Thông tư 03/2008/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng

thuộc tính Thông tư 03/2008/TT-NHNN

Thông tư 03/2008/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2008/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Đồng Tiến
Ngày ban hành:11/04/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối - Ngày 11/4/2008, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 03/2008/TT-NHNN hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng. Theo đó, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng để được xem xét, xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước phải kinh doanh có lãi năm liền kề năm đăng ký hoạt động này. Nếu cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế phải kinh doanh có lãi trong 3 năm gần nhất… Trước khi thực hiện cung ứng dịch vụ ngoại hối, tổ chức tín dụng phải xây dựng quy trình giao dịch, các biện pháp quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ chặt chẽ. Quy trình giao dịch phải thể hiện rõ nội dung và các bước thực hiện giao dịch, có phân công cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của các cấp trong việc thực hiện giao dịch; có phân cấp cụ thể đối với hạn mức giao dịch, hạn mức lỗ (nếu có), đảm bảo kiểm soát kép trong quy trình giao dịch. Cán bộ quản lý, giám sát giao dịch không được trực tiếp thực hiện giao dịch. Các giao dịch phải được kiểm soát theo quy định hiện hành về kiểm tra, kiểm soát nội bộ… Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư03/2008/TT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
___________

Số: 03/2008/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2008

 

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng

________________________

 

Ngày 28/12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 160/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối (Nghị định số 160/2006/NĐ-CP). Căn cứ vào Chương VI của Nghị định số 160/2006/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) hướng dẫn cụ thể như sau:

 

Chương 1.

PHẠM VI CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI

 

Mục 1. CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG

1. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đủ điều kiện, các ngân hàng được cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước cho khách hàng trong phạm vi dưới đây:

a) Cung cấp các giao dịch hối đoái dưới hình thức giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn, hợp đồng tương lai và các giao dịch hối đoái khác theo thông lệ quốc tế;

b) Huy động vốn, cho vay và bảo lãnh bằng ngoại tệ dưới các hình thức theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

c) Phát hành, đại lý phát hành thẻ quốc tế;

d) Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thành toán (trong nước và quốc tế); nhận và chi, trả ngoại tệ;

đ) Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá bằng ngoại tệ;

e) Ủy nhiệm cho tổ chức tín dụng khác và tổ chức kinh tế làm đại lý cung ứng một số dịch vụ ngoại hối, bao gồm dịch vụ đổi ngoại tệ, dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ và các dịch vụ khác;

g) Cung cấp các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản bằng ngoại hối;

h) Cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư bằng ngoại hối (mua, bán, sáp nhập, bảo lãnh và làm đại lý phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ…);

i) Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối;

k) Thực hiện các hoạt động ngoại hối khác theo thông lệ quốc tế và phù hợp với pháp luật Việt Nam.

2. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, các ngân hàng được cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế cho khách hàng trong phạm vi dưới đây:

a) Cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế;

b) Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại hối và vàng trên thị trường nước ngoài;

c) Tham gia các thị trường tiền tệ, thị trường phát sinh ở nước ngoài;

d) Cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản tài chính của khách hàng ở nước ngoài;

đ) Cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư (tư vấn tài chính, mua, bán, sáp nhập, bảo lãnh, đồng tài trợ ..) trên thị trường quốc tế.

Mục 2. CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHI NGÂN HÀNG

3. Sau khi đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký hoạt động, các công ty tài chính được cung ứng một số hoặc toàn bộ các dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế dưới đây:

3.1. Cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước:

a) Cung cấp các giao dịch hối đoái dưới hình thức giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn và các giao dịch hối đoái khác phù hợp với thông lệ quốc tế;

b) Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên bằng ngoại tệ; phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; vay vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;

c) Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng ngoại tệ; chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; bảo lãnh tín dụng bằng ngoại tệ;

d) Cung cấp các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản bằng ngoại hối;

đ) Nhận và chi, trả ngoại tệ; ủy nhiệm cho các tổ chức kinh tế làm đại lý đổi ngoại tệ, đại lý chi, trả ngoại tệ;

e) Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối.

3.2. Cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế:

a) Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại hối và vàng trên thị trường nước ngoài;

b) Tham gia các thị trường tiền tệ, thị trường phái sinh ngoại hối ở nước ngoài.

c) Cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản tài chính của khách hàng ở nước ngoài.

4. Sau khi đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký hoạt động, các công ty cho thuê tài chính được cung ứng một số hoặc toàn bộ các dịch vụ ngoại hối trong nước dưới đây:

a) Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên bằng ngoại tệ; phát hành trái phiếu, giấy tờ có bằng ngoại tệ; vay vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;

b) Cho thuê tài chính bằng ngoại tệ;

c) Bảo lãnh tín dụng bằng ngoại tệ;

d) Thực hiện các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản bằng ngoại tệ;

đ) Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối.

5. Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước.

 

Chương 2.

ĐIỀU KIỆN CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI

 

Mục 1. ĐIỀU KIỆN CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG

6. Điều kiện để các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước xem xét, xác nhận đủ điều kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước:

a) Có phương án hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước được Đại hội cổ đông (trường hợp đang xin phép thành lập) hoặc Hội đồng quản trị thông qua, trong đó xác định rõ nội dung, phương thức hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa rủi ro;

b) Có trang thiết bị và điều kiện vật chất đáp ứng được yêu cầu thực hiện các dịch vụ ngoại hối trong nước;

c) Có đủ cán bộ am hiểu về hoạt động ngoại hối, được đào tạo về nghiệp vụ ngoại hối và quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối.

7. Điều kiện để các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước xem xét, xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế:

a) Có phương án hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế được Đại hội cổ đông (trường hợp đang xin phép thành lập) hoặc Hội đồng Quản trị thông qua, trong đó xác định rõ các nội dung, phương thức hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa rủi ro;

b) Có trang thiết bị và điều kiện vật chất đáp ứng được yêu cầu cung ứng các dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế;

c) Đủ cán bộ có năng lực và am hiểu nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế;

d) Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ được thiết lập và thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước;

đ) Tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động và trong việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng; không vi phạm các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối trong thời gian một năm đến thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét đủ điều kiện;

e) Kinh doanh có lãi trong năm liền kề năm đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế.

Mục 2. ĐIỀU KIỆN CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHI NGÂN HÀNG

8. Điều kiện để các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước xem xét, xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước:

a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, khoản 6 Thông tư này;

b) Kinh doanh có lãi trong năm liền kề năm đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước.

9. Điều kiện để các công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước xem xét, xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế:

a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 7 Thông tư này;

b) Kinh doanh có lãi trong ba năm gần nhất.

 

Chương 3.

HỒ SƠ, THỦ TỤC XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN, XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI

 

Mục 1. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN, XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG

10. Hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước bao gồm:

a) Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối (theo mẫu tại Phụ lục 1);

b) Phương án hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước, trong đó xác định rõ nội dung, phương thức hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa rủi ro được Đại hội cổ đông (trường hợp đang xin phép thành lập) hoặc Hội đồng quản trị thông qua; Biên bản và Nghị quyết họp Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông (đối với trường hợp đang xin phép thành lập) thông qua phương án hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối;

c) Văn bản tóm tắt về tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất để thực hiện cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giấy tờ chứng minh đã đủ điều kiện về trang thiết bị và cơ sở vật chất. Trường hợp không có giấy tờ chứng minh về trang thiết bị và cơ sở vật chất thì phải có cam kết của Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc người được chủ quyền) về việc đã đáp ứng đủ điều kiện về trang thiết bị và cơ sở vật chất;

d) Văn bằng, chứng chỉ và thông tin về trình độ, năng lực và khả năng về nhân sự của đội ngũ điều hành và thực hiện các nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngoại hối.

11. Hồ sơ đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế bao gồm:

a) Đơn đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối (theo mẫu tại Phụ lục 1);

b) Các giấy tờ quy định từ điểm b, c, d khoản 10 Thông tư này với nội dung tương ứng với các dịch vụ ngoại hối cung ứng trên thị trường quốc tế (không bao gồm các giấy tờ của trường hợp đang xin thành lập ngân hàng);

c) Báo cáo tài chính năm liền kề năm đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập;

d) Báo cáo tình hình hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trong nước, trong đó khẳng định việc không vi phạm các quy định về quản lý ngoại hối.

Mục 2. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHI NGÂN HÀNG

12. Hồ sơ đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước bao gồm:

a) Đơn đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối (theo mẫu tại Phụ lục 1);

b) Các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d khoản 10 Thông tư này;

c) Báo cáo tài chính năm liền kề năm đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập.

13. Hồ sơ đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của công ty tài chính trên thị trường quốc tế bao gồm:

a) Đơn đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối (theo mẫu tại Phụ lục 1);

b) Các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d khoản 11 Thông tư này;

c) Báo cáo tài chính ba năm liền kề năm đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập.

Mục 3. THỦ TỤC XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN, XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI

14. Tổ chức tín dụng có nhu cầu cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước, thị trường quốc tế phải gửi hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng) để được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện, Giấy xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối. Các văn bản, giấy tờ trong bộ hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao do người có thẩm quyền của tổ chức tín dụng xác nhận và cam kết chịu trách nhiệm về văn bản đó. Trường hợp bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt được chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.

15. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện, Giấy xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2) hoặc từ chối cấp Giấy xác nhận. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.

16. Tổ chức tín dụng có thể đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện hoặc Giấy xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối đối với một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ ngoại hối. Khi có nhu cầu bổ sung, sửa đổi các nội dung cung ứng dịch vụ ngoại hối, tổ chức tín dụng phải đề nghị bổ sung, sửa đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện hoặc Giấy xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối.

Việc đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế không được thực hiện trước việc đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước.

17. Hoạt động kinh doanh vàng trên thị trường quốc tế thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

18. Các tổ chức tín dụng là ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh và tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại giấy phép thành lập và hoạt động. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

 

Chương 4.

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHI HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI

 

19. Tổ chức tín dụng sau khi được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện, Giấy xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối phải duy trì các điều kiện để cung ứng dịch vụ ngoại hối. Trường hợp sau khi đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện, Giấy xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối mà không tiếp tục duy trì được các điều kiện quy định tại Thông tư này, tổ chức tín dụng phải tạm ngừng nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngoại hối được phép và báo cáo Ngân hàng Nhà nước trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày không còn đủ điều kiện.

20. Khi thực hiện cung ứng dịch vụ ngoại hối, tổ chức tín dụng phải tuân thủ đúng các nội dung ghi trong Giấy xác nhận đủ điều kiện, Giấy xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối, các quy định tại Mục 3 chương VI của Nghị định số 160/2006/NĐ-CP, các quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

21. Tổ chức tín dụng được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối phải chấp hành quy định về trạng thái ngoại ngoại hối và các quy định về đảm bảo an toàn khác trong hoạt động kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

22. Trước khi thực hiện cung ứng dịch vụ ngoại hối, tổ chức tín dụng phải xây dựng quy trình giao dịch, các biện pháp quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ chặt chẽ. Quy trình giao dịch phải thể hiện rõ nội dung và các bước thực hiện giao dịch, có phân công cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của các cấp trong việc thực hiện giao dịch; có phân cấp cụ thể đối với hạn mức giao dịch, hạn mức lỗ (nếu có), đảm bảo việc kiểm soát kép trong quy trình giao dịch. Cán bộ quản lý, giám sát giao dịch không được trực tiếp thực hiện giao dịch. Các giao dịch phải được kiểm soát theo quy định hiện hành về kiểm tra, kiểm soát nội bộ;

23. Tổ chức tín dụng phải mô tả chi tiết các dịch vụ cung ứng có thể phát sinh rủi ro cho khách hàng.

24. Tổ chức tín dụng được phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối phải niêm yết tỷ giá mua, tỷ giá bán ngoại tệ và thực hiện việc mua, bán ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

25. Tổ chức tín dụng được phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối khi thực hiện các giao dịch ngoại hối cho khách hàng có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, lưu trữ các giấy tờ và các chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

26. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ và định kỳ kiểm tra hoạt động của các đại lý do mình ủy nhiệm trong việc chấp hành các quy định trong Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

27. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm báo cáo về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.

28. Tổ chức tín dụng phải xây dựng quy định về phân cấp ủy quyền trong nội bộ hệ thống nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối.

 

Chương 5.

ĐÌNH CHỈ, THU HỒI GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN, GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI

 

29. Ngân hàng Nhà nước sẽ đình chỉ, thu hồi hoặc hủy bỏ một số nội dung trong Giấy xác nhận đủ điều kiện, Giấy xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong các trường hợp sau đây:

a) Bị Ngân hàng Nhà nước đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;

b) Có chứng cứ hồ sơ xin cấp giấy xác nhận có những thông tin cố ý làm sai sự thật;

c) Giấy phép thành lập và hoạt động bị thu hồi hoặc hết hiệu lực;

d) Chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản;

đ) Tự nguyện chấm dứt hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối;

e) Chuyển đổi chức năng, ngành nghề kinh doanh;

g) Thay đổi một phần hoặc toàn bộ các nội dung đã đăng ký mà không thông báo cho Ngân hàng Nhà nước;

h) Không còn đáp ứng đủ các điều kiện để cung ứng các dịch vụ ngoại hối về trang thiết bị, điều kiện vật chất và đội ngũ cán bộ theo quy định.

 

Chương 6.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

30. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế quy định tại Phần thứ năm Thông tư số 01/1999/TT-NHNN ngày 16/4/1999 hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.

31. Các tổ chức tín dụng đã được cấp Giấy phép hoạt động ngoại hối trước ngày Thông tư này có hiệu lực phải đề nghị Ngân hàng Nhà nước chuyển đổi từ Giấy phép hoạt động ngoại hối sang Giấy xác nhận đủ điều kiện, Giấy xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối. Thời hạn để các tổ chức tín dụng thực hiện chuyển đổi là 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

32. Định kỳ hay đột xuất, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn kiểm tra tình hình tuân thủ các điều kiện và chấp hành các quy định tại Thông tư này.

33. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Tòa án, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các TCTD được phép hoạt động ngoại hối;
- Công báo;
- Lưu VP, Vụ PC, Vụ QLNH.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Đồng Tiến

 

 

Phụ lục 1

TÊN TCTD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________

.....…, ngày ……. tháng …. năm …….

 

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN

(HOẶC ĐƠN ĐĂNG KÝ)

HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI

 

 

Kính gửi:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 
(Vụ Các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi NH)
- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh ….

 

Tên tổ chức tín dụng:

Trụ sở tại:

Số điện thoại:                            Số Fax:

Giấy phép thành lập số:                                                  Cấp ngày

Cơ quan cấp:

Chúng tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đủ điều kiện (hoặc xác nhận đã đăng ký) hoạt động cung ứng các dịch vụ ngoại hối sau:

1.

2.

3.

...

Chúng tôi xin cam kết:

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác của các hồ sơ kèm theo.

- Đảm bảo đã đủ các điều kiện để cung ứng các dịch vụ ngoại hối đăng ký nêu trên và tiếp tục duy trì các điều kiện này theo quy định của NHNN VN và quy định của Pháp luật có liên quan.

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành của Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối.

 

 Hồ sơ gửi kèm:

1.

2.

3. ......

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
(Ký tên & đóng dấu)

 

 

Phụ lục 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

____________

Số:…………../NHNN-CNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

___________________

Hà Nội, ngày... tháng... năm....

 

 

GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN

(HOẶC GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ)

HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI

 

Sau khi xem xét hồ sơ xin xác nhận đủ điều kiện (hoặc đăng ký) hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của (tên TCTD), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận (tên TCTD) đã đủ điều kiện (hoặc đăng ký) hoạt động cung ứng các dịch vụ ngoại hối sau:

1.

2.

3.

......

(Tên TCTD) có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành của Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối.

 

Nơi nhận:

- TCTD

- Vụ QLNH;

- Chi nhánh NHNN tỉnh (TP) nơi TCTD đặt trụ sở;

- Lưu VP, CNH.

THỐNG ĐỐC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem bản dịch TTXVN.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Công báo tiếng Anh
Circular 03/2008/TT-NHNN PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe