Thông tư 04/2003/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư, sửa đổi, bổ sung một số điểm về hồ sơ thẩm định dự án, Báo cáo đầu tư và Tổng mức đầu tư
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 04/2003/TT-BKH
Cơ quan ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 04/2003/TT-BKH |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Võ Hồng Phúc |
Ngày ban hành: | 17/06/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Thuế-Phí-Lệ phí |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Thông tư04/2003/TT-BKH tại đây
tải Thông tư 04/2003/TT-BKH
THÔNG TƯ
CỦA BỘ KẾ
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 04/2003/TT-BKH
NGÀY 17 THÁNG 6 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN VỀ THẨM TRA, THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ; SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM VỀ HỒ SƠ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, BÁO CÁO ĐẦU TƯ VÀ TỔNG MỨC
ĐẦU TƯ
- Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ (gọi tắt là NĐ07/CP) về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng (gọi tắt là NĐ52/CP) và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 52/CP (gọi tắt là NĐ12/CP);
- Căn cứ Nghị định số 61/CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư; sửa đổi, bổ sung một số điểm về Hồ sơ thẩm định dự án, Báo cáo đầu tư và Tổng mức đầu tư như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Về đối tượng áp dụng:
Thông tư này hướng dẫn công tác thẩm tra, thẩm định các dự án đầu tư theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các NĐ 52/CP, NĐ 12/CP và NĐ 07/CP của Chính phủ, cụ thể là:
- Các dự án đầu tư nhóm A cần phải lập Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi (NCTKT) theo quy định phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua Báo cáo NCTKT và cho phép đầu tư.
- Các dự án nhóm A thuộc diện không cần lập Báo cáo NCTKT, được phép lập ngay Báo cáo Nghiên cứu khả thi (NCKT) phải thực hiện thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ để xin phép đầu tư.
- Các dự án nhóm A sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư và các dự án nhóm B, C phải thực hiện thẩm định trước khi quyết định đầu tư.
2. Về phạm vi áp dụng:
2.1. Các dự án quan trọng quốc gia được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư do Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư tổ chức thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ.
2.2. Các dự án đầu tư của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, dự án có yêu cầu cơ mật thuộc an ninh, quốc phòng, dự án mua sở hữu bản quyền được được tổ chức thẩm định theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề xuất và kiến nghị của cơ quan trình dự án.
2.3. Các dự án đầu tư nhóm A có sử dụng vốn ODA được tổ chức thẩm định theo quy định tại Khoản 3 - Điều 18 của Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (dưới đây gọi tắt là Nghị định 17/CP) và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2.4. Các dự án đầu tư trong nước theo phương thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (B.O.T) thực hiện thẩm định theo Quy chế đầu tư theo hình thức BOT trong nước ban hành kèm theo Nghị định 77/CP ngày 18 tháng 6 năm 1997 của Chính phủ.
II. THÔNG QUA BÁO CÁO NCTKT, CHO PHÉP ĐẦU TƯ
1. Các dự án cần lập và trình Thủ tướng Chính phủ thông qua Báo cáo NCTKT và cho phép đầu tư:
a) Các dự án cần phải lập Báo cáo NCTKT theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Nghị định 07/CP, gồm:
- Các dự án nhóm A chưa có trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng được duyệt; hoặc chưa có văn bản quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền;
- Đối với dự án nhóm B khi cần thiết lập Báo cáo NCTKT thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định việc lập Báo cáo NCTKT.
b) Các dự án nhóm A sau đây không phải lập Báo cáo NCTKT, được phép lập ngay Báo cáo NCKT:
Các dự án đã có 1 trong 3 loại quy hoạch được duyệt (quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng) và có ý kiến đồng ý của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch còn lại.
2. Thủ tục thông qua báo cáo NCTKT:
- Các dự án nhóm A cần lập Báo cáo NCTKT theo quy định phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua và cho phép đầu tư.
- Chủ đầu tư dự án nhóm A hoặc người có thẩm quyền (đối với dự án chưa có điều kiện xác định chủ đầu tư) có trách nhiệm lập và trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ Báo cáo NCTKT, đồng gửi Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng (đối với dự án đầu tư có xây dựng), UBND cấp tỉnh nơi thực hiện dự án để có ý kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình.
- Các dự án nhóm B cần lập Báo cáo NCTKT thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, thông qua Báo cáo NCTKT, cho phép lập Báo cáo NCKT. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập và trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư hồ sơ Báo cáo NCTKT để xem xét, thông qua.
3. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ thông qua Báo cáo NCTKT và cho phép đầu tư:
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ thông qua Báo cáo NCTKT và cho phép đầu tư gồm:
- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Chủ đầu tư hoặc của người có thẩm quyền (đối với dự án chưa có điều kiện xác định Chủ đầu tư) đề nghị thông qua Báo cáo NCTKT và cho phép đầu tư kèm theo Báo cáo NCTKT của dự án;
Nội dung Báo cáo NCTKT của dự án theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 52/CP được cụ thể hoá phù hợp với ngành kinh tế - kỹ thuật.
- Các văn bản có giá trị pháp lý xác nhận tư cách pháp nhân của Chủ đầu tư;
- Phương án dự kiến huy động vốn của dự án; nếu chủ đầu tư là các doanh nghiệp cần có Báo cáo sơ bộ về năng lực tài chính của chủ đầu tư.
- Các văn bản pháp lý liên quan đến địa điểm và sử dụng đất đai của dự án và các văn bản pháp lý khác.
4. Thời hạn xem xét hồ sơ của các cơ quan nhà nước và thông qua Báo cáo NCTKT:
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính có ý kiến bằng văn bản về dự án gửi Thủ tướng Chính phủ để có cơ sở xem xét quyết định thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, cho phép đầu tư.
- Thời hạn Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và cho phép đầu tư quy định tại Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 23/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ.
III. THẨM TRA, THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Thẩm tra dự án trình Thủ tướng Chính phủ xin phép đầu tư:
1.1. Các dự án đầu tư nhóm A được phép lập ngay Báo cáo NCKT, không cần lập báo cáo NCTKT phải được thẩm tra để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư trước khi thẩm định và quyết định đầu tư.
Các dự án không phải thẩm tra để xin phép đầu tư:
- Các dự án nhóm B và C;
- Các dự án nhóm A đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua Báo cáo NCTKT và cho phép đầu tư.
1.2. Việc tổ chức thẩm tra các dự án nhóm A do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép đầu tư quy định như sau:
- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng), Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh có dự án đầu tư nhóm A tổ chức thẩm tra và trình Thủ tướng Chính phủ xin phép đầu tư.
- Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác: Bộ quản lý ngành, Uỷ ban Nhân dân tỉnh tổ chức thẩm tra dự án của doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình và trình Thủ tướng Chính phủ xin phép đầu tư.
- Các dự án kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao theo quy định của Nghị định 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và cho phép đầu tư.
- Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn của doanh nghiệp hoạt động theo luật Doanh nghiệp đăng ký thành lập ở một địa phương nhưng có dự án đầu tư ở một địa phương khác: UBND cấp tỉnh nơi có dự án đầu tư tổ chức thẩm tra Báo cáo NCKT và trình Thủ tướng Chính phủ xin phép đầu tư.
1.3. Hồ sơ trình thẩm tra, xin phép đầu tư các dự án nhóm A gồm:
- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ xin phép đầu tư kèm theo Báo cáo NCKT của dự án và Báo cáo xin phép đầu tư của Chủ đầu tư.
Báo cáo NCKT của dự án được lập phù hợp với nội dung quy định tại Điều 24 Nghị định 52/CP và được cụ thể hoá phù hợp với ngành kinh tế-kỹ thuật.
- Báo cáo xin phép đầu tư của Chủ đầu tư được quy định như sau:
+ Đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước, nội dung Báo cáo xin phép đầu tư theo quy định tại Khoản 4, Điều1, Nghị định 07/CP;
+ Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, nội dung Báo cáo xin phép đầu tư như quy định tại Khoản 4, Điều 1, Nghị định 07/CP (trừ các văn bản tham gia ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan);
+ Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác, nội dung Báo cáo xin phép đầu tư nêu tại Khoản 4, Điều 1, Nghị định 07/CP (trừ các nội dung về phương án công nghệ, khả năng tài chính, hiệu quả đầu tư dự án và các văn bản tham gia ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan).
- Các văn bản có giá trị pháp lý xác nhận tư cách pháp nhân của Chủ đầu tư: Quyết định thành lập (đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp).
- Văn bản xác nhận về khả năng huy động các nguồn vốn của dự án; đối với các doanh nghiệp đã hoạt động cần có Báo cáo tài chính có xác nhận của tổ chức kiểm toán trong hai năm gần nhất (đối với các doanh nghiệp hoạt động trên 2 năm), hoặc của năm trước (đối với các doanh nghiệp hoạt động chưa đủ 2 năm).
- Văn bản liên quan đến địa điểm và sử dụng đất đai: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với dự án chủ đầu tư đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc văn bản giới thiệu địa điểm, thoả thuận cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền (đối với dự án chủ đầu tư chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
- Các văn bản cần thiết khác:
+ Văn bản phê duyệt quy hoạch;
+ Các văn bản thoả thuận về đền bù giải phóng mặt bằng, phương án tổng thể về tái định cư (đối với các dự án có yêu cầu tái định cư);
+ Các thoả thuận, các hợp đồng, các hiệp định, các văn bản khác về những vấn đề liên quan;
1.4. Nội dung cần thẩm tra và lập Báo cáo thẩm tra để xin phép đầu tư:
a) Nội dung cần thẩm tra dự án:
- Đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, nội dung thẩm tra Báo cáo NCKT căn cứ vào nội dung Báo cáo xin phép đầu tư quy định tại Khoản 4, Điều 1 của Nghị định 07/CP.
- Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác nội dung cần thẩm tra bao gồm:
+ Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia, trước hết là sử dụng đất đai;
+ Hiệu quả của dự án;
+ Các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với dự án;
+ Thời gian thực hiện dự án;
+ Khả năng thực hiện dự án của Chủ đầu tư;
+ Ảnh hưởng về môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an toàn, tái định cư, an ninh, quốc phòng.
b) Báo cáo thẩm tra dự án trình Thủ tướng Chính phủ xin phép đầu tư:
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm tra dự án và lập Báo cáo xin phép đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo thẩm tra dự án và xin phép đầu tư được lập theo nội dung quy định tại Khoản 4, Điều 1, Nghị định 07/CP trên cơ sở:
- Xem xét, đánh giá tính hợp pháp, đầy đủ và mức độ đạt được của nội dung Báo cáo NCKT trình xin phép đầu tư ;
- Tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan;
- Những nhận xét, kiến nghị của Cơ quan tổ chức thẩm tra đối với dự án.
1.5. Tổ chức thẩm tra dự án và trình Thủ tướng Chính phủ xin phép đầu tư:
a) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập Báo cáo NCKT gửi hồ sơ xin thẩm tra dự án đến Cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm tra báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, tính chính xác, trung thực và đầy đủ về hồ sơ trình.
Số lượng hồ sơ là 10 bộ. Trong trường hợp cần bổ sung, Cơ quan thẩm tra sẽ yêu cầu Chủ đầu tư gửi thêm.
b) Cơ quan tổ chức thẩm tra có trách nhiệm gửi hồ sơ tới Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng (đối với các dự án đầu tư có xây dựng), Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến dự án lấy ý kiến.
Trên cơ sở nội dung hồ sơ, các cơ quan được gửi hồ sơ lấy ý kiến tập trung góp ý và đánh giá về những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình, có ý kiến bằng văn bản gửi đến cơ quan thẩm tra dự án và chịu trách nhiệm về những ý kiến đó.
c) Trên cơ sở xem xét hồ sơ dự án, ý kiến của các bộ, ngành và địa phương liên quan, cơ quan tổ chức thẩm tra có trách nhiệm tổng hợp, lập Báo cáo thẩm tra gửi Thủ tướng Chính phủ. Cơ quan tổ chức thẩm tra chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả thẩm tra.
Đối với các dự án nhóm A đầu tư bằng vốn ngân sách địa phương, trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép đầu tư, cơ quan thẩm tra dự án phải lấy ý kiến của Hội đồng nhân dân về một số nội dung chủ yếu của dự án và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Trong trường hợp cần phải triển khai thực hiện dự án gấp, cơ quan thẩm tra dự án phải trình xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân ở kỳ họp gần nhất và công bố công khai trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
Kèm theo Báo cáo thẩm tra gửi Thủ tướng Chính phủ phải có bản sao ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, ý kiến của Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân.
1.6. Thời hạn thẩm tra và cho phép đầu tư:
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tổ chức thẩm tra có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án tới các bộ, ngành, địa phương có liên quan để lấy ý kiến.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, các Bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản gửi cho cơ quan tổ chức thẩm tra.
- Các yêu cầu giải trình bổ sung đối với dự án được thực hiện trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan tổ chức thẩm tra tiếp nhận hồ sơ dự án.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian chờ văn bản giải trình bổ sung) cơ quan tổ chức thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm tra và xin phép đầu tư.
- Thời hạn Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc cho phép đầu tư quy định tại Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 23/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ.
2. Thẩm định dự án để quyết định đầu tư
2.1. Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn do doanh nghiệp nhà nước đầu tư đều phải tổ chức thẩm định trước khi phê duyệt quyết định đầu tư.
Các dự án sử dụng các nguồn vốn khác, người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định dự án.
Việc tổ chức thẩm định các dự án nhóm A chỉ được phép thực hiện sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.
Các dự án nhóm B chưa có trong quy hoạch ngành được duyệt, phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch mới đủ điều kiện trình duyệt, thẩm định để quyết định đầu tư.
2.2. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là người có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi quyết định đầu tư.
2.3. Hồ sơ để thẩm định dự án đầu tư bao gồm:
a) Đối với dự án nhóm A:
- Tờ trình của Chủ đầu tư gửi Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư (đối với những dự án Chủ đầu tư không tự thẩm định và phê duyệt) kèm theo Báo cáo NCKT của dự án đã được hoàn chỉnh sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.
- Hồ sơ thẩm tra dự án và Báo cáo của cơ quan thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ xin phép đầu tư;
- Văn bản cho phép đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
- Ý kiến thẩm định của tổ chức cho vay vốn (đối với các dự án sử dụng vốn vay) về phương án tài chính, phương án trả nợ, về việc chấp thuận cho vay;
- Các văn bản và số liệu cập nhật về đền bù giải phóng mặt bằng, phương án tổng thể về tái định cư (đối với các dự án có yêu cầu tái định cư);
Đối với các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua Báo cáo NCTKT, cần bổ sung một số văn bản chưa có trong hồ sơ trình thông qua Báo cáo NCTKT như: Văn bản xác nhận về khả năng huy động các nguồn vốn của dự án; Báo cáo tài chính có xác nhận của tổ chức kiểm toán trong hai năm gần nhất (đối với các doanh nghiệp đã hoạt động trên 2 năm) hoặc của năm trước (đối với các doanh nghiệp hoạt động chưa đủ 2 năm); Các văn bản thoả thuận về đền bù giải phóng mặt bằng, phương án tổng thể về tái định cư (đối với các dự án có yêu cầu tái định cư); Các thoả thuận, các hợp đồng, các hiệp định, các văn bản khác về những vấn đề liên quan;...
b) Đối với các dự án nhóm B và C:
- Tờ trình của Chủ đầu tư gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư (đối với những dự án Chủ đầu tư không tự tổ chức thẩm định và quyết định đầu tư) kèm theo Báo cáo NCKT dự án.
Báo cáo nghiên cứu khả thi được lập phù hợp với nội dung quy định tại điều 24 của Nghị định 52/CP và được cụ thể hoá phù hợp với ngành kinh tế - kỹ thuật.
- Văn bản thông qua Báo cáo NCTKT của người có thẩm quyền quyết định đầu tư (đối với dự án thuộc nhóm B có lập Báo cáo NCTKT);
- Các văn bản có giá trị pháp lý xác nhận tư cách pháp nhân của chủ đầu tư: Quyết định thành lập (đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp).
- Văn bản xác nhận khả năng huy động các nguồn vốn của dự án; Báo cáo tài chính có xác nhận của tổ chức kiểm toán trong hai năm gần nhất (đối với các doanh nghiệp đã hoạt động trên hai năm) hoặc của năm trước (đối với doanh nghiệp hoạt động chưa đủ 2 năm).
- Ý kiến thẩm định của tổ chức cho vay vốn (đối với các dự án sử dụng vốn vay) về phương án tài chính, phương án trả nợ, về việc chấp thuận cho vay; kiến nghị phương thức quản lý dự án đối với dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau;
- Các văn bản cần thiết khác:
+ Văn bản phê duyệt quy hoạch;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với dự án Chủ đầu tư đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc văn bản giới thiệu địa điểm, thoả thuận cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền (đối với dự án Chủ đầu tư chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
+ Các văn bản thoả thuận về đền bù giải phóng mặt bằng, phương án tái định cư (đối với các dự án có yêu cầu tái định cư)
+ Các thoả thuận, các hợp đồng, các hiệp định, các văn bản khác liên quan đến dự án;
2.4. Nội dung cần thẩm định dự án và Báo cáo thẩm định:
a) Nội dung cần thẩm định dự án thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định 52/CP.
b) Nội dung Báo cáo thẩm định của cơ quan tổ chức thẩm định tham khảo Phụ lục kèm theo Thông tư này.
2.5. Tổ chức thẩm định dự án để quyết định đầu tư:
a) Quy định chung về tổ chức thẩm định dự án:
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc đủ năng lực thẩm định dự án và có thể mời cơ quan chuyên môn của các bộ, ngành khác có liên quan, các tổ chức tư vấn hoặc chuyên gia có năng lực tham gia thẩm định dự án. Cơ quan tham gia thẩm định, các tổ chức tư vấn và chuyên gia tư vấn phải là những cơ quan, cá nhân không tham gia lập dự án.
Tổ chức tư vấn phải đảm bảo các điều kiện, năng lực theo quy định của Bộ Xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ đầu tư về nội dung đã cam kết trong Hợp đồng, đặc biệt là các nội dung kinh tế - kỹ thuật được xác định trong sản phẩm tư vấn và chịu trách nhiệm về hậu quả do những sai sót đã kết luận trong Báo cáo thẩm định của mình.
b) Tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư:
- Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước do các bộ, ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan trung ương các tổ chức chính trị-xã hội quản lý, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan giao cho một cơ quan trực thuộc làm đầu mối tổ chức thẩm định. Cơ quan tổ chức thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan đến nội dung thẩm định, tổng hợp ý kiến báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quyết định hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư theo quy định.
- Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước do cấp tỉnh quản lý, UBND cấp tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối tổ chức thẩm định. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến của Sở Tài chính, Sở Xây dựng (đối với dự án đầu tư có xây dựng) và các cơ quan liên quan đến nội dung thẩm định, tổng hợp ý kiến báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư theo quy định.
- Đối với các dự án của doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác việc tổ chức thẩm định dự án được quy định như sau:
+ Dự án đầu tư của doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty nhà nước do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước tổ chức thẩm định và phê duyệt hoặc uỷ quyền cho doanh nghiệp tổ chức thẩm định và phê duyệt (đối với các dự án nhóm B và C).
+ Dự án đầu tư do Tổng công ty nhà nước trực tiếp làm chủ đầu tư do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty tổ chức thẩm định và phê duyệt.
+ Dự án đầu tư của các doanh nghiệp độc lập (không thuộc Tổng công ty) do Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp tổ chức thẩm định, phê duyệt (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc do Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp tổ chức thẩm định, phê duyệt (đối với các doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị).
- Các dự án đầu tư của cấp huyện, xã phải lập Báo cáo đầu tư và phê duyệt theo quy định tại Điểm đ, Khoản 4, Điều 1 của Nghị định 07/CP.
2.6. Thời hạn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện theo quy định tại điều 29 của Nghị định 52/CP.
3. Một số quy định khác về hồ sơ thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư
Quy định tại Điều 24 của Nghị định 52/CP về nội dung chủ yếu của Báo cáo nghiên cứu khả thi và quy định tại Điều 27 của Nghị định 52/CP về nội dung thẩm định dự án đầu tư là các quy định chung cho tất cả các loại dự án. Để phù hợp với từng ngành kinh tế-kỹ thuật, trên cơ sở quy định chung tại các Điều 24 và 27 nói trên, các Bộ quản lý ngành cần dự thảo hướng dẫn nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi, nội dung thẩm định dự án cụ thể phù hợp với yêu cầu của ngành mình và thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để ban hành trong tháng 7 năm 2003.
IV. SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, BÁO CÁO ĐẦU TƯ VÀ TỔNG
MỨC ĐẦU TƯ
4.1. Sửa đổi quy định về Hồ sơ đề nghị thẩm định Báo cáo NCTKT và Hồ sơ đề nghị thẩm định Báo cáo NCKT:
Quy định về hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, cho phép đầu tư và hồ sơ thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Thông tư này thay thế cho quy định về hồ sơ đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và hồ sơ đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi quy định tại mục II Thông tư số 06/1999/TT-BKH ngày 24 tháng 11 năm 1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung Tổng mức đầu tư, Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư và Báo cáo đầu tư (sau đây gọi tắt là Thông tư số 06/1999/TT-BKH) và tại mục II Thông tư số 07/2000/TT-BKH ngày 3 tháng 7 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 06/1999/TT-BKH (sau đây gọi tắt là thông tư số 07/2000/TT-BKH).
4.2. Sửa đổi quy định lập Báo cáo đầu tư:
Điểm 3.1 - mục III (các dự án đầu tư chỉ cần lập Báo cáo đầu tư ) quy định tại Thông tư số 11/2000/TT-BKH ngày 11 tháng 9 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư số 06/1999/TT-BKH ngày 24 tháng 11 năm 1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nay được sửa lại cho phù hợp với quy định của Nghị định số 07/CP như sau:
Các dự án chỉ cần lập Báo cáo đầu tư bao gồm:
- Các dự án có mức vốn đầu tư nhỏ (dưới 3 tỷ đồng); các dự án sửa chữa, bảo trì sử dụng vốn sự nghiệp;
- Các dự án hạ tầng xã hội quy mô nhỏ (dự án nhóm C quy định tại mục 4, phần III của Phụ lục phân loại dự án đầu tư của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP) sử dụng vốn ngân sách (không nhằm mục đích kinh doanh) phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
- Các dự án đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị lẻ, đơn chiếc Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ hướng dẫn tiếp sau khi thống nhất ý kiến với các bộ liên quan.
4.3. Sửa đổi, bổ sung Tổng mức đầu tư:
1. Chi phí cho chuẩn bị đấu thầu quy định tại Thông tư số 07/2000/TT-BKH ngày 3 tháng 7 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được sửa đổi, bổ sung như sau:
- Chi phí chuẩn bị đấu thầu:
+ Chi phí lập hồ sơ mời tuyển, tổ chức sơ tuyển và đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển;
+ Chi phí lập hồ sơ mời thầu;
+ Chi phí thông báo mời thầu theo quy định của pháp luật.
2. Bổ sung vào Tổng mức đầu tư quy định tại điểm 1.2 của Thông tư số 06/1999/TT-BKH ngày 24 tháng 11 năm 1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:
- Bổ sung vào điểm b (vốn chuẩn bị thực hiện dự án) khoản mục chi phí: lập, thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Bổ sung mục m/ Chi phí giám sát, đánh giá dự án và chuyển mục chi phí thẩm định phê duyệt quyết toán từ mục m/ thành mục n/.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cần bổ sung, sửa đổi đề nghị các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xem xét, bổ sung hoàn chỉnh.
PHỤ LỤC
(Kèm theo Thông tư số 04/2003/TT-BKH ngày 17 tháng 6 năm 2003)
NỘI DUNG BÁO CÁO THẨM ĐỊNH
(của cơ quan tổ chức thẩm định dự án trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư)
- Tính pháp lý và thủ tục của hồ sơ trình thẩm định phê duyệt;
- Tóm tắt những nội dung chính của dự án do chủ đầu tư trình;
- Tóm tắt ý kiến của các cơ quan tham gia thẩm định, cơ quan hoặc chuyên gia tư vấn thẩm định (nếu có);
- Những nhận xét, đánh giá về tính chuẩn xác của các dữ liệu, luận cứ, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và tính toán, kết luận và đề xuất trong từng nội dung của dự án gồm:
+ Mục tiêu đầu tư và sự phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyêt;
+ Địa điểm, diện tích đất sử dụng;
+ Công nghệ, công suất thiết kế, phương án kiến trúc, tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp công trình;
+ Phương án khai thác, sử dụng nguyên, vật liệu, tài nguyên quốc gia (nếu có);
+ Phương án bảo vệ môi trường, đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có);
+ Tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, khả năng huy động vốn, tính hợp lý, hợp pháp trong huy động và sử dụng vốn;
+ Phương thức thực hiện dự án
+ Thời gian xây dựng và các mốc tiến độ triển khai chính của dự án.
- Đánh giá tổng thể về hiệu quả kinh tế-xã hội và hiệu quả tài chính, tính khả thi của dự án;
- Những tồn tại của báo cáo nghiên cứu khả thi và hướng xử lý, biện pháp xử lý, trách nhiệm và thời hạn xử lý của chủ đầu tư, của các cấp, các ngành liên quan;
- Những kiến nghị cụ thể.
THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 04/2003/TT-BKH | Hanoi, June 17, 2003 |
CIRCULAR
GUIDING THE VERIFICATION AND EVALUATION OF INVESTMENT PROJECTS; AMENDING AND SUPPLEMENTING SEVERAL POINTS ON PROJECT EVALUATION DOSSIERS, INVESTMENT REPORTS AND TOTAL INVESTMENT AMOUNTS
Pursuant to the Governments Decree No. 07/2003/ND-CP of January 30, 2003 (called Decree No. 07/CP for short) amending and supplementing a number of articles of the Governments Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999 promulgating the Regulation on Investment and Construction Management (called Decree No. 52/CP for short) and the Governments Decree No. 12/2000/ND-CP of May 5, 2000 amending and supplementing a number of articles of Decree No. 52/CP (called Decree No. 12/CP for short).
Pursuant to the Governments Decree No. 61/CP of June 6, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Planning and Investment;
The Ministry of Planning and Investment hereby promulgates this Circular guiding the verification and evaluation of investment projects; amending and supplementing some points on project evaluation dossiers, investment reports and total investment amounts as follows:
I. GENERAL PROVISIONS ON THE SUBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION
1. On the subjects of application:
This Circular guides the work of verifying and evaluating investment projects prescribed in the Regulation on Investment and Construction Management, promulgated together with the Governments Decree No. 52/CP, Decree No. 12/CP and Decree No. 07/CP. Specifically:
- Group-A investment projects for which pre-feasibility study reports are required and, as prescribed must be considered and approved by the Prime Minister for investment permission.
- Group-A projects for which pre-feasibility study reports are not required and feasibility study reports are permitted to be made promptly for verification and submission to the Prime Minister for investment permission.
- Group-A projects in which the investment has been permitted by the Prime Minister and group-B and group-C projects which must be evaluated before investment decisions are made.
2. On the scope of application:
2.1. For important national projects which the National Assembly has decided their investment undertakings, they shall be evaluated by the State Council for Evaluation of Investment Projects before being submitted to the Prime Minister for investment decision under separate regulations of the Prime Minister.
2.2. For investment projects of foreign-based Vietnamese representation missions, projects involving security or defense secrets and projects for purchase of copyright ownership, they shall be evaluated under decisions of the Prime Minister at the proposals and recommendations of the project-submitting agencies.
2.3. For group-A projects funded with ODA capital, they shall be evaluated under the provisions in Clause 3, Article 18 of the Governments Decree No. 17/2001/ND-CP of May 4, 2001 promulgating the Regulation on management and use of official development assistance (hereinafter called Decree No. 17/CP for short) before being submitted to the Prime Minister for decision.
2.4. For domestic investment projects in the form of Build-Operate-Transfer (BOT) contracts, they shall be evaluated under the Regulation on domestic investment in the BOT form, promulgated together with the Governments Decree No. 77/CP of June 18, 1997.
II. APPROVAL OF PRE-FEASIBILITY STUDY REPORTS, INVESTMENT PERMISSION
1. Projects which require the elaboration of pre-feasibility study reports for submission to the Prime Minister for approval and investment permission:
a/ Projects which require the elaboration of pre-feasibility study reports as prescribed in Clause 4, Article 1 of Decree No. 07/CP include:
- Group-A projects which have not yet been included in the approved socio-economic development plannings, branch development plannings or construction plannings or for which the competent authorities have not yet decided in writing the investment undertakings;
- For group-B projects, the persons competent to decide on the investment therein shall decide on the making of pre-feasibility study reports when necessary.
b/ The following group-A projects shall not require the elaboration of pre-feasibility study reports and are permitted to make promptly feasibility study reports:
Projects which have been included in one of the three approved plannings (socio-economic development plannings, branch development plannings and construction plannings) and have obtained the consents of the agencies competent to approve the remaining plannings.
2. Procedures for approval of pre-feasibility study reports:
- Group-A projects which, as prescribed, require the elaboration of pre-feasibility study reports to be submitted to the Prime Minister for consideration, approval and investment decision.
- Group-A project investors or competent persons (for projects whose investors have not yet been identified) shall have to make and submit to the Prime Minister the dossiers of pre-feasibility study reports and concurrently send them to the branch-managing ministries, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Construction (for investment projects involving construction), and the provincial-level Peoples Committees of the localities where the projects are to be implemented so that they can report to the Prime Minister their opinions on matters related to such projects, which fall under the scope of their respective State management functions and tasks.
- For group-B projects which require the elaboration of pre-feasibility study reports, the persons competent to decide on the investment therein shall consider and approve their pre-feasibility study reports and permit the elaboration of feasibility study reports. The investors shall have to make and submit the dossiers of pre-feasibility study reports to the persons competent to decide on the investment for consideration and approval.
3. Dossiers submitted to the Prime Minister for approval of pre-feasibility study reports and investment permission:
A dossier to be submitted to the Prime Minister for approval of the pre-feasibility study report and investment permission:
- The investors or competent persons (for projects whose investors have not yet been identified) report seeking the approval of the pre-feasibility study report and investment permission, enclosed with the projects pre-feasibility study report;
The contents of the projects pre-feasibility study reports prescribed in Article 23 of Decree No. 52/CP shall be concretized to suit the relevant economic-technical branch.
- The legally valid documents certifying the legal person status of the investor;
- The projects plan on capital mobilization; for the investors being enterprises, a preliminary report on the investors financial capability is required.
- Legal documents related to the projects land location and use and other legal documents.
4. Time limit for the State agencies consideration of dossiers and for approval of pre-feasibility study reports:
- Within 30 working days, the branch-managing agencies, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall send their written opinions on the projects to the Prime Minister for use as a basis for consideration and decision on the approval of pre-feasibility study reports as well as investment permission.
- The time limit for the Prime Minister to consider and decide on the approval of the pre-feasibility study reports and to permit investment is specified in the Governments Working Regulation promulgated together with the Governments Decree No. 23/2003/ND-CP of March 12, 2003.
III. VERIFICATION, EVALUATION OF INVESTMENT PROJECTS
1. Verification of projects before being submitted to the Prime Minister for investment permission:
1.1. Group-A investment projects which are permitted to make feasibility study reports without having to make pre-feasibility study reports must be verified for submission to the Prime Minister for investment permission before they are evaluated and the investment decisions are issued .
The projects which are not required to be verified for investment permission include:
- Group-B and group-C projects;
- Group-A projects which the Prime Minister has approved their pre-feasibility study reports and permitted the investment therein.
1.2. Group-A projects shall be verified by the State management agencies before being submitted to the Prime Minister for consideration and investment permission according to the following regulations:
- For projects funded with the State budget capital: The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the financial management agencies of the Party Central Committee or of the central bodies of socio-political organizations defined in the State Budget Law (hereinafter referred collectively as the ministers) and the presidents of the provincial-level Peoples Committees of the localities where group-A investment projects are to be implemented, shall organize the verification thereof and submit them to the Prime Minister for investment permission.
- For projects funded with the State development investment credit capital, the State-guaranteed credit capital, the enterprises development investment capital and other capital sources: The branch-managing ministries and the provincial-level Peoples Committees shall verify the projects of the enterprises under their respective management then submit them to the Prime Minister for investment decision.
- For projects dealing in industrial park, export-processing zone and/or high-tech park infrastructures as prescribed in the Governments Decree No. 36/CP of April 24, 1997 promulgating the Regulation on industrial parks, export-processing zones and high-tech parks, the Ministry of Planning and Investment shall organize the verification thereof then submit them to the Prime Minister for establishment permission and investment permission.
- For investment projects funded with capital of the enterprises which operate under the Enterprise Law, make their establishment registration in one locality while planning to implement their investment projects in another locality, the provincial-level Peoples Committees of the localities where the investment projects are to be carried out shall verify their feasibility study reports and submit them to the Prime Minister for investment permission.
1.3. A dossier of application for verification and investment permission for a Group-A project consists of:
- The investors report to the Prime Minister applying for investment permission, enclosed with the projects feasibility study report and the investors report applying for investment permission.
The projects feasibility study reports must be made in accordance with the provisions of Article 24 of Decree No. 52/CP and concretized to suit the relevant economic-technical branch.
- The investors report applying for investment permission, which is prescribed as follows:
+ For projects funded with the State budget capital, the contents of the reports applying for investment permission shall comply with the provisions in Clause 4, Article 1 of Decree No. 07/CP;
+ For projects funded with the State development investment credit capital or the State-guaranteed credit capital, the contents of the reports applying for investment permission shall comply with the provisions in Clause 4, Article 1 of Decree No. 07/CP (excluding written opinions of the concerned ministries, branches and localities);
+ For projects funded with the enterprises development investment capital and other sources of capital, the contents of the reports applying for investment permission shall comply with the provisions in Clause 4, Article 1 of Decree No. 07/CP (excluding the contents on technological plans, financial capability and investment efficiency of the projects and written opinions of the concerned ministries, branches and localities).
- Legally valid documents certifying the legal person status of the investor: The establishment decision (for administrative and non-business units); the business registration certificate (for enterprises).
- The written certification of the projects capability to mobilize various sources of capital; for operating enterprises, the audited financial statements of the latest two years (for enterprises having operated for over two years) or of the previous year (for enterprises having operated for less than two years) are required.
- The documents related to the land location and use: The land use right certificate (for projects whose investors have obtained the land use right certificates) or the competent authoritys document introducing the land location or agreeing to lease land (for projects whose investors have not yet obtained the land use right certificates);
- Other necessary documents:
+ The planning-approving document;
+ Written agreements on ground clearance and compensation, the overall plan on re-settlement (for projects requiring re-settlement);
+ Agreements, contracts, treaties and other documents on related matters.
1.4. Contents to be verified and the making of verification reports in order to ask for investment permission:
a/ Projects to be-verified contents:
- For projects funded with the State development investment credit capital or the State-guaranteed credit capital, the to be-verified contents of their feasibility study reports shall be based on the contents of the reports applying for investment permission specified in Clause 4, Article 1 of Decree No. 07/CP.
- For projects funded with the enterprises development investment capital and other sources of capital, the to be-verified contents include:
+ The projects compatibility with the socio-economic development planning, the branch development planning and the construction planning approved by competent authorities;
+ The regime of exploitation and use of national natural resources, first of all the use of land;
+ The projects efficiency;
+ The States preferences and support for the project;
+ The project implementation schedule;
+ The investors capability to execute the project;
+ Environmental and ecological impacts, fire and explosion prevention and fighting, safety, re-settlement, security and defense.
b/ Project verification reports to be submitted to the Prime Minister for investment permission:
Competent agencies shall organize the project verification, make and submit reports to the Prime Minister for investment permission. The reports on the project verification for investment permission shall be made with the contents specified in Clause 4, Article 1 of Decree No. 07/CP on the basis of:
- Considering and evaluating the legality, completeness and extent of achievement of the contents of the feasibility study reports submitted for investment permission;
- Summing up the opinions of the concerned agencies;
- Comments and proposals of the verifying agency on the project.
1.5. Verification of projects and submission thereof to the Prime Minister for investment permission:
a/ The investors shall have to make feasibility study reports and send dossiers of application for project verification to the competent agencies for organizing the verification and reporting to the Prime Minister. The investors shall bear responsibility for the legality, accuracy, honesty and completeness of the submitted dossiers.
The number of sets of each dossier is 10. In case of necessity to have additional sets, the verifying agencies shall request the investors to send more sets.
b/ The verifying agencies shall have to send the dossiers to the branch-managing ministries, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Construction (for investment projects involving construction), the Ministry of Finance and the ministries, branches and localities related to the projects for comments.
On the basis of the dossiers contents, the agencies that receive the dossiers for comments shall focus on commenting on and evaluating matters falling under their respective functions and tasks, then send written comments to the project-verifying agencies and bear responsibility for these comments.
c/ On the basis of considering the projects dossiers, the comments of the concerned ministries, branches and localities, the verifying agencies shall have to sum them up, make and send verification reports to the Prime Minister. The verifying agencies shall bear responsibility for the verification contents and results.
For group-A projects invested with local budget capital, before submitting them to the Prime Minister for consideration and investment permission, the project-verifying agencies must seek the Peoples Councils opinions on some major contents of the projects and publicize them on the local mass media.
In case of necessity to urgently implement the projects, the project-verifying agencies must seek the opinions of the Standing Boards of the Peoples Councils for reporting to the Peoples Councils at their nearest sessions and publicize them before submitting the projects to the Prime Minister.
Enclosed with the verification reports sent to the Prime Minister must be the copies of the opinions of the concerned ministries, branches and localities and of the opinions of the Peoples Councils or the Standing Boards thereof.
1.6. Time limits for verification and investment permission:
- Within three working days after receiving the complete and valid dossiers, the verifying agencies shall have to send the project dossiers to the concerned ministries, branches and localities for comments.
- Within 15 working days after receiving the complete dossiers, the ministries, branches and localities shall have to give written comments and send them to the verifying agencies.
- The requests for additional explanations on the projects shall be met within 20 working days after the verifying agencies receive the project dossiers.
- Within 30 working days after receiving the valid dossiers (excluding the time of waiting for written additional explanations), the verifying agencies shall submit the verification reports to the Prime Minister for investment permission.
- The time limit for the Prime Minister to consider and make investment decisions is specified in the Governments Working Regulation promulgated together with the Governments Decree No. 23/2003/ND-CP of March 12, 2003.
2. Evaluation of projects for investment decision
2.1. All investment projects funded with the State budget capital, the State-guaranteed credit capital, the State development investment credit capital or the capital invested by State enterprises must be verified before the investment therein is approved and decided.
For projects funded with other sources of capital, the persons competent to decide on the investment therein shall decide on organizing the evaluation thereof.
The evaluation of group-A projects shall be conducted only after the Prime Minister has permitted the investment therein.
For group-B projects not yet included in the approved branch plannings, they shall be eligible for submission for approval, evaluation and investment decision only after they receive the written approval of the persons competent to approve such plannings
2.2. Persons competent to make investment decisions are those responsible for verifying the projects before making investment decisions.
2.3. A dossier of application for evaluation of an investment project consists of:
a/ For group-A projects:
- The investors report to the agency competent to make investment decisions (for projects which the investors are not allowed to evaluate and approve by themselves), enclosed with the projects feasibility study report which has been finalized after the Prime Ministers investment permission is obtained.
- The project verification dossier and the verifying agencys report submitted to the Prime Minister for investment permission;
- The Prime Ministers written permission for investment;
- The capital-lending organizations evaluation opinions (for projects funded with borrowed capital) on the financial plan and the debt repayment plan, on the capital-lending agreement;
- Documents and updated data on the ground clearance compensation and the overall plan on re-settlement (for projects requiring the re-settlement);
For projects whose pre-feasibility study reports have been approved by the Prime Minister, a number of documents not yet included in the dossiers submitted for the approval of pre-feasibility study reports, such as the written certification of the projects capability to mobilize various sources of capital, the audited financial statements of the latest two years (for enterprises having operated for over two years) or of the previous year (for enterprises having operated for less than two years); written agreements on ground clearance compensation, the overall plan on re-settlement (for projects requiring the re-settlement); agreements, contracts, treaties and other documents on related matters;
b/ For group-B and group-C projects:
- The investors report to the agency competent to make investment decisions (for the projects which the investors are not allowed to evaluate and make investment decisions by themselves), enclosed with the projects feasibility study report.
Feasibility study reports shall be made in compliance with the provisions in Article 24 of Decree No. 52/CP and concretized to suit the relevant economic-technical branch.
- The written approval of the pre-feasibility study report, issued by the person competent to make investment decisions (for group-B projects for which pre-feasibility study reports are made);
- Legally valid documents certifying the legal person status of the investor: The establishment decision (for administrative and non-business units); the business registration certificate (for enterprises).
- The written certification of the projects capability to mobilize various sources of capital, the audited financial statements of the latest two years (for enterprises having operated for over two years) or of the previous year (for enterprises having operated for less than two years);
- The capital-lending organizations evaluation opinions (for projects funded with borrowed capital) on the financial plan and the debt repayment plan, on the capital-lending agreement; proposals on the project management mode for projects funded with different sources of capital;
- Other necessary documents:
+ The planning-approving document;
+ The land use right certificate (for projects whose investors have obtained the land use right certificates) or the competent authoritys document introducing the land location or agreeing to lease land (for projects whose investors have not yet obtained the land use right certificates);
+ Written agreements on the ground clearance and compensation, the overall plan on re-settlement (for projects requiring the re-settlement);
+ Agreements, contracts, treaties and other documents on related matters.
2.4. The projects to be-evaluated contents and evaluation reports:
a/ The projects to be-evaluated contents shall comply with the provisions in Article 27 of Decree No. 52/CP;
b/ For the contents of evaluation reports to be made by the evaluating agencies, refer to the appendix to this Circular (not printed herein).
2.5. Evaluation of projects before making investment decision:
a/ General provisions on the evaluation of projects:
The persons competent to make investment decisions shall use their attached professional agencies qualified to evaluate projects and may invite the professional agencies of other related ministries and/or branches, consulting organizations or qualified specialists to participate in evaluating projects. The evaluating agencies, consulting organizations and consultants must be agencies and individuals that have not participated in elaborating the projects.
Consulting organizations must satisfy all conditions and qualifications prescribed by the Ministry of Construction and bear responsibility before law as well as the investors for the contents committed in the contracts, especially for economic-technical contents identified in the consultancy products, and bear responsibility for consequences caused by erroneous conclusions in their evaluation reports.
b/ Evaluation and approval of investment projects:
- For projects funded with the State budget capital and managed by the ministries, branches, agencies attached to the Government, the financial management agency of the Party Central Committee, or the central bodies of socio-political organizations, the ministers or the agency heads shall assign the attached agencies to act as sole coordinator in organizing the evaluation thereof. The evaluating agencies shall have to gather the opinions of the concerned agencies and units on the to be-evaluated contents, sum up such opinions and report them to the ministers or agency heads for investment decision or authorization of investment decision according to regulations.
- For projects funded with the State budget capital and managed by the provincial-level authorities, the provincial-level Peoples Committees shall assign the provincial/municipal Planning and Investment Services to act as sole coordinator in organizing the evaluation thereof. The provincial/municipal Planning and Investment Services shall have to solicit the opinions of the provincial/municipal Finance Service, the Construction Service (for investment projects involving construction) and the concerned agencies on the to be-evaluated contents, sum up such opinions and report them to the provincial Peoples Committee presidents for decision or authorization of investment decision according to regulations.
- For State enterprises projects funded with the State development investment credit capital, the State-guaranteed credit capital, the development investment capital of enterprises and other sources of capital, they shall be evaluated as follows:
+ For investment projects of the enterprises under the State corporations, the chairmen of the Managing Boards of the State corporations shall organize the evaluation thereof and approve or authorize the enterprises to do so (for group-B and group-C projects).
+ For investment projects whose investors are the State corporations themselves, the chairmen of the Managing Boards of the State corporations shall organize the evaluation thereof and give approval.
+ For investment projects of independent enterprises (not belonging to any corporations), the chairmen of the Managing Boards of the enterprises shall organize the evaluation thereof and approve them (for enterprises having the Managing Boards) or the general directors or directors of the enterprises shall organize the evaluation thereof and give approval (for enterprises having no Managing Board).
- For investment projects of the district- or commune-level authorities they must make investment reports and be approved according to the provisions at Point e, Clause 4, Article 1 of Decree No. 07/CP.
2.6. The time limit for evaluation of feasibility study reports shall comply with the provisions in Article 29 of Decree No. 52/CP.
3. Some other provisions on dossiers of verification, evaluation of investment projects
The provisions in Article 24 of Decree No. 52/CP on major contents of feasibility study reports and in Article 27 of Decree No. 52/CP on the to be-evaluated contents of investment projects shall apply to projects of all types. In order to suit each economic-technical branch, on the basis of the general provisions in Articles 24 and 27 above, the branch-managing ministries should draft specific guidance on the contents of feasibility study reports and the to be-evaluated contents of projects suitable to their respective branches requirements and seek the Planning and Investment Ministrys agreement thereon before promulgating them in July 2003.
IV. AMENDING AND SUPPLEMENTING SOME PROVISIONS ON PROJECT EVALUATION DOSSIERS, INVESTMENT REPORTS AND TOTAL INVESTMENT AMOUNTS
4.1. Amending the provisions on dossiers of application for evaluation of pre-feasibility study reports and dossiers of application for evaluation of feasibility study reports:
The provisions on the dossiers submitted to the Prime Minister for approval of pre-feasibility study reports, investment permission and the dossiers of evaluation of feasibility study reports in this Circular shall supersede those on the dossiers of application for evaluation of pre-feasibility study reports and dossiers of application for evaluation of feasibility study reports in Section II of the Planning and Investment Ministrys Circular No. 06/1999/TT-BKH of November 24, 1999 guiding the contents of total investment amounts, dossiers of evaluation of investment projects and investment reports (hereinafter called Circular No. 06/1999/TT-BKH for short) and in Section II of the Planning and Investment Ministrys Circular No. 07/2000/TT-BKH of July 3, 2000 guiding the amendments and supplements to some contents of Circular No. 06/1999/TT-BKH (hereinafter called Circular No. 07/2000/TT-BKH for short).
4.2. Amending the provisions on the elaboration of investment reports:
Point 3.1, Section III (on investment projects which only require the elaboration of investment reports) in the Planning and Investment Ministrys Circular No. 11/2000/TT-BKH of September 11, 2000 guiding the amendments and supplements to some contents of the Planning and Investment Ministrys Circular No. 06/1999/TT-BKH of November 24, 1999 is hereby amended to suit the provisions of Decree No. 07/CP as follows:
Investment projects which only require the elaboration of investment reports include:
- Projects with small investment capital (under VND three billion), repair or maintenance projects funded with non-business capital;
- Small-scale social infrastructure projects (group-C projects defined in Section 4, Part III of the investment projects classification appendix to the Regulation on Investment and Construction Management, promulgated together with Decree No. 12/CP) funded with budget capital (for non-business purposes) in line with the socio-economic development planning and plans, for which competent authorities have decided on the investment undertakings.
- For investment projects for procurement of single machines or equipment, the Ministry of Planning and Investment shall give further guidance after consulting with the concerned ministries.
4.3. Amending and supplementing total investment amounts:
1. Expenses for bidding preparation specified in the Planning and Investment Ministrys Circular No. 07/2000/TT-BKH of July 3, 2000 are amended and supplemented as follows:
- Expenses for bidding preparation:
+ Expenses for elaborating pre-qualification-inviting dossiers, organizing pre-qualification and appraising pre-qualification dossiers;
+ Expenses for making bidding dossiers;
+ Expenses for bidding notification according to law provisions.
2. To supplement total investment amounts specified at Point 1.2 of the Planning and Investment Ministrys Circular No. 06/1999/TT-BKH of November 24, 1999 as follows:
- To add to Point b (capital for project implementation preparation) an expense item for elaborating and evaluating environmental impact assessment reports.
- To add Item m. Expense for monitoring and evaluating projects, and rename the existing Item m: Expenses for evaluating and approving final settlement Item n.
This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. Should any problems arise in the course of implementation, the ministries, branches, localities and concerned units are requested to send their opinions thereon to the Ministry of Planning and Investment for timely consideration, supplementation for finalization.
| MINISTER OF PLANNING AND INVESTMENT |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây