Thông tư 14/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kiểm toán độc lập

thuộc tính Thông tư 14/1998/TT-BTC

Thông tư 14/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kiểm toán độc lập
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:14/1998/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành:05/02/1998
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 14/1998/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 14/1998/TT-BTC NGÀY 05 THÁNG 02 NĂM 1998 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ HẠCH TOÁN KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

 

Thi hành Nghị định số 59/CP ngày 03 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ ban hành "Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước", Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kiểm toán độc lập (gọi tắt là doanh nghiệp Kiểm toán) như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

 

1. Thông tư này áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Kiểm toán, Tư vấn tài chính kế toán và các hoạt động dịch vụ khác theo chức năng ghi trong Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.

2. Các doanh nghiệp Kiểm toán được Nhà nước giao vốn, đất đai và các nguồn lực khác; có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao; có các quyền hạn và nghĩa vụ dân sự; và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.

3. Các doanh nghiệp Kiểm toán (kể cả các chi nhánh trực thuộc) chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan Tài chính với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước và đại diện chủ sở hữu về vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp theo uỷ quyền của Chính phủ.

 

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

 

MỤC 1. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN:

 

1. Các doanh nghiệp Kiểm toán được Nhà nước cấp vốn điều lệ ban đầu khi thành lập phù hợp với mức vốn pháp định của ngành Kiểm toán theo quy định tại Nghị định số 50/CP ngày 28/8/1996 của Chính phủ. Trong quá trình kinh doanh, khi cần thiết, Nhà nước có thể xem xét đầu tư bổ sung vốn cho doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao bổ sung.

2. Nhà nước thực hiện việc giao vốn thuộc sở hữu Nhà nước cho các doanh nghiệp Kiểm toán. Việc giao vốn cho doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước và các quy định khác của pháp luật hiện hành.

3. Doanh nghiệp Kiểm toán được quyền sử dụng vốn và các quỹ của mình để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc: "Hiệu quả - Bảo toàn và Phát triển vốn". Trường hợp sử dụng các nguồn vốn và quỹ khác với mục đích đã quy định thì phải theo nguyên tắc: "có hoàn trả".

4. Quản lý vốn:

4.1- Doanh nghiệp Kiểm toán được quyền sử dụng vốn, tài sản, quyền sử dụng đất thuộc quyền quản lý của mình để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Riêng việc sử dụng "quyền sử dụng đất" để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải thực hiện theo các quy định của Luật đất đai.

Việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp Kiểm toán phải tuân thủ các quy định của pháp luật, không được làm thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp và đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốn, tăng thu nhập và không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ kinh doanh chính được Nhà nước giao.

4.2. Các hình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp Kiểm toán gồm:

- Mua công trái, trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu;

- Liên doanh, góp vốn cổ phần với các doanh nghiệp khác.

5. Doanh nghiệp Kiểm toán có quyền cho thuê, thế chấp, nhượng bán tài sản thuộc quyền quản lý để tái đầu tư, đổi mới công nghệ theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo các thủ tục quy định của pháp luật.

6. Doanh nghiệp Kiểm toán thực hiện đúng chế độ trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định. Toàn bộ số tiền khấu hao tài sản cố định thuộc Nhà nước được để lại doanh nghiệp để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định và sử dụng cho các nhu cầu kinh doanh theo quy định của Nhà nước.

7. Doanh nghiệp Kiểm toán được quyền huy động vốn dưới các hình thức: vay vốn, nhận vốn góp và các hình thức khác theo pháp luật quy định. Việc huy động vốn phải tuân thủ theo các quy định của Pháp luật hiện hành (không được làm thay đổi hình thức sở hữu Nhà nước của doanh nghiệp Kiểm toán).

8. Quản lý tài sản:

8.1. Doanh nghiệp Kiểm toán thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:

- Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của Nhà nước;

- Dùng tài sản để liên doanh, góp vốn (trong cả 2 trường hợp: khi góp tài sản và khi nhận lại tài sản);

- Thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu;

- Điều chỉnh giá để đảm bảo giá trị thực tế của doanh nghiệp.

8.2. Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định của Nhà nước. Các khoản chênh lệch tăng, giảm giá trị do đánh giá lại tài sản được hạch toán tăng, giảm vốn sau khi được cơ quan tài chính phê chuẩn.

9. Doanh nghiệp Kiểm toán được chủ động thanh lý những tài sản kém mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, không còn nhu cầu sử dụng, không thể nhượng bán, tài sản hư hỏng không thể phục hồi được, tài sản đã hết thời gian sử dụng.

Khi thanh lý tài sản, doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng thanh lý, trường hợp bán tài sản thanh lý phải tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian 10 ngày sau khi thanh lý tài sản, doanh nghiệp phải báo cáo cho cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp biết.

Khoản chênh lệch tăng, giảm giữa giá trị thu được do thanh lý tài sản và giá trị còn lại của tài sản thanh lý và chi phí nhượng bán, thanh lý (nếu có) được hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (thu nhập khác).

10. Doanh nghiệp Kiểm toán có trách nhiệm bảo toàn vốn Nhà nước giao theo các quy định dưới đây:

- Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn và tài sản theo quy định của Nhà nước.

- Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của Nhà nước.

- Được hạch toán vào chi phí kinh doanh các khoản dự phòng sau:

+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là khoản giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho dự kiến sẽ xảy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo.

+ Dự phòng giảm giá các khoản phải thu khó đòi: là phần giá trị dự kiến bị tổn thất của các khoản phải thu sẽ xảy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo do con nợ không có khả năng thanh toán.

+ Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư chứng khoán trong hoạt động tài chính.

Việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng này theo quy định của Nhà nước.

 

MỤC 2. DOANH THU - CHI PHÍ KINH DOANH:

 

1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Kiểm toán là toàn bộ số tiền thu được từ văn phòng Công ty, chi nhánh và văn phòng đại diện trực thuộc công ty, bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác, cụ thể:

 

A. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:

 

1. Doanh thu về hoạt động kiểm toán:

* Kiểm toán báo cáo tài chính;

* Kiểm toán quyết toán công trình xây dựng cơ bản;

* Kiểm toán dự án;

* Kiểm toán xác định giá trị tài sản để cổ phần hoá, sáp nhập, giải thể; góp vốn liên doanh v.v...

* Kiểm toán theo các yêu cầu cụ thể của khách hàng.

2. Doanh thu từ hoạt động tư vấn:

* Tư vấn về quản lý tài chính, kế toán, các sắc luật thuế;

* Tư vấn theo yêu cầu cụ thể của khách hàng.

3. Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh khác:

* Cài đặt chương trình phần mềm vi tính;

* Bán tài liệu;

* Đào tạo;

* Thu từ các hoạt động hợp đồng hợp tác kinh doanh.

 

B. HOẠT ĐỘNG KHÁC:

 

1. Doanh thu và thu nhập từ hoạt động tài chính:

1.1. Doanh thu từ hoạt động tài chính: thu từ hoạt động cho thuê tài sản (nhà cửa, công cụ, ôtô...).

1.2. Thu nhập từ hoạt động tài chính:

* Lãi tiền gửi.

* Lãi tiền cho vay.

* Thu từ hoạt động mua bán: trái phiếu - tín phiếu - cổ phiếu...

* Thu từ hoạt động liên doanh, cổ phần...

2. Doanh thu từ hoạt động bất thường gồm: các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như:

* Thu từ bán công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng.

* Các khoản phải trả nhưng không phải trả vì nguyên nhân từ phía chủ nợ.

* Thu chuyển nhượng thanh lý tài sản.

* Nợ khó đòi đã xoá - nay thu hồi được.

* Hoàn nhập các khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích năm trước nhưng không sử dụng hết.

* Các khoản thu bất thường khác.

Toàn bộ doanh thu phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp Kiểm toán độc lập phải được thể hiện trên các hoá đơn, chứng từ hợp lệ và phải được phản ánh đầy đủ vào các sổ sách kế toán theo chế độ Nhà nước quy định.

Doanh nghiệp có trách nhiệm xác định và phản ánh rõ các khoản doanh thu tính thuế cho từng loại hoạt động theo các quy định của Luật thuế, Nghị định và các Thông tư hướng dẫn hiện hành.

Các khoản doanh thu, thu nhập của doanh nghiệp để ngoài sổ sách phải truy nộp toàn bộ vào Ngân sách Nhà nước và xử phạt theo chế độ hiện hành.

2. Mức phí của hoạt động kiểm toán và tư vấn tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa 2 bên (doanh nghiệp Kiểm toán và khách hàng). Sự thoả thuận này phải căn cứ vào:

- Khối lượng và độ phức tạp của công việc yêu cầu kiểm toán;

- Giá cả thị trường kiểm toán trong và ngoài nước (hợp đồng kiểm toán dự án quốc tế).

- Các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan đến công việc kiểm toán ghi trong hợp đồng.

- Đảm bảo chi phí đầy đủ và có tỷ lệ lãi thích ứng.

3. Sản phẩm dở dang của doanh nghiệp Kiểm toán là những hợp đồng kiểm toán và tư vấn đang thực hiện dở dang ở thời điểm kết thúc năm dương lịch (năm báo cáo tài chính) thể hiện:

- Chi phí cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn phát sinh chưa đầy đủ.

- Phí kiểm toán và tư vấn thu chưa đủ hoặc chưa xác định được số phải thu do chưa có biên bản thanh lý hợp đồng.

- Khoản tiền thu trước của khách hàng là vốn ứng trước của khách hàng cho những công việc đã ký trong hợp đồng.

4- Chi phí của doanh nghiệp Kiểm toán gồm: chi phí cho từng hoạt động kiểm toán, tư vấn, hoạt động tài chính, hoạt động khác và chi phí chung cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Giám đốc các doanh nghiệp Kiểm toán phải lập dự toán chi phí kinh doanh hàng năm để làm căn cứ điều hành kinh doanh và quản lý chi phí của doanh nghiệp.

 

CHI PHÍ RIÊNG CHO TỪNG HOẠT ĐỘNG:

 

A- HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:

 

1. Chi cho các hoạt động kiểm toán:

* Chi trả công cho người lao động không thuộc sự quản lý của doanh nghiệp như: Cộng tác viên, Kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật, Chuyên gia.

* Chi phí dịch thuật, in ấn tài liệu, làm báo cáo kiểm toán.

* Bảo hiểm nghề nghiệp (hoặc quỹ dự phòng rủi ro vì hiện nay ở Việt Nam chưa có bảo hiểm nghề nghiệp).

2. Chi cho hoạt động tư vấn:

* Chi trả công cho người lao động không thuộc sự quản lý của doanh nghiệp.

* Bảo hiểm nghề nghiệp (hoặc quỹ dự phòng rủi ro vì hiện nay ở Việt Nam chưa có bảo hiểm nghề nghiệp).

3. Chi cho các hoạt động kinh doanh khác:

3.1. Chi cho cài đặt chương trình phần mềm vi tính.

3.2. Chi cho dịch vụ bán tài liệu.

* Giá vốn hàng hoá bán ra;

* Chi phí bán hàng: Bao bì đóng gói và tiếp thị;

* Quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

3.3. Chi cho dịch vụ đào tạo:

* Chi biên soạn tài liệu.

* Chi in ấn tài liệu giảng dạy.

* Chi thuê hội trường.

* Chi trả cho giảng viên: Tiền công, chi phí ăn, ở và đi lại.

* Chi chè nước cho lớp.

* Chi văn phòng phẩm phục vụ lớp học.

* In và các thủ tục làm chứng chỉ lớp học.

* Chi khai giảng, bế giảng lớp học.

3.4. Chi cho các hoạt động hợp đồng hợp tác kinh doanh.

 

B- HOẠT ĐỘNG KHÁC:

 

1. Chi cho hoạt động tài chính (cho thuê nhà, đầu tư tài chính):

* Khấu hao nhà cửa cho thuê;

* Sửa chữa tài sản cho thuê;

* Bảo dưỡng.

2- Chi cho các hoạt động bất thường:

* Chi phí nhượng bán thanh lý tài sản cố định (bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý và nhượng bán);

* Giá trị tổn thất thực tế về tài sản sau khi đã giảm trừ tiền đền bù của người phạm lỗi và tổ chức bảo hiểm, trị giá phế liệu thu hồi và số đã được bù đắp bằng quỹ dự phòng;

* Các chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá;

* Chi phí bất thường khác.

 

CÁC CHI PHÍ CHUNG CỦA MỌI HOẠT ĐỘNG:

(Ngoài các chi phí riêng cho từng hoạt động trên)

 

* Chi phí tiền lương trả cho người lao động (do doanh nghiệp quản lý);

* Bảo hiểm xã hội, y tế, kinh phí công đoàn theo quỹ lương;

* Khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp (theo tỷ lệ đăng ký với Nhà nước);

* Công cụ lao động, dụng cụ văn phòng...

* Văn phòng phẩm cho cán bộ của doanh nghiệp;

* Báo chí, sách nghiệp vụ;

* Chi về hội thảo, tập huấn nghiệp vụ;

* Chi về tuyên truyền quảng cáo các hoạt động của doanh nghiệp;

* Chi sửa chữa tài sản;

* Chi bảo hiểm tài sản của doanh nghiệp;

* Chi trang phục (theo Nhà nước quy định);

* Chi sơ kết, tổng kết doanh nghiệp hàng quý, hàng năm...

* Đoàn đi công tác nước ngoài:

- Tham quan, khảo sát nước ngoài;

- Đào tạo ở nước ngoài.

* Trả lãi tiền vay ngân hàng, vay các đối tượng khác, kể cả vay đầu tư sau khi công trình đã đưa vào sử dụng;

* Chi phí tuyển dụng nhân viên, nâng cấp, nâng bậc; đào tạo cán bộ để hoàn thiện và nâng cao kiến thức;

* Chi công tác phí: thuê phương tiện, nhà ở, lưu trú,...

* Chi phí tiếp thị giao dịch tiếp khách. Mức chi theo Nghị định 59/CP quy định có nêu cụ thể theo đặc thù;

* Thuê văn phòng làm việc (nếu có);

* Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Nghị định 198/CP ngày 31/12/1994;

* Dự phòng nợ khó đòi (nếu có);

* Niên liễm các Hội có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

* Chi phí thuê ngoài: điện, nước, điện thoại...

* Các khoản thuế, lệ phí (có tính chất như thuế) nộp ngân sách như:

- Tiền sử dụng đất;

- Thuế môn bài;

- Tiền thuê đất.

* Chi phí kiểm toán doanh nghiệp;

* Chi phí khác (ngoài các khoản chi đã liệt kê).

Các khoản chi phí trên được hạch toán theo thực tế chi do Giám đốc doanh nghiệp duyệt chi và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Các chứng từ chi phải đảm bảo tính hợp lý - hợp lệ theo quy định của Nhà nước. Đối với những khoản chi không đúng chế độ, người ra quyết định - phải chịu trách nhiệm bồi hoàn.

Về chi phí tiền lương: Doanh nghiệp căn cứ vào các Thông tư số 13/LĐTBXH-TT và số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xây dựng định mức lao động; Trên cơ sở định mức lao động đã đăng ký và chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, doanh nghiệp xây dựng đơn giá tiền lương trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Việc trích lập và sử dụng quỹ tiền lương phải căn cứ vào đơn giá tiền lương được phê duyệt và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt được trong kỳ.

Hàng năm doanh nghiệp phải quyết toán quỹ tiền lương với cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp, cơ quan Quản lý vốn và Tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cơ quan thuế.

 

MỤC 3. LỢI TỨC VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ

 

1. Lợi tức của doanh nghiệp Kiểm toán là tổng lợi tức của các chi nhánh hạch toán phụ thuộc tổng hợp xác định lại doanh nghiệp mẹ - đó là khoản chênh lệch giữa tổng số thu và tổng số (Chi + Thuế doanh thu) ở từng đơn vị trực thuộc:

Lợi tức DN kiểm toán = Tổng thu - (Tổng chi + Thuế doanh thu)

Lợi tức được xác định riêng cho từng hoạt động.

2. Tổng lợi tức thực hiện cả năm của doanh nghiệp Kiểm toán được phân phối theo thứ tự sau:

2.1. Nộp thuế lợi tức theo luật định.

2.2. Nộp tiền thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước;

2.3. Trả tiền phạt như:

- Tiền phạt vi phạm kỷ luật thu nộp ngân sách;

- Tiền phạt vi phạm hành chính;

- Phạt nợ quá hạn (sau khi trừ tiền phạt thu được);

- Các khoản chi phí hợp lệ chưa được trừ khi xác định thuế lợi tức phải nộp.

2.4. Trừ các khoản lỗ không được trừ vào lợi tức trước thuế;

2.5. Phần lợi tức sau khi trừ 4 khoản trên của điều này, doanh nghiệp được trích lập các quỹ như sau:

- Quỹ đầu tư phát triển: được trích tối thiểu 50%, không hạn chế mức tối đa;

- Quỹ dự phòng tài chính: trích 10% - số dư không quá 25% vốn điều lệ;

- Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: trích 5% - số dư không quá 6 tháng lương thực hiện;

- Số lợi tức còn lại sau khi trích 3 quỹ trên doanh nghiệp được trích 2 quỹ phúc lợi và khen thưởng theo quy định dưới đây:

+ Tối đa không quá 3 tháng lương thực tế - nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm tài chính không thấp hơn năm trước;

+ Tối đa không quá 2 tháng lương thực tế - nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm tài chính thấp hơn năm trước.

Sau khi phân phối vào 2 quỹ phúc lợi và khen thưởng nếu còn thì nộp thuế lợi tức bổ sung, sau khi đã nộp thuế lợi tức bổ sung nếu còn thì chuyển toàn bộ vào quỹ đầu tư phát triển.

3. Doanh nghiệp Kiểm toán được sử dụng các quỹ tập trung sau đây:

3.1. Quỹ đầu tư phát triển:

Quỹ đầu tư phát triển được doanh nghiệp Kiểm toán quản lý tập trung để sử dụng cho nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp theo chế độ của Nhà nước.

3.2. Quỹ dự phòng tài chính:

Dùng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản mà doanh nghiệp phải chịu trong quá trình kinh doanh. Và trích nộp để hình thành quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp mẹ (nếu là đơn vị phụ thuộc).

3.3. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm:

- Dùng để chi cho việc:

* Đào tạo công nhân viên do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ;

* Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động;

* Trợ cấp cho người lao động làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp nay bị mất việc làm theo quy định tại Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995.

3.4. Quỹ khen thưởng, dùng để:

- Thưởng cuối năm hoặc thường kỳ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Mức thưởng do Giám đốc quyết định sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn doanh nghiệp;

- Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp có sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Mức thưởng do Giám đốc quyết định;

- Thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài doanh nghiệp có quan hệ hợp đồng kinh tế đã hoàn thành tốt những điều kiện hợp đồng, có đóng góp nhiều cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức thưởng do Giám đốc quyết định.

3.5. Quỹ phúc lợi, dùng để:

- Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của doanh nghiệp;

- Chi cho các hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên doanh nghiệp, phúc lợi xã hội;

- Chi trợ cấp khó khăn kể cả trường hợp về hưu mất sức... Mức chi do Giám đốc quyết định sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn doanh nghiệp.

 

MỤC 4. NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

 

Doanh nghiệp Kiểm toán phải làm đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước theo các quy định của Pháp luật thuế hiện hành.

 

MỤC 5. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ VÀ KIỂM TOÁN

 

**************************************************************

- Giám đốc chịu trách nhiệm lập quyết toán của doanh nghiệp bao gồm cả các chi nhánh trực thuộc; công bố công khai tình hình tài chính của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu đã công bố.

- Cơ quan tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh tra, kiểm tra những nội dung công bố của doanh nghiệp kể cả các chi nhánh trực thuộc.

 

MỤC 6. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

 

Giám đốc doanh nghiệp Kiểm toán xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh và đăng ký với Bộ Tài chính. Hàng quý và cuối năm báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính theo mẫu biểu Nhà nước quy định.

 

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

 

1. Cơ chế tài chính này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

2. Ngoài những quy định trên, các doanh nghiệp Kiểm toán phải thực hiện đầy đủ các quy chế tài chính hiện hành của Nhà nước.

3. Căn cứ vào cơ chế tài chính này, từng doanh nghiệp Kiểm toán cụ thể hoá cho phù hợp hoạt động của doanh nghiệp.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để có hướng xử lý.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 14/1998/TT-BTC
Hanoi, February 5, 1998
 
CIRCULAR
GUIDING THE FINANCIAL MANAGEMENT AND BUSINESS COST-ACCOUNTING REGIME APPLICABLE TO STATE ENTERPRISES ENGAGED IN INDEPENDENT AUDITING ACTIVITIES
In furtherance of Decree No.59-CP of October 3, 1996 of the Government issuing the "Regulation on the financial management and business cost-accounting applicable to State enterprises", the Ministry of Finance hereby provides the following guidance on the financial management regime applicable to State enterprises engaged in independent auditing activities (hereafter referred to as auditing enterprises for short):
I. GENERAL PROVISIONS:
1. This Circular applies to State enterprises doing business in the fields of auditing, financial and accounting consultancy and other service activities according to their functions stated in their operation statutes.
2. Auditing enterprises assigned by the State the capital, land and other resources shall have to efficiently use, preserve and develop the capital assigned to them; have civil rights and obligations and take own responsibility for their business activities.
3. Auditing enterprises (including their attached branches) shall submit to the inspection and supervision by the financial agency in its capacity as a State management agency and the owner's representative over the State capital and property at enterprises according to the Government's mandate.
II. SPECIFIC PROVISIONS:
SECTION I.- MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL AND PROPERTY
1. Auditing enterprises shall be provided with the initial statutory capital by the State upon their establishment, which conform to the auditing service's legal capital level prescribed in Decree No. 50-CP of August 28, 1996 of the Government. In the course of business activities, the State may, when necessary, consider and allocate additional capital to the enterprises for performing additional tasks assigned by the State.
2. The State shall allocate State-owned capital to auditing enterprises. Such capital allocation shall comply with the provisions of the Law on State Enterprises and other provisions of law.
3. Auditing enterprises shall be entitled to use their capital and funds for business activities on the principle of "efficient use, preservation and development of capital". In cases where the sources of capital and funds are used for purposes other than the prescribed ones, the principle of "repayment" must be observed.
4. Capital management:
4.1. Auditing enterprises shall be entitled to use capital, property and the land use right under their management for outside investment. Particularly, the use of the "land use right" for investment outside the enterprises must comply with the provisions of the Land Law.
When making investment outside the enterprises, auditing enterprises shall have to abide by the provisions of law, refrain from altering their form of ownership, and to ensure the principle of efficient use, preservation and development of capital, increasing revenues and not affecting their principal business tasks assigned by the State.
4.2. Forms of outside investment by auditing enterprises include:
- Purchase of bonds, bills and equities;
- Entering into joint ventures or contributing shares to other enterprises.
5. Auditing enterprises shall be entitled to lease, mortgage or sell the property under their management for reinvestment and technological renewal on the principle of efficient use, preservation and development of capital and ensuring the procedures prescribed by law.
6. Auditing enterprises shall comply with the regime on the deduction and use of fixed assets depreciation. All the money derived from the depreciation of the State's fixed assets shall be left to the enterprises for reinvestment, replacement and renewal of fixed assets and for use to meet the business demands in accordance with the State regulations
7. Auditing enterprises shall be entitled to mobilize capital in the forms of borrowing, accepting capital contributions as well as other forms prescribed by law. The capital mobilization must comply with current provisions of law (without altering the State ownership form of auditing enterprises).
8. Property management:
8.1 Auditing enterprises shall re-evaluate their property in the following cases:
- Inventorying and re-evaluating property by decision of the State;
- Using property for entering into joint venture or making capital contributions (upon contributing and receiving back property for both cases);
- Equitizing or diversifying the ownership forms;
- Adjusting the prices for ensuring the real value of the enterprise.
8. 2. The inventory and re-evaluation of property must comply with the State regulations. Any increase or decrease in value due to the property re-evaluation shall be accounted as capital increase or decrease after the financial agency so approves.
9. Auditing enterprises shall be entitled to liquidate on their own property which are of inferior or deteriorated quality, technically backward, no longer used by the enterprise or unsalable, property which are damaged and irreparable and property which are past their use duration.
When liquidating property, enterprises shall have to set up a liquidation board. and when selling the liquidated property an auction must be held in accordance with the provisions of law.
Within 10 days after liquidating its property, the enterprise shall have to report to the agencies that manage State capital and property at enterprises and the agencies that has decided the establishment of enterprises.
The increase or decrease difference between the value earned from the liquidation of property and the remaining value of the liquidated property as well as the sale or liquidation costs (if any) shall be accounted in the business result of the enterprise (other revenues).
10. Auditing enterprises shall have to preserve the capital allocated by the State according to the following provisions:
- Abiding by the State regulations on capital and property management and use.
- Buying property insurance according to the State regulations.
- Being entitled to account in the business costs the following reserves:
+ The reserve for the price decrease of goods left in stock, which is the amount of price decrease of supplies and goods left in stock expected to occur in the following business period.
+ The reserve for the price decrease of the hard-to-recover debts: which is the debt value expected to be lost in the following business period because debtors are incapable of repayment.
+ The reserve for the price decrease of investments in securities in financial activities.
The setting up and use of these reserves shall comply with the State regulations.
SECTION 2.- TURNOVER - BUSINESS EXPENSES
I. Turnover from an auditing enterprise's business activities is the total amount of money earned by the company's office, branches and representative offices attached to the company, including turnover from business activities and other activities. Concretely:
A. Business activities
1. Turnover from auditing activities:
- Auditing of financial statements;
- Auditing of the settlements of capital construction works;
- Auditing of projects;
- Auditing to determine the value of property for equitization, merger, dissolution; making capital contributions to joint ventures, etc.;
- Auditing at the specific requests of customers.
2. Turnover from consultancy activities:
- Consultancy on financial management, accounting and tax laws;
- Consultancy at the specific requests of customers.
3. Turnover from other business activities:
- Installation of computer software programs;
- Sale of documents;
- Training;
- Earnings from contractual business cooperation activities.
B. Other activities
1. Turnover and revenues from financial activities:
1.1. Turnover from financial activities: earnings from the lease of property (buildings, means, vehicles...)
1.2. Revenues from financial activities:
- Deposit interests;
- Loan interests;
- Revenues from the sale and purchase of bonds, bills and shares...;
- Revenues from joint venture activities, equities...
2. Turnover from irregular activities including: revenues from irregular activities such as:
- Revenues from the sale of fully depreciated means and instruments which are damaged or no longer in use;
- Payable amounts which are not required to be paid for the reasons from the creditor(s);
- Earnings from the transfer or liquidation of property;
- Bad debts already written off but now recovered;
- Unused portion of the reserve earmarked in the previous year for bad debts.
- Other irregular revenues.
All the turnover of an auditing enterprise arising in each business period must be indicated in valid invoices as well as vouchers and fully recorded in accounting books according to the State regulations.
Enterprises shall have to determine and clearly indicate taxable turnover amounts for each kind of activity in accordance with the provisions of tax laws, decrees and guiding circulars currently in force.
Any turnover or revenue of an enterprise not included in accounting books shall be repaid into the State budget and a fine shall be imposed thereon according to current regulations.
2. The levels of the auditing and consultancy fees shall be negotiated by the two parties (the auditing enterprise and the customer) on the basis of:
- The volume and the complexity of the work to be audited;
- The domestic and foreign market prices of auditing (in case of contracts for auditing international projects)'
- The State regulations currently in force on the contractual auditing work;
- Ensuring adequate expenditures and proper percentage of profits.
3. Unfinished products of auditing enterprises are auditing and consultancy contracts which are halfway performed at the end of the calendar year (the fiscal reporting year) reflecting:
- Incomplete costs of the provision of auditing and consultancy services, which have arisen;
- Auditing and consultancy fees which are not fully collected or the to-be-collected amounts have not been determined yet due to the unavailability of the contract liquidation report;
- Money collected in advance from customers which are the capital advanced by the customers for the work designated in the signed contract.
4. Expenditures of an auditing enterprise include: expenses for each auditing or consultancy activity; financial activity and other activities and general expenses for its activities.
The directors of auditing enterprises shall have to make an estimate of annual business expenditures which shall serve as a basis for running business and managing their enterprises' expenses.
Expenses for each activity:
A. Business activities:
1. Expenses for auditing activities:
- Remunerations for laborers not managed by the enterprise such as collaborators, technical engineers, specialists.
- Costs of translation and printing of documents and making auditing reports.
- Occupational insurance (or the risk reserve fund because of the absence of occupational insurance in Vietnam).
2. Expenses for consultancy activities:
- Remunerations for laborers not managed by the enterprise.
- Occupational insurance (or the risk reserve because of the absence of occupational insurance in Vietnam).
3. Expenses for other business activities:
3.1 Expenses for the installation of computer software programs.
3.2 Expenses for the sale of documents.
- Base prices of goods on sale;
- Sale expenses: packaging and marketing;
- The reserve fund for the price decrease of goods left in stock.
3.3 Expenses for training services:
- Expenses for compilation of materials;
- Expenses for printing teaching materials;
- Classroom rental;
- Payments to lecturers: tuition fee, lodging, meals and travel.
- Spendings on drinks for the training course;
- Spendings on stationery for the training course;
- Printing and formalities involved in the granting of training certificates;
- Expenses for the opening and closing ceremonies of the training course.
3.4. Expenses for activities under business cooperation contracts.
B. Other activities:
1. Expenses for financial activities (lease of buildings, financial investment):
- Depreciation of leased buildings;
- Repair of leased property;
- Maintenance.
2. Expenses for irregular activities:
- Expenses for the sale or liquidation of fixed assets (including the remaining value of the liquidated or sold fixed assets);
- The property value actually lost after subtracting the indemnities paid by the offender and the insurance organization, the value of the recovered wastage and the amount offset with the reserve fund;
- Expenses for the recovery of written-off debts;
- Other irregular expenses.
General expenses for all activities
(apart from expenses for each above-mentioned activity)
- Pays for laborers (managed by the enterprise);
- Social and medical insurance premiums, the trade union's fund according to the wage fund;
- Depreciation of the enterprise's fixed assets (according to the proportion registered with the State);
- Labor tools, office equipment....
- Stationery for the enterprise's employees;
- Newspapers and professional books;
- Expenses for workshops and professional training;
- Expenses for publicizing and advertising the enterprise's activities;
- Expenses for property repair;
- Expenses for insurance of the enterprise's property;
- Expenses for clothing (as prescribed by the State);
- Expenses for quarterly and annual preliminary reviews and sum-up meetings...
- Foreign mission tours:
+ Study tours abroad;
+ Overseas training.
- Interest payments for bank loans and loans from other creditors, including investment loans after the project is put to use;
- Expenses for recruitment of employees, grade promotion and skill raisin and training of cadres to improve their knowledge.
- Expenses for working trips: hiring of means, accommodation, residence...
- Expenses for marketing, public relations and receptions. The spending level is prescribed in Decree No. 59-CP with specific items according to the characteristics of the auditing service;
- Renting working offices (if any);
- Severance allowances for laborers as prescribed in Decree No. 198-CP of December 3, 1994;
- Reserve for bad debts (if any);
- Membership fees paid to associations related to the enterprise's business activities;
- Costs of electricity, water, telephones...
- Taxes and fees (of tax nature) to be remitted to the budget such as:
+ Land use levy;
+ License tax
+ Land rent.
- Expenses for auditing the enterprise;
- Other expenses (apart from those listed above).
The above-mentioned expenses shall be accounted according to the actual expenses approved by the enterprise's director who takes own responsibility for his/her decisions.
All expense vouchers must be rational and valid according to the State regulations. The person who decides expenditures which are at variance with the prescribed regime shall have to make compensation therefor.
Regarding wage payments: Enterprises shall base themselves on Circulars No. 13/LDTBXH-TT and No. 14/LDTBXH-TT of April 10, 1997 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to elaborate labor norms. On the basis of the registered labor norms and the wage regime prescribed by the State, enterprises shall elaborate the unit price of wages and submit them to the competent agency for approval.
The deduction for setting up the wage fund and its use must be based on the approved unit price of wages and the business efficiency achieved by the enterprise in each period.
Annually, each enterprise shall have to settle its wage fund with the agency that has decided to establish the enterprise, the agency that manages State capital and property at enterprises and the tax agency.
SECTION 3.- PROFITS AND DEDUCTIONS FOR SETTING UP VARIOUS FUNDS
1. The profit of an auditing enterprise is the total of profits of dependent cost-accounting branches summed up and determined at the parent enterprise, which is the difference between the total revenues and the total expenditures (expenditures plus turnover tax) at each attached unit:
The auditing enterprise's profit = Total revenues - (total expenditures + turnover tax)
Profits shall be separately determined for each activity.
2. The annual total profit of an auditing enterprise is distributed as follows:
2.1. Profit tax payment according to law;
2.2. Payment of the levy on the use of State budget capital;
2.3. Payment of such fines as:
- Fines on the violations of the budget collection and payment discipline;
- Fines on administrative violations;
- Fines on overdue debts (after subtracting the collected fines);
- Valid expenses not yet subtracted when the payable profit tax is determined.
2.4. Offsetting those losses which have not been subtracted from the pre-tax profit;
2.5. After the four aforesaid items, the enterprise shall be allowed to deduct the remaining profit to set up various funds as follows:
- The development investment fund: deducting at least 50% of the remaining profit without any limit on the maximum amount;
- The financial reserve fund: deducting 10% - the fund's balance must not exceed 25% of the enterprise's statutory capital;
- The reserve fund for job loss allowances: deducting 5% - the fund's balance must not exceed the amount equivalent to six months' wages.
- After making deductions to set up the three aforesaid funds the enterprise is allowed to further deduct the remaining profit to set up the welfare fund and the reward fund according to the following regulations:
+ Not exceeding three months' actual wages if the ratio between the profit and the fiscal year's capital is not lower than that of the previous year.
+ Not exceeding two months' actual wages if the ratio between the profit and the fiscal year's capital is lower than that of the previous year.
The remainder, if any, after deductions are made for the welfare fund and reward fund shall be subject to additional profit tax and the rest, if any, shall be all remitted into the development investment fund.
3. Auditing enterprises are allowed to use the following concentrated funds:
3.1. The development investment fund:
The development investment fund shall be concentrated and managed by the auditing enterprise, used to meet the enterprise's investment requirements according to the State regulations.
3.2. The financial reserve fund: is used to offset property losses and damages incurred by the enterprise in the course of business activities and deducted to form the parent enterprise's financial reserve fund (if it is the financial reserve fund of a dependent unit).
3.3. The reserve fund for job loss allowances: is spent on:
- Training of employees due to the structural or technological change;
- Fostering of laborers to improve their professional skills;
- Allowances for laborers who regularly work at the enterprise now lose their jobs as prescribed by Decree No. 72-CP of October 31, 1995.
3.4. The reward fund is used for:
- Giving annual or regular rewards to the enterprise's employees. The reward level shall be decided by the director after consulting the enterprise's trade union;
- Giving irregular rewards to the enterprise's individual employees or collectives with technical innovations that yield business efficiency. The reward level shall be decided by the director;
- Giving rewards to individuals and collectives outside the enterprise that have economic contract relations with the enterprise and have well fulfilled the contract conditions and made many contributions to the enterprise's business activities. The reward level shall be decided by the director.
3.5. The welfare fund is used for:
- Investment in constructing or repairing the enterprise's welfare facilities;
- Public welfare activities of the collective of the enterprise's employees, social welfare;
- Difficulty allowances, including cases of retirement due to loss of working capacity..., the allowance level shall be decided by the director after consulting the enterprise's trade union.
SECTION 4.- OBLIGATIONS TOWARD THE STATE BUDGET
Auditing enterprises shall have to fulfill all the obligations towards the State budget in accordance with the tax legislation currently in force.
SECTION 5.- ACCOUNTING, STATISTIC AND AUDITING REGIME
Auditing enterprises shall have the obligation to abide by the Ordinance on Accounting and Statistics as well as the accounting and auditing regime; draw up the quarterly and annual settlement reports according to the set form and send them in time; and take responsibility for the authenticity and accuracy of the reported data.
- The accounting regime shall comply with Decision No. 1141-TC/QD/CDKT of November 1, 1995, taking into account peculiar characteristics of auditing activities in an appropriate manner (approved by the Ministry of Finance);
- The financial reports of enterprises must be audited according to law.
- The director of an enterprise shall have to draw up the settlement of revenues and expenditures of the enterprise, including its attached branches, make public the enterprise's financial status under the guidance of the Ministry of Finance and be accountable before law for the data publicized.
- The financial agency shall have to inspect and supervise the publicized data of the enterprise, including its attached branches.
SECTION 6.- FINANCIAL PLANNING WORK
The directors of auditing enterprises shall make annual financial plans in conformity with the business plan and register them with the Ministry of Finance. Every quarter and in the end of each year, they shall report to the Ministry of Finance the situation of the implementation of the business plan and the financial plan according to the form prescribed by the State.
III. IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. This financial mechanism takes effect 15 days after its signing.
2. Apart from the provisions above, auditing enterprises shall have to fully comply with the State financial regimes currently in force.
3. Each auditing enterprise shall concretize this financial mechanism to fit its activities.
In the course of implementation any arising problem should be promptly reported to the Ministry of Finance for handling.
 

 
THE MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 14/1998/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất