Quyết định 48/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hướng dẫn chung lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Nhóm 5 Ngân hàng (Ngân hàng phát triển Châu Á, Cơ quan Phát triển Pháp, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Tái thiết Đức, Ngân hàng Thế giới)

thuộc tính Quyết định 48/2008/QĐ-TTg

Quyết định 48/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hướng dẫn chung lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Nhóm 5 Ngân hàng (Ngân hàng phát triển Châu Á, Cơ quan Phát triển Pháp, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Tái thiết Đức, Ngân hàng Thế giới)
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:48/2008/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:03/04/2008
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 48/2008/QĐ-TTg NGÀY 03 THÁNG 04 NĂM 2008

BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHUNG LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA NHÓM 5 NGÂN HÀNG (NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á, CƠ QUAN PHÁT TRIỂN PHÁP,

NGÂN HÀNG HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN, NGÂN HÀNG TÁI THIẾT ĐỨC, NGÂN HÀNG THẾ GIỚI)

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn chung lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhóm 5 Ngân hàng (Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB, Cơ quan Phát triển Pháp - AFD, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JBIC, Ngân hàng Tái thiết Đức - KFW, Ngân hàng Thế giới - WB).

Các dự án ODA sử dụng vốn của các nhà tài trợ khác có thể dùng Hướng dẫn chung này để lập Báo cáo nghiên cứu khả thi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa các quy định hiện hành, việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án ODA sử dụng vốn của Nhóm 5 Ngân hàng áp dụng theo Quyết định này.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHUNG

LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA NHÓM 5 NGÂN HÀNG (NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á - ADB, CƠ QUAN PHÁT TRIỂN PHÁP - AFD, NGÂN HÀNG HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN - JBIC, NGÂN HÀNG TÁI THIẾT ĐỨC - KFW, NGÂN HÀNG THẾ GIỚI - WB)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 04 năm 2008

của Thủ tướng Chính phủ)

 

 

MỞ ĐẦU

 

Với cố gắng kết hợp hài hòa thực tiễn quốc tế và kinh nghiệm của Việt Nam, bản hướng dẫn này nhằm mục đích sau:

(i) Hài hòa các thủ tục và chính sách về chuẩn bị, thẩm định và đánh giá dự án giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ quốc tế thông qua việc đưa ra hướng dẫn chung về nghiên cứu khả thi, tuân thủ chuẩn mực quốc tế và đáp ứng yêu cầu của Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ quốc tế.

(ii) Là công cụ giúp các chủ đầu tư, chuyên gia tư vấn và đơn vị liên quan khác nâng cao chất lượng hồ sơ dự án, làm cơ sở lập kế hoạch và thực hiện dự án.

Tài liệu này hướng dẫn những nội dung cần trình bày trong các Báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án sử dụng vốn ODA nhằm đáp ứng các yêu cầu của Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ quốc tế trong quá trình chuẩn bị và thẩm định dự án. Bản hướng dẫn đưa ra những yêu cầu tối thiểu về chất lượng và mức độ chi tiết của nghiên cứu khả thi.

Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi cần phải căn cứ theo bản hướng dẫn này. Trường hợp có sự khác biệt và điều chỉnh cho phù hợp với tính chất của ngành cần có giải thích và nêu rõ căn cứ điều chỉnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. BÁO CÁO TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN

Báo cáo tóm tắt về dự án (tối đa là 5 trang) nhằm cung cấp những thông tin cần thiết trong báo cáo khả thi, bao gồm:

1. MÔ TẢ VỀ DỰ ÁN, CƠ QUAN ĐỀ XUẤT, CƠ QUAN THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ CƠ QUAN VẬN HÀNH

1.1. Mô tả dự án

Phần mô tả dự án bao gồm mục tiêu dự án, các cấu phần, các chính sách và những hoạt động chủ yếu được dự án hỗ trợ, lợi ích và các nhóm mục tiêu và những bài học rút từ những dự án trước.

a. Mục tiêu của dự án: Nêu rõ ràng và chính xác mục tiêu phát triển của dự án (mục tiêu tổng thể của dự án). Các mục tiêu tối đa là hai, được xếp thứ tự theo mức độ quan trọng. Mục tiêu của dự án phải thể hiện mục đích phát triển duy nhất của dự án và phải thực tế, cụ thể, có thể đo lường được và phản ánh được nhu cầu của các đối tượng hưởng lợi của dự án.

b. Các thành phần của dự án: Để thực hiện được mục tiêu đặt ra cần đạt được các đầu ra. Mô tả từng đầu ra của dự án và sau đó là các hành động cụ thể (các hoạt động) để đạt được đầu ra, kết quả và tác động dự kiến của dự án. Một tập hợp những hoạt động góp phần tạo ra một đầu ra cho dự án có thể gộp lại thành một cấu phần của dự án. Các cấu phần và hoạt động của dự án là phương thức để từ đó đạt được mục tiêu tổng thể của dự án. Các cấu phần của dự án có thể là:

- Cấu phần xây lắp (liên quan đến công nghệ, thiết bị, xây lắp…).

- Cấu phần chính sách (ví dụ như đánh giá các chính sách định giá hiện hành, các chính sách thương mại…).

- Cấu phần xây dựng năng lực (ví dụ như thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển, tổ chức lại một bộ, đánh giá chức năng nhiệm vụ của một cơ quan và đào tạo cán bộ).

- Cấu phần tín dụng (ví dụ như tín dụng doanh nghiệp nông thôn, tín dụng vi mô…).

- Quản lý dự án (ví dụ như mua sắm thiết bị, xe cộ, đào tạo, các dịch vụ tư vấn, theo dõi và đánh giá…).

- Các cấu phần khác.

Khi mô tả về hoạt động của dự án phải nêu rõ phạm vi công việc có thể xác định, những yếu tố đầu vào cần có để thực hiện hoạt động, khung thời gian cụ thể thực hiện các hoạt động từ lúc khởi động đến khi kết thúc dự án và các chỉ số theo dõi tiến độ thực hiện dự án (Trong phần 5 - Quản lý thực hiện và vận hành dự án, nêu chi tiết hơn về các cơ quan chịu trách nhiệm về từng hoạt động của dự án). Đối với dự án bao gồm các hoạt động nghiên cứu, cần đính kèm bản Điều khoản tham chiếu cho các nghiên cứu mà dự án dự kiến sẽ tài trợ.

1.2. Các cơ quan chịu trách nhiệm về dự án

Nêu rõ tên và chức năng các cơ quan chịu trách nhiệm về dự án trong từng giai đoạn:

- Cơ quan đề xuất dự án.

- Cơ quan thực hiện dự án (có thể là Ban Quản lý dự án hoặc chủ đầu tư).

- Cơ quan vận hành dự án (có thể chủ đầu tư hoặc một cơ quan nào khác được giao nhiệm vụ vận hành dự án).

2. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

Nội dung Lịch trình thực hiện dự án bao gồm: Trình tự và thời gian thực hiện các hoạt động chính của dự án từ lúc khởi động cho đến khi kết thúc và cho từng giai đoạn (nếu dự án chia thành nhiều giai đoạn). Lịch trình thực hiện dự án phải thực tế để tránh chậm trễ và tất cả các hoạt động chi tiết phải được đưa đầy đủ vào kế hoạch thực hiện dự án. Trong Lịch trình thực hiện dự án cũng cần tính đến kế hoạch dự phòng về mặt thời gian.

3. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN

Nêu rõ địa điểm sẽ tiến hành thực hiện dự án (đính kèm bản đồ vùng dự án).

Chi tiết về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và kỹ thuật để thực hiện dự án sẽ được mô tả ở Phần 3.

4. NGUỒN TÀI CHÍNH CHO DỰ ÁN

Cần nêu rõ các nguồn tài chính của dự án để đảm bảo đủ kinh phí cho dự án. Đối với các dự án sử dụng kinh phí trong nước, nguồn tài chính trong nước có thể là nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và từ đóng góp của cộng đồng. Đối với các dự án ODA nguồn vốn có thể do các tổ chức quốc tế tài trợ, có thể từ ngân sách của Nhà nước (trung ương và địa phương) và từ đóng góp của cộng đồng. Nêu những luận cứ cần thiết phải sử dụng nguồn vốn ODA.

Các điều kiện tài trợ từ các nguồn khác nhau (vốn vay hoặc viện trợ không hoàn lại), phương thức tài trợ (tài trợ qua dự án, chương trình phát triển ngành…). Trong trường hợp dự án sử dụng nguồn vốn vay lại từ vốn ODA, cần mô tả điều kiện và điều khoản cho vay lại (lãi suất cho vay lại, thời gian ân hạn…).

 

II. BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN

 

Yêu cầu đối với nội dung ở phần này là mô tả bối cảnh của dự án, chứng minh dự án phù hợp với các điều kiện và tình hình phát triển của ngành, vùng và địa phương. Dự án đạt được các mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể, thể hiện thông qua sự đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề liên quan hoặc nâng cao tiềm năng của ngành, vùng, địa phương.

Trình bày ngắn gọn đảm bảo các yêu cầu quan trọng sau:

- Chứng minh dự án có đủ cơ sở để được chấp nhận.

- Khái quát những vấn đề cơ bản và các chi tiết sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo.

Các nội dung cần phải bao gồm các thông tin dưới đây để đảm bảo các yêu cầu nêu trên:

- Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến sự ra đời và thực hiện dự án đầu tư: Kinh tế, chính trị, luật pháp và xã hội liên quan tới dự án.

- Môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội trong vùng.

- Mô tả một cách rõ ràng mục tiêu của dự án (vấn đề nào sẽ được giải quyết, tiềm năng nào sẽ được dự án phát huy); mức độ đóng góp vào sự phát triển và mức độ phù hợp với chiến lược quốc gia.

- Mối liên quan với các dự án đã thực hiện, đang thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện do các tổ chức trong nước và quốc tế xúc tiến.

- Chứng minh sự cần thiết và lợi ích của dự án trong bối cảnh của thị trường, trong kế hoạch phát triển của vùng, ngành hoặc trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.

1. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

1.1. Môi trường vĩ mô và chính sách phát triển của đất nước

Dự án phải được hình thành từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong nước và phù hợp với chính sách phát triển của quốc gia. Phân tích nền kinh tế trong nước và chính sách phát triển từ các góc độ khác nhau nhằm xác định những tác động mà dự án tạo ra, đồng thời cũng thấy rõ vị trí ưu tiên của dự án trong kế hoạch phát triển quốc gia. Cần xem xét các vấn đề sau:

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, v.v…

- Môi trường văn hóa xã hội: lịch sử đất nước, cơ cấu xã hội, dân số, và hệ thống giáo dục, v.v…

- Bối cảnh và các vấn đề trong nền kinh tế vĩ mô: Tốc độ tăng trưởng, GDP, thị trường tài chính, giá cả, cán cân thương mại quốc tế, hệ thống kinh tế và các chính sách điều tiết vĩ mô, tài trợ từ bên ngoài, cơ hội việc làm, tình trạng nghèo đói, nguồn tài nguyên thiên nhiên, v.v…

- Chính sách phát triển của nhà nước:

+ Các chính sách, các mục tiêu phát triển, các mục tiêu ưu tiên.

+ Chương trình đầu tư công của nhà nước (PIP), định hướng đầu tư cho phát triển trong phạm vi quốc gia và ngành; Các kết quả đạt được so với các mục tiêu.

+ Các chính sách phát triển cho ngành: giá, thuế và trợ cấp, tham gia của các doanh nghiệp tư nhân, kế hoạch đầu tư tổng thể, mức độ ưu tiên của dự án trong kế hoạch của nhà nước.

- Chính sách kinh tế vĩ mô: Chính sách tài chính và tiền tệ, các chính sách có thể sẽ ảnh hưởng đến dự án và có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể tới các giai đoạn thực hiện và vận hành.

- Tình hình tài trợ đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay; Trình bày các thỏa thuận giữa chính phủ và các nhà tài trợ có liên quan đến dự án.

1.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án

a. Ngành:

Các điều kiện và các vấn đề hiện nay của ngành có dự án đề xuất (Ngành có dự án):

- Đánh giá tổng quan sự phát triển của ngành trong thời gian gần đây.

- Chính sách quốc gia khuyến khích đối với sự phát triển của ngành.

- Phân tích và xác định các vấn đề chính trong chính sách của ngành có ảnh hưởng tới dự án.

- Tổ chức của ngành, tổ chức theo chức năng của ngành để quản lý thực hiện các chính sách.

- Các vấn đề trong chính sách, thể chế và các vấn đề khác là trở ngại đối với khả năng đạt được kết quả tốt hơn trong ngành hoặc kết quả xóa đói giảm nghèo.

- Các yếu tố then chốt trong chiến lược của ngành; Các giải pháp thực hiện chiến lược của ngành.

- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội cần được xem xét, xác định để làm cơ sở giải quyết các trở ngại đã được phát hiện.

- Các biện pháp đang được Ngành áp dụng giải quyết các vấn đề tồn tại và các trở ngại.

b. Vùng (địa phương):

- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội cần phải giải quyết khi lập dự án.

- Các nét chính phản ánh đặc điểm của vùng và các điều kiện liên quan tới dự án (ví dụ như tình hình môi trường, điều kiện an toàn công cộng, dân tộc thiểu số).

- Phân tích các vấn đề, các tiềm năng và trở ngại chính đối với sự phát triển của vùng (địa phương).

c. Quy hoạch, kế hoạch phát triển:

Đánh giá quy hoạch tổng thể hoặc kế hoạch phát triển vùng/ngành (nếu có) để làm rõ vai trò của dự án trong bối cảnh phát triển vùng hoặc ngành đã nêu. Trường hợp nếu không có quy hoạch tổng thể thì cần phải nêu đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển vùng/ngành.

Phần này bao gồm mô tả và phân tích: Chủ trương, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội của ngành, của vùng hoặc địa phương; Làm rõ bối cảnh của dự án trong quá trình phát triển của vùng và ngành (có chú ý tới mục tiêu và mục đích trong kế hoạch, mức độ ưu tiên của tất cả các dự án trong quy hoạch, kế hoạch đầu tư và tiến độ cũng như thời gian đạt được mục đích và mục tiêu). Ở đây, bao gồm mô tả và phân tích:

+ Mức độ ưu tiên của dự án trong kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước hoặc của vùng hoặc của ngành.

+ Bối cảnh của ngành và các điều kiện.

+ Chiến lược của nhà nước trong lĩnh vực của ngành.

1.3. Thị trường: Phân tích Cung - Cầu

Phân tích và đánh giá thị trường, cụ thể là phân tích cung - cầu của sản phẩm và dịch vụ. Phân tích Cung - Cầu là yếu tố quyết định để chứng minh sự cần thiết và tiềm năng của dự án, xác định quy mô phù hợp của dự án và thời điểm đầu tư.

Các kết quả phân tích trên là cơ sở cho phân tích lợi ích của dự án trong phần đánh giá tài chính và kinh tế, vì vậy cần phải đánh giá mức độ tin cậy và mức độ chính xác. Mỗi một yếu tố mang tính giả thuyết phải có cơ sở vững chắc, phải được mô tả rõ ràng và nhận xét chi tiết.

Phân tích cung - cầu cần phải xem xét cung - cầu hiện tại và dự báo cung - cầu tương lai. Cần phải xem xét mức độ đáp ứng của lượng cung hiện tại tương ứng với lượng cầu thực tế, dựa trên cơ sở các phân tích (ví dụ như phân tích vĩ mô và vi mô), mức độ dao động trong quá khứ v.v…, vào thời điểm phân tích và nguồn số liệu đáp ứng yêu cầu trên, cụ thể:

- Các yếu tố cầu (ví dụ như dân số, thu nhập, các hoạt động trong các lĩnh vực khác v.v…).

- Các yếu tố cung (các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong phạm vi quốc gia và vùng dự án, bao gồm cả khả năng nhập khẩu).

- Cơ sở và nguồn dữ liệu thống kê phải chính xác (nghiên cứu, điều tra, dự toán…).

Cần có đánh giá các dự báo về cung - cầu. Các phân tích dự báo lượng cầu phải đặc biệt chú ý đến vùng dự án; thời gian hoạt động của dự án; các giả thuyết, bao gồm cả sự thay đổi giá cả đầu ra, các dịch vụ, sự thay đổi môi trường kinh tế xã hội, và mức độ chính xác của số liệu cơ bản. Dự báo về lượng cung được phân tích có xem xét đến tình hình cung cấp hiện nay, thông qua phân tích hiện trạng, mức độ xuống cấp và khấu hao của các phương tiện hiện có, các cơ sở khác sẽ được xây dựng, các sản phẩm, hàng hóa dự kiến sẽ nhập khẩu.

Các phân tích quan trọng:

- Các yếu tố then chốt xác định nhu cầu hàng hóa và dịch vụ mà dự án sẽ cung cấp; Phương pháp xác định các yếu tố đó và dự báo lượng cầu.

- Mức độ đáp ứng lượng cầu dự báo trong tương lai, tương ứng trong bối cảnh phát triển đã được phân tích.

- Mức độ đáp ứng lượng cầu theo dự báo trong tương lai từ năng lực các cơ sở hiện có và theo quy hoạch.

- Sự quan tâm tới những nhóm người không có khả năng chi trả ở mức giá cần thiết.

- Thời gian dự định duy trì giá bán, tương ứng với nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ; mức độ dao động giá bán thực tế có thể xảy ra.

Các phân tích khác: Một số dự án (ví dụ như các dự án trồng rừng, phòng chống lũ) không tuân theo phương pháp phân tích cung - cầu thông thường; trong trường hợp như vậy, kết quả dự kiến của dự án và so sánh giữa các phương án sẽ được xem xét dưới góc độ định tính hoặc định lượng.

1.4. Căn cứ của dự án

- Các vấn đề tồn tại trong hiện tại và tương lai; những tiềm năng phát triển chưa được khai thác, các vấn đề dự án sẽ giải quyết.

- Dự kiến về các tác động của dự án: Trên cơ sở các chỉ tiêu và dự báo kết quả thực hiện để đánh giá tác động của dự án theo các mục đích, mục tiêu của dự án (ví dụ như mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển, cải thiện môi trường v.v…).

- Quan hệ giữa các vấn đề trọng tâm của dự án với các chính sách phát triển kinh tế xã hội liên quan. Xem xét từ góc độ kết quả cụ thể mà dự án mang lại (quy mô, số người hưởng lợi…), phân tích đánh giá tác động của dự án đến đời sống nhân dân, đến phát triển kinh tế, đến khả năng cung cấp hiện nay trong vùng để tránh trường hợp, dự án chỉ giải quyết đến những vấn đề thứ yếu sẽ có ít tác động đến chính sách phát triển.

- Phương án và mức độ giải quyết các vấn đề tồn tại đã được xác định, trong đó có vấn đề liên quan tới các tiềm năng chưa được khai thác. Quan điểm của dự án, về nguyên tắc, cần phải đáp ứng được yêu cầu đóng góp một cách đáng kể cho việc giải quyết các vấn đề tồn tại đã được xác định. Cần kiểm tra để xem có nguyên nhân chính nào còn tiếp tục tồn tại và có khả năng gây ra trở ngại cho sự thành công của dự án. Đề xuất những vấn đề cần bổ sung, thay đổi khi phát hiện thấy còn có nguyên nhân gây ra trở ngại.

- Những đóng góp của dự án cho sự chuyển biến các điều kiện kinh tế, chính sách, pháp luật và thể chế, đóng góp về phương pháp tiếp cận của ngành, lĩnh vực.

2. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

Các mục tiêu của dự án bao gồm:

- Mục tiêu cụ thể mà dự án đang hướng tới.

- Số lượng và chất lượng hàng hóa và dịch vụ sẽ được sản xuất ra và đưa ra thị trường thông qua việc xây dựng, mở rộng hoặc cải tạo nâng cao năng lực có tính đến những điều không thấy trước về cung và cầu, cũng như các vấn đề khác (như đảm bảo cung cấp đủ, phù hợp với quy hoạch, v.v…). Mục tiêu phải có các chỉ số cụ thể và định lượng được (số lượng, chất lượng và thời gian tương ứng) thể hiện mục tiêu của dự án và mức độ đạt được.

- Tình trạng trong tương lai so sánh với phương án không có dự án.

Mục tiêu tổng thể của dự án là sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu chung của quốc gia. Mục tiêu này được thực hiện thông qua những lợi ích dự án mang lại cho nền kinh tế - xã hội, đóng góp của dự án vào mục tiêu tổng thể của ngành hoặc trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo.

- Mục tiêu tổng thể mà dự án có đóng góp và đối tượng dự án hướng tới.

- Lợi ích của dự án mang lại xét từ góc độ phát triển: Lợi ích dự án mang lại; Mức độ ảnh hưởng của kết quả dự án tới sự phát triển kinh tế xã hội và các bộ phận dân cư, các tổ chức được hưởng lợi từ dự án.

- Các chỉ số cụ thể (số lượng, chất lượng và quan hệ thời gian) xác định mục tiêu dự án.

3. SỰ PHÙ HỢP VÀ CÁC ĐÓNG GÓP VÀO CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA, ĐẶC BIỆT LÀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CẢ NƯỚC, QUY HOẠCH TỔNG THỂ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG HOẶC ĐỊA PHƯƠNG, QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH

- Quan hệ của dự án với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội.

- Quan hệ giữa dự án với chiến lược phát triển của Ngành; vai trò của dự án trong bối cảnh của Ngành xem xét từ góc độ thị trường và các vấn đề liên quan tới tổ chức, chính sách.

- Vấn đề phát triển cụ thể dự án đề cập tới.

- Các chính sách liên quan tới dự án, ví dụ như: Thuế, trợ cấp, kiểm soát thương mại, tỷ giá và chính sách liên quan đến lãi suất.

4. QUAN HỆ VỚI CÁC DỰ ÁN LIÊN QUAN KHÁC

4.1. Các mối liên hệ với các dự án đầu tư khác và các biện pháp trước đây đã được các nhà tài trợ thực hiện

Các dự án liên quan khác có thể sẽ tác động đến tính khả thi và sự cần thiết của dự án đang được chuẩn bị. Vì vậy, cần phải xem xét tiến độ thực hiện các dự án có liên quan trong thời điểm hiện tại và tương lai, để đảm bảo dự án đang chuẩn bị có thể đạt được mục tiêu, cụ thể là:

- Mô tả các dự án của các Nhà tài trợ và Chính phủ đang hỗ trợ chiến lược phát triển ngành và vùng, đặc biệt chú ý tới mức độ phù hợp với chiến lược phát triển của các dự án đã thực hiện, hoặc các dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị.

- Đánh giá kết quả hoặc mức độ quan trọng của các kinh nghiệm tốt, chưa tốt mà dự án học tập được từ các dự án khác.

- Áp dụng kinh nghiệm tốt nhất từ các bài học rút ra từ các dự án đang thực hiện, đã hoàn thành trong nước và trên quốc tế.

4.2. Các dự án của các cơ quan khác có liên quan trực tiếp tới dự án đầu tư đang được xem xét

- Xem xét các dự án có liên quan đã thực hiện, đang thực hiện, hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị có thể ảnh hưởng đến tính khả thi và sự cần thiết của dự án. Mô tả mối quan hệ với các dự án khác và các biện pháp trước đây đã được các nhà tài trợ áp dụng; Dự án đầu tư cần phải xét đến các dự án khác đang trong giai đoạn chuẩn bị hoặc đang trong giai đoạn thực hiện có thể ảnh hưởng tới kết quả và nảy sinh vấn đề cho dự án; xem xét đến các khả năng phối hợp của các dự án này.

- Mô tả tiến độ và kế hoạch thực hiện của các dự án liên quan (nếu có).

- Các dự án khác hỗ trợ hay gây trở ngại cho dự án. Mức độ ảnh hưởng đến thành công của dự án; xác định mức độ phối hợp cần thiết.

- Mối quan hệ, đặc biệt là với các dự án hỗ trợ kỹ thuật trước đây. Nghiên cứu khả năng sử dụng mối quan hệ đã có để nâng cao hiệu quả của dự án hợp tác kinh tế kỹ thuật.

- Sự phối hợp giữa các dự án ODA.

Tóm tắt: Các vấn đề kỹ thuật, tài chính, tổ chức của dự án cần phải có sự liên hệ, phối hợp, với các dự án khác đã được tài trợ, đang trong giai đoạn thực hiện hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị.

5. CHỨNG MINH SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN

Mô tả ngắn gọn sự cần thiết của dự án từ góc độ ngành và vùng (địa phương), có đối chiếu với chính sách của Chính phủ và Nhà tài trợ, sự phát triển của thị trường và tiềm năng của dự án.

 

III. MÔ TẢ DỰ ÁN: THIẾT KẾ, CÁC NGUỒN LỰC, CÁC KẾT QUẢ

 

Phần này đề cập tới các vấn đề then chốt của dự án: hình thức đầu tư, quy mô, địa điểm, các yếu tố đầu vào và mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng trong vận hành khai thác cũng như các vấn đề công nghệ kỹ thuật, xây dựng và tổ chức thực hiện dự án. Phần này cần phải trình bày đầy đủ và chi tiết các vấn đề sau:

- Đề xuất và chứng minh các vấn đề liên quan tới công nghệ kỹ thuật của dự án, bao gồm cả so sánh các phương án có tiềm năng.

- Mô tả chi tiết, bao gồm các nội dung địa điểm và giải pháp kỹ thuật của dự án.

- Mô tả chi tiết các công trình, các hạng mục công trình của dự án.

- Thiết kế cơ sở và phân tích tính khả thi về mặt công nghệ kỹ thuật trong khuôn khổ: Nguồn nguyên, vật liệu và khả năng đáp ứng; Điều kiện mặt bằng xây dựng; Cơ sở hạ tầng và mức độ đáp ứng; Nhân công; Các giải pháp xây dựng.

Yêu cầu của Phần này là phân tích tính khả thi của quy mô đầu tư; của các giải pháp kỹ thuật chính (bao gồm sử dụng đất đai, nguồn nguyên liệu, các hoạt động xây lắp, loại hình công nghệ, thiết bị kỹ thuật với các thông số kỹ thuật cơ bản, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, kinh nghiệm từ các bài học tốt nhất đúc rút ra từ thực tế hoạt động của các dự án trong nước và thế giới…), thiết kế cơ sở (gồm thuyết minh, bản vẽ) đủ chi tiết để làm rõ việc sử dụng mọi nguồn lực đầu tư, làm cơ sở ước tính khối lượng công việc, nhu cầu vốn đầu tư. Nội dung phần này làm cơ sở cho các công việc cụ thể như:

- Xin giấy phép xây dựng theo Luật Xây dựng và các quy định liên quan (nếu cần).

- Xin cấp quyền sử dụng đất (nếu cần).

- Thực hiện các bước thiết kế tiếp theo, đấu thầu mua sắm, thi công, có tính đến năng lực thực hiện và vận hành và bảo dưỡng.

Báo cáo khả thi phải cung cấp và trình bày đủ thông tin để nêu được tính phù hợp, khả thi và mức độ sẵn sàng của mỗi nhân tố đầu tư và đưa ra giải pháp kỹ thuật cụ thể.

Việc xây dựng dự án phải phản ánh được các bài học rút ra từ các báo cáo phân tích, các hoạt động đang diễn ra và đã hoàn thành cũng như những kinh nghiệm quốc tế tốt nhất. Cần nêu rõ lý do lựa chọn hay bác bỏ những giải pháp được đưa ra trong từng phần cụ thể.

1. QUY MÔ

Phương pháp xác định “Quy mô”, một thông số chủ yếu của dự án, phụ thuộc vào ngành và loại dự án, nguồn lực và nhu cầu, công nghệ và các yếu tố tổ chức, xã hội khác. Nhìn chung, hầu hết các dự án đều hướng tới thỏa mãn một loại nhu cầu nào đó. Do vậy, có thể xem là điểm khởi đầu hợp lý làm cơ sở cho quy mô của dự án (Xem phần 2, mục 1.3). Khi xem xét đến các điều kiện chính như nguồn, công suất, công nghệ, cần phải xác định được quy mô hợp lý. Quy mô cần phải được xác định trong điều kiện giới hạn về thời gian đối với công suất đầu ra tối đa và phải phù hợp với dự báo về lượng cầu, tránh cho dự án rơi vào tình trạng vượt giới hạn, lớn quá mức cần thiết, sẽ không sử dụng được nguồn lực một cách hiệu quả mà còn gây nên sự rủi ro cho bản thân dự án.

1.1. Phân tích, lựa chọn quy mô, công suất thích hợp

- Xác định các yếu tố quyết định đến quy mô và phân tích một cách chi tiết khả năng phát triển trong tương lai (Hàng hóa và dịch vụ, thị trường, tốc độ tăng trưởng, các nhà cung cấp khác, các yếu tố rủi ro).

- Xác định các yếu tố gây trở ngại cho dự án và phân tích các hậu quả đối với việc xác định quy mô.

- Xác định tiềm năng hàng hóa và dịch vụ; công suất (kết quả); các tính chất đặc biệt cần có để đạt được mục đích.

- Mô tả quy mô của công nghệ (phần cứng) hoặc đầu ra của dự án; Quy mô của dự án có thể phản ánh thông qua công nghệ (phần cứng) hoặc đầu ra của dự án, ví dụ như diện tích tưới của dự án tưới tiêu trong nông nghiệp, công suất phát điện của nhà máy điện, công suất tạo ra sản phẩm của dự án chế tạo, v.v… Công suất đầu vào và công suất đầu ra phải được phân biệt một cách rõ ràng.

1.2. Xác định giai đoạn đầu tư (nếu cần thiết)

- Xem xét quy mô của dự án tương ứng với tiến độ đầu tư. Cả 2 yếu tố này đều phải được xác định trên cơ sở dự báo nhu cầu, kế hoạch phát triển của Quốc gia, của Ngành và của khu vực.

- Phân tích các yếu tố có thể gây ra trở ngại cho việc thực hiện dự án, cần phải giảm bớt mức độ phức tạp của dự án hoặc phân kỳ đầu tư, thực hiện theo một số giai đoạn.

2. KHU VỰC ĐẶT ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỊA ĐIỂM CỤ THỂ

Địa điểm của dự án phải được xác định căn cứ vào một số điều kiện có phân tích đánh giá cụ thể: Gần thị trường tiêu thụ; Gần khách hàng; Gần nguồn nguyên liệu; tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có; hoặc các điều kiện tự nhiên thuận lợi… Cần phải xem xét tất cả các yếu tố có ảnh hưởng để làm cơ sở cho việc xác định địa điểm, trong đó có các quyết định của Chính phủ; phân tích phải khách quan, dựa trên cơ sở các điều kiện quyết định đối với việc lựa chọn địa điểm. Cần phải mô tả một cách tổng quát các ưu điểm và nhược điểm của các phương án tiềm năng khác và lý do bác bỏ.

Địa điểm và vị trí xây dựng lựa chọn cần phải được phân tích một cách chi tiết về quy hoạch xây dựng. Quy hoạch xây dựng phải trình bày cả những hạn chế (nếu có) tại vị trí xây dựng, có thể sẽ là vấn đề đối với giai đoạn thực hiện, hoặc phát triển, hoặc mở rộng trong tương lai.

2.1. Các yếu tố cơ bản đối với lựa chọn địa điểm dự án

- Các yếu tố quyết định đối với lựa chọn địa điểm cho loại dự án cụ thể.

- Các điều kiện cho việc lựa chọn địa điểm trong các khu vực có tiềm năng; Các phương án địa điểm phải phù hợp với quy hoạch xây dựng và có giải pháp hạn chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.

- Đánh giá các điều kiện và lý do lựa chọn.

2.2. Phân tích các điều kiện tự nhiên, các điều kiện kinh tế kỹ thuật

Các điểm sau đây được xem xét cho khu vực của dự án và cả những khu vực mà dự án ảnh hưởng tới:

- Các điều kiện tự nhiên, hành chính, xã hội.

- Kết cấu hạ tầng giao thông liên quan đến địa điểm dự án.

- Tiềm năng về vật liệu, lao động, cấp nước, thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc và các tiềm năng khác.

- Các yếu tố giới hạn và rủi ro liên quan đến chọn địa điểm.

2.3. Chọn địa điểm phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất (đối với các dự án xây dựng) và thị trường

Cần xem xét địa điểm và loại hình dự án trong quy hoạch sử dụng đất.

Báo cáo khả thi phải nêu rõ khả năng bảo đảm diện tích đất bố trí mặt bằng của dự án; trong trường hợp cần tái định cư, phải nêu giải pháp thực hiện đã được thống nhất với địa phương.

3. CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT

3.1. Lựa chọn công nghệ

Việc xem xét lựa chọn công nghệ và thiết bị từ các góc độ kỹ thuật và kinh tế phù hợp với quy mô dự án và mặt bằng xây dựng. Phần này bao gồm những nội dung chính sau:

- Tổng quan các phương án công nghệ, các lựa chọn, trong nước hoặc nước ngoài; Mô tả vắn tắt các giải pháp lựa chọn kỹ thuật với dữ liệu và sơ đồ cơ bản về quy trình công nghệ.

- Quan điểm, các tiêu chí, các tiêu chuẩn được chọn làm cơ sở lựa chọn công nghệ và quy trình sản xuất. Vấn đề này cần phải được những nội dung sau:

+ Căn cứ vào quy mô, tính toán năng lực cần thiết của các phương tiện công nghệ kỹ thuật bao gồm cả khả năng sinh lợi.

+ Năng lực của đơn vị thực hiện dự án trong lĩnh vực xây dựng và vận hành (Công nghệ lựa chọn cần phải phù hợp với trình độ của người sử dụng, vận hành; phù hợp với chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại và lựa chọn công nghệ phải được gắn kết một cách chặt chẽ với các paten và trình độ của người sử dụng).

+ Các tiêu chuẩn, các định mức và yêu cầu kỹ thuật.

+ Sự phù hợp của công nghệ được sử dụng với trình độ quản lý trong nước. “Phù hợp” là một khái niệm tương đối: Công nghệ không nhất thiết phải là truyền thống hoặc hiện đại, nhưng phải phản ánh được kết quả lựa chọn có cơ sở hoặc yêu cầu phù hợp với điều kiện quốc gia và địa phương có dự án.

+ Mức độ phổ biến (sẵn có) của công nghệ.

+ Phân tích phương án công nghệ từ các góc độ kinh tế tài chính, bao gồm cả yêu cầu vận hành bảo dưỡng.

+ Xem xét lựa chọn công nghệ từ góc độ môi trường sinh thái.

- Đánh giá tổng quan các phương án lựa chọn từ các khía cạnh: quy mô; địa điểm; các cơ sở vật chất kỹ thuật chính và kỹ thuật vận hành. Trình bày các lợi ích và các nhược điểm tương ứng với từng phương án và cách khắc phục; các vấn đề về chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật (nếu cần) cho các phương án.

- Lựa chọn công nghệ và thiết bị. Nêu rõ những khiếm khuyết (nếu có) và lý do chấp nhận.

3.2. Thiết kế cơ sở về phương diện công nghệ kỹ thuật

Phần này chỉ trình bày các khía cạnh về thiết bị và công nghệ. Điều này là cần thiết vì đây là thông tin cơ sở cho phần 3.4 tiếp theo liên quan đến phần sản xuất/đầu ra. Các khía cạnh xây dựng được nêu trong phần 3.5.3.

Nội dung thiết kế cơ sở về phương diện công nghệ kỹ thuật trong giai đoạn lập dự án phải đạt được ba yêu cầu sau:

- Xác định được các mối quan hệ theo chức năng giữa các công nghệ và các công đoạn trong quy trình sản xuất, bao gồm cả hành trình của vật liệu đi qua các công đoạn.

- Làm cơ sở xác định tổng mức đầu tư.

- Làm cơ sở triển khai các bước thiết kế tiếp theo.

Nội dung thiết kế cơ sở trong giai đoạn lập dự án bao gồm tổng mặt bằng bố trí các hạng mục thiết bị chính; quy hoạch các hạng mục thiết bị và các giải pháp kỹ thuật chính. Quy hoạch cần phải xác định được rõ các đặc điểm kỹ thuật của dự án, đồng thời cũng phải chỉ được rõ mối quan hệ với dự án khác.

Thiết kế cơ sở về phương diện công nghệ, thiết bị chủ yếu gồm:

- Xác định quy trình sản xuất, máy móc và thiết bị.

- Xác định hành trình của vật liệu và các mối liên hệ trong quy trình sản xuất.

Quy hoạch và thiết kế cơ sở ở mức độ nghiên cứu khả thi cần có các sơ đồ và bản vẽ. Mức độ chi tiết của các thiết kế chức năng và tổng thể phụ thuộc vào các hạng mục cụ thể, mục đích là đảm bảo căn cứ tính toán tổng mức đầu tư của dự án (hoặc của phương án). Quy hoạch và thiết kế cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau:

- Bố trí mặt bằng và chỉ rõ vị trí của các thiết bị cơ bản, các tuyến vận tải và các cơ sở cung ứng điện, nước, hơi, khí đốt, các dịch vụ, tiện ích khác và diện tích có thể mở rộng sau này.

- Vị trí các hạng mục thiết bị chính: các khu vực liên quan đến cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra; điện và thiết bị điều khiển; Vị trí các hạng mục thiết bị phụ, các hạng mục sửa chữa máy móc, các nhà để xe, kho bãi, các bộ phận nghiên cứu và ứng dụng…

- Sơ đồ mô tả hành trình của nguyên liệu chính, đầu vào và đầu ra chính, sản phẩm trung gian chính và sản phẩm cuối cùng chính, qua từng công đoạn.

- Quy hoạch các công trình giao thông vận tải, các công trình về đường điện, cấp nước, thoát nước; thông tin liên lạc.

- Diện tích có thể mở rộng sau này.

4. CHƯƠNG TRÌNH TẠO RA HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Thông thường, các dự án đều tạo ra sản phẩm. Trong trường hợp dự án không tạo ra hàng hóa hoặc dịch vụ, dự án vẫn phải trình bày phần này trong Nghiên cứu Khả thi. Khi đó, phải mô tả đầu ra khi vận hành dự án và đầu vào, cơ sở hạ tầng, cũng như các nghiên cứu hoặc khảo sát cần thiết.

4.1. Tổng quan: Xác định chương trình tạo ra hàng hóa, dịch vụ/đầu ra

Các hạng mục kỹ thuật cần được mô tả trong điều kiện hợp lý về kỹ thuật và kinh tế.

- Mô tả các hạng mục kỹ thuật.

- Trình bày rõ cơ sở lựa chọn các hạng mục.

- Đối với từng hạng mục, mô tả nhóm đối tượng chính và kết quả tương ứng đạt được.

- Đối với từng hạng mục, chỉ rõ các yếu tố đầu vào và đầu ra chính.

- Liên quan tới các vấn đề tồn tại trong ngành như đã xác định ở chương II, trình bày các vấn đề được giải quyết và giải pháp.

4.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm/đầu ra và tạo ra dịch vụ

Liệt kê và mô tả các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm (đặc điểm của các nhóm và các loại hàng hóa và dịch vụ mà dự án sẽ tạo ra).

Trình bày sơ đồ minh họa bằng con số cho thấy các yếu tố đầu vào, các thiết bị được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và tạo ra dịch vụ.

4.3. Xác định các yếu tố đầu vào và khả năng cung cấp

- Các loại nhân công (Số lượng chính cho mỗi loại, yêu cầu trình độ và tay nghề; khả năng đáp ứng; các giải pháp cần thiết về trình độ và đào tạo).

- Nguyên liệu thô (Loại, số lượng, chất lượng, mức độ đáp ứng; và rủi ro trong quá trình mua sắm; Các phương án và các khả năng thay thế).

- Vật liệu phụ và các loại vật liệu khác.

- Vật tư để bảo dưỡng và sửa chữa.

4.4. Cơ sở hạ tầng và mức độ đáp ứng

- Năng lượng (các loại, số lượng, khả năng đáp ứng và mức độ tin cậy).

- Nước (loại, số lượng, khả năng đáp ứng và mức độ tin cậy).

- Giao thông (loại, số lượng, khả năng đáp ứng và mức độ tin cậy).

- Hệ thống thông tin liên lạc (loại, số lượng, khả năng đáp ứng và mức độ tin cậy).

- Các cơ sở hạ tầng khác, ví dụ như: hệ thống xử lý các chất thải, hệ thống an toàn lao động, hệ thống phòng cháy chữa cháy (loại, số lượng, khả năng đáp ứng và mức độ tin cậy).

- Các biện pháp cần thiết để nâng cấp cơ sở hạ tầng và/hoặc cải tiến các hoạt động của mình để cung cấp các dịch vụ cần thiết.

4.5. Nghiên cứu và ứng dụng

Xác định và đánh giá mức độ cần thiết cho nghiên cứu phát triển, đào tạo. Mô tả chương trình nghiên cứu phát triển, đào tạo phục vụ tạo ra các sản phẩm hoặc các dịch vụ.

5. XÂY DỰNG VÀ ĐỊA ĐIỂM

5.1. Các phương án địa điểm cụ thể phù hợp với quy hoạch xây dựng

Kết quả điều tra (địa chất, thủy văn, địa hình…) và sử dụng các dữ liệu này vào việc xây dựng. Phương án xây dựng mặt bằng.

5.2. Các giải pháp kiến trúc, xây dựng

5.3. Thiết kế cơ sở về phương diện xây dựng

Nội dung thiết kế xây dựng trong giai đoạn lập báo cáo khả thi phải đạt được ba yêu cầu sau:

- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, thể hiện được tính khả thi, an toàn và tin cậy.

- Cơ sở xác định tổng mức đầu tư.

- Cơ sở triển khai các bước thiết kế tiếp theo.

Nghiên cứu khả thi thực hiện các yêu cầu nêu trên thông qua thiết kế cơ sở. Thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm những nội dung sau:

- Đặc điểm tổng mặt bằng; phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến.

- Quy hoạch kiến trúc tổng thể đối với công trình có yêu cầu kiến trúc.

- Thể hiện quy mô và diện tích công trình xây dựng và các hạng mục (số lượng, quy mô, đặc điểm như vật liệu và kết cấu chính). Tập trung vào các công trình chính và các thông tin cơ bản về địa hình, giải phóng mặt bằng, cơ sở mặt bằng kỹ thuật và các vấn đề liên quan đến kỹ thuật (xem mục 3.3), quy mô, kiến trúc.

- Quy hoạch tổng thể về phòng chống cháy nổ, điều kiện chiếu sáng và bảo vệ môi trường; hệ thống kỹ thuật tổng thể và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các công trình; Liên hệ với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào.

- Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động đối với công trình.

- Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.

- Các giải pháp đề xuất phải được trình bày trên bản vẽ minh họa với tỷ lệ phù hợp, bản vẽ cần đủ chi tiết để có thể chứng minh dự án khả thi về mặt kỹ thuật và tính toán Tổng mức đầu tư theo thiết kế cơ sở có mức độ chính xác chấp nhận được. Bản vẽ mô tả thiết kế cơ sở phải được trình bày với những điểm chính, bao gồm:

+ Bản đồ vùng dự án bao gồm thông tin về diện tích, đặc điểm địa hình và điều kiện địa chất.

+ Đặc điểm tổng mặt bằng; phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến: bản đồ tổng thể về mặt bằng của dự án cho thấy diện tích xây dựng, mạng lưới giao thông, công trình kết nối với hạ tầng cơ sở cũng như diện tích cây xanh và không gian mở.

+ Bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc: bản vẽ minh họa các tòa nhà chính với các hướng chính (dài rộng và chiều cao) và khối lượng; quan hệ của các tòa nhà với bố trí và sơ đồ kỹ thuật (xem 3.3.2).

- Các công trình phải đủ chi tiết để tính toán chi phí và lập tiến độ thực hiện dự án; các môdule được áp dụng một cách hợp lý; quy định rõ chất lượng vật liệu xây dựng, khối lượng vật liệu.

- Các vấn đề khác: Quy định các hạng mục cố định và các hạng mục được phép sử dụng phương án kinh tế kỹ thuật hợp lý hơn (nếu có), trong giai đoạn thực hiện dự án; Xác định các yêu cầu khảo sát sẽ thực hiện trong giai đoạn thực hiện dự án.

6. KẾ HOẠCH GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

Khi dự án có yêu cầu giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư, cần phải lập kế hoạch giải phóng mặt bằng, tái định cư, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Kế hoạch giải phóng mặt bằng phải xem xét đầy đủ từ góc độ môi trường và xã hội, gồm những vấn đề sau:

- Phạm vi giải phóng mặt bằng và tác động của vấn đề tái định cư.

- Chính sách và quyền lợi.

- Chính sách đền bù.

- Tổ chức thực hiện.

- Lập một tiểu dự án riêng phục vụ cho kế hoạch giải phóng mặt bằng, tái định cư.

- Tham vấn cộng đồng và Cơ chế giải quyết khiếu nại.

- Tiến độ thực hiện.

- Nguồn vốn.

- Theo dõi và đánh giá.

Trong trường hợp đã có kế hoạch giải phóng mặt bằng, tái định cư riêng, cần đưa vào phần này tất cả các thông tin chính dưới dạng tóm tắt.

7. MÔI TRƯỜNG

7.1. Các tiêu chuẩn và các chỉ tiêu

Trình bày các tiêu chuẩn, các chỉ tiêu liên quan đến môi trường sử dụng trong thiết kế phục vụ các nội dung công nghệ, kỹ thuật, xây dựng.

Trình bày các biện pháp áp dụng nhằm giảm thiểu tác động môi trường trong giai đoạn thiết kế chi tiết, thực hiện dự án.

7.2. Giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường

Mô tả các yêu cầu liên quan tới bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành, bảo dưỡng.

Trình bày rõ biện pháp, tổ chức quản lý nhằm bảo đảm các chỉ tiêu trong các quy định bảo vệ môi trường; lập kế hoạch quản lý môi trường, tương ứng với các nội dung đã được xác định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

 

IV. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, CƠ CẤU NGUỒN VỐN, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

 

Tổng mức đầu tư được lập dựa trên thiết kế cơ sở và các giải pháp kỹ thuật đã được xác định ở phần trước. Xác định tổng mức đầu tư của dự án là một trong những nội dung quan trọng nhất trong công tác lập dự án, là cơ sở lập kế hoạch vốn và các phân tích tài chính. Cần tránh những thiếu sót trong khâu tính toán: không đầy đủ; thiếu chính xác; xác định thiếu thành phần đơn giá; đơn giá sai; thiếu dự phòng hoặc ước tính không đúng. Những vấn đề này dẫn đến sự thiếu hụt vốn và cản trở việc hoàn thành dự án.

Do vậy, tính chính xác và độ tin cậy trong việc xác định chi phí là cần thiết. Yêu cầu trên phụ thuộc nhiều vào mức độ phức tạp và mới lạ của dự án. Trường hợp các dự án đã có chuẩn mực, đầu tư trong lĩnh vực, khu vực đã rõ, có thể sử dụng lại kinh nghiệm (trong thời gian gần nhất) từ các dự án tương tự trước đã thực hiện. Các dự án ở lĩnh vực, khu vực hoàn toàn mới có thể phải yêu cầu thêm một số khảo sát, điều tra, thí nghiệm (ví dụ như các điều kiện về địa chất đối với các dự án xây dựng hoặc giao thông) để có được cơ sở chắc chắn, đảm bảo độ tin cậy cho công tác tính toán chi phí.

Trong bước này dự án cần phải được chia ra thành các hạng mục, tiểu hạng mục và các mục, để lập chi phí riêng tương ứng phù hợp với loại công việc, số lượng cần thiết và đơn giá. Trên cơ sở các chi phí riêng, tiến hành tính toán tổng mức đầu tư cho toàn bộ dự án, bao gồm ngoại tệ, nội tệ làm cơ sở để xây dựng kế hoạch vốn thích hợp.

Khi xác định tổng mức đầu tư cần quan tâm các vấn đề dưới đây:

- Tổng mức đầu tư phải bao gồm vốn lưu động (nếu là dự án sản xuất, kinh doanh), lãi trong quá trình xây dựng, cũng như dự phòng về giá và các chi phí phát sinh. Chi phí của dự án phải được so sánh với các dự án tương tự khác.

- Mức độ đảm bảo các nguồn vốn của dự án. Mức độ đầy đủ của nguồn vốn trong nước. Vốn trong nước hoặc vốn của nhà tài trợ, yêu cầu phải được xem xét một cách thận trọng, đảm bảo đầy đủ, cấp đúng thời gian. Nguồn vốn địa phương (nếu có) cũng phải được xem xét cẩn thận.

- Mức độ phù hợp của kế hoạch vốn tương ứng với chi phí của dự án theo tiến độ thực hiện.

- Xác định nguồn tài chính cho phần vốn không thuộc nguồn ODA, đánh giá mức độ đầy đủ.

1. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

1.1. Các thành phần trong tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư bao gồm các thành phần chi phí khác nhau, phụ thuộc vào từng dự án cụ thể. Chi phí của mỗi hạng mục cần phải tính toán trên thiết kế cơ sở, đặc điểm kỹ thuật, các dịch vụ và đơn giá tương ứng.

Tổng mức đầu tư bao gồm các thành phần chính sau:

Các mục kinh phí

1

Giải phóng mặt bằng và đền bù

Chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng, phụ thuộc vào loại và quy mô của dự án. Chi phí của mục này cần phải khái toán chi tiết, đặc biệt trong trường hợp tái định cư không tự nguyện. Chi phí cho cơ sở hạ tầng tại vị trí tái định cư, cho các biện pháp bảo vệ môi trường; bảo vệ văn hóa tín ngưỡng, bảo vệ thiên nhiên cần phải được tính đến

2

Xây dựng và các công trình xây dựng

Kết cấu công trình và công việc xây dựng (vật liệu xây dựng, máy xây dựng v.v…)

Dịch vụ xây dựng hoặc lao động

Nhiên liệu, vận chuyển và các chi phí khác

3

Hàng hóa và dịch vụ

Máy móc và thiết bị, vật liệu phụ

4

Chi phí quản lý dự án

Tất cả các khoản chi phí liên quan tới quản lý thực hiện dự án (chi phí ban quản lý…), nhưng không bao gồm chi phí dịch vụ tư vấn và các chi phí thuê các dịch vụ bên ngoài khác

5

Dịch vụ tư vấn

Chi phí dịch vụ tư vấn cần ước tính trên cơ sở nội dung nhiệm vụ giao cho chuyên gia. Chi phí này được chia ra: Chi phí thu nhập của chuyên gia; chi phí trực tiếp (máy, đào tạo v.v…)

6

Đào tạo và các chi phí khác

Chi phí cho người hưởng chương trình đào tạo hoặc các chi phí đào tạo khác chưa được tính đến trong dịch vụ tư vấn

7

Thuế và lệ phí

Thuế và lệ phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư dự án

8

Lãi trong thời gian xây dựng

Tính riêng trên cơ sở lãi suất thực tế tương ứng với nguồn vốn trong nước hoặc nước ngoài

=

Tổng mức đầu tư cơ sở

 

9

Dự phòng

Phát sinh cơ học: dự phòng cho tăng khối lượng công việc (khối lượng công việc, số lượng và chủng loại thiết bị, phương pháp và thời gian thực hiện) gây ra do các yếu tố không lường trước được và phụ thuộc vào tính chất của dự án

Phát sinh do giá: dự phòng cho tăng giá sau khi dự toán được lập dựa trên xu hướng của các chỉ số tăng giá. Thời gian thực hiện dự án càng dài thì khả năng tăng giá trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế càng cao.

Phát sinh do giá được tính đối với giá cơ sở cộng với phát sinh cơ học và phân chia ra thành các khoản nội tệ và ngoại tệ.

Cơ sở tính chi phí dự phòng giá sau khi bắt đầu hợp đồng phải dựa vào quy chế liên quan của Việt Nam.

10

Vốn lưu động

(Dự án sản xuất, kinh doanh)

Khi dự án bắt đầu hoạt động, một lượng vật liệu cần thiết, đồng thời cũng cần kinh phí cho vận hành công trình trong một chu kỳ sản xuất.

 

1.2. Tính toán các khoản chi phí

Kiểm tra mức độ chính xác và hợp lý của các hạng mục kỹ thuật, mô tả rõ các đặc điểm kỹ thuật và số lượng hàng hóa, dịch vụ yêu cầu. Nghiên cứu và lựa chọn các phương pháp sử dụng để tính dự toán cho từng hạng mục.

Chi phí được tính theo các khoản chi tiền mặt. Tính toán chi phí của dự án cần phải xem xét đến các khía cạnh sau:

- Các quy định, định mức: Thực hiện theo các văn bản pháp luật (luật, nghị định, thông tư hướng dẫn v.v…) quy định phương pháp tính giá cho từng loại công việc.

- Giá thị trường và giá định mức: Khái toán cần phản ánh giá thực của dự án trong điều kiện kinh tế hiện hành. Khi có đủ cơ sở có thể áp dụng giá thị trường. Nếu đã có quy định về mức chi phí, cần trình bày khái toán bổ sung dựa trên cơ sở định mức. Việc có sự chênh lệch trong kết quả tính toán cần được giải thích, mức độ vượt so với định mức và sự cần thiết áp dụng, mức độ ảnh hưởng tới thành công của dự án cần được chứng minh và xin phép phê duyệt.

- Đồng tiền: Hàng hóa, dịch vụ có thể mua sắm trong nước hoặc nhập khẩu. Các mục kinh phí cần được theo giá trị chào hàng thực tế, sau đó tính toán chuyển đổi sang đồng tiền lựa chọn, theo tỷ giá thực tế. Ghi rõ tỷ giá chuyển đổi.

Cần đưa ra một bảng tổng hợp trình bày các cơ sở và phương pháp tính dự toán.

 

Khái toán: Tổng quan về Phương pháp

 

Các hạng mục chi phí

Các quy định áp dụng

Giá thị trường/định mức

Đồng tiền cơ sở (Nội tệ/Ngoại tệ)

Tỷ giá

1

Giải phóng mặt bằng và đền bù

 

 

 

 

2

Xây dựng và các công trình xây dựng

 

 

 

 

3

Hàng hóa và dịch vụ

 

 

 

 

4

Chi phí quản lý dự án

 

 

 

 

5

Dịch vụ tư vấn

 

 

 

 

6

Chi phí đào tạo và chi phí khác

 

 

 

 

7

Thuế và lệ phí

 

 

 

 

8

Lãi trong thời gian xây dựng

 

 

 

 

9

Dự phòng trượt giá

 

 

 

 

 

Dự phòng vật chất

 

 

 

 

10

Vốn lưu động (Dự án sản xuất kinh doanh)

 

 

 

 

 

1.3. Sử dụng các đơn giá và tỷ lệ

Tính chất của các dự án rất khác nhau, tuy có một số khía cạnh tương tự. Bảng dưới đây chỉ có thể đưa ra những nhận xét khái quát, dựa trên cơ sở thực tế của các đơn giá, mang tính chất tham khảo:

 

Khái toán: Một số nhận xét về đơn giá và tỷ lệ

1

Giải phóng mặt bằng và đền bù

Chi phí giải phóng mặt bằng, thuê dài hạn, hoặc định mức quy định đối với giải phóng mặt bằng hoặc đền bù.

2

Xây dựng và các công trình xây dựng

Kết cấu công trình và công tác xây dựng (nếu không phải là dự án chìa khóa trao tay, sẽ chia ra thành vật liệu xây dựng, máy xây dựng. Có giá cho vật liệu, chi phí thuê máy v.v…; Nhân công: Thu nhập thực tế, lương cơ bản; Nhiên liệu, phương tiện giao thông vận tải và các loại khác: giá thực tế.

3

Hàng hóa và dịch vụ

Giá thị trường hoặc tính đơn giá theo các dự án khác tương tự; bao gồm giá thành vận chuyển, bốc dỡ và bảo hiểm tới công trường.

4

Chi phí quản lý dự án

Chi phí này phải được tính trên cơ sở phát sinh thực tế.

5

Dịch vụ tư vấn

Dựa trên các quy định của chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ, các chi phí tính theo tháng/tuần/ngày và phụ cấp.

6

Chi phí đào tạo và chi phí khác

Chi phí đào tạo do nhà cung cấp hoặc một tổ chức bên ngoài khác thực hiện tính trên cơ sở phát sinh thực tế, bao gồm chi phí cho các học viên, thiết bị và tiền thuê giảng viên (tránh tính trùng với chi phí tư vấn).

7

Thuế và lệ phí

Thuế và lệ phí cần được nêu rõ dựa trên cơ sở quy định hiện hành. Trong trường hợp dự án được miễn một loại thuế hoặc lệ phí nào đó, cần được luận cứ rõ.

8

Lãi trong thời gian xây dựng

 

9

Dự phòng (cơ học)

Dự phòng thay đổi phụ thuộc nhiều vào ngành, loại dự án. Do vậy, các tỷ lệ thêm vào chỉ có thể cung cấp những định hướng sơ bộ dựa trên kinh nghiệm:

- Công trình xây dựng đã xác định được tương đối chi tiết, các thiết bị tiêu chuẩn: 5-10%.

- Các công trình xây lắp và thiết bị nói chung: 10-15%.

- Công trình xây lắp trong điều kiện khó khăn, các công trình xây lắp và thiết bị phức tạp: 15-20%.

Trong một số trường hợp đặc biệt, các dự án đặc thù (ví dụ như thi công đường hầm sâu dưới núi đá) tỷ lệ dự phòng này có thể cao hơn.

 

Dự phòng (trượt giá)

Dự phòng trượt giá nhằm bù lại sự tăng giá nội địa và quốc tế đối với các hạng mục chi phí của dự án và phải tính toán hàng năm và tích lũy trong suốt quá trình thực hiện dự án. Trong nhiều trường hợp, có thể sử dụng các mức độ trượt giá dự kiến tương ứng với tình hình lạm phát trong nước và quốc tế, giả thiết rằng giá của các hạng mục trong dự án cũng tăng cùng với lạm phát.

Tuy nhiên, vấn đề này có thể làm sai lệch đáng kể tổng mức đầu tư dự án. Do vậy, các chi phí dự phòng trượt giá cần phải được tính toán và luận cứ rõ.

Nếu hợp đồng được trao dựa vào giá cơ sở cùng với công thức tính trượt giá, công thức này sẽ được sử dụng để tính toán dự phòng tăng giá.

10

Vốn lưu động

Chi phí đầu vào cho sản xuất (nhân công, vật liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, v.v…) của một chu kỳ sản xuất.

 

1.4. Kế hoạch vốn tương ứng với tiến độ thực hiện đầu tư

Nhu cầu vốn liên quan tới tiến độ thực hiện dự án. Cần lập biểu kế hoạch vốn tương ứng theo năm, chia ra thành chi phí nội tệ và chi phí ngoại tệ, dựa trên tính toán chi tiết tiến độ thực hiện (xem chương 5, phần 5.3).

1.4. KẾ HOẠCH VỐN TƯƠNG ỨNG VỚI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

2.1. Các nguồn vốn

Các nguồn vốn và các hình thức đóng góp tài chính:

 

Nguồn vốn và loại vốn

Hạng mục kinh phí

Nguồn/tổ chức

Loại vốn

Vốn chủ sở hữu

Vốn vay

Vốn không hoàn lại

Đơn vị vận hành dự án

 

ƒ

 

 

Chính phủ

Nhà nước/địa phương

ƒ

ƒ

ƒ

ODA

Các tổ chức phát triển đa phương

 

ƒ

ƒ

Các tổ chức phát triển song phương

 

ƒ

ƒ

Khu vực tài chính

(Quốc tế) Các ngân hàng đầu tư

ƒ

ƒ

 

Các ngân hàng thương mại

 

ƒ

 

Quỹ đầu tư

ƒ

 

 

Các tổ chức đầu tư

ƒ

 

 

Các tổ chức xuất khẩu tín dụng

 

ƒ

 

Các nhà cung cấp thiết bị

ƒ

ƒ

 

Thị trường vốn

ƒ

ƒ

 

 

Mức độ đáp ứng và các điều kiện sử dụng vốn phụ thuộc vào tính chất dự án. Tuy nhiên, khi dự án có khả năng thu hồi vốn, trong thời gian trước đây không thu hút được các nhà đầu tư, ví dụ như các dự án cơ sở hạ tầng, nhưng nay lại trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư. Do vậy, nên tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia đầu tư, Chính phủ chỉ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và vốn ODA khi cần thiết với mức vốn hạn chế.

Đối với việc sử dụng các nguồn vốn nước ngoài, cần tính đến rủi ro về tỷ giá.

2.2. Dự kiến cơ cấu các nguồn vốn

Cần lập đề xuất chi tiết về cơ cấu nguồn vốn, sau khi đã nghiên cứu mức độ chắc chắn và các thủ tục tài chính của các nguồn vốn; đánh giá khả năng đáp ứng vốn cho dự án.

Trong trường hợp dự án đồng tài trợ với một tổ chức tài chính song phương hoặc đa phương cần phải xem xét kết quả đàm phán với các tổ chức góp vốn và phần vốn (lớn nhất) mà họ đóng góp; kiểm tra chi tiết các khoản mục. Chú ý, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, thuế, lệ phí, chi phí hành chính, chi phí ban quản lý thường dùng vốn đối ứng trong nước.

Cần làm rõ sự cần thiết sử dụng nguồn vốn ODA, lý do không sử dụng nguồn vốn trong nước; Nêu rõ các ưu điểm khi sử dụng nguồn vốn ODA hoặc nguồn vốn tài trợ không hoàn lại từ nhà tài trợ cụ thể; Các điều kiện chính đối với sử dụng nguồn vốn dự kiến; Kiến nghị chấp nhận hay không và nêu rõ điều kiện cấp vốn của nhà tài trợ.

Khi sắp xếp nguồn vốn cần tính đến kế hoạch dự phòng nếu phần vốn ODA không được cấp đầy đủ; phải tính nguồn vốn khác thay thế, cụ thể như: Ngân sách trung ương; Ngân sách địa phương; Vốn tự có; Vốn vay của các tổ chức thương mại; hoặc các khoản vay hoặc các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức góp vốn khác.

Các điều kiện tài chính của mỗi nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà tài trợ cần phải được nêu rõ (Các điều kiện, thời gian ân hạn, lãi suất, các loại phí, đồng tiền):

 

Nguồn vốn và các điều kiện

Nguồn

Đồng tiền

Số lượng

Kỳ hạn

Thời gian ân hạn

Lãi suất

Các loại phí

Rủi ro tiền tệ

Ghi chú

1:

 

 

 

 

 

 

 

 

2:

 

 

 

 

 

 

 

 

3:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong trường hợp cho các công ty, các tổ chức vay lại vốn ODA, cần phải tìm hiểu cơ chế cho vay lại, tổ chức chịu rủi ro khi tỷ giá ngoại tệ thay đổi và đề xuất các điều khoản quy định.

2.3. Kế hoạch tài chính dự kiến

Xem xét nhu cầu vốn hàng năm, chú ý tới sự phù hợp với tiến độ thực hiện đầu tư, các dự trù nhu cầu nội tệ, nhu cầu ngoại tệ tương ứng cho hàng năm, quỹ dự phòng phát sinh bố trí cho từng năm;

2.4. Vốn lưu động, chi phí vận hành bảo dưỡng, cơ chế tài chính

Vốn lưu động trong giai đoạn vận hành phải được đưa vào kế hoạch tài chính. Lưu ý, trong quá trình vận hành nhu cầu vốn lưu động sẽ có thể tăng lên.

Chi phí vận hành và bảo dưỡng thường được sử dụng trong các phân tích tài chính. Trong trường hợp, dự án không sinh ra lợi nhuận đủ để bù lại các chi phí vận hành bảo dưỡng, có thể gây rủi ro cho tính bền vững của dự án. Trong trường hợp này, cần phải có kế hoạch bổ sung từ nguồn vốn khác như: Ngân sách trung ương; Ngân sách địa phương; Vốn tự có hoặc các khoản tài trợ không hoàn lại của Nhà tài trợ.

 

V. QUẢN LÝ THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN

 

Phần này sẽ đưa ra những thông tin chi tiết về cơ chế thực hiện và vận hành dự án, bao gồm những thông tin mô tả về:

- Cơ chế quản lý thực hiện dự án: bộ máy tổ chức và năng lực quản lý của dự án.

- Các đối tượng có liên quan của dự án: những người sẽ tham gia thực hiện dự án và vai trò của họ trong dự án.

- Lịch trình thực hiện dự án chi tiết: mọi hoạt động sẽ được liệt kê với thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc.

- Cơ chế quản lý tài chính của dự án nhằm đảm bảo đầy đủ mọi nguồn lực tài chính cho dự án. Mô tả các thủ tục kinh tế, báo cáo tài chính, kiểm toán và cơ chế giải ngân sẽ được áp dụng cho dự án.

- Quản lý mua sắm đấu thầu trong dự án.

- Vận hành và cơ chế quản lý vận hành dự án.

1. CÁC DỮ LIỆU CHÍNH VỀ CƠ QUAN THỰC HIỆN DỰ ÁN

1.1. Về thể chế

- Các vấn đề pháp lý: Cơ sở pháp lý, Quy chế điều tiết, Hình thức và thực thể pháp lý, Tính tự chủ, Mục đích của dự án (vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận).

- Tổ chức: Sơ đồ tổ chức, Hệ thống kế toán, Công nghệ thông tin, Kiểm soát nội bộ, Ban Quản lý và nhân viên, Chế độ khen thưởng, Đào tạo.

- Kinh nghiệm từ các dự án tương tự (số dự án, quy mô dự án, nguồn vốn, cơ quan tài trợ).

1.2. Về các khía cạnh nghiệp vụ và tài chính

- Sản phẩm (nếu có) và dịch vụ: Loại hình, Doanh thu (nếu có), Khách hàng, Giá cả và Phí (nếu có).

- Các phương tiện công cụ.

- Loại kế toán (kế toán tiền mặt/kế toán dồn tích, thương mại/ngân sách).

- Nguồn vốn, Thu chi hàng năm.

- Nợ và Có, Bảng cân đối (nếu có).

2. QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Tổ chức quản lý thực hiện dự án

Mô tả nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan trong việc thực hiện dự án, cho từng hoạt động (kèm theo sơ đồ tổ chức thực hiện dự án). Nếu trách nhiệm chồng chéo phải nêu rõ cơ chế xử lý những mâu thuẫn có thể nảy sinh do trách nhiệm chồng chéo. Phải cân nhắc xem dự án có đủ nguồn nhân lực và tài chính, kinh nghiệm và năng lực cần thiết để thực hiện tốt các hoạt động dự kiến trong dự án hay không. Nếu không, cần nêu rõ các biện pháp khắc phục (như đào tạo nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật và quản lý…).

2.2. Quản lý và nhân sự cho dự án

Xác định các cơ quan/đơn vị nào sẽ tham gia thực hiện dự án và cách tiếp cận sử dụng để huy động tất cả các cơ quan/đơn vị liên quan tham gia dự án. Mô tả sơ bộ về bộ máy tổ chức của đơn vị dự kiến sẽ chịu trách nhiệm thực hiện dự án trực thuộc chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao làm Ban Quản lý dự án (BQLDA), các chức năng và trách nhiệm của chủ đầu tư/BQLDA, mục đích, đặc điểm và năng lực và kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật và tài chính và quá trình hoạt động của cơ quan thực hiện dự án. Bản quy định chức năng nhiệm vụ chi tiết cho các vị trí then chốt trong dự án; các cơ chế phối hợp được áp dụng giữa các cơ quan thực hiện dự án và giữa họ với cơ quan vận hành dự án.

Việc bố trí nhân sự cho các vị trí then chốt trong giai đoạn chuẩn bị dự án để bảo đảm tính liên tục tối đa từ lúc chuẩn bị tới khi thực hiện dự án, (các cán bộ này có thể không làm việc chuyên trách trong thời gian chuẩn bị dự án cho tới khi dự án được phê duyệt). Để triển khai dự án, cần sớm bổ nhiệm các cán bộ then chốt và đào tạo họ trước khi khởi động dự án.

2.3. Vai trò của các nhà thầu

Làm rõ vai trò của các nhà thầu trong việc giám sát công trình, giám sát thực hiện dự án; cung cấp hàng hóa và dịch vụ, thực hiện các công trình xây lắp. Đồng thời cần nêu rõ cơ chế theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện của các nhà thầu của cơ quan thực hiện dự án.

2.4. Vai trò của tư vấn

Làm rõ vai trò của tư vấn trong cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực cho Ban Quản lý dự án và các cán bộ thực hiện dự án và giám sát dự án cũng như vai trò giám sát hoạt động tư vấn của cơ quan thực hiện dự án. Đối với các tư vấn tham gia giám sát thi công công trình, cần làm rõ vai trò và trách nhiệm của họ đối với chất lượng công trình mà họ sẽ thực hiện giám sát thi công.

2.5. Vai trò của các tổ chức và những người khác có tham gia thực hiện dự án

Xác định rõ vai trò của các cơ quan liên quan như chính quyền, các tổ chức phi chính phủ (NGO), và những người tham gia dự án khác. Quy định về quá trình tham vấn rộng rãi, cách đưa ra một số loại quyết định, xác định cấp sẽ thực hiện quyết định, cấp sẽ đánh giá các quyết định và dự kiến những điều có thể xảy ra và cơ chế xử lý các ý kiến khác nhau.

2.6. Vai trò của các tổ chức tài trợ và các nhà đồng tài trợ (nếu có)

Đối với các dự án ODA có liên quan tới đồng tài trợ, cần làm rõ (a) vai trò của các nhà đồng tài trợ, (b) loại đồng tài trợ (chung hoặc song song), (c) các hướng dẫn đấu thầu có thể được áp dụng cho các thành phần dự án được tài trợ và (d) bất kỳ một vấn đề khác biệt nào (thủ tục, nguyên tắc hoặc quy chế) nảy sinh.

2.7. Các cơ chế phối hợp

Mô tả các cơ chế - cả chính thức và không chính thức - dự kiến sẽ được sử dụng để phát triển hoạt động và sự phối hợp giữa những người tham gia dự án. Nếu Ban Chỉ đạo dự án được thành lập để thực hiện chức năng điều phối thì phải làm rõ cả cơ cấu của Ban Chỉ đạo với tất cả các thành viên (có thể chưa có tên cụ thể, nhưng phải nêu được là đại diện cho cơ quan/đơn vị nào) và nhiệm vụ được giao cho mỗi thành viên.

3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN

Chuẩn bị một kế hoạch thực hiện dự án chi tiết và thực tế. Muốn vậy, phải làm rõ những mối quan hệ tác nghiệp giữa các hoạt động của dự án, thời gian và thứ tự của các hoạt động cụ thể như đã nêu trong phần mô tả dự án, lấy ý kiến của các cán bộ có kinh nghiệm, có chuyên môn trong việc thực hiện các hoạt động tương tự. Xác định các hoạt động chính bất kể có trực tiếp liên quan đến chi phí tài chính của dự án hay không.

Có một số công cụ để trình bày và thể hiện kế hoạch thực hiện dự án, như dùng biểu đồ thanh, biểu đồ Gannt v.v… để thể hiện trình tự các bước thực hiện nhằm làm rõ các hoạt động chính. Tùy thuộc vào tính chất của dự án để lựa chọn công cụ phù hợp. Xác định thời gian và trình tự thực hiện các hoạt động chính (hoạt động đấu thầu, giải ngân, lựa chọn địa điểm, chuẩn bị mặt bằng, các hành động chính sách đã được nhất trí, các hành động pháp lý, hỗ trợ kỹ thuật, điều chỉnh cơ cấu ngành, giải thể, tư nhân hóa, chỉ định kiểm toán viên, đào tạo cán bộ…) và tính toán thời gian hợp lý để thực hiện phù hợp khả năng của các chủ thể tham gia dự án.

- Điều chỉnh và cập nhật: Lịch thực hiện ban đầu là định hướng linh hoạt cho hành động trong tương lai và phải được điều chỉnh và cập nhật định kỳ. Khi triển khai dự án, cần liên tục đánh giá xem kế hoạch thực hiện dự án có phù hợp không và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế mới phát sinh. Việc chuẩn bị các kế hoạch hành động hàng năm sẽ là cơ sở để điều chỉnh kế hoạch chung.

4. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Phần này cung cấp thông tin chi tiết về các công việc bảo đảm quản lý và theo dõi các khoản mục tài chính của dự án một cách hiệu quả và chính xác. Các công việc này bao gồm xây dựng kế hoạch tài chính, báo cáo kế toán tài chính, và thủ tục kiểm toán, các thủ tục hành chính để giải ngân; các cơ chế phê duyệt và cấp kinh phí từ ngân sách; các dòng tiền và điều kiện cho vay lại; cơ chế thu và hoàn trả vốn vay; cơ chế đồng tài trợ.

4.1. Chuẩn bị kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính phải phù hợp với quy chế hiện hành về quản lý tài chính của Việt Nam và đối với các dự án ODA, phải phù hợp với các cam kết giữa Chính phủ và các nhà tài trợ. Nội dung kế hoạch tài chính bao gồm khối lượng vốn, nguồn tài trợ (từ ngân sách nhà nước, từ vốn vay hoặc vốn viện trợ không hoàn lại của các nhà tài trợ, vốn tín dụng nhà nước, vốn của doanh nghiệp, đóng góp của cộng đồng…). Nhu cầu kinh phí cho dự án phải được tính toán cụ thể ít nhất là cho năm đầu thực hiện dự án theo quy định hiện hành.

4.2. Báo cáo hạch toán, tài chính và các thỏa thuận về kiểm toán

Mô tả các thủ tục chính về kế toán, báo cáo tài chính và các cơ chế kiểm toán chi tiết; bao gồm (a) duy trì các tài khoản dự án và báo cáo kiểm toán nội bộ, (b) cung cấp báo cáo tài chính kịp thời, và (c) thu xếp kiểm toán dự án hoặc kiểm toán công ty.

- Duy trì các tài khoản và kiểm tra: Xây dựng các tiêu chuẩn và biểu mẫu thống nhất về các bản sao kê và báo cáo tài chính. Có thể phải thuê tư vấn giúp xây dựng hệ thống quản lý tài chính.

- Các báo cáo tài chính: Bao gồm cả các bản sao kê tài chính (thường bao gồm bản sao kê thu nhập, bảng cân đối, và đôi khi cả báo cáo thu chi hoặc các báo cáo về quy trình cấp vốn, bảng quyết toán) và các loại thông tin tài chính khác.

- Quá trình kiểm toán: Trình bày cơ chế kiểm toán độc lập (không nhất thiết là cơ quan kiểm toán tư nhân) áp dụng đối với việc quyết toán tài chính hàng năm cho phù hợp với hướng dẫn của (các) nhà tài trợ và của chính phủ. Những công việc chính liên quan đến kiểm toán bao gồm:

+ Đánh giá tính thích hợp của hệ thống kế toán và kiểm tra nội bộ đối với các khoản chi tiêu và các giao dịch tài chính khác nhằm bảo toàn tài sản của dự án.

4.3. Các cơ chế phê duyệt ngân sách và giải ngân

Để bảo đảm có đủ và kịp thời vốn đối ứng cho dự án cần mô tả quy trình và thời gian phê duyệt ngân sách của chính phủ, các vấn đề có thể nảy sinh và cách giải quyết vấn đề, cơ chế vay tạm hay cơ chế nào khác nếu kinh phí không được cấp kịp thời.

4.4. Cơ chế hồi tố

Đối với một số nhà tài trợ, cơ chế tài trợ hồi tố được áp dụng để thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án, cần dự kiến chi phí cho hoạt động tài trợ hồi tố để các cơ quan tham gia nắm được những khoản chi được phép tài trợ hồi tố và cách chúng được tài trợ trong giai đoạn trước khi các nhà tài trợ cấp vốn. Cơ quan chịu trách nhiệm cấp vốn đối ứng phải chịu trách nhiệm tạm ứng cho các khoản sẽ được hồi tố.

5. QUẢN LÝ ĐẤU THẦU

5.1. Thủ tục đấu thầu

Việc mua sắm đấu thầu xây lắp, hàng hóa, trang thiết bị và dịch vụ để thực hiện một dự án phải được xác định phù hợp với các quy chế hiện hành và theo yêu cầu của nhà tài trợ, bao gồm:

- Mô tả các quy định về đấu thầu sẽ áp dụng và lý do áp dụng.

- Thủ tục đấu thầu sẽ áp dụng.

- Dự kiến phân chia các gói thầu.

- Nhận định những rủi ro chính trong đấu thầu có thể ảnh hưởng đến dự án.

Công tác đấu thầu phải đảm bảo lợi ích từ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, lợi ích từ cạnh tranh thường gắn chi phí thời gian. Nếu lợi ích không bù đắp được thời gian phải mất để đấu thầu cạnh tranh rộng rãi, có thể áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế. Trong trường hợp này, phải nêu chi tiết trong báo cáo mức chi phí và rủi ro có thể xảy ra khi áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế.

Nếu không áp dụng hình thức chìa khóa trao tay và chia ra làm nhiều gói thầu, phải nêu chi tiết tiêu chí phân chia các gói thầu và mức chi phí và rủi ro có thể xảy ra khi chia nhỏ các gói thầu.

Phải nêu rõ sự khác biệt giữa thủ tục đấu thầu của nhà tài trợ và của Chính phủ, nếu có, và phải khẳng định việc tuân thủ nội dung Thỏa ước quốc tế hoặc Hiệp định tín dụng mà Chính phủ đã ký với nhà tài trợ).

5.2. Quản lý và kế hoạch đấu thầu sơ bộ

Để chuẩn bị kế hoạch đấu thầu sơ bộ, phải phân tích tất cả các loại đầu vào cần mua và quyết định loại nào cần nhóm lại với nhau vào một hợp đồng (ví dụ, cho đấu thầu cả gói). Xác định những phương thức đấu thầu nào sẽ được áp dụng cho từng hợp đồng. Thông thường, kế hoạch đấu thầu chỉ có thể xác định sau khi có báo cáo nghiên cứu khả thi, khi đã có đủ thông tin để xác định tất cả các gói thầu. Như vậy, kế hoạch đấu thầu sơ bộ sẽ được điều chỉnh sau khi có quyết định đầu tư của dự án. Ngoài kế hoạch đấu thầu sơ bộ, cần mô tả chi tiết về cách thức quản lý đấu thầu, bao gồm cả quy trình phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Cần trình bày các thông tin sau đây:

- Kế hoạch đấu thầu sơ bộ với nội dung theo như quy định trong Luật Đấu thầu (những thông tin chính trong kế hoạch đấu thầu sơ bộ phải bao gồm: Những hạng mục được đấu thầu cạnh tranh; Đối với các gói thầu sẽ đấu thầu cạnh tranh, cần nêu các thông tin như Tên gói thầu; Giá thầu; Nguồn vốn; Phương thức đấu thầu; Phương thức lựa chọn nhà thầu; Hình thức và thời gian thực hiện hợp đồng).

- Trách nhiệm của từng đơn vị trong cơ quan thực hiện dự án tham gia vào phê duyệt kết quả xét thầu.

- Các tổ chức bên ngoài cần lấy ý kiến thỏa thuận trước khi trao hợp đồng.

- Các vấn đề có thể phát sinh.

5.3. Quản lý hợp đồng

Cần mô tả các yêu cầu về theo dõi và giám sát các hợp đồng và nguồn nhân lực thực hiện.

6. VẬN HÀNH DỰ ÁN: THỂ CHẾ VÀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ

6.1. Cơ quan chịu trách nhiệm vận hành dự án (nếu không trùng với cơ quan thực hiện dự án)

Mô tả về các vấn đề thể chế liên quan đến cơ quan vận hành dự án:

- Các khía cạnh pháp lý: Cơ sở pháp lý, Địa điểm vận hành dự án, Hình thức và vị trí pháp lý, Tính tự chủ, Mục đích (Thu lợi nhuận/phi lợi nhuận).

- Tổ chức: Cơ cấu tổ chức (Sơ đồ), Hệ thống kế toán, Công nghệ thông tin, Kiểm soát nội bộ, Quản lý và Nhân sự, Khen thưởng, Đào tạo.

- Kinh nghiệm với các dự án tương tự (số dự án, quy mô dự án, nguồn vốn, cơ quan tài trợ).

Mô tả về các vấn đề vận hành và tài chính liên quan đến cơ quan vận hành dự án:

- Sản phẩm hàng hóa (nếu có) và dịch vụ: Loại hình, Doanh thu (nếu có), Khách hàng, Giá cả và Phí (nếu có).

- Phương tiện.

- Loại hạch toán/kế toán (hạch toán ngân sách/thương mại, kế toán tiền mặt/kế toán dồn tích).

- Nguồn vốn, Thu và chi hàng năm.

- Nợ, có và Bảng Cân đối (nếu có).

6.2. Quy trình bàn giao từ đơn vị thực hiện sang vận hành dự án

Mô tả chức năng và vai trò của cơ quan chịu trách nhiệm vận hành dự án. Xác định nguồn nhân lực sẽ được bổ nhiệm vào các vị trí chính trong vận hành dự án, những công nghệ và kỹ năng sẽ được chuyển giao cho người vận hành dự án và cách tiếp cận trong chuyển giao công nghệ và kỹ năng.

Kế hoạch quản lý vận hành dự án bao gồm những thông tin sau đây:

- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan vận hành dự án và giữa các cơ quan này với chủ đầu tư.

- Thời gian chuyển giao các sản phẩm của dự án cho các cơ quan vận hành dự án.

- Các sản phẩm chính sẽ được chuyển giao cho các cơ quan vận hành dự án.

- Vấn đề đội ngũ nhân sự tham gia thực hiện dự án tiếp tục tham gia vận hành dự án.

- Nếu đội ngũ nhân sự tham gia thực hiện dự án không tiếp tục tham gia vận hành dự án, phải nêu rõ cách tiếp cận chuyển giao công nghệ và kỹ năng cho những người vận hành dự án.

- Vai trò của các nhà thầu trong việc lắp đặt/chuyển giao công nghệ và đào tạo về vận hành máy/thiết bị cho những người vận hành dự án và bảo dưỡng công trình.

6.3. Quản lý và trách nhiệm vận hành dự án

Phải nêu rõ cơ chế quản lý vận hành dự án và bộ máy nhân sự (dự kiến trực thuộc Ban Vận hành dự án), thông tin về đội ngũ cán bộ dự kiến sẽ được bổ nhiệm vào các chức danh chính, (chưa có tên cụ thể, nhưng dự kiến loại hình cán bộ, trình độ và kinh nghiệm công tác). Các thông tin kỹ thuật về vận hành dự án cũng phải được cung cấp, như thông tin về hàng hóa/dịch vụ, kế hoạch bảo dưỡng… Về tài chính/thương mại, phải nêu rõ các thông tin về cơ chế quản lý tài chính và kế toán, trong trường hợp dự án thương mại, phải nêu rõ thông tin về doanh thu (nếu có), khách hàng, giá cả và phí (nếu có).

 

VI. CÁC KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

 

Đánh giá các kết quả trung và dài hạn dự kiến sẽ đạt được trong dự án và cách thức theo dõi, bao gồm:

- Hiệu quả đầu tư của dự án: những lợi ích tài chính và kinh tế dự kiến sẽ tạo ra trong dự án và chi phí phải trả;

- Tác động xã hội của dự án đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số và dân gốc địa phương. Nếu dự án có liên quan đến tái định cư phải nêu rõ cơ chế bồi thường thiệt hại cho người bị ảnh hưởng;

- Tác động môi trường của dự án và những biện pháp cần áp dụng để giảm thiểu các tác động môi trường tiêu cực.

- Rủi ro và các vấn đề mâu thuẫn của dự án.

- Cơ chế theo dõi và đánh giá tác động và kết quả của dự án và các chỉ báo được sử dụng để đo lường hiệu suất hoạt động, cơ chế đánh giá và chế độ báo cáo.

1. CƠ CHẾ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

Nêu cách thức theo dõi và đánh giá dự án. Để theo dõi và đánh giá, cần xác định các chỉ báo đo lường hiệu suất hoạt động, các cam kết chính trong dự án vay vốn và các cơ chế đánh giá dự án.

1.1. Các chỉ báo đo lường hiệu suất hoạt động

Xác định các công cụ dự định sử dụng để đo lường kết quả thực hiện dự án. Mô tả các chỉ báo đo lường tác động phát triển và chỉ báo đo lường tiến độ.

- Các chỉ báo đo lường tác động phát triển:

Liệt kê những chỉ báo cơ bản đo lường “tác động phát triển”, hoặc các mục tiêu dài hạn hơn của dự án. Các chỉ báo đo lường này được xác định gắn với các mục tiêu dự án. Các chỉ báo này phải cụ thể, có thể đo lường được, khả thi, phù hợp và trong ranh giới về thời gian.

- Các báo cáo và chỉ báo đo lường tiến độ:

Liệt kê các chính sách, các chỉ báo đo lường vật chất, tài chính, thể chế, môi trường, tái định cư và các chỉ báo đo lường tiến độ khác sẽ được theo dõi. Tuy nhiên, khi lựa chọn các chỉ báo đo lường cần thực tế việc lựa chọn các chỉ báo còn gặp khó khăn do những về cán bộ và ngân sách và những khó khăn về số liệu gây ra. Để có thể kiểm soát được thì số lượng các chỉ báo đo lường cần phù hợp với năng lực của tổ chức. Nếu có sẵn thông tin, đính kèm các phụ lục về biểu mẫu báo cáo quý. (Tuy nhiên, việc thiết kế một hệ thống thông tin quản lý tốt là một quá trình có thể còn tiếp tục trong suốt thời gian thực hiện dự án).

Cần phân biệt rõ ràng giữa (a) Các chỉ báo đo lường “đầu vào” (b) Các chỉ báo đo lường “đầu ra” và (c) Các chỉ báo đo lường kết quả.

- Cơ chế theo dõi và đánh giá bao gồm bất kỳ (a) nhu cầu về ký hợp đồng “điều tra hiện trạng” và “điều tra để đánh giá sau dự án” với cơ quan bên ngoài, (b) sử dụng hỗ trợ kỹ thuật hoặc tư vấn, (c) tăng cường năng lực và đào tạo cán bộ, (d) nghiệm thu kết quả thực hiện về mặt kỹ thuật; và (e) các chi tiết liên quan. Xem xét việc xác định các phương pháp cần được sử dụng và trách nhiệm cho việc thu thập số liệu liên quan tới theo dõi. Cần chú ý đến các thiết kế “điều tra hiện trạng” và “điều tra để đánh giá sau dự án” để đảm bảo điều tra đạt kết quả tốt.

1.2. Các điều kiện cam kết chính trong các dự án vốn vay

Đối với nhiều dự án ODA Chính phủ và các nhà tài trợ có thể thống nhất về một số cam kết sẽ phải thực hiện trong các dự án vốn vay. Trong trường hợp này, phải chuẩn bị bảng tóm tắt các cam kết chính. Bảng này thường sử dụng trong các báo cáo quý hoặc báo cáo tình hình thực hiện dự án mỗi khi có đoàn đánh giá dự án. Vì các thông tin này rất quan trọng đối với Chính phủ và các nhà tài trợ, hai bên nên đưa ra biểu mẫu tương đồng để tiện theo dõi.

Các hoạt động chính và tiến độ thời gian mà Chính phủ phải thực hiện để đảm bảo thực hiện thành công dự án và hoàn thành trách nhiệm thường được nêu trong các thỏa thuận pháp lý. Các cam kết này bao gồm các biện pháp đảm bảo cho dự án thành công và bền vững. Các cam kết này có thể bao gồm:

- Kế toán và kiểm toán.

- Tài chính và doanh thu từ người hưởng lợi.

- Luồng tiền và việc sử dụng kinh phí.

- Vốn đối ứng.

- Các vấn đề về quản lý.

- Các cam kết về môi trường.

- Tái định cư tự nguyện.

- Vấn đề người dân gốc địa phương (người bản địa).

- Theo dõi, đánh giá và báo cáo.

- Thực hiện dự án.

- Các vấn đề về chính sách, quy chế và thể chế.

1.3. Cơ chế đánh giá dự án

Mô tả cơ chế đánh giá dự án. Đánh giá thường được thực hiện sau khi dự án hoàn thành, khi đã có lợi ích từ dự án. Tuy nhiên, cũng có thể đánh giá giữa kỳ để đưa ra những điều chỉnh thích hợp nếu cần.

1.4. Cơ chế theo dõi và chế độ báo cáo

Tóm tắt cơ chế báo cáo, kể cả báo cáo cho chính phủ và cho nhà tài trợ (đối với các dự án ODA). Các báo cáo bao gồm báo cáo quý (hoặc 6 tháng), hàng năm, báo cáo đánh giá giữa kỳ và báo cáo hoàn thành dự án. Có thể phải chuẩn bị báo cáo đột xuất để khắc phục một số vấn đề cụ thể nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án.

2. HIỆU SUẤT ĐẦU TƯ: HIỆU QUẢ/LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH

Phân tích tài chính tính toán mọi chi phí tài chính trong dự án và doanh thu từ dự án xét từ góc độ một đơn vị cụ thể. Phân tích tài chính cho phép xác định chi phí, thu hồi chi phí, khả năng thanh toán và doanh thu và hiệu quả đầu tư. Phân tích tài chính căn cứ vào luồng tiền mặt thực tế.

Khác với phân tích tài chính, phân tích kinh tế xem xét cả chi phí và lợi ích trên giác độ quốc gia chứ không chỉ căn cứ vào luồng tiền mặt của dự án. Để phân tích lợi ích - chi phí bằng cách so sánh tình hình kinh tế trước và sau khi có dự án để xác định lợi ích mà dự án tạo ra và những chi phí gây ra cho cả quốc gia. Đây là một quy trình phức tạp, liên quan đến chi phí cơ hội và giá mờ và các yếu tố khác nữa như thuế và trợ cấp.

2.1. Phân tích tài chính

2.1.1. Khả năng thu lợi nhuận (áp dụng đối với các dự án có sinh lợi nhuận)

Phân tích tài chính phải được tính toán theo chi phí thực, có nghĩa là lấy giá năm gốc không tính lạm phát, gồm các bước sau đây:

- Xác định quãng thời gian liên quan và phân giai đoạn (thường là 10-20 năm).

- Sử dụng phân tích quy mô (xem Phần III, Mục 1) và chi phí dự án (xem Phần IV, Mục 1) xây dựng bảng tính tổng vốn đầu tư và phân bổ các chi phí này theo các giai đoạn tương ứng. Xác định giá trị còn lại của tài sản vốn vào cuối kỳ vì giá trị còn lại này được coi là doanh thu của dự án.

- Dự báo về cầu đầu ra của dự án (xem Phần II, Mục 1). Có thể phải xem xét các yếu tố cầu về hàng hóa và dịch vụ của dự án, vai trò của giá và phí sản phẩm đối với cầu, độ co giãn của cầu khi giá thay đổi, sức mua, độ nhạy của cầu khi có những thay đổi về thu nhập, các giải pháp thay thế để đáp ứng cầu, khả năng đáp ứng cầu của dự án, số lượng, giá cả và giá trị của mỗi sản phẩm trong mỗi năm để xác định doanh thu của dự án…

- Sử dụng thông tin phân tích quy trình sản xuất (xem Phần III, Mục 4) để xác định chi phí hiện hành (cố định và khả biến) làm cơ sở tính lương và giá thanh toán toàn bộ các yếu tố đầu vào.

- Xác định luồng tiền mặt cho tất cả các năm để có thể xác định khả năng tài chính, có nghĩa là kiểm tra xem có đủ tiền mặt mỗi năm để trang trải cho mọi chi phí tương ứng hay không, xác định mức độ hoàn vốn cũng như phần tài chính còn thiếu có thể phải tìm cách khác và tính hiệu suất tài chính của dự án trên cơ sở chi phí (dài hạn) trên một đơn vị đầu ra (đặc biệt là trường hợp dự án không có thu), tỷ lệ thu trên chi hay vốn thu hồi từ đầu tư dưới dạng giá trị hiện tại ròng và/hoặc tỷ lệ nội hoàn tài chính (FIRR) làm chỉ báo đo lường khả năng thu lợi về tài chính.

- Phân tích tài chính kết thúc bằng việc phân tích độ nhạy để xác định xem các tỷ lệ này thay đổi thế nào khi các giả thiết thay đổi, ví dụ như khi tăng chi phí đầu tư, giảm cầu, thay đổi tỷ giá…

- So sánh các số liệu này với tiêu chí đầu tư (chi phí tối thiểu) của nhà đầu tư, các nhà tài trợ và Chính phủ và kiểm tra hiệu quả đầu tư.

2.1.2. Khả năng thanh toán: Kế hoạch tài chính sơ bộ

Hoàn tất kế hoạch tài chính khi thực hiện dự án với những dữ liệu từ giai đoạn vận hành vì việc huy động nguồn lực để trang trải cho các chi phí đầu tư chỉ là một phần của nhiệm vụ tài chính. Một phần khác nữa là thu xếp tài chính thế nào để dự án có thể hoàn thành được các nhiệm vụ tài chính đối với các nhà đầu tư và các chủ nợ. Điều này đòi hỏi khoản nợ và lãi suất phải trả trong tương lai nằm trong khả năng thu lợi nhuận từ dự án.

2.2. Phân tích kinh tế

Phân tích kinh tế phải tính đến lợi ích và chi phí ở cấp quốc gia ngoài những gì liên quan đến phân tích tài chính. Tuy nhiên, trên thực tế, để xác định tỷ lệ hoàn vốn kinh tế, phân tích kinh tế phải xuất phát từ phân tích tài chính, sau đó điều chỉnh kết quả tính toán như sau:

- Bỏ phần chuyển khoản như thuế và trợ cấp (vì các khoản chi phí/doanh thu này ở cấp đơn vị cụ thể lại là doanh thu/chi phí ở cấp quốc gia, vì vậy trên quan điểm toàn quốc sẽ bù trừ lẫn nhau, không còn nữa).

- Điều chỉnh giá và chi phí đơn vị, nếu không phản ánh được chi phí kinh tế vì bị bóp méo trên thị trường do các biện pháp điều tiết hoặc độc quyền thì sử dụng giá hạch toán/giá mờ. Tuy nhiên, nhu cầu phải điều chỉnh giá và chi phí đơn vị ngày càng giảm do thế giới ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ và tự do hóa thương mại, nên trong hầu hết các trường hợp, giá thị trường ít nhiều phản ánh giá trị kinh tế sát hơn. Như vậy, chỉ khi thấy có sự khác biệt rõ và lớn giữa giá thị trường và giá trị kinh tế mới cần tính toán và lập luận về giá mờ.

- Bổ sung một số thông tin về các yếu tố ngoại sinh không thuộc dự án, nhưng có liên quan đến doanh thu và chi phí bên ngoài; chi phí bên ngoài có thể là đáng kể trong trường hợp ô nhiễm và/hoặc tắc nghẽn và phải đưa vào phân tích kinh tế.

Sau khi điều chỉnh, có thể tính tỷ lệ nội hoàn kinh tế (EIRR), với quy trình tính toán giống như tính tỷ lệ nội hoàn tài chính (FIRR). Tuy nhiên, phân tích kinh tế còn liên quan đến nhiều yếu tố khác ngoài việc điều chỉnh FIRR. Phân tích kinh tế bao gồm đánh giá tính bền vững của dự án đảm bảo khuyến khích được các nhà sản xuất, đủ vốn để vận hành dự án, nhằm đảm bảo dự án mang lại lợi ích tối đa tới đúng các đối tượng hưởng lợi của dự án, và đảm bảo phân tích đầy đủ mọi tác động xã hội và môi trường (như tái định cư, vấn đề người bản địa).

3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI

Tóm tắt những vấn đề xã hội chính liên quan đến dự án, và trình bày các kết quả phát triển xã hội của dự án. Mô tả các bước tiến hành phân tích xã hội và các kết quả phân tích xã hội và nêu rõ kết quả phân tích ảnh hưởng đến việc lập dự án. Báo cáo phân tích sẽ (a) xác định các vấn đề xã hội chính có liên quan đến các mục tiêu của dự án; (b) xác định các nhóm đối tượng có liên quan chính trong bối cảnh dự án và xem xét dự án sẽ tác động hoặc chịu sự tác động của các tác động tương tác giữa các nhóm đối tượng có liên quan; (c) xác định các tác động phát triển của dự án và các hành động dự kiến sẽ được thực hiện để đạt được các kết quả này. Nếu dự án chia ra nhiều giai đoạn hoặc là dự án ngành với các tác động xã hội không thể xác định đầy đủ được vào thời điểm thẩm định dự án, phải mô tả cách phân tích xã hội sẽ được hoàn tất, cập nhật và phối hợp với các thành phần khác trong dự án.

Các vấn đề xã hội chính bao gồm khả năng tiếp cận lợi ích của dự án, tùy thuộc vào các nhóm đối tượng có liên quan, về cùng một loại nguồn lực, như đất đai, vốn ngân sách, việc lựa chọn đối tượng của dự án, nhận thức của công chúng, những rủi ro từ những tác động xã hội tiêu cực mà dự án có thể gây ra.

Các đối tượng có liên quan là các tổ chức dân sự, doanh nghiệp và công chúng, các nhóm xã hội và cá nhân có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến dự án thông qua sự tham gia của họ. Phân tích xã hội xác định các nhóm nghèo và dễ bị tổn thương, các nhóm có tầm quan trọng cho sự thành công của dự án, các nhóm bị ảnh hưởng do thực hiện dự án. Các nhóm đối tượng có liên quan có thể được đưa vào hoặc loại ra khỏi dự án trên cơ sở các vấn đề việc làm, vị trí địa lý, giới, dân tộc, tôn giáo hoặc chính trị…

Các kết quả phát triển xã hội là kết quả định trước rằng dự án sẽ đạt được: như quan tâm đến mọi đối tượng xã hội, bình đẳng, tăng cường năng lực tổ chức và vốn xã hội, củng cố tình đoàn kết xã hội, trao quyền, điều hành minh bạch và trách nhiệm giải trình, và giảm thiểu các tác động tiêu cực từ dự án. Để đánh giá tác động xã hội, tùy thuộc vào tính chất dự án, cần xác định các yếu tố cần thiết trong các yếu tố sau:

- Các đối tượng có liên quan chính của dự án.

- Cơ chế tham gia của các đối tượng có liên quan chính.

- Cơ chế thu hút sự tham gia.

- Cơ chế tham vấn và thu hút sự cộng tác của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức dân sự khác.

- Khả năng cung cấp nguồn lực cho các tổ chức dân sự để giúp họ trang trải các chi phí trực tiếp hoặc cho các đối tượng hưởng lợi ở cơ sở thông qua các tổ chức dân sự.

- Kết quả phát triển xã hội.

- Thể chế để đảm bảo đạt được các kết quả phát triển xã hội đó.

- Các tổ chức chính thức và phi chính thức ở cấp địa phương, cấp vùng và cấp quốc gia có liên quan đến dự án.

- Thể chế đề xuất nhằm đảm bảo để người hưởng lợi ở cơ sở được tiếp cận với dự án.

- Cơ chế cung cấp dịch vụ hoặc cách chuyển tải các lợi ích của dự án tới người hưởng lợi.

- Các chỉ báo đo lường để theo dõi các tác động xã hội và kết quả phát triển xã hội.

- Nguồn lực để theo dõi các chỉ báo đo lường kết quả phát triển xã hội.

- Tác dụng thúc đẩy dự án của việc theo dõi với sự tham gia của cộng đồng.

- Cơ chế phổ biến thông tin để cung cấp cho các đối tượng có liên quan và sử dụng cho việc phân tích.

- Mức độ linh hoạt của cơ chế thực hiện để ứng phó với những vấn đề được phát hiện qua quá trình theo dõi và đánh giá.

- Biện pháp đảm bảo tuân thủ các chính sách bảo vệ xã hội.

- Cơ chế thực hiện các hành động cần thiết trong quá trình thực hiện dự án.

Đánh giá tác động xã hội sẽ cho thấy cách thức đánh giá dự án về mặt kinh tế xã hội và văn hóa - xã hội. Để hiểu rõ cách thức đánh giá dự án về mặt kinh tế xã hội cần xác định:

- Những tác động quan trọng nhất do dự án mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội, và ảnh hưởng của các tác động đó đến xóa đói giảm nghèo, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và khả năng tiếp cận của cộng đồng.

- So sánh chi phí và lợi ích dự kiến đạt được của dự án và mức độ bền vững của dự án.

- Chi phí từ cách tiếp cận hiện tại so với các phương án khác nhằm cải thiện đời sống cho các nhóm đối tượng của dự án như nâng cao thu nhập.

- Nếu dự án khẳng định được hiệu quả và lợi ích kinh tế, nêu rõ cách thức đánh giá tác động phân phối thu nhập và việc làm.

- Hiệu ứng xã hội tiêu cực phụ (như gây ảnh hưởng đến một số nhóm do triệt tiêu tính cạnh tranh…) dự án có thể gây ra và cách kiểm soát các hiệu ứng này.

- Cách đánh giá tác động của dự án đối với phụ nữ.

- Cách đánh giá tác động của dự án đối với người dân tộc thiểu số.

- Kế hoạch tái định cư (KHTĐC), nếu dự án liên quan đến tái định cư.

- Mức độ đáp ứng kinh phí giải phóng mặt bằng và tái định cư.

- Danh sách những người bị ảnh hưởng do tái định cư trong kế hoạch tái định cư.

Để hiểu rõ cách thức đánh giá dự án về mặt văn hóa xã hội phải xác định:

- Khả năng phải thay đổi hành vi và thái độ khó thực hiện trong thời gian ngắn hoặc thậm chí mâu thuẫn với giá trị truyền thống của dự án.

- Khả năng nhóm đối tượng hay các thành viên quan trọng khác của dự án tham gia hoặc chấp nhận dự án có thể gây rủi ro mà không thể cứu vãn liên quan đến tính bền vững của dự án.

- Khả năng dự án gây ra thay đổi về mặt xã hội.

4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Tóm tắt tác động môi trường của dự án và giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Nếu đã có riêng báo cáo đánh giá tác động môi trường, cần nêu tóm tắt (a) những phát hiện chính trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; (b) quá trình tham vấn với các nhóm bị ảnh hưởng và các tổ chức phi chính phủ liên quan đến đánh giá môi trường và (c) ý kiến phản hồi tới các nhóm đối tượng có liên quan chính về những phát hiện chính trong đánh giá môi trường. Nếu các kế hoạch tái định cư và kế hoạch người bản địa được xây dựng tách biệt với báo cáo đánh giá môi trường, phải nêu tóm tắt (a) những phát hiện chính trong các báo cáo đó; (b) quá trình tham vấn và (c) ý kiến phản hồi tới các nhóm đối tượng có liên quan.

Đối với các dự án thuộc danh mục các dự án phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Các nguyên tắc sau đây cần áp dụng khi đánh giá tác động môi trường:

- Nguyên tắc 1: Tập trung không chỉ vào các tác động môi trường vật chất, mà cả các hiệu ứng đối với năng suất (như năng suất cây trồng, ngư nghiệp, các sản phẩm lâm nghiệp phụ), sức khỏe (như bệnh tật và tỷ lệ chết), giải trí (như du lịch), đa dạng sinh học và các lĩnh vực khác.

- Nguyên tắc 2: Xem xét tất cả các tác động môi trường và mọi hiệu ứng liên quan, tại địa bàn và ngoài địa bàn dự án, và cả những tác động có thể xảy ra nhưng chưa quan sát được tại địa bàn dự án.

- Nguyên tắc 3: Thừa nhận rằng môi trường có đa công dụng và tính đa giá trị này liên quan đến từ giá trị sản xuất đến giá trị cuộc sống. Xác định xem giá trị nào dự án có thể tạo ra, và đánh giá kinh tế của các tác động môi trường.

Tóm tắt các bước cần thực hiện để đánh giá tác động môi trường và chuẩn bị kế hoạch quản lý môi trường (bao gồm tham vấn và công khai thông tin) và các vấn đề quan trọng và cách giải quyết. Những thông tin sau đây cần được đề cập đến:

- Các vấn đề môi trường chính bao gồm lĩnh vực ảnh hưởng tới môi trường thiên nhiên (không khí, nước và đất), sức khỏe của con người và an toàn, môi trường toàn cầu và tác động xã hội.

- Các vấn đề quan tâm có liên quan có thể gây rủi ro cho dự án trong tương lai và các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

- Khả năng phản ánh tầm quan trọng của các vấn đề và các biện pháp giảm thiểu thông qua việc phân loại các tác động môi trường.

- Nội dung chính của kế hoạch quản lý môi trường (KHQLMT) và mức độ bao trùm của kế hoạch đó.

- Các kiến nghị về tác động môi trường được phản ánh và hỗ trợ trong thiết kế và thực hiện dự án (kể cả trong phân tích kinh tế và các biện pháp thay thế).

- Cơ chế tài trợ cho các giải pháp giảm thiểu tác động và quan trắc môi trường đề cập trong KHQLMT.

- Khả năng quản lý việc thực hiện KHQLMT của các thể chế môi trường.

- Mức độ phù hợp về mặt môi trường của các điều kiện và cam kết nêu trong hiệp định khoản vay (trong trường hợp dự án ODA).

Để đánh giá tác động môi trường phải xem xét các đối tượng có liên quan có được tham vấn ngay từ giai đoạn (a) đánh giá sơ bộ về môi trường và (b) soạn thảo báo cáo ĐGTĐMT và KHQLMT hay không. Muốn vậy, phải mô tả:

- Các cơ chế tham vấn đã sử dụng và các nhóm đã tham vấn.

- Khả năng tương đồng của các cơ chế tham vấn và cơ chế thực hiện và theo dõi, đánh giá tác động của dự án đối với môi trường.

- Mức độ phù hợp với các chính sách của chính phủ của các cơ chế tham vấn.

- Cơ chế được thiết lập để theo dõi và đánh giá tác động của dự án đối với môi trường.

- Mức độ gắn kết của các chỉ báo đo lường với mục tiêu và kết quả trong KHQLMT.

- Các hoạt động sẽ được tài trợ để thực hiện chương trình về môi trường và đảm bảo tính bền vững cho chương trình này.

5. CÁC RỦI RO CHÍNH

Nêu rõ những rủi ro chính của dự án (như chậm trễ trong thực hiện dự án, các vấn đề về kỹ thuật, tài chính, chính trị, môi trường, xã hội, thể chế…) - những rủi ro có thể có tác động quan trọng - và có ảnh hưởng đến kết quả của dự án nếu xảy ra. Đánh giá khả năng xảy ra của mỗi rủi ro và nêu các giải pháp giảm thiểu rủi ro. Phân tích độ nhạy với những thay đổi tiêu cực có thể xảy ra, như:

- Chi phí vốn tăng.

- Chi phí vận hành & bảo dưỡng tăng.

- Thu nhập giảm.

- Chậm có thu nhập.

- Thay đổi về vấn đề kinh tế.

Để phân tích độ nhạy với những thay đổi tiêu cực có thể xảy ra, báo cáo phải đề cập đến những thông tin sau:

- Xuất phát từ những kinh nghiệm từ các dự án tương tự, xác định những rủi ro chính liên quan đến việc tạo ra và sử dụng các sản phẩm của dự án theo mục tiêu đề ra.

- Mức độ bị ảnh hưởng của các mục tiêu của dự án.

- Những rủi ro có thể và không thể kiểm soát.

- Các giải pháp cần được đưa ra để giảm thiểu rủi ro.

- Các yếu tố chính trong dự án có thể gây rủi ro cho hiệu quả phát triển của dự án.

- Các biến về độ nhạy của dự án trên cơ sở phân tích bản chất của các loại rủi ro. Việc phân tích độ nhạy của dự án sẽ là cơ sở để xác định khả năng tồn tại của dự án.

- Xác suất về khả năng các yêu cầu tối thiểu không được đáp ứng.

6. CÁC VẤN ĐỀ CÓ THỂ GÂY TRANH CÃI

Nêu rõ các yếu tố có thể gây tranh cãi (như trên phương tiện thông tin đại chúng, với các tổ chức phi chính phủ, hoặc trong các cộng đồng địa phương), cách thức theo dõi và kiểm soát các yếu tố đó. Các vấn đề có thể gây tranh cãi có thể bao gồm:

- Các vấn đề xã hội: các dự án liên quan đến các vấn đề nhạy cảm về văn hóa và xã hội, như liên quan đến di dời chỗ ở; thay đổi trong tiếp cận nguồn lực, phá vỡ nếp sống hàng ngày; thay đổi vị thế kinh tế và xã hội, phân phối lợi ích và chi phí không công bằng giữa các đối tượng có liên quan; làm vấn đề bất bình đẳng về vùng, thu nhập và giới trở nên nghiêm trọng; thay đổi kiểu ứng xử không phù hợp với quan niệm giới, với chuẩn mực xã hội và các giá trị văn hóa hoặc tôn giáo.

- Các vấn đề về sinh thái: các dự án liên quan đến thay đổi hoặc phá hủy trực tiếp hoặc gián tiếp môi trường sống tự nhiên hoặc các chức năng của hệ sinh thái. Các vấn đề này liên quan đến môi trường sống tự nhiên, đa dạng sinh học, khai thác tài nguyên thiên nhiên…

- Vấn đề ô nhiễm: các dự án liên quan đến các chất độc gây ô nhiễm đe dọa môi trường hoặc cuộc sống con người hoặc đe dọa sức khỏe con người và các chức năng của hệ sinh thái. Các vấn đề ở đây có thể liên quan đến chất lượng không khí và nước, cách xử lý chất thải độc hại, ô nhiễm thực phẩm…

- Vấn đề quản trị: các dự án nhằm khắc phục, bị ảnh hưởng hoặc có ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Mối quan tâm ở đây có thể là các vấn đề ảnh hưởng đến nền kinh tế chính trị, cân đối tài khóa/các vấn đề tự chủ, đảm bảo trang trải đủ chi phí, chính sách thuế, cải cách tư pháp, tư nhân hóa, cải cách hành chính, các quy trình đấu thầu mua sắm, mức độ cạnh tranh trong chính phủ, vấn đề phân cấp/phân quyền, cải cách quy chế, tham nhũng, bất bình đẳng về thu nhập, quyền của người dân tộc thiểu số, tiếp cận thông tin…

- Năng lực quản lý: các dự án với bộ máy quản lý và thực hiện có năng lực yếu.

7. TÍNH BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN

Tính bền vững của dự án phải được phân tích để đảm bảo duy trì các tác động tích cực của dự án. Để phân tích tính bền vững của dự án cần nêu rõ các thông tin sau đây:

- Khả năng duy trì công nghệ sử dụng trong dự án sau khi dự án đã hoàn thành.

- Mức độ cung cấp đủ kinh phí để duy trì các sản phẩm của dự án sau khi dự án hoàn thành.

- Năng lực quản lý và vận hành dự án sau khi dự án hoàn thành.

Vấn đề nêu trên, có thể trình bày dưới dạng Khung Phân bổ Rủi ro giống như một ví dụ sơ đồ đã được đơn giản hóa trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở trình bày dưới đây:

 

 

 

 

 

Loại rủi ro

 

 

 

Ví dụ cụ thể

Cơ quan thực hiện dự án

Đơn vị xây dựng/ Nhà cung cấp

Chính phủ

Chủ nợ (Ngân hàng thương mại)

Tổ chức cung cấp ODA

ECA, MIGA

Bảo hiểm thương mại

Các cơ quan liên quan khác

 

 

 

Công cụ giảm thiểu rủi ro

Công nghệ

 

ƒ

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây lắp

Chậm trễ

 

ƒ

 

 

 

 

 

 

Hợp đồng xây dựng

Chi phí vượt trội

 

ƒ

 

 

 

 

 

 

Hợp đồng xây dựng, Vốn dự phòng

Vận hành

Hỏng, Mất mát

 

 

 

 

 

 

ƒ

 

Bảo hiểm chuẩn

Thực hiện kỹ thuật

 

ƒ

 

 

 

 

ƒ

 

Bảo lãnh thực hiện/cung cấp

Quản lý

ƒ

 

 

 

 

 

 

 

 

Thương mại

Chi phí vận hành

ƒ

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá cả

ƒ

 

ƒ

 

 

 

 

ƒ

Hợp đồng công - tư dài hạn; Bảo lãnh của chính phủ

Cầu

ƒ

 

ƒ

 

 

 

 

ƒ

Hợp đồng công - tư dài hạn

Thanh toán

ƒ

 

ƒ

 

 

 

 

 

Tài khoản - bản giao kèo

Tài chính

Tổng số nợ

 

ƒ

 

ƒ

ƒ

 

 

 

Tài chính dự án, đồng tài trợ

Vốn vay

ƒ

 

 

ƒ

 

 

 

 

Trên bảng cân đối

Các công cụ như vốn thế chấp…, hoặc tài trợ hạn chế từ bên ngoài như chuyển nhượng thu nhập

Lãi suất

ƒ

 

 

ƒ

 

 

 

ƒ

Lãi suất SWAP

Tỷ giá hối đoái

 

 

ƒ

ƒ

ƒ

 

 

ƒ

Tỷ giá hối đoái SWAP

Thời hạn vay

ƒ

 

 

ƒ

ƒ

 

 

 

Công cụ tài trợ, Khoản vay có điều kiện

Rủi ro bất khả kháng

 

 

 

 

 

 

ƒ

 

 

 

 

8. KHUNG LÔ GÍCH

Khung lô gích giúp cho các nhà hoạch định chính sách xác định rõ các đầu vào, đầu ra, kết quả và tác động của dự án và những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, sử dụng khung lô gích cũng có hạn chế như:

- Việc mô tả chi tiết dự án dẫn đến thiết kế dự án không được linh hoạt.

- Việc mô tả chính xác dự án phụ thuộc vào việc sử dụng các chỉ số có thể kiểm chứng khách quan. Thu nhập dữ liệu về các chỉ số này từ các nguồn “chính thức” dễ hơn từ người dân. Vì vậy, các nhà thiết kế dự án có xu hướng chú trọng các chỉ báo đo lường kinh tế hơn là kinh nghiệm của người dân, và họ có xu thế bỏ qua các dữ liệu định tính và thiên về định lượng. Điều này có thể làm cho thiết kế dự án không chính xác.

- Khung dự án thường trung tính vì không khuyến khích được các nhà thiết kế dự án chú trọng đến quan điểm của mọi đối tượng có liên quan. Một lần nữa, điều này lại có thể làm cho thiết kế dự án trở nên không chính xác vì đã bỏ qua ý kiến của một số đối tượng có liên quan.

- Các nhà thiết kế dự án có xu hướng hoàn thành khung lô gích vào bước cuối cùng trong quy trình thẩm định dự án (sau khi dự án đã thiết kế xong).

- Một số nhà thiết kế dự án đưa ra các giả thiết rất không thực tế. Do vậy, họ thường không đưa ra kế hoạch dự phòng khắc phục các vấn đề nảy sinh trong thực hiện dự án.

- Các ô Mục tiêu và Mục đích của dự án có thể được mô tả quá chi tiết.

Để khắc phục các vấn đề trên có thể có một số giải pháp sau:

- Khuyến khích tư vấn dự án vận dụng ý kiến của các đối tượng có liên quan làm giả thiết để làm rõ thực tế là thành công của dự án phụ thuộc nhiều vào sự tham gia của các đối tượng có liên quan.

- Lập dự án nên theo định hướng quy trình hơn là mô tả chi tiết. Điều này đòi hỏi phải dành thời gian xem xét định kỳ dự án trong kế hoạch thực hiện dự án. Điều này cũng đòi hỏi phải xây dựng được một loạt các khung dự án thể hiện các bối cảnh khác nhau có thể xảy ra khi thực hiện dự án.

Khung lô gích phải được xây dựng theo mẫu sau đây và tóm lược được thiết kế của dự án. Khung lô gích thường gồm 16 ô với 4 cột như dưới đây:

- Tóm lược thiết kế: cung cấp thông tin cơ bản về dự án và trình bày các thông tin này dưới dạng chuỗi nguyên nhân - hậu quả rút ra từ phân tích nguyên nhân - hậu quả. Đầu vào dự kiến sẽ dẫn đến đầu ra, từ đó dự kiến sẽ đạt được các mục tiêu trực tiếp của dự án. Các mục tiêu này sẽ góp phần đạt được mục tiêu dài hạn hay mục tiêu tổng thể của dự án. Một số khung lô gích đưa ra khái niệm hoạt động. Đó là các nhiệm vụ chi tiết để sử dụng đầu vào nhằm đạt được đầu ra.

- Các chỉ báo đo lường kết quả hoạt động có thể kiểm chứng: là những yêu cầu hoạt động cho mỗi cấu phần của dự án. Các chỉ số này bao gồm các biện pháp cụ thể có thể cảm nhận và lượng hóa được để đạt mục tiêu ở mỗi cấp thiết kế dự án. Các chỉ số này rất quan trọng cho việc theo dõi và đánh giá dự án.

- Cơ chế theo dõi cho thấy nguồn thông tin và phương pháp thu nhập để theo dõi hoạt động ở từng cấp độ.

- Giả thiết và rủi ro xác định các điều kiện khác bên ngoài dự án nhưng cần thiết để đảm bảo thực hiện dự án. Vì vậy, ở cấp đầu vào, đầu ra sẽ được thực hiện với giả thiết các cán bộ dự án có trình độ kỹ thuật cần thiết (giả thiết) - và đầu ra sẽ tạo ra các tác động dự kiến - giả sử không có thiên tai lớn (giả thiết về rủi ro).

 

Tóm lược thiết kế dự án

Các chỉ báo đo lường kết quả thực hiện có thể kiểm chứng

Cơ chế theo dõi

Giả thiết và rủi ro

Mục tiêu tổng thể:

(Nêu một câu về mục tiêu tổng thể dài hạn dự kiến dự án sẽ góp phần đạt được)

Các chỉ số này thể hiện việc quản lý ngành theo thực tiễn tốt

Cột này xác định nguồn thông tin để kiểm chứng các chỉ số và quy trình thu thập thông tin

Các giả thiết này thường liên quan đến các điều kiện, hành động và phản ứng từ bên ngoài dự án và ngoài ngành

Mục tiêu cụ thể:

(Nêu rõ các mục tiêu phát triển dài hạn của chương trình)

Nêu một câu về những thay đổi hành vi từ các nhóm hoặc các tổ chức hưởng lợi của dự án sau khi dự án được hoàn thành

Nêu các chỉ báo đo lường dự kiến sẽ đạt được khi hoàn thành chương trình

Các chỉ báo đo lường gắn với chương trình sẽ được theo dõi và ghi vào các báo cáo của dự án, các báo cáo đánh giá dự án và báo cáo của các đoàn giám sát dự án

Giả sử rằng mục tiêu của chương trình đạt được về lâu dài, hãy liệt kê các giả thiết cần thiết gắn với quá trình thực hiện mục tiêu. Khi cần thu thập dữ liệu, phải nên cụ thể về các phương pháp điều tra và trách nhiệm của các đối tượng hưởng lợi

Sản phẩm của dự án

Nêu rõ giá trị có thể tạo ra khi hoàn thành từng cấu phần của dự án

Các chỉ số đầu ra mang giá trị chất lượng và thời gian. Nếu không nêu rõ thời gian, mọi người sẽ hiểu đó là khi kết thúc dự án. Các chỉ số đầu ra thường bao gồm các biện pháp hiệu quả chi phí.

Các chỉ số đầu ra thường được theo dõi và đánh giá trong các báo cáo khác nhau của dự án: báo cáo đánh giá (giữa kỳ, cuối kỳ) dự án và báo cáo của các đoàn giám sát dự án;

Nguồn dữ liệu để TDĐG các chỉ số này thường bao gồm trong các sổ sách hành chính và quản lý

Giả sử đến khi kết thúc dự án đạt được các đầu ra, hãy liệt kê các giả thiết bổ sung (điều kiện, thay đổi chính sách, các hành vi của các nhóm hoặc các tổ chức hưởng lợi của dự án) cần thiết để thực hiện mục tiêu

Đầu vào/Các hoạt động

Cấu phần của dự án là một nhóm các hoạt động được thiết kế để đạt một đầu ra/sản phẩm của dự án

Phải liệt kê các đầu vào thành phần như tổng chi phí cho mỗi thành phần, bao gồm cả chi phí dự phòng

- Đầu vào được theo dõi thông qua các báo cáo tiến độ, báo cáo giải ngân (quý).

- Đầu vào được đánh giá thông qua các báo cáo của các đoàn giám sát dự án (6 tháng) và báo cáo kiểm toán (báo cáo năm)

Giả sử các hoạt động và các cấu phần của dự án được thực hiện thành công hãy liệt kê các giả thiết cần thiết để đạt được các đầu ra đã nêu.


GIẢI TRÌNH VỀ VIỆC TIẾP THU Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA CÁC BỘ/CƠ QUAN CHO DỰ THẢO “HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI CHO CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA”

 

STT

Ý kiến các Bộ, ngành

Giải trình

Văn bản

Ý kiến góp ý

 

 

 

 

1

 

 

 

Số 94/BTP-HTQT ngày 11/01/2008 của Bộ Tư pháp

- Làm rõ 2 phần “thuyết minh” và “thiết kế cơ sở” trong Hướng dẫn cho phù hợp với… Luật Xây dựng.

- Dự thảo đã làm rõ phần thuyết minh và thiết kế cơ sở. Phần TKCS được trình bày ở Mục 3.2 và 5.3; các phần còn lại là Thuyết minh dự án.

- Rà soát, chỉnh sửa Dự án về mặt kỹ thuật, hình thức của văn bản.

- Đã tiếp thu, sửa đổi trong Dự thảo.

- Chỉnh tiêu đề thành “Quyết định ban hành hướng dẫn chung báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ODA”.

- Đây là bản hướng dẫn chung NCKT theo thông lệ quốc tế cho các dự án có hoạt động xây dựng và cả các dự án không có hoạt động xây dựng. Khi lập dự án, các nội dung phù hợp với tính chất từng dự án cụ thể sẽ được sử dụng. Ngoài ra, theo dự kiến, các Bộ/cơ quan trên cơ sở Hướng dẫn chung này, sẽ ban hành hướng dẫn báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án của ngành mình.

 

 

 

 

2

 

 

 

Số 238/BTC-TCĐN ngày 8/01/2008 của Bộ Tài chính

- Cần quy định rõ đối tượng, loại chương trình/dự án phải áp dụng các hướng dẫn tại quyết định này.

- Điều 1 của Dự thảo quyết định đã quy định rõ đối tượng áp dụng Hướng dẫn tại Quyết định này là các dự án sử dụng vốn ODA của 5 Ngân hàng.

- Đề nghị bỏ từ “có thể” trong Điều 1.

- Không bỏ từ “có thể”, vì Hướng dẫn chung này là thỏa thuận của Chính phủ Việt Nam với 5 Ngân hàng; các dự án của các nhà tài trợ khác hiện chưa có thỏa thuận, nên chỉ khuyến khích là “có thể” áp dụng.

- Đề nghị bổ sung nội dung hướng dẫn việc xác định cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với dự án theo các quy định cụ thể tại TT 108/2007/TT-BTC, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (Mục IV Tổng vốn đầu tư…).

- Đây là Hướng dẫn chung hài hòa thủ tục với các nhà tài trợ nước ngoài, nên không thể nêu áp dụng các quy định cụ thể của phía Việt Nam.

- Các yêu cầu về Quản lý tài chính (mô tả thủ tục kế toán, cơ chế kiểm tra, duy trì tài khoản…) là quá chi tiết ở giai đoạn chuẩn bị báo cáo khả thi.

- Đã tiếp thu và sửa trong Dự thảo Hướng dẫn.

- Không cần nêu mục 4.3.

- Cần thiết phải đề cập đến vấn đề về đảm bảo vốn đối ứng. Tuy nhiên, đã có tiếp thu để vấn đề được nêu đơn giản hơn.

3

Số 2779/BNN-XD ngày 09/10/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Có thể ban hành dưới dạng sổ tay hướng dẫn cho tư vấn, các chủ dự án và cơ quan liên quan.

- Muốn hài hòa thủ tục với các nhà tài trợ, sổ tay hướng dẫn không đủ hiệu lực;

- Cần phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát các nội dung liên quan đến thiết kế cơ sở, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình… nhằm đảm bảo hài hòa với các quy định hiện hành về xây dựng.

- Đã xin ý kiến Bộ Xây dựng về phần hướng dẫn liên quan đến thiết kế cơ sở, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình… Bộ Xây dựng đã có văn bản nhất trí.

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

Số 10889/NHNN-HTQT ngày 9/10/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Bổ sung hoặc làm rõ sự khác biệt về quy định từ phía Việt Nam và các nhà tài trợ cho từng mục trong bản dự thảo.

- Trong bản Hướng dẫn không thể trình bày sự khác biệt về quy định từ phía Việt Nam và 5 nhà tài trợ cho từng mục vì quá dài và không cần thiết. Bản thân 5 ngân hàng cũng có những quy định khác nhau; vì vậy các Bên cố gắng hài hòa thủ tục chung. Đồng thời, công việc này đã thực hiện trong quá trình nghiên cứu để đưa ra dự thảo Hướng dẫn;

- Tên của bản Hướng dẫn nên là “Hướng dẫn chung về nghiên cứu khả thi cho các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ODA”.

- Đã giải thích trong phần ý kiến của Bộ Tư pháp.

- Cần lưu ý đến thời điểm và quy trình chuẩn bị giữa Việt Nam và các nhà tài trợ.

- Hướng dẫn này sau khi được ban hành, đối với các dự án của 5 ngân hàng sẽ chỉ cần một báo cáo khả thi cho cả Bên Việt Nam và 5 ngân hàng cùng sử dụng để phê duyệt.

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

Số 2206/BXD-KHTK ngày 16/10/2007 của Bộ Xây dựng

- Sửa tiêu đề thành “Hướng dẫn chung về lập Báo cáo nghiên cứu khả thi”;

- Đã sửa;

- Trong Hướng dẫn đề Chương, mục lục không đề chương.

- Đã bổ sung và chỉnh sửa;

- Trong Hướng dẫn không thể hiện được 2 phần (Thuyết minh và Thiết kế cơ sở) như quy định trong Luật Xây dựng, đề nghị làm rõ;

- Như đã giải trình ý kiến của Bộ Tư pháp; trong hướng dẫn đã có phần “thiết kế cơ sở” và “thuyết minh dự án” theo quy định tại Luật Xây dựng, đồng thời cũng tính đến việc hài hòa với quy định của các nhà tài trợ; vấn đề chính là đảm bảo được chất lượng và nội dung đầy đủ của Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

- Nêu chi tiết về vấn đề thuê tư vấn quản lý dự án trong phần Quản lý thực hiện và vận hành dự án.

- Đã bổ sung yêu cầu trong báo cáo NCKT phải trình bày hình thức lựa chọn tư vấn quản lý dự án (nếu cần thuê tư vấn). Tuy nhiên, không thể nêu chi tiết vì đây chỉ là hướng dẫn chung lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Chương 3, Mục C, sửa thành: “… bản vẽ chi tiết để làm rõ việc sử dụng mọi nguồn lực đầu tư, làm cơ sở lập tổng mức đầu tư”;

- Đã sửa.

- Sửa câu “Xin giấy phép đầu tư theo Luật Xây dựng”.

- Đã sửa thành “Xin giấy phép xây dựng theo Luật Xây dựng”.

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

Số 7219/BGTVT-KHĐT ngày 9/11/2007 của Bộ Giao thông vận tải

- Nghiên cứu lại phần 4 (Tổng mức đầu tư) đối với chuyên ngành GTVT không có vốn lưu động trong TMĐT.

- Theo quy định tại Nghị định 99/2007/NĐ-CP đã bổ sung quy định về vốn lưu động trong tổng mức đầu tư đối với các dự án có hoạt động sản xuất kinh doanh; quy định này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Đối với dự án chuyên ngành giao thông vận tải, nếu dự án nào không có hoạt động kinh doanh, có thể không tính vốn lưu động trong TMĐT theo quy định tại Nghị định 99/2007.

- Phần Vận hành dự án không phù hợp với các dự án giao thông.

- Hướng dẫn là quy định chung. Nếu thấy cần thiết, các ngành có thể vận dụng và quy định chi tiết trong quá trình thực hiện.

- Kết quả & tác động: có nhiều chỉ số mới.

- Bổ sung theo thông lệ quốc tế.

- Khó tính toán luồn tiền mặt hàng năm, bố trí vốn và trả nợ, số dư tích lũy.

- Chỉ áp dụng đối với các dự án có khả năng sinh lợi nhuận.

- Không dùng “Hướng dẫn chung…” mà dùng “Chỉ dẫn…”

- Đây là hướng dẫn chung, trên cơ sở đó mỗi ngành có thể có hướng dẫn ngành.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
--------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No. 48/2008/QD-TTg
Hanoi, April 3, 2008
 
DECISION
PROMULGATING THE GENERAL GUIDANCE ON PREPARATION OF FEASIBILITY STUDY REPORTS FOR PROJECTS USING OFFICIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE CAPITAL OF THE GROUP OF FIVE BANKS (ASIAN DEVELOPMENT BANK, FRENCH AGENCY FOR DEVELOPMENT, JAPAN BANK FOR INTERNATIONAL COOPERATION, GERMAN BANK FOR RECONSTRUCTION, AND THE WORLD BANK)
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Government’s Decree No. 131/2006/ND-CP of November 9, 2006, promulgating the Regulation on management and use of official development assistance source;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment,
DECIDES:
Article 1.-To promulgate together with this Decision the General Guidance on preparation of feasibility study reports for projects using official development assistance (ODA) capital of the group of five banks (Asian Development Bank – ADB, French Agency for Development (Agence Francaise de Development) – AFD, Japan Bank for International Cooperation – JBIC, German Bank for Re-construction (Kreditanstalt fur Wiederaufbau) – KfW, and the World Bank - WB).
ODA projects using capital from other donors may use this General Guidance to prepare their feasibility study reports.
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO." In case of difference with current regulations, the preparation of feasibility study reports for projects using ODA capital of the group of five banks must comply with this Decision.
Article 3.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of People's Committees of provinces and centrally run cities shall implement this Decision.
 
 
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung
 
GENERAL GUIDANCE
ON PREPARATION OF FEABILITV STUDY REPORTS FOR PROJECTS USING OFFICIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE (ODA) CAPITAL OF THE GROUP OF FIVE BANKS
(ASIAN DEVELOPMENT BANK – ADB, FRENCH AGENCY FOR DEVELOPMENT – AFD, JAPAN BANK FOR INTERNATIONAL COOPERATION – JBIC, GERMAN BANK FOR RECONSTRUCTION - KFW, AND THE WORLD BANK - WB)
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 48/2008/QD-TTg of April 3, 2008)
TABLE OF CONTENTS
GENERAL GUIDANCE ON PREPARATION OF FEABILITY STUDY REPORTS FOR ODA PROJECTS
(for procedural harmonization between the Government and the group of five development banks: Asian Development Bank - ADB, French Agency for Development - AFD, Japan Bank for International Cooperation - JBIC, German Bank for Reconstruction - KfW, and the World Bank - WB)
FOREWORD
I. SUMMARY REPORTON THE PROJECT
1. Project description, proposing agency, implementing agency, and operating agency
1.1. Project description
1.2. Agencies responsible for the project
2. Time schedule for project implementation
3. Location for project implementation
4. Financial sources for the project
II. PROJECT BACKGROUND AND BASES
1. Bases for determination of the necessity and urgency of the project
1.1. Macro environment and development policy of the country
1.2. Conditions and bases of the project
1.3. Market: demand - supply analysis
1.4. Bases of the project
2. Project's objectives
3. The suitability and contributions to the national strategy, especially the national socio-economic master plan, regional or local socio-economic master plan, industry development plan
4. Relationship with other related projects
4.1. Relationship with other investment projects and measures previously implemented by the donors
4.2. Projects of other agencies which are directly related to the investment project under consideration
5. Proving of the necessity of the project
III. PROJECT DESCRIPTION: DESIGN, RESOURCES. OUTCOMES
1. Size
Analysis and selection of appropriate size and capacity
Identification of investment phase (if necessary)
2. Region to locate the project site and specific site
2.1. Basic factors for selection of project site
2.2. Analysis of natural, economic and technical conditions
2.3. Selection of site suitable to construction planning, land use planning (for construction projects) and market
3. Technology and technique
3.1. Selection of technology
3.2. Basic design regarding technology and equipment
4. Program on creation of products, services
4.1. Overview: Identification of the program on creation of goods, services/output
4.2. Technology line for production of products/output and creation of services
4.3. Identification of input and supply capacity
4.4. Infrastructure and responsiveness
4.5. Research and application
5. Construction and site
5.1. Specific options on project site suitable to construction planning
5.2. Architectural and construction solutions
5.3. Basic design of construction
6. Plan on sue clearance and resettlement
7. Environment
7.1. Standards and norms
7.2. Solutions to environment management and protection
IV. TOTAL INVESTMENT LEVEL, STRUCTURE OF CAPITAL SOURCES. FINANCIAL PLAN
1. Total investment level
1.1. Elements of total investment level
1.2 Calculation of costs
1.3. Use of unit prices and ratios
1.4. Funding plan corresponding to investment implementation progress
2. Fund sources
2.1. Fund sources
2.2. Recommendations on structure of fund sources
2.3. Anticipated financial plan
2.4. Working capital, operation and maintenance costs, financial mechanism
V. PROJECT IMPLEMENTATION AND OPERATION MANAGEMENT
1. Key data on the project-implementing agency
1.1. Institutional aspect
1.2. Business and financial aspects
2. Project implementation management
2.1. Organization of project implementation management
2.2. Project management and staffing
2.3. Roles of contractors
2.4. Roles of consultants
2.5. Roles of organizations and other actors participating in the project implementation
2.6. Roles of donors and co-donors (if any)
2.7. Coordination mechanisms
3. The project implementation plan
4. Financial management
4.1. Financial plan preparation
4.2. Financial and accounting reports and auditing agreements
4.3. Mechanisms for budget approval and disbursement
4.4. Retroactive mechanism
5. Bidding management
5.1. Bidding procedures
5.2. Management and preliminary bidding plan
5.3. Contract management
6. Project operation: institutions and management
6.1. Agencies responsible for project operation (if not coinciding with the project implementing agency)
6.2. Procedure for transfer from the project-implementing agency to the project-operating agency
6.3. Management and project operation responsibilities
VI. PROJECT OUTCOMES AND IMPACTS
1. Mechanism for monitoring and evaluation of project outcomes and impacts
1.1. Performance indicators
1.2. Main conditions and undertakings in loan-funded projects
1.3. Project evaluation mechanism
1.4. Monitoring mechanism and reporting regime
2. Investment efficiency: economic and financial efficiencies/ benefits
2.1. Financial analysis
2.2. Economic analysis
3. Evaluation of social impacts
4. Assessment of environmental impacts
5. Main risks
6. Controversial issues
7. Project sustainability
8. Logical framework (log frame)
FOREWORD
In an effort to harmonize international practice with Vietnam's experience, this guidance aims at:
i) Harmonizing procedures and policies on project preparation, appraisal and evaluation between the Vietnamese Government and international donors by introducing a general guidance on feasibility study which complies with international standards and meets the requirements of the Vietnamese Government and international donors.
ii) Serving as an instrument for investors, consultants and other concerned units to improve the quality of project dossiers, and as a basis for planning and implementing projects.
This document provides guidance on the contents to be presented in feasibility study reports of ODA projects in order to meet the requirements of the Vietnamese Government and international donors in the process of preparing and appraising projects. The guidance provides minimum requirements on quality and specificity of feasibility study.
The contents of feasibility study reports must be based on this guidance. In case of difference and a need of-adjustment to match with the industry's characteristics, explanations and bases for such adjustment are required.
I. SUMMARY REPORT ON THE PROJECT
Summary report on the project (maximum of five pages) aims at providing necessary information in the feasibility report, covering:
1. Project description, proposing agency, implementing agency, and operating agency
1.1. Project description
The section of project description covers project objectives, components, policies and main activities supported by the project, interests and target groups, and lessons withdrawn from previous projects.
a/ Project objectives: To state clearly and accurately development objectives of the project (overall objective of the project). The maximum is two objectives, which are presented in an importance-based order. Project objectives must present the unique development target of the project be practical, specific, measurable and able to reflect demands of the project's beneficiaries.
b/ Project components: In order to achieve the set objectives, it is necessary to obtain outputs. To describe each output of the project and then specific actions (activities) to obtain expected outputs, results and impacts of the project. A set of activities contributing to generation of an outcome for the project can be combined to formulate a component of the project. Project components and activities constitute methods to achieve overall objectives of the project. Project components may be:
- Construction and installation component (related to technology, equipment, construction and installation etc.)
- Policy component (e.g., evaluation of current pricing policies, trade policies etc.)
- Capacity building component (e.g., establishment of a system for monitoring ad evaluating development plans, re-organization of a ministry, evaluation of functions and tasks of an organization and personnel training).
- Credit component (e.g., credit for rural enterprises, micro-credit, etc.)
- Project management (e.g., procurement of equipment, vehicles, training, consultancy services, monitoring and evaluation, etc.)
- Other components.
Upon description of project activities, it is necessary to specify the scope of definable work, input factors necessary for execution of activities, specific time frame for execution of activities, from project kick-off to project completion and indicators used to monitor the project implementation progress (Section 5 -management of project implementation and operation, provides more details on responsible agencies for each activity of the project). For projects which comprise research activities, it is necessary to enclose a term of reference for researches to be funded by the projects.
1.2. Agencies responsible for the project
To state clearly names and functions of agencies responsible for the project in each phase:
- Project-proposing agency.
- Project-implementing agency (may be project management unit or investment owner).
- Project-operating agency (may be investor or any other agency tasked to operate the project).
2. Time schedule for project implementation
The contents of time schedule for project implementation include sequence and time for implementation of main activities of the project, from the start to the completion, and for each phase (if the project is divided into many phases). The time schedule for project implementation must be practical to avoid any delay and all detailed activities must be incorporated into the project implementation plan. The time schedule must also take into account a contingent plan in terms of time.
3. Location for project implementation
To state clearly the location for project implementation (enclosed with the map of the project region).
Details of natural, economic and technical conditions for project implementation are described in Section 3.
4. Financial sources for the project
It is necessary to state clearly financial sources of the project to ensure sufficient budget for it. For projects using domestic financial sources, these sources may be the central budget, local budgets and community contributions. Financial sources of ODA projects may be provided by international donors, state budgets (central and local) and from community contributions. Necessary arguments for the utilization of ODA sources must be presented.
To describe conditions for funding from different sources (loans or non-refundable grants), modality of funding (via projects, industry development programs etc). If the project uses on-lending from ODA sources, it is necessary to describe terms and conditions for on-lending (interest rates, grace period, etc).
II. PROJECT BACKGROUND AND BASES
The requirements for contents of this section are to describe the project background and prove the project's compatibility with development conditions and state of the related industry, region and locality. The project will achieve overall and specific objectives by contributing to handling issues related to or enhancing the potential of the industry, region and locality.
To provide brief and concise description to ensure the following important requirements:
- To prove that there are sufficient bases for the project to be acceptable.
- To outline fundamental issues and details to be presented in the subsequent chapters.
To ensure the above-mentioned requirements, the following information must be included:
- The macro environment affecting the appearance and implementation of the investment project: economic, political, legal and social environments related to the project.
- Natural environment, natural resources, economic and social environment in the region.
- Explicit description of project objectives (which issues will be handled, which potential will be promoted); the level of contribution to the development and the suitability with the national strategy.
- The relationship with projects having been implemented, being implemented or going to be implemented and promoted by domestic and international organizations.
- Proving the necessity and benefits of the project in the market context, in line with the development plan of the region or the industry or the socio-economic development master plan.
1. Bases for determination of the necessity and urgency of the project
1.1. Macro environment and development policy of the country
The project must be originated from the requirement of domestic socio-economic development and in line with national development policy. To analyze the national economy and development policies from different aspects so as to determine impacts of the project, and, at the same time, recognize its priority position in the national development plan. It is necessary to take into consideration the following issues:
- Natural conditions: geographical position, climate characteristics, etc.
- Social and cultural environment: history of the country, social structure, population, and educational system, etc.
- Background and macro economic issues: growth rate, GDP, financial market, prices, international trade balance, economic system and macro regulating policies, external finance, job opportunities, poverty and hunger situation, natural resources etc.
- The State's development policies:
+ Development policies and objectives, priority objectives.
+ The State's public investment programs (PIP), investment orientations for development within the country and the industry; outcomes against the set objectives.
+ Industry's development policies: prices, taxes and subsidies, participation of private enterprises, overall investment plan, level of priority for the project in the State's plan.
- Macro economic policies: financial and monetary policies, policies that may affect the project and significantly affect phases of implementation and operation.
- Current situation of financing for the country; agreements between the Government and concerned donors of the project must be presented.
1.2. Conditions and bases of the project
a/ Industry
Current conditions and issues of the industry that has the proposed project (project industry):
- Overall evaluation of the industry development in recent time.
- National policy to encourage the industry development.
- Analysis and identification of major issues in industry policies that affect the project.
- Organization of the industry, functional organization of the industry for management of policy execution.
- Policy and institutional issues and other issues hindering the possibility to obtain better results within the industry or results of hunger elimination and poverty alleviation.
- Essential elements in the industry strategy; solutions to implement the industry strategy.
- Natural, economic and social conditions that need to be considered and identified to serve as a basis to resolve the detected obstacles.
- Measures being applied by the industry to resolve outstanding problems and obstacles.
b/Region (locality)
- Natural, economic and social conditions that need to be dealt with upon, formulation of the project.
- Major features reflecting characteristics of the region and conditions related to the project (e.g., environment, public safety conditions, ethnic minority).
- Analysis of major issues, potentials and obstacles to the development of the region (locality).
c/ Development plan and master plan
To evaluate region/industry development plan or master plan (if any) to clarify the project's role in the mentioned region/industry development context. If there is no master plan, it is necessary to describe the implementation of the region/ industry development plan.
This section comprises description and analysis of undertakings, master plan, plan on socio-economic development of the industry, region or locality; clarification of the project's background in the development process of the region and industry (with attention paid to goals and objectives in the plan, levels of priority for all projects in the master plan, investment plan and progress as well as time frame for obtaining goals and objectives). This must include both description and analysis of:
+ Level of priority for the project in the economic development plan of the country, the region or the industry.
+ Industry's background and conditions.
+ The State's strategy in the areas of the industry.
1.3. Market: demand - supply analysis
To analyze and evaluate market, specifically demand-supply of products and services. Demand and supply analysis is a decisive factor to prove the necessity and potential of the project, determine the appropriate size of the project and time for investment.
The above mentioned results of analysis will serve as a basis for analysis of the project's benefits in the section of financial and economic evaluation; therefore, it is necessary to evaluate the extent of reliability and accuracy. Each hypothetical element must be well-founded and clearly described with detailed comments.
The demand-supply analysis must take into account current demand-supply and forecast on demand-supply in the future. It is also necessary to take into account the responsiveness of the current quantity of supply to actual demand quantity based on analyses (e.g., macro and micro analyses), the level of fluctuation in the past..., at the time of analysis and the source of data which satisfy the above mentioned requirements, specifically as follows:
- Demand factors (e.g., population, income, activities in other areas, etc.)
- Supply factors (suppliers of products and services within the country and project region, including import capacity).
- Database and data sources must be accurate (study, survey, estimates etc.).
There should have an evaluation of demand-supply forecasts. Analyses and forecasts of demand quantity must pay special attention to project region; time frame for operation of the project; hypotheses, including changes in output prices, services, changes in socio-economic environment, the accuracy of basic data. Forecasts on supply quantity is analyzed with reference to current supply situation through the analysis of current status, degradation and depreciation of current vehicles, other premises to be constructed, products and services expected to be imported.
Important analyses:
- Essential factors to determine the demand for goods and services to be provided by the project; method to determine those factors and forecast of demand quantity.
- The responsiveness to forecasted demand quantity in future given the analyzed development context.
- The responsiveness to forecasted demand quantity in future given the capacity of current premises and the set plan.
- Attention to groups of people unable to make payment at necessary price level.
- Expected time frame to maintain selling prices in accordance with the demand for goods and services; the fluctuation level of actual selling prices.
Other analyses: Some projects (e.g., afforestation project, anti-flood projects) will not comply with normal demand-supply analyzing method; in such cases, the expected outcomes of the project and comparison with various solutions will be considered in qualitative and quantitative perspectives.
1.4. Bases of the project
- Outstanding problems at current or future time; unexploited development potentials, issues to be handled by the project.
- Expected impacts of the project: Based on criteria and forecast of the implementation outcome, to evaluate the impacts of the project according to its goals and objectives (e.g. objectives of poverty alleviation and hunger elimination, development, environmental improvement, etc.).
- Relationship between major issues of the project and relevant socio-economic development policies. To take into consideration specific outcomes brought about by the project (size, number of beneficiaries, etc.), analyze and evaluate the project's impacts on the people's life, economic development and the current supply capacity in the region so as to avoid cases where the project only resolves minor issues which exert insignificant impacts on development policies.
- Measures and extent of settlement of identified outstanding problems, including those related to unexploited potentials. The project's viewpoint, in principle, must meet the requirement of making considerable contributions to resolving identified outstanding problems. It is necessary to examine whether there exists any major reason that may affect the project's success. To propose issues to be supplemented and replaced upon detection of causes of obstacles.
- The project's contributions to the improvement of economic conditions, policies, laws and institutions, as well as contributions in terms of approaches of the industry and sector.
2. Project's objectives
Project's objectives comprise:
- Specific objectives which the project is aiming at.
- The quantity and quality of goods and services which will be produced and brought to the market through construction, expansion or improvement of capacity, taking into account unforeseen things related to demand and supply and other issues (such as ensuring sufficient supply and consistence with the master plan. etc.). The objectives must have specific and quantifiable indicators (quantity, quality and respective time frame) which reflect the project's objectives and the extent of achievement.
- The future situation compared with the alternative without the project.
The overall objective of the project is contribution to the attainment of the national general objective. This objective is attained through the benefits brought about by the project to the economy and society, the project's contributions to the overall objective of the industry or to poverty alleviation and hunger elimination.
- The overall objective that the project contributes to and the subject that the project is aiming at.
- The benefits brought about by the project from the development perspective: benefits brought about by the project; impacts of its outcome on socio-economic development and various groups of population, organizations benefiting from the project.
- Specific indicators (quantity, quality and time relation) to determine the project's objective
3. The suitability and contributions to the national strategy, especially the national socio-economic master plan, regional or local socio-economic master plan, industry development plan
- The relationship between the project and socio-economic development master plan.
- The relationship between the project and industry development strategy; the project's role in the industry's context from the market aspect and issues related to organization and policies.
- Specific development issues mentioned by the project.
- Policies related to the project, e.g. tax. subsidy, trade control, exchange rate and policies related to interest rates.
4. Relationship with other related projects
4.1. Relationship with other investment projects and measures previously implemented by donors
Other related projects may affect the feasibility and necessity of the project being prepared. Therefore, it is necessary to consider the implementation progress of the related projects at present and future time to ensure that the project being prepared will achieve its objectives, specifically:
- To describe projects of donors and the Government, which have been supporting region and industry development strategies with special attention paid to the suitability of the implemented projects or the project under preparation with the development strategy.
- To evaluate the outcome or importance of good and poor experiences which the project has learnt from other projects.
- To apply best experiences from lessons withdrawn from projects which have been completed or have been implemented domestically or internationally.
4.2. Projects of other agencies which are directly related to the investment project under consideration
- To review related projects which have been implemented, are being implemented or in the preparation process that may affect the feasibility and necessity of the project. To describe the relationship with other projects and the measures previously applied by donors; investment project should take into account other projects being in the preparation or implementation phase that max affect its outcome or cause problems to it; to consider the possibility of coordination with these projects.
- To describe the progress and plan for implementation of the concerned projects (if any).
- Other projects that may support or hinder the project; their impacts on the project's success; extent of coordination as necessary.
- The relationship, especially with previous technical assistance projects. To study the capacity of using the available relationship to improve the effectiveness of the economic and technical cooperation project.
- The coordination between ODA projects.
Summary: The project should have contact and coordination in terms of technical, financial and organizational issues with other projects which have been financed, are in the implementation or preparation process.
5. Proving the necessity of the project
To provide brief description about the necessity of the project from the industry's and region's (locality's) perspectives, compared to the policies of the Government and donors, the development of the market and the project's potential.
III. PROJECT DESCRIPTION: DESIGN, RESOURCES, OUTCOMES
This Section refers to key issues of the project: forms of investment, size, location, inputs and relationship between functional divisions in operation and exploitation as well as issues of technique and technology, construction and implementation of the project. This section must present fully and specifically the following issues:
- Proposing and proving issues related to the project's technique and technology, including comparison of potential measures.
- Providing detailed description, including the project's location and technical solutions.
- Providing detailed description of construction works, various items of works of the project.
- Providing basic design and analysis of the feasibility in terms of technique and technology within the framework: material sources and responsiveness; conditions of construction sites; infrastructure and its responsiveness; personnel; construction solutions.
This Section requires analysis of the feasibility of investment size; major technical solutions (including the use of land, material sources, construction and installation, types of technology, technical equipment with basic technical parameters, regulations, standards, norms, and experiences from lessons withdrawn from actual activities of domestic and international projects, etc.), basic design (including explanations and drawings) with sufficient details to clarify the utilization of all investment resources, which will serve as a basis to estimate the volume of work, and demand for investment capital. The contents of this section will serve as a basis for the following specific works:
- Application for a construction license according to the Construction Law and relevant regulations (if necessary).
- Application for the grant of land use rights (if necessary).
- Implementation of subsequent designing steps; organization of bidding for procurement and construction, taking into consideration the capacity of implementation, operation and maintenance.
The feasibility report must provide and present sufficient information to indicate the suitability, feasibility and readiness of each investment element and provide specific technical solutions.
The formulation of the project must reflect lessons withdrawn from analysis reports, activities which are being carried out or have been completed as well as the best international experiences. It is necessary to give reasons for selection or rejection of solutions identified in each specific section.
1. Size
The method to define "Size", a major parameter of the project, depends on the industry and type of project, resources and demand, technology and other organizational and social factors. In general, most projects aim at satisfying certain type of demand. Therefore, it can be considered as an appropriate starting point which serves as a basis for project size (See Section 2. Item 1.3). Upon consideration of major conditions such as resources, capacity and technology, it is necessary to determine a reasonable size. The size must be defined given the limitation of time frame for maximum output capacity and must be consistent with the forecasted demand quantity in order to prevent the project from surpassing the limitation or becoming too large, which makes it fail to use resources effectively and even cause risks for itself.
1.1. Analysis and selection of appropriate size and capacity
- To identify decisive factors of size and specifically analyze development capacity in future (goods and services, market, growth rate, other suppliers, risks).
-To identify factors hindering the project and analyze consequences of the identification of size.
- To identify potential of goods and services; capacity (outcome); special characteristics which are required to achieve the objectives.
- To describe technology size (hardware) or project output; the project size may be reflected through technology (hardware) or project output, e.g., irrigation area of irrigation project in agriculture, electricity generation capacity of power plants, production capacity of manufacturing projects, etc. Input capacity and output capacity must be clearly differentiated.
1.2. Identification of investment phase (if necessary)
- To consider the project's size in correlation with investment progress. Both of these factors must be identified based on the demand forecast, development plans of the nation, the industry and the region.
- To analyze factors that may hinder the implementation of the project. It is necessary to lessen the complexity of the project or phase out investment, i.e., implement the project in several phases.
2. Region to locate the project site and specific site
The project site must be identified based on some conditions with specific analysis and evaluation: proximity to consumption market; proximity to customers; proximity to material sources; taking full advantage of existing infrastructure; or favorable natural conditions, etc. It is necessary to consider all influencing factors, which serve as a basis for identification of project site, including the Government's decisions; analyses must be objective and based on decisive conditions for site selection. It is necessary to provide an overview of advantages and disadvantages of other potential solutions and reasons for rejection.
Construction site and position must be analyzed in detail in terms of construction planning. The construction planning must also present all limitations (if any) at the construction site, which may be a problem to the implementation, development or expansion in future.
2.1. Basic factors for selection of project site:
- Decisive factors for site selection for a specific type of project.
- Conditions for site selection in potential regions; site options must suit the construction planning and there must be solutions to minimize impacts on environment and society.
- Evaluation of conditions and reasons for selection.
2.2. Analysis of natural, economic and technical conditions
The following points are taken into consideration in relation to the project region and regions affected by the project:
- Natural, administrative and social conditions.
- Transport infrastructure related to the project site.
- Potentials of materials, labor, water supply and drainage, power supply, communication and other potential.
- Limitations and risks related to site selection.
2.3. Selection of site suitable to construction planning, land use planning (for construction project) and market
It is necessary to consider the project site and type in land use planning.
The feasibility report must state clearly the capacity of ensuring land area for the project: when resettlement is required, there should be implementation measures already agreed upon with the locality.
3. Technology and technique
3.1. Selection of technology
Technology and equipment will be should be considered and selected to match with project size and construction site from technical and economic aspects. This section comprises the following major contents:
- An overview of technological solutions, alternatives, domestic or foreign; brief description of solutions for technical selection with basic data and diagrams of technological process.
- Viewpoints, criteria and standards used as a basis for selection of technology and production process. This issue should cover the following contents:
+ Calculations on necessary capacity of technological and technical facilities, including profitability, based on the size.
+ Capacity of the project-implementing unit in the area of construction and operation (the selected technology must match with qualifications of users and operators; match with the strategies to settle outstanding problems and the selection of technology should be closely linked with patents and qualifications of users).
+ Standards, norms and technical requirements.
+ The suitability of selected technology with domestic management level. "Suitability" is a relative concept: Technology is not necessarily traditional or modern, but must reflect well-founded selection or match with conditions of the nation or the locality where the project is located.
+ The availability of technology.
+ Analysis of technological solution from economic and financial aspects, covering both operation and maintenance requirements
+ Selection of technology from environmental and ecological aspects.
- Overall evaluation of selected solutions from the aspects of size; site; major technical and material foundations and operation skills. To present benefits and limitations of each solution and remedies; technology transfer and technical assistance (if any) for the solutions.
- Selection of technology and equipment. To point out defects (if any) and reasons for acceptance.
3.2. Basic design regarding technology and equipment
This Section only presents technological and equipment aspects. This is necessary as it serves as a basis for subsequent Section 3.4 related to production/output. Construction aspects are presented in Section 3.5.3.
Contents of basic design regarding technology and equipment in the project preparation phase must meet the following three requirements:
- Identifying functional relationships between technologies and steps in the production process, including the itinerary of materials through various steps.
- Serving as a basis to determine total investment level.
- Serving as a basis to implement subsequent designing steps.
Contents of basic design in project preparation phase comprise total space for main equipment items; planning on major equipment items and technical solutions. The planning must specify technical characteristics of the project as well as the relationship with other projects.
The basic design regarding technology and equipment mainly comprises:
- Identification of the production process, machinery and equipment.
- Identification of the itinerary of materials and relationships in the production process.
Planning and basic design at feasibility study level must comprise diagrams and drawings. The specificity of functional and overall designs depends on specific items, aimed at ensuring the basis for calculation of overall investment level of the project (or of a scheme). Planning and basic design must meet the following requirements:
- Arranging site for and identify positions of basic equipment, routes of transportation, and suppliers of power, water, steam, gas, services, and other utilities, and the area that may be expanded in the future.
- Identifying positions of major items of equipment: regions related to input supply and output consumption; electricity and control equipment; positions of auxiliary equipment items, items of machine repair, garages, depots, research and application sections, etc.
- Providing diagrams for description of the itinerary of major raw materials, main input and output, main intermediary products and final products, through each step.
- Providing the planning of transport works, electricity line, water supply and drainage works; communications.
- Determining the area that may be expanded in future.
4. Program on creation of products, services
Normally, all projects create products. If a project does not create goods or services, this must also be presented in this section of the feasibility study. In that case, it is necessary to describe output when the project is operated, and input, infrastructure as well as necessary researches or surveys.
4.1. Overview: Identification of the program on creation of goods, services/output
Technical items must be described in appropriate technical and economic conditions.
- Describing technical items.
- Presenting clearly bases for selection of various items.
- Describing major target groups and results to be achieved for each item.
- Indicating major input and output items for each item.
- Regarding outstanding problems in the industry as defined in Chapter II, presenting problems which will be settled and solutions.
4.2. Technology line for production of products/output and creation of services
To list and describe technical criteria and quality of products (characteristics of various groups and types of goods and services to be created by the project).
To present diagrams illustrated with figures to show that inputs and equipment are used to produce goods and create services.
4.3. Identification of input and supply capacity
- Types of manpower (quantity for each type, requirements of qualification and professional skills; responsiveness; necessary solutions in terms of qualifications and training).
- Raw materials (type, quantity, quality, responsiveness: risks in the purchase process; solutions and alternatives).
- Auxiliary materials and other materials.
- Materials for maintenance and repair.
4.4. Infrastructure and responsiveness
- Energy (types, quantity, responsiveness and reliability).
- Water (types, quantity, responsiveness and reliability).
- Transport (types, quantity, responsiveness and reliability).
- Communication system (types, quantity, responsiveness and reliability).
- Other infrastructure, e.g., waste treatment system, labor safety system, fire prevention and fighting system (types, quantity, responsiveness and reliability).
- Measures required to upgrade infrastructure and/or enhance activities to provide necessary services.
4.5. Research and application
To identify and evaluate the necessity of development research, training. To describe programs on research and development, training to support the creation of products or services.
5. Construction and site
5.1. Specific solutions on project site suitable to construction planning
Survey results (geology, hydrography, typography, etc.) and the use of these data for construction. Solutions on site construction.
5.2. Architecture and construction solutions
5.3. Basic design of construction
The contents of construction design in the period of feasibility report preparation must meet the following three requirements:
- Proposing technical solutions, which reflect feasibility, safety and reliability.
- Serving as a basis to identify total investment level.
- Serving as a basis to implement the subsequent designing steps.
Feasibility study meets the above mentioned requirements through basic design. Explanations on basic design include the following contents:
- Features of total space; solutions for construction work routes for route-based works.
- Overall architectural planning for construction works with architectural requirements.
- Sizes and area of construction works and items (quantity, size, characteristics such as major materials and composition). To concentrate on major construction works and basic information on typography, ground clearance, technical infrastructure and issues related to technique (see Section 3.3) size and architecture.
- Overall planning on fire and explosion prevention and fighting, illuminating conditions and environmental protection; general technical system and technical infrastructure system of works; contact with technical infrastructure works outside fences.
- Description of loading capacity features and their impacts on the works.
- The list of applicable criteria and norms.
- The proposed solutions must be presented on drawings with appropriate scale, the drawings must have sufficient details to prove that the project is feasible in technical terms and calculation of total investment level according to basis design has an acceptable preciseness. The drawing of basic design must be presented with main items, comprising:
+ Map on the project region, including information on the area, typographical characteristics and geological conditions.
+ Total space characteristics; construction route solutions applicable to route-based construction sites: overall map on the project site, showing construction area, traffic network, work linked to infrastructure as well as the area of greeneries and open space.
+ Drawings showing architectural solutions for works with architectural requirements: drawings to illustrate main buildings with main aspects (length, width and height) and quantity; relationship of the building with technical arrangement and diagrams (see Section 3.3.2).
- The works must have sufficient details to calculate costs and prepare project implementation schedule; various modules must De applied appropriately; to clearly specify quality of construction materials, quantity of materials.
- Other issues: Specify fixed items and items entitled to use more appropriate econo-technical solutions (if any), in the project implementation phase; to specify survey requirements which will be met in the project implementation phase.
6. Plan on ground clearance and resettlement
If the project requires ground clearance, compensation and resettlement there should be a plan on ground clearance and resettlement to ensure the project implementation progress. The ground clearance plan must take in to full consideration the following issues, from environmental and social aspects:
- The scope of ground clearance and impacts of resettlement.
- Policies and benefits.
- Compensation policy.
- Organization of implementation.
- Formulation of a sub-project for the purpose of ground clearance and resettlement plan.
- Community counseling and mechanism for resolution of claims and petitions.
- Implementation progress.
- Capital sources.
- Monitoring and evaluation.
If there is a plan on ground clearance and resettlement, a summary of all major information must be included in this section.
7. Environment
7.1. Standards and norms
To present environment-related standards and norms used in the design to serve technological, technical and construction contents.
To present measures applicable to minimize impacts on environment in the detailed design and project implementation phases.
7.2. Solutions to environmental management and protection
To describe requirements related to environmental protection in the operation and maintenance phases.
To clearly present management measures and organization in order to attain the criteria specified in regulations on environmental protection; formulate plan on environment management in consistence with the contents specified in the environment impact assessment report.
IV. TOTAL INVESTMENT LEVEL, STRUCTURE OF CAPITAL SOURCES, FINANCIAL PLAN
The total investment level is formulated based on the basic design and technical solutions which are introduced in the previous sections. Determination of the total investment level of a project is one of the most important contents in project formulation task and serves as a basis for the formulation of capital plan and financial analyses. Mistakes in calculation must be avoided such as insufficiency, inaccuracy, lack of elements of unit prices; incorrect unit prices; lack of provision or incorrect estimates of provision. All of these will cause lack of capital and hinder the completion of the project.
Therefore, the accuracy and reliability of cost specification are essential. This requirement much depends on the complexity and newness of the project. For projects with available standards and clear investment in different sectors or regions, experiences (in the latest time) of the previous similar projects may be used. If a project is in a completely new sector or region, there may be additional requirements on survey, investigation, experiment (e.g., geological conditions for construction or transport projects) in order to obtain firm bases and ensure reliability for calculation of costs.
In this step, the project must be divided into items, sub-items, and articles to formulate separate costs in consistence with the type of work, quantity and unit price. Based on separate costs, to calculate total investment level for the whole project, including foreign currencies and domestic currency, to serve as a basis for the formulation of an appropriate capital plan.
Upon determination of total investment capital, attention must be paid on the following issues:
- Total investment level must comprise working capital (in case of production and business project), interest in construction process, as well as provision for prices and arising costs. Project costs must be compared with those of other similar projects.
- The availability of capital sources of the project. The adequacy of domestic capital sources. Domestic capital or donors' capital must be carefully considered to ensure adequacy and timely allocation. Local capital (if any) must also be carefully considered.
- The suitability of capital plan with the project's costs according to the implementation progress.
- To identify financial sources for the part of capital other than ODA sources, to evaluate its adequacy.
1. Total investment level
1.1. Elements of total investment level
Total investment level comprises different cost elements depending on each specific project. The costs of each item must be calculated based on the respective basic design, technical characteristics, services and unit price.
Total investment level comprises the following main elements:
Cost items
1
Ground clearance and compensation
Costs of ground clearance and compensation depend on project type and size. The costs of this item must be estimated in details, especially in case of resettlement not on a voluntary basis. The costs for infrastructure at location of resettlement, for environmental protection measures; protection of culture and beliefs, and protection of nature must be taken into consideration.
2
Construction and construction works
Composition of construction works and construction activities (construction materials, construction machines, etc.)
Construction services or labor
Fuel, transportation and other costs
3
Goods and services
Machines and equipment, auxiliary materials
4
Project management costs
All costs related to the management of project implementation (costs for the project management unit, etc.), excluding costs of consultancy services and outsourcing services.
5
Consultancy services
Costs of consultancy services must be estimated based on the tasks assigned to consultants. These costs are divided into costs of consultants' income; direct costs (machines, training, etc.)
6
Training and other costs
Costs for training beneficiaries or other training costs not yet taken into account in consultancy services.
7
Taxes and fees
Taxes and fees directly related to project investment
8
Interest in the construction period
Separate calculation based on actual interest rates in consistence with domestic or foreign capital sources.
=
Total basic investment level
 
9
Provision
Physically arising: provision for the increase in the work volume (quantity of work, quantity and type of equipment, method and time of implementation) caused by unexpected factors and depends on the characteristics of the project.
Arising due to prices: provision for price increase after estimates have been prepared based on the trends of price index. The longer the time of project implementation, the higher the possibility of price increase in domestic and international markets.
The provision arising due to prices is calculated by adding the basic price to physically arising price and divided into domestic currency and foreign currency amounts.
Basis for calculation of price provision after commencement of a contract must be based on relevant regulations of Vietnam.
10
Working capital (production and business project)
When the project starts operating, there muse be a necessary quantity of materials and funding for operation of construction works in a production cycle
1.2 Calculation of costs
To examine the accuracy and rationality of technical items, clearly describe technical characteristics and quantity of demanded goods and services. To study and select methods to make estimates for each item.
Costs are calculated based on cash expenditures. The calculation of project costs must take into consideration the following aspects:
- Regulations, norms: To follow legal documents (laws, decrees, circulars, etc.) regulating pricing method for each type of work.
- Market price and norm price: General estimates should reflect actual prices in a context of current economic conditions. Market price can be applicable in case of sufficient bases. If there is a regulation on cost levels, it is necessary to present additional estimates based on norms. The difference in calculations must be explained, the excess level against the norms and the necessity for its application, the impact on the success of the project must be proved and requested for approval.
- Currency: Goods and services may be purchased domestically or imported. Cost items should be based on actual offers, then converted into the selected currency according to the actual exchange rate. It is necessary to clearly specify the exchange rate for conversion.
There should be a summary table to present bases and methods of calculation of estimates.

 

General estimates: overview of methods
 
Items of costs
Applicable regulations
Market price/ norms
Basic currency (domestic and foreign currencies)
Exchange rate
1
Ground clearance and compensation
 
 
 
 
2
Construction and construction works
 
 
 
 
3
Goods and services
 
 
 
 
4
Project management costs
 
 
 
 
5
Consultancy service
 
 
 
 
6
Training costs and other costs
 
 
 
 
7
Taxes and fees
 
 
 
 
8
Interest in construction process
 
 
 
 
9
Provision for price increase
 
 
 
 
Physical provision
 
 
 
 
10
Working capital (production and business project)
 
 
 
 
1.3. Use of unit prices and ratios
Projects are different in nature despite some similar aspects. The following table may only introduce general comments based on actual unit prices and for reference only:
General estimates: some comments on unit prices and ratios
1
Ground clearance and compensation
Costs for ground clearance, long-term lease, or norms applicable to ground clearance or compensation.
2
Construction and construction works
Composition of construction works and construction (if the project is not a turn-key one, it will be divided into construction materials, construction machines. There will be prices for materials, machine renting costs, etc.; manpower: actual income, basic salary; fuel, transportation means and others: actual prices.
3
Goods and services
Market prices or unit prices according to other similar projects; comprising costs of transportation, loading and unloading, and insurance to construction site.
4
Project management costs
These costs must be calculated based on actually arising costs.
5
Consultancy service
Based on regulations of the Vietnamese Government and donors, costs are calculated as per month/week/day and subsidy.
6
Training costs and other costs
Training costs are calculated by the provider or an external organization based on actually arising costs, including costs for trainees, equipment and hiring trainers (overlap with consultancy costs must be avoided).
7
Taxes and fees
Taxes and fees must be pointed out according to current regulations. If the project is exempt from a tax or fee, related arguments are required.
8
Interest in construction period
 
9
Provision (physical)
This provision changes mainly depending on the industry and type of project. Therefore, the rates of addition can only serve as preliminary orientations based on experiences:
- Construction works which have considerably identified details, standard equipment: 5-10%.
- Construction and installation works and equipment in general: 10-15%.
- Construction and installation works in difficult conditions, complicated construction and installation works and equipment: 15-20%.
In some special cases, for particular projects (e.g., construction of tunnels deep in stone mountains), the above provision rates may be higher.
 
Provision for price increase
Provision for price increase aims at offsetting the increase in domestic and international prices for items of costs of the project and must be calculated annually and accumulated in the whole project implementation process. In many cases, it is possible to use estimated increases in prices corresponding to domestic and international inflation situation, assuming that prices of the project items increase along with inflation.
However, this issue may make the total investment level of the project considerably different. Therefore, provisions for price increase must clearly be calculated with clear arguments.
If contracts are awarded based on the basic price and price increase formula, such formula will be used to calculate the provision for price increase.
10
Working capital
Input costs for production (manpower, materials, fuels, auxiliary materials, etc.) of a production cycle.
1.4. Capital plan corresponding to investment implementation progress
The demand for capital is related to the project implementation progress. It is necessary to prepare annual capital plans, broken down into expenses in domestic currency and in foreign currency based on detailed calculations of the implementation progress (See Chapter 5, Section 5.3).
2. Capital sources
2.1. Capital sources
Capital sources and types of financial contribution:
Capital sources and types
Funding item
Source/organization
Types
Owner's capital
Loan capital
Non-refundable capital
Project operating unit
 
 
 
 
Government
Central/Local
 
 
 
ODA
Multilateral development organizations
 
 
 
Bilateral development organizations
 
 
 
Financial sector
(International) investment banks
 
 
 
Commercial banks
 
 
 
Investment funds
 
 
 
Investment organizations
 
 
 
Credit export organizations
 
 
 
Equipment suppliers
 
 
 
Capital market
 
 
 


The extent to which the demand for capital is satisfied and conditions for capital use depend on the project nature. However, when a project is capable of recovering capital like an infrastructure project, which was not use to attract investors but now is appealing to them, it is necessary to create conditions for the private sector to make investment and the Government will only allocate the state budget and ODA capital when necessary at a limited funding level.
Regarding the use of foreign capital sources, risks of foreign exchange rates should be taken into account.
2.2. Recommendations on structure of capital sources
It is necessary to prepare a detailed proposal on structure of capital sources after studying the sustainability and financial procedures of these sources; and evaluating funding capability for the project.
In case the project is co-financed-by a bilateral or multilateral financial institution, it is necessary to consider the results of negotiation with the funding parties and the (largest) capital portions they will contribute; examine details of items.
Note: compensation expense, ground clearance expenses, taxes, fees and charges, administrative costs, and management unit expenses are usually covered by domestic capital.
It is necessary to clarify the necessity of utilization of ODA sources, the reasons for not using domestic capital sources: to clearly indicate advantages of utilizing ODA sources or non-refundable capital sources from specific donors; major conditions for the use of anticipated source of capital; to propose the approval or disapproval and indicate the donor's conditions for the grant of capital.
When arranging capital sources, it is necessary to take into consideration a plan on provision for use in case the ODA capital is not sufficiently granted; it is necessary to consider other alternative sources such as the central budget; local budgets; owner's capital; borrowings from commercial organizations; or loans or non-refundable aids from other capital-contributing organizations.
Financial conditions of each investor, especially donors, must be specified (conditions, grace period, interest rates, fees and charges, currency):
Capital sources and conditions
Sources
Currency
Amount
Term
Grace period
Interest rate
Fees and charges
Currency risks
Note
1:
 
 
 
 
 
 
 
 
2:
 
 
 
 
 
 
 
 
3:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


In case of ODA on-lending to companies and organizations, it is necessary to study the on-lending mechanism, the organization that will bear the risks of foreign exchange rate changes and recommend regulations.
2.3. Anticipated financial plan
It is necessary to take into account the annual demand for capital, paying attention to the suitability with the project implementation progress, the respective forecasted demand for domestic currency and foreign currencies for each year and provisions arranged each year.
2.4. Working capital, operation and maintenance costs, financial mechanism
Working capital in the operation phase must be included in the financial plan. It should be noted that during the operation process, demand for working capital may increase.
Operation and maintenance costs are usually used in financial analyses. When the project does not generate enough profits to compensate for operation and maintenance costs, the project sustainability is likely to be at risk. In this case, it is necessary to plan for replenishment of capital from other sources, such as the central budget; local budgets; owner's capital or donors' non-refundable aids.
V. PROJECT IMPLEMENTATION AND OPERATION MANAGEMENT
This Section will outline detailed information on the project implementation and operation mechanism, including information on:
- The project implementation management mechanism: the organizational structure and capability of management of the project.
- Project stakeholders: those who will participate in the project implementation and their roles in the project.
- Detailed project schedule: all activities will be listed with starting time and completion time.
- The project financial management mechanism to ensure adequate financial resources for the project. Descriptions of accounting procedures, financial statements, auditing and disbursement mechanism to be applied to the project.
- Management of project procurement and bidding.
- Operation and operation management mechanism of the project.
1. Key data on the project-implementing agency
1.1. Institutional aspect
- Legal issues: Legal bases, regulations, legal forms and entities, autonomy, purposes of the project (for-profit or non-profit).
- Organizational issues: Organizational diagram, accounting system, information technology, internal control, management unit and staffing, commendation, training.
- Experience from similar projects (number of projects, project size, capital sources, donors).
1.2. Business and financial aspects
- Products (if any) and services: types, revenues (if any), customers, prices and costs (if any).
- Instruments and facilities.
- Accounting form (cash accounting/ accumulative accounting, commercial/budget).
- Capital sources, annual revenues and expenditures.
- Liabilities and assets, balance sheets (if any).
2. Project implementation management
2.1. Organization of project implementation management
It is necessary to describe tasks, roles and responsibilities of each agency in the project implementation specified for each activity (enclosed with the organizational diagram of project implementation). If the responsibilities are overlapped, it is necessary to specify mechanisms to handle conflicts that may arise from such overlapped responsibilities. It is necessary to consider whether the project has adequate human and financial resources, experience and capability needed for good implementation of anticipated activities in the project or not. If not. it is necessary to identify remedies, (such as human resource training, technical and management assistance etc.).
2.2. Project management and staffing
To identify which organizations/units will participate in the project implementation and approaches to be used to mobilize all relevant organizations/units to participate in the project. To give preliminary description of the organizational structure of the unit that is anticipated to take the responsibility for the project implementation under the investor or the unit appointed to be the project management unit, functions and responsibilities of the investor/ project management unit, purposes, characteristics, capabilities, and managerial, technical and financial experience as well as the operation process of the project implementing agency. A detailed regulation on functions and tasks of the project key positions; coordination mechanisms to be applied among the project implementing agencies and between them and the project operating agencies is required
It is necessary to assign staff for key positions during the project preparation phase to ensure maximum continuity from preparation to implementation of the project, (these officers may not necessarily work on a full-time basis during the project preparation phase until the project is approved). To implement the project, it is necessary to appoint officers to key positions and train them before the project starts.
2.3. Roles of contractors
To clarify the roles of contractors in monitoring construction works and project management; supply of goods and services, execution of construction and installation works, etc. At the same time, it is necessary to specify mechanisms for the project-implementing agency to monitor and evaluate contractors’ performance results.
2.4. Roles of consultants
To clarify the roles of consultants in providing technical assistance and capability enhancement services for the project management unit and project officers and supervisors as well as the roles of the project- implementing agency in monitoring consultancy activities. For construction supervision consultants, it is necessary to specify their roles and responsibilities towards the quality of the works under their supervision.
2.5. Roles of organizations and other persons involved in the project implementation
To clarify the roles of related agencies such as the administration, non-governmental organizations (NGOs) and other project participants. To specify the open consulting process, the way to make several types of decisions, identify levels that will implement the decisions, levels that will evaluate the decisions and anticipate what can happen and mechanisms to deal with different opinions.
2.6. Roles of donors and co-donors (if any)
For ODA projects related to co-financing, it is necessary to clarify (a) the roles of co-donors, (b) type of co-financing (common or parallel), (c) guidelines for bidding that may be applied to the project components and (d) any differences (procedures, principles or regulations) that may arise.
2.7. Coordination mechanisms
To describe the mechanisms, both official and unofficial, which are anticipated to be applied for promotion of activities and coordination among the project participants. If a project steering board is founded to perform the coordinating function, it is necessary to specify the structure of the steering board with all of its members (there may be no specific names yet, but it is necessary to indicate representatives of which organizations/ units) and the tasks assigned to each member.
3. Project implementation plan
To prepare a detailed and realistic project implementation plan. To do so, it is necessary to specify operational relations among project activities, the time frame and the sequence of specific activities as indicated in the project description, obtain opinions of experienced and qualified officials in implementation of similar activities. To determine major activities regardless of whether they are directly related to the project financial expenses or not.
To use several tools to present the project implementation plan such as a bar chart or a Gannt chart showing the sequence of steps to identify major activities. Suitable tools are selected depending on the project nature. To identify the time frame and order of implementing major activities (bidding, capital disbursement, site selection, ground preparation, approved policy actions, legal actions, technical assistance, industry structure adjustment, dissolution, privatization, appointment of auditors, training...). and calculate appropriately time for implementation based on capabilities of the project participants.
- Adjustment and updating: The initial activity schedule is a flexible orientation for future activities and must be adjusted and updated regularly. During the project implementation, it is necessary to continually evaluate whether the project implementation plan is suitable and timely adjust it to be suitable with the current practice. The preparation of the annual activity plans will serve as a basis for adjustment of the general plan.
4. Financial management
This Section provides detailed information on the tasks that ensure the management and tracking of the project's financial items in an efficient and accurate manner. These tasks include elaboration of a financial plan, financial accounting reports, auditing procedures, administrative procedures for capital disbursement; mechanisms for approval and allocation of budget funds; cash flows and on-lending conditions: mechanisms for loan collection and repayment; co-financing mechanism.
4.1. Financial plan preparation
The financial plan must comply with Vietnam's current regulations on financial management and with regard to ODA projects, it must be in compliance with the commitments between the Government and donors. The financial plan contents cover capital volume, financing sources (from the State Bank, from loans or donors' non-refundable aids, the state credit funds, enterprises' funds or community contributions, etc.). Demand for funds for the project must be specifically calculated for at least the first year of implementation according to current regulations.
4.2. Accounting and financial reports and auditing agreements
To describe major procedures with regards to accounting, financial reports and detailed auditing mechanisms, including (a) maintenance of the project's accounts and internal audit reports, (b) timely provision of financial reports, and (c) arrangement of project auditors or company auditors.
- Maintenance of accounts and checking: To formulate uniform standards and forms for financial statements and reports. It may be necessary to hire consultants for formulation of a financial management system.
- Financial reports: including financial statements (usually including income statements, balance sheets, and sometimes income and expense reports or reports on funding procedures, settlement reports) and other financial information.
- Auditing process: To present independent auditing mechanism (not necessarily private auditors) applicable to annual financial settlements in accordance with guidance from the donor(s) and the Government. Major tasks related to audit include:
+ Evaluating the appropriateness of the accounting and internal inspection systems with regards to expenditure items and other financial transactions to protect the project's assets.
4.3. Mechanisms for budget approval and disbursement
To ensure adequate and timely domestic capital for the project, it is necessary to describe procedures and time frame for the Government's budget approval, problems that may arise and solutions to handle them, mechanisms for temporary borrowings or other borrowing mechanisms in case the funds are not allocated in time.
4.4. Retroactive mechanism
A number of donors apply retroactive financing mechanism to accelerate the project implementation progress. In this case, it is necessary to estimate expenditure for retroactive financing so that the participating agencies are aware of the expenditure items which are subject to retroactive financing and the way they are financed in the pre-funding phase. The agency responsible for providing domestic capital shall make advances for the items that will be retroacted.
5. Bidding management
5.1. Bidding procedures
Procurement and bidding for construction, installation, goods, equipment and services for implementation of a project must be identified in accordance with current regulations and the donor's requirements, including:
- Description of the regulations on bidding to be applied and the reasons for such application.
- Bidding procedures to be applied.
- Anticipated division of bidding packages
- Identification of major risks in bidding that may affect the project.
Bidding process must assure the benefits from market competition. However, the benefits from competition are normally linked to time cost. If the benefits cannot offset the time amount to be consumed for open competitive bidding, the restricted bidding may apply.
If the turn-key procedure is not applied and the project is to be divided into multiple bidding packages, it is necessary to indicate in details the criteria for division of bidding packages and the expenses and risks that may arise upon such division.
To clearly state the difference between bidding procedures of the donor and those of the Government, if any, and affirm the compliance with the contents of international agreements or credit agreements signed between the Government and the donors.
5.2. Management and preliminary bidding plan
To prepare the preliminary bidding plan, it is necessary to analyze all types of input needed to be procured and decide which types should be grouped into a contract (for example, to allow package bidding). To identify which bidding methods will be applied to each contract. Normally, a bidding plan can be identified only after the feasibility study report is available, when there is adequate information to identify all the biding packages. Hence, the preliminary bidding plan will be adjusted after the project investment decision is obtained. Besides the preliminary bidding plan, it is necessary to describe in details the bidding management methods, including the approval procedure of the authorized level. The following information must be presented:
- The preliminary bidding plan with contents as stipulated in the Bidding Law (the main contents in the preliminary bidding plan must include the items subject to competitive bidding; regarding packages subject to competitive bidding, it is necessary to provide information on the name of the biding package; bidding price; capital sources; bidding method; contractor selection method; form and time of contract implementation).
- Responsibilities of each unit in the project-implementing agency to participate in the appraisal of bid evaluation results.
- The outside agencies whose opinions must be obtained before the contract is awarded.
- Problems that may arise.
5.3. Contract management
To describe the requirements on tracking and monitoring of contracts and human resources for those activities.
6. Project operation: institutions and management plan
6.1. Agencies responsible for project operation (if not coinciding with the project-implementing agency)
To describe institutional issues related to the project-operating agency:
- Legal aspects: legal bases, project operation site, legal form and status, autonomy, purpose (profit/non-profit).
- Organizational aspects: organizational structure (diagram), accounting system, information technology, internal control, management and staff, commendation, training.
- Experience from similar projects (number of projects, project size, capital sources, donors).
To describe operational and financial issues related to the project-operating agency:
- Products and goods (if any) and services: types, revenues (if any), customers, prices and costs (if any).
- Facilities.
- Cost-accounting/accounting form (budget/ commercial, cash accounting/ accumulative accounting).
- Capital sources, annual revenues and expenditures.
- Liabilities and assets, balance sheet (if any).
6.2. Procedure for transfer from the project-implementing agency to the project-operating agency
To describe functions and roles of the agency responsible for the project operation. To identify human resources for appointment to key positions in the project operation, technologies and skills to be transferred to the project-operating people and approaches in the transfer of technologies and skills.
The project operation management plan includes the following information:
- Mechanism of coordination among the project-operating agencies and between these agencies and the investors.
- Time frame for transfer of the project products to the project-operating agencies.
- Major products to be transferred to the project-implementing agencies.
- The personnel implementing the project who will continue to participate in the project operation.
- If the personnel implementing the project do not continue to participate in the project operation, it is necessary to state approaches for transfer of technologies and skills to the project-operating people.
- Roles of contractors in installation/ technology transfer and training on machine/ equipment operation for the people who will operate the project and do the maintenance work.
6.3. Management and project operation responsibilities
To specify the project operation management mechanism and personnel (expectedly to be under the project operation board), information on the officials to be appointed to key positions, (specific names need not be mentioned but types of personnel, qualifications and working experience must be specified). Technical information on the project operation should also be provided, such as information on goods/services, maintenance plan, etc. Regarding financial and commercial aspects, it is necessary to provide information on financial and accounting management mechanism, and in case of a commercial project, data on revenues (if any), customers, prices and costs (if any) is required.
VI. PROJECT OUTCOMES AND IMPACTS
To evaluate medium and long-term outcomes expected to achieve in the project and the methods of monitoring, including:
- The project investment efficiency: financial and economic benefits to be created in the project and expenses to be paid;
- Social impacts of the project towards poor people, ethnic minority people and local people. If the project is related to resettlement, a compensation mechanism for impacted people must be specified;
- The project's environmental impacts and measures to be taken to mitigate negative environmental impacts.
- Risks and conflicts of the project.
- Mechanism for monitoring and evaluation of the project outcomes and impacts and indicators to be used to measure the performance, evaluation mechanism and reporting regime.
1. Mechanism for monitoring and evaluation of the project outcomes and impacts
To state project monitoring and evaluation methods. To conduct monitoring and evaluation, it is necessary to identify performance indicators, major undertakings in loan-funded projects and mechanisms for project evaluation.
1.1. Performance indicators
To identify instruments to be used to measure the project implementation results. To describe indicators to measure development impacts and indicators to measure progress.
- Indicators to measure development impacts:
To list key indicators to measure “development impacts”, or longer-term targets of the project. These indicators must be specific, measurable, feasible, appropriate and time bound.
- Reports and indicators to measure progress:
To list the policies, material, financial, institutional, environmental, resettlement indicators and other progress measurement indicators that will be monitored. However, the selection of measurement indicators must be practical. Selection of indicators is difficult due to personnel, budget as well as data problems. To make the indicators controllable, the number of indicators must conform to the organization's capabilities. If information is available, it is necessary to attach annexes on forms of quarterly reports. (However, designing a sound management information system is a process that can be continued throughout the project implementation period).
It is necessary to clearly distinguish between (a) "Input" measurement indicators, (b) ''Output" measurement indicators and (c) Outcome measurement indicators.
- Mechanism for monitoring and evaluation includes any (a) demand for signing contracts for "status survey" and “project post-evaluation survey" with outside agencies, (b) utilization of technical assistance or consultants, (c) strengthening of personnel capability and training, (d) acceptance of implementation outcomes in technical terms; and (e) related details. To consider the identification of approaches to be applied and responsibilities for collection of data related to monitoring. Attention should be paid to the "status survey" and "project post-evaluation survey" designs so as to ensure good survey results.
1.2. Main conditions and undertakings in loan-funded projects
With regards to many ODA projects, the Government and donors may agree upon a number of undertakings that need to be done in the loan-funded projects. In this case, a summary table of main undertakings must be prepared. This table is usually used in quarterly reports or reports on project implementation whenever there is a delegation to come to evaluate the project. Since this information is very important to the Government and donors, both sides should stipulate similar forms for monitoring convenience.
The major activities and progress time frame committed by the Government for successful implementation of the project and responsibility fulfillment are normally specified in legal agreements. These commitments include measures to ensure the project's success and sustainability. These commitments may include:
- Accounting and auditing.
- Finance and revenues from beneficiaries.
- Cash flows and fund use.
- Domestic capital.
- Management issues.
- Environmental commitments.
- Voluntary resettlement.
- Issues of local (indigenous) people.
- Monitoring, evaluation and reporting.
- Project implementation.
- Policy, regulation and institutional issues.
1.3. Project evaluation mechanism
To describe the project evaluation mechanism. Evaluation is usually conducted after the project is completed when benefits from the project are obtained. However, interim evaluation may be conducted to raise appropriate adjustments if necessary.
1.4. Monitoring mechanism and reporting regime
To summarize the reporting regime, including reporting to the Government and to the donors (with regards to ODA projects). The reports include quarterly (or semi-annual) reports, annual reports, interim review reports and project completion report. Extraordinary reports may be required to settle specific problems arising from the project implementation process.
2. Investment efficiency: economic and financial efficiencies/ benefits
Financial analysis calculates all financial expenses in the project and revenues from the project from a specific organization's point of view. Financial analysis allows the identification of expenses, expense recovery, payment capability and revenues and investment efficiency. Financial analysis is based on the actual cash flows.
Unlike financial analysis, economic analysis take into account both costs and benefits from the national point of view rather than only the project cash flows. To perform benefit-cost analysis, the situations before and after the project are compared to specify the benefits brought about by the project and the costs arising for the whole nation. This is a complicated procedure, related to opportunity cost and shadow price as well as other elements like taxation and subsidies.
2.1. Financial analysis
2.1.1. Profitability (applicable to profit earning projects)
Financial analysis must be conducted as per actual costs, i.e., based on the price of the baseline year without taking inflation into account, including the following steps:
- Specifying related time period and segregate it into phases (usually 10-20 years).
- Using size analysis (see Section III. Item 1) and project costs (see Section IV. Item 1) to formulate a calculation sheet of total investment capital and allocation of these costs as per respective phases. Determining the remaining value of capital assets at the end of the period since this remaining value is regarded as the project revenue.
- Forecasting demand for the project outputs (See Section II, Item 1). It may be necessary to consider the demand for the project's goods and services, the roles of product prices and charges toward the demand, demand elasticity upon price changes, purchasing power, demand elasticity upon income changes, alternative solutions to satisfy demand, the project capability to meet the demand, quantity, price and value of each product in each year to determine the project revenue.
- Using the data of production flow analysis (see Section III, Item 4) to specify the current costs (Fixed and variable) to serve as a basis for calculating salary and prices for all input elements.
- Identifying cash flows for all years to specify financial capability, i.e., checking whether there is adequate cash amount for each year to cover all respective costs or not. determine the capital recoverability as well as the fund shortage to find out an alternative to handle the shortage and calculate the project's financial efficiency based on (long-term) costs to an output unit (especially, in case of a project without revenue), the rate of revenue to expenditure or the rate of return on investment in the form of net present value and/or financial internal rate of return (FIRR) to serve as indicators to measure the capability of financial return generation.
- Financial analysis is finished with analysis of the sensitivity to define how the rates change when the assumptions change, e.g.; when investment costs rise, demand falls, exchange rates change...
- Comparing these figures with investment criteria (minimum costs) of the investor, donors and the Government and examining investment efficiency.
2.1.2. Liquidity: preliminary financial plan
Completion of the financial plan upon project implementation with data from the operation phase since the mobilization of resources to cover investment expenses is only a pan of the financial task. The other part is how to arrange financial sources to enable the project to complete financial mandates to the investors and donors. This requires loans and interests payable in the future to be within the project's income generation capability.
2.2. Economic analysis
Economic analysis must take into account benefits and costs at the national level in addition to what is related to financial analysis. However, in practice to identify the economic rate of return, economic analysis must start from financial analysis, then calculated results must be adjusted as follows:
- Dropping account transfers like taxes and subsidies I since these expenditures/revenues at the level of a specific unit are those at the national level; therefore, from the national point of view these items will be offset and no longer exist).
- Adjusting price and unit cost: If economic costs cannot be reflected since they are distorted in the market due to regulation measures or monopoly, accounting prices/shadow prices may be used. However, the need to adjust price and unit cost is decreasing since the world is becoming more and more competitive and trade is increasingly liberalized. Therefore, in most cases the market price more or less reflects more accurately the economic value. Thus, only when there is a clear and substantial difference between the market price and economic value, it is necessary to calculate and reason about the shadow price.
- Supplementing some information on external factors not belonging to the project but related to external revenues and costs; external costs may be considerable in case of pollution and/or blockage and should be included in the economic analysis.
After adjustment, it is possible to calculate the economic internal rate of return (EIRR) with the same calculation procedure as that of financial internal rate of return (FIRR). However, economic analysis is also related to many other factors in addition to FIRR adjustment. Economic analysis also includes evaluation of the project's sustainability to ensure encouragement of producers, adequate capital for the project operation to enable the project to bring about maximum benefits to its proper beneficiaries and assure that all social and environmental impacts (such as resettlement, issues of indigenous people) are analyzed.
3. Evaluation of social impacts
To summarize major social issues related to the project and present its social development results. To describe steps of social analysis and social analysis results and indicate that analysis results have impacts on the project formulation. The analysis report will (a) identify major social issues related to the project objectives; (b) identify major groups of stakeholders in the project context and study how the project will impact or be impacted by interactions between the groups of stakeholders; (c) identify the project's development impacts and anticipated activities to achieve its outcomes. If the project is divided into many phases or is an industry project of which social impacts cannot be fully identified at the project appraisal time, it is necessary to describe the way to complete, update social analysis and coordinate with other parties within the project.
Major social issues include capability to access project benefits, depending on groups of stakeholders, with regard to the same type of resources such as land, budget capital, selection of project stakeholders, public awareness, the risks that may arise from the project's negative impacts.
Stakeholders are civil organizations, enterprises and the public, social groups and individuals that may have positive or negative impacts on the project through their participation. Social analysis identifies poor and vulnerable groups, groups essential for the project's success, groups impacted by the project implementation. Groups of stakeholders may be included into or excluded from the project based on the issues of employment, geographical location, gender, ethnic people, religion or politics...
Social development results are the results presumed to be achieved by the project, such as interest in all social subjects, equality, enhancement of social organization and capital capability, reinforcement of social unity, empowerment, transparent governance and accountability, and mitigation of project negative impacts. To assess social impacts, depending on the project nature, it is necessary to specify substantial elements of the following:
- Major project stakeholders.
- Participation mechanism of major stakeholders.
- Mechanism to attract participation.
- Mechanism to consult and attract participation of non-governmental organizations and other civil organizations.
- Capability to provide resources to civil organizations to help them cover direct expenses or to grassroots beneficiaries through civil organizations.
- Social development outcomes.
- Institutions to ensure the achievement of those social development outcomes.
- Official and unofficial organizations at the local, regional and national levels related to the project.
- Institutions of proposal to ensure that grassroots beneficiaries will have access to the project.
- Mechanism for service provision or methods to convey the project benefits to beneficiaries.
- Indicators to measure social impacts and social development outcomes.
- Resources to monitor the indicators for measurement of social development outcomes.
- Impacts to promote the project caused by monitoring with community participation.
- Mechanism for information dissemination to stakeholders and use for analysis.
- Flexibility of the adopted mechanisms to cope with problems found in the monitoring and evaluation process.
- Measures to ensure the compliance with social protection policies.
- Mechanism for adoption of necessary actions during the project implementation.
Social impact assessment will show the way of evaluating the project from socio-economic and socio-cultural aspects. To understand the way of evaluating the project from socio-economic aspect, it is necessary to identify:
- The most important impacts brought about by the project to socio-economic development, and the influence of those impacts on poverty alleviation and hunger elimination, satisfaction of essential needs and the community's access.
- Comparison of the project's anticipated costs and benefits and its sustainability.
- The costs from the current approach compared to other alternatives to improve the life of project stakeholder groups, such as raising income.
- If it is possible to assert the project economic efficiency and interests, it is necessary to state the methods of evaluating the impacts of income distribution and employment creation.
- Subordinate negative social effects (such as impacts on some groups due to mitigated competition...) that the project may cause and the way to control these effects.
- Methods to assess the project's impacts on women
- Methods to assess the project's impacts on minority ethnic people.
- Resettlement plan, if the project is related to resettlement.
- Satisfaction of the demand for funds for ground clearance and resettlement.
- List of the people affected by resettlement in the resettlement plan.
To understand the way of evaluating the project in socio-cultural aspects, it is necessary to be aware that:
- It is difficult to change behaviors and attitudes in a short time and this may even be contrary to the project's traditional values.
- Participation in or acceptance of the project by a stakeholder group or other important members may create unsolvable risks related to the project's sustainability.
- The project may create social changes.
4. Assessment of environmental impacts
To summarize the project's environmental impacts and solutions to minimize negative impacts or, the environment. If there is already a separate report on environmental impact assessment, it is necessary to briefly present (a) key findings in the environmental impact assessment report; (b) the process of consulting affected groups and non-governmental organizations related to environmental assessment and (c) feedback to the major groups of stakeholders on the key findings in the environmental impact assessment report. If resettlement plans and plans for indigenous people are formulated separately from the environmental impact assessment report it is required to briefly present (a) key findings in the report; (b) consulting process and (c) feedback to stakeholder groups.
With regard to projects under the list of projects that require environmental impact assessment reports according to the Law on Environment Protection, the following principles should be applied upon environment impact assessment:
- Principle I: To focus not only on physical environment impacts but also on effects on productivity (such as plantation productivity, fishery productivity, subordinate agricultural products), health (such as diseases and mortality rate), recreation (such as tourism), biological diversity and other areas.
- Principle 2: To consider all environmental impacts and related effects inside and outside the project location, and the impacts that may arise but yet to be observed at the project location.
- Principle 3: To acknowledge that the environment has multiple advantages and such multiple-value nature is ranging from production values to life values. To identify which values the project can create and assess economic values of environmental impacts.
To summarize the steps to be taken to assess environmental impacts and prepare an environment management plan (including consultancy and information disclosure) and important issues and methods to handle them. The following information should be mentioned:
- Major environmental issues, including the aspects having impacts on the natural environment (air, water and land), human health and safety, global environment and social impacts.
- Relevant issues of interest that may create risks to the project in the future and measures to minimize the risks.
- The possibility to reflect importance of the issues and measures to minimize them through classification of environmental impacts.
- Major contents of the environment management plan and its coverage.
- Recommendations on environmental impacts as reflected and supported in the project design and implementation (in both economic analysis and alternatives).
- Mechanism to finance the measures to minimize impacts and environmental observation as mentioned in the environment management plan.
- The possibility to manage the implementation of the environment management plan of environmental institutions.
- Environmental compatibility of the conditions and commitments stated in the loan agreement (in case of ODA projects).
To assess environment impacts, it is necessary to consider whether the stakeholders are consulted at the phase of (a) preliminary assessment of environment and (b) formulation of the environment impact assessment report and environment management plan. To do so, it is required to describe:
- Mechanisms of consultancy used and the groups consulted.
- The compatibility of consultancy mechanisms and implementation mechanisms and monitoring and evaluation of the project's impacts on environment.
- Compatibility with the government policies of consultancy mechanisms.
- Mechanisms established to monitor and evaluate the project's impacts on the environment.
- Linkage of measurement indicators to the objectives and outcomes in the environment management plan.
- Activities to be funded to implement the environment program and assure its sustainability.
5. Major risks
To specify major risks of the project (like delays in project implementation, technical, financial, political, environmental, social and institutional issues, etc.) - the risks that may have substantial impacts- and the risks that may affect the project's results if arising. To evaluate possibility of each risk and specify measures to mitigate the risk. To analyze sensitivity with such possible negative changes as:
- Increased capital costs.
- Increased operation & maintenance costs.
- Decreased income.
- Slowness in income generation.
- Economic changes.
To analyze sensitivity with possible negative changes, the report must mention the followings:
- Based on experience gained from similar projects, identifying major risks related to the creation and utilization of project products in accordance with the set objectives.
- The extent to which the project objectives may be affected.
- The risks that can be and cannot be controlled.
- Measures to be taken to mitigate the risks.
- Major elements of the project that can cause risks to its development efficiency.
- The project sensitivity variables based on analysis of nature of risks. The analysis of the project sensitivity will serve as a basis for determining the vitality of the project.
- Probability that minimum requirements are not met.
6. Controversial issues
To identify controversial issues (e.g., in the mass media, with non-governmental organizations, or in the local communities), methods to monitor and control those issues. Controversial issues may comprise:
- Social issues: projects involving sensitive cultural and social issues like resettlement; changes in access to resources, breach of living routine; changes in economic and social positions, unequal distribution of interest and costs among the stakeholders; worsening of the inequality in terms of location, income and gender; change of the behaviors in a way unsuitable to attitudes on gender, incompatible with social standards and cultural or religious values.
- Ecological issues: projects related to changes to or direct or indirect destruction of the natural living environment or ecological functions. These issues are related to the natural living environment, biological diversity, exploitation of natural resources...
- Pollution issues: projects related to toxic substances polluting the environment or threatening human life and functions of the ecological systems. The issues may be related to air and water, treatment of harmful wastes, food pollution.
- Governance issues: projects for solving, being affected or affecting the State's role, transparency and accountability. The concerns here may be issues affecting the political economy, fiscal balance/autonomy, assurance of covering all costs, tax policy, legal reforms, privatization, administrative reforms, procurement and bidding procedures, competitiveness in the government, decentralization, regulatory reforms, corruption, income inequality, rights of ethnic minority people, information access.
- Management capability: projects with weak management and implementation apparatus.
7. Project sustainability
Project sustainability must be analyzed to ensure maintenance of the project's positive impacts. To analyze project sustainability, it is necessary to indicate the followings:
- The capability to sustain the technology used in the project after its completion.
- Level of funding for maintenance of the project's products after its completion.
- Project management and operation capability after project completion.
The above issues can be presented in the form of a Risk Distribution Box similar to an example of a chart that has been simplified with regard to infrastructure as shown below:
 

 

 

 

 

 

 

Type of risks
Specific examples
Project-implementing agency
Construction unit/Contractor
Government
Creditor (commercial banks)
ODA-providing agencies
ECA, MIGA
Trade insurance
Other relevant agencies
Risk mitigation instruments
Technology
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Construction
Delays
 
 
 
 
 
 
 
 
Construction contracts
Excessive costs
 
 
 
 
 
 
 
 
Construction contracts, provisions
Operation
Failure, loss
 
 
 
 
 
 
 
 
Standard insurance
Technical operation
 
 
 
 
 
 
 
 
Performance guarantee/ supply
Management
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Commerce
Operation costs
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Price
 
 
 
 
 
 
 
 
Long-term public-private contracts; government guarantee
Demand
 
 
 
 
 
 
 
 
Long-term public-private contracts
Payment
 
 
 
 
 
 
 
 
Accounts - agreements
Finance
Total debt
 
 
 
 
 
 
 
 
Project finance, syndication
Loan
 
 
 
 
 
 
 
 
On balance sheets
Such instruments as collaterals or limited external funding like income transfer
Interest rate
 
 
 
 
 
 
 
 
SWAP interest rate
Exchange rate
 
 
 
 
 
 
 
 
SWAP exchange rate
Loan term
 
 
 
 
 
 
 
 
Financing instrument, conditional loans
Force majeure risks
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


8. Logical framework; (log frame)
The log frame helps policy makers identify inputs, outputs, outcomes and impacts of the project and possible risks. However, using a log frame has limitations such as:
- Detailed description of the projects makes the project design inflexible.
- Precise description of the project depends on objectively verifiable indicators. Collection of these data from “official” sources is easier than from the people. Therefore, project designers tend to focus on economic measurement indicators than on the people's experience, and they tend to ignore qualitative data and focus on quantitative data. This may make the project design less accurate.
- The log frame is normally neutral since project designers are not encouraged to focus on opinions of all stakeholders. Once again, this makes project design inaccurate since it omits opinions of some stakeholders.
- Project designers tend to complete the log frame at the last step in the project appraisal process (after the project has been designed).
- Some project designers raise very impractical assumptions. They, therefore, would not recommend a provisional plan to handle the problems that may arise in project implementation.
- The boxes of Objectives and Purposes of the project may be described far in details.
To handle the above problems, it is possible to adopt the following solutions:
- To encourage the project consultants to use opinions of stakeholders as assumptions to clarify the reality that the project's success much depends on the participation of the stakeholders.
- When formulating a project, it is more advisable to focus on procedures than on detailed descriptions. This requires time to be spent on periodical review of the project in the project implementation plan. This also requires that a series of log frames should be formulated to show different contexts that may happen during the project implementation.
Log frames should be formulated according to the following sample and should summarize the project design. A log frame usually consists of 16 boxes with 4 columns as below:
- Design summary: Providing basic information on the project and presenting this information in the form of cause-effect chain drawn from analysis of cause and effect. Anticipated inputs will lead to outputs, based on which the project's direct objectives are to be attained. These objectives will contribute to achievement of long-term or overall objectives of the project. Some log frames raise the concept of activities. Those are detailed tasks for using inputs to obtain outputs.
- Verifiable performance indicators: are the requirements of activities for each project component. These indicators include specific measures that can be sensed and quantified to gain the objectives at each project design level. These indicators are very important to the project monitoring and evaluation.
- Monitoring mechanism shows the information source and collection approach to monitor activities at each level.
- Assumptions and risks identify other conditions outside the project but are necessary for the project implementation. Therefore, at the input level, the output will be realized with assumptions that the project officers have necessary technical qualifications (assumptions) - and the output will create expected impacts - assuming that there would be no major natural calamities (assumption on risks).

Project design summary
Verifiable performance indicators
Monitoring mechanism
Assumptions and risks
Overall objectives:
(A statement on the overall long-term objectives the project is anticipated to contribute to achieving)
These indicators show industry management according to good practice.
This column specifies the information source to verify the indicators and information collection procedure.
These assumptions are normally related to conditions, actions and reactions from outside the project and industry.
Specific objectives:
(Specify long-term development objectives of the program)
A statement on changes of behaviors from groups or organizations benefiting from the project after the project is completed
Specify indicators to be reached; upon the program completion
The indicators tied to the program will be monitored and recorded in the project reports, project evaluation reports and reports of project monitoring delegations.
Assuming that the program's objectives will be reached in the long run, list necessary assumptions linked to the objective realization process. When it is necessary to collect data, the methods of survey and responsibilities of beneficiaries must be specific.
Project outputs:
Specify potential values upon completion of each component of the project
The output indicators are valued by quality and time. If no time point is specified, it will be understood as upon the project completion.
Output indicators normally comprise cost efficiency measures.
Output indicators are monitored and evaluated in various reports of the project: project review reports (interim, final) and reports made by project supervision delegations:
The data for monitoring and evaluating these indicators are normally included in administrative and managerial books.
Assuming that the outputs will be achieved upon the project completion, list additional assumptions (conditions, policy changes, behaviors of groups or organizations benefiting from the project) needed to realize the objectives.
Inputs/Activities:
A project component is a group of activities designed to attain an output/product of the project
It is necessary to list the component inputs such as total costs for each component, including provisional costs.
- Inputs are tracked through progress reports, (quarterly) disbursement reports.
- Inputs are evaluated through the reports made by the project monitoring delegations (biannual) and audit reports (annual).
Assuming that the project's activities and components are successfully implemented, list the assumptions needed to achieve the outlined outputs.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 48/2008/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất