Quyết định 34/QĐ-NHNN Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng

thuộc tính Quyết định 34/QĐ-NHNN

Quyết định 34/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:34/QĐ-NHNN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lê Minh Hưng
Ngày ban hành:07/01/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phấn đấu đến 2025, ít nhất 2-3 NH thương mại trong top 100 NH lớn nhất châu Á

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra Quyết định 34/QĐ-NHNN về việc ban hành Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ngày 07/01/2019.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2025-2030 của ngành Ngân hàng đến cuối năm 2025, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%; Có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á; 3-5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài (2025).

Ngành Ngân hàng cũng phấn đấu tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại lên khoảng 16-17%; Nợ xuất của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3%;… Đặc biệt, ngành Ngân hàng bảo đảm sau năm 2020 thị trường ngân hàng cơ bản hoạt động theo nguyên tắc thị trường.

Đặc biệt, tiếp tục sắp xếp hệ thống Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Thành phố theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Sau năm 2025, hình thành Ngân hàng Nhà nước khu vực.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định34/QĐ-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Số: 34/QĐ-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2019

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

---------------------------

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát trin ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng, Chủ tịch Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân, Tổng giám đốc các doanh nghiệp do NHNN quản lý, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (để b/c);
- Thống đốc NHNN;
- Các Phó Thống đốc NHNN (để ch
đạo);
- Đ
ng ủy Cơ quan NHTW;
- Lưu: VP NHNN, VCL.

THỐNG ĐỐC




Lê Minh Hưng

 

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/QĐ-NHNN ngày 07/01/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

 

Ngày 08/08/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 986/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng).

Để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng theo từng giai đoạn, thực hiện thành công mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) xây dựng Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động), bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

1. Chương trình hành động nhằm triển khai chỉ đạo của NHNN đến các đơn vị thuc ngành Ngân hàng trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xác định trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng để đạt được mục tiêu và theo đúng quan điểm đã đề ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng.

2. Chương trình hành động là căn cứ cho các đơn vị, Vụ, Cục trực thuộc NHNN, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp do NHNN quản lý, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hiệp hội ngân hàng, Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi tắt là các đơn vị trong ngành Ngân hàng) xây dựng hoặc điều chỉnh các Chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động theo chức năng để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của đơn vị mình mà Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đã định hướng.

3. Chương trình hành động là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng; đồng thời là căn cứ đ phi hợp với các cơ quan liên quan đxuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng trong trường hợp cần thiết.

II. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung công việc, các nhiệm vụ xác định trong Chương trình hành động này được dựa trên những yêu cu cơ bản sau đây:

1. Quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm đổi mới và phát triển cũng như các mục tiêu mà Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đã đề ra để thống nhất hành động trong toàn ngành Ngân hàng; Triển khai đầy đủ nhiệm vụ, giải pháp Chiến lược phát trin ngành Ngân hàng tới các đơn vị trong ngành Ngân hàng; Giám sát quá trình thực hiện; Đánh giá thường xuyên kết quả thực hiện các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn, mức độ và khả năng đạt được mục tiêu của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng; Điều chỉnh mục tiêu phù hợp với bối cảnh khi cn thiết để đảm bảo tính khả thi cao.

2. Cụ thể hóa các yêu cầu trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng; tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm, trọng điểm, đồng thời bao quát được nhiệm vụ lâu dài; thể hiện tính chủ động, sáng tạo của từng đơn vị và sự hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Ngân hàng trong việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp và việc đạt được mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng.

3. Đảm bảo sự nhất quán với việc tổ chức thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ trong việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tin tuyên truyền, phổ biến Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và Chương trình hành động

a) Tổ chức công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng.

b) Tổ chức Hội nghị để phổ biến về nội dung Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và Chương trình hành động cho các đơn vị trong ngành Ngân hàng.

c) Xây dựng các chương trình truyền thông khác về Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và Chương trình hành động.

2. Giám sát và đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng/Chương trình hành động

a) Nội dung giám sát, đánh giá:

- Tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng.

- Mức độ và khả năng đạt được mục tiêu của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đặt ra cho từng giai đoạn và cuối thời kỳ Chiến lược.

- Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và đề xuất bổ sung, điều chỉnh các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng (nếu cần thiết).

b) Biện pháp giám sát, đánh giá: Việc giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng/Chương trình hành động được thông qua các biện pháp sau:

- Thông qua chế độ báo cáo:

(1) Báo cáo chuyên đề hàng năm về tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng.

(2) Báo cáo sơ kết kết quả thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng vào năm 2020, 2025, đánh giá mức độ và khả năng đạt được các mục tiêu Chiến lược, chỉnh sửa, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp cho từng giai đoạn (nếu cần thiết).

(3) Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng vào năm 2030.

(4) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thống đốc NHNN hoặc các cấp có thẩm quyền.

- Thông qua hình thức kiểm tra tại chỗ/điều tra, khảo sát thực tế:

(1) Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình hành động tại các đơn vị trong ngành Ngân hàng (nếu cần thiết).

(2) Tổ chức điều tra, khảo sát về việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng (nếu cần thiết).

- Thông qua tổng hợp, phân tích số liệu thống kê để đánh giá mức độ và khả năng đạt được các mục tiêu Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng.

- Biện pháp khác phù hợp với qui định của Pháp luật.

c) Hội nghị sơ kết, tổng kết:

- Hội nghị sơ kết sẽ được tiến hành vào năm 2020, 2025 nhằm đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn này và đề xuất điều chỉnh, bổ sung (nếu có) trong từng giai đoạn.

- Hội nghị tổng kết được tiến hành vào năm 2030 nhằm đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cho thời kỳ tiếp theo (nếu có).

3. Trách nhim thc hin

3.1. Đối với các đơn vị trong ngành Ngân hàng: Triển khai các nội dung theo Phụ lục 1 kèm theo Chương trình hành động.

3.2. Đối với Học viện ngân hàng và Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát Chiến lược phát triển đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đề xuất bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng (nếu cần thiết).

3.3. Đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Xây dựng Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 gửi NHNN (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để NHNN trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.

3.4. Đi với các doanh nghiệp nhà nước do NHNN quản lý gồm: Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC); Nhà máy in tiền quốc gia; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: Xây dựng Chiến lược phát triển của đơn vị mình trình NHNN phê duyệt;

Riêng 03 ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc (Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Đại Dương): xây dựng Chiến lược phát triển của đơn vị mình sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Phương án xử lý/Phương án cơ cấu lại.

3.5. Đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước do NHNN quản lý, gồm: Công ty cphần thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS); Ngân hàng Hợp tác xã; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam: Xây dựng Chiến lược phát triển trình Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên phê duyệt. Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, Người đại diện phần vốn nhà nước có trách nhiệm xin ý kiến NHNN về nội dung cần biểu quyết theo quy định của pháp luật.

3.6. Đối với NHCSXH: Xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 trình Thống đốc NHNN thông qua để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

3.7. Đối với các TCTD (ngoại trừ quỹ tín dụng nhân dân và các ngân hàng nêu tại điểm 3.4, 3.5 và 3.6 trên đây) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

- Đối với TCTD đã xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển: Rà soát Chiến lược phát triển đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng (nếu cần thiết).

- Đối với TCTD chưa xây dựng chiến lược phát triển: Xây dựng Chiến lược phát triển trình Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên phê duyệt theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCTD và các quy định có liên quan.

- Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Thực hiện theo các nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và Chiến lược phát triển/kinh doanh của ngân hàng mẹ.

3.8. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:

Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Các nhiệm vụ nêu tại điểm 3.1 (các nhiệm vụ được phân công theo Phụ lục 1).

b) Đầu mối tham mưu cho Thống đốc NHNN:

(i) Phê duyệt Chiến lược phát triển của VAMC, Ngân hàng Nông nghiệp và phát trin nông thôn Việt Nam.

(ii) Có ý kiến về Chiến lược phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam khi Người đại diện phần vốn nhà nước xin ý kiến theo quy định.

(iii) Thông qua Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 của Ngân hàng Chính sách xã hội trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

c) Thông qua công tác quản lý, thanh tra, giám sát, đánh giá về việc thực hiện của các TCTD đi với nhóm nhiệm vụ, giải pháp số 7 của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng: “Phát triển hệ thng các TCTD đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế”.

3.9. Vụ Thanh toán:

Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Các nhiệm vụ nêu tại điểm 3.1 (các nhiệm vụ được phân công theo Phụ lục 1).

b) Đầu mối tham mưu cho Thống đốc NHNN: có ý kiến về Chiến lược phát triển của NAPAS khi Người đại diện phần vốn nhà nước xin ý kiến theo quy định.

3.10. Cục phát hành kho quỹ:

Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Các nhiệm vụ nêu tại điểm 3.1 (các nhiệm vụ được phân công theo Phụ lục 1).

b) Đầu mối phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Tài chính kế toán tham mưu cho Thống đốc NHNN: phê duyệt Chiến lược phát triển của Nhà máy in tiền Quốc gia.

3.11. Đối với Viện Chiến lược ngân hàng:

Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Các nhiệm vụ nêu tại điểm 3.1 (các nhiệm vụ được phân công theo Phụ lục 1).

b) Đầu mối tham mưu cho Thống đốc NHNN:

(i) Giám sát và đánh giá quá trình triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng/Chương trình hành động quy định tại điểm 2, mục III của Chương trình hành động này.

(ii) Xử lý những vướng mắc phát sinh liên quan đến việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của các đơn vị trong ngành Ngân hàng.

(iii) Đxuất bổ sung, điều chnh các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng (nếu cần thiết).

c) Đầu mối xây dựng các Báo cáo nêu tại gạch đầu dòng thứ nhất, tiết b, điểm 2, Mục III của Chương trình hành động này.

d) Đầu mối, phối hợp với Vụ Truyền thông, Văn phòng Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức các Hội nghị sơ kết và tổng kết Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng theo các giai đoạn.

3.12. Đối với Vụ Truyền thông:

a) Các nhiệm vụ nêu tại điểm 3.1 (các nhiệm vụ được phân công theo Phụ lục 1)

b) Đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức công tác truyền thông theo các nội dung quy định tại điểm 1, mục III và truyền thông cho các Hội nghị sơ kết và tổng kết Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng theo các giai đoạn.

4. Nội dung và thời hạn xây dựng Chiến lược phát triển của các đơn v:

a) Về nội dung Chiến lược phát triển:

Các đơn vị có trách nhiệm xây dựng Chiến lược phát triển (trong trường hợp chưa có Chiến lược phát triển được phê duyệt) hoặc điều chỉnh Chiến lược phát triển (trong trường hợp Chiến lược phát triển đã được phê duyệt) phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng. Trong đó:

- Chủ động xác định thời kỳ và các giai đoạn của Chiến lược phát triển.

- Chiến lược phát triển cần đảm bảo tối thiểu các nội dung theo Phụ lục 2 kèm theo Chương trình hành động.

- Đối với các TCTD (ngoại trừ quỹ tín dụng nhân dân, NHCSXH và 03 ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc): Giai đoạn từ nay đến năm 2020, các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển được xây dựng phù hợp với phương án cơ cấu lại giai đoạn 2016-2020 được NHNN phê duyệt/chấp thuận chủ trương.

b) Về thời hạn xây dựng Chiến lược phát triển:

- Các doanh nghiệp Nhà nước do NHNN quản lý thực hiện theo Điều 11-Nghị định 81/2015/NĐ-CP ngày 18/09/2015 của Chính phủ.

- Các TCTD (ngoại trừ quỹ tín dụng nhân dân, NHCSXH và 03 ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc): Chủ động thời hạn xây dựng/điều chỉnh Chiến lược phát triển của đơn vị mình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm xây dựng và trình NHNN thông qua Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo thời hạn quy định tại điểm 8c.1 của Phụ lục 1 kèm theo Chương trình hành động.

- NHCSXH có trách nhiệm xây dựng và trình NHNN thông qua Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo thời hạn quy định tại điểm 8a.3 của Phụ lục 1 kèm theo Chương trình hành động.

5. Chế độ báo cáo:

a) Nội dung báo cáo:

- Đối với các đơn vị, Vụ, Cục thuộc NHNN, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Nhà máy in tiền quốc gia, Hiệp hội quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Hợp tác xã, NHCSXH, VAMC, CIC, NAPAS: báo cáo theo Phụ lục 3 kèm theo Chương trình hành động.

- Đối với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: báo cáo theo Phụ lục 4 kèm theo Chương trình hành động.

- Đối với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: báo cáo theo Phụ lục 5 kèm theo Chương trình hành động.

- Đối với Ngân hàng thương mại, TCTD phi ngân hàng (Công ty tài chính, Công ty tài chính tiêu dùng, Công ty cho thuê tài chính), tổ chức tài chính vi mô: báo cáo theo Phụ lục 6 kèm theo Chương trình hành động.

- Quỹ tín dụng nhân dân: báo cáo theo Phụ lục 7 kèm theo Chương trình hành động.

b) Thời hạn báo cáo:

- Báo cáo chuyên đề hàng năm:

+ Đối với báo cáo chuyên đề năm 2018: chậm nhất ngày 10/4/2019. Riêng đối với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất ngày 20/4/2019;

+ Đối với báo cáo chuyên đề các năm khác (ngoại trừ năm 2018): chậm nhất ngày 10/1 của năm tiếp theo. Riêng đối với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất ngày 20/1 của năm tiếp theo;

+ Không thực hiện báo cáo chuyên đề năm 2020, 2025.

- Báo cáo sơ kết giai đoạn 2018-2020: chậm nhất ngày 10/9/2020. Riêng đối với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất ngày 20/9/2020.

- Báo cáo sơ kết giai đoạn 2021-2025: chậm nhất ngày 10/9/2025. Riêng đối với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất ngày 20/9/2025.

- Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng: chậm nhất ngày 10/9/2030. Riêng đối với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương chậm nhất ngày 20/9/2030.

c) Thời điểm lấy thông tin báo cáo:

- Đối với báo cáo chuyên đề hàng năm: 31/12 của năm báo cáo;

- Đối với báo cáo sơ kết giai đoạn 2018-2020 và giai đoạn 2021-2025: 30/6/2020 và 30/6/2025;

- Đối với báo cáo tổng kết kết quả thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng: 30/6/2030.

d) Nơi gửi báo cáo: Theo “nơi nhận” báo cáo ghi tại cuối các mẫu báo cáo (Phụ lục 3, 4, 5, 6, 7).

 

PHỤ LỤC 1

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/QĐ-NHNN ngày 07/01/2019 của Thống đốc NHNN)

 

Phần A: Trách nhim theo dõi, báo cáo, đánh giá mức đ đt đưc các mục tiêu cthể của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng

STT

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đến 2020

Mục tiêu đến năm 2025/2030

Đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo, đánh giá

Các đơn vị phối hợp

1

Tăng dần tính độc lập, chủ động và trách nhiệm giải trình của NHNN về thực hiện mục tiêu điều hành CSTT, kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.

-

-

Vụ CSTT

Vụ DBTK và các đơn vị liên quan

 

Giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ tiền gi ngoại tệ/tổng phương tin thanh toán đạt mức dưới 7,5%

Giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đạt mức mức 5% vào năm 2030; tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ để chậm nhất đến năm 2030 cơ bản khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.

Vụ CSTT

Vụ DBTK, VQLNH, Vụ Tín dụng CNKT

2

Tăng cường năng lực thể chế, hiệu lực, hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN; Mrộng phạm vi thanh tra, giám sát đến các tập đoàn tài chính dưới hình thức công ty mẹ - con, trong đó công ty mẹ là TCTD; tuân thủ phn lớn các nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả theo Basel

 

Đến cuối năm 2025, thanh tra, giám sát ngân hàng tuân thủ phần lớn các nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả theo Basel

CQTTGSNH

 

3

Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Giảm dần tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán

Đến cuối năm 2020, Tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 10%

Đến cuối năm 2025, Tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%

Vụ Thanh toán

Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

4

Tăng số lượng doanh nghiệp và người dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính, ngân hàng do các TCTD cung ứng. Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp phục vụ các nhóm dân cư chưa hoặc ít được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn

 

 

Viện CLNH

Vụ Thanh toán CQTTGSNH và các đơn vị có liên quan, Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

5

Phát triển hệ thống các TCTD phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thực trạng của hệ thống qua từng giai đoạn

Các NHTM cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành công Basel II phương pháp tiêu chuẩn trở lên

Tất cả các NHTM áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao tại NHTM Nhà nước nắm cổ phần chi phối và ngân hàng TMCP có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn

CQTTGSNH

NHTM

Có ít nhất từ 1 đến 2 NHTM trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực Châu Á

Có ít nhất từ 2-3 NHTM nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực Châu Á (2025)

CQTTGSNH

Vụ CSTT, NHTM

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các NHTM lên khoảng 12 - 13%

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các NHTM lên khoảng 16-17%

CQTTGSNH

NHTM

Hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu của các NHTM cổ phần trên thị trường chng khoán Việt Nam

3-5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài (2025)

CQTTGSNH

NHTM

Đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm các NHTM yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt phương án xử lý).

Nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD dưới 3%.

CQTTGSNH

VAMC, Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

6.1

Tăng hiệu quả phân bổ nguồn vốn tín dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong các chương trình, dự án vay vốn tín dụng.

 

 

Vụ Tín dụng CNKT

Viện CLNH, CQTTGSNH, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

6.2

Thúc đẩy phát triển “tín dụng xanh”, “ngân hàng xanh” để góp phần chuyển đổi nền kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh, phát thải các bon thấp, thích ứng với biến đi khí hậu; Tăng tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các bon.

 

 

Viện CLNH

Vụ Tín dụng CNKT, CQTTGSNH, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

7

Từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế về tiền tệ ngân hàng, phục vụ cho phát triển ngành Ngân hàng, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế

 

 

Vụ HTQT

Các đơn vị, Vụ/Cục có liên quan

             

 

Phần B: Phân công trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược

 

STT

Nhóm nhiệm vụ/giải pháp

Tên nhiệm vụ/giải pháp cụ thể

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kết quả đu ra

Thời hạn hoàn thành

1. Hoàn thiện khuôn khpháp lý v tin tệ và hoạt động ngân hàng trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, phù hợp thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cu hội nhập

1.1

 

Rà soát, hoàn thiện Luật NHNN Việt Nam và các quy định liên quan về nhiệm vụ quyền hạn của NHNN bảo đảm vừa tăng cường được tính độc lập, chủ động trong điều hành CSTT, vừa bảo đảm vai trò của NHNN là một cơ quan Chính phủ. Củng cố, nâng cao năng lực ngành Ngân hàng, bảo đảm sau năm 2020 thị trường ngân hàng cơ bản hoạt động theo nguyên tắc thị trường; Xác định vai trò đầu mối của NHNN trong việc thúc đẩy ổn định tài chính; Luật hóa chức năng ổn định tài chính của NHNN

Vụ Pháp chế

Các Vụ, Cục thuộc NHNN

Báo cáo rà soát, tổng kết thi hành Luật NHNN và đề xuất xây dựng Luật sa đổi bổ sung Luật NHNN (nếu cần thiết)

2021-2025

1.2

 

- Rà soát, đánh giá tác động và hiệu quả, từ đó sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định liên quan đến ổn định tiền tệ theo hướng: bảo đảm thực hiện CSTT theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, phối hợp có hiệu quả giữa CSTT và chính sách tài khóa và các chính sách khác.

Vụ CSTT

Vụ Pháp chế, Vụ QLNH, Vụ DBTK, Vụ n định TT-TC, Vụ Tín dụng CNKT

- Kết quả rà soát, đánh giá

- Các cơ chế, chính sách liên quan

2018-2020

2021-2025

 

 

- Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT.

Vụ CSTT

Vụ Pháp chế, Vụ QLNH, Vụ DBTK, Vụ n định TT-TC, Vụ Tín dng CNKT

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

1.3

 

Xây dựng hệ thống các chỉ số chuẩn để đánh giá tính ổn định, an toàn của thị trường tiền tệ.

Vụ n đnh TT-TC

Vụ CSTT, Sở Giao dịch, Vụ DBTK, Vụ QLNH, Vụ Thanh toán, Cục CNTT

Hệ thống các chsố đánh giá

2018-2020

1.4

 

Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Pháp lệnh ngoại hối 2005 và Pháp lệnh sửa đổi pháp lệnh ngoại hối năm 2013; hoàn thiện khung pháp lý về quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vốn, giao dịch vãng lai và các quan hệ kinh tế khác liên quan đến ngoại hối.

Vụ QLNH

Vụ Pháp chế, Vụ CSTT, Vụ DBTK

Báo cáo tổng kết việc thực hiện pháp lệnh ngoại hối 2005 và pháp lệnh sửa đổi năm 2013

2018-2019

1.5

 

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý xác định trách nhiệm của NHNN trong việc thanh tra, giám sát các tập đoàn tài chính dưới hình thức công ty mẹ-con; Đầu mối, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Chính phủ xây dựng khuôn khổ pháp lý về Tập đoàn tài chính.

Vụ Pháp chế

- CQTTGSNH chịu trách nhiệm về nội dung cấu phần về tập đoàn tài chính.

- Đơn vị phối hợp khác: Vụ Ổn định TT-TC và các đơn vị có liên quan

Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD (cấu phần về tập đoàn tài chính)

2018-2020

1.6

 

Từng bước hoàn thiện khuôn pháp lý cho hoạt động giám sát an toàn vĩ mô đối với hệ thống tài chính.

Vụ n định TT-TC

CQTTGSNH, Vụ Pháp chế, VCSTT, Vụ DBTK

Các cơ chế, chính sách liên quan

2021-2025

1.7

 

Nghiên cứu, đề xuất về mô hình giám sát hợp nhất hệ thống tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

CQTTGSNH

Viện CLNH, Vụ n định TT-TC, Vụ Pháp chế, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Báo cáo nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ

2021-2025

1.8

 

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, cấp phép, thanh tra, giám sát và xử lý sau thanh tra, giám sát theo hướng: phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam; tăng cường trách nhiệm, tăng tính công khai, minh bạch trong quản trị và hoạt động của các TCTD, phù hợp với yêu cầu cơ cấu lại các TCTD trong từng giai đoạn.

CQTTGSNH

Vụ n định TT-TC, Vụ Pháp chế, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, VAMC

Các cơ chế, chính sách liên quan

2018-2019

1.9

 

Ban hành lộ trình hướng dẫn và triển khai Basel II.

CQTTGSNH

Vụ n định TT-TC, Vụ Pháp chế, Cục CNTT, CIC, Vụ HTQT

Thông tư quy định tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp nâng cao của Basel II, xây dựng phương án tập trung cơ sdữ liệu phục vụ cho việc triển khai Basel II

2018-2020

1.10

 

Xây dựng tiêu chí, phân loại, xếp hạng các TCTD; rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát thích hợp đối với mỗi loại.

CQTTGSNH

Vụ n định TT-TC, Vụ Pháp chế, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, VAMC

Các cơ chế, chính sách liên quan

2018-2019

1.11

 

Xây dựng cơ chế hỗ trợ các TCTD được chđịnh tiếp nhận, quản lý TCTD yếu kém và các TCTD tham gia tái cơ cu.

CQTTGSNH

Vụ n định TT-TC, Vụ Pháp chế, VAMC, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Các cơ chế, chính sách liên quan

2018-2019

1.12

 

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, cơ chế xử lý khủng hoảng hệ thống và xử lý các TCTD tiềm ẩn rủi ro cao, bảo đảm quyền can thiệp của NHNN nhm bảo vệ sự an toàn hệ thống và an toàn tiền gi của người dân.

CQTTGSNH

Vụ Pháp chế, Vụ Ổn định TT-TC, Vụ Pháp chế, Bảo hiểm tiền gi Việt Nam, VAMC, Vụ Thanh toán

Các cơ chế, chính sách liên quan

2018-2019

1.13

 

Sửa đổi, bổ sung các quy định xử lý sở hữu chéo, ngăn ngừa việc lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông lớn để thao túng hoạt động của TCTD.

CQTTGSNH

Vụ Pháp chế, Vụ n định TT-TC, Vụ Pháp chế, Bo hiểm tiền gửi Việt Nam, VAMC, Vụ TCCB

Các cơ chế, chính sách liên quan

2018-2025

1.14

 

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về việc sáp nhập, hợp nhất, phá sản của TCTD.

CQTTGSNH

Vụ Pháp chế, Bảo hiểm tiền gửi Vit Nam, VAMC

Các cơ chế, chính sách liên quan

2018-2019

1.15

 

Nghiên cứu, sửa đổi quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các TCTD Việt Nam theo hướng tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với từng loại hình TCTD phù hợp với các cam kết quốc tế đã ký kết nhm tăng cường huy động nguồn lực về vốn, công nghệ, quản trị của nhà đầu tư nước ngoài; đồng thời khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia xử lý TCTD yếu kém.

CQTTGSNH

Vụ Pháp chế, Vụ QLNH, Vụ TCCB

Nghị định của Chính phủ

2018-2019

1.16

 

Xây dựng và ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm tiền gửi.

Vụ Pháp chế

CQTTGSNH, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các đơn vị có liên quan

Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật Bảo hiểm tiền gửi

2021-2025

1.17

 

Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền.

Vụ Pháp chế

CQTTGSNH và các đơn vị có liên quan

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền

2018-2019

1.18

 

Nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Các hệ thống thanh toán, nhằm tăng cường quản lý, giám sát hệ thống thanh toán trong nền kinh tế đảm bảo an toàn, phù hợp với thực tế Việt Nam dựa trên chuẩn mực, thông lệ quốc tế và nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh toán của NHNN.

Vụ Thanh toán

Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan

Dự án Luật Các hệ thống thanh toán

2021-2025

1.19

 

Hoàn thiện thể chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các TCTD cung ứng đầy đủ, đa dạng các sn phẩm dịch vụ tài chính, nhất là sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng và các sản phẩm dịch vụ hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ số, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế.

Các Vụ/Cục xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến việc cung ứng sản phẩm dịch vụ: VCSTT, Vụ QLNH, CQTTGSNH, Vụ Tín dụng CNKT, Cục Phát hành kho quỹ, Vụ Thanh toán

Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan

- Rà soát các thể chế, chính sách về sn phẩm dịch vụ tài chính

2018-2019

- Hoàn thiện thể chế chính sách về sản phẩm, dịch vụ tài chính

2020-2022

1.20

 

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử.

Vụ Thanh toán

Vụ Pháp chế, Vụ CSTT, Cục CNTT, NAPAS, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Các cơ chế, chính sách liên quan

2018-2019

2. Tăng cường năng lực thể chế, nâng cao vị thế, tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của NHNN

2a

Cơ cấu lại tổ chức NHNN theo hướng tinh gọn, chuyên môn hóa cao, hiệu lc và hiu quả trong quản lý và điều hành

2a.1

 

Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn và tổ chức lại các Vụ, Cục thuộc Trụ sở chính của NHNN nhằm tập trung quản lý và điều hành theo các khối hoạt động, bảo đảm yêu cầu thông suốt và hiệu quả; từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Vụ TCCB

Các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

2021

2a.2

 

Từng bước tổ chức hợp lý, hiệu quả việc cung ứng tiền mặt; công tác kiểm đếm, phân loại, bảo quản, vận chuyển tiền mặt trong ngành Ngân hàng và phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ ngân quỹ theo hướng chấp thuận cho các TCTD hoặc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ này; nâng cao trách nhiệm của các TCTD trong công tác quản lý tiền mặt và an toàn kho quỹ.

Cục Phát hành kho quỹ

Sở Giao dịch, NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố, Vụ Pháp chế, CQTTGSNH, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các cơ chế, chính sách liên quan và triển khai thực hiện

2018-2025

2a.3

Củng c vai trò của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC), nâng cao chất lượng thông tin cá nhân và doanh nghiệp, hỗ trợ các TCTD tiếp cận thông tin đầy đủ để cung ứng dịch vụ hiệu quả, an toàn.

CIC

Cục CNTT, TCTD

Các cơ chế, chính sách liên quan và triển khai thực hiện

2018-2020

2a.4

Thực hiện đúng lộ trình Đán phát triển Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt theo Quyết định số 1033/QĐ-NHNN ngày 26/5/2014 của Thống đốc NHNN.

CIC

Các đơn vị có liên quan

Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Đ án

2018-2020

2a.5

Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ shạ tầng thông tin để CIC tr thành kênh thông tin tín dụng tin cậy, phục vụ công tác hoạch định chính sách của NHNN và hỗ trợ các TCTD ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.

CIC

Các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

2018-2025

2a.6

Rà soát và đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống NHNN chi nhánh tnh, thành phố.

Vụ TCCB

NHNN chi nhánh tỉnh/thành phố, Các vụ, cục liên quan

Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống NHNN chi nhánh tỉnh/thành phố

2020

2a.7

Tiếp tục sắp xếp hệ thống NHNN chi nhánh tnh, thành phtheo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu qu, phù hợp với yêu cu về cải cách hành chính và cung ứng dịch vụ tài chính; Sau năm 2025, hình thành NHNN khu vực.

Vụ TCCB

NHNN chi nhánh tỉnh/thành phố, Các vụ, cục liên quan

Đề án/Dự án/Chương trình/Kế hoạch... và việc triển khai thc hiện

2021-2025

2b

Tăng cường vai trò của NHNN trong ổn định tiền tệ và n định tài chính, tăng tính tự chủ và trách nhiệm giải trình. Tiếp tục nâng cao năng lực điều hành của NHNN theo chun mực và thông lệ quc tế

2b.1

 

Tăng cường vai trò của NHNN trong ổn định tiền tệ.

Vụ CSTT

Vụ DBTK, Vụ QLNH, Sở Giao dịch, Vụ Pháp chế, Vụ n định TT-TC, Vụ Tín dụng CNKT

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2025

2b.2

Tăng cường vai trò của NHNN trong ổn định tài chính

Vụ Ổn định TT-TC

CQTTGSNH, Vụ pháp chế, Vụ Ổn định TT-TC

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2021-2025

2b.3

Nâng cao năng lực điều hành của NHNN theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Văn phòng

Vụ TCCB, Vụ Pháp chế, các Vụ, Cục liên quan

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2020

2c

Xây dựng và ban hành cơ chế phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng và vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các TCTD, và doanh nghiệp có vn nhà nước do NHNN làm đại diện chủ sở hữu; tăng cường công tác quản lý, giám sát phần vốn nhà nước tại các TCTD và doanh nghiệp có vốn nhà nước NHNN làm đại diện chủ sở hữu; củng cố, hoàn thiện cơ chế người đại diện phần vốn nhà nước tại các NHTM có vốn nhà nước, tăng cường trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của người đại diện, duy trì, bảo đm cơ chế trao đổi thông tin, báo cáo, ủy quyn phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình hoạt động của TCTD

2c.1

 

- Xây dựng và ban hành cơ chế phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng và vai trò đại diện chsở hữu vốn nhà nước tại các TCTD, và doanh nghiệp có vốn nhà nước do NHNN làm đại diện chủ sở hữu.

- Củng cố, hoàn thiện cơ chế người đại diện phần vốn nhà nước tại các NHTM có vốn nhà nước, tăng cường trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của người đại diện, duy trì, bảo đảm cơ chế trao đổi thông tin, báo cáo, ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình hoạt động của TCTD

Vụ TC-KT

CQTTGSNH, Vụ Pháp chế, Vụ TCCB

Quy chế quản lý người đại diện tại TCTD đáp ứng yêu cầu nêu tại Chiến lược

2018-2020

2c.2

 

Tăng cường công tác quản lý, giám sát phn vốn nhà nước tại các TCTD và doanh nghiệp có vốn nhà nước NHNN làm đại diện chủ sở hữu

CQTTGSNH

Vụ TC-KT, Vụ TCCB, Cục CNTT

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

2d

Tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính; trong đó chú trọng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa các dịch vụ hành chính công để tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho các tổ chức và cá nhân.

 

Văn phòng NHNN

Cục CNTT, Vụ Truyền thông, Các Vụ, Cục liên quan

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2020

3. Đi mới khuôn khchính sách tiền t, quản lý ngoi hối và vàng

3a

Đi mới khuôn khổ CSTT

3a.1

 

Khuôn khổ CSTT hướng đến mục tiêu ưu tiên cao nhất là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả huy động và phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Tăng tính độc lập của NHNN trong điều hành CSTT.

Vụ CSTT

Vụ DBTK, Vụ QLNH, Sở Giao dịch, Vụ Pháp chế, Vụ n định TT-TC, Vụ Tín dụng CNKT

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

3a.2

Điều hành CSTT chuyển dần từ điều hành theo khối lượng tiền sang chủ yếu điều hành theo giá; sử dụng công cụ gián tiếp, tiến tới dỡ bỏ dần các biện pháp hành chính về lãi suất khi điều kiện cho phép. Tiếp tục điều hành nghiệp vụ thị trường mtheo hướng là công cụ chủ yếu điều tiết vốn khả dụng của các TCTD, nhằm đạt được mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ.

Vụ CSTT

Vụ DBTK, Vụ QLNH, Sở Giao dịch

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

3b

Đổi mới khuôn khổ quản lý ngoi hối

3b.1

 

Tiếp tục thực hiện chế độ tỷ giá thả ni có quản lý, điều hành tỷ giá với mức độ linh hoạt cao hơn, bám sát diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế, đồng thời bảo đảm phù hợp với các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ.

Vụ CSTT

Vụ QLNH, Vụ DBTK, Sở Giao dịch

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

3b.2

Tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng tính lành mạnh, hiệu quả trong hoạt động của thị trường ngoại tệ, tăng cường sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Vụ CSTT

Vụ QLNH, Vụ DBTK, Sở Giao dịch

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

3b.3

- Đổi mới công tác quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước phù hợp với thông lệ quốc tế và quy mô dtrữ ngoại hối trong từng thời kỳ, bảo đảm hài hòa các mục tiêu an toàn, thanh khoản và sinh lời.

Vụ QLNH

Vụ CSTT, Vụ DBTK, Sở Giao dịch

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2025

 

- Tăng cường công tác phân tích và dự báo để xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối Nhà nước phù hợp với bối cảnh quốc tế và trong nước trong từng thời kỳ;

Vụ QLNH

Vụ CSTT, Vụ DBTK, Sở Giao dịch

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

 

- Thành lập đơn vị độc lập thuộc NHNN quản lý đầu tư dự trữ ngoại hối khi dự trữ ngoại hối đạt quy mô nhất định.

Vụ QLNH

Vụ CSTT, Vụ DBTK, Sở Giao dịch

Đề án/Dự án/Chương trình/Kế hoạch...

2018-2025

3b.4

Phối hợp đồng bộ các giải pháp CSTT nhằm ổn định thị trường ngoại hối, phấn đấu từng bước tăng quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế.

Vụ CSTT

Vụ QLNH, Vụ DBTK, Sở Giao dịch

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

3b.5

Thực hiện đồng bộ các biện pháp tiến tới xóa bỏ cơ bản tình trạng đô la hóa nền kinh tế đến năm 2030.

Vụ QLNH

Vụ CSTT, Vụ DBTK, Sở Giao dịch

Đề án Hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

2018-2019

3b.6

Hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, chuyển dn quan hệ huy động vốn và cho vay ngoại tệ giữa TCTD với khách hàng sang quan hệ mua bán ngoại tệ đbảo đảm thanh khoản ngoại tệ và tăng dự trữ ngoại hối.

Vụ CSTT

Vụ QLNH, Vụ DBTK, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

3b.7

Triển khai thực hiện Đề án tự do hóa các giao dịch vốn phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam đã được phê duyệt theo Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 11/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Vụ QLNH

Vụ CSTT, Vụ DBTK, Vụ Pháp chế, CQTTGSNH, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Đ án

Hàng năm

3c

Đổi mới khuôn khổ quản lý thị trường vàng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thị trường vàng, hạn chế tình trạng vàng hóa, hỗ trợ điều hành CSTT và ổn định kinh tế vĩ mô

 

Vụ QLNH

Vụ CSTT, Vụ DBTK

Đề án giải pháp hạn chế tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế nhằm chuyển hóa nguồn lực vàng thành tiền phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025.

2018-2019

3d

Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thống kê, phân tích dự báo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; hoàn thiện chương trình phần mềm báo cáo thống kê, phân tích và xử lý số liệu thống kê, đảm bảo các số liệu, sản phm thng kê kịp thời, chính xác, phù hợp với thông lệ quốc tế, phục vụ hiệu quả cho công tác chỉ đạo, điều hành; Hoàn thiện cơ chế thu thập và chia sẻ thông tin trong nội bộ ngành Ngân hàng, cũng như với các cơ quan ngoài ngành, bảo đảm sự phi hợp chính sách giữa NHNN và Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đu tư, Bộ Công thương nhằm tạo sự đồng bộ, nhất quán giữa CSTT với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác

3d.1

 

Rà soát, hoàn thiện các quy định về báo cáo thống kê nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ xây dựng, triển khai các giải pháp chỉ đạo, điều hành, các nhiệm vụ tại Chiến lược của Vụ, Cục, Cơ quan thuộc NHNN

Vụ DBTK

VCSTT, Vụ Tín dụng CNKT, Vụ Thanh toán, Vụ QLNH, Vụ HTQT, Cơ quan TTGSNH, Sở Giao dịch, Cục PH&KQ, Cục CNTT và các đơn vị liên quan

Sửa đổi hoặc ban hành mới Thông tư quy định về chế độ báo cáo thống kê

2021-2025

3d.2

 

Hoàn thiện chương trình phần mềm báo cáo thống kê đảm bảo nâng cao tính hiệu qu, kịp thời, chính xác của số liệu thống kê phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của NHNN

Cục CNTT

Vụ DBTK, Vụ CSTT, Vụ Tín dụng CNKT, Vụ Thanh toán, Vụ QLNH, Vụ HTQT, Cơ quan TTGSNH, Sở Giao dịch, Cục PH&KQ và các đơn vị liên quan

Phần mềm báo cáo thống kê

2018-2020

3d.3

 

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phân tích, dự báo; thường xuyên ứng dụng và phát triển các mô hình định lượng, cập nhật và vận hành các phần mềm sử dụng trong công tác phân tích, dự báo cho phù hợp, tiệm cận với thông lệ quốc tế

Vụ DBTK

Các đơn vị liên quan thuộc NHNN

Nhiệm vụ thường xuyên; báo cáo phân tích, dự báo định kỳ

2021-2025

3d.4

 

Thực hiện phân quyền khai thác thông tin cho các Vụ, Cục, đơn vị thuộc NHNN để phục vụ cho công tác chuyên môn, điều hành của NHNN; xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện phân quyền cho các đơn vị (nếu có)

Vụ DBTK

Cục CNTT, Vụ CSTT, Vụ Tín dụng CNKT, Cơ quan TTGSNH, Sở GD, Cục PH&KQ, Vụ QLNH, Vụ Thanh toán và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

2021-2025

3d.5

 

Củng cố việc thu thập thông tin để hoàn thiện cơ sở dữ liệu về kinh tế, tài chính vĩ mô phục vụ công tác tham mưu, điều hành của các đơn vị thuộc NHNN

Vụ DBTK

Các đơn vị liên quan thuộc NHNN

Nhiệm vụ thường xuyên

2021-2025

3d.6

 

Phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan từng bước nâng cao chất lượng thống kê cán cân thanh toán quốc tế

Vụ DBTK

Vụ QLNH, Cục CNTT, các bộ, ngành có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

2021-2025

3d.7

 

Bảo đảm sự phối hợp chính sách giữa NHNN và Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương nhằm tạo sự đồng bộ, nhất quán giữa CSTT với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác

Vụ CSTT

Vụ DBTK, Vụ QLNH, Vụ Tín dụng CNKT, viện CLNH và các đơn vị liên quan thuộc NHNN

Nhiệm vụ thường xuyên; báo cáo của Tổ điều phối 9078 của NHNN

2021-2025

3đ

Phát triển thị trường tiền tệ ổn định, minh bạch, phù hợp với định hướng và lộ trình tái cơ cấu lại thị trường tài chính bảo đảm cơ cấu thị trường phù hợp, hài hòa với thtrường vốn và thị trường bảo hiểm.

3đ.1

 

Minh bạch hóa thông tin công bố trên thị trường tiền tệ để ci thiện lòng tin của nhà đầu tư và người gửi tiền; xây dựng hệ thống thông tin quản lý hoạt động thị trường tiền tệ liên ngân hàng để hỗ trợ điều hành của NHNN và nhu cầu của các TCTD

Sở Giao dịch

Vụ DBTK, Vụ CSTT, QLNH, Cục CNTT, Vụ truyn thông, CQTTGSNH, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

- Cơ chế, chính sách về minh bạch hóa thông tin công bố trên thị trường tiền tệ để ci thiện lòng tin của nhà đầu tư và người gửi tiền (trên cơ sở rà soát quy định hiện hành để bổ sung, chỉnh sa hoặc xây dựng mới).

2019-2021

 

 

 

 

- Thực hiện chế độ công bố thông tin theo cơ chế, chính sách đã ban hành

- Thường xuyên, theo quy định tại cơ chế, chính sách.

 

 

 

 

- Hệ thống thông tin quản lý hoạt động thị trường tiền tệ liên ngân hàng để hỗ trợ điều hành của NHNN và nhu cầu của các TCTD

2019-2021

3đ.2

Nâng cao cht lượng báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các TCTD, trong đó đảm bảo đầy đủ, chính xác, bao gồm cả các thông tin phi tài chính như cơ cấu sở hữu, hoạt động quản trị điều hành.

Các TCTD

Vụ CSTT, Sở Giao dịch, Vụ Thanh toán, CQTTGSNH và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

4. Phát trin, quản lý và giám sát các hệ thng thanh toán quan trọng trong nn kinh tế

4a

Cu trúc lại hệ thng thanh toán điện tử liên ngân hàng theo hướng tập trung, hiện đại, đóng vai trò là hệ thống thanh toán xương sống quốc gia, thực hiện vai trò trung tâm thanh toán của NHNN, phục vụ cho hệ thống thanh toán giá trị cao, thanh toán đa tệ liên ngân hàng... và kết nối được với các hệ thống thanh toán khác trong nền kinh tế

 

Cục CNTT

Vụ Thanh toán, NAPAS, Sở Giao dịch

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thc hiện

2018-2025

4b

Xây dựng và phát triển Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ, giao dịch thẻ để cung ứng dịch vụ chuyển mạch và bù trừ điện tử qua các phương tiện thanh toán, các dịch vụ thanh toán và các kênh thanh toán khác nhau, thc hiện thanh toán theo lô và theo thời gian thực, hoạt động 24/7, phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau

 

Vụ Thanh toán

Cục CNTT, NAPAS, Sở Giao dịch và các đơn vị có liên quan

Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động

2018-2019

4c

Hoàn thiện hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng đảm bảo kết nối thông suốt và tự động hóa khi kết nối với Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ và Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN Việt Nam nhằm phục vụ nhu cu thanh toán của nhiều đối tượng như các TCTD, doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan Chính phủ

 

Các NHTM

Vụ Thanh toán, Cục CNTT, CQTTGSNH, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

Hệ thống thanh toán nội bộ đáp ứng yêu cầu đề ra tại Chiến lược

2018-2019

4d

Hoàn thiện chức năng giám sát của NHNN đối với các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế, phù hợp các chuẩn mực giám sát theo các nguyên tắc do Ngân hàng Thanh toán quốc tế BIS và Tổ chức Quốc tế Các Ủy ban chứng khoán (IOSCO) xây dựng, bảo đảm các hệ thống thanh toán quốc gia hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt; Giám sát hiệu quả các hoạt động thanh toán xuyên biên giới, thanh toán quốc tế; Giám sát việc cung ứng các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới; Trin khai nghiên cứu và xây dựng Chiến lược phát trin các hệ thng thanh toán và quyết toán đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

4d.1

 

Hoàn thiện chc năng giám sát của NHNN đối với các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế, phù hợp các chuẩn mực giám sát theo các nguyên tắc do Ngân hàng Thanh toán quốc tế BIS và Tổ chức Quốc tế Các Ủy ban chứng khoán (IOSCO) xây dựng, bảo đảm các hệ thống thanh toán quốc gia hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt

Vụ thanh toán

Cục CNTT, NAPAS, Sở Giao dịch, Vụ n định TT-TC và các đơn vị có liên quan

Các cơ chế, chính sách liên quan

Hàng năm

4d.2

 

Giám sát hiệu quả các hoạt động thanh toán xuyên biên giới, thanh toán quốc tế

Vụ QLNH

Vụ Thanh toán, CQTTGSNH, Sgiao dịch và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

 

 

Giám sát việc cung ứng các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới

Vụ thanh toán

Cục CNTT, NAPAS, CQTTGSNH và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

4d.3

 

Triển khai nghiên cứu và xây dựng Chiến lược phát triển các hệ thống thanh toán và quyết toán đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Vụ thanh toán

Viện CLNH, Cục CNTT, NAPAS, Sở Giao dịch và các đơn vị có liên quan

Chiến lược phát triển các hệ thống thanh toán và quyết toán đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

2019-2025

Xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

 

NAPAS

Vụ Thanh toán, Vụ Pháp chế, Cục CNTT, Sở Giao dịch, Viện CLNH và các đơn vị có liên quan.

Chiến lược phát triển Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

2018-2020

5. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, phù hợp với thông lvà chuẩn mc quốc tế

5a

Hoàn thiện mô hình tổ chức CQTTGSNH phù hợp với lộ trình đổi mi mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của NHNN

5a.1

 

Hoàn thiện, đi mới mô hình tổ chức thanh tra giám sát ngân hàng theo hướng: Bảo đảm sự chđạo thống nhất về hoạt động thanh tra, giám sát của CQTTGSNH tới các đơn vị thanh tra giám sát ngân hàng tại địa phương, tránh tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.

Vụ TCCB

CQTTGSNH, Vụ Pháp chế, NHNN Chi nhánh tnh, thành phố

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghi định số 26/2014/NĐ-CP và thay thế Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg và các văn bản liên quan

2018-2019

5a.2

Xây dựng cơ chế phân cấp, phân quyền, phân định trách nhiệm rõ ràng, minh bạch, cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, quy trình báo cáo, chđạo điều hành trong nội bộ của CQTTGSNH cũng như giữa CQTTGSNH với các đơn vị thuộc NHNN.

CQTTGSNH

Vụ TCCB, Vụ Pháp chế, NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố, các Vụ, Cục liên quan thuộc NHNN

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2020

5a.3

Hình thành đơn vị thuộc CQTTGSNH chịu trách nhiệm quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD có tầm quan trọng hệ thống và đơn vị chuyên trách tham mưu cho Thống đốc NHNN trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thng TCTD là hợp tác xã.

Vụ TCCB

CQTTGSNH, Vụ Pháp chế

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2014/NĐ-CP và thay thế Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg và các văn bản liên quan

2018-2020

5a.4

Tăng cường sự phối hợp công tác, chia sẻ thông tin giữa CQTTGSNH và các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống tài chính.

CQTTGSNH

Vụ n định TT-TC, Vụ Pháp chế

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2025

5b

Đổi mới phương pháp thanh tra, giám sát

5b.1

 

Tiếp tục đổi mới công tác thanh tra theo hướng: chuyển nhanh và mạnh từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro, gn kết chặt chẽ với giám sát trên cơ sở rủi ro, từng bước áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tăng cường thanh tra toàn diện, pháp nhân TCTD.

CQTTGSNH

NHNN chi nhánh tnh, thành phố, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Đề án/Dự án/Chương trình/Kế hoạch... và việc triển khai thực hiện

Hàng năm

5b.2

Tiếp tục đổi mới công tác giám sát theo hướng: nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô trên cơ sở triển khai các công cụ, phương pháp giám sát rủi ro mới gắn liền với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

CQTTGSNH

Vụ n định TT-TC, Cục CNTT, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Xây dựng tiêu chí, ngưỡng giám sát từng loại hình TCTD, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, các công cụ, phần mềm, chương trình phân tích dữ liệu phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng

Hàng năm

5b.3

Nâng cao khả năng cảnh báo sớm của NHNN đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật ngành Ngân hàng của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

CQTTGSNH

Vụ n định TT-TC, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Xây dựng phương pháp, ngưỡng cảnh báo sớm đối với các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Hàng năm

5b.4

Phối hợp chặt chẽ giữa công tác giám sát với công tác thanh tra, cấp phép và ban hành chế độ, chính sách.

CQTTGSNH

Vụ Pháp chế

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

5c

Tăng cường đu tư công nghệ hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân hàng

 

CQTTGSNH

Cục CNTT

Đề án/D án/Chương trình/Kế hoạch... và việc triển khai thực hiện

Hàng năm

5d

Xây dựng cơ chế kiểm soát cán bộ đồng thời với cơ chế bảo vệ cán bộ phù hợp, hạn chế rủi ro pháp lý cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, giám sát trong ngành Ngân hàng.

 

Vụ TCCB

Vụ Pháp chế, CQTTGS

Cơ chế, chính sách liên quan

2019-2020

5đ

Tăng cường chất lượng thanh tra, giám sát các tập đoàn tài chính dưới hình thức công ty mẹ - con, trong đó công ty mẹ là TCTD; kiểm soát tính liên thông giữa các TCTD với các định chế tài chính thuộc phạm vi thanh tra, giám sát của NHNN

 

CQTTGSNH

Vụ Pháp chế, Vụ n định TT-TC

Đề án/Dự án/Chương trình/Kế hoạch... và việc triển khai thực hiện

Hàng năm

6. Phát triển sản phẩm, dch v ngân hàng hin đi, to cơ sở nâng cao khả năng tiếp cn dịch vụ ngân hàng

6a

Đa dng hóa các kênh cung ứng dch v ngân hàng

6a.1

 

Đẩy manh phát triển các kênh giao dịch ngân hàng hiện đại và các hình thức thanh toán mới, hiện đại

Các TCTD

Vụ Thanh toán và các Vụ, Cục liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6a.2

Tiếp tục phát triển, sắp xếp hợp lý mạng lưới ATM và POS trên toàn quốc đảm bảo hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường; khuyến khích các ngân hàng, tổ chức khác đầu tư và mở rộng mạng lưới ATM tới khu vực nông thôn, khó tiếp cận các điểm giao dịch của ngân hàng; nghiên cứu ứng dụng một số loại máy ATM tính năng hiện đại

Các TCTD

Vụ Thanh toán, Cục CNTT, NAPAS, CQTTGSNH, Viện CLNH, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Kết quả triển khai Kế hoạch số 10/KH-NHNN ngày 25/9/2017 về Kế hoạch phát triển thanh toán thẻ ngân hàng qua thiết bị chấp nhận thẻ giai đoạn 2017-2020

2018-2020

6a.3

Khuyến khích hợp tác trong mối quan hệ cạnh tranh lành mạnh giữa ngân hàng và tổ chức công nghệ tài chính (Fintech), các tổ chức phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, hệ thống QTDND để phát triển mạng lưới đại lý cho ngân hàng với chi phí thấp; Tạo môi trường pháp lý thích hợp cho việc phát triển các tổ chức công nghệ tài chính an toàn, hiệu quả

Vụ Thanh toán

Cục CNTT, CQTTGSNH, Viện CLNH, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2019

6a.4

Ban hành chuẩn kết nối giữa các TCTD với nhau và giữa các TCTD với các tổ chức công nghệ tài chính

Cục CNTT

Vụ Thanh toán, NAPAS và các đơn vị có liên quan

Quy định về chuẩn kết nối giữa các TCTD với nhau và giữa các TCTD với các tổ chức công nghệ tài chính

2018-2020

6b

Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

6b.1

 

Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ theo hướng: cải thiện thái độ phục vụ; đi mới quy trình, thủ tục và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiết giảm thời gian, chi phí, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

Các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Cục CNTT, CQTTGSNH, Viện CLNH, Vụ Thanh toán

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6b.2

Chú trọng phát trin các sản phm, dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có khả năng đáp ứng nhu cầu của các đối tượng chưa được hoặc ít được ngân hàng phục vụ.

Các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Vụ Thanh toán, Cục CNTT, CQTTGSNH, Viện CLNH, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6b.3

Phát triển các sản phm tài chính vi mô linh hoạt, có cấu trúc đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhu cầu đại bộ phận người dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Các Tổ chức TCVM

CQTTGSNH, Viện CLNH, Vụ CSTT, Vụ Tín dụng CNKT

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6b.4

Phát triển các sản phm, dịch vụ cho tín dụng thương mại, tín dụng cho doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị.

Vụ Tín dng CNKT

Các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Vụ CSTT, Viện CLNH, CQTTGSNH

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6b.5

Phát triển nhiều dịch vụ gia tăng trên kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng từ thẻ ngân hàng; Xây dựng chuẩn thẻ chíp nội địa và triển khai kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang th chíp tại Việt Nam với lộ trình thích hợp nhằm bảo đảm an ninh, an toàn trong thanh toán th, tạo thuận lợi kết nối với các hệ thống thanh toán khác.

Vụ Thanh toán

Các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, CQTTGSNH, Viện CLNH, NAPAS.

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6b.6

Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh các phương thức thanh toán điện tử như ngân hàng trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc và chấp nhận thanh toán không tiếp xúc, thanh toán không tiếp xúc trên di động, thanh toán qua QR Code, Tokenization...; Áp dụng các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mới, tiên tiến phù hợp với xu hướng thanh toán trên thế giới, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an ninh an toàn, tiện lợi và có chi phí hợp lý.

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

NAPAS, Vụ Thanh toán, CQTTGSNH, Viện CLNH

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6c

Phát triển thanh toán điện tphục vụ thương mại điện tử theo hướng hoàn thiện, tăng cường kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tcủa hệ thống ngân hàng với hạ tầng thanh toán của các đơn vị trung gian thanh toán để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, tại các điểm bán lẻ và thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ trực tuyến.

 

Vụ Thanh toán

Cục CNTT, NAPAS, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6d

Xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện

 

Viện CLNH

Vụ HTQT, Vụ Thanh toán và các đơn vị có liên quan

Quyết định của Thủ tướng ban hành Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện

2020

Triển khai hoạt động ngân hàng xanh thông qua việc gia tăng nhận thức và trách nhiệm đối với môi trường và xã hội của ngành Ngân hàng trong kinh doanh; tăng cường năng lực các TCTD để phát triển sản phẩm huy động và cho vay vốn tín dụng vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các bon để góp phần bảo vmôi trường, nâng cao hiu qusử dụng tài nguyên, năng lượng

6đ.1

 

Trin khai hoạt động ngân hàng xanh thông qua việc gia tăng nhận thức và trách nhiệm đối với môi trường và xã hội của ngành Ngân hàng trong kinh doanh.

Vụ Tín dụng CNKT

Viện CLNH, Vụ Truyền thông và các đơn vị liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6đ.2

Tăng cường năng lực các TCTD để phát triển sản phẩm huy động và cho vay vốn tín dụng vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các bon để góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng.

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Vụ Tín dụng CNKT, Viện CLNH, CQTTGSNH

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6đ.3

Triển khai đề án Ngân hàng xanh tại Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 7/8/2018 của Thống đốc NHNN.

Viện CLNH

Vụ Tín dụng CNKT, Cục CNTT, CQTTGSNH, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Nhiệm vụ thường xuyên

2018-2025

7. Phát triển hệ thống các TCTD đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, từng bước nâng cao năng lc cnh tranh quốc tế

7a

Đi với các NHTM, các TCTD phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty tài chính tiêu dùng và công ty cho thuê tài chính)

7a.1

 

Lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính. Tăng vốn và ci thiện chất lượng nguồn vốn tự có của các NHTM và các TCTD phi ngân hàng, bảo đảm mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật và chuẩn mực quốc tế; Tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiểm soát chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản.

Các NHTM, các TCTD phi ngân hàng

CQTTGSNH, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của từng TCTD và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.2

Chuyển đổi mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng từ “độc canh tín dụng” sang mô hình đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; nâng cao tính chuyên môn, chuyên nghiệp trong cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử; gia tăng xuất khẩu dịch vụ tài chính.

Các NHTM

CQTTGSNH, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của từng TCTD và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.3

Tiếp tục tiến hành rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính; Thoái vốn đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực phi tài chính, nhiều rủi ro; Cơ cấu tín dụng tiếp tục theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên nhằm góp phần cơ cấu lại nền kinh tế.

Các NHTM

CQTTGSNH, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của từng TCTD và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.4

Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tính minh bạch trong hoạt động của TCTD: Hoàn thiện, áp dụng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel và lộ trình áp dụng Basel II tại Việt Nam; Hoàn thiện và áp dụng các quy định về quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế; Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ chuyên môn cao, ý thức tuân thủ pháp luật, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp tốt; Đa dạng hóa cơ cấu cđông; Yêu cầu các TCTD công bố công khai, minh bạch, chính xác thông tin về chiến lược kinh doanh, sở hữu, tình hình tài chính, cơ cu quản lý, quản trị ri ro và quản trị doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quc tế.

Các NHTM, các TCTD phi ngân hàng

CQTTGSNH, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của từng TCTD và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.5

Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM; Nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp hoạt động và yêu cầu quản trị, điều hành của TCTD; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành và quản lý, phân tích và phòng ngừa rủi ro; đồng thi đầu tư và có giải pháp phù hợp đảm bảo an ninh công ngh thông tin.

Các NHTM, các TCTD phi ngân hàng

CQTTGSNH, Cục CNTT, Vụ Thanh toán, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của từng TCTD và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.6

Các NHTM Nhà nước đóng vai trò là lực lượng chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường; Đi đầu trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến, chủ động hội nhập quốc tế; Tích cực tham gia cơ cấu lại các TCTD yếu kém theo chỉ đạo của NHNN.

Các NHTM Nhà nước

CQTTGSNH

Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của từng TCTD và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.7

Tăng vn điều lệ đđảm bảo tỷ lệ an toàn vn theo chuẩn mực Basel II, bảo đảm vai trò chi phối của Nhà nước trong các NHTM Nhà nước, trong đó Nhà nước nắm giữ ở mức tối thiểu 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; Lựa chọn cổ đông chiến lược có uy tín trên thị trường, có năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị; Chuẩn bị các điều kiện tiền đề, tiến tới niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài

Các NHTM Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam)

CQTTGSNH

- Phương án tăng vốn điều lệ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của từng TCTD và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.8

Giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn; Cơ cấu lại theo mô hình NHTM đa năng; Triển khai cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp và bảo đảm Nhà nước nắm giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

CQTTGSNH

- Phương án tăng vốn điều lệ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.9

Tiếp tục củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại các ngân hàng TMCP, các TCTD phi ngân hàng để lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm an toàn hệ thống; hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật và tiệm cận với thông lệ quốc tế.

Các ngân hàng TMCP và TCTD phi ngân hàng

CQTTGSNH

Nhiệm vụ thường xuyên

2018-2020

7a.10

Khuyến khích và tạo điều kiện để các TCTD lành mạnh hoặc các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài tham gia cơ cấu lại các ngân hàng TMCP, các TCTD phi ngân hàng yếu kém; thúc đẩy việc mua bán, sáp nhập trên cơ sở tự nguyện của các TCTD để hình thành các định chế có quy mô lớn và quản trị tt hơn.

CQTTGSNH

 

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.11

Tiếp tục tạo điều kiện cho các TCTD nước ngoài hoạt động kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng với các TCTD Việt Nam; Khuyến khích các TCTD nước ngoài tham gia hỗ trợ và x lý các vấn đề khó khăn, yếu kém của các TCTD trong nước; Khuyến khích các TCTD nước ngoài đi đầu trong việc phát triển và áp dụng các công nghệ hiện đại, đưa các sản phẩm, dịch vụ mới tới thị trường Việt Nam; Hỗ trợ các TCTD trong nước trong việc tiếp cận với các quy trình, sản phẩm, công nghệ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về sản phẩm và dịch vụ của khách hàng.

CQTTGSNH

Các TCTD nước ngoài, các Vụ, Cục liên quan thuộc NHNN

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.12

Tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong quản trị và hoạt động của các TCTD ở mức cao hơn; Tiếp tục hoàn thiện và triển khai các chính sách và quy trình nội bộ lành mnh; Rà soát, đánh giá, bổ sung, chnh sửa các phương thức quản trị, điều hành tiên tiến dựa trên các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Các NHTM, các TCTD phi ngân hàng

CQTTGSNH

Nhiệm vụ thường xuyên

2021-2025

7a.13

Tổng kết việc triển khai thực hiện Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn; áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao.

Các NHTM

CQTTGSNH

- Báo cáo tng kết.

- Lộ trình áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao.

2021-2025

7a.14

Tiếp tục hiện đại hóa hệ thống công nghệ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành và quản lý, phân tích và phòng ngừa rủi ro; tiếp tục đầu tư và có giải pháp phù hợp đảm bảo an ninh công nghệ thông tin.

Các NHTM, các TCTD phi ngân hàng

CQTTGSNH, cục CNTT

Nhiệm vụ thường xuyên

2021-2025

7a.15

Tiếp tục áp dụng các biện pháp đa dạng hóa cơ cấu cổ đông, tạo điều kiện hình thành các ngân hàng lớn, có tầm quan trọng trong hệ thống và khu vực.

Các ngân hàng TMCP, các TCTD phi ngân hàng cổ phần

CQTTGSNH

Nhiệm vụ thường xuyên

2021-2025

7a.16

Các TCTD chủ động xây dựng, điều chỉnh Chiến lược kinh doanh phù hợp với giai đoạn mới; trong đó hoạch định chiến lược phát triển dịch vụ rõ ràng, chú trọng phát triển các kênh cung ứng dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ số; đa dạng hóa sản phm dịch vụ ngân hàng, phát triển mạnh các kênh dịch vụ phi tín dụng nhằm tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng và cam kết tham gia tích cực, hiệu quả vào việc thực thi tài chính toàn diện.

Các NHTM, các TCTD phi ngân hàng

CQTTGSNH và các Vụ, Cục liên quan

Chiến lược kinh doanh và việc triển khai thực hiện

2021-2025

7a.17

Các NHTM Nhà nước tiếp tục đóng vai trò là lực lượng chủ lực, chđạo về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường; đi đầu trong việc triển khai và áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao và hội nhập quốc tế; đảm bảo tỷ lệ sở hữu Nhà nước ở mc 51%; Thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài (riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, thực hiện niêm yết cổ phiếu của trên thtrường chứng khoán trong nước).

Các NHTM Nhà nước

CQTTGSNH

Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của từng NHTM Nhà nước và việc triển khai thực hiện

2021-2025

7a.18

Các ngân hàng TMCP đảm bảo các điều kiện về vốn, cơ sở dữ liệu và nguồn nhân lực để áp dụng đầy đủ Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn.

Các ngân hàng TMCP

CQTTGSNH

Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của từng ngân hàng TMCP và việc triển khai thực hiện

2021-2025

7a.19

Lựa chọn ngân hàng TMCP đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn và có chất lượng quản trị tốt để áp dụng thí điểm Basel II theo phương pháp nâng cao.

CQTTGSNH

Các ngân hàng TMCP liên quan

Đán/Dự án/Chương trình/Kế hoạch... thí điểm

2021-2025

7a.20

Khuyến khích ngân hàng TMCP đủ điều kiện thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài.

CQTTGSNH

Các ngân hàng TMCP

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2021-2025

7a.21

Phát triển đa dạng các loại hình TCTD phi ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam.

CQTTGSNH

Các Vụ, Cục liên quan

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2021-2025

7a.22

Các TCTD nước ngoài tiếp tục tiên phong trong phát triển dịch vụ ngân hàng, tạo môi trường cạnh tranh, góp phần thúc đẩy để các TCTD trong nước phát triển.

TCTD nước ngoài

CQTTGSNH và các Vụ, Cục liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

2021-2025

7b

Đối với loại hình TCTD là hợp tác xã và các tổ chức tài chính vi mô

7b.1

 

Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Ngân hàng HTX trong điều hòa vn, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ khoản vay của khách hàng; hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, công nghệ thông tin, hỗ trợ hoạt động ngân hàng đối với QTDND thành viên; tham gia xlý đối với QTDND thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động.

Ngân hàng HTX

CQTTGSNH, Bảo hiểm tiền gi Việt Nam và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

2018-2020

7b.2

Tiếp tục chấn chnh, cng ctoàn diện về tài chính, quản trị và hoạt động của QTDND hiện có đi đôi với mở rộng vững chắc các QTDND mới ở khu vực nông thôn; Phạm vi hoạt động chủ yếu của QTDND là huy động vốn và cho vay các thành viên trên địa bàn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi; Bảo đảm QTDND hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và nhằm mục tiêu chyếu là tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên; QTDND phải hoạt động và tuân thủ theo đúng quy định của Luật các TCTD và Luật Hợp tác xã.

CQTTGSNH

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, NHNN chi nhánh tnh/thành phố, QTDND

Nhiệm vụ thường xuyên

2018-2020

7b.3

Xây dựng và triển khai Đề án củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

CQTTGSNH

Ngân hàng HTX, Hiệp hội QTDND, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Quyết định ban hành Đề án củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

2018-2019

7b.4

Củng cố kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hiệp hội QTDND nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng đầu mối liên kết hệ thống QTDND, đại diện quyền lợi và định hướng phát triển chung cho các QTDND; Đồng thời phối hợp với Ngân hàng HTX triển khai công tác đào tạo cán bộ QTDND và thành lập Tổ chức kiểm toán độc lập đối với các QTDND theo quy định của pháp luật.

Hiệp hi QTDND

Ngân hàng HTX, CQTTGSNH, Bảo hiểm tiền gi Việt Nam và các đơn vị có liên quan

Đề án/Dự án/Chương trình/Kế hoạch... và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7b.5

Phối hợp với Ngân hàng HTX triển khai công tác đào tạo cán bộ QTDND và thành lập Tổ chức kiểm toán độc lập đối với các QTDND theo quy định của pháp luật.

Hiệp hội QTDND

Ngân hàng HTX, Bảo hiểm tiền gi Việt Nam và các đơn vị có liên quan

Đề án/Dự án/Chương trình/Kế hoạch... và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7b.6

Hoàn thiện việc xây dựng Ngân hàng HTX thành Ngân hàng của tất cả các QTDND nhm mục tiêu chủ yếu là liên kết, đảm bảo an toàn của hệ thống qua việc hỗ trợ tài chính và giám sát hoạt động của các QTDND; Hoạt động chủ yếu là điều hòa vốn, thực hiện các hoạt động ngân hàng và quản lý vận hành Quỹ đảm bo an toàn hệ thống đối với thành viên là các QTDND.

Ngân hàng HTX

CQTTGSNH, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các đơn vị liên quan

Chiến lược phát triển/ Đề án/Dự án/Chương trình/Kế hoạch... và việc triển khai thực hiện

2021-2025

7b.7

Nghiên cứu, xây dựng Trung tâm thẩm định tín dụng độc lập nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng tín dụng của các QTDND thành viên.

Ngân hàng HTX

CQTTGSNH, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các đơn vị có liên quan

Trung tâm thẩm định tín dụng độc lập

2021-2025

7b.8

Tiếp tục áp dụng các giải pháp đảm bảo các QTDND hoạt động đúng tôn ch, mục đích và nguyên tắc của loại hình TCTD là hợp tác xã để phục vụ tốt hơn cho các thành viên; tập trung vào mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của thành viên, phục vụ cộng đồng trên địa bàn; Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu, bộ máy quản trị điều hành, đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng hóa và hiện đại hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc thù của loại hình TCTD là hợp tác xã để phục vụ tốt hơn cho các thành viên.

QTDND

NHNN chi nhánh tnh/thành phố, CQTTGSNH, Bảo hiểm tiền gi Việt Nam

Đề án củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và việc triển khai thực hiện

2021-2025

7b.9

Nghiên cứu thiết lập mi liên kết giữa các QTDND ngành nghề với các QTDND khác và với Ngân hàng HTX.

CQTTGSNH

Ngân hàng HTX, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam QTDND và các đơn vị có liên quan

Cơ chế thiết lập mối liên kết

2021-2025

7b.10

Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Hiệp hội QTDND để phối hợp với Ngân hàng HTX thực hiện tốt chức năng đầu mối liên kết của hệ thống TCTD là hợp tác xã đối với các QTDND hội viên; Hỗ trợ và bảo đảm cho hệ thống QTDND hoạt động ổn định, phát triển an toàn và bền vững.

Hiệp hội QTDND

Ngân hàng HTX, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, CQTTGSNH và các đơn vị có liên quan

Đề án/Dán/Chương trình/Kế hoạch... và việc triển khai thc hiện

Hàng năm

7b.11

Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô an toàn, vững mạnh theo định hướng thị trường; Đảm bảo sự tiếp cận dịch vụ tài chính có chất lượng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, các hộ gia đình nghèo và người có thu nhập thấp; tăng cường cơ hội phát triển kinh tế cho người dân; Thực hiện ch trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

CQTTGSNH

Vụ Pháp chế, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các đơn vị có liên quan, các tổ chức TCVM

Đề án/Dán/Chương trình/Kế hoạch... và việc triển khai thực hiện

2018-2025

7b.12

Triển khai đồng bộ Đề án “Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến hết năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011.

CQTTGSNH

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Các đơn vị liên quan

Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Đ án

2018-2020

7b.13

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô và các chương trình, dự án tài chính vi mô, đồng thời có cơ chế quản lý, giám sát phù hợp với đặc thù hoạt động tài chính vi mô; Xây dựng các chính sách đặc thù để tạo điều kiện liên kết hoạt động của các loại hình TCTD với hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô.

CQTTGSNH

Vụ pháp chế, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các đơn vị có liên quan

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7b.14

Khuyến khích, tăng số lượng các tổ chức tài chính vi mô để gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ khách hàng, hỗ trợ việc triển khai Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện.

CQTTGSNH

Viện CLNH, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các đơn vị có liên quan

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2021-2025

8. Hoàn thin mô hình các tchức tài chính khác hot động trong nh vc ngân hàng

8a

Ngân hàng CSXH

8a.1

 

Tập trung thống nhất chức năng tín dụng chính sách từ các NHTM sang Ngân hàng CSXH; Phát triển Ngân hàng CSXH thành tổ chức có khả năng tự chủ và phát triển ổn định lâu dài, đồng thời duy trì được vai trò là định chế tài chính công thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ; tập trung vào những lĩnh vực mà các tchức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng đưc mt phần.

Ngân hàng CSXH

CQTTGSNH và các Vụ, Cục liên quan

Chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH và việc triển khai thực hiện

Các giai đoạn 2018-2020, 2021-2030

8a.2

Tổ chức thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012.

Ngân hàng CSXH

Các đơn vị liên quan

Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược

2018-2020

8a.3

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH giai đoạn 2011-2020, nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngân hàng CSXH

CQTTGSNH, Viện CLNH và các đơn vị có liên quan

Chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH giai đoạn 2021-2030

2021

8b

VAMC

8b.1

 

Phát trin VAMC thực sự trở thành trung tâm trong hoạt động xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các TCTD, thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ, đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của các TCTD, có đủ năng lực và nguồn lực để thực hiện chức năng và nhiệm vụ mua, bán và xử lý nợ xấu, định giá, đấu giá tài sản.

VAMC

CQTTGSNH, Vụ TCCB, các Vụ, Cục liên quan và các TCTD

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

8b.2

Chiến lược phát triển VAMC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

VAMC

CQTTGSNH, và các đơn vị có liên quan

Chiến lược phát triển VAMC đến năm 2025, đnh hướng đến năm 2030

2018-2019

8c

Bo him tiền gi Việt Nam

8c.1

 

Phát triển Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo mô hình công ty trách nhiệm hu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, NHNN Việt Nam là cơ quan đại diện chủ sở hữu; thực hiện mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gi tiền, góp phần duy trì sự ổn định hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Xây dựng Chiến lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, đnh hướng đến năm 2030.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

CQTTGSNH, Vụ TCCB, Vụ Pháp chế, Viện CLNH, Vụ Tài chính- kế toán

Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi và việc triển khai thực hiện

2018-2025

8c.2

Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực hoạt động, hoàn thiện mô hình tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, tham gia kiểm soát đặc biệt, phát hiện, cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn đối với tổ chức tham gia bo hiểm tiền gửi.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

CQTTGSNH

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

8c.3

Tham gia cơ cấu lại có hiệu quđối với các TCTD yếu kém.

Bảo hiểm tiền gửi

CQTTGSNH

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

8c.4

Tính và thu phí bảo hiểm tiền gi, quản lý nguồn vốn đầu tư, tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi, chi trả bảo hiểm theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam

Bo hiểm tiền gửi

Vụ Tài chính - Kế toán

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9. Tăng cường ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực của ngành Ngân hàng

9a

Tiếp cận ứng dụng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong định hướng đổi mới hoạt động của ngành Ngân hàng

9a.1

 

Tiếp tục đy mạnh đổi mới và ứng dụng các công nghệ hiện đại thông qua việc tăng cường tích hợp công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước của NHNN.

Cục CNTT

Các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các TCTD

Kế hoạch ứng dụng CNTT ngành ngân hàng giai đoạn 2021-2025

2019

9a.2

Tiếp tục đy mạnh đi mới và ứng dụng các công nghệ hiện đại thông qua việc tăng cường tích hợp công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của các TCTD.

Các TCTD

Cục CNTT, CQTTGSNH và các Vụ, Cục liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9a.3

Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn đối với hệ thống các TCTD, trong đó, tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng trung tâm Dự phòng dữ liệu (Disaster Recovery)

Các TCTD

Cục CNTT chđạo các TCTD thực hiện

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9a.4

Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Cục CNTT

NAPAS, Vụ Thanh toán

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9a.5

Tăng cường các quy định và biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao.

Vụ Thanh toán

Cục CNTT, NAPAS

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9a.6

Xây dựng cơ chế và khuôn khổ pháp lý rõ ràng để cho phép thành lập các tổ chức xử lý bù trừ tập trung các giao dịch thanh toán trên nguyên tắc cạnh tranh, tạo cơ sở phát triển thanh toán trên bề rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán.

Vụ Thanh toán

Vụ Pháp chế, Cục CNTT, CQTTGSNH

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2020

9a.7

Xây dựng Chiến lược phát triển hệ thống công nghệ thông tin và an toàn, an ninh mạng của hệ thống ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Cục CNTT

Viện CLNH, Vụ Thanh toán, CQTTGSNH, Văn phòng NHNN và các vụ, cục liên quan

Chiến lược phát triển hệ thống công nghệ thông tin và an toàn, an ninh mạng của hệ thống ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

2019

9

Chú trng phát trin khoa hc công nghệ

9b.1

 

Tăng quyền tự chủ cho các tổ chức khoa học và công nghệ, các tổ chức nghiên cứu và đào tạo trong ngành.

Vụ TCCB

Viện CLNH, Học viện Ngân hàng, Đại học Ngân hàng TP HCM, Trường Bồi dưỡng cán bộ

Đề án tự chủ và việc triển khai thực hiện

2020-2025

9b.2

Tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ ngành Ngân hàng.

Vụ TC-KT

Viện CLNH, Học viện ngân hàng, Đại học Ngân hàng TP HCM, Trường Bồi dưỡng cán bộ, các Vụ, Cục liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9b.3

Chú trọng chất lượng công tác nghiên cứu và quản lý khoa học, tăng cường nghiên cứu khoa học ứng dụng.

Viện CLNH

Học viện Ngân hàng, Đại học Ngân hàng TP HCM, Trường Bồi dưỡng cán bộ và các đơn vị liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9b.4

Khuyến khích sáng kiến, cải tiến; mở rộng các hoạt động hợp tác, thành lập quỹ tài trợ của TCTD đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của ngành.

Viện CLNH

Vụ TCCB, Vụ HTQT, các Vụ, Cục liên quan, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9b.5

Gắn kết các hoạt động nghiên cứu khoa học với thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoạt động, kinh doanh ngân hàng.

Viện CLNH

Học viện Ngân hàng, Đại học Ngân hàng TP HCM, Trường Bồi dưỡng cán bộ và các đơn vị liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9c

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực ngành Ngân hàng

9c.1

 

Xây dựng các tiêu chuẩn nghề nghiệp, áp dụng chứng chỉ hành nghề đối với một số vị trí cốt lõi trong ngành Ngân hàng.

Vụ TCCB

Trường Bi dưỡng cán bộ, Học viện Ngân hàng, Đại học ngân hàng TP HCM, các đơn vị liên quan

Bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp, áp dụng chứng chỉ hành nghề đối với một số vị trí cốt lõi trong ngành Ngân hàng

2018-2020

9c.2

Tăng cường hợp tác giữa đơn vị đào tạo và đơn vị sử dụng lao động trong ngành Ngân hàng.

Vụ TCCB

Trường Bồi dưỡng cán bộ, Học viện Ngân hàng, Đại học ngân hàng TP HCM các đơn vị liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9c.3

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành để đạt trình độ ngang tầm khu vực và quốc tế. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ chuyên gia, chuyên sâu trong các lĩnh vực của ngành Ngân hàng như: CSTT, quản lý dự trữ ngoại hối, thanh toán, thanh tra, giám sát ngân hàng, phân tích, dự báo, quản trị rủi ro...

Vụ TCCB

Trường Bồi dưỡng cán bộ, Học viện Ngân hàng, Đại học ngân hàng TP HCM

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9c.4

Đào tạo lực lượng cán bộ nắm bắt được tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng vào thực tiễn của ngành, đồng thời trang bị, đào tạo kỹ năng mới cho đội ngũ cán bộ hiện hữu, đảm bảo các cán bộ nghiệp vụ của NHNN có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, phương thức làm việc tiên tiến, có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chính sách, thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ; tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm của cá nhân.

Vụ TCCB

Trường Bồi dưỡng cán bộ, Học viện Ngân hàng, Đại học ngân hàng TP HCM, Cục CNTH

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9c.5

Xây dựng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin tại các TCTD, có trình độ nghiệp vụ giỏi, tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại.

TCTD

 

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9c.6

Tăng cường hợp tác, tận dụng hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển châu Á, ngân hàng trung ương các nước phát triển... để nâng cao trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đội ngũ quản lý và nhân viên của ngành.

Vụ TCCB

Vụ HTQT, Viện CLNH

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9d

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Vụ TCCB

Trường Bồi dưỡng cán bộ, Học viện Ngân hàng, Đại học ngân hàng TP HCM, các đơn vị liên quan

Quyết định ban hành Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

2020

10. Tăng cường hp tác quc tế và đẩy mnh tiến trình hi nhp quc tế trong lĩnh vc ngân hàng

10a

Tiếp tục thực hiện chương trình hành động của Chính phủ, của NHNN thực hiện Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế; Phối hợp với các Bộ, Cơ quan liên quan triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hmới.

 

Vụ HTQT

Các đơn vị, vụ, cục liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

10b

Tiếp tục triển khai thực hiện các cam kết trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng theo khuôn khổ các hiệp định thương mại t do đã ký

 

Vụ HTQT

Các đơn vị, vụ, cục liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

10c

Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đa phương, đẩy mạnh quy mô và chiều sâu các hot động trong khuôn kh ASEAN, ASEAN+3, SEACEN, ASEM, APEC, và các diễn đàn về tài chính ngân hàng và tài chính toàn diện...; Duy trì, phát triển và tăng cường hợp tác song phương với ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý tiền tệ/ngân hàng các nước trong khu vực và trên thế giới; Tham gia tích cực vào các diễn đàn hợp tác song phương của Chính phủ (Ủy ban hỗn hợp/Ủy ban liên Chính phủ) nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các đối tác; Nâng cao hiệu quả và phát triển theo chiều sâu các quan hệ với các đối tác truyền thống và mở rộng quan hệ với các đối tác mới nhằm tăng cường hiệu quả đối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng.

 

Vụ HTQT

Các đơn vị, vụ, cục liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

10d

Tăng cường quan hệ, nâng cao vị thế, tiếng nói của Việt Nam và NHNN tại các tổ chức tài chính - tiền tệ ngân hàng quốc tế, các diễn đàn khu vực/thế giới và các đối tác quốc tế khác

 

Vụ HTQT

Các đơn vị, Vụ, Cục liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

10đ

Huy động ti đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và kỹ thuật từ các đối tác quốc tế cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và của ngân hàng nói riêng; Chủ động tìm kiếm các đối tác mới, tham gia vào các thể chế, diễn đàn tài chính, tiền tệ khu vực và thế giới để tăng cường nguồn lực tài chính và kỹ thuật phục vụ cho mục tiêu phát triển quốc gia.

 

Vụ HTQT

Vụ CSTT, Vụ QLNH, CQTTGSNH, Văn phòng NHNN, Vụ truyền thông

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

10e

Chđộng nắm bắt và chia sẻ thông tin giữa các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế và ngân hàng trung ương các nước để có biện pháp ứng phó kịp thời với những khó khăn, rủi ro tài chính toàn cầu

 

Vụ HTQT

Vụ CSTT, Vụ QLNH, CQTTGSNH, Văn phòng NHNN, Vụ truyền thông, Viện CLNH

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

10g

Phát triển năng lực hội nhập quốc tế, chuẩn bị nguồn lực về con người, kỹ thuật và quản lý đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhằm chuẩn bị tốt các nguồn lực đcử, tiến cử và giới thiệu vào làm việc tại các tổ chức quốc tế.

Đề án khung về việc chuẩn bị nguồn lực, cử và tiến cử đại diện tham gia học tập, công tác, nghiên cứu, biệt phái và trao đổi cán bộ tại các thể chế tài chính ngân hàng quốc tế đến năm 2030.

Vụ HTQT

Vụ TCCB, Viện CLNH và các đơn vị có liên quan

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án

2019

11. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông của Ngân hàng Nhà nước

 

Xây dựng Kế hoạch truyền thông cho NHNN trong từng giai đoạn

 

Vụ Truyền thông

Vụ CSTT, Vụ QLNH, CQTTGSNH, Văn phòng NHNN, Vụ truyền thông, Viện CLNH, Vụ Tín dụng CNKT, Vụ Thanh toán, VAMC, Vụ Pháp chế, đơn vị truyền thông của NHNN chi nhánh tỉnh/thành phố, Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng

Kế hoạch truyền thông

2018-2025

 

PHỤ LỤC 2

CÁC NỘI DUNG TỐI THIỂU TẠI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/QĐ-NHNN ngày 07/01/2019 của Thng đốc NHNN)

 

Phần I:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

 

Cần đánh giá được những thành tựu nổi bật đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân chủ quan, khách quan của các hạn chế trong quá trình hoạt động; trên cơ sở đó, xác định điểm mạnh và điểm yếu của đơn vị (giai đoạn đánh giá do đơn vị chủ động xác định tùy thuộc đặc điểm hoạt động của đơn vị, làm cơ sở xây dựng Chiến lược phát triển).

 

Phần II.

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

 

I. Bối cảnh thực hiện Chiến lược

Cần đánh giá một cách toàn diện bối cảnh thực hiện Chiến lược phát triển của đơn vị; Phân tích những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị; những cơ hội, khó khăn, thách thức sẽ gặp phải trong tương lai.

II. Quan điểm, mục tiêu

Xác định thời kỳ và các giai đoạn của Chiến lược; các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và mục tiêu ưu tiên (trụ cột Chiến lược).

III. Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chiến lược

Căn cứ vào mục tiêu của Chiến lược và nguồn lực của đơn vị để đưa ra các giải pháp đảm bảo tính hợp lý và tính khả thi, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của Chiến lược.

IV. Lộ trình và tổ chức thực hiện

Nêu cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện cho các giai đoạn của Chiến lược và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

 

PHỤ LỤC 3

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Áp dụng cho các Vụ, Cục thuộc NHNN, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Nhà máy in tiền quốc gia, Hiệp hội quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Hợp tác xã, Ngân hàng Chính sách xã hội, VAMC, CIC, NAPAS)

 

- Tên đơn vị:……

- Năm báo cáo/Giai đoạn báo cáo (đối với báo cáo sơ kết và báo cáo tổng kết):…

I. Kết quả triển khai nhiệm vụ được phân công làm đơn vị chủ trì tại Chương trình hành động

(Yêu cầu: o cáo có so sánh với kết quả thực hiện của kì báo cáo trước)

Tên nhiệm vụ

Kết quả thực hiện đến thời điểm báo cáo

Khả năng hoàn thành theo dự kiến (Áp dụng đối với các nhiệm vụ có quy định thời hạn hoàn thành)

Các nhiệm vụ nêu tại Phụ lục 1 của Chương trình hành động

 

 

Các nhiệm vụ nêu tại mục III- Tổ chức thực hiện của Chương trình hành động

 

 

II. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai

(Nêu cụ thể những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra (tại Phần A, phụ lục 1) hoặc quá trình triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được phân công (tại phần B, phụ lục 1))

III. Công tác phối hợp giữa đơn vị chủ trì và các đơn vị phối hợp

(Nêu thực trạng công tác phi hợp với các đơn vị khác trong việc triển khai nhiệm vụ)

IV. Đề xuất, kiến nghị

- Đề xuất, kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc nêu tại mục II, III (nếu có);

- Kiến nghị điều chỉnh Chương trình hành động (nếu có);

- Các đề xuất, kiến nghị khác liên quan.

 


Nơi nhận:
- Viện CLNH, NHNN.

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM

DecisionNo. 34/QD-NHNN dated January 07, 2019 of the State Bank of Vietnamon promulgating the Banking Action Program for implementation of the strategy for developing the Vietnam’s Banking Industry by 2025 with vision towards 2030

THE STATE BANK’S GOVERNOR

Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Government s Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

Pursuant to the Prime Minister s Decision No. 986/QD-TTg dated August 8, 2018 on approval of the Strategy for developing the Vietnam’s banking industry by 2025 with vision to 2030;

Upon the request of the Director of the Banking Strategy Institute,

HEREBY DECIDES

Article 1.The banking Action Program for implementation of the strategy for developing the Vietnam’s banking industry by 2025 with vision towards 2030 is enclosed herewith.

Article 2.This Decision takes effect on the signing date.

Article 3.The Office’s Chief, Director of the Banking Strategy Institute, Heads of affiliates of the State Bank of Vietnam, Directors of the State Bank’s branches in provinces and centrally-affiliated cities, Chairperson of the Banks Association, Chairperson of the Vietnam’s Association of People s Credit Funds, Directors General of enterprises controlled by the State Bank, Presidents of Management Boards, Presidents of Members’ Board and Directors General (if any) of credit institutions and foreign bank branches shall hold responsible for implementing this Decision.-

The Governor

Le Minh Hung 

 

 


BANKING ACTION PROGRAM

FOR IMPLEMENTATION OF THE STRATEGY FOR DEVELOPING THE VIETNAM’S BANKING INDUSTRY BY 2025 WITH VISION TOWARDS 2030
(Enclosed with the Decision No.34/QD-NHNN dated January 07, 2019 of the State Bank’s Governor)

As on August 8, 2018, the Prime Minister has signed the Decision No. 986/QD-TTg on approval of the Strategy for developing the Vietnam’s banking industry by 2025 with vision towards 2030 (hereinafter referred to as Banking Development Strategy).

With a view to uniformly implementing the Banking Development Strategy’s duties and solutions over periods of time, successfully attaining the Banking Development Strategy’s general objectives and specific goals, State Bank of Vietnam (SBV) hereby design the banking Action Program for implementation of the Banking Development Strategy for developing the banking industry (hereinafter referred to as Action Program), including the following main contents:

I. PURPOSES OF THE ACTION PROGRAM

1. The Action Program is intended to give the State Bank’s directions to its banking-sector affiliates in the implementation of specified duties and solutions in the Banking Development Strategy with the aim of achieving objectives and conforming to viewpoints set up in the Banking Development Strategy.

2. The Action Program serves as a basis to enable entities, Departments or Authorities affiliated to the State Bank, the State Bank’s branches in provinces and centrally-affiliated cities, enterprises under the management of the State Bank, credit institutions, foreign bank branches, Banks Association and Vietnam’s Association of People’s Credit Funds (hereinafter referred to as banking entities) to design or adjust strategies, plans and programs of action within their powers in order to lead and take charge of the implementation of specific duties assigned to respective banking entities according to the Banking Development Strategy.

3. The Action Program serves as a basis to carry out inspection, surveillance, preliminary review, final review, assessment of and sharing of experience gained from the implementation of the Banking Development Strategy; concurrently, serves as a basis to cooperate with related entities in recommending objectives and contents of the Banking Development Strategy to the Prime Minister to seek his approval decision on any necessary adjustment.

II. BASIC REQUIREMENTS OF THE ACTION PROGRAM

Activities and missions specified in this Strategy must be designed and undertaken in reliance upon the following basic requirements:

1. Thoroughly and deeply grasping the views about innovation and development as well as the objectives already specified in the Banking Development Strategy in order to take uniform actions in the entire banking industry; communicating the tasks and solutions specified in the Banking Development Strategy to banking entities; monitoring the implementation process; regularly assessing the results achieved from implementation of specific objectives over periods of time, levels and possibilities of attainment of the objectives of the Banking Development Strategy; adapting the objectives to the context when necessary in order to ensure high feasibility.

2. Actualizing requirements for implementation of the Banking Development Strategy; focusing on addressing key and significant issues, but also caring about long-term tasks; demonstrating initiative and creativity of each banking entity and the cooperation between banking and non-banking entities in the implementation of tasks, solutions and the accomplishment of the objectives specified in the Banking Development Strategy.

3. Ensuring that these activities and missions are consistent with the implementation of the Government’s Action Program in an effort to carry out the Party’s Resolutions, national strategies and plans for socio-economic development.

III. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. Communication and dissemination of the Banking DevelopmentStrategy and the Action Program

a) Publishing objectives, tasks and solutions in the Banking Development Strategy on means of mass media.

b) Organizing seminars to disseminate contents of the Banking Development Strategy and the Action Program to banking entities.

c) Designing other programs for communication of the Banking Development Strategy and the Action Program.

2. Surveillance and assessment of implementation of the Banking DevelopmentStrategy/the Action Program

a) Subjects of the surveillance and assessment:

- Progress in carrying out missions and solutions in the Banking Development Strategy.

- Levels and possibilities of attainment of goals set in the Banking Development Strategy over periods of time and at end of the Banking Development Strategy’s duration.

- Difficulties and issues arising in the process of implementation of the Banking Development Strategy, recommended supplements or modifications to objectives, missions and solutions in the Banking Development Strategy (where necessary).

b) Surveillance and assessment methods: Surveillance and assessment of implementation of the Banking Development Strategy/the Action Program shall be carried out by employing the following methods:

- Reporting regime:

(1) Annual thematic report on progress in carrying out missions and solutions in the Banking Development Strategy.

(2) Report on preliminary review of results of implementation of the Banking Development Strategy in 2020, 2025 and assessment of levels and possibilities of attainment of the Banking Development Strategy’s objectives, revision and supplementation of missions and solutions in each stage of implementation (where necessary).

(3) Report on final review of results of implementation of the Banking Development Strategy in 2030.

(4) Ad-hoc report made upon the request of the State Bank’s Governor or other competent authorities.

- On-the-spot inspection/field survey or investigation:

(1) Inspection and assessment of implementation of the Action Program carried out at offices of banking entities (where necessary).

(2) Survey of an investigation into implementation of objectives, missions and solutions in the Banking Development Strategy (where necessary).

- Consolidation and analysis of statistical data for assessment of levels and possibilities of attainment of objectives in the Banking Development Strategy.

- Other methods prescribed by laws.

c) Preliminary and final review conferences:

- Preliminary review conferences shall be held in 2020 and 2025 to assess the results of implementation of missions and solutions during this period and propose any necessary modification or revision over periods of time.

- Final review conference shall be held in 2030 to evaluate the results of implementation of the Banking Development Strategy and give recommended guidelines and missions in the successive period (if any).

3. Implementation responsibilities

3.1. Banking entities: Implementing missions, goals and objectives specified in Appendix 1 to the Action Program.

3.2. Banking Academy and Banking University of Ho Chi Minh city: Reviewing their development strategies approved by competent authorities, recommending any necessary modification and supplement to the Banking Development Strategy.

3.3. Deposit Insurance of Vietnam Submitting the draft strategy for developing deposit insurance by 2025 with vision to 2030 to the SBV (care of Bank Supervision and Inspection Agency) before the SBV represents it to the Prime Minister to seek his approval decision, and taking charge of implementing the approved strategy.

3.4. State enterprises under the control of the SBV:Vietnam Asset Management Company (VAMC); National Banknote Printing Plant; Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development:Designing their own development strategies and submitting them to the SBV to seek its approval decisions;

With respect to 03 banks that the State has been obliged to acquire (i.e. Global Petrol Bank, Vietnam Construction Bank and Ocean Bank):drawing up their own development strategies after receipt of the decisions on approval of disposal/restructuring plans from competent authorities.

3.5. State-invested enterprises under the control of the SBV, including:National Payment Corporation of Vietnam (NAPAS); Cooperative Bank; Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam; Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade; Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam:Designing their own development strategies for submission to Management Boards/Members’ Boards to seek their approval decisions. Before submission to competent authorities to seek their approval decisions, Representatives of state capital participation portions shall be responsible for consulting with the State Bank on matters to be voted on in accordance with laws.

3.6. Vietnam Bank for Social Policies Drawing up its development strategy for the 2021-2030 period for submission to the SBV’s Governor for his ratification before representing it to the Prime Minister to seek his approval decision.

3.7. Credit institutions (except people s credit funds and banks mentioned above in points 3.4, 3.5 and 3.6) and foreign bank branches:

- Credit institutions that have already formulated and issued their development strategies: Reviewing the development strategies already approved by competent authorities, recommending any necessary modification and supplement to these strategies.

- Credit institutions that have not yet drawn up their own development strategies: Designing their own development strategies for submission to the Managing Boards/Members’ Boards to seek approval decisions in accordance with their Charters and other relevant regulations.

- Foreign bank branches: Implementing missions and solutions specified in their development strategies for developing the banking industry and the development/business strategies of parent banks.

3.8. Bank Supervision and Inspection Agency:

Assuming responsibility for implementing the following duties:

a) Duties specified in point 3.1 (those assigned according to the Appendix 1).

b) Acting as the entity presiding over giving counsels to the SBV s Governor:

(i) Approving the development strategies of VAMC and Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development.

(ii) Giving comments on the development strategies of the Cooperative Bank, Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam; Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade; Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam upon the request of Representatives of state capital participation portions in accordance with regulations in force.

(iii) Ratifying the strategy for developing deposit insurance by 2025 with vision to 2030 of the Deposit Insurance of Vietnam; the development strategy for the 2021-2030 period of the Vietnam Bank for Social Policies before making representations to the Prime Minister to seek his approval decision.

c) Ratifying the tasks of management, inspection, surveillance and assessment of credit institutions’ implementation of the set of missions and solutions No.7 in the Strategy:“Developing the system of credit institutions having competitiveness in the domestic market and gradually improving their international competitiveness”.

3.9. Payment Department:

Assuming responsibility for implementing the following duties:

a) Duties specified in point 3.1 (those assigned according to the Appendix 1).

b) Acting as the entity presiding over giving counsels to the SBV s Governor: Giving comments on the development strategy of NAPAS upon the request of Representatives of state capital participation portions in accordance with regulations in force.

3.10. Issue and Vault Department:

Assuming responsibility for implementing the following duties:

a) Duties specified in point 3.1 (those assigned according to the Appendix 1).

b) Acting as the entity cooperating with Department of Organization and Personnel and Financial Accounting Department in giving counsels to the SBV’s Governor: Approving the development strategy of the National Banknote Printing Plant.

3.11. Banking Strategy Institute:

Assuming responsibility for implementing the following duties:

a) Duties specified in point 3.1 (those assigned according to the Appendix 1).

b) Acting as the entity presiding over giving counsels to the SBV s Governor:

(i) Supervising and assessing the progress in implementation of the Banking Development Strategy/the Action Program as stipulated in point 2 of section III in this Action Program.

(ii) Dealing with any difficulty related to the implementation of the Action Program by banking entities.

(iii) Recommending any supplements or modifications to objectives, missions and solutions in the Banking Development Strategy (where necessary).

c) Acting as the entity presiding over preparing reports specified in the first hyphen, sub point b, point 2, section III in this Action Program.

d) Entity presiding over or cooperating with the Communications Department, the SBV’s Office and other organizations or entities concerned in organizing conferences about the preliminary review and final review of the Banking Development Strategy at different stages.

3.12. Communications Department:

a) Duties specified in point 3.1 (those assigned according to the Appendix 1).

b) Entity cooperating with other entities concerned in organizing communications activities under the provisions of point 1 of section III and those communications activities designed for conferences about the preliminary and final review of the Banking Development Strategy in different stages.

4. Contents and duration of design of the development strategies of banking entities:

a) Contents of development strategies:

Banking entities shall be responsible for formulating development strategies (if approved development strategies are not available) or adjusting development strategies (if development strategies have not been approved yet) to viewpoints, objectives, missions and solutions defined in the Banking Development Strategy. Their development strategies must have the following contents:

- Proactively determining periods and stages of development strategies.

- Development strategies need to include but not limited to the contents specified in Appendix 2 to the Action Program.

- As for credit institutions (except people’s credit funds, Vietnam Bank for Social Policies and 03 banks compulsorily acquired by the State), for the period from now to 2020, goals, duties and solutions of their development strategies must be in line with restructuring plans for the 2016-2020 which are subject to the SBV’s approval decisions/consents to intentions of implementing such plans.

b) Duration of design of development strategies:

- State enterprises put under the SBV’s management shall comply with Article 11 in the Government’s Decree No. 81/2015/ND-CP dated September 18, 2015.

- As for credit institutions (except people’s credit funds, Vietnam Bank for Social Policies and 03 banks compulsorily acquired by the State), decide at their discretion the duration of formulation/adjustment of their own development strategies before representing them to competent authorities to seek their approval decisions.

- Deposit Insurance of Vietnam shall be responsible for formulating and petitioning SBV to ratify the Strategy for developing deposit insurance by 2025 with vision to 2030 before submitting it to the Prime Minister to seek his approval decision by the deadline specified in point 8c.1 of the Appendix 1 to this Action Program.

- Vietnam Bank for Social Policies shall be responsible for formulating and petitioning SBV to ratify the development strategy for the 2021-2030 period before submitting it to seek the Prime Minister’s approval decision by the deadline specified in point 8a.3 of the Appendix 1 to this Action Program.

5. Reporting regime:

a) Report contents:

- Entities, Departments, Administrations or Authorities affiliated to the State Bank, Deposit Insurance of Vietnam, National Banknote Printing Plant, and Vietnam’s Association of People’s Credit Funds, Cooperative Bank, Vietnam Bank for Social Policies, VAMC, CIC and NAPAS must be subject to the reporting regime specified in Appendix 3 to this Action Program.

- Bank Supervision and Inspection Agency shall be subject to the reporting regime specified in Appendix 4 to this Action Program.

- SBV s branches in provinces and centrally-affiliated cities shall be subject to the reporting regime specified in Appendix 5 to this Action Program.

- Commercial banks, non-bank credit institutions (e.g. finance companies, consumer finance companies and finance leasing companies) and microfinance institutions shall be subject to the reporting regime specified in Appendix 6 to this Action Program.

- People s credit funds shall be subject to the reporting regime specified in Appendix 7 to this Action Program.

b) Reporting deadline:

- Annual thematic report:

+ Thematic report in 2018 must be completed by April 10, 2019 at the latest. As for Bank Supervision and Inspection Agency and SBV’s branches in provinces and centrally-affiliated cities, their reports must be completed by April 20, 2019 at the latest;

+ Thematic reports in other year (except 2018) must be completed by January 10 in the following year. As for Bank Supervision and Inspection Agency and SBV’s branches in provinces and centrally-affiliated cities, their reports must be completed by January 20 in the following year;

+ Thematic reports in 2020 and 2025 shall not be required.

- Preliminary review report for the 2018-2020 period must be completed by September 10, 2020 at the latest. As for Bank Supervision and Inspection Agency and SBV’s branches in provinces and centrally-affiliated cities, their reports must be completed by September 20, 2020 at the latest.

- Preliminary review report for the 2021-2025 period must be completed by September 10, 2025 at the latest. As for Bank Supervision and Inspection Agency and SBV’s branches in provinces and centrally-affiliated cities, their reports must be completed by September 20, 2025 at the latest.

- Final review report on results of implementation of the Banking Development Strategy must be completed by September 10, 2030 at the latest. As for Bank Supervision and Inspection Agency and SBV’s branches in provinces and centrally-affiliated cities, their reports must be completed by September 20, 2030 at the latest.

c) Date of collection of reporting information:

- The date of collection of information necessary for annual thematic reports shall be December 31 of the reporting year;

- The date of collection of information necessary for preliminary review reports for the 2018-2020 period and the 2021-2025 period shall be both 30/6/2020 and 30/6/2025;

- The date of collection of information necessary for the final review report on results of implementation of the Banking Development Strategy shall be June 30, 2030.

d) Report receivers shall be specified in the “recipient” section at the end of sample reports (Appendix 3, 4, 5, 6 and 7).

 

APPENDIX 1

ASSIGNMENT OF RESPONSIBILITIES FOR CARRYING OUT THE ACTION PROGRAM FOR IMPLEMENTATION OF THE BANKING DEVELOPMENT STRATEGY
(Attached to the Decision No. 34/QD-NHNN dated January 7, 2019 of the State Bank’s Governor)

Part A: Responsibilities for monitoring, reporting and assessing the level of attainment of specific goals in the Banking Development Strategy

No.

Specific goals

Goals by 2020

Goals by 2025/2030

Entities responsible for making reports and assessments

Cooperating entities

1

Gradually increasing independence, proactivity and accountability of SBV with respect to fulfillment of objectives of administering monetary policies and controlling inflation to maintain the appropriate inflation level over periods of time, supporting the macroeconomic stability and promoting sustainable economic growth targets.

-

-

Monetary Policy Department

Statistical Forecast Department and other related entities

 

Gradually decreasing the ratio of foreign currency credit to total credit, striving to reach the 7.5% ratio of foreign currency deposits to total payment instruments.

Gradually decreasing the ratio of foreign currency credit to total credit, striving to reach the 5% ratio of foreign currency deposits to total payment instruments by 2030; expecting to put an end to foreign currency lending and basically handling dollarization in the national economy.

Monetary policy Department

Statistical Forecast Department, Foreign Exchange Administration, Department of Credit for Economic Sectors

2

Increasing institutional capabilities, effectiveness and efficiency of SBV’s inspection and surveillance of banks; extending the scope of inspection and supervision to financial incorporations in the form of a parent – subsidiary company with the parent company which is a credit institution; complying with most of the Basel’s principles of effective banking supervision

 

By end of 2025, banking inspection and supervision will comply with most of the Basel’s principles of effective banking supervision

Banking Inspection and Supervision Agency

 

3

Promoting the development of non-cash payments and optimizing ATM and POS networks. Gradually decreasing the ratio of cash to total payment instruments

By end of 2020, the ratio of cash to total payment instruments will be below 10%

By end of 2025, the ratio of cash to total payment instruments will be below 8%

Payment Department

Credit institutions and foreign bank branches

4

Increasing the number of enterprises and population having access to financial and banking services rendered by credit institutions. Focusing on developing service forms relevant to population groups that have not yet or less accessed traditional banking services in rural areas, remote and isolated areas and areas facing socio-economic disadvantages

 

 

Banking Strategy Institute

Payment Department controlled by Banking Inspection and Supervision Agency, entities concerned, credit institutions and foreign bank branches

5

Developing the system of credit institutions meeting socio-economic conditions and adapting to the current context of this system over periods of time

Commercial banks will basically have their equity conforming to Basel II standards, including at least 12 – 15 of them successfully applying Basel-II standardized approaches

All of commercial banks will apply Basel II according to standardized methods and will trial Basel II according to advanced methods at commercial banks in which the State holds voting shares and joint-stock commercial banks with the good management quality that have already completed application of Basel II according to standardized approaches

Banking Inspection and Supervision Agency

Commercial banks

Having at least 1 – 2 commercial banks ranked in the top 100 largest banks (in terms of total assets) in Asia

Having at least 2-3 commercial banks ranked in the top 100 largest banks (in terms of total assets) in Asia (2025)

Banking Inspection and Supervision Agency

Monetary policy Department and commercial banks

Ratio of income earned from non-credit business activities to total revenue of commercial banks will be increased by approximately 12 – 13%

Ratio of income earned from non-credit business activities to total revenue of commercial banks will be increased by approximately 16 – 17%

Banking Inspection and Supervision Agency

Commercial banks

Completing the public offering of stocks of joint-stock commercial banks on securities exchange markets of Vietnam

Having 3-5 banks finishing the public offering of their stocks in foreign securities exchange markets (2025)

Banking Inspection and Supervision Agency

Commercial banks

Reducing the rate of on-balance sheet bad debts of credit institutions, bad debts already sold to VAMC and debts already subject to debt classification measures to below 3% (except those debts of poorly-rated commercial banks subject to the Government s approval decision on debt treatment plans).

The rate of bad debts of the whole system of credit institutions will be below 3%.

Banking Inspection and Supervision Agency

VAMC, credit institutions and foreign bank branches

6.1

Increasing the effectiveness in distribution of loan capital intended to meet socio-economic development requirements; integrating matters regarding sustainable development, climate change and green growth into loan capital borrowing programs and projects.

 

 

Department of Credit for Economic Sectors

Banking Strategy Institute, Banking Inspection and Supervision Agency, credit institutions and foreign bank branches

6.2

Promoting the growth of “green credit” and “green banks” to contribute to shifting the economy to the green growth, low carbon emission, adaptation to climate change; increasing the rate of bank s loan capital invested in renewable energy and clean energy sources, and low-carbon manufacturing and consumption industries.

 

 

Banking Strategy Institute

Department of Credit for Economic Sectors, Banking Inspection and Supervision Agency, credit institutions and foreign bank branches

7

Gradually raising the status of Vietnam at forums and international organizations regarding banking currency with the aim of meeting demands for development of the banking industry and requirements for international integration

 

 

International Cooperation Department

Entities, Departments/Administrations concerned

 

 

 

 

 

 

 

Part B: Assignment of responsibilities for carrying out missions and solutions in the Banking Development Strategy

No.

Classification of missions/solutions

Name of specific missions/solutions

Presiding body

Cooperating body

Output

Completion deadline

1. Establishing the complete legal framework on currencies and banking operations on the basis of strict compliance with the rules of market-oriented economy, conformance to international conventions and conformity with integration requirements

1.1

 

Reviewing and completing the Law on State Bank of Vietnam and other related regulations pertaining to duties and powers of SBV to assure both enhancement of independence and proactivity in administration of monetary policies, and the role of SBV as an Governmental body. Reinforcing and improving the competitiveness of the banking sector, ensuring that the banking market basically operates according to market principles after 2020; determining the presiding role of SBV in promoting the financial stability; legislating on the SBV’s financial stabilization role

Department of Legislation

SBV-controlled Departments and Administrations

Review reports and summaries of implementation of the Law on State Bank and recommendations about drafting of the Law on Amendments and Supplements to the Law on State Bank (where necessary)

2021-2025

1.2

 

- Making reviews and assessments of impacts and effectiveness, based on which regulations regarding currency stabilization are amended, supplemented or promulgated with a view to ensuring implementation of monetary policies according to objectives of inflation control and effective coordination between monetary policies, fiscal policies and others.

Monetary policy Department

Department of Legislation, Foreign Exchange Administration, Statistical Forecast Department, Payment – Finance Stabilization Department, Department of Credit for Economic Sectors

- Review and assessment results

- Relevant mechanisms and policies

2018-2020

2021-2025

 

 

- Administering interest rates to ensure they are corresponding to variations in macroeconomics, inflation and currency market. Administering foreign exchange rates in a flexible manner to ensure that they align with market fluctuations, macroeconomic, currency and monetary policy goal balances.

Monetary Policy Department

Department of Legislation, Foreign Exchange Administration, Statistical Forecast Department, Currency – Finance Stabilization Department, Department of Credit for Economic Sectors

Regular missions

Yearly

1.3

 

Constructing standardized indices measuring the stability and safety of currency market.

Currency – Finance Stabilization Department

Monetary Policy Department, Transaction Center, Statistical Forecast Department, Foreign Exchange Administration, Payment Department and Information Technology Department

Measurement indices

2018-2020

1.4

 

Making final reviews and assessments of implementation of the 2005 Ordinance on Foreign Exchange and the 2013 Ordinance on Amendments to Ordinance on Foreign Exchange; completing the legal framework for management of foreign exchange in capital transactions, nonresident transactions and other economic relationships related to foreign exchange.

Foreign Exchange Administration

Department of Legislation, Monetary Policy Department and Statistical Forecast Department

Final reports on implementation of the 2005 Ordinance on Foreign Exchange and the 2013 amended Ordinance on Foreign Exchange

2018-2019

1.5

 

Completing the legal framework on determination of responsibilities of the State Bank for the inspection and oversight of financial incorporations operating in the form of parent – subsidiary company; presiding over and cooperating with related entities in counseling the Government to build the regulatory framework on financial incorporations.

Department of Legislation

- Banking Inspection and Supervision Agency shall be responsible for constituent parts regarding financial incorporations.

- Other cooperating entities: Currency – Finance Stabilization Department and other related entities

Law on Amendments and Supplements to the Law on Credit Institutions (constituent parts regarding financial incorporations)

2018-2020

1.6

 

Gradually completing the legislative framework on oversight of macro safety for financial systems.

Currency – Finance Stabilization Department

Banking Inspection and Supervision Agency, Department of Legislation, Monetary Policy Department and Statistical Forecast Department

Relevant mechanisms and policies

2021-2025

1.7

 

Studying and proposing models for oversight of consolidation of financial systems in conformity with international conventions and current context of Vietnam, and reporting on them to the Prime Minister.

Banking Inspection and Supervision Agency

Banking Strategy Institute, Currency – Finance Stabilization Department, Department of Legislation, Deposit Insurance of Vietnam

Study reports represented to the Prime Minister

2021-2025

1.8

 

Reviewing, supplementing and completing regulations on assurance of safety for banking operations, licensing, inspection, oversight and handling after inspection and oversight with a view to ensuring conformance to international conventions and current context of Vietnam; promoting responsibilities, increasing the public disclosure and transparency in the management and operations of credit institutions and conforming to requirements for restructuring of credit institutions over periods of time.

Banking Inspection and Supervision Agency

Currency – Finance Stabilization Department, Department of Legislation, Deposit Insurance of Vietnam, VAMC

Relevant mechanisms and policies

2018-2019

1.9

 

Issuing the schedule of provision of instructions on and implementation of Basel II.

Banking Inspection and Supervision Agency

Currency – Finance Stabilization Department, Department of Legislation, Information Technology Department, Credit Information Center and International Cooperation Department

Circulars prescribing the capital adequacy ratios according to advanced methods of Basel II and formulation of plans for concentration of databases intended for implementation of Basel II

2018-2020

1.10

 

Creating criteria, classifying and ranking credit institutions; reviewing and completing appropriate mechanisms for management and oversight of specific credit institutions.

Banking Inspection and Supervision Agency

Currency – Finance Stabilization Department, Department of Legislation, Deposit Insurance of Vietnam, VAMC

Relevant mechanisms and policies

2018-2019

1.11

 

Establishing mechanisms for supporting credit institutions designated to receive and manage poorly rated credit institutions and those credit institutions participating in restructuring.

Banking Inspection and Supervision Agency

Currency – Finance Stabilization Department, Department of Legislation, Deposit Insurance of Vietnam

Relevant mechanisms and policies

2018-2019

1.12

 

Building systems for early warning of risks, mechanisms for response to system-related crises and response to credit institutions potentially posing high risks, assuring intervention rights of the SBV with the aim of protecting system-related safety and safety for deposits of people.

Banking Inspection and Supervision Agency

Department of Legislation, Currency – Finance Stabilization Department Deposit Insurance of Vietnam, VAMC and Payment Department

Relevant mechanisms and policies

2018-2019

1.13

 

Amending and supplementing regulations on handling of cross ownership and prevention of abuses of management, administration rights or major shareholder’s rights that aim at manipulating credit institutions’ operations.

Banking Inspection and Supervision Agency

Department of Legislation, Currency – Finance Stabilization Department Deposit Insurance of Vietnam, VAMC and Department of Organization and Personnel

Relevant mechanisms and policies

2018-2025

1.14

 

Completing the legal framework on merger, amalgamation and bankruptcy of credit institutions.

Banking Inspection and Supervision Agency

Department of Legislation, Deposit Insurance of Vietnam and VAMC

Relevant mechanisms and policies

2018-2019

1.15

 

Researching and amending regulations on foreign investor’s purchase of shares of Vietnamese credit institutions with a view to increasing the ratio of foreign investor’s ownership of specific credit institutions in conformance to international commitments that have already been signed in order to promote the mobilization of capital, technological and management resources of foreign investors; simultaneously, stimulating foreign investors to participate in handling of poorly rated credit institutions.

Banking Inspection and Supervision Agency

Department of Legislation, Foreign Exchange Administration and Department of Organization and Personnel

Government’s Decrees

2018-2019

1.16

 

Drafting and promulgating the Law on Amendments and Supplements to the Law on Deposit Insurance.

Department of Legislation

Banking Inspection and Supervision Agency, Deposit Insurance of Vietnam and other entities concerned

Law on Amendments and Supplements to the Law on Deposit Insurance

2021-2025

1.17

 

Studying, amending and supplementing a number of articles in the Law on Anti-money Laundering.

Department of Legislation

Banking Inspection and Supervision Agency and other entities concerned

Law on Amendments and Supplements to the Law on Anti-money Laundering.

2018-2019

1.18

 

Studying the drafting and promulgation of the Law on Payment Systems with the intention of strengthening the management and oversight of payment systems in the economy to ensure safety and relevance to the context of Vietnam based on international standards and conventions, and bolstering the roles of state management of payment services of the SBV.

Payment Department

Department of Legislation and other entities concerned

Draft Law on Payment Systems

2021-2025

1.19

 

Completing institutions and policies to provide advantages for credit institutions producing the sufficient and diverse supply of financial services, especially non-credit banking service products and other modern service products powered by digital technology and meet increased needs in the economy.

Departments/Administrations formulating mechanisms and policies related to supply of service products, e.g. Monetary Policy Department, Foreign Exchange Administration, Banking Inspection and Supervision Agency, Department of Credit for Economic Sectors, Department of Issue and Vault and Payment Department

Department of Legislation and other entities concerned

- Reviewing institutions and policies regarding financial service products

2018-2019

- Completing institutions and policies regarding financial service products

2020-2022

1.20

 

Reviewing, amending, supplementing and promulgating new legislative documents on electronic currency.

Payment Department

Department of Legislation, Monetary Policy Department, Information Technology Department, NAPAS, Deposit Insurance of Vietnam

Relevant mechanisms and policies

2018-2019

2. Enhancing institutional capabilities, improving the status, autonomy and accountability of the SBV

2a

Restructuring the SBV with the objectives of creating the streamlined, highly specialized, efficient and effective management and administration structure

2a.1

 

Continuing to review, arrange, fortify and restructure Departments and Administrations under the control of Main Office of the SBV in order to focus on management and administration in the model of functional blocks that ensure conformity with requirements for smooth and effective operations; gradual adaptation to international conventions and standards.

Department of Organization and Personnel

Entities concerned

Regular missions

2021

2a.2

 

Gradually developing the logical and effective organizational structure for supply of cash; inventorying, sorting, storing and transporting cash within the banking sector, and orienting the network of cash service providers towards licensing credit institutions or banking-sector enterprises to provide this service; elevating responsibilities of credit institutions for cash management and vault safety

Issue and Vault Department

Transaction Center and State Bank branches in cities and provinces, Department of Legislation, Banking Inspection and Supervision Agency, Credit Institutions and foreign bank branches

Related mechanisms and policies and implementation thereof

2018-2025

2a.3

Reinforcing the roles of Credit Information Center (CIC), improving the quality of personal and corporate information, supporting credit institutions to have access to such information in full to supply effective and safe services.

CIC

Information Technology Department, credit institutions

Related mechanisms and policies and implementation thereof

2018-2020

2a.4

Keeping to the schedule of implementation of the CIC development proposal by 2015 with vision to 2020 which has been approved under the Decision No. 1033/QD-NHNN dated May 26, 2014 of the SBV’s Governor.

CIC

Entities concerned

Conclusion on results of implementation of missions in the proposal

2018-2020

2a.5

Increasing investment in construction and up gradation of information infrastructure so that CIC becomes reliable credit information channels and serves the task of policy planning of the SBV and supports credit institutions in risk prevention and restriction.

CIC

Entities concerned

Regular missions

2018-2025

2a.6

Reviewing and assessing the performance of the system of State Bank branches in cities and provinces.

Department of Organization and Personnel

State Bank branches in provinces/cities, Departments and Administrations concerned

Reports on assessment of the performance of the system of State Bank branches in cities and provinces

2020

2a.7

Continuing to arrange the system of State Bank branches in cities and provinces with a view to creating the streamlined, efficient and effective structure meeting requirements for administrative reform and financial service supply; after 2025, incorporating regional State Bank-controlled entities.

Department of Organization and Personnel

State Bank branches in provinces/cities, Departments and Administrations concerned

Proposal/project/program/plan… and implementation thereof

2021-2025

2b

Promoting the SBV’s roles in currency and financial stabilization, autonomy and accountability. Continuing to promote the SBV’s management capabilities according to international standards and conventions

2b.1

 

Elevating the SBV’s roles in currency stabilization.

Monetary Policy Department

Statistical Forecast Department, Foreign Exchange Administration, Transaction Center, Department of Legislation, Currency – Finance Stabilization Department, Department of Credit for Economic Sectors

Related mechanisms and policies and implementation thereof

2018-2025

2b.2

Raising the SBV’s roles in financial stabilization.

Currency – Finance Stabilization Department

Banking Inspection and Supervision Agency, Department of Legislation and Currency – Finance Stabilization Department

Related mechanisms and policies and implementation thereof

2021-2025

2b.3

Boosting the SBV’s management capabilities according to international standards and conventions

Office

Department of Organization and Personnel, Department of Legislation, other Departments and Administrations concerned

Related mechanisms and policies and implementation thereof

2018-2020

2c

Designing and issuing the mechanism for clear distinction between functions, duties and powers of SBV playing its roles as the state regulatory authority over the banking sector and the representative of the owner of state capital participations in credit institutions, and those of state-invested enterprises of which the owners are represented by the SBV; promoting the tasks of management and oversight of state capital participation portions in credit institutions and state-invested enterprises of which the owners are represented by the SBV; improving and completing the mechanism for representatives of state capital participation portions in state-invested commercial banks, increasing responsibilities and performance of representatives, maintaining and assuring the mechanism for information exchange, making reports and granting authorization in accordance with laws and in response to operational conditions of credit institutions.

2c.1

 

- Designing and introducing the mechanism for clear distinction between functions, duties and powers of the SBV playing its role as a state regulatory authority in the banking industry and a representative of the owner of state capital participation portions in credit institutions, and those of state-invested enterprises of which the owners are represented by the SBV.

- Improving and completing the mechanism for representatives of state capital participation portions in state-invested commercial banks, enhancing responsibilities and performance of representatives, maintaining and assuring the mechanism for information exchange, making reports and granting authorization according to laws and operational conditions of credit institutions

Finance – Accounting Department

Banking Inspection and Supervision Agency, Department of Legislation and Department of Organization and Personnel

Regulations on management of representatives at credit institutions that meet requirements defined in the Strategy

2018-2020

2c.2

 

Strengthening the task of management and oversight of state capital participation portions in credit institutions and state-invested enterprises of which the owners are represented by the SBV

Banking Inspection and Supervision Agency

Finance – Accounting Department, Department of Organization and Personnel and Information Technology Department

Regular missions

Yearly

2d

Making a breakthrough in administrative reform; putting more emphasis on increased application of information technology and modernization of public service to consume less time and costs of completion of administrative procedures for the convenience of organizations and individuals.

 

State Bank’s Office

Information Technology Department, Communications Department and other relevant Departments and Administrations

Related mechanisms and policies and implementation thereof

2018-2020

3. Innovating the monetary policy framework, foreign exchange and gold management framework

3a

Innovating the monetary policy framework

3a.1

 

The monetary policy framework aims to reach the highest priority goal of controlling inflation, stabilizing currency value, contributing to maintaining macroeconomic stability, facilitating improvement of the effectiveness in mobilization and distribution of capital in the economy and promoting sustainable economic growth. Fostering independence of the SBV in administration of monetary policies.

Monetary Policy Department

Statistical Forecast Department, Foreign Exchange Administration, Transaction Center, Department of Legislation, Currency – Finance Stabilization Department, Department of Credit for Economic Sectors

Regular missions

Yearly

3a.2

Gradually shifting the administration of monetary policies based on the money supply to that mainly based on the price; utilizing indirect tools and working towards step-by-step lifting administrative measures regarding interest rates when conditions permit. Keeping on administration of the open market operation with a view to making it become the main tool useful to regulate liquid assets of credit institutions to reach monetary policy goals over periods of time.

Monetary Policy Department

Statistical Forecast Department, Foreign Exchange Administration and Transaction Center

Regular missions

Yearly

3b

Innovating the foreign exchange management framework

3b.1

 

Keeping on carrying out the managed float regime, regulating exchange rates in a more flexible manner, sticking close to domestic and international financial market fluctuations, and ensuring that exchange rates are in line with macroeconomic and monetary balances and targets of monetary policies over periods of time.

Monetary Policy Department

Foreign Exchange Administration, Statistical Forecast Department and Transaction Center

Regular missions

Yearly

3b.2

Continuing to implement measures to increase the healthiness and performance of foreign currency markets, and promoting the use of derivatives for hedging foreign exchange risk.

Monetary Policy Department

Foreign Exchange Administration, Statistical Forecast Department and Transaction Center

Regular missions

Yearly

3b.3

- Reforming the management of state foreign exchange reserves according to international conventions and the size of foreign exchange reserve over periods of time to ensure balancing of safety, liquidity and profitability goals.

Foreign Exchange Administration

Monetary Policy Department, Statistical Forecast Department and Transaction Center

Related mechanisms and policies and implementation thereof

2018-2025

 

- Increasing the task of analysis and forecast to serve the needs of design of the structure, standards and limits on investment in the State s foreign exchange reserves in line with the international and domestic context over periods of time;

Foreign Exchange Administration

Monetary Policy Department, Statistical Forecast Department and Transaction Center

Regular missions

Yearly

 

- Establishing independent entities under the control of SBV to manage investments in foreign exchange reserves when the size of foreign exchange reserves reaches defined levels.

Foreign Exchange Administration

Monetary Policy Department, Statistical Forecast Department and Transaction Center

Proposals/projects/programs/plans, etc.

2018-2025

3b.4

Synchronizing monetary policy measures in order to stabilize the foreign exchange market, strive to gradually increase the size of state foreign exchange reserves to meet actual conditions.

Monetary Policy Department

Foreign Exchange Administration, Statistical Forecast Department and Transaction Center

Regular missions

Yearly

3b.5

Implementing measures consistently with a view to radically eliminating the dollarization of the economy by 2030.

Foreign Exchange Administration

Monetary Policy Department, Statistical Forecast Department and Transaction Center

Proposals for limitation of dollarization in the economy by 2020 with vision towards 2030

2018-2019

3b.6

Restricting lending by using foreign currency, gradually shifting capital mobilization and foreign currency lending relationships between credit institutions to foreign currency sale and purchase relationships in order to assure foreign currency liquidity and increase foreign exchange reserves.

Monetary Policy Department

Foreign Exchange Administration, Statistical Forecast Department, credit institutions and foreign bank branches

Regular missions

Yearly

3b.7

Implementing the proposal for liberalization of capital transactions according to the Vietnam’s schedule of implementation of international commitments already approved under the Prime Minister’s Decision No. 1590/QD-TTg dated August 11, 2016.

Foreign Exchange Administration

Monetary Policy Department, Statistical Forecast Department, Department of Legislation, Banking Inspection and Supervision Agency, credit institutions and foreign bank branches

Conclusion on results of implementation of missions in the proposal

Yearly

3c

Innovating the gold market management framework in order to work towards the goals of developing the sustainable gold market, restricting the goldenization, supporting administration of monetary policies and stabilizing macroeconomics

 

Foreign Exchange Administration

Monetary Policy Department and Statistical Forecast Department

Proposal for measures to restrict goldenization in the economy with the aim of converting gold resources into money to serve socio-economic development purposes by 2025.

2018-2019

3d

Innovating and improving the quality and efficiency of statistics, forecasting analysis and enhancing application of information technology; completing software programs designed for statistical reporting, analysis and processing of statistical data to ensure statistical data and products are timely, accurate, conform to international conventions and effectively meet administration and direction demands; completing the mechanism for collection and sharing of information within the banking industry and with other entities outside of the banking industry, ensuring policy coordination between SBV and the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment or the Ministry of Industry and Trade in order to guarantee consistency and uniformity between monetary policies and fiscal or other macro policies

3d.1

 

Reviewing and perfecting regulations on statistical reporting to meet needs for information used for formulating and implementing direction and administration measures, missions defined in strategies of Departments, Administrations and affiliates of the SBV

Statistical Forecast Department

Monetary Policy Department, Department of Credit for Economic Sectors, Payment Department, Foreign Exchange Administration, International Cooperation Department, Banking Inspection and Supervision Agency, Transaction Center, Issue and Vault Department, Information Technology Department and other related entities

Revision and promulgation of the new Circular on the statistical reporting regime

2021-2025

3d.2

 

Building the complete software programs for statistical reporting to ensure increased effectiveness, timely and accurate statistical data useful for direction and administration activities of SBV

Information Technology Department

Statistical Forecast Department, Monetary Policy Department, Department of Credit for Economic Sectors, Payment Department, Foreign Exchange Administration, International Cooperation Department, Banking Inspection and Supervision Agency, Transaction Center, Issue and Vault Department and other related entities

Statistical reporting software

2018-2020

3d.3

 

Innovating and improving the quality and efficiency of analysis and forecast; on a regular basis, applying and developing quantitative models, updating and operating software products used in the process of analysis and forecast conforming to or close to international conventions

Statistical Forecast Department

State Bank’s related entities

Regular missions; periodic analytical and forecasting reports

2021-2025

3d.4

 

Granting authorization for access to information to Departments, Administrations and SBV-controlled affiliates to serve the specialized and administrative tasks of SBV; handling difficulties and issues that may arise in the process of grant of authorization (if any)

Statistical Forecast Department

Information Technology Department, Monetary Policy Department, Department of Credit for Economic Sectors, Banking Inspection and Supervision Agency, Transaction Center, Issue and Vault Department, Foreign Exchange Administration, Payment Department and other related entities

Regular missions

2021-2025

3d.5

 

Supporting the collection of information for completion of economic and macro finance databases to meet counseling and administration demands of SBV-controlled affiliates

Statistical Forecast Department

State Bank’s related entities

Regular missions

2021-2025

3d.6

 

Cooperating with Ministries, sectoral administrations and entities concerned in gradually improving the quality of balance of payments statistics

Statistical Forecast Department

Foreign Exchange Administration, Information Technology Department, ministries and sectoral administrations concerned

Regular missions

2021-2025

3d.7

 

Guaranteeing policy coordination between SBV and the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment or the Ministry of Industry and Trade in order to ensure consistency and uniformity between monetary policies and fiscal or other macro policies

Monetary Policy Department

Statistical Forecast Department, Foreign Exchange Administration, Banking Strategy Institute and other related affiliates of SBV

Regular missions; reports of the Coordination Group 9078 of SBV

2021-2025

3dd

Developing the stable and transparent currency market aligned with orientations and schedules of restructuring of financial markets to ensure the market structure matches and agrees with the capital market and insurance market.

3dd.1

 

Clarifying information publicly available on the currency market to improve the trust of investors and depositors; building systems for management of interbank currency market operations to support SBV’s administration and meet credit institution’s demands

Transaction Center

Statistical Forecast Department, Monetary Policy Department, Foreign Exchange Administration, Information Technology Department, Communications Department, Banking Inspection and Supervision Agency, credit institutions and foreign bank branches

- Mechanisms and policies for clarification of information publicly available on the currency market for improvement of trust of investors and depositors (on the basis of reviewing existing regulations to provide any necessary supplement, amendment or draft new ones).

2019-2021

 

 

 

 

- Implementing the information disclosure regime according to mechanisms and policies already in effect

- On a regular basis or in accordance with regulations laid down in defined mechanisms and policies.

 

 

 

 

- System of management information about interbank currency market operations intended for supporting SBV’s administration and meeting credit institution’s demands

2019-2021

3dd.2

Improving the quality of financial reports and annual reports of credit institutions to ensure sufficiency and accuracy of information including non-financial information such as the ownership structure, administration and management activities.

Credit institutions

Monetary Policy Department, Transaction Center, Payment Department, Banking Inspection and Supervision Agency and other related entities

Regular missions

Yearly

4. Developing, managing and overseeing important payment systems in the economy

4a

Restructuring the electronic interbank payment system according to centralization, modernity principles to make it become the national key payment system playing its role as the payment center of SBV, supporting the high-value payment system or the interbank multi-currency payment system, etc. and linked to other payment systems in the economy

 

Information Technology Department

Payment Department, NAPAS and Transaction Center

Related mechanisms and policies and implementation thereof

2018-2025

4b

Building and developing the electronic and automatic clearing and settlement system for retail payment transactions and card transactions to provide electronic transfer switch and settlement service via payment instruments, different payment services and channels, make block and real-time payments, provide 24/7 services and serve different customers

 

Payment Department

Information Technology Department, NAPAS, Transaction Center and related entities

Electronic automatic clearing and settlement system

2018-2019

4c

Completing internal payment systems of banks to ensure smooth and automated connections when needing to connect to the electronic automatic clearing and settlement system for retail payment transactions and the electronic interbank payment system of SBV with the aim of meeting the payment needs of different customers such as credit institutions, enterprises, individuals and Governmental bodies

 

Commercial banks

Payment Department, Information Technology Department, Banking Inspection and Supervision Agency, State Bank s branches in cities and provinces

Internal payment system meeting requirements defined in the Strategy

2018-2019

4d

Completing the SBV’s function of oversight of important payment systems in the economy to guarantee conformity with supervisory standards according to principles designed by Bank for International Settlements (BIS) and International Organization of Securities Commissions (IOSCO), and ensure that national payment systems operate in a safe, effective and smooth manner; overseeing the efficiency of cross-border and international payment services; overseeing the supply of new payment means and services; studying and designing the Strategy for developing payment and settlement systems by 2025 with vision to 2030

4d.1

 

Completing the SBV’s function of oversight of important payment systems in the economy to guarantee conformity with supervisory standards according to principles designed by Bank for International Settlements (BIS) and International Organization of Securities Commissions (IOSCO), and ensure that national payment systems operate in a safe, effective and smooth manner

Payment Department

Information Technology Department, NAPAS, Transaction Center, Currency – Finance Stabilization Department and related entities

Relevant mechanisms and policies

Yearly

4d.2

 

Overseeing the performance of cross-border and international payment services

Foreign Exchange Administration

Payment Department, Banking Inspection and Supervision Agency, Transaction Center and other related entities

Regular missions

Yearly

 

 

Overseeing the supply of new payment means and services

Payment Department

Information Technology Department, NAPAS, Banking Inspection and Supervision Agency and other related entities

Regular missions

Yearly

4d.3

 

Studying and designing the Strategy for developing payment and settlement system by 2025 with vision towards 2030

Payment Department

Banking Strategy Institute, Information Technology Department, NAPAS, Transaction Center and related entities

Strategy for developing payment and settlement system by 2025 with vision towards 2030

2019-2025

4dd

Designing and adopting the Strategy for developing National Settlement Joint-stock Company of Vietnam by 2025 with vision towards 2030

 

NAPAS

Payment Department, Department of Legislation, Information Technology Department, Banking Strategy Institute and other related entities

Strategy for developing National Settlement Joint-stock Company of Vietnam by 2025 with vision towards 2030

2018-2020

5. Promoting the efficiency and effectiveness of banking inspection and supervision systems to ensure conformity with international conventions and standards

5a

Completing the model of organization of Banking Inspection and Supervision Agency in conformity with the schedule of reform of organizational model and operational mechanism of SBV

5a.1

 

Completing and reforming the model of organization of banking inspection and supervision which is oriented towards: Guarantee of consistent directions over inspection and supervision activities of Banking Inspection and Supervision Agency which are provided to local banking inspection and supervision entities, and avoidance of overlapping or omission of missions.

Department of Organization and Personnel

Banking Inspection and Supervision Agency, Department of Legislation, State Bank’s branches in cities and provinces

Decree on amendments and supplements to the Decree No. 26/2014/ND-CP and replacement of the Decision No. 35/2014/QD-TTg and other related documents

2018-2019

5a.2

Formulating the mechanism for decentralization, power delegation and assignment of responsibilities in an explicit and transparent manner, the mechanism for cooperation and sharing of information and the internal reporting and administration process at Banking Inspection and Supervision Agency or between Banking Inspection and Supervision Agency and affiliates under the control of SBV.

Banking Inspection and Supervision Agency

Department of Organization and Personnel, Department of Legislation, State Bank s branches in cities and provinces, other related Departments or Administrations under the control of SBV

Related mechanisms and policies and implementation thereof

2018-2020

5a.3

Forming affiliates of Banking Inspection and Supervision Agency in charge of managing, inspecting and overseeing operations of credit institutions playing important roles in the banking system and entities specialized in giving SBV’s Governor counsels on state management of operations of the system of credit institutions that exist in the cooperative form.

Department of Organization and Personnel

Banking Inspection and Supervision Agency and Department of Legislation

Decree on amendments and supplements to the Decree No. 26/2014/ND-CP and replacement of the Decision No. 35/2014/QD-TTg and other related documents

2018-2020

5a.4

Strengthening cooperation in performing assigned tasks and sharing information between Banking Inspection and Supervision Agency, law enforcement authorities and functional entities in the process of inspection and supervision of financial systems.

Banking Inspection and Supervision Agency

Currency – Finance Stabilization Department and Department of Legislation

Related mechanisms and policies and implementation thereof

2018-2025

5b

Innovating inspection and supervision methods

5b.1

 

Continuing to innovate inspection tasks with a view to quickly and robustly shifting from the inspection of compliance to the inspection based on risks, closely connecting the inspection to the supervision based on risks, gradually applying the inspection and supervision methods to the entire system of credit institutions and foreign bank branches in a consistent manner; increasing the comprehensive inspection and inspection of legal personality of credit institutions.

Banking Inspection and Supervision Agency

State Bank branches in cities and provinces, credit institutions and foreign bank branches

Proposal/project/program/plan... and implementation thereof

Yearly

5b.2

Continuing to innovate supervision with the aim of enhancing the performance of micro safety supervision and macro safety supervision on the basis of implementation of new tools and methods of risk oversight associated with boosting application of information technology

Banking Inspection and Supervision Agency

Currency – Finance Stabilization Department, Information Technology Department and foreign bank branches

Setting criteria and benchmarks for supervision of credit institutions of specific kinds, building concentrated databases, tools, software and programs for analysis of data that support the banking supervision

Yearly

5b.3

Improving the SBV’s capabilities of early warning of systematic inherent risks and prevention of risks in violating laws in the banking sector of credit institutions and foreign bank branches.

Banking Inspection and Supervision Agency

Currency – Finance Stabilization Department, credit institutions and foreign bank branches

Developing early warning methods and thresholds for inherent risks arising from activities of credit institutions and foreign bank branches

Yearly

5b.4

Closely combining supervision, inspection, licensing and promulgation of regimes and policies.

Banking Inspection and Supervision Agency

Department of Legislation

Regular missions

Yearly

5c

Increasing technological investments to support banking inspection and supervision

 

Banking Inspection and Supervision Agency

Information Technology Department

Proposal/project/program/plan... and implementation thereof

Yearly

5d

Designing the mechanism for controlling staff and the mechanism for protection of staff which are relevant, limit legal risks to staff involved in inspection and supervision activities in the banking industry.

 

Department of Organization and Personnel

Department of Legislation, Banking Inspection and Supervision Agency

Relevant mechanisms and policies

2019-2020

5dd

Increasing the quality of inspection and supervision of financial incorporations existing in parent-subsidiary company form with the parent company which is a credit institution; controlling the interconnectivity between credit institutions and finance institutions under the inspection and supervision jurisdiction of SBV

 

Banking Inspection and Supervision Agency

Department of Legislation and Currency – Finance Stabilization Department

Proposal/project/program/plan... and implementation thereof

Yearly

6. Developing modern banking products and services, and forming a basis to increase capabilities of accessing banking services

6a

Diversifying banking service supply channels

6a.1

 

Boosting the development of modern banking transaction channels, new and modern payment methods

Credit institutions

Payment Department, Departments and Administrations concerned

Regular missions

Yearly

6a.2

Keeping on developing and logically arranging the nationwide ATM and POS networks to ensure effectiveness and better satisfaction of market demands; encouraging banks and other organizations to invest in and expand ATM networks to reach rural areas and areas facing difficulty in having access to transaction points of banks; studying the use of several ATMs having modern functions.

Credit institutions

Payment Department, Information Technology Department, NAPAS, Banking Inspection and Supervision Agency, Banking Strategy Institute, credit institutions and foreign bank branches

Conclusion on results of implementation of the Plan No. 10/KH-NHNN dated September 25, 2017 on the Plan for development of banking card payments via payment terminals during the 2017-2020 period

2018-2020

6a.3

Stimulating cooperation in the healthily competitive relationship between banks and financial technology (Fintech) entities, non-banking entities, microfinance entities or the system of People’s Credit Funds to develop the network of agencies for banks at low costs; providing legal environment appropriate for the development of safe and effective fintech entities

Payment Department

Information Technology Department, Banking Inspection and Supervision Agency, Banking Strategy Institute, credit institutions and foreign bank branches

Related mechanisms and policies and implementation thereof

2018-2019

6a.4

Adopting standards for connection between credit institutions and between credit institutions and fintech entities

Information Technology Department

Payment Department, NAPAS and other related entities

Regulations on standards for connection between credit institutions and between credit institutions and fintech entities

2018-2020

6b

Improving the quality and diversifying banking products and services

6b.1

 

Raising the product and service quality with a view to improving service attitudes; reforming procedures, processes and enhancing application of information technology, reducing time, costs, better meeting customer’s demands on the basis of compliance with laws, and contributing to promoting the production and business growth.

Credit institutions and foreign bank branches

Information Technology Department, Banking Inspection and Supervision Agency, Banking Strategy Institute and Payment Department

Regular missions

Yearly

6b.2

Focusing on developing banking products and services on modern information technology platforms and those having capability of meeting demands of target customers that have not yet or less been served by banks.

Credit institutions and foreign bank branches

Payment Department, Information Technology Department, Banking Inspection and Supervision Agency, Banking Strategy Institute, credit institutions and foreign bank branches

Regular missions

Yearly

6b.3

Developing flexible microfinance products with simple and understandable structures tailored to demands of most people, especially those living in rural, isolated and remote areas or areas facing socio-economic disadvantages.

Microfinance institutions

Banking Inspection and Supervision Agency, Banking Strategy Institute, Monetary Policy Department and Department of Credit for Economic Sectors

Regular missions

Yearly

6b.4

Developing commercial credit products and services and credit lines for enterprises participating in value chains.

Department of Credit for Economic Sectors

Credit institutions and foreign bank branches, Monetary Policy Department, Banking Strategy Institute and Banking Inspection and Supervision Agency

Regular missions

Yearly

6b.5

Multiplying value-added services on channels providing banking services by using bank cards; designing domestic chip bank card standards and implementing the plan for conversion from magnetic cards to chip cards in Vietnam according to the proper schedule in order to ensure security and safety for card payments and facilitate connection to other payment systems.

Payment Department

Credit institutions and foreign bank branches, Banking Inspection and Supervision Agency, Banking Strategy Institute, NAPAS.

Regular missions

Yearly

6b.6

Continuing to put investments in infrastructure, robustly develop electronic payment methods such as online banking, internet banking, mobile banking, contactless payment and contactless payment acceptance, mobile contactless payment, QR code payment and tokenization payment, etc.; apply new and advanced security measures and standards to adapt to global payment trends, and ensure quick, safe, secure, convenient and cost-efficient payments.

Credit institutions and foreign bank branches

NAPAS, Payment Department, Banking Inspection and Supervision Agency and Banking Strategy Institute

Regular missions

Yearly

6c

Developing electronic payment services supporting electronic commerce with a view to completing and increasing connection between electronic payment infrastructure of the banking system and payment infrastructure of payment intermediaries in order to better meet electronic payment requirements in the e-commerce sector at retail points of sale and points of online invoice payment.

 

Payment Department

Information Technology Department, NAPAS, credit institutions and foreign bank branches

Regular missions

Yearly

6d

Designing and implementing the national Strategy for financial inclusion

 

Banking Strategy Institute

International Cooperation Department, Payment Department and other related entities

Prime Minister’s Decision to issue the national Strategy for financial inclusion

2020

6dd

Operating green banks by raising banking-sector environmental and social awareness and responsibility in business activities; increasing capabilities of credit institutions to develop banking products intended for mobilization and lending of credit funds for investment in renewable energy, green energy, less-carbon manufacturing and consumption industries to contribute to protecting environment and improving the utilization of resources and energy

6dd.1

 

Operating green banks through enhancement of banking-sector environmental and social awareness and responsibility in business activities.

Department of Credit for Economic Sectors

Banking Strategy Institute, Communications Department and other related entities

Regular missions

Yearly

6dd.2

Increasing capabilities of credit institutions to develop banking products intended for mobilization and lending of credit funds for investment in renewable energy, green energy, less-carbon manufacturing and consumption industries to contribute to protecting environment and improving the utilization of resources and energy.

Credit institutions and foreign bank branches

Department of Credit for Economic Sectors, Banking Strategy Institute and Banking Inspection and Supervision Agency

Regular missions

Yearly

6dd.3

Implementing the proposal for green banks of Vietnam issued under the Decision No. 1604/QD-NHNN dated August 7, 2018 of the SBV’s Governor.

Banking Strategy Institute

Department of Credit for Economic Sectors, Information Technology Department, Banking Inspection and Supervision Agency, credit institutions and foreign bank branches

Regular missions

2018-2025

7. Developing the system of credit institutions having competitiveness in the domestic market and gradually improving their international competitiveness

7a

Commercial banks, non-banking credit institutions (e.g. financial companies, consumer finance companies and finance leasing companies)

7a.1

 

Revitalizing and improving financial capabilities. Increasing capital and improving the quality of equity of commercial banks and non-banking credit institutions, ensuring that chartered capital level is not lower than legal capital level and fully meets the minimum capital adequacy ratio in accordance with laws and international standards; actively and proactively implementing measures to control credit quality and reduce bad debts and increase asset quality in a consistent and decisive manner.

Commercial banks and non-banking credit institutions

Banking Inspection and Supervision Agency and State Bank’s branches in cities and provinces

Development strategy/action program... of each credit institution and implementation thereof

2018-2020

7a.2

Transforming the business model of commercial banks from “credit monoculture” to diversification of non-credit banking products and services; improving the specialization and professionalism in provision of electronic banking products and services; boosting financial service export.

Commercial banks

Banking Inspection and Supervision Agency and State Bank’s branches in cities and provinces

Development strategy/action program... of each credit institution and implementation thereof

2018-2020

7a.3

Keeping on reviewing and reinforcing financial business activities; making withdrawal of capital invested in the industries other than the banking industry, the non-finance industry and those industries that involve a lot of risks; orienting the credit structure towards concentrating on preferred sectors in order to contribute to restructuring the economy.

Commercial banks

Banking Inspection and Supervision Agency and State Bank’s branches in cities and provinces

Development strategy/action program... of each credit institution and implementation thereof

2018-2020

7a.4

Improving the capability of management, administration and transparency of credit institution’s operations, including such tasks as perfecting and applying risk management systems aligned with principles and standards of the Basel committee and the schedule of application of Basel II in Vietnam; completing and applying regulations on management of banks in conformance to international conventions; increasing the number of managers and sales executives that are well qualified, aware of compliance with laws, have good morals and career responsibilities; diversifying the structure of shareholders; requiring credit institutions to ensure public disclosure, transparency and accuracy of information about business strategies, ownership, financial status, risk management and organizational management structure in accordance with laws and international conventions.

Commercial banks and non-banking credit institutions

Banking Inspection and Supervision Agency and State Bank’s branches in cities and provinces

Development strategy/action program... of each credit institution and implementation thereof

2018-2020

7a.5

Modernizing information technology and intracompany payment systems of commercial banks; upgrading the system of core banks commensurate with the size and complexity level of banking activities, corresponding to management and administration requirements of credit institutions; increasing application of information technology to the management, administration, analysis and prevention of risks; making investments in information technology and having proper solutions to assuring information technology security.

Commercial banks and non-banking credit institutions

Banking Inspection and Supervision Agency, Information Technology Department, Payment Department, State Bank s branches in cities and provinces

Development strategy/action program... of each credit institution and implementation thereof

2018-2020

7a.6

State-owned commercial banks will play the role as the main and key force in terms of operational size, market share and market regulation capability; pioneering the application of modern banking technologies, advanced management competencies and taking initiative in international cooperation; proactively taking part in the restructuring of poorly rated credit institutions under the direction of the State Bank.

State-owned commercial banks

Banking Inspection and Supervision Agency

Development strategy/action program... of each credit institution and implementation thereof

2018-2020

7a.7

Increasing the chartered capital to meet the capital adequacy ratios of Basel II, ensure the State control of state-owned commercial banks with at least 65% of total voting shares held by the state; selecting strategic shareholders having good reputation in the market, having financial capabilities and management experience; making prerequisite preparations for listing on foreign stock exchanges

State-owned commercial banks (except Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development)

Banking Inspection and Supervision Agency

- Plan for increases in chartered capital represented to competent authorities to seek approval

- Development strategy/action program... of each credit institution and implementation thereof

2018-2020

7a.8

Playing the key role in the agricultural and rural credit sector; restructuring their operations to adopt the model of a multifunctional commercial bank; carrying out the privatization process at the right time and ensuring that the state holds at least 65% of chartered capital.

Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development

Banking Inspection and Supervision Agency

- Plan for increases in chartered capital represented to competent authorities to seek approval

- Development strategy/action plan… of Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, and implementation thereof

2018-2020

7a.9

Continuing to reinforce, correct and restructure joint-stock commercial banks and non-banking credit institutions to revitalize and improve financial capabilities in terms of operational size, quality and effectiveness, and ensure systematic safety; adjusting business activities to conform to the market mechanism, guarantee public disclosure and transparency and strict conformance to banking management and safety standards that are prescribed in laws and get close to international conventions.

Joint-stock commercial banks and non-banking credit institutions

Banking Inspection and Supervision Agency

Regular missions

2018-2020

7a.10

Stimulating and providing advantages for healthy credit institutions or potential investors abroad to participate in the restructuring of joint-stock commercial banks and non-banking credit institutions obtaining poor ratings; promoting the acquisition and merger of credit institution’s own accord in order to form institutions having large scale and good management practices.

Banking Inspection and Supervision Agency

 

Related mechanisms and policies and implementation thereof

2018-2020

7a.11

Continuing to provide foreign credit institutions with advantages in doing business and equally competing with Vietnamese credit institutions; encouraging foreign credit institutions to get involved in supporting and handling difficulties and weaknesses of domestic credit institutions; encouraging foreign credit institutions to play the leading role in developing and applying modern technologies and launching new products and services in the Vietnamese market; supporting domestic credit institutions in access to new procedures, products and technologies to meet more and more diverse demands of customers for products and services.

Banking Inspection and Supervision Agency

Foreign credit institutions, related Departments and Administrations controlled by the State Bank

Related mechanisms and policies and implementation thereof

2018-2020

7a.12

Complying with international standards and conventions in the management and operation of credit institutions at the higher level; continuing to complete and implement healthy internal policies and procedures; reviewing, assessing, supplementing and revising advanced management and administration approaches based on international standards and conventions and in conformity with laws of Vietnam.

Commercial banks and non-banking credit institutions

Banking Inspection and Supervision Agency

Regular missions

2021-2025

7a.13

Making the final review of implementation of Basel II according to the standardized method; applying Basel II according to the advanced method.

Commercial banks

Banking Inspection and Supervision Agency

- General report.

- Schedule of application of Basel II according to the advanced method.

2021-2025

7a.14

Continuing to modernize technological systems, increase the application of information technology to the management and administration, analysis and prevention of risks; continuing to investment in information technology and have relevant measures to assure information technology security.

Commercial banks and non-banking credit institutions

Banking Inspection and Supervision Agency and Information Technology Department

Regular missions

2021-2025

7a.15

Continuing to apply measures to diversify the structure of shareholders, facilitate the forming of large banks playing important roles in the system and region.

Joint-stock commercial banks and non-banking credit institutions

Banking Inspection and Supervision Agency

Regular missions

2021-2025

7a.16

Credit institutions must, of their own accord, design and adjust their business strategy to adapt to the new situations; in particular, carry out the clear strategy planning for development of services with an emphasis on the development of modern service supply channels and application of digital technology; diversify banking products and services, robustly develop non-credit service channels in order to increase the ratio of income generated from non-credit services and make commitments to actively and effectively participating in the implementation of financial inclusion.

Commercial banks and non-banking credit institutions

Banking Inspection and Supervision Agency, related Departments and Administrations

Business strategies and implementation thereof

2021-2025

7a.17

State-owned commercial banks must continue to play the role as the main and key force in terms of business scale, market share and market regulation capability; take initiative in the implementation and application of Basel II according to the advanced method, and international cooperation; ensure at least 51% of the State ownership; carry out the listing on foreign stock exchanges (in particular, Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development must list their shares on domestic stock exchanges).

State-owned commercial banks

Banking Inspection and Supervision Agency

Development strategy/action program... of each state-owned commercial banks and implementation thereof

2021-2025

7a.18

Joint-stock commercial banks must meet capital, database and personnel requirements to be able to applying Basel II in full according to the standardized method.

Joint-stock commercial banks

Banking Inspection and Supervision Agency

Development strategy/action program... of each joint-stock commercial bank and implementation thereof

2021-2025

7a.19

Designating joint-stock commercial banks that have already finished applying Basel II according to the standardized method and have the good management quality to experiment on application of Basel II according to the advanced method.

Banking Inspection and Supervision Agency

Relevant joint-stock commercial banks

Trial application proposal/project/program/plan…

2021-2025

7a.20

Encouraging accredited joint-stock commercial banks to list their shares on foreign stock exchanges.

Banking Inspection and Supervision Agency

Joint-stock commercial banks

Related mechanisms and policies and implementation thereof

2021-2025

7a.21

Diversifying the types of non-banking credit institutions according to international conventions and the context of Vietnam.

Banking Inspection and Supervision Agency

Relevant Departments and Administrations

Related mechanisms and policies and implementation thereof

2021-2025

7a.22

Foreign credit institutions may take initiative in developing banking services, creating the competitive environment and contributing to developing domestic credit institutions.

Foreign credit institutions

Banking Inspection and Supervision Agency, related Departments and Administrations

Regular missions

2021-2025

7b

Credit institutions that exist as cooperatives and microfinance institutions

7b.1

 

Elevating roles and responsibilities of Cooperative Bank for regulating capital, inspecting and overseeing the use of borrowed funds and customer’s capability of repayment of loan debts; providing professional instructions and training in the banking and information technology industry, giving support for banking activities to member people’s credit funds; getting involved in dealing with people’s credit funds facing difficulties or showing the sign of unsafe credit operations.

Cooperative Bank

Banking Inspection and Supervision Agency, Deposit Insurance of Vietnam and other entities concerned

Regular missions

2018-2020

7b.2

Continuing to correct and improve all aspects of finance, management and operation of existing people’s credit funds as well as sustainable expansion of new people s credit funds at rural areas; make sure that the main business lines comprise mobilization of capital and lending of funds to local members, especially those living or located at rural areas, in order to make most use of local resources contributing to developing the local economy, eradicating hunger, reducing poverty and repelling usury; ensure that people’s credit funds will operate according to the principles of voluntariness and responsible autonomy for outcomes and with the main aim of mutual support amongst members; people’s credit funds must operate in compliance with Law on Credit Institutions and Law on Cooperatives.

Banking Inspection and Supervision Agency

Deposit Insurance of Vietnam, State Bank’s branches in cities/provinces, people’s credit funds

Regular missions

2018-2020

7b.3

Drawing up and implementing the proposal to reinforce and develop the system of people’s credit funds by 2020 with vision towards 2030.

Banking Inspection and Supervision Agency

Cooperative Bank, Association of People’s Credit Funds, Deposit Insurance of Vietnam

Decision on issuing the proposal to reinforce and develop the system of people’s credit funds by 2020 with vision towards 2030.

2018-2019

7b.4

Strengthening organization and operation of the Association of People’s Credit Funds to meet requirements for becoming the entity presiding over connecting people s credit funds in the system, representing rights and making general development orientations for people s credit funds; cooperating with Cooperative Bank in training staff of people s credit funds and establishing an organization specialized in independent audit of people’s credit funds in accordance with law soft.

Association of People’s Credit Funds

Cooperative Bank, Banking Inspection and Supervision Agency, Deposit Insurance of Vietnam and other entities concerned

Proposal/project/program/plan... and implementation thereof

2018-2020

7b.5

Cooperating with Cooperative Bank in training staff of people’s credit funds and establishing an organization specialized in independent audit of people’s credit funds in accordance with laws.

Association of People’s Credit Funds

Cooperative Bank, Deposit Insurance of Vietnam and other entities concerned

Proposal/project/program/plan... and implementation thereof

2018-2020

7b.6

Finishing making the Cooperative Bank become the bank for all credit institutions that strives for the main goals of interconnection and assurance of the systematic safety by providing financial support and oversight of operations of people’s credit funds, perform the main activities such as regulating capital, carrying out banking operations and managing the operation of the fund for assurance of safety of the system of member people’s credit funds.

Cooperative Bank

Banking Inspection and Supervision Agency, Deposit Insurance of Vietnam and other entities concerned

Development strategy/proposal/project/program/plan... and implementation thereof

2021-2025

7b.7

Researching and constructing the independent credit underwriting center in order to assist in improving the credit quality of member people s credit funds.

Cooperative Bank

Banking Inspection and Supervision Agency, Deposit Insurance of Vietnam and other entities concerned

Independent credit underwriting center

2021-2025

7b.8

Continuing to apply measures to ensure that people’s credit funds are operated according to guidelines, objectives and principles of credit institutions existing in the form of cooperative for better support for members; focus on objectives of support for development of service business and improvement of living standards for members and support for communities where they are operated; continuing to complete management and administration structure, machinery, invest in infrastructure, complete information technology system, diversify and modernize products and services according to international conventions and particular requirements of credit institutions existing in the form of cooperative for better support for members.

People’s credit funds

State Bank’s branches in cities/provinces, Banking Inspection and Supervision Agency, Deposit Insurance of Vietnam

Proposal to reinforce and develop the system of people’s credit funds by 2020 with vision towards 2030, and implementation thereof

2021-2025

7b.9

Researching into linking sector-specific people’s credit institutions with other people’s credit funds and with Cooperative Bank.

Banking Inspection and Supervision Agency

Cooperative Bank, Deposit Insurance of Vietnam and other entities concerned

Mechanism for forming connections

2021-2025

7b.10

Completing the model for organization and operation of Association of People’s Credit Funds to cooperate with Cooperative Bank in excelling at performing the function of an entity presiding over connecting member people s credit funds in the system of credit institutions which are cooperatives; supporting and ensuring stable operations, safe and sustainable development of the system of people’s credit funds.

Association of People’s Credit Funds

Cooperative Bank, Deposit Insurance of Vietnam, Banking Inspection and Supervision Agency and other entities concerned

Proposal/project/program/plan... and implementation thereof

Yearly

7b.11

Building and developing the safe and strong market-oriented microfinance system; ensuring extra-small enterprises, poor families and low income earners may have access to financial services of acceptable quality; increasing economic development opportunities for people; implementing policies of the Party and State on assurance of social security and sustainable poverty reduction.

Banking Inspection and Supervision Agency

Department of Legislation, Deposit Insurance of Vietnam and its related entities, microfinance institutions

Proposal/project/program/plan... and implementation thereof

2018-2025

7b.12

Consistently implementing the proposal for “building and developing microfinance system in Vietnam by end of 2020” approved by the Prime Minister under the Decision No. 2195/QD-TTg dated December 6, 2011.

Banking Inspection and Supervision Agency

Deposit Insurance of Vietnam and other entities concerned

Results of implementation of missions in the proposal

2018-2020

7b.13

Providing advantageous conditions for establishment and operation of microfinance institutions, microfinance programs and projects, and the management and supervision mechanism corresponding to the particular characteristics of microfinance services; formulating particular policies to provide advantages in connecting operations of credit institutions existing in different forms and those of microfinance institutions.

Banking Inspection and Supervision Agency

Department of Legislation, Deposit Insurance of Vietnam and its related entities

Related mechanisms and policies and implementation thereof

2018-2020

7b.14

Boosting the number of microfinance institutions to increase the accessibility to customer services and assist in implementation of the national financial inclusion strategy.

Banking Inspection and Supervision Agency

Banking Strategy Institute, Deposit Insurance of Vietnam and other entities concerned

Related mechanisms and policies and implementation thereof

2021-2025

8. Completing the model of organization and operation of other financial organizations operating in the banking industry

8a

Vietnam Bank for Social Policies

8a.1

 

Focusing on ensuring consistency in policy-based credit functions of commercial banks and Vietnam Bank for Social Policies; making Vietnam Bank for Social Policies become an organization granted autonomy and developed in a stable and sustainable manner, maintain its role as a public financial institution carrying out social policies of the Government; focusing on requirements which financial organizations operating according to market principles are incapable of meeting or capable of meeting in part.

Vietnam Bank for Social Policies

Banking Inspection and Supervision Agency, related Departments and Administrations

Strategy for developing Vietnam Bank for Social Policies and implementation thereof

2018-2020, 2021-2030 periods

8a.2

Effectively carrying out objectives, missions and solutions to implement the Strategy for developing Vietnam Bank for Social Policies in the 2011-2020 period which has already been approved by the Prime Minister under the Decision No. 852/QD-TTg dated July 10, 2012.

Vietnam Bank for Social Policies

Entities concerned

Conclusion on results of implementation of objectives, missions and solutions defined in the Strategy

2018-2020

8a.3

Based on the final review and assessment report on results of implementation of the Strategy for developing Vietnam Bank for Social Policies in the 2011-2020 period, researching and designing the development Strategy for the 2021-2030 period for representation to the Prime Minister to seek his approval.

Vietnam Bank for Social Policies

Banking Inspection and Supervision Agency, Banking Strategy Department and other entities concerned

Strategy for developing Vietnam Bank for Social Policies in the 2021-2030 period

2021

8b

VAMC

8b.1

 

Making VAMC officially developed into the center for treatment of bad debts, restructuring the system of credit institutions, promoting the development of the debt trading market, ensuring the safe and sustainable development of credit institutions, ensuring sufficient capabilities and resources for performing the functions and tasks of purchasing, selling and disposing of bad debts, valuation and auctioning of assets.

VAMC

Banking Inspection and Supervision Agency, Department of Organization and Personnel, other related Departments, Administrations and credit institutions

Regular missions

Yearly

8b.2

Designing the Strategy for developing VAMC by 2025 with vision towards 2030.

VAMC

Banking Inspection and Supervision Agency and other entities concerned

Strategy for developing VAMC by 2025 with vision towards 2030.

2018-2019

8c

Deposit Insurance of Vietnam

8c.1

 

Developing Deposit Insurance of Vietnam to operate in the form of a single-member limited liability company of which chartered capital is wholly owned by the State and of which the owner is represented by the SBV; aim at protecting legitimate rights and interests of depositors, contribute to maintaining the stability of the system of credit institutions, ensuring the safety and healthiness of banking operations. Designing the Strategy for developing deposit insurance by 2025 with vision towards 2030.

Deposit Insurance of Vietnam

Banking Inspection and Supervision Agency, Department of Organization and Personnel, Department of Legislation, Banking Strategy Department, Finance – Accounting Department

Strategy for developing deposit insurance and implementation thereof

2018-2025

8c.2

Increasing financial capabilities, operational competencies and perfecting the organizational model, boosting professional level of staff, applying modern technologies to effectively perform tasks of oversight, inspection, getting involved in special control, detection, early warning of inherent risks to organizations participating in deposit insurance

Deposit Insurance of Vietnam

Banking Inspection and Supervision Agency

Regular missions

Yearly

8c.3

Taking part in the effective restructuring of poorly rated credit institutions.

Deposit insurance

Banking Inspection and Supervision Agency

Regular missions

Yearly

8c.4

Calculating and collecting deposit insurance premiums, managing investment capital, propagating deposit insurance policies, paying insurance claims in conformity with international conventions and other provisions of Vietnamese legislation.

Deposit insurance

Finance – Accounting Department

Regular missions

Yearly

9. Boosting application and development of science and technology and development of workforce in the banking industry

9a

Approaching applications of the fourth industrial revolution in the orientation towards innovation of banking operations

9a.1

 

Upholding innovation and application of modern technologies through the increased integration of information technology into the SBV’s state management.

Information Technology Department

State Bank’s related entities, credit institutions

Plan for application of information technology in the banking industry for the 2021-2025 period

2019

9a.2

Upholding innovation and application of modern technologies through the increased integration of information technology into the management of credit institution’s business.

Credit institutions

Information Technology Department, Banking Inspection and Supervision Agency, related Departments and Administrations

Regular missions

Yearly

9a.3

Increasing safety measures for the system of credit institutions, especially continuing to speed up the construction of the Data Disaster Recovery Center

Credit institutions

Information Technology Department directs other credit institutions to perform these tasks

Regular missions

Yearly

9a.4

Increasing security and safety measures for the electronic interbank payment system.

Information Technology Department

NAPAS, Payment Department

Regular missions

Yearly

9a.5

Adding more regulations and measures to ensure security, safety and confidentiality for card, ATM, POS and other hi-tech payments.

Payment Department

Information Technology Department and NAPAS

Regular missions

Yearly

9a.6

Formulating the clear mechanism and legislative framework to grant permission to establish organizations specialized in centralized clearing and settlement of payment transactions according to the principles of competitiveness and forming bases for developing in-width payments and improving the quality of payment services.

Payment Department

Department of Legislation, Information Technology Department, and Banking Inspection and Supervision Agency

Related mechanisms and policies and implementation thereof

2018-2020

9a.7

Designing the strategy for development of information technology system, network safety and cyber security of the banking system by 2025 with visions towards 2030.

Information Technology Department

Banking Strategy Department, Payment Department, Banking Inspection and Supervision Agency, SBV’s Office, related departments and administrations

Strategy for development of information technology system, network safety and cyber security of the banking system by 2025 with visions towards 2030

2019

9

Focusing on development of science and technology

9b.1

 

Increasing autonomy of science and technology organizations, research and training organizations in the banking industry.

Department of Organization and Personnel

Banking Strategy Department, Banking Academy, Banking University of HCMC and Staff Training and Development School

Proposal for autonomy and implementation thereof

2020-2025

9b.2

Promoting investments in science and technology in the banking industry.

Finance – Accounting Department

Banking Strategy Department, Banking Academy, Banking University of HCMC, Staff Training and Development School, and other related Departments and Administrations

Regular missions

Yearly

9b.3

Focusing on the quality of scientific research and management and increasing applied scientific researches.

Banking Strategy Institute

Banking Academy, Banking University of HCMC, Staff Training and Development School, and other related entities

Regular missions

Yearly

9b.4

Encouraging initiatives and improvements; expanding cooperation activities, setting up sponsorship funds of credit institutions for scientific research activities in the banking industry.

Banking Strategy Institute

Department of Organization and Personnel, International Cooperation Department, related Departments, Administrations, credit institutions and foreign bank branches

Regular missions

Yearly

9b.5

Tying scientific research activities to practical conditions, providing scientific arguments to help design strategies, planning schemes and business plans in the banking sector.

Banking Strategy Institute

Banking Academy, Banking University of HCMC, Staff Training and Development School, and other related entities

Regular missions

Yearly

9c

Focusing on developing the banking workforce

9c.1

 

Setting professional standards, allowing the use of practicing certificates of several key position holders in the banking industry.

Department of Organization and Personnel

Staff Training and Development School, Banking Academy, Banking University of HCMC, and other related entities

Set of professional standards and the permitted use of practicing certificates of several key position holders in the banking industry

2018-2020

9c.2

Increasing cooperation between training establishments and employers in the banking industry.

Department of Organization and Personnel

Staff Training and Development School, Banking Academy, Banking University of HCMC, and other related entities

Regular missions

Yearly

9c.3

Focusing on training of high-quality human resources to meet requirements for development of the banking system of Vietnam and integration into the international economy, especially leadership and top experts in the banking sector, in order to reach the regional and international level. Training and educating experts or specialists in the banking disciplines such as: Monetary policy, foreign exchange reserve management, settlement, banking inspection and supervision, analysis, forecast and management of risks, etc.

Department of Organization and Personnel

Staff Training and Development School, Banking Academy, Banking University of HCMC

Regular missions

Yearly

9c.4

Training staff in order for them to be capable of grasping scientific and technological advances and putting them to use in the banking industry, providing and training in new skills for the existing staff to ensure that the operations staff of SBV has the ability to apply advanced information technology and working methods, propose and advise on formulation of policies, exercise the state management of monetary, credit and banking activities to meet the requirements of the economy in the context of thorough international economic integration and strong development of science and technology; enhance their independence and personal responsibility.

Department of Organization and Personnel

Staff Training and Development School, Banking Academy, Banking University of HCMC, Computer Technology Department

Regular missions

Yearly

9c.5

Building a contingent of information technology workers at credit institutions who have good professional qualifications, meet the demands for management, operation and mastering of modern technological systems.

Credit institutions

 

Regular missions

Yearly

9c.6

Strengthening cooperation, making best use of support, making technology transfers, providing intensive professional training from international organizations such as the World Bank, International Monetary Fund, Japan International Cooperation Agency, Asian Development Bank and central banks of developed countries, etc. to improve professional qualifications, experience and skills for officers, civil servants, public employees, management and staff members in the banking industry.

Department of Organization and Personnel

International Cooperation Department and Banking Strategy Institute

Regular missions

Yearly

9d

Designing the Strategy for developing the banking workforce by 2025 with vision towards 2030.

Department of Organization and Personnel

Staff Training and Development School, Banking Academy, Banking University of HCMC, and other related entities

Decision to issue the Strategy for developing the banking workforce by 2025 with vision towards 2030

2020

10. Increasing international cooperation and boosting the international integration progress in the banking industry

10a

Continuing to implement the action program of the Government and the State Bank for implementation of the Party s and State s resolutions on international economic integration; collaborating with relevant ministries and agencies in effectively implementing the Resolution No. 06-NQ / TW on effectiveness in implementation of the international economic integration process and maintaining the socio-political stability in the context of our country’s accession to new-generation free trade agreements.

 

International Cooperation Department

Entities, departments and administrations concerned

Regular missions

Yearly

10b

Keeping on implementing commitments in the finance – banking sector within the framework of signed free trade agreements

 

International Cooperation Department

Entities, departments and administrations concerned

Regular missions

Yearly

10c

Boosting the expansion of multilateral international cooperation, increasing the scale and depth of activities within the framework of ASEAN, ASEAN + 3, SEACEN, ASEM, APEC, finance and banking forums and financial inclusion...; Maintaining, developing and strengthening bilateral cooperation with central banks, monetary management agencies/banks in countries in the region and the globe; Participating actively in the bilateral cooperation forums of the Government (Joint Commission/ Intergovernmental Committee) to promote cooperation in the banking sector, thereby facilitating trade and investment between Vietnam and its partners; promoting efficiency and developing in-depth relationships with traditional partners and extending relationships with new partners to increase the effectiveness in external relations in the banking sector.

 

International Cooperation Department

Entities, departments and administrations concerned

Regular missions

Yearly

10d

Increasing relationships, improving the status and voice of Vietnam and SBV at finance – currency institutions of international banks, regional/global forums and other international partners.

 

International Cooperation Department

Entities, departments and administrations concerned

Regular missions

Yearly

10dd

Exploiting and making effective use of financial and technical resources from international partners for the socio-economic growth in Vietnam in general and banks in particular; taking initiative in finding new partners, getting involved in regional and global finance - currency institutions, forums in order to increase financial and technical resources supporting accomplishment of national developmental objectives.

 

International Cooperation Department

Monetary Policy Department, Foreign Exchange Administration, Banking Inspection and Supervision Agency, State Bank’s Office and Communications Department

Regular missions

Yearly

10e

Actively grasping and sharing information between international finance – currency institutions and central banks in countries in order to take prompt action against financial difficulties and risks in the globe

 

International Cooperation Department

Monetary Policy Department, Foreign Exchange Administration, Banking Inspection and Supervision Agency, State Bank’s Office, Communications Department and Banking Strategy Institute

Regular missions

Yearly

10g

Raising international integration capabilities, making human, technical and management resources available to meet international standards in order to have the good supply of nominees and candidates introduced and recommended to work for international organizations.

Framework proposal for preparation of resources, nomination and recommendation of representative involved in training classes, work and researches, secondment and exchange of officers at finance institutions of international banks by 2030.

International Cooperation Department

Department of Organization and Personnel, Banking Strategy Department and other entities concerned

Prime Minister’s Decision on approval of proposal

2019

11. Promoting the efficiency of SBV’s communications campaigns

 

Devising the communications plan for SBV over periods of time

 

Communications Department

Monetary Policy Department, Foreign Exchange Administration, Banking Inspection and Supervision Agency, SBV’s Office, Communications Department, Banking Strategy Institute, Department of Credit for Economic Sectors, Payment Department, VAMC, Department of Legislation, communications units of SBV s branches in cities/provinces, Banking Times and Banking Magazine

Communications plan

2018-2025

 

APPENDIX 2

MINIMUM INFORMATION FOR THE DEVELOPMENT STRATEGY OF ANENTITY
(To the Decision No.34/QD-NHNN dated January 7, 2019 of the State Bank’s Governor)

Part I:

CURRENT SITUATION ASSESSMENT

It shall be necessary to make an assessment of significant achievements, unsolved issues, subjective and objective causes of these issues arising from operations; based on this assessment, identify strengths and weaknesses of the entity (the assessment shall be scheduled at the discretion of the entity, depending on business characteristics of the entity, and must serve as a basis to design the development strategy).

Part II.

DEVELOPMENT STRATEGY

I. Context of implementation of the Strategy

It shall be required to make a comprehensive assessment of the context of implementation of the entity’s development strategy; make an analysis of factors affecting operations of the entity; future opportunities, difficulties and challenges.

II. Viewpoints and objectives

Determining periods and stages of the Strategy; general objectives, specific goals and priority (pillar) goals in the Strategy.

III. Missions and solutions for implementation of the Strategy

Based on objectives at which the Strategy aims and available resources of the entity, introducing solutions to ensuring rationality, feasibility, efficiency and effectiveness of the Strategy.

IV. Schedule and implementation

Specifying missions and solutions that need to be implemented at all stages of the Strategy and responsibilities of relevant organizations and individuals.

 

APPENDIX 3

REPORT ON IMPLEMENTATION OF THE ACTION PROGRAM FOR IMPLEMENTATION OF THE STRATEGY FOR DEVELOPING THE VIETNAM’S BANKING INDUSTRY BY 2025 WITH VISION TOWARDS 2030

(Applicable to Departments and Administrations affiliated to SBV, Deposit Insurance of Vietnam, National Banknote Printing Plant, and Association of People’s Credit Funds, Cooperative Bank, Vietnam Bank for Social Policies, VAMC, CIC and NAPAS)

- Reporting entity’s name:……

- Reporting year/Reporting period (required for preliminary review reports and final reports):...

I. Results of implementation of tasks assigned to the presiding entity in the action program

 (Requirement: Reports include comparison with implementation results achieved in the previous reporting period)

Task description

Results determined till the reporting period

Capability of fulfilling tasks by the defined deadlines (required for tasks with fulfillment deadlines)

Tasks specified in Appendix 1 to the Action Program

 

 

Tasks specified in section III – Implementation of the Action Program

 

 

II. Difficulties and issues arising during the implementation process

(Elaborating on difficulties and issues that may arise during the implementation process to meet predetermined objectives (defined in Part A in Appendix 1) or during the process of implementation of missions and solutions under the entity’s assigned duties (in Part B of Appendix 1))

III. Cooperation between the presiding body and cooperating bodies

(Describing the current conditions of the reporting entity’s cooperation with others in fulfillment of assigned tasks)

IV. Request or recommendation

- Requesting and recommending measures to deal with difficulties and issues specified in section II and III (if any);

- Recommending revision of the Action Program (where necessary);

- Other relevant requests and recommendations.

Recipients:

- Banking Strategy Institute and SBV.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 34/QD-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất