Thông tư 10/2022/TT-BTC Quy định Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước

thuộc tính Thông tư 10/2022/TT-BTC

Thông tư 10/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:10/2022/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Tạ Anh Tuấn
Ngày ban hành:14/02/2022
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Các bước tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước
Ngày 14/02/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 10/2022/TT-BTC về việc quy định Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước.

Theo đó, việc tổng hợp thông tin tài chính (TTTC) theo quy ước bao gồm các bước: Xác định nguồn thông tin tài chính chưa điều chỉnh được sử dụng để tổng hợp TTTC theo quy ước; Ghi nhận các điều chỉnh theo quy ước vào TTTC chưa điều chỉnh cho mục đích trình bày TTTC theo quy ước; Trình bày kết quả TTTC theo quy ước và những thuyết minh kèm theo.

Bên cạnh đó, nguồn các thông tin chưa điều chỉnh để lập Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước và Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước là Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán) và Báo cáo kết quả hoạt động (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) cho giao đoạn Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước.

Đối với doanh nghiệp là công ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất, thông tin chưa điều chỉnh được sử dụng để lập 2 báo cáo nêu trên là Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất (Bảng cân đối kế toán hợp nhất) và Báo cáo kết quả hoạt động hợp nhất (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất).

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/4/2022.

Xem chi tiết Thông tư10/2022/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

__________

Số: 10/2022/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2022

THÔNG TƯ

Quy định Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước

___________

Căn cứ Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/07/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán và Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định mẫu biểu, nguyên tắc, phương pháp lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước và cách tính Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân trong công thức tính toán tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho các đối tượng và mục đích theo quy định của Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (sau đây gọi tắt là “Nghị định số 155/2020/NĐ-CP”).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm:
1. Doanh nghiệp phải lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước theo các trường hợp được quy định tại các Điều 31, Điều 35, Điều 113, Điều 114, Điều 115 và Điều 116 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước theo quy định pháp luật.
2. Các doanh nghiệp không thuộc khoản 1 Điều này được vận dụng và phải thực hiện đầy đủ các quy định tại Thông tư này để lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước nếu có nhu cầu.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Nội dung và mẫu biểu Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước
1. Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước gồm:
- Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước;
- Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước;
- Thuyết minh báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước;
2. Mẫu báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Giai đoạn báo cáo
Giai đoạn Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước được quy định tại các Điều 31, Điều 35, Điều 113, Điều 114, Điều 115 và Điều 116 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
Điều 5. Nguyên tắc lập báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước
1. Nguyên tắc chung:
a) Tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước là việc doanh nghiệp thu thập, phân loại, tổng hợp và trình bày thông tin tài chính nhằm minh họa ảnh hưởng của sự kiện hoặc giao dịch trọng yếu đối với thông tin tài chính chưa điều chỉnh của doanh nghiệp nếu giả định sự kiện đã xảy ra hoặc giao dịch đã được thực hiện tại thời điểm lựa chọn. Việc tổng hợp thông tin này bao gồm các bước sau:
 - Xác định nguồn thông tin tài chính chưa điều chỉnh được sử dụng để tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước;
- Ghi nhận các điều chỉnh theo quy ước vào thông tin tài chính chưa điều chỉnh cho mục đích trình bày thông tin tài chính theo quy ước. Các điều chỉnh theo quy ước bao gồm:
+ Các điều chỉnh đối với thông tin tài chính chưa điều chỉnh để minh họa cho ảnh hưởng của sự kiện hoặc giao dịch trọng yếu nếu giả định sự kiện đã xảy ra hoặc giao dịch đã được thực hiện tại một ngày trước đó được chọn cho mục đích minh họa;
+ Các điều chỉnh đối với thông tin tài chính chưa điều chỉnh mà cần thiết cho việc tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước trên cơ sở nhất quán với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng của đơn vị báo cáo và với chính sách kế toán phù hợp với khuôn khổ đó.
- Trình bày kết quả thông tin tài chính theo quy ước và những thuyết minh kèm theo.
b) Nguồn các thông tin chưa điều chỉnh để lập Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước và Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước quy định tại Điều 6 Thông tư này là Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán) và Báo cáo kết quả hoạt động (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) cho giai đoạn Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước. Đối với doanh nghiệp là công ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất thì thông tin chưa điều chỉnh được sử dụng để lập Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước và Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước là Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất (Bảng cân đối kế toán hợp nhất) và Báo cáo kết quả hoạt động hợp nhất (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất).
c) Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước được lập trên cơ sở giả định hoạt động cơ cấu lại, tách công ty đã được hoàn tất trong giai đoạn báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước. Quy định cụ thể nguyên tắc lập được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
d) Kỹ thuật sử dụng để tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước được thực hiện theo quy định của chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành. Doanh nghiệp không áp dụng các quy định về kế toán tạm thời theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11 - Hợp nhất kinh doanh.
đ) Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước phải thực hiện các điều chỉnh theo quy ước đối với ảnh hưởng của các giao dịch tài trợ vốn bổ sung (vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu) để hoàn thành giao dịch cơ cấu lại, thường bao gồm điều chỉnh cho khoản vốn bổ sung và các chi phí liên quan, ví dụ như gốc vay, chi phí lãi vay.
e) Khi thoả thuận về giao dịch cơ cấu lại cho phép điều chỉnh giá phí tuỳ thuộc vào sự kiện trong tương lai, doanh nghiệp phải thuyết minh trong Báo cáo tổng hợp thông tin theo quy ước các điều khoản của thỏa thuận liên quan đến điều chỉnh giá phí và ảnh hưởng có thể có của điều chỉnh này đối với thu nhập trong tương lai.
g) Các điều chỉnh theo quy ước trên Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước phải được ghi nhận nhất quán với khuôn khổ lập báo cáo tài chính và chính sách kế toán được áp dụng cho các sự kiện hoặc giao dịch này trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp hình thành sau cơ cấu lại, tách công ty trừ trường hợp có quy định khác tại Thông tư này.
h) Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước chỉ ghi nhận các điều chỉnh theo quy ước cho các sự kiện có đồng thời các đặc điểm sau:
- Có liên quan trực tiếp đến hoạt động cơ cấu lại, tách công ty;
- Đã phát sinh đến thời điểm phải lập báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước; và
- Được chứng minh bằng các bằng chứng thực tế.
i) Các sự kiện phát sinh trực tiếp từ hoạt động cơ cấu lại, tách công ty và sẽ không phát sinh lại trong các kỳ sau không được phản ánh vào Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước mà chỉ phản ánh vào Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước.
Doanh nghiệp phải nêu rõ rằng những sự kiện này không được phản ánh trong Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước và thuyết minh các khoản thu nhập, chi phí và các ảnh hưởng của thuế liên quan.
k) Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước không phản ánh các thông tin mang tính dự báo, xét đoán, thông tin về các sự kiện chưa phát sinh, ví dụ như các thông tin về các ảnh hưởng có thể xảy ra hoặc kỳ vọng sẽ xảy ra liên quan đến các giao dịch mà Ban Giám đốc doanh nghiệp dự kiến sẽ thực hiện do ảnh hưởng của hoạt động cơ cấu lại, tách công ty.
l) Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước và Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước phải trình bày riêng số liệu trước khi thực hiện các điều chỉnh theo quy ước, các điều chỉnh theo quy ước cho từng hoạt động cơ cấu lại, tách công ty và thông tin tài chính theo quy ước. Doanh nghiệp phải giải thích chi tiết cho từng điều chỉnh theo quy ước trong Thuyết minh báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước.
m) Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hoạt động cơ cấu lại, tách công ty phải lập báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước thì doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt điều chỉnh theo quy ước cho từng giao dịch trên Báo cáo tổng hợp thông tin tình hình tài chính theo quy ước và Báo cáo tổng hợp thông tin kết quả hoạt động theo quy ước.
 n) Ảnh hưởng của thuế:
- Các ảnh hưởng của thuế phải được tính toán dựa trên thuế suất có hiệu lực theo quy định của pháp luật về thuế trong giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước.
- Trường hợp tại thời điểm ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại, thuế thu nhập hoãn lại phải trả doanh nghiệp đã biết trước sẽ có sự thay đổi về thuế suất thuế TNDN trong tương lai, nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại, thuế thu nhập hoãn lại phải trả sẽ được hoàn nhập khi thuế suất mới đã có hiệu lực thì doanh nghiệp áp dụng thuế suất mới đó để ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại, thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước.
2. Nguyên tắc lập Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước
Các điều chỉnh theo quy ước được tính toán với giả định rằng các giao dịch cơ cấu lại, tách công ty đã hoàn tất vào ngày kết thúc giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước.
3. Nguyên tắc lập Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước
a) Các điều chỉnh theo quy ước phải được tính toán với giả định rằng hoạt động cơ cấu lại, tách công ty đã hoàn tất vào ngày đầu giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước.
b) Doanh nghiệp không được loại trừ khỏi Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước các khoản mục không thường xuyên hoặc không phát sinh lại trong các kỳ sau mà các khoản mục này không liên quan trực tiếp đến hoạt động cơ cấu lại, tách công ty đã được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động của các doanh nghiệp cơ cấu lại, doanh nghiệp bị tách.
Điều 6. Phương pháp lập báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước
1. Trường hợp hợp nhất doanh nghiệp:
a) Trường hợp các doanh nghiệp hợp nhất không có công ty con:
- Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước được lập trên cơ sở hợp cộng báo cáo tình hình tài chính của các doanh nghiệp hợp nhất tại ngày kết thúc giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước.
- Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước được lập trên cơ sở hợp cộng báo cáo kết quả hoạt động của các doanh nghiệp hợp nhất cho giai đoạn trùng với giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước.
- Doanh nghiệp thực hiện loại trừ toàn bộ công nợ, đầu tư tài chính và các số dư khác, doanh thu, chi phí, lãi, lỗ phát sinh từ các giao dịch giữa các bên tham gia hợp nhất.
b) Trường hợp một hoặc các doanh nghiệp hợp nhất có công ty con và doanh nghiệp hình thành sau hợp nhất phải lập báo cáo tài chính hợp nhất:
- Đối với trường hợp giao dịch mua được xác định là mua một hoạt động kinh doanh:
+ Đối với trường hợp trước khi hợp nhất các doanh nghiệp hợp nhất chịu sự kiểm soát chung:
 Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước và báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước được lập theo quy định trường hợp các doanh nghiệp hợp nhất không có công ty con tại điểm a khoản 1 Điều này.
+ Đối với trường hợp trước khi hợp nhất các doanh nghiệp hợp nhất không chịu sự kiểm soát chung:
. Doanh nghiệp phải xác định bên mua theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11 - Hợp nhất kinh doanh.
. Bên mua thực hiện ghi nhận các tài sản đã mua, các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu, kể cả những tài sản, nợ phải trả và nợ tiềm tàng mà bên bị mua chưa ghi nhận trước đó theo quy định của Thông tư số 202/2014/TT-BTC hướng dẫn phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11 - Hợp nhất kinh doanh và các chuẩn mực kế toán Việt Nam có liên quan.
. Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước được lập trên cơ sở báo cáo tình hình tài chính của bên mua tại ngày kết thúc giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước và Báo cáo tình hình tài chính của bên bị mua được xác định tại ngày hoàn thành giao dịch hợp nhất. Bên mua thực hiện ghi nhận các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và nợ tiềm tàng của bên bị mua vào báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước của bên mua theo giá trị hợp lý và ghi nhận giá trị lợi thế thương mại tương ứng tại ngày kết thúc giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước.
. Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước được lập trên cơ sở Báo cáo kết quả hoạt động của bên mua và bên bị mua cho giai đoạn trùng với giai đoạn lập báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước. Doanh nghiệp thực hiện các điều chỉnh theo quy ước phản ánh ảnh hưởng trực tiếp của giao dịch hợp nhất kinh doanh bao gồm các điều chỉnh tài sản thuần theo giá trị hợp lý, phân bổ lợi thế thương mại và các điều chỉnh phù hợp khác với giả định rằng giao dịch hợp nhất xảy ra vào ngày đầu giai đầu lập báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước.
 . Doanh nghiệp thực hiện loại trừ toàn bộ công nợ, đầu tư tài chính và các số dư khác, doanh thu, chi phí, lãi, lỗ phát sinh từ các giao dịch giữa các bên tham gia hợp nhất.
- Đối với trường hợp doanh nghiệp mua một nhóm các tài sản hoặc các tài sản thuần nhưng không cấu thành một hoạt động kinh doanh:
+ Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước được lập trên cơ sở báo cáo tình hình tài chính của bên mua tại ngày kết thúc giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước. Bên mua thực hiện phân bổ giá phí của nhóm tài sản đó cho các tài sản và nợ phải trả có thể xác định riêng rẽ trong nhóm tài sản được mua dựa trên giá trị hợp lý tương ứng của bên bị mua tại ngày hoàn thành giao dịch mua để ghi nhận vào Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước.
+ Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước được lập trên cơ sở hợp cộng báo cáo kết quả hoạt động của bên mua và bên bị mua cho giai đoạn trùng với giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước. Khi lập Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước, doanh nghiệp thực hiện các điều chỉnh theo quy ước phản ánh việc chi phí khấu hao của tài sản thay đổi do việc phân bổ giá phí nêu trên với giả định rằng giao dịch hợp nhất xảy ra vào ngày đầu giai đoạn báo cáo này.
+ Doanh nghiệp thực hiện loại trừ toàn bộ công nợ, đầu tư tài chính và các số dư khác, doanh thu, chi phí, lãi, lỗ phát sinh từ các giao dịch giữa các bên tham gia hợp nhất.
 2. Trường hợp sáp nhập doanh nghiệp:
a) Đối với trường hợp doanh nghiệp nhận sáp nhập và các doanh nghiệp bị sáp nhập không có công ty con:
- Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước được lập trên cơ sở hợp cộng báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp nhận sáp nhập và các doanh nghiệp bị sáp nhập tại ngày kết thúc giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước.
- Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước được lập trên cơ sở hợp cộng Báo cáo kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhận sáp nhập và các doanh nghiệp bị sáp nhập cho giai đoạn trùng với giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước.
- Doanh nghiệp thực hiện loại trừ toàn bộ công nợ, đầu tư tài chính và các số dư khác, doanh thu, chi phí, lãi, lỗ phát sinh từ các giao dịch giữa các bên tham gia sáp nhập.
b) Đối với trường hợp doanh nghiệp nhận sáp nhập hoặc doanh nghiệp bị sáp nhập có công ty con và sau sáp nhập doanh nghiệp nhận sáp nhập phải lập báo cáo tài chính hợp nhất:
- Đối với trường hợp giao dịch sáp nhập được xác định là mua một hoạt động kinh doanh:
Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước và báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước được lập tương tự trường hợp doanh nghiệp hợp nhất không có công ty con và giao dịch mua được xác định là mua một hoạt động kinh doanh tại điểm b khoản 1 Điều này.
- Đối với trường hợp doanh nghiệp mua một nhóm các tài sản hoặc các tài sản thuần nhưng không cấu thành một hoạt động kinh doanh:
Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước và Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước được lập tương tự trường hợp doanh nghiệp hợp nhất không có công ty con và doanh nghiệp mua một nhóm các tài sản hoặc các tài sản thuần nhưng không cấu thành một hoạt động kinh doanh tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp mua lại doanh nghiệp (bao gồm cả trường hợp mua tài sản thỏa mãn định nghĩa mua lại doanh nghiệp theo quy định của Luật cạnh tranh):
- Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước và Báo cáo tổng hợp thông tin kết quả hoạt động kinh doanh theo quy ước được lập tương tự trường hợp hợp nhất doanh nghiệp hướng dẫn tại điểm b Khoản 1 Điều này.
- Nếu phát sinh các giao dịch để bổ sung nguồn tài chính nhằm hoàn thành giao dịch mua thì doanh nghiệp cần thực hiện điều chỉnh quy ước để phản ánh ảnh hưởng của các giao dịch này, ví dụ như gốc vay, chi phí lãi vay để tài trợ cho giao dịch cơ cấu lại.
 4. Trường hợp tách doanh nghiệp:
a) Trường hợp bộ phận tài sản bị tách ra để hình thành doanh nghiệp mới chưa tồn tại vào ngày kết thúc giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước, doanh nghiệp không cần lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước mà sử dụng báo cáo tài chính cho giai đoạn trùng với giai đoạn yêu cầu lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước.
b) Trường hợp bộ phận tài sản bị tách ra để hình thành doanh nghiệp mới đã tồn tại, hoặc đang hình thành vào ngày kết thúc giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước:
- Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước được lập trên cơ sở báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp bị tách trừ đi giá trị ghi sổ của bộ phận tài sản bị tách tại ngày kết thúc giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước.
- Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước được lập trên cơ sở báo cáo kết quả hoạt động của doanh nghiệp bị tách trừ đi kết quả hoạt động kinh doanh của bộ phận tài sản bị tách cho giai đoạn trùng với giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước.
- Doanh nghiệp phải lập và theo dõi thông tin chi tiết trong hệ thống kế toán quản trị để phục vụ cho việc xác định giá trị ghi sổ của các tài sản bị tách tại ngày kết thúc giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước và kết quả hoạt động của bộ phận bị tách cho giai đoạn trùng với giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước.
5. Trường hợp bán tài sản:
a) Trường hợp các tài sản bị bán chưa tồn tại vào ngày kết thúc giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước, doanh nghiệp không cần lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước mà sử dụng báo cáo tài chính cho giai đoạn trùng với giai đoạn yêu cầu lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước.
b) Trường hợp các tài sản được bán đã tồn tại, hoặc đang hình thành vào ngày kết thúc giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước:
- Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước và Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước được lập tương tự trường hợp tách doanh nghiệp mà bộ phận tài sản bị tách ra để hình thành doanh nghiệp mới đã tồn tại vào ngày kết thúc giai đoạn lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước tại điểm b Khoản 4 Điều này.
- Điều chỉnh theo quy ước phản ánh ảnh hưởng của giá phí nhận được thực tế tại ngày hoàn thành giao dịch bán lên Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước, và không phản ánh thu nhập, chi phí và các ảnh hưởng của thuế liên quan lên Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động.
Điều 7. Hướng dẫn nội dung khác
Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân trong công thức tính toán tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) căn cứ trên Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước được xác định như sau:
1. Vốn chủ sở hữu đầu kỳ là vốn chủ sở hữu được xác định trên cơ sở Báo cáo tình hình tài chính của năm liền trước năm cần tính ROE.
2. Vốn chủ sở hữu cuối kỳ là vốn chủ sở hữu được xác định bằng cách sử dụng vốn chủ sở hữu đầu kỳ được đề cập tại khoản 1 Điều này cộng với lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước của năm cần tính ROE và điều chỉnh cho những giao dịch đã xảy ra và có ảnh hưởng trực tiếp vào vốn chủ sở hữu trong năm cần tính ROE bao gồm nhưng không giới hạn trong các giao dịch như: trả cổ tức bằng tiền, tăng tỷ lệ lợi ích nắm giữ trong công ty con, giảm tỷ lệ lợi ích nắm giữ trong công ty con không mất kiểm soát.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2022.
Điều 9. Tổ chức thực hiện
1. Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán và kiểm toán, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam;
- Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính);
- Lưu: VT (2 bản), Cục QLKT.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

Tạ Anh Tuấn

 

Phụ lục 01

BIỂU MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP THÔNG TIN TÀI CHÍNH THEO QUY ƯỚC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2022/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

1. Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính theo quy ước

Đơn vị báo cáo:………………....

Mẫu số BTH 01 – DN

Địa chỉ:………………………….

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2022/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

 

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THEO QUY ƯỚC

Tại ngày ... tháng ... năm ...(1)

 

 Đơn vị tính:.............

 

 

TÀI SẢN

 

số

 

Thông tin tình hình tài chính chưa điều chỉnh

Giao dịch B

Giao dịch C

 

...

Thông tin tình hình tài chính theo quy ước

Số liệu trước khi thực hiện các điều chỉnh theo quy ước cho giao dịch B

Điều chỉnh theo quy ước 1

Điều chỉnh theo quy ước 2,...

Số liệu trước khi thực hiện các điều chỉnh theo quy ước cho giao dịch C

Điều chỉnh theo quy ước 1

Điều chỉnh theo quy ước 2,...

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

A – TÀI SẢN NGẮN HẠN

 

 

100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

110

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Tiền

111

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Các khoản tương đương tiền

 

112

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

120

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chứng khoán kinh doanh

121

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (*)

122

(…)

 

 

 

 

 

 

 

(…)

3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

123

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

130

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng

131

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Trả trước cho người bán ngắn hạn

132

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn

133

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

134

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Phải thu về cho vay ngắn hạn

135

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Phải thu ngắn hạn khác

136

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)

137

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Tài sản thiếu chờ xử lý

139

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Hàng tồn kho

140

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Hàng tồn kho

141

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)

149

(…)

 

 

 

 

 

 

 

(…)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V. Tài sản ngắn hạn khác

150

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chi phí trả trước ngắn hạn

151

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thuế GTGT được khấu trừ

152

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước

153

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ

154

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Tài sản ngắn hạn khác

155

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B - TÀI SẢN DÀI HẠN

 

 

200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Các khoản phải thu dài hạn

210

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Phải thu dài hạn của khách hàng

211

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Trả trước cho người bán dài hạn

212

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc

213

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Phải thu nội bộ dài hạn

214

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Phải thu về cho vay dài hạn

215

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Phải thu dài hạn khác

216

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)

219

(...)

 

 

 

 

 

 

 

(...)

II. Tài sản cố định

220

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Tài sản cố định hữu hình

221

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Nguyên giá

222

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

223

(…)

 

 

 

 

 

 

 

(…)

2. Tài sản cố định thuê tài chính

224

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Nguyên giá

225

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

226

(…)

 

 

 

 

 

 

 

(…)

3. Tài sản cố định vô hình

227

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Nguyên giá

228

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

229

(…)

 

 

 

 

 

 

 

(…)

III. Bất động sản đầu tư

230

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Nguyên giá

231

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

232

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(…)

 

 

 

 

 

 

 

(…)

IV. Tài sản dở dang dài hạn

1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn

2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

240

 

241

 

242

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V. Đầu tư tài chính dài hạn

250

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Đầu tư vào công ty con

251

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết

252

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*)

253

 

254

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

255

(…)

 

 

 

 

 

 

 

(…)

VI. Tài sản dài hạn khác

260

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chi phí trả trước dài hạn

261

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

262

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn

263

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Tài sản dài hạn khác

268

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng tài sản (270 = 100 + 200)

270

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C - NỢ PHẢI TRẢ

300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Nợ ngắn hạn

310

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Phải trả người bán ngắn hạn

311

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn

312

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

313

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Phải trả người lao động

314

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Chi phí phải trả ngắn hạn

315

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Phải trả nội bộ ngắn hạn

316

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

317

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn

318

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Phải trả ngắn hạn khác

319

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

320

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Dự phòng phải trả ngắn hạn

321

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

322

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13. Quỹ bình ổn giá

323

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ

324

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nợ dài hạn

330

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Phải trả người bán dài hạn

331

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Người mua trả tiền trước dài hạn

332

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Chi phí phải trả dài hạn

333

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh

334

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Phải trả nội bộ dài hạn

335

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn

336

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Phải trả dài hạn khác

337

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn

338

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Trái phiếu chuyển đổi

339

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Cổ phiếu ưu đãi

340

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

341

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Dự phòng phải trả dài hạn

342

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

343

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D - VỐN CHỦ SỞ HỮU

400

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Vốn chủ sở hữu

410

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Vốn góp của chủ sở hữu

 - Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết

 - Cổ phiếu ưu đãi

411

 

411a

 

411b

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thặng dư vốn cổ phần

412

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu

413

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Vốn khác của chủ sở hữu

414

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Cổ phiếu quỹ (*)

415

(...)

 

 

 

 

 

 

 

(...)

6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản

416

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái

417

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Quỹ đầu tư phát triển

418

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

419

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

420

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

 - LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước

 - LNST chưa phân phối kỳ này

421

 

 

421a

 

421b

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Nguồn vốn đầu tư XDCB

 

422

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

430

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 1. Nguồn kinh phí

431

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

432

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng nguồn vốn (440 = 300 + 400)

 

 

440

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Lập, ngày ... tháng ... năm ...

NGƯỜI LẬP BIỂU

KẾ TOÁN TRƯỞNG

GIÁM ĐỐC

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)


 

Ghi chú:

(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày.

(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

(3) Mẫu biểu trên áp dụng cho báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Đối với báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính của doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán khác, doanh nghiệp sửa đổi các chỉ tiêu cho phù hợp với chế độ kế toán đang áp dụng.

 

2. Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động theo quy ước

Đơn vị báo cáo: .................

Mẫu số BTH 02 – DN

Địa chỉ:…………...............

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2022/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

 

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO QUY ƯỚC

Năm………

 

 Đơn vị tính:............

CHỈ TIÊU

Mã số

 

Kết quả hoạt động kinh doanh trước khi điểu chỉnh

 

Giao dịch B

Giao dịch C

...

Kết quả hoạt động kinh doanh theo quy ước

Số liệu trước khi thực hiện các điều chỉnh theo quy ước cho giao dịch B

Điều chỉnh theo quy ước 1

Điều chỉnh theo quy ước 2,..

Số liệu trước khi thực hiện các điều chỉnh theo quy ước cho giao dịch C

Điều chỉnh theo quy ước 1

Điều chỉnh theo quy ước 2,..

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02)

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Giá vốn hàng bán

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10 - 11)

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Chi phí tài chính

22

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trong đó: Chi phí lãi vay

23

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Chi phí bán hàng

25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

26

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

{30 = 20 + (21 - 22) - (25 + 26)}

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Thu nhập khác

31

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Chi phí khác

32

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)

40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)

50

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

51

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

52

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 - 51 - 52)

60

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) (*)

61

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Lập, ngày ... tháng ... năm ...

NGƯỜI LẬP BIỂU

KẾ TOÁN TRƯỞNG

GIÁM ĐỐC

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

Ghi chú:

(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày.

(2) Mẫu biểu trên áp dụng cho BCTC của doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo TT 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Đối với BCTC hợp nhất và BCTCcủa doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán khác, doanh nghiệp sửa đổi các chỉ tiêu cho phù hợp với chế độ kế toán đang áp dụng.

(3) Chỉ tiêu có dấu (*) chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp trong việc đăng ký niêm yết và duy trì điều kiện niêm yết.

 

 

3. Thuyết minh báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước

Đơn vị báo cáo:...................

Địa chỉ:................................

Mẫu số BTH 09 – DN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2022/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

 

 

THUYẾT MINH BÁO CÁO TỔNG HỢP THÔNG TIN TÀI CHÍNH THEO QUY ƯỚC

Năm ....(1)

 

I. Thông tin chung của doanh nghiệp

1. Hình thức sở hữu vốn.

2. Lĩnh vực kinh doanh.

3. Ngành nghề kinh doanh.

4. Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường.

5. Cấu trúc doanh nghiệp

a) Danh sách các công ty con;

b) Danh sách các công ty liên doanh, liên kết;

c) Danh sách các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc.

II. Thông tin bổ sung cho các điều chỉnh theo quy ước

1. Mô tả giao dịch, trong đó mô tả bối cảnh, hoàn cảnh cơ cấu lại, chia tách,... và các bộ phận cụ thể tham gia vào giao dịch cơ cấu lại, giao dịch tách công ty.

2. Nội dung và mục đích của thông tin tài chính theo quy ước bao gồm bản chất của sự kiện hoặc giao dịch và ngày giả định sự kiện đã xảy ra hoặc giao dịch đã thực hiện.

3. Thuyết minh nguồn thông tin dữ liệu gốc dùng để điều chỉnh và liệu báo cáo kiểm toán hoặc soát xét về nguồn đó đã được công bố hay chưa.

4. Thuyết minh các điều chỉnh theo quy ước: Doanh nghiệp trình bày thuyết minh chi tiết để giải thích cho từng điều chỉnh quy ước, bao gồm các nội dung sau:

a) Từng giao dịch có ảnh hưởng được phản ánh trong thông tin tài chính theo quy ước;

b) Các đơn vị liên quan;

c) Các giai đoạn báo cáo được trình bày; và

d) Giải thích cụ thể cho từng điều chỉnh theo quy ước.

5. Ngoài thuyết minh cho các điều chỉnh theo quy ước nên trên, doanh nghiệp phải:

a) Thuyết minh các khoản thu nhập và chi phí trọng yếu liên quan trực tiếp đến giao dịch cơ cấu lại, giao dịch tách công ty mà các khoản mục này không phát sinh lại trong kỳ sau và các ảnh hưởng của thuế liên quan của các khoản mục đó.

b) Thuyết minh về các khoản nợ phải trả và tài sản hữu hình và vô hình tiềm tàng, cũng như sự không chắc chắn liên quan đến ảnh hưởng của thời gian hao mòn ước tính của tài sản.

c) Thuyết minh các điều khoản của khoản thanh toán tiềm tàng và ảnh hưởng tiềm tàng đối với thu nhập trong tương lai nếu khoản thanh toán tiềm tàng là cổ phiếu có thể phát hành.

6. Khuyến khích doanh nghiệp thuyết minh bổ sung các thông tin sau:

a) Các thông tin do Ban điều hành thực hiện hoặc dự kiến sẽ thực hiện sau giao dịch hợp nhất kinh doanh, bao gồm việc cho một số nhân viên thôi việc, đóng cửa các cơ sở kinh doanh và các khoản phí tái cấu trúc khác.

b) Các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động hoặc tính thanh khoản và ảnh hưởng của các điều chỉnh quy ước lên các chỉ số đó.

c) Thời gian sử dụng hữu ích hoặc thời gian phân bổ ước tính của các tài sản trọng yếu được mua trong giao dịch hợp nhất kinh doanh, bao gồm cả tài sản vô hình đã được xác định.

d) Có sự thay đổi về chính sách kế toán áp dụng giữa các giai đoạn lập báo cáo tài chính tổng hợp thông tin theo quy ước

7. Các điều chỉnh theo quy ước cũng phải được chứng minh bằng các bằng chứng thực tế để cung cấp cơ sở đáng tin cậy cho các thông tin tài chính theo quy ước. Các điều chỉnh được chứng minh bằng các bằng chứng thực tế có thể xác định được một cách khách quan. Nguồn thông tin của các bằng chứng thực tế cho các điều chỉnh theo quy ước bao gồm:

a) Thỏa thuận mua bán;

b) Tài liệu tài chính cho sự kiện hoặc giao dịch, như thỏa thuận nợ;

c) Báo cáo định giá độc lập;

d) Tài liệu khác liên quan đến các sự kiện hoặc giao dịch;

e) Báo cáo tài chính được công bố;

f) Thông tin tài chính khác trong bản cáo bạch;

g) Hành động phù hợp theo pháp luật và các quy định có liên quan, như việc tính thuế;

h) Hợp đồng lao động;

i) Hành động của Ban quản trị đơn vị.

Các điều chỉnh nhất quán với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng của đơn vị và chính sách kế toán theo khuôn khổ đó

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY

 OF FINANCE

__________

No. 10/2022/TT-BTC

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

________________________

Hanoi, February 14, 2022

 

CIRCULAR

On pro forma financial statements

___________

 

Pursuant to the Law on Securities No. 54/2019/QH14 dated November 26, 2019;

Pursuant to the Government’s Decree No. 155/2020/ND-CP dated December 31, 2020, detailing a number of articles of the Law on Securities;

Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the request of Director of the Department of Accounting and Auditing Regulations and Chairman of the State Securities Commission;

The Minister of Finance promulgates a Circular on pro forma financial statements.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular provides for the forms, principles and methods for preparation of pro forma financial statements, and calculation of average equity in the formula for calculation of return on equity (ROE) for the subjects and purposes specified in the Government’s Decree No. 155/2020/ND-CP dated December 31, 2020, detailing a number of articles of the Law on Securities (hereinafter referred to as “Decree No. 155/2020/ND-CP”).

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to the following subjects:

1. Enterprises that must prepare pro forma financial statements in the cases specified in Articles 31, 35, 113, 114, 115 and 116 of the Decree No. 155/2020/ND-CP.

Other organizations and individuals involved in the preparation of pro forma financial statements as prescribed by the law provisions.

2. Enterprises other than those mentioned in Clause 1 of this Article may apply and fully comply with the provisions of this Circular in order to prepare their pro forma financial statements if necessary.

 

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

 

Article 3. Contents and forms of pro forma financial statements

1. Pro forma financial statements include:

- Pro forma balance sheets;

- Pro forma profit and loss statements;

- Descriptions of pro forma financial statements;

2. The forms of pro forma financial statements are specified in Appendix 01 issued with this Circular;

Article 4. Reporting periods

The reporting periods of pro forma financial statements are specified in Articles 31, 35, 113, 114, 115 and 116 of the Decree No. 155/2020/ND-CP.

Article 5. Principles for preparation of pro forma financial statements

1. General principles:

a) Consolidation of pro forma financial information means the collection, classification, consolidation and presentation of financial information by an enterprise in order to demonstrate the impacts of crucial events or transactions to unadjusted financial information of the enterprise on the assumption that such events have occurred or such transactions have been performed at a selected time period. The consolidation of pro forma financial information includes the following steps:

- Identifying sources of unadjusted financial information used for consolidation of pro forma financial information;

- Adding pro forma adjustments to unadjusted financial information for presenting pro forma financial information. The pro forma adjustments include:

+ Adjustments to unadjusted financial information for demonstration of the impacts of crucial events or transactions to unadjusted financial information of the enterprise on the assumption that such events have occurred or such transactions have been performed on a previous date time;

+ Adjustments to unadjusted financial information that are necessary for the consolidation of pro forma financial information on the basis of consistency with the reporting unit’s financial statement preparation and presentation framework, and with accounting policies that are consistent with such framework.

- Presenting the results of pro forma financial information and descriptions thereof.

b) The sources of unadjusted information for preparation of the pro forma balance sheet and pro forma profit and loss statement as specified in Article 6 of this Circular shall be the balance sheet and the profit and loss statement for the reporting period of the pro forma consolidated financial statement. In cases where the enterprise is a parent company that must prepare the consolidated financial statement, the unadjusted information used for preparation of the pro forma balance sheet and pro forma profit and loss statement shall be the consolidated balance sheet and the consolidated profit and loss statement.

c) The pro forma financial statement shall be prepared on the basis of the assumption that the restructuring or separation of the company has been completed during the reporting period of the pro forma financial statement. Specific regulations on preparation principles are specified in Clauses 2 and 3 of this Article.

d) Techniques used for consolidation of pro forma financial information shall comply with Vietnam’s applicable accounting regulations and accounting standards of Vietnam. Enterprises must not apply provisional accounting regulations in accordance with Vietnam’s Accounting Standard No. 11 - Business consolidation.

dd) The pro forma financial statement must contain pro forma adjustments regarding the impacts of additional capital financing transactions (loans or equity) to complete restructuring transactions, usually including adjustments to additional capital and relevant costs, such as loan principal and interest.

e) When making an agreement on restructuring transactions that allows adjustments of prices and costs based on future events, the enterprise shall include in the pro forma financial statement descriptions of the price adjustment terms and their potential impacts on future incomes.

g) Pro forma adjustments on the pro forma financial statement must be consistent with the financial statement preparation framework and accounting policies applied to these events or transactions on the financial statement of the enterprise that is established after the restructuring or separation, unless otherwise specified in this Circular.

h) The pro forma financial statement shall only contain pro forma adjustments to the events that include all of the following characteristics:

- The events are directly related to the restructuring or separation of the company;

- The events have occurred by the time when the pro forma financial statements must be prepared; and

- The events are practically proven.

i) The events that occur directly from the restructuring or separation of the company and will not reoccur in the following periods shall not be included in the pro forma profit and loss statement but shall only be included in the pro forma balance sheet.

The enterprise must clearly state that these events are not included in the pro forma profit and loss statement, and describe related income, expenses and tax effects.

k) The pro forma financial statement shall not reflect information that are forecasts, prognoses or information about events that have not occurred, such as information about impacts that may happen or are expected to happen in connection with the transactions that the Board of Directors of the enterprise is expected to carry out due to the impacts of the company restructuring or separation.

l) The pro forma balance sheet and the pro forma profit and loss statement must have a separate part for data before the pro forma adjustments are made for each task of the company restructuring or separation, and a separate part for pro forma financial information. The enterprise must explain in details each pro forma adjustment in the description of the pro forma financial statement.

m) In cases where the enterprise has multiple activities of restructuring or separating the company for which pro forma financial statements must be prepared, the enterprise must separately present the pro forma adjustments for each transaction in the pro forma balance sheet and the pro forma profit and loss statement.

n) Tax effects:

- Tax effects must be calculated according to effective tax rates in accordance with the tax laws in the period of preparation of the pro forma profit and loss statement.

- In cases where the enterprise has foreseen future changes in corporate income tax rates when recording deferred income tax asset or deferred income tax payable, and the deferred income tax asset or deferred income tax payable will be reversed when the new tax rates become effective, the enterprise shall apply the new tax rates to record deferred income tax asset or deferred income tax payable in the pro forma financial statement.

2. Principles for preparation of the pro forma balance sheet

Pro forma adjustments shall be calculated on the assumption that the company restructuring or separation transactions are completed on the ending date of the period of preparing the pro forma balance sheet.

3. Principles for preparation of the pro forma profit and loss statement

a) Pro forma adjustments must be calculated on the assumption that the company restructuring or separation activities are completed on the beginning date of the period of the pro forma profit and loss statement.

b) The enterprise must not exclude from the pro forma financial statement items that are not regular or do not recur in the following periods if these items are not directly related to the company restructuring or separation activities which have been included in the profit and loss statements of the restructured or separated enterprises.

Article 6. Methods for preparation of pro forma financial statements

1. In cases of enterprise consolidation:

a) In cases where the consolidating companies have no subsidiaries:

- The pro forma balance sheet shall be prepared on the basis of aggregation of financial statements of the consolidating enterprises on the ending date of the period of preparing the pro forma balance sheet.

- The pro forma profit and loss statement shall be prepared on the basis of aggregation of the profit and loss statements of the consolidating enterprises for the same period as that of preparing the pro forma profit and loss statement.

- The enterprise shall exclude all debts, financial investments and other balances, revenues, expenses, profits, losses derived from the transactions among the parties to the consolidation.

b) In cases where one or some consolidated enterprises have subsidiaries and the consolidating enterprises must prepare consolidated financial statements:

- In cases where the purchase transaction is determined as the purchase of a business operation:

+ With regard to the consolidating enterprises that are under common control before the consolidation:

The pro forma balance sheet and the pro forma profit and loss statement shall be prepared as if the consolidating enterprises have no subsidiaries as prescribed at Point a, Clause 1 of this Article.

+ With regard to the consolidating enterprises that are not under common control before the consolidation:

. The enterprise shall determine the buyer in accordance with Vietnam's Accounting Standard No. 11 - Business Consolidation.

. The buyer shall record purchased assets, payables and potential liabilities incurred, including assets, payables and potential liabilities that have not been previously recorded by the seller in accordance with the Circular No. 202/2014/TT-BTC guiding the method for preparation and presentation of consolidated financial statements, Vietnam’s Accounting Standard No. 11 - Business Consolidation and relevant Vietnam’s Accounting Standards.

. The pro forma balance sheet shall be prepared on the basis of the buyer’s financial position statement on the ending date of the period of preparing the pro forma financial statement and the financial position statement of the seller shall be determined on the date of completing the consolidation transaction. The buyer shall record the assets and payables that can be determined and potential liabilities of the seller in the pro forma balance sheet of the buyer according to fair values; record corresponding goodwill value on the ending date of the period of preparing the pro forma financial statement.

. The pro forma profit and loss statement shall be prepared on the basis of aggregation of the profit and loss statements of the buyer and the seller for the same period as that of preparing the pro forma financial statement. The enterprise shall make the pro forma adjustments that reflect the direct impacts of the business consolidation transaction, including net asset adjustments at fair values, distribution of goodwill and other appropriate adjustments on the assumption that the consolidation transaction occurs on the beginning date of the period of the pro forma financial statement.

. The enterprise shall exclude all debts, financial investments and other balances, revenues, expenses, profits, losses arising from the transactions among the parties to the consolidation.

- In cases where the enterprise purchases a group of assets or net assets but the purchase does not constitute a business operation:

+ The pro forma balance sheet shall be prepared on the basis of the buyer’s financial position statement on the ending date of the period of preparing the pro forma financial statement. The buyer shall distribute the prices of such assets among the assets and payables that may be separately determined in the group of purchased assets based on their fair values of the seller on the date of completing the purchase for recognition in the pro forma balance sheet.

+ The pro forma profit and loss statement shall be prepared on the basis of aggregation of the profit and loss statements for the buyer and seller for the same period as that of preparing the pro forma profit and loss statement. When preparing the pro forma profit and loss statement, the enterprise shall make the pro forma adjustments that reflect the changes to depreciation of assets due to the distribution of the above-mentioned prices on the assumption that the consolidation transaction occurs on the beginning date of this reporting period.

+ The enterprise shall exclude all debts, financial investments and other balances, revenues, expenses, profits, losses arising from the transactions among the parties to the consolidation.

 2. In cases of enterprise merger:

a) In cases where the merging enterprise and the merged enterprises have no subsidiaries:

- The pro forma balance sheet shall be prepared on the basis of aggregation of financial position statements of the merging enterprise and the merged enterprises on the ending date of the period of preparing the pro forma balance sheet.

- The pro forma profit and loss statement shall be prepared on the basis of aggregation of the profit and loss statements of the merging enterprise and the merged enterprises for the same period as that of preparing the pro forma profit and loss statement.

- The enterprise shall exclude all debts, financial investments and other balances, revenues, expenses, profits, losses arising from the transactions among the parties to the acquisition.

b) In cases where the merging enterprise or merged enterprise has subsidiaries and the merging enterprise must prepare a consolidated financial statement after the acquisition:

- In cases where the acquisition transaction is determined as the purchase of a business operation:

The pro forma balance sheet and the pro forma profit and loss statement shall be prepared in a similar manner to the case in which the consolidating enterprises have no subsidiaries and the purchase is determined as the purchase of a business operation as prescribed at Point b, Clause 1 of this Article.

- In cases where the enterprise purchases a group of assets or net assets but the purchase does not constitute a business operation:

The pro forma balance sheet and the pro forma income statement shall be prepared in a similar manner to the case in which the consolidating enterprises have no subsidiaries and purchase a group of assets or net assets but the purchase does not constitute a business operation as prescribed at Point b, Clause 1 of this Article.

3. In cases of enterprise acquisition (including the acquisition of assets that satisfies the definition of enterprise acquisition as prescribed in the Law on Competition):

- The pro forma balance sheet and the pro forma profit and loss statement shall be prepared in a similar manner to the case of enterprise consolidation prescribed at Point b, Clause 1 of this Article.

- In cases where there are transactions for increasing financial resources for completing the purchase, the enterprise shall make the pro forma adjustments to reflect the impacts of these transactions, such as principal and interest of loans for financing restructuring transactions.

 4. In cases of enterprise separation:

a) In cases where part of the assets is separated to establish a new enterprise which does not exist on the ending date of the period of preparing the pro forma financial statement, the enterprise is not required to prepare the pro forma financial statement but may use the financial statement of the same period as that of preparing the pro forma financial statement.

b) In cases where part of the assets is separated to establish a new enterprise which has been existing or is being establishing on the ending date of the period of preparing the pro forma financial statement:

- The pro forma balance sheet shall be prepared on the basis of aggregation of financial position statements of the separated enterprise minus (-) book values of the separated assets on the ending date of the period of preparing the pro forma financial statement.

- The pro forma profit and loss statement shall be prepared on the basis of the income statement of the separated enterprise minus (-) the part of the profit and loss statement of the separated assets in the same period as that of preparing the pro forma financial statement.

- The enterprise shall prepare and monitor detailed information in the administrative accounting system in service of determining the book values of separated assets on the ending date of the period of preparing the pro forma financial statement and the part of the profit and loss statement of the separated assets in the same period as that of preparing the pro forma financial statement.

5. In cases of asset sale:

a) In cases where the sold assets do not exist on the ending date of the period of preparing the pro forma financial statement, the enterprise is not required to prepare the pro forma financial statement but may use the financial statement of the same period as that of preparing the pro forma financial statement.

b) In cases where the sold assets have been existing or are being formed on the ending date of the period of preparing the pro forma financial statement:

- The pro forma balance sheet and the pro forma income statement shall be prepared in a similar manner to the case of enterprise separation, in which part of the assets are separated to establish a new enterprise that has been existing on the ending date of the period of preparing the pro forma financial statement as prescribed at Point b, Clause 4 of this Article.

- The pro forma adjustments shall reflect the impacts of the prices paid in reality on the date of completing the sale in the pro forma balance sheet and shall not reflect relevant tax effects, incomes and expenses in the profit and loss statement.

Article 7. Instructions for other contents

The average equity in the formula for calculation of return on equity (ROE) based on the pro forma financial statement shall be determined as follows:

1. The opening equity is the equity that is determined on the basis of the financial position statement of the year preceding the year in which ROE has to be calculated.

2. The closing equity is the equity that is determined by aggregating the opening equity as mentioned in Clause 1 of this Article with the profit after corporate income tax on the pro forma income statement of the year in which ROE has to be calculated, and will be adjusted according to the transactions that have occurred and directly affected the equity in the year in which ROE, including but not limited to transactions such as dividend payment in cash, increase in interests being held in subsidiaries, decrease in interests being held in subsidiaries that do not lose control.

 

Chapter III

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

 

Article 8. Effect

This Circular takes effect from April 1, 2022.

Article 9. Organization of implementation

1. The Director of the Department of Accounting and Auditing Regulations, Chairman of the State Securities Commission, and relevant organizations and individuals shall be responsible for organizing the implementation of this Circular.

2. Any difficulties arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance for consideration and settlement./.

 

For the Minister

The Deputy Minister

TA ANH TUAN

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 10/2022/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 10/2022/TT-BTC PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất