Quyết định 12/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi một số điều của Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 12/2008/QĐ-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 12/2008/QĐ-NHNN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Đồng Tiến |
Ngày ban hành: | 29/04/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định12/2008/QĐ-NHNN tại đây
tải Quyết định 12/2008/QĐ-NHNN
QUYẾT ĐỊNH
CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 12/2008/QĐ-NHNN
NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 2008 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU CỦA
QUY CHẾ CHIẾT KHẤU, TÁI CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI CÁC NGÂN HÀNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 898/2003/QĐ-NHNN NGÀY 12
THÁNG 8 NĂM 2003
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi một số điều của Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 như sau:
1. Khoản 1 Điều 1 được sửa đổi như sau:
“Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước ưu tiên chiết khấu, tái chiết khấu cho các ngân hàng.”
2. Điều 2 được sửa đổi như sau:
“Chiết khấu, tái chiết khấu (sau đây gọi chung là chiết khấu) giấy tờ có giá của các ngân hàng là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng giao dịch trên thị trường sơ cấp hoặc thị trường thứ cấp.”
3. Điều 6 được sửa đổi như sau:
“Điều 6. Hạn mức chiết khấu
Hạn mức chiết khấu được xác định theo quý và là số dư tối đa mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện chiết khấu đối với các giấy tờ có giá cho một ngân hàng tại mọi thời điểm trong quý.
1. Căn cứ vào mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia và tổng khối lượng tiền cung ứng đã được phê duyệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tổng hạn mức dành cho nghiệp vụ chiết khấu trong từng thời kỳ.
2. Căn cứ vào tổng hạn mức chiết khấu và mục tiêu ưu tiên đầu tư tín dụng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước phân bổ hạn mức chiết khấu đối với từng ngân hàng.
3. Chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, các ngân hàng gửi hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng) để làm cơ sở xác định và thông báo hạn mức chiết khấu cho các ngân hàng trong quý.
4. Ngân hàng Nhà nước chỉ phân bổ và thông báo hạn mức chiết khấu cho các ngân hàng có đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu gửi tới Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian quy định (theo dấu bưu điện hoặc fax). Ngân hàng Nhà nước không thực hiện phân bổ và thông báo hạn mức cho các ngân hàng gửi giấy đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu tới Ngân hàng Nhà nước sau thời gian quy định.”
4. Điều 12 được sửa đổi như sau:
“Điều 12. Công thức xác định số tiền thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá của các ngân hàng
1. Trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại:
1.1. Đối với giấy tờ có giá thanh toán lãi ngay khi phát hành:
1.1.1. Đối với giấy tờ có giá ngắn hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:
MG
G =
L x T
1 +
365
Trong đó:
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày). Thời hạn còn lại được tính từ ngày chiết khấu đến ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá;
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
365: Số ngày quy ước cho một năm.
1.1.2. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:
MG
G =
(1 + L)T/365
Trong đó:
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy gờ có giá (số ngày). Thời hạn còn lại được tính từ ngày chiết khấu đến ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá;
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
365: Số ngày quy ước cho một năm.
1.2. Đối với giấy tờ có giá thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:
1.2.1. Đối với giấy tờ có giá ngắn hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:
GT
G =
L x T
1 +
365
Trong đó:
Ls x n
GT = MG x (1 + )
365
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi;
MG: Mệnh giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày). Thời hạn còn lại được tính từ ngày chiết khấu đến ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá;
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
365: Số ngày quy ước cho một năm;
Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)
n: Kỳ hạn giấy tờ có giá (số ngày).
1.2.2. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi không nhập gốc):
GT
G =
L x T
1 +
365
Trong đó: GT = MG x [1 + (Ls x n)]
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi;
MG: Mệnh giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày). Thời hạn còn lại được tính từ ngày chiết khấu đến ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá;
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
365: Số ngày quy ước cho một năm;
Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)
n: Kỳ hạn giấy tờ có giá (năm).
1.2.3. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi nhập gốc):
GT
G =
(1 + L)T/365
Trong đó:
GT = MG x (1 + Ls)n
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi;
MG: Mệnh giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày). Thời hạn còn lại được tính từ ngày chiết khấu đến ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá;
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
365: Số ngày quy ước cho một năm;
Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)
n: Kỳ hạn giấy tờ có giá (năm).
1.3. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi định kỳ:
Ci
G = ∑i
L
(1 + ) (Ti x k)/365
k
Trong đó:
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
Ci: Số tiền thanh toán lãi, gốc lần thứ i;
i: Lần thanh toán lãi, gốc thứ i;
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
365: Số ngày quy ước cho một năm;
k: Số lần thanh toán lãi trong một năm;
Ti: Thời hạn tính từ ngày chiết khấu đến ngày thanh toán lãi, gốc lần thứ i (số ngày);
2. Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn:
2.1. Công thức xác định số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán cho các ngân hàng khi chiết khấu giấy tờ có giá (giá chiều đi) được tính theo công thức nêu tại Khoản 1 điều này.
2.2. Công thức xác định số tiền các Ngân hàng thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi hết thời hạn chiết khấu (giá chiều về):
L x Tb
Gv = G x (1 + )
365
Trong đó:
Gv: Số tiền các ngân hàng thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi hết thời hạn chiết khấu;
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
Tb: Kỳ hạn chiết khấu (tính theo ngày) của Ngân hàng Nhà nước.”
5. Khoản 2 của Điều 13 được sửa đổi như sau:
“2. Khi hết thời hạn chiết khấu (trường hợp chiết khấu có kỳ hạn), các ngân hàng thanh toán tiền mua lại giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước và nhận lại giấy tờ có giá theo cam kết. Nếu sau 01 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn chiết khấu mà ngân hàng thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước để nhận lại giấy tờ có giá thì Ngân hàng Nhà nước sẽ trích tiền gửi của Ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước để thanh toán.
Trường hợp tài khoản của ngân hàng không đủ tiền thì Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển số tiền còn thiếu của ngân hàng sang nợ quá hạn và ngân hàng phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất chiết khấu. Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét bán các giấy tờ có giá mà Ngân hàng Nhà nước đang nắm giữ trên thị trường tiền tệ để thu hồi số tiền còn thiếu.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ tín dụng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các ngân hàng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Đồng Tiến
THE STATE BANK OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 12/2008/QD-NHNN |
Hanoi, April 29, 2008 |
DECISION
ON THE AMENDMENT OF SEVERAL ARTICLES OF THE REGULATION ON THE DISCOUNT, REDISCOUNT OF VALUABLE PAPERS OF THE STATE BANK FOR BANKS, ISSUED IN CONJUNCTION WITH THE DECISION NO. 898/2003/QD-NHNN DATED 12 AUGUST 2003
THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
- Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam in 1997; the Law on amendment, supplement of several articles of the Law on State Bank of Vietnam in 2003;
- Pursuant to the Decree No. 52/2003/ND-CP dated 19 May 2003 of the Government providing for the functions, assignments, authorities and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
- Upon the proposal of the Director of the Credit Department,
DECIDES:
Article 1. To amend several articles of the Regulation on the discount, rediscount of valuable papers of the State Bank for banks issued in conjunction with the Decision No. 898/2003/QD-NHNN dated 12 August 2003 as follows:
1. Paragraph 1 of Article 1 is amended as follows
“Article 1. Governing scope and subjects of application
1. This Regulation provides for the performance of the discount, rediscount operation of the State Bank for banks with the view to making contribution to speeding up socio-economic development and implementing national monetary policy.
Based on the orientation of socio-economic development of the Government and objectives of the national monetary policy from time to time, the State Bank’s Governor shall decide areas which the discount, rediscount for banks is given priority by the State Bank.”
2. Article 2 is amended as follows:
“The discount, rediscount (hereinafter referred to as discount) of valuable paper of banks means the short term purchase of undue valuable papers by the State Bank, which have been traded in the primary market or in the secondary market.”
3. Article 6 is amended as follows:
“Article 6. The discount limit
The discount limit is determined on quarterly basis and is the maximum balance which the State Bank is entitled to perform the discount for valuable papers of a bank at any time in a quarter.
1. Based on the objectives of the national monetary policy and the total approved amount of money supply, the Governor of the State Bank shall decide the total limits for the discount operation from time to time.
2. Based on the total discount limits and the objective of giving priority to credit investment from time to time, the State Bank shall allocate the discount limit to each bank.
3. On the 15th of the first month of the following quarter at the latest, banks shall send their application file for the notice of discount limit of valuable papers to the State Bank (the Credit Department) to make basis for determination and notice of the discount limit to the banks in the quarter.
4. The State Bank shall only allocate and announce the discount limit to banks which send the request for the notice of discount limit to the State Bank in accordance with the stipulated time (according to the post stamp or fax). The State Bank shall not allocate and announce the discount limits to he banks which send the request for the notice of the discount limits to the State Bank after the stipulated time.”
4. Article 12 is amended as follows:
“Article 12. The formula to determine the amount payable upon discounting valuable papers of banks
1. In case of discounting the whole remaining term
1.1. For valuable papers of which interests are paid immediately upon issuance:
1.1.1. For short term valuable papers of which interests are paid immediately upon issuance:
G = |
MG |
|
1 + |
L x T |
|
|
365 |
Of which:
G : The amount payable by the State Bank upon discounting valuable paper.
MG : Face value of valuable paper
T : The remaining term (number of days) of valuable paper. The remaining term is calculated from the discount date to the maturity date of the valuable paper.
L : The discount interest rate at the time of discount by the State Bank (% per year).
365 : The conventional number of days of a year.
1.1.2. For long term valuable papers of which interests are paid immediately upon issuance
G = |
MG |
(1 + L) T/ 365 |
Of which:
G : The amount payable by the State Bank upon discounting valuable paper.
MG : Face value of valuable paper
T : The remaining term (number of days) of valuable paper. The remaining term is calculated from the discount date to the maturity date of the valuable paper.
L : The discount interest rate at the time of discount by the State Bank (% per year).
365 : The conventional number of days of a year.
1.2. For valuable papers of which principals, interests are paid once upon maturity:
1.2.1. For short term valuable papers of which principals, interests are paid once upon maturity
G = |
GT |
|
1 + |
L x T |
|
|
365 |
Of which
GT = MG x ( 1 + |
Ls x n |
) |
365 |
G : The amount payable by the State Bank upon discounting valuable paper.
GT : Value of the valuable paper upon maturity, including its face value and interests;
MG : Face value of valuable paper
T : The remaining term (number of days) of valuable paper. The remaining term is calculated from the discount date to the maturity date of the valuable paper.
L : The discount interest rate at the time of discount by the State Bank (% per year).
365 : The conventional number of days of a year.
Ls : Issuing interest rate of valuable paper (%/ annum)
n : period of valuable paper
1.2.2. For long term valuable papers of which principals, interests are paid once upon maturity (interests are not added to principal)
G = |
GT |
|
1 + |
L x T |
|
|
365 |
Of which:
GT = MG x { 1 + ( Ls x n ) }
G : The amount payable by the State Bank upon discounting valuable paper
GT : Value of the valuable paper upon its maturity, including its face value and interests;
MG : Face value of valuable paper
T : The remaining term (number of days) of valuable paper. The remaining term is calculated from the discount date to the maturity date of the valuable paper.
L : The discount interest rate at the time of discount by the State Bank (% per year).
365 : The conventional number of days of a year.
Ls : Issuing interest rate of valuable paper (%/ annum)
n : period of valuable paper
1.2.3. For long term valuable papers of which principals, interests are paid once upon maturity (interests are added to the principal)
G = |
GT |
(1 + L) T/ 365 |
Of which:
GT = MG x ( 1 + Ls )n
G : The amount payable by the State Bank upon discounting valuable paper
GT : Value of the valuable paper upon maturity, including its face value and interests;
MG : Face value of valuable paper
T : The remaining term (number of days) of valuable paper. The remaining term is calculated from the discount date to the maturity date of the valuable paper.
L : The discount interest rate at the time of discount by the State Bank (% per year).
365 : The conventional number of days of a year.
Ls : Issuing interest rate of valuable paper (%/ annum)
n : period of valuable paper
1.3. For long term valuable papers of which interests are paid on periodical basis
G = ∑i |
Ci |
||
( 1 + |
L |
) (Ti x k) /365 |
|
|
k |
Of which
G : The amount payable by the State Bank upon discounting valuable paper
Ci : Payment made for interests, principals for the ith time;
i : The ith time of interest, principal payment;
L : The discount interest rate at the time of discount by the State Bank (% per year).
365: The conventional number of days of a year.
k : Number of times of interest payment in a year;
Ti : Term commencing from the discount date to the ith payment date of interests, principal (number of days);
2. In case of time discount
2.1. The formula to determine the amount payable by the State Bank to banks upon discounting valuable papers (discount price): to be calculated in line with the formula, which is provided for in paragraph 1 of this Article.
2.2. The formula to determine the amount payable by banks to the State Bank upon the expiry of discount term (repurchase price):
Gv = G x (1 + |
L x Tb |
) |
365 |
Of which:
Gv : Amount payable by banks to the State Bank upon the expiry of discount term;
G : Amount payable by the State Bank upon discounting valuable paper
L : The discount interest rate at the time of discount of the State Bank (% per year)
Tb : The discount term (days) of the State Bank
5. Paragraph 5 of Article 13 is amended as follows:
“2. Upon the expiry of the discount term (in case of the time discount), banks shall make payment for the repurchase of valuable papers to the State Bank and get back valuable papers in accordance with the commitment. After 1 working day since the expiry of the discount term, if Banks fail to make payment to the State Bank and get back valuable papers, the State Bank shall deduct from their deposit accounts at the State Bank for payment.
In case where the balance in the bank's account is not sufficient, the State Bank shall classify the deficit amount of the bank as overdue debt and the bank shall be subject to an overdue interest rate that is equal to 150% of the discount interest rate. The State Bank shall consider selling valuable papers held by the State Bank in the monetary market for recovery of the deficit amount.”
Article 2. This Decision shall be effective after 15 days since its publication in the Official Gazette.
Article 3. The Director of Administrative Department, Director of Credit Department, Head of units of the State Bank, Chairman of the Board of Directors and General Manager (Manager) of banks shall be responsible for the implementation of this Decision.
|
FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây