Chỉ thị 07/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính

thuộc tính Chỉ thị 07/CT-NHNN

Chỉ thị 07/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:07/CT-NHNN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Lê Minh Hưng
Ngày ban hành:11/10/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động ngân hàng

Ngày 11/10/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra Chỉ thị số 07/CT-NHNN về việc tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính.
Theo Chỉ thị này, người đứng đầu của các tổ chức tín dụng phải quán triệt tới tất cả cán bộ chủ chốt trong toàn bộ hệ thống có giải pháp phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng một cách hiệu quả, đặc biệt là các vi phạm quy định về cho vay; về huy động vốn và gửi tiền; về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng…
Cụ thể như: Thẩm định cho vay không khách quan dẫn đến cho vay không đủ điều kiện, tập trung cho vay, đầu tư kinh doanh lĩnh vực bất động sản nhiều rủi ro, vi phạm; Khách hàng vay vốn sử dụng vốn sai mục đích cam kết nhưng thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên; Vi phạm quy định về việc áp dụng lãi suất thông qua thỏa thuận với khách hàng rút tiền gửi sổ tiết kiệm bậc thang trước hạn nhưng vẫn được hưởng mức lãi suất có kỳ hạn tính từ thời điểm khách hàng gửi tiền đến khi rút tiền ra, thông qua các công ty trung gian để chi lãi suất ngoài/môi giới/chăm sóc khách hàng trái quy định…
Đồng thời, các tổ chức tín dụng cũng phải có biện pháp nhằm hạn chế, ngăn ngừa việc lãnh đạo và cán bộ, nhân viên thông đồng, cấu kết với nhau, lợi dụng chức vụ quyền hạn, sự quen biết và sơ hở của khách hàng để thực hiện hành vi gian lận, chiếm đoạt tài sản của khách hàng …

Xem chi tiết Chỉ thị07/CT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
Số: 07/CT-NHNN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2017
 
 
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG, NGĂN NGỪA VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG, ĐẢM BẢO AN NINH, AN TOÀN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG, GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ, TÀI CHÍNH
 
Thời gian qua toàn ngành Ngân hàng đã tích cực triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. Qua đó, hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) có nhiều chuyển biến tích cực và hoạt động an toàn, hiệu quả hơn, kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng được nâng cao. Từ đó, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính, kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng đã phát huy vai trò tích cực tham mưu Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong công tác phòng chống, ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tiền tệ ngân hàng, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng còn có mặt hạn chế. Thực tiễn công tác quản lý nhà nước về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng và kết quả xét xử các vụ án kinh tế, dân sự, hình sự liên quan lĩnh vực ngân hàng cho thấy các hạn chế, vi phạm, sai phạm phổ biến như: vi phạm quy định về cấp tín dụng, cơ cấu nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng; vi phạm về huy động vốn và gửi tiền; vi phạm về quản trị điều hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ; vi phạm quy định về tỷ lệ, giới hạn an toàn; vi phạm quy định về hạch toán kế toán, quản lý tài chính; vi phạm về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng; vi phạm về vốn điều lệ, cổ đông, cổ phần, cổ phiếu; vi phạm về an toàn kho quỹ; vi phạm trong hoạt động thanh toán và công nghệ tin học...
Những vi phạm, sai phạm này cũng đã được dồn tích từ nhiều năm trước đây, diễn ra không chỉ một ngân hàng mà một số ngân hàng, không chỉ một cổ đông mà còn do một nhóm cổ đông lớn thao túng, chi phối ngân hàng. Nguyên nhân có nhiều song chủ yếu vẫn là năng lực quản trị ngân hàng còn yếu, đầu tư, cho vay vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, thị trường trong nước và quốc tế nhiều biến động. Tình hình xã hội có nhiều diễn biến phức tạp nhưng trong đó rủi ro đạo đức về sự thoái hóa, biến chất, vi phạm và cố tình vi phạm của một số cán bộ lãnh đạo một số TCTD là nghiêm trọng. Do đó, việc chấn chỉnh, xử lý những tồn tại yếu kém của TCTD cần xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa thường xuyên và lâu dài của toàn ngành Ngân hàng.
Để thực hiện tốt các mục tiêu tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết số 42/2017/QH14), Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” (Quyết định số 1058/QĐ-TTg) Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 13/9/2017 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 12-CT-TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế” (Nghị quyết số 88/NQ-CP) cũng như nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về tiền tệ hoạt động ngân hàng, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD quán triệt và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
I. Mục tiêu
Tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, cùng với kiên quyết xử lý kịp thời các vi phạm để tạo môi trường kinh doanh tiền tệ, tín dụng lành mạnh, bảo đảm quyền lợi người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an ninh, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
II. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể
1. Đối với các đơn vị thuộc NHNN
a) Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020; tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1491/QĐ-NHNN ngày 29/7/2014 của Thống đốc NHNN về Kế hoạch thực hiện Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 28/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trong ngành Ngân hàng; triển khai thực hiện Quyết định số 425/QĐ-NHNN ngày 25/3/2015 của Thống đốc NHNN về việc phân công trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2015-2020.
b) Triển khai quyết liệt các giải pháp được nêu tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”.
c) Tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế”.
d) Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chính sách quản lý, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, các quy định an toàn hoạt động ngân hàng, quy định về quản trị, điều hành, quy định về quản lý rủi ro của TCTD, quy định về công khai, minh bạch... theo hướng chặt chẽ, an toàn hơn và phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế nhằm hình thành những chuẩn mực, điều kiện an toàn cao hơn trong hoạt động ngân hàng.
đ) Tăng cường tính công khai, minh bạch trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, bao gồm việc xây dựng, thực thi pháp luật, điều hành chính sách và các vấn đề tài chính, hoạt động, quản trị của các TCTD. Phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, tài chính và duy trì môi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh đối với các TCTD.
e) Chỉ đạo các TCTD tiếp tục có các giải pháp quyết liệt, hiệu quả nhằm xử lý dứt điểm vấn đề sở hữu chéo, vi phạm giới hạn về sở hữu cổ phần của cổ đông hoặc nhóm cổ đông lớn, lợi ích nhóm trong các TCTD cổ phần theo lộ trình thích hợp, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Phối hợp với Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các giao dịch chuyển nhượng cổ phần của các TCTD cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán. Phối hợp với các cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các giao dịch sở hữu chéo, đầu tư chéo giữa các TCTD và các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác có nhiều tiềm ẩn rủi ro; xác minh nguồn vốn góp thực của các cổ đông, nhà đầu tư tham gia góp vốn vào TCTD. Phối hợp với cơ quan điều tra nhằm xác minh các trường hợp vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
g) Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý rủi ro, vi phạm. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp thanh tra, giám sát ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Thực hiện thanh tra, giám sát toàn diện TCTD, đặc biệt tăng cường thanh tra việc chấp hành các quy định về an toàn bảo mật trong thanh toán điện tử, thanh toán qua thẻ; việc chấp hành các quy định về việc bảo quản an toàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong hệ thống và an ninh, an toàn tuyệt đối kho quỹ; việc chấp hành các quy định trong quản lý đầu tư, tính đồng bộ, hiệu quả trong các dự án công nghệ thông tin của TCTD; việc chấp hành và thực hiện các nội dung trong văn bản cảnh báo của NHNN về tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm phát luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Nâng cao khả năng phát hiện, cảnh báo sớm, phòng ngừa và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật trong ngành Ngân hàng.
h) Chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh việc nâng cao năng lực quản trị, điều hành và phát triển các hệ thống quản trị rủi ro và công nghệ thông tin. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong từng TCTD, đặc biệt tăng cường vai trò lãnh đạo và trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị. Tạo lập và duy trì văn hóa tuân thủ trong TCTD. Chủ động đề cao cảnh giác, phòng, chống tham nhũng, vi phạm pháp luật trong tổ chức, đơn vị.
i) Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo, Tiểu ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tội phạm trong ngành Ngân hàng và tại từng TCTD để phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, tham nhũng và tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Đẩy mạnh hoạt động phòng, chống rửa tiền và hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, tội phạm và tham nhũng; tăng cường phối hợp giữa NHNN với các cơ quan chức năng trong việc phòng, chống rửa tiền; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tội phạm của các đối tượng trong nước và quốc tế.
k) Tăng cường hơn nữa sự phối hợp công tác, chia sẻ thông tin giữa NHNN và các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Tích cực chủ động và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các sai phạm, vi phạm pháp luật, tham nhũng của các tập thể và cá nhân.
l) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật trong ngành Ngân hàng và đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm, tư tưởng chính trị và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, nhân viên ngành Ngân hàng.
2. Đối với các TCTD
a) Người lãnh đạo đứng đầu tổ chức phải quan tâm, nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động tại đơn vị; quán triệt tới tất cả cán bộ chủ chốt trong toàn bộ hệ thống, chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng một cách có hiệu quả, đặc biệt là các vi phạm như:
- Vi phạm quy định về cho vay (cấp tín dụng và bảo lãnh), cơ cấu nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng:
+ Thông qua chính sách khoanh nợ, giãn nợ, cơ cấu lại nợ của NHNN để che giấu nợ xấu: vi phạm các quy định về phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro và cơ cấu lại thời hạn trả nợ; không thực hiện trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán theo quy định của pháp luật; giải ngân qua nhiều khách hàng có mối quan hệ liên quan với nhau để tránh phải chuyển nhóm nợ; ủy thác cho các tổ chức khác để cho vay, đầu tư vào những doanh nghiệp đang có nguy cơ bị nợ quá hạn;
+ Vi phạm quy định về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, đặc biệt là khâu thẩm định hồ sơ vay vốn; kiểm tra phương án kinh doanh, trả nợ; kiểm tra quản lý tài sản thế chấp; kiểm tra hồ sơ thế chấp, tài sản thế chấp; kiểm tra quản lý tài sản hình thành từ vay vốn; giám sát tiến độ giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay...;
+ Thẩm định cho vay không khách quan dẫn đến cho vay không đủ điều kiện, tập trung cho vay, đầu tư kinh doanh lĩnh vực bất động sản nhiều rủi ro, vi phạm giới hạn cấp tín dụng, thu phí trái quy định;
+ Khách hàng vay vốn sử dụng vốn sai mục đích cam kết nhưng thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp;
+ Chưa đánh giá đầy đủ thực trạng tình hình tài chính, khả năng thực hiện hợp đồng của các đơn vị được bảo lãnh dẫn đến ngân hàng phải trả thay khi bên được bảo lãnh không thực hiện cam kết; hạch toán xuất nhập ngoại bảng đối với các khoản bảo lãnh chưa chính xác; kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh chưa thường xuyên. Chưa theo dõi chặt chẽ bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước để giảm trừ kịp thời giá trị bảo lãnh theo giá trị khối lượng hoàn thành hoặc được nghiệm thu hoặc được chủ đầu tư xác nhận.
- Vi phạm về huy động vốn và gửi tiền: Vi phạm quy định của NHNN về lãi suất huy động; vi phạm quy định về việc áp dụng lãi suất thông qua thỏa thuận với khách hàng rút tiền gửi sổ tiết kiệm bậc thang trước hạn nhưng vẫn được hưởng mức lãi suất có kỳ hạn tính từ thời điểm khách hàng gửi tiền đến khi rút tiền ra, thông qua các công ty trung gian để chi lãi suất ngoài/môi giới/chăm sóc khách hàng trái quy định; vi phạm quy trình gửi tiền, rút tiền, mở tài khoản, thiếu kiểm soát các quy trình rút tiền, thiếu các quy định và giải pháp công nghệ đối chiếu số liệu thường xuyên tạo ra lỗ hổng về quản lý tài sản của TCTD, gây thiệt hại tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền.
- Vi phạm về quản trị điều hành, kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
+ Chưa thường xuyên rà soát, bổ sung, chỉnh sửa Điều lệ để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế hoạt động của TCTD; Điều lệ của một số TCTD có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật; chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên với Ban điều hành theo đúng quy định của pháp luật dẫn đến tình trạng Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên can thiệp vào hoạt động điều hành của Ban điều hành, làm thay nhiệm vụ của Ban điều hành; tập trung quyền lực vào Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc giao Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thường trực Hội đồng quản trị, Thường trực Hội đồng thành viên quyết định các nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên trái quy định của pháp luật gây thất thoát vốn, mất an toàn cho hoạt động của TCTD.
+ Chưa ban hành đầy đủ, kịp thời các quy định nội bộ. Nghị quyết của Hội đồng quản trị, Quyết định của Tổng giám đốc về một số vấn đề chưa đúng với quy định của pháp luật. Hiệu quả của bộ máy kiểm soát, kiểm toán nội bộ và hệ thống quản trị rủi ro còn hạn chế, chưa phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời những rủi ro, vi phạm pháp luật của TCTD, nhiều vi phạm, sai phạm phát sinh trong thời gian dài nhưng không được phát hiện xử lý làm tăng rủi ro đạo đức, gây tổn thất cho TCTD. Việc giao nhiều chỉ số đánh giá hiệu quả công việc hoặc khoán chỉ tiêu về huy động vốn, dư nợ tín dụng, phát hành thẻ... thiếu thực tế làm gia tăng rủi ro cho TCTD.
- Vi phạm quy định về tỷ lệ, giới hạn an toàn: Cấp tín dụng cho một khách hàng và người có liên quan vượt giới hạn cấp tín dụng theo quy định. Không duy trì tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định. Chưa ban hành Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản hoặc Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản chưa có nội dung liên quan đến kế hoạch và biện pháp nắm giữ các giấy tờ có giá có khả năng thanh khoản cao theo quy định của NHNN. Cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế theo quy định. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn quy định. Góp vốn, mua cổ phần vượt giới hạn quy định.
- Vi phạm quy định về hạch toán kế toán, quản lý tài chính: Hạch toán không đúng tính chất tài khoản, sai quy định, hạch toán không đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tạm ứng, chi tiêu không đúng quy định. Sử dụng quỹ phúc lợi để mua cổ phiếu vi phạm quy định. Hạch toán lãi dự thu chưa phù hợp với quy định của pháp luật (phương pháp hạch toán dự thu, dự chi, thực thu, thực chi, hoàn dự thu, hoàn dự chi chưa phù hợp với hướng dẫn của NHNN và Bộ Tài chính) khiến lãi dự thu phải thoái dồn tích lớn ở một số TCTD, gây rủi ro cho hệ thống.
- Vi phạm về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng: Bán ngoại tệ cho khách hàng nhưng trên hợp đồng mua bán ngoại tệ không ghi cụ thể mục đích sử dụng ngoại tệ. Không có bảng kê thu, chi ngoại tệ khi thực hiện giao dịch mua, bán ngoại tệ bằng tiền mặt chưa đúng theo quy định. Chưa hạch toán theo dõi nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn đúng quy định. TCTD sử dụng vàng giữ hộ của khách hàng để kinh doanh, gây tổn thất. Chưa thực hiện nghiêm túc việc kết hối ngoại tệ đối với các tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế. Chưa ban hành quy định điều kiện, quy trình về bảo quản tài sản.
- Vi phạm về vốn điều lệ, cổ đông, cổ phần, cổ phiếu: Lợi dụng sơ hở trong các quy định về sở hữu thông qua việc nhờ các cá nhân, tổ chức không thuộc đối tượng là người có liên quan theo quy định của pháp luật đứng tên hộ. Góp vốn mua cổ phần của TCTD và các công ty con, công ty liên kết của TCTD vào một doanh nghiệp trái quy định pháp luật. Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng cổ phiếu với khối lượng lớn nhưng năng lực tài chính hạn chế (mua chịu hoặc vay vốn của TCTD để mua cổ phiếu). Sở hữu chéo, đầu tư chéo tạo ra tình trạng tăng vốn không thực chất; gián tiếp sở hữu TCTD thông qua các cá nhân, tổ chức khác và lợi dụng vay vốn, chiếm dụng vốn của TCTD gây nợ xấu và rủi ro cho hoạt động của TCTD.
- Vi phạm về an toàn kho quỹ: Không niêm yết công khai tại nơi giao dịch quy định thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Không thực hiện đúng quy định về đóng gói, niêm phong, giao nhận, bảo quản, vận chuyển, kiểm kê tiền mặt tài sản quý, giấy tờ có giá. Không có phương án canh gác, bảo vệ kho tiền theo quy định. Không thực hiện việc tuyển chọn, phân loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Không lắp đặt các thiết bị an toàn kho tiền, phòng cháy, chữa cháy đối với kho tiền. Việc bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa chưa đúng theo quy định. Sử dụng và bảo quản chìa khóa cửa kho tiền, gian kho, két sắt, chìa khóa thùng đựng tiền trên xe chuyên dùng chưa theo đúng quy định của pháp luật. Sử dụng kho tiền không đúng kết cấu và tiêu chuẩn kỹ thuật, sử dụng cửa kho tiền không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Chưa mở đầy đủ sổ sách theo quy định và đúng quy trình thu - chi tiền mặt; mở sổ theo dõi xuất - nhập tài sản chưa chặt chẽ, bàn giao quản lý chìa khóa thực hiện không đúng quy định của pháp luật. Lắp đặt thiếu các thiết bị an toàn kho tiền như: thiết bị phòng cháy, chữa cháy; camera giám sát và thời lượng lưu trữ hình ảnh; đầu báo hồng ngoại... Chưa thực hiện đầy đủ về đóng gói, niêm phong theo quy định.
- Vi phạm trong hoạt động thanh toán và công nghệ tin học: Chưa chấp hành đầy đủ các quy trình, quy định nội bộ liên quan đến hoạt động thanh toán của ngân hàng. Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khi chưa có giấy phép. Sử dụng phần mềm không có bản quyền, hoặc hết hạn hỗ trợ của nhà sản xuất. Chưa thực hiện kiểm tra, rà soát các tài khoản cấp phát cho cán bộ nhân viên trên hệ thống đảm bảo đúng người, đúng quyền hạn. Chưa thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin trước khi triển khai các phần mềm ứng dụng cung cấp cho khách hàng. Chưa xây dựng được trung tâm dữ liệu dự phòng thảm họa đủ khả năng thay thế cho trung tâm dữ liệu chính khi có thảm họa xảy ra. Chậm đổi mới, sử dụng các hệ thống có mức độ an ninh bảo mật và xác thực yếu, dễ bị can thiệp. Chưa thực hiện bảo trì các hệ thống công nghệ thông tin. Chưa thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật liên quan đến trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động ATM. Chưa đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Chưa thực hiện đúng và đủ các quy định về xác thực khách hàng khi cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán. Chưa quản lý chặt chẽ các đơn vị chấp nhận thanh toán, dẫn đến xảy ra tình trạng cho phép khách hàng thực hiện giao dịch rút tiền khống qua POS.
- Các vi phạm khác:
+ Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu nhưng chưa thực hiện đăng ký kinh doanh nghiệp vụ này. Không mở sổ theo dõi tài sản cố định, lưu trữ hóa đơn chứng từ không đầy đủ, không thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo đúng quy định. Thực hiện thanh lý tài sản cố định khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sử dụng quỹ phúc lợi để mua tài sản với mục đích phúc lợi cho cán bộ, công nhân viên nhưng lại sử dụng vào mục đích kinh doanh bất động sản.
+ Hành vi cán bộ ngân hàng cố tình cấu kết với tội phạm bên ngoài, chủ động bỏ qua, không phát hiện các giấy tờ giả mạo trong giao dịch hoặc cán bộ, nhân viên ngân hàng chủ quan, tin tưởng khách hàng quen hoặc lôi kéo khách hàng, không tuân thủ theo đúng quy trình nội bộ, không thẩm định hoặc thẩm định hồ sơ một cách sơ sài. Chưa ban hành đầy đủ các quy định/hướng dẫn nội bộ và quy định/quy trình kiểm soát, quản lý hồ sơ tài sản bảo đảm và các giấy tờ hồ sơ khác. Lợi dụng hệ thống thanh toán của ngân hàng để thực hiện các giao dịch giả mạo, lấy cắp dữ liệu thông tin để làm giả thẻ tín dụng, thẻ thanh toán gây thiệt hại cho TCTD.
b) Chỉ đạo các đơn vị trong hệ thống kiểm tra, rà soát toàn bộ các hoạt động nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng quy định của pháp luật liên quan; trên cơ sở đó phát hiện, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật, thực hiện có hiệu quả các giải pháp khắc phục các vi phạm pháp luật.
c) Rà soát, sửa đổi hoặc ban hành mới các quy định/quy trình, chính sách nội bộ, đặc biệt là các quy định về nhận tiền gửi, tiết kiệm, cho vay, cho vay cầm cố, thế chấp bằng sổ/thẻ tiết kiệm, quản lý phôi thẻ/sổ tiết kiệm; quy định về an toàn kho quỹ, két tiền, mã khóa giao dịch, an toàn, bảo mật thông tin, quản lý ấn chỉ; điều kiện, quy trình nhận, giao trả tài sản cho khách hàng; trách nhiệm của các bộ phận có liên quan (kế toán, ngân quỹ) trong việc đảm bảo an toàn tài sản. Thường xuyên kiểm kê, đối chiếu kho tiền, quỹ tiền mặt. Hạn chế, ngăn ngừa việc lãnh đạo và cán bộ, nhân viên thông đồng, cấu kết với nhau, lợi dụng chức vụ quyền hạn, sự quen biết, thân cận và sơ hở của khách hàng để thực hiện hành vi gian lận, chiếm đoạt tài sản của khách hàng nhằm đảm bảo cán bộ, nhân viên thực hiện đúng quy trình, quy định nội bộ, quy định pháp luật và giảm thiểu rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng.
d) Kiện toàn mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành và hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ nhằm hạn chế rủi ro và vi phạm pháp luật. Rà soát, ban hành và thực hiện nghiêm túc các quy định nội bộ về luân chuyển cán bộ đặc biệt là vị trí lãnh đạo, các vị trí ngân quỹ, tín dụng, thanh toán, huy động vốn xử lý nợ xấu, kinh doanh ngoại hối, công nghệ thông tin, quản lý khách hàng và các vị trí khác tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và trực tiếp giao dịch.
đ) Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ; đẩy mạnh hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm tra đột xuất nhằm nâng cao hiệu quả răn đe phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng.
e) Phát triển và quản lý có hiệu quả đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng thực hiện công tác luân chuyển cán bộ, nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên ngân hàng.
g) Tăng cường tính minh bạch, công khai trong hoạt động của TCTD đặc biệt là hoạt động tín dụng; xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, vi phạm giới hạn về sở hữu vốn; ngăn chặn, xử lý vấn đề lợi ích nhóm, cổ đông/nhóm cổ đông lớn chi phối trong các TCTD.
h) Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu, kiến nghị, cảnh báo của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan kiểm toán nhà nước; tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm minh các vi phạm, tiêu cực, tham nhũng của các cá nhân và đơn vị trực thuộc.
i) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng để có sự hỗ trợ kịp thời nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho khách hàng và tổ chức tín dụng.
k) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và thường xuyên thông tin cho cán bộ, nhân viên về những phương thức, thủ đoạn, vi phạm mới. Xây dựng, ban hành và thực hiện nghiêm quy tắc đạo đức nghề nghiệp của từng TCTD. Vận động cán bộ, nhân viên tích cực tham gia phòng, chống, ngăn ngừa, phát hiện, tố giác vi phạm pháp luật góp phần bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng.
l) Thực hiện truyền thông, phổ biến giới thiệu các sản phẩm dịch vụ (đặc biệt quy trình thủ tục) cho khách hàng hiểu rõ sản phẩm dịch vụ, quy trình trước khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của TCTD; bảo mật thông tin cá nhân, doanh nghiệp; và thực hiện các giao dịch tại TCTD đúng quy định NHNN nhằm phòng tránh, hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện.
m) Kịp thời báo cáo NHNN (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi TCTD đóng trụ sở chính) những vi phạm và việc xử lý; những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị trong quá trình hoạt động để được xem xét, xử lý.
III. Tổ chức thực hiện
1. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc NHNN, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD có trách nhiệm triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị này; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, đồng thời tích cực kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị./.
 

Nơi nhận:
- Như điểm 2 mục III;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn Phòng Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Ban Nội chính Trung ương (để báo cáo);
- Ban Kinh tế Trung ương (để báo cáo);
- Bộ Công an (A84, C46) (để phối hợp);
- Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam;
- Lưu: VP, TTGSNH4.
THỐNG ĐỐC




Lê Minh Hưng
 
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM

Directive No. 07/CT-NHNN dated October 11, 2017 of the Vietnam State Bank on strengthening prevention and protection of violations in the field of monetary and banking, ensuring security, safety for banking operation, contributing to financial and monetary stabilization

In recent times, the banking sector has actively implemented policies and guidelines of the Party, policies of the State on restructuring credit institutions associated with handling with bad debts. Thereby, the system of credit institutions, branches of foreign banks (CIs) has achieved many positive changes and has operated safely and more effectively in the monetary and banking sector. From there, it contributes to the monetary, financial and macroeconomic stability and economic growth. The banking inspection and supervision section has promoted its active role in advising the Board of Directors of the State Bank of Vietnam (SBV) and coordinating with local authorities in the prevention and detection of violations in the field of monetary and banking; enhancing the effectiveness and efficiency of the state management on monetary, thus contributing to ensure the security and safety of banking operation.

However, prevention of violations in the field of monetary and banking is still limited. State management on banking inspection and supervision and results of adjudicating economic, civil and criminal cases related to the banking sector show common restrictions and violations such as: violations on credit extension, debt restructuring, debt classification and provisioning; Violations on capital mobilization and remittance; Violations on management, administration, inspection and internal control; Violating regulations on percentage, safety limits; Violations on accounting, financial management; violations on foreign exchange and gold trading; Violation on charter capital, shareholders, shares, stocks; violation on security of treasury; Violations in payment activities and information technology ...These violations have been accumulating for many years in not only a bank but also a number of banks; a large group of shareholders have manipulated and dominated the bank. There are many reasons; however, the main reason comes from weak management capacity, investment in risky fields and fluctuations in the domestic and international market. The social situation is complicated but the degeneration and intentional violation of some leaders of some CIs are very serious. Therefore, correcting and handling with weaknesses of CIs should be identified as a particularly important task, both urgent and long term for the entire banking industry.In order to implement objectives as stipulated under the Resolution No. 42/2017/QH14 dated June 21, 2017 of the National Assembly on Resolution No.42/2017/QH14 dated June 21, 2017 of the National Assembly on the pilot settlement of bad debts of credit institutions (Resolution No. 42/2017/QH14), Decision No.  1058/QD-TTg dated , July 19, 2017 of the Prime Minister on approving scheme for “Restructuring system of credit institutions associated with settlement of bad debts in the period of 2016-2020” (Decision No. 1058/QD-TTg); Resolution No. 88/ND-CP dated September 13, 2017 of the Government on promulgating the Government s Action Program to implement the Directive No. 12-CT-TW on "strengthening the Party s leadership in assuring economic security in the context of the socialist-oriented market economy and international economic integration "(Resolution No. 88 / NQ-CP) as well as improving the efficiency and effectiveness of state management on monetary in the banking sector. The State Bank Governor requests units under the management of the State Bank and credit institutions to implement the following key tasks:I. ObjectivesTo strengthen prevention and restriction of violations in the monetary and banking sector, promptly handle with violations in order to create a good monetary and banking environment, to ensure interests of depositors; to maintain stability, security and safety of credit institutions and contribute to socio-economic development.II. Tasks and specific measures1. For units under the management of the State Banka) To boost the implementation of the national strategy on prevention of corruption until 2020; to continue to implement the Decision No. 1491/QD-NHNN on the Plan to implement the Decision No. 312/QD-TTg dated February 28, 2014 of the Prime Minister on promulgating plan on implementing resolution on enhancing measures of preventing and combating terrorists in the banking sector; to implement the Decision No. 425/QD-NHNN dated March 25, 2015 of the State Bank Governor on assigning tasks to implement the national action plan on prevention and combat of money laundering and terrorist financing in the period 2015 – 2020;b) To implement measures as mentioned under the Resolution No. 42/2017/QH14 dated June 21, 2017 of the National Assembly on the pilot settlement of bad debts of credit institutions and the Decision NO. 1058/QD-TTg dated July 19, 2017 of the Prime Minister on approving the scheme “restructuring the system of credit institutions attached with handling with bad debts in the period of 2016 – 2020”.c) To seriously implement the banking sector’s action plan in implementing the Government s Resolution No. 88 / NQ-CP of September 14, 1977 in implementing Directive No. 12-CT/TW on "strengthening the leadership of the Party for ensuring economic security in the socialist-oriented market economy and international economic integration”.d)To continue completing the legal framework on management policies, banking inspection and supervision, regulations on safety of banking operation, regulations on management, administration and regulations on risk management of CIs, regulations on publicity, transparency ... in a way that is closer, safer and in line with international practices and standards in order to form higher standards and conditions in banking operations.dd) To enhance publicity and transparency in monetary and banking activities, including formulation and implementation of laws, administration of policies and financial and operational issues of CIs; closely coordinate between monetary and fiscal policies to ensure security and safety of banking and financial activities and maintain a safe business environment for credit institutions.e) To direct credit institutions to continue resolutely and effectively solve problems on cross ownership, violations on owning shares of shareholders or major shareholders, group benefits in credit institutions in accordance with the law; To intensify inspection and supervision and strictly handle with violations in the monetary and banking sector; To coordinate with the Ministry of Finance (the State Securities Commission) to monitor, examine and supervise transfer of shares of credit institutions listed in the securities market; To coordinate with the inspection agencies, the State Audit, the law enforcement agencies to closely monitor, examine and supervise cross-ownership transactions and cross-investment between credit institutions and enterprises operating in different areas bearing many potential risks; Verifying actual contributed capital sources of shareholders and investors contributing to credit institutions; coordinating with the investigation agencies in verifying violation cases in order to strictly handle with violations according to the law.g) To renew and raise efficiency of banking inspection and supervision in the prevention, detection and handling of risks and violations. To intensify application of information technology and renovation of  banking inspection and supervision methods in conformity with international practices and standards. To conduct comprehensive inspection and supervision at CIs, especially to intensify inspection on compliance of regulations on security and confidentiality in electronic payment and card payment; compliance with regulations on keeping cash, precious assets, valuable papers in the system, security and absolute safety of the treasury vault; compliance with regulations on investment management, synchronism and efficiency in information technology projects of CIs; compliance and implementation of contents as mentioned in the State Bank of Vietnam s warning documents on strengthening prevention of violations in monetary and banking activities; Enhance the ability to detect, provide early warning, prevent and handle with risks and violations in the banking industry.h) To direct CIs to step up improvement of management capacity and development of risk management and information technology systems. Strengthen effectiveness of internal self-inspection and control in each CI, especially strengthening the leadership role and responsibilities of heads of organizations and units; Establish and maintain the compliance culture within CIs. To take initiative in raising vigilance, preventing and fighting corruption and violations in organizations and units.i) To raise efficiency of the Steering Committee for the prevention and fight against corruption and crime in the Banking Industry and in each Credit Institution in order to detect and promptly handle negative acts, crime in the banking sector. Promote prevention and combating of money laundering and international cooperation on prevention, combating of money laundering and corruption; Strengthening coordination between SBV and functional agencies in preventing and combating money laundering; To complete legal framework on money laundering and terrorist financing in order to detect and prevent corruption of domestic and international crimes.k) To further enhance cooperation and sharing of information between the State Bank and law enforcement agencies and competent agencies in detecting and handling with violations in the monetary and financial sector; To be proactive and strictly handle with violations in accordance with the law for acts of violations, and corruption of collectives and individuals.l) To continue stepping up propagation and dissemination of policies and provisions in the banking industry and training, raising the professional level, sense of responsibility, political ideology and professional ethics of officials and employees of the Banking Sector.2. For credit institutionsa) Leaders of organizations must pay attention and raise responsibility in managing, inspecting and supervising operation of the unit; To thoroughly understand all key personnel in the whole system, direct the drastic deployment of measures to prevent and combat violations in the monetary and banking sector in an effective and solid manner. Particularly violations are as follows:- Violations on lending (credit and guarantee), debt restructuring, loan classification and provisioning:+ Through policy of debt freezing, debt rescheduling, debt restructuring of the State Bank of Vietnam to hide bad debts: Violations on debt classification, deduction, use of risk provisions and restructuring of repayment term; failing to make provisions for stock price decrease according to the provisions of law; disbursement through many related customers to avoid debt transfer; Entrusting other organizations to lend, invest in businesses that are in danger of overdue debt;+ Violating provisions on lending activities of credit institutions to customers as stipulated under the Circular No. 39/2016/TT-NHNN dated December 30,2016, especially process of loan appraisal, checking business plans, debt repayment; inspection of collateral management, checking mortgage documents, collateral assets; inspecting and managing assets formed from loans; monitoring progress of disbursement, checking the use of loans…+ Non-objective loan evaluation leads to ineligible loans, concentrated lending, investment in the real estate sector bearing many risks, breach of credit limit, collecting fees in contravention of regulations;+ Borrowers using borrowed capital for wrong purposes, but lack of regular check and supervision in order to take timely and appropriate measures;+ The actual financial situation and ability to perform contracts of the guaranteed units have not yet been fully evaluated that leads to the bank being obliged to pay in the case of the guarantor s failure to perform the commitments; Importing and exporting foreign currency accounts for guaranteed items which are inaccurate; To inspect and supervise performance of guaranteed obligations in an irregular manner. The contract performance guarantee has not been closely monitored and the advanced payment guarantee is made to timely reduce the guarantee value according to the value of completed volume or accepted or verified by the investor.- Violations on capital mobilization and deposit: Violations on mobilizing interest rates that are stipulated by the state bank; Violations on the application of interest rates through agreements with customers to withdraw deposits in the deposit ladder before the maturity date but still enjoy the term interest rate from the time customers deposit to withdraw money, through intermediaries to pay interest outside/broker/customer care in contravention of regulations; There is a lack of control over procedures for withdrawing money, lack of regular regulations and technological solutions to collate data, creating holes in asset management of credit institutions, causing damage to depositors deposits.- Violations on the management, control, internal control:+ Not regularly review, supplement and amend the Charter to ensure compliance with the law and actual operation of credit institutions; the Charter of a number of CIs which have not yet complied with the provisions of law; the functions and duties of the Managing Board / Board of Members and the Executive Board are not clearly defined, thus leading to the situation where the Managing Board/the Members Council intervene in the operation of the Executive Board, performing duties of the Executive Board; focusing the power on the chairman of the board of management, the chairman of the members council or the chairman of the board of management, the chairman of the Members Council, the standing member of the Members Council shall decide the contents of tasks and powers of the Managing Board and the Members Council, which are in contrary to the provisions of law, thus causing capital losses and risks to the operation of CIs.+ Have not issued sufficient and timely internal regulations. Resolutions of the Board of Directors, decisions of the General Director on some matters that are not in accordance with the provisions of law. The control system, internal audit and risk management system is still limited, not detecting and dealing with risks and violations of CI, many violations are committed for a long time but have not been detected and treated, thus raising the moral hazard and causing damage to the CI. The unrealistic delivery of many performance indicators or target of capital mobilization, outstanding credit, and card issuance… increases risks for credit institutions.
- Violations on ratios and limits: providing credit to a customer and related persons who exceeds the credit limit as prescribed; failing to maintain the ratio of solvency as regulated. Issuance of internal regulations on liquidity management or internal regulations on liquidity management which do not contain contents related to plans and measures to hold valuable papers with high liquidity in accordance with regulations of the SBV. Providing unsecured credit, granting credit with preferential conditions to restricted subjects as prescribed. Minimum capital adequacy ratio is lower than the rate as regulated. Capital contribution, share purchase exceed the prescribed limit.
- Violations on accounting, financial management: Accounting is not true with the nature of the account; advancement and spending in contrary to the law; Use the welfare fund to buy shares that violate regulations. Accounting of accrued interest which is not compliant with the provisions of law (methods of cost accounting, cost estimate, actual collection, actual expenditure, reimbursement of revenue and expenses, incompliance with guidelines of the SBV and the Ministry of Finance) resulting in large accrued interest at a number of CIs, which pose a risk to the system.- Violations on foreign exchange and gold trading activities: Selling foreign currencies to customers, but the foreign currency sale and purchase contracts do not specify purposes of using foreign currency. There is no list of revenues and expenditures of foreign currency when conducting foreign currency purchase and sale transactions in cash in contravention of regulations. Do not enter an account to track transaction in accordance with regulations. CIs use gold deposited by clients to do business, causing losses. It has not seriously implemented the foreign currency remittance to state corporations and economic groups. Regulations on conditions and procedures for preservation of property have not been issued.- Violations on charter capital, shareholders, shares, shares: Taking advantage of loopholes in regulations on ownership through the use of individuals, organizations not belonging to related subjects as prescribed. Contributing capital to purchase shares of CIs and subsidiaries and affiliated companies of credit institutions to an enterprise is in contravention of the law. Investors receive large volume of shares with limited financial capacity (buy credit or borrow money from CIs to buy shares). Cross-ownership, cross-investment creates unrealistic capital raising; indirectly owning CIs through other individuals and organizations and taking advantage of capital borrowing and appropriating capital of CIs, causing bad debts and risks to the operations of CIs.

- Violations on vault safety: Not publicly post at the place of transaction to exchange money that is not qualified for circulation. Failing to comply with the regulations on packaging, sealing, forwarding, preservation, transportation, inventory of precious assets and valuable papers. There is no plan for guarding and protecting the vault in accordance with regulations. Failing to select and classify money not qualified for circulation. Failing to install vault safety equipment, fire prevention and fighting for vaults. The preservation of cash, precious assets, valuable papers during the lunch break is not in accordance with regulations. Use and preservation of the key of vault door, vault, safe, containers money on specialized vehicles is not in accordance with law. Using vaults is not in accordance with the structure and technical standards, using vault doors is not in accordance with technical standards. Have not fully opened books in accordance with regulations and procedures of cash receipts and payments; To open books for monitoring export and import of assets which are not tight and hand over key in contravention of the provisions of law. Not fully installing vault safety equipment such as: fire prevention and fighting equipment; camera monitoring and image storage time; Infrared alarm ... Failing to implement on packaging, sealing according to regulations.

- Violations on payment activities and informatics technology: failing to comply with internal procedures related to payment activities of the bank; providing intermediary payment services without a license; Using unlicensed or expired software; Failing to check and review accounts allocated to employees on the system to ensure the right people, right authority; Failing to inspect and assess safety of information before deploying the application of software provided to customers; having not built the provisional data center that can replace the main data center when the disaster occurs; using systems that have weak security and authentication and are vulnerable to interference; IT systems have not been maintained; Failing to comply with regulations related to equipment, management, operation and safety of ATMs; failing to comply with regulations and guidelines of the State Bank in providing intermediary payment services; Failing to comply with regulations on authenticating customers when providing payment services and payment intermediaries; tight management of the accepting units has not yet been carried out, leading to the situation whereby clients are allowed to perform POS transactions.

- Other violations:

+ Carrying out professions on discount of export documents but this service has not yet been registered yet; failing to open books to monitor fixed assets, archive incomplete invoices and vouchers, failing to make depreciation of fixed assets according to regulations; liquidating fixed assets without approval of competent authorities; using the welfare fund to buy assets with welfare purpose for officials and employees but use for real estate business purposes.

+ Bankers intentionally collude with external criminals, initiatively ignore and do not detect counterfeit documents in transactions or bank staff and bankers trust patrons or entice customers, failing to comply with internal procedures, failing to evaluate or appraise records in a sketchy manner; failing to promulgate internal regulations, guidelines and procedures for controlling and managing property dossiers and other papers; Taking advantage of the bank s payment system to conduct counterfeit transactions, stealing information to forge credit cards and payment cards that cause damage to CIs.

b) To direct units in the system to examine and review all activities in order to ensure compliance with the provisions of law on monetary and banking as prescribed by relevant laws; On that basis, detecting and preventing violations and effectively implementing solutions to correct violations.

c) To review, amend or promulgate new internal regulations/procedures, especially regulations on deposit, savings, loans, mortgages; regulations on safety of treasury, money safes, transaction codes, safety, confidentiality of information, management of prints; conditions, procedures for receiving and delivering assets to customers; Responsibilities of relevant departments (accounting, budgeting) in ensuring safety of assets; regularly check inventory, compare vaults and cash fund; To restrict or prevent leaders and staff from colluding with each other and abusing their positions, powers, familiarity, proximity and loopholes to commit fraudulent acts, to ensure that employees comply with internal procedures and regulations and minimize moral hazard in the banking operation.

d)To consolidate the organizational model, raise efficiency of administration and operation of internal control and audit in order to limit risks and violations; To review, promulgate and strictly implement internal regulations on the rotation of officials, especially positions of leadership, treasury, credit, payment, mobilization, bad debts, foreign exchange business, information technology, customer management and other positions working directly with customers and directly doing transactions.

dd)To raise the effectiveness of internal control and audit work; To step up the internal audit activities, to conduct unscheduled inspections in order to raise the effectiveness of preventive measures and reduce moral risks in banking activities.

e) To develop and manage employees of the bank to carry out rotation of employees, to raise the capacity for credit assessment and appraisal and ethics of employees;

g) To enhance transparency and publicity in the operations of CIs, especially credit activities; thoroughly handle cross-ownership situation, violate limits on the ownership of capital; preventing, dealing with group interests, shareholders/major shareholders dominate credit institutions.

h) To strictly observe requests, recommendations and warnings of the State inspection agencies and the State audit agencies; To actively implement measures to prevent, detect and strictly handle with violations, negative acts and corruption of individuals and units under their management.

i) To closely coordinate with law enforcement agencies and functional agencies in detecting and handling with violations in the monetary and banking field to provide timely assistance in order to minimize Losses for customers and credit institutions.

k) To promote propaganda and education to raise awareness, understanding of law and regularly inform staff and employees on new methods, tricks and violations; developing, issuing and strictly enforcing ethics code of each CI; encouraging officials and employees to actively participate in the prevention, combat, detection and denunciation of violations, thus contributing to ensuring security and safety for banking activities.

l) To implement communication and dissemination of products and services (especially procedures) for customers to understand products, services and processes before using products and services of CIs; ensuring confidentiality of personal information, business; and performing transactions at credit institutions in accordance with the State Bank’s regulations to prevent and limit risks during the implementation.

m) To promptly report to the State Bank (through the Banking Inspection and Supervision Agency and the State Bank’s branches in provinces or cities where the CIs are headquartered) on violations; Difficulties, obstacles and proposals in the course of operation for consideration and settlement;

III. Implementation organization

1. This Directive takes effect on its signing date.

2. Chief of the Office, Chief of Banking Inspection & Supervision Department, heads of units under the management of the State Bank, Directors of the State Bank’s branches in provinces and centrally run cities ; Chairmen of the Management Board; Chairmen of the Member Board and General Directors (Directors) shall implement and organize the implementation of this Directive; build the plan and specific program and actively examine and urge to implement the Directive./.

FOR GOVERNOR

Le Minh Hung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Directive 07/CT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 54/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ các thông tư của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Tài chính-Ngân hàng

Thông tư 42/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2021/TT-NHNN ngày 05/4/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách, COVID-19

văn bản mới nhất

Thông tư 54/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ các thông tư của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Tài chính-Ngân hàng

Quyết định 709/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận 69-KL/TW ngày 11/01/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Khoa học-Công nghệ, Chính sách