Quyết định 493/2000/QĐ-NHNN21 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc chấp thuận cho áp dụng Sổ tay chính sách Quỹ cho vay người nghèo nông thôn của Dự án Tài chính nông thôn do Ngân hàng thế giới tài trợ

thuộc tính Quyết định 493/2000/QĐ-NHNN21

Quyết định 493/2000/QĐ-NHNN21 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc chấp thuận cho áp dụng Sổ tay chính sách Quỹ cho vay người nghèo nông thôn của Dự án Tài chính nông thôn do Ngân hàng thế giới tài trợ
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:493/2000/QĐ-NHNN21
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Văn Giàu
Ngày ban hành:29/11/2000
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 493/2000/QĐ-NHNN21

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
SỐ 493/2000/QĐ-NHNN21 NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2000
VỀ VIỆC CHẤP THUẬN CHO ÁP DỤNG SỔ TAY CHÍNH SÁCH
QUỸ CHO VAY NGƯỜI NGHÈO NÔNG THÔN CỦA DỰ ÁN
TÀI CHÍNH NÔNG THÔN DO NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TÀI TRỢ

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;

- Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;

- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Căn cứ Công văn số 5551/QHQT ngày 2 tháng 10 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về Dự án Tài chính Nông thôn do Ngân hàng Thế giới tài trợ;

- Căn cứ Hiệp định Tín dụng Phát triển số 2855-VN ngày 19 tháng 7 năm 1996 giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới về Dự án Tài chính Nông thôn;

- Theo đề nghị Của Ban Quản lý các Dự án Tín dụng Quốc tế,

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Chấp thuận cho áp dụng Sổ tay chính sách Quỹ cho vay người nghèo nông thôn (FRP) đã được thoả thuận và thống nhất với Ngân hàng Thế giới (WB) làm cơ sở triển khai việc quản lý và sử dụng FRP do WB tài trợ trong khuôn khổ Dự án Tài chính Nông thôn.

 

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Việc sửa đổi, bổ sung nội dung của Sổ tay chính sách này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

 

Điều 3. Chánh Văn phòng, Trưởng ban Ban Quản lý các Dự án Tín dụng Quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc (giám đốc) các Tổ chức Tín dụng được lựa chọn tham gia FRP có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

SỔ TAY CHÍNH SÁCH

QUỸ CHO VAY NGƯỜI NGHÈO NÔNG THÔN CỦA DỰ ÁN
TÀI TRỢ CHÍNH NÔNG THÔN DO NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TÀI TRỢ

 

PHẦN A
BỐI CẢNH

 

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiến hành đàm phán với Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) về một khoản tín dụng phát triển cho Dự án Tài chính Nông thôn với mục đích hỗ trợ các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện điều kiện sống ở khu vực nông thôn thông qua:

1. Khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân;

2. Tăng cường năng lực của hệ thống ngân hàng để tài trợ các hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân;

3. Tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo nông thôn với các dịch vụ tài chính.

Một phần vốn của khoản tín dụng này sẽ dành cho các tổ chức tín dụng tham gia để cho vay lại tới ngươì nghèo (các khoản vay lại FRP) nhằm giúp cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ tài chính. Số vốn hoàn trả của các khoản vay lại FRP được giữ lại để thiết lập quỹ quay vòng dùng vào mục đích xoá đói giảm nghèo. Quỹ này gọi là "Quỹ cho vay người nghèo nông thôn" (FRP).

Theo Công văn số 5551/QHQT ngày 2/10/1995, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng bán buôn của Dự án Tài chính nông thôn. Sổ tay Chính sách này nhằm trợ giúp việc quản lý FRP và trong mọi trường hợp các quy định của Hiệp định Tín dụng Phát triển (DCA) sẽ được áp dụng.

 

PHẦN B
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ

 

Trừ khi có quy định khác, các thuật ngữ tương ứng Sổ tay này được giải thích như sau:

1. "IDA" là tên viết tắt của Hiệp hội Phát triển Quốc tế, một tổ chức thuộc nhóm Ngân hàng thế giới;

2. "Quỹ cho vay người nghèo nông thôn" tên viết tắt (FRP) là quỹ cho vay người nghèo nông thôn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thiết lập và quản lý trong khuôn khổ Hiệp định Tín dụng Phát triển. Nguồn vốn của quỹ này lấy từ một phần của khoản tín dụng phát triển của IDA cho Dự án Tài chính Nông thôn;

3. "Sổ tay Chính sách FRP" là Sổ tay Chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về FRP được xây dựng phù hợp với đoạn 3.02 (a) của Hiệp định tín dụng phát triển và có thể được sửa đổi lại từng thời điểm với sự đồng ý trước của Hiệp hội;

4. Khoản vay phụ FRP là một khoản vay do Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng tham gia vay để cho nngười nghèo vay lại trong khuôn khổ FRP;

5. Khoản vay lại FRP là khoản vay bằng tiền đồng (VND) được tổ chức tín dụng tham gia cho các hộ gia đình nghèo vay;

6. Khoản tài trợ bổ sung FRP có nghĩa là một khoản vay bằng tiền đồng do tổ chức tín dụng tham gia cấp hoặc dự định cấp từ nguồn vốn của mình cho người nghèo để thực hiện một tiểu dự án;

7. Tiểu dự án có nghĩa là một dự án nhỏ hoặc phương án phát triển sản xuất - kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn do hộ gia đình nghèo xây dựng để vay vốn từ FRP;

8. Bên cho vay: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

9. Bên vay: Tổ chức tín dụng tham gia

10. Bên vay lại: là các hộ gia đình nghèo có các tiểu dự án hợp lệ được vay lại;

11. Hộ gia đình nghèo là những hộ gia đình được xác định là hộ nghèo theo tiêu chí do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam quy định phù hợp với điều kiện phát triển của từng giai đoạn.

 

PHẦN C
QUẢN LÝ QUỸ CHO VAY NGƯỜI NGHÈO NÔNG THÔN

 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ quản lý và điều hành FRP thông qua Ban Quản lý các Dự án Tín dụng quốc tế (Ban QLCDA) được thành lập theo Quyết định số 75/1999/QĐ-NHNN9 ngày 03/03/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ban QLCDA có quyền tự chủ trong khuôn khổ các chức năng, nhiệm vụ được giao và được đảm bảo đầy đủ kinh phí, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ có năng lực cần thiết để thực hiện chức năng bán buôn, phù hợp với các nguyên tắc được quy định tại Sổ tay này.

 

PHẦN D
LỰA CHỌN TỔ CHỨC TÍN DỤNG THAM GIA

 

I. CÁC TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN

 

Để được lựa chọn, tổ chức Tín dụng tham gia cần đáp ứng các tiêu chuẩn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và IDA quy định như sau:

1. Tính hợp pháp:

Tổ chức Tín dụng được thành lập, tổ chức và hoạt động phù hợp với các quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật khác của Việt Nam.

2. Khả năng thanh toán:

Một tổ chức tín dụng được coi là có khả năng thanh toán khi giá trị các tài sản hoạt động đủ trang trải các khoản nợ của nó, đặc biệt là các khoản nợ đối với những người gửi tiền và người cho vay. Việc xác định khả năng thanh toán sẽ dựa trên các chỉ số tài chính sau: tỷ lệ nợ quá hạn ròng không vượt quá 10% so với tổng dư nợ (nợ quá hạn ròng được xác định bởi nợ quá hạn trừ đi dự phòng cho vay không thu hồi được) và tỷ lệ an toàn vốn không được thấp hơn 10%.

3. Khả năng thanh khoản:

Tổ chức tín dụng tham gia được coi là có khả năng thanh khoản khi có thể chuyển đổi nhanh các tài sản của mình ra tiền mặt hoặc các tài sản có động (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các ngân hàng khác, các khoản đầu tư bằng vàng hay bằng chứng khoán ngắn hạn của Chính phủ) đủ để trang trải các khoản nợ ngắn hạn (xác định bằng các khoản tiền gửi không kỳ hạn, ngắn hạn và các dịch vụ nợ đối với các khoản vay đến hạn trong vòng một năm). Tỷ lệ thanh khoản được xác định bởi tài sản có động trên các tài sản nợ ngắn hạn phải không thấp hơn 40%.

4. Khả năng sinh lời và tính hiệu quả:

Khả năng sinh lời và tính hiệu quả của tổ chức tín dụng tham gia sẽ được xác định bằng các chỉ số tài chính sau: (i) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE), tức là lợi nhuận ròng sau khi nộp thuế trên vốn cổ phần hoặc vốn tự có; (ii) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có sinh lời mà tài sản có sinh lời được xác định bằng tổng các khoản vay cộng các khoản đầu tư. Tỷ lệ này (lợi nhuận ròng trong năm/tài sản có sinh lời) sẽ lớn hơn 5%. Khi xem xét tiêu chuẩn này cần chú ý xem xét cả khả năng sinh lời danh nghĩa và khả năng sinh lời thực tế nhằm đảm bảo rằng vốn cổ phần hoặc vốn tự có của tổ chức tín dụng tham gia không bị hao mòn bởi lạm phát, tức là: tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần hoặc vốn tự có lớn hơn tỷ lệ lạm phát hàng năm.

5. Chất lượng quản lý của đội ngũ cán bộ:

Có đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý và chuyên môn đảm bảo khả năng triển khai có hiệu quả các hoạt động ngân hàng và hoạt động cho vay lại từ FRP.

 

II. LỰA CHỌN TẠM THỜI

 

Các tiêu chuẩn lựa chọn nêu trên là theo các chuẩn mực Quốc tế. Trường hợp một tổ chức tín dụng không đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chuẩn lựa chọn này thì vẫn có thể được lựa chọn tạm thời. Để được lựa chọn tạm thời tổ chức tín dụng phải thừa nhận các tiêu chuẩn trên là mục tiêu cần đạt tới và căn cứ vào đó xây dựng và đệ trình lên Ngân hàng Nhà nước và IDA thông qua kế hoạch phát triển thể chế, trong đó cần nêu rõ các biện pháp cần thiết và lịch trình cụ thể để đạt tới các tiêu chuẩn này. Ban QLCDA chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát và định kỳ đánh giá (theo các bán niên) quá trình thực hiện kế hoạch này. Kết quả thực hiện sẽ được báo cáo IDA.

 

III. TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐÁP ỨNG

 

Trong các trường hợp Tổ chức Tín dụng đã được lựa chọn chính thức nhưng sau một thời gian hoạt động, khi đánh được giá lại không đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn nêu trên hoặc đã được lựa chọn tạm thời nhưng không thực hiện đầy đủ kế hoạch phát triển thể chế đã được thông qua và không thực hiện các biện pháp khắc phục do Ngân hàng Nhà nước yêu cầu, Ngân hàng Nhà nước có quyền huỷ bỏ phần dư nợ chưa cam kết của khoản vay lại và có các biện pháp cần thiết để bảo toàn phần dự nợ đã cam kết. Ngân hàng Nhà nước sẽ kịp thời thông báo cho IDA biết tình trạng đó.

PHẦN E
CÁC TIỂU DỰ ÁN HỢP LỆ

 

1. FRP sẽ được sử dụng để tài trợ đầu tư ngắn hạn, trung hạn cho các dự án khả thi và tăng vốn lưu động cho người nghèo trong khu vực nông thôn trên toàn quốc ngoại trừ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với các mục tiêu của dự án. Các tiểu dự án thuộc các lĩnh vực sau được coi là hợp lệ nhận tài trợ từ FRP:

(a) Bất kỳ các hoạt động sản xuất và kinh doanh hoặc đầu tư vào các dịch vụ liên quan có tính khả thi do người nghèo thực hiện trong các lĩnh vực: nông - lâm ngư nghiệp, thuỷ hải sản, ngành nghề sản xuất muối, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ vận chuyển, thêu đan, thủ công mỹ nghệ:

(b) Để coi là hợp lệ, các tiểu dự án phải được Tổ chức Tín dụng tham gia đánh giá là hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ.

2. Hoạt động đầu tư vào kinh doanh bất động sản sẽ không được coi là hợp lệ.

 

PHẦN F
CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA KHOẢN VAY VÀ
THỦ TỤC CHO VAY LẠI

 

1. Điều khoản của khoản vay:

Mọi rủi ro tín dụng liên quan đến các khoản rút vốn từ FRP do Tổ chức Tín dụng tham gia đầu tư cho các tiểu dự án sẽ do Tổ chức Tín dụng tham gia gánh chịu. Do vậy, Tổ chức Tín dụng tham gia sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc thẩm định và phê duyệt cho vay đối với các tiểu dự án vay lại phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền về xem xét và đánh giá các dự án, phương án sản xuất - kinh doanh vay vốn ngân hàng.

Để giải ngân vốn vay, Ngân hàng Nhà nước sẽ cùng tổ chức tín dụng tham gia ký một Hợp đồng vay phụ với điều kiện tổ chức tín dụng đó đáp ứng các yêu cầu sau:

(i) Có chương trình huy động tiết kiệm nhằm tăng nguồn vốn của Tổ chức Tín dụng tham gia và tăng tỷ lệ tham gia của các hộ gia đình vay vốn;

(ii) Có kế hoạch phát triển thể chế được IDA và Ngân hàng Nhà nước chấp nhận.

Đối với những khoản vay lại đủ điều kiện có thể được Ngân hàng Nhà nước giải ngân thông qua các Tổ chức Tín dụng tham gia theo 2 cách:

a/ Trên cơ sở xem xét sao kê chỉ tiêu các khoản vay đã được Tổ chức Tín dụng chấp nhận và giải ngân trước bằng nguồn vốn của mình;

b/ Ngân hàng Nhà nước giải ngân trước trên cơ sở cam kết của Tổ chức Tín dụng sẽ nộp sao kê chi tiêu sau. Trong trường hợp này, trong thời hạn 15 ngày, tổ chức tín dụng phải giải ngân hết số tiền nhận được đến các Bên vay lại và trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước giải ngân, Tổ chức Tín dụng phải đệ trình lên Ngân hàng Nhà nước bản sao kê chi tiêu các khoản vay lại như đã cam kết. Quá thời hạn này nếu Tổ chức Tín dụng không thực hiện đúng cam kết của mình, Ngân hàng Nhà nước có thể bác bỏ đơn xin rút vốn của Tổ chức Tín dụng và áp dụng một khoản phí phạt nhất định.

2. Đồng tiền cho vay: Ngân hàng Nhà nước sẽ giải ngân cho tổ chức tín dụng tham gia bằng tiền đồng (VNĐ) và Tổ chức Tín dụng tham gia sẽ hoàn trả nợ bằng tiền đồng (VNĐ).

3. Lãi suất:

(i) Tiền lãi của khoản vay phụ FRP sẽ được Tổ chức Tín dụng tham gia hoàn trả trên số tiền gốc đã cho vay, rút vốn và còn dự nợ tại từng thời điểm nhất định và sẽ được tính bằng: tỷ lệ lãi suất biến động có thể điều chỉnh hàng quý và tương đương với chi phí bình quân gia quyền thực tế hàng quý gần nhất của các khoản vốn có thể cho vay trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hoặc theo lãi suất cố định hàng năm được thiết lập theo cách thức thoả mãn đối với IDA.

(ii) Lãi suất cho vay trong khuông khổ Quỹ cho vay người nghèo nông thôn (FRP) sẽ ở mức tối thiểu của các lãi suất thương mại do Tổ chức Tín dụng tham gia đặt ra hoặc được áp dụng cho những người vay khác của ngân hàng, hoặc có thể cao hơn nếu như các chi phí hoạt động của Quỹ FRP và những rủi ro liên quan đòi hỏi việc đó, nhưng phải phù hợp với chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.

(iii) Lãi suất của khoản vay lại FRP phải đủ để trang trải các chi phí của các quỹ cộng với chi phí hoạt động bao gồm cả dự phòng cho vay mất vốn.

4. Quy mô và thời hạn khoản vay lại:

. Quy mô của khoản vay sẽ phụ thuộc vào quy mô các tiểu dự án được đầu tư. Các khoản vay lại FRP sẽ được tính bằng tiền đồng và không vượt quá số tiền tương đương 400 USD (theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cho vay lại);

. Khoản vay lại FRP sẽ không tài trợ cho các tiểu dự án có thời gian hoàn trả chi phí của tiểu dự án dự kiến vượt quá 5 năm;

5. Tài trợ tiểu dự án:

. Tổ chức Tín dụng tham gia sẽ cho vay ít nhất 10% chi phí ước tính của mỗi tiểu dự án từ nguồn vốn của mình. Phần đóng góp tối thiểu của Bên vay lại so với chi phí của tiểu dự án sẽ do tổ chức tín dụng tham gia quyết định trên cơ sở thẩm định mỗi tiểu dự án, nhưng sẽ không dưới 15% và có thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật, ngoại trừ đất đai. Các khoản vay lại FRP cho bất kỳ tiểu dự án đơn lẻ nào, trong mọi trường hợp, sẽ không vượt quá 75% tổng chi phí ước tính của tiểu dự án.

. Thời hạn hoàn trả số tiền gốc của khoản vay lại FRP sẽ không vượt qua 5 năm hoặc không được vượt thời gian hoàn vốn của tiểu dự án nếu thời gian này ngắn hơn (bao gồm cả thời gian ân hạn được quyết định trên cơ sở cân đối tiền mặt dự kiến và khả năng hoàn trả của Bên vay lại). Thời hạn của các khoản vay lại FRP ngắn hạn sẽ không vượt quá 12 tháng.

6. Không thanh toán nợ: Trong trường hợp Tổ chức Tín dụng tham gia không thanh toán số tiền gốc và/hoặc lãi đến hạn của một khoản vay phụ. Ngân hàng Nhà nước có quyền tuyên bố hoặc tổng dư nợ tín dụng chưa cam kết của FRP với Tổ chức Tín dụng tham gia ngày nào đến hạn hoặc tuyên bố khoản vay nợ đến hạn đó là quá hạn (dựa vào hoàn cảnh của việc không thanh toán nợ và tình hình tài chính của Tổ chức Tín dụng tham gia) và đình chỉ quyền của tổ chức tín dụng tham gia tiếp tục nhận khoản vay tiếp theo. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ tính lãi phạt hàng tháng bằng 150% lãi suất thông thường đang áp dụng tính theo số dư nợ gốc quá hạn thực tế.

7. Thanh toán trước: Trong trường hợp Tổ chức Tín dụng tham gia thanh toán trước một khoản vay lại FRP, Tổ chức Tín dụng tham gia sẽ thanh toán trước một phần của khoản vay phụ đó. Ngân hàng Nhà nước sẽ có quyền áp dụng một phí phạt cho việc thanh toán trước toàn bộ hay một phần khoản vay phụ.

8. Bảo hiểm và bảo lãnh: Tất cả các hoạt động tín dụng liên quan đến bảo hiểm, bảo lãnh các khoản vay lại FRP giữa Tổ chức Tín dụng tham gia và Bên vay lại đều phải tuân thủ theo pháp luật được quy định tại Việt Nam.

 

PHẦN G
GIàN NỢ VÀ CƠ CẤU LẠI CÁC KHOẢN VAY

Tổ chức Tín dụng tham gia có thể tiến hành giãn nợ một khoản vay lại FRP còn dư nợ cho bên vay lại trên cơ sở nhận được đề nghị cụ thể của bên vay lại ít nhất là 30 ngày trước ngày đến hạn của khoản vay lại FRP. Tuy nhiên, tổ chức tín dụng tham gia sẽ hoàn trả khoản vay lại phù hợp với lịch trình thanh toán gốc ban đầu được quy định trong Hiệp định Tín dụng phát triển.

 

PHẦN H
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Các tiểu dự án phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ môi trường và của các văn bản quy phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường.

 

PHẦN I

KIỂM TOÁN, GIÁM SÁT VÀ LẬP BÁO CÁO

 

1. Kiểm toán:

Hàng năm, nhưng không chậm hơn 6 tháng sau khi kết thúc mỗi năm tài chính, tổ chức tín dụng tham gia sẽ đệ trình lên Ngân hàng Nhà nước (Ban QLADA) các báo cáo tài chính của mình đã được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán độc lập.

2. Giám sát

Việc giám sát các tiểu dự án được tài trợ từ FRP là trách nhiệm của tổ chức tín dụng tham gia. Do đó, Tổ chức Tín dụng tham gia phải chỉ định nhân viên cụ thể có trình độ năng lực chuyên môn để giám sát các khoản vay lại. Tổ chức Tín dụng tham gia sẽ yêu cầu bên vay lại sử dụng vốn được vay vào các mục đích đã được chấp thuận và sẽ đạt được điều này thông qua việc thanh toán trực tiếp cho các nhà cung ứng thiết bị, nguyên liệu và các sản phẩm đầu vào và cho các nhà cung cấp dịch vụ.

Tổ chức Tín dụng tham gia cũng sẽ thực hiện những chuyến đi thực địa hàng quý hoặc bán niên tới các tiểu dự án. Các báo cáo kiểm tra trong từng chuyến đi phải có nhận xét về việc sử dụng vốn dự án, có so sánh những hoạt động hiện hành với những hoạt động theo kế hoạch, xem xét những vấn đề về quản lý và tài chính của các tiểu dự án, việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, và đưa ra các khuyến nghị. Tổ chức Tín dụng tham gia cũng sẽ thu thập các báo cáo hoạt động tài chính hàng kỳ của bên vay lại đối với các khoản vay trung và dài hạn và sẽ thực hiện các chuyến đi thực địa có lựa chọn tới các tiểu dự án gặp khó khăn để đánh giá những vấn đề này.

Ban QLCDA sẽ thực hiện thẩm tra cuối cùng bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên đối với một số các tiểu dự án để có cơ sở đánh giá kết quả kiểm tra, giám sát của tổ chức tín dụng đã thực hiện.

3. Báo cáo

Tổ chức Tín dụng tham gia sẽ chuẩn bị báo cáo theo mẫu trong Sổ tay chính sách và đệ trình lên Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa vào Báo cáo tiến độ hàng quý một phần báo cáo về quỹ FRP; Phần báo cáo này sẽ bao gồm: Việc đánh giá tình hình thực hiện FRP, các vấn đề và dự kiến cho 6 tháng tiếp theo; Số vốn đã giải ngân từ FRP phân loại theo tiểu ngành, thời hạn (ngắn và trung hạn), tính chất của các tiểu dự án (mới hoặc mở rộng hoạt động hiện tại), mục đích của khoản vay lại (tài sản cố định và/hoặc vốn lưu động), và quy mô khoản vay lại; nợ quá hạn của các khoản vay phụ và vay lại phân loại theo tiểu ngành, tỉnh, thời hạn khoản vay lại, tính chất của các tiểu dự án, mục đích của khoản vay lại, và quy mô tài sản của bên vay lại, hạn mức tín dụng tương ứng được cấp, và số tiền đã cho vay, thời hạn, lãi suất của FRP trong giai đoạn báo cáo; Bên cạnh đó, định kỳ mỗi bán niên, Ngân hàng Nhà nước cần có báo cáo riêng về việc thực hiện kế hoạch phát triển thể chế và chương trình đào tạo của các Tổ chức Tín dụng tham gia.

 

Phụ đính:

1. Mẫu Đơm xin tham gia FRP

2. Mẫu Hợp đồng vay thụ

3. Mẫu Đơn xin rút vốn vay FRP

4. Mẫu Sao kê Chi tiêu

5. Mẫu báo cáo cho vay, thu nợ đối với các khoản vay lại FRP.


TỔ CHỨC TÍN DỤNG

MẪU 1

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

..., ngày tháng năm

 

ĐƠN XIN THAM GIA QUỸ CHO VAY NGƯỜI NGHÈO
CỦA DỰ ÁN TÀI CHÍNH NÔNG THÔN DO NGÂN HÀNG
THẾ GIỚI TÀI TRỢ

 

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(Ban Quản lý các dự án Tín dụng Quốc tế)

 

Tên TCTD:.....................................................................

Địa điểm trụ sở chính:.......................................................

Điện thoại:......................Fax:...........................................

Chúng tôi xin được xác nhận đủ điều kiện để tham gia Quỹ cho vay người nghèo nông thôn (FRP) và xin được chấp thuận một hạn mức tín dụng là:____________________. Chúng tôi xin gửi kèm theo các tài liệu dưới đây để chứng minh khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn như qui định trong Sổ tay Chính sách FRP:

1. Nghị quyết của Hội đồng quản trị thông qua việc xin tham gia FRP.

2. Giấy phép thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ;

3. Danh sách cổ đông chính và cổ phần của họ (đối với NHTM cổ phần);

4. Các báo cáo tài chính thường niên trong 3 năm gần đây nhất và các báo cáo bổ sung, giải trình cho các báo cáo này;

5. Cơ cấu tổ chức;

6. Mô tả sơ bộ về thủ tục xét duyệt và cho vay của TCTD đối với các đối tượng vay ở khu vực nông thôn;

7. Các kế hoạch và chương trình trong năm tới;

8. Báo cáo dự đoán tài chính trong năm tới.

Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xét thấy chúng tôi chưa đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn lựa chọn đó, chúng tôi xin cam kết chuẩn bị và thực hiện một Chương trình Phát triển Thể chế và Chương trình Đào tạo kèm theo trong một thời gian biểu cụ thể nhằm đạt được các tiêu chuẩn trên.

Chúng tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho chúng tôi tham gia vào Quỹ cho vay người nghèo nông thôn.

MẪU SỐ 2

 

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------&----------

 

 

 

 

 

 

HỢP ĐỒNG VAY PHỤ

GIỮA

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

(TÊN TCTD THAM GIA)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, ngày tháng năm

 

 

 

HỢP ĐỒNG VAY PHỤ GIỮA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM, VÀ (TÊN TCTD THAM GIA) VỀ VIỆC SỬ DỤNG HẠN MỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC CẤP TỪ FRP TRONG KHUÔN KHỔ DỰ ÁN
TÀI CHÍNH NÔNG THÔN, WB

_________________________________________________________

 

Bản hợp đồng này được ký ngày tháng năm tại ............................ (dưới đây được gọi là "Hợp đồng vay phụ" giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN), đại diện bởi ông: ...................- Chức vụ:.......................... và (Tên TCTD tham gia) (sau đây gọi là .................), đại diện bởi ông:....................- Chức vụ:................................................

Căn cứ:

(1) Theo Hiệp định Tín dụng Phát triển số 2855-VN Ngày 19 tháng 7 năm 1996 (sau đây gọi là Hiệp định Tín dụng) ký kết giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp hội Phát triển Quốc tế (sau đây gọi là Hiệp hội), Hiệp hội đã đồng ý cho Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vay một khoản tín dụng (sau đây gọi là khoản tín dụng) tương đương Tám Mươi Hai Triệu Bảy Trăm nghìn Quyền Rút vốn đặc biệt (82.700.000 SDR) nhằm mục đích giúp đỡ tài trợ cho Dự án Tài chính Nông thôn (sau đây gọi là Dự án).

(2) Theo mục 3.02 (a) của Hiệp định tín dụng và kết quả đánh giá các tiêu chí lựa chọn tham gia, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng ý cấp cho (Tên TCTD tham gia) một hạn mức Tín dụng Đợt... (từ ngày.... tháng.... năm.... đến hết ngày.... tháng... năm...) không vượt quá............... Đô la Mỹ (USD). Khoản vay trong khuôn khổ hạn mức tín dụng này để tiến hành tài trợ cho các tiểu Dự án thông qua các Khoản vay lại từ FRP sau đây sẽ được gọi là Khoản vay pbụ.

(3) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và (Tên TCTD tham gia) đồng ý tham gia Hợp đồng Vay phụ theo những điều khoản được qui định dưới đây:

 

ĐIỀU I
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ

 

Những thuật ngữ được sử dụng trong Hợp đồng vay phụ này tương ứng với những thuật ngữ đã được định nghĩa trong Hiệp định Tín dụng và trong Văn bản các điều kiện chung thì được hiểu như đã được định nghĩa trong các văn bản đó và như các định nghĩa dưới đây:

1. "IDA" là tên viết tắt của Hiệp hội Phát triển Quốc tế, một tổ chức thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới;

2. "Quỹ Cho vay người nghèo nông thôn" tên viết tắt (FRP) là quỹ cho vay người nghèo nông thôn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thiết lập và quản lý trong khuôn khổ Hiệp định Tín dụng Phát triển. Nguồn vốn của quỹ này lấy từ một phần của khoản tín dụng phát triển của IDA cho Dự án Tài chính Nông thôn.

3. "Sổ tay Chính sách FRP" là Sổ tay Chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về FRP được xây dựng phù hợp với đoạn 3.02 (a) của Hiệp định Tín dụng phát triển và có thể được sửa đổi tại từng thời điểm với sự đồng ý của Hiệp hội;

4. Khoản vay phụ FRP là một khoản vay do Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng tham gia vay để cho người nghèo vay lại trong khuôn khổ FRP;

5. Khoản vay lại FRP là khoản vay bằng tiền đồng được tổ chức tín dụng tham gia cho các hộ gia đình nghèo vay;

6. Khoản tài trợ bổ sung FRP có nghĩa là một khoản vay bằng tiền đồng do tổ chức tín dụng tham gia cấp hoặc dự định cấp từ nguồn vốn của mình cho người nghèo để thực hiện một tiểu dự án;

7. Tiểu dự án có nghĩa là một dự án nhỏ hoặc phương án phát triển sản xuất - kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn do hộ gia đình nghèo xây dựng để vay vốn từ FRP;

8. Bên cho vay: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

9. Bên vay: Tổ chức Tín dụng tham gia;

10. Bên vay lại: là các hộ gia đình có các tiểu dự án hợp lệ được vay lại;

11. Hộ gia đình nghèo là những hộ gia đình được xác định là hộ nghèo theo tiêu chí do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam quy định phù hợp với điều kiện phát triển của từng giai đoạn.

 

ĐIỀU II

CAM KẾT CỦA (TÊN TCTD THAM GIA)

 

2.1 (Tên TCTD tham gia) cam kết sẽ thực hiện quản lý việc sử dụng Khoản vay phụ trong khuôn khổ Hợp đồng này theo các điều khoản và điều kiện đã qui định trong Sổ tay Chính sách FRP và những quy định dưới đây:

(a) Không dùng các Khoản vay lại FRP để tài trợ cho việc kinh doanh bất động sản;

(b) Không dùng các Khoản vay lại FRP để tài trợ cho các tiểu Dự án có thời hạn hoàn vốn dự kiến vượt quá 5 năm;

(c) Số tiền gốc của Khoản vay phụ sẽ là tổng giá trị số tiền gốc của tất cả các Khoản vay lại FRP do (Tên TCTD tham gia) cấp bằng tiền Đồng. Số tiền gốc của một Khoản vay phụ đối với các khoản vay lại FRP cấp bằng tiền Đồng sẽ được (Tên TCTD tham gia) hoàn trả bằng tiền Đồng với số tiền bằng tổng giá trị các khoản tiền đã rút tại các thời điểm khác nhau trong khuôn khổ của Quỹ FRP.

(d) Tiền lãi trên số tiền gốc của một Khoản vay phụ bằng Đồng đã rút và còn dư nợ sẽ được hoàn trả theo; {(A) Tỷ lệ lãi suất biến động có thể điều chỉnh hàng quý và tương đương với chi phí bình quân gia quyền thực tế của các Khoản vốn vẫn để lại cho vay trong hệ thống ngân hàng và sẽ được điều chỉnh để tính các khoản chi phí liên quan tới các yêu cầu dự trù bắt buộc của NHNNVN quy định.

(e) Phí cam kết sẽ được tính với mức 0,5% trên toàn bộ hoặc một phần số tiền của Khoản vay phụ mà TCTD đã đăng ký rút nhưng thực tế không rút (Trừ trường hợp có báo cáo trước nêu rõ lý do và được NHNNVN chấp thuận bằng văn bản).

2.2 Thực hiện tài trợ các tiểu Dự án thông qua các Khoản vay FRP và tiến hành các hoạt động của mình phù hợp với các tiêu chuẩn về hành chính, tài chính, kinh tế và quản lý; khi cần thiết sẽ cung cấp đầy đủ vốn, phương tiện, dịch vụ và các nguồn lực để đáp ứng kịp thời cho các hoạt động tài trợ này;

2.3 Trừ khi NHNNVN có thoả thuận khác, (Tên TCTD tham gia) thực hiện cho vay lại tới Bên vay lại phù hợp với các thủ tục và các điều khoản, điều kiện qui định trong Hợp đồng này và Sổ tay chính sách FRP;

2.4 Thực hiện quyền của mình đối với mỗi tiểu Dự án đang được tài trợ nhằm: (A) bảo vệ các quyền lợi của NHNNVN, Hiệp hội; (B) Tuân thủ các nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ Hợp đồng vay phụ này; (C) đạt được các mục tiêu của Dự án;

2.5 Thực hiện đúng đắn tất cả các nghĩa vụ của mình như đã được quy định trong Hợp đồng vay phụ này. Không có và không đồng tình với bất kỳ hành động nào có thể gây ra hoặc dẫn tới việc chuyển nhượng, sửa đổi, huỷ bỏ hoặc miễn trừ toàn bộ hay bất kỳ qui định nào của Hợp đồng vay phụ này, trừ khi NHNNVN và Hiệp hội có sự thoả thuận khác;

2.6 Báo cáo kịp thời cho NHNNVN về tiến độ tài trợ các tiểu Dự án thông qua các Khoản vay lại FRP, về việc thực hiện các nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ Hợp đồng vay phụ này theo yêu cầu của NHNNVN hoặc của Hiệp hội;

2.7 Khi được yêu cầu sẽ cung cấp đầy đủ cho NHNNVN tất cả các thông tin liên quan đến các khoản chi tiêu từ nguồn tiền của Khoản vay lại FRP cũng như về các Bên vay lại và tiểu Dự án liên quan; tình hình hoạt động, quản lý và tài chính của mình. Nhằm phục vụ cho mục đích này (Tên TCTD tham gia) sẽ:

(a) Duy trì các thủ tục, hồ sơ thích hợp để: (1) Theo dõi và ghi chép đầy đủ, chính xác tiến độ tài trợ cho các tiểu Dự án thông qua các Khoản vay lại FRP và của mỗi Tiểu dự án được tài trợ bởi Khoản vay lại FRP (bao gồm cả chi phí và các lợi ích sẽ đạt được từ Dự án); (2) Phản ánh chính xác trung thực về tình hình tài chính của (Tên TCTD tham gia), bao gồm các hoạt động, nguồn vốn và chi tiêu của (Tên TCTD tham gia) liên quan tới việc tài trợ cho các tiểu Dự án thông qua các Khoản vay lại FRP.

(b) Có các hồ sơ, tài khoản và báo cáo tài chính của mình (bảng tổng kết tài sản, báo cáo thu nhập và chi phí và các báo cáo liên quan) của mỗi tài khoá đã được kiểm toán theo qui định của Nhà nước.

(c) Gửi cho NHNNVN: (1) bản sao các báo cáo tài chính của năm tài chính đó; (2) báo cáo kiểm toán đã được thực hiện theo quy định của Nhà nước (trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc năm tài chính); (3) các thông tin khác liên quan đến các hồ sơ, tài khoản và báo cáo tài chính cũng như kết quả kiểm toán của các tài liệu này khi NHNNVN yêu cầu.

2.8 Báo cáo kịp thời cho NHNNVN bất kỳ tình trạng nào cản trở hoặc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện việc tài trợ các tiểu Dự án thông qua các Khoản vay lại FRP, việc hoàn thành các mục đích của Khoản vay phụ, hoặc thực hiện các nghĩa vụ tương ứng của (Tên TCTD tham gia) trong khuôn khổ Hợp đồng vay phụ này.

2.9 Khi cấp khoản tài trợ bổ sung FRP và thực hiện cho vay lại từ FRP cho các Tiểu Dự án (Tên TCTD tham gia) tuân thủ theo các điều khoản và điều kiện phù hợp với yêu cầu của NHNNVN, bao gồm:

(a) Thẩm định các tiểu Dự án theo các tiêu chuẩn của Sổ tay Chính sách FRP và các quy định của Hợp đồng này (Đối với phương án sản xuất- kinh doanh của cá thể, hộ sản xuất khi thẩm định không nhất thiết phải tuân thủ tất cả các tiêu chí nhưng vẫn phải xem xét kỹ các tiêu chí như mục tiêu sử dụng vốn, tính hiệu quả kinh tế, năng lực tài chính và khả năng trả nợ);

(b) Trong mọi trường hợp, một khoản cho vay lại từ FRP cho mỗi tiểu Dự án không được vượt quá 75% tổng chi phí ước tính của Tiểu Dự án;

(c) Tham gia tài trợ cho tiểu Dự án bằng vốn tự có của mình không thấp hơn 10% tổng chi phí ước tính của Tiểu Dự án;

(d) Thời hạn hoàn trả số tiền gốc của Khoản tài trợ bổ sung FRP sẽ bằng thời hạn hoàn trả của Khoản vay lại tương ứng;

(e) Thu lãi trên số nợ gốc của Khoản tài trợ bổ sung FRP đã được rút và còn dự nợ tại từng thời điểm với tỷ lệ lãi suất tương đương với tỷ lệ áp dụng đối với Khoản vay lại FRP liên quan.

 

ĐIỀU III

CÁC THỦ TỤC VỀ CÁC KHOẢN VAY LẠI

 

3.1 Việc rút vốn của các Khoản vay lại FRP được thực hiện theo hình thức các sao kê chi tiêu.

3.2 Thông qua các văn bản Hợp đồng với Bên vay lại và các Quy định của luật pháp hiện hành, (Tên TCTD tham gia) sẽ cấp các Khoản vay lại FRP theo các điều khoản và điều kiện mà dựa vào đó (Tên TCTD tham gia) có các quyền thích đáng để bảo vệ quyền lợi của Hiệp hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của mình, bao gồm các quyền sau:

(a) Yêu cầu bên vay lại thực hiện và điều hành Tiểu Dự án một cách có hiệu quả, phù hợp với các tiểu chuẩn về ký thuật, kế toán, môi trường và quản lý, đồng thời yêu cầu duy trì đầy đủ các hồ sơ theo quy định hiện hành của Nhà nước;

(b) Đình chỉ hoặc chấm dứt quyền của Bên vay lại đối với việc sử dụng nguồn tiền của FRP khi Bên vay lại đó không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình ghi trong Hợp đồng Tín dụng với (Tên TCTD tham gia)

 

ĐIỀU IV

CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC KHOẢN VAY LẠI

 

4.1. Ngoài các qui định của Điều III trên đây, các Khoản vay lại FRP sẽ được (Tên TCTD tham gia) cấp cho các Bên vay lại các điều khoản và điều kiện sau:

(a) (Tên TCTD tham gia) sẽ tài trợ cho Tiểu Dự án một Khoản vay lại FRP trên cơ sở thẩm định và xét thấy Dự án phù hợp với các tiêu chí quy định trong Sổ tay Chính sách Quỹ FRP và các quy định của Hợp đồng này;

(b) Các khoản vay lại FRP sẽ được cấp theo các điều khoản và điều kiện quy định trong Sổ tay Chính sách FRP và các quy định của Hợp đồng này như sau:

(i) Tiền gốc của một Khoản vay lại FRP không được vượt quá 75% tổng chi phí ước tính của Tiểu Dự án.

(ii) Thời hạn hoàn trả khoản tiền gốc của Khoản vay lại FRP sẽ không vượt quá 5 năm hoặc không được vượt thời gian hoàn vốn của Tiểu Dự án nếu thơì gian này ngắn hơn (bao gồm cả thời gian ân hạn được quyết định trên cơ sở cân đối tiều mặt dự kiến và khả năng hoàn trả của Bên vay lại). Thời hạn của các Khoản vay lại FRP ngắn hạn sẽ không vượt quá 12 tháng;

(iii) Trả lãi trên khoản tiền gốc của Khoản vay lại FRP đã được rút và còn dư nợ tại từng thời điểm theo mức lãi suất cố định hoặc mức lãi suất thay đổi phù hợp với chính sách lãi suất của (Tên TCTD tham gia) và phù hợp với các quy định về lãi suất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho từng giai đoạn.

(iv) Tất cả các hoạt động tín dụng liên quan đến bảo hiểm, bảo lãnh các khoản vay lại FRP giữa Tổ chức Tín dụng tham gia và Bên vay lại đều phải tuân thủ theo pháp luật được quy định tại Việt Nam.

4.2. Trừ khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thoả thuận khác đi, để được cấp một Khoản vay lại FRP, Bên vay lại cũng cần phải chứng minh rằng:

(a) Bên vay lại là đối tượng hợp lệ để được nhận Khoản vay lại FRP, cụ thể:

(i) Tham gia trong hoạt động sản xuất, đầu tư hoặc các dịch vụ liên quan tới kinh tế nông nghiệp nông thôn, bao gồm sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp nông thôn qui mô vừa và nhỏ, thuỷ sản và dịch vụ nông thôn;

(ii) Có khả năng quản lý và tài chính để chi trả gốc, lãi và các phí khác của Khoản vay lại FRP.

(b) Tiểu Dự án đáp ứng các điều kiện sau:

(i) Tổng chi phí của Tiểu dự án được trang trải bởi: (A) tối thiểu 15% từ nguồn đóng góp của Bên vay lại; (B) số còn lại được tài trợ bởi khoản tiền gốc của Khoản vay lại FRP cộng với khoản tiền gốc của Khoản tài trợ bổ sung FRP với giá trị không ít hơn 10% tổng chi phí ước tính của Tiểu Dự án;

 

ĐIỀU V

CÁC QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT

 

5.1. Nếu (Tên TCTD tham gia) Không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng vay phụ này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền áp dụng bất kỳ hình thức phạt nào đối với (Tên TCTD tham gia) theo quy định của Pháp lụật hiện hành.

5.2. Trong trường hợp (Tên TCTD tham gia) không thanh toán số tiền gốc, lãi đến hạn của một Khoản vay phụ FRP, Ngân hàng Nhà nước có quyền tính lệ phí phạt mỗi tháng bằng 150% mức lãi suất đang áp dụng trên số nợ quá hạn đó hoặc áp dụng các chế tài cần thiết khác.

5.3. Không một nội dung nào trong Hợp đồng vay phụ này có thể tác động hoặc thay đổi các quyền và biện pháp xử phạt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được luật pháp hiện hành quy định.

5.4. Nếu quyền rút vốn từ Tài khoản Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Hiệp định Tín dụng bị đình chỉ hoặc chấm dứt vì bất kỳ lý do gì, thì Khoản tiền dự kiến cung cấp theo Hợp đồng vay phụ này sẽ lập tức và đồng thời bị đình chỉ hoặc bị chấm dứt.

 

ĐIỀU VI

CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC

 

6.1 Hợp đồng vay phụ này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký và sẽ được coi là hết hiệu lực khi số tiền cuối cùng của Khoản vay phụ được thanh toán đầy đủ (cả lãi và gốc).

6.2 Hợp đồng vay phụ này ràng buộc những tổ chức kế nhiệm của (Tên TCTD tham gia), dù thành lập dưới bất kỳ hình thức nào.

6.3 Những sửa đổi, hoặc bổ sung đối với các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng vay phụ này, nếu có, sẽ phải được thực hiện bằng văn bản có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của các bên và sẽ được xem là một phần không tách rời của Hợp đồng vay phụ này.

6.4 Hợp đồng vay phụ này được làm thành năm bản giống nhau bằng tiếng Việt; 01 bản giao (Tên TCTD tham gia) và NHNNVN giữ 04 bản.

6.5 Bất kỳ tranh chấp nào nảy sinh trong quá trình thực hiện hoặc có liên quan tới việc thực hiện Hợp đồng vay phụ này, nếu hai bên không thể tự giải quyết, sẽ được phán quyết tại Toà Kinh tế của Việt Nam.

6.6 Bất kỳ thông báo, yêu cầu hay thoả thuận nào giữa các bên tham gia vào Hợp đồng này đều phải thể hiện bằng văn bản. Việc thông báo hoặc yêu cầu này được xem như đã được đưa ra hoặc thực hiện một cách đầy đủ khi nó được phía này chuyển cho phía khác theo địa chỉ được xác định dưới đây (bên nào có sự thay đổi địa chỉ thì bên đó phải thông báo cho bên kia biết):

Đối với Bên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Địa chỉ: 49 - Lý Thái Tổ - Hà Nội

Đối với Bên TCTD tham gia:

Địa chỉ:

Để làm bằng chứng, các bên tham gia Hợp đồng vay phụ này, thông qua các đại diện có thẩm quyền của mình đã ký kết Hợp đồng vay phụ này tại Hà Nội vào ngày, tháng và năm được ghi ở trang đầu Hợp đồng.

 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

 

 

(Ký tên, đóng dấu)

Tổ chức tín dụng tham gia

Tổng giám đốc (Giám đốc)

 

 

 

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

MẪU 3

TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - tự do - Hạnh phúc

 

........., ngày tháng năm

 

ĐƠN XIN RÚT VỐN

(Trong khuôn khổ hạn mức tín dụng từ FRP, Dự án Tài chính

nông thôn, WB)

 

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(Ban Quản lý các Dự án Tín dụng Quốc tế)

 

1. Tên Tổ chức Tín dụng: ......................................................................

2. Địa điểm trụ sở chính: ......................................................................

3. Điện thoại: ................................ Fax: .............................................

4. Số hiệu Tài khoản tiền gửi tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố): ............

- Tài khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam (VND): ..............................

5. Căn cứ theo Hợp đồng vay phụ đã được ký kết giữa Ngân hàng Nhà nước và (TCTD tham gia) ...................... ngày ....... tháng ....năm ..., (TCTD tham gia) được cấp hạn mức tín dụng tối đa là: .............................

- Bằng chữ: ..........................................................................................

6. Căn cứ các văn bản Pháp quy về việc quản lý và sử dụng FRP.

7. Căn cứ đánh giá của (TCTD tham gia)............. về nhu cầu vay vốn của các Bên vay lại.

8. (TCTD tham gia )............. kính đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận cho rút vốn từ FDR với tổng số tiền là: .........

- Bằng chữ: ..............................................................................................

9. Mục đích xin rút vốn: Để cho vay lại tới các tiểu dự án hợp lệ của các Bên vay lại đã được (TCTD tham gia) chấp nhận cho vay hoặc dự kiến sẽ cho vay.

10. Thời hạn vay: ................................................................................

11. Kèm theo Đơn xin vay này, chúng tôi xin gửi các tài liệu sau:

a. Bản tổng hợp các khoản vay các bên vay lại đã được chấp nhận cho vay

b. Tài liệu khác: .................................................................................

12. Chúng tôi xin cam kết cho vay đúng đối tượng và trong thời hạn 60 ngày sẽ gửi sao kê chi tiết các khoản cho vay lại tương ứng với số vốn đã nhận nợ đồng thời tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ để vốn vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ (gốc và lãi) như ghi trong Đơn xin vay này.

 

 

 

 

Nơi gửi:

- Như trên

- Lưu (tổ chức tín dụng tham gia)

Tổng Giám đốc (Giám đốc)

.........................

(Tổ chức tín dụng tham gia)

(Ký, đóng dấu)

 

(Họ và tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 


MẪU SỐ 4

TỔ CHỨC TÍN DỤNG

.....................

MẪU SAO KÊ CHI TIÊU

Quý........ Năm.....

Đơn vị tính: 1.000 VNĐ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

Khoản số

Tên & địa chỉ của người vay lại

Số hiệu Khoản vay lại

Miêu tả tóm tắt về dự án xin vay

Tổng chi phí của dự án xin vay

Phần chi phí được tài trợ bằng nguồn vốn của TCTD

Phần xin vay từ Quỹ FRP

Ngày TCTD giải ngân khoản vay

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

Hồ sơ chứng từ được lưu lại .........

....., ngày ... tháng ..... năm .....

Người lập Người kiểm soát TGĐ (GĐ) TCTD

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu)


MẪU 5

TỔ CHỨC TÍN DỤNG

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ CHO VAY - THU NỢ ĐỐI VỚI
CÁC KHOẢN VAY LẠI FRP

(Quý .... Năm .....)

1. Kết quả giải ngân - Cho vay, tính đến (ghi rõ thời điểm báo cáo)

1.1 Cho vay

- Tổng số các tiểu dự án (khoản vay) đã được nhận vốn từ Dự án:

- Tổng chi phí của các tiểu dự án đã nhận được vốn vay:

- Phần TCTD....... tài trợ: , chiếm: % trên

tổng chi phí các tiểu dự án

- Phần đóng góp của Bên vay lại: , chiếm: % trên

tổng chi phí các tiểu dự án

- Tổng số vốn vay từ dự án đã được giải ngân: , chiếm % trên

tổng chi phí các tiểu dự án

1.2 Cơ cấu cho vay phân theo Tỉnh (Mẫu 5a);

1.3 Cơ cấu cho vay phân theo lĩnh vực sản xuất - kinh doanh (Mẫu 5b):

1.4 Cơ cấu cho vay, phân theo thời hạn cho vay:

Tổng số đã cho vay từ Dự án:

Trong đó: + Cho vay ngắn hạn: , chiếm: %;

+ Cho vay trung hạn: , chiếm: %

Trong đó - 2 năm: , chiếm: %

- 3 năm: , chiếm: %

- 4 năm: , chiếm: %

- 5 năm: , chiếm: %

2. Thu nợ tính đến (ghi rõ thời điểm báo cáo)

2.1 Nợ lãi đã thanh toán:

2.2 Nợ gốc đã trả:

2.3 Nợ quá hạn:

(nếu có nợ quá hạn thì phân theo tính chất và nguyên nhân chủ yếu như: Có khả năng thu hồi, không có khả năng thu hồi do các nguyên nhân: sx-kd thua lỗ, ngừng sản xuất, giải thể và các nguyên nhân khác)

3. Các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai cho vay lại từ FRP

4. Đánh giá khái quát về kết quả cho vay, thu nợ trong Quý

5. Các đề xuất và kiến nghị: (đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ban QLCDA Tín dụng Quốc tế).

 

..., ngày .... tháng ...... năm ......

Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 


MẪU 5A

TỔ CHỨC TÍN DỤNG

 

KẾT QUẢ CHO VAY LẠI FRP

Quý ..../ Năm .....

(Phân theo Tỉnh)

Đơn vị: Triệu VNĐ

 

STT

Tỉnh

Số lượng Khoản vay lại

Tổng chi phí của các tiểu Dự án

Số tiền TCTD đã giải ngân

Phần tài trợ của TCTD

Phần đóng góp của Bên vay lại

Phần tài trợ từ
Dự án TCNT

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

..., ngày ...... tháng.... năm ......

 

Người lập Người kiểm soát Tổng giám đốc (Giám đốc)

(ký, ghi họ và tên) (ký, ghi họ và tên) (ký, ghi họ tên và đóng dấu)

 

MẪU 5B

TỔ CHỨC TÍN DỤNG

KẾT QUẢ CHO VAY LẠI RFP

Quý ...../ Năm....

(Phân theo lĩnh vực sản xuất - kinh doanh)

Đơn vị: Triệu VNĐ

STT

Lĩnh vực sản xuất - kinh doanh

Số lượng Khoản vay lại

Tổng chi phí của các tiểu Dự án

Số tiền TCTD đã giải ngân

Phần tài trợ của TCTD

Phần đóng góp của Bên vay lại

Phần tài trợ từ

FRP

Ghi chú

1.

Trổng trọt

 

 

 

 

 

 

 

2.

Chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

 

3.

Chế biến

 

 

 

 

 

 

 

4.

Thuỷ hải sản

 

 

 

 

 

 

 

5.

Dịch vụ

 

 

 

 

 

 

 

6.

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

..., ngày ...... tháng.... năm ......

Người lập Người kiểm soát Tổng giám đốc (Giám đốc)

(ký, ghi họ và tên) (ký, ghi họ và tên) (ký, ghi họ tên và đóng dấu)

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất