Quyết định 810/QĐ-NHNN Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025

thuộc tính Quyết định 810/QĐ-NHNN

Quyết định 810/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc phê duyệt "Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:810/QĐ-NHNN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Thị Hồng
Ngày ban hành:11/05/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến năm 2025, 100% các dịch vụ công của NHNN được nâng cấp lên mức độ 4

Ngày 11/5/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định 810/QĐ-NHNN về việc phê duyệt "Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Cụ thể, các mục tiêu cơ bản đến năm 2025 đối với Ngân hàng Nhà nước như sau: 100% các dịch vụ công của Ngân hàng Nhà nước đủ điều kiện được nâng cấp lên mức độ 4; 90% hồ sơ công việc tại Ngân hàng Nhà nước được xử lý và lưu trữ trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước); 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa của Ngân hàng Nhà nước được xác thực điện tử;…

Bên cạnh đó, một số nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Kế hoạch bao gồm: Chuyển đổi nhận thức, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tăng cường kiến thức về chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng; Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng; Phát triển hạ tầng số; Xây dựng và triển khai hiệu quả Chính phủ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước;…

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định810/QĐ-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 810/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2021

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

____________

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

Căn cứ Nghị quyết s52/NQ-TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị vmột số chủ trương, chính sách chđộng tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp ln thứ tư;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật Các tchức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 nám 2017 của Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Thtướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyn đi squốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán.

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Th
tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (đ b/c);
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Bộ Th
ông tin và Truyền thông;
- Lưu
: VP, TT(3b).

THỐNG ĐỐC




Nguyễn Thị Hồng

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 của Thng đốc Ngân hàng Nhà nước)

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

1. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chtrương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần th tư (CMCN 4.0).

2. Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.

3. Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia CMCN 4.0.

4. Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

5. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thtướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030”.

6. Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thtướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0 đến năm 2030.

7. Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

8. Quyết định số 1726/QĐ-BTTTT ngày 12 tháng 10 năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Đề án “Xác định bộ chsố đánh giá chuyn đi scủa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia”.

9. Quyết định số 34/QĐ-NHNN ngày 07 tháng 01 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

10. Quyết định số 528/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Kế hoạch hành động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tgiai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.

11. Quyết định số 2655/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

12. Quyết định số 1238/QĐ-NHNN ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chtrương, chính sách chủ động tham gia CMCN 4.0.

13. Quyết định số 1345/QĐ-NHNN ngày 04 tháng 8 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về qun lý, kết nối và chia sẻ dliệu scủa cơ quan nhà nước.

14. Quyết định số 260/QĐ-NHNN ngày 04 tháng 3 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ svà bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Bám sát chtrương, định hướng của Đảng, Chính phủ vchính sách chủ động tham gia CMCN 4.0, chương trình chuyển đổi số quốc gia và chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

2. Cải cách, hoàn thiện khuôn kh pháp lý là nhân tquan trọng thúc đy chuyn đổi s ngành Ngân hàng.

3. Đi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng cung ứng sn phm, dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và đáp ứng nhu cầu khách hàng là thước đo hiệu quả của quá trình chuyn đi s.

4. Chuyển đổi số phải đi liền với công tác đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và sự phát triển bền vững, hiệu qucủa cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

5. Áp dụng kinh nghiệm quốc tế về các giải pháp đột phá thúc đy ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu chuyn đi sngành Ngân hàng ở Việt Nam.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

1.1. Đổi mới toàn diện hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo hướng hiện đại, trên cơ sở ứng dụng và khai thác hiệu quả các thành tựu của cuộc CMCN 4.0, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, ch svề chuyển đổi số của Chính phủ.

1.2. Phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện, phát trin bn vững trên cơ sở thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ.

2. Một số mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

2.1.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước:

a) 100% các dịch vụ công của Ngân hàng Nhà nước đủ điều kiện được nâng cấp lên mức độ 4;

b) 100% dịch vụ công mức độ 4 được tích hợp trên Cng dịch vụ công quốc gia;

c) 90% hồ sơ công việc tại Ngân hàng Nhà nước được xử lý và lưu trữ trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

d) Ít nhất 50% hoạt động kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của Ngân hàng Nhà nước;

đ) 100% các chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước (không thuộc phạm vi bí mật nhà nước) được ký chký số và gửi thông qua hệ thng công nghệ thông tin đphục vụ công tác chỉ đạo, điều hành;

e) 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một ca của Ngân hàng Nhà nước được xác thực điện tử.

2.1.2. Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng):

a) Ít nhất 50% các nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng có thể thực hiện hoàn toàn trên môi trường số;

b) Ít nhất 50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử;

c) Ít nhất 70% số lượng giao dịch của khách hàng được thực hiện thông qua các kênh s (kênh tiếp xúc giữa khách hàng với ngân hàng có kết ni mạng internet);

d) Ít nhất 60% tổ chức tín dụng có tỷ trọng doanh thu từ kênh sđạt trên 30%;

đ) Ít nhất 50% quyết định giải ngân, cho vay của ngân hàng thương mại, công ty tài chính đối với các khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân được thực hiện theo hướng shóa, tự động;

e) Ít nhất 70% hồ sơ công việc tại tổ chức tín dụng được xử lý và lưu trữ trên môi trường số (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

2.2. Mục tiêu cơ bản đến năm 2030

Tiếp tục duy trì các mục tiêu cơ bản đến năm 2025 đã đạt được và hướng đến đạt các mục tiêu cụ thể như sau:

2.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước:

a) Ít nhất 70% hoạt động kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện thông qua môi trường svà hệ thống thông tin của Ngân hàng Nhà nước;

b) 100% hồ sơ công việc tại Ngân hàng Nhà nước được xử lý và lưu trữ trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

2.2.2. Đối với tổ chức tín dụng:

a) Ít nhất 70% các nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng có thể thực hiện hoàn toàn trên môi trường số;

b) Ít nht 80% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện t;

c) Ít nhất 80% số lượng giao dịch của khách hàng được thực hiện thông qua các kênh số;

d) Ít nhất 80% tổ chức tín dụng có tỷ trọng doanh thu từ kênh số đạt trên 30%;

đ) Ít nhất 70% quyết định giải ngân, cho vay của ngân hàng thương mại, công ty tài chính đối với các khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân được thực hiện theo hướng số hóa, tự động;

e) Ít nhất 90% hồ sơ công việc tại tổ chức tín dụng được xử lý và lưu trữ trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Chuyển đổi nhận thức, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tăng cường kiến thức về chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng

1.1. Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực được phụ trách; Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với chiến lược phát triển, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện của từng cơ quan, tổ chức.

1.2. Công bố và tổ chức sự kiện “Ngày chuyn đi số” hàng năm của ngành Ngân hàng.

1.3. Xây dựng các chương trình truyền thông, tổ chức các lớp bồi dưỡng, hoạt động, sự kiện nhằm cung cấp thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp về vai trò, lợi ích của chuyển đổi số.

1.4. Triển khai các chương trình giáo dục tài chính cho người dân, doanh nghiệp để tăng cường kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính, nâng cao hiểu biết trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số một cách an toàn, hiệu quả.

1.5. Lồng ghép nội dung về thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng trong phát động phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát động; vinh danh, khen thưởng các tập th, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chuyển đi số.

2. Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng

2.1. Nghiên cứu, rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung các vấn đề cần được Luật hóa đphù hợp với thực tiễn và xu hướng ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng, từng bước tạo lập nền tảng pháp lý vững chắc cho việc hình thành và phát triển các mô hình ngân hàng số.

2.2. Rà soát, nghiên cứu, đề xuất ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển đổi số ngân hàng, ưu tiên vào một số vấn đề sau:

2.2.1. Quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý giám sát hoạt động thanh toán, thanh toán trong nước và xuyên biên gii nhằm tạo thuận lợi cho cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại, an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

2.2.2. Quy định về hoạt động cho vay để cho phép thực hiện bằng phương thức điện tử và tự động hóa quy trình cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

2.2.3. Quy định nhằm khuyến khích, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng các công nghệ số (như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo, học máy,...) trong hoạt động ngân hàng.

2.2.4. Quy định về thu thập, khai thác, xử lý và chia sẻ dữ liệu khách hàng với bên thứ ba, hướng tới việc phát triển ngân hàng mở (Open banking), đa dạng hệ sinh thái ngân hàng.

2.2.5. Quy định về giao dịch điện tử trong ngành ngân hàng.

2.2.6. Quy định về an ninh, an toàn bảo mật và cung ứng dịch vụ ngân hàng trên môi trường Internet trong ngành Ngân hàng.

2.2.7. Xây dựng và triển khai Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (Regulatory Fintech Sandbox).

2.2.8. Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung Ương.

2.3. Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn dữ liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật ngành Ngân hàng nhằm phục vụ việc kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu trong ngành Ngân hàng và giữa ngành Ngân hàng với các ngành, lĩnh vực khác.

3. Phát triển hạ tầng số

3.1. Hiện đại hóa hạ tầng thanh toán, nâng cao khả năng kết nối, liên thông:

3.1.1. Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS), hướng tới vận hành theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường khả năng kết nối liên thông với hệ thống khác trong nền kinh tế và sẵn sàng kết nối hệ thống thanh toán tổng tức thời (RTGS) của các quốc gia trong khu vực theo lộ trình phù hợp.

3.1.2. Mở rộng và phát triển Hệ thống chuyển mạch và bù trừ điện tử cho các giao dịch thanh toán bán lẻ hướng tới thiết lập hạ tầng thanh toán thống nhất, đồng bộ, có khả năng: tích hợp, kết nối các ngành, lĩnh vực khác, từ đó mở rộng hệ sinh thái số và triển khai các dịch vụ thanh toán 24/7; hỗ trợ xlý các phương thức thanh toán, mô hình kết nối mới (thanh toán thông qua mã phản hồi nhanh QR, các giao dịch Ví điện tử, tiền di động, thanh toán thẻ, tài khoản thanh toán,...); kết ni, liên thông cho các giao dịch thanh toán xuyên biên giới.

3.2. Triển khai mở rộng hạ tầng kết nối, cung cấp thông tin:

3.2.1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng xử lý dữ liệu và phân loại, cung cấp thông tin tín dụng trên cơ sở ứng dụng các công nghệ số như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối,...

3.2.2. Nâng cấp cng thông tin kết nối giữa Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia với hệ thng quản trị rủi ro, đánh giá tín dụng của các tổ chức tín dụng đcho phép khai thác, kiểm tra thông tin tín dụng khách hàng trực tuyến.

3.3. Nghiên cứu và triển khai hạ tầng tập trung để cho phép kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực đ khai thác, tng hợp dữ liệu phục vụ xác minh thông tin, phân loại, đánh giá khách hàng.

3.4. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước làm nền tảng triển khai Chính phủ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước, kết nối, chia sẻ với các Cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô từ trung ương tới địa phương của Chính phủ, các bộ ngành khác thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu của Chính phủ.

4. Xây dựng và triển khai hiệu quả Chính phủ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước

4.1. Triển khai chuyển đổi số hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo Kiến trúc Chính phủ điện tử 2.0.

4.2. Triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin theo kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước.

4.3. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát và vận hành nội bộ của Ngân hàng Nhà nước.

5. Hình thành và phát triển các mô hình ngân hàng số tại tổ chức tín dụng

5.1. Xây dựng và triển khai Kế hoạch/Chiến lược chuyển đổi số, trong đó chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng số dựa trên nền tảng hệ thng công nghệ thông tin, ngân hàng lõi hiện đại tuân thủ các tiêu chuẩn trong nước, quốc tế, có khả năng kết ni liên thông, đáp ứng yêu cầu quản trị điều hành, phù hợp với nhu cầu, năng lực và tiềm lực của tổ chức tín dụng.

5.2. Nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình chi nhánh cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tự động, tự phục vụ (self-service) trên cơ sứng dụng công nghệ số.

5.3. Thúc đẩy nghiên cu và triển khai các ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (A.I) và các công nghệ số trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: phân tích, dự đoán nhu cầu, tối ưu hóa hành trình, trải nghiệm khách hàng; phát hiện gian lận, lưu trthông tin, phân tích dữ liệu; tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ nội bộ, tiết giảm chi phí và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tức thời cho khách hàng thông qua trợ lý ảo, robot.

5.4. Nghiên cứu áp dụng giải pháp chấm đim tín dụng với kho dữ liệu khách hàng, dữ liệu mở, dữ liệu bên thứ ba và mô hình chm điểm đáng tin cậy để hỗ trợ, tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn vay bng phương thức điện tử.

5.5. Đẩy mạnh nghiên cứu tích hợp, kết nối mở rộng với các ngành, lĩnh vực khác để thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ hướng đến các mô hình kinh doanh mới như Ngân hàng mở đcung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện, an toàn tiện lợi với chi phí thấp.

5.6. Xây dựng và triển khai Khung quản lý rủi ro tổng thể bao gồm tối thiểu các rủi ro hoạt động, nghiệp vụ, công nghệ thông tin và pháp lý.

5.7. Triển khai các mô hình hoạt động, phương pháp phát triển sản phẩm theo hướng tinh gọn, linh hoạt.

5.8. Nghiên cứu, áp dụng các chính sách phí phù hợp cho các giao dịch nhỏ lẻ thực hiện trên môi trường số để khuyến khích khách hàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ ngân hàng trên các kênh số.

6. Phát triển và khai thác hiệu quả dữ liệu số

6.1. Nâng cấp cơ sở dữ liệu tập trung của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng theo mô hình dữ liệu lớn và đẩy mạnh việc thu thập, làm sạch dliệu từ các đim tiếp xúc số, từ các nguồn dữ liệu khác.

6.2. Đẩy mạnh phân tích, khai phá tri thức từ dữ liệu phục vụ nhu cầu cá nhân hóa sản phẩm, dịch vụ, tối ưu hóa quy trình vận hành, tăng hiệu quả hoạt động.

7. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

7.1. Nâng cao năng lực bảo vệ hệ thống mạng, cơ sở dữ liệu và các hệ thống thông tin có trao đổi dliệu trên môi trường mạng, đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

7.2. Thường xuyên rà soát, đánh giá rủi ro đcó phương án phòng bị và giải pháp ứng phó kịp thời trong toàn bộ quy trình thiết kế, vận hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng.

7.3. Triển khai hiệu qu công tác kim soát nội bộ về an ninh, an toàn thông tin để kịp thời phát hiện, cnh báo và có biện pháp ngăn chặn những rủi ro phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ và vận hành nội bộ.

7.4. Tăng cường chia sẻ thông tin về các nguy cơ đe dọa an ninh mạng giữa các tổ chức trong ngành Ngân hàng.

7.5. Nghiên cứu xây dựng Trung tâm điu hành An ninh mạng (SOC) tập trung của Ngân hàng Nhà nước.

8. Phát triển nguồn nhân lực

8.1. Có chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao có kiến thức, trình độ về công nghệ thông tin và kỹ năng về chuyển đi số.

8.2. Thường xuyên triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyn đi scho nhân lực ngành Ngân hàng.

8.3. Sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành Ngân hàng - Tài chính về các nội dung nghiệp vụ ngân hàng gắn với hoạt động chuyển đi số và mô hình ngân hàng số.

8.4. Thúc đẩy hợp tác, áp dụng kinh nghiệm quốc tế và thu hút lực lượng chuyên gia từ nước ngoài có kinh nghiệm triển khai tham gia đào tạo; tham gia mạng lưới chun gia về chuyển đổi số của ngành.

9. Một số giải pháp, nhiệm vụ khác

9.1. Tăng cường hợp tác, trao đi và chia sẻ kinh nghiệm với các đi tác nước ngoài về chuyển đổi số ngành Ngân hàng; tham gia tích cực vào các din đàn hợp tác song phương, đa phương trong khu vực và quốc tế về đi mới sáng tạo; chủ trì, dẫn dắt triển khai một số sáng kiến về chuyn đổi strong lĩnh vực ngân hàng.

9.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng.

9.3. Hàng năm, tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp chuyn đổi số; phối hợp chặt chvới chính quyền địa phương trong triển khai chương trình tín dụng ưu đãi (chương trình cho vay kích cu đầu tư, cho vay với lãi suất ưu đãi) cho các doanh nghiệp công nghệ số nhm hỗ trợ các sản phẩm chuyển đổi số chlực và doanh nghiệp thực hiện chuyn đổi s.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được btrí từ các nguồn: Ngân sách nhà nước; vay ưu đãi, tài trợ của các tổ chức quc tế và trong nước; kinh phí của các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán và các nguồn vn hợp pháp khác.

2. Ưu tiên kinh phí để phục vụ các hoạt động hỗ trợ chuyn đi nhận thức, kiến tạo thể chế, phát triển hạ tầng số, phát triển nền tng số, tạo lập nim tin, bảo đảm an toàn an ninh mạng, hợp tác quốc tế, nghiên cứu phát triển và đi mới sáng tạo trong môi trường số và chuyển đổi kỹ năng trong môi trường svà các nhiệm vụ, dự án do cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đi số ngành Ngân hàng thực hiện chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyn đổi svà đôn đốc, chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch. Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là Trưởng ban. Chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc và thành phần Ban Chỉ đạo do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

2. Phân công trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu

2.1. Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chủ động tổ chức triển khai Kế hoạch này trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao và Phụ lục nhiệm vụ trọng tâm ban hành kèm theo Quyết định này. Định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 11) báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả thực hiện Kế hoạch này (qua Vụ Thanh toán) để theo dõi, tổng hợp.

2.2. Vụ Thanh toán

2.2.1. Tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, đánh giá tình hình triển khai Kế hoạch và xây dựng các báo cáo tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch định kỳ hàng năm.

2.2.2. Đầu mối phối hợp với Cục Công nghệ thông tin, Vụ Truyền thông và các đơn vị liên quan tham mưu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc lựa chọn và công bố, tổ chức sự kiện “Ngày chuyển đổi số” hàng năm của ngành Ngân hàng. Đồng thời, phối hợp với Vụ Truyền thông triển khai các hoạt động truyền thông liên quan, góp phần chuyển đổi nhận thức, tăng cường kiến thức về chuyển đổi số ngành Ngân hàng.

2.2.3. Đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên quan:

a) Năm 2025 tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, đề xuất xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu và bổ sung, sửa đổi các nhiệm vụ, giải pháp (nếu cần thiết) cho giai đoạn tiếp theo;

b) Năm 2030 tổ chức tổng kết đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

2.3. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế đầu mối tham mưu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp chuyển đổi số định kỳ hàng năm và triển khai chương trình tín dụng ưu đãi (chương trình cho vay kích cầu đầu tư, cho vay với lãi suất ưu đãi) cho các doanh nghiệp công nghệ số nhằm hỗ trợ các sản phẩm chuyển đổi số chủ lực và doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số.

2.4. Cục Công nghệ thông tin

Đầu mối phối hợp với Văn phòng Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về chuyển đổi số tại Ngân hàng Nhà nước.

2.5. Vụ Thi đua - Khen thưởng

Phối hợp với Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan lựa chọn, đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chuyển đổi số nhân dịp sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng.

2.6. Vụ Tài chính - Kế toán

Bố trí kinh phí hoạt động nghiệp vụ thường xuyên của Ngân hàng Nhà nước phục vụ cho việc nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp triển khai Kế hoạch chuyển đổi số của Ngân hàng Nhà nước tại Quyết định này./.

 

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

(Ban hành kèm theo Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 5 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

 

TT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Sn phm đầu ra dự kiến

1

Chuyển đổi nhận thức, đẩy mạnh công tác truyền thông, tăng cường kiến thức về chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng

1.1

Công bố và tổ chức sự kiện “Ngày chuyển đổi số” hàng năm của ngành Ngân hàng.

Vụ Thanh toán (TT)

Văn phòng NHNN, Vụ Truyền thông (TTh) và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Công bố và tổ chức sự kiện “Ngày chuyển đổi số

1.2

Xây dựng các chương trình truyền thông, tổ chức các lớp bồi dưỡng, hoạt động, sự kiện nhằm cung cấp thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp về vai trò, lợi ích của chuyển đổi số.

Vụ TTh

Vụ TT, Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, các Vụ, Cục NHNN và tổ chức tín dụng (TCTD), trung gian thanh toán (TGTT).

Hàng năm

Chương trình truyền thông, Hội thảo, Hội nghị

1.3

Triển khai các chương trình giáo dục tài chính cho người dân, doanh nghiệp để tăng cường kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính, nâng cao hiểu biết trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số một cách an toàn, hiệu quả.

Vụ TTh

Viện Chiến lược ngân hàng (VCL), Vụ Hợp tác quốc tế (HTQT), Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Ngân hàng, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, các đơn vị có liên quan khác, TCTD, TGTT.

2021- 2025

- Các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Các cơ chế, chính sách, văn bản chỉ đạo liên quan.

1.4

Lồng ghép nội dung về thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng trong phát động phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát động; vinh danh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chuyển đổi số.

Vụ Thi đua, khen thưởng (TĐKT)

Vụ TT và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Hướng dẫn và các hình thức khen thưởng.

2

Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng

2.1

Nghiên cứu, rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung các vấn đcần được Luật hóa để phù hợp với thực tiễn và xu hướng ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng, từng bước tạo lập nền tảng pháp lý vững chắc cho việc hình thành và phát triển các mô hình ngân hàng số

Vụ TT, Vụ Pháp chế (PC), Cục CNTT

Vụ TT, Cục Công nghệ thông tin (CNTT), Vụ Chính sách tiền tệ (CSTT), Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (TD), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH) và các đơn vị liên quan; TCTD, TGTT.

2021- 2025

- Báo cáo/ văn bản rà soát góp ý nội dung đề xuất sửa đổi Luật TCTD, Luật NHNN, Luật Phòng, chng rửa tiền,.. sửa đổi, bổ sung.

- Văn bản góp ý, đề xuất của ngành Ngân hàng sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử và các văn bản Luật liên quan khác...

2.2

Sửa đổi, bổ sung các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý giám sát hoạt động thanh toán, thanh toán xuyên biên giới nhằm tạo thuận lợi cho cung ng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại, an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

Vụ TT

Vụ PC và các đơn vị liên quan

2021 - 2022

Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP và các Thông tư thay thế/ sửa đổi, bổ sung/ mới ban hành

2.3

Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về cơ chế xác thực giao dịch theo hướng cân đối giữa xác thực khách hàng mnh (Strong customer authentication) và trải nghiệm khách hàng xuyên suốt (seamless customer experience).

Cục CNTT

Vụ TT và các đơn vị liên quan

2021

Quyết định 630/QĐ-NHNN sửa đổi/ bổ sung.

2.4

Rà soát, nghiên cứu, đề xuất quy định về hoạt động cho vay để cho phép thực hiện bằng phương thức điện tử và tự động hóa toàn bộ quy trình cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

Vụ CSTT

Vụ TT và các đơn vị liên quan

2021- 2022

Báo cáo rà soát và đề xuất ban hành (hoặc sửa đổi, bổ sung) các văn bản pháp luật có liên quan

2.5

Sửa đổi, bổ sung quy định kiểm soát nội bộ theo hướng cho phép thực hiện bằng phương thức điện tvà tự động hóa toàn bộ quy trình cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

Cơ quan TTGSNH

Vụ TT, Vụ CSTT và các đơn vị liên quan

2022

Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 13/2018/TT-NHNN.

2.6

Sửa đổi, bổ sung quy định hướng dẫn về nghiệp vụ bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, tài trợ chuỗi cung ứng trên kênh số.

Vụ TD

Vụ TT, Vụ CSTT và các đơn vị liên quan

2022

Các Thông tư được sửa đổi/ bổ sung/ ban hành.

2.7

Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định để cho phép ứng dụng công nghệ số trong các giao dịch ngoại hối.

Vụ Quản lý ngoại hối (QLNH)

Vụ PC, Vụ QLNH TTGSNH và các đơn vị liên quan

2021

Báo cáo rà soát và đề xuất ban hành (hoặc sửa đổi, bổ sung) các văn bản pháp luật có liên quan

2.8

Nghiên cứu, rà soát các quy định đcho phép ứng dụng các công nghệ số (như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo, học máy,...) trong hoạt động ngân hàng.

Cục CNTT

Vụ PC, Vụ TT, TTGSNH và các đơn vị liên quan

2022

Báo cáo nghiên cứu.

2.9

Nghiên cứu, rà soát quy định về thu thập, khai thác, xử lý và chia sẻ dữ liệu khách hàng với bên thứ ba, hướng tới việc phát triển ngân hàng mở (Open banking), đa dạng hệ sinh thái ngân hàng.

Vụ TT

Cục CNTT và các đơn vị liên quan

2022

Báo cáo nghiên cứu.

2.10

Thông tư hướng dẫn về Open API

Cục CNTT

Vụ TT, Vụ PC và các đơn vị liên quan

2022

Thông tư được ban hành.

2.11

Xây dựng và triển khai Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (Regulatory Fintech Sandbox).

Vụ TT

Vụ PC, Cục CNTT, TTGSNH và các đơn vị liên quan

2021

Nghị đnh được phê duyệt và triển khai.

2.12

Rà soát, sửa đổi Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng

Cục CNTT

Vụ TT, Vụ PC và các đơn vị liên quan

2021-2023

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 35/2007/NĐ-CP

2.13

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về an ninh, an toàn bảo mật, cung ứng dịch vụ ngân hàng trên môi trường Internet,... trong ngành Ngân hàng.

Cục CNTT

Vụ TT, Vụ PC và các đơn vị liên quan

2021- 2023

Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2020/TT-NHNN, Thông tư 35/2016/TT- NHNN.

2.14

Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn dữ liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật ngành Ngân hàng nhằm phục vụ việc kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu trong ngành Ngân hàng và giữa ngành Ngân hàng với các ngành, lĩnh vực khác.

Cục CNTT

Vụ TT, Vụ PC và các đơn vị liên quan

2021- 2022

Quyết định của Thống đốc ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn dữ liệu.

2.15

Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án về thanh toán không dùng tiền mặt.

Vụ TT

Các đơn vị liên quan

2021- 2025 và 2026- 2030

Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai

2.16

Nghiên cứu, xây dựng chiến lược dữ liệu của ngành Ngân hàng hướng đến các mô hình qun trị dữ liệu thông minh.

Cục CNTT

Vụ TT và các đơn vị liên quan

2025

Quyết định của Thống đốc NHNN phê duyệt chiến lược và tổ chức triển khai.

2.17

Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển các hệ thống thanh toán.

Vụ TT

Các đơn vị liên quan

2021

Quyết định của Thng đốc NHNN phê duyệt chiến lược và tổ chức triển khai

2.18

Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung Ương.

Vụ TT

Vụ CSTT, Cục CNTT và các đơn vị liên quan

2021- 2023

Báo cáo nghiên cứu.

3

Phát triển hạ tầng số

 

 

 

 

3.1

Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS), hướng tới vận hành theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường khả năng kết ni liên thông với hệ thống thanh toán khác trong nền kinh tế và sẵn sàng kết hệ thống thanh toán tổng tức thời (RTGS) của các quốc gia trong khu vực theo lộ trình phù hợp.

Cục CNTT

Sở Giao dịch, Vụ TT và các đơn vị liên quan

2021 - 2030

Dự án nâng cấp, hiện đại hóa IBPS giai đoạn 2021- 2025 và giai đoạn 2025- 2030.

3.2

Mở rộng và phát triển Hệ thống chuyển mạch và bù trừ điện tử cho các giao dịch thanh toán bán lẻ hướng tới thiết lập hạ tầng thanh toán thống nhất, đng bộ, có khả năng: tích hợp, kết nối các ngành, lĩnh vực khác, từ đó mở rộng hệ sinh thái số và triển khai các dịch vụ thanh toán 24/7; hỗ trợ xử lý các phương thức thanh toán, mô hình kết nối mới (thanh toán thông qua mã phản hồi nhanh (mã QR), các giao dịch Ví điện tử, tài khoản thanh toán); kết nối, liên thông cho các giao dịch thanh toán xuyên biên giới.

Đơn vị được NHNN cấp phép

Vụ TT, Cục CNTT, Sở Giao dịch và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Hạ tầng chuyển mạch và bù trừ được mở rộng, phát triển

3.3

Nâng cấp cơ sở hạ tầng xử lý dữ liệu và phân loại, cung cấp thông tin tín dụng trên cơ sứng dụng các công nghệ mới như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối,...

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC).

Cục CNTT và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Hạ tầng xử lý dữ liệu được nâng cấp

3.4

Nâng cấp cng thông tin kết nối giữa CIC với hệ thống quản trị rủi ro, đánh giá tín dụng của các TCTD để cho phép khai thác, kiểm tra thông tin tín dụng khách hàng trực tuyến.

CIC

Cục CNTT, TCTD và các đơn vị liên quan

2021- 2022

Cổng thông tin kết nối của CIC được nâng cấp

3.5

Xây dựng và triển khai hạ tầng tập trung đcho phép kết ni, khai thác, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực để khai thác, tng hợp dữ liệu phục vụ xác minh thông tin, phân loại, đánh giá khách hàng.

CIC

Vụ TT và các đơn vị liên quan

2021- 2025

Hạ tng được triển khai

3.6

Xây dựng, hoàn thiện nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu của NHNN làm nền tảng triển khai chính phủ điện tử của NHNN, kết nối, chia sẻ với các Cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô từ trung ương tới địa phương của Chính phủ, các bộ ngành khác thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu của Chính phủ.

Cục CNTT

Văn phòng NHNN và các đơn vị liên quan

2021- 2025

Hạ tầng dữ liệu được nâng cấp.

4

Xây dựng và triển khai hiệu quả Chính phủ điện tử tại NHNN

4.1

Triển khai chuyển đổi số hoạt động của NHNN theo Kiến trúc Chính phủ điện tử 2.0.

Cục CNTT

Vụ TT, Văn phòng NHNN và các đơn vị liên quan

2021 - 2025

Thực hiện các nhiệm vụ theo Kiến trúc CPĐT 2.0

4.2

Triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin theo kế hoạch của NHNN.

Cục CNTT

Các đơn vị liên quan

2021- 2025

Thực hiện các nhiệm vụ theo Quyết định 260/-NHNN

4.3

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát và vận hành nội bộ của Ngân hàng Nhà nước

Cục CNTT

Các đơn vị liên quan

2021- 2025 và 2025 - 2030

Ứng dụng công nghệ trong các hoạt động của NHNN

5

Hình thành và phát triển các mô hình ngân hàng số tại TCTD

5.1

Xây dựng và triển khai Kế hoạch/ Chiến lược chuyển đổi s, trong đó chú trọng phát trin dịch vụ ngân hàng sdựa trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin, ngân hàng lõi hiện đại tuân thủ các tiêu chuẩn trong nước, quốc tế, có khả năng kết nối liên thông, đáp ứng yêu cầu quản trị điều hành, phù hợp với nhu cầu, năng lực và tiềm lực của TCTD.

TCTD

TGTT, Công ty Fintech và các đơn vị liên quan.

Hàng năm

Kế hoạch/ Chiến lược chuyn đi số được ban hành (hoặc lồng ghép trong Chiến lược phát triển kinh doanh/ Chiến lược CNTT) và triển khai.

5.2

Nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình chi nhánh cho phép khách hàng thực hin các giao dịch tự động, tự phục vụ (self-service) trên cơ sở ứng dụng công nghệ số.

TCTD

Các đơn vị liên quan

Hàng năm

Hình thành các mô hình chi nhánh tự phục vụ

5.3

Thúc đẩy nghiên cứu và triển khai các ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (A.I) và các công nghệ số trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: phân tích, dự đoán nhu cu, ti ưu hóa hành trình, trải nghiệm khách hàng; phát hiện gian lận, lưu trữ thông tin, phân tích dữ liệu; tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ nội bộ, tiết giảm chi phí và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tức thời cho khách hàng thông qua trợ lý ảo, robot.

TCTD

Các đơn vị liên quan

Hằng năm

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng s

5.4

Nghiên cứu áp dụng giải pháp chấm điểm tín dụng với kho dữ liệu khách hàng, dữ liệu mở, dữ liệu bên thứ ba và mô hình chấm điểm đáng tin cậy để hỗ trợ, tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn vay bng phương thức điện tử.

TCTD

CIC và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng s

5.5

Đẩy mạnh nghiên cứu tích hợp, kết ni mở rộng với các ngành, lĩnh vực khác đthiết lập hệ sinh thái số và cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ hướng đến các mô hình kinh doanh mới như Ngân hàng mở để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện, an toàn tiện lợi với chi phí thấp.

TCTD

TCTD, TGTT, Công ty Fintech và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Các sản phẩm, dịch vụ tiện ích, sáng tạo trên cơ sở hợp tác với các TGTT, công ty Fintech

5.6

Xây dựng và triển khai Khung quản lý rủi ro tổng thể bao gồm ti thiểu các rủi ro hoạt động, nghiệp vụ, công nghệ thông tin và pháp lý.

TCTD

Cục CNTT, TTGSNH và các đơn vị liên quan

2021- 2025

Ban hành và triển khai Khung quản lý rủi ro tng thể.

5.7

Triển khai các mô hình hoạt động, phương pháp phát triển sn phẩm theo hướng tinh gọn, linh hoạt.

TCTD

 

Hàng năm

Mô hình hoạt động tinh gọn, linh hoạt

5.8

Nghiên cứu, áp dụng các chính sách phí phù hợp cho các giao dịch nhỏ lẻ thực hiện trên môi trường số để khuyến khích khách hàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ ngân hàng trên các kênh số.

TCTD

Các đơn vị liên quan

Hàng năm

Ban hành chính sách phí dịch vụ ngân hàng.

6

Phát triển và khai thác hiệu quả dữ liệu số

6.1

Nâng cấp cơ sở dữ liệu tập trung của NHNN và các TCTD theo mô hình dữ liệu lớn và đẩy mạnh việc thu thập, làm sạch dữ liệu từ các điểm tiếp xúc số, từ các nguồn dữ liệu khác.

TCTD, Cục CNTT

Các đơn vị liên quan

Hàng năm

CSDL tập trung được nâng cấp

6.2

Đẩy mạnh phân tích, khai phá tri thức từ dữ liệu phục vụ nhu cầu cá nhân hóa sản phẩm, dịch vụ, tối ưu hóa quy trình vận hành, tăng hiệu quả hoạt động.

TCTD

Các đơn vị liên quan

Hàng năm

Các ứng dụng công nghệ dữ liệu được triển khai

7

Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

7.1

Nâng cao năng lực bảo vệ hệ thng mạng, cơ sở dữ liệu và các hệ thống thông tin có trao đổi dữ liệu trên môi trường mạng, đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Cục CNTT, TCTD

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

7.2

Thường xuyên rà soát, đánh giá rủi ro để có phương án phòng bị và giải pháp ứng phó kịp thời trong toàn bộ quy trình thiết kế, vận hành và cung ứng sn phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng

Cục CNTT, TCTD

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

7.3

Triển khai hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ về an ninh, an toàn thông tin đkịp thời phát hiện, cảnh báo và có biện pháp ngăn chặn những rủi ro phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ và vận hành nội bộ.

Cục CNTT, TCTD

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

7.4

Tăng cường chia sẻ thông tin đe dọa an ninh mạng giữa các tổ chức trong ngành Ngân hàng.

Cục CNTT, TCTD

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

7.5

Nghiên cứu xây dựng Trung tâm điều hành An ninh mạng (SOC) tập trung của NHNN.

Cục CNTT

Các đơn vị liên quan

2025

Thành lập và triển khai SOC tập trung của NHNN

8

Phát triển nguồn nhân lực

8.1

Thường xuyên triển khai các chương trình đào tạo và đào tạo lại kỹ năng, kiến thức gắn với chuyển đi scho cán bộ, nhân viên ngành Ngân hàng; có chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao có kiến thức, trình độ về công nghệ thông tin và kỹ năng về chuyển đổi số.

Vụ Tổ chức cán bộ (TCCB)

Học viện ngân hàng, Đại học Ngân hàng Tp. HCM, Trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng, các Vụ, Cục NHNN; TCTD

Hàng năm

Các chương trình đào tạo, tập huấn.

8.2

Sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành Ngân hàng - Tài chính về các nội dung nghiệp vụ ngân hàng gắn với hoạt động chuyn đổi số và mô hình ngân hàng số.

Học viện ngân hàng, Đi hc Ngân hàng Tp. HCM

Vụ TCCB, Vụ TT và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Các chương trình đào tạo.

8.3

Thúc đẩy hợp tác, áp dụng kinh nghiệm quốc tế và thu hút lực lượng chuyên gia từ nước ngoài có kinh nghiệm triển khai tham gia đào tạo; tham gia mạng lưới chuyên gia về chuyển đổi số của ngành

Vụ TCCB, TCTD

Các đơn vị liên quan

Hàng năm

Các chương trình đào tạo, tập huấn.

9

Một số giải pháp, nhiệm vụ khác

9.1

Tăng cường hợp tác, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác nước ngoài về chuyển đi số ngành Ngân hàng. Tham gia tích cực vào các diễn đàn hợp tác song phương, đa phương trong khu vực và quốc tế về đổi mới sáng tạo.

Vụ HTQT

Vụ TT và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Các báo cáo hợp tác/ chương trình, diễn đàn trao đổi thông tin.

9.2

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ strong hoạt động ngân hàng.

VCL

Vụ TT và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Danh mục đề tài, dự án; báo cáo nghiên cứu

9.3

Hàng năm, tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp chuyển đổi số; Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong triển khai chương trình tín dụng ưu đãi (chương trình cho vay kích cầu đầu tư, cho vay với lãi suất ưu đãi) cho các doanh nghiệp công nghệ số nhằm hỗ trợ các sản phm chuyển đổi số chủ lực và doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số.

Vụ TD

Vụ TT, Vụ CSTT và các đơn vị liên quan

Hàng năm

- Hội nghị kết nối Ngân hàng.

- Doanh nghiệp chuyển đổi số.

- Văn bản chỉ đạo.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 810/QD-NHNN

Hanoi, May 11, 2021


DECISION

Approving the “Plan on digital transformation of

banking sector by 2025, with the orientation towards 2030”

 

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK

Pursuant to the Political Bureau’s Resolution No. 52/NQ-TW dated September 27, 2019, on a number of guidelines and policies for active participation in the fourth industrial revolution;

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

Pursuant to the Government’s Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;  

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 986/QD-TTg dated August 08, 2018, approving the strategy for development of Vietnam’s banking sector by 2025, with the orientation towards 2030;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 749/QD-TTg dated June 03, 2020, approving the “Program for national digital transformation by 2025, with the orientation towards 2030”;

At the proposal of the Director of Payment Department.

DECIDES:

Article 1. To approve the “Plan for digital transformation of banking sector by 2025, with the orientation towards 2030”.

Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 3. The Chief of Office, the Director of Payment Department, heads of units affiliated to the State Bank of Vietnam, chairpersons of Boards of Directors/Boards of Members and General Directors (Directors) of credit institutions and foreign bank branches, and intermediary payment service providers shall implement this Decision./.


The Governor

Nguyen Thi Hong 


PLAN

On digital transformation of banking sector by 2025,

with the orientation towards 2030

(Promulgated together with the Decision No. 810/QD-NHNN dated May 11, 2021 of the Governor of the State Bank)
 

I. GROUNDS FOR PLAN FORMULATION

1. The Political Bureau’s Resolution No. 52-NQ/TW dated September 27, 2019, on a number of guidelines and policies for active participation in the fourth industrial revolution.

2. The Government’s Resolution No. 17/NQ-CP dated March 09, 2019, on certain key tasks and solutions for the development of the electronic Government for the 2019 – 2020 period, with a vision towards 2025.

3. The Government’s Resolution No. 50/NQ-CP dated April 17, 2020, promulgating the action program for materialization of the Political Bureau’s Resolution No. 52-NQ/TW dated September 27, 2019, on a number of guidelines and policies for active participation in the fourth industrial revolution.

4. The Prime Minister’s Decision No. 986/QD-TTg dated August 08, 2018, approving the strategy for development of Vietnam’s banking sector by 2025, with the orientation towards 2030.

5. The Prime Minister’s Decision No. 749/QD-TTg dated June 03, 2020, approving the “Program for national digital transformation by 2025, with the orientation towards 2030”.

6. The Prime Minister’s Decision No. 2289/QD-TTg dated December 31, 2020, promulgating the national strategy for the fourth industrial revolution by 2030.

7. The Prime Minister’s Decision No. 127/QD-TTg dated January 26, 2021, promulgating the national strategy for artificial intelligence research, development and application by 2030.

8. The Decision No. 1726/QD-BTTTT dated October 12, 2020 of the Ministry of Information and Communications, approving the “Scheme for creation of digital transformation indexes applicable to ministries, ministerial-level agencies, governmental agencies, provinces and central-affiliated cities and national digital transformation index”.

9. The Decision No. 34/QD-NHNN dated January 07, 2019 of the Governor of the State Bank of Vietnam, promulgating the action program for materialization of the strategy for development of Vietnam’s banking sector by 2025, with the orientation towards 2030.

10. The Decision No. 528/QD-NHNN dated March 29, 2019 of the Governor of the State Bank of Vietnam, promulgating the State Bank of Vietnam’s action program for materialization of the Government’s Resolution No. 17/NQ-CP on certain key tasks and solutions for development of the electronic Government for the 2019 – 2020 period, with a vision towards 2025.

11. The Decision No. 2655/QD-NHNN dated December 26, 2019 of the Governor of the State Bank of Vietnam, approving the strategy for development of information technology of Vietnam’s banking sector by 2025, with the orientation towards 2030.

12. The Decision No. 1238/QD-NHNN dated July 08, 2020 of the Governor of the State Bank of Vietnam, promulgating the banking sector’s for materialization of the Government’s Resolution No. 50/NQ-CP dated April 17, 2020, promulgating the action program for materialization of the Political Bureau’s Resolution No. 52-NQ/TW dated September 27, 2019, on a number of guidelines and policies for active participation in the fourth industrial revolution.

13. The Decision No. 1345/QD-NHNN dated August 04, 2020 of the Governor of the State Bank of Vietnam, promulgating the State Bank of Vietnam’s plan for implementation of the Decree No. 47/2020/ND-CP on management, connection and share of digital data of state agencies.

14. The Decision No. 260/QD-NHNN dated March 04, 2021 of the Governor of the State Bank of Vietnam, promulgating the plan for information technology application, digital Government development and cyber-security in operations of the State Bank of Vietnam for the 2021 – 2025 period.

II. VIEWPOINTS

1. Adhering to the guidelines and of the Communist Party and the Government on policies for active participation in the fourth industrial revolution, national digital transformation program and strategy for banking sector development by 2025, with the orientation towards 2030.

2. Legal framework reform and completion are important factors for promoting the digital transformation in the banking sector.

3. Innovation, improvement of product and service provision quality, enhancement of customer experience and satisfaction of customer’s needs are effective indicators for the digital transformation.

4. Digital transformation must be connected with protection of legitimate interest, rights, security and safety of customers as well as sustainable and efficient development of the whole Vietnamese banking system.

5. Applying international experience on breakthrough solutions for further application of modern science and technology to accelerate the implementation of objectives concerning digital transformation of Vietnam’s banking sector.

III. OBJECTIVES

1. General objectives

1.1. To renovate the management operations of the State Bank in a comprehensive and modern manner based on effective application and exploitation of achievements of the fourth industrial revolution, meeting all digital transformation criteria and indicators of the Government.

1.2. To develop digital bank models, enhance utilities and customer experience, and achieve objectives concerning financial inclusion and sustainable development based on further application of new technology in management and provision of services and products with professional operation optimization and automation.

2. Specific objectives

2.1. Basic objectives by 2025

2.1.1. With regard to the State Bank:

a) 100% of public services of the State Bank are eligible for upgrade to level 4;

b) 100% of level-4 public services are integrated to the national public service portal;

c) 90% of work dossiers of the State Bank are processed and stored in the network environment (except for work dossiers concerning state secrets);

d) At least 50% of inspection and supervision activities of the State Bank are carried out via the digital environment and information system of the State Bank;

dd) 100% of reporting regimes and indicators for periodical reporting under the management of the State Bank (except for state secrets) have digital signatures and are sent via the information technology system to serve the direction and administration;

e) 100% of transactions on the public service portal and single-window information system of the State Bank are authenticated electronically.

2.1.2. With regard to credit institutions and foreign bank branches (hereinafter referred to as “credit institutions”):

a) At least 50% of banking operations can be performed completely by customers via the digital environment;

b) At least 50% of adults use electronic payment services;

c) At least 70% of customer’s transactions can be carried out via digital channels (online channels between customers and banks);

d) More than 30% revenue of at least 60% of credit institutions come from digital channels;

dd) At least 50% of disbursement and lending decisions of commercial banks and financial companies for small loans and consumer loans of individual customers are made in a digital and automated manner;

e) At least 70% of work dossiers of credit institutions are processed and stored in the digital environment (except for work dossiers concerning state secrets);

2.2. Basic objectives by 2030

To maintain achieved basic objectives by 2025 and strive for the specific objectives as follows:

2.2.1. With regard to the State Bank:

a) At least 70% of inspection and supervision activities of the State Bank are carried out via the digital environment and information system of the State Bank;

b) 100% of work dossiers of the State Bank are processed and stored in the network environment (except for work dossiers concerning state secrets).

2.2.2. With regard to credit institutions:

a) At least 70% of banking operations can be performed completely by customers via the digital environment;

b) At least 80% of adults use electronic payment services;

c) At least 80% of customer’s transactions can be carried out via digital channels;

d) More than 30% revenue of at least 80% of credit institutions come from digital channels;

dd) At least 70% of disbursement and lending decisions of commercial banks and financial companies for small loans and consumer loans of individual customers are made in a digital and automated manner;

e) At least 90% of work dossiers of credit institutions are processed and stored in the network environment (except for work dossiers concerning state secrets).

IV. TASKS AND SOLUTIONS

1. Cognitive transformation, promotion of communication activities and enhancement of knowledge about digital transformation in banking sector

1.1. Heads of agencies and organizations shall assume the direct responsibility for digital transformation in their units as well as field under their charge; connect digital transformation objectives and tasks with development strategies, action programs and plans of each agency or organization.

1.2. Introducing and celebrating “Digital Transformation Day” of the banking sector on an annual basis.

1.3. Developing communications programs and organizing refresher training classes, activities and events in order to raise the awareness of officials at all levels of the role and benefits of digital transformation.

1.4. Implementing financial education programs for people and enterprises to improve their knowledge and skills in financial management as well as safe and efficient use of banking products and services on digital platforms.

1.5. Integrating contents on the implementation of the Banking Sector’s Digital Transformation Plan into emulation movements to successfully complete the tasks launched by the Governor of the State Bank; commending and rewarding groups and individuals with great achievements in digital transformation.

2. Formulation and completion of legal frameworks to facilitate digital transformation in the banking sector

2.1. Researching on, reviewing and proposing amendments and supplements to matters that need to be legislated to be consistent with the actual situation and trends in application of digital technology in banking operations, gradually creating strong legal foundations for formation and development of digital bank models.

2.2. Reviewing, researching on and proposing promulgation of or amendments and supplements to regulations of law to create favorable conditions for digital transformation of the banking sector with a focus on the following matters:

2.2.1. Regulations on cashless payment and management and supervision of payment, domestic payment and cross-border payment in order to facilitate provision of diverse, modern and safe payment services and products, meeting increasing demand of customers.

2.2.2. Regulations on lending activities to enable electronic lending and automation of procedures for lending to customers of credit institutions.

2.2.3. Regulations aiming to encourage and facilitate application of digital technologies (such as cloud computing, big data, blockchains, artificial intelligence, machine learning, etc.) in banking operations.

2.2.4. Regulations on collection, exploitation, processing and sharing of customer data with third parties, aiming to develop open banking and diverse banking ecosystem.

2.2.5. Regulations on e-transactions in the banking sector.

2.2.6. Regulations on cyber-security, confidentiality and provision of banking services online of the banking sector.

2.2.7. Developing and launching fintech regulatory sandboxes for the banking sector.

2.2.8. Researching on matters concerning central bank digital money.

2.3. Formulating and promulgating data standards and technical standards for the banking sector for data connection, sharing and use within the banking sector and between the banking sector and other sectors.

3. Digital infrastructure development

3.1. Modernizing payment infrastructure and improving connectivity and interoperability:

3.1.1. Upgrading and modernizing interbank payment systems (IBPS), aiming to operate these systems in accordance with international rules and standards; improving connectivity with other systems of the economy and be ready to connect with real-time gross settlement systems (RTGS) of other countries in the region according to an appropriate roadmap.

3.1.2. Expanding and developing electronic switching and clearing systems for retail payments towards establishing a unified and synchronous payment infrastructure capable of integrating and connecting with other sectors, thereby expanding the digital ecosystem and deploying 24/7 payment services; supporting new connection models and payment methods (QR code payment, e-wallets, mobile money, card payments, checking accounts, etc.); establishing connections for cross-border payments.

3.2. Expanding information provision and connection infrastructure:

3.2.1. Upgrading infrastructure for credit information provision and classification and data processing based on application of digital technologies such as big data, artificial intelligence, blockchains, etc.

3.2.2. Upgrading the information portal connecting the National Credit Information Center of Vietnam with credit evaluation and risk management systems of credit institutions to enable online use and inspection of customer’s credit information.

3.3. Researching on and implementing centralized infrastructure in order to enable data connection, use and sharing with the national population database, enterprise database and databases of other sectors for use and consolidation of data of use to information verification and customer classification and evaluation.

3.4. Continuing to develop and complete the data connection and sharing platform of the State Bank to provide the platform for establishment of e-Government at the State Bank, and connecting and sharing data with national databases and information systems from central to local levels of the Government and other ministries via data sharing and integration platforms of the Government.

4. Establishment and efficient operation of e-Government at the State Bank

4.1. Deploying digital transformation of operations of the State Bank according to the e-Government architecture 2.0.

4.2. Implementing plans on information technology application according to the State Bank’s plan.

4.3. Promoting application of digital technology in management, inspection, supervision and internal operations of the State Bank.

5. Establishment and development of digital bank models at credit institutions

5.1. Formulating and implementing a digital transformation plans/ strategies with a focus on development of digital banking services based on modern core banking and information technology systems in compliance with Vietnamese and international standards that meet management requirements and are suitable for the needs, capacity and potential of credit institutions.

5.2. Researching on, building and implementing branch models that allow customers to make automatic and self-service transactions based on digital technology application.

5.3. Promoting research on and use of artificial intelligence applications and digital technology in provision of banking products and services: analyzing and forecasting demand, optimizing customer journey and experience; detecting frauds, storing information, analyzing data; optimizing internal business processes, reducing costs and providing customers with instant support via virtual assistants and robots.

5.4. Researching on adoption of credit scoring solutions for customer data warehouses, open data and third party data and reliable scoring models to facilitate customer’s access to loans via electronic means.

5.5. Promoting research on integration and expanded connection with other sectors to establish a digital ecosystem and provide diverse products and services aiming for new business models such as open banking to provide friendly, safe, convenient and affordable products and services.

5.6. Formulating and implementing a general risk management framework for at least operational, professional, information technology and legal risks.

5.7. Deploying operational models and product development methods in a simplified and flexible manner.

5.8. Researching on and implementing fee policies suitable for small transactions via the digital environment to encourage use of banking services via digital channels.

6. Development and efficient use of digital data

6.1. Upgrading centralized databases of the State Bank and credit institutions according to big data models and promoting collection and cleaning of data from digital contact points and other data sources.

6.2. Enhancing knowledge discovery and analysis in order to support product and service individualization, optimizing operations and improving performance.

7. Assurance of cyber safety and security

7.1. Improving capacity for protection of computer networks, databases and information systems exchanging data online in accordance with Vietnamese and international standards.

7.2. Regularly reviewing and assessing risk throughout the processes of design, operation and provision of products and services online to promptly adopt preventive plans and responding solutions.

7.3. Effectively deploying internal control of information security and safety to promptly detect, warn about and take solutions to prevent risks arising from internal operations and professional operations.

7.4. Enhancing information sharing on risks to cyber-security between organizations in the banking sector.

7.5. Researching on and establishing a security operations center (SOC) for the State Bank.

8. Human resource development

8.1. Providing incentive policies to attract high-quality workers who possess information technology knowledge and qualifications and digital transformation skills.

8.2. Regularly implementing programs on training in digital transformation knowledge and skills for workers of the banking sector.

8.3. Amending and supplementing undergraduate and postgraduate programs in banking - finance in terms of banking operations in connection with digital transformation and digital bank models.

8.4. Promoting international cooperation, application of international experience and employment of foreign experts for training activities; participating in network of experts in digital transformation of the banking sector.

9. Some other solutions and tasks

9.1. Boosting up cooperation and exchange and sharing of experience concerning digital transformation of the banking sector with foreign partners; actively participating in regional and international bilateral and multilateral cooperation forums in relation to renovation and innovation; taking charge of application of some ideas for digital transformation in the banking sector.

9.2. Promoting scientific research and digital technology application in banking operations.

9.3. Organizing a conference for bank - digital transformation enterprise connection on an annual basis; closely cooperating with local administrations in launching incentive credit programs (programs on lending for stimulation of investment demand, concessional loans) for digital technology enterprises to support key digital transformation products and enterprises undergoing digital transformation.

V. FUNDING

1. Funding sources for implementing the Plan shall be allocated from state budget, concessional loans, sponsorship from international and Vietnamese organizations, funding from credit institutions and intermediary payment service providers and other lawful funding sources.

2. Funding is prioritized for activities supporting cognitive transformation, institution formulation, digital infrastructure development, digital platform development, trust building, cyber safety and security assurance, international cooperation, research, development and innovation in the digital environment, and skill transformation in the digital environment and other tasks and projects in charge by state agencies.

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Establishing the Steering Committee for digital transformation of the banking sector to perform the functions and tasks of researching and proposing guidelines, strategies, mechanisms and policies providing the legal environment for digital transformation and expedite and direct the implementation of the Plan. The Governor of the State Bank shall be the head of the committee and assume the power to decide functions, tasks, regulation on operations and personnel of this steering committee.

2. Assigning responsibilities for performing a number of key tasks

2.1. Units affiliated to the State Bank and chairpersons of Boards of Directors/Boards of Members and General Directors (Directors) of credit institutions and intermediary payment service providers shall proactively organize the implementation of this Plan based on their assigned functions and tasks and Appendix on key tasks promulgated together with this Decision. On an annual basis, reporting on results of the implementation of this Plan to the Governor of the State Bank (via the Payment Department) before November 15 for monitoring and consolidation.

2.2. The Payment Department shall:

2.2.1. Organize, provide guidelines for, expedite and assess the implementation of this Plan and prepare reports on difficulties arising from such implementation and assessment of results of such implementation on an annual basis.

2.2.2. Act as the focal point to coordinate with the Information Technology Department, Communications Department and relevant units in advising the Governor of the State Bank on selection, announcement and annual celebration of “Digital Transformation Day” of the banking sector. Concurrently, cooperating with the Communication Department in relevant communications activities, cognitive transformation and enhancement of knowledge about digital transformation of the banking sector.

2.2.3. Act as the focal point to coordinate with relevant units in:

a) In 2025, organizing a preliminary assessment of the implementation of the Plan, and proposing objectives and targets as well as revising tasks and solutions (if necessary) for the following period;

b) In 2030, organizing a review and evaluation of the implementation of the Plan.

2.3. The Credit Department for Economic Sectors shall take charge of advising the Governor of the State Bank on organization of the annual conference for bank - digital transformation enterprise connection and implement incentive credit programs (programs on lending for stimulation of investment demand, concessional loans) for digital technology enterprises to support key digital transformation products and enterprises undergoing digital transformation.

2.4. The Information Technology Department shall:

Act as the focal point to coordinate with the Office of the State Bank and relevant units in tasks and solutions regarding digital transformation at the State Bank.

2.5. The Emulation and Reward Department shall:

Cooperate with the Payment Department and relevant units in selecting and proposing commendation of groups and individuals with excellent achievements in digital transformation for preliminary and summary assessments of the Plan implementation.

2.6. The Finance - Accounting Department shall:

Allocate funding for regular operations of the State Bank to serve the research and performance of the tasks and solutions to implement the State Bank’s Digital Transformation Plan specified in this Decision./.


THE STATE BANK OF VIETNAM


* All Appendices are not translated herein.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 810/QD-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 810/QD-NHNN PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất