. Các Tập đoàn có chế độ kế toán đặc thù đã được Bộ Tài chính chấp thuận, phải căn cứ vào Thông tư này để hướng dẫn, bổ sung phù hợp.
2. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Toà án NDTC;
- Viện Kiểm sát NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng.
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các TCT, tập đoàn kinh tế;
- Công báo;
- Website CP; Website BTC;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CĐKT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
________

No. 202/2014/TT-BTC

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
_________

Hanoi, December 22, 2014

 

CIRCULAR

Guiding the method for preparation and presentation of consolidated financial statements

 

Pursuant to the Accounting Law dated June 17, 2003;

Pursuant to the Government's Decree No. 129/2004/ND-CP dated May 31, 2004, detailing a number of articles of the Accounting Law;

Pursuant to the Government’s Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 13, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the proposal of the Accounting and Auditing Policy Department,

Minister of Finance hereby promulgates the Circular guiding the method for preparation and presentation of consolidated financial statements.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Circular guides the method for preparing and presenting consolidated financial statements for investments in subsidiaries, joint ventures, associates and accounting method for handling transactions between units in the corporation, and between the corporation and joint ventures, associates.

2. This Circular applies to enterprises operating in the form of parent companies - subsidiaries of different industries and economic sectors when preparing and presenting consolidated financial statements.

3. Enterprises may apply consolidated principles provided in this Circular to prepare general financial statements between an enterprise and its affiliated units without legal status and dependent accounting.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Tier 1-subsidiary means a subsidiary controlled directly by the parent company through the direct voting right of the parent company.

2. Tier 2-subsidiary means a subsidiary controlled indirectly by the parent company through subsidiaries.

3. State-owned parent companies mean one-member limited liability companies in which the State holds 100% of charter capital, including the parent company of economic corporations and the parent company of the State Corporation, the parent company in the parent company-subsidiary model as prescribed by law.

4. Corporation includes the parent company and subsidiaries.

5. Multi-level corporation means a group consisting of a parent company, tier-1 subsidiaries and tier-2 subsidiaries.

6. Downstream transaction means a transaction between units within a corporation in which the seller is the parent company or the transaction between the investor and the joint venture or associate in which the seller or capital contributor is the investor.

7. Upstream transaction means a transaction between units within a corporation in which the seller is the subsidiary or a transaction between the investor and the joint venture or associate, in which the seller is the joint venture or associate.

8. Units with public interest mean enterprises and organizations with nature and scale of operations related to the public interests, including:

- Public companies, listing organizations, organizations issuing securities to the public, securities companies, securities investment companies, funds and fund management companies, insurance enterprises and reinsurance enterprises and insurance brokerage enterprises;

- Other enterprises and organizations related to the public interests due to their nature and scale of operations as prescribed by law.

The concept of public company is prescribed in Clause 1, Article 2 of the Ministry of Finance's Circular No. 52/2012/TT-BTC dated April 05, 2012, guiding the disclosure of information on the securities market and amending, supplementing and replacing documents (if any).

9. Profit from low-cost purchases means the difference between the cost of the investment in the subsidiary that is less than the parent company's portion of equity and the fair value of the subsidiary's net assets at the date of acquisition (this term was formerly known as negative goodwill or goodwill).

10. Non-controlling shareholders mean shareholders who do not have the right control over subsidiaries (formerly known as minority shareholders).

Article 3. Requirements for a consolidated financial statement

1. Summarizing and presenting in a general and comprehensive manner the position of assets, liabilities, owner's equity at the end of the accounting period, business results and cash flows in the accounting period of the corporation as an independent enterprise without regard to the legal boundaries of separate legal entities that are the parent company or its subsidiaries.

2. Providing economic and financial information for the assessment of the financial position, business results and cash-generating ability of the corporation in the past accounting period and forecast in the future, which serve as a basis for issuing decisions on management, running the business or investing in a corporation of current and future owners, investors, creditors, and other users of the financial statements.

Article 4. Reporting period of consolidated financial statements

1. Consolidated financial statements comprise annual consolidated financial statements and interim consolidated financial statements (quarterly statements, including quarter IV and biannual statements). Annual consolidated financial statements are prepared in the full form, and interim consolidated financial statements are prepared either in the full form or summary form.

2. Annual consolidated financial statements and interim consolidated financial statements comprise:

- Consolidated balance sheets;

- Consolidated business performance reports;

- Consolidated cash flow reports;

- Written explanation on consolidated financial statements.

Article 5. Responsibility for compilation of consolidated financial statements

1. At the end of the accounting period, the parent company is responsible for compiling consolidated financial statements of the entire corporation. To be specific:

a) The parent company shall be the listing organization on the securities market, large-sized public company and State-owned parent company must prepare annual consolidated financial statements and interim consolidated financial statements in the full form, and quarterly consolidated financial statements in the summary form (or quarterly consolidated financial statements in the full form in case of need).

b) For a parent company other than those specified at Point a:

- Annual consolidated financial statements in the full form are required;

- It is encouraged to prepare interim consolidated financial statements in the full form or summary form (in case of need).

2. The parent company is not required to prepare the consolidated financial statements if the following conditions are fully satisfied:

a) The parent company is not a unit with public interest;

b) The parent company is not owned by the State or its control shares are not held by the State;

c) The parent company is concurrently the subsidiary owned by another company and the failure to prepare consolidated financial statements obtains agreement from shareholders, including shareholders who do not have the voting right;

d) Equity instruments or debt instruments of that parent company is not traded on the market (including domestic market, foreign market, over-the-counter market, local and regional markets);

dd) The parent company fails to compile dossiers or is not in the process of submitting dossiers to the competent agencies for issuance of financial instruments to the public;

d) The company owning that parent company compiles the consolidated financial statements in order to disclose information to the public in accordance with Vietnamese accounting standards.

Article 6. Time limit for submission and publicization of consolidated financial statements

1. Annual consolidated financial statements shall be submitted to the owners and competent State management agencies within 90 days from the last day of the annual accounting period, and shall be publicized within 120 days from the last day of an annual accounting period. The parent company that is a unit with public interest and operates in the securities sector must submit annual consolidated financial statements and publicize them in accordance with the securities law.

2. Interim consolidated financial statements shall be submitted to the owners and competent State management agencies within 45 days from the last day of the accounting period. The parent company that is a unit with public interest and operates in the securities sector must submit interim financial statements and publicize them in accordance with the securities law.

Article 7. Places of receipt of consolidated financial statements

Annual and interim (quarterly) consolidated financial statements shall be submitted to the finance agencies, tax offices, statistical agencies and agencies granting investment licenses or business registration certificates, the State Securities Commission and Stock Exchanges. To be specific:

1. Finance agencies:

Corporations, State-owned parent companies that are established by the provincial-level People's Committees must submit consolidated financial statements to the provincial-level Finance Departments. Corporations and State-owned parent companies that are established by ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies, or are established under the Prime Minister's decisions must submit consolidated financial statements to the Ministry of Finance (the Department of Corporate Finance), except for the following cases:

- Corporations and State-owned parent companies that operate in banking, investment and finance sectors shall submit consolidated financial statements to the Ministry of Finance (the Department of Banking and Financial Institutions). For the State Capital and Investment Corporation (SCIC); Vietnam Debt and Asset Trading Corporation (DATC); Baoviet Holdings, apart from submission of consolidated financial statements in accordance with the aforementioned regulations, they are also required to submit such statements to the Department of Corporate Finance;

- Corporations and State-owned parent companies that operate in the insurance sector shall submit consolidated financial statements to the Ministry of Finance (the Insurance Supervisory Authority).

- Corporations and State-owned parent companies that operate in the securities sector shall submit consolidated financial statements to the State Securities Commission and the Stock Exchange.

2. Apart from submitting reports in accordance with Clause 1 of this Article, the State-owned parent companies shall submit consolidated financial statements for units performing the ownership right according to assignment and decentralization in the Government's Decree No. 99/2012/ND-CP dated November 15, 2012 and amending and supplementing documents (if any).

3. Tax agencies and statistical agencies:

a) Corporations and State-owned parent companies that are established by ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies, or are established under the Prime Minister's decisions must submit consolidated financial statements to the General Department of Taxation, local tax offices, General Statistics Office and local statistical agencies.

b) Other corporations and parent companies must submit consolidated financial statements to the local tax offices and statistical agencies.

4. Agencies issuing investment licenses or business registration certificates:

Parent companies that are not owned by the State shall submit consolidated financial statements to the agencies issuing investment licenses or business registration certificates.

5. Public companies, listing organizations, organizations issuing securities to the public, securities companies, securities investment companies, funds and fund management companies shall submit consolidated financial statements to the State Securities Commission and Stock Exchanges where their securities are listed.

Article 8. Identifying the parent companies

1. A company shall be considered as the parent company of another company if it has the right to control such company through the control of operating and financial policies so as to obtain economic benefits from such company’s activities, and not only considering the legal form, or the name of the company. The parent company shall have the right to control operating and financial policies in the following cases:

a) Holding more than 50% of direct or indirect voting right in the subsidiary. In case there is a difference between the percentage of voting right in the business registration certificate and the percentage of voting right calculated on the actual contributed capital, the voting right shall be determined according to the company charter or an agreement between parties;

b) Having the right of directly or indirectly appointing or dismissing most of members of the Board of Directors, Directors or General Directors of the subsidiaries;

c) Having the right to cast a majority of votes at meetings of the Board of Directors or equivalent management level;

d) Having the right to decide on amending or supplementing the subsidiaries’ charters;

dd) Other investors agree to spend more than 50% of the voting right to the parent company;

e) Having the right to control operating and financial policies according to the agreed regulations.

2. When determining the parent company's control right, in addition to provisions of Clause 1 of this Article, enterprises must review the potential voting right arising from call option or debt instruments and equity instruments that can be converted into ordinary shares at the current time. If the above-mentioned debt instruments and equity instruments are not allowed to convert into ordinary shares at the current time, for example, cannot be converted before a time in the future or until the occurrence of a future event, they shall not be used to identify the control right.

Article 9. Principles for determining the control right and measuring the interest percentage of the parent companies and non-controlling shareholders in subsidiaries

1. The control right is formed when the parent company directly or indirectly holds more than 50% of the voting right in the subsidiary through other subsidiaries, except for special cases where it is proved that the holding of voting right as mentioned above is not associated with the control right.

2. The parent company and non-controlling interests in the subsidiary include direct and indirect interests gained through other subsidiaries. The determination of parties’ interests shall be based on the corresponding (direct and indirect) contributed capital ratio of each party in the subsidiary, unless otherwise agreed by the parties. In case there is a difference between the percentage of contributed capital in the business registration certificate and the actual contributed capital percentage, the interest percentage shall be determined according to the company charter or an agreement between parties.

3. When having the potential voting right or other derivative financial instruments with potential voting right, the parent company's interests shall only be determined on the basis of the (directly or indirectly) owned capital contribution portions in the subsidiary at the current time, regardless the implementation or transfer of potential voting right, unless otherwise agreed with non-controlling shareholders.

4. If the subsidiary has unpaid accumulated dividends and preferred shares that are held by outsiders, the parent company shall only determine its loss or interest after adjusting the payable preferred dividends of the subsidiary, regardless of the dividends' publicization.

5. Determining the control right and interest percentage of the parent companies and non-controlling shareholders in a number of cases:

a) Determining the voting right: The parent company may hold the direct voting right in the subsidiary through the number of capitals directly invested in the subsidiary.

- For example: Company A holds 2,600 ordinary shares carrying voting right out of 5,000 ordinary shares carrying voting right that are currently circulating of the joint-stock company B. In such case, company A directly holds 52% (2,600/5,000) of the voting rights in company B. Thereby, company A is the parent company of company B, and joint-stock company B is the subsidiary of company A. The interest percentage of the parent company and non-controlling shareholders shall be equivalent to the ratio of contributed capital of the parties, unless otherwise agreed by parties.

- For example: The parent company may indirectly hold the voting right in a subsidiary through another subsidiary in the corporation.

Joint-stock company X holds 8,600 voting stocks out of 10,000 voting stocks that are currently circulating of the joint-stock company Y. Company Y invests in limited liability company Z VND 600 million out of VND 1,000 million of paid-up charter capital of company Z. Joint-stock company X directly invests in limited liability company Z VND 200 million out of VND 1,000 million of paid-up charter capital of company Z.

The direct voting right of company X in joint-stock company Y is determined as follows:

(8,000 stocks/10,000 stocks) x 100% = 80%.

The direct voting right of company Y in limited liability company Z is determined as follows:

(600/1,000) x 100% = 60%.

Therefore, the voting right of joint-stock company X and limited liability company Z comprises: 20% of direct voting right (200/1,000); 60% of indirect voting right through joint-stock company Y. The total voting percentage that is directly and indirectly held by company X is equal to 80% of the voting right of limited liability company Z. Therefore, company Z is the subsidiary of company X.

b) Determination of the parent company and non-controlling interests toward subsidiaries

- Determination of the direct interest percentage:

The parent company shall be entitled to the direct interests in its subsidiary if it partially or wholly owns the net assets of such subsidiary. If the subsidiary is not wholly owned by the parent company, the subsidiary's non-controlling shareholders shall be entitled to the direct interests in the subsidiary. Direct interests shall be determined based on the ownership percentage of the investors in the net asset value of the invested party.

For example: Parent company A directly invests in 3 subsidiaries named B1, B2 and B3 with the rate of holding net assets is 75%, 100% and 60%, respectively. Direct interests of parent company A and direct non-controlling interests in companies B1, B2 and B3 are determined as follows:

 

B1

B2

B3

 
 

Parent company's direct interest

75%

100%

60%

 

Direct non-controlling interest

25%

0%

40%

 

 

100%

100%

100%

 

Accordingly, parent company A's direct interest percentage in company B1, company B2 and company B3 is 75%, 100% and 60%, respectively. Direct non-controlling interest in company B1, company B2 and company B3 is 25%, 0% and 40%, respectively.

- Determination of the indirect interest percentage: The parent company shall be entitled to indirect interests in a subsidiary if a part of such subsidiary’s net assets are directly owned by another subsidiary in the corporation.

The parent company's indirect interest percentage in the subsidiary shall be determined through the interest percentage of the directly invested subsidiary.

The percentage (%) of indirect interests of the parent company in its subsidiary

=

The percentage (%) of interests in the directly invested subsidiary

x

The percentage (%) of interests of the directly invested subsidiary in the indirectly invested subsidiary

For example: Parent company A owns 80% of the company B's net asset value. Company B owns 75% of the company C’s net asset value. Company A controls company C through company B, therefore, company C is the company A’s subsidiary. In this case, interests of parent company A in subsidiaries B and C are determined as follows:

 

B

C

Parent company A

 

 

Direct interest

80%

-

Indirect interest

 

60%

Non-controlling shareholder

-

 

Direct interest

20%

25%

Indirect interest

 

15%

 

100%

100%

The indirect interest percentage of parent company A in subsidiary C = 60% (80% x 75%).

The non-controlling interest percentage in company C is 40%, in which, the indirect interest percentage = 15% ((100% - 80%) x 75%) and the direct interest percentage = 25% (100% - 75%).

For example: Company A owns 80% of company B's net asset value and 15% of company C’s net asset value. Company B owns 60% of the company C’s net asset value. In this case, company A controls company C. The percentage of interests of parent company A in subsidiaries B and C are determined as follows:

 

B

C

Parent company A

 

 

Direct interest

80%

15%

Indirect interest

 

48%

Non-controlling shareholder

-

 

Direct interest

20%

25%

Indirect interest

 

12%

 

100%

100%

The percentage of direct interests of company A in company B and company C is 80% and 15%, respectively. The percentage of indirect interests of parent company A in company C = 48% (80% x 60%). The interest percentage of parent company A in company C = 63% (15% x 48%).

The direct non-controlling interest percentage in company B and company C is 20% (100% - 80%) and 25% (100% - 60% - 15%), respectively;

The indirect non-controlling interest percentage in company C = 12% {(100% - 80%) x 60%}.

Article 10. General principles for preparing and presenting consolidated financial statements

1. When preparing consolidated financial statements, the parent company must consolidate its separate financial statement and financial statements of its Vietnam-based and overseas subsidiaries, that are directly or indirectly controlled by the parent company, except for the following cases:

a) The control right of the parent company is tended to be temporary because the subsidiary is acquired and held exclusively for the purpose of resale for a maximum term of 12 months.

- The temporary control right must be determined at the time of acquisition the subsidiary and the investment amount with the temporary control right is not presented as an investment in the subsidiary but classified as the short-term investment held for the business purpose.

- If, at the time of acquisition, the parent company has classified it as an investment in the subsidiary, then the parent company expects to carry out the divestment within a period of less than 12 months, or the subsidiary is expected to become bankrupt, or dissolve, separate, merge or terminate its operations within a period of less than 12 months, it shall not be considered as the temporary control right.

b) The subsidiary's operation is restricted for a period of more than 12 months, and such restrictions greatly affect the ability of capital transfer to the parent company.

2. The parent company is not excluded from consolidated financial statements in the following cases:

a) Its subsidiary conducts business operations other than the operations of the parent company and other subsidiaries in the corporation;

b) The subsidiary is a trust fund, mutual fund, venture capital fund or equivalent enterprise.

3. Consolidated financial statements must be prepared and presented according to accounting principles applicable to financial statements of an independent enterprise according to the Vietnamese accounting standards “presentation of financial statements” and regulations of relevant accounting standards.

4. Consolidated financial statements shall be prepared on the basis of applying the uniform accounting policy for similar transactions and events in similar circumstances throughout the corporation.

a) In case the subsidiary applies accounting policies other than those consistently applied throughout the corporation, the financial statements that are used to consolidate must be adjusted according to the corporation’s general policy. The parent company shall be responsible for guiding its subsidiary to adjust the financial statements based on the nature of transactions and events.

For example: Using a uniform accounting policy:

- An overseas subsidiary applies the revaluation model for fixed assets, the Vietnam-based parent company applies the cost model. Before consolidating financial statements, the corporation must convert its subsidiaries’ financial statements according to the cost model.

- The Vietnam-based parent company applies the interest capitalization method for the construction of unfinished assets, the overseas subsidiary records interest expenses on unfinished assets as an expense in the period. Before consolidating financial statements, the corporation must convert its subsidiaries’ financial statements according to the interest capitalization method for unfinished assets.

b) In case the subsidiary cannot apply the same accounting policy as the corporation’s general policy, the written explanation on the consolidated financial statements must specify items recorded and presented according to different accounting policies and clearly explain such accounting policies.

5. The parent company’s separate financial statement and subsidiaries’ financial statements that are used for consolidation must be made for the same accounting period.

If the last days of the accounting periods are different, subsidiaries must prepare an additional financial statement for the consolidation purpose that has the same accounting period as the parent company's. In case of failure to prepare such additional financial statement, financial statements prepared in different period of time may be used, provided that the time difference is not more than 3 months. In such case, financial statements that are used for consolidation must be adjusted so as impacts of important transactions and events occur in the period between the last day of the subsidiary's accounting period and the last day of the corporation's accounting period. The length of the reporting period and the difference in the timing of the preparation of the financial statements must be consistent across periods.

6. The subsidiary's business performance must be recorded in the consolidated financial statement from the date on which the parent company controls the subsidiary to the date on which the parent company stops controlling the subsidiary. An investment in the enterprise must be accounted for according to the accounting standards “Financial instruments” from the time on which such enterprise is no longer a subsidiary and does not become a joint venture or associate.

7. The portion of equity held by the parent company and non-controlling shareholders in the subsidiary's identifiable net assets on the date of acquisition shall be presented according to the fair value. To be specific:

a) The subsidiary's net assets at the date of acquisition are recorded on the consolidated balance sheet with the fair value. If the parent company does not wholly own the subsidiary, the difference between the book value and the fair value must be distributed to the parent shareholders and non-controlling shareholders.

b) After the date of acquisition, if the subsidiary's assets at the purchasing date (with fair value different from the book value) are depreciated, liquidated or sold, the difference between the fair value and book value shall be considered as implemented and must be adjusted into:

- The undistributed after-tax profits corresponding to the parent shareholders’ portion of equity;

- Non-controlling interest corresponding to the non-controlling shareholders’ shares.

8. If there is a difference between the fair value and book value of the subsidiary's net assets at the date of acquisition, the parent company must record the deferred enterprise income tax arising from the business combination transactions.

9. Goodwill or interests from low-cost purchases shall be the difference between the investment cost and identifiable fair value of net assets of the subsidiary at the date of acquisition, that are owned by the parent company (at the time the parent company obtains the right to control over the subsidiary).

a) Duration for amortizing goodwill must not exceed 10 years, from the date on which the parent company controls the subsidiary according to the principle of distribution by years. The parent company must carry out periodic evaluation of goodwill impairment in the subsidiary, if there is any evidence showing that the impaired goodwill is greater than the annually amortized amount, then the amortization shall be carried out according to the impaired goodwill in the arising period. Some evidence of impairment of goodwill include:

- After the date of controlling the subsidiary, if the cost of the additional investment is less than the parent company's portion of equity in the book value of the subsidiary's net assets allowed for additional acquisition;

- The market value of the subsidiary is reduced (for example, the market value of the subsidiary's shares is significantly reduced due to the subsidiary's continuous loss of business);

- The credit rating is reduced for a long time; the subsidiary is insolvent, suspends its operations, or is likely to dissolve, become bankrupt or terminate its operations;

- Financial criteria are reduced seriously and systematically, etc.

For example: It is assumed that the arising goodwill is VND 10 billion and is amortized in 10 years (VND 1 billion/year). After three years’ amortization (VND 3 billion), if there is any evidence showing that the goodwill is fully impaired, the goodwill to be amortized in the 4th year will be VND 7 billion.

b) In the transactions of business combination achieved in stages, when determining the goodwill or interests from the low-cost purchases (negative goodwill), the cost of an investment in the subsidiary shall be total of the investment cost at the date of acquiring the right to control the subsidiary plus the investment costs of the previous exchanges that are re-evaluated according to the fair value at the date the parent company controls the subsidiary.

10. After acquiring the right to control the subsidiary, if the parent company continues to invest in the subsidiary to raise the owned benefit percentage, the difference between the additional investment cost and the book value of the subsidiary's additionally acquired net assets must be directly included in the undistributed after-tax profits and considered as owner’s equity transactions (not recorded as goodwill or interest from low-cost purchases). In such case, the parent company shall not record the subsidiary's net assets according to the fair value like the time of controlling the subsidiary.

11. The items in the consolidated balance sheets and consolidated business performance reports shall be prepared by adding each item in the balance sheet and business performance reports of the parent company and subsidiaries in the corporation, then make adjustments to the following:

a) The book value of the parent company's investment in each subsidiary and the parent company's share in owner’s equity of the subsidiary must be eliminated in full, and at the same time, the goodwill or interest from low-cost purchases (if any) must be recorded;

b) Amortization of goodwill;

c) Non-controlling interest must be presented in the consolidated balance sheet as a separate item of the owner’s equity. The non-controlling shareholders’ portion of equity in the corporation's business performance report is also required to be presented as a separate item in the consolidated business performance report;

d) The balance of receivables, payables and loans, etc. among units in the corporation must be eliminated in full;

dd) Revenues, income, and expenses arising from intercompany transactions must be eliminated in full;

e) Unrealized gains resulting from intercompany transactions that are included in the asset value (such as inventories, fixed assets, etc.) must be eliminated in full. Unrealized losses resulting from intercompany transactions that are reflected in the asset value (such as inventories, fixed assets, etc.) should also be eliminated unless cost cannot be recovered.

12. The difference between the revenue from the divestment in the subsidiary and net asset value of the divested subsidiary plus (+) the unamortized goodwill shall be recorded in the arising period on the following principles:

- In case the divestment transaction does not affect the parent company's control right over its subsidiary, the above-mentioned difference shall be recorded in the item “Undistributed after-tax profits” of the consolidated balance sheets.

- In case the divestment transaction leads to the loss of the parent company's control right over its subsidiary, the above-mentioned difference shall be recorded in the consolidated business performance reports. Investments in subsidiaries shall be accounted for as normal financial investment or accounted for by the equity method from the time the subsidiary is no longer controlled by that parent company.

13. After completing all adjusting entries, the difference arising due to the adjustment of items in the business performance reports must be carried forward into the undistributed after-tax profits.

14. The consolidated cash flow reports shall be prepared based on the consolidated balance sheets, consolidated business performance reports and cash flow reports of the parent companies and subsidiaries according to the following principles:

The consolidated cash flow reports shall only present the cash flows between the corporation and outsiders, including cash flows arising from transactions with joint ventures, associates, and non-controlling shareholders of the corporation, and shall be presented on the consolidated cash flow reports with the 3 types of operations: Business, investment and financial activities. All cash flows arising from intercompany transactions between the parent company and its subsidiaries must be fully eliminated from the consolidated cash flow reports.

15. In case the parent company’s subsidiaries prepare financial statements in currencies other than the one stated in its statement, before consolidating financial statements, the parent company must convert all of them into the currency used in its statement in accordance with Chapter VI of this Circular.

16. The written explanation on the consolidated financial statements shall be made to clarify financial and non-financial information, based on the consolidated balance sheets, consolidated business performance reports, consolidated cash flow reports and relevant materials in the course of consolidating financial statements.

Article 11. Procedures for consolidating balance sheets and business performance reports between the parent company and subsidiaries

1. Combining items in the balance sheets and business performance reports of the parent company and subsidiaries in the corporation.

2. Eliminating all the book value of the parent company's investment in each subsidiary and the parent company's share in owner’s equity of the subsidiary, and recording the goodwill or interest from low-cost purchases (if any).

3. Amortizing goodwill (if any).

4. Separating benefits of non-controlling shareholders.

5. Eliminating all intercompany transactions.

6. Making the summarization of adjusting entries and summarization of consolidated items. After making adjusting entries, based on the difference between the increasing and decreasing adjustment amounts of the items in the business performance reports, the accountant will make a carry-forward entry to reflect the total effects arising from the adjustment of revenue and expenses on undistributed after-tax profits.

7. The consolidated financial statements shall be prepared based on the summarization of consolidated items, after being adjusted and eliminated for transactions arising within the corporation.

Article 12. Summarization of adjusting entries and consolidated items

1. The summarization of adjusting entries shall be made for each item to summarize adjustments and eliminate when consolidating financial statements (made according to Form No. BTH 01-HN provided in Appendix 2 to this Circular).

2. The summarization of consolidated items shall be made to summarize items in the financial statements of the parent company and subsidiaries in the corporation, at the same time, reflect the total effects of eliminating and adjusting entries when consolidating each item in the consolidated financial statements (made according to Form No. BTH 02-HN provided in Appendix 2 to this Circular).

Article 13. Consolidated financial statement forms

1. The consolidated financial statement shall apply financial statement forms of an independent enterprise as specified in the enterprise accounting regime and add the following items:

a) Adding items in the consolidated balance sheets:

- Adding item VI - “Goodwill” - Code 269 in the section of “Assets” to reflect goodwill arising in the business combination transactions;

- Adding the item “non-controlling interest” - Code 429, and such item shall be presented as an item of the owner’s equity to reflect the non-controlling shareholders’ benefit value in subsidiaries.

b) Adding items in the consolidated business performance reports:

- Adding the item “Loss or gain in the joint venture or associate” - Code 24 to reflect the loss or gain in the investor’s portion of equity in the loss or gain of the venture or associate when the investor applies the equity method.

- Adding the item “After-tax profit of the parent company's shareholders” - Code 61 to reflect the parent company's after-tax profit value in the period.

- Adding the item “After-tax profit of non-controlling shareholders” - Code 62 to reflect the non-controlling shareholders’ after-tax profit value in the period.

2. Information required to be presented in the written explanation on the consolidated financial statements shall comply with regulations provided in Appendix 1 to this Circular.

 

Chapter II

METHODS FOR CONSOLIDATING FINANCIAL STATEMENTS FOR A NUMBER OF BASIC TRANSACTIONS BETWEEN THE PARENT COMPANIES AND SUBSIDIARIES

 

SECTION 1. ELIMINATING THE PARENT COMPANY’S INVESTMENTS IN THE SUBSIDIARIES

 

Article 14. Principle of eliminating the parent company's investments in the subsidiary in business combination transaction in which the control right acquired after one purchase

1. In the consolidated balance sheets, the book value of the parent company's investment in the subsidiary and the parent company’s portion of equity in the fair value of the subsidiary's net assets at the date of acquiring must be eliminated in full, according to the following principles:

- The parent company must record assets and liabilities of its subsidiary according to the fair value at the date of acquiring;

- The parent company must separately record the non-controlling shareholders’ portion of equity in the difference between the fair value and book value of the subsidiary at the date of acquiring;

- The parent company shall record deferred income tax liability for the subsidiary's assets and liabilities of which the fair value is higher than the book value; record the differed tax asset for the subsidiary's assets and liabilities of which the fair value is less than the book value;

- If after the date of acquiring, the subsidiary depreciates, liquidates, transfers or pays assets and liabilities that have been recorded according to the fair value, the difference between the fair value and book value of items of assets and liabilities at the date of acquiring that is corresponding to the parent company's portion equity shall be considered complete, and shall be directly recorded into the item “Undistributed after-tax profits”.

2. The goodwill or interest arising from low-cost purchases in the course of acquiring the subsidiary (if any) shall be recorded while eliminating the parent company's investment in the subsidiary. In case after obtaining the right to control over the subsidiary, the parent company continues to buy additional net assets of the subsidiary from non-controlling shareholders to increase the ownership percentage, the following provisions shall be applied:

- If the additional investment cost is higher than the purchased net assets’ book value, the difference shall be directly adjusted to reduce undistributed after-tax profits.

- If the additional investment cost is less than the purchased net assets’ book value, the difference shall be directly adjusted to increase undistributed after-tax profits. This is the sign of goodwill impairment, the parent company must evaluate goodwill, if the goodwill value is higher than the periodically distributed amount, the goodwill impairment amount must be recorded.

- In case the parent company additionally invests in the subsidiary because the subsidiary mobilizes additional capital from owners, provisions of Article 54 of this Circular shall be complied with.

3. Fluctuations resulting in the change of owner’s equity of the subsidiary that occur after the date of acquisition, including Fluctuations of funds and undistributed after-tax profits, differences in asset revaluation, exchange rate difference (if any), shall not be eliminated from the consolidated balance sheets.

4. In case the subsidiary use share capital surplus, investment and development funds or undistributed after-tax profits arising after the date of acquisition in order to increase the owner's investment, when eliminating the parent company's investment in the subsidiary, the parent company shall record the additional investment value of the owner (of the subsidiary), equivalent to the portion that the parent company is entitled to, into the item of other capitals of the owner.

For enterprises in which the State holds 100% of charter capital, the turnover for the stock dividends must be recorded as prescribed by law, the recorded decrease in the stock dividend turnover is required.

5. For the parent company equitized from the State-owned companies, the parent company, when carrying out enterprise evaluation, the parent company must re-valuate investment value in the subsidiary. The difference between the book value of the parent company's investment and the parent company's portion of equity in the owner’s equity of the subsidiary (if any) shall be presented in the item “Differences in asset revaluation” of the consolidated balance sheets.

6. In case of the owner’s equity structure of the subsidiary at the date of acquisition changes (due to the distribution of after-tax profits at the date of acquisition, use of share capital surplus and funds at the acquiring date to increase owner's investment), when eliminating the book value of the investments in the subsidiary, the accountant must re-determine the parent company’s portion of equity in each item of the owner’s equity of the subsidiary at the acquiring date to implement the eliminated accounting entry in a reasonable manner.

Article 15. Principle of eliminating the parent company's investments in the subsidiary in transactions of business combination achieved in stages

1. In the transaction of business combination achieved in stages, before eliminating the parent company’s and subsidiary’s investment, the accountant must make some adjustments to the parent company’s investment cost in the consolidated financial statement as follows:

a) If, before the parent company obtains the control right, the parent company does not cause any significant effect on the subsidiary and the investment is presented according to the historical cost method: When obtaining the right to control over the subsidiary, in the consolidated financial statement, the parent company must re-valuate the previous investment according to the fair value at the date on which the control right is obtained. The difference between the re-evaluated cost and historical cost of the investment shall be recorded in the consolidated business performance report.

b) If, before the date on which the parent company obtains the control right, the fact that the subsidiary is the associate of the parent company has been presented according to the equity method: When obtaining the control right, in the consolidated financial statement, the parent company must re-valuate the investment according to the fair value. The difference between the re-evaluated cost and investment cost calculated by the equity method shall be recorded in the consolidated business performance report. The difference between the investment cost calculated by the equity method and the historical cost of the investment shall be directly recorded in items of the owner’s equity on the consolidated balance sheet.

2. After adjusting the investment cost, the parent company shall eliminate the investment in the subsidiary on the general principles specified in Article 14 of this Circular.

Article 16. Accounting method of eliminating the parent company’s investments in the subsidiaries

1. Before eliminating the parent company's investment in the subsidiary, in the consolidated financial statement, the accountant must adjust the parent company's investment cost in the subsidiary, specifying that the subsidiary’s control is implemented through many times of acquisition (business combination achieved in stages).

a) If, before the date of control, the parent company does not cause any significant effect on the subsidiary and the investment is presented according to the historical cost method: When preparing the consolidated financial statement, the parent company must re-evaluated the previous investment according to the fair value at the date of obtaining the control right, and record the difference between the fair value and historical cost of the investment:

- In case the fair value is higher than the historical cost of the investment, the accountant shall record gain in the consolidated business performance report as follows:

Debit Investment in subsidiary

Credit Turnover of the financial operations (gain) (control period)

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (the following period)

- In case the fair value is less than the historical cost of the investment, the accountant shall record loss in the consolidated business performance report as follows:

Debit Financial expenses (loss) (the period of obtaining the control right)

Debit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (the following period)

Credit Investment in subsidiary.

b) If, before the date on which the control right is obtained, the subsidiary is the associate of the parent company, and the investment is presented according to the equity method: When preparing the consolidated financial statement, the parent company must re-evaluated the previous investment according to the fair value at the date of obtaining the control right, and make the following adjustments:

b1) Adjusting the investment cost according to the equity method (difference between the historical cost and the investment cost calculated according to the equity method):

- In case of increasing the previous investment in the associate:

Debit Investment in subsidiary

Credit Relevant items of the owner’s equity

- In case of decreasing the previous investment in associate:

Debit Relevant items of the owner’s equity

Credit Investment in subsidiary.

b2) Recording the difference between the fair value and investment cost in associate according to the equity method in the consolidated business performance report:

- In case the fair value is higher than the historical cost of the investment, the accountant shall record gain in the consolidated business performance report as follows:

Debit Investment in subsidiary

Credit Turnover of the financial operations (gain) (control period)

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (the following period)

- In case the fair value is less than the historical cost of the investment, the accountant shall record loss in the consolidated business performance report as follows:

Debit Financial expenses (loss) (the period of obtaining the control right)

Debit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (the following period)

Credit Investment in subsidiary.

2. To eliminate the book value of item “Investment in subsidiary” in the parent company's financial statement for the parent company’s portion of equity in the net assets’ fair value at the acquiring date of subsidiaries, the accountant must calculate the parent company's equity portion value in each item of the owner’s equity at the acquiring date of subsidiaries, at the same time, calculate the goodwill (or interest from low-cost purchases, if any) arising from the acquiring date, determine the difference between the fair value and book value of each asset and liability of the subsidiaries at the acquiring date, record:

Debit Items of owner’s equity (according to the book value)

Debit Goodwill (in case of arising goodwill)

Debit Asset items (if the fair value is higher than the book value)

Debit Liability items (if the fair value is less than the book value)

Debit Non-controlling interest (the portion of equity in the difference between the net assets’ fair value less than the book value)

Credit Liability items (if the fair value is higher than the book value)

Credit Asset items (if the fair value is less than the book value)

Credit Other income (in case of arising interest from low-cost purchases)

Credit Investment in subsidiary.

Credit Non-controlling interest (the portion of equity in the difference between the net assets’ fair value higher than the book value)

- In case items of the owner’s equity at the acquiring date have negative value, when eliminating such items, the accountant shall record “Credit” in that item instead of “Debit” like the above accounting entry. When making the consolidated financial statements for the following periods, when buying the subsidiary’s net assets, the interest arising from low-cost purchases shall be adjusted as an increase in the item “Undistributed after-tax profits accumulated to the end of the previous period”, not recording an increase in “Other income”.

- When restructuring the owner’s equity of the subsidiary at the acquiring date with fluctuations, the accountant must re-calculate items to be eliminated in a reasonable manner.

2. In case the parent company and subsidiary invest in the same subsidiary, but in the subsidiary's separate financial statement, the investment in that subsidiary in the corporation is reflected in the item “Investment in joint venture or associate” or “Other investment in equity instrument”, then when eliminating the investment value recognized by the corporation's subsidiary, recording:

Debit Items of owner’s equity (according to the book value)

Debit Goodwill (in case of arising goodwill)

Debit Asset items (if the fair value is higher than the book value)

Debit Liability items (if the fair value is less than the book value)

Debit Non-controlling interest (the portion of equity in the difference between the net assets’ fair value less than the book value)

Credit Liability items (if the fair value is higher than the book value)

Credit Asset items (if the fair value is less than the book value)

Credit Other income (in case of arising interest from low-cost purchases)

Credit Investment in subsidiary.

Credit Non-controlling interest (the portion of equity in the difference between the net assets’ fair value higher than the book value)

Credit Investments in joint ventures and associates

Credit Investments in equity of other entities.

3. In case the subsidiary use share capital surplus, investment and development funds or undistributed after-tax profits arising after the date of acquisition in order to additionally issue shares, the parent company shall record the increased capital value of the subsidiary, equivalent to the portion that the parent company is entitled to, into the item of other capitals of the owner, record:

Debit Owner’s contributed capital

Credit Other kinds of equity.

4. For parent companies equitized from the State-owned companies, when arising the difference between the book value of the parent company's investment and portion of equity in the owner’s equity of the subsidiary (if any), record:

Debit Items of owner’s equity (according to the book value)

Debit Differences in asset revaluation (the difference between the investment value higher than the value of the portion of equity of the parent company in the owner’s equity of the subsidiary)

Credit Differences in asset revaluation (the difference between the investment value less than the value of the portion of equity of the parent company in the owner’s equity of the subsidiary)

Credit Investments in subsidiary.

5. If after the date of controlling the subsidiary, the parent company continues to invest in the subsidiary:

When additionally investing in the subsidiary, the accountant must determine the additional investment cost and the increased portion of equity in the book value of the subsidiary’s net assets (not at fair value as at the acquiring date). The difference between the additional investment cost and the net assets’ book value shall be directly recorded in the undistributed after-tax profits (like transactions among internal shareholders)

Debit Non-controlling interest

Debit Undistributed after-tax profits for the current period (if the amount additionally invested in the subsidiary is higher than the non-controlling shareholders’ net asset value transferred to the parent company)

Credit Undistributed after-tax profits for this period (if the amount additionally invested in the subsidiary is less than the non-controlling shareholders’ net asset value transferred to the parent company)

Credit Investments in subsidiary.

Article 17. Accounting for a subsidiary or affiliated company’s contraction of repurchasing issued stocks (treasury stocks) and making reverse investment in the parent company

1. In case the subsidiary repurchases treasury stocks

a) When a subsidiary repurchases treasury stocks from a non-controlling shareholder, the parent company’s ownership percentage of net assets in the subsidiary will be increased. However, after the subsidiary purchases treasury stocks, the part of net asset value of the subsidiary that is held by the parent company may increase or decrease in comparison with the one stated before the subsidiary purchases treasury stocks, depending on the purchase price of the treasury stocks.

b) The parent company must determine its ownership portion in the net asset value of the subsidiary before and after the subsidiary purchases treasury stocks. The difference in the net asset value is recorded directly in the item “Undistributed after-tax profits” in the consolidated balance sheet.

- In case the net asset value held by the parent company in a subsidiary increase after the subsidiary purchases treasury stocks, to record:

Debit Non-controlling interest

Credit Undistributed after-tax profits of this period (the period when the subsidiary purchases treasury stocks)

Credit Accumulated undistributed after-tax profits to the end of the previous period (periods after the time when the subsidiary purchases treasury stocks)

- If the net asset value held by the parent company in a subsidiary decrease after the subsidiary purchases treasury stocks, to record:

Debit Undistributed after-tax profits of this period (the period of purchasing treasury stocks)

Debit Accumulated undistributed after-tax profits to the end of the previous period (next period)

Credit Non-controlling interest

2. In case the affiliated company repurchases treasury stocks

In case the affiliated company repurchases treasury stocks, the investor’s ownership percentage of net assets in the affiliated company will be increased, and if such rate is enough for control, the investor shall become the parent company, the affiliated company becomes the subsidiary. In this case, the investor shall apply the accounting method of business combinations achieved in stages as prescribed in Articles 15 and Clause 1, Article 16 of this Circular.

3. In case the subsidiary makes reverse investment in the parent company

a) For a subsidiary whose repurchase of the parent company’s stocks is not restricted by law, the book value of the amount of the parent company’s stocks that are purchased by the subsidiary must be presented in the item “Treasury stocks” of the Consolidated balance sheet. Based on the Balance sheet of the subsidiary, record a decrease in the value of stocks of the parent company being held by the subsidiary (representing in the relevant items), record:

Debit Treasury stocks

Credit Trading securities, or

Credit Investments in other entities

b) In cases a subsidiary contributes capital to the parent company that is not a joint-stock company, comply with the entries specified at Point a but in the Written explanation on consolidated financial statements, clearly state that the item “Treasury stocks” reflecting the value of the subsidiary’s contributed capital amounts in the parent company is in the form other than the investment of stock purchase.

Article 18. Recording deferred enterprise income tax arising from business combination transaction

1. In cases the book value of assets and liabilities in a separate financial statement of a subsidiary is different from their fair value, when preparing the consolidated financial statement, the parent company must record the deferred income taxes:

a) In cases the identifiable fair value of net assets of the subsidiary is higher than the book value, when eliminating the parent company’s investment amount in the subsidiary, the deferred tax liability shall be recorded, record:

Debit items of equity (according to the book value)

Debit Goodwill (in cases where the goodwill arises)

Debit Net asset (if the fair value is higher than the book value)

Credit Other revenues (in cases when the interest from low-cost purchases arises)

Credit Investment in subsidiaries.

Credit Non-controlling interest (portion of equity in the difference between the net assets’ fair value higher than the book value)

Credit Deferred income tax liability

a) In cases the identifiable fair value of net assets of the subsidiary is less than the book value, when eliminating the parent company’s investment amount in the subsidiary, the deferred tax assets shall be recorded, record:

Debit line items of equity (according to the book value)

Debit Goodwill (in cases where the goodwill arises)

Debit Non-controlling interest (portion of equity in the difference between the net assets’ fair value less than the book value)

Debit Deferred income tax assets

Credit Net asset (the fair value is less than the book value)

Credit Other revenues (in cases when the interest from low-cost purchases arises)

Credit Investment in subsidiaries.

2. The parent company shall not recognize deferred tax liability for the goodwill arising from a business combination transaction.

 

SECTION 2. HANDLING OF EFFECT OF THE DIFFERENCE BETWEEN THE FAIR VALUE AND BOOK VALUE UPON ASSET RECOVERY, PAYMENT OF LIABILITIES AND IMPACT OF DEFERRED INCOME TAX ARISING FROM BUSINESS COMBINATION TRANSACTION

 

Article 19. Adjusting effect of the difference between fair value and book value upon asset recovery and payment of liabilities of subsidiaries when making the Consolidated financial statements

1. For fixed assets and investment properties

a) When consolidating financial statements, the subsidiaries’ fixed assets and investment properties shall be presented at fair value. Since the amortization and recognition of accumulated depreciation in subsidiaries’ Financial statements are based on the book value of the assets, the amortization and recognition of accumulated depreciation in Consolidated financial statements are based on to fair value, it is necessary to make some appropriate adjustments, specifically:

- All amortization and accumulated depreciation of fixed assets and investment properties must be adjusted in conformity with the fair value. Such adjustment may terminate when the subsidiaries have liquidated or sold these assets.

- The parent company shall not adjust the deferred income tax for the difference between the fair value and the book value of fixed assets and investment properties.

b) Accounting method of adjusting effect of the difference between the amortization at fair value and the amortization at book value

- Adjusting the accumulated depreciation and amortization in cases the fair value of fixed assets and investment properties is higher than the book value, record:

Debit cost items (The difference between the amortization at fair value and the one at book value arising in the period)

Debit Accumulated undistributed after-tax profits to the end of the previous period (the difference accumulated to the beginning of the period)

Credit Accumulated depreciation (the difference accumulated to the end of the period)

- Adjusting the accumulated depreciation and amortization in cases the fair value of fixed assets and investment properties is less than the book value, record:

Debit Accumulated depreciation (the difference accumulated to the end of the period)

Credit cost items (The difference between the amortization at fair value and the one at book value arising in the period)

Credit Accumulated undistributed after-tax profits to the end of the previous period (the difference accumulated to the beginning of the period)

 - When fixed assets and investment properties have been fully amortized but have not been liquidated or sold, to implement the adjustment of accumulated depreciation and record all in undistributed after-tax profits.

+ If the fair value of fixed assets, investment properties is less than their book value:

Debit Accumulated depreciation (the difference between the fair value and book value)

Credit Accumulated undistributed after-tax profits to the end of the previous period

+ If the fair value of fixed assets, investment properties is higher than their book value:

Debit Accumulated undistributed after-tax profits to the end of the previous period

Credit Accumulated depreciation (the difference between the fair value and book value)

2. For other assets and liabilities

a) The difference between the book value and the fair value of the assets and liabilities at the date of acquisition made during the elimination of the parent company’s investment in the subsidiary shall be in accordance with Section 1 of this Chapter.

b) If, after the date of acquisition, the subsidiary liquidates, sells or settles its assets and liabilities, the difference between the fair value and the book value of items of assets and liabilities at the date of acquisition shall be considered as to be realized and directly recorded in “Undistributed after-tax profits” for the portion owned by the parent company. Such recognition is made immediately in the entry of elimination of the parent company's investment in the subsidiary, record:

- In cases the fair value is higher than the book value, record:

Debit items of equity (the value at the date of acquisition)

Debit Accumulated undistributed after-tax profits to the end of the previous period (the difference between the fair value of assets and liabilities higher than the book value of the parent company)

Credit Investment in subsidiaries.

- In cases the fair value is less than the book value, record:

Debit items of equity (the value at the date of acquisition)

Credit Accumulated undistributed after-tax profits to the end of the previous period (the difference between the fair value less than the book value of assets and liabilities of the parent company)

Credit Investment in subsidiaries.

- The parent company does not adjust the difference between the fair value and the book value of assets and liabilities upon asset recovery or payment of liabilities

3. Revert the deferred enterprise income tax arising at the time of holding control of the subsidiary

a) If, at the date of acquisition, the fair value of the subsidiary’s net assets is higher than its book value, and the deferred tax liability has been recognized, when the assets are recovered or the liabilities are settled, revert the deferred tax liability, record:

Debit Deferred income tax liability (total accumulated reversion amount)

Credit Deferred enterprise income tax expense (reversion amount of the reporting period)

Credit Accumulated undistributed after-tax profits to the end of the previous period (reversion amount accumulated to the end of the previous period)

b) If, at the date of acquisition, the fair value of the subsidiary’s net assets is less than its book value, and the deferred tax assets have been recognized, when the assets are recovered or the liabilities are settled, revert the deferred tax assets, record:

Debit Deferred enterprise income tax expense (reversion amount of the reporting period)

Debit Accumulated undistributed after-tax profits to the end of the previous period (reversion amount accumulated to the end of the previous period)

Credit Deferred income tax asset (Total accumulated reversion amount)

 

SECTION 3. GOODWILL AMORTIZATION

 

Article 20. Accounting method of goodwill amortization

1. Goodwill arising at the date of acquisition shall be amortized in the consolidated business performance results on a straight-line basis over periods up to 10 years. In case the amount of goodwill lost during a year is higher than the annual amortized amount on a straight-line basis, the lost amount shall be amortized.

2. For goodwill amortization in the first period, determine goodwill to be amortized in the period, record:

Debit General and administrative expenses (Goodwill amortized in the period)

Credit Goodwill (Goodwill arising in the period)

3. For goodwill amortization from the second period onwards, record the amount amortized in this period and the accumulated amortized amounts from the date of acquisition to the first day of the reporting period and record as follows:

Debit Accumulated undistributed after-tax profits to the end of the previous period (amortized goodwill amount accumulated to the end of the previous period)

Debit General and administrative expenses (Goodwill amount amortized in the reporting period)

Credit Goodwill (amortized goodwill accumulated to the end of the reporting period)

4. After the goodwill amortization is completed, adjusting entries shall be as follows:

Debit Accumulated undistributed after-tax profits to the end of the previous period

Credit Goodwill.

 

SECTION 4. SEPARATION OF NON-CONTROLLING INTEREST

 

Article 21. Principles of determination and separation of non-controlling interest at the end of a period

1. In a Consolidated balance sheet, the non-controlling interest in the fair value of the net assets of the subsidiaries shall be identified and presented in a separate item of equity. The value of non-controlling interest in the consolidated value of net assets of subsidiaries, including:

- The non-controlling interest at the date of acquisition that is determined according to the fair value of net assets of subsidiaries at the date of acquisition;

- The non-controlling interest in the fluctuation of total equity from the date of acquisition to the beginning of reporting period;

- The non-controlling interest in the fluctuation of total equity incurred at the reporting period.

2. The loss incurred at a subsidiary must be distributed in proportion to the ownership portion of non-controlling shareholders, even if the loss is greater than the ownership portion of non-controlling shareholders in the subsidiary’s net assets.

3. In a Consolidated business performance report, the non-controlling interest is determined and presented separately in the item “After-tax profits of non-controlling shareholders”. The non-controlling interest shall be determined based on the percentage of non-controlling interest and the profits after corporate income tax of subsidiaries. Income of non-controlling shareholders in the business performance results of subsidiaries is reflected in the item “After-tax profits of non-controlling shareholders - Code 62”.

4. When determining the value of non-controlling interest at the end of the period, it is necessary to eliminate the effect of:

- Preferred dividends;

- The reward and welfare fund appropriated in the period.

5. In addition to the provisions from Clauses 1 to 4 of this Article, the non-controlling interest is also affected by other internal transactions.

Article 22. Accounting method of separating non-controlling interest in the book value of the subsidiary’s net assets at the end of the period

1. Method 1:

Non-controlling interest at the end of the period

=

Non-controlling interest at the beginning of the period

+

Non-controlling interest arising in the period

a) Separating non-controlling interest at the first date of the reporting period

- Based on the non-controlling interest that has been determined at the first date of the reporting period, record:

Debit items of equity

Credit Non-controlling interest.

In case the value of items of equity of the subsidiary at the beginning of the period is negative, record Credit in such items instead of recording Debit in those items as in the above-mentioned entry.

- In case at the time of acquisition, the fair value of net assets in subsidiaries is not equal to its book value, make an adjusted entry in accordance with Section 1 of this Chapter to recognize the difference between the fair value and the book value of the assets and liabilities owned by non-controlling shareholders.

b) Recognizing the non-controlling interest from business results during the period.

- In case the business performance in the year makes a profit, determine the non-controlling interest in the after-tax income of the subsidiary arising in the period, record:

Debit After-tax profits of non-controlling shareholders

Credit Non-controlling interest.

- In case the business performance in the year make a loss, determine the loss amounts bore by non-controlling shareholders in the total loss of the subsidiary arising in the period, record:

Debit Non-controlling interest

Credit After-tax profits of non-controlling shareholders.

- If, in the period, the unit appropriates funds from undistributed after-tax profits, record:

Debit Funds of equity (details for each Fund)

Credit Accumulated undistributed after-tax profits to the end of the previous period.

- In case in the year the unit distributes profits and pays dividends in cash to shareholders, based on amounts distributed to non-controlling shareholders, record:

Debit Non-controlling interest

Credit Accumulated undistributed after-tax profits to the end of the previous period

(Details about profits of the previous period or this period)

2. Method 2: Applicable to cases in which there are no upstream transaction during the period (the subsidiary is not the seller) and the subsidiary does not receive dividends from units in the corporation.

a) The amount of non-controlling interest at the end of the period in the book value of the subsidiary's net assets (other than the portion of equity in the difference between the fair value and the book value of the net assets at the date of acquisition) is determined by the following formula:

Non-controlling interest at the end of the period

=

Equity of the subsidiary at the end of the period

x

Ownership percentage of non-controlling shareholders at the end of the period

b) Since the non-controlling interest at the end of the period is separated from the equity of the subsidiary at the end of the period, the adjusted entries that are performed when the subsidiary appropriates funds and pays dividends to non-controlling shareholders do not continue to be carried out.

c) To separate the value in the item “Non-controlling interest” in the net assets of the subsidiary in the Consolidated balance sheet, decrease the value in the items of equity such as “Owner’s investment”, “Development investment fund”, “Undistributed after-tax profits”, etc. and increase the value in the item “Non-controlling interest” in the Consolidated balance sheet.

d) Based on the separate financial statement of each subsidiary at the end of the period, separate the non-controlling interest at the end of the reporting period, record:

Debit Capital of project owner

Debit Share capital surplus

Debit Undistributed after-tax profits

Debit Other fund of equity

Debit Differences resulting from asset revaluation

Debit Exchange rate differences

....

Credit Non-controlling interest.

In case the value of items of equity of the subsidiary at the beginning of the period is negative, record Credit in such items instead of recording Debit in those items as in the above-mentioned entry.

 

SECTION 5. HANDLING OF PREFERRED DIVIDENDS OF NON-CONTROLLING SHAREHOLDERS AND REWARD AND WELFARE FUND

 

Article 23. Principles for handling of preferred dividends and reward and welfare fund

Before determining the ownership portion of the parent company and non-controlling shareholders in the subsidiary, the parent company must make the following adjustments:

1. Preferred dividends of non-controlling shareholders

a) For preferred dividends classified as a liability: Preferred dividends are accounted as financial expenses, the parent company must not make adjustments when consolidating financial statements.

b) For preferred dividends classified as the equity: The parent company must determine separately preferred dividends of non-controlling shareholders on the principle of:

- Determining the portion of preferred dividends from after-tax profits in the period before distributing after-tax profits to shareholders holding ordinary stocks. The value of preferred dividends distributed to non-controlling shareholders is based on the percentage of preferred stock holding.

- The accumulated preferred dividends of previous periods which have not been paid to non-controlling shareholders must be separated from the undistributed after-tax profits at the beginning of the period on the subsidiary’s Balance sheet before calculating the ownership portion of shareholders holding ordinary stocks.

- The separation of preferred dividends must be performed before appropriating the reward and welfare fund.

- Since the holding percentage of preferred stocks and ordinary stocks of the parent company and non-controlling shareholders may differ, the determination of shareholders’ ownership portion of the subsidiary’s net assets and goodwill (if any) shall be performed on the following principles:

+ Distribute shareholders holding preferred stocks the value of preferred share capital in proportion to the ownership ratio of each shareholder;

+ Distribute shareholders holding ordinary stocks the total remaining value of equity after deducting the preferred share capital.

2. For the reward and welfare fund

- In case in financial statements of the subsidiary used for consolidation, the appropriation of the reward and welfare fund according to the charter has already been performed, when preparing Consolidated financial statements, the parent company only adjusts the Non-controlling interest.

- In case in financial statements of the subsidiary used for consolidation, the appropriation of the reward and welfare fund according to the charter has not been performed, when preparing Consolidated financial statements, the parent company must estimate the subsidiary’s appropriation amount for the reward and welfare fund during the period and excluded it from undistributed after-tax profits before determining the ownership portion of the parent company and non-controlling shareholders.

Article 24. Method of accounting of preferred dividends of non-controlling shareholders

1. If the subsidiary has accumulated preferred dividends of previous periods but has not yet paid them, when preparing Consolidated financial statements, the parent company must separate the accumulated preferred dividends that the subsidiary has not yet paid to non-controlling shareholders before determining the ownership portion of shareholders holding ordinary stocks, record:

Debit Undistributed after-tax profits

Credit Non-controlling interest

2. After-tax non-controlling interests arising during a period equal preferred dividends plus (+) ownership portion in the after-tax profits (or loss) in the subsidiary’s business performance report that are distributed to non-controlling shareholders. The entries for separation of non-controlling interest arising in the period shall comply with Section 4 of this Chapter.

Article 25. Method of adjusting the reward and welfare fund not yet appropriated from undistributed after-tax profits

1. In case in financial statements of the subsidiary used for consolidation, the appropriation of the reward and welfare fund according to the charter has not been performed, when preparing Consolidated financial statements, the parent company shall estimate the subsidiary’s appropriation amount for the reward and welfare fund during the period before determining the ownership portion of the parent shareholders and non-controlling shareholders.

- For the amount of reward and welfare fund corresponding to the parent company’s ownership portion in the subsidiary’s after-tax profits, record:

Debit Undistributed after-tax profits

Credit Reward and welfare fund

- For the amount of reward and welfare fund corresponding to the ownership portion of non-controlling shareholders, record:

Debit Non-controlling interest

Credit Reward and welfare fund

2. In case in financial statements of the subsidiary used for consolidation, the appropriation of the reward and welfare fund according to the charter has already been performed, when preparing Consolidated financial statements, the company adjusts the non-controlling interest so that it is corresponding to ownership portion of non-controlling shareholders, record:

Debit Non-controlling interest

Credit Reward and welfare fund.

 

SECTION 6. EXCLUDING INTERNAL TRANSACTIONS

 

Article 26. Excluding the effect of inventories sales transactions within the corporation

1. Exclusion principles

- In consolidated financial statements, the turnover and cost of capital of consumables within the corporation must be entirely excluded. Unrealized gain or loss from sales transactions that are reflected in the value of the inventories must also be entirely excluded.

- The unrealized gain or loss in ending inventories value shall be determined as follows:

Unrealized gain or loss in ending inventories

=

The value of the ending inventories based on the internal selling price

-

The value of the ending inventories calculated at Cost of capital of the seller

- The unrealized gain or loss in the ending inventories value must be excluded from the ending inventories value, and the unrealized gain or loss in the opening inventories value must also be excluded from the cost of capital of goods sold during the period.

- The exclusion of unrealized gain or loss in transactions in which the parent company sells good to its subsidiaries shall not affect Distribution of benefits to the non-controlling shareholders of the subsidiaries because the entire unrealized gain and loss belongs to the parent company.

- In the cases where the subsidiaries record profits or losses from internal sales transactions within the corporation, the unrealized gain or loss in the value of inventories must be distributed between the parent company and the non-controlling shareholders in proportion to the interests of the parties.

- The unrealized losses arising from internal sales transactions must also be excluded, unless the costs of constituting the loss cannot be recovered. In the cases where the internal selling price is lower than the historical cost of purchased goods, the accountant must assess the possibility that Buyer might sell these inventories at a price higher than the historical cost of the corporation. In the cases where the buyer cannot sell the goods at a price higher than the historical cost of the corporation, it is appropriate to record the unrealized loss in accordance with the recognition of inventories at the lower price between historical cost and realizable net value of the corporation from which no exclusion is required.

- If by the end of the accounting period, the buyer still has not paid in full, the accounts receivable from customers and the accounts payable to the seller in the consolidated balance sheet must also exclude the amount Owed between entities in the corporation.

- The book value of inventories in the consolidated financial statements has excluded the unrealized gain or loss arising from internal transactions, however the tax base of inventories shall be determined on the basis of purchase invoices with profit or losses from internal sales transactions.

- The exclusion of unrealized interest in the ending inventories value arising from sales transactions between entities within the corporation shall make the book value of the ending inventories in the consolidated financial statements smaller than its tax base. In such case, a deductible temporary difference shall arise in accordance with the provisions of Accounting Standard "Corporate Income Tax". This deductible temporary difference shall generate a deferred income tax asset and reduce deferred corporate income tax in this period for the entire corporation. Therefore, the accountant must reflect Deferred income tax asset in the consolidated balance sheet.

- The exclusion of losses in the ending inventories value arising from internal transactions shall only be made when it is certain that Corporation's cost of capital for the shipment is still less than their realizable net value. In that case, the exclusion of the losses in the ending inventories value arising from the sale transaction between entities within the corporation shall make the book value of the inventories in the consolidated financial statements bigger than its tax base. This situation shall create a taxable temporary difference, generate deferred tax liabilities, and increase the deferred tax expense of the corporation as a whole. Therefore, the accountant must reflect Deferred income tax liabilities in the consolidated balance sheet.

2. Adjusting entries

a) Excluding turnover, cost of capital of goods sold and unrealized gain or loss arising from internal sales transactions during the period: Accountants must calculate and determine the amount of unrealized gain or loss in the ending inventories value arising from internal sales transactions, record:

- In case of making profits:

Debit Sales revenues (Internal sales revenues).

Credit Cost of goods sold (Internal sales revenues - unrealized gains in the ending inventories)

Credit the inventories (Unrealized gains in ending inventories).

- In case of incurring losses:

+ If the realizable net value of the inventories is less than the historical cost of the inventories for internal consumption (the value at the seller), the accountant shall not exclude the unrealized loss but only exclude the sales turnover and cost of capital sales as follows:

Debit Sales revenues (internal sales turnover).

Credit Cost of goods sold (Internal sales revenues).

+ When the realizable net value of the ending inventories arising from internal sales transactions in the period is greater than the historical cost of the internal inventories (the value at the seller), the accountant shall exclude the unrealized loss. In this case, the account shall record:

Debit Sales revenues (internal sales turnover)

Debit Inventories (unrealized loss in the ending inventories)

Credit Cost of goods sold (Internal sales revenues + unrealized loss in the ending inventories).

b) Excluding the cost of capital of goods sold and undistributed after-tax profit at Beginning of the period due to the effect of unrealized gains in the value of inventories at Beginning of the period when selling goods in the following period.

The unrealized gains in the value of inventories at Beginning of the period shall be transferred to the cost of capital of goods sold during the period when the buyer sells the inventories goods purchased from internal entities to outside the corporation, increasing the cost of capital of sales of the whole corporation. Therefore, in the consolidated Business performance report, the accountant must exclude the effect Of unrealized gains in the value of inventories at Beginning of the period which has been recorded in the cost of capital of goods sold for this period by writing down the cost of capital of goods sold, and at the same time writing down the undistributed profit (at Beginning of the period).

- In the cases where the previous year has excluded the unrealized gains in the value of inventories at Beginning of this period, the accountant shall record:

Debit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (unrealized gains in the inventories at Beginning of the period)

Credit Cost of capital in the goods sold (unrealized gains in the inventories at Beginning of the period).

- In case the previous year has excluded the unrealized loss from the value of inventories at Beginning of this period, the accountant shall record:

Debit Cost of goods sold (unrealized loss in the inventories at Beginning of the period)

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (unrealized loss in the inventories at Beginning of the period).

c) Adjusting for the effect of corporate income tax due to the exclusion of unrealized profits in the ending inventories.

- In the cases where the exclusion of unrealized profits in the ending inventories in the consolidated financial statement gives rise to a deductible temporary difference, the accountant must determine the deferred income tax asset and record as follows:

Debit Deferred income tax asset

Credit Deferred corporate income tax expenses.

- In the cases where the exclusion of the unrealized loss in the ending inventories value in the consolidated financial statement gives rise to a taxable temporary difference, the accountant must determine the deferred income tax liability and record as follows:

Debit Deferred income tax asset

Credit Deferred income tax liability

d) Adjusting the effect of corporate income tax due to the exclusion of unrealized gain or loss in the inventories at Beginning of the period.

In the period after the buyer has sold the inventories purchased from the internal entities to outside the corporation, along with the exclusion of unrealized gain or loss in the inventories at Beginning of the period, the accountant must calculate the effect of deferred corporate income tax and record as follows:

- In the cases where the previous year has excluded the unrealized gains from the inventories, the accountant must calculate the deferred income tax asset to be reverted in the period, record:

Debit Deferred corporate income tax expense

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period.

- In the cases where the previous year has excluded the unrealized loss in the inventories, the accountant must calculate the deferred income tax liability to be reverted in this period, record:

Debit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period

Credit Deferred corporate income tax expense.

dd) Adjusting the effect of the exclusion of unrealized gains in transactions in which the subsidiaries sell goods to the parent company on the interests of non-controlling shareholders.

When excluding the unrealized gains of subsidiaries, the accountant shall calculate the effect of the exclusion of unrealized gains on the interests of non-controlling shareholders and record:

Debit Non-controlling interest

Credit After-tax profits of non-controlling shareholders.

When excluding unrealized loss of subsidiaries, the accountant shall calculate the effect of excluding unrealized loss on the interests of non-controlling shareholders and record:

Debit After-tax profits of non-controlling shareholders

Credit Non-controlling interest.

Article 27. Excluding the effect of internal sale transactions of fixed assets

1. Adjustment principles

- Other incomes, other expenses, unrealized gain, or loss arising from the sale transactions of fixed assets within the corporation must be entirely excluded. In consolidated financial statements, the book value of fixed assets (historical cost, accumulated depreciation) must be adjusted as if there were no sales transactions of fixed assets within the corporation.

- In the cases where the fixed assets are sold with a profit, the depreciation expense recorded in the separate financial statement Of the buyer of such fixed assets shall be higher than the depreciation expense regarding the whole corporation, therefore, in the consolidated financial statement, the accountant must adjust to reduce accumulated depreciation and amortization expenses due to the effect Of the sale transaction of fixed assets within the corporation.

- When excluding the unrealized gains in the sale transaction of fixed assets within the corporation, the book value of the fixed assets in the consolidated financial statement shall be smaller than its tax base, so the accountant must reflect Deferred income tax asset corresponding to the amount of unrealized gains excluded from the value of such fixed assets. In the Business performance report, the item of the deferred corporate income tax expense must also be recorded with a decrease in the amount corresponding to the deferred corporate income tax arising from the exclusion of the corporation's unrealized profit. The deferred income tax assets arising from the sale transaction of fixed assets between entities within the corporation shall be reverted on each period when the accountant adjusts to reduce the corporation's depreciation expense.

- In the cases where the sale transaction of fixed assets between entities of the corporation causes a loss, the book value of such fixed assets regarding the whole corporation shall be larger than its tax base, and the consolidated financial statement must reflect Deferred income tax portion corresponding to the unrealized loss in the fixed assets value. The Business performance report must reflect the increase in the deferred corporate income tax expense corresponding to the increase in the corporation's profit. The deferred income tax arising from the sale transaction of fixed assets between entities within the corporation shall be reverted on each period when the accountant adjusts to increase the corporation's depreciation expense.

- In the cases where there is unrealized gains or loss arising from the transaction in which subsidiaries sell fixed assets within the corporation, when determining the benefits of non-controlling shareholders, the accountant must determine the unrealized gains or loss that needs to be allocated to the non-controlling shareholders and adjust the interests of non-controlling shareholders.

2. Adjusting entries

a) Excluding other incomes, other expenses, unrealized profits and adjusting the book value of fixed assets arising from the sale transaction of fixed assets between entities within the corporation during this period.

- In the cases where the sale transaction of fixed assets yields profits and the selling price is lower than the historical cost of the fixed assets, the account shall record:

Debit Historical cost of fixed assets (the difference between the historical cost - selling price)

Debit Other incomes (the difference between the selling price which is higher than the residual value of fixed assets and the cost of liquidation and sale of fixed assets)

Credit Accumulated depreciation of fixed assets (accumulated depreciation to the date of sale)

- In the cases where the sale transaction of fixed assets yields profits and the selling price is greater than the historical cost of such fixed assets, the accountant shall record:

Debit Other incomes (the difference between the selling price which is higher than the residual value of fixed assets and the cost of liquidation and sale of fixed assets)

Credit Historical cost of fixed assets (the difference between the selling price - the historical cost)

Credit Accumulated depreciation of fixed assets (accumulated depreciation to the date of sale)

- In the cases where the sale transaction of fixed assets suffers losses, the accountant shall record:

Debit Historical cost of fixed assets (the difference between the historical cost - selling price)

Credit Accumulated depreciation of fixed assets (accumulated depreciation to the date of sale)

Credit Other expenses (the difference between the selling price which is lower than the residual value of fixed assets and the cost of liquidation and sale of fixed assets)

b) Excluding the unrealized gain or loss arising from the sale transaction of fixed assets between entities within the corporation in the previous period.

- In the cases where the sale transaction of fixed assets yields profits and the historical cost of such fixed asset is higher than the selling price, the accountant shall record:

Debit Historical cost of fixed assets (the difference between the historical cost – the selling price)

Debit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (profits accumulated from selling fixed assets)

Credit Accumulated depreciation of fixed assets (accumulated depreciation).

- In the cases where the sale transaction of fixed assets yields profits and the historical cost of the fixed asset is smaller than the selling price, the accountant shall record:

Debit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (profit from selling fixed assets internally)

Credit Historical cost of fixed assets (the difference between the selling price – the historical cost)

Credit Accumulated depreciation of fixed assets (accumulated depreciation).

- In the cases where the sale transaction of fixed assets causes losses, the accountant shall record:

Debit Historical cost of fixed assets (the difference between the historical cost – the selling price)

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (losses from internally selling fixed assets)

Credit Accumulated depreciation of fixed assets (accumulated depreciation).

c) Adjusting the accumulated amortization and depreciation expenses due to the effects of unrealized profits in the sale transactions of fixed assets.

The accountant must determine the effect of unrealized gains reflected in the value of fixed assets on the depreciation expense during the period and the accumulated amortization to the end of the period. Depending on whether the fixed assets are used in production, business or in business management or sales, the accountant shall exclude depreciation expenses from the corresponding expense items. Because the financial statement is prepared from the separate financial statements of the parent company and its subsidiaries, when making the consolidated financial statements for the reporting period, in addition to adjusting the depreciation expenses in the accounting period, the effects of accumulated depreciation which have been adjusted to the beginning of the reporting period must also be adjusted.

- In the cases where the assets are used in management and sales activities, the accountant shall record:

Debit Accumulated depreciation of fixed assets (adjusted amount accumulated to the end of the period)

Credit Business administration expenses (adjustment incurring during the period)

Credit the selling expenses (adjustment incurring during the period)

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (the depreciation accumulated to the end of the previous period).

- In the cases where the assets are used in the manufacturing of products, or in provision of services, the accountant must determine the effect of the depreciation expenses on the cost of capital of goods sold, record:

Debit Accumulated depreciation of fixed assets (adjusted amount accumulated to the end of the period)

Credit Cost of capital of goods sold (adjustment incurring during the period)

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (the depreciation accumulated to the end of the previous period)

- If the exclusion of depreciation expenses exerts a major effect on the inventories item, the accountant must allocate the subtracted depreciation expense between the cost of capital of goods sold and the inventories for appropriate exclusion. In such case the exclusion entry shall be as follows:

Debit Accumulated depreciation of fixed assets (adjusted amount accumulated to the end of the period)

Credit Cost of capital of goods sold (adjustment incurring during the period)

Credit the inventories (adjustment incurring during the period)

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (accumulated depreciation to the end of the previous period).

d) Adjusting the accumulated amortization and depreciation due to the effect of unrealized losses in the residual value of fixed assets.

The accountant must determine the effect of the unrealized loss reflected in the residual value of the fixed assets on the amortization expense for the period and accumulated depreciation to the end of the period. Depending on whether the fixed assets are used in production, business or in business management or sales, the accountant shall add depreciation expense to the corresponding expense items. Because the financial statement is prepared from separate financial statements of the parent company and its subsidiaries in the corporation, when making the consolidated financial statement for the reporting period, in addition to adjusting the depreciation expenses in the accounting period, the effects of accumulated depreciation which have been adjusted to the beginning of the reporting period must also be adjusted.

- In the cases where the property is used in the management or for the sales department, the accountant shall record:

Debit Business administration expenses (adjustment incurring during the period)

Debit Selling expenses (adjustment incurring during the period)

Debit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (the depreciation accumulated to the end of the previous period)

Credit Accumulated depreciation of fixed assets (adjusted amount accumulated to the end of the period).

- In the cases where the assets are used for manufacturing, the accountant shall record:

Debit Cost of capital goods sold (adjustment incurring during the period)

Debit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (the depreciation accumulated to the end of the previous period)

Credit Accumulated depreciation of fixed assets (adjusted amount accumulated to the end of the period).

- If the exclusion of the depreciation expense causes a major effect on the inventories item, the accountant must allocate the effect of the depreciation expense which have been excluded between the cost of capital of goods sold and the ending inventories and record:

Debit Cost of capital goods sold (adjustment incurring during the period)

Debit Inventories (adjustment incurring during the period)

Debit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (the depreciation accumulated to the end of the previous period)

Credit Accumulated depreciation of fixed assets (adjusted amount accumulated to the end of the period).

dd) Recording the effect of corporate income tax due to the effect of the sale transactions of fixed assets within the corporation when the assets are still in use.

- The accountant must determine the deferred corporate income tax arising from the sale transaction of fixed assets between entities within the corporation and reflect the effect of the deferred corporate income tax in the financial statements. Together with the exclusion of unrealized gains in the sale transaction of fixed assets among internal entities in the corporation, the accountant shall record:

Debit Deferred income tax assets

Credit Deferred corporate income tax expenses.

In the following periods, the accountant shall adjust the effects of tax arising from the exclusion of unrealized profits in the sale transaction of fixed assets of the previous period and record:

Debit Deferred income tax asset

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period.

- Together with the exclusion of unrealized losses in the sale transaction of fixed assets among internal entities in the corporation, the accountant shall record:

Debit Deferred income tax expense

Credit Deferred income tax liability.

In the following periods, the accountant shall adjust the effects of tax arising from the exclusion of unrealized losses in the sale transaction of fixed assets of the previous period and record:

Debit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period

Credit Deferred income tax liability.

e) Recording the effect of corporate income tax due to the effect of adjusting the depreciation expense when the fixed assets are still in use: When the assets are still in use and being depreciated, when adjusting the effect of fixed asset depreciation expenses and the accumulated depreciation of fixed assets, the accountant must adjust corporate income tax effect of the above adjustment.

- In the cases where the exclusion of profit from internal sale transactions of fixed assets leads to a reduction in the accumulated depreciation and amortization expenses, the accountant shall adjust the tax effect as follows:

Debit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (the effect of the income tax resulted from the exclusion of depreciation expenses accumulated to the beginning of the period)

Debit Deferred corporate income tax expense (the income tax effect resulted from the exclusion of depreciation expense for the period)

Credit Deferred income tax asset (the effect of deferred corporate income tax accumulated to the end of the period).

- In the cases where the exclusion of losses from internal sale transactions of fixed assets leads to an increase in the accumulated depreciation and amortization expenses, the accountant shall adjust the tax effect as follows:

Debit Deferred income tax liability (the effect of the income tax accumulated to the end of the period)

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (the effect of income tax resulted from the exclusion of depreciation expenses accumulated to the beginning of the period)

Credit Deferred corporate income tax expense (the effect of income tax resulted from the exclusion of depreciation expenses for the period).

When fixed assets are still in use but have been entirely depreciated in accordance with the historical cost, all the unrealized profits arising from the sale transactions of fixed assets within the corporation have been converted into real profits of the corporation through the reduction of periodical depreciation expenses. From this point On, there is no longer a deferred income tax.

g) The effects of the exclusion of unrealized profits on the interests of non-controlling shareholders.

- The sale transactions of fixed assets between entities within the corporation may affect the interests of non-controlling shareholders.

- If the subsidiaries are the seller, the exclusion of unrealized profits or losses shall affect Business results of the subsidiaries and thereby affect Determination of the interests of non-controlling shareholders arising during the period.

- If the subsidiaries are the buyer, the exclusion of unrealized profits or losses shall affect Depreciation expenses of fixed assets of the subsidiaries and thereby affect Determination of interests of non-controlling shareholders arising during the period.

- After determining the effect of the exclusion of unrealized gains or loss in sale transactions of fixed assets between entities within the corporation, if the interests of non-controlling shareholders are reduced, the accountant shall record:

Debit Non-controlling interest

Credit After-tax profits of non-controlling shareholders.

- After determining the effect of the exclusion of unrealized gains or loss in the sale transaction of fixed assets between entities within the corporation, if the interests of non-controlling shareholders are increased, the accountant shall record:

Debit After-tax profit of non-controlling shareholders

Credit the interests of non-controlling shareholders.

h) The effect of the sale transaction of fixed assets between entities within the corporation in previous years for fixed assets that have been entirely depreciated by the buyer in accordance with the historical cost and are still in use.

- In the cases where the internal selling price is higher than the historical cost, the accountant must adjust by recording:

Debit Historical cost of fixed assets (the difference between the historical cost- selling price)

Credit Accumulated depreciation of fixed assets (the historical cost – the selling price).

- In case the previous internal selling price is smaller than the historical cost, the accountant shall record:

Debit Accumulated depreciation of fixed assets (between the selling price – the historical cost)

Credit Historical cost of fixed assets (the selling price – the historical cost).

These cases shall not generate temporary differences and shall not affect Deferred income tax.

i) In the cases where the fixed assets purchased from an internal entity within the corporation are sold before being entirely depreciated.

When the fixed assets purchased from an internal entity within the corporation are sold before being entirely depreciated, the accountant must reflect the reversal of the residual value of the deferred corporate income tax assets which arises from the expulsion of unrealized profits and is still in the residual value of such fixed assets, the accountant shall record:

Debit Deferred corporate income tax expense

Credit Deferred income tax assets.

Article 28. Adjusting and excluding the effects of transactions of converting inventories into fixed assets within the corporation

1. Principles for adjustment

- In the cases where an entity within the corporation sells goods and finished products to other entities within the corporation to use as fixed assets, the entire turnover of goods sales, cost of goods sold and unrealized gains in the historical cost of fixed assets shall be entirely excluded.

- If internal sales transactions are profitable, the depreciation expense recorded in the separate financial statement of the fixed assets purchaser may be higher than the depreciation expense with regard to the entire corporation, therefore in the consolidated financial statements the accountants shall adjust Accumulated amortization and depreciation due to the effects of the transaction of converting inventories into fixed assets within the corporation.

- When excluding unrealized gains from the historical cost of fixed assets in the corporation, the book value of fixed assets in the consolidated financial statements may be smaller than its tax base, so the accountants shall reflect Deferred income tax assets corresponding to the unrealized gains included in the historical cost of fixed assets. In the business performance report, the item of deferred corporate income tax expenses shall also be recorded as a decrease in the amount corresponding to the deferred corporate income tax arising from the reduction in corporate profits. Deferred income tax assets arising due to the exclusion of unrealized gains included the cost of fixed assets of the purchaser may be reversed on a quarterly basis when the accountants reduce the depreciation expense of the corporation.

In the cases where inventories are sold at a loss, the future economic benefits of the assets may be less than their historical cost. In this case, the accountants shall not exclude losses from internal sales transactions within the corporation unless they can confirm that such losses can be recovered.

- When excluding unrealized gains (loss) arising from profits in the transactions of subsidiaries selling goods and finished products, the accountants shall determine the unrealized gains or losses that needs to be amortized to non-controlling shareholders when determining non-controlling interest.

2. Adjusting entries

a) Exclude the entries of turnover, cost of goods sold and unrealized gains in the historical cost of fixed assets arising from internal sales transactions in which the goods and finished goods of the seller are used as fixed assets of the purchaser.

In the cases where internal transactions generate unrealized gain, the accountants adjust as follows:

Debit Sales revenues (Internal sales revenues)

Credit Cost of sold goods (Cost of internally consumed goods)

Credit Historical cost of fixed assets (unrealized gain).

b) Exclude the entry of unrealized gains arising from internal transactions in which goods and finished goods of the seller are used as fixed assets of the purchaser in the previous period.

Debit Undistributed after-tax profits accumulated to the end of the previous period (unrealized gains from previous period)

Credit Historical cost of fixed assets (unrealized gain).

c) Adjust Accumulated amortization and depreciation due to the effects of unrealized gains in fixed assets.

Accountants shall determine the effects of unrealized gains reflected in the historical cost of fixed assets on the depreciation expense during the period and the accumulated amortization to the end of the period. Depending on fixed assets are used whether in production and business or in business management or sales, the accountants may exclude the depreciation expense from the respective cost items. Since the financial statements are formulated from the separate financial statements of the parent company and its subsidiaries within the corporation, when formulating the consolidated financial statement for the reporting period, in addition to adjusting the depreciation expense during the accounting period, it is also necessary to adjust the effects of the accumulated depreciation that has been adjusted to the beginning of the reporting period.

- In the cases where the assets are used in management or sales activities, record:

Debit Accumulated depreciation of fixed assets (adjusted balance accumulated to the end of the period)

Credit Business administration expenses (adjustment incurred during the period)

Credit Selling expenses (adjustment incurred during the period)

Credit Undistributed after-tax profits accumulated to the end of the previous period.

- In the cases where the assets are used in the production of products, the accountants shall determine the effects of depreciation expense on the cost of goods sold as follows:

Debit Accumulated depreciation of fixed assets (adjusted balance accumulated to the end of the period)

Credit Cost of goods sold (adjustment incurred during the period)

Credit Undistributed after-tax profits accumulated to the end of the previous period.

- If the exclusion of depreciation expense has a material effect on the item of inventories, the accountants shall amortize the excluded amount between the cost of goods sold and the inventories accordingly. In this case, the accountants shall exclude the following entries:

Debit Accumulated depreciation of fixed assets (adjusted balance accumulated to the end of the period)

Credit Cost of goods sold (adjustment incurred during the period)

Credit Inventories (adjustment incurred during the period)

Credit Undistributed after-tax profits accumulated to the end of the previous period.

- In the cases where fixed assets have been depreciated at Historical cost, but they are still being used, adjusting entries shall be make as follows:

Debit Accumulated depreciation of fixed assets (gains included internal transactions)

Credit Undistributed after-tax profits accumulated to the end of the previous period.

d) Record the effects of corporate income tax due to the effects of the exclusion of profits from the sale of goods when the fixed assets of the purchaser are still being used and depreciated.

- Accountants shall determine the deferred corporate income tax arising from transactions of selling fixed assets among internal entities within the corporation and reflect the effects of deferred corporate income tax in the financial statements. Together with the exclusion of unrealized gains in transactions of selling fixed assets among internal entities within the corporation, the accountants shall record:

Debit Deferred income tax assets

Credit Deferred corporate income tax.

- In the following periods, when adjusting the effects of tax arising from the exclusion of unrealized gains in transactions of selling fixed assets in the previous period and the following entries shall be recorded:

Debit Deferred income tax assets

Credit Undistributed after-tax profits accumulated to the end of the previous period.

dd) Record the effects of corporate income tax due to the effects of adjusting depreciation expenses when fixed assets are still being used and depreciated.

When assets are still being used and depreciated, together with adjusting the effects of depreciation expense and accumulated depreciation of fixed assets, the accountants shall adjust the effects of such adjustment on the corporate income tax and record:

Debit Undistributed after-tax profits accumulated to the end of the previous period (the effects of income tax from the exclusion of the depreciation expense accumulated to the beginning of the period)

Debit Deferred corporate income tax (the effects of income tax from the exclusion of the depreciation expense during the period)

Credit Deferred income tax assets (the effects of income tax accumulated to the end of the period).

e) The effects of the exclusion of unrealized gains on non-controlling interest.

- If the subsidiaries are sellers, the exclusion of unrealized gains or losses may affect Business results of the subsidiaries and thereby affect Determination of non-controlling interest arising during the period.

- If the subsidiaries are purchasers, the exclusion of unrealized gains or losses may affect the fixed asset depreciation expense of subsidiaries and thereby affect Determination of non-controlling interest incurred during the period.

- After the effects of the exclusion of unrealized gains or losses in transactions of selling fixed assets among internal entities within the corporation are determined, if non-controlling interest is reduced, record:

Debit Non-controlling interest

Credit After-tax profits of non-controlling shareholders.

- After the effects of the exclusion of unrealized gains or losses in transactions of selling fixed assets among internal entities within the corporation are determined, if non-controlling interest increases, record:

Debit After-tax profits of non-controlling shareholders

Credit Non-controlling interest.

g) The effects of corporate income tax if fixed assets are being used but have been entirely depreciated at Historical cost.

When fixed assets are still being used but have been entirely depreciated at Historical cost, all unrealized gains arising from transactions of selling fixed assets within the corporation shall be converted into net profits of the corporation through the quarterly deduction of the depreciation expense. From this point On, there is no longer a deferred income tax.

Article 29. Adjustment and exclusion of the effects of transactions of contributing non-monetary assets as capital to subsidiaries

1. Principles for adjustment:

- When contributing non-monetary assets as capital to the subsidiaries, the parent company shall record such investment in the subsidiaries and deduct the value of investments in the subsidiaries, and record goodwill (or gains from the low-cost purchases, if any).

- In the cases where there are differences between the revaluated cost and the residual value of assets to be contributed as capital, gains or losses may be incurred on the separate financial statements of the parent company. However, those gains or losses may be considered unrealized and therefore should be entirely excluded when formulating the consolidated financial statement.

- Because the gains and losses arising from such transactions may be considered unrealized, the book value of assets on the consolidated financial statement may be different from its tax base. Therefore, the accountants shall record the deferred tax assets or deferred tax payables for temporary differences arising from such transactions.

- Because the new book value of assets on the purchaser's financial statements may be different from the original book value on the seller's financial statements, when formulating the consolidated financial statement, the accountants shall adjust the new book value of assets to the original book value and exclude the effects of changes in the accumulated depreciation and the depreciation expense.

2. Accounting method

- The exclusion of the value of investments in subsidiaries and recording of goodwill (or gains from low-cost purchases, if any) in transactions of contributing non-monetary assets as capital shall be done in accordance with the provisions of Section I of this Chapter.

- The exclusion of unrealized gains or losses, adjustment of the book value of assets, accumulated depreciation, depreciation expense, recording and reversal of deferred tax shall be done in the same way as transactions of selling fixed assets within the corporation.

Article 30. Excluding dividends distributed to the parent company from profits after the date of purchase of subsidiaries

1. All dividends distributed from profits after the date of purchase from subsidiaries within the corporation shall be entirely excluded from the consolidated financial statement. If the parent company has not yet received such dividend or distributed profits because its subsidiaries have not yet transferred money, when formulating the consolidated financial statement, the amount Of receivables and payables shall be reduced to the amount Of dividends and distributed profits reflected in the item of receivables in the separate financial statement Of the parent company and the items of other payables in the separate financial statements of the subsidiaries that have to distribute the profits.

2. In the cases where subsidiaries pay the dividends in stock:

a) If State-owned parent companies have recorded an increase in revenues from financing activities and in the value of the investments in their separate financial statements, when formulating the consolidated financial statement, they shall record a decrease in all revenues from financing activities (during the incurring period) or record a decrease in undistributed after-tax profits (in the following periods) and a decrease in the value of investments recorded in the separate financial statements.

b) Parent companies other than those mentioned in Point a above may not record revenues from financing activities in their separate financial statements.

c) The value of additional shares issued by the subsidiaries to pay dividends, which is presented in the item “Investments of owners” in the balance sheet of subsidiaries, shall be presented in the item “Other capital sources of owners” in the consolidated balance sheet.

3. Adjusting entries

a) When the subsidiaries pay dividends in cash to the parent company after the date of purchase, the accountants shall exclude the dividends and profits distributed to the parent company from the subsidiaries during the period and the following entries shall be recorded:

Debit Revenues from financing activities

Credit Undistributed after-tax profits this period.

b) In the cases where subsidiaries pay dividends in stock to the parent company after the date of purchase:

- In the cases where the parent company is not an enterprise with 100% charter capital held by the State, it shall reflect the value of the after the date of purchase stock as other capital sources of owners and the following entries shall be recorded:

Debit Capital contributions of owners

Credit Other capital sources of owners

- In the cases where the parent company is an enterprise with 100% charter capital held by the State, if the parent company has recorded an increase in revenues from financing activities and an increase in the value of investments outside the enterprise corresponding to the distributed dividends on the separate financial statements, when formulating the consolidated financial statement, the parent company shall reduce revenues from financing activities and the value of investments in its subsidiaries:

Debit Revenues from financing activities

Credit Investments in subsidiaries.

Article 31. Internal loans

1. Unpaid loans within the corporation shall be entirely excluded when formulating the consolidated financial statement. Accordingly, the income from loans and borrowings shall also be entirely excluded from the consolidated financial statement.

2. If the entities within the corporation have borrowing relations with each other, the loan balance within the corporation shall be reflected in the items “Short-term borrowings and loans”, “Long-term borrowings and finance lease liabilities”, the item “Short-term loan receivables”, “Other long-term loan receivables” shall be excluded entirety.

3. In the cases where internal borrowings are made to invest in construction or production of idle assets:

- Borrowings qualified to be capitalized in the idle assets shall be excluded entirely.

- In the cases where an entity within the corporation borrows a third party (other than the corporation) to lend it to other entities also within the corporation, the amount of interest paid to the third party shall be recorded as a financial expense on the separate financial statement of the borrower but shall be capitalized on the consolidated financial statement. Therefore, adjusting entries shall be made for the loan interest expenses recorded as financial expenses during the period.

- The item “Revenues from financing activities” in the business performance report of the lessor shall be excluded. This case may give rise to deferred income tax assets because the book value of idle assets on the consolidated financial statement is lower than its tax base. At the end of the asset investment or construction period, these unrealized gains may be converted into realized gains through the depreciation expense. The depreciation period of fixed assets is the reversal period of deferred income tax assets.

4. In the cases where the loan interest has not been paid and is reflected in the entries of receivables and payables, the entries containing these receivables and payables shall also be entirely excluded.

5. Adjusting entries

a) Excluding the balance of loans among entities within the corporation, record:

Debit Short-term borrowings and financial lease liabilities

Debit Long-term borrowings and financial lease liabilities

Credit Short-term loan receivables

Credit Long-term loan receivables.

If loans are shown in different items, the accountants shall exclude them accordingly to ensure that there are no outstanding loans within the corporation in the consolidated balance sheet.

b) Excluding financial revenues and financial expenses arising from internal loans used for normal production and business activities:

When formulating financial statements, the accountants shall exclude revenues from activities recorded at the lessor and record financial expenses at Borrower, and the following entries shall be recorded:

Debit Revenues from financing activities

Credit Financial expenses.

c) Excluding financial revenues and capitalized interest arising from internal loans used for investment, construction, and production of idle assets:

c1) In the cases where the lessors lend their own capital

- In the cases where the borrowings arising from internal loans are capitalized into the value of idle assets, the accountants shall exclude the income from lending activities during the period and the accumulative effects of the exclusion of borrowings in the accumulated idle assets up to the beginning of the reporting period, and the following entries shall be recorded:

Debit Undistributed after-tax profits accumulated to the end of the previous period

Debit Revenues from financing activities (earnings arising during the period)

Credit Construction in progress (accumulated internal borrowings already reflected in the value of idle assets and construction in progress).

Credit Production and business in progress (loan interest incurred during the period capitalized into inventories).

- In the consolidated financial statement, the accountants shall record deferred tax assets arising from the exclusion of interest of loans within the corporation, record:

Debit Deferred income tax assets

Credit Deferred corporate income tax (adjustment incurred during the period)

Credit Undistributed after-tax profits accumulated to the end of the previous period

- When the assets are completed, handed over and put into operation, the loan interest expenses shall not continue to be capitalized. When excluding internal loan interest, the provisions of Point b of this Article shall be complied.

- In the following periods, when assets come into operation, the accountants shall exclude and reduce the cost of assets to exclude the capitalized internal interest, reduce the depreciation expense and accumulated depreciation, reverse deferred income tax assets and make other adjustments… following the same instructions of this Circular for the exclusion of transactions of purchasing and selling assets within the corporation.

c2) In the cases where the lessors lend loans from a third party (other than the corporation) to other entities within the corporation:

- Lessors shall account the loan interest paid to a third party as a financial expense; Borrowers shall capitalize the internal payable loan interest. However, the cash flows for paying internal interest shall be reflected as capitalized on the consolidated financial statements. Therefore, the exclusion of interest arising internally shall be made by recording a decrease in financial expenses:

Debit Revenues from financing activities

Credit Financial expenses.

- Accountants may not exclude internal gains, and the adjustments to the historical cost of assets, depreciation expense and accumulated depreciation, deferred tax assets shall be made in accordance with the provisions in Point c1, because the interest capitalized in the consolidated financial statement arises from loans outside the corporation.

Article 32. Adjustments to other internal entries

1. The balance of entries arising from transactions among internal entities within the corporation, such as receivables and payables, Unearned revenues, prepaid expenses… shall be entirely excluded when formulating the consolidated financial statement.

2. Accountants need to formulate summary sheets and reconcile the balance of entries arising from transactions among internal entities within the corporation, and then execute the exclusion thereof.

3. The turnover, income, cost of goods sold, expenses arising from other transactions within the corporation, such as revenues from financing activities, and financing expenses arising from revaluation of foreign currency denominated monetary entries, rental revenues, service provision revenues... within the corporation shall be entirely excluded.

4. Adjusting entries

Debit Payables to suppliers

Debit Other short-term payables

Debit Payable expenses

Debit Unearned revenues

Debit Sales revenues

Debit Revenues from financing activities

Credit Receivables from customers

Credit Other receivables

Credit Long-term prepaid expenses

Credit Cost of goods sold

Credit Financial expenses

Article 33. Carry-forward entries

1. Principle: Carry-forward entries are formulated to convert the sum of the effects of adjusting entries in the business performance report to the item of undistributed after-tax profits on the balance sheet.

2. After adjusting and excluding the entries, if the total adjustment to the items in the business performance report increases the business performance, record:

Debit Profits after corporate income tax

Credit Undistributed after-tax profits in the current period.

3. On the contrary, if the total adjustment to the items in the business performance report reduces the business performance, record:

Debit Undistributed after-tax profits in the current period

Credit Profits after corporate income tax.

 

Chapter III

METHODS OF HANDLING PROVISIONS ARISING FROM INTERCOMPANY TRANSACTIONS UPON PREPARING AND PRESENTING CONSOLIDATED FINANCIAL STATEMENTS

 

SECTION 1. METHODS OF HANDLING PROVISIONS FOR DOUBTFUL DEBTS FROM INTERCOMPANY TRANSACTIONS UPON PREPARING AND PRESENTING CONSOLIDATED FINANCIAL STATEMENTS

 

Article 34. Principles for handling provisions for doubtful debts from intercompany transactions in consolidated financial statements

1. The parent company must eliminate the entire balance of provisions for doubtful debts appropriated in the parent company’s separate financial statements and in the financial statements of its subsidiaries (including indirectly-owned subsidiaries) if the provisions for doubtful debts arise from intercompany transactions (between the parent company and its subsidiaries or among subsidiaries).

Particularly, the provisions for doubtful debts between the units within the corporation and the corporation’s joint ventures or associates shall be kept unchanged and presented in the consolidated financial statements.

2. The parent company shall be responsible for eliminating all expenses incurred in the period related to the provisions for doubtful debts which are eliminated from the consolidated financial statements.

3. The reversal of provisions for doubtful debts arising in the period related to intercompany receivables must be eliminated when preparing the consolidated financial statements.

4. The accountant must determine the impacts of the elimination of provisions for doubtful debts on the business performance report in order to record or reverse the deferred tax payable on a case-by-case basis.

5. The parent company and its subsidiaries must make a consolidated report on the provisions for doubtful debts arising from intercompany transactions with the following contents:

- Opening balance;

- Provisions for additional appropriation or reversal in the period;

- Ending balance;

- CIT rate the unit is entitled to.

Article 35. Accounting methods of provisions for doubtful debts from intercompany transactions in consolidated financial statements

1. Handling of provisions for doubtful debts appropriated in the period

a) With regard to the provisions for doubtful debts appropriated in the period related to intercompany receivables, when preparing the consolidated financial statements, the accountant shall make adjusting entries to eliminate the provisions appropriated in the period and record:

Debit Provisions for doubtful debts

Credit Business administration expenses

b) When preparing the consolidated financial statements, the accountant shall record the deferred tax payable arising from the elimination of provisions for doubtful debts appropriated in the period if such provisions are calculated as deductible expenses when determining the taxable income of the unit in charge of appropriation. The amount of the deferred income tax liability is determined as the provisions appropriated in the period multiplied by (x) the CIT rate:

Debit Deferred CIT expenses

Credit Deferred income tax liability

2. Handling of provisions for doubtful debts appropriated in the previous period

a) With regard to the provisions for doubtful debts appropriated in the previous period related to intercompany receivables, when preparing the consolidated financial statements, the accountant shall make adjusting entries to eliminate the provisions, record:

Debit Provisions for doubtful debts

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period

b) When preparing the consolidated financial statements, the accountant shall record the deferred tax payable arising from the elimination of provisions for doubtful debts appropriated in the previous period if such provisions are calculated as deductible expenses when determining the taxable income of the unit in charge of appropriation. The amount of the deferred income tax liability is determined as the provisions appropriated in the previous period multiplied (x) by the CIT rate:

Debit Undistributed after-tax profit at the end of the previous period Credit Deferred income tax liability

3. Handling of reversal of provisions for doubtful debts in the period

a) In the case where there is a reversal of the provisions for doubtful debts related to intercompany receivables, when preparing the consolidated financial statements, the accountant shall make adjusting entries to eliminate the provision reversal in the period and record:

Debit Business administration expenses

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period

b) If the provisions appropriated in the previous period have not been fully reversed, when preparing the consolidated financial statements, the accountant must eliminate the remaining balance of the provisions as prescribed at Point a, Clause 2 of this Article.

c) Handling of deferred income tax liability upon reversal of provisions for doubtful debts:

- When preparing the consolidated financial statements, the accountant must record the deferred tax payable equal to the entire balance of the provisions at the beginning of the period (excluding the amount reversed in this period), record:

Debit Undistributed after-tax profit at the end of the previous period Credit Deferred income tax liability

- When reversing the provisions for doubtful debts, the accountant must record a decrease in the amount of deferred tax payable equal to the to-be-reversed provisions multiplied (x) by the CIT rate, record:

Debit Deferred income tax liability

Credit Deferred CIT expenses

 

SECTION 2. METHODS OF HANDLING PROVISIONS FOR FINANCIAL INVESTMENTS IN CONSOLIDATED FINANCIAL STATEMENTS

 

Article 36. Principles for handling provisions related to investments in subsidiaries, joint ventures and associates

1. For investments in a subsidiary:

a) Due to the corporation’s complex structure, the subsidiary may be owned directly or indirectly, when preparing the consolidated financial statements, the parent company must identify all provisions appropriated in relation to the subsidiary, such as:

- With regard to a directly-owned subsidiary, the appropriated provisions are the provisions for loss of investments in other entities;

- With regard to an indirectly-owned subsidiary, the provisions may be appropriated in the form of provisions for loss of investments in other entities or the provisions for devaluation of trading securities.

b) All provisions related to the subsidiaries that have been appropriated in the parent company’s separate financial statements or the financial statements of other subsidiaries shall be excluded from the consolidated financial statements.

2. For investments in a joint venture or an associate (including directly or indirectly- owned companies): When preparing the consolidated financial statements, the parent company must eliminate all provisions for loss of investments made by the joint venture or associate in the parent company’s separate financial statements and the financial statements of other subsidiaries within the corporation

3. Financial expenses or decrease in financial expenses (due to reversal of provisions) incurred in proportion to the amount of provisions adjusted in the period must also be eliminated from the consolidated financial statements.

4. The accountant must determine the impacts of the elimination of financial investment provisions on the business performance report in order to record or reverse the deferred tax payable on a case-by-case basis.

5. The parent company and its subsidiaries must make a consolidated report on financial investment provisions related to investments in subsidiaries, joint ventures and associates with the following contents:

- Opening balance; provisions for additional appropriation or reversal in the period;

- Ending balance;

- CIT rate the unit is entitled to.

Article 37. Methods of accounting for provisions related to investments in subsidiaries, joint ventures and associates

1. The methods of handling the provisions specified in this Article apply to both the provisions for long-term financial investments and the provisions for devaluation of trading securities (collectively referred to as the provisions for financial investments) related to investments in subsidiaries, joint ventures and associates.

2. Handling of provisions for financial investments appropriated in the period

a) With regard to the provisions for financial investments appropriated in the period related to the investments in the corporation’s subsidiaries, joint ventures and associates, when preparing the consolidated financial statements, the accountant shall make adjusting entries to eliminate the provisions appropriated in the period and record:

Debit Provisions for long-term financial investment

Credit Financial expenses

b) When preparing the consolidated financial statements, the accountant shall record the deferred tax payable arising from the elimination of financial investment provisions appropriated in the period if such provisions are calculated as deductible expenses when determining the taxable income of the unit in charge of appropriation. The amount of the deferred income tax liability is determined as the provisions appropriated in the period multiplied (x) by the CIT rate:

Debit Deferred income tax expense

Credit Deferred income tax liability

3. Handling of provisions for financial investment appropriated in the previous period

a) With regard to the provisions for financial investments appropriated in the previous period related to investments in the corporation’s subsidiaries, joint ventures and associates, when preparing the consolidated financial statements, the accountant shall make adjusting entries to eliminate the provisions appropriated in the previous periods, record:

Debit Provisions for long-term financial investment

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period

b) When preparing the consolidated financial statements, the accountant shall record the deferred tax payable arising from the elimination of financial investment provisions appropriated in the previous period if such provisions are calculated as deductible expenses when determining the taxable income in the previous period of the unit in charge of appropriation. The amount of the deferred income tax liability is determined as the provisions appropriated in the previous period multiplied (x) by the CIT rate:

Debit Undistributed after-tax profit at the end of the previous period Credit Deferred income tax liability

4. Handling of reversal of financial investment provisions in the period

a) In the case where there is a reversal of financial investment provisions related to investments in the corporation’s subsidiaries, joint ventures and associates, when preparing the consolidated financial statements, the accountant shall make adjusting entries to eliminate the provision reversal during the period, record:

Debit Financial expenses

Credit Undistributed after-tax profit accumulated at the end of the previous period

b) If the provisions appropriated in the previous period have not been fully reversed, when preparing the consolidated financial statements, the accountant must eliminate the remaining balance of the provisions as prescribed at Point a, Clause 2 of this Article.

c) Handling of deferred income tax liability upon reversal of financial investment provisions:

- When preparing the consolidated financial statements, the accountant must record the deferred tax payable equal to the entire balance of provisions at the beginning of the period (excluding the amount reversed in this period), record:

Debit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period

Credit Deferred income tax liability

- When reversing the financial investment provisions, the accountant must record a decrease in the amount of deferred tax payable equal to the to-be-reversed provisions multiplied (x) by the CIT rate:

Debit Deferred income tax liability

Credit Deferred CIT expenses.

 

SECTION 3. METHODS OF HANDLING PROVISIONS FOR DEVALUATION OF INVENTORIES UPON PREPARING AND PRESENTING CONSOLIDATED FINANCIAL STATEMENTS

 

Article 38. Principles of handling provisions for devaluation of inventories

1. When preparing the consolidated financial statements, the parent company must adjust the balance of the provisions for devaluation of inventories (made on the separate financial statements of the units within the corporation) for inventories purchased from the units within the corporation but not yet sold outside the corporation at the end of the period.

2. With regard to the provisions for devaluation of inventories, the appropriated provisions shall only apply to the inventories purchased within the corporation that show signs of decrease in value compared to the book value of the purchaser. The amount of provisions accepted in the consolidated financial statements must ensure that, when added to the net realizable value of inventories in the financial statements of the acquirer, is not greater than the historical cost of inventories of the seller.

3. In cases of inventory sale at a loss

In cases of selling inventories, if the seller considers that the net realizable value of inventories is less than the book value, and accepts to sell the inventories at the net realizable value, when preparing the consolidated financial statements, it’s not required to adjust the loss due to the inventory sale because this is a realized loss. At the end of the period, if the net realizable value of inventories of the acquirer continues to decrease compared to the book value (the purchase price), the purchaser must make the provisions for devaluation of inventories. In such case, the provisions for devaluation of inventories do not require adjustment in the consolidated financial statements.

4. In cases of inventory sale at a profit

In the cases where the inventory sale is profitable, when preparing the consolidated financial statements, the accountant shall eliminate the unrealized profit. At the end of the period, if the net realizable value of inventories is less than the book value of the purchaser, the purchaser shall make the provisions for devaluation of inventories and the adjustment of such provisions in the consolidated financial statements are implemented as follows:

- In the cases where the net realizable value of inventories is less than the book value of the purchaser but greater than the historical cost of the seller, when preparing the consolidated financial statements, the accountant must eliminate the entire value of the provisions appropriated in the separate financial statements of the purchaser because the value of inventories reflected in the consolidated financial statements is the historical cost of the seller.

- In the cases where the net realizable value of inventories is less than both the book value of the purchaser and the historical cost of the seller, when preparing the consolidated financial statements, the accountant must eliminate the value of the provisions appropriated in the separate financial statements of the purchaser corresponding to the unrealized profit. Only the difference between the net realizable value of the ending inventories and the historical cost of the seller is presented in the item of provisions for devaluation of inventories in the consolidated financial statements.

5. The record and reversal of deferred income tax liability related to the provisions for devaluation of inventories shall be performed similarly to the provisions for doubtful debts and the provisions for financial investments.

Article 39. Accounting methods of provisions for devaluation of inventories in consolidated financial statements

1. In the cases where the net realizable value of inventories is less than the book value of the purchaser but greater than the historical cost of the seller, when preparing the consolidated financial statements, the accountant must eliminate the entire value of the provisions appropriated in the separate financial statements of the purchaser and record:

Debit Provisions for devaluation of inventories

Credit Cost of goods sold

2. With regard to the provisions for devaluation of inventories appropriated in the previous periods, by the following period, if such inventories are not still sold to a third party outside the corporation and the provisions have not been reversed, record:

Debit Provisions for devaluation of inventories

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period.

3. When reversing the provisions for devaluation of inventories

- Adjusting the provision reversal in the period

Debit Cost of goods sold

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to at the end of the previous period

- Adjusting the provision balance that has not been fully reserved

Debit Provisions for devaluation of inventories

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period

4. The entries for the record and reversal of deferred tax liabilities related to the provisions for devaluation of inventories are made in the same way as for the provisions for doubtful debts and the provisions for financial investments.

 

SECTION 4. METHODS OF HANDLING PROVISIONS FOR WARRANTY OF PRODUCTS, GOODS AND CONSTRUCTION WORKS WHEN PREPARING AND PRESENTING CONSOLIDATED FINANCIAL STATEMENTS

 

Article 40. Principles of handling provisions for warranty of products, goods and construction works

1. When an enterprise sells goods or construction works, the enterprise must make provisions for warranty if the goods or construction works are damaged or faulty. The warranty can be carried out by the enterprise itself, by hiring a unit within or outside the corporation. When making the provisions for warranty of products, goods, and construction works, the enterprise may not be able to determine whether the warranty obligation actually occurs or not and the unit performing the warranty. Therefore, when making the provisions for warranty of products, goods and construction works, it’s not required to adjust on the consolidated financial statements.

2. When the warranty of products, goods, construction works occurs, if the enterprise carries out the warranty by itself or hires a third party outside the corporation to perform the warranty, the entire revenue and expenses are not intercompany transactions, so it’s not required to adjust on the consolidated financial statements.

3. In the cases where the enterprise hires a unit within the corporation to perform the warranty, there will be an intercompany transaction because revenue is recorded by the warranty performer while expenses are incurred by the warranty lessee. In this case, it is necessary to eliminate the items of revenue and expenses within the corporation when preparing the consolidated financial statements.

4. Enterprises shall not record deferred income tax liability related to the provisions for warranty of products, goods, and construction works.

Article 41. Accounting methods of provisions for warranty of products, goods and construction works

1. With regard to the warranty of products and goods, if the units within the corporation provide warranty, record:

Debit Revenue from sales of goods and provision of services

Credit Selling expenses (if the warranty arises during the provisioning period)

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (if the warranty arise in the following period)

2. With regard to the warranty of construction works, if the units within the corporation provide warranty, record:

Debit Revenue from sales of goods and provision of services

Credit Cost of goods sold (if the warranty arises during the provisioning period)

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (if the warranty arises in the following period)

 

Chapter IV

CONSOLIDATION OF FINANCIAL STATEMENTS OF MULTI-LEVEL AND CROSS-OWNED CORPORATIONS

 

SECTION 1. GENERAL PROVISIONS

 

Article 42. Determination of voting rights, investment cost, interests of the parent company and non-controlling shareholder interests in the multi-level corporation

1. When determining the voting rights of the parent company in a tier-2 subsidiary, the accountant must consider the voting rights of both the parent company and other companies because in the separate financial statements of the corporation's units, it is possible that investments in a tier-2 subsidiary are being presented as investments in a joint venture or an associate or an ordinary investment.

2. In the cases where the parent company does not hold 100% of the capital in the tier-1 subsidiary, the determination of the investment cost and the parent company's interests in the tier-2 subsidiary is performed as follows:

- The cost of the parent company’s investment in the tier-2 subsidiary includes the cost of the parent company’s direct investment and indirect investment (through other tier-1 subsidiaries). The cost of indirect investment in the tier-2 subsidiary is determined according to the parent company’s holding ratio in the tier-1 subsidiary’s net assets.

The parent company’s interests in the tier-2 subsidiary include both direct and indirect interests. The parent company’s indirect interests in the tier-2 subsidiary are determined by the parent company’s holding ratio of net assets in the tier-1 subsidiary multiplied (x) by the tier-1 subsidiary’s holding ratio of net assets in the tier-2 subsidiary (unless otherwise agreed upon by the shareholders).

3. The interests of the non-controlling shareholder in the tier-2 subsidiary include both direct and indirect interests (in cases where the parent company does not control 100% of the tier-1 subsidiary), and such interests may be higher than the share owned by the parent company. The indirect interests of the non-controlling shareholder in the tier-2 subsidiary are determined by the non-controlling shareholder’s holding ratio of net assets multiplied (x) by the tier-1 subsidiary’s holding ratio of net assets in the tier-2 subsidiary (unless otherwise agreed upon by shareholders).

Article 43. Consolidation methods

1. The process, principles, methods and techniques for consolidating financial statements for tier-2 subsidiaries are similar to those applicable to tier-1 subsidiaries. In addition, when consolidating tier-2 subsidiaries, the parent company shall make some additional adjustments as prescribed in this Chapter.

2. The parent company may choose one of the following two methods to consolidate tier-2 subsidiaries

a) Direct method: The parent company consolidates directly with the financial statements of the tier-2 subsidiary. This method shall be applied in the following cases:

- The tier-2 subsidiary is a joint venture or an associate of the tier 1 subsidiary but such subsidiary is under indirect control of the parent company;

- The tier-2 subsidiary is a subsidiary of a tier-1 subsidiary but the tier-1 subsidiary is not required to prepare consolidated financial statements as prescribed by law provisions.

b) Indirect method: The tier-2 subsidiary is consolidated with the tier-1 subsidiary to create a consolidated financial statement, which is then consolidated with the parent company’s report to obtain the corporation’s consolidated financial statement.

 

SECTION 2. CONSOLIDATION OF FINANCIAL STATEMENTS OF TIER-2 SUBSIDIARIES THAT ARE NOT CROSS-OWNED BY OTHER UNITS WITHIN THE CORPORATION

 

Article 44. Consolidation of financial statements of tier-2 subsidiaries by the indirect method

1. When consolidating the financial statements of the tier-2 subsidiary by the indirect method, the parent company shall use the consolidated financial statements of the tier-1 subsidiary. If the parent company does not hold 100% of the tier-1 subsidiary, the parent company needs to adjust the goodwill and interests of non-controlling shareholders with the following principles:

- If the parent company does not hold 100% of the tier-1 subsidiary, the parent shareholder’s investment cost in the tier-2 subsidiary only corresponds to the parent company’s portion of equity in the tier-1 subsidiary, the remaining cost of the investment belongs to the non-controlling shareholders in the tier-1 subsidiary.

For example: The parent company holds 80% of the net assets of the tier-1 subsidiary, the tier-1 subsidiary invests VND 10 billion in the tier-2 subsidiary. In this case, the parent shareholders actually only invest VND 8 billion in the tier-2 subsidiary, the remaining investment value of VND 2 billion is the portion of non-controlling shareholders in the tier-1 subsidiary investing in the tier-2 subsidiary.

- The goodwill arising in relation to the tier-2 subsidiary in the tier-1 subsidiary’s consolidated financial statements is determined as the total investment cost of the tier-1 subsidiary minus (–) the fair value of the tier-2 subsidiary’s net assets held by the tier-1 subsidiary, resulting in the goodwill in the tier-1 subsidiary’s consolidated financial statements includes the share of non-controlling shareholders.

However, the goodwill presented in the parent company’s consolidated financial statements only corresponds to the portion of equity held by the parent shareholder, so both the goodwill corresponding to the portion held by the non-controlling shareholder in the tier-1 subsidiary and the non-controlling shareholder’s interest must be recorded as a decrease.

2. Adjusting entries:

Debit Non-controlling shareholder interests

Credit Goodwill

Article 45. Consolidation of financial statements of tier-2 subsidiaries by direct method

Under the direct method, the parent company directly consolidates the financial statements of the tier-2 subsidiary without going through the tier-1 subsidiary’s financial statements. In this case, in addition to the normal consolidation process as prescribed, the parent company needs to make some additional adjustments as follows:

1. Determination of goodwill in the tier-2 subsidiary

a) The parent company’s investment cost in the tier-2 subsidiary is determined as the parent company’s portion of equity in the tier-1 subsidiary’s investment cost when buying the tier-2 subsidiary.

b) The net assets held by the parent company in the tier-2 subsidiary are determined according to the parent company’s holding ratio in the tier-1 subsidiary multiplied (x) by the tier-1 subsidiary’s holding ratio in the tier-2 subsidiary.

2. Determination of non-controlling shareholder interests in the tier-2 subsidiary

Non-controlling shareholder interests in the tier-2 subsidiary are determined as the sum of direct and indirect non-controlling shareholder interests.

3. Elimination of the cost of investments in tier-2 subsidiaries of non-controlling shareholders in tier-1 subsidiaries

When preparing the parent company’s consolidated financial statements, the cost of investments in the tier-2 subsidiary must be allocated and eliminated in proportion to the portion of equity held by the parent shareholder and non-controlling shareholders in the tier-1 subsidiary. The elimination of the cost of the parent company’s investment in the tier-2 subsidiary is performed normally while the elimination of the cost of non-controlling shareholders is performed as follows:

Debit Non-controlling shareholder interests

Credit Investments in the subsidiary (the share of non-controlling shareholders in the tier-1 subsidiary held in the tier-2 subsidiary)

4. Handling of intercompany transactions and balances in tier-2 subsidiaries.

In principle, the adjusting entries for intercompany transactions with the tier-2 subsidiary are similar to those of the tier-1 subsidiary. However, the parent company shall consider adjusting non-controlling shareholder interests due to the impacts of eliminating profit and loss from internal transactions as follows:

a) Non-controlling shareholder interests

When the tier-2 subsidiary sells goods and fixed assets, or provides services to another unit within the corporation, the profit of inventories is considered unrealized if the purchaser has not sold such inventories outside the corporation. In this case, the unrealized profit or loss must be adjusted for the non-controlling interests in the tier-2 subsidiary.

- In the cases where non-controlling shareholder interests must be reduced due to the elimination of unrealized gains, record:

Debit Non-controlling shareholder interests

Credit After-tax profit of non-controlling shareholders

- In the cases where non-controlling shareholder interests are increased due to the elimination of unrealized losses, record:

Debit After-tax profit of non-controlling shareholders

Credit Non-controlling shareholder interests

b) Dividend paid by tier-2 subsidiaries

- When the tier-2 subsidiary pays dividends to the tier-1 subsidiary, the parent company must make an entry to eliminate dividends paid by the tier-2 subsidiary, record:

Debit Financial revenues

Debit Non-controlling shareholder interests

Credit Undistributed after-tax profit in this period

- Because the income statements of the tier-1 subsidiary have been reduced to the dividends received from the tier-2 subsidiary, the non-controlling shareholder interest in the tier-1 subsidiary must also be reduced accordingly, and record:

Debit Non-controlling shareholder interests

Credit After-tax profit of non-controlling shareholders

5. A pre-purchase transaction is a transaction in which the tier-1 subsidiary buys and controls the tier-2 subsidiary before the parent company buys and controls the tier-1 subsidiary. In this case, the tier-2 subsidiary shall not be controlled by the parent company until the parent company buys the tier-1 subsidiary, so the profits earned by the tier-2 subsidiary before the parent company buys the tier-1 subsidiary are considered the pre-purchase profits in terms of the corporation as a whole. Therefore, when determining goodwill, the parent company must base on the net asset value of the tier-2 subsidiary at the date on which the tier-1 subsidiary is purchased.

 

SECTION 3. CONSOLIDATION OF FINANCIAL STATEMENTS OF SUBSIDIARIES THAT ARE CROSS-OWNED BY UNITS WITHIN THE CORPORATION

 

Article 46. Consolidation of financial statements of tier-1 subsidiaries which are joint-venture or associates or have capital contributions of other units within the corporation

1. Principles of consolidating financial statements: The parent company must fully comply with the process of consolidating financial statements as other subsidiaries, and implement the following principles:

a) Determination of the interests of parent shareholders and non-controlling shareholders:

- The parent company must determine the ownership percentage in the subsidiary equal to the sum of direct and indirect portion of equity;

- Non-controlling shareholder interests in the subsidiary are equal to the sum of direct and indirect portion of equity.

b) When eliminating investments, determining goodwill and other related issues, the parent company must apply the principles specified in Article 53 of this Circular.

c) In cases where the financial statements of other units within the corporation show that the investment in the subsidiary is an investment in a joint venture or an associate using the equity method, when preparing the consolidated financial statements, all impacts of applying the equity method must be adjusted.

2. Consolidation methods

a) Elimination of the corporation's investment in a subsidiary

- Elimination of the parent company’s investment in the subsidiary

Debit Owner's contributed capital (the corporation's ownership percentage in the subsidiary)

Debit Goodwill

Debit Non-controlling shareholder interests (indirect share of non-controlling shareholders in the subsidiary)

Credit Investments in the subsidiary (the parent financial statements)

Credit Investments in joint ventures and associates (in the financial statements of units within the corporation)

Credit Investment in capital contribution to other entities

Credit Profit from cheap purchases

- In addition, if there is a difference between the fair value and the book value of the subsidiary's assets and liabilities as at the acquisition date, the parent company must adjust the value of assets and liabilities according to the book value and record the non-controlling shareholder's share in this difference as prescribed in Article 15 of this Circular.

- After recognizing assets and liabilities at the fair value, the parent company continues to adjust the depreciation expense of fixed assets and investment properties and record deferred tax (if any) in accordance with regulations specified in Articles 18 and 19 of this Circular.

b) Separation of non-controlling shareholder interests at the beginning of the period in the subsidiary

Debit Indicators of equity (direct and indirect ownership percentage)

Credit Non-controlling shareholder interests

c) Determination of non-controlling shareholder interests arising from after-tax profit in the period:

- In the cases where the subsidiary is profitable

Debit After-tax profit of non-controlling shareholders (in proportion to direct and indirect ownership percentage)

Credit Non-Controlling shareholder interests

- In the cases where the subsidiary has a loss

Debit Non-controlling shareholder interests

Credit After-tax profit of non-controlling shareholders (in proportion to direct and indirect ownership percentage)

d) If the financial statements of other units in the corporation reflect investments in the subsidiary by the form of investments in joint-venture or associates, when preparing the consolidated financial statements, the parent company must completely eliminate the impacts of changes in the value of investments in associates by the equity method.

- If the consolidated financial statements of units in the corporation have been adjusted to increase the value of investments in joint-venture or associates, the parent company must eliminate the increased amount and record:

Debit Profit or loss in joint-venture or associates (the adjusted amount in the period included in the income statement)

Debit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (the adjusted amount in the income statements accumulated to the beginning of the period)

Debit Exchange rate difference (Accumulated to the end of the period - if any)

Debit Differences in revaluation of assets (Accumulated to the end of the period - if any)

Credit Investment in joint-venture or associates.

- If the consolidated financial statements of units in the corporation have been adjusted to reduce the value of investments in joint-venture or associates, the parent company must eliminate the reduced amount by the reverse entry.

dd) Adjustment of non-controlling shareholder interests due to the impacts of applying the equity method

- Adjustment of non-controlling shareholder interests at the beginning of the period due to adjustment of the value of investments in joint-venture or associates:

+ If the value of investments is reduced, record:

Debit Non-controlling shareholder interests

Credit Indicators of relevant equity

+ If the value of investments is increased, the opposite entry of the above entry shall be recorded.

- Adjustment of non-controlling shareholder interests arising in the period due to adjustment of the value of investments in joint-venture and associates

+ If the value of investments is reduced, record:

Debit Interests of minority shareholders

Credit After-tax profit of minority shareholders (The share held by non-controlling shareholders corresponds to the profit or loss in the period of the joint venture or associate that has been written down)

Credit Indicators of relevant equity (The share held by non-controlling shareholders corresponds to the portion recorded in the equity of the joint venture or associate that has been written down)

+ If the value of investments is increased, the opposite entry of the above entry shall be recorded.

 

Chapter V

CORPORATION RESTRUCTURING

 

Article 47. Forms of corporation restructuring

1. The corporation restructuring results in changes in the parent company's ownership ratio in its subsidiaries or changes in the ownership structure of the corporation.

2. The corporation restructuring may be performed in the following forms:

a) The parent company divests part or whole of its investment capital in the subsidiary (divestment);

b) The subsidiary mobilizes additional capital from owners, resulting in a change in the ownership ratio of the parent company and non-controlling shareholders in the subsidiary's net assets;

c) Transferring whole or part of the capital of a subsidiary to another unit (or other units) within the corporation, such as that a tier-1 subsidiary sells a tier-2 subsidiary to the parent company or the parent company sells a subsidiary to another subsidiary (business combination transactions under common control).

 

SECTION 1. DIVESTMENT

 

Article 48. Principles of presenting investment in subsidiaries after divestment and recording results from divestment in subsidiaries

1. The parent company is considered to be divested when it sells whole or part of its investment capital in a subsidiary to an independent third party (or more) outside the corporation. The cases of divestment for other units within the corporation are not considered divestments.

2. In the cases where the parent company divests part of capital from a subsidiary but still holds the control right, the parent company must consolidate the financial statements of the subsidiary and record the divestment results into the undistributed after-tax profi of consolidated balance sheet.

3. In the cases where the parent company divests part of capital from a subsidiary, resulting in that the parent company loses the control right and the subsidiary becomes a joint venture or an associate of the corporation, the parent company must present the investment in the joint venture or associate according to the equity method. The divestment results shall be recorded in the consolidated business performance report.

4. In the cases where the parent company divests part of capital from a subsidiary, resulting that the parent company loses the control right and the subsidiary becomes a normal investment of the corporation, the parent company must present such investment in accordance with the Accounting Standards and the Enterprise Accounting System. The divestment results shall be recorded in the consolidated business performance report.

5. In the cases where the parent company divest the whole of capital from a subsidiary, the divestment results shall be recorded in the consolidated business performance report if the parent company still has other subsidiaries and must establish the consolidated financial statement. If the parent company has only one subsidiary and divests the whole of capital from such subsidiary, after the divestment, the parent company is not required to prepare the consolidated financial statements. The divestment result is the amount recorded in the parent company’s separate financial statements.

Article 49. Principles for determining the divestment results in consolidated financial statements

1. In the consolidated financial statements, the profit and loss upon divestment at a subsidiary shall be determined as the difference between the amount earned by the parent company from the divestment minus (-) the net assets of the subsidiary transferred to other parties by the parent company, and the goodwill portion not allocated to the time of divestment.

2. The parent company’s non-monetary assets, equity instruments or debt instruments obtained from the divestment of capital in subsidiaries must be recorded at the fair value on the transaction date.

Article 50. Accounting procedures when divesting investment capital in subsidiaries

1. When divesting an investment from a subsidiary, the parent company must base itself on the subsidiary’s financial statements at the time of divestment, or on the subsidiary’s consolidated financial statements if the subsidiary is a parent company. In cases where the subsidiary is unable to prepare the financial statements at the time of divestment, the parent company shall base on the subsidiary’s latest quarterly financial statements to make adjustments for material transactions arising from the end of the latest quarter to the time of divestment.

2. With regard to cases where after divesting part of capital, the parent company still holds the control right over the subsidiary

a) The parent company must determine the book value of the subsidiary's net assets transferred to non-controlling shareholders by the value of the subsidiary's net assets at the time of divestment multiplied (x) by the capital transfer rate.

b) The parent company must determine the amount of reduced goodwill by the amount of goodwill unallocated at the time of divestment multiplied by (x) the ratio of the divested capital to the total capital held in the subsidiary.

c) The elimination of results from divestment shall be recorded in the parent company's separate financial statements. The profit and loss recorded in the consolidated financial statements shall be determined as the difference between the proceeds from the divestment and the value of net assets transferred to non-controlling shareholders plus the amount of reduced goodwill;

d) The parent company shall make divestment entries to:

- Record the divestment results on the basis of consolidation into the item "Undistributed after-tax profit in this period";

- Adjust the interests of non-controlling shareholders in subsidiaries;

- Reduce the amount of goodwill in proportion to the percentage of divested capital;

e) After the divestment, the parent company shall continue to consolidate all assets, liabilities, equity and business results of the subsidiary on a periodical basis. Non-controlling shareholder interests arising in the period include 2 parts as follows:

- Non-controlling shareholder interests from the beginning of the reporting period to the time of divestment: Determined on the basis of the ownership percentage of non-controlling shareholders before the time of divestment multiplied by the business results of the subsidiary from the beginning of the reporting period to the time of divestment.

- Non-controlling shareholder interests from the time of divestment to the end of the reporting period: Determined on the basis of the ownership percentage of non-controlling shareholders after the time of divestment multiplied by the business results of the subsidiary from the time of divestment to the end of the reporting period.

3. In the case after divesting part of capital, the parent company loses the control right over the subsidiary and the subsidiary becomes an associate company of the parent company.

a) The parent company must determine the book value of net assets of the transferred subsidiary by the value of the subsidiary's net assets at the time of divestment multiplied by (x) the percentage of transferred capital.

b) Profit and loss recorded in the consolidated financial statements shall be determined as the difference between the proceeds from the divestment and the value of transferred net assets plus the amount of reduced goodwill (which is the entire unallocated amount of goodwill);

c) The value of investment in an associate according to the equity method: Determined as the investment in the parent company's separate financial statements that is adjusted accordingly for changes in the associate’s equity since the date of investment (the date of holding the control right over the subsidiary) to the reporting date.

d) Eliminating the results from divestment recorded in the parent company's separate financial statements and recording the results from divestment on a consolidated basis in the consolidated income statements. Based on the time of divestment, the accountant may choose one of the following two methods:

- In cases the time of divestment is far from the reporting time: Because the subsidiary has become an associate, in the consolidated financial statements, the parent company does not continue to consolidate all subsidiaries but only consolidate the results of subsidiaries from the beginning of the period to the time of divestment. The financial statements of the parent company used for consolidation are the financial statements that have recorded the results of divestment at the subsidiaries. When applying this method, the parent company must:

+ Make adjusting entries for the investment in associates according to the equity method (Cumulative adjustment to the time of divestment and adjustment for changes arising after the time of divestment);

+ Make adjusting entries for the divestment results recorded in the parent company's separate financial statements to the extent recorded in the consolidated financial statements.

+ Consolidate the business results of subsidiaries from the beginning of the period to the time of divestment and losing the control right.

- In cases the time of divestment is close to the reporting time: Because the parent company has to consolidate almost all the business results of subsidiaries, the full consolidation method may be applied (including the balance sheet and business performance report), and then divestment entries may be used to eliminate the subsidiaries from the consolidated financial statements. The financial statements of the parent company used for consolidation are the separate financial statements on the basis that all impacts of divestment in the subsidiary have been eliminated. When applying this method, the parent company must:

+ Restore the value of investment in the subsidiaries before the divestment on the separate balance sheet and remove all results from the divestment as determined in the separate financial statements;

+ Consolidate the subsidiaries as still holding the control right;

+ Use the divestment entries to eliminate all assets and liabilities of the subsidiaries; eliminate goodwill and non-controlling shareholder interests; record the value of investment in associates according to the equity method, and record the divestment results on a consolidated basis.

e) In the cases where the parent company, which has previously divested part of capital in a subsidiary and recorded the divestment results in the undistributed after-tax profit of the consolidated balance sheet, continues to divest part of capital in such subsidiary, resulting in loss of the control right, the parent company must transfer the profit and loss previously recorded in the undistributed after-tax profit to the consolidated business performance report.

Article 51. Methods of preparing and presenting consolidated financial statements in case the parent company divests part of its investment capital in a subsidiary but still retains control

1. Eliminating the divestment profit and loss from the parent company's separate financial statements:

Debit Financial revenues (for eliminating profit)

Debit Investment in subsidiary (for restoring original investment)

Credit Financial expenses (for eliminating losses)

Credit Non-controlling shareholder interest (the amount spent by non-controlling shareholders to purchase the capital of the subsidiary)

2. Recording the divestment results on a consolidated basis, reducing goodwill and adjusting non-controlling interests:

- In cases of divestment at a profit, record:

Debit Non-controlling shareholder interests (the difference between the amount spent by the non-controlling shareholder and the increase in the non-controlling shareholder's share in the subsidiary's net assets)

Credit Undistributed after-tax profits (profit)

Credit Goodwill (reduced)

- In cases of divestment at a loss, record:

Debit Undistributed after-tax profits (loss)

Credit Goodwill (reduced)

Credit Non-controlling shareholder interests (the difference between the amount spent by the non-controlling shareholder and the increase in the non-controlling shareholder's share in the subsidiary's net assets)

3. The parent company must consolidate the financial statements of the subsidiary that is divested in accordance with regulations because it still holds the control right over such subsidiary. Other consolidated entries are performed in accordance with the Circular.

Article 52. Methods of accounting, preparing and presenting consolidated financial statements in case the parent company divests part of investment capital in subsidiaries, resulting in the loss of control

1. In the cases where a subsidiary becomes a joint venture or an associate

1.1. In cases where the time of divestment is far from the reporting time, the accountant only consolidates the business results from the beginning of the period to the time of divestment without consolidating all the subsidiary’s net assets. The parent company shall make adjusting entries as follows:

a) Based on the accumulated change in the subsidiary’s equity from the date of control to the beginning of the period, the accountant shall adjust the value of investment in the associate according to the remaining ownership percentage at the associate:

- In cases of increasing investment in the associate, record:

Debit Investment in joint ventures and associates

Credit Undistributed after-tax profit at the end of the previous period

Credit Other indicators of equity

- In cases of reducing investment in the associate, record:

Debit Undistributed after-tax profit at the end of the previous period

Debit Other indicators of equity

Credit Investment in joint ventures and associates

b) Based on the business results of the associate from the time of divestment to the end of the period, the accountant shall adjust the value of investment in the associate in the period according to the remaining ownership percentage at the associate:

- In case the associate’s business is at a profit, the accountant shall adjust to increase the investment in the associate, record:

Debit Investment in joint ventures and associates

Credit Profits and losses in joint ventures and associates

- In case the associate’s business is at a loss, record:

Debit Profits and losses in joint ventures and associates

Credit Investment in joint ventures and associates

c) Consolidating the business results from the beginning of the period to the time of divestment, and eliminating profits and losses from the separate financial statements to record such profits and losses on the consolidated financial statements.

c1) In the cases the subsidiary’s business results from the beginning of the period to the time of divestment at a profit:

- In case the profit on the separate financial statements is higher than the profit determined on the consolidated basis, record:

Debit Expense items (from the beginning of the period to the time of divestment)

Debit After-tax profit of non-controlling shareholders (Business performance report)

Debit Investment in associates (increasing the value of investment in associates from the beginning of the period to the time of divestment)

Debit Financial revenues (details of profit from divestment)

Credit Other revenues and income items (from the beginning of the period to the time of divestment)

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (the amount of profit from divestment must be adjusted to increase the undistributed profit after tax of the previous period in the consolidated financial statements)

- In case the profit on the separate financial statements is lower than the profit determined on the consolidated basis, the accounts shall be recorded:

Debit Expense items (from the beginning of the period to the time of divestment)

Debit After-tax profit of non-controlling shareholders (Business performance report)

Debit Investment in associates (increasing the value of investment in associates from the beginning of the period to the time of divestment)

Debit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (the divestment profit must be adjusted to reduce the undistributed after-tax profit of the previous period in the financial statements)

Credit Financial revenues (details of profit on divestment in the period)

Credit Other revenues and income items (from the beginning of the period to the time of divestment)

c2) In case the subsidiary’s business result from the beginning of the period to the time of divestment is at a loss: The accountant shall make the same entries as in the above cases but only record Credit “Investment in joint ventures and associates”

1.2. In case the time of divestment is close to the reporting time, the accountant shall consolidate all the net assets of the subsidiary and make the following consolidated entries:

a) Adjusting the parent company’s separate financial statements as if it had not yet divested capital in the subsidiary;

b) Equally adding up the financial statements of the parent company and the divested subsidiary;

c) Performing normal consolidated entries in accordance with this Circular, such as: Eliminating the parent company's investment in the subsidiary; allocating goodwill, separating non-controlling shareholder interests, eliminating unrealized profit and loss and balance of internal items, etc.

d) Making divestment entries to record the divestment results in the consolidated financial statements, recording the value of investments in joint ventures and associates; eliminating goodwill and non-controlling shareholder interests; eliminating all assets and liabilities of the divested subsidiary from the consolidated financial statements.

- In cases of divestment at a profit, record:

Debit Proceeds from divestment

Debit Investment in joint ventures and associates (under the equity method)

Debit Non-controlling shareholder interests

Debit Accounts payable

Credit Asset items

Credit Goodwill (unallocated)

Credit Financial revenues (details of profit on divestment)

- In cases of divestment at a loss, record:

Debit Proceeds from divestment

Debit Investment in joint ventures and associates (under the equity method)

Debit Non-controlling shareholder interests

Debit Financial expenses (loss of divestment)

Debit Accounts payable

Credit Asset items

Credit Goodwill (unallocated)

e) Eliminating revenues, expenses and business results from the time of divestment to the reporting time:

Debit Revenues and incomes (from the time of divestment to the end of the period)

Debit After-tax profit (adjusted to reduce profits)

Credit Expense items (from the time of divestment to the end of the period)

Credit After-tax profit (adjusted to reduce losses)

2. In the cases where a subsidiary becomes an ordinary investment (the investor does not have significant influence or joint control):

The divestment shall be performed in the same way as in Clause 1 of this Article. However, the ordinary investment is recorded according to the historical cost method, the accountant does not adjust the value of investment according to the equity method, so the adjusting entries as in Item a and b, Point 1.1. Clause 1 of this Article is not required.

3. In the cases where the parent company, which has previously divested part of capital in a subsidiary and recorded the divestment results in the undistributed after-tax profit of the consolidated balance sheet, continues to divest part of capital in such subsidiary, resulting in loss of the control right, the parent company must carry forward the previously-recorded profits and losses in the undistributed after-tax profit to the consolidated business performance statement, record:

- In cases of carrying forward profits

Debit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period

Credit Financial revenues

- In cases of carrying forward losses

Debit Financial expenses

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period

Article 53. Methods of accounting, preparing and presenting consolidated financial statements in case the parent company divest 100% of investment capital in subsidiaries (in this case, it is referred to as the liquidation of subsidiaries).

1. In the cases where the time of divestment is far from the reporting time, the accountant shall only consolidate the business results from the beginning of the period to the time of divestment without consolidating all the subsidiary’s net assets: The parent company shall make consolidated entries of business results from the beginning of the period to the time of divestment and eliminate profits and losses on the separate financial statements to record such profits and losses on the consolidated financial statements.

a) In the cases where the subsidiary’s business results are at a profit:

Debit Expense items (from the beginning of the period to the time of divestment)

Debit After-tax profit of non-controlling shareholders (Business performance report)

Debit Undistributed after-tax profit in this period

Credit Other revenues and income items (from the beginning of the period to the time of divestment)

b) In the cases where the subsidiary’s business results are at a loss:

Debit Expense items (from the beginning of the period to the time of divestment)

Credit After-tax profit of non-controlling shareholders (Business performance report)

Credit Undistributed after-tax profit in this period

Credit Other revenues and income items (from the beginning of the period to the time of divestment)

b) Adjusting the divestment results on a consolidated basis

- In case the divestment profit in the separate financial statements is larger than that in the consolidated financial statements, record:

Debit Financial revenues (details of profit from divestment)

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period

In the cases where the profit on divestment in the separate financial statements is less than that in the consolidated financial statements, which must be adjusted to increase the profit, the above entry shall be reversed.

- In the cases where the loss on divestment in the separate financial statements is larger than that in the consolidated financial statements, which must be adjusted to reduce the loss, record:

Debit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period

Credit Financial expenses (details of loss from divestment)

In the cases where the loss of divestment in the separate financial statements is smaller than that in the consolidated financial statements, which must be adjusted to increase the loss, the above entry shall be reversed.

2. In the cases where the time of divestment is close to the reporting time, the accountant shall consolidate all the subsidiary's net assets and make the following consolidated entries:

a) Adjusting the parent company's separate financial statements as if it had not yet divested capital in the subsidiary;

b) Equally adding up the financial statements of the parent company and the divested subsidiary;

c) Performing normal consolidated entries in accordance with this Circular, such as: Eliminating the parent company's investment in the subsidiary; allocating goodwill, separating non-controlling shareholder interests, eliminating unrealized profit and loss and balance of internal items, etc.

d) Making divestment entries to record the divestment results in the consolidated financial statements, recording the value of investments in joint ventures and associates; eliminating goodwill and non-controlling shareholder interests; eliminating all assets and liabilities of the divested subsidiary from the consolidated financial statements.

- In cases of divestment at a profit, record:

Debit Proceeds from divestment

Debit Non-controlling shareholder interests

Debit Accounts payable

Credit Asset items

Credit Goodwill (unallocated)

Credit Financial revenues (details of profit on divestment)

- In cases of divestment at a loss, record:

Debit Proceeds from divestment

Debit Non-controlling shareholder interests

Debit Financial expenses (loss of divestment)

Debit Accounts payable

Credit Goodwill (unallocated)

Credit Asset items

e) Eliminating revenues, expenses and business results from the time of divestment to the reporting time:

Debit Revenues and incomes (from the time of divestment to the end of the period)

Debit After-tax profit (adjusted to reduce profits)

Credit Expense items (from the time of divestment to the end of the period)

Credit After-tax profit (adjusted to reduce losses)

3. In the cases where the parent company, which has previously divested part of capital in a subsidiary and recorded the divestment results in the undistributed after-tax profit of the consolidated balance sheet, continues to divest part of capital in such subsidiary, resulting in loss of the control right, the parent company must carry forward the previously-recorded profits and losses in the undistributed after-tax profit to the consolidated business performance statement, record:

- In cases of carrying forward profits

Debit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period

Credit Financial revenues

- In cases of carrying forward losses

Debit Financial expenses

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period

 

SECTION 2. CHANGES IN STRUCTURE AND BENEFITS FOR SUBSIDIARIES MOBILIZE ADDITIONAL CAPITAL CONTRIBUTIONS FROM OWNERS

 

Article 54. Consolidation of financial statements in cases where subsidiaries mobilize additional capital contributions from owners

1. When a subsidiary mobilizes more capital contributions from the owners, if the percentage of capital contributions by the parties does not correspond to the current ratio, there may be a change in the proportion and ownership percentage of the parties in the subsidiary's net assets.

2. The order of determining and recording the movement in the subsidiary’s net assets and the parties’ ownership percentage is specified as follows:

- Determining the parties' ownership percentage in the subsidiary's net assets at the time before mobilizing more capital contributions;

- Determining the parties' ownership percentage in the subsidiary's net assets after mobilizing more capital contributions;

- Determining the additional capital contributions by the parties to the subsidiary;

- Determining the parties' additional ownership percentage in the subsidiary's net assets after mobilizing more capital contributions;

- Recording the difference between the additional capital contributions by the parties and their additional ownership percentage in the subsidiary's net assets in the undistributed after-tax profit.

3. When preparing the consolidated financial statements, the parent company must determine and record the movement in its portion of equity and non-controlling shareholders in the subsidiary's net assets at the time before and after mobilizing more capital contributions, specifically:

a) The accountant records that the parent company’s increase in the subsidiary’s net assets is higher than the parent company’s additional capital contributions (in such case, the non-controlling shareholder’s increase in the subsidiary’s net assets will be less than the non-controlling shareholder’s additional capital contributions):

Debit Benefits of non-controlling shareholders

Credit Undistributed after-tax profit

b) The accountant records that the parent company’s increase in the subsidiary’s net assets is less than the parent company’s additional capital contributions (in such case, the non-controlling shareholder’s increase in the subsidiary’s net assets will be higher than the non-controlling shareholder’s additional capital contributions):

Debit Undistributed after-tax profit

Credit Benefits of non-controlling shareholders

 

SECTION 3. BUSINESS CONSOLIDATION UNDER GENERAL CONTROL

 

Article 55. Consolidation of financial statements in cases of converting indirectly-owned subsidiaries (tier-2 subsidiaries) into directly-owned subsidiaries (tier-1 subsidiaries)

1. In the case where the parent company acquires a tier-2 subsidiary from a tier-1 subsidiary (converting the indirectly-owned subsidiary into the directly-owned subsidiary), though the structure of the corporation has changed, in essence, the financial information in the consolidated financial statements of the whole corporation has not changed.

2. When preparing the consolidated financial statements of the whole corporation, in addition to adjustments such as when consolidating subsidiaries in a multi-level corporation, the parent company must make the following adjustments:

a) Eliminating gains or losses recorded by a tier-1 subsidiary after the sale of a tier-2 subsidiary:

- In the case where the tier-1 subsidiary records gains from the sale of the tier-2 subsidiary to the parent company, record:

Debit Financial income (incurred period)

Debit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (next period)

Credit Investment in subsidiaries

- In the case where the tier-1 subsidiary records losses from the sale of the tier-2 subsidiary to the parent company, record:

Debit Investment in subsidiaries

Credit Financial expenses (reporting period)

Credit Undistributed after-tax profit accumulated to the end of the previous period (next period)

b) Identifying and recording changes in the shares of parent shareholders and non-controlling shareholders due to changes in the ownership structure in the subsidiary

- In the case where the total value of shares held by the parent company in the net assets of subsidiaries increases after the tier-1 subsidiary sells the tier-2 subsidiary, record:

Debit Benefits of non-controlling shareholders

Credit Undistributed after-tax profit in this period

- In the case where the total value of shares held by the parent company in the net assets of subsidiaries decreases after the tier-1 subsidiary sells the tier-2 subsidiary, record:

Debit Undistributed after-tax profit in this period

Credit Benefits of non-controlling shareholders

Article 56. Consolidation of financial statements in cases of converting directly-owned subsidiaries (tier-1 subsidiaries) into indirectly-owned subsidiaries (tier-2 subsidiaries)

1. In the case where the parent company sells a tier-1 subsidiary to another subsidiary (converting the directly-owned subsidiary into the indirectly-owned subsidiary), though the structure of the corporation has changed, in essence, the financial information in the consolidated financial statements of the whole corporation has not changed.

2. When preparing the consolidated financial statements of the whole corporation, in addition to adjustments such as when consolidating subsidiaries in a multi-level corporation, the parent company must make the following adjustments:

a) Eliminating gains or losses recorded by the parent company due to the sale of subsidiaries:

- In the case where the parent company consolidates indirectly with a tier-2 subsidiary by using the consolidated financial statements of a tier-1 subsidiary, when eliminating gains or losses from the sale of the subsidiary, record:

+ In cases of eliminating gains, record:

Debit Financial revenues

Credit Undistributed after-tax profit in this period

+ In cases of eliminating losses, record:

Debit Undistributed after-tax profit in this period

Credit Financial expenses

b) The amount of goodwill initially arising when buying a subsidiary will not change before and after the restructuring in the consolidated financial statements of the whole corporation. The parent company must adjust the difference between the goodwill (if any) arising in the consolidated financial statements of the tier-1 subsidiary to the original level if using such consolidated financial statements to consolidate with the whole corporation.

c) Identifying and recording changes in the shares of parent shareholders and non-controlling shareholders after the restructuring due to changes in ownership structure in the net assets of sold subsidiary:

- In the case where the shares of non-controlling shareholders in the cost of investment in a tier-2 subsidiary (recorded on the acquirer's balance sheet) is less than the shares of non-controlling shareholders in the subsidiary’s net assets:

Debit Benefits of non-controlling shareholders

Credit Undistributed after-tax profit in this period

- In the case where the shares of non-controlling shareholders in the cost of investment in a tier-2 subsidiary (recorded on the acquirer's balance sheet) is higher than the shares of non-controlling shareholders in the subsidiary’s net assets:

Debit Undistributed after-tax profit in this period

Credit Non-controlling shareholder interests.

 

Chapter VI

CONVERSION OF FINANCIAL STATEMENTS OF SUBSIDIARIES INTO REPORTING CURRENCY OF THE PARENT COMPANY

 

Article 57. General provisions for the conversion of financial statements of subsidiaries into the reporting currency of the parent company

1. When consolidating financial statements, if the financial statements of subsidiaries are made in a currency other than that of the parent company’s financial statements, the parent company must convert the financial statements of subsidiaries into its reporting currency.

2. When converting the financial statements of the subsidiaries, the parent company must:

- Determining the exchange rate used to convert the statements of the subsidiaries by selecting a commercial bank of locality where there are frequent transactions as the basis for determining the conversion rate of the financial statements;

- Handling foreign exchange differences arising (gains or losses) when converting the financial statements of subsidiaries prepared in foreign currency into the parent company’s accounting currency.

3. The actual exchange rate used when converting the financial statements of the subsidiaries is determined as follows:

- With regard to assets, the actual exchange rate used to convert the financial statements is the buying rate of the bank at the reporting time;

- With regard to liabilities, the actual exchange rate used to convert financial statements is the selling rate of the bank at the reporting time;

- In the case where the difference between the selling rate and the buying rate of the bank at the reporting time is not more than 0.2%, the average buying - selling rate shall be applied.

Article 58. Exchange rate applied to convert financial statements of subsidiaries made in foreign currency into the parent company’s accounting currency

When converting the financial statements of subsidiaries which is made in a currency other than the reporting currency of the parent company, the accountant must convert the items of the financial statements according to the following exchange rates:

- Assets, liabilities and goodwill arising from the purchase of overseas subsidiaries are converted at the actual exchange rate at the end of the period;

- The value of the subsidiaries’ net assets held by the parent company at the acquisition date are converted at the carrying rate at the acquisition date;

- Undistributed after-tax profit arising after the acquisition date of subsidiaries is converted by calculating according to the revenue and expense items of the business performance reports;

- Paid dividends are converted at the actual exchange rate at the dividend payment date;

- Items in the business performance reports and cash flow statements are converted at the actual exchange rate at the time of transaction. In the case where the average exchange rate of the reporting period is approximately the actual exchange rate at the time of transaction (the difference is not more than 2%), the average exchange rate shall be applied. In the case where the fluctuation range of the exchange rate between the beginning and the end of the period is over 20%, the exchange rate at the end of the period shall be applied.

Article 59. Accounting methods for converting financial statements of subsidiaries into the parent company’s reporting currency

1. When converting the financial statements of subsidiaries, the parent company must determine the impacts of the exchange rate difference arising in the period and the cumulative effect of the exchange difference from the date of acquisition to the beginning of the period.

2. The parent company must determine the impacts of the exchange rate differences related to each item in the equity of the subsidiaries, such as share capital, equity funds, and undistributed net profit, etc. to make appropriate adjustments.

3. Exchange rate differences arising from the conversion of the financial statements of subsidiaries are reflected cumulatively in the equity portion of the consolidated balance sheet according to the following principles:

- The exchange rate differences allocated to the parent company are presented in the item “Foreign exchange differences” in the equity section of the consolidated balance sheet;

- The exchange rate differences allocated to non-controlling shareholders are presented in the item “Non-controlling shareholder interests”.

4. Foreign exchange differences arising in connection with the conversion of unallocated goodwill at the end of the period are fully charged to the parent company and recorded in the item “Foreign exchange differences” in the equity portion of the consolidated balance sheet.

5. Upon the liquidation of subsidiaries, all accumulated exchange rate differences on the equity portion of the consolidated balance sheet due to the conversion of such subsidiaries’ financial statements will be recorded into the financial revenues or financial expenses in the same period of liquidating the subsidiaries.

6. When preparing and presenting the consolidated financial statements, the parent company must make adjusting entries to record exchange rate differences due to the conversion of the subsidiaries’ financial statements as follows:

a) In cases of exchange rate profits, record:

- For the exchange rate profits allocated to the shareholder being the parent company, record:

Debit Items of equity

Credit Exchange rate differences

- For the exchange rate profits allocated to the non-controlling shareholder, record:

Debit Items of equity

Credit Non-controlling shareholder interests

b) In cases of exchange rate losses, record:

- For the exchange rate losses allocated to the shareholder being the parent company, record:

Debit Exchange rate difference

Credit Items of equity

- For the exchange rate losses allocated to the non-controlling shareholder, record:

Debit Non-controlling shareholder interests

Credit Items of equity

c) When liquidating a subsidiary, the parent company shall transfer the accumulated exchange rate difference recorded in the balance sheet to the business performance report, record:

- If the profits on exchange rate differences are carried forward, record:

Debit Exchange rate difference

Credit Financial revenues

- If the losses on exchange rate difference are carried forward, record:

Debit Exchange rate difference

Credit Financial revenues

The parent company is not required to make entries to process the accumulated exchange rate difference amortized to non-controlling shareholders since all non-controlling shareholder interests have been eliminated from the consolidated financial statements in accordance with Chapter IV of this Circular on the accounting methods for the parent company to divest in the subsidiary.

 

Chapter VII

ACCOUNTING FOR INVESTMENTS IN ASSOCIATES AND JOINT VENTURES USING THE EQUITY METHOD

 

SECTION 1. GENERAL PROVISIONS ON APPLYING THE EQUITY METHOD

 

Article 60. Scope of application of the equity method

1. The investors shall apply the equity method in order to show their investments in associates and joint ventures in consolidated financial statements upon formulation thereof.

- In the cases where investments in associates and joint ventures have been presented, with the equity method used, in separate financial statements of the parent company and subsidiaries, the parent company may not modify the part already presented therein upon formulating consolidated financial statements.

- In the cases where investments in associates and joint ventures have yet been presented in separate financial statements of the parent company and subsidiaries, the parent company may use the equity method in accordance with this Decree to show such investments in consolidated financial statements upon formulation thereof.

2. The investors may not apply the equity method to account for investments in associates and joint ventures if the latter are parent companies released by laws from formulation of consolidated financial statements, or satisfy all the conditions below:

- Being subsidiaries owned in whole or in part by another enterprise, which is approved by its shareholders (including non-voting shareholders);

- Capital instruments and loan instruments thereof cannot be traded in the markets (domestic or foreign stock exchanges, local and regional OTC markets);

- Not in the process of submitting to applications and financial statements competent authorities for issuing financial instruments into the market;

- The parent company thereof formulates consolidated financial statements for the purpose of public release in accordance with the Accounting Standards.

3. Venture capital organizations, mutual funds, investment trust companies and similar organizations, including investment insurance funds, having direct or indirect investments in associates and joint ventures shall be released from applying the equity method.

4. When enterprises make investments in associates, if part of such investments is indirectly held by venture capital organizations, mutual funds, investment trust companies and similar organizations, the enterprises may determine the value of such part based on the fair value thereof. The value of the rest of investments in associates shall be determined by the equity method.

5. Investments in associates and joint ventures shall be released from applying the equity method if they are classified as assets held for sale in accordance with the Accounting Standard “Non-current assets held for sale and discontinued operations”, specifically:

- If the whole or part of investments in associates and joint ventures satisfy the standard to be classified as assets held for sale, the enterprises shall apply the Accounting Standard “Non-current assets held for sale and discontinued operations” to the whole or part of such investments. The value of the rest of investments in the associates and joint ventures, which are not classified as assets held for sale, shall be applied the equity method until the enterprises liquidate the investments classified as assets held for sale and have no joint control right or obtain no significant influence on the investees.

- When part or the whole of investments in associates and joint ventures classified as assets held for sale before do not satisfy the Standard to be classified as such, the enterprises shall retrospectively apply the equity method to such investments from the date on which they were classified as assets held for sale. Financial statements of the credit periods since from the date on which the investments were classified as assets held for sale shall be therefore retrospectively modified.

Article 61. Grounds for identifying the investors with significant influence

1. When identifying the significant influence of the investors on associates, in addition to the considerations in the Accounting Standard “Accounting for investments in associates and joint ventures”, enterprises shall consider potential voting rights derived from call options or loan instruments and capital instruments which can be converted to common shares. If the abovementioned loan instruments and capital instruments cannot be converted to common shares at the current time, i.e. they cannot be converted before a particular point in the future or until an event occurs in the future, they shall not be used identify the significant influence of the investors.

2. When potential voting rights or other potential voting financial derivatives exist, the interests of the investors in the associates and joint ventures are determined only on the basis of the capital contributions they held in the associates and joint ventures at the current time, regardless of the exercise or conversion of potential voting rights, unless otherwise agreed with the associates and joint ventures.

3. The ownership proportion of the corporation in the associates and joint ventures shall be determined on the basis of the aggregate ownership proportions of the parent company and its subsidiaries in the associates and joint ventures.

Article 62. Principles and process of applying the equity method to account for investments in associates and joint ventures

1. By the equity method, investments in associates and joint ventures are initially recorded at the historical cost. Then, the book value of the investments is increased or decreased according to the ownership proportions of the investors in the gains or losses of the investments after the date of investment. The ownership proportions of the investors in the business results of the investees shall be recorded into the business performance reports of the investors. Dividends from the investees shall account for a decrease in the book value of the investments. Adjustments to book value shall also be done when the interests of the investors change due to the earnings included directly in the equity of the investees, such as revaluation of fixed assets, or exchange rate differences due to conversion of financial statements.

2. Gains or losses from transactions between the corporation and the associates and joint ventures may only be recorded in the consolidated financial statements corresponding to the ownership proportion of the other parties according to the following principles:

a) For downstream transactions

- If losses incur when contributing non-monetary assets as capital or selling assets to associates and joint ventures, the investors shall immediately record all such losses in constitutive business performance reports.

- If profits are pulled in when contributing non-monetary assets as capital or selling assets to associates and joint ventures, the investors only record the gains corresponding to the ownership proportion of the other parties in the associates and joint ventures. The unrealized gain corresponding to the ownership proportion of the corporation shall be amortized in business performance reports, specifically:

- For fixed assets and investment properties: The amortization of unrealized gain is based on the amortization period of the associates and joint ventures;

- For other assets and liabilities: The amortization of unrealized gain is based on the time of asset recovery or payment of liabilities.

b) For upstream transactions:

- When associates and joint ventures suffer losses from selling assets to a corporation, the investors only record the losses corresponding to the ownership proportion of the corporation in the consolidated business performance reports.

- If profits are pulled in, the investors may not record the gains from such transactions corresponding to their ownership proportion.

3. The investments shall be accounted for by the equity method from the date the investees become joint ventures or associates. When purchasing the investments, the differences between the cost of the investments and the ownership proportion of the investors in the identifiable fair value of the investees’ net assets shall be accounted for as follows:

a) Goodwill arises when purchasing investments in associates and joint ventures shall be included in the book value of the investments. Enterprises may not amortize this goodwill.

b) If the ownership proportion of the investors in the identifiable fair value of the investees’ net assets is greater than the cost of the investments, it shall be immediately recorded as income when determining the ownership proportion of the investors in the business results of the associates and joint ventures corresponding to the period during which the investments were purchased.

c) Adjustments to the ownership proportion of the investors in the results of the associates and joint ventures after the date of purchase shall be made, for example a decrease in the value of fixed assets or depreciation of fixed assets based on the fair value of the fixed assets on the date of purchase.

4. When the ownership proportion of the corporation in the associates and joint ventures decreases, the investors shall reclassify the amounts previously included in the equity into the business performance reports in accordance with relevant Accounting Standards.

5. The investors when applying the equity method shall use financial statements of the associates and joint ventures made on the same day as the financial statements of the investors. When the current financial statements of the associates and joint ventures are formulated on a different date from that of the financial statements of the investors, adjustments shall be made to the effects of the material events and transactions between the investors and the joint-ventures or associates between the date of formulating financial statements of the investors and the date of formulating financial statements of the associates and joint ventures. In all cases, the difference in the date of formulating financial statements between the investors and the associates and joint ventures shall not exceed 3 months and the length of the accounting period for the financial statements shall be the same.

6. Financial statements of the investors and the associates and joint ventures shall apply uniform accounting policies for similar transactions and events arising under similar circumstances. In the cases where the associates and joint ventures apply different accounting policies than the investors for similar transactions and events arising under similar circumstances, when using financial statements of the associates and joint ventures, the investors shall make appropriate adjustments in order to conduct accountancy by the equity method.

7. If the associates and joint ventures have outstanding cumulative preferred shares held by external shareholders and classified as equity, the investors shall calculate the ownership proportion of themselves in the gain or loss from associates after adjustments to preferred dividends are made, even when the dividends have not been announced.

8. When the ownership proportion of the investors in the loss of the associates equals or exceeds the book value of the investments, the investors may not continue to reflect subsequent losses. After the ownership proportion of the investors in the equity of the associates and joint ventures decreased to zero, the investors shall only record additional losses or liabilities if the investors have contractual legal obligations or make payments on behalf of the joint ventures or associates for the debts that the investors have guaranteed or committed to pay. If then associates and joint ventures gain profits, the investors can only record their ownership proportion in such profits after making up for the net loss that has not been accounted for before.

9. After applying the equity method, including recording the loss in the associates and joint ventures, the investors shall apply the Accounting Standards regarding financial instruments in order to determine whether the additional loss due to a decrease in the net value of their investments in associates and joint ventures shall be recorded or not. Determining the value of the impaired net investments in associates and joint ventures shall be done in accordance with the Accounting Standards.

Article 63. Termination of applying the equity method

1. The investors shall stop applying the equity method from the date on which the investees are no longer associates and joint ventures, specifically:

a) If associates and joint ventures become subsidiaries, the investors accounting for the investments in accordance with the Accounting Standards “Business Combinations”; “Consolidated Financial Statements”, “Separate Financial Statements” and others related;

b) If the remaining amount of investments in the associates and joint ventures becomes a normal financial asset, such investments shall be recorded to match their fair value and treated as fair value (historical cost) at the time of record. The investors shall record in their business performance reports the differences of:

- Fair value of the remaining amount of investments plus proceeds from the sale of capital at associates and joint ventures; and

- Book value of the investments at the time of stopping applying the equity method.

2. When stopping applying the equity method, enterprises shall reclassify all amounts previously recorded in the statements of income directly included into the equity in the same manner as when the direct investees liquidate related assets and liabilities, e.g.: If associates and joint ventures have accumulated exchange rate differences related to overseas operations and the enterprises stop applying the equity method, the enterprises shall reclassify gains and losses related to such overseas operations, which were previously recorded in the statements of income directly included into the equity, into the business performance reports.

 

SECTION 2. ACCOUNTING BY THE EQUITY METHOD FOR INVESTMENTS IN JOINT-VENTURES OR ASSOCIATES

 

Article 64. Grounds for determining by the equity method the value of the investments in associates and joint ventures

1. The investors base themselves on their separate financial statements, financial statements of the subsidiaries, associates and joint ventures and related documents upon purchase of the investments to determine the value of the investments by the equity method.

2. The investors shall formulate summary sheets in order to determine differences between the fair value and book value of the net assets of the associates and joint ventures on the date of purchase and monitor the process of amortizing these differences during the period.

3. The investors shall formulate sheets to therein determine the adjustments to the value of the investments in associates and joint ventures arising during the period and being recorded into the consolidated business performance reports, with some principle items such as: Gains or losses from after-tax profits arising during the period of the associates and joint ventures; Dividends, profits obtained during the period; Amortization of identifiable differences between the fair value and book value of fixed assets.

4. The investors shall formulate summary sheets in order to determine by the equity method the value of the investments in associates and joint ventures at the time of formulating reports, including the following basic items: Book value of investments in associates; Adjustments corresponding to the ownership proportion of the investors in profit or loss of the associates at the end of each fiscal year; Increases (decreases) of the investments based on the changes in the equity of the associates but not reflected in the income statements of the associates; Adjustments made due to the financial statements of the investors and associates being made on different dates; Adjustments made due to the investors and associates not applying a uniform accounting policy.

Article 65. Adjustments to the value of the investments in associates and joint ventures from the date of investment to the beginning of the reporting period

1. For the adjustments to the investments in associates and joint ventures recorded into the business performance reports of the previous periods, the investors shall determine the adjusted (accumulated) net value, record:

- If the value of the investments increases, record:

Debit Investments in associates and joint ventures

Credit Undistributed after-tax profits accumulated to the end of the previous period.

- If the value of the investments decreases, record:

Debit Undistributed after-tax profits accumulated to the end of the previous period.

Credit Investments in associates and joint ventures.

2. For the adjustments to the investments in associates and joint ventures made due to differences upon asset revaluation recorded into the balance sheets of the previous periods, the investors shall determine the adjusted (accumulated) net value, record:

- If the value of the investments increases, record:

Debit Investments in associates and joint ventures

Credit Differences upon asset revaluation.

- If the value of the investments decreases, record:

Debit Differences upon asset revaluation.

Credit Investments in associates and joint ventures.

3. For the adjustments to the investments in associates and joint ventures made due to the exchange rate differences recorded into the balance sheets of the previous periods, the investors shall determine the adjusted (accumulated) net value, record:

- If the value of the investments increases, record:

Debit Investments in associates and joint ventures

Credit Exchange rate differences.

- If the value of the investments decreases, record:

Debit Exchange rate differences.

Credit Investments in associates and joint ventures.

Article 66. Adjustments to the value of the investments in associates and joint ventures arising during the period

1. Determining the adjustments to the investments in associates and joint ventures recorded into the consolidated business performance reports during the period.

a) Before determining the ownership proportion of the investors in gain or loss of the associates and joint ventures in the reporting period, the investors shall exclude:

- Preferred dividends of the other shareholders (If preferred shares are classified as the equity);

- Expected provisions for bonus and welfare funds of the associates and joint ventures.

- Gains related to the transactions of associates and joint ventures contributing capital or selling assets to the corporation.

b) In the cases where the loss in the associates and joint ventures that the investors shall incur is greater than the book value of the investments in the consolidated financial statements, the investors shall only record in consolidated financial statements that the value of the investments decrease, until it reaches zero.

c) In the cases where the investors are payable liabilities on behalf of associates and joint ventures for the debts they have guaranteed or committed to pay, the differences between the loss in the associates and joint ventures to be borne by the investors and the book value of the investments on financial statements shall be recorded as an accrued expense. If associates then pull in profits, the investors can only increase the value of the investments after they have offset the net loss previously included into the expenses.

d) In addition to the adjustments to the value of the investments corresponding to the ownership proportion in the gain and loss of the associates and joint ventures, the investors shall adjust the value of the investments and record immediately in the consolidated business performance reports, specifically:

- Record that the value of the investments in associates and joint ventures increases, if there are gains from low-cost purchases;

- Record that the value of the investments in associates and joint ventures decreases, if there are:

+ Dividends received after the date of purchase;

+ Amortized differences between the fair value, which is higher, and the book value of the net assets on the date of investment corresponding to the ownership proportion of the parent company;

+ Impairment loss of the value of the investments as prescribed in the Accounting Standard “Impairment of Assets.”

dd) Arising goodwill added in the value of the investments. The investors shall not amortize such goodwill until the associates and joint ventures become subsidiaries (On the date they become subsidiaries, the parent company thereof shall determine the goodwill on the basis of the fair value of the net assets on the date the subsidiaries are put under its control).

e) The adjustments to the value of the investments in associates and joint ventures shall be recorded and presented as a separate entry in the consolidated business performance reports.

g) Based on the sheets therein determining the adjustments to the value of the investments in associates and joint ventures arising during the period and being recorded into the business performance reports, the investors shall:

- If the value of the investments increases, record:

Debit Investments in associates and joint ventures

Credit Gain or loss in the associates and joint ventures.

- If the value of the investments decreases, record:

Debit Gain or loss in the associates and joint ventures

Credit Investments in associates and joint ventures.

2. Determining the adjustments to the investments in associates and joint ventures recorded into the consolidated balance sheet during the period: In the cases where the equity of the associates and joint ventures has changed (but not reflected in the business performance reports during the period, such as differences upon asset revaluation, exchange rate differences not recorded as gains or losses during the period), accountants on the basis of the balance sheets of the associates shall determine and record the ownership proportion of the investors in the changed equity of the associates. This amount shall recorded as an increase (decrease) in the value of the investments in associates and joint ventures and the corresponding items of the equity of the investors.

a) For the adjustments to the investments in associates and joint ventures made due to the differences upon asset revaluation recorded into the balance sheets during the period:

- If the value of the investments increases, record:

Debit Investments in associates and joint ventures

Credit Differences upon asset revaluation.

- If the value of the investments decreases, record:

Debit Differences upon asset revaluation.

Credit Investments in associates and joint ventures.

b) For the adjustments to the investments in associates and joint ventures made due to exchange rate differences recorded into the balance sheets during the period:

- If the value of the investments increases, record:

Debit Investments in associates and joint ventures

Credit Exchange rate differences.

- If the value of the investments decreases, record:

Debit Exchange rate differences.

Credit Investments in associates and joint ventures.

3. When amounts formerly included into the equity are now reclassified into business performance reports in accordance with relevant Accounting Standards:

- In the cases where profits are carried forward, record:

Debit Relevant equity entries

Credit Gain or loss in the associates and joint ventures.

- In the cases where there losses are carried forward, record:

Debit Gain or loss in the associates and joint ventures

Credit Relevant equity entries.

Article 67. Accounting for gains and losses derived from transactions of asset sale or contribution of non-monetary assets as capital between the investors and associates and joint ventures

1. For downstream transactions

1.1. The investors contribute inventories as capital or sell inventories to associates and joint ventures:

a) In the cases where losses arise: The investors do not need adjust the financial statements because the losses are fully recorded during the period.

b) In the cases where profits are pulled in:

- Record unearned revenues corresponding to the profits of the capital contributors or sellers of inventories during the period: When formulating consolidated financial statements, based on the value of inventories contributed as capital or sold with profits to associates and joint ventures during the period, but such associates and joint ventures have not yet sold such inventories to 3rd parties outside the corporation, the investors shall reflect as deferred and record as unearned revenues the gains from capital contribution or sale of inventories corresponding to the benefits of the corporation in the associates and joint ventures:

+ In the cases where the contribution of inventories as capital makes gains, record:

Debit Other income (Deferred income due to contribution of inventories as capital corresponding to the benefits of the corporation in the associates and joint ventures)

Credit Other expenses (Deferred expenses)

Credit Deferred interest.

+ In the cases where the sale of inventories makes gains, record:

Debit Sales revenue (Deferred revenue from sale of inventories corresponding to the benefits of the corporation in the associates and joint ventures)

Credit Cost of goods sold (Deferred gains)

Credit Deferred interest.

+ Record the deferred tax assets (if any) arising when recording the unearned revenue derived from capital transactions of contributing inventories as capital or selling inventories during the period, record:

Debit Deferred tax assets

Credit Deferred corporate income tax expenses.

- When associates and joint ventures sell inventories (received as capital contributions or purchased from the corporation) to third parties in the following period:

+ The investors record unrealized gains in the previous period as realized gains in the reporting period:

Debit Undistributed after-tax profits accumulated to the end of the previous period

Debit Cost of goods sold (during the period)

Credit Sales revenue (during the period)

+ Reverse deferred tax assets corresponding to the unearned revenues recorded as realized revenues in the period:

Debit Deferred corporate income tax

Credit Undistributed after-tax profits accumulated to the end of the previous period.

1.2. In cases of contributing fixed assets and investment properties as capital or selling fixed assets and investment properties to associates and joint ventures: The investors shall make adjustments according to the same principle as for inventories, but record them in the Item “Other income” “ or “Other expenses”.

2. For upstream transactions

a) When associates and joint ventures incur losses from the sale of assets to the corporation, the investors shall only record the losses corresponding to the ownership proportion of the corporation in the consolidated business performance reports.

b) If profits are pulled in, the investors may not record the gains corresponding to their ownership proportion of the transaction from such transaction.

- If the value of the investments decreases corresponding to the ownership proportion of the investors in the gains of the associates and joint ventures, record:

Debit Profit or loss in the associates and joint ventures

Credit Investments in associates and joint ventures

- In the next period when the investors sell assets to independent third parties outside the corporation (or depreciate the assets), the accountants shall record the previous year's unrealized gains to be realized this year:

Debit Undistributed after-tax profits accumulated to the end of the previous period

Credit Gain or loss in the associates and joint ventures.

 

Chapter VIII

CONSOLIDATED CASH FLOW REPORTS

 

SECTION 1. GENERAL PROVISIONS

 

Article 68. Grounds for formulating consolidated cash flow reports

1. A consolidated cash flow report is an integral part of a consolidated financial statement, providing useful information to users thereof about the ability to create money and the solvency of the entire corporation.

2. The formulation of consolidated cash flow reports is based on:

- Consolidated balance sheet;

- Consolidated business performance reports;

- Notes to consolidated financial statements;

- Consolidated cash flow reports in the previous period;

- Cash flow reports of the parent company and every subsidiaries, associates, joint ventures in the reporting period;

- Financial information about assets and liabilities, whether purchased or liquidated by subsidiaries, during the reporting period;

- Summary sheets of interests, dividends, profits paid/received within the corporation in the reporting period; summary of dividends, distributed profits from associates and joint ventures in the reporting period;

- Summary sheets of investments, loans and borrowings within the corporation in the reporting period; summary sheets of purchase and sale of inventories, fixed assets within the corporation in the reporting period;

- Summary sheets calculating and amortizing therein depreciation of fixed assets, revaluation fixed assets during the period and other additional statements and sheets.

Article 69. Principles for formulating and presenting consolidated cash flow reports

In addition to the common principles of formulating cash flow reports for each independent enterprise, when formulating consolidated cash flow reports, the following principles shall be respected:

1. The consolidated cash flow reports only reflect the cash flows between the corporation and entities outside the corporation such as clients and external suppliers; external lenders, shareholders, associates and joint ventures…, and do not reflect internal cash flows between the parent company and subsidiaries, and subsidiaries with each other.

2. Cash flows from business activities shall be formulated only by the indirect method (not the direct method) on the basis of the consolidated business performance reports and consolidated balance sheets (determining the difference between the beginning balance and the ending balance of the each item) with adjustments regarding transactions of purchasing or liquidating subsidiaries:

When a subsidiary is purchased or sold during the year, the beginning balance, and the ending balance in the consolidated balance sheet of the entire corporation may not be consistent. The beginning value in the consolidated balance sheet covers the value of the subsidiaries liquidated in the year, which are not included in the ending balance. In contrast, the beginning balance in the consolidated balance sheet does not include the value of the subsidiaries purchased during the year, which are included in the ending balance. During the calculation progress, appropriate adjustments shall be made to the beginning value as follows:

- Add the balance of assets and liabilities of the subsidiaries purchased during the period as of the time of purchase;

- Exclude the balance of assets and liabilities of the subsidiaries sold during the period as of the time of sale.

3. Cash flows from investing and financing activities are formulated using the direct or indirect method:

a) Indirect method: In all cases, including cases where the parent company purchase or liquidate subsidiaries during the period, the parent company shall prefer to apply this method when formulating consolidated cash flow reports. Using the indirect method, the cash flow reports are formulated on the basis of the consolidated balance sheets (determining the differences between the beginning balance and the ending balance of each item) and the consolidated business performance reports, with adjustments regarding non-monetary transactions; transactions of purchase and sale of subsidiaries during the period. When formulating consolidated cash flow reports, enterprises shall determine the direct and indirect influence of purchase or sale of subsidiaries on the cash flows during the reporting period, specifically:

- If the subsidiaries have the balance of cash and cash equivalents on the date the parent company purchases or liquidates the subsidiaries, outflows for purchase or inflows from liquidation of the subsidiaries shall be netted (after the effects on the balance of cash or cash equivalents of the purchased or liquidated subsidiaries are excluded).

- Add the balance of assets and liabilities of the subsidiaries purchased during the period as of the time of purchase;

- Exclude the balance of assets and liabilities of the subsidiaries sold during the period as of the time of sale.

b) The direct method shall only be used if the parent company does not purchase or liquidate subsidiaries during the period and the indirect method cannot be applied. Using this method, the cash flow reports are formulated on the basis of aggregating the cash flows from investing and financing activities presented in separate cash flow reports of the parent company and every subsidiaries, then excluding the effects of the cash flows derived from internal transactions within the corporation:

- Inflows and outflows related to purchase and sale of fixed assets and investment properties within the corporation in the reporting period shall be excluded;

- Investments or withdrawals of capital instruments and loan instruments; Loans, capital receipts, loan principal repayments, and returns of capital contributions within the corporation in the reporting period shall be excluded;

- Cash flows related to obtained loan interest, dividends, profits distributed or paid within the corporation in the reporting period shall be excluded.

SECTION 2. PRINCIPLES FOR ADJUSTING THE EFFECTS OF TRANSACTIONS OF PURCHASE AND LIQUIDATION OF SUBSIDIARIES ON CASH FLOWS IN CONSOLIDATED CASH FLOW REPORTS

 

Article 70. Principles for adjusting the effects of transactions of purchase and liquidation of subsidiaries during the period on the consolidated cash flow reports

1. The cash flows related to the purchase and liquidation of subsidiaries are affected by the balance of cash and cash equivalents of the subsidiaries at the time of the parent company purchases or liquidates such subsidiaries. Therefore, the parent company shall adjust the balance of cash and cash equivalents of the sold or liquidated subsidiaries in the consolidated cash flow reports.

2. When purchasing or liquidating subsidiaries, the parent company shall exclude all non-monetary payments or receipts from the consolidated cash flow reports. The parent company shall determine in detail:

a) Total purchase or liquidation cost of subsidiaries;

b) The purchase or liquidation costs paid in cash, by cash equivalents and non-monetary assets, or the incurred liabilities directly related to the purchase and liquidation of subsidiaries.

3. When the parent company purchases or liquidates subsidiaries, the assets, and liabilities of the purchased or liquidated subsidiaries will affect the consolidated balance sheets. Therefore, the parent company shall adjust in the consolidated cash flow reports the value of assets or liabilities (other than cash and cash equivalents) (including goodwill, if any) of the purchased or liquidate subsidiaries.

Article 71. Principles for adjusting the direct effects of transactions of purchase and liquidation of subsidiaries during the period on cash flows from investing activities

1. Inflows and outflows related to purchase and liquidation of subsidiaries shall be classified as cash flows from investing activities.

2. When formulating the consolidated cash flow reports, the parent company shall present the cash inflows or outflows on a net basis by adjusting them to the cash and cash equivalents of the subsidiaries available at the time of purchase or liquidation:

- Outflows of cash or cash equivalents for purchase of subsidiaries shall be subtracted from the cash or cash equivalents of the subsidiaries available at the time of purchase;

- Inflows of cash or cash equivalents from liquidation of subsidiaries shall be subtracted from the cash or cash equivalents of the subsidiaries available at the time of liquidation.

E.g.: Presenting the cash flows for purchase or liquidation of subsidiaries

- The parent company liquidates an entire subsidiary for VND 75 billion. The purchaser pays the parent company as follows:

Bonds                                                                        VND 48 billion

Cash                                                                          VND 27 billion

VND 75 billion

At the time of liquidation, the subsidiary has a balance of VND 5 billion

The Item “Withdrawals of investments in other entities” on the consolidated cash flow report displays VND 22 billion (VND 27 billion - VND 5 billion)

- The parent company purchases a subsidiary for VND 100 billion, the payment method of the parent company is:

Issuance of shares to the seller (fair value):             VND 60 billion

Payment in cash:                                                       VND 30 billion

Payment with non-monetary assets (fair value):           VND 10 billion

VND 100 billion

At the time of purchase, the subsidiary has a balance of VND 12 billion

The Item “Investments in other entities” on the consolidated cash flow report displays VND 18 billion (VND 30 billion – VND 12 billion) in the form of negative numbers with parentheses (…).

Article 72. Principles for adjusting the indirect effects of transactions of purchase and liquidation of subsidiaries during the period on cash flows in the consolidated cash flow reports

1. When the subsidiaries are purchased or liquidated during the period, the beginning value, and the ending value in the consolidated balance sheet of the entire corporation may not be consistent, the parent company therefore shall make appropriate adjustments to the beginning value when formulating the consolidated state cash flow reports.

2. The adjustments to the balance of assets at the beginning of the period when purchasing and liquidating subsidiaries during the period shall be made as follows:

- Add the balance of assets and liabilities of the subsidiaries purchased during the period as of the time of purchase;

- Exclude the balance of assets and liabilities of the subsidiaries sold during the period as of the time of sale.

E.g.: Below is information taken from the consolidated balance sheet of the parent company, knowing that all tangible fixed assets purchased during the period were paid for in cash.

Ending value                         Beginning value

Tangible fixed assets                  15 billion                         12 billion

a) If the parent company does not purchase or liquidate subsidiaries during the period and the entire value of tangible fixed assets has been paid in cash, then the Item “Expenditures for purchase or construction of fixed assets and other non-current assets” in the consolidated cash flow reports shall display 3 billion.

b) If the parent company purchases a subsidiary during the period and on the date of purchase the subsidiary has tangible fixed assets worth VND 2 million displayed in the balance sheet, the value of tangible fixed assets purchased during the period to be displayed in the Item “Expenditures for purchase or construction of fixed assets and other non-current assets” in the consolidated cash flow report shall be determined as follows:

- Beginning value of tangible fixed assets

VND 12 billion

- Increase due to the purchase

VND 2 billion

- Total beginning value

VND 14 billion

- Ending value of tangible fixed assets

VND 15 billion

- Outflow

VND 1 billion

Although the total ending value of tangible fixed assets has increased by VND 3 billion reconciled to the beginning value, the corporation, in fact, did not spend VND 3 billion to purchase the tangible fixed assets because the added VND 2 billion worth of tangible fixed assets is derived from the purchase of the subsidiary (The corporation purchases the subsidiary, not the land).

c) In addition to the information provided in sections (a) and (b), during the period the parent company also liquidate a subsidiary. On the date of liquidation, the value of tangible fixed assets of the subsidiary is VND 3 billion. The Item “Expenditures for purchase or construction of fixed assets and other non-current assets” shall be determined as follows:

- Beginning value of tangible fixed assets

VND 12 billion

- Increase due to the purchase of a subsidiary

VND 2 billion

- Decrease due to sale of a subsidiary

VND 3 billion

- Total beginning value

VND 11 billion

- Ending value of tangible fixed assets

VND 15 billion

- Outflow

VND 4 billion

The Item “Inflows from liquidation or transfer of fixed assets” has not been displayed on the consolidated cash flow report because the corporation, in fact, does not sell tangible fixed assets, but only liquidates a subsidiary.

 

SECTION 3. SPECIFIC PROVISIONS ON METHODS OF CONSOLIDATED CASH FLOW REPORTS

 

Article 73. Using the indirect method to formulate detailed statements with items about cash flows from business activities

1. Earnings before interest and taxes - No. 01

This item takes the Item Total accounted earnings before interest and taxes (No. 50) on the consolidated business performance reports during the reporting period. If the balance is a negative number (in case of loss), they shall be displayed with parentheses (***).

2. Depreciation of fixed assets - No. 02.

- In the cases where enterprises can separate the depreciated cost of fixed assets from the inventories and depreciate the assets that have been recorded in the business performance reports during the period: the Item “Depreciation of fixed assets” shall only include depreciated cost of fixed assets recorded in business performance reports during the period; the Item “Increase and decrease of inventories” shall not include the depreciated cost of fixed assets in the value of inventories at the end of the period (not yet determined as being consumed during the period).

- In the cases where enterprises cannot separate the depreciated cost of fixed assets from the inventories and depreciate the assets that have been recorded in the business performance reports during the period, the following principle shall be followed: the Item “Depreciation of fixed assets” shall include depreciated cost of fixed assets recorded in business performance reports plus the depreciated cost of fixed assets related to the unused inventories; the Item “Increase and decrease of inventories” shall include the depreciated cost of fixed assets in the value of inventories at the end of the period (not yet determined as being consumed during the period).

- This item shall be formulated on the basis of the depreciated cost of fixed assets during the period accrued on the sheets calculating and amortizing therein depreciation of fixed assets of the parent company and every subsidiaries (reconciled with the items about depreciation of fixed assets on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries in the corporation).

- In all cases, enterprises shall exclude from the cash flow reports the depreciated cost of fixed assets in the value of construction in progress, record decreases in bonus and welfare funds to form fixed assets, S&T development funds to form fixed assets during the period. In addition, when there is a transaction of contributing fixed assets as capital or selling fixed assets or converting inventories into fixed assets within the corporation, the summary sheets of purchase and sale of fixed assets within the corporation and the summary sheets of sale of inventories converted to fixed assets within the corporation shall serves as bases thereon.

- When formulating this item, adjustments shall be made for the increase or decrease of the accrued depreciated cost of fixed assets during the period related to the capital contribution, purchase, or sale of fixed assets within the corporation or conversion of inventories into fixed assets within the corporation and fixed assets formed through construction investments using loans within the corporation, specifically:

+ If during the period there is a profitable transaction of contributing fixed assets as capital or selling fixed assets within the corporation, resulting in a new depreciation rate higher than the historical cost, the depreciation therein shall be reduced to the depreciation at the historical cost. E.g.: If the historical cost of fixed assets at the seller is VND 1,000 million, their useful lifespan of 10 years leads to a depreciation rate of VND 100 million/year at the seller. Assuming the seller has used and depreciated the assets for 6 years (residual value is VND 400 million) and then transfers such fixed assets to the purchaser for VND 600 million, then the purchaser continues to depreciate it for another 4 years at VND 150 million/year. When formulating this item, the depreciation rate shall be reduced to VND 50 million, equal to that at the historical cost.

+ If during the period there is a losing transaction of contributing fixed assets as capital or selling fixed assets within the corporation, resulting in a new depreciation rate lower than the historical cost, the depreciation therein shall be raised to the depreciation at the historical cost.

+ If fixed assets are formed through construction investments using loans from internal entities within the corporation, the historical cost of fixed assets on financial statements will include capitalized borrowings. However, the amount of capitalized borrowings included in the cost of fixed assets will be excluded when formulating the consolidated financial statements, so the depreciation at the historical cost will include internal interest expenses and should therefore be excluded from the consolidated cash flow reports.

- The checking and reconciliation of the balance therein on the consolidated cash flow reports shall be done by subtracting the ending balance of the fixed assets on the consolidated balance sheet with the beginning balance thereof, after excluding the effects of:

+ Accumulated depreciation due to the depreciation of fixed assets amortization during the year for the purposes of business, projects, culture, welfare...;

+ Decrease in accumulated depreciation due to liquidation or transfer of fixed assets during the year;

+ Increase in accumulated depreciation (from the beginning of the period to the time of purchasing the subsidiaries) due to additional purchases of subsidiaries during the period;

+ Decrease in accumulated depreciation due to liquidation of subsidiaries during the period.

- This item also includes goodwill amortized into corporate management expenses during the period. In the cases where there is a negative goodwill (gains from low-cost purchases), the entire value of the negative goodwill shall be deducted from this item.

- The balance therein shall be added (+) to the balance in the Item “Earnings before interest and taxes” (and shall be excluded from item “Earnings before interest and taxes for the negative goodwill”).

3. Provisions - No. 03

- This item reflects the effects of the provisioning, reversal, and usage of provisions on cash flows during the reporting period. This item shall be formulated on the basis of: the consolidated balance sheet; summary sheets of “Provisions for devaluation of trading securities”; Provisions for losses on investments in other entities”; “Provisions for devaluation of inventories”, “Provisions of doubtful debts”, “Provisions for payables” made by the parent company and subsidiaries, and the adjusted provisions on the summary sheet of adjustments to provisions within the corporation.

- The balance therein shall be determined by the difference between beginning balance and ending balance of the provisions for losses of assets (Provisions for devaluation of trading securities, Provisions for losses of financial investments, Provisions for devaluation of inventories, Provisions of doubtful debts) and the provisions of payables on the consolidated balance sheet.

+ For subsidiaries purchased during the period, this item does not include the provisions made or reversed before the time of purchase; For subsidiaries liquidated during the period, this item does not include the provisions made or reversed after the time of liquidation.

+ The balance therein shall be added (+) to the balance in the Item “Earnings before interest and taxes.” In the cases where the provisions mentioned above are reversed and recorded as decreases in production and business expenses during the reporting period, the balance therein shall be subtracted (-) from the Item “Earnings before interest and taxes” and displayed as a negative number with parentheses (***).

- The balance therein may be reconciled by taking the detailed provisions made or reversed during the period by the parent company and subsidiaries on the summary sheet of provisioning and using provisions, after adjusting them with changes in arising provisions related to subsidiaries purchased or liquidated during the period and provisions adjusted when formulating the consolidated balance sheet.

4. Gain/loss in exchange rate differences due to revaluation of foreign currency denominated monetary entries (No. 04)

- This item reflects the gain (or loss) in exchange rate differences due to the revaluation of foreign currency denominated monetary entries at the end of the period of the parent company and subsidiaries, which have been reflected in accounted earnings before interest and taxes on the consolidated business performance reports during the reporting period.

- This item shall be formulated on the basis of consolidated business performance reports and the summary sheets of exchange rate differences due to the revaluation of foreign currency denominated monetary entries at the end of the period by the parent company and subsidiaries on the basis of excluding the effects of exchange rate differences of the foreign currency denominated receivables and payments within the corporation.

- The balance therein shall be determined equal to the detailed financial revenues (or financial expenses) related to exchange rate differences arising from revaluation of foreign currency denominated monetary entries at the end of the period on the consolidated business performance report.

The reconciliation thereof shall be done by aggregating the respective items in the cash flow reports of the parent company and subsidiaries, minus (-) the gains and losses in exchange rate differences due to revaluation of foreign currency denominated monetary entries within the corporation. The balance therein shall be subtracted (-) from the balance in the Item “Earnings before interest and taxes,” If there are unrealized gains in exchange rate differences, or shall be added (+) to the above item, if there are unrealized losses in exchange rate difference.

5. Gain/loss from investment activities - No. 05

- This item reflects the gain/loss of the parent company and subsidiaries arising during the period, which has been reflected in accounted earnings before interest and taxes in the consolidated income statement, but classified as cash flows from investing activities therein, such as:

+ Gain, loss from liquidation and transfer of fixed assets and investment properties;

+ Gain, loss from revaluation of non-monetary assets contributed as capital or invested in other entities

+ Gain and loss from the sale and withdrawal of financial investments (excluding gain, loss from purchase and sale of trading securities), such as: Investments in subsidiaries, joint ventures, associates; investments held to maturity;

+ Losses or reversed provisions for losses of investments held to maturity;

+ Loan interests, deposit interests, dividends, and distributed profits.

- This item does not reflect:

+ Gains and losses classified as investments derived from internal transactions within the corporation, such as: Loan interest receivables, loan interest payables, dividends, distributable or payable profits, unrealized gain/loss from transactions of contributing fixed assets as capital, liquidating, or transferring fixed assets... within the corporation.

+ Gains and losses classified as investments from the beginning of the period to the time of purchase of subsidiaries (For subsidiaries purchased during the period) and from the time of liquidation to the end of the period (For subsidiaries liquidated during the period)

- This item shall be formulated on the basis of details in the consolidated business performance reports, cash flow reports of the parent company and subsidiaries; statements or summary sheets of loan interest, dividends, distributed profits; reports on capital contribution, liquidation, transfer of fixed assets within the corporation in the reporting period.

- The balance therein shall be determined by the detailed balances of the gains and losses on the consolidated business performance reports that are not included in the cash flows from business activities. The reconciliation thereof shall be done by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries, minus:

+ Loan interest, dividends, profits distributed by internal entities within the corporation;

+ Unrealized gain/loss from contribution, liquidation, transfer of fixed assets and investment properties and investments into internal entities within the corporation.

- The balance therein shall be subtracted (-) into the balance in the Item “Net profit before tax,” if the investment activities make profits, and displayed as a negative number with parentheses (***); or shall be added (+) to the above item, if the investment activities incur losses.

6. Interest expenses - No. 06

- This item reflects the interest expenses of the entire corporation recorded in the consolidated business performance report, including the part of the quarterly interest expenses based on the actual interest rate recorded as an increase in the debt component of the convertible bonds. This item does not include interest expenses recorded as expenses derived from internal transactions within the corporation during the reporting period and interest expenses accrued from the beginning of the period to the time of purchase of subsidiaries (for subsidiaries purchased during the period) and interest expenses from the date of liquidation to the end of the period (For subsidiaries liquidated during the period)

- This item shall be formulated on the basis of the Item “interest expenses” in the consolidated business performance report, reconciled with statements of interest expenses during the period made by the parent company and subsidiaries and summary sheets of adjustments to interest expenses within the corporation. The balance therein shall be added to the balance in the Item “Earnings before interest and taxes.”

7. Other adjustments (No. 07)

This item reflects the provisions or reversals of the Price Stabilization Fund or the Science and Technology Development Fund during the period.

This item shall be formulated by equally aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries. The balance therein shall be added to the balance in the Item “Earnings before interest and taxes”

8. Increase and decrease of receivables - No. 09

- This item reflects the payment situation and changes in receivables by entities outside the corporation in relation to: Short-term trade receivables; Long-term trade receivables; Prepayments to suppliers; Receivables according to the scheduled progress of the construction contract; Other short-term receivables; Other long-term receivables; Deductible VAT; Taxes and other receivables from the State; Other current assets during the reporting period. When formulating this item, changes in receivables when purchasing or liquidating subsidiaries that are no long under control during the period shall be excluded;

- This item does not reflect:

+ Receivables related to investment activities, such as: Advances to construction contractors; Loan receivables (both principal and interest); Receivables from deposit interest, dividends, and distributed profits; Receivables from disposal and transfer of fixed assets and investment properties, financial investments; value of mortgaged or pledged fixed assets...

+ The balance of receivables (at the time of purchase of subsidiaries) of the subsidiaries purchased during the period;

+ Receivables among internal entities within the corporation;

+ Receivables due to overpayment of corporate income tax to the State.

- This item shall be formulated on the basis of:

+ Items in the consolidated balance sheets, such as: “Short-term trade receivables”; “Long-term trade receivables”; “Prepayments”; “Receivables according to the scheduled progress of the construction contract”; “Other short-term receivables”; “Other long-term receivables”; “Deductible VAT”; “Taxes and receivables from the State”; “Other current assets “;

+ Statements of the parent company and subsidiaries on: Receivables and payables among internal entities within the corporation; Receivables from loan interest, interest, dividends and distributed profits; Receivables related to investment activities (such as liquidation or transfer of fixed assets and investment properties);

- The balance therein shall be determined as follows:

+ Subtract (-) the total ending balance from the total beginning balance on the consolidated balance sheet of the items: “Short-term trade receivables”; “Long-term trade receivables”; “Prepayments”; “Receivables according to the scheduled progress of the construction contract”; “Other short-term receivables”; “Other long-term receivables”; “Deductible VAT”; “State taxes and receivables” (excluding corporate income tax);

+ Plus the balance (on the date of liquidation) of receivables of the subsidiaries liquidated during the period and minus (-) the balance (on the date of purchase) of receivables of the subsidiaries purchased during the period;

+ Then subtract (-) the detailed balance from the statements of the parent company and subsidiaries on receivables from distributed loan interest, dividends and profits; receivables related to investment activities (such as liquidation or transfer of fixed assets and investment properties);

- The balance therein may be reconciled by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries minus the receivables among internal entities within the corporation, then adjusting to the changes in the receivables due to the purchase or liquidation of subsidiaries during the period.

- The balance therein shall be added (+) to the Item “Business profits versus changes in working capital,” if the sum of the ending balances is lower the sum of the beginning balances. The balance therein shall be subtracted (-) from the balance in the Item “Business profit before changes in working capital”, if the sum of the ending balances is greater than the sum of the beginning balances, and displayed as a negative number with parentheses: (***).

9. Increase and decrease of inventories - No. ten

- This item reflects the payment situation and changes in the inventories between the corporation and entities outside the corporation.

+ In the cases where enterprises can separate the depreciated cost of fixed assets from the inventories and depreciate the assets that have been recorded in the business performance reports during the period (Item “Depreciation of fixed assets” - No. 02 only includes depreciated costs of fixed assets that have been recorded in the business performance reports during the period), this item shall not include the depreciated cost of fixed assets in the value of inventories at the end of the period (not yet determined as being consumed during the period);

+ - In the cases where enterprises cannot separate the depreciated cost of fixed assets from the inventories and depreciate the assets that have been recorded in the business performance reports during the period (Item “Depreciation of fixed assets” – No. 02 includes the depreciated cost of fixed assets related to the unused inventories; this item shall include the depreciated cost of fixed assets in the value of inventories at the end of the period (not yet determined as being consumed during the period).

- This item does not include:

+ The value of inventories circulating among internal entities within the corporation in the reporting period;

+ Inventories used for construction investment activities or inventories exchanged for fixed assets and investment properties; Trial production costs are included in the cost of fixed assets formed from construction. In the cases where, during the period, inventories are purchased but the purpose of use has not been determined (for business activities or for investment in construction), the value of inventories shall be included therein;

+ The balance of the inventories (at the time of purchase of subsidiaries) of the subsidiaries purchased during the period;

- This item shall be formulated on the basis of:

+ The consolidated balance sheet in reporting period;

+ Statements of the parent company and subsidiaries on the situation of using inventories for investment activities, construction of fixed assets in the reporting period;

+ Statements of the parent company and subsidiaries or summary sheets of purchase and sale of inventories or conversion of inventories to fixed assets within the corporation.

- The balance therein shall be determined as follows:

+ Subtract (-) the total ending balance from the total beginning balance of the Item “Inventories” (Excluding the balance of the Item “Provision for devaluation of inventories”) in the consolidated balance sheet in the reporting period;

+ Subtract the detailed balances in the statements of the parent company and subsidiaries about inventories used for investment and construction of fixed assets and investment properties;

+ Plus the amount of inventories (on the date of liquidation) of the subsidiaries liquidated during the period and minus (-) the amount of inventories (on the date of purchase) of the subsidiaries purchased during the period;

- The balance therein may be reconciled by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries minus the amount of inventories circulating within the corporation in the reporting period, then adjusting to the changes in the inventories due to purchase or liquidation of subsidiaries during the period.

- The balance therein shall be added (+) to the Item “Business profits versus changes in working capital,” if the sum of the ending balances is lower the sum of the beginning balances. The balance therein shall be subtracted (-) from the balance in the Item “Business profit before changes in working capital”, if the sum of the ending balances is greater than the sum of the beginning balances, and displayed as a negative number with parentheses: (***).

10. Increase and decrease of payables - No. 11

- This item reflects the payment situation and changes in payables to entities outside the corporation in relation to: Payables to suppliers; Prepayments of purchasers; Taxes and obligations to the State; Payables to employees; Accrued expenses; Internal payables; Payables and other obligations. When formulating this item, changes in payables when purchasing or liquidating subsidiaries that are no long under control during the period shall be excluded;

- This item does not reflect:

+ The balance of payables (at the time of purchase of subsidiaries) of the subsidiaries purchased during the period;

+ Corporate income tax payables; Gain loan payables

+ Payables for loans, dividends, profits to owners;

+ Payables related to investment activities, such as: Prepayments of the purchasers related to liquidation or transfer of fixed assets and investment properties; Payables related to purchase and construction of fixed assets and investment properties; Payables related to purchase of capital instruments and loan instruments; and payables related to financial activities, such as: Payables for loan principal, bond principal, finance lease liability; Payables for dividends, profits;

+ Payables related to financial activities (short-term and long-term loans and debts);

+ Payables among internal entities within the corporation.

- This item shall be formulated on the basis of:

+ Items on the consolidated balance sheet, such as: “Short-term payables to suppliers”, “Long-term payables to suppliers”, “Prepayments of purchasers”, “Taxes and obligations to the State”, “Payables to employees”, “Accrued expenses”, “Payables according to the scheduled progress of the construction contract”, “Other short-term payables and obligations”, “Other long-term payables”;

+ Statements of the parent company and subsidiaries on: payables and receivables among internal entities within the corporation; corporate income tax payables; Payables for loans, dividends, profits to owners; Payables related to investment activities (such as purchase and construction of fixed assets, purchase of investment properties, purchase of loan instruments...); Payables related to financial activities (short-term and long-term loans and debts);

- The balance therein shall be determined as follows:

+ Subtract (-) the total ending balance from the total beginning balance on the consolidated balance sheet of the items “Short-term payables to suppliers”, “Long-term payables to suppliers”, “Prepayments of purchasers”, “Taxes and obligations to the State”, “Payables to employees”, “Accrued expenses”, “Payables according to the scheduled progress of the construction contract”, “Other short-term payables and obligations”, “Other long-term payables”;

+ Subtract (-) the detailed balances on the statements of the parent company and subsidiaries on corporate income tax payables; Payables for loans, dividends, profits to owners; Payables related to investment activities (such as purchase and construction of fixed assets, purchase of investment properties, purchase of loan instruments...); Payables related to financial activities (short-term and long-term loans and debts);

+ Plus the balance (on the date of liquidation) of receivables of the subsidiaries liquidated during the period and minus (-) the balance (on the date of purchase) of receivables of the subsidiaries purchased during the period;

- The balance therein may be reconciled by aggregating the respective items on the balance sheets of the parent company and subsidiaries minus the payables among internal entities within the corporation, then adjusting to changes in the receivables due to the purchase or liquidation of subsidiaries during the period.

- The balance therein shall be added (+) to the Item “Business profits versus changes in working capital,” if the sum of the ending balances is lower the sum of the beginning balances. The balance therein shall be subtracted (-) from the balance in the Item “Business profit before changes in working capital”, if the sum of the ending balances is greater than the sum of the beginning balances, and displayed as a negative number with parentheses: (***).

11. Increase and decrease of prepaid expenses - No. twelfth

- This item reflects the expenses prepaid for entities outside the corporation during the reporting period. Prepaid expenses within the corporation have been excluded from the prepaid revenues within the corporation, and therefore are not reflected in the consolidated balance sheet. When formulating this item, changes in prepaid expenses when purchasing or liquidating subsidiaries that are no long under control during the period shall be excluded;

- This item does not reflect:

+ The balance of prepaid expenses (at the time of purchase of subsidiaries) of the subsidiaries purchased during the period;

+ Prepaid expenses derived from transactions among internal entities within the corporation.

+ Prepaid expenses related to cash flows from investing activities, such as: land leases qualified as intangible assets and capitalized loan interest pre-payments.

- This item shall be formulated on the basis of the total differences of the ending balance and beginning balance of the items “Short-term prepaid expenses” and “Long-term prepaid expenses” on the consolidated balance sheet in the reporting period, then plus the balance of prepaid expenses (on the date of liquidation) of the subsidiaries liquidated during the period and minus (-) the balance of prepaid expenses (on the date of purchase) of the subsidiaries purchased during the period.

- The balance therein may be reconciled by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries, minus the prepaid expenses among internal entities within the corporation, then adjusting to changes in the balance of the prepaid expenses arising from the purchase or liquidation of subsidiaries during the period.

- The balance therein shall be added (+) to the Item “Business profits versus changes in working capital,” if the sum of the ending balances is lower the sum of the beginning balances. The balance therein shall be subtracted (-) from the balance in the Item “Business profit before changes in working capital”, if the sum of the ending balances is greater than the sum of the beginning balances, and displayed as a negative number with parentheses: (***).

12. Increase and decrease of trading securities (No. 13)

This item reflects the value of securities issued by entities outside the corporation that the corporation holds for price increase in order to make profits.

This item shall be formulated on the basis of the total differences between ending balance and beginning balance of the Item “Trading securities” – No. 121 of the consolidated balance sheet during the reporting period.

The balance therein shall be added (+) to the Item “Business profits versus changes in working capital,” if the sum of the ending balances is lower the sum of the beginning balances. The balance therein shall be subtracted (-) from the balance in the Item “Business profit before changes in working capital”, if the sum of the ending balances is greater than the sum of the beginning balances, and displayed as a negative number with parentheses: (***).

13. Paid loan interests - No. 14

- This item reflects the loan interests paid to entities outside the corporation during the reporting period, including interests arising during the period and immediately paid therein, loan interest payables of previous periods paid in this period, prepaid loan interests in this period.

- This item does not reflect:

+ The loan interest paid from the beginning of the period to the time of purchase of subsidiaries (for subsidiaries purchased during the period) and the loan interest paid from the date of liquidation to the end of the period (For subsidiaries liquidated during the period);

+ The loan interest paid to internal entities within the corporation during the reporting period;

+ The loan interest paid during the period, which is capitalized into the value of idle assets classified as cash flows from investing activities. In the cases where paid loan interest during the period is capitalized and included in financial expenses, the accountants on the basis of the interest capitalization rate applicable to the reporting period in accordance with the Accounting Standards “Loan expenses” shall determine the paid loan interest of the cash flows from business activities and the cash flows from investing activities.

- This item shall be units formulated on the basis of cash flow reports of the parent company and subsidiaries in the reporting period, statements or summary sheets of loans and interest payments among internal entities within the corporation.

- This item shall be formulated by aggregating the respective items in the statements of parent company and subsidiaries then minus (-):

+ The loan interest paid to internal entities within the corporation in the reporting period;

+ The loan interest paid from the beginning of the period to the time of purchase of subsidiaries (for subsidiaries purchased during the period).

- The balance therein shall be subtracted (-) from the balance in the Item “Business profit before changes in working capital” and displayed as a negative number with parentheses: (***).

14. Enterprise income tax paid - No. 15

- This item reflects the total amount of corporate income tax the parent company and subsidiaries paid during the reporting period. This item does not include the amount of corporate income tax paid from the beginning of the period to the time of purchase of subsidiaries (For subsidiaries purchased during the period)

- This item is formulated by aggregating the respective items of the cash flow reports of the parent company and subsidiaries during the reporting period minus (-) the amount of corporate income tax paid from the beginning of the period to the time of purchase of subsidiaries (For subsidiaries purchased during the period).

- The balance therein shall be subtracted (-) from the balance in the Item “Business profit before changes in working capital” and displayed as a negative number with parentheses: (***).

15. Other proceeds from business activities - No. 16

- This item reflects proceeds from entities outside the corporation in business activities, other than those mentioned in No. 01 to 14, such as: Proceeds from non-business and project funding sources (if any); rewards and supports from external organizations and individuals to the enterprise’s funds; contributions to the funds by superiors or subordinates; gains in deposits of the Price Stabilization Fund (If not included in the financial income, but included as increase directly to the Fund); Proceeds from equitization at equitized enterprises... during the reporting period.

- This item does not reflect:

+ Other proceeds from internal entities within the corporation;

+ Other proceeds accumulated from the beginning of the period to the time of purchase of subsidiaries (For subsidiaries purchased during the period).

- The bases for formulating this item are the cash flow reports of the parent company and subsidiaries during the reporting period; statements of collaterals and deposits within the corporation, and other related statements.

- This item shall be formulated by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries during the reporting period, minus:

+ Other proceeds from internal entities within the corporation;

+ Other proceeds accumulated from the beginning of the period to the time of purchase of subsidiaries (For subsidiaries purchased during the period).

- The balance therein shall be added (+) to the balance in the Item “Business profits versus changes in working capital.”

16. Other expenditures from business activities - No. 17

- This item reflects expenditures to entities outside the corporation in business activities, other than those mentioned in No. 01 to 14, such as: Expenditures from the Bonus and Welfare Fund and the Science and Technology Development Fund; Direct expenditures from non-business and project funding sources; Expenditures directly from the equitization proceeds payable to superiors or owners; equitization expenses, supports for policy beneficiaries...

- This item does not reflect:

+ Other expenditures from internal entities within the corporation;

+ Other expenditures accumulated from the beginning of the period to the time of purchase of subsidiaries (For subsidiaries purchased during the period).

- The bases for formulating this item are the cash flow reports of the parent company and subsidiaries during the reporting period; statements of collaterals and deposits within the corporation, and other related statements.

- This item shall be formulated by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries during the reporting period, minus:

+ Other expenditures from internal entities within the corporation;

+ Other expenditures accumulated from the beginning of the period to the time of purchase of subsidiaries (For subsidiaries purchased during the period).

- The balance therein shall be added (+) to the balance in the Item “Business profits versus changes in working capital.”

17. Net cash flows from production and business activities - No. 20

The Item “Net cash flows from business activities” reflects the differences between the total revenues and the total expenditures in business activities during the reporting period.

The balance therein shall be calculated by aggregating the items from No. 08 to No. 17. If the balance therein is a negative number, it will be displayed with parentheses: (***).

No. 20 = No. 08 + No. 09 + No. 10 + No. 11 + No. 12 + No. 13 + No. 14 + No. 15 + No. 16 = No. 17

Article 74. Formulating detailed statements with items about cash flows from investing activities

1. Expenditures for purchase and construction of fixed assets and other non-current assets - No. 21

- This item reflects the total amount actually paid to entities outside the corporation for: Purchase and construction of intangible and tangible fixed assets, expenditures for the implementation phase that have been capitalized as intangible assets, expenditures for construction investment in progress and real estate investment during the reporting period. Trial production costs, offset with proceeds from the sale of trial products of the fixed assets formed from capital construction activities, shall be added to this item (If the expenditure is greater than the revenue) or subtracted from this item (If the revenue is greater than the expenditure).

This item reflects the amount actually paid to entities outside the corporation to: Purchase raw materials and assets used for construction, but not yet used at the end of the period for construction investment activities; advances to the construction contractors but the volume has not been checked and accepted; repayments to the suppliers during the period directly related to the purchase and capital construction investment (including the payment of liabilities in the previous period related to the purchase and construction of fixed assets, investment properties and other non-current assets). In cases of purchasing raw materials and assets commonly used for production, business, and construction investment purposes, but at the end of the period, the value of raw materials and assets that will be used for capital construction investment or production and business activities, the paid amount shall not be reflected therein, but in the cash flows from business activities.

- This item does not reflect:

+ Expenditures for purchase and construction of fixed assets and investment properties (before being controlled by the parent company);

+ Finance lease liabilities, value of other non-monetary assets used to pay for fixed assets, investment properties, capital construction or value of fixed assets and investment properties, capital construction increased during the period but not yet paid in cash;

+ Value of fixed assets, investment properties and other non-current assets purchased but not paid during the period;

+ Expenditures for internal entities within the corporation in order to purchase and construct fixed assets and investment properties during the period;

- This item shall be formulated on the basis of:

+ The consolidated financial statement in the reporting period;

+ Cash flow reports of the parent company and subsidiaries in the reporting period;

+ Statements of the parent company and subsidiaries on the use of inventories for investment in and construction of fixed assets and investment properties in the reporting period;

+ Statements on investment, construction and purchase of fixed assets, investment properties and other assets of the parent company and subsidiaries during the period.

- The balance therein shall be determined as follows: Subtract (-) the total ending balance from the total beginning balance of the items related to fixed assets, investment properties and other non-current assets in the consolidated balance sheet in the reporting period, then:

+ Subtract the value of fixed assets and investment properties, non-current assets purchased during the period but not yet paid or already paid with non-monetary assets;

+ Plus the decrease of the value of fixed assets, investment properties and other non-current assets due to liquidation and transfer during the period;

+ Plus the prepayment to the seller or the debt payment related to the purchase of fixed assets and investment properties, capital construction; Amount spent in order to purchase NVL used for construction activities;

+ Plus the balance of fixed assets, investment properties and other non-current assets (on the date of liquidation) of the subsidiaries liquidated during the period and minus (-) the balance of fixed assets, investment properties and other non-current assets (on the date of purchase) of the subsidiaries purchased during the period;

- In the cases where, during the period, there were no transactions of purchasing or liquidating subsidiaries, this item may be formulated by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries, and then adjusting for changes in the value of the fixed assets, investment properties and other non-current assets derived from internal transactions within the corporation;

- The balance therein shall be excluded from the net cash flows from investing activities and displayed as a negative number with parentheses: (***).

2. Proceeds of liquidation and transfer of fixed assets and other non-current assets - No. 22

- This item reflects the total proceeds from entities outside the corporation when liquidating or transferring tangible and intangible fixed assets, investment properties, other non-current assets during the reporting period (including the receivables from in the previous periods involving liquidation and transfer of fixed assets, investment properties and other non-current assets).

- This item does not reflect:

+ Proceeds from liquidation and transfer of fixed assets, investment properties and other non-current assets of the subsidiaries purchased during the period (before being controlled by the parent company); Proceeds from internal entities within the corporation when liquidating or transferring fixed assets, investment properties and other non-current assets during the period;

+ Value of non-monetary assets obtained when liquidating or transferring fixed assets; investment properties and other non-current assets during the period;

+ Value of liquidated or transferred fixed assets, investment properties and other non-current assets, which has not yet been collected during the period;

+ Non-monetary expenses related to liquidation and transfer of fixed assets and investment properties, and residual value of the fixed assets and investment properties contributed as capital to joint ventures, associates, or losses.

- This item shall be formulated on the basis of:

+ The consolidated financial statement in the reporting period;

+ Cash flow reports of the parent company and subsidiaries in the reporting period;

+ Statements on liquidation and transfer of fixed assets, investment properties and other assets of the parent company and subsidiaries during the period.

- The balance therein shall be determined by: the total amount of the detailed proceeds from liquidation and transfer of fixed assets, investment properties and other non-current assets during the period in the consolidated business performance reports and other related documents, minus (-) the value of fixed assets and investment properties, non-current assets liquidated or transferred during the period but not yet paid or already paid with non-monetary assets.

- In the cases where during the period there were no transactions of purchasing or liquidating subsidiaries, this item may be formulated by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries, and then adjusting for changes in the value of the fixed assets, investment properties and other non-current assets derived from internal transactions within the corporation;

- The balance therein shall be added to the net cash flows from investing activities.

3. Expenditures for loans and purchases of loan instruments from other entities - No. 23

- This item shall be formulated on the basis of the total amount of deposits in the banks with a term of more than 3 months, loans granted to entities outside the corporation, expenditures for purchase of Government bonds and REPO securities in repurchase and resale transactions, loan instruments purchased from the other entities (bonds, commercial papers, preferred shares classified as liabilities...) and held to maturity during the reporting period.

- This item does not reflect:

+ Loan expenditures of the subsidiaries purchased during the period (before being controlled by the parent company);

+ Expenditures for purchase of loan instruments considered as cash equivalents and purchase of loan instruments for commercial purposes;

+ Loans in non-monetary assets; Bonds received from the sale of assets to other entities;

+ Loan expenditures or expenditures for purchase of loan instruments from internal entities within the corporation.

- This item shall be formulated on the basis of:

+ The consolidated financial statement in the reporting period;

+ Cash flow reports of the parent company and subsidiaries in the reporting period;

+ Statements of the parent company and subsidiaries on the loan situation in the reporting period;

- The balance therein shall be determined as follows: Subtract (-) the total ending balance from the total beginning balance of the items “Investments held to maturity” and “Loan receivables” (detailed short-term and long-term loans) in the consolidated balance sheet in the reporting period, then:

+ Subtract loans with non-monetary assets or bonds received from the sale of assets to other entities;

+ Plus the value of loans, loan instruments of the other entities decreased due to the recovery of the loan principal or the resale of loan instruments of other entities;

+ Plus the detailed balance of the loans (on the date of liquidation) of the subsidiaries liquidated during the period and minus (-) the balance of the loans (on the date of purchase) of the subsidiaries purchased during the period;

- In the cases where during the period there were no transactions of purchasing or liquidating subsidiaries, this item may be formulated by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries, and then adjusting for changes in loans derived from internal transactions within the corporation;

- The balance therein shall be excluded from the net cash flows from investing activities and displayed as a negative number with parentheses: (***).

4. Recovery of loans and resale of loan instruments of the other entities - No. 24

- This item reflects the total amount of recoveries of loan principal, proceeds from the resale of loan instruments (held to maturity) of entities outside the corporation (including the recoveries of receivables in the previous period in relation to the resale of loan instruments of other entities); and withdrawals of bank deposits during the reporting period.

- This item does not reflect:

+ Recoveries of loan principal and proceeds from the resale of loan instruments of the subsidiaries purchased during the period (before being controlled by the parent company);

+ Withdrawals from loan instruments considered as cash equivalents and loan instruments held for business purposes;

+ Recoveries of loan principal of non-monetary assets or equity instruments of other entities;

+ Recoveries of loan principal and proceeds from the resale of loan instruments to internal entities within the corporation.

- This item shall be formulated on the basis of:

+ The consolidated financial statement in the reporting period;

+ Cash flow reports of the parent company and subsidiaries in the reporting period;

+ Statements of the parent company and subsidiaries on loan recovery in the reporting period;

- The balance therein shall be determined as follows: From the detailed total amount of proceeds from the recovery of loan principal and the resale of loan instruments of other entities during the period in the consolidated financial statements and other relevant documents:

+ Subtract (-) recoveries of loan principal and proceeds from the resale of loan instruments that have not been paid or already paid with non-monetary assets; withdrawals of loan instruments held for business purposes;

+ Subtract (-) recoveries of loan principal and proceeds from the resale of loan instruments derived from internal transactions within the corporation.

- In the cases where during the period there were no transactions of purchasing or liquidating subsidiaries, this item may be formulated by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries, and then deducting the recoveries of loan principal and proceeds from the resale of loan instruments derived from internal transactions within the corporation.

- The balance therein shall be added to the net cash flows from investing activities.

5. Investments in other entities - No. 25

- This item reflects:

+ Total amount spent as investments in other enterprises outside the corporation during the reporting period (including payments of debts to purchase capital instruments from in the previous period), including investments in and capital contributions to the joint-ventures or associates and other long-term, short-term investments and capital contributions.

+ The net amount spent to obtain control of the subsidiaries during the reporting period, equal to the total amount spent to purchase subsidiaries minus (-) the total balance of cash, bank deposits, cash in transit of the subsidiaries at the time of purchase. E.g.: The corporation purchases a subsidiary for VND 15 billion, paid in cash. At the time of purchase, the total balance of cash and bank deposits of the subsidiary is VND 2 billion. The number to be presented therein is VND 13 billion;

+ The amount paid by the parent company to non-controlling shareholders in order to purchase more shares at the subsidiaries during the period; the amount paid by a subsidiary to other shareholders (other than shareholders within the corporation) to purchase more shares at other subsidiaries within the corporation. E.g.: During the period, the parent company (or subsidiary) purchases additional shares in another subsidiary within the corporation for VND 1 billion, including 800 million in cash and 200 million of fixed assets. This amount is paid directly to non-controlling shareholders of the subsidiary and reduces the percentage ownership of the non-controlling shareholders (but the total equity of the subsidiary does not change). The number to be presented therein is VND 800 million.

- This item does not reflect cash flows derived from the following transactions:

+ The amount spent to purchase stock of companies outside the corporation for business purposes. For example, during the period, the parent company purchase 100 million shares in cash with the intention of holding them for price increase to sell. The amount of 100 million shall not be presented therein but in the Item “Increase and decrease of trading securities”;

+ Capital contributions to companies within the corporation, thus increasing the equity of the companies receiving such capital contributions. E.g.: The total equity of the subsidiary is VND 5 billion. During the period, the parent company and other subsidiaries contribute VND 2 billion as capital to such subsidiary, making its equity increase from VND 5 billion to VND 7 billion. This amount of VND 2 billion shall be excluded from this item and shall not be presented on the consolidated financial statement;

+ The investments in other entities of the subsidiaries purchased during the period (before being controlled by the parent company);

+ Transactions of contributing non-monetary assets as capital, e.g.: During the period, the corporation contributes capital to its associates, including VND 6 billion in cash and VND 4 billion of fixed assets. The number to be presented therein is VND 6 billion;

+ Investments in the form of issuing shares or bonds; loan instruments converted into capital contributions, or outstanding debts.

+ Differences between the beginning value and the ending value of the investments in associates and joint ventures presented by the equity method.

- This item shall be formulated on the basis of:

+ The consolidated financial statement in the reporting period;

+ Cash flow reports of the parent company and subsidiaries in the reporting period;

+ Statements of the parent company and subsidiaries on investments in and capital contributions to other entities in the reporting period;

- The balance therein shall be determined as follows: Subtract (-) the total ending balance from the total beginning balance of the items “Investments in associates and joint ventures,” “Investments in other entities” (detailed investments in other entities) in the consolidated balance sheet in the reporting period, then:

+ Plus the investments in subsidiaries in the form of re-purchase of the capital contributions in cash and minus the available balance of the purchased subsidiaries at the time of purchase; (This detail does not include the value of the investments in subsidiaries in the form of cash contributions);

+ Plus the decreased value of investments and capital contributions due to recovery of investment capital or resale of capital contributions to other entities;

+ Plus the balance of investments in associates and joint ventures, investments in other entities (on the date of liquidation) of the subsidiaries liquidated during the period and minus (-) the balance of details of the above amounts (on the date of purchase) of the subsidiaries purchased during the period;

+ Subtract the investments by contributing non-monetary assets as capital; issuing shares or bonds; converting loan instruments into capital contributions or outstanding debts;

+ Exclude the differences between the ending value and the beginning value of the investments in associates and joint ventures presented by the equity method;

- In the cases where during the period there were no transactions of purchasing or liquidating subsidiaries, this item may be formulated by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries, and then adjusting for changes in capital contributions derived from internal transactions within the corporation;

- The balance therein shall be excluded from the net cash flows from investing activities and displayed as a negative number with parentheses: (***).

6. Withdrawals from investments in other entities - No. 26

- This item reflects:

+ Total recovered amount of investments in other entities outside the corporation (Due to resale or withdrawal or liquidation of investments in other entities) during the reporting period (including receivables from the sale of capital instruments in the previous period), such as: the recovered amount of investments and capital contributions to associates and joint ventures, and investments in other entities. E.g.: During the period, the parent company sells investments in associates for VND 3 billion , of which VND 2 billion is collected in cash and VND 1 billion in government bonds. The number to be presented therein is 2 billion.

+ The net amount collected when liquidating all or part of the subsidiaries resulting in the loss of control during the reporting period, which is determined equal to the total amount collected when liquidating subsidiaries minus (-) the total balance of cash, bank deposits, cash in transit of the subsidiaries at the time of liquidation. E.g.: The parent company sells a subsidiary for VND 75 billion, including VND 48 billion in bonds and VND 27 billion in cash. At the time of sale, the subsidiaries have a cash balance of VND 13 billion. The number to be presented therein is: 27 billion - 13 billion = VND14 billion.

+ The amount collected by the parent company from non-controlling shareholders outside the corporation when selling off its shares of the subsidiaries during the period (but still obtaining the control thereof); The amount collected by a subsidiary from other shareholders outside the corporation when selling off its capital contributions in other subsidiaries within the corporation. E.g.: During the period, the parent company (or subsidiary) sells off its capital proportion in another subsidiary to outside shareholders. The revenue is VND 1 billion, including VND 800 million in cash and VND 200 million of fixed assets. This amount collected from shareholders outside the corporation increases the percentage ownership of the non-controlling shareholders (but the total equity of the subsidiaries does not change). The number to be presented therein is 800 million.

+ The recovery of receivables in the previous period in relation to the resale of investments in other entities.

- This item does not reflect cash flows derived from the following transactions:

+ Proceeds from selling shares held for business purposes; the value of the investments recovered in non-monetary assets, loan instruments or capital instruments of other entities; or the investments that have not been paid in cash.

+ Withdrawals of capital contributed to companies within the corporation, which reduces the equity of the foreclosed companies. E.g.: The total equity of the subsidiary is VND 5 billion. During the period, the parent company decides to reduce the investment in the subsidiary by canceling a certain number of shares (or returning part of the respective capital contributions to the parties). The amount of VND 1 billion in cash earned by the parent company shall be excluded from this item and shall not be presented on the consolidated financial statement.

+ The withdrawals of investments in other entities of the subsidiaries purchased during the period (before being controlled by the parent company);

+ Transactions of recovering non-monetary assets contributed as capital, e.g.: During the period, the corporation recovers the capital contributed to associates, including VND 10 billion in cash and VND 4 billion of fixed assets. The number to be presented therein is VND 10 billion;

- This item shall be formulated on the basis of:

+ The consolidated financial statement in the reporting period;

+ Cash flow reports of the parent company and subsidiaries in the reporting period;

+ Statements of the parent company and subsidiaries on the recovery of capital contributions to other entities in the reporting period.

- The balance therein shall be determined as follows: Take the detailed total proceeds from the withdrawal or resale of investments in other entities during the period in the consolidated financial statements and other relevant documents, then:

+ Subtract the capital returns unpaid, or paid with non-monetary assets.

+ Subtract the withdrawals of capital contributions from internal entities within the corporation.

- In the cases where during the period there were no transactions of purchasing or liquidating subsidiaries, this item may be formulated by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries, and then subtracting the withdrawals of investments in internal entities within the corporation.

- The balance therein shall be added to the net cash flows from investing activities.

7. Proceeds from distributed loan interest, dividends, and profits - No. 27

- This item reflects the amount received from loan interest, deposit interest, dividends and profits received from investment activities and capital contributions to other entities outside the corporation during the reporting period (including the recover of receivables in the previous period in relation to the distributed interest, dividends, profits).

- This item does not include:

+ Loan interest, dividends and profits received from internal entities within the corporation;

+ Lan interest, dividends and profits earned by the subsidiaries before the date they are controlled by the parent company;

+ Loan interest, dividends and profits receivable or earned in non-monetary assets or paid in shares.

- This item shall be formulated on the basis of:

+ The consolidated financial statement in the reporting period;

+ Cash flow reports of the parent company and subsidiaries in the reporting period;

+ Statements of the parent company and subsidiaries on the collection of interest, dividends, distributed profits from capital contributions to other entities in the reporting period.

- The balance therein shall be determined as follows: Take the detailed total proceeds from interest, dividends, distributed profits from capital contributions to other entities during the period in the consolidated business performance report and other relevant documents, then:

+ Subtract the interests, dividends, distributed profits from the capital contributions to other entities during the period unpaid, or paid in non-monetary assets or in shares;

+ Subtract the interests, dividends, profits distributed by internal entities within the corporation.

+ Subtract the loan interests, dividends and profits earned by the subsidiaries before the date they are controlled by the parent company.

- In the cases where during the period there were no transactions of purchasing or liquidating subsidiaries, this item may be formulated by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries, and then subtracting the interests, dividends, profits distributed by internal entities within the corporation.

- The balance therein shall be added to the net cash flows from investing activities.

E.g.: Determining the number of dividends, profits earned from associates and joint ventures (Knowing that associates and joint ventures do not pay dividends, profits in shares or non-monetary assets).

The consolidated business results report of the year 20X2.

 VND billion

Profits from business activities of the corporation                                  60

Profits from associates and joint ventures                                               10

Earnings before interest and taxes                                                           70

Tax                                                                                                           (15)

After-tax profits                                                                                       55

The consolidated balance sheet as of December 31, 20X2.

20X2                     20X1

 VND billion          VND billion

Investments in associates                                92                           88

The dividends in cash received from associates and joint ventures is determined as follows:

                               VND billion

Investments in associates at the beginning of the period                      88

Plus: Profit from associates                                                           10

98

Received dividends β (unknown number)      (6)

Investments in associates at the end of the period                         92

8. Net cash flows from investing activities - No. 30

The Item “Net cash flows from investing activities” reflects the differences between all revenues and all expenditures from investing activities during the reporting period.

This item is calculated by aggregating the items from No. 21 to No. 27. If the balance therein is a negative number, it shall be displayed with parentheses (***).

No. 30 = No. 21 + No. 22 + No. 23 + No. 24 + No. 25 + No. 26 + No. 27

Article 75. Formulating detailed statements with items about cash flows from financing activities

1. Proceeds from issuing shares to and receiving capital contributions from the owners - No. 31

- This item reflects the total amount collected from shareholders outside the corporation during the reporting period. For joint stock companies, this item reflects the amount received from the issuance of common shares at the actual issue price, including the proceeds from the issuance of preferred shares classified as equity and option of convertible bonds.

- This item does not reflect:

+ Undistributed after-tax profits, loans or liabilities converted into equity, or capital contributions in non-monetary assets received from owners;

+ The proceeds from the issuance of preferred shares classified as liability; The original debt component of the loan instruments may be converted into capital instruments (such as convertible bonds...)

+ Proceeds from capital contributions of the internal entities within the corporation;

+ Proceeds from the purchase of subsidiaries during the period they receive the capital contributions from the owners (before being controlled by the parent company).

- This item shall be formulated on the basis of:

+ The consolidated financial statement in the reporting period;

+ Cash flow reports of the parent company and subsidiaries in the reporting period;

+ Statements of the parent company and subsidiaries on the receipt of capital contributions from the owners during the reporting period, notes in the consolidated financial statements and other relevant documents.

- The balance therein shall be determined as follows: Subtract the ending balance from the beginning balance of the items “Capital contributions from owners,” “Share premiums,” “Bond conversion options”, “Other sources of capital from owners” on the consolidated balance sheet, then:

+ Subtract (-) the capital contributions of non-monetary assets or liabilities converted into equity; the increase of shares due to dividends being paid in shares

+ Plus the return of respective capital contributions to owners outside the corporation.

- In the cases where during the period there were no transactions of purchasing or liquidating subsidiaries, this item may be formulated by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries, and then subtracting the withdrawals of investments in internal entities within the corporation.

- The balance therein shall be added to net cash flows from financing activities.

2. Return of capital contributions to owners, repurchase of issued shares - No. 32

- This item reflects the total return of capital contributions to owners outside the corporation in the form of cash refund or re-purchase in cash of issued shares in order to cancel or use them as treasury stock during the reporting period.

- This item does not reflect:

+ The amount of capital return for internal entities within the corporation;

+ Returns of capital contributions of the subsidiaries purchased during the period (before being controlled by the parent company).

+ Returns of capital contributions to owners, re-purchases of issued shares with non-monetary assets.

+ The capital contributions recorded as a decrease in order to cover business loss.

+ The principal return of preferred stock is classified as liabilities

- This item shall be formulated on the basis of:

+ The consolidated financial statement in the reporting period;

+ Cash flow reports of the parent company and subsidiaries in the reporting period, notes in the consolidated financial statements and other relevant documents;

+ Statements of the parent company and subsidiaries on return of capital contributions and re-purchase of issued shares during the reporting period.

- The balance therein shall be determined as follows: Take the total amount paid (details of return of capital contributions to the owner, re-purchase of issued shares) of the parent company and subsidiaries during the period on the consolidated balance sheet, then:

+ Subtract the return of capital contributions of non-monetary assets;

+ Subtract the capital contributions recorded as a decrease in order to cover business loss

+ Subtract the amount of capital return for internal entities within the corporation;

- In the cases where during the period there were no transactions of purchasing or liquidating subsidiaries, this item may be formulated by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries, and then excluding any return of capital contributions to internal entities within the corporation.

- The balance therein shall be excluded from the net cash flows from financing activities and displayed as a negative number with parentheses: (***).

3. Borrowings - No. 33

- This item reflects the total amount received by enterprises from short-term and long-term borrowings from the banks, financial institutions, credit institutions and other entities outside the corporation during the reporting period (including the borrowings transferred directly to contractors, suppliers of goods and services, not via the enterprises’ accounts. This item also includes the amount the sellers receive in the purchase and resale of Government bonds and other Repo transactions.

+ For borrowings in bonds, this item reflects the actual amount received (equal to the bond's par value adjusted for any discount, bond premium or prepaid bond interest);

+ For convertible bonds, this item reflects the principal of the convertible bonds, obtained during the period

+ For preferred shares classified as liabilities: This item reflects the actual income from the issuance of preferred shares. If the issuer is only obligated to repurchase at par, this item reflects the par value of preferred shares. Differences between the issue price and par value are adjusted on the item “Proceeds from issuing shares to, receiving capital contributions from the owners” - No. 31.

- This item does not reflect:

+ Borrowings from internal entities within the corporation;

+ Borrowings of non-monetary assets; Financial lease liabilities during the period

+ Borrowings of the subsidiaries purchased during the period (before being controlled by the parent company);

- This item shall be formulated on the basis of:

+ The consolidated financial statement in the reporting period;

+ Cash flow reports of the parent company and subsidiaries in the reporting period;

+ Statements of the parent company and subsidiaries on changes in borrowings during the reporting period;

- The balance therein shall be determined as follows: Subtract (-) the total ending balance from the total beginning balance of the items “Short-term borrowings and finance lease liabilities”, “Long-term borrowings and finance lease liabilities””, “Convertible bonds”, “Re-purchase transactions of Government bonds (No. 324), “Preferred shares” (No. 342) in the consolidated balance sheet in the reporting period, then:

+ Subtract (-) the non-monetary asset borrowings and financial lease liabilities arising during the period;

+ Plus the value of principal paid during the period;

+ Plus the balance of short-term and long-term borrowings (on the date of liquidation) of the subsidiaries liquidated during the period and minus (-) the balance of the details of the above items (on the date of purchase) of the subsidiaries purchased during the period.

- In the cases where during the period there were no transactions of purchasing or liquidating subsidiaries, this item may be formulated by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries, and then excluding the borrowings by internal entities within the corporation.

- The balance therein shall be added to net cash flows from financing activities.

4. Loan principal repayment - No. 34

- This item reflects the total amount of loan principal repaid to other entities outside the corporation, including the repaid principal of ordinary bonds, convertible bonds or preferred shares with terms requiring the issuers to re-purchase at a certain time in the future (classified as liabilities) during the reporting period. This item also includes the amount the sellers have returned to the purchasers in the purchase and resale of Government bonds and other Repo transactions.

- This item does not reflect:

+ The loan principal repayments for internal entities within the corporation;

+ The loan principal repayments of the subsidiaries purchased during the period (before being controlled by the parent company).

+ The loan principal repayments of non-monetary assets or loans converted into capital contributions.

- This item shall be formulated on the basis of:

+ The consolidated financial statement in the reporting period;

+ Cash flow reports of the parent company and subsidiaries in the reporting period, notes in the consolidated financial statements and other relevant documents;

+ Statements of the parent company and subsidiaries on loan principal payment during the reporting period.

- The balance therein shall be determined as follows: Take the total amount of principal repaid by the parent company and subsidiaries during the period, then:

+ Subtract (-) the loan principal repayments of non-monetary assets;

+ Subtract (-) the loan principal repayments to internal entities within the corporation.

- In the cases where during the period there were no transactions of purchasing or liquidating subsidiaries, this item may be formulated by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries, and then excluding the loan principal repayments to internal entities within the corporation.

- The balance therein shall be excluded from the net cash flows from financing activities and displayed as a negative number with parentheses: (***).

5. Finance lease principal repayment - No. 35

- This item reflects the total amount paid for financial lease liabilities to entities outside the corporation during the reporting period.

- This item does not reflect:

+ The repayment of finance lease liabilities for internal entities within the corporation;

+ The repayments of finance lease liabilities of the subsidiaries purchased during the period (before being controlled by the parent company).

+ The repayments for finance lease liabilities of non-monetary assets or finance lease liabilities converted into capital contributions.

- This item shall be formulated on the basis of:

+ The consolidated financial statement in the reporting period;

+ Cash flow reports of the parent company and subsidiaries in the reporting period, notes in the consolidated financial statements and other relevant documents;

+ Statements of the parent company and subsidiaries on principal repayment during the reporting period.

- The balance therein shall be determined as follows: Take the total amount of finance lease liabilities repaid by the parent company finance and subsidiaries during the period on the consolidated balance sheet, then:

+ Subtract (-) the repayments for finance lease liabilities with non-monetary assets;

+ Subtract (-) the repayments for finance lease liabilities to internal entities within the corporation.

- In the cases where during the period there were no transactions of purchasing or liquidating subsidiaries, this item may be formulated by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries, and then excluding the repayments of finance lease liabilities to internal entities within the corporation.

- The balance therein shall be excluded from the net cash flows from financing activities and displayed as a negative number with parentheses: (***).

6. Dividends and profits paid to owners - No. 36

- This item reflects the total amount of dividends and profits paid to owners outside the corporation during the reporting period.

- This item does not reflect:

+ Undistributed dividends or after-tax profits converted into capital contributions by the owners (such as dividends in shares);

+ Non-monetary asset dividends, profits paid to owners;

+ Dividends, profits of subsidiaries purchased during the period that have been paid to the owners before the subsidiaries are controlled by the parent company;

+ Dividends, profits within the corporation.

- This item shall be formulated on the basis of:

+ The consolidated financial statement in the reporting period;

+ Cash flow reports of the parent company and subsidiaries in the reporting period, notes in the consolidated financial statements and other relevant documents;

+ Statements of the parent company and subsidiaries on the collection of distributed interests, dividends, profits from capital contributions to other entities in the reporting period.

- The balance therein shall be determined as follows: Take the total dividends, profits paid to owners outside the corporation during the period in the consolidated financial statement, then:

+ Subtract (-) the undistributed dividends or after-tax profits paid to owners outside the corporation in shares and in non-monetary assets;

+ Subtract (-) the dividends, profit of subsidiaries purchased during the period that have been paid to the owners before the subsidiaries are controlled by the parent company;

- In the cases where during the period there were no transactions of purchasing or liquidating subsidiaries, this item may be formulated by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries, and then excluding the dividends and profits paid to internal entities within the corporation.

- The balance therein shall be excluded from the net cash flow from financing activities and displayed as a negative number with parentheses: (***).

7. Net cash flows from financing activities - No. 40

The item “Net cash flows from financing activities” reflects the differences between all revenues and all expenditures from financing activities during the reporting period.

This item shall be calculated by aggregating the items from No. 31 to No. 36.

If the balance therein is a negative number, it shall be displayed with parentheses (***).

No. 40 = No. 31+No. 32+No. 33 + No. 34 + No. 35 + No. 36

Article 76. Summary of cash flows during the period

1. Net cash flows during the period - No. 50

The Item “Net cash flows during the period” reflects the differences between all revenues and all expenditures from three types of activities: Business activities, investing activities and financing activities of the enterprises during the reporting period. No. 50 = No. 20 + No. 30 + No. 40

If the balance therein is a negative number, it shall be displayed with parentheses (***).

2. Beginning cash and cash equivalents - No. 60

- This item reflects the balance of the cash and cash equivalents at the beginning of the reporting period, including cash, bank deposits, cash in transit and cash equivalents.

- This item shall be formulated on the basis of the beginning balance of the cash and cash equivalents - No. 110, column “Beginning balance” on the consolidated balance sheet.

3. Effects of changes in exchange rate - No. 61

- This item reflects the total amount of exchange rate differences due to revaluation of the ending balance of cash and cash equivalents in foreign currencies at the end of the reporting period and the exchange rate differences made by converting financial statements of the subsidiaries in a currency other than the accounting currency used by the parent company.

- This item shall be formulated on the basis of the consolidated business performance reports (detailed differences due to revaluation of the balance in foreign currency), the consolidated balance sheet, cash flow reports of the parent company and subsidiaries during the reporting period. The number to be recorded therein shall be determined by aggregating the respective items on the cash flow reports of the parent company and subsidiaries and the financial exchange rate differences due to the conversion of the statements of the subsidiaries on the consolidated balance sheet. This item may be displayed as either a positive number or a negative number with parentheses (…).

4. Ending cash and cash equivalents - No. 70

- This item reflects the balance of the cash and cash equivalents at the end of the reporting period, including cash, bank deposits, cash in transit and cash equivalents.

- This item shall be formulated on the basis of the ending balance of the cash and cash equivalents - No. 110, column “Ending balance” on the consolidated balance sheet. No. 70 = No. 50 + No. 60 + No. 61 + No. 62

 

Chapter IX

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 77. Effect

This Circular takes effect 45 days from the date of signing and applies for the preparation and presentation of consolidated financial statements of the fiscal year beginning on or after January 1, 2015. Part XIII - Circular No. 161/2007/TT-BTC dated December 31, 2007 of the Ministry of Finance guiding the preparation and presentation of consolidated financial statements according to Accounting Standards No. 25 “Consolidated financial statements and accounting for investments in subsidiaries” shall be annulled.

Article 78 Implementation Organization

1. Corporations that have specific accounting regimes approved by the Ministry of Finance shall base themselves on this Decree in order to make guidelines and supplements accordingly.

2. Ministries, sectors, People's Committees, Departments of Finance and Tax Departments of provinces and municipalities shall be responsible for guiding enterprises to implement this Decree. If there are any problems during the implementation process, they should be reported to the Ministry of Finance for solutions thereto.

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Tran Xuan Ha

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 202/2014/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 202/2014/TT-BTC PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất