Thông tư 08/1998/TT-NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thi hành Quyết định số 173/1998/QĐ-TTg ngày 12/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ

thuộc tính Thông tư 08/1998/TT-NHNN7

Thông tư 08/1998/TT-NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thi hành Quyết định số 173/1998/QĐ-TTg ngày 12/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:08/1998/TT-NHNN7
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Đức Thuý
Ngày ban hành:30/09/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 08/1998/TT-NHNN7

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 08/1998/TT-NHNN7
NGÀY 30 THÁNG 9 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH
SỐ 173/1998/QĐ-TTG NGÀY 12/9/1998 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Ngày 12 tháng 9 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 173/1998/QĐ-TTg về nghĩa vụ bán và quyền mua bán ngoại tệ của Người cư trú là tổ chức; Căn cứ Điều 7 của Quyết định này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành như sau:

 

I. QUI ĐỊNH CHUNG:

 

1. "Nguồn thu vãng lai" là nguồn thu của Người cư trú từ Người không cư trú về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu tư vào các giấy tờ có giá, lãi vay và lãi tiền gửi nước ngoài, chuyển tiền một chiều và các giao dịch tương tự khác.

2. "Nguồn thu từ giao dịch vốn" là nguồn thu từ chuyển vốn vào Việt Nam, trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào các giấy tờ có giá, vay nước ngoài, thu hồi nợ nước ngoài, các hình thức đầu tư khác theo quy định của Pháp luật Việt Nam làm tăng tài sản có của Người cư trú từ Người không cư trú.

3. "Tài trợ, viện trợ nhân đạo": trong Thông tư này là khoản tài trợ, viện trợ không hoàn lại của Người không cư trú cho người cư trú.

4. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bán.

Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệ hiện có trên tài khoản tiền giử của Người cư trú là tổ chức được thực hiện từ ngày Quyết định số 173/QĐ-TTg có hiệu lực (ngày 12/9/1998).

 

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

 

Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm:

1. Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được Chính phủ Việt Nam đảm bảo hỗ trợ cân đối ngoại tệ, các chi nhánh công ty nước ngoài, nhà thầu nước ngoài, nhà thầu liên doanh với nước ngoài (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).

2. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi là Tổ chức phi lợi nhuận).

3. "Ngân hàng được phép" là các Ngân hàng ở Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là Ngân hàng).

 

III. CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ BÁN NGOẠI TỆ:

 

1. Trường hợp không phải bán:

a) Các nguồn thu từ tài trợ, viện trợ nhân đạo theo hiệp định hay thoả thuận với nước ngoài;

b) Các khoản thu của Bên nhận uỷ thác xuất khẩu theo Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, (trong trường hợp này Bên uỷ thác phải thực hiện nghĩa vụ bán và bên nhận uỷ thác phải bán các khoản thu từ phí uỷ thác);

c) Các khoản thu từ tạm nhập tái xuất theo các hợp đồng mua bán hàng hoá với nước ngoài (trường hợp này chỉ phải bán theo quy định phần lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ này);

d) Các khoản đặt cọc, ký quỹ, ứng trước của Người không cư trú và các khoản thu hộ cho Người không cư trú.

đ) Các khoản thu từ giao dịch vốn.

2. Giấy tờ chứng minh cho các trường hợp không phải bán:

a) Đối với điểm 1 (a): bản gốc hoặc bản sao công chứng hiệp định, thoả thuận ký với nước ngoài hoặc các giấy tờ liên quan đến tài trợ viện trợ nhân đạo.

b) Đối với điều 1 (b): bản gốc hoặc bản sao công chứng hợp đồng xuất khẩu uỷ thác ký giữa Bên uỷ thác và Bên nhận uỷ thác;

c) Đối với điểm 1(c): Bản gốc hoặc bản sao công chứng hợp đồng mua bán hàng hoá ký giữa các bên và văn bản cho phép của Bộ Thương Mại cho phép làm dịch vụ tạm nhập tái xuất.

d) Đối với điểm 1(d): Bản gốc hoặc bản sao công chứng các hợp đồng trong đó có quy định các nội dung về ký quĩ, đặt cọc, ứng trước.

đ) Đối với điểm 1(đ): Bản gốc hoặc bản sao công chứng hợp đồng hay các chứng từ liên quan đến các nguồn thu từ các giao dịch vốn.

 

IV. NGHĨA VỤ BÁN NGOẠI TỆ CỦA NGƯỜI CƯ TRÚ LÀ
TỔ CHỨC:

 

A. NGHĨA VỤ BÁN NGOẠI TỆ TỪ CÁC NGUỒN THU VàNG LAI
MỚI PHÁT SINH KỂ TỪ NGÀY 12/09/1998:

 

1. Tỷ lệ bán theo qui định:

a) Tổ chức kinh tế phải bán 80% số ngoại tệ thu được từ nguồn thu vãng lai cho ngân hàng trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày ngoại tệ được ghi có vào tài khoản tiền gửi.

b) Tổ chức phi lợi nhuận phải bán toàn bộ số ngoại tệ thu được từ nguồn thu vãng lai cho Ngân hàng trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày ngoại tệ được ghi có vào tài khoản tiền gửi.

2. Thủ tục bán:

a) Khi ngoại tệ từ nguồn thu vãng lai của Người cư trú là tổ chức được ghi có vào tài khoản tiền gửi, Ngân hàng có trách nhiệm trích ngay số ngoại tệ phải bán theo quy định từ nguồn thu trên sang tài khoản "quản lý và giữ hộ", đồng thời phải thông báo ngay cho khác hàng biết số ngoại tệ phải bán để tổ chức làm thủ tục bán ngoại tệ.

Người cư trú là tổ chức có các nguồn thu vãng lai không phải bán qui định tại điểm 1 phần III Thông tư này gửi cho Ngân hàng nơi mở tài khoản ngoại tệ các chứng từ theo quy định tại điểm 2 phần III để chứng minh nguồn thu không phải bán. Ngân hàng sau khi nhận được các chứng từ xác minh nguồn thu ngoại tệ không phải bán sẽ chuyển trả lại số ngoại tệ này vào tài khoản tiền gửi của tổ chức.

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày ngoại tệ được ghi có vào tài khoản tiền gửi, mà Tổ chức nói trên không bán ngoại tệ theo quy định cho Ngân hàng hay không có các chứng từ chứng minh các nguồn thu không phải bán thì Ngân hàng sẽ thông báo nhắc nhở tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệ trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc tiếp theo.

Sau thời hạn 5 ngày kể trên, tổ chức vẫn không thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệ của mình thì Ngân hàng thực hiện việc mua ngoại tệ đã giữ lại trên tài khoản "quản lý và giữ hộ".

c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày ngoại tệ được ghi có vào tài khoản tiền gửi, tổ chức có phát sinh nhu cầu chi ngoại tệ cho các giao dịch đến hạn thanh toán thì được sử dụng số dư hiện có trên tài khoản tiền gửi để thanh toán. Trường hợp số dư trên tài khoản tiền gửi không đủ thanh toán cho giao dịch đó thì Ngân hàng cho phép tổ chức sử dụng số ngoại tệ trên tài khoản "quản lý và giữ hộ" để thanh toán cho phần còn thiếu sau khi đã xuất trình đầy đủ các giấy tờ liên quan.

d) Các tổ chức có ngoại tệ phải bán trên tài khoản "quản lý và giữ hộ" được phép bán số ngoại tệ đó cho các Ngân hàng khác sau khi xuất trình hợp đồng mua bán ngoại tệ đã ký.

 

B. NGHĨA VỤ BÁN NGOẠI TỆ TỪ CÁC NGUỒN THU VàNG LAI TRƯỚC NGÀY QUYẾT ĐỊNH 173/1998/QĐ-TTG CÓ HIỆU LỰC (12/09/1998)
HIỆN CÓ SỐ DƯ TRÊN TÀI KHOẢN TIỀN GỬI.

 

1. Tỷ lệ bán theo quy định:

a) Muộn nhất là đến cuối ngày 05/10/1998, tổ chức kinh tế phải bán cho Ngân hàng 80% số ngoại tệ thu được từ nguồn thu vãng lai trước ngày 12 tháng 9 năm 1998 còn thể hiện trên số dư tài khoản tiền gửi.

b) Muộn nhất là đến cuối ngày 05/10/1998, Tổ chức phi lợi nhuận phải bán cho Ngân hàng toàn bộ số ngoại tệ thu được từ nguồn thu vãng lai trước ngày 12/09/1998 còn thể hiện trên số dư tài khoản tiền gửi.

2. Thủ tục bán:

a) Các Ngân hàng có trách nhiệm xác định số lượng ngoại tệ từ các nguồn thu phát sinh trước ngày 12/09/1998 (kể cả nguồn thu không phải thu vãng lai) hiện có số dư trên tài khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận và chuyển ngay số ngoại tệ đã xác định nói trên từ tài khoản tiền gửi sang tài khoản "quản lý và giữ hộ" theo tỷ lệ: 80% số ngoại tệ đã xác định đối với tổ chức kinh tế, 100% đối với tổ chức phi lợi nhuận. Đồng thời, Ngân hàng phải thông báo ngay cho tổ chức muộn nhất là đến cuối ngày 05/10/1998 phải thực hiện bán ngoại tệ.

b) Đến trước ngày 05/10/1998, Tổ chức có nguồn thu ngoại tệ không phải bán theo quy định nêu tại điểm 1 phần III phải gửi các chứng từ và hoàn thành việc chứng minh cho các nguồn thu này theo hướng dẫn tại điểm 2 phần III cho Ngân hàng nơi mở tài khoản.

Ngân hàng tính toán số ngoại tệ mà tổ chức phải bán, cụ thể như sau:

- Đối với tổ chức kinh tế.

A = (B - C) x 80%

- Đối với tổ chức phi lợi nhuận

A = B - C

Trong đó:

A: Số ngoại tệ phải bán;

B: Số dư từ nguồn thu phát sinh đến trước ngày 12/9/1998 hiện có trên tài khoản tiền gửi vào cuối ngày 30/09/1998;

C: Số ngoại tệ không phải bán theo quy định.

Căn cứ số ngoại tệ phải bán (A), Ngân hàng thực hiện đối chiếu với số ngoại tệ trên tài khoản "quản lý và giữ hộ". Trường hợp số ngoại tệ phải bán thấp hơn số ngoại tệ trên tài khoản "quản lý và giữ hộ", Ngân hàng thực hiện mua số ngoại tệ phải bán và chuyển trả phần chênh lệch sang tài khoản tiền gửi của tổ chức.

c) Sau ngày 05/10/1998, Tổ chức không thực hiện bán ngoại tệ cho Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ mua số ngoại tệ trên tài khoản "quản lý và giữ hộ" theo đúng nghĩa vụ qui định tại điểm 4 Quyết định 173/1998/QĐ-TTg ngày 12/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

d) Đến trước ngày 05/10/1998, Tổ chức có phát sinh nhu cầu chi ngoại tệ cho các giao dịch đến hạn thanh toán thì sử dụng số dư hiện có trên tài khoản tiền gửi để thanh toán. Trường hợp số dư trên tài khoản tiền gửi không đủ thanh toán cho giao dịch đó thì Ngân hàng cho phép tổ chức được sử dụng số ngoại tệ trên tài khoản "quản lý và giữ hộ" để thanh toán cho phần còn thiếu sau khi đã xuất trình đầy đủ các giấy tờ liên quan.

đ) Các Tổ chức có ngoại tệ phải bán trên tài khoản "quản lý và giữ hộ" được phép bán số ngoại tệ đó cho các Ngân hàng khác sau khi xuất trình hợp đồng mua bán ngoại tệ đã ký.

 

V. QUYỀN MUA NGOẠI TỆ CỦA NGƯỜI CƯ TRÚ LÀ TỔ CHỨC

 

1. Người cư trú khi có nhu cầu ngoại tệ để đáp ứng cho các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác theo quy định thì được quyền mua ngoại tệ tại các Ngân hàng được phép trên cơ sở xuất trình các giấy tờ và các chứng từ hợp lệ cho Ngân hàng.

2. Khi mua ngoại tệ để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán đến hạn của các giao dịch vãng lai hay các giao dịch được phép khác, Người cư trú là tổ chức phải xuất trình bản gốc hoặc bản sao công chứng các giấy tờ và các chứng từ hợp lệ sau đây cho các Ngân hàng:

a) Đối với thanh toán nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ cho nước ngoài phải có Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với nước ngoài; giấy phép nhập khẩu của Thủ tướng Chính phủ (đối với các mặt hàng trong Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu), hay giấy phép hay hạn ngạch của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (đối với nhập khẩu các mặt hàng trong Danh mục nhập khẩu có điều kiện), quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, bộ chứng từ hoàn hảo gồm thư tín dụng (nếu có), hoá đơn, vận đơn và các chứng từ có liên quan đến nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ;

b) Thanh toán uỷ thác xuất - nhập khẩu hàng và dịch vụ cho tổ chức nhận uỷ thác xuất - nhập khẩu phải có hợp đồng uỷ thác xuất - nhập khẩu và các chứng từ có liên quan đến uỷ thác xuất - nhập khẩu;

c) Hoàn trả tiền bồi thường liên quan đến xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ phải có hợp đồng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, thông báo thanh toán, giấy khiếu nại, biên bản và giấy tờ có liên quan đến giải quyết tranh chấp, khiếu nại;

d) Chuyển tiền đặt cọc để đấu thầu ở nước ngoài phải có hợp đồng có liên quan, các giấy tờ và chứng từ có liên quan đến việc đấu thầu ở nước ngoài.

đ) Các khoản chi cho triển lãm, chương trình quảng cáo, thương mại, chương trình đào tạo phải có hợp đồng có liên quan, giấy tờ phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền, thông báo thanh toán từ nước ngoài và các giấy tờ khác có liên quan;

e) Nộp tiền hội viên cho các tổ chức quốc tế, các khoản phí đăng ký cho các cuộc họp quốc tế phải có giấy tờ phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền và các giấy tờ khác có liên quan;

g) Các khoản chi phí liên quan đến phí, chi tiêu cho việc thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện ở nước ngoài phải có phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập văn phòng ở nước ngoài và các giấy tờ liên quan đến việc chi các loại phí và chi tiêu của văn phòng;

h) Các khoản chi phí liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, đăng ký bản quyền, ứng dụng đối với bằng phát minh, sáng chế, các dịch vụ tư vấn phải xuất trình hợp đồng có liên quan và các giấy tờ liên quan đến việc thanh toán cho nước ngoài khác;

i) Các khoản chi phí liên quan đến việc cử cá nhân làm việc trong tổ chức Người cư trú ra nước ngoài công tác, học tập, khảo sát, hội thảo... phải xuất trình các giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền cho phép ra nước và các giấy tờ có liên quan đến việc thanh toán ở nước ngoài, các giấy tờ liên quan khác;

k) Chuyển vốn pháp định và vốn tái đầu tư ra nước ngoài của Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam phải có biên bản thanh lý của cơ quan cấp giấy phép đầu tư, báo cáo hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam có xác nhận của cơ quan thuế có thẩm quyền, các giấy tờ liên quan khác;

l) Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phải có báo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan kiểm toán, biên bản phân chia của Hội đồng quản trị (nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là liên doanh), xác nhận cơ quan thuế có thẩm quyền đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam, báo cáo thanh lý doanh nghiệp hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chuẩn y (nếu nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận khi kết thúc hoặc giải thể), các giấy tờ liên quan khác;

m) Chuyển trả vốn vay nước ngoài phải có hợp đồng vay vốn đã được phê duyệt, các giấy tờ liên quan khác.

n) Đối với các giao dịch vãng lai khác tuỳ theo từng trường hợp, Ngân hàng sẽ quy định cụ thể các chứng từ cần thiết khi mua ngoại tệ.

3. Việc thực hiện mua Ngoại tệ của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh không được nhà nước Việt Nam đảm bảo cân đối ngoại tệ được thực hiện theo quy định hiện hành .

4. Đối với Người cư trú là tổ chức chịu sự điều chỉnh của Quyết định 37/1998/QĐ-TTg ngày 14/2/1998 đã bán ngoại tệ cho Ngân hàng trước thời điểm Quyết định 173/1998/QĐ-TTg có hiệu lực thì trong thời hạn 6 (sáu) tháng kể từ ngày bán ngoại tệ theo Quyết định 37/1998/QĐ-TTg vẫn tiếp tục được mua lại số ngoại tệ đã bán cho Ngân hàng trước đây.

 

VI. MUA BÁN NGOẠI TỆ VỚI NGÂN SÁCH;

 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ Tài chính để qui định cụ thể về việc mở tài khoản ngoại tệ và mua bán ngoại tệ của Ngân sách Nhà nước.

 

VII. TRÁCH NHIỆM CỦA NGÂN HÀNG

 

Các Ngân hàng khi mua - bán ngoại tệ qui định tại Thông tư này với khách hàng phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định dưới đây:

1. Hướng dẫn, đôn đốc thông báo cho Người cư trú là tổ chức thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệ cho Ngân hàng; thực hiện mua ngoại tệ theo quy định của Thông tư này.

2. Đáp ứng số ngoại tệ cho Người cư trú là tổ chức theo quy định tại phần V của Thông tư này phù hợp với giá trị thực tế thanh toán của khác hàng và chỉ bán ngoại tệ cho khách hàng khi khoản thanh toán đến hạn. Riêng đối với việc bán ngoại tệ để thanh toán cho các giao dịch vốn được thực hiện theo các qui định hiện hành.

3. Niêm yết tỷ giá mua và tỷ giá bán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, việc niêm yết tỷ giá coi như là một cam kết giao dịch ngoại tệ với khách hàng.

4. Hàng ngày phải báo cáo chính xác cho Ngân hàng nhà nước Trung ương về số ngoại tệ mua bán trong ngày bảo đảm duy trì trạng thái ngoại hối hoặc trạng thái đồng Việt Nam, thực hiện mua bán ngoại tệ với khách hàng, với Ngân hàng được phép khác và Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu hợp lệ của khách hàng và đảm bảo trạng thái ngoại hối cuối ngày trong mức quy định.

5. Phát hiện các hành vi vi phạm của Ngân hàng hay người cư trú là tổ chức đối với các quy định tại Thông tư này và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Trung ương biết để có biện pháp xử lý.

 

VIII. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CƯ TRÚ LÀ TỔ CHỨC:

 

1. Thực hiện nghiêm túc việc bán ngoại tệ theo qui định tại Thông tư này;

2. Xuất trình đầy đủ các chứng từ theo quy định và theo yêu cầu hợp lý của Ngân hàng;

3. Kê khai trung thực theo qui định trong Thông tư này;

4. Phát hiện các hành vi vi phạm của Ngân hàng hay các tổ chức khác đối với các quy định tại Thông tư này và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Trung ương biết để có biện pháp xử lý.

Các Ngân hàng và Người cư trú là tổ chức trên đây khi có hành vi vi phạm các quy định của Thông tư này, thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý theo pháp luật xử phạt hành chính, bị đình chỉ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối hoặc thu hồi giấy phép hoạt động, trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

IX. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

 

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/09/1998. Những qui định trước đây về quản lý ngoại hối trái với quy định của Thông tư này đều bãi bỏ.

2. Thủ trưởng các Vụ, Cục, Chánh văn phòng, Chánh thanh tra thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc các Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố, tổng giám đốc ( giám đốc) các Ngân hàng thương thương mại, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng cổ phần, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài trong phạm vi chức năng của mình chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, triển khai, thực hiện Thông tư này.

3. Các Bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân các Tỉnh, Thành phố theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp thực hiện Thông tư này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No: 08/1998/TT-NHNN7
Hanoi, September 30, 1998
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECISION No.173/1998/QD-TTg OF SEPTEMBER 12, 1998 OF THE PRIME MINISTER
On September 12, 1998, the Prime Minister issued Decision No.173/1998/QD-TTg on the obligation to sell and the right to buy foreign currency(ies) of residents being organizations; the State Bank of Vietnam hereby, pursuant to Article 7 of that Decision, guides the implementation of that Decision as follows:
I. GENERAL PROVISIONS:
1. "Current revenue sources" are sources of revenues earned by residents from non-residents in forms of goods, services, incomes from direct investment, incomes from investment in valuable papers, interests on foreign loans and deposits, one-way money transfer and similar transactions.
2. "Revenues from capital transactions" are revenues from the transfer of capital into Vietnam, direct investment, investment in valuable papers, borrowing and retrieval of foreign loans, and other investment forms prescribed by Vietnamese law which increase the credit assets of the residents from non-residents.
3. "Financial supports and humanitarian aids" in this Circular are understood as non-refundable financial supports and aids from non-residents to residents.
4. The time to fulfill the selling obligation:
The time to fulfill the obligation to sell foreign currency(ies) currently available on deposit accounts of organization-residents shall be calculated from the effective date of Decision No.173/QD-TTg (September 12, 1998).
II. OBJECTS OF APPLICATION:
Subject to this Circular shall be:
1. State enterprises, private enterprises, companies, cooperatives and other economic organizations of all economic sectors of Vietnam, foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation contracts which are supported by the Vietnamese Government in balancing their foreign currency(ies) and branches of foreign companies, foreign contractors, domestic contractors joining partnership with foreign ones (hereafter referred to as economic organizations).
2. State agencies, armed forces units, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, social funds and charity funds of Vietnam, which operate in Vietnam (hereafter referred to as the non-profit organizations).
3. "Licensed banks" are banks based in Vietnam and licensed by the State Bank to carry out foreign exchange activities (hereafter referred to as banks).
III. CASES EXEMPT FROM THE OBLIGATION TO SELL FOREIGN CURRENCIES:
1. The following foreign currency amounts shall not be sold:
a) Revenue sources from financial supports and/or humanitarian aids according to treaties or agreements with foreign countries;
b) Revenues of the entrusted exporters under the entrusted export contracts (in this case, the entrusting parties shall have to fulfill the selling obligation and the entrusted parties shall have to sell revenues earned from entrustment charges;
c) Revenues earned from temporary import for re-export activities under contracts for goods purchase and sale with foreign countries (in this case, only profit earned from such operation shall be sold);
d) Down-payments, escrow deposits and/or advances made by non-residents and amounts collected on non-residents’ behalf;
e) Revenues earned from capital transactions.
2. Papers proving non-sale cases:
a) For Point 1(a): the originals or notarized copies of the treaties or agreements signed with foreign countries or papers related to the financial supports or humanitarian aids;
b) For Point 1(b): the originals or notarized copies of the entrusted export contracts between the entrusting and entrusted parties;
c) For Point 1(c): the originals or notarized copies of the goods purchase and sale contract signed between parties and the Ministry of Trade’s written permits for temporary import for re-export services;
d) For Point 1(d): the originals or notarized copies of the contracts which contain provisions on escrow deposits, downpayments or advances.
e) For Point 1(e): the originals or notarized copies of contracts or vouchers related to the revenues earned from capital transactions.
IV. THE OBLIGATION OF ORGANIZATION-RESIDENTS TO SELL FOREIGN CURRENCY(IES)
A. THE OBLIGATION TO SELL FOREIGN CURRENCY(IES) EARNED FROM CURRENT REVENUE SOURCES WHICH ARISE FROM SEPTEMBER 12, 1998:
1. The prescribed selling percentages:
a) The economic organizations shall have to sell 80% of their foreign currency amounts earned from current revenue sources to the banks within 15 (fifteen) working days from the date such foreign currency(ies) are credited to their deposit accounts.
b) The non-profit organizations shall have to sell all their foreign currency amounts earned from current revenue sources to the banks within 15 (fifteen) working days from the date such foreign currency(ies) are credited to their deposit accounts.
2. The selling procedures:
a) When foreign currency(ies) earned from current revenue sources of organization-residents are credited to their deposit accounts, the banks shall have to immediately deduct the foreign currency amounts which must be sold as prescribed from such revenue sources and transfer them to "custody" accounts, and at the same time notify their clients of the foreign currency amounts which must be sold, so that procedures for selling foreign currency(ies) can be carried out.
Organization-residents with current revenue sources which shall not be sold as stipulated in Point 1, Part III of this Circular shall send to the banks, where they opened foreign currency accounts, vouchers defined in Point 2, Part III to prove that such revenue sources are exempt from being sold. The banks shall, after receiving vouchers proving the non-sale foreign currency revenue sources, have to return such foreign currency amounts to the organizations’ deposit accounts.
b) Within 15 (fifteen) working days from the date foreign currency amounts are credited to the deposit accounts, if the above-said organizations fail to sell foreign currency amounts to the banks as prescribed or fail to produce vouchers proving the non-sale revenue sources, the banks shall send notices reminding the organizations to fulfill their obligation to sell foreign currency(ies) within 5 (five) subsequent working days.
Past above-said 5-day time limit, if the organizations still fail to fulfill the obligation to sell their foreign currency amounts, the banks shall buy the foreign currency amounts kept on the "custody" accounts.
c) Within 15 (fifteen) working days from the date the foreign currency amounts are credited to the deposit accounts, organizations that need foreign currency(ies) to pay for transactions when they become due shall be entitled to use the credit balance currently available on their deposit accounts for that purspose. If the credit balance on deposit accounts is not enough to pay for such transactions, the banks shall allow the organizations to use the foreign currency amounts on the "custody" accounts to pay the deficit, after the organizations produce all relevant papers.
d) The organizations having foreign currency amounts on the "custody" accounts shall be allowed to sell such amounts to other banks after producing foreign currency selling and buying contracts already signed with such banks.
B. THE OBLIGATION TO SELL FOREIGN CURRENCY(IES) EARNED FROM CURRENT REVENUE SOURCES BEFORE THE EFFECTIVE DATE OF DECISION NO.173/1998/QD-TTG (SEPTEMBER 12, 1998) OF WHICH THE CREDIT BALANCE IS AVAILABLE ON DEPOSIT ACCOUNTS
1. The prescribed selling percentages:
a) By the end of October 5, 1998 at the latest, the economic organizations shall have to sell to the banks 80% of their foreign currency amounts earned from current revenue sources before September 12, 1998, which are still reflected on the deposit account credit balance.
b) By the end of October 5, 1998 at the latest, the non-profit organizations shall have to sell to the banks all their foreign currency amounts earned from current revenue sources before September 12, 1998, which are still reflected on the deposit account credit balance.
2. The selling procedures:
a) The banks shall have to determine the volume of foreign currency(ies) earned from the revenue sources arising before September 12, 1998 (including those other than current revenue sources) and still remaining on the credit balance of deposit accounts of the economic organizations and/or non-profit organizations, and promptly transfer the above-said determined foreign currency amounts from the deposit accounts to "custody" accounts according to the following percentage: 80% of the determined foreign currency amounts for economic organizations, and 100% for non-profit organizations. At the same time, the banks shall have to promptly notify the organizations thereof so that the latter can fulfill the foreign currency selling obligation by the end of October 5, 1998 at the latest.
b) Until before October 5, 1998, the organizations having non-sale foreign currency revenue sources as stipulated in Point 1, Part III shall have to send vouchers and complete proving such revenue sources according to guidance in Point 2 Part III to the banks where they opened accounts.
The banks shall calculate the foreign currency amounts which must be sold by organizations, as follows:
- For economic organizations
A = (B - C) x 80%
- For non-profit organizations
A = B - C
In which:
A: The foreign currency amounts which must be sold;
B: The credit balance from revenue sources arising before September 12, 1998, which is available on the deposit account at the end of September 30, 1998;
C: The foreign currency amounts which must not be sold as stipulated.
The banks shall compare the foreign currency amounts which must be sold (A) with those on the "custody" accounts. If the must-be-sold foreign currency amounts are smaller than those on the "custody" accounts, the banks shall buy such must-be-sold foreign currency amounts and return the difference to the organizations’ deposit accounts.
c) After October 5, 1998, if the organizations still fail to sell their foreign currency amounts to the banks, the banks shall buy the foreign currency amounts on the "custody" accounts according to obligation stipulated in Point 4 of Decision No.173/1998/QD-TTg of September 12, 1998 of the Prime Minister.
d) Until before October 5, 1998, organizations that need foreign currency(ies) to pay for transactions which become due shall be entitled to use the credit balance available on their deposit accounts for such purpose. If the credit balance on deposit accounts is not enough to pay for such transactions, the banks shall allow the organizations to use the foreign currency amounts on the "custody" accounts to pay the deficit, after the organizations produce all relevant papers.
e) Organizations that have must-be-sold foreign currency amounts on the "custody" accounts shall be allowed to sell such foreign currency amounts to other banks after producing foreign currency purchase and sale contracts already signed.
V. THE RIGHT OF THE ORGANIZATION-RESIDENTS TO BUY FOREIGN CURRENCY(IES)
1. Residents that have a demand for foreign currency(ies) to meet the requirements of their current transactions and other licensed transactions as prescribed shall be entitled to buy foreign currency(ies) at the licensed banks, provided that they can produce valid papers and vouchers to the banks.
2. When buying foreign currency(ies) to fulfill due payment obligations in their current transactions or other licensed transactions, the organization-residents shall have to produce the originals or notarized copies of the following valid papers and vouchers to the banks:
a) For payments for imported goods and/or services to foreign parties: the goods and/or service import contracts with foreign parties; the import permits issued by the Prime Minister (for goods items on the list of goods banned from import), or permits or quotas issued by the Ministry of Trade or the specialized managing ministry (for import of goods items on the list of goods subject to the conditional import); the establishment decisions, business registrations and complete voucher sets comprising letters of credit (if any), invoices, bills of lading and vouchers relating to import of goods and services, are required;
b) For payments for entrusted export and/or import of goods and services to the organizations undertaking the entrusted export and/or import: the entrusted export and/or import contracts and vouchers relating to entrusted export and/or import are required;
c) For reimbursement of compensations related to export of goods and services: the goods and service export contracts, payment notices, written complaints, minutes and papers relating to the settlement of disputes and/or complaints are required;
d) For transfer of deposits for bidding abroad: the relevant contracts, papers and vouchers relating to the bidding abroad are required;
e) For expenses for exhibitions, advertising, commercial and training programs: the relevant contracts, written approvals by competent agencies, payment notices sent from abroad and other relevant papers are required;
f) For remittance of international organizations’ membership fees and registration fees for international meetings: the written ratification of the competent agencies and other relevant papers are required;
g) For expenses relating to fees and spendings on the setting up and operation of representative offices in foreign countries: the competent agencies’ approvals permitting the setting up of such offices in foreign countries and the papers relating to the fees and expenditures of such offices are required;
h) For expenses relating to the registration of trademarks and copyright, or the utilization of invention patents and consultancy services: the relevant contracts and other papers relating to the payments to foreign countries must be produced;
i) For expenses relating to the sending of individuals working in organization-residents abroad for work, study, survey, symposium...: the competent agencies’ papers permitting the overseas trip, papers relating to the payments made in foreign countries and other relevant papers must be produced;
j) For the transfer of legal capital and re-investment capital abroad by foreign investors investing in Vietnam: the written liquidation records of the investment licensing agencies, the reports on fulfillment of financial obligations toward the Vietnamese State which are certified by the competent tax agencies and other relevant papers are required;
k) For the transfer of profits abroad by foreign investors investing in Vietnam: the financial reports with the certification by auditing agencies, the written profit-sharing report of the managing boards (for foreign-invested enterprises being joint ventures), the competent tax agencies’ certification that the financial obligations toward the Vietnamese State have been fulfilled, the reports on liquidation of enterprises or business cooperation contracts which are ratified by the investment licensing agencies (if the foreign investors transfer profits upon the expiry or dissolution), and other relevant papers are required;
l) For the repayment of foreign loan capital: the approved loan contracts and other relevant contracts are required;
m) For other current transactions: the banks shall specify the vouchers necessary for foreign currency purchase on case-by-case basis.
3. The purchase of foreign currency(ies) by foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation contracts, which are not supported by the Vietnamese State in balancing their foreign currency demands, shall be effected according to the current regulations.
4. Organization-residents subject to Decision No.37/1998/QD-TTg of February 14, 1998 which sold foreign currency(ies) to banks before the effective date of Decision No.173/1998/QD-TTg shall, within 6 (six) months from the date of selling foreign currency(ies) under Decision No.37/1998/QD-TTg, be entitled to buy back the foreign currency amounts previously sold to banks.
VI. FOREIGN CURRENCY PURCHASE AND/OR SALE WITH THE STATE BUDGET
The State Bank of Vietnam shall coordinate with the Ministry of Finance in specifying the opening of foreign currency accounts and foreign currency purchase and/or sale of the State budget.
VII. THE RESPONSIBILITIES OF BANKS
The banks, when purchasing and/or selling foreign currency(ies) as stipulated in this Circular with their clients, shall have to strictly comply with the following regulations:
1. To guide, urge and notify the organization-residents to fulfill their obligation to sell foreign currency(ies) to banks; and purchase foreign currency(ies) as stipulated in this Circular;
2. To satisfy the foreign currency demands of organization-residents as stipulated in Part V of this Circular to the extent of the actual value of payments made by such clients and shall sell foreign currency(ies) to the clients only when the payments become due. Particularly, the sale of foreign currency(ies) for making payments for capital transactions shall be effected according to the current regulations;
3. To post up the buying and selling rates according to the State Bank’s regulations, the posting up of exchange rates shall be considered a commitment on foreign currency transactions with the clients;
4. To accurately report daily to the Central State Bank on the foreign currency amounts bought and sold in the day, thus ensuring the maintenance of the foreign exchange status or Vietnam Dong status, and conduct the purchase and/or sale of foreign currency(ies) with the clients, other licensed banks and the State Bank on the inter-bank market to meet the legitimate demand of the clients and ensure that the foreign exchange status at the end of the day be maintained within the prescribed limit.
5. To detect the violation acts committed by banks or organization-residents against the stipulations of this Circular and inform the Central State Bank thereof so that the latter takes handling measures.
VIII. THE RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATION-RESIDENTS:
1. To strictly make the sale of foreign currency(ies) according to provisions of this Circular;
2. To produce all vouchers as prescribed and reasonably required by the banks;
3. To make truthful declarations according to provisions of this Circular;
4. To detect banks’ or organization-residents’ violations of provisions of this Circular and inform the Central State Bank thereof so that the latter takes handling measures.
If the above-said banks and organization-residents commit violations of provisions of this Circular, they shall, depending on the seriousness of the violations, be handled according to the Ordinance on Handling of Administrative Violations, suspended from foreign exchange business operations or deprived of their operation licenses. If they commit serious violations, they shall be examined for penal liability.
IX. IMPLEMENTATION PROVISIONS:
1. This Circular takes effect from September 30, 1998. All previous stipulations on foreign exchange management which are contrary to this Circular are now annulled.
2. The heads of departments and bureaus, the chief of the office and the chief inspector of the Central State Bank, the directors of the provincial/municipal State Bank branches, the general directors (directors) of the commercial banks, joint venture banks, joint-stock banks and foreign bank branches shall, within their respective functions, have to implement, organize and guide the implementation of this Circular.
3. The ministries, branches and agencies attached to the Government and the provincial/municipal People’s Committees shall, within their respective functions and tasks, have to coordinate with one another in implementing this Circular.
 

 
THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR




Le Duc Thuy

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 08/1998/TT-NHNN7 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất