Thông tư 02/2012/TT-NHNN về giao dịch hối đoái

thuộc tính Thông tư 02/2012/TT-NHNN

Thông tư 02/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:02/2012/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Đồng Tiến
Ngày ban hành:27/02/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------------

Số: 02/2012/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2012

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI GIỮA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) hướng dẫn các nội dung liên quan đến giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được phép hoạt động ngoại hối.
2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2. Hoạt động của Ngân hàng nhà nước trên thị trường ngoại tệ Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án can thiệp trên thị trường ngoại tệ Việt Nam và giao dịch hối đoái với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Giao dịch hối đoái là giao dịch liên quan đến việc mua, bán, hoán đổi ngoại tệ và các loại hình giao dịch khác trên thị trường ngoại tệ Việt Nam.
2. Giao dịch hối đoái giao ngay (sau đây gọi là giao dịch giao ngay) là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và thanh toán trong vòng 02 (hai) ngày làm việc tiếp theo.
3. Giao dịch hối đoái kỳ hạn (sau đây gọi là giao dịch kỳ hạn) là giao dịch hai bên cam kết mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai.
4. Giao dịch hối đoái hoán đổi (sau đây gọi là giao dịch hoán đổi) là giao dịch bao gồm việc mua bán và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch) với cùng một đối tác, trong đó một giao dịch có thời hạn thanh toán giao ngay và một giao dịch có thời hạn thanh toán xác định trong tương lai và tỷ giá của hai giao dịch được xác định đồng thời tại thời điểm xác nhận giao dịch giao ngay.
5. Quy chế giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Là các văn bản do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành, trong đó hướng dẫn, quy định cụ thể về hoạt động giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước hoặc các văn bản quy định về hoạt động giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong đó có hướng dẫn giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước.
6. Hướng dẫn thanh toán chuẩn: Là các chỉ dẫn thanh toán xác định cho các giao dịch hối đoái được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, trong đó xác định rõ tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong các giao dịch hối đoái phát sinh.
Điều 4. Điều kiện thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
2. Là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động, kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường ngoại tệ Việt Nam.
3. Là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hệ thống máy móc, thiết bị và phương tiện giao dịch hối đoái như hệ thống Reuters hoặc các phương tiện giao dịch khác được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trong từng thời kỳ.
Điều 5. Đại diện giao dịch
Ngân hàng Nhà nước giao dịch hối đoái với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông qua trụ sở chính hoặc một đơn vị được ủy quyền đại diện cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài dựa trên nhu cầu tổng hợp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp một ngân hàng nước ngoài có hai hay nhiều chi nhánh hoạt động tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chỉ giao dịch với một chi nhánh đại diện cho các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam dựa trên nhu cầu tổng hợp của các chi nhánh. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký đại diện giao dịch với Ngân hàng Nhà nước trong Giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước.
Điều 6. Hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái
Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng các điều kiện tại Điều 4 của Thông tư này có nhu cầu tham gia giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch). Hồ sơ bao gồm:
1. Giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 1 (đính kèm).
2. Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (bản sao được chứng thực).
3. Các văn bản chứng minh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động, kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước do Ngân hàng Nhà nước cấp (bản sao được chứng thực).
4. Quy chế giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
5. Hướng dẫn thanh toán chuẩn theo mẫu tại Phụ lục 3 (đính kèm).
6. Các văn bản chứng minh về hệ thống máy móc, thiết bị và phương tiện giao dịch hối đoái.
Điều 7. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo bằng văn bản đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc chấp thuận, bổ sung hồ sơ hoặc không chấp thuận thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (nêu rõ lý do không chấp thuận).
Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi hoặc bổ sung, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ và gửi đến Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Điều 8. Hủy quan hệ giao dịch hối đoái
Ngân hàng Nhà nước hủy quan hệ giao dịch hối đoái với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong các trường hợp sau:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật các tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đáp ứng các điều kiện để thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 của Thông tư này.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử lý vi phạm theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 của Thông tư này.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 9. Cặp đồng tiền giao dịch
Cặp đồng tiền giao dịch trong các giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là Đôla Mỹ với Đồng Việt Nam hoặc cặp đồng tiền khác cho Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Điều 10. Loại hình giao dịch
Loại hình giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng nhà nước và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi và các loại hình giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Điều 11. Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi
Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi do Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận trong phạm vi từ 03 (ba) đến 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày.
Điều 12. Phương tiện giao dịch
Phương tiện giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là qua Reuters, điện thoại hoặc các phương tiện giao dịch khác được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trong từng thời kỳ. Trong trường hợp giao dịch hối đoái được thực hiện qua điện thoại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có máy ghi âm đảm bảo ghi âm các giao dịch và lưu trữ để sử dụng khi cần thiết.
Điều 13. Tỷ giá
1. Tỷ giá giao dịch hối đoái giữa Đôla Mỹ và Đồng Việt Nam được xác định theo các quy định về tỷ giá và chế độ tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
2. Tỷ giá giao dịch hối đoái giữa các ngoại tệ chuyển đổi khác (không phải là Đôla Mỹ) với Đồng Việt Nam được xác định dựa trên tỷ giá tính chéo của tỷ giá Đôla Mỹ với Đồng Việt Nam và tỷ giá Đôla Mỹ với các ngoại tệ khác trên thị trường quốc tế tại ngày giao dịch.
Điều 14. Nguyên tắc giao dịch
1. Trong quá trình giao dịch hối đoái, các giao dịch viên phải sử dụng ngôn ngữ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Ngôn ngữ sử dụng phải rõ ràng, tránh gây ra sự hiểu nhầm giữa hai bên.
2. Giao dịch hối đoái trên các phương tiện giao dịch được coi là cam kết không thay đổi trừ khi hai bên giao dịch đạt được thỏa thuận sửa đổi hoặc hủy bỏ giao dịch.
Điều 15. Thời gian giao dịch
Thời gian giao dịch hối đoái chính thức của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo giờ làm việc của Ngân hàng Nhà nước các ngày làm việc trong tuần.
Trường hợp phát sinh các giao dịch hối đoái ngoài thời gian giao dịch chính thức, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng quy trình, quy định quản lý các giao dịch đảm bảo quản lý rủi ro.
Điều 16. Quy trình giao dịch
Quy trình giao dịch đối với từng loại hình giao dịch hối đoái sẽ được Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) hướng dẫn theo mục tiêu chính sách can thiệp trong từng thời kỳ trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước, mạng Reuters hoặc các phương tiện khác.
Điều 17. Xác nhận giao dịch
Sau khi giao dịch hối đoái được hai bên thống nhất, xác nhận giao dịch phải được gửi qua SWIFT hoặc các phương tiện khác được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận. Trường hợp xác nhận giao dịch bằng fax, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch, bản gốc do người có thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký phải được gửi đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch).
Điều 18. Thanh toán giao dịch
1. Thanh toán cho các giao dịch hối đoái phải được thực hiện theo Hướng dẫn thanh toán chuẩn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký với Ngân hàng Nhà nước nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình thanh toán.
2. Thời hạn thanh toán:
a) Giao dịch giao ngay: Thời hạn thanh toán tối đa là 02 (hai) ngày làm việc sau ngày giao dịch.
b) Giao dịch kỳ hạn: Thời hạn thanh toán tối thiểu là 03 (ba) ngày làm việc sau ngày giao dịch và do hai bên thỏa thuận.
c) Giao dịch hoán đổi: Thời hạn thanh toán giao ngay tối đa là 02 (hai) ngày làm việc sau ngày giao dịch; thời hạn thanh toán của kỳ hạn xác định trong tương lai là thời hạn theo thỏa thuận giữa hai bên theo các quy định hiện hành.
d) Các loại hình giao dịch hối đoái khác: Thời hạn thanh toán tuân theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
đ) Trong trường hợp ngày thanh toán trùng vào các ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì ngày thanh toán được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
3. Trong trường hợp thanh toán chậm so với thỏa thuận giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bên thanh toán chậm sẽ chịu mức phạt như sau:
a) Nếu bằng ngoại tệ, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất Libor 01 tuần của đồng tiền thanh toán tại ngày phát sinh thanh toán chậm tính trên số tiền và số ngày chậm trả.
b) Nếu bằng Đồng Việt Nam, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm phát sinh thanh toán chậm tính trên số tiền và số ngày chậm trả.
Chương 3.
CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 19. Chế độ thông tin báo cáo
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tình hình giao dịch hối đoái với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo Phụ lục 2 (đính kèm) chậm nhất vào 14 giờ các ngày làm việc trong tuần.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) trước thời điểm có hiệu lực đối với các thay đổi bao gồm: thay đổi đại diện giao dịch, thay đổi tên giao dịch, địa điểm đặt trụ sở chính hoặc địa điểm đặt trụ sở giao dịch, mã giao dịch trên các phương tiện giao dịch, hướng dẫn thanh toán chuẩn, danh sách những người có thẩm quyền ký đại diện cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với các văn bản liên quan đến giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước, danh sách giao dịch viên và các thay đổi liên quan khác.
3. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể, phá sản:
a) Tổ chức tín dụng có quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể, phá sản chịu trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể, phá sản của tổ chức tín dụng.
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền của nước nơi ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính quyết định về việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi Giấy phép, đình chỉ hoạt động.
Điều 20. Xử lý vi phạm
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp xử lý sau đây:
1. Cảnh cáo khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm 03 lần các trường hợp sau:
a) Gửi báo cáo không đúng thời hạn quy định.
b) Không gửi báo cáo.
c) Gửi báo cáo không trung thực theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 19 Thông tư này.
2. Tạm ngừng giao dịch từ 01 đến 03 tháng trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận được thông báo cảnh cáo từ 03 lần trở lên.
b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 19 Thông tư này.
c) Tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt và hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối bị thu hẹp hoặc đình chỉ.
3. Hủy quan hệ giao dịch hối đoái khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có những vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo kết luận, thông báo của Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
4. Xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng hoặc các hình thức xử phạt khác theo quy định hiện hành.
Chương 4.
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC ĐƠN VỊ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Điều 21. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm về:
a) Tính xác thực đối với thẩm quyền của các cán bộ liên quan trong các giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước.
b) Tính đầy đủ, chính xác, hợp lệ, và chấp hành đúng thời gian yêu cầu đối với các văn bản, hồ sơ gửi đến Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Nhà nước về những thông tin không được cập nhật tại Điều 19 Thông tư này.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định hiện hành về hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối và phải bảo đảm:
a) Có đội ngũ cán bộ thông thạo nghiệp vụ giao dịch hối đoái.
b) Có quy trình, hệ thống quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ chặt chẽ, đảm bảo quản lý các hoạt động giao dịch hối đoái.
c) Chấp hành quy định về trạng thái ngoại hối và các quy định về đảm bảo an toàn khác trong hoạt động kinh doanh ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 22. Sở Giao dịch
1. Nhận hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; xem xét và trả lời tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc chấp thuận hay không chấp thuận việc thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái.
2. Công bố tỷ giá tham khảo và chào tỷ giá mua, bán trong các giao dịch hối đoái đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định về tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
3. Hướng dẫn quy trình và thực hiện giao dịch đối với các loại hình giao dịch hối đoái.
4. Tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đồng thời gửi các đơn vị liên quan của Ngân hàng Nhà nước tình hình giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước và giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo định kỳ.
5. Theo dõi và thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 20 Thông tư này.
6. Thông báo và cập nhật cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về danh sách tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái.
Điều 23. Vụ Quản lý ngoại hối
1. Phối hợp với Sở Giao dịch, xây dựng và thực hiện phương án can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
2. Xác nhận trạng thái ngoại hối của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhu cầu giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước gửi Sở Giao dịch trước 15 giờ 30 ngày phát sinh nhu cầu giao dịch hối đoái theo các phương án can thiệp thị trường.
3. Thông báo cho Sở Giao dịch nước tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và chính sách tỷ giá, phương án can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
4. Phối hợp với Sở Giao dịch trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến giao dịch hối đoái của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 24. Vụ Chính sách tiền tệ
Vụ Chính sách tiền tệ phối hợp với Sở Giao dịch hướng dẫn thực hiện giao dịch hoán đổi và các nghiệp vụ giao dịch hối đoái khác phát sinh.
Điều 25. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thông báo kịp thời cho Sở Giao dịch trong các trường hợp sau:
1. Phát hiện và xử lý các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm các quy định tại Thông tư này và các vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động ngoại hối.
2. Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt tổ chức tín dụng có quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
3. Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật các tổ chức tín dụng, Giấy xác nhận đủ điều kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối, Giấy xác nhận đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối hoặc các văn bản khác liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước.
4. Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản về việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể, phá sản đối với các tổ chức tín dụng có quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12 tháng 4 năm 2012, thay thế các quy định liên quan đến giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 101/1999/QĐ-NHNN13 ngày 26/3/1999.
Điều 27. Quy định chuyển tiếp
Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước công nhận là thành viên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tiếp tục thực hiện giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước theo các quy định tại Thông tư này, không phải làm thủ tục đăng ký lại với Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên phải cập nhật hồ sơ theo các quy định tại Điều 6 Thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 28. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Giám đốc Sở Giao dịch, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
- Như Điều 28
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu VP, SDG, PC.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Đồng Tiến

PHỤ LỤC 1

Tên Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
-------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------

…….., ngày … tháng … năm ….

GIẤY ĐĂNG KÝ THIẾT LẬP QUAN HỆ
GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Sở Giao dịch NHNN)

Tên Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

Trụ sở chính (hoặc Đại diện giao dịch được ủy quyền):

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

Code giao dịch (nếu có):

Tài khoản bằng ngoại tệ

Mở tại Ngân hàng:

Số tài khoản:

Code SWIFT:

Tài khoản bằng Đồng Việt Nam:

Mở tại ngân hàng:

Số tài khoản:

Code Citad:

Giấy phép hoạt động ngoại hối số …………..                  ngày

Giấy phép mở tài khoản ở nước ngoài số …………        ngày

Căn cứ Thông tư số …./2012/TT-NHNN ngày …………. của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, (Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) xin đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Tên TCTD) đăng ký danh sách những người có thẩm quyền trong giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước như sau:

Họ và tên

Chức vụ

Mẫu chữ ký

I. Cán bộ giao dịch thị trường

 

 

1. ………..

 

 

2. ………

 

 

…………..

 

 

II. Cán bộ có thẩm quyền ký xác nhận giao dịch

 

 

1. ………..

 

 

2. ………

 

 

…………..

 

 

(Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) …….. cam kết chấp hành đúng các quy định trong Thông tư số ……../2012/TT-NHNN ngày ………………… của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

 

CHỦ TỊCH HĐQT/HĐTV
/TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)
(Hoặc người được ủy quyền)
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 2

TÊN TCTD, CN
NHNN

Số điện thoại:

Ngày    tháng     năm

 

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI VỚI CÁC TCTD

 

 

Kính gửi: Sở Giao dịch - Ngân hàng Nhà nước

Fax: 04 38243686

I/ Tỷ giá USD/VNĐ (ngày báo cáo):

Tỷ giá mua - bán ngày    /     /           của TCTD niêm yết ở mức:

II/ Doanh số ngoại tệ giao dịch của TCTD ngày         /           /          (ngày hôm trước):

1. Giao dịch USD/VND

Giao dịch

DOANH SỐ MUA

DOANH SỐ BÁN

Số lượng

Tỷ giá

Đối tác

Số ngày

Số lượng

Tỷ giá

Đối tác

Số ngày

I/ Giao dịch giao ngay

 

 

 

 

 

 

 

 

II/ Giao dịch kỳ hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

III/ Giao dịch hoán đổi

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng lượng giao dịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Giao dịch ngoại tệ khác

Giao dịch

DOANH SỐ MUA

DOANH SỐ BÁN

Số lượng

Tỷ giá

Đối tác

Số ngày

Số lượng

Tỷ giá

Đối tác

Số ngày

I/ Giao dịch giao ngay

 

 

 

 

 

 

 

 

II/ Giao dịch kỳ hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

III/ Giao dịch hoán đổi

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng lượng giao dịch (đối với từng cặp ngoại tệ)

 

 

 

 

 

 

 

 

III/ Doanh số ngoại tệ giao dịch của TCTD ngày          /          /           (ngày báo cáo):

1. Giao dịch USD/VND

Giao dịch

DOANH SỐ MUA

DOANH SỐ BÁN

 

Số lượng

Tỷ giá

Đối tác

Số ngày

Số lượng

Tỷ giá

Đối tác

Số ngày

I/ Giao dịch giao ngay

 

 

 

 

 

 

 

 

II/ Giao dịch kỳ hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

III/ Giao dịch hoán đổi

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng lượng giao dịch

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Giao dịch ngoại tệ khác

Giao dịch

DOANH SỐ MUA

DOANH SỐ BÁN

 

Số lượng

Tỷ giá

Đối tác

Số ngày

Số lượng

Tỷ giá

Đối tác

Số ngày

I/ Giao dịch giao ngay

 

 

 

 

 

 

 

 

II/ Giao dịch kỳ hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

III/ Giao dịch hoán đổi

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng lượng giao dịch (đối với từng cặp ngoại tệ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

Kiểm soát
(Ký, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của người có thẩm quyền
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

* Ghi chú:

- Chỉ thống kê giao dịch một lần theo cặp đồng tiền, ví dụ: Mua USD/VND chỉ thống kê vào bên doanh số mua với số lượng nguyên tệ USD, không thống kê vào bên bán VND

- Đối với giao dịch ngoại tệ khác tổng lượng ngoại tệ thống kê theo từng cặp ngoại tệ

- Số liệu về giao dịch trong ngày báo cáo được tính đến trước 14h00

- Số liệu về giao dịch của ngày hôm trước đề nghị ghi chú rõ giao dịch nào phát sinh trước 14h00 của ngày hôm trước.

 

PHỤ LỤC 3

 

Tên Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
-------------------

…….., ngày … tháng … năm ….

 

 

HƯỚNG DẪN THANH TOÁN CHUẨN
CHO CÁC GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

Loại đồng tiền

Hướng dẫn thanh toán

Liên hệ

(tên thanh toán viên và điện thoại liên hệ)

VND

Tại Ngân hàng:

Số tài khoản

Code Citad

 

USD

Tại Ngân hàng:

Số tài khoản:

Code SWIFT:

 

EUR

Tại Ngân hàng:

Số tài khoản:

Code SWIFT:

 

………………

 

 

Ghi chú: Khi có thay đổi nội dung hướng dẫn thanh toán, tổ chức tín dụng phải gửi lại hướng dẫn thanh toán mới theo mẫu này tới NHNN (SGD)

 

 

CHỦ TỊCH HĐQT/HĐTV
/TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)
(Hoặc người được ủy quyền)
(Ký tên, đóng dấu)

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM

------

02/2012/TT-NHNN

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom – Happiness

Hanoi, 27 February 2012

 

 

CIRCULAR

Guiding the foreign exchange transaction between the State Bank of Vietnam and credit institutions, foreign bank s branches

---------------------

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated 16 June 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions No. 47/2010/QH12 dated 16 June 2010;

Pursuant to the Ordinance on Foreign Exchange No.28/2005/PL-UBTVQH dated 13 December 2005 of the National Assembly s Standing Committee;

Pursuant to the Decree No. 160/2006/ND-CP dated 28 December 2006 of the Government providing in details for the implementation of the Ordinance on Foreign Exchange;

Pursuant to the Decree No. 96/2008/ND-CP dated 26 August 2008 of the Government providing for the functions, duties, authorities and organizational structure of State Bank of Vietnam;

The State Bank Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank) hereby provides guidance for the matters relating to foreign exchange transactions between the State Bank and credit institutions, foreign bank’s branches as follows:

Chapter I GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope and subjects of application1.

Governing scope:

This Circular provides guidance on foreign exchange transactions between the State Bank of Vietnam and credit institutions, foreign bank’s branches operating in Vietnam which are authorized to engage in foreign exchange activities.

2. Subjects of application: Credit institutions, foreign bank’s branches having foreign exchange transaction relationship with the State Bank.

Article 2. Operation of the State Bank in Vietnam foreign currency market

The State Bank builds up a plan to intervene in Vietnam foreign currency market and performs foreign exchange transactions with credit institutions, foreign bank’s branches in order to implement the objectives of national monetary policy from time to time.

Article 3. Interpretation

In this Circular, following terms shall be construed as follows:

1. Foreign exchange transaction shall mean a transaction involving the purchase, sale, swap of foreign currency and other types of transactions in Vietnam foreign currency market.

2. Spot foreign exchange transaction (herein after called spot transaction) shall mean a transaction in which two parties buy and sell an amount of  foreign currency at the spot rate at the time of transaction and make payment within 02 (two) following working days.

3. Future foreign exchange transaction (herein after called future transaction) shall mean a transaction in which two parties commit to buy and sell an amount of foreign currency at a rate as determined at time of transaction and the payment shall be made at a certain time in the future.

4. Swap foreign exchange transaction (herein after called swap transaction) shall mean a transaction that involves the purchase and sale of the same amount of foreign currency (only two currencies are used in the transaction) with the same counterpart, in which payment time of one transaction is spot and of the other is determined in the future and the exchange rate of these two transactions is determined at the same time as the time of confirmation of the spot transaction.

5. Regulation on foreign exchange transaction of a credit institution, foreign bank’s branch: shall be documents promulgated by the credit institution, foreign bank’s branch, which provides specific guidance, provisions on foreign exchange activity of the credit institution, foreign bank’s branch with the State Bank or documents providing for the foreign exchange activity of the credit institution, foreign bank’s branch which includes guidance for foreign exchange with the State Bank.

6. Standard payment instruction: shall be payment instructions determined for foreign exchange transactions which are registered with the State Bank by credit institutions, foreign bank’s branches, in which payment account of credit institutions, foreign bank’s branches in arising foreign exchanges is specified.

Article 4. Conditions for establishment of foreign exchange relationship

Credit institutions, foreign bank s branches shall be considered by the State Bank to establish foreign exchange relationship with upon fully meeting the following conditions:

1. To be established and operate under the Law on Credit Institutions

2. To be licensed by the State Bank to operate, trade, supply foreign exchange services in Vietnam foreign currency market.

3. To have machines, equipments, means of foreign exchange transactions such as Reuters system or other means of foreign exchange transaction accepted by the State Bank from time to time.

Article 5. Representative for transaction

The State Bank performs foreign exchange transactions with credit institutions, foreign bank s branches through their head offices or a unit which is authorized to act as their representative basing on the total demand of credit institutions, foreign bank s branches. In case that one foreign bank has 2 or more branches operating in Vietnam, the State Bank shall deal with only one branch which represents for other branches of the foreign bank in Vietnam basing on the total demand of branches. Credit institutions, foreign bank s branches shall register their representative to deal with the State Bank in the Registration Letter for establishment of foreign exchange relationship with the State Bank.

Article 6. Registration file for establishment of foreign exchange relationship

Credit institutions, foreign bank s branches which fully satisfy conditions as provided for in Article 4 of this Circular and has a demand for participating in foreign exchange transaction with the State Bank shall send, directly or via post service, 01 set of Registration file for establishment of foreign exchange relationship to the State Bank (Banking Operation Department). This Registration file shall consist of:

1. An application for establishment of foreign exchange relationship with the State Bank in accordance with the Appendix No.1 (as attached herewith).

2. The Establishment and Operation License of the credit institution or Establishment License of the foreign bank s branch in Vietnam (a certified copy).

3. Documents issued by the State Bank proving that the credit institution, foreign bank s branch is authorized to engage in, to trade and to supply foreign exchange services in the local market (notarized copy).

4. A Regulation on foreign exchange transaction of the credit institution, foreign bank s branch.

5. Standard payment instruction in accordance with the Form in Appendix No.3 (as attached).

6. Documentations for machines, equipments and means of foreign exchange transaction.

Article 7. Receipt and settlement of Registration file for establishment of foreign exchange relationship

Within 07 working days from the receipt of full Registration file for establishment of foreign exchange relationship of credit institutions, foreign bank s branches, the State Bank (Banking Operation Department) shall give a written notice to the credit institutions, foreign bank s branches on approval, supplement to the registration file, disapproval to the establishment of foreign exchange relationship with the credit institution, foreign bank s branch (reason for disapproval to be specified). In the event where the registration file needs to be amended, supplemented, the credit institution, foreign bank s branch shall be required to amend and supplement and send it to the State Bank within 10 working days from receipt of notice.

Article 8. Abrogation of foreign exchange relationship

The State Bank shall abrogate the foreign exchange relationship with a credit institution, foreign bank s branch in following cases:

1. License of the credit institution, foreign bank s branch is revoked as per provisions in paragraph 1, Article 28 of Law on Credit Institutions.

2. The credit institution, foreign bank’s branch that fails to satisfy conditions for establishment of foreign exchange relationship as required in paragraph 2 and paragraph 3, Article 4 of this Article. 3. The credit institution, foreign bank s branch is dealt with for their violation as per provisions in Paragraph 3 Article 20 of this Circular.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 9. Pair of currencies for exchange

Pair of currencies in the foreign exchange transaction between the State Bank and credit institutions, foreign bank s branches shall be USD and VND or another pair as provided for by the State Bank from time to time.

Article 10. Type of transaction

Type of foreign exchange transaction between the State Bank and credit institutions, foreign bank s branches shall be spot transaction, forward transaction, swap transaction and other types as provided for by the State Bank from time to time.

Article 11. Term of forward transaction, swap transaction

Term of forward transaction, swap transaction shall be agreed by and between the State Bank and credit institutions, foreign bank s branches ranging from 03 (three) to 365 (three hundred and sixty five) days.

Article 12. Means of transaction

Means of foreign exchange transaction between the State Bank and credit institutions, foreign bank s branches shall be via Reuters, telephone or others as accepted by the State Bank from time to time. In case where the foreign exchange transaction is performed via telephone, the relevant credit institution, foreign bank s branch must have reliable recorder to record the transactions and store for use when necessary.

Article 13. Exchange rate

1. The exchange rate between US Dollar and Vietnamese Dong shall be determined in accordance with applicable provisions and the regime on exchange rate as determined by the State Bank from time to time.

2. The exchange rate between other foreign currencies (other than US Dollar) and Vietnamese Dong shall be determined upon the cross rate between US Dollar and Vietnamese Dong and between US Dollar and other foreign currencies in the international market on the transaction date.

Article 14. Principles of transaction

1. During the foreign exchange transaction, traders shall be required to use Vietnamese or English language. The used language must be obvious to avoid misunderstanding between the two parties.

2. Foreign exchange transactions on the means of transaction shall be deeded as an unchanged commitment unless the two parties come to an agreement to amend or cancel the transaction.

Article 15. Transaction time

The official time of foreign exchange transaction of the State Bank with credit institutions, foreign bank s branches shall be subject to the working time of the State Bank on weekdays. If there arise any foreign exchange transaction out of the official transaction time, the credit institution, foreign bank s branch shall draw up procedures, regulations to control the foreign exchange transactions for the purpose of risk management.

Article 16. Transaction procedure

The State Bank (Banking Operation Department) shall give guidance on the transaction procedure to each type of foreign exchange transaction in correspondence with the objectives of policies governed from time to time on the website of the State Bank, Reuter system or other media.

Article 17. Confirmation of transaction

After a foreign exchange transaction is agreed by the two parties, a confirmation of transaction shall be sent via SWIFT or other means as accepted by the State Bank. In case where the transaction is confirmed via fax, within 05 working days from the date of the transaction, an original copy signed by the authorized person of the credit institution, foreign bank s branch shall be sent to the State Bank (Banking Operation Department).

Article 18. Payment for transaction

1. The payment for a foreign exchange transaction shall be made according to the standard payment instruction as registered with the State Bank by the credit institution, foreign bank s branch in order to minimize risk in the payment process.

2. Payment time:

a) For a spot transaction: The payment time shall be 02 (two) working days at the maximum after the date of transaction.

b) For a forward transaction: The payment time shall be 03 (three) working days at the maximum after the date of transaction and as agreed by and between the two parties.

c) For a swap transaction: The payment time shall be 02 (two) working days after the date of transaction;

d) Other types of foreign exchange transactions: The payment time shall be in accordance with regulations of the State Bank from time to time.

dd) In the event where the date of payment falls on weekend or holiday, the date of payment shall be changed to the next day.

3. If the payment is made later than the time as agreed by and between the State Bank and credit institutions, foreign bank s branches, the party who makes late payment shall be subject to a punishment as follows:

a) For foreign currency, the maximum punishment rate shall be 150% of 01 week Libor interest rate of the currency of payment at the arising date of the late payment calculating based on the deferred amount and deferred days.

b) For Vietnamese Dong, the maximum punishment rate shall be 150% of the refinancing loan interest rate of the State Bank at the arising date of the late payment calculating based on the deferred amount and deferred days.

Chapter III

REGIME OF REPORTING INFORMATION AND DEALING WITH VIOLATION

Article 19. Regime of reporting information

1. The credit institutions, foreign bank s branches having foreign exchange transaction relationship with the State Bank shall be required to report to the State Bank (Banking Operation Department) on the performance of foreign exchange transaction with other credit institutions, foreign bank s branches in line with the Appendix No.2 (as attached) by 2pm of weekdays.

2. The credit institutions, foreign bank s branches shall be responsible for informing in writing the State Bank (Banking Operation Department) before the effectiveness of any change, including: change in the transaction representative, change in the trading name, change in location of headquarter or transaction office, transaction code in means of transaction, standard payment instruction, list of authorized signatories of credit institutions, foreign bank s branches for documents relating to foreign exchange transaction with the State Bank, list of the traders and other relevant changes.

3. In the event where the credit institutions, foreign bank s branches are divided, split, merged, integrated, acquired, transformed, dissolved and bankrupt:

a) The divided, de-merged, unified, acquired, transformed, dissolved, bankrupted credit institution that has foreign exchange transaction relationship with the State Bank shall be responsible for informing in writing the State Bank (Banking Operation Department) within 5 working days from the date of sending application file to the competent state agency for settlement of division, split, merger, integration, transformation, dissolution, bankruptcy of the credit institution.

b) The foreign bank s branch that has foreign exchange transaction relationship with the State Bank shall be responsible for informing in writing the State Bank (Banking Operation Department) within 5 working days from the date where the competent agency of the country where head office of the foreign bank is located makes decision on the division, split, merger, integration, acquisition, transformation, dissolution, bankruptcy or The credit institutions, foreign bank s branches committing violation of provisions of this Circular shall, depending on the nature and seriousness of the violation, be imposed with following actions by the State Bank:

1. To serve a warning when the credit institution, foreign bank s branch commits following violations for three times:

a) Failing to send report at the due time as provided

b) Failing to send report

c) Failing to send a true report as stipulated in Paragraphs 1 and 2, Article 19 of this Circular.

2. To temporarily suspend from operation in one to three months in following cases:

a) The credit institution, foreign bank s branch receives notice of warning for three times and over.

b) The credit institution, foreign bank s branch breaks provisions in Paragraph 3, Article 19 of this Circular.

c) The credit institution, foreign bank s branch is put in special control and engages in a restricted or suspended foreign exchange area.

3. To abrogate the foreign exchange transaction relationship of the credit institution, foreign bank s branch that commits serious act of violation in monetary area and banking activity in accordance with the conclusion, notice of the State Bank (Banking Inspection and Supervision Department)

4. To punish with administration measure in accordance with provisions on punishment with administrative measures in monetary area and banking activity or other forms of punishment in line with current provisions of applicable laws.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF CREDIT INSTITUTIONS, FOREIGN BANK S BRANCHES AND UNITS OF THE STATE BANK

Article 21. Credit institutions, foreign bank s branches

1. The credit institutions, foreign bank s branches shall be responsible for:

a) The authenticity for authority of the related staffs in the foreign exchange transaction with the State Bank.

b) The sufficiency, accuracy, validity and compliance with the provided time for documents, application files sent to the State Bank. The credit institutions, foreign bank s branches shall be responsible to the State Bank for the information not updated as stated in Article 19 of this Circular.

2. The credit institutions, foreign bank s branches shall be responsible for complying with current provisions on operation in foreign exchanges and ensuring:

a) To have staffs who have proficient professional skills in foreign exchange operations.

b) To have strict procedures and system of risk management and internal control, which are reliable to control the foreign exchange transactions.

c) To comply with regulations on the foreign exchange position and other regulations on prudence in foreign exchange business in accordance with regulations of the State Bank.

Article 22. The Banking Operation Department

1. To receive application files for establishment of foreign exchange transaction relationship from the credit institutions, foreign bank s branches; reviewing and replying the credit institutions, foreign bank s branches on approval or disapproval to the establishment of foreign exchange transaction relationship.

2. To announce the reference exchange rate and offer the buying, selling rate in the foreign exchange transactions with the credit institutions, foreign bank s branches in conformity with provisions on exchange rate of the State Bank from time to time.

3. To provide guidance on procedures and to perform foreign exchange for types of foreign exchange transactions.

4. To consolidate the foreign exchange situation between the credit institutions, foreign bank s branches and the State Bank and among the credit institutions, foreign bank s branches from time to time for report to the Governor of the State Bank, and to send to the related units of the State Bank.

5. To follow up and take action to deal with violations of the credit institutions, foreign bank s branches as regulated in Paragraphs 1, 2, 3 in Article 20 of this Circular.

6. To notify and update to the Banking Inspection and Supervision Department on the list of credit institutions, foreign bank s branches approved by the State Bank to establish foreign exchange relationship.

Article 23. Department of Foreign exchange Control

1. To co-ordinate with the Banking Operation Department to make and implement the interventional plan of the State Bank in the inter-banking market.

2. To confirm the foreign exchange position of the credit institutions, foreign bank s branches that have a demand for foreign exchange transaction with the State Bank and send to the Banking Operation Department before 3.00pm of the date when the need of foreign exchange arises in line with plans on market intervention.

3. To inform to the Banking Operation Department of the inter-bank average exchange rate in the inter-bank foreign currency market and policy on exchange rate, interventional plan of the State Bank from time to time. 4. To co-ordinate with the Banking Operation Department in the settlement of arising problems relating to the foreign exchange transaction of the State Bank with the credit institutions, foreign bank s branches.

Article 24. Monetary Policy Department

The Monetary Policy Department shall be responsible for coordinating with the Banking Operation Department to provide instruction on the performance of the swap transaction and other arising foreign exchange transactions.

Article 25. Banking Inspection and Supervision Department

The Banking Inspection and Supervision Department shall be responsible for timely informing the Banking Operation Department of the following cases:

1. Finding out and dealing with the credit institutions, foreign bank s branches which violate provisions of this Circular and regulations in the monetary area and banking activity relating to foreign exchange.

2. The State Bank decides to put the credit institution having foreign exchange relationship with the State Bank in special control.

3. The State Bank revokes the License that is issued in accordance with Paragraph 1 Article 28 of Law on credit institutions, the Confirmation of eligibility to supply foreign exchange services, Confirmation of registration for supply of foreign exchange services and other documents relating to the foreign exchange issued by the State Bank to the credit institutions, foreign bank s branches that have foreign exchange relationship with the State Bank.

4. The State Bank approves in writing the division, split, merger, acquisition, transformation, dissolution and bankruptcy for the credit institutions, foreign bank’s branches that have foreign exchange relationship with the State Bank.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 26. Implementation effectiveness

This Circular shall come into effect from 12 April 2012, and replaces the provisions relating to foreign exchange transaction between the State Bank and the credit institutions, foreign bank s branches in the Regulation on the organization and operation of the inter-bank foreign currency market issued in conjunction with the Decision No. 101/1999/QD-NHNN13 dated 26 March 1999.

Article 27. Transitional provisions

The credit institutions, foreign bank s branches which have already been recognized by the State Bank as members of the inter-bank foreign currency market before the effective date of this Circular shall continue to perform foreign exchange transaction with the State Bank in accordance with provisions of this Circular and not be required to proceed with re-registering with the State Bank. However, they shall be required to update their profiles in accordance with provisions in Article 6 of this Article within 30 days from the effective date of this Circular.

Article 28. Implementation organization

Director of the Administrative Department, Director of the Banking Operation Department, Head of units of the State Bank, General Manager of State Bank s branches in provinces, cities under the central Government’s management, Chairman of the Board of Directors, Chairman of Board of Members, Chief of Controllers Committee, General Director (Director) of credit institutions, foreign bank s branches shall be responsible for the implementation of this Circular.

For the Governor of the State Bank

Deputy Governor

NGUYEN DONG TIEN

(Signed and sealed)

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 02/2012/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất