Quyết định 26/2000/QĐ-NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định xây dựng và điều hành kế hoạch tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của doanh nghiệp

thuộc tính Quyết định 26/2000/QĐ-NHNN7

Quyết định 26/2000/QĐ-NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định xây dựng và điều hành kế hoạch tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của doanh nghiệp
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:26/2000/QĐ-NHNN7
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Dương Thu Hương
Ngày ban hành:19/01/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 26/2000/QĐ-NHNN7

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 26 /2000/QĐ-NHNN7
NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2000 BAN HÀNH QUY ĐỊNH XÂY DỰNG VÀ ĐIỀU HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG HẠN MỨC VAY THƯƠNG MẠI NƯỚC NGOÀI HÀNG NĂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;

- Căn cứ Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 7 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;

- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 03 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối,

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định xây dựng và điều hành kế hoạch tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp.

 

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Điều 3: Chánh Văn phòng, Vụ Trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


QUY ĐỊNH XÂY DỰNG VÀ ĐIỀU HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG
HẠN MỨC VAY THƯƠNG MẠI NƯỚC NGOÀI HÀNG NĂM
CỦA DOANH NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2000/QĐ-NHNN7 ngày 19/01/ 2000
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

 

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Kế hoạch tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của doanh nghiệp là tổng số ngoại tệ tương ứng bằng Đô la Mỹ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để các doanh nghiệp tiến hành việc vay nước ngoài trong năm.

 

Điều 2. Việc xây dựng và điều hành Kế hoạch tổng hạn mức dựa trên các nguyên tắc sau đây:

1. Có tính đến khả năng trả nợ cũng như bảo đảm các cân đối lớn khác của nền kinh tế;

2. Đáp ứng một phần nhu cầu về vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong nước.

 

CHƯƠNG II
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔNG HẠN MỨC

 

Điều 3. Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng Kế hoạch tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của doanh nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Điều 4. Kế hoạch tổng hạn mức được xây dựng theo các căn cứ chủ yếu sau:

1. Chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài cho từng thời kỳ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng;

2. Kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ hàng năm do Bộ Tài chính xây dựng;

3. Cán cân thanh toán quốc tế, khả năng cân đối nguồn ngoại tệ của quốc gia;

4. Nhu cầu vay vốn nước ngoài và nghĩa vụ trả nợ của các doanh nghiệp;

5. Tình hình thực tế việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp trong các năm trước.

 

Điều 5.

1. Kế hoạch tổng hạn mức được chia thành 2 phần sau đây:

a/ Hạn mức vay nước ngoài ngắn hạn;

b/ Hạn mức vay nước ngoài trung và dài hạn.

2. Kế hoạch tổng hạn mức được tính theo Phụ lục 1 của Qui định này.

 

Điều 6.

1. Sau khi xây dựng Kế hoạch tổng hạn mức, Ngân hàng Nhà nước đối chiếu với các chỉ tiêu đánh giá sau đây:

a/ Tổng nghĩa vụ nợ năm kế hoạch so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ năm hiện tại không vượt quá 20% ;

b/ Tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam năm kế hoạch so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ năm kế hoạch không vượt quá 165%;

c/ Tổng số nợ nước ngoài của Việt nam năm kế hoạch so với Tổng thu nhập quốc nội (GDP) năm kế hoạch không vượt quá 50%;

d/ Dự báo cán cân thanh toán quốc tế.

2. Trường hợp Kế hoạch tổng hạn mức được xây dựng không phù hợp với các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước quy định, điều chỉnh cơ chế, chính sách điều hành Kế hoạch tổng hạn mức để đảm bảo Kế hoạch tổng hạn mức đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế đồng thời đảm bảo khả năng trả nợ nước ngoài ở mức độ an toàn, thích hợp.

 

CHƯƠNG III
ĐIỀU HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG HẠN MỨC

 

Điều 7. Việc điều hành hạn mức vay nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên các cơ sở sau đây:

1. Điều kiện về vay nước ngoài ngắn hạn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định trong từng thời kỳ, các qui định tại Thông tư số 03/1999/TT-NHNN7 ngày 12 tháng 8 năm 1999 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;

2. Các quy định của Thủ tướng Chính phủ về điều hành xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ;

3. Số dư nợ ngắn hạn thực tế trong từng thời kỳ so sánh với hạn mức được phê duyệt.

 

Điều 8. Việc điều hành hạn mức vay nước ngoài trung và dài hạn hàng năm được thực hiện trên các cơ sở sau đây:

 

1. Điều kiện vay nước ngoài trung dài hạn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định trong từng thời kỳ và các quy định tại Thông tư số 03/1999/TT-NHNN7 ngày 12 tngoài.

 

Điều 9. Ngân hàng Nhà nước thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình vay nợ nước ngoài để có điều chỉnh kịp thời về cơ chế, chính sách trong điều hành Kế hoạch tổng hạn mức.

 

Điều 10. Trong trường hợp đặc biệt, đối với các khoản vay nước ngoài trung và dài hạn vượt quá hạn mức đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt, Ngân hàng Nhà nước sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

 

CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 11. Vụ Quản lý Ngoại hối có trách nhiệm:

1. Vào tháng 11 hàng năm Vụ Quản lý Ngoại hối xây dựng Kế hoạch tổng hạn mức hàng năm trình Thống đốc để trình Thủ tướng Chính phủ.

2. Theo dõi diễn biến của mức dư nợ ngắn hạn và doanh số vay trung dài hạn, so sách với Kế hoạch tổng hạn mức, với các chỉ tiêu kinh tế cần thiết có liên quan để đánh giá, phân tích, đề xuất các chính sách, cơ chế quản lý, điều hành kịp thời trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định xử lý hoặc báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền của Thống đốc.

3. Lập sổ thống kê, theo dõi để nắm bắt được số liệu và tình hình kịp thời.

 

Điều 12. Trách nhiệm của các Vụ, Cục: Vụ Chính sách Tiền tệ và các Vụ, Cục cháng 8 năm 1999 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.

2. Chính sách quản lý ngoại hối

3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ và Qui hoạch ngành, lãnh thổ, tập trung cho các dự án có điều kiện vay ưu đãi và cần ưu tiên.

4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ nước ó liên quan khác của Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Vụ Quản lý Ngoại hối trong việc xây dựng và điều hành Kế hoạch tổng hạn mức hàng năm.

 

CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 13. Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong Quy định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.


PHỤ LỤC 1

PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỔNG HẠN MỨC

 

1/ Vay nước ngoài ngắn hạn:

Vì vay ngắn hạn nước ngoài chủ yếu là để phục vụ cho việc nhập khẩu và bổ sung vốn lưu động, chỉ một phần nhỏ sử dụng vào các mục đích khác do vậy có thể coi số liệu nhập khẩu làm tham số để ước tính mức dư nợ ngắn hạn (bao gồm vay và bảo lãnh của các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt nam)

 

Công thức

Ghi chú

 

 

Nt+1

At+1 = At x ---------

Nt

 

At: Dư nợ ngắn hạn cao nhất phục vụ nhập

khẩu năm hiện tại,

At+1 Hạn mức dư nợ ngắn hạn năm kế hoạch,

Nt: Số liệu thực hiện nhập khẩu năm hiện tại.

Nt+1: Số liệu dự kiến nhập khẩu năm kế hoạch

 

 

 

2/ Vay nước ngoài trung và dài hạn:

a/ Vay của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

Nhu cầu vay nước ngoài của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là khách quan vì các dự án đầu tư đã được phê duyệt cụ thể về phần vốn vay.

Công thức

Ghi chú

Et-i

Zt-i = ------- x 100

FDIt-i

(i = 0,....n)

 

n

Zt-i x Et-i

i=0

Y = -----------------

n

Et-i

i=0

 

Et+1 = FDIt+1 x Y

FDIt: Số liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm hiện tại.

FDIt+1: Số liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm kế hoạch.

Eưt: Kim ngạch ký vay nước ngoài trung dài hạn của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm hiện tại.

Et+1: Hạn mức vay nước ngoài trung dài hạn của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm kế hoạch.

Zi: Tỷ lệ % của kim ngạch ký vay nước ngoài trung và dài hạn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của các năm và Số liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài các năm tương ứng.

Y: Hệ số bình quân (gia quyền) giữa kim ngạch ký vay của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tỷ lệ phần trăm Z của các năm tương ứng.

 


b/ Vay của các doanh nghiệp Việt nam:

 

Công thức

Ghi chú

H = I - Sd - Gc - FDIt+1 - D

trong đó CAD = I - Sd

H = CAD - Gc - FDIt+1 - D

 

100

K = H x ------

40

 

D = At+1/X%

 

 

 

 

I: Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội.

Sd: Tiết kiệm trong nước.

Gc: Số liệu giải ngân các khoản vay nước ngoài của Chính phủ năm kế hoạch (bao gồm cả ODA)

H: Nhu cầu vay nước ngoài trung và dài hạn của các Doanh nghiệp Việt nam.

K: Hạn mức vay nước ngoài trung dài hạn của các Doanh nghiệp Việt nam.

CAD Thâm hụt cán cân vãng lai

D: Kim ngạch ký vay ngắn hạn năm kế hoạch

X: Tỷ lệ % giữa dư nợ ngắn hạn và kim ngạch ký vay ngắn hạn của các năm trước.

Qua thời gian theo dõi việc vay trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp có thể rút ra kết luận: Các doanh nghiệp vay nước ngoài thường rút vốn trong thời gian 3 năm với tỷ lệ 40 - 30 -30.

 

c/ Hạn mức vay nước ngoài trung và dài hạn của các doanh nghiệp:

HM = K + Et+1

Trong đó:

HM: Hạn mức vay nước ngoài trung dài hạn của các doanh nghiệp.

K: Hạn mức vay nước ngoài trung dài hạn của các doanh nghiệp Việt nam.

Et+1: Hạn mức vay nước ngoài trung dài hạn của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm kế hoạch.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

STATE BANK OF VIETNAM
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-freedom-happiness
---------
No. 26/2000/QD-NHNN7
Hanoi, 19 January, 2000
 
DECISION
ON THE ISSUANCE OF THE REGULATION ON THE FORMULATION AND MANAGEMENT OF THE ANNUAL PLAN OF TOTAL LIMIT ON FOREIGN COMMERCIAL BORROWING BY ENTERPRISES
THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No. 01/1997/QH10 dated 12 December, 1997;
Pursuant to the Decree No. 90/1998/ND-CP dated 7 November, 1998 of the Government on the issuance of the Regulation on the management of foreign borrowing and repayment;
Pursuant to the Decree No. 15/CP dated 02 March, 1993 of the Government on the assignment, authority and responsibility for the State management of the ministries and ministerial-level agencies;
Upon the proposal of the Director of the Foreign Exchange Control Department,
DECIDES
Article 1. To issue in conjunction with this Decision "the Regulation on the formulation and management of the annual plan of total limit on foreign commercial borrowing by enterprises".
Article 2. This Decision shall be effective after 15 days from the date of signing.
Article 3. The Director of the Administration Department, the Director of Foreign Exchange Control Departments, the Heads of the State Bank units shall be responsible for the implementation of this Decision.
 

 
FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR




Duong Thu Huong
 
THE REGULATION
ON THE FORMULATION AND MANAGEMENT OF THE ANNUAL PLAN OF TOTAL LIMIT ON FOREIGN COMMERCIAL BORROWING BY ENTERPRISES
(issued in conjunction with the Decision No. 26/2000/QD-NHNN7 dated 19, January, 2000 of the Governor of the State Bank)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. The annual plan of total limits of foreign commercial borrowings by enterprises shall be the total equivalent foreign currency amount in USD provided by the Prime Minister for the foreign borrowing by the enterprises during the year.
Article 2. The Formulation and management of the annual plan of total limit shall be carried out on the following principles:
1. Taking into account the debt service capability as well as ensuring other macro-economic indicators of the economy.
2. Satisfying a part of requirements for investment funds by the enterprises and effective use of domestic resources.
Chapter II
FORMULATION OF THE PLAN OF TOTAL LIMIT
Article 3. The State Bank shall take the lead, in cooperation with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance to formulate the annual plan of total limit on foreign commercial borrowing by enterprises for submitting to the Prime Minister for approval.
Article 4. The Plan of total limit shall be formulated on the following main basis:
1. The national strategy of foreign borrowing and repayment formulated by the Ministry of Planning and Investment for each period of time;
2. The annual plan of foreign borrowing and repayment formulated by the Ministry of Finance;
3. The international Balance of Payment, the capability of the country to balance the foreign currency requirement;
4. The requirement of foreign borrowing and the repayment obligations of enterprises;
5. The practical performance of foreign borrowing and repayment of enterprises in previous years.
Article 5.
1. The plan of total limit shall be divided into two following parts:
a. The limit on short-term foreign borrowing;
b. The limit on medium, long-tem foreign borrowing.
2. The plan of total limit shall be calculated in accordance with the Appendix No. 1 attached to this Regulation.

Article 6.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 26/2000/QD-NHNN7 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe