Thông tư 111/2018/TT-BTC phát hành, thanh toán công cụ nợ của Chính phủ trong nước
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 111/2018/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 111/2018/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 15/11/2018 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Việc phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước được Bộ Tài chính hướng dẫn tại Thông tư 111/2018/TT-BTC.
Hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu huy động vốn cho ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính giao nhiệm vụ, Kho bạc Nhà nước xây dựng và thông báo kế hoạch phát hành công cụ nợ của Chính phủ dự kiến cho cả năm.
Kế hoạch phát hành công cụ nợ của Chính phủ hàng năm, hàng quý được công bố trên trang điện tử của Bộ Tài Chính, Kho bạc Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán.
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức đấu thầu tín phiếu; Sở Giao dịch chứng khoán tổ chức đấu thầu trái phiếu.
Trái phiếu được phát hành thông qua đấu thầu, bảo lãnh và phát hành riêng lẻ.
Theo đó, thời hạn thanh toán lãi, gốc trái phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu và bảo lãnh chậm nhất vào ngày 25 hàng tháng, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thông báo cho Kho bạc Nhà nước về số tiền lãi, gốc trái phiếu cần thanh toán trong tháng tiếp theo và ngày thanh toán.
Thông tư này được ban hành ngày 15/11/2018, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Xem chi tiết Thông tư111/2018/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 111/2018/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH Số: 111/2018/TT-BTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN CÔNG CỤ NỢ CỦA CHÍNH PHỦ TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 7 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 95/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2018 quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước.
QUY ĐỊNH CHUNG
Ngoài các thuật ngữ đã được giải thích tại Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán (sau đây gọi tắt là Nghị định số 95/2018/NĐ-CP), trong Thông tư này, các thuật ngữ được hiểu như sau:
- Ngày tổ chức phát hành tín phiếu là ngày thứ Hai trong tuần phát hành. Căn cứ kế hoạch phát hành công cụ nợ của Chính phủ, nhu cầu huy động vốn cho ngân sách nhà nước và nhu cầu quản lý ngân quỹ, Kho bạc Nhà nước có thể quyết định ngày tổ chức phát hành tín phiếu vào ngày khác trong tuần;
- Ngày thanh toán tiền mua tín phiếu là ngày làm việc liền kề sau ngày tổ chức phát hành.
- Ngày tổ chức phát hành trái phiếu là ngày thứ Tư trong tuần phát hành. Căn cứ kế hoạch phát hành công cụ nợ của Chính phủ, nhu cầu huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và nhu cầu quản lý ngân quỹ, Kho bạc Nhà nước có thể quyết định ngày tổ chức phát hành trái phiếu vào các ngày khác trong tuần;
- Ngày thanh toán tiền mua trái phiếu là ngày làm việc liền kề sau ngày tổ chức phát hành;
- Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Kho bạc Nhà nước thông báo cho Sở Giao dịch chứng khoán lịch biểu dự kiến phát hành trái phiếu theo phương thức đấu thầu để làm căn cứ triển khai thực hiện.
- Căn cứ vào phương án phát hành trái phiếu theo phương thức riêng lẻ được Bộ Tài chính chấp thuận, Kho bạc Nhà nước thông báo thời gian phát hành và tổ chức thực hiện theo quy định tại Thông tư này;
- Ngày thanh toán tiền mua trái phiếu là ngày nhà đầu tư mua trái phiếu tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngày nhà đầu tư chuyển tiền mua trái phiếu vào tài khoản do Kho bạc Nhà nước chỉ định.
TỔ CHỨC PHÁT HÀNH TÍN PHIẾU
Giá bán một (01) tín phiếu phát hành lần đầu hoặc phát hành bổ sung được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
G = Giá bán một (01) tín phiếu (được làm tròn xuống đơn vị đồng);
MG = Mệnh giá tín phiếu;
Lt = Lãi suất phát hành cho chủ sở hữu tín phiếu (%/365 ngày);
n = Số ngày thực tế kể từ ngày thanh toán tiền mua tín phiếu tới ngày tín phiếu đáo hạn.
- Chỉ áp dụng đối với các mã tín phiếu có kết quả trúng thầu tại phiên đấu thầu lúc 10 giờ 30 phút theo thông báo kết quả đấu thầu quy định tại Khoản 6 Điều 6 Thông tư này;
- Khối lượng phát hành thêm do Kho bạc Nhà nước quyết định nhưng tối đa không quá 50% khối lượng gọi thầu đối với mỗi mã tín phiếu theo thông báo phát hành tín phiếu quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
- Lãi suất phát hành đối với mỗi mã tín phiếu gọi thầu thêm được xác định bằng lãi suất trúng thầu trong trường hợp đấu thầu đơn giá hoặc bằng bình quân gia quyền các mức lãi suất trúng thầu trong trường hợp đấu thầu đa giá và được làm tròn xuống tới hai (02) chữ số thập phân.
- Mã tín phiếu đăng ký mua thêm;
- Khối lượng đăng ký mua thêm tương ứng với mỗi mã tín phiếu;
- Tên khách hàng.
- Trường hợp khối lượng đăng ký mua thêm nhỏ hơn hoặc bằng khối lượng phát hành thêm, khối lượng phát hành thêm cho mỗi nhà tạo lập thị trường bằng khối lượng đăng ký mua thêm của nhà tạo lập thị trường đó;
- Trường hợp khối lượng đăng ký mua thêm vượt quá khối lượng phát hành thêm, việc phân bổ mỗi mã tín phiếu cho từng nhà tạo lập thị trường được dựa trên tỷ lệ giữa khối lượng đăng ký mua thêm của nhà tạo lập thị trường so với tổng khối lượng đăng ký mua thêm và được làm tròn xuống hàng mười nghìn (10.000) đơn vị tín phiếu. Phần lẻ còn lại sau khi làm tròn được ưu tiên phân bổ cho nhà tạo lập thị trường đầu tiên đăng ký mua thêm, trường hợp phân bổ phần lẻ vượt quá mức đăng ký mua thêm thì phần vượt quá này được phân bổ cho nhà tạo lập thị trường đăng ký tiếp theo cho đến hết khối lượng tín phiếu phiếu phát hành thêm.
TỔ CHỨC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
Lãi suất trúng thầu là mức lãi suất dự thầu cao nhất, áp dụng chung tất cả nhà đầu tư (đặt thầu cạnh tranh và không cạnh tranh lãi suất) và được xét chọn theo thứ tự từ thấp đến cao của lãi suất dự thầu, thỏa mãn đồng thời hai (02) điều kiện sau:
- Trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quyết định;
- Khối lượng trái phiếu phát hành tính lũy kế đến mức lãi suất trúng thầu không vượt quá khối lượng trái phiếu gọi thầu.
- Lãi suất trúng thầu áp dụng cho hình thức cạnh tranh lãi suất là mức lãi suất dự thầu của nhà đầu tư được xét chọn theo thứ tự từ thấp đến cao, thỏa mãn đồng thời hai (02) điều kiện sau:
+ Bình quân gia quyền các mức lãi suất trúng thầu không vượt quá khung lãi suất do Bộ Tài chính quyết định;
+ Khối lượng trái phiếu phát hành tính lũy kế đến mức lãi suất trúng thầu cao nhất không vượt quá khối lượng trái phiếu gọi thầu.
- Lãi suất trúng thầu áp dụng cho hình thức không cạnh tranh lãi suất là bình quân gia quyền của các mức lãi suất trúng thầu, được làm tròn xuống tới hai (02) chữ số thập phân.
Khối lượng trái phiếu phát hành cho mỗi nhà đầu tư dự thầu cạnh tranh lãi suất tương đương với khối lượng dự thầu của nhà đầu tư đó. Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu cao nhất, khối lượng dự thầu tính lũy kế đến mức lãi suất trúng thầu cao nhất vượt quá khối lượng gọi thầu thì sau khi đã trừ đi khối lượng dự thầu ở các mức lãi suất thấp hơn, phần còn lại của khối lượng gọi thầu được phân bổ cho các nhà đầu tư dự thầu tại mức lãi suất trúng thầu cao nhất theo tỷ lệ tương ứng với khối lượng dự thầu và được làm tròn xuống hàng 10.000 (mười nghìn) đơn vị trái phiếu. Phần lẻ còn lại sau khi làm tròn được phân bổ cho nhà đầu tư đầu tiên đặt thầu tại mức lãi suất trúng thầu cao nhất, trường hợp phân bổ phần lẻ vượt quá mức đặt thầu của nhà đầu tư này thì phần vượt quá được phân bổ cho nhà đầu tư tiếp theo cho đến hết khối lượng trái phiếu gọi thầu.
- Khối lượng trái phiếu phát hành cho mỗi nhà đầu tư dự thầu cạnh tranh lãi suất tương đương với khối lượng dự thầu của nhà đầu tư đó. Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu cao nhất, khối lượng dự thầu tính lũy kế đến mức lãi suất trúng thầu cao nhất vượt quá khối lượng gọi thầu, thì sau khi đã trừ đi khối lượng phát hành cho các nhà đầu tư dự thầu không cạnh tranh lãi suất và khối lượng dự thầu ở các mức lãi suất thấp hơn, phần còn lại được phân bổ cho các nhà đầu tư dự thầu tại mức lãi suất trúng thầu cao nhất theo tỷ lệ tương ứng với khối lượng dự thầu và được làm tròn xuống hàng 10.000 (mười nghìn) đơn vị trái phiếu. Phần lẻ còn lại sau khi làm tròn được phân bổ cho nhà đầu tư đầu tiên đặt thầu tại mức lãi suất trúng thầu cao nhất, trường hợp phân bổ phần lẻ vượt quá mức đặt thầu của nhà đầu tư này thì phần vượt quá được phân bổ cho nhà đầu tư tiếp theo cho đến hết khối lượng trái phiếu gọi thầu trừ đi khối lượng trái phiếu phát hành cho các nhà đầu tư dự thầu không cạnh tranh lãi suất.
- Khối lượng trái phiếu phát hành cho mỗi nhà đầu tư dự thầu không cạnh tranh lãi suất tương đương với khối lượng dự thầu của nhà đầu tư đó. Trường hợp tổng khối lượng dự thầu không cạnh tranh lãi suất vượt quá giới hạn quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 95/2018/NĐ-CP, khối lượng trái phiếu phát hành cho mỗi nhà đầu tư dự thầu không cạnh tranh lãi suất được phân bổ theo tỷ lệ tương ứng với khối lượng trái phiếu dự thầu của nhà đầu tư đó và được làm tròn xuống hàng 10.000 (mười nghìn) đơn vị trái phiếu. Phần lẻ còn lại sau khi làm tròn được ưu tiên phân bổ cho nhà đầu tư đầu tiên đặt thầu không cạnh tranh lãi suất, trường hợp phân bổ phần lẻ vượt quá mức đặt thầu không cạnh tranh lãi suất của nhà đầu tư này thì phần vượt quá được phân bổ cho nhà đầu tư tiếp theo cho đến hết khối lượng trái phiếu gọi thầu không cạnh tranh lãi suất.
- Trường hợp tất cả các nhà đầu tư dự thầu cạnh tranh lãi suất không trúng thầu, trái phiếu sẽ không được phát hành cho các nhà đầu tư dự thầu không cạnh tranh lãi suất.
Trong đó:
GG = Giá bán một (01) trái phiếu (được làm tròn xuống đơn vị đồng);
MG = Mệnh giá trái phiếu;
a = Số ngày kể từ ngày thanh toán tiền mua trái phiếu của chủ sở hữu cho đến ngày thanh toán tiền lãi kế tiếp theo giả định;
E = Số ngày trong kỳ trả lãi theo giả định khi việc thanh toán xảy ra;
t = Số kỳ trả lãi giả định kể từ ngày thanh toán tiền mua đến ngày trái phiếu đáo hạn;
Lt = Lãi suất phát hành cho chủ sở hữu trái phiếu (%/năm).
GG =
- Trường hợp ngày thanh toán tiền mua trước hoặc vào ngày đăng ký cuối cùng của kỳ trả lãi kế tiếp, giá bán một (01) trái phiếu được xác định như sau:
GG =
- Trường hợp ngày thanh toán tiền mua sau ngày đăng ký cuối cùng của kỳ trả lãi kế tiếp, giá bán một (01) trái phiếu được xác định như sau:Trong đó:
Trong đó:
GG = Giá bán một (01) trái phiếu (được làm tròn xuống đơn vị đồng);
MG = Mệnh giá trái phiếu;
Lc = Lãi suất danh nghĩa (%/năm). Đối với phát hành lần đầu, lãi suất danh nghĩa là bình quân gia quyền các mức lãi suất trúng thầu áp dụng đối với các nhà tạo lập trúng thầu cạnh tranh lãi suất và được làm tròn xuống tới 1 chữ số thập phân. Đối với phát hành bổ sung, Lc là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu đang lưu hành và được phát hành bổ sung;
K = Số lần thanh toán lãi định kỳ trong 1 năm;
d = Số ngày thực tế giữa ngày thanh toán tiền mua của chủ sở hữu và ngày thanh toán tiền lãi trái phiếu đầu tiên kể từ ngày thanh toán tiền mua trái phiếu;
E = Số ngày thực tế trong kỳ trả lãi mà trái phiếu được phát hành bổ sung;
t = Số lần thanh toán lãi trái phiếu giữa ngày thanh toán tiền mua của chủ sở hữu trái phiếu và ngày đáo hạn của trái phiếu;
Lt = Lãi suất phát hành cho chủ sở hữu trái phiếu (%/năm).
- Công thức tính số tiền lãi của một (01) trái phiếu đối với kỳ trả lãi đầu tiên trong trường hợp kỳ trả lãi đầu tiên ngắn hơn so với các kỳ trả lãi tiếp theo:
- Công thức tính số tiền lãi của một (01) trái phiếu đối với kỳ trả lãi đầu tiên trong trường hợp kỳ trả lãi đầu tiên dài hơn so với các kỳ trả lãi tiếp theo:
Ví dụ về cách xác định tiền lãi của một (01) trái phiếu đối với kỳ trả lãi đầu tiên trong trường hợp kỳ trả lãi đầu tiên dài hơn so với các kỳ trả lại tiếp theo tại Phụ lục 5 của Thông tư này.
- Công thức tính số tiền lãi của một (01) trái phiếu đối với các kỳ trả lãi tiếp theo:
Trong đó:
GL1 = Số tiền thanh toán lãi của một (01) trái phiếu đối với kỳ trả lãi đầu tiên (được làm tròn xuống đơn vị đồng);
GLn = Số tiền thanh toán lãi của một (01) trái phiếu đối với các kỳ trả lãi tiếp theo (được làm tròn xuống đơn vị đồng);
MG = Mệnh giá trái phiếu;
Lc = Lãi suất danh nghĩa trái phiếu (%/năm). Đối với phát hành lần đầu, lãi suất danh nghĩa là bình quân gia quyền các mức lãi suất trúng thầu áp dụng đối với các nhà tạo lập trúng thầu cạnh tranh lãi suất và được làm tròn xuống tới 1 chữ số thập phân. Đối với phát hành bổ sung, Lc là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu đang lưu hành và được phát hành bổ sung;
k = Số lần thanh toán lãi định kỳ trong 1 năm;
a1 = Số ngày thực tế giữa ngày thanh toán tiền mua trái phiếu và ngày thanh toán tiền lãi đầu tiên kể từ ngày thanh toán tiền mua trái phiếu;
a2 = Số ngày từ ngày thanh toán tiền mua trái phiếu của chủ sở hữu trái phiếu đến ngày thanh toán tiền lãi thông thường theo giả định;
E = Số ngày trong kỳ trả lãi thông thường theo giả định khi việc thanh toán xảy ra.
- Trường hợp trái phiếu thanh toán lãi định kỳ và có kỳ trả lãi đầu tiên ngắn hơn so với các kỳ trả lãi tiếp theo, giá bán một (01) trái phiếu được xác định như sau:
- Trường hợp thanh toán lãi định kỳ và có kỳ trả lãi đầu tiên dài hơn so với các kỳ trả lãi tiếp theo, giá bán một (01) trái phiếu được xác định như sau:
GG = Giá bán một (01) trái phiếu (được làm tròn xuống đơn vị đồng);
GL1 = Số tiền thanh toán lãi của một (01) trái phiếu Chính phủ đối với kỳ trả lãi đầu tiên, được làm tròn đến xuống đơn vị đồng (theo công thức nêu tại điểm a nêu trên);
MG = Mệnh giá trái phiếu;
Lt = Lãi suất phát hành cho chủ sở hữu trái phiếu (%/năm);
Lc = Lãi suất danh nghĩa trái phiếu (%/năm), là bình quân gia quyền các mức lãi suất trúng thầu áp dụng đối với các nhà tạo lập trúng thầu cạnh tranh lãi suất và được làm tròn xuống tới 1 chữ số thập phân. Đối với phát hành bổ sung, Lc là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu đang lưu hành và được phát hành bổ sung;
k = Số lần thanh toán lãi định kỳ trong 1 năm;
a1 = Số ngày thực tế giữa ngày thanh toán tiền mua trái phiếu và ngày thanh toán tiền lãi đầu tiên kể từ ngày thanh toán tiền mua trái phiếu;
a2 = Số ngày từ ngày thanh toán tiền mua trái phiếu của chủ sở hữu đến ngày thanh toán tiền lãi thông thường theo giả định;
E = Số ngày trong kỳ trả lãi thông thường;
t = Số lần thanh toán lãi giữa ngày thanh toán tiền mua trái phiếu của chủ sở hữu và ngày đến hạn của trái phiếu.
- Trường hợp ngày thanh toán tiền mua trái phiếu trước hoặc vào ngày đăng ký nhận tiền lãi trái phiếu cuối cùng của kỳ trả lãi đầu tiên:
+ Đối với trái phiếu phát hành lần đầu có kỳ trả lãi đầu tiên ngắn hơn, giá bán một (01) trái phiếu được xác định như đối với trái phiếu phát hành lần đầu có kỳ trả lãi đầu tiên ngắn hơn;
+ Đối với trái phiếu phát hành lần đầu có kỳ trả lãi đầu tiên dài hơn: trường hợp ngày phát hành bổ sung trước hoặc vào ngày thanh toán tiền lãi thông thường theo giả định, giá bán một (01) trái phiếu được xác định như trái phiếu phát hành lần đầu có kỳ trả lãi đầu tiên dài hơn; trường hợp ngày phát hành bổ sung sau ngày thanh toán tiền lãi thông thường theo giả định, giá bán một (01) trái phiếu được xác định như trái phiếu phát hành lần đầu có kỳ trả lãi đầu tiên ngắn hơn.
- Trường hợp ngày thanh toán tiền mua trái phiếu sau ngày đăng ký cuối cùng để nhận được tiền lãi của kỳ trả lãi đầu tiên, giá bán một (01) trái phiếu được xác định như trường hợp có các kỳ trả lãi bằng nhau được phát hành bổ sung theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
- Chỉ áp dụng đối với các mã có kết quả trúng thầu tại phiên đấu thầu lúc 10 giờ 30 phút theo thông báo kết quả đấu thầu quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 10 Thông tư này;
- Khối lượng phát hành cho các nhà tạo lập thị trường (bao gồm cho chính mình và cho các khách hàng) tối đa không quá 50% khối lượng gọi thầu đối với mỗi mã theo thông báo phát hành trái phiếu quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư này;
- Lãi suất phát hành đối với mỗi mã gọi thầu thêm được xác định bằng lãi suất trúng thầu trong trường hợp đấu thầu đơn giá hoặc bằng bình quân gia quyền các mức lãi suất trúng thầu trong trường hợp đấu thầu đa giá và được làm tròn xuống tới 2 chữ số thập phân.
- Mã trái phiếu đăng ký mua thêm;
- Khối lượng đăng ký mua thêm tương ứng với mỗi mã trái phiếu;
- Tên khách hàng.
- Trường hợp khối lượng đăng ký mua thêm nhỏ hơn hoặc bằng khối lượng phát hành thêm ngay sau phiên đấu thầu, khối lượng phát hành thêm cho mỗi nhà tạo lập thị trường bằng khối lượng đăng ký mua thêm của nhà tạo lập thị trường đó;
- Trường hợp khối lượng đăng ký mua thêm vượt quá khối lượng phát hành thêm, tỷ lệ phân bổ mỗi mã trái phiếu Chính phủ cho từng nhà tạo lập thị trường được dựa trên tỷ lệ khối lượng đăng ký mua thêm so với tổng khối lượng đăng ký mua thêm và được làm tròn xuống hàng 10.000 (mười nghìn) đơn vị trái phiếu. Phần lẻ còn lại sau khi làm tròn được ưu tiên phân bổ cho nhà tạo lập thị trường đầu tiên đăng ký mua thêm, trường hợp phân bổ phần lẻ vượt quá mức đăng ký mua thêm của nhà tạo lập thị trường này thì phần vượt quá được phân bổ cho nhà tạo lập thị trường đăng ký tiếp theo cho đến hết khối lượng trái phiếu phát hành thêm.
- Điều kiện, điều khoản sơ bộ của trái phiếu bao gồm: đồng tiền phát hành, kỳ hạn, mệnh giá, phương thức thanh toán gốc, lãi;
- Khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành;
- Khoảng thời gian dự kiến đàm phán, ký kết hợp đồng bảo lãnh.
- Điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 95/2018/NĐ-CP.
- Thời hạn và hình thức nhận hồ sơ đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính.
- Dự báo về tình hình thị trường trái phiếu và khả năng phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh;
- Kế hoạch thực hiện đối với đợt bảo lãnh phát hành, gồm: dự kiến thành viên tổ hợp bảo lãnh, cách thức, thời gian triển khai thực hiện, dự kiến về khối lượng, lãi suất phát hành và đề xuất chi phí bảo lãnh phát hành trái phiếu;
- Các cam kết của tổ chức bảo lãnh chính.
- Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động (Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao không có chứng thực xuất trình cùng bản chính để đối chiếu);
- Tài liệu chứng minh kinh nghiệm hoạt động của tổ chức trong lĩnh vực bảo lãnh chứng khoán và tình hình tài chính (kèm theo báo cáo tài chính được kiểm toán của 02 năm liền kề gần nhất).
- Ngày phát hành, ngày thanh toán tiền mua, ngày thanh toán lãi và ngày đáo hạn trái phiếu dự kiến;
- Khối lượng, kỳ hạn trái phiếu dự kiến phát hành;
- Đối tượng mua trái phiếu;
- Lãi suất danh nghĩa trái phiếu;
- Hình thức trái phiếu;
- Phương thức thanh toán tiền lãi, gốc trái phiếu;
- Khối lượng, kỳ hạn trái phiếu dự kiến phát hành;
- Đối tượng mua trái phiếu;
- Lãi suất danh nghĩa trái phiếu;
- Hình thức trái phiếu;
- Phương thức thanh toán tiền lãi, gốc trái phiếu;
- Thời gian, địa điểm tổ chức phát hành.
MR = GG x M x (1 + HC)
Trong đó:
MR = Số tiền ký quỹ;
GG = Giá trái phiếu được xác định theo Khoản 4 Điều này;
M = Số lượng trái phiếu phát hành để đảm bảo thanh khoản;
HC = Tỷ lệ phòng ngừa rủi ro theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
P = Ltck x GG x M x n/365
Trong đó:
P = Chi phí thực hiện hợp đồng;
Ltck = Lãi suất tái chiết khấu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố gần nhất trước thời điểm ký hợp đồng chi tiết hoặc hợp đồng gia hạn;
GG = Giá trái phiếu được xác định theo Khoản 4 Điều này;
M = Số lượng trái phiếu phát hành để đảm bảo thanh khoản;
n = Số ngày hỗ trợ thanh khoản.
THANH TOÁN TIỀN MUA TÍN PHIẾU, TRÁI PHIẾU VÀ THANH TOÁN GỐC LÃI TÍN PHIẾU, TRÁI PHIẾU
- Chậm nhất vào 11 giờ 30 phút ngày thanh toán tiền mua trái phiếu do Kho bạc Nhà nước thông báo, nhà tạo lập thị trường (đối với phương thức đấu thầu), tổ chức bảo lãnh chính (đối với phương thức bảo lãnh) phải đảm bảo toàn bộ tiền mua trái phiếu (bao gồm cả tiền mua trái phiếu của khách hàng của nhà tạo lập thị trường và thành viên tổ hợp bảo lãnh của tổ chức bảo lãnh chính) đã được thanh toán và ghi có vào tài khoản do Kho bạc Nhà nước chỉ định. Đối với trường hợp khách hàng, thành viên tổ hợp bảo lãnh không thực hiện thanh toán tiền mua trái phiếu thì nhà tạo lập thị trường hoặc tổ chức bảo lãnh chính có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền mua trái phiếu đó;
- Nhà đầu tư mua trái phiếu thông qua nhà tạo lập thị trường hoặc tổ chức bảo lãnh chính có thể thanh toán tiền mua trái phiếu thông qua nhà tạo lập thị trường, tổ chức bảo lãnh chính hoặc chuyển trực tiếp vào tài khoản do Kho bạc Nhà nước chỉ định nhưng phải đảm bảo đúng thời gian quy định. Trường hợp nhà đầu tư chuyển tiền mua trái phiếu qua nhà tạo lập thị trường hoặc tổ chức bảo lãnh chính để chuyển vào tài khoản do Kho bạc Nhà nước chỉ định thì nhà tạo lập thị trường, tổ chức bảo lãnh chính phải ghi đầy đủ thông tin về mã trái phiếu, chủ sở hữu trái phiếu, khối lượng trái phiếu và tổng số tiền mua của chủ sở hữu trái phiếu đó;
- Kho bạc Nhà nước gửi văn bản xác nhận hoàn tất thanh toán tiền mua trái phiếu cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam để thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu.
- Thanh toán bằng tiền mặt ngay khi mua trái phiếu tại địa điểm phát hành trái phiếu do Kho bạc Nhà nước công bố;
- Thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản chỉ định của Kho bạc Nhà nước tại nơi phát hành trái phiếu.
- Số tiền lãi chậm thanh toán phải nộp được xác định theo công thức quy định tại Khoản 1 Điều 27 Thông tư này;
- Kho bạc Nhà nước thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư chậm thanh toán tiền mua trái phiếu, trong đó nêu rõ số tiền lãi chậm thanh toán, thời hạn thanh toán và tài khoản nộp tiền lãi chậm thanh toán;
- Nhà đầu tư chậm thanh toán tiền mua trái phiếu phải nộp tiền lãi chậm thanh toán vào ngân sách nhà nước theo thông báo của Kho bạc Nhà nước. Tiền lãi chậm thanh toán tiền mua trái phiếu được ghi thu vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
- Trước ngày thanh toán tín phiếu năm (05) ngày làm việc, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho Kho bạc Nhà nước số tiền tín phiếu cần thanh toán, ngày thanh toán tín phiếu và tài khoản chỉ định thanh toán của Ngân hàng Nhà nước (nếu có thay đổi);
- Trong ngày thanh toán tín phiếu, Kho bạc Nhà nước chuyển tiền thanh toán tín phiếu vào tài khoản chỉ định của Ngân hàng Nhà nước.
Trong đó:
P = Số tiền lãi phạt chậm thanh toán;
GG = Tiền thanh toán một (01) tín phiếu hoặc trái phiếu;
N = Số lượng tín phiếu, trái phiếu chậm thanh toán;
Lo = Lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm do Ngân hàng Nhà nước thông báo tại ngày đầu tiên chậm thanh toán (%/năm);
k = bằng một (01) đối với tín phiếu hoặc trái phiếu không thanh toán lãi định kỳ, bằng số lần thanh toán lãi trong 1 năm đối với trái phiếu thanh toán lãi định kỳ;
n = Số ngày thực tế chậm thanh toán tính từ ngày thanh toán;
E = bằng 365 đối với tín phiếu; bằng số ngày thực tế của 1 kỳ trả lãi mà việc chậm thanh toán phát sinh đối với trái phiếu thanh toán lãi định kỳ; hoặc bằng số ngày thực tế trong năm phát hành trái phiếu với trái phiếu không thanh toán lãi định kỳ.
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
- Khối lượng và điều kiện, điều khoản của tín phiếu đã phát hành;
- Kết quả phát hành: thành viên trúng thầu, khối lượng phát hành, lãi suất phát hành, giá bán tín phiếu.
- Khối lượng và điều kiện, điều khoản của tín phiếu phát hành cho Ngân hàng Nhà nước;
- Kết quả của đợt phát hành: Khối lượng, lãi suất phát hành tín phiếu.
- Khối lượng và điều kiện, điều khoản của trái phiếu thông báo phát hành;
- Tình hình tham gia bảo lãnh của các thành viên: số lượng thành viên tham gia, khối lượng, lãi suất đăng ký của từng thành viên;
- Kết quả phát hành: thành viên bảo lãnh, khối lượng phát hành, lãi suất phát hành, giá bán trái phiếu.
- Khối lượng và điều kiện, điều khoản của trái phiếu thông báo phát hành;
- Kết quả của đợt phát hành: khối lượng, lãi suất phát hành trái phiếu, lãi suất danh nghĩa và tình hình thanh toán chi phí phát hành.
- Mã tín phiếu;
- Kỳ hạn;
- Ngày phát hành, ngày đáo hạn, ngày thanh toán tín phiếu;
- Khối lượng gọi thầu, khối lượng dự thầu, khối lượng trúng thầu, số tiền thanh toán tín phiếu trúng thầu; khối lượng đăng ký mua thêm, khối lượng phát hành thêm, số tiền thanh toán tín phiếu mua thêm;
- Lãi suất dự thầu thấp nhất, lãi suất dự thầu cao nhất, lãi suất phát hành;
- Số nhà tạo lập thị trường tham gia đấu thầu, tổng số phiếu đăng ký đấu thầu; số nhà tạo lập thị trường tham gia đăng ký mua thêm.
- Mã tín phiếu thanh toán trong năm;
- Ngày thanh toán tín phiếu của từng mã tín phiếu;
- Ngày đăng ký cuối cùng trong năm của từng mã tín phiếu.
- Mã trái phiếu;
- Kỳ hạn;
- Ngày phát hành, ngày đáo hạn, ngày thanh toán gốc, lãi;
- Khối lượng gọi thầu, khối lượng dự thầu, khối lượng trúng thầu, số tiền thanh toán trái phiếu trúng thầu; khối lượng đăng ký mua thêm, khối lượng phát hành thêm, số tiền thanh toán trái phiếu mua thêm;
- Lãi suất dự thầu thấp nhất, lãi suất dự thầu cao nhất, lãi suất phát hành, lãi suất danh nghĩa;
- Số nhà tạo lập thị trường tham gia đấu thầu, tổng số phiếu đăng ký đấu thầu; số nhà tạo lập thị trường đăng ký mua thêm.
- Mã trái phiếu thanh toán gốc, lãi trong năm;
- Ngày thanh toán gốc, lãi của từng mã trái phiếu;
- Ngày đăng ký cuối cùng trong năm của từng mã trái phiếu.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Các thành viên đấu thầu thị trường trái phiếu Chính phủ được Bộ Tài chính lựa chọn trong năm 2018 tiếp tục được hưởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Thông tư số 111/2015/TT-BTC ngày 28 tháng 07 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước và công văn hướng dẫn nghĩa vụ thành viên đấu thầu của Bộ Tài chính đến hết ngày 31/12/2018.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục 1. Mẫu thông báo kết quả đấu thầu tín phiếu của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018)
SỞ GIAO DỊCH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm…. |
THÔNG BÁO KẾT QUẢ ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU
Kính gửi: |
- Kho bạc Nhà nước |
1. Căn cứ thông báo phát hành tín phiếu của Kho bạc Nhà nước số / ngày / / , ngày / / Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức đấu thầu phát hành tín phiếu gồm:
Mã tín phiếu |
Kỳ hạn (tuần) |
Ngày phát hành |
Ngày đáo hạn |
Lãi suất phát hành |
Khối lượng phát hành |
||
Khối lượng phát hành tại phiên đấu thầu tín phiếu |
Khối lượng phát hành thêm ngay sau phiên đấu thầu |
Tổng khối lượng phát hành |
|||||
(*) |
|
|
|
|
|
|
|
2. Căn cứ vào đăng ký đấu thầu phát hành tín phiếu của các nhà đầu tư tham gia đấu thầu, kết quả phát hành tín phiếu như sau:
STT |
Nhà tạo lập thị trường |
Chủ sở hữu tín phiếu |
Số TK tại ngân hàng thanh toán |
Khối lượng trúng thầu (**) |
Lãi suất trúng thầu |
Giá tiền thanh toán mua tín phiếu |
Số tài khoản lưu ký |
.. |
|
|
|
|
|
|
|
.. |
|
|
|
|
|
|
|
.. |
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích:
(*) Thông báo kết quả đấu thầu đối với mỗi mã tín phiếu tại mỗi đợt phát hành tín phiếu.
(**) Khối lượng trúng thầu bao gồm khối lượng trúng thầu tại phiên đấu thầu lúc 10 giờ 30 phút sáng và khối lượng mua thêm ngay sau phiên đấu thầu
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp thông tin để quý đơn vị biết, phối hợp thực hiện lưu ký và theo dõi, quản lý tín phiếu./.
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Phụ lục 2. Mẫu hợp đồng bán tín phiếu trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HỢP ĐỒNG BÁN TÍN PHIẾU KHO BẠC TRỰC TIẾP
CHO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Số: ... /HĐ
- Căn cứ Luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Căn cứ Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;
- Căn cứ Thông tư số 111/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước;
- Căn cứ Quyết định số .../QĐ-TTg ngày .../.../ của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành trực tiếp tín phiếu kho bạc cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Căn cứ Quyết định số .../QĐ-NHNN ngày .../.../../ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc mua trực tiếp tín phiếu kho bạc.
Hôm nay, ngày ... tháng ... năm..., tại...
Chúng tôi gồm:
I. Bộ Tài chính:
- Tên tổ chức phát hành: Bộ Tài chính
- Địa chỉ: …………………………………………
- Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
II. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước)
- Tên tổ chức mua tín phiếu: Ngân hàng Nhà nước
- Địa chỉ: …………………………………………
- Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
Sau khi thống nhất, hai bên cùng ký kết Hợp đồng mua bán tín phiếu với các nội dung sau đây:
Điều 1. Các điều khoản, điều kiện của tín phiếu:
1. Mã tín phiếu (nếu có):
2. Khối lượng tín phiếu:
3. Lãi suất tín phiếu:
4. Kỳ hạn tín phiếu:
5. Hình thức tín phiếu:
6. Giá bán tín phiếu:
7. Ngày phát hành tín phiếu:
8. Ngày thanh toán tiền mua tín phiếu:
9. Ngày đáo hạn tín phiếu:
10. Thông tin về tài khoản nhận tiền mua tín phiếu:
11. Thông tin về tài khoản nhận tiền thanh toán tín phiếu đáo hạn:
12. Thông tin về việc đăng ký, lưu ký niêm yết tín phiếu (nếu có):
Điều 2. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chuyển tiền mua tín phiếu theo Hợp đồng vào tài khoản nhận tiền mua tín phiếu đầy đủ và đúng thời hạn.
Điều 3. Trách nhiệm của Bộ Tài chính:
Bộ Tài chính có trách nhiệm thanh toán tín phiếu đến hạn đầy đủ và đúng thời hạn.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
- Hợp đồng này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
- Hợp đồng này được lập 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
BỘ TÀI CHÍNH |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM |
Phụ lục 3. Mẫu thông báo kết quả đấu thầu trái phiếu
(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018)
SỞ GIAO DỊCH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm…. |
Kính gửi: |
- Kho bạc Nhà nước |
Căn cứ đề nghị phát hành trái phiếu của Kho bạc Nhà nước tại Thông báo số / / ngày / / , ngày / / Sở Giao dịch chứng khoán đã tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu gồm:
Mã trái phiếu |
Kỳ hạn (năm) |
Ngày phát hành |
Ngày đáo hạn |
Bình quân gia quyền các mức lãi suất trúng thầu |
Lãi suất danh nghĩa |
Khối lượng phát hành |
||
Khối lượng phát hành tại phiên đấu thầu trái phiếu |
Khối lượng phát hành thêm ngay sau phiên đấu thầu |
Tổng khối lượng phát hành |
||||||
(*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Căn cứ vào đăng ký đấu thầu phát hành trái phiếu của các nhà đầu tư tham gia đấu thầu trái phiếu, kết quả phát hành mã trái phiếu (*)...... như sau:
STT |
Nhà tạo lập thị trường |
Chủ sở hữu trái phiếu |
Số TK tại ngân hàng thanh toán |
Khối lượng trúng thầu (**) |
Lãi suất trúng thầu |
Giá tiền thanh toán mua trái phiếu |
… |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
Chú thích:
(*) Thông báo kết quả đấu thầu đối với mỗi mã trái phiếu tại mỗi đợt phát hành trái phiếu.
(**) Khối lượng trúng thầu bao gồm cả khối lượng trúng thầu tại phiên đấu thầu lúc 10 giờ 30 phút sáng và khối lượng mua thêm ngay sau phiên đấu thầu.
Sở Giao dịch chứng khoán cung cấp thông tin để quý đơn vị biết, phối hợp thực hiện lưu ký trái phiếu, và theo dõi, quản lý trái phiếu./.
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Phụ lục 4. Xác định lãi suất trúng thầu, lãi suất danh nghĩa trái phiếu và phân bổ khối lượng trúng thầu khi phát hành theo phương thức đấu thầu
(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018)
1. Phát hành theo hình thức cạnh tranh lãi suất
Ví dụ: Trường hợp Kho bạc Nhà nước gọi thầu với khối lượng là 1.000 tỷ đồng, khung lãi suất do Bộ Tài chính quyết định là 5,50%/năm, và các mức lãi suất dự thầu của các nhà đầu tư như dưới đây, thì mức lãi suất trúng thầu và khối lượng trúng thầu của từng nhà đầu tư sẽ như sau:
a) Đối với phương thức đấu thầu đơn giá:
Số thứ tự |
Nhà đầu tư |
Lãi suất đăng ký |
Khối lượng đăng ký |
Khối lượng cộng dồn |
Kết quả phiên phát hành |
|
Khối lượng trúng thầu |
Lãi suất trúng thầu |
|||||
(%/năm) |
(Tỷ đồng) |
(Tỷ đồng) |
(Tỷ đồng) |
(%/năm) |
||
1 |
A |
5,15% |
150 |
150 |
150 |
5,49% |
2 |
A |
5,20% |
100 |
250 |
100 |
5,49% |
3 |
A |
5,25% |
100 |
350 |
100 |
5,49% |
4 |
B |
5,35% |
200 |
550 |
200 |
5,49% |
5 |
D |
5,35% |
200 |
750 |
200 |
5,49% |
6 |
D |
5,40% |
200 |
950 |
200 |
5,49% |
7 |
B |
5,49% |
100 |
1.050 |
50 |
5,49% |
8 |
B |
5,50% |
100 |
1.150 |
- |
|
9 |
C |
5,50% |
200 |
1.350 |
- |
|
10 |
D |
5,50% |
200 |
1.550 |
- |
|
11 |
F |
5,50% |
200 |
1.750 |
- |
|
12 |
C |
5,60% |
300 |
2.050 |
- |
|
13 |
D |
5,60% |
200 |
2.250 |
- |
|
14 |
D |
5,70% |
200 |
2.450 |
- |
|
15 |
E |
5,70% |
50 |
2.500 |
- |
|
16 |
B |
6,00% |
100 |
2.600 |
- |
|
17 |
G |
6,00% |
100 |
2.700 |
- |
|
18 |
H |
6,20% |
200 |
2.900 |
- |
|
Tổng |
|
|
2.900 |
|
1.000 |
|
- Lãi suất trúng thầu bằng 5,49%/năm, là mức lãi suất dự thầu cao nhất, áp dụng chung cho các thành viên tham gia đấu thầu và được chọn theo thứ tự từ thấp đến cao của lãi suất dự thầu đảm bảo đồng thời hai (02) điều kiện: (i) Trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quyết định; (ii) Khối lượng trái phiếu phát hành tính lũy kế đến mức lãi suất trúng thầu không vượt quá khối lượng trái phiếu gọi thầu.
- Khối lượng dự thầu cộng dồn cạnh tranh lãi suất tại các mức lãi suất thấp hơn 5,49%/năm là 950 tỷ đồng, do vậy phần dư còn lại 50 tỷ đồng so với khối lượng gọi thầu được phân bổ cho các thành viên dự thầu tại mức lãi suất trúng thầu 5,49%/năm theo tỷ lệ tương ứng với khối lượng dự thầu. Do vậy, nhà đầu tư B được phân bổ 50/100 tỷ đồng dự thầu tại mức lãi suất 5,49%/năm.
- Lãi suất danh nghĩa trái phiếu:
+ Là lãi suất trúng thầu trái phiếu làm tròn xuống tới 1 chữ số thập phân đối với trường hợp lãi suất danh nghĩa cố định. Như vậy, mức lãi suất danh nghĩa của trái phiếu sẽ được xác định là 5,40%/năm;
+ Được xác định trên cơ sở lãi suất tham chiếu theo thông báo của Bộ Tài chính đối với trường hợp lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi.
b) Đối với phương thức đấu thầu đa giá:
Số thứ tự |
Nhà đầu tư |
Lãi suất đăng ký |
Khối lượng đăng ký |
Khối lượng cộng dồn |
Kết quả phiên phát hành |
|
Khối lượng trúng thầu |
Lãi suất trúng thầu |
|||||
(%/năm) |
(Tỷ đồng) |
(Tỷ đồng) |
(Tỷ đồng) |
(%/năm) |
||
1 |
A |
5,15% |
150 |
150 |
150 |
5,15% |
2 |
A |
5,20% |
100 |
250 |
100 |
5,20% |
3 |
A |
5,25% |
100 |
350 |
100 |
5,25% |
4 |
B |
5,35% |
200 |
550 |
200 |
5,35% |
5 |
D |
5,35% |
200 |
750 |
200 |
5,35% |
6 |
D |
5,40% |
200 |
950 |
200 |
5,40% |
7 |
B |
5,49% |
100 |
1.050 |
50 |
5,49% |
8 |
B |
5,50% |
100 |
1.150 |
- |
|
9 |
c |
5,50% |
200 |
1.350 |
- |
|
10 |
D |
5,50% |
200 |
1.550 |
- |
|
11 |
F |
5,50% |
200 |
1.750 |
- |
|
12 |
C |
5,60% |
300 |
2.050 |
- |
|
13 |
D |
5,60% |
200 |
2.250 |
- |
|
14 |
D |
5,70% |
200 |
2.450 |
- |
|
15 |
E |
5,70% |
50 |
2.500 |
- |
|
16 |
B |
6,00% |
100 |
2.600 |
- |
|
17 |
G |
6,00% |
100 |
2.700 |
- |
|
18 |
H |
6,20% |
200 |
2.900 |
- |
|
Tổng |
|
|
2.900 |
|
1.000 |
|
- Lãi suất trúng thầu áp dụng cho mỗi thành viên trúng thầu là mức lãi suất dự thầu của thành viên tham gia đấu thầu đó và được xét chọn theo thứ tự từ thấp đến cao của lãi suất dự thầu đảm bảo đồng thời hai (02) điều kiện: (i) Bình quân gia quyền các mức lãi suất trúng thầu không vượt quá khung lãi suất do Bộ Tài chính quyết định; (ii) Khối lượng trái phiếu phát hành tính lũy kế đến mức lãi suất trúng thầu cao nhất không vượt quá khối lượng trái phiếu gọi thầu.
Do vậy, các mức lãi suất trúng thầu từ 5,15%/năm đến 5,49%/năm. Tại mức lãi suất trúng thầu cao nhất là 5,49%/năm, nhà đầu tư B được phân bổ 50 tỷ đồng/100 tỷ đồng dự thầu.
- Bình quân gia quyền các mức lãi suất trúng thầu bằng 5,312%, cụ thể như sau:
150 ×5,15% +100 ×5,20% +100 ×5,25% + 200 ×5,35% + 50 ×5,49% + 200 ×5,35% + 200 ×5,40% |
= 5,312% |
1.000 |
- Lãi suất danh nghĩa trái phiếu:
+ Là bình quân gia quyền các mức lãi suất phát hành trái phiếu áp dụng đối với các thành viên trúng thầu cạnh tranh lãi suất và được làm tròn xuống tới 1 chữ số thập phân đối với trường hợp lãi suất danh nghĩa cố định. Như vậy, mức lãi suất danh nghĩa của trái phiếu sẽ được xác định là 5,30%/năm;
+ Được xác định trên cơ sở lãi suất tham chiếu theo thông báo của Bộ Tài chính đối với trường hợp lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi.
2. Phát hành theo hình thức cạnh tranh lãi suất kết hợp không cạnh tranh lãi suất
Trường hợp KBNN gọi thầu là 1.000 tỷ đồng, khung lãi suất do Bộ Tài chính quyết định là 5,50%/năm, và các mức lãi suất dự thầu của các nhà đầu tư như dưới đây, thì mức lãi suất trúng thầu và khối lượng trúng thầu của từng nhà đầu tư sẽ như sau:
a) Đối với phương thức đấu thầu đơn giá
b)
Số thứ tự |
Nhà đầu tư |
Lãi suất đăng ký |
Khối lượng đăng ký |
Khối lượng dự thầu cộng dồn |
Kết quả phiên phát hành |
|
Khối lượng trúng thầu |
Lãi suất trúng thầu |
|||||
(%/năm) |
(Tỷ đồng) |
(Tỷ đồng) |
(Tỷ đồng) |
(%/năm) |
||
A. Dự thầu không cạnh tranh lãi suất |
||||||
1 |
A |
|
100 |
100 |
100 |
5,49% |
2 |
B |
|
100 |
200 |
100 |
5,49% |
3 |
D |
|
100 |
300 |
100 |
5,49% |
Tổng dự thầu không cạnh tranh lãi suất |
300 |
|
300 |
|
||
|
|
|||||
B. Dự thầu cạnh tranh lãi suất |
||||||
1 |
A |
5,20% |
100 |
100 |
100 |
5,49% |
2 |
A |
5,30% |
100 |
200 |
100 |
5,49% |
3 |
B |
5,35% |
100 |
300 |
100 |
5,49% |
4 |
D |
5,45% |
200 |
500 |
200 |
5,49% |
5 |
C |
5,47% |
100 |
600 |
100 |
5,49% |
6 |
B |
5,49% |
100 |
700 |
100 |
5,49% |
7 |
B |
5,55% |
100 |
800 |
- |
|
8 |
D |
5,55% |
200 |
1.000 |
- |
|
9 |
F |
5,55% |
200 |
1.200 |
- |
|
10 |
c |
5,60% |
300 |
1.500 |
- |
|
11 |
D |
5,60% |
200 |
1.700 |
- |
|
12 |
D |
5,70% |
200 |
1.900 |
- |
|
13 |
E |
5,70% |
50 |
1.950 |
- |
|
14 |
G |
6,00% |
100 |
2.050 |
- |
|
15 |
H |
6,20% |
200 |
2.250 |
- |
|
Tổng dự thầu cạnh tranh lãi suất |
2.250 |
|
700 |
|
- Khối lượng trái phiếu phát hành cho các thành viên dự thầu không cạnh tranh lãi suất tối đa đảm bảo không vượt quá 30% khối lượng gọi thầu, bằng 300 tỷ đồng.
- Lãi suất trúng thầu là mức lãi suất dự thầu cao nhất, áp dụng chung cho các thành viên tham gia đấu thầu và được xét chọn theo thứ tự từ thấp đến cao của lãi suất dự thầu, thỏa mãn đồng thời hai (02) điều kiện: (i) Trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quyết định; (ii) Khối lượng trái phiếu phát hành cho các thành viên dự thầu cạnh tranh lãi suất tính lũy kế đến mức lãi suất trúng thầu không vượt quá 700 tỷ đồng (khối lượng trái phiếu gọi thầu trừ đi khối lượng phát hành cho thành viên dự thầu không cạnh tranh lãi suất). Do vậy, lãi suất trúng thầu được xác định bằng 5,49%/năm.
- Lãi suất trúng thầu của thành viên dự thầu không cạnh tranh lãi suất bằng với lãi suất trúng thầu cạnh tranh lãi suất là 5,49%/năm.
- Lãi suất danh nghĩa trái phiếu:
+ Là lãi suất trúng thầu trái phiếu làm tròn xuống tới 1 chữ số thập phân đối với trường hợp lãi suất danh nghĩa cố định. Như vậy, mức lãi suất danh nghĩa của trái phiếu sẽ được xác định là 5,40%/năm;
+ Được xác định trên cơ sở lãi suất tham chiếu theo thông báo của Bộ Tài chính đối với trường hợp lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi.
b) Đối với phương thức đấu thầu đa giá
Số thứ tự |
Nhà đầu tư |
Lãi suất đăng ký |
Khối lượng đăng ký |
Khối lượng dự thầu cộng dồn |
Kết quả phiên phát hành |
|
Khối lượng trúng thầu |
Lãi suất trúng thầu |
|||||
(%/năm) |
(Tỷ đồng) |
(Tỷ đồng) |
(Tỷ đồng) |
(%/năm) |
||
A. Dự thầu không cạnh tranh lãi suất |
||||||
1 |
A |
|
100 |
100 |
100 |
5,38% |
2 |
B |
|
100 |
200 |
100 |
5,38% |
3 |
D |
|
100 |
300 |
100 |
5,38% |
Tổng dự thầu không cạnh tranh lãi suất |
300 |
|
300 |
|
||
|
|
|||||
B. Dự thầu cạnh tranh lãi suất |
||||||
1 |
A |
5,20% |
100 |
100 |
100 |
5,20% |
2 |
A |
5,25% |
100 |
200 |
100 |
5,25% |
3 |
B |
5,35% |
100 |
300 |
100 |
5,35% |
4 |
D |
5,45% |
200 |
500 |
200 |
5,45% |
5 |
B |
5,50% |
100 |
600 |
100 |
5,50% |
6 |
C |
5,50% |
100 |
700 |
100 |
5,50% |
7 |
B |
5,55% |
100 |
800 |
- |
|
8 |
D |
5,55% |
200 |
1.000 |
- |
|
9 |
F |
5,55% |
200 |
1.200 |
- |
|
10 |
C |
5,60% |
300 |
1.500 |
- |
|
11 |
D |
5,60% |
200 |
1.700 |
- |
|
12 |
D |
5,70% |
200 |
1.900 |
- |
|
13 |
E |
5,70% |
50 |
1.950 |
- |
|
14 |
G |
6,00% |
100 |
2.050 |
- |
|
15 |
H |
6,20% |
200 |
2.250 |
- |
|
Tổng dự thầu cạnh tranh lãi suất |
2.250 |
|
700 |
|
- Khối lượng trái phiếu phát hành cho các thành viên dự thầu không cạnh tranh lãi suất tối đa đảm bảo không vượt quá 30% khối lượng gọi thầu, bằng 300 tỷ đồng.
- Lãi suất trúng thầu áp dụng cho mỗi thành viên trúng thầu là mức lãi suất dự thầu của thành viên tham gia đấu thầu đó và được xét chọn theo thứ tự từ thấp đến cao của lãi suất dự thầu, thỏa mãn đồng thời hai (02) điều kiện: (i) Bình quân gia quyền các mức lãi suất trúng thầu không vượt quá khung lãi suất do Bộ Tài chính quyết định; (ii) Khối lượng trái phiếu phát hành cho các thành viên dự thầu cạnh tranh lãi suất tính lũy kế đến mức lãi suất trúng thầu cao nhất không vượt quá 700 tỷ đồng (khối lượng trái phiếu gọi thầu trừ đi khối lượng phát hành cho thành viên dự thầu không cạnh tranh lãi suất). Do vậy, lãi suất trúng thầu được xác định từ 5,20%/năm đến 5,50%/năm. Bình quân gia quyền các mức lãi suất trúng thầu cạnh tranh lãi suất bằng:
100 ×5,20% + 100 ×5,25% + 100 ×5,35% + 200 ×5,45%+100 ×5,50% + 100 ×5,50% |
= 5,386% |
700 |
Mức lãi suất bình quân gia quyền 5,386% này thấp hơn so với khung lãi suất do Bộ Tài chính quyết định là 5,50%/năm.
- Lãi suất trúng thầu của thành viên dự thầu không cạnh tranh lãi suất là bình quân gia quyền các mức lãi suất trúng thầu cạnh tranh lãi suất, được làm tròn xuống tới 2 chữ số thập phân. Như vậy, mức lãi suất trúng thầu của các thành viên dự thầu không cạnh tranh lãi suất là 5,38%/năm.
- Lãi suất danh nghĩa trái phiếu:
+ Là bình quân gia quyền các mức lãi suất trúng thầu trái phiếu áp dụng đối với các thành viên trúng thầu cạnh tranh lãi suất và được làm tròn xuống tới 1 chữ số thập phân đối với trường hợp lãi suất danh nghĩa cố định. Như vậy, mức lãi suất danh nghĩa của trái phiếu sẽ được xác định là 5,30%/năm;
+ Được xác định trên cơ sở lãi suất tham chiếu theo thông báo của Bộ Tài chính đối với trường hợp lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi.
Phụ lục 5. Ví dụ về cách xác định tiền lãi của một (01) trái phiếu đối với kỳ trả lãi đầu tiên trong trường hợp kỳ trả lãi đầu tiên dài hơn so với các kỳ trả lãi tiếp theo
(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018)
1. Thông tin về trái phiếu:
- Mã trái phiếu: TD1619439
- Giá trị niêm yết của mã trái phiếu: 3.723.000.000.000 đồng
- Khối lượng niêm yết của mã trái phiếu: 37.230.000 trái phiếu
- Ngày phát hành trái phiếu (ngày thanh toán tiền mua): 21/4/2016
- Ngày đáo hạn: 19/5/2019
- Lãi suất danh nghĩa: 5,7%/năm
- Ngày thanh toán lãi lần đầu: 19/5/2017
- Ngày thanh toán lãi thông thường theo giả định: 19/5/2016
2. Cách xác định số ngày trong kỳ trả lãi thông thường theo giả định khi việc thanh toán xảy ra (ngày E)
- Theo công thức tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 111/2018/TT-BTC, tiền lãi của kỳ trả lãi đầu tiên (từ ngày thanh toán tiền mua trái phiếu đến ngày trả lãi đầu tiên), gồm hai phần:
+ Phần thứ nhất: tiền lãi trái phiếu trả cho khoảng thời gian từ ngày trả lãi giả định đến ngày trả lãi trả lãi đầu tiên (01 năm). Ngày trả lãi đầu tiên của trái phiếu TD1619439 là ngày 19/5/2017, do vậy ngày thanh toán tiền lãi thông thường theo giả định là ngày 19/5/2016.
+ Phần thứ hai: tiền lãi trái phiếu trả cho khoảng thời gian từ ngày thanh toán tiền mua trái phiếu đến ngày thanh toán tiền lãi thông thường theo giả định được tính từ ngày 21/04/2016 đến ngày 19/5/2016 (ngày a2 theo công thức tại Khoản 3, Điều 12 Thông tư số 111/2018/TT-BTC). Phần tiền lãi thứ hai được tính dựa trên tỷ lệ giữa số ngày a2 so với số ngày trong kỳ trả lãi thông thường theo giả định (E), do đó số ngày trong kỳ trả lãi giả định sẽ tính từ ngày 19/5/2015 đến ngày 19/5/2016.
- Do đó, số ngày trong kỳ trả lãi thông thường theo giả định (E) là 366 ngày (tính từ 19/5/2015 – 19/5/2016).
- Tiền lãi của 01 trái phiếu kỳ trả lãi đầu tiên (dài hơn so với các kỳ trả lãi tiếp theo) sẽ là:
= 6.136,065 đồng.
Như vậy, tiền lãi của 01 trái phiếu được làm tròn xuống đơn vị đồng là: 6.136 đồng
- Tiền lãi của kỳ trả lãi đầu tiên (dài hơn so với các kỳ trả lãi tiếp theo) sẽ là: 6.136 đồng x 37.230.000 trái phiếu = 228.443.280.000 đồng.
Phụ lục 6. Mẫu đơn đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính
(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018)
TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH TỔ CHỨC BẢO LÃNH CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Kính gửi: Kho bạc Nhà nước
Căn cứ Thông báo số ……… ngày ………. của Kho bạc Nhà nước về việc bảo lãnh phát hành trái phiếu đợt ….. năm ……, ………….(tên tổ chức đăng ký) đăng ký làm tổ chức bảo lãnh chính của đợt phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh đợt ….. năm ……, cụ thể:
I. Giới thiệu về tổ chức:
1. Tên đầy đủ của tổ chức:
2. Tên và mã giao dịch:
3. Vốn pháp định theo quy định:
4. Vốn điều lệ thực góp:
5. Vốn chủ sở hữu: (theo báo cáo tài chính ngày ………….được kiểm toán bởi Công ty ………….)
6. Trụ sở chính:
7. Điện thoại: Fax:
8. Nơi mở tài khoản:
Số hiệu tài khoản:
9. Giấy phép kinh doanh số ………… do ………………….. (tên cơ quan có thẩm quyền cấp) cấp ngày………….
10. Người đại diện hợp pháp (họ tên, chức vụ, mẫu chữ ký)
10.1. Họ và tên:
10.2. Chức vụ:
10.3. Mẫu chữ ký:
II. Về khả năng đáp ứng điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính:
Chúng tôi nhận thấy chúng tôi đủ điều kiện để trở thành tổ chức bảo lãnh chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 95/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh chứng khoán theo giấy phép kinh doanh số … do … cấp ngày …/…/…;
2. Đã thực hiện … đợt bảo lãnh phát hành chứng khoán trong thời gian từ… đến…, với tổng khối lượng là…;
3. Đã xây dựng phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu theo thông báo số … ngày…/…/… của Kho bạc Nhà nước.
III. Hồ sơ gửi kèm
1. Bản sao có công chứng giấy phép kinh doanh số … do … cấp ngày …/…/….
2. Văn bản, tài liệu chứng minh kinh nghiệm thực hiện bảo lãnh chứng khoán của tổ chức.
3. Báo cáo tài chính 2 năm liền kề trước năm tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu.
4. Phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu theo thông báo của Kho bạc Nhà nước đợt ….. năm ……
5. Các tài liệu khác (nếu có).
IV. Cam kết:
(Tên tổ chức) xin cam kết: chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của những nội dung kê khai trên đây và các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này.
|
TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH TỔ CHỨC BẢO LÃNH CHÍNH |
Phụ lục 7. Hợp đồng nguyên tắc bảo lãnh phát hành trái phiếu
(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
Số:.../HĐBL
- Căn cứ Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;
- Căn cứ Thông tư số 111/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước;
- Căn cứ Thông báo số... ngày... của Kho bạc Nhà nước thông báo về việc tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu đợt.../năm...
Hôm nay, ngày... tháng... năm..., tại...
Chúng tôi gồm:
I. Cơ quan phát hành trái phiếu (dưới đây gọi là Bên phát hành)
- Tên tổ chức phát hành:
- Địa chỉ:
- Tài khoản ngân hàng số:... Tại:...
- Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
II. Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính
1. Tổ chức bảo lãnh chính thứ nhất
- Tên tổ chức bảo lãnh chính:
- Địa chỉ:
- Tài khoản ngân hàng số:... Tại:...
- Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
2. Tổ chức bảo lãnh chính thứ hai
- Tên tổ chức bảo lãnh chính:
- Địa chỉ:
- Tài khoản ngân hàng số:... Tại:...
- Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
3. Tổ chức bảo lãnh chính thứ ba
- Tên tổ chức bảo lãnh chính:
- Địa chỉ:
- Tài khoản ngân hàng số:... Tại:...
- Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
4. ....
Sau khi thống nhất, Bên phát hành và tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính cùng nhau ký kết Hợp đồng nguyên tắc bảo lãnh phát hành trái phiếu với các nội dung sau đây:
Điều 1. Các điều khoản, điều kiện dự kiến của trái phiếu
1. Mệnh giá trái phiếu:
2. Kỳ hạn trái phiếu:
3. Phương thức thanh toán gốc, lãi:
4. Đồng tiền phát hành, thanh toán:
Điều 2. Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính lựa chọn thành viên của tổ hợp bảo lãnh/đồng bảo lãnh, báo cáo Bên phát hành trong vòng… ngày làm việc kể từ ngày Hợp đồng nguyên tắc có hiệu lực.
Điều 3. Các cam kết khác...
Điều 4. Khiếu nại, tranh chấp
Mọi khiếu nại, tranh chấp, vi phạm hợp đồng của các bên xử lý theo quy định hiện hành.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
- Hợp đồng này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Hợp đồng này được lập … bản có giá trị như nhau, Bên phát hành và bên bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính mỗi bên giữ một (01) bản.
ĐẠI DIỆN BÊN PHÁT HÀNH |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BẢO LÃNH CHÍNH THỨ NHẤT |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BẢO LÃNH CHÍNH THỨ HAI |
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BẢO LÃNH CHÍNH THỨ BA |
Phụ lục 8. Mẫu thông báo danh sách tổ hợp bảo lãnh, biên bản thỏa thuận và hợp đồng bảo lãnh
(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018)
Mục 1. Thông báo danh sách tổ hợp bảo lãnh
TÊN TỔ CHỨC BẢO LÃNH CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
........., ngày...... tháng...... năm...... |
ĐĂNG KÝ
TỔ HỢP BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
Kính gửi: Kho bạc Nhà nước
1. Tên tổ chức bảo lãnh chính:
2. Địa chỉ:
3. Tài khoản ngân hàng số:... Tại:...
4. Người đại diện theo pháp luật: …(Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
Đối với phiên bảo lãnh phát hành ngày.... tháng... năm... theo thông báo của Kho bạc Nhà nước tại văn bản số............ ngày.... tháng... năm..., [tên tổ chức bảo lãnh chính] đăng ký thành viên tổ hợp bảo lãnh bao gồm các tổ chức sau:
(1)
(2)
(3)
[Tên tổ chức bảo lãnh chính] cam kết sẽ đảm bảo tiền mua trái phiếu của tổ hợp bảo lãnh được thanh toán vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước theo hợp đồng bảo lãnh trái phiếu.
Trường hợp chậm thanh toán, [tên tổ chức bảo lãnh chính] sẽ thanh toán tiền lãi chậm thanh toán quy định tại Thông tư số 111/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018, và trái phiếu sẽ chỉ được lưu ký và niêm yết sau khi đã thanh toán đầy đủ tiền mua trái phiếu và tiền lãi chậm thanh toán.
|
TÊN TỔ CHỨC BẢO LÃNH CHÍNH |
Mục 2. Biên bản thỏa thuận của các tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp bảo lãnh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
[Tên của tổ chức bảo lãnh chính]
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
...., ngày.... tháng... năm....
- Căn cứ Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 của Chính phủ về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
- Căn cứ Thông tư số 111/2018/TT-BTC, ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước.
Hôm nay, ngày... tháng... năm..., tại...
Chúng tôi gồm:
I. Tổ chức bảo lãnh chính
- Tên tổ chức:
- Địa chỉ:
- Tài khoản ngân hàng số:... Tại:...
- Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
II. Tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp bảo lãnh
- Tên tổ chức bảo lãnh 1:
+ Địa chỉ:
+ Tài khoản ngân hàng số:... Tại:...
+ Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
- Tên tổ chức bảo lãnh 2:
+ Địa chỉ:
+ Tài khoản ngân hàng số:... Tại:...
+ Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
- …
Sau khi thống nhất, các bên cùng nhau ký kết thỏa thuận của tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu với các nội dung sau đây:
Điều 1. Chúng tôi đồng ý để [Tên của Tổ chức bảo lãnh chính] phân bổ khối lượng trái phiếu trong tổ hợp bảo lãnh và đại diện đàm phán với Kho bạc Nhà nước về mức lãi suất trái phiếu, khối lượng trái phiếu cam kết mua đối với đợt bảo lãnh phát hành theo thông báo số........ ngày........
Điều 2. Chậm nhất 11 giờ 30 phút ngày thanh toán tiền mua trái phiếu theo thông báo của Kho bạc Nhà nước, tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán toàn bộ số tiền mua trái phiếu của tổ hợp bảo lãnh vào tài khoản chỉ định của Kho bạc Nhà nước (hoặc thanh toán qua tổ chức bảo lãnh chính tùy theo thỏa thuận giữa tổ chức bảo lãnh chính và các tổ chức bảo lãnh, đảm bảo toàn bộ số tiền mua trái phiếu được thanh toán vào tài khoản chỉ định của Kho bạc Nhà nước).
Điều 3. Trường hợp tổ chức bảo lãnh chậm thanh toán tiền mua trái phiếu theo thông báo của tổ chức bảo lãnh chính, tổ chức bảo lãnh chính được quyền yêu cầu tổ chức bảo lãnh nộp tiền lãi chậm thanh toán. Tiền lãi chậm thanh toán được xác định bằng... (do các bên thỏa thuận cụ thể).
Điều 4. Tổ chức bảo lãnh chính có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết theo yêu cầu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam về tổ chức/người đăng ký mua trái phiếu cho Kho bạc Nhà nước vào ngày thanh toán tiền mua trái phiếu.
Điều 5. Các cam kết khác ...
Điều 6. Khiếu nại, tranh chấp
Mọi khiếu nại, tranh chấp, vi phạm hợp đồng của các bên xử lý theo quy định hiện hành.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
- Hợp đồng này có hiệu lực thi hành từ ngày.../.../...
- Hợp đồng này kết thúc khi:
a) Kho bạc Nhà nước thông báo đợt bảo lãnh phát hành không thành công;
b) Tổ chức bảo lãnh chính và các tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp đã hoàn thành các nghĩa vụ liên quan, và trái phiếu đã được lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam vào tài khoản tương ứng của các bên có liên quan.
TÊN TỔ CHỨC BẢO LÃNH CHÍNH
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BẢO LÃNH 1
|
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BẢO LÃNH 2
|
Mục 3. Biên bản thỏa thuận của tổ chức bảo lãnh chính và tổ chức đồng bảo lãnh chính
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
........., ngày...... tháng...... năm......
- Căn cứ Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;
- Căn cứ Thông tư số 111/2018/TT-BTC, ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước.
Hôm nay, ngày... tháng... năm..., tại...
Chúng tôi gồm:
I. Tổ chức bảo lãnh chính thứ nhất
- Tên tổ chức:
- Địa chỉ:
- Tài khoản ngân hàng số:... Tại:...
- Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
II. Tổ chức bảo lãnh chính thứ hai
- Tên tổ chức:
- Địa chỉ:
- Tài khoản ngân hàng số:... Tại:...
- Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
III. Tổ chức bảo lãnh chính thứ ba
…
Sau khi thống nhất, các bên cùng nhau ký kết thỏa thuận giữa các tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính với các nội dung sau đây:
Điều 1. Các bên thống nhất phân bổ trái phiếu theo danh sách mua trái phiếu của nhà đầu tư kèm theo thỏa thuận này để làm căn cứ đàm phán với Kho bạc Nhà nước.
Điều 2. Các bên cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức bảo lãnh chính theo Biên bản được ký giữa các tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính với thành viên của tổ hợp bảo lãnh.
Điều 3. Tổ chức bảo lãnh chính/ đồng bảo lãnh chính có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết theo yêu cầu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam về tổ chức/người đăng ký mua trái phiếu cho Kho bạc Nhà nước vào ngày thanh toán tiền mua trái phiếu.
Điều 4. Các cam kết khác ...
Điều 5. Khiếu nại, tranh chấp
Mọi khiếu nại, tranh chấp, vi phạm hợp đồng của các bên xử lý theo quy định hiện hành.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
- Hợp đồng này có hiệu lực thi hành từ ngày.../.../...
- Hợp đồng này kết thúc khi:
a) Kho bạc Nhà nước thông báo đợt bảo lãnh phát hành không thành công;
b) Các tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính đã hoàn thành các nghĩa vụ liên quan, và trái phiếu đã được lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam vào tài khoản tương ứng của các bên có liên quan.
TÊN TỔ CHỨC BẢO LÃNH CHÍNH THỨ NHẤT |
TÊN TỔ CHỨC BẢO LÃNH CHÍNH THỨ HAI |
Mục 4. Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
Số:.../HĐBL
- Căn cứ Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;
- Căn cứ Thông tư số 111/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước;
- Căn cứ Đơn đăng ký của tổ chức bảo lãnh chính và Biên bản thỏa thuận của tổ hợp bảo lãnh.
Hôm nay, ngày... tháng... năm..., tại...
Chúng tôi gồm:
I. Tổ chức phát hành trái phiếu (dưới đây gọi là Bên phát hành)
- Tên tổ chức phát hành:
- Địa chỉ:
- Tài khoản ngân hàng số:... Tại:...
- Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
II. Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính
1. Tổ chức bảo lãnh chính thứ nhất
- Tên tổ chức bảo lãnh chính
- Địa chỉ:
- Tài khoản ngân hàng số:... Tại:...
- Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
2. Tổ chức bảo lãnh chính thứ hai
- Tên tổ chức bảo lãnh chính
- Địa chỉ:
- Tài khoản ngân hàng số:... Tại:...
- Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
3. Tổ chức bảo lãnh chính thứ ba
…
Sau khi thống nhất, tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính cùng nhau ký kết Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu với các nội dung sau đây:
Điều 1. Các điều khoản, điều kiện của trái phiếu
1. Mã trái phiếu:
2. Mệnh giá trái phiếu:
3. Kỳ hạn trái phiếu:
4. Ngày phát hành trái phiếu:
5. Ngày đáo hạn trái phiếu:
6. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu:
7. Lãi suất phát hành trái phiếu:
8. Khối lượng trái phiếu nhận bảo lãnh:
9. Phương thức thanh toán gốc, lãi:
10. Giá bán trái phiếu:
Điều 2. Phân phối trái phiếu
Tên tổ chức bảo lãnh chính |
Mã trái phiếu |
Kỳ hạn |
Ngày phát hành |
Ngày đáo hạn |
Số lượng đăng ký |
Tổ chức bảo lãnh chính thứ nhất: 1. Tổ chức bảo lãnh thứ nhất 2. Tổ chức bảo lãnh thứ hai …. |
|
|
|
|
|
Tổ chức bảo lãnh chính thứ hai: 1. Tổ chức bảo lãnh thứ nhất 2. Tổ chức bảo lãnh thứ hai …. |
|
|
|
|
|
Tổ chức bảo lãnh chính thứ ba: 1. Tổ chức bảo lãnh thứ nhất 2. Tổ chức bảo lãnh thứ hai …. |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
Điều 3. Thanh toán tiền mua trái phiếu
1. Thời gian thanh toán tiền mua trái phiếu là trước 11 giờ 30 phút ngày ......
2. Tài khoản thanh toán tiền mua trái phiếu là .....:
+ Số tài khoản:
+ Tên chủ tài khoản:
+ Nơi mở tài khoản:
Điều 4. Phí bảo lãnh
Tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính thống nhất mức phí bảo lãnh phát hành là....% (đảm bảo không vượt quá mức phí bảo lãnh phát hành theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Thông tư số 111/2018/TT-BTC)
Điều 5. Quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính
1. Quyền lợi:
a) Là đại diện hợp pháp duy nhất về quyền lợi và nghĩa vụ của tổ hợp bảo lãnh để đàm phán và thống nhất với Kho bạc Nhà nước về đợt bảo lãnh phát hành trái phiếu;
b) Được quyền phân phối trái phiếu của đợt bảo lãnh phát hành theo hợp đồng bảo lãnh ký kết với Kho bạc Nhà nước;
c) Được hưởng phí bảo lãnh theo Điều 4 của Hợp đồng này;
d) Được quyết định mức phí bảo lãnh trả cho các thành viên trong tổ hợp bảo lãnh.
2. Nghĩa vụ:
a) Có trách nhiệm phân phối hết khối lượng trái phiếu trong thời gian quy định tại hợp đồng bảo lãnh ký kết với Kho bạc Nhà nước. Trường hợp khối lượng trái phiếu không được phân phối hết cho nhà đầu tư, tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính có trách nhiệm mua toàn bộ khối lượng trái phiếu còn lại;
b) Chậm nhất vào 11 giờ 30 phút ngày thanh toán tiền mua trái phiếu do Kho bạc Nhà nước thông báo, tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính phải đảm bảo toàn bộ tiền mua trái phiếu (bao gồm cả tiền mua trái phiếu của thành viên tổ hợp bảo lãnh và khách hàng của tổ hợp bảo lãnh) đã được thanh toán và ghi có vào tài khoản do Kho bạc Nhà nước chỉ định. Đối với trường hợp thành viên tổ hợp bảo lãnh, khách hàng không thực hiện thanh toán tiền mua trái phiếu thì tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền mua trái phiếu;
c) Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính phải đảm bảo ghi đầy đủ thông tin trên lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của Kho bạc Nhà nước;
d) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác quy định tại hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng bảo lãnh ký với Kho bạc Nhà nước;
đ) Báo cáo Kho bạc Nhà nước về tình hình phân phối trái phiếu thực tế trong ngày thanh toán tiền mua trái phiếu.
Điều 6. Quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức phát hành
1. Thanh toán phí bảo lãnh phát hành trái phiếu cho tổ chức bảo lãnh chính trong vòng 10 ngày kể từ khi kết thúc đợt phát hành trái phiếu.
2. Theo dõi thanh toán tiền mua trái phiếu của tổ chức bảo lãnh chính, thành viên tổ hợp bảo lãnh và khách hàng của tổ hợp bảo lãnh để thông báo cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán, đảm bảo việc đăng ký, lưu ký, niêm yết trái phiếu theo quy định tại Thông tư số 111/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính.
3. Thanh toán lãi, gốc trái phiếu đến hạn cho các chủ sở hữu trái phiếu theo quy định tại Thông tư số 111/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính.
Điều 6. Các cam kết khác...
Điều 7. Khiếu nại, tranh chấp
Mọi khiếu nại, tranh chấp, vi phạm hợp đồng của các bên xử lý theo quy định hiện hành.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
- Hợp đồng này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký;
- Hợp đồng này có hiệu lực thi hành cho đến khi hoàn thành tất cả các giai đoạn: thanh toán tiền mua trái phiếu, đăng ký, lưu ký, niêm yết trái phiếu của đợt phát hành trái phiếu.
Hợp đồng này được lập 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN PHÁT HÀNH |
ĐẠI DIỆN BÊN BẢO LÃNH CHÍNH THỨ NHẤT
|
ĐẠI DIỆN BÊN BẢO LÃNH CHÍNH THỨ HAI
|
ĐẠI DIỆN BÊN BẢO LÃNH CHÍNH THỨ BA |
Phụ lục 9. Hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng chi tiết phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản cho nhà tạo lập thị trường
(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018)
Mục 1. Hợp đồng nguyên tắc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU ĐẢM BẢO THANH KHOẢN CHO NHÀ TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG
Số:....../HĐNT
- Căn cứ Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 24 tháng 11 năm 2015;
- Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;
- Căn cứ Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;
- Căn cứ Thông tư số 111/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước;
Bên A: Kho bạc Nhà nước, người đại diện là ông/bà:..................
Địa chỉ:........................................................................................
Điện thoại:............................ Fax:...................... E-mail:.............
Tài Khoản thanh toán VNĐ số:.......................... tại.....................
Bên B: …(tên nhà tạo lập thị trường), người đại diện là ông/bà:...
Địa chỉ:........................................................................................
Điện thoại:.......................... Fax:..................... E-mail:.................
Tài Khoản thanh toán VNĐ số:............................ tại....................
Hai bên thống nhất ký kết Hợp đồng nguyên tắc phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản (sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các Điều Khoản như sau:
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Hợp đồng này là Hợp đồng nguyên tắc, áp dụng đối với việc phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản theo quy định tại Thông tư hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước, giữa Bên A và Bên B.
Điều 2. Thỏa thuận của các bên
Hai bên ký Hợp đồng này thỏa thuận:
1. Tuân thủ các Điều khoản và Điều kiện của Hợp đồng này và các quy định pháp luật liên quan.
2. Người đại diện cho mỗi bên ký kết Hợp đồng này là đại diện hợp pháp của mỗi bên.
3. Bên A chỉ phát hành trái phiếu để hỗ trợ thanh khoản khi bên B đáp ứng được các điều kiện để hỗ trợ thanh khoản theo quy định và bên A còn hạn mức phát hành trái phiếu trong năm.
4. Bên B có tất cả các quyền và lợi ích đối với trái phiếu do bên A phát hành để đảm bảo thanh khoản, được sử dụng trái phiếu này để giao dịch trên thị trường thứ cấp.
5. Trường hợp Bên B không hoàn trả trái phiếu, Bên A được phép giữ tiền ký quỹ và thực hiện tất toán hợp đồng theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Thông tư số 111/2018/TT-BTC.
6. Các khoản thanh toán giữa hai bên được thực hiện bằng đồng Việt Nam và được chuyển vào tài khoản của từng bên theo Hợp đồng này. Việc phát hành, tất toán hợp đồng phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản thực hiện theo quy định tại Thông tư số 111/2018/TT-BTC, Hợp đồng này và Hợp đồng chi tiết ký giữa bên A và bên B.
Điều 3. Chấm dứt Hợp đồng
Hợp đồng này tự động chấm dứt hiệu lực khi Bên B chấm dứt tư cách là nhà tạo lập thị trường.
Điều 4. Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp
Hợp đồng này được giải thích và điều chỉnh theo quy định của Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 của Chính phủ, Thông tư số 111/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính và pháp luật có liên quan.
Điều 5. Nội dung cơ bản của Hợp đồng chi tiết
Kho bạc nhà nước và …………… (tên nhà tạo lập thị trường) ký Hợp đồng chi tiết phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản đối với từng lần phát hành. Hợp đồng chi tiết bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tổ chức phát hành (Kho bạc Nhà nước);
b) Nhà tạo lập thị trường yêu cầu hỗ trợ thanh khoản;
c) Thông tin về trái phiếu phát hành để đảm bảo thanh khoản: mã trái phiếu, kỳ hạn, ngày phát hành, ngày đáo hạn;
d) Khối lượng trái phiếu phát hành để đảm bảo thanh khoản;
đ) Thời hạn phát hành để đảm bảo thanh khoản (tính từ ngày Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu đảm bảo thanh khoản cho đến ngày đáo hạn hợp đồng hỗ trợ thanh khoản)
e) Giá trái phiếu;
g) Tỷ lệ phòng ngừa rủi ro;
h) Số tiền ký quỹ;
i) Chi phí thực hiện hợp đồng;
k) Ngày phát hành trái phiếu đảm bảo thanh khoản;
l) Ngày đáo hạn hợp đồng hỗ trợ thanh khoản;
m) Số tiền nhà tạo lập thị trường nhận lại từ Kho bạc Nhà nước khi đã hoàn trả trái phiếu;
n) Tài khoản nhận tiền ký quỹ của Kho bạc Nhà nước;
o) Tài khoản nhận lại tiền ký quỹ của nhà tạo lập thị trường;
p) Tài khoản lưu ký chứng khoán của nhà tạo lập thị trường.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
Hợp đồng này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Hợp đồng được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
ĐẠI DIỆN BÊN A |
ĐẠI DIỆN BÊN B |
Mục 2. Công văn đề nghị Kho bạc Nhà nước hỗ trợ thanh khoản
NHÀ TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ THANH KHOẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Kính gửi: Kho bạc Nhà nước
1. Tại phiên giao dịch ngày…/…/…, …(tên nhà tạo lập thị trường đề nghị hỗ trợ thanh khoản) thực hiện nghĩa vụ chào giá cam kết chắc chắn với các thông tin cụ thể như sau:
- Khối lượng chào giá:
- Giá chào bán cam kết chắc chắn:
- Lãi suất chào bán cam kết chắc chắn:
2. Do không có đủ trái phiếu để chuyển giao cho bên mua, …(tên nhà tạo lập thị trường đề nghị hỗ trợ thanh khoản) đề nghị Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu để hỗ trợ thanh khoản với các nội dung sau:
- Khối lượng đề nghị: (không vượt quá khối lượng chào giá tối thiểu trong một phiên chào giá cam kết chắc chắn);
- Ngày phát hành để đảm bảo thanh khoản:
- Thời hạn phát hành để đảm bảo thanh khoản:
- Ngày đáo hạn hợp đồng hỗ trợ thanh khoản;
Đề nghị Kho bạc Nhà nước xem xét, hỗ trợ./.
|
NHÀ TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ THANH KHOẢN |
Mục 3. Hợp đồng chi tiết
HỢP ĐỒNG CHI TIẾT
Số:…./HĐCT
Hợp đồng chi tiết này được lập vào ngày.... tháng.... năm giữa:
Bên A: Kho bạc Nhà nước, người đại diện là ông/bà:..........................
Địa chỉ:...................................................................................................
Điện thoại:........................... FAX:.................... E-mail:........................
Tài Khoản thanh toán VND số:............................ tại.............................
Bên B: …(tên nhà tạo lập thị trường), người đại diện là ông/bà:..........
Địa chỉ:...................................................................................................
Điện thoại:............................. FAX:.................. E-mail:........................
Tài Khoản thanh toán VND số:........................... tại..............................
Căn cứ quy định của Hợp đồng nguyên tắc phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản số... ngày... tháng... năm… (Hợp đồng nguyên tắc), hai bên thỏa thuận, thống nhất ký kết Hợp đồng chi tiết với các điều kiện và điều khoản như sau:
Điều 1. Điều kiện, điều khoản hợp đồng
- Căn cứ yêu cầu phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản ngày ………… của ………….(Bên B), ………….(Bên A) đồng ý phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản cho ……………….(Bên B) với các điều kiện, điều khoản như sau:
STT |
Điều kiện, điều khoản |
Giá trị |
(1) |
Mã trái phiếu (kỳ hạn, ngày phát hành, ngày đáo hạn) |
|
(2) |
Khối lượng trái phiếu phát hành để đảm bảo thanh khoản (đồng) |
|
(3) |
Giá trái phiếu (đồng) |
|
(4) |
Thời hạn phát hành để đảm bảo thanh khoản (ngày) |
|
(5) |
Tỷ lệ phòng ngừa rủi ro (%) |
|
(6) |
Số tiền ký quỹ (đồng) |
|
(7) |
Lãi suất tài chiết khấu áp dụng (%)/ Chi phí thực hiện hợp đồng ((đồng)/ số tiền nhận lại từ KBNN (đồng) |
|
(8) |
Ngày phát hành để đảm bảo thanh khoản |
|
(9) |
Ngày đáo hạn hợp đồng hỗ trợ thanh khoản |
|
(10) |
Tài khoản nhận tiền ký quỹ của Bên A |
|
(11) |
Tài khoản nhận trái phiếu của Bên B |
|
(12) |
Số tiền Bên B nhận lại từ Bên A khi đã hoàn trả trái phiếu |
|
(13) |
Tài khoản nhận lại tiền ký quỹ của Bên B |
|
- Bên A có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam để làm thủ tục lưu ký trái phiếu cho Bên B, đồng thời Bên B có trách nhiệm chuyển tiền ký quỹ cho Bên A vào ngày…… (ngày phát hành để đảm bảo thanh khoản).
- Bên A cam kết trả lại tiền ký quỹ với giá trị là.......... (số tiền) vào ngày hết hạn hợp đồng hỗ trợ thanh khoản. Bên B có trách nhiệm chuyển lại toàn bộ trái phiếu phát hành để đảm bảo thanh khoản cho Bên A vào ngày đáo hạn hợp đồng hỗ trợ thanh khoản
Điều 2. Hợp đồng chi tiết là một phần không thể tách rời của Hợp đồng nguyên tắc. Hợp đồng chi tiết có hiệu lực kể từ ngày ký và chấm dứt hiệu lực khi bên B hoàn thành đầy đủ các cam kết theo Điều 1 của Hợp đồng này.
Hợp đồng chi tiết cùng với Hợp đồng nguyên tắc tạo thành một thỏa thuận hoàn chỉnh giữa hai bên.
Hợp đồng chi tiết được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN MUA |
Hà Nội, ngày..... tháng..... năm...... ĐẠI DIỆN BÊN BÁN |
Mục 4. Công văn đề nghị gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản
NHÀ TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG ĐỀ NGHỊ GIA HẠN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Kính gửi: Kho bạc Nhà nước
1. Ngày …/…/…, Kho bạc Nhà nước đã phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản cho …(tên nhà tạo lập thị trường đề nghị gia hạn) với các nội dung sau:
- Khối lượng phát hành:
- Ngày phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản lần đầu:
- Thời hạn phát hành trái phiếu đảm bảo thanh khoản:
- Ngày đáo hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản:
- Giá trái phiếu phát hành để đảm bảo thanh khoản:
- Chi phí thực hiện hợp đồng:
- Số tiền ký quỹ:
2. Do không có đủ trái phiếu tại ngày đáo hạn Hợp đồng chi tiết số …/HĐCT ngày…/…/…, đề nghị Kho bạc Nhà nước xem xét cho phép …(tên nhà tạo lập thị trường đề nghị hỗ trợ thanh khoản) gia hạn Hợp đồng chi tiết thêm … ngày và ngày đáo hạn hợp đồng là ngày…….../.
|
NHÀ TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG ĐỀ NGHỊ GIA HẠN |
Mục 5: Hợp đồng gia hạn
HỢP ĐỒNG GIA HẠN
Số:…./HĐGH
Hợp đồng gia hạn này được lập vào ngày.... tháng.... năm giữa:
Bên A: Kho bạc Nhà nước, người đại diện là ông/bà:..........................
Địa chỉ:...................................................................................................
Điện thoại:........................... FAX:.................... E-mail:........................
Tài Khoản thanh toán VND số:............................ tại.............................
Bên B: …(tên nhà tạo lập thị trường), người đại diện là ông/bà:..........
Địa chỉ:...................................................................................................
Điện thoại:............................. FAX:.................. E-mail:........................
Tài Khoản thanh toán VND số:........................... tại..............................
Căn cứ vào quy định của Hợp đồng nguyên tắc phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản số... ngày... tháng... năm… (Hợp đồng nguyên tắc) và Hợp đồng chi tiết số... ngày... tháng... năm… (Hợp đồng chi tiết), hai bên thỏa thuận, thống nhất ký kết Hợp đồng gia hạn với các điều khoản gia hạn như sau:
Điều 1. Điều kiện điều khoản gia hạn hợp đồng
- Căn cứ yêu cầu gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản ngày ………… của Bên B, Bên A đồng ý gia hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản cho Bên B với chi phí thực hiện hợp đồng gia hạn là…………. (số tiền ghi theo giá thanh toán) trong…. ngày và ngày đáo hạn hợp đồng gia hạn là ngày………
- Bên A cam kết trả lại tiền ký quỹ với giá trị là.......... (số tiền) vào ngày đáo hạn hợp đồng. Bên B có trách nhiệm chuyển lại toàn bộ trái phiếu phát hành để đảm bảo thanh khoản cho Bên A.
Điều 2. Hợp đồng gia hạn này là một phần không thể tách rời của Hợp đồng nguyên tắc và Hợp đồng chi tiết. Hợp đồng gia hạn này có hiệu lực kể từ ngày ký và chấm dứt hiệu lực khi thành viên hoàn thành đầy đủ các cam kết ở Điều 1 của Hợp đồng này.
Hợp đồng gia hạn này cùng với Hợp đồng chi tiết và Hợp đồng nguyên tắc tạo thành một thỏa thuận hoàn chỉnh giữa hai bên.
Hợp đồng gia hạn này được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN MUA |
Hà Nội, ngày..... tháng..... năm...... ĐẠI DIỆN BÊN BÁN |
Phụ lục 10. Nghiệp vụ hỗ trợ nhà tạo lập thị trường thực hiện chào giá
(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018)
Trường hợp nhà tạo lập thị trường phải bán một mã trái phiếu để thực hiện nghĩa vụ chào giá cam kết chắc chắn nhưng không có đủ trái phiếu Chính phủ, nhà tạo lập thị trường sẽ đề nghị Kho bạc Nhà nước hỗ trợ, ví dụ cụ thể như sau:
1. Điều kiện, điều khoản của trái phiếu
- Mã trái phiếu: TD1722381, khối lượng: 5.750 tỷ đồng
- Ngày phát hành: 08/06/2017; ngày đáo hạn: 08/06/2022
- Lãi suất danh nghĩa: 5%
- Hình thức phát hành: đấu thầu
- Đình kỳ trả lãi: 12 tháng
2. Thực hiện nghĩa vụ chào giá
Ngày 22/01/2018, Ngân hàng A (nhà tạo lập thị trường được Bộ Tài chính lựa chọn) thực hiện nghĩa vụ cam kết chào bán mã trái phiếu TD1722381 với thông tin như sau:
- Khối lượng chào bán: 50 tỷ đồng – tương đương 500.000 trái phiếu
- Kỳ hạn còn lại của mã TD1722381: 4 năm 4,53 tháng
- Giá chào bán 1 trái phiếu: 108.162 đồng
- Giá chào bán cả lô trái phiếu: 108.162 x 500.000 = 54,081 tỷ đồng
3. Quy trình hỗ trợ nhà tạo lập thị trường
(1) Do không vay/mua được mã TD1722381 từ các nhà tạo lập thị trường, Ngân hàng A đề nghị Kho bạc Nhà nước hỗ trợ thanh khoản đối với mã trái phiếu này với khối lượng 50 tỷ đồng.
(2) Kho bạc Nhà nước kiểm tra hạn mức phát hành mã trái phiếu được Bộ Tài chính phê duyệt trong năm và rà soát các điều kiện để phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản cho thị trường. Nếu còn hạn mức và các điều kiện phát hành đều được đáp ứng, ngày 22/01/2018, Kho bạc Nhà nước ký hợp đồng chi tiết phát hành để đảm bảo thanh khoản cho nhà tạo lập thị trường và thông báo cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán để đăng ký, niên yết bổ sung.
(3) Ngày 23/01/2018, sau khi nhận được tiền ký quỹ, Kho bạc Nhà nước thông báo cho Trung tâm lưu ký chứng khoán để lưu ký khối lượng 50 tỷ đồng (500.000 trái phiếu) đối với mã trái phiếu TD1722381 theo yêu cầu của nhà tạo lập thị trường, cụ thể như sau:
- Khối lượng trái phiếu: 50 tỷ đồng
- Trái phiếu: TD1722381
- Giá phát hành:
+ Giá trái phiếu phát hành để đảm bảo thanh khoản là mức giá cao hơn của một trong hai mức giá sau:
(i) Giá trái phiếu phát hành tại thời điểm gần nhất trên thị trường sơ cấp trong vòng 10 ngày làm việc trước ngày ký hợp đồng hỗ trợ thanh khoản có kỳ hạn tương đương với loại trái phiếu đề nghị hỗ trợ thanh khoản. Trái phiếu có kỳ hạn tương đương là trái phiếu có kỳ hạn còn lại ngắn hơn hoặc dài hơn 3 tháng so với kỳ hạn còn lại của trái phiếu đề nghị hỗ trợ thanh khoản.
(ii) Giá chào bán với cam kết chắc chắn cao nhất của mã trái phiếu đề nghị hỗ trợ thanh khoản trong cùng phiên giao dịch.
+ Giả sử mức giá chào bán với cam kết chắc chắn của Ngân hàng A (nhà tạo lập thị trường được Bộ Tài chính lựa chọn) là mức chào bán với cam kết chắc chắn cao nhất trong phiên giao dịch (và cao hơn giá trái phiếu phát hành gần nhất trên thị trường sơ cấp trong vòng 10 ngày làm việc trước ngày ký hợp đồng hỗ trợ thanh khoản có kỳ hạn tương đương), thì giá phát hành là 54,081 tỷ đồng.
- Thời hạn phát hành để đảm bảo thanh khoản: 2 ngày, đáo hạn vào ngày 25/01/2018.
- Tỷ lệ phòng vệ rủi ro: 5%
- Tiền ký quỹ được tính như sau:
:
- Lãi suất để tính chi phí thực hiện hợp đồng: 4,25%
- Chi phí thực hiện hợp đồng được tính như sau:
P |
= Ltck x GG x M x n/365 = 4,25% x 108.162 x 500.000 x 2 / 365 = 12,594 triệu đồng |
- Giá trị Kho bạc Nhà nước hoàn trả cho Nhà tạo lập thị trường được tính như sau = 56.785,05 triệu đồng - 12,594 triệu đồng = 56.772,455 triệu đồng = 56,772455 tỷ đồng
(4) Tất toán hoặc gia hạn hợp đồng
- Tất toán hợp đồng
+ Tại ngày 25/01/2018, khi hợp đồng chi tiết đáo hạn, Ngân hàng A hoàn trả công cụ nợ Chính phủ TD1722381 với khối lượng là 500.000 trái phiếu (50 tỷ đồng); Kho bạc Nhà nước chuyển lại Ngân hàng A 56,772455 tỷ đồng tiền ký quỹ.
+ Sau khi nhận lại công cụ nợ Chính phủ, Kho bạc Nhà nước đề nghị Trung tâm Lưu ký chứng khoán và Sở Giao dịch chứng khoán hủy khối lượng đã phát hành bổ sung 500.000 trái phiếu của mã TD1722381 và hạch toán 12,594 triệu đồng vào thu ngân sách nhà nước, chuyển trả tiền cho Ngân hàng A.
+ Trường hợp hết thời hạn hợp đồng chi tiết (ngày 25/01/2018) mà Ngân hàng A không hoàn trả được trái phiếu, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục tất toán hợp đồng và chuyển toàn bộ tiền ký quỹ 56.785,05 triệu đồng thành khoản phát hành trái phiếu cho ngân sách Nhà nước và hạch toán theo quy định.
- Gia hạn hợp đồng
+ Tại ngày 24/01/2018, 01 ngày trước khi hợp đồng chi tiết đáo hạn, Ngân hàng A đề nghị Kho bạc Nhà nước gia hạn hợp đồng hỗ trợ thanh khoản thêm 03 ngày (đáo hạn ngày 28/01/2018) và được Kho bạc Nhà nước chấp thuận. Ngân hàng A và Kho bạc Nhà nước ký hợp đồng gia hạn để gia hạn hỗ trợ thanh khoản.
(i) Giá trái phiếu phát hành để đảm bảo thanh khoản được giữ nguyên như hợp đồng chi tiết đã ký trước đó.
(ii) Chi phí thực hiện hợp đồng gia hạn được tính như sau:
P |
= Ltck x GG x M x n/365 = 4,25% x 108.162 x 500.000 x 3 / 365 = 18,891 triệu đồng |
(iii) Giá trị Kho bạc Nhà nước hoàn trả cho Nhà tạo lập thị trường được tính như sau:
Giá trị Kho bạc Nhà nước hoàn trả cho Nhà tạo lập thị trường được tính như sau= 56.785,05 triệu đồng – 12,594 triệu đồng – 18,891 triệu đồng = 56.753,565 triệu đồng = 56,753565 tỷ đồng
+ Tại ngày 28/01/2018, khi hợp đồng gia hạn đáo hạn, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam hủy lưu ký trái phiếu TD1722381 với khối lượng là 500.000 trái phiếu trong tài khoản lưu ký của Ngân hàng A;
+ Sau khi nhận được thông báo hủy lưu ký trái phiếu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam, Kho bạc Nhà nước hủy khối lượng đã phát hành bổ sung 500.000 trái phiếu của mã TD1722381 và hạch toán 31,485 triệu đồng vào thu ngân sách Nhà nước.
+ Kho bạc Nhà nước chuyển lại Ngân hàng A 56,753565 tỷ đồng tiền ký quỹ.
+ Trường hợp hết thời hạn hợp đồng gia hạn (ngày 28/01/2018) mà Ngân hàng A không có đủ trái phiếu để hoàn trả, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục tất toán hợp đồng và chuyển toàn bộ tiền ký quỹ thành khoản phát hành trái phiếu cho ngân sách Nhà nước và hạch toán theo quy định.
Phụ lục 11. Mẫu công bố thông tin về tình hình sở hữu trái phiếu Chính phủ của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018)
1. Công bố thông tin tỷ lệ nắm giữ trái phiếu Chính phủ của nhà đầu tư
TRUNG TÂM LƯU KÝ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
Hà Nội, ngày... tháng... năm...... |
Kính gửi: Bộ Tài chính
Căn cứ vào tình hình sở hữu trái phiếu Chính phủ tại ngày / / , Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam công bố tình hình nắm giữ trái phiếu Chính phủ (bao gồm cả tín phiếu) của các nhà đầu tư như sau:
STT |
Họ tên |
Số ĐKSH |
Quốc tịch |
Mã TP sở hữu |
Mã ISIN |
Phương thức phát hành |
Kỳ hạn |
Ngày phát hành lần đầu |
Ngày đáo hạn |
Lãi suất danh nghĩa |
Số lượng |
Giá trị đăng ký |
Tổ chức phát hành |
Số tài khoản lưu ký |
A. Nhà đầu tư trong nước |
||||||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B. Nhà đầu tư nước ngoài |
||||||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
2. Công bố thông tin nắm giữ công cụ nợ của Chính phủ trên tài khoản lưu ký của các tổ chức tín dụng mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
TRUNG TÂM LƯU KÝ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
Hà Nội, ngày... tháng... năm...... |
Kính gửi: Bộ Tài chính
Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam công bố tình hình nắm giữ công cụ nợ của Chính phủ trên tài khoản lưu ký của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại ngày..../..../..... như sau:
STT |
Loại công cụ nợ của Chính phủ |
Mã công cụ nợ |
Khối lượng |
Ngày phát hành lần đầu |
Ngày đáo hạn |
Lãi suất danh nghĩa |
|
Tín phiếu Kho bạc |
|
|
|
|
|
Trái phiếu Chính phủ |
|
|
|
|
|
|
Công trái xây dựng Tổ quốc |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
THE MINISTRY OF FINANCE
Circular No. 111/2018/TT-BTC dated November 15, 2018 on Ministry of Finance onproviding guidelines for issuance and settlement of government debt instruments in domestic market
Pursuant to the Law on Public Debt Management dated November 23, 2017;
Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;
Pursuant to the Law on Securities dated June 29, 2006 and the Law on amendments to the Law on Securities dated November 24, 2010;
Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Government’s Decree No. 95/2018/ND-CP dated June 30, 2018 providing for issuance, registration, listing and trading of government debt instruments in securities market;
At the request of the Director of the Department of Banking and Financial Institutions;
The Minister of Finance promulgates a Circular providing guidelines for issuance and settlement of government debt instruments in domestic market.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1.Scope: This Circular provides guidelines for the issuance of government debt instruments in the domestic market, settlement of government debt instrument principals and interests, and responsibility of relevant organizations and individuals.
2.This Circular applies to the State Treasury, the State Bank of Vietnam (“SBV”), SBV’s Operations Center, the Stock Exchange designated by the Ministry of Finance to perform bidding activities according to regulations herein, Vietnam Securities Depository, market makers, and other organizations and individuals involved in the issuance and settlement of government debt instruments in the domestic market.
Article 2. Interpretation of terms
For the purposes of this document, in addition to the terms defined in the Government’s Decree No. 95/2018/ND-CP dated June 30, 2018, the terms below are construed as follows:
1.“T-bill” refers to Treasury Bill which is issued by the State Treasury in accordance with the Decree No. 95/2018/ND-CP and regulations herein.
2.“Initially issued T-bill” refers to a new T-bill which is issued for the first time on the primary market.
3.“Additional T-bill” refers to the T-bill which is additionally issued, and has the same code and maturity date with an outstanding T-bill.
4.“T-bill’s issue date” refers to the date on which the purchase amount of T-bills is paid.The issue date of an initially issued T-bill is also its effective date.
5.“Date of organizing the T-bill issue” refers to the bidding date of T-bill.
6.“T-bill settlement date" refers to the date on which investors make payments of T-bill purchase amounts to the issuer.
7.“T-bill’s record date” refers to the date for Vietnam Securities Depository determining the owners entitled to the T-bill’s next scheduled payment.
8.“Bond” refers to the government bond or development bond which is issued by the State Treasury in accordance with the Decree No. 95/2018/ND-CP and regulations herein.
9.“Initially issued bond” refers to a new bond which is issued for the first time on the primary market.
10.“Additional bond” refers to the bond which is additionally issued, and has the same code, coupon rate and maturity date with an outstanding bond.
11.“Bond’s issue date” refers to the date on which the purchase amount of bonds is paid.The issue date of an initially issued bond is also its effective date.
12.“Date of organizing the bond issue” refers to the bidding date of bonds or the date on which the State Treasury enters into the underwriting agreement for bond issuance.
13.“Bond settlement date" refers to the date on which investors make payments of bond purchase amounts to the issuer.
14.“Term to maturity” refers to the actual remaining life of a bond between when the bond is additionally issued and when it matures.
15.“Zero-coupon bond” refers to a bond which is issued below par and makes no periodic interest payments; the bond principal plus interest shall be fully paid at the maturity date.
16.“Bond’s record date” refers to the date for Vietnam Securities Depository determining the owners entitled to the next scheduled payment of the bond principal and interest.
17.“Coupon rate” refers to the annual interest rate on a bond, expressed as a percentage (%) of the bond s face value and paid by the issuer to bondholders in interest payment periods according to terms and conditions of the bond.
Article 3. Developing and publishing issuance plans
1.Based on the funds to be raised for the state budget according to the assignment by the Ministry of Finance, the State Treasury shall formulate and publish the annual plan for issuance of government debt instruments.
2.Based on the annual plan for issuance of government debt instruments, the State Treasury shall formulate and publish the quarterly plan for issuance of government debt instruments.
3.The annual and quarterly plans for issuance of government debt instruments shall be published on the websites of the Ministry of Finance, the State Treasury and the Stock Exchange.
Article 4. Organization of bidding for T-bills and bonds
1.The bidding for T-bills shall be organized by the SBV’s Operations Center.
2.The bidding for bonds shall be organized by the Stock Exchange.
3.The State Treasury shall directly organize the bidding for T-bills or bonds in accordance with the Ministry of Finance’s specific guidelines.
Article 5. Issuance schedule
1.Issuance schedule of T-bills
a) Issuance of T-bills through bidding:
-Monday of the issue week shall be the date of organizing the T-bill issue.Based on the plan for issuance of government debt instruments, the funds to be raised for the state budget and budget management requirements, the date of organizing the T-bill issue may be another day in the issue week according to the State Treasury’s decision;
-The T-bill settlement date shall be the business day after the date of organizing the T-bill issue.
b) Issuance of T-bills directly to SBV: The date of organizing the T-bill issue and the T-bill settlement date shall be agreed upon between the Ministry of Finance and SBV according to the issuance plan approved by the Prime Minister.
2.Issuance schedule of bonds
a) Issuance of bonds through bidding or underwriting:
-The date of organizing the bond issue shall be Wednesday of the issue week.Based on the plan for issuance of government debt instruments, the funds to be raised for the state budget and budget management requirements, the date of organizing the bond issue may be another day in the issue week according to the State Treasury’s decision;
-The bond settlement date shall be the business day after the date of organizing the bond issue;
-The State Treasury shall annually provide the Stock Exchange with the issuance schedule of bonds through bidding by December 31.
b) Private placement of bonds:
-Based on the plan for private placement of bonds approved by the Ministry of Finance, the State Treasury shall publish the schedule and organize the private placement of bonds in accordance with regulations herein.
-The bond settlement date is the date on which investors receive the bond at the State Treasury or make payments of purchase amounts of bonds to the State Treasury s designated account.
Chapter II
T-BILL ISSUANCE
Article 6. Bidding for T-bills
1.At least three (03) business days before the date of organizing the T-bill issue, the State Treasury shall give notification of T-bill issue to the SBV’s Operations Center and the Stock Exchange.Such notification includes:
a) The code of the T-bill to be issued, which is granted by Vietnam Securities Depository;
b) Term of T-bill, the quantity of T-bills offered through bidding, and form of T-bill to be issued, initially issued T-bill or additional T-bill. With regard to the issuance of additional T-bills, the notification must include terms and conditions of the outstanding T-bill;
c) The date of organizing the T-bill issue, T-bill’s issue date, T-bill settlement date and maturity date, sorted by each T-bill s code;
d) Method of payment of T-bills due;
dd) Bidding form;
e) Method of determining bidding result:
g) The State Treasury’s account for receiving T-bill purchase amounts.
2.At least two (02) business days before the date of organizing the T-bill issue, at the request of the State Treasury, the SBV s Operations Center shall give notification of T-bill issue to market makers and publish the T-bill issue-related information on its website.
3.Not later than 10:30 AM on the date of organizing the T-bill issue, market makers shall provide the SBV s Operations Center with their bid information according to the bid submission procedures and bid form announced by the SBV s Operations Center.Each market maker or his/her customer participating in the competitive bid is allowed to submit a maximum of five (05) bid rates on a bid form for each code of T-bill offered through bidding. Each bid rate is submitted for both the interest rate offered (rounded to 2 decimal places) and the corresponding quantity of T-bills to be bid for.If a market maker buys T-bills for his/her customers, he/she must provide sufficient information about such customers such as the customer’s name, interest rate and corresponding quantity of T-bills bid for by each customer.
4.Within fifteen (15) minutes after the bid submission deadline mentioned in Clause 3 of this Article, the SBV’s Operations Center shall open the bids, prepare and submit a consolidated report on bids to the State Treasury.
5.Not later than 11:30 AM on the date of organizing the T-bill issue, based on the consolidated report on bids provided by the SBV’s Operations Center, the State Treasury shall determine the interest rate for each code of T-bills offered through bidding and notify it to the SBV’s Operations Center for determining the T-bill bidding result in accordance with Article 11 hereof.
6.Publishing of bidding result:
a) The SBV’s Operations Center shall electronically provide the bidding result for market makers through the electronic T-bill bidding system.
b) The SBV’s Operations Center shall give notice of the T-bill issue results (including the bidding result mentioned in Point a of this Clause and results of the additional issuance of T-bills after the bidding session as regulated in Article 8 hereof, if any) to the State Treasury, Vietnam Securities Depository and the Stock Exchange by using the notice form provided in the Appendix 1 enclosed herewith. The T-bill issue results must be also published in accordance with Clause 1 Article 30 hereof.
Article 7. T-bill price
The price of an initially issued T-bill or an additional T-bill is calculated by adopting the following formula:
Where:
G = The price of a T-bill (rounded off to the nearest Dong);
MG = T-bill’s face value;
Lt= Interest rate of T-bills issued to holders (%/365 days);
n = Actual days between the settlement date and the maturity date of the T-bill.
Article 8. Additional issuance of T-bills after the bidding session
1.Based on the bidding result prescribed in Article 6 hereof, the State Treasury shall decide the additional issuance of T-bills immediately after the bidding session and inform the SBV’s Operations Center of such additional issue in accordance with Clause 2 of this Article.
2.Procedures for additional issuance of T-bills after the bidding session:
a) Rules for additional issuance of T-bills after the bidding session:
-Only T-bills of the code for which the result of the bidding session held at 10:30 AM is available according to the notice of bidding result mentioned in Clause 6 Article 6 hereof shall be additionally issued;
-The quantity of T-bills to be additionally issued shall be decided by the State Treasury but not exceed 50% of the maximum quantity of T-bills offered through bidding of each code as specified in the T-bill issue notification mentioned in Clause 1 Article 6 hereof;
-The interest rate of each code of additional T-bills is the bid-winning interest rate in case of fixed-rate tender, or the weighted average of bid-winning interest rates in case of variable-rate tender, and rounded to 02 decimal places.
b) The State Treasury shall provide the SBV’s Operations Center with notification of the additional issuance of T-bills after the bidding session and interest rate of additional T-bills in accordance with regulations laid down in Clause 5 Article 6 hereof. Such notification includes:Code of the additional T-bill, quantity of additional T-bills, interest rate and deadline for registration of purchase of additional T-bills.
c) The SBV’s Operations Center shall inform market makers of the additional issuance of T-bills after the bidding session.
d) All market makers who are successful in the bidding session held at 10:30 AM for any T-bill’s code are allowed to purchase additional T-bills themselves or for their customers. The quantity of additional T-bills of each code to be purchased by a market maker (including the amounts of additional T-bills he/she purchases for his/her customers) shall not exceed the maximum quantity of T-bills additionally issued after the bidding session as notified by the State Treasury and the SBV’s Operations Centers as per Point b and Point c of this Clause.
dd) Market maker’s registration form of purchase of additional T-bills includes:
-Code of the additional T-bill to be purchased;
-The quantity of additional T-bills to be purchased, sorted by T-bill’s code;
-Customer’s name.
e) Rules for determining the quantity of additional T-bills offered to market makers:
-If the sum of additional T-bills registered by market makers is smaller than or equal to the maximum quantity of T-bills additionally issued after the bidding session, the amount of additional T-bills issued to each market maker shall be the one registered by that market maker;
-If the sum of additional T-bills registered by market makers exceeds the announced quantity of T-bills additionally issued after the bidding session, the amount of additional T-bills of each code issued to each market maker shall be determined according to the ratio of that market maker s registered quantity of additional T-bills to the sum of additional T-bills registered by all market makers, and rounded off to the nearest ten thousand. The odd remainder of additional T-bills shall be offered to the market maker who registers for purchase of additional T-bills first. If the sum of additional T-bills to be offered to this market maker exceeds his/her registered one, market makers successively register for purchase of additional T-bills will continue to be accepted until all additional T-bills are sold out.
g) The SBV’s Operations Centers shall take charge of determining the quantity of additional T-bills offered to each market maker and notifying it to the State Treasury.
h) Upon the completion of the issue of additional T-bills, the SBV’s Operations Center shall notify the results of the additional issuance of T-bills to market makers registering for purchase of T-bills additionally issued after the bidding session.
Article 9. Issuance of T-bills directly to SBV
1.The Ministry of Finance shall play the leading role and cooperate with SBV in formulating and submitting the T-bill issuance scheme to the Prime Minister for decision in accordance with Clause 1 Article 12 of the Decree No. 95/2018/ND-CP.If the T-bill’s maturity date does not falls in the same year with the issue date, the Ministry of Finance is required to submit a report thereof to the Government for obtaining the Standing Committee of the National Assembly’s decision before organizing the T-bill issue.
2.Based on the T-bill issuance scheme approved by the Prime Minister, the Ministry of Finance shall organize the issuance of T-bills directly to the SBV in accordance with Clause 2, Clause 3, Clause 4 and Clause 5 Article 12 of the Decree No. 95/2018/ND-CP.The agreement on issuance of T-bills directly to SBV shall be made according to guidelines provided in the Appendix 2 enclosed herewith.
Chapter III
BOND ISSUANCE
Section 1. BOND ISSUANCE THROUGH BIDDING
Article 10. Bidding procedures
1.At least four (04) business days before the date of organizing the bond issue, at the request of the State Treasury, the Stock Exchange shall give notification of the bond issue to all market makers and publish the bond issue-related information on its website.Such notification includes:
a) The code of the bond to be issued, which is granted by Vietnam Securities Depository;
b) Term of the bond, and the quantity of bonds of each code to be offered through bidding, initially issued bonds or additional bonds. With regard to the issuance of additional bonds, the notification must include terms and conditions of the outstanding bond;
c) The date of organizing the bond issue, issue date, settlement date, interest payment date and maturity date, sorted by each bond s code;
d) Method of principal and interest payment;
dd) Bidding form;
e) Method of determining bidding result;
g) The reference rate and method of determining interest rate and selling price of the bond in case it has floating interest rate;
h) The State Treasury’s account for receiving bond purchase amounts.
2.Not later than 10:30 AM on the date of organizing the bond issue, market makers must provide the Stock Exchange with bid information which is made by using the bid form provided by the Stock Exchange.Each market maker or his/her customer participating in the competitive bid is allowed to submit a maximum of five (05) bid rates on a bid form for each code of bonds offered through bidding. Each bid rate is submitted for both the interest rate offered (rounded to 2 decimal places) and the corresponding quantity of bonds to be bid for.If a market maker buys bonds for his/her customers, he/she must provide sufficient information about such customers such as the customer’s name, interest rate and corresponding quantity of bonds bid for by each customer.
3.Within fifteen (15) minutes after the bid submission deadline mentioned in Clause 2 of this Article, the Stock Exchange shall open the bids, prepare and submit a consolidated report on bids to the State Treasury.
4.Based on the consolidated report on bids submitted by the Stock Exchange, the State Treasury shall determine the interest rate of each code of bonds to be offered through bidding, and inform it to the Stock Exchange for determining the bidding result according to Article 11 hereof.
5.Publishing of bidding result:
a) The Stock Exchange shall electronically provide the bidding result for market makers through the electronic bidding system;
b) The Stock Exchange shall give notice of the bond issue results (including the bidding result mentioned in Point a of this Clause and results of the additional issuance of bonds after the bidding session as regulated in Article 13 hereof, if any) to the State Treasury, and Vietnam Securities Depository by using the notice form provided in the Appendix 3 enclosed herewith. The bond issue results must be also published in accordance with Clause 2 Article 30 hereof.
Article 11. Bidding result determination
1.Bid-winning interest rate, coupon rate, quantity and selling price of bonds offered shall be determined according to:
a) The quantity of bonds offered through bidding;
b) The interest rate and quantity of bonds bid for;
c) The bond interest rate bracket announced by the Ministry of Finance.
2.Method of determining bid-winning interest rate:
a) For fixed-rate tender:
The bid-winning interest rate is the highest bid interest rate which is commonly applied to all bidders (for both competitive and non-competitive bids), considered in the ascending interest rate order, and must satisfy the following conditions:
-It must be conformable with the interest rate bracket announced by the Ministry of Finance; and
-The accrued quantity of bonds offered sequentially at up to the bid-winning interest rate shall not exceed the announced quantity of bonds offered through bidding.
b) For variable-rate tender:
-The bid-winning interest rate of a bidder in the competitive bid is the bid interest rate submitted that participant, considered in the ascending interest rate order, and must satisfy the following conditions:
+ The weighted average of bid-winning interest rates does not exceed the highest interest rate of bond announced by the Ministry of Finance;
+ The accrued quantity of bonds offered sequentially at up to the highest bid-winning interest rate shall not exceed the announced quantity of bonds offered through bidding.
-The bid-winning interest rate applied to bidders of non-competitive bid is the weighted average of bid-winning interest rates, which is rounded off to 02 decimal places.
3.Method of determining the quantity of bonds issued to each successful bidder:
a) Bonds issued through the competitive bid:
The quantity of bonds issued to each successful bidder in the competitive bid is the bond quantity stated on the bid form submitted by that bidder. If the accrued quantity of bonds sold out sequentially at up to the highest bid-winning interest rate exceeds the maximum quantity of bonds offered through bidding, the amount of bonds that remains after subtracting the amount of bonds offered at lower bid interest rates shall be issued to bidders having the highest bid interest rate at a percentage in proportion to their quantities of bonds stated in their bid forms. The quantity of bonds issued to each bidder shall be rounded off to the nearest ten thousand. The odd remainder of bonds shall be offered to the bidder firstly offering the bid which is the highest bid-winning interest rate. If total amount of bonds offered to this bidder exceeds the bond quantity stated in his/her bid form, bidders successively submitting the bids will continue to be accepted until total amount of bonds offered reaches the announced quantity of bonds to be issued through bidding.
b) Bonds issued in the form of combination of competitive bid and non-competitive bid:
-The quantity of bonds issued to each successful bidder in the competitive bid is the one stated on the bid form submitted by that bidder. If the accrued quantity of bonds bid for at up to the highest bid-winning interest rate exceeds the quantity of bonds offered through bidding, the amount of bonds that remains after subtracting the amount of bonds to be issued to bidders of the non-competitive bid and the one issued to bidders submitting lower interest rates shall be issued to bidders having the highest bid-winning interest rate at a percentage in proportion to their quantities of bonds stated in their bid forms. The quantity of bonds to be offered to each successful bidder shall be rounded off to the nearest ten thousand.The odd remainder of bonds shall be offered to the bidder firstly offering the bid which is the highest bid-winning interest rate. If total amount of bonds offered to this bidder exceeds the bond quantity stated in his/her bid form, bidders successively submitting the bids will continue to be accepted until total amount of bonds offered reaches the announced quantity of bonds to be issued through bidding after subtracting the amount of bonds issued to bidders of the non-competitive bid.
-The quantity of bonds issued to each bidder of the non-competitive bid is the one stated on the bid form submitted by that bidder. If the sum of bonds offered to bidders of the non-competitive bid exceeds the limit prescribed in Point b Clause 4 Article 15 of the Decree No. 95/2018/ND-CP, the amount of bonds offered to each bidder of the non-competitive bid shall be in proportion with the amount of bonds he/she bids for as stated in his/her bid form, and be rounded off to the nearest ten thousand. The odd remainder of bonds shall be issued to the bidder firstly offering the bid in the non-competitive bid. If total amount of bonds issued to this bidder exceeds the quantity of bonds that he/she bids for as stated in his/her bid form, bidders successively submitting the bids will continue to be accepted until total amount of bonds offered reaches the announced quantity of bonds offered through the non-competitive bid.
-If none of bidders of the competitive bid is successful, bonds shall not be offered to bidders of non-competitive bid.
4.Examples of the determination of bid-winning interest rate, coupon rate and the quantity of bonds issued to each successful bidder are available in the Appendix 4 enclosed herewith.
5.Proceeds from the bond issue shall be equal to the quantity of bonds offered multiplied by the bond price.
Article 12. Bond price
1.The price of a zero-coupon bond which is either initially or additionally issued shall be determined by adopting the following formula:
Where:
GG = The price of a zero-coupon bond (rounded off to the nearest Dong);
MG = The bond’s face value;
a = Actual days between the bond settlement date and the next interest payment date as assumed;
E = Total days of an interest payment period according to the assumption that the payment is made;
t = Total interest payment periods as assumed between the bond settlement date to the maturity date;
Lt= The bond’s interest rate (%/year).
2.The price of a fixed-rate bond which has interest payments made periodically at equal intervals:
a) Initially issued bonds:
-The price per bond is determined by adopting the following formula:
GG =
b) Additional bonds:
-If the bond settlement date falls on or before the record date of the next scheduled interest payment period, the price per bond is calculated by adopting the following formula:
GG =
-If the bond settlement date falls after the record date of the next scheduled interest payment period, the price per bond is calculated by adopting the following formula:
Where:
GG = The price of a bond (rounded off to the nearest Dong);
MG = The bond’s face value;
Lc= Coupon rate (%/year).The coupon rate of an initially issued bond is the weighted average of the bid-winning interest rates of bidders of the competitive bid and rounded off to one decimal place. With regard to additional bonds, Lcis the coupon rate of the outstanding bond for which bonds are additionally issued;
k = Number of periodic interest payments during a year;
d = Actual days between the bond settlement date and the first interest payment date after the bond settlement date;
E = Actual days of an interest payment period in which bonds are additionally issued;
t = Number of bond interest payments between the bond settlement date and its maturity date;
Lt= The bond’s interest rate (%/year).
3.The price of a fixed-rate bond which has interest payments made periodically but the first interest payment period is shorter or longer than the next ones:
a) Calculation of interest on a bond:
-The interest on a bond in the first interest payment period which is shorter than the next one shall be calculated by the following formula:
-The interest on a bond in the first interest payment period which is longer than the next one shall be calculated by the following formula:
Examples of calculation of interest on a bond in the first interest payment period which is longer than the next one are available in the Appendix 5 enclosed herewith.
-The interest on a bond in the next interest payment periods shall be calculated by the following formula:
Where:
GL1= Interest on a bond in the first interest payment period (rounded to the nearest Dong);
GLn= Interest on a bond in the next interest payment periods (rounded to the nearest Dong);
MG = The bond’s face value;
Lc= Coupon rate (%/year).The coupon rate of an initially issued bond is the weighted average of the bid-winning interest rates of bidders of the competitive bid and rounded off to one decimal place. With regard to additional bonds, Lcis the coupon rate of the outstanding bond for which bonds are additionally issued;
k = Number of periodic interest payments during a year;
a1 = Actual days between the bond settlement date and the first interest payment date after the bond settlement date;
a2 = Actual days between the bond settlement date and the ordinary interest payment date as assumed;
E = Total days of an ordinary interest payment period according to the assumption that the payment is made.
b) Calculation of the price of an initially issued bond:
-The price of a bond which has interest payments made periodically but the first interest payment period is shorter than the next ones:
-The price of a bond which has interest payments made periodically but the first interest payment period is longer than the next ones:
GG = The price of a bond (rounded off to the nearest Dong);
GL1= Interest payable on a government bond in the first interest payment period, rounded to the nearest Dong (by adopting the formula provided in Point a of this Clause);
MG = The bond’s face value;
Lt= The bond’s interest rate (%/year);
Lc = Coupon rate (%/year) which is the weighted average of bid-winning interest rates of bidders of the competitive bid and rounded off to one decimal place. With regard to additional bonds, Lcis the coupon rate of the outstanding bond for which bonds are additionally issued;
k = Number of periodic interest payments during a year;
a1 = Actual days between the bond settlement date and the first interest payment date after the bond settlement date;
a2 = Actual days between the bond settlement date and the ordinary interest payment date as assumed;
E = Total days of an ordinary interest payment period;
t = Number of interest payments between the bond settlement date and maturity date of the bond.
c) With regard to additional bonds:
-If the bond settlement date falls before or on the record date of the first interest payment period:
+ If the initially issued bond has the first interest payment period shorter than the next one, the price of an additional bond shall be calculated by adopting the formula which is employed to calculate the price of that initially issued bond with a shorter interest payment period;
+ With regard to the initially issued bond which has the first interest payment period longer than the next one:The price of an additional bond shall be calculated by adopting the formula which is employed to calculate the price of the initially issued bond with a longer interest payment period if the additional issuance date falls before or on the ordinary interest payment date as assumed; otherwise, the price of the additional bond shall be calculated by adopting the formula which is employed to calculate the price of the initially issued bond with a shorter interest payment period if the additional issuance date falls after the ordinary interest payment date as assumed.
-If the bond settlement date falls after the record date of the first interest payment period, the price of an additional bond shall be determined according to the guidelines for pricing of a bond which has equal interest payment periods and is additionally issued provided in Point b Clause 2 of this Article.
4.Determination of the reference rate and interest rate which are used to calculating the price of a floating-rate bond shall follow specific guidelines given by the Ministry of Finance.
Article 13. Additional issuance of bonds after the bidding session
1.Based on the bidding result prescribed in Article 10 hereof, the State Treasury shall decide the additional issuance of bonds immediately after the bidding session and inform the Stock Exchange of such additional bond issue in accordance with Clause 2 of this Article.
2.Procedures for additional issuance of bonds after the bidding session:
a) Rules for additional issuance of bonds after the bidding session:
-Only bonds of the code for which the result of the bidding session held at 10:30 AM is available according to the notice of bidding result mentioned in Point a Clause 5 Article 10 hereof shall be additionally issued;
-The quantity of additional bonds offered to market makers (including the amounts of additional bonds they purchase for their customers) shall not exceed 50% of the maximum quantity of bonds of each code offered through bidding as specified in the bond issue notification mentioned in Clause 1 Article 10 hereof.
-The interest rate of each code of additional bonds is the bid-winning interest rate in case of fixed-rate tender, or the weighted average of bid-winning interest rates in case of variable-rate tender, and rounded to 2 decimal places.
b) The State Treasury shall provide the Stock Exchange with a notification of the additional issuance of bonds after the bidding session and the interest rate of additional bonds in accordance with regulations laid down in Clause 4 Article 10 hereof. Such notification includes:Code of the additional bond, quantity of additional bonds, interest rate and deadline for registration of purchase of additional bonds.
c) The Stock Exchange shall electronically provide the additional bond issuance-related information for market makers through the electronic bidding system.
d) All market makers who are successful in a bidding session for any bond’s code are allowed to register for purchase of bonds additionally issued after the bidding session for themselves or for their customers. The quantity of additional bonds of each code to be purchased by a market maker (including the amounts of additional bonds he/she purchases for his/her customers) shall not exceed the maximum quantity of bonds additionally issued after the bidding session as notified by the State Treasury and the Stock Exchange as per Point b and Point c of this Clause.
dd) Market maker’s registration form of purchase of additional bonds includes:
-Code of the additional bond to be purchased;
-The quantity of additional bonds to be purchased, sorted by the bond’s code;
-Customer’s name.
e) Rules for determining the quantity of additional bonds offered to market makers after the bidding session:
-If the sum of additional bonds registered by market makers is smaller than or equal to the maximum quantity of bonds additionally issued after the bidding session, the amount of additional bonds issued to each market maker shall be the one registered by that market maker;
-If the sum of additional bonds registered by market makers exceeds the maximum quantity of bonds additionally issued after the bidding session, the amount of additional bonds of each code issued to each market maker shall be determined according to the ratio of that market maker s registered quantity of additional bonds to the sum of additional bonds registered by all market makers, and rounded off to the nearest ten thousand. The odd remainder of additional bonds shall be offered to the market maker who registers for purchase of additional bonds first. If the sum of additional bonds to be offered to this market maker exceeds his/her registered one, market makers successively register for purchase of additional bonds will continue to be accepted until all additional bonds are sold out.
g) The Stock Exchanges shall take charge of determining the quantity of additional bonds offered to each market maker and notifying it to the State Treasury.
h) Upon the completion of the additional issue, the Stock Exchange shall electronically provide results of the additional bond issue for market makers through the electronic bidding system.
Section 2. BOND ISSUANCE THROUGH UNDERWRITING
Article 14. Procedures for selection of members of an underwriter syndicate
1.When the State Treasury wishes to issue bonds through underwriting, it shall publish the bond underwriting plan on its website and websites of the Ministry of Finance and the Stock Exchange so that interested organizations may apply to become a leader underwriter.Information to be published includes:
a) Information about the bond issue through underwriting:
-Terms and conditions of the bond to be issued, including: Currency, term, face value, and method of principal and interest payment;
-Planned quantity of bonds to be issued;
-Expected dates of negotiation and entering into the underwriting agreement.
b) Information concerning the selection of the lead underwriter/ co-lead underwriter:
-Eligibility requirements and standards of a lead underwriter/ co-lead underwriter as defined in Clause 2 Article 16 of the Decree No. 95/2018/ND-CP.
-Deadline and forms of receiving applications for registration as the lead underwriter/ co-lead underwriter.
2.Any organizations that meet all eligibility requirements and wish to become a lead underwriter or co-lead underwriter shall submit a sealed application as regulated by the State Treasury. Such application includes:
a) The application form for registration as the lead underwriter/ co-lead underwriter made by using the form provided in the Appendix 6 enclosed herewith.
b) The plan for bond issue through underwriting, which includes the following contents:
-Forecasts about the bond market developments and the possibility of the bond issuance through underwriting;
-The underwriting plan, including:Planned members of the underwriter syndicate, method and time of the bond issue, planned quantity and interest rate of bonds issued, and underwriting fee;
-Commitments of the lead underwriter.
c) Documentary evidences of the satisfaction of eligibility requirements by the lead underwriter/ co-lead underwriter, including:
-The copy of the establishment and operation license (The copy derived from the original register, the certified true copy or the copy with the original copy for verification purposes);
-Documents proving the applicant’s experience in securities underwriting and financial status (accompanied by audited financial statements of the last two years).
3.After the application submission deadline, the State Treasury shall organize the opening of the received applications for evaluating and selecting qualified lead underwriter/ co-lead underwriter according to conditions and the plan for bond issue through underwriting.
4.The State Treasury shall give written notification and publish the result of the selection of the lead underwriter/ co-lead underwriter on its website and the websites of the Ministry of Finance and the Stock Exchange.
5.The State Treasury and the selected lead underwriter/ co-lead underwriter shall conduct a negotiation and enter into the principle contract for bond underwriting using the form provided in the Appendix 7 enclosed herewith. Based on the principle contract, the lead underwriter/ co-lead underwriter shall select other members of the underwriter syndicate.
6.The lead underwriter/ co-lead underwriter shall submit the list of selected underwriter syndicate participants to the State Treasury for approval by using the form provided in Section 1 of the Appendix 8 enclosed herewith.
Article 15. Bond issuance through underwriting
1.The lead underwriter/ co-lead underwriter and the underwriter syndicate participants shall prepare and submit consolidated reports on allocation of bonds to investors to the State Treasury for monitoring according to forms provided in Section 2 and Section 3 of the Appendix 8 enclosed herewith.
2.Based on the negotiation results between the State Treasury and the lead underwriter/ co-lead underwriter, on the date of organizing the bond issue, the State Treasury shall enter into the underwriting agreement with the lead underwriter/ co-lead underwriter by using the form provided in Section 4 of the Appendix 8 enclosed herewith.
3.Within the business day after the signing date of the underwriting agreement for bond issuance, the State Treasury shall inform Vietnam Securities Depository and the Stock Exchange of the underwriting results, and publish the same on its website as well as the websites of the Ministry of Finance and the Stock Exchange.
4.Proceeds from the bond issue through underwriting shall be determined according to regulations in Clause 5 Article 11 hereof.
5.The selling price per bond shall be determined according to regulations in Article 12 hereof.
Section 3. PRIVATE PLACEMENT OF BONDS
Article 16. Procedures for private placement of bonds
1.Bonds offered directly by the State Treasury
a) Based on the plan for private placement of bonds approved by the Ministry of Finance, the State Treasury shall provide organizations and individuals that wish to buy bonds with the following:
-The planned issue date, bond settlement date, interest payment date and maturity date of bond;
-The quantity and term of bonds to be issued;
-Bond buyers;
-Coupon rate;
-Form of the bond;
-Method of principal and interest payment;
b) Based on the received registration forms for bond purchase, the State Treasury shall decide to carry out each private placement bond issue and request the registered investors to make payments to the designated account of the State Treasury;
c) Based on payment confirmation letters, the State Treasury shall record the bond purchase amounts transferred by investors as the state budget revenues in accordance with applicable regulations of the Law on state budget and carry out procedures for issuance of bond ownership certificates to buyers in accordance with applicable regulations.
2.Bonds offered by a provincial-level or district-level State Treasury
a) Based on the plan for private placement of bonds approved by the Ministry of Finance, at least ten (10) business days before the private placement bond issue, the State Treasury shall decide the organization of the private placement of bonds by a provincial-level or district-level State Treasury and publish related information on its website, the websites of the Ministry of Finance and the Stock Exchange, and other means of mass media. Information to be published includes:
-The quantity and term of bonds to be issued;
-Bond buyers;
-Coupon rate;
-Form of the bond;
-Method of principal and interest payment;
-Time and location of the bond issue.
b) In case of cash payments, investors shall carry out procedures for payment of bond purchase amounts at the location of the bond issue. Based on the amounts of money paid by the investor, the State Treasury shall carry out procedures for offering of bonds to that investor according to terms and conditions of the bond issue.
c) In case of payment of bond purchase amounts by bank transfer, investors shall transfer money to the account designated by the State Treasury, Based on payment receipts and credit notes given by banks, the State Treasury shall offer bonds under terms and conditions of the bond issue to investors.
d) The State Treasury shall carry out procedures for recording proceeds from bond offering as state budget revenues in accordance with applicable regulations of the Law on state budget; deliver bond certificates to buyers (if bonds are issued in the form of certificates) or carry out procedures for issuance of bond ownership certificates to bondholders (if bonds are issued in the form of book entries or electronic data).
dd) Based on regulations laid down in Point a, Point b and Point c of this Clause and management requirements, the State Treasury shall provide specific guidance on each private placement bond issue for its affiliated provincial-level or district-level State Treasury.
Article 17. Proceeds and price of bonds issued through private placement
1.Proceeds from the private placement bond issue shall be determined according to regulations in Clause 5 Article 11 hereof.
2.The price of a bond offered through private placement shall be determined according to regulations in Article 12 hereof.
Article 18. Keeping, pledging and transferring bonds offered by State Treasury
1.Bondholders shall themselves keep bonds which are issued in the form of bond certificates. Bondholders may also request the State Treasury offering bonds to keep bonds they purchased without any fee payments.
2.Pledging and transfer of bonds offered through private placement via the State Treasury’s system shall be performed in accordance with regulations in Point b Clause 1 Article 7 of the Decree No. 95/2018/ND-CP.The transfer of book-entry bonds which are registered/ deposited at Vietnam Securities Depository shall be carried out at the State Treasury where such bonds are offered.
Section 4. ISSUING BONDS TO ENSURE LIQUIDITY FOR MARKET MAKERS
Article 19. Obligation to provide price quotation with firm commitment
1.Based on the plan for raising funds for state budget and market developments, the State Treasury shall publish the standard bond codes on its website and the website of the Stock Exchange so that market makers to fulfill their obligation to provide price quotations with firm commitment.Information to be published includes:The standard bond’s code, term, code’s scale, planned date of organizing the initial bond issue or reopening the code of an issued bond, planned date of providing price quotations with firm commitment.
2.Based on the issuance results of standard bond codes on the primary market, at least five (05) business days before quoting prices with firm commitment, the State Treasury shall officially publish the time when market makers shall begin quoting prices on its website and the Stock Exchange’s website, and notify the same to every market maker.
3.Market makers shall quote prices of standard bond codes with firm commitment from 09:00 AM to 10:30 AM on the trading system of the Stock Exchange.Frequency, quantity, and spread between the interest rate used to calculate the bid price and the one used to calculate the ask price with firm commitment shall follow the Ministry of Finance’s regulations on market makers’ obligation to trade in the secondary market.
4.Market makers are allowed to stop quoting prices with firm commitment in the following circumstances:
a) Prices are quoted before or after the price quoting session with firm commitment prescribed in Clause 3 of this Article;
c) The market maker’s buy/ sell offer with firm commitment has been performed with a frequency and quantity announced by the Ministry of Finance as regulated in Clause 3 of this Article;
c) The State Treasury gives a notification of suspension of issuance of government bonds to ensure the market liquidity in accordance with regulations herein.
5.After market makers have fulfilled their obligation to give price quotations with firm commitment as regulated, they are entitled to decide whether to stop or continue quoting prices with firm commitment. If a market maker continues quoting prices with firm commitment, he/she must ensure that the spread between the interest rate used to calculate the bid price and the one used to calculate the ask price shall not exceed the one adopted by the Ministry of Finance.
Article 20. Limit, validity, hedge ratio, price of bonds issued, margin and costs of performance of liquidity support agreement
1.The quantity of bonds of each code issued to ensure the liquidity of a market maker at a specific time shall not exceed the minimum quantity of bonds of that code of which the price is quoted during a price quoting session with firm commitment.
2.A liquidity support agreement shall be valid up to 28 days only, including extensions (if any), and shall not last over the record date of the next interest payment period.
3.The hedge ratio shall be determined as follows:
a) With regard to bonds with term to maturity less than five (05) years, the hedge ratio shall be equal to 5% of the bond’s price which is determined according to Clause 4 of this Article;
b) With regard to bonds with term to maturity of five (05) years or longer, the hedge ratio shall be equal to 10% of the bond’s price which is determined according to Clause 4 of this Article.
4.The price of bonds issued to ensure the liquidity is higher than one of the following prices:
a) The selling price of government bonds of an equivalent term in the nearest bond issue on the primary market within ten (10) business days before the signing date of the liquidity support agreement.A bond of equivalent term refers to the bond whose term to maturity is shorter than or not more than three (03) days longer than the term to maturity of the bond for which an application for liquidity support is submitted;
b) The highest ask price with firm commitment of the bond s code for which the application for liquidity support is submitted in the same price quoting session with firm commitment.
5.The margin to be provided by the market maker is determined by adopting the following formula:
MR = GG x M x (1 + HC)
Where:
MR = Margin;
GG = The bond’s price calculated according to Clause 4 of this Article;
M = The quantity of bonds issued to ensure the liquidity;
HC = The hedge ratio as prescribed in Clause 3 of this Article.
6.Cost of performance of the liquidity support agreement shall be determined by adopting the following formula:
P = Ltckx GG x M x n/365
Where:
P = Cost of performance of liquidity support agreement;
Ltck= Re-discount rate announced by the SBV at the time before the signing date of the detailed agreement or extension agreement;
GG = The bond’s price calculated according to Clause 4 of this Article;
M = The quantity of bonds issued to ensure the liquidity;
n = Total days of liquidity support.
Article 21. Procedures for issuance of bonds to ensure liquidity
1.The State Treasury shall enter into a principle contract for liquidity support with the relevant market maker by using the form provided in Section 1 of the Appendix 9 enclosed herewith.
2.Issuance of bonds to ensure the liquidity:
a) When seeking for liquidity support, the market maker shall send a written request to the State Treasury by using the form provided in Section 2 of the Appendix 9 enclosed herewith;
b) The State Treasury shall review the market maker’s satisfaction of the requirements mentioned in Clause 1 Article 20 of the Decree No. 95/2018/ND-CP in order to issue bonds to ensure the market maker s liquidity and request the market maker to sign a detailed agreement according to the form provided in Section 3 of the Appendix 9 enclosed herewith;
c) Not later than 16:00 PM on the date of offering price quotations with firm commitment, the market maker shall enter into the detailed agreement with the State Treasury;
d) Not later than 09:00 AM on the date following the signing date of the detailed agreement with the State Treasury, the market maker must ensure that the margin has been paid and credited to the account designated by the State Treasury;
dd) After receiving the margin, the State Treasury shall issue bonds to the market maker for ensuring the liquidity according to terms and conditions stated in the signed detailed agreement and inform Vietnam Securities Depository and the Stock Exchange for registration, depositing and listing of the issued bonds.
3.If a market maker wishes to extend the liquidity support agreement, not later than 11:30 AM on the business day before the maturity date of the agreement, he/she must submit a written request to the State Treasury by using the form provided in Section 4 of the Appendix 9 enclosed herewith. The State Treasury shall review the liquidity support conditions. To be specific:
a) If the market maker meets the requirements for extension, the State Treasury and the market maker shall enter into the extension agreement by using the form provided in Section 5 of the Appendix 9 enclosed herewith by 14:30 PM on the same day;
b) If the market maker fails to meet the requirements for extension, the State Treasury shall notify it to the market maker and carry out procedures for finalization of the liquidity support agreement according to Clause 4 of this Article.
4.When the liquidity support agreement matures, the finalization shall be made as follows:
a) Not later than 16:00 Pm on the day before the maturity date of the agreement, the State Treasury shall request Vietnam Securities Depository and the Stock Exchange to cancel registration, depositing and listing of bonds issued to the market maker;
b) Not later than 15:00 PM on the maturity date of the agreement, Vietnam Securities Depository and the Stock Exchange shall carry out procedures for cancellation of registration, depositing and listing of bonds issued to market maker in accordance with regulations laid down in Point a of this Clause, and inform results to the State Treasury;
c) Not later than 16:00 PM on the maturity date of the agreement, the State Treasury shall transfer the received margin to the market maker after deducting cost of performance of the liquidity support agreement, and record such cost as the state budget revenue.
5.If a market maker fails to have enough bonds on his/her account on the maturity date (including extensions):
a) Not later than 16:00 PM on the date before the maturity date, the market maker must inform his/her status to the State Treasury;
b) Not later than 16:00 PM on the maturity date, the State Treasury shall finalize the liquidity support agreement and record the full margin as proceeds from issuance of government bonds of the state budget.
6.Examples of issuance of bonds to ensure liquidity for market makers are available in the Appendix 10 enclosed herewith.
Chapter IV
T-BILL/BOND SETTLEMENT AND T-BILL/BOND PRINCIPAL AND INTEREST PAYMENT
Article 22. T-bill settlement and penalties for late settlement of T-bills issued through bidding
1.The settlement of T-bills shall be made in accordance with regulations in Point a Clause 1 Article 23 hereof.
2.Penalties for delayed settlement of T-bills:
a) If an investor makes payment after the T-bill settlement date, the State Treasury is entitled to collect late settlement penalties in accordance with regulations in Clause 2 Article 23 hereof; The late settlement penalty shall be calculated by adopting the formula provided in Clause 1 Article 27 hereof;
b) Within five (05) business days after the prescribed T-bill settlement date, if the successful bidder fails to make payment or makes part payment of T-bill purchase amounts, the State Treasury is entitled to cancel the bidding result in respect to the unpaid T-bills and shall give written notification to that bidder, the SBV’s Operations Center, the Stock Exchange and Vietnam Securities Depository.
Article 23. Bond settlement and penalties for late settlement of bonds
1.Bond settlement:
a) Bonds issued through bidding or underwriting:
-Not later than 11:30 AM on the bond settlement date as notified by the State Treasury shall, market makers (in case bonds are issued through bidding) or the lead underwriter (in case bonds are issued through underwriting) must ensure that total amount used to buy bonds (including bonds purchased for market makers’ customers or underwriter syndicate participants) have been paid and credited to the account designated by the State Treasury.If a market maker’s customer or underwriter syndicate participant fails to make payment for bonds, the market maker or the lead underwriter shall assume responsibility to make full payment for bonds purchased by that customer or participant;
-An investor who buys bonds through a market maker or lead underwriter may make payment for purchased bonds through such market maker or lead underwriter, or transfer money directly to the account designated by the State Treasury provided that such money transfer must be made by the prescribed payment deadline. If the investor makes bond settlement through the market maker or lead underwriter who shall transfer the received money to the account designated by the State Treasury, the market maker or lead underwriter must provide sufficient information about the bond code, the bondholder, the quantity of purchased bonds and total amount paid by that bondholder;
-The State Treasury shall provide Vietnam Securities Depository with the written confirmation of bond settlement for carrying out procedures for registration and depositing of bonds.
b) Bonds issued through private placement via the State Treasury’s system, the bond settlement may be made as follows:
-The buyer may make cash payment immediately when purchasing bonds at the bond issue location announced by the State Treasury; or
-The buyer may transfer the bond purchase amounts to the account designated by the State Treasury offering bonds.
2.Late settlement penalties:
a) If an investor makes payment after the bond settlement date prescribed in Clause 1 of this Clause, the State Treasury is entitled to impose penalties for late payment as follows:
-The penalty for delayed settlement of bonds shall be calculated by adopting the formula provided in Clause 1 Article 27 hereof;
-The State Treasury shall give a written notification to the investor who makes late settlement of bonds. Such notification should indicate the penalty payable for late payment, payment deadline and receiving account;
-The investor who makes late settlement of bonds must make payment of penalty to the state budget as notified by the State Treasury. Penalties for late settlement of bonds shall be recorded as state budget revenues in accordance with applicable regulations of the Law on state budget and relevant instructional documents.
b) With regard to bonds issued through bidding or underwriting, within five (05) business days after the bond settlement date, if the investor fails to make full payment of purchased bonds, the State Treasury is entitled to cancel the issuance of bonds to that investor with respect to unpaid bonds, and shall give written notification to that investor, the Stock Exchange and Vietnam Securities Depository.
Article 24. Payment of T-bills upon their maturity date
1.T-bills issued through bidding:
a) Payment of T-bills issued through bidding shall be made in accordance with regulations in Clause 1 and Clause 3 Article 25 hereof;
b) In case the State Treasury or Vietnam Securities Depository makes late payment of T-bills, the late payment penalty shall be calculated according to Clause 2 Article 27 hereof.
2.T-bills issued directly to SBV:
a) The payment of T-bills registered and deposited at Vietnam Securities Depository shall be made according to Point a Clause 1 of this Article;
b) With regard to T-bills which are not registered or deposited at Vietnam Securities Depository:
-At least five (05) business days before the scheduled payment of T-bills, the SBV shall notify the State Treasury of the T-bill amounts payable, payment date and the SBV s account (if changed);
-The State Treasury shall make payment of T-bills to the SBV’s designated account within the required T-bill payment date.
3.If the T-bill payment date falls on weekly days off or public holidays as regulated, the payment shall be made on the next business date.
Article 25. Payment of bond principal and interest upon their maturity date
1.Bonds issued through bidding or underwriting:
a) Not later than the 25thday of every month, Vietnam Securities Depository shall notify the State Treasury of total amount of bond principals and interests payable in the following month and payment date;
b) Based on the notification given by Vietnam Securities Depository, the State Treasury must ensure that total amount payable of bond principals and interests has been paid and credited to the account notified by Vietnam Securities Depository by 11:30 AM on the scheduled date of bond principal and interest payment;
c) On the scheduled date of bond principal and interest payment, Vietnam Securities Depository shall make payment of bond principals and interests through depository members to bondholders defined on the record date;
d) If the State Treasury makes payment of bond principals and interests to the account designated by Vietnam Securities Depository after the payment deadline prescribed in Point b Clause 1 of this Article, the State Treasury must incur late payment penalty.Vietnam Securities Depository shall calculate and transfer late payment penalties as notified by the State Treasury to accounts of bondholders in corresponding with their proportion of owned bonds.The late payment penalty shall be calculated in accordance with regulations in Clause 2 Article 27 hereof;
dd) In case the State Treasury has made payment of bond principals and interests to the account designated by Vietnam Securities Depository according to Point b Clause 2 of this Article but Vietnam Securities Depository makes payment of bond principals and interests to accounts of bondholders after the scheduled date of bond principal and interest payment, Vietnam Securities Depository shall be liable to pay interest on late payments to bondholders.The interest on late payment shall be calculated in accordance with regulations in Clause 2 Article 27 hereof;
2.Bonds issued through private placement:
a) Principals and interests on bonds registered and deposited at Vietnam Securities Depository shall be paid in accordance with regulations in Clause 1 of this Article;
b) Payment of principals and interests on bonds which are not registered and deposited at Vietnam Securities Depository shall be made in accordance with the State Treasury’s specific guidelines.
3.If the scheduled date of bond principal and interest payment falls on weekly days off or public holidays as regulated, the payment shall be made on the next business date.
Article 26. Fees for issuance of T-bills/bonds and payment of T-bill/bond principals and interests
1.Costs incurred during the issuance of T-bills/bonds and payment of T-bill/bond principals and interests shall be covered by the central-government budget.
2.Costs of bidding for issuance of T-bills paid to the SBV’s Operations Center:
a) The cost of bidding for T-bill issue held at the SBV’s Operations Center shall be paid to the SBV’s Operations Center and equal to 0.01% of the nominal value of T-bills issued through bidding (this regulation shall not apply to T-bills issued directly to the SBV);
b) The received amounts of costs of bidding for T-bill issuance shall be considered as SBV s revenues, managed in accordance with regulations on SBV’s financial management regulations, and used to cover the following: Direct costs of each bidding session; costs of acquisition of fixed assets, repair and maintenance of equipment and technologies; costs of organizing seminars, surveys or learning experience in bidding for T-bills; costs of information dissemination activities; costs of rewards given to organizations and individuals having excellent performance in bidding (this cost shall not exceed 10% of the sum of costs of T-bill issuance and payment); costs of developing and upgrading bidding software programs; costs of meetings, training courses, preliminary and final summing-up of annual bidding activities; costs of organizing periodical meetings to preliminarily review bidding activities and discuss operating plans; costs of purchase of office stationery serving the bidding for T-bill issues; other costs serving the bidding for T-bill issues.
3.Costs of bidding for bond issuance through the Stock Exchange shall be paid in accordance with the Ministry of Finance s specific guidelines.
4.Underwriting fee paid to the lead underwriter/ co-lead underwriter shall not exceed 0.1% of the nominal value of bonds issued through underwriting. Based in the market developments and the complication of each bond issue through underwriting (including the quantity and term of bonds to be offered), the State Treasury shall discuss and reach an agreement with the lead underwriter/ co-lead underwriter on the underwriting fee which must be specified in the signed underwriting agreement.
5.Fees for T-bill/ bond principal and interest payment shall be paid to Vietnam Securities Depository according to fee rates announced by the Ministry of Finance.
6.Costs of issuance of T-bills/bonds and payment of T-bill/bond principals and interests paid to the State Treasury:
a) Costs incurred by the State Treasury include:Direct costs of T-bill/ bond issuance, and payment of T-bill/ bond principals and interests; costs of printing bond certificates (if any) in case bonds are issued through private placement via the State Treasury s system; costs of acquisition, maintenance and repair of equipment and technologies; costs of organizing meetings, training courses, surveys, market research and development; costs of information dissemination; costs of rewards given to organizations and individuals with excellent performance according to the State Treasury s regulations; and other costs;
b) The State Treasury shall make cost estimate with respect to spending contents mentioned in Point a of this Clause in order to aggregate such estimated costs into the annual estimate of state budget revenues and expenditures in accordance with applicable regulations of the Law on state budget and relevant instructional documents.
Article 27. Penalties for late settlement of T-bills/bonds and late payment of T-bills/ bond principals and interests upon their maturity
1.The penalty for late settlement of T-bills or bonds purchased shall be determined by adopting the following formula:
Where:
P = Penalty for late payment;
GG = Total amount payable per T-bill or bond;
N = The quantity of T-bills or bonds for which late payment is made;
L0= Overnight interbank interest rate announced by SBV on the first date of late payment (%/year);
k = 1, if the T-bill or bond makes no periodic interest payments, or k = the number of interest payments during a year of the T-bill or bond which has periodic interest payments;
n = Actual days of late payment from the scheduled payment date;
E = 365 for T-bills; or E = actual days of an interest payment period in which the late payment occurs if the bond makes periodic interest payments; or E = actual days during the year in which bonds are issued with no periodic interest payments.
2.Interest on late payments of T-bills upon their maturity or late payments of bond principals and interests shall be also calculated according to Clause 1 of this Clause. In which, GG is the face value in case of T-bill payment, or the face value in case of bond principal payment, or the interest payable in case of bond interest payment; E is equal to 365 in case of T-bill payment, or the actual days of a principal/ interest payment period in which the late payment occurs in case of bonds with periodic interest payments, or the actual days during the maturity year in case of bonds with no periodic interest payments.
Chapter V
REPORTING AND INFORMATION PUBLISHING
Article 28. Report on each issue
1.Report on each T-bill issue:
a) With regard to T-bills issued through bidding via the SBV’s Operations Center, within five (05) business days from the completion of the T-bill issue, the State Treasury must provide the Ministry of Finance with a report on the T-bill issue, which includes the following contents:
-The quantity and terms/conditions of issued T-bills;
-Issuance results: Successful bidders, quantity of T-bills issued, interest rate and price of T-bill.
b) With regard to T-bills issued directly to SBV, within ten (10) business days from the completion of T-bill issue, the State Treasury must provide the Ministry of Finance with a report on the T-bill issue.Such report includes:
-The quantity and terms/conditions of T-bills issued to SBV;
-Issuance results: Quantity and interest rate of T-bills.
2.Report on each bond issue:
a) With regard to bonds issued through underwriting, within five (05) business days from the completion of the bond issue, the State Treasury must provide the Ministry of Finance with a report on the bond issue, which includes the following contents:
-The quantity and terms/conditions of bonds issued;
-Underwriting by the underwriter syndicate participants:Number of the underwriter syndicate participants, quantity and interest rate of bonds registered by each participant;
-Issuance results: Underwriter syndicate participants, quantity and interest rate of bonds issued, the bond’s price.
b) With regard to bonds issued through private placement, within thirty (30) business days from the completion of the bond issue, the State Treasury must provide the Ministry of Finance with a report on the bond issue.Such report includes:
-The quantity and terms/conditions of bonds issued;
-Issuance results: Quantity, issuance interest rate, coupon rate and payment of issuance fees.
3.Reports may be submitted electronically or by hand as requested by the Ministry of Finance at each period.
Article 29. Reports on issuance of T-bills/ bonds, T-bill/bond principal and interest payment, and price quotation with firm commitment by market makers
1.By the 10thday of each month, the State Treasury shall provide the Ministry of Finance with a report on issuance and payment of T-bills/ bonds in the previous month.If the 10thday each month falls on days off or public holidays as regulated, the monthly report shall be submitted on the business date following such public holidays. Such report includes:
a) Total quantity of bonds/ T-bills issued during the month, sorted by term and issuance method;
b) Total quantity of bonds/ T-bills paid in the reporting month;
c) Total quantity of bonds/ T-bills to be paid in the following month.
2.Vietnam Securities Depository shall send monthly reports to the Ministry of Finance and the State Treasury on the ownership of bonds/T-bills by domestic and foreign investors, bonds/T-bills on depository accounts of the SBV’s Operations Center by using the form provided in the Appendix 11 enclosed herewith.
3.Not later than 11:30 AM on the date of offering price quotes with firm commitment, the Stock Exchange shall provide the Ministry of Finance and the State Treasury with information concerning price quotations given by each market maker for each standard bond code.
4.Reports may be submitted electronically or by hand as requested by the Ministry of Finance at each period.
Article 30. Information publishing
1.Publishing information concerning T-bill issuance results and payment of T-bills upon their maturity
a) The SBV’s Operations Center, the State Treasury and the Stock Exchange shall publish information concerning results of T-bill bidding through the SBV’s Operations Center and results of additional issuance of T-bills after the bidding session (if any) on the websites of the SBV, the Ministry of Finance, the State Treasury and the Stock Exchange within the date of organizing the T-bill issue. Information to be published includes:
-T-bill’s code;
-Term of T-bill;
-Issue date, maturity date, and payment date of T-bills;
-The quantity of T-bills to be offered through bidding, the quantity of T-bills bid for, the quantity of T-bills issued to successful bidders, total payment for T-bills paid by successful bidders; the registered quantity of additional T-bills, the quantity of T-bills to be additionally issued, total payment for additional T-bills;
-The lowest bid interest rate, the highest one and issuance interest rate;
-Number of market makers participating in the bidding, total bid forms received; number of market makers registering for purchase of additional T-bills.
b) With regard to T-bills registered at Vietnam Securities Depository, Vietnam Securities Depository shall cooperate with the Stock Exchange in publishing information concerning the T-bill payment date in the following year on the websites of both the Stock Exchange and Vietnam Securities Depository by December 31 every year. Information to be published includes:
-Code of the T-bill paid during the year;
-Payment date of T-bills of each code;
-Record date in the year of each T-bill’s code.
2.Publishing information concerning bond issuance results and payment of bond principals and interests
a) The Stock Exchange and the State Treasury shall publish information concerning bidding results for the bond issue, including results of additional issuance of bonds after the bidding session (if any) on their websites on the date of organizing the bond issue. Information to be published includes:
-Bond’s code;
-Bond’s term;
-Issue date, maturity date, and date of principal and interest payment;
-The quantity of bonds to be offered through bidding, the quantity of bonds bid for, the quantity of bonds issued to successful bidders, total payment for bonds paid by successful bidders; the registered quantity of additional bonds, the quantity of bonds to be additionally issued, total payment for additional bonds;
-The lowest bid interest rate, the highest one, issuance interest rate and coupon rate;
-Number of market makers participating in the bidding, total bid forms received; number of market makers registering for purchase of additional bonds.
b) With regard to bonds registered at Vietnam Securities Depository, Vietnam Securities Depository shall cooperate with the Stock Exchange in publishing information concerning the date of bond principal and interest payment in the following year on the websites of both the Stock Exchange and Vietnam Securities Depository by December 31 every year. Information to be published includes:
-Code of the bond of which principal and interest paid in the year;
-Payment date of bond principal and interest of each bond’s code;
-Record date in the year of each bond’s code.
Chapter eIBILITY OF RELEVANT ORGANIZATIONS
Article 31. State Treasury s responsibility
1.Organize the issuance and payment of T-bills and bonds in accordance with regulations herein.
2.Submit sufficient reports on the issuance of T-bills and bonds in accordance with regulations herein and relevant laws.
3.Cooperate with SBV’s Operations Center, Vietnam Securities Depository and the Stock Exchange in publishing information in accordance with regulations herein.
4.Develop and announce bond issuance plans/ schedules in accordance with regulations herein.
5.Publish the list of standard bonds and time when marker makers shall begin to perform their obligation to provide price quotations with firm commitment with respect to each standard bond code in accordance with regulations herein.
6.Organize issuance of government bonds to ensure the liquidity in accordance with regulations herein.
Article 32. SBV’s responsibility
1.Cooperate with the State Treasury in organizing bidding for T-bill issues, and supervising the bidding activities so as to ensure the compliance with regulations herein.
2.Provide instructions on procedures for bidding for T-bill issues at SBV.
3.Provide bid information and results of bidding for T-bill issues for the Ministry of Finance, the State Treasury, Vietnam Securities Depository and the Stock Exchange in accordance with regulations herein.
4.Keep relevant documents of each bidding session for T-bill issue to serve the performance of state management tasks in accordance with applicable lawsoft.
5.Publish information in accordance with regulations in Article 30 hereof.
Article 33. Stock Exchange’s responsibility
1.Formulate regulations on and organize bidding for bond issues in accordance with regulations herein.
2.Provide necessary figures and documents concerning the bidding for issuance of T-bills and bonds in accordance with regulations herein and/or at the request of the Ministry of Finance.Keep and manage information concerning the bidding for bond issues in accordance with applicable regulations.
3.Cooperate with the State Treasury, Vietnam Securities Depository and the SBV’s Operations Center in publishing information in accordance with regulations herein.
Article 34. Responsibility of Vietnam Securities Depository
1.Carry out procedures for registration, depositing and cancellation of registration and depositing of T-bills and bonds in accordance with regulations laid down in the Decree No. 95/2018/ND-CP and regulations herein.
2.Ensure full payment of T-bill/bond principals and interests on scheduled payment dates in accordance with regulations herein.
3.Provide the State Treasury with codes of T-bills and bonds to be issued for the first time for publishing on the websites of the SBV’s Operations Center and the Stock Exchange in accordance with regulations herein.
4.Provide necessary figures and documents concerning its managing sectors in accordance with regulations herein or at the request of the Ministry of Finance (if any).
5.Cooperate with the State Treasury, the SBV’s Operations Center and the Stock Exchange in publishing information in accordance with regulations herein.
Chapter VII
IMPLEMENTATION
Article 35. Transitional provision
Bidders in the government bond market selected by Ministry of Finance in 2018 shall continue enjoying rights and benefits, and performing obligations regulated in the Circular No. 111/2015/TT-BTC dated July 28, 2015 by the Ministry of Finance and the Ministry of Finance’s official dispatches providing bidders’ obligations until December 31, 2018 inclusively.
Article 36. Implementation
1.This Circular takes effect on January 01, 2019.
2.This Circular supersedes the following:
a) The Circular No. 111/2015/TT-BTC dated July 28, 2015 by Ministry of Finance;
b) The Joint Circular No. 92/2016/TTLT-BTC-NHNN dated June 27, 2016 by the Ministry of Finance and the SBV; and
c) Clause 2 Article 2, Clause 1 Article 3 and Clause 3 Article 3 of the Circular No. 15/2018/TT-BTC dated February 07, 2018 by the Ministry of Finance.
Article 37. Implementation organization
1.Chief of Office of the Ministry of Finance, the Director of the Department of Banking and Financial Institutions, General Director of the State Treasury, Director of the SBV’s Operations Center, General Director of the Stock Exchange, General Director of Vietnam Securities Depository and heads of relevant units shall be responsible for implementing this Circular.
2.Any difficulties that arise during the implementation of this Circular must be promptly reported to the Ministry of Finance for consideration./.
For The Minister
Deputy Minister
Huynh Quang Hai
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây