Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quản lý thuốc bảo vệ thực vật

thuộc tính Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:21/2015/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Cao Đức Phát
Ngày ban hành:08/06/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

Số: 21/2015/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2015

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

Căn cứ Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật bao gồm: đăng ký; khảo nghiệm; sản xuất, buôn bán; xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chất lượng; chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy; bảo quản, vận chuyển; sử dụng; ghi nhãn; bao gói; quảng cáo; thu hồi, tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khảo nghiệm hiệu lực sinh học là xác định hiệu lực phòng, trừ sinh vật gây hại hoặc điều hòa sinh trưởng đối với cây trồng (bao gồm cả sự an toàn đối với cây trồng).
2. Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly là xác định thời gian (tính bằng đơn vị ngày) từ khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lần cuối đến khi thu hoạch sản phẩm mà người sử dụng thuốc phải thực hiện để đảm bảo an toàn thực phẩm.
3. Kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật là xác định hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc, hàm lượng các tạp chất có khả năng gây độc cho cây, cho người hoặc gây ô nhiễm môi trường (nếu có); hàm lượng chất phụ gia có tác dụng tăng cường tính an toàn của sản phẩm đối với người, cây trồng(nếu có); các tính chất hóa lý có liên quan đến hoạt tính sinh học và tính an toàn của thuốc bảo vệ thực vật.
4. Lô thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu là tập hợp một chủng loại hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật được xác định về số lượng, có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của cùng một cơ sở thuộc cùng một bộ hồ sơ nhập khẩu và được nhập khẩu cùng một thời điểm.
5. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học là loại thuốc bảo vệ thực vật có thành phần hữu hiệu là vi sinh vật sống hoặc chất có nguồn gốc từ vi sinh vật, thực vật, động vật.
6. Thuốc bảo vệ thực vật hóa học là loại thuốc bảo vệ thực vật có thành phần hoạt chất là các chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp.
Điều 4. Phí và lệ phí
Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật phải trả phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Chương II
ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 5. Nguyên tắc chung về đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
1. Tất cả thuốc bảo vệ thực vật dùng để phòng trừ sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng cây trồng; bảo quản thực vật; khử trùng kho; trừ mối hại công trình xây dựng và đê điều; trừ cỏ trên đất không trồng trọt; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng (có tên thương phẩm riêng) phải được đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (sau đây gọi là Danh mục).
2. Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đang được phép hoạt động tại Việt Nam) sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật (sau đây gọi là hoạt chất), thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật (sau đây gọi là thuốc kỹ thuật) hoặc thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm từ thuốc kỹ thuật (sau đây gọi là thuốc thành phẩm) được trực tiếp đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật do mình sản xuất.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm không trực tiếp đứng tên đăng ký được ủy quyền cho duy nhất 01 tổ chức, cá nhân đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật đứng tên đăng ký mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật của mình.
4. Mỗi tổ chức, cá nhân được ủy quyền đứng tên đăng ký được nhận ủy quyền duy nhất của 01 nhà sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm cho mỗi loại hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm.
5. Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký:
a) Được đăng ký 01 tên thương phẩm cho mỗi hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm để phòng, trừ sinh vật gây hại hoặc điều hòa sinh trưởng cây trồng. Trường hợp các hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm này dùng để khử trùng kho; bảo quản thực vật; trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều; thuốc xử lý hạt giống phải đăng ký thêm 01 tên thương phẩm khác;
b) Chỉ đăng ký 01 hàm lượng hoạt chất cho mỗi dạng thành phẩm của thuốc bảo vệ thực vật;
c) Được chuyển nhượng tên thương phẩm, việc chuyển nhượng phải đảm bảo các quy định tại khoản 2, 3, 4 và điểm a, b khoản 5 của Điều này;
d) Không thay đổi tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc tòa án có kết luận bằng văn bản về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa của tên thương phẩm trong Danh mục;
đ) Được thay đổi nhà sản xuất ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp nhà sản xuất ngừng cung cấp sản phẩm hoặc có sự thỏa thuận chấm dứt ủy quyền bằng văn bản giữa nhà sản xuất và tổ chức, cá nhân được ủy quyền.
6. Sau 05 năm kể từ ngày tổ chức, cá nhân đăng ký đầu tiên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chính thức cho thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất chưa có trong Danh mục, các tổ chức, cá nhân khác mới được nộp hồ sơ đăng ký bổ sung tên thương phẩm mới cho thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất đó.
7. Thuốc bảo vệ thực vật có thành phần hoạt chất là hỗn hợp của các chất hóa học và sinh học được quản lý như thuốc hóa học.
Điều 6. Các loại thuốc bảo vệ thực vật không được phép đăng ký ở Việt Nam
1. Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam (sau đây gọi là Danh mục cấm).
2. Thuốc thành phẩm hoặc hoạt chất trong thuốc thành phẩm có độc cấp tính loại I, II theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS), trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng, thuốc trừ chuột; thuốc trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều; thuốc bảo quản lâm sản mà lâm sản đó không dùng làm thực phẩm và dược liệu.
3. Thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường, gồm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật được cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Thuốc bảo vệ thực vật có trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam;
b) Thuốc bảo vệ thực vật hoá học là hỗn hợp của các loại thuốc bảo vệ thực vật có công dụng khác nhau (trừ sâu, trừ cỏ, trừ bệnh, điều hoà sinh trưởng) trừ thuốc xử lý hạt giống;
c) Thuốc bảo vệ thực vật chứa vi sinh vật gây bệnh cho người;
d) Thuốc bảo vệ thực vật gây đột biến gen, ung thư, độc sinh sản cho người;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật hóa học đăng ký phòng trừ sinh vật gây hại thực vật hoặc điều hoà sinh trưởng cho cây ăn quả, cây chè, cây rau hoặc để bảo quản nông sản sau thu hoạch có độ độc cấp tính của hoạt chất hoặc thành phẩm thuộc loại III, IV theo GHS; thuộc nhóm clo hữu cơ; có thời gian cách ly ở Việt Nam trên 07 ngày.
4. Thuốc bảo vệ thực vật trùng tên thương phẩm với tên hoạt chất hoặc tên thương phẩm của thuốc bảo vệ thực vật khác trong Danh mục.
5. Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất methyl bromide.
6. Thuốc bảo vệ thực vật đăng ký để phòng trừ các loài sinh vật không phải là sinh vật gây hại thực vật ở Việt Nam.
7. Thuốc bảo vệ thực vật được sáng chế ở nước ngoài nhưng chưa được phép sử dụng ở nước ngoài.
Điều 7. Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục
1. Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục trong các trường hợp sau:
a) Thuốc bảo vệ thực vật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 49; điểm b, c khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
b) Thuốc bảo vệ thực vật trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam, cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
2. Quy trình loại thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục
a) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Cục Bảo vệ thực vật báo cáo và đề xuất với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục;
b) Trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 49 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật tổng hợp thông tin, thành lập Hội đồng khoa học để xem xét, tư vấn việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật, báo cáo và đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục;
c) Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 49; điểm b, c khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ khỏi Danh mục.
3. Thuốc bảo vệ thực vật quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; điểm a, b khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật chỉ được sản xuất, nhập khẩu tối đa 01 năm, được buôn bán, sử dụng tối đa 02 năm kể từ ngày quyết định loại thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hiệu lực.
Điều 8. Hình thức đăng ký
1. Đăng ký chính thức, gồm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất chưa có trong Danh mục hoặc thuốc bảo vệ thực vật có sự kết hợp mới về tỷ lệ, thành phần của các hoạt chất đã có trong Danh mục do tổ chức, cá nhân sáng chế ở nước ngoài và đã được đăng ký sử dụng ở nước ngoài;
b) Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất chưa có trong Danh mục hoặc thuốc bảo vệ thực vật có sự kết hợp mới về tỷ lệ, thành phần của các hoạt chất đã có trong Danh mục do tổ chức, cá nhân sáng chế trong nước và được Hội đồng khoa học do Cục Bảo vệ thực vật thành lập đề xuất Cục Bảo vệ thực vật công nhận là một loại thuốc bảo vệ thực vật.
2. Đăng ký bổ sung, gồm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật đã có tên thương phẩm trong Danh mục nhưng bổ sung phạm vi sử dụng, thay đổi liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thành phẩm, thay đổi hàm lượng hoạt chất;
b) Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất đã có trong Danh mục nhưng đăng ký tên thương phẩm khác.
Mục 2. CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 9. Nguyên tắc chung về cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Thuốc bảo vệ thực vật đăng ký vào Danh mục phải được Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (sau đây gọi là Giấy phép khảo nghiệm) theo quy định tại Điều 10, Điều 11 của Thông tư này và thực hiện khảo nghiệm theo quy định tại Chương III của Thông tư này.
2. Cấp Giấy phép khảo nghiệm cho thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
a) Thuốc bảo vệ thực vật sinh học chỉ yêu cầu khảo nghiệm hiệu lực sinh học diện rộng, không phải khảo nghiệm xác định thời gian cách ly trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Thuốc bảo vệ thực vật sinh học chứa hoạt chất pyrethrins, rotenone, nhóm avermectin đăng ký chính thức, đăng ký bổ sung tên thương phẩm phải khảo nghiệm hiệu lực sinh học diện hẹp và diện rộng. Nếu lần đầu đăng ký sử dụng trên cây ăn quả, cây chè, cây rau và bảo quản nông sản sau thu hoạch phải tiến hành khảo nghiệm xác định thời gian cách ly ở Việt Nam.
3. Cấp Giấy phép khảo nghiệm cho thuốc bảo vệ thực vật hóa học
a) Thuốc bảo vệ thực vật hóa học đăng ký chính thức, đăng ký bổ sung tên thương phẩm phải khảo nghiệm hiệu lực sinh học diện hẹp và diện rộng;
b) Thuốc bảo vệ thực vật hóa học đăng ký bổ sung phạm vi sử dụng, thay đổi liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thành phẩm, thay đổi hàm lượng hoạt chất phải khảo nghiệm hiệu lực sinh học diện rộng;
c) Thuốc bảo vệ thực vật hóa học lần đầu đăng ký sử dụng trên cây ăn quả, cây chè, cây rau và bảo quản nông sản sau thu hoạch phải tiến hành khảo nghiệm xác định thời gian cách ly ở Việt Nam (trừ trường hợp thuốc trừ cỏ dùng cho cây ăn quả lâu năm, chất dẫn dụ côn trùng, thuốc dùng để xử lý đất trước khi trồng, phòng trừ bệnh chết cây con, thuốc xử lý hạt giống, thuốc xử lý cành giâm, chiết cành).
4. Trên Giấy phép khảo nghiệm ghi cả tên tiếng Việt và tên khoa học của sinh vật gây hại.
Điều 10. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm để đăng ký chính thức
1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến đến Cục Bảo vệ thực vật;
b) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy và 01 bản điện tử định dạng PDF.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy tờ chứng minh tổ chức, cá nhân được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam:
Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản xác nhận là nhà sản xuất trong đó có thuốc bảo vệ thực vật đề nghị cấp giấy phép khảo nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp (đối với nhà sản xuất nước ngoài).
Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) giấy phép thành lập công ty, chi nhánh công ty hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với nhà sản xuất nước ngoài đăng ký lần đầu).
Bản chính giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân đăng ký (trường hợp ủy quyền đứng tên đăng ký). Giấy ủy quyền của nhà sản xuất nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bản sao chụp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (đối với tổ chức, cá nhân trong nước được ủy quyền đứng tên đăng ký lần đầu);
c) Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép khảo nghiệm
a) Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều này. Hồ sơ đề nghị cấp trên 03 cây trồng hoặc 03 đối tượng sinh vật gây hại, thời hạn thẩm định hồ sơ không quá 15 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu theo quy định của Thông tư này, Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định của Thông tư này, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường) thẩm tra hồ sơ theo quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ từ Cục Bảo vệ thực vật;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Trường hợp không cấp giấy phép khảo nghiệm, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 11. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm để đăng ký bổ sung
1. Nộp hồ sơ
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này;
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp (trường hợp bổ sung phạm vi sử dụng, thay đổi dạng thành phẩm, thay đổi hàm lượng hoạt chất, liều lượng sử dụng, cách sử dụng);
c) Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này (trường hợp thay đổi dạng thành phẩm, thay đổi hàm lượng hoạt chất);
d) Các giấy tờ quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 10 của Thông tư này (trường hợp bổ sung tên thương phẩm khác).
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép khảo nghiệm
Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Thông tư này.
Điều 12. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép khảo nghiệm
1. Nộp hồ sơ
Thực hiện theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 10 của Thông tư này. Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy phép khảo nghiệm đã được cấp (trừ trường hợp bị mất).
3. Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy phép khảo nghiệm
Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định:
a) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép khảo nghiệm mới giữ nguyên thời hạn của giấy đã cấp;
b) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
c) Trường hợp không cấp lại Giấy phép khảo nghiệm, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mục 3. CẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 13. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
1. Nộp hồ sơ
a) Thực hiện theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 10 của Thông tư này;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy và 01 bản điện tử định dạng word hoặc excel hoặc power point đối với mẫu nhãn.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp Giấy phép khảo nghiệm đã được cấp;
c) Mẫu nhãn thuốc theo quy định tại Mục 1, 2, 3 Chương X của Thông tư này;
d) Bản chính kết quả khảo nghiệm hiệu lực sinh học, kết quả khảo nghiệm xác định thời gian cách ly và báo cáo tổng hợp kết quả khảo nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục VI, Phụ lục VII và Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa thuốc bảo vệ thực vật vào Danh mục; cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp, Cục Bảo vệ thực vật trả lời cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 14. Hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
1. Trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật hết hạn, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn.
2. Nộp hồ sơ
Thực hiện theo quy định tại Điểm a, b, Khoản 1 Điều 10 của Thông tư này. Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy.
3. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp.
4. Thẩm định hồ sơ và gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều này:
a) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được các quy định của Thông tư này, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đáp ứng được quy định của Thông tư này, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
c) Trường hợp không gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 15. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp mất, sai sót, hư hỏng
1. Nộp hồ sơ
Thực hiện theo quy định tại điểm a, b, khoản 1 Điều 10 của Thông tư này. Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Thông tư này. Thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật cấp lại giữ nguyên thời hạn của giấy đã cấp.
Điều 16. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp đổi tên thương phẩm, thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký
1. Nộp hồ sơ
Thực hiện theo quy định tại Điểm a, b, Khoản 1 Điều 10 của Thông tư này. Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị đổi tên thương phẩm, thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;
c) Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa (trường hợp đổi tên thương phẩm);
d) Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (trường hợp tên tổ chức, cá nhân đăng ký thay đổi);
đ) Trường hợp chuyển nhượng tên thương phẩm: Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng hoặc thỏa thuận chuyển nhượng thuốc bảo vệ thực vật; Bản chính giấy ủy quyền đăng ký của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng (trường hợp ủy quyền đứng tên đăng ký).
3. Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
a) Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều này:
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào Danh mục theo quy định tại khoản 3, Điều 13 của Thông tư này;
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đáp ứng được quy định của Thông tư này, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
b) Trường hợp không cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật cấp lại giữ nguyên thời hạn của giấy đã cấp.
Điều 17. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp thay đổi nhà sản xuất
1. Nộp hồ sơ
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy tờ thỏa thuận chấm dứt uỷ quyền giữa nhà sản xuất được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức, cá nhân được ủy quyền đăng ký;
c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản xác nhận là nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật của nhà sản xuất mới do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước sở tại cấp (đối với nhà sản xuất nước ngoài);
d) Bản chính giấy ủy quyền đăng ký của nhà sản xuất mới cho tổ chức, cá nhân đăng ký (trường hợp ủy quyền đứng tên đăng ký). Giấy ủy quyền của nhà sản xuất nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
đ) Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã cấp.
3. Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
a) Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Thông tư này;
b) Thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật cấp lại giữ nguyên thời hạn của giấy đã cấp.
Chương III
KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 18. Nguyên tắc chung về thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật chỉ được tiến hành khi có Giấy phép khảo nghiệm.
2. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật nhằm mục đích đăng ký vào Danh mục gồm khảo nghiệm hiệu lực sinh học và khảo nghiệm xác định thời gian cách ly (đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 9 của Thông tư này).
3. Căn cứ thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), các Tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật.
4. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký vào Danh mục phải do các tổ chức đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Thông tư này thực hiện.
5. Khảo nghiệm diện hẹp phải tiến hành trước khi thực hiện khảo nghiệm diện rộng.
Điều 19. Thực hiện khảo nghiệm
Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật đối với 01 đối tượng sinh vật gây hại trên 01 đối tượng cây trồng nhằm mục đích đăng ký như sau:
1. Khảo nghiệm hiệu lực sinh học của thuốc bảo vệ thực vật sinh học (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này); thuốc bảo vệ thực vật hóa học đăng ký bổ sung phạm vi sử dụng, thay đổi liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thành phẩm, thay đổi hàm lượng hoạt chất gồm 04 khảo nghiệm diện rộng, cụ thể:
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại có tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 02 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh) hoặc 02 huyện/tỉnh (trong trường hợp cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 tỉnh của vùng sản xuất).
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 vùng hoặc 01 tỉnh, khảo nghiệm tại 04 địa điểm của vùng (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh của vùng) hoặc 04 địa điểm của tỉnh (tại ít nhất 02 huyện của tỉnh đó).
2. Khảo nghiệm hiệu lực sinh học của thuốc bảo vệ thực vật hóa học; thuốc bảo vệ thực vật sinh học chứa hoạt chất pyrethrins, rotenone, nhóm avermectin đăng ký chính thức, bổ sung tên thương phẩm gồm 08 khảo nghiệm diện hẹp và 02 khảo nghiệm diện rộng. Nếu cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 vùng sản xuất, số khảo nghiệm gồm 06 khảo nghiệm diện hẹp và 02 khảo nghiệm diện rộng, cụ thể:
a) Khảo nghiệm diện hẹp
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại có ở 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 04 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh). Trường hợp không đủ 04 tỉnh sản xuất tại mỗi vùng thì mỗi vùng khảo nghiệm tại 04 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 huyện của vùng đó).
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại có ở 01 vùng sản xuất, khảo nghiệm tại 06 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh hoặc 01 huyện trong vùng).
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 tỉnh sản xuất, khảo nghiệm tại 06 địa điểm của ít nhất 03 huyện trong tỉnh đó.
Đối với thuốc trừ cỏ trên lúa phải được thực hiện khảo nghiệm trong 02 vụ khác nhau.
b) Khảo nghiệm diện rộng
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại có tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 01 địa điểm.
Đối với cây trồng hoặc sinh vật gây hại chỉ có tại 01 vùng sản xuất, khảo nghiệm tiến hành tại 02 địa điểm của vùng (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh của vùng) hoặc 02 địa điểm của tỉnh (mỗi địa điểm tại 1 huyện nếu sinh vật gây hại chỉ có ở 01 tỉnh).
3. Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly đối với 01 hoạt chất trên 01 đối tượng cây trồng gồm 04 khảo nghiệm diện rộng, cụ thể:
Đối với cây trồng có nhiều vụ/năm tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 02 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh, mỗi tỉnh 01 vụ hoặc mỗi địa điểm tại 01 huyện của vùng đó, mỗi huyện 01 vụ).
Đối với cây trồng có nhiều vụ/năm tại 01 vùng sản xuất khảo nghiệm tại 04 địa điểm (02 địa điểm /vụ; mỗi địa điểm tại 01 tỉnh hoặc 01 huyện của vùng đó).
Đối với cây trồng chỉ có 01 vụ/năm, tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 02 địa điểm (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh hoặc mỗi địa điểm tại 01 huyện của vùng đó).
Đối với cây trồng chỉ có 01 vụ/năm và chỉ có tại 01 vùng sản xuất, thì khảo nghiệm tại 04 địa điểm của vùng (mỗi địa điểm tại 01 tỉnh của vùng) hoặc 04 địa điểm của tỉnh (tại ít nhất 02 huyện).
Điều 20. Hướng dẫn điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
Điều 21. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến đến Cục Bảo vệ thực vật;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
c) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ngay khi nhận hồ sơ trực tiếp hoặc trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, trường hợp không hợp lệ thì yêu cầu tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị công nhận Tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) quyết định thành lập hoặc quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
c) Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật, trồng trọt, nông học, sinh học, hóa học và Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật của người đứng đầu tổ chức thực hiện khảo nghiệm và người tham gia thực hiện;
d) Bản thuyết minh bảo đảm điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật của tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm và đơn vị phối hợp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này;
3. Thẩm định, đánh giá hồ sơ đề nghị công nhận và công bố các tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
a) Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật. Ngay sau khi có kết quả thẩm định, Cục Bảo vệ thực vật hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời gian thực hiện trong thời hạn 15 ngày làm việc;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường) thẩm tra hồ sơ theo quy định trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ từ Cục Bảo vệ thực vật;
c) Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng, Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
d) Trường hợp tổ chức không đủ điều kiện công nhận là tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 22. Tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Nội dung tập huấn
a) Các quy định của pháp luật hiện hành về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
b) An toàn trong bảo quản, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;
c) Quy trình khảo nghiệm hiệu lực sinh học và khảo nghiệm xác định thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật;
d) Xử lý số liệu, lưu giữ số liệu, báo cáo kết quả khảo nghiệm.
2. Đăng ký, tổ chức tập huấn
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật đăng ký danh sách người tham gia trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với Cục Bảo vệ thực vật.
3. Cục Bảo vệ thực vật tổ chức tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này. Thời gian tập huấn là 04 ngày.
Căn cứ kết quả kiểm tra sau khi tập huấn, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Thực hiện theo quy định của Điều 60 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và báo cáo kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục VI và Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo tổng hợp kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo định kỳ hàng năm kết quả hoạt động khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật của tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Cục Bảo vệ thực vật. Thời hạn nộp báo cáo năm trước ngày 25 tháng 12 của năm báo cáo.
Điều 24. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật khảo nghiệm
1. Cung cấp cho tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm Giấy phép khảo nghiệm, Tờ khai thông tin thuốc bảo vệ thực vật khảo nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này và thuốc mẫu khảo nghiệm (đúng chủng loại, hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc được ghi trong Giấy phép khảo nghiệm; đủ số lượng để khảo nghiệm và lưu mẫu; được đóng gói trong bao bì kín, được niêm phong của tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm).
2. Ký hợp đồng và trả phí khảo nghiệm theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp thuốc khảo nghiệm gây ảnh hưởng xấu đối với cây trồng, con người và môi trường thì tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật khảo nghiệm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Chương IV
SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Mục 1. CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 25. Phạm vi áp dụng
Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các quy định tại Điều 61 của Luật Bảo vệ thực vật (trừ cơ sở chỉ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học có hoạt chất là các vi sinh vật có ích) và được hướng dẫn chi tiết từ Điều 26 đến Điều 29 của Thông tư này. Các cơ sở được phép hoạt động sản xuất thuốc bảo vệ thực vật kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất theo quy định tại Điều 30 của Thông tư này.
Đối với cơ sở chỉ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học có hoạt chất là các vi sinh vật có ích không cần Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định về pháp luật bảo vệ môi trường.
Điều 26. Chi tiết điều kiện về nhà xưởng
Điều 27. Chi tiết điều kiện về trang thiết bị
Điều 28. Hệ thống quản lý chất lượng
Điều 29. Chi tiết điều kiện về nhân lực
Điều 30. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
1. Nộp hồ sơ
a) Cơ sở sản xuất nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến đến Cục Bảo vệ thực vật;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy và 01 bản điện tử định dạng PDF;
c) Kiểm tra hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bằng văn bản bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản thuyết minh điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này; Bản sao chụp giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền về môi trường cấp;
d) Trường hợp có phòng thử nghiệm thì nộp bản sao chụp Giấy chứng nhận hoặc các tài liệu liên quan đến việc công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 17025:2005 hoặc tương đương;
đ) Trường hợp không có phòng thử nghiệm thì nộp bản sao chụp hợp đồng với phòng thử nghiệm đã được công nhận ISO 17025:2005 hoặc tương đương;
e) Trường hợp cơ sở đã hoạt động từ 02 năm trở lên, bổ sung bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) giấy chứng nhận hoặc các tài liệu liên quan đến việc công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001:2008 hoặc tương đương.
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
a) Cục Bảo vệ thực vật thẩm định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật quyết định thành lập Đoàn đánh giá. Đoàn đánh giá gồm 3-5 thành viên có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý chuyên ngành về lĩnh vực đánh giá.
Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở trước thời điểm đánh giá 07 ngày làm việc. Thông báo nêu rõ thành phần đoàn, phạm vi, nội dung, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.
b) Nội dung đánh giá
Sự phù hợp của cơ sở với các điều kiện quy định tại Mục 1 của Chương này và khả năng duy trì điều kiện đã quy định.
c) Phương pháp đánh giá
Kiểm tra, đánh giá thực tế việc bố trí mặt bằng, điều kiện môi trường, tình trạng thiết bị, các điều kiện khác của cơ sở;
Phỏng vấn trực tiếp người phụ trách, nhân viên của cơ sở về những thông tin có liên quan;
Xem xét hồ sơ lưu trữ, các tài liệu có liên quan của cơ sở.
d) Kết quả đánh giá
Các điều kiện chưa phù hợp với quy định tại Mục 1 của Chương này phát hiện trong quá trình đánh giá phải được đưa vào Biên bản đánh giá điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.
Biên bản đánh giá được ghi đầy đủ các nội dung và có chữ ký xác nhận của đại diện cơ sở và trưởng đoàn đánh giá.
Trong trường hợp đại diện cơ sở không đồng ý với kết quả đánh giá của đoàn, đại diện của cơ sở có quyền ghi kiến nghị của mình vào cuối biên bản trước khi ký tên và đóng dấu xác nhận. Biên bản đánh giá vẫn có giá trị pháp lý trong trường hợp đại diện cơ sở không ký tên vào biên bản.
đ) Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Cục Bảo vệ thực vật xem xét kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả đánh giá để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu, Cục Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt yêu cầu và thời hạn khắc phục. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại (khi cần thiết). Trường hợp hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, Cục Bảo vệ thực vật không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 31. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
1. Trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật hết hạn, nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện như quy định tại Điều 30 của Thông tư này.
2. Trong thời gian hoạt động, nếu cơ sở sản xuất được kiểm tra, đánh giá xếp loại A theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và không mở rộng phạm vi sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, các dạng thuốc thành phẩm, thì thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 30 của Thông tư này. Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất.
Mục 2. CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 32. Chi tiết điều kiện nhân lực
Chủ cơ sở buôn bán (Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, các thành viên công ty hợp danh; người đứng đầu chi nhánh hoặc cấp phó của người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp; một trong những người quản lý cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng đại lý của doanh nghiệp, hợp tác xã làm dịch vụ bảo vệ thực vật; người trực tiếp quản lý cửa hàng đối với cửa hàng buôn bán thuốc tại một địa điểm cố định) và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
Điều 33. Chi tiết điều kiện địa điểm
Điều 34. Chi tiết điều kiện trang thiết bị
Điều 35. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1. Nộp hồ sơ
a) Cơ sở buôn bán nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến đến Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
c) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời gian 02 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thẩm định điều kiện và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
a) Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố thẩm định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
b) Thành lập đoàn đánh giá
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ Chi cục Cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh quyết định thành lập Đoàn đánh giá và tiến hành đánh giá thực tế. Đoàn đánh giá gồm 3-5 thành viên có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý chuyên ngành về lĩnh vực đánh giá.
Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá ít nhất 05 ngày. Thông báo nêu rõ thành phần đoàn, phạm vi, nội dung, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.
c) Nội dung đánh giá
Sự phù hợp của cơ sở với các điều kiện quy định tại Mục 2 của Chương này.
d) Phương pháp đánh giá
Phỏng vấn trực tiếp người phụ trách, nhân viên của cơ sở về những thông tin có liên quan;
Xem xét hồ sơ lưu trữ, các tài liệu có liên quan của cơ sở;
Quan sát thực tế việc bố trí mặt bằng, điều kiện môi trường, tình trạng thiết bị, các tiện nghi khác của cơ sở.
đ) Kết quả đánh giá
Các điều kiện chưa phù hợp với quy định tại Mục 2 của Chương này phát hiện trong quá trình đánh giá phải được đưa vào Biên bản đánh giá điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này.
Biên bản đánh giá được ghi đầy đủ các nội dung và có chữ ký xác nhận của đại diện cơ sở và trưởng đoàn đánh giá.
Trong trường hợp đại diện cơ sở không đồng ý với kết quả đánh giá của đoàn, đại diện của cơ sở có quyền ghi kiến nghị của mình vào cuối biên bản trước khi ký tên và đóng dấu xác nhận. Biên bản đánh giá vẫn có giá trị pháp lý trong trường hợp đại diện cơ sở không ký tên vào biên bản.
e) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả đánh giá để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp chưa đủ điều kiện, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt, yêu cầu và thời hạn khắc phục trong vòng 60 ngày. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại (khi cần thiết), trường hợp hợp lệ, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 36. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Mục 3. BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN, TẬP HUẤN AN TOÀN HÓA CHẤT VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 37. Nội dung, chương trình bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn an toàn hóa chất về thuốc bảo vệ thực vật
1. Nội dung bồi dưỡng, tập huấn bao gồm:
a) Quy định quản lý thuốc bảo vệ thực vật, điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
b) Quy định về xử lý vi phạm hành chính lên quan đến thuốc bảo vệ thực vật;
c) Đại cương về thuốc bảo vệ thực vật;
d) Phân loại nguy hại thuốc bảo vệ thực vật, đặc tính của thuốc bảo vệ thực vật;
đ) An toàn trong sản xuất, buôn bán, vận chuyển, bảo quản và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;
e) Biện pháp phòng ngừa, xử lý sự cố thuốc bảo vệ thực vật;
g) Cách đọc nhãn thuốc;
h) Hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả;
i) Đại cương sinh vật gây hại thực vật, một số sinh vật gây hại phổ biến và biện pháp phòng trừ;
k) Kiến thức pháp luật liên quan đến phòng cháy, chữa cháy;
l) Thực hành, tham quan thực tế.
2. Chương trình bồi dưỡng, tập huấn
a) Chương trình bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật đối với chủ cơ sở buôn bán thuốc, người trực tiếp điều hành cơ sở buôn bán thuốc, người trực tiếp buôn bán (chưa có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học) thời gian bồi dưỡng là 03 tháng với đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và được cấp Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu tại mục I Phụ lục XXII của Thông tư này.
b) Chương trình tập huấn an toàn hóa chất bảo vệ thực vật đối với người trực tiếp quản lý, điều hành các bộ phận liên quan trực tiếp đến sản xuất, người trực tiếp sản xuất, thủ kho thời gian tập huấn là 03 ngày với các nội dung được nêu tại điểm a, b, đ, e, khoản 1 Điều này và được cấp Giấy chứng nhận tập huấn an toàn hóa chất bảo vệ thực vật theo mẫu tại mục II Phụ lục XXII của Thông tư này;
3. Trách nhiệm về tổ chức bồi dưỡng, tập huấn và cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật, giấy chứng nhận tập huấn an toàn hóa chất bảo vệ thực vật.
a) Cục Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng, tập huấn kiến thức thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật an toàn hóa chất;
b) Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn và cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật, giấy chứng nhận tập huấn an toàn hóa chất bảo vệ thực vật theo đúng nội dung, chương trình nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 38. Bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn an toàn hóa chất về thuốc bảo vệ thực vật
1.Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn an toàn hóa chất về thuốc bảo vệ thực vật đăng ký danh sách người tham gia trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
2. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn an toàn hóa chất bảo vệ thực vật theo đúng nội dung, chương trình quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 37 của Thông tư này;
Ngay sau khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương V
NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 39. Nguyên tắc chung
1. Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (sau đây gọi là Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT).
2. Trường hợp ủy quyền nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.
3. Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục khi nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Thuốc kỹ thuật phải có hàm lượng hoạt chất tối thiểu bằng hàm lượng hoạt chất của thuốc kỹ thuật trong Danh mục và phải nhập khẩu từ các nhà sản xuất có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;
b) Thuốc thành phẩm có hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc và nhà sản xuất thuốc thành phẩm đúng với Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam và phải còn ít nhất 2/3 hạn sử dụng được ghi trên nhãn thuốc kể từ khi đến Việt Nam;
c) Thuốc thành phẩm phải đáp ứng được tính chất lý hóa về tỷ suất lơ lửng, độ bền nhũ tương đối với từng dạng thành phẩm tương ứng.
d) Thuốc kỹ thuật, thuốc thành phẩm phải đáp ứng quy định về tạp chất độc hại tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và các Tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật.
Điều 40. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu
Điều 41. Chế độ báo cáo
Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật phải báo cáo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIII của Thông tư này về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cho Cục Bảo vệ thực vật. Thời hạn nộp báo cáo 06 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 01 năm sau.
Chương VI
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 42. Căn cứ kiểm tra
Căn cứ kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất, lưu thông là các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc các Tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật.
Điều 43. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu
1. Thuốc bảo vệ thực vật phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng bao gồm thuốc kỹ thuật và thuốc thành phẩm nhập khẩu trừ các trường hợp: thuốc bảo vệ thực vật mẫu; thuốc bảo vệ thực vật triển lãm hội chợ; thuốc bảo vệ thực vật tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu; thuốc bảo vệ thực vật quá cảnh chuyển khẩu; thuốc bảo vệ thực vật gửi kho ngoại quan; thuốc bảo vệ thực vật sử dụng với mục đích nghiên cứu, thử nghiệm, khảo nghiệm; thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu theo giấy phép nhập khẩu để sử dụng trong các dự án đầu tư nước ngoài và các loại thuốc khác nhập khẩu theo giấy phép không nhằm mục đích kinh doanh.
2. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền.
3. Kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu do các tổ chức đánh giá sự phù hợp được Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Bảo vệ thực vật chỉ định thực hiện kiểm tra, được công bố trên website của Cục Bảo vệ thực vật.
4. Lô hàng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu chỉ được thông quan khi có Thông báo của cơ quan hoặc tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này về kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu đáp ứng yêu cầu theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Thuốc bảo vệ thực vật được phép đưa về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra được thực hiện theo quy định tại Điều 35 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 44. Hồ sơ, trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu
1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến đến Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 43 của Thông tư này;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy hoặc bản điện tử;
c) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kiểm tra trong 01 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng và xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ: Trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này. Số lượng 02 bản.
b) Bản sao chụp các giấy tờ sau:
Hợp đồng mua bán;
Giấy phép nhập khẩu (đối với thuốc bảo vệ thực vật quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật);
Danh mục hàng hoá kèm theo (packing list): Ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng (batch No.);
Hoá đơn hàng hoá;
Vận đơn (đối với trường hợp hàng hoá nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt);
Giấy chứng nhận chất lượng đối với trường hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng.
3. Thực hiện kiểm tra
a) Kiểm tra và lấy mẫu kiểm tra
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi tổ chức, cá nhân nhập khẩu xuất trình tờ khai hàng hoá nhập khẩu, thông báo địa điểm và thời gian lấy mẫu:
Trường hợp lô thuốc bảo vệ thực vật còn nguyên trạng và phù hợp với hồ sơ đã đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật và tờ khai hàng hóa nhập khẩu thì tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành lấy mẫu, lập Biên bản lấy mẫu kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XXV ban hành kèm theo Thông tư này và lưu hồ sơ lô hàng. Thuốc xông hơi khử trùng chỉ kiểm tra hồ sơ, hiện trạng của lô hàng.
Trường hợp lô thuốc bảo vệ thực vật không còn nguyên trạng và không phù hợp với hồ sơ đã đăng ký kiểm tra, tổ chức đánh giá sự phù hợp không lấy mẫu kiểm tra và lập biên bản về việc vi phạm qui định kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVIII của Thông tư này.
b) Thông báo kết quả kiểm tra
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra, tổ chức đánh giá sự phù hợp thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp phải kéo dài thời gian kiểm tra thì tổ chức đánh giá sự phù hợp phải thông báo ngay cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu để thống nhất giải quyết.
Trường hợp lô hàng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu không đạt chất lượng tổ chức đánh giá sự phù hợp phải thông báo ngay cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu biết đồng thời báo cáo với Cục Bảo vệ thực vật để ra quyết định xử lý.
Trường hợp lô hàng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu buộc phải tái xuất, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải tái xuất trong thời hạn quy định tại quyết định xử lý của Cục Bảo vệ thực vật và gửi văn bản xác nhận của cơ quan hải quan (bản sao chụp) về cơ quan kiểm tra để lưu hồ sơ.
c) Lưu hồ sơ
Hồ sơ kiểm tra nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật phải được lưu trữ trong thời hạn 03 năm kể từ ngày ban hành thông báo kết quả kiểm tra.
Điều 45. Giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm trong kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu
1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có quyền khiếu nại về kết quả kiểm tra hoặc yêu cầu tổ chức đánh giá sự phù hợp xem xét lại kết quả kiểm tra;
b) Cơ quan kiểm tra tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo.
2. Quy định về tái kiểm tra
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có quyền đề nghị Tổ chức đánh giá sự phù hợp đã tiến hành kiểm định chất lượng lô hàng của mình xem xét lại kết quả kiểm tra hoặc tái kiểm tra với điều kiện lô hàng vẫn giữ nguyên trạng ban đầu;
b) Nếu kết quả tái kiểm tra trái với kết quả ban đầu thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu không phải trả chi phí cho việc tái kiểm tra, nếu phù hợp với kết quả kiểm tra ban đầu thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải trả chi phí cho việc tái kiểm tra;
c) Trường hợp do lỗi của Tổ chức đánh giá sự phù hợp trong việc kiểm tra chất lượng lô hàng nhập khẩu gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu thì Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải hoàn trả toàn bộ chi phí kiểm tra, đồng thời còn phải bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
3. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật vi phạm các quy định của Thông tư này và các văn bản liên quan khác thì bị xử phạt theo quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Điều 46. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp
1. Chỉ được đánh giá sự phù hợp đối với các phép thử được chỉ định.
2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, thông báo kết quả đăng ký kiểm tra chất lượng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trong thời gian quy định.
3. Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu.
4. Báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm cho Cục Bảo vệ thực vật về tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVII ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian nộp báo cáo trước ngày 25 tháng 6 và ngày 25 tháng 12 hàng năm.
5. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Cục Bảo vệ thực vật.
6. Thu phí kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định.
7. Bảo quản mẫu kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian 06 tháng kể từ ngày nhận mẫu.
8. Lưu trữ kết quả kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn 03 năm kể từ ngày ban hành kết quả.
Điều 47. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
1. Đăng ký và thực hiện các quy định về kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu.
2. Có trách nhiệm cung cấp các tài liệu cần thiết về thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu, tạo điều kiện cho tổ chức đánh giá sự phù hợp ra vào nơi lưu giữ, bảo quản và vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu để kiểm tra lấy mẫu.
3. Chấp hành quyết định xử lý của Cục Bảo vệ thực vật nếu lô hàng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu không đạt yêu cầu chất lượng hoặc vi phạm các quy định của Thông tư này.
4. Có quyền khiếu nại về kết quả kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu và tố cáo về hành vi trái pháp luật trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu.
5. Trường hợp được phép đưa thuốc về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra của cơ quan kiêm tra, tổ chức, cá nhân nhập khẩu có trách nhiệm bảo quản thuốc bảo vệ thực vật nguyên trạng, không được đưa thuốc vào kinh doanh, sử dụng cho đến khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
Điều 48. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên thị trường
1. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên thị trường được thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
2. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên thị trường được thực hiện tại các tổ chức có đủ điều kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Bảo vệ thực vật chỉ định.
3. Việc chỉ định các tổ chức thử nghiệm được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Chương VII
CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY THUỐC BẢO VỆTHỰC VẬT
Điều 49. Yêu cầu công bố hợp quy
Thuốc bảo vệ thực vật là hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2010/ TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bắt buộc phải được công bố hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Điều 50. Trình tự, thủ tục, căn cứ chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
1. Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuốc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Căn cứ để chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy về thuốc bảo vệ thực vật là các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); Các tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật do Cục Bảo vệ thực vật công bố hàng năm.
Chương VIII
VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Mục 1. VẬN CHUYỂN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 51. Nguyên tắc chung về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
1. Việc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật phải tuân theo các quy định của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Nghị định 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt; các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của pháp luật bằng đường thuỷ nội địa, hàng không, hàng hải; các quy định khác của pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Việc vận chuyển các thuốc bảo vệ thực vật (trừ các thuốc bảo vệ thực vật là chế phẩm vi sinh vật) phải được cấp phép theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; khoản 1 Điều 22 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường Sắt.
3. Việc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật phải theo đúng lịch trình ghi trong hợp đồng hoặc giấy tờ khác có liên quan về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật giữa chủ phương tiện và chủ sở hữu hàng hóa.
4. Việc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi, môi trường. Không được dừng xe nơi đông người, gần trường học, bệnh viện, chợ, nguồn nước sinh hoạt.
5. Các loại thuốc bảo vệ thực vật chỉ được vận chuyển khi đã được đóng gói, dán nhãn và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 54 của Thông tư này.
6. Các thuốc bảo vệ thực vật có khả năng phản ứng với nhau không được chở chung trên cùng một phương tiện.
7. Không được vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật trên cùng phương tiện chở khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm, các chất dễ gây cháy, nổ và các hàng hóa khác, trừ phân bón.
Điều 52. Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
1. Người vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
a) Người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng phải hiểu rõ tính chất nguy hiểm của thuốc bảo vệ thực vật như: độc hại, dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn và phải biết xử lý sơ bộ khi sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm;
b) Người điều khiển phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ngoài các chứng chỉ về điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định hiện hành của Nhà nước còn phải có Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật;
c) Người áp tải hàng hóa là thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật.
2. Bao bì, thùng chứa hoặc container chứa thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình vận chuyển
a) Phải được làm bằng các vật liệu dai, bền, ít thấm nước;
b) Phải dán hình đồ cảnh báo với hình đầu lâu, xương chéo màu đen trên nền trắng trong hình vuông đặt lệch và các hình đồ cảnh báo tương ứng với tính chất của thuốc bảo vệ thực vật được vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIII ban hành kèm theo Thông tư này. Kích thước của hình đồ cảnh báo dán trên mỗi thùng đựng thuốc bảo vệ thực vật là 100 x 100 mi-li-mét (mm) và dán trên container là 250 x 250 mi-li-mét (mm);
c) Phải có báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật, màu vàng cam, ở giữa ghi mã số Liên hợp quốc (UN), kích thước báo hiệu nguy hiểm là 300 x 500 mi-li-mét (mm) theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Thông tư này, vị trí ở phía dưới hình đồ cảnh báo. Đối với bao bì và thùng chứa thuốc thì báo hiệu nguy hiểm có kích thước nhỏ hơn phù hợp với tỷ lệ với bao bì và thùng chứa nhưng phải đảm bảo nhìn rõ báo hiệu nguy hiểm.
3. Phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
a) Các phương tiện vận tải thông thường được các cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành để vận chuyển hàng hóa thì được chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật.
b) Phương tiện chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sau:
Có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với thuốc bảo vệ thực vật khi vận chuyển;
Có mui, bạt che phủ kín, chắc chắn toàn bộ khoang chở hàng đảm bảo không thấm nước trong quá trình vận chuyển;
Không dùng xe rơ móc để chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật.
c) Phương tiện chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật được xếp cuối cùng của mỗi chuyến phà, nếu bến phà không có phà chuyên dùng cho loại hàng nguy hiểm.
d) Phương tiện chuyên chở các thùng chứa thuốc bảo vệ thực vật phải được dán hình đồ cảnh báo của loại nhóm hàng đang vận chuyển. Kích thước của hình đồ cảnh báo dán trên phương tiện là 500 x 500 mi-li-mét (mm). Vị trí dán hình đồ cảnh báo ở hai bên và phía sau phương tiện.
Điều 53. Xử lý sự cố
Trường hợp xảy ra sự cố gây rò rỉ, phát tán thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình vận chuyển, người điều khiển phương tiện, chủ hàng, chủ phương tiện có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả, khắc phục sự cố, đồng thời báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp cảnh báo, phòng ngừa hậu quả. Người vi phạm phải chịu mọi chi phí khắc phục.
Điều 54. Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
1. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật cho các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật khối lượng từ 1000 ki-lô-gam (kg)/ chuyến trở lên bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
b) Người thuê vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật khối lượng từ 1000 ki-lô-gam (kg)/ chuyến trở lên bằng phương tiện giao thông đường sắt.
2. Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật có giá trị lưu hành trên toàn quốc.
3. Thời hạn của Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật cấp theo từng chuyến (đối với vận chuyển bằng đường bộ), theo từng lô hàng (đối với vận chuyển bằng đường sắt) hoặc từng thời kỳ nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.
4. Mẫu Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực quy định tại Phụ lục XXX ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 55. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.
1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 54 của Thông tư này.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật của người điều khiển phương tiện hoặc người áp tải hàng, khi nộp mang theo bản chính để đối chiếu (đối với vận chuyển bằng đường bộ);
c) Một trong bản sao chụp các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hợp đồng vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật; Bản kê khai vận chuyển hàng hóa của công ty (có xác nhận và dấu của công ty);
d) Lịch trình vận chuyển hàng hóa, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng (có xác nhận và dấu của công ty).
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thẩm cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 01 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.
Trường hợp không cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật, trong vòng 01 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mục 2. BẢO QUẢN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 56. Quy định chung về kho thuốc bảo vệ thực vật
Điều 57. Quy định chi tiết về kho thuốc bảo vệ thực vật
c) Quy cách kho
Kho phải được bố trí, sắp xếp gọn gàng, hợp lý, phân loại theo nguy cơ, cháy, nổ và bảo đảm tách riêng các thuốc bảo vệ thực vật có khả năng gây ra phản ứng hóa học với nhau.
Thuốc bảo vệ thực vật được kê trên kệ kê hàng cao ít nhất 10 cen-ti-mét (cm), cách tường ít nhất 20 cen-ti-mét (cm). Lối đi chính rộng tối thiểu 1,5 mét (m), thuận tiện cho các hoạt động phòng cháy, chữa cháy, kiểm tra, giám sát.
Vật liệu xây dựng kho là vật liệu không bắt lửa, khó cháy; khung nhà được xây bằng gạch, làm bằng bê tông hoặc thép. Sàn được làm bằng vật liệu không thấm chất lỏng, bằng phẳng không trơn trượt, không có khe nứt và phải có gờ chống tràn ở các cửa. Cửa phải có khoá bảo vệ chắc chắn.
Kho phải có lối thoát hiểm, được chỉ dẫn rõ ràng (bằng bảng hiệu, sơ đồ) và dễ mở khi xảy ra sự cố.
Kho phải có hệ thống xử lý chất thải; phải tuân thủ các quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; phải có hệ thống thông gió; có dụng cụ thu gom và vận chuyển chất thải rắn ra khỏi khu vực kho.
Kho phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, hệ thống hình đồ cảnh báo phù hợp với mức độ nguy hiểm của thuốc bảo vệ thực vật. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì hình đồ cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.
Kho phải có nội quy an toàn lao động, có trang bị và sử dụng trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động (găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ mắt, quần áo bảo hộ) khi tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, có tủ thuốc và dụng cụ sơ cứu.
Phải có khu vực riêng biệt để thay đồ, tắm rửa cho người lao động sau khi làm việc trong kho.
Kho thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng, chống cháy nổ theo Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Bên ngoài kho phải có biển “Cấm lửa”, “Cấm hút thuốc”, chữ to, màu đỏ; nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy phải để ở nơi dễ nhìn thấy.
Trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ ứng cứu sự cố tại cơ sở, hệ thống báo cháy, dập cháy được lắp đặt tại vị trí thích hợp và kiểm tra thường xuyên để bảo đảm luôn ở tình trạng sẵn sàng sử dụng tốt.
Việc vận hành tại kho chứa phải đảm bảo tính an toàn, phòng tránh các nguy cơ có thể xảy ra như cháy, rò rỉ, chảy tràn. Thủ kho phải tuân thủ các chỉ dẫn trong phiếu an toàn hóa chất của tất cả các thuốc bảo vệ thực vật được lưu trữ, các hướng dẫn về công tác an toàn, công tác vệ sinh, các hướng dẫn khi có sự cố.
Mục 3. HUẤN LUYỆN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 58. Nội dung huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải hàng, được huấn luyện các nội dung sau:
a) An toàn lao động vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật;
b) Quy định của pháp luật về vận chuyển, bảo quản hóa chất nguy hiểm;
c) Đặc tính của thuốc bảo vệ thực vật;
d) Hình đồ cảnh báo, báo hiệu nguy hiểm của hàng hóa.
đ) Các biện pháp bảo đảm an toàn khi vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật gồm cấp cứu, an toàn trên đường, các kiến thức cơ bản về sử dụng các dụng cụ bảo vệ Các biện pháp phòng ngừa và xử lý sự cố đối với mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật;
g) Thực hành an toàn trong bảo quản, vận chuyển thuốc.
2. Cục Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình huấn luyện đối với người áp tải hàng và người điều khiển phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.
3. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức hoặc phối hợp với các cơ sở đào tạo, dạy nghề, các doanh nghiệp tổ chức huấn luyện cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng, thuốc bảo vệ thực vật theo đúng nội dung chương trình quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 59. Huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật đăng ký danh sách người tham gia trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
2. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức huấn luyện cho các đối tượng tham gia huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 58 của Thông tư này.Thời gian huấn luyện là 03 ngày.
3. Căn cứ kết quả kiểm tra sau huấn luyện, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXI ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương IX
QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 60. Nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
1. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật bắt buộc phải có các nội dung sau trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Tên thương phẩm, tên hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật;
b) Tính năng tác dụng và những điều lưu ý khi sử dụng, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đăng ký, phân phối;
d) Hướng dẫn sử dụng;
đ) Cảnh báo về mức độ nguy hiểm, độc hại và chỉ dẫn phòng ngừa tác hại của thuốc bảo vệ thực vật.
2. Nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật trên bảng, biển, panô, kệ giá kê hàng, các vật dụng khác, vật thể trên không, dưới nư­ớc, vật thể di động, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, phương tiện giao thông, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo không nhất thiết phải chứa đầy đủ các nội dung bắt buộc.
3. Hội thảo về thuốc bảo vệ thực vật phải có hướng dẫn về an toàn, hiệu quả trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 20: 2010/BVTV Tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.
4. Thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cấp tính loại I, II theo phân loại GHS chỉ được hội thảo nhằm khuyến cáo sử dụng an toàn.
5. Nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 61 của Thông tư này xác nhận.
Điều 61. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
1. Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật đối với báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của Trung ương, phát hành toàn quốc.
2. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật đối với các trường hợp quảng cáo trên các phương tiện:
a) Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của địa phương;
b) Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
c) Phương tiện giao thông;
d) Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao;
đ) Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo;
e) Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Điều 62. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 61 của Thông tư này;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy hoặc bản điện tử.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
c) Sản phẩm quảng cáo (nội dung, hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự);
d) Danh sách báo cáo viên ghi đầy đủ thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của báo cáo viên (đối với trường hợp hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao).
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 61 của Thông tư này cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXV ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
Chương X
NHÃN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Mục 1. NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ NHÃN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 63. Nguyên tắc ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật
1. Thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn phù hợp với quy định về nhãn hàng hóa tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ, hướng dẫn của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS) và của Thông tư này.
2. Mức độ nguy hại của thuốc bảo vệ thực vật được thể hiện trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật và Phiếu an toàn hóa chất của thuốc bảo vệ thực vật. Phân loại nguy hại thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy tắc, hướng dẫn kỹ thuật của GHS, dựa trên nguy hại vật chất; mức độ nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường. Chi tiết các nhóm phân loại nguy hại thuốc bảo vệ thực vật quy định chi tiết tại Phụ lục XXXVI ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 64. Vị trí, kích thước nhãn thuốc bảo vệ thực vật
1. Nhãn thuốc bảo vệ thực vật phải được in hoặc gắn chặt trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật ở vị trí dễ nhận biết, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các phần của bao gói.
2. Kích thước của nhãn thuốc bảo vệ thực vật do tổ chức, cá nhân tự xác định nhưng phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại Mục 2 của Chương này.
Điều 65. Màu sắc, cách trình bày của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật
Màu sắc
a) Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu, ghi trên nhãn phải rõ ràng;
b) Chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn đối với những nội dung bắt buộc trên nhãn (ví dụ: đen - trắng, đen - vàng nhạt, nâu đậm - trắng, xanh tím than - trắng);
c) Màu nền nhãn không được trùng với màu chỉ độ độc của thuốc bảo vệ thực vật.
2. Cách trình bày
a) Cỡ chữ tối thiểu của nhãn là 8 (point), phông chữ Times New Roman (hoặc tương đương);
b) Không in chữ dọc, chéo hoặc uốn lượn;
c) Nếu in các hình ảnh, hình vẽ minh họa sinh vật gây hại hoặc cây trồng trên nhãn thì chỉ in các đối tượng đã được đăng ký;
d) Không in hình chìm dưới các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn;
đ) Tên hoạt chất chỉ được ghi trên nhãn ở mục "thành phần".
Điều 66. Ngôn ngữ trình bày trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật
1. Ngôn ngữ ghi trên nhãn là tiếng Việt;
2. Những nội dung sau có thể ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La-tinh:
a) Tên thông thường của hoạt chất;
b) Tên thông thường hoặc tên khoa học các thành phần, thành phần định lượng của thuốc trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
c) Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
Điều 67. Nội dung ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật
1. Nội dung ghi trên nhãn phải trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của thuốc bảo vệ thực vật (kể cả tờ hướng dẫn sử dụng), đúng với quy định tại Mục 2 của Chương này và Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
2. Việc thay đổi các nội dung ghi trên nhãn phải được Cục Bảo vệ thực vật chấp thuận.
Mục 2. NỘI DUNG BẮT BUỘC GHI TRÊN NHÃN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 68. Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm
1. Tên thương phẩm;
2. Loại thuốc;
3. Dạng thành phẩm;
4. Tên, thành phần, hàm lượng hoạt chất;
5. Định lượng;
6. Số đăng ký;
7. Ngày sản xuất;
8. Số lô sản xuất;
9. Hạn sử dụng;
10. Xuất xứ;
11. Thông tin tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm;
12. Thông tin về tổ chức, cá nhân đăng ký, phân phối;
13. Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
14. Thông tin về mối nguy;
15. Hướng dẫn các biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn;
16. Tên, hàm lượng của dung môi, phụ gia làm thay đổi độ độc cấp tính của thuốc thành phẩm (nếu có).
Điều 69. Nhãn phụ của thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm
1. Trường hợp kích cỡ nhãn không đủ để ghi tất cả các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 70 của Thông tư này thì phải ghi tối thiểu trên nhãn chính các nội dung quy định tại các khoản 1, 5, 7, 9, 10, 12, 14 Điều 68 và có thêm nhãn phụ.
2. Nhãn phụ phải được gắn với từng bao gói thuốc bảo vệ thực vật để không bị tách rời trong quá trình lưu thông và sử dụng.
3. Trên nhãn chính phải ghi chỉ dẫn “ĐỌC KỸ NHÃN PHỤ TRƯỚC KHI SỬ DỤNG”.
4. Nội dung ghi trên nhãn phụ phải bao gồm toàn bộ nội dung bắt buộc ghi trên nhãn.
Điều 70. Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật
1. Tên hoạt chất;
2. Thành phần, hàm lượng hoạt chất;
3. Thể tích thực, khối lượng tịnh;
4. Tên, địa chỉ đơn vị nhập khẩu;
5. Xuất xứ;
6. Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng;
7. Thông tin về mối nguy;
8. Hướng dẫn các biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn.
Mục 3. CÁCH GHI NHÃN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 71. Cách ghi những nội dung bắt buộc trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật
1. Tên thương phẩm
Tên thương phẩm không được làm hiểu sai lệch về bản chất và công dụng của thuốc; không được vi phạm thuần phong mỹ tục truyền thống của Việt Nam; không trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, địa danh của Việt Nam hoặc nước ngoài, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm.
2. Loại thuốc: ghi theo công dụng của thuốc, gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và các loại khác trong Danh mục. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học thì được ghi thêm từ “SINH HỌC” trong sau dòng chữ ghi loại thuốc (ví dụ: thuốc trừ sâu sinh học).
3. Dạng thành phẩm: ghi ký hiệu dạng thành phẩm theo Hướng dẫn quốc tế Croplife về thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật và thành phẩm (Croplife International Codes for Technical and Formulated Pesticides) được quy định tại Phụ lục XL ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tên, thành phần, hàm lượng hoạt chất
a) Ghi tên của tất cả các hoạt chất trong thành phần thuốc thành phẩm. Tên hoạt chất ghi theo tên thông thường (common name), nếu không có tên thông thường thì ghi theo tên IUPAC;
b) Ghi hàm lượng của từng hoạt chất trong thuốc thành phẩm
Đơn vị g/kg (đủ ba chữ số) hoặc tỷ lệ phần trăm khối lượng đủ hai chữ số (% w/w) đối với thuốc dạng rắn, lỏng nhớt, sol khí hoặc chất lỏng dễ bay hơi; đơn vị g/l (đủ ba chữ số) hoặc tỷ lệ phần trăm khối lượng (% w/w) đối với dạng lỏng khác; đơn vị IU hoặc UI (International Unit)/mg, CFU (Colony-Forming Unit)/g (hoặc ml) đối với thuốc vi sinh vật.
5. Định lượng
a) Thuốc bảo vệ thực vật định lượng bằng các đại lượng đo lường phải ghi theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.
b) Thuốc bảo vệ thực vật định lượng bằng số lượng thì phải ghi theo số đếm tự nhiên.
c) Thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng, lỏng nhớt ghi thể tích thực, đơn vị là lít (l) hoặc mi-li-lít (ml); dạng bột, hạt, lỏng nhớt, sol khí hoặc chất lỏng dễ bay hơi ghi khối lượng tịnh, đơn vị là ki-lô-gam (kg) hoặc gam (g); dạng viên ghi số lượng viên và khối lượng một viên, đơn vị là ki-lô-gam (kg) hoặc gam (g).
d) Trường hợp trong một bao gói thương phẩm của thuốc bảo vệ thực vật có nhiều đơn vị bao gói thì phải ghi định lượng của từng đơn vị bao gói và số lượng đơn vị bao gói.
đ) Thuốc bảo vệ thực vật là hàng đóng gói sẵn phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.
6. Số đăng ký là số của Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp.
7. Ngày sản xuất, hạn sử dụng
a) Ngày sản xuất, hạn sử dụng trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX” theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng;
b) Trường hợp không ghi được chữ “NSX” cùng với chữ số chỉ ngày, tháng, năm thì phải hướng dẫn trên nhãn. Ví dụ: ở đáy bao bì ghi thời gian sản xuất là “020406” thì trên nhãn phải ghi “Xem NSX ở đáy bao bì”.
8. Số lô sản xuất, ghi như sau: Số lô sản xuất: XXXX; hoặc Số lô SX: XXXX. Cấu trúc của số lô sản xuất do cơ sở sản xuất tự quy định.
9. Xuất xứ
a) Ghi “sản xuất tại” hoặc “xuất xứ” kèm tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra thuốc bảo vệ thực vật đó;
b) Đối với thuốc bảo vệ thực vật sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước, đã ghi địa chỉ của nơi sản xuất ra thuốc đó thì không bắt buộc phải ghi xuất xứ thuốc bảo vệ thực vật.
10. Thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký, phân phối, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
a) Thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký: Ghi tên, địa chỉ và số điện thoại của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
b) Thông tin tổ chức, cá nhân phân phối: Ghi tên, địa chỉ và số điện thoại của tổ chức, cá nhân phân phối thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam;
c) Thông tin tổ chức, cá nhân sản xuất: Ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm.
11. Hướng dẫn sử dụng, bảo quản
a) Công dụng, đối tượng phòng trừ (sinh vật gây hại, cây trồng);
b) Liều lượng, nồng độ, số lần, thời điểm và phương pháp xử lý;
c) Cách pha, trộn, phun rải và tỷ lệ dùng thuốc;
d) Thời gian cách ly;
đ) Khả năng phối hợp với các loại thuốc khác (nếu có);
e) Đề phòng kháng thuốc và thông tin về quản lý (nếu có);
g) Đối với thuốc bảo vệ thực vật độc cao với ong mật sử dụng cho cây ăn quả, phải ghi cảnh báo: “không phun thuốc giai đoạn cây ra hoa”;
h) Đối với thuốc bảo vệ thực vật độc cao với cá theo phân loại của GHS sử dụng cho lúa phải ghi cảnh báo: “thuốc độc cao với cá, không sử dụng trong khu vực nuôi trồng thủy sản”;
i) Thông tin cần ngăn ngừa việc sử dụng sai hoặc không phù hợp;
k) Cách bảo quản, xử lý thuốc thừa và bao bì trong và sau khi sử dụng;
l) Phải ghi rõ điều kiện cần thiết để bảo quản thuốc trên nhãn thuốc. Ví dụ: Bảo quản ở nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30ºC.
12. Thông tin về mối nguy
a) Nhãn thuốc phải có hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ, vạch màu quy định tại Phụ lục XXXVII ban hành kèm theo Thông tư này phù hợp với phân loại nguy hại thuốc bảo vệ thực vật;
b) Từ cảnh báo được thể hiện bằng chữ in thường, đậm hoặc chữ in hoa có chiều cao chữ không nhỏ hơn 2 mi-li-mét (mm). Từ cảnh báo được sử dụng theo quy định của GHS gồm các từ: “NGUY HIỂM” được sử dụng cho các cấp nguy cơ nghiêm trọng hơn; “CẢNH BÁO” được sử dụng cho những nguy cơ ít nguy hiểm hơn;
c) Vạch màu cảnh báo có chiều cao không nhỏ hơn 10 % chiều cao nhãn.
13. Hướng dẫn các biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn.
a) Bao gồm các diễn giải, chỉ dẫn và biểu tượng hướng dẫn an toàn mô tả những giải pháp, yêu cầu thực hiện để giảm thiểu hoặc ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu của thuốc bảo vệ thực vật gây ra khi tiếp xúc, vận chuyển hoặc bảo quản thuốc bảo vệ thực vật. Cách trình bày hướng dẫn an toàn trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật quy định chi tiết tại Phụ lục XXXVIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thông tin về các triệu chứng ngộ độc, chỉ dẫn sơ cứu, xử lý y tế. Thông tin về thuốc giải độc (nếu có).
Mục 4. PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 72. Nguyên tắc chung
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật phải lập Phiếu an toàn hóa chất cho thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 29 Luật Hóa chất.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật phải lưu giữ Phiếu an toàn hóa chất đối với tất cả các thuốc bảo vệ thực vật hiện có trong cơ sở hoặc phương tiện của mình và xuất trình khi có yêu cầu, đảm bảo tất cả các đối tượng có liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật có thể nắm được các thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất của thuốc bảo vệ thực vật đó.
Điều 73. Hình thức và nội dung Phiếu an toàn hóa chất của thuốc bảo vệ thực vật
1. Phiếu an toàn hóa chất của thuốc bảo vệ thực vật phải thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu, phải kèm theo bản tiếng nguyên gốc hoặc tiếng Anh của nhà sản xuất ở dạng bản in.
2. Trường hợp Phiếu an toàn hóa chất của thuốc bảo vệ thực vật có nhiều trang, các trang phải được đánh số liên tiếp từ trang đầu đến trang cuối. Số đánh trên mỗi trang bao gồm số thứ tự của trang và tổng số trang của toàn bộ Phiếu an toàn hóa chất của thuốc bảo vệ thực vật và đóng dấu giáp lai của nhà sản xuất.
3. Nội dung Phiếu an toàn hóa chất của thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIX ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương XI
BAO GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 74. Yêu cầu về bao gói thuốc bảo vệ thực vật
Yêu cầu về bao gói thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng với tất cả các loại bao gói thuốc bảo vệ thực vật kể cả các loại bao gói được tái chế hoặc sử dụng lại.
1. Bao gói phải đảm bảo:
a) Chất lượng tốt có thể chịu được những va chạm và chấn động bình thường trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho tàng bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới;
b) Phải kín để đảm bảo không làm thất thoát hóa chất trong quá trình chuẩn bị vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, tăng nhiệt độ, độ ẩm và áp suất;
c) Phía bên ngoài bao gói phải đảm bảo sạch và không dính bất cứ hóa chất nguy hiểm nào.
2. Các phần của bao gói có tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo:
a) Không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của hóa chất đóng gói bên trong;
b) Không có các tác động nguy hiểm, tác động làm xúc tác hay phản ứng với thuốc bảo vệ thực vật trong bao gói;
c) Được dùng lớp lót trơ thích hợp để làm lớp lót bảo vệ, cách ly bao gói với thuốc bảo vệ thực vật đóng gói bên trong.
3. Các lớp bao gói bên trong khi thuốc bảo vệ thực vật được đóng gói hai lớp phải đảm bảo sao cho trong điều kiện vận chuyển bình thường, chúng không thể bị vỡ, đâm thủng hoặc rò rỉ các chất được bao gói ra lớp bao gói bên ngoài.
4. Các loại bao gói bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như các loại thuỷ tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa nhất định cần phải được chèn cố định với lớp bao gói ngoài bằng các vật liệu chèn, đệm giảm chấn thích hợp.
5. Các thuốc bảo vệ thực vật không được bao gói cùng nhau trong cùng một lớp bao gói ngoài hoặc trong một khoang vận chuyển lớn, khi các hóa chất này có thể phản ứng cùng với nhau và gây ra: bốc cháy hoặc phát nhiệt lớn; phát nhiệt hoặc bốc cháy tạo hơi ngạt, ô xy hóa hay khí độc; tạo ra chất có tính ăn mòn mạnh; tạo ra các chất không bền.
6. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật ở dạng lỏng
a) Phải có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển;
b) Phải có khoảng không cần thiết để đảm bảo bao gói không bị rò rỉ hay biến dạng xảy ra vì sự tăng thể tích của các chất lỏng được bao gói khi nhiệt độ tăng trong quá trình vận chuyển;
c) Phải thử độ rò rỉ trước khi sử dụng.
7. Bao gói của thuốc bảo vệ thực vật dễ bay hơi phải đủ độ kín để đảm bảo trong quá trình vận chuyển mức chất lỏng không xuống thấp dưới mức giới hạn.
8. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật ở dạng hạt hay bột cần phải đủ kín để tránh rơi lọt hoặc cần có các lớp đệm lót kín.
9. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng được quản lý như bao gói đang chứa thuốc bảo vệ thực vật.
10. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng tiêu chuẩn cho bao gói thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 71 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Chương XII
SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.
Điều 76. Nội dung tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
1. Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả;
2. Cách đọc nhãn thuốc bảo vệ thực vật;
3. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật với người sử dụng và cách phòng ngừa;
4. Bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm;
5. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng thuốc.
Điều 77. Trách nhiệm tổ chức tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
1. Cục Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình tập huấn về hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
2. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chủ trì hoặc phối hợp với các cơ sở đào tạo, dạy nghề, các doanh nghiệp tổ chức tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng nội dung chương trình quy định tại Điều 76 của Thông tư này.
3. Các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật chủ động tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phòng ngừa sự cố do thuốc bảo vệ thực vật gây ra khi sử dụng.
Chương XIII
THU HỒI, TIÊU HỦY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 78. Quy trình thu hồi bắt buộc thuốc bảo vệ thực vật
Khi phát hiện thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định tại Điều 79 của Thông tư này thực hiện theo trình tự sau:
1. Ra quyết định bắt buộc thu hồi.
2. Gửi Quyết định đến tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi: Yêu cầu tổ chức cá nhân đó ngừng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi, xác định và gửi thông báo thu hồi thuốc bảo vệ thực vật đến những nơi thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi được phân phối để thực hiện thu hồi theo chứng từ đã xuất.
3. Gửi thông báo thu hồi thuốc bảo vệ thực vật đến cơ quan quản lý có liên quan.
4. Niêm phong thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi.
5. Tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật thu hồi lập phương án xử lý thuốc bảo vệ thực vật thu hồi trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 79 của Thông tư này xem xét.
6. Quyết định biện pháp xử lý và giám sát việc xử lý thuốc bảo vệ thực vật
a) Biện pháp tái xuất áp dụng đối với trường hợp thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu;
b) Trường hợp áp dụng biện pháp tái chế phải do Cục Bảo vệ thực vật quyết định; việc thực hiện tái chế phải được giám sát bởi cơ quan ra quyết định bắt buộc thu hồi;
c) Biện pháp khắc phục lỗi ghi nhãn bao gói áp dụng đối với thuốc bảo vệ thực vật có nhãn, bao gói sai sót hoặc không đúng quy định;
d) Biện pháp tiêu huỷ áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi đề nghị tiêu huỷ hoặc không khắc phụ được bằng các biện pháp xử lý khác theo quy định.
7. Việc tiêu huỷ thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo quy định tại Điều 74 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Điều 79. Thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi thuốc bảo vệ thực vật
1. Cục Bảo vệ thực vật có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi đối với thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi; quyết định biện pháp và thời hạn xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi; kiểm tra việc thu hồi và xử lý thuốc của cơ sở sản xuất; xử lý vi phạm về thu hồi thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở buôn bán khi việc thu hồi thuốc xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi đối với thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi; quyết định biện pháp và thời hạn xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi; kiểm tra việc thu hồi và xử lý thuốc của cơ sở buôn bán trên địa bàn; xử lý vi phạm về thu hồi thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở buôn bán trên địa bàn theo quy định.
Chương XIV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 80. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật
1. Về đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
a) Tiếp nhận, thẩm định, lưu giữ và bảo mật hồ sơ đăng ký. Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 05 năm đối với bản giấy, 10 năm đối với các bản điện tử. Khi hết thời gian lưu trữ, hồ sơ được tiêu hủy theo quy định hiện hành;
b) Cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép khảo nghiệm; cấp, gia hạn, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
c) Tổ chức các kỳ họp Hội đồng tư vấn để xét duyệt các thuốc đăng ký và lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục, Danh mục cấm sau khi đã được Hội đồng tư vấn xem xét và đề nghị cho đăng ký vào Danh mục;
d) Thu phí, lệ phí cấp và cấp lại Giấy phép khảo nghiệm, giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
2. Về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
a) Quản lý, tổ chức các hoạt động về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo khách quan, chính xác;
b) Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
c) Tập huấn và cấp giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật cho người làm công tác khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
d) Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
đ) Sử dụng các kết quả khảo nghiệm để tổ chức đánh giá phục vụ việc đăng ký thuốc;
e) Xây dựng, trình ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), Tiêu chuẩn cơ sở (TC) về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
3. Về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
a) Giám sát và yêu cầu cơ sở khắc phục những thiếu sót về điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật;
b) Yêu cầu cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đánh giá việc chấp hành các quy định của Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật;
c) Cục Bảo vệ thực vật thực hiện cấp, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất theo đúng các quy định của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và hướng dẫn của Thông tư này;
d) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Xử lý vi phạm, giải quyết các khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật;
e) Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng, tập huấn kiến thức thuốc bảo vệ thực vật.
4. Về xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
a) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ nhập khẩu các thuốc bảo vệ thực vật quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
b) Cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
5. Kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật
a) Quản lý các hoạt động về kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật;
b) Hướng dẫn nghiệp vụ, quản lý hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu;
c) Xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân các trường hợp thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng;
d) Tập huấn cán bộ làm công tác kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật;
đ) Xây dựng, trình ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), Tiêu chuẩn cơ sở (TC) về kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật.
6. Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật
a) Chỉ định các Tổ chức chứng nhận hợp quy, Phòng thử nghiệm về thuốc bảo vệ thực vật theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Thông báo danh sách các tổ chức chứng nhận hợp quy, phòng thử nghiệm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), Tiêu chuẩn cơ sở (TC) trên website của Cục Bảo vệ thực vật.
7. Xây dựng nội dung, chương trình huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật.
8. Xây dựng nội dung, chương trình tập huấn về hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
9. Về quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
a) Tiếp nhận và thẩm định nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 61 của Thông tư này;
b) Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
10. Quyết định bắt buộc thu hồi thuốc bảo vệ thực vật thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 79 của Thông tư này.
Điều 81. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký, ra thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật.
2. Phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật.
3. Gửi báo cáo để Cục Bảo vệ thực vật tổng hợp trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật khi có yêu cầu.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Thông tư này.
Điều 82. Trách nhiệm của Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
1. Về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
a) Giám sát và yêu cầu cơ sở khắc phục những thiếu sót về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
b) Yêu cầu cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đánh giá việc chấp hành các quy định của Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
c) Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện cấp, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương quản lý theo đúng các quy định của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và hướng dẫn của Thông tư này;
d) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Xử lý vi phạm, giải quyết các khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật an toàn hóa chất.
2. Bảo quản, vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
a) Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật;
b) Cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật;
c) Tổ chức huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật.
3. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
a) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, ý thức, trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với cộng đồng, môi trường;
c) Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở các khu vực sản xuất, đặc biệt ở các khu vực chuyên sản xuất rau, chè, cây ăn quả;
d) Phát hiện và xử lý các trường hợp cố tình vi phạm quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
4. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
a) Tiếp nhận và thẩm định nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 61 của Thông tư này;
b) Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
5. Thu hồi thuốc bảo vệ thực vật
Quyết định bắt buộc thu hồi thuốc bảo vệ thực vật thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 79 của Thông tư này.
Chương XV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 83. Quy định chuyển tiếp
1. Thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục nhưng không đáp ứng quy định tại điểm b khoản 5 Điều 5 Thông tư này được phép lưu hành tối đa sau 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
2. Trước 01 năm đến ngày thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật không đáp ứng quy định tại điểm b khoản 5 Điều 5 Thông tư này phải đăng ký 01 hàm lượng với Cục Bảo vệ thực vật để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào Danh mục theo quy định.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật có nhiều hàm lượng không thực hiện đăng ký 01 hàm lượng, Cục Bảo vệ thực vật lựa chọn 01 hàm lượng cao nhất trong số các hàm lượng mà thuốc đó đã được đăng ký để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào Danh mục.
3. Thuốc bảo vệ thực vật không đáp ứng quy định tại điểm b khoản 5 Điều 5; khoản 2 Điều 6; điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 6; khoản 6 Điều 6 của Thông tư này:
a) Đã được cấp Giấy phép khảo nghiệm nhưng chưa thực hiện khảo nghiệm: phải hủy bỏ những đối tượng không đúng quy định của Thông tư này trong giấy phép kể từ ngày Thông tư có hiệu lực;
b) Đối với thuốc đang thực hiện khảo nghiệm hoặc đã khảo nghiệm xong nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký thì được tiếp tục khảo nghiệm và đăng ký vào Danh mục. Nếu được đăng ký vào Danh mục thì chỉ được lưu hành tối đa 05 năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực;
c) Đối với thuốc bảo vệ thực vật không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 6; điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 6; khoản 6 Điều 6 của Thông tư này đã đăng ký vào Danh mục trước khi Thông tư này có hiệu lực, khi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật hết hạn: chỉ được gia hạn cho đủ 02 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
4. Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 6 của Thông tư này có độ độc cấp tính loại III, loại IV theo phân loại GHS, chỉ được nhập khẩu, sản xuất tối đa là 01 năm; chỉ được buôn bán, sử dụng tối đa 02 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
5. Thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học chứa hoạt chất pyrethrins, rotenone, nhóm avermectin đăng ký trên cây rau, cây ăn quả và cây chè đã được cấp Giấy phép khảo nghiệm mà không quy định khảo nghiệm thời gian cách ly trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì phải khảo nghiệm thời gian cách ly.
6. Nhãn thuốc bảo vệ thực vật có nội dung theo quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật được tiếp tục sử dụng tối đa 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
7. Giấy chứng nhận huấn luyện chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực được coi là tương đương với Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Thông tư này.
8. Các khảo nghiệm đã ký hợp đồng với tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm trước khi Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 84. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2015.
Thông tư này thay thế:
Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật;
Thông tư số 77/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu;
Điều 2 Thông tư số 18/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;
Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
Điều 2 Thông tư số 85 /2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Bảo vệ thực vật) để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Website Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- UBND các tỉnh/TP trực thuộc TW;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Sở NN&PTNT các tỉnh/TP trực thuộc TW;
- Chi cục BVTV các tỉnh/TP trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Cục BVTV;
- Lưu: VT, Cục BVTV.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

Phụ lục I

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI

GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

APPLICATION FOR PESTICIDE FIELD TRIAL PERMIT

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật
                                
To Plant Protection Department                              

 

TÊN, ĐỊA CHỈ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ/ Name and address of applicant:

…..........................................................………………………………………………………….

ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC TẠI VIỆT NAM/ Contact address in Vietnam:

…………………………………………………………………………………………………...

TEL:…………………...………FAX:……………………………EMAIL: …………………......

ĐỀ NGHỊ/ apply for

 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vậtCẤP / pesticide field trial permit

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật CẤP LẠI / re-issuance of pesticide field trial permit

Số giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật / Permit No.: ………………………………..

TÊN THƯƠNG PHẨM/ Trade name:

…………………………...............................................................................................................

HOẠT CHẤT/ Active ingredient:

......................................................................................................................................................  

HÀM LƯỢNG HOẠT CHẤT/ Active ingredient content:

......................................................................................................................................................

DẠNG THÀNH PHẨM/ Type of formulation:

......................................................................................................................................................

TÊN NHÀ SẢN XUẤT THÀNH PHẨM/ Name of manufacturer:

…………………………...............................................................................................................

ĐỊA CHỈ NƠI SẢN XUẤT/ Address where manufactured:

…......................................................................................................................................….……

Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật/ Certificate of pesticide manufacturer

No.: ………………………..Ngày cấp/ issuing date….……............................................……...

(Đơn vị sản xuất trong nước/for domestic manufacturer only)

Tình trạng bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ/ Status of intellectual property rights protection (Ghi cụ thể tên giấy, tổ chức cấp, số hiệu, ngày cấp, thời hạn hiệu lực/ write in detail: name of IP certificate, issuing organization, number, issuing date, validity peiod):

…………………………...............................................................................................................

MỤC ĐÍCH KHẢO NGHIỆM/ Trial purpose:

 

Để đăng ký chính thức/

for full registration

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

  • Thuốc BVTV đã được đăng ký sử dụng Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật  tại nước ngoài/

Pesticide registered abroad

(Ghi cụ thể tổ chức cấp, số đăng ký, ngày cấp, thời hạn hiệu lực/ write in detail granting organization, registration number, issuing date, validity period)

  • Thuốc BVTV sáng chế trong nước/  Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật  

Pesticide invented in Vietnam

(Ghi cụ thể tổ chức cấp, số đăng ký, ngày cấp, thời  hạn hiệu lực/ write in detail granting organization, registration number, issuing date, validity period)                                   

     

 

Để đăng ký bổ sung/

for supplementary registration

 

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

  • Phạm vi sử dụng/scope of application     Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật     
  • Dạng/formulation                          Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật                
  • Thay đổi hàm lượng hoạt chất/content of a.i. Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật
  • Cách sử dụng/ method of application          Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật 
  • Liều lượng/dose            Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật                             
  • Tên thương phẩm/generic registration       Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

                       

ĐỐI TƯỢNG KHẢO NGHIỆM/ Trial subjects

 

Cây trồng/ Crop

Sinh vật gây hại/ Pest

(ghi cả tên tiếng Việt và tên khoa học/  Vietnamese and systematic name)

 

 

 

 

TRƯỜNG HỢP CẤP LẠI/ Re-issuing case:   

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật Thay đổi tên thương phẩm/ change of trade name;

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật Thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký/ change of  applicant’s informations;

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật Các trường hợp khác/ other cases.

NỘI DUNG CẤP LẠI/ Re-issuing contents:

......................................................................................................................................................

TÀI LIỆU KÈM THEO/ Accompanying documents                          

1..........................................................................................................…………………………...

2..........................................................................................................…………………………...

3..........................................................................................................…………………………...

Tôi xin cam đoan lời khai trong đơn, tài liệu cũng như mẫu vật kèm theo là đúng sự thật/ I declare that all the information contained in this application and accompanying documents are true and correct.

Tại/at .....………....., ngày/on date .…….....................

Ký tên, đóng dấu/ Signature and seal

 

Lưu ý: Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy phép khảo nghiệm do thay đổi tổ chức, cá nhân được uỷ quyền đăng ký thì trong đơn phải có xác nhận của nhà sản xuất ghi trong Giấy phép khảo nghiệm về việc thay đổi uỷ quyền. Trường hợp thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký có văn bản chứng minh sự thay đổi.

Note: In case of application for reissuing a Field Trial Permit due to changes in the organization/individual authorized to register the pesticide, the application form must be accompanied with a written document certified by the manufacturer named in the present FTP for the change in authorization. In case of changes in registration organization/individual there must be written document certifying such changes.

Phụ lục II

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

                                            APPLICATION FOR CERTIFICATE OF PESTICIDE REGISTRATION                                                                                                                                                           

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

To Plant Protection Department

 

TÊN, ĐỊA CHỈ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ/ Name and address of applicant:

…..........................................................………………………………………………………….

ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC TẠI VIỆT NAM/ Contact address in Vietnam:

…………………………………………………………………………………………………...

TEL:…………………...………FAX:……………………………EMAIL: …………………......

ĐỀ NGHỊ/ apply for

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật CẤP/ certificate of pesticide registration

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật CẤP LẠI/ re-issuance of certificate of pesticide registration

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật GIA HẠN/ renewal of certificate of pesticide registration

Số giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật/ Certificate No.:  ………………………….

TÊN THƯƠNG PHẨM/ Trade name:

…………………………...............................................................................................................

HOẠT CHẤT/ Active ingredient:

......................................................................................................................................................  

HÀM LƯỢNG HOẠT CHẤT/ Active ingredient content:

......................................................................................................................................................     

DẠNG THÀNH PHẨM/ Type of formulation:

......................................................................................................................................................

TÊN NHÀ SẢN XUẤT THÀNH PHẨM/ Name of manufacturer:

…………………………...............................................................................................................

ĐỊA CHỈ NƠI SẢN XUẤT/ Address where manufactured:

…......................................................................................................................................….……

HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ/ Type of registration

 

Đăng ký chính thức/

full registration

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

 

 

Đăng ký bổ sung/ supplementary registration

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

 

  • Phạm vi sử dụng/scope of application        Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật  
  • Dạng/formulation                   Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật                       
  • Thay đổi hàm lượng hoạt chất/content of a.i.Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật
  • Cách sử dụng/method of application      Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật      
  • Liều lượng/dose                        Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật                 
  • Tên thương phẩm/generic registration         Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật 

 

ĐỐI TƯỢNG ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG/registration subject for use:

 

Cây trồng/ Crop

Sinh vật gây hại/ Pest

(ghi cả tên tiếng Việt và tên khoa học/ Vietnamese and systematic name)

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG HỢP CẤP LẠI/ Re-issuing case:   

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật Thay đổi tên thương phẩm/ change of trade name;

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật Thay đổi nhà sản xuất /change of manufacturer;

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật Thay đổi tổ chức, cá nhân đăng ký/change of applicant;

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật Tên tổ chức, cá nhân đăng ký thay đổi/ change of applicant’s name;

 Các trường hợp khác/ other cases.

NỘI DUNG CẤP LẠI/ Re-issuing contents:

......................................................................................................................................................

TÀI LIỆU KÈM THEO/ Accompanying documents

1..........................................................................................................…………………………...

2..........................................................................................................…………………………...

3..........................................................................................................…………………………...

Tôi xin cam đoan lời khai trong đơn, tài liệu cũng như mẫu vật kèm theo là đúng sự thật/ I declare that all the information contained in this application and accompanying documents are true and correct.

Tại/at .....………....., ngày/on date .…….....................

Ký tên, đóng dấu/ Signature and seal

Phụ lục III

TÀI LIỆU KỸ THUẬT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Mục 1

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TÀI LIỆU KỸ THUẬT

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

I. NHỮNG YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC TÀI LIỆU KỸ THUẬT

1. Tài liệu kỹ thuật đăng ký thuốc bảo vệ thực vật gồm 01 bản tóm tắt và các báo cáo, phụ lục chi tiết liên quan đến nghiên cứu kèm theo.

2. Bản tóm tắt in trên giấy khổ A4, đóng thành quyển, có trang bìa, đánh số trang từ trang mục lục ngay sau trang bìa.

Cỡ chữ phần nội dung là 12 đến 14 point, font chữ Times New Roman.

Trang bìa ghi các thông tin sau:

“BẢN TÓM TẮT TÀI LIỆU KỸ THUẬT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT - SUMMARIZED TECHNICAL DETAILS OF PESTICIDE ”

Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đăng ký/ Name and address of applicant          

Tên thương phẩm/ Trade name:

Dạng thành phẩm/ Formulation type:

Hoạt chất/ Active ingredient (a.i):                                                          

Nhà sản xuất thành phẩm / Manufacturer:                                                                 

3. Tài liệu kỹ thuật đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trình bày bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

II. NHỮNG YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT         

1. Nội dung tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật phải phù hợp và trình bày  đầy đủ các mục quy định tại Mục 2 của Phụ lục này. Trường hợp mục nào không có  nghiên cứu phù hợp, ghi “không phù hợp” ví dụ: chất rắn không bay hơi nên không có áp suất hóa hơi. Mục không có thông tin, ghi “chưa có thông tin”.

2. Tóm tắt các nghiên cứu độc học, độc môi trường thể hiện đầy đủ các nội dung: Loài sinh vật, đường dùng, thời gian dùng, nêu ngắn gọn về phương pháp nghiên cứu, nhấn mạnh các kết quả quan trọng như bản chất, liều gây độc, các liều không ghi nhận tác dụng gây hại, mức độ nguy hiểm của chất nghiên cứu.

3. Phương pháp và quy trình phân tích chất lượng: nêu chi tiết phương pháp phân tích hàm lượng hoạt chất, tạp chất độc hại, bao gồm: nguyên tắc, dụng cụ, thuốc thử, các bước tiến hành, điều kiện thiết bị, tính toán kết quả.

4. Phương pháp và quy trình phân tích dư lượng phải nêu chi tiết phương pháp phân tích dư lượng  bao gồm: nguyên tắc, dụng cụ, thuốc thử, các bước tiến hành, điều kiện thiết bị, tính toán kết quả, giới hạn xác định (LOQ), hiệu suất thu hồi (R).

5. Chỉ tiêu chất lượng: phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam hoặc hướng dẫn của FAO nếu các tiêu chuẩn của Việt Nam chưa được xây dựng.

6. Độc tính của thuốc thành phẩm do phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP hoặc ISO 17025:2005 thực hiện, có báo cáo thử nghiệm kèm theo được tổ chức thực hiện xác nhận. Trong báo cáo phải ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email của phòng thí nghiệm; họ tên, chức vụ người phụ trách thực hiện các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm đó.

7. Đối với thuốc bảo vệ thực vật hóa học (đăng ký chính thức, đặt tên thương phẩm) phải nộp 02 (hai) gam (g) chất chuẩn cho mỗi hoạt chất của thuốc đăng ký cho Cục Bảo vệ thực vật khi nhận Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật. Chất chuẩn phải có giấy chứng nhận phân tích của phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO hoặc tương đương và có thời hạn sử dụng từ 02 (hai) năm trở lên.

 

Mục 2

NỘI DUNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

I.  THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT HOÁ HỌC ( Chemical pesticide)  

                                                                 Phần 1/ Part 1

                                                   HOẠT CHẤT, THUỐC KỸ THUẬT                           

/ active ingredient, technical grade

A

DỮ LIỆU LÝ - HOÁ/ Physico - chemical data

A.1.

Nhận diện hóa chất/ chemical identity

1.1

Số CAS/ chemical abstract service number

1.2

Tên thông thường/ common name                                                                    

1.3

Tên hóa chất theo IUPAC/ chemical name

1.4

Công thức cấu tạo/ structural formula

1.5

Công thức phân tử/ empirical formula

1.6

Khối lượng phân tử/ molecular mass

1.7

Họ hóa chất/ chemical family

A.2

Đặc tính lý hóa của hoạt chất/ physical and chemical properties of pure a.i

2.1

Ngoại dạng/ appearance

2.2

Điểm nóng chảy, sôi, phân huỷ/ melting point, boiling point, decomposition

2.3

Áp suất hơi/ vapor pressure

2.4

Tỷ trọng (với chất lỏng)/ density (for liquid only)

2.5

Khả năng hoà tan trong nước và dung môi hữu cơ/ solubility in water and organic solvents

2.6

Hệ số phân tán giữa nước và dung môi không trộn lẫn/ partition coefficient between water and non-miscible solvent (Kow)

2.7

Thuỷ phân/ hydrolysis

2.8

Quang phân/ photolysis

A.3

Thuốc kỹ thuật/ technical grade active ingredient

3.1

Nguồn cung cấp; tên và địa chỉ nhà sản xuất; địa chỉ nơi sản xuất/ source; name and address of manufacturer and address where manufactured.

3.2

Ngoại dạng /appearance

3.3

Hàm lượng tối thiểu và tối đa của hoạt chất trong thuốc kỹ thuật/ the minimum and maximum a.i content

3.4

Nhận diện và hàm lượng các đồng phân, tạp chất/ identity and amount of isomers, impurities, …

3.5

Chỉ tiêu chất lượng của 5 mẻ/ analytical test report of specifications (5 batches)

Lưu ý: Chỉ yêu cầu đối với trường hợp thay đổi nhà sản xuất. (quy định rõ do đơn vị nào kiểm tra, hay chỉ đơn vị thứ ba)

3.6

Quy trình sản xuất/ manufacturing process

3.7

Thời hạn sử dụng/ shelf life

3.8

Phương pháp và quy trình phân tích xác định hàm lượng hoạt chất/ analytical method for a.i

B

DỮ LIỆU ĐỘC HỌC/ Toxicological data

B.1

Độc cấp tính/ acute toxicity

1.1

Độc cấp tính qua miệng (LD50)/ acute oral toxicity

1.2

Độc cấp tính qua da (LD50)/ acute dermal toxicity

1.3

Độc cấp tính qua hô hấp (LC50)/ acute inhalation

1.4

Khả năng kích thích mắt/ eye irritation

1.5

Khả năng kích thích da/ skin irritation

1.6

Khả năng gây dị ứng/ allergy/ sensitization test                           

B.2

Độc cận mãn tính (tên gọi khác: độc bán trường, độc bán mãn tính)/ subchronic toxicity

B.3

Độc mãn tính/ chronic toxicity

B.4

Khả năng gây ung thư/ carcinogenicity

B.5

Khả năng gây đột biến gen/ mutagenicity

B.6

Độc tính với sinh sản và sự phát triển (bao gồm cả khả năng sinh quái thai)/ reproductive and developmental toxicity

B.7

Độc thần kinh đối với các chất nhóm lân hữu cơ/ neurotoxicity (for organophosphorus)

B.8

Các nghiên cứu độc tính khác, nếu có/ other toxicity studies, if any 

B.9

Dữ liệu y khoa, triệu chứng ngộ độc, thuốc giải độc nếu có/ medical data, poisoning symptom, antidote, if any

B.10

Mức hấp thụ hàng ngày cho phép/ acceptable daily intake (ADI)

C

DỮ LIỆU DƯ LƯỢNG/ Residue data

C.1

Chuyển hóa trong thực vật / metabolism in plant (identity and quantity of metabolites and distribution, use of radio labelled material, dosage rate, identification & characterization of residues)

C.2

Chuyển hóa trong vật nuôi/ metabolism in farm animal

C.3

Mức dư lượng tối đa cho phép/ maximum residue levels (MRLs)

C.4

Phương pháp phân tích dư lượng trong cây trồng / analytical method for residue on crops

C.5

Dữ liệu nghiên cứu dư lượng từ các nước khác/ residue data from local or foreign countries

D

CHUYỂN HOÁ VÀ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG/ Environmental fate and effects

D.1

Chuyển hóa trong môi trường/ environmental fate

1.1

Trong đất/ in soil

1.2

Trong nước / in water

1.3

Trong không khí/ in air

D.2

Độc tính sinh thái/ ecotoxicity

1.1

Độc tính với chim/ bird

1.2

Độc tính với cá và các loài thủy sinh/ fish and aquatic organisms

1.3

Độc tính với ong/ honey bee

1.4

Độc tính với các sinh vật không phải đối tượng phòng trừ/ non-target organisms

E

PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT CỦA THUỐC KỸ THUẬT NHẬP KHẨU / Material safety data sheet for technical grade active ingredient import (MSDS)

Phần 2/ Part 2

                                                    THÀNH PHẨM /finished product

A

DỮ LIỆU LÝ - HOÁ/ Physico - chemical data

A.1

Nhận diện thành phẩm/ finished  product identity

1.1

Tên và địa chỉ nhà sản xuất thành phẩm/ name and address of manufacturer/formulator

1.2

Tên thương phẩm/ trade  name

1.3

Loại thuốc/ use category

1.4

Dạng thuốc/ type of formulation

A.2

Thành phần/ composition

1.1

Hàm lượng hoạt chất thuốc kỹ thuật/ content of technical grade a.i

1.2

Hàm lượng các chất phụ gia/ content of adjuvant

1.3

Dung môi, chất mang/ solvent, carrier content

A.3

Đặc tính lý hoá thuốc thành phẩm/ physical, chemical properties of the product

3.1

Ngoại dạng/ appearance

3.2

Tỷ trọng với chất lỏng/ density (for liquid only)                                                    

3.3

Khả năng bắt lửa, điểm chớp/ flammability, flash point

3.4

Khả năng ăn mòn (nếu có) / corrosiveness, if any

3.5

Độ bền bảo quản/ storage stability

3.6

Độ acid, kiềm hoặc pH/ acidity/alkalinity/pH

A.4

Thuộc tính vật lý của thành phẩm tương ứng dạng sử dụng / physical properties of product related to use (where relevant)

4.1

Độ thấm nước với dạng bột phân tán/ wettability (for dispersible powders)

4.2

Độ bền của bọt đối với dạng dùng trong nước/ persistent foam (for formulation applied in water)

4.3

Độ lơ lửng đối với dạng bột phân tán và SC/ suspensibility (for dispersible powders and SC)

4.4

Thử rây ướt/ wet sieve test (for DP, SC)

4.5

Thử rây khô/ dry sieve test (for G, D)

4.6

Độ bền nhũ/ emulsion stability ( for EC)

4.7

Khả năng hỗn hợp với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón/ compatibility with other pesticides fertilizers

A.5

Thời hạn sử dụng/ shelf life

A.6

Phương pháp và quy trình phân tích/ analytical method for A.I in formulation

A.7

Quy trình sản xuất thuốc thành phẩm/ process of formulation

B

ĐỘC TÍNH/ Toxicity

B.1

Độc cấp tính qua miệng (LD50) / acute oral toxicity

B.2

Độc cấp tính qua da (LD50)/ acute dermal toxicity

B.3

Độc cấp tính qua hô hấp (LC50)/ acute inhalation

B.4

Khả năng kích thích mắt/ eye irritation

B.5

Khả năng kích thích da/ skin irritation

B.6

Khả năng gây dị ứng/ allergy/ sensitization test

C

ẢNH HƯỞNG SỨC KHOẺ CON NGƯỜI/ Human Health Exposure

C.1

Dữ liệu về phơi nhiễm đối với người sử dụng (qua da, hít, giám sát sinh học) khi sử dụng trên đồng ruộng/ operator exposure data (dermal exposure/ inhalation exposure, biological monitoring) – field application.

C.2

Phơi nhiễm đối với người ở gần (qua da/hít), giám sát sinh học), khi sử dụng trên đồng ruộng/ bystander exposure data (dermal exposure/ inhalation exposure, biological monitoring) – field application

D

ĐỘC TÍNH SINH THÁI/ Ecotoxicity

D.1

Độc tính với chim/ bird 

D.2

Độc tính với cá và các loài thủy sinh/ fish and aquatic organisms 

D.3

Độc tính với ong / honey bee

D.4

Độc tính với các sinh vật không phải đối tượng phòng trừ/ non-target organisms

E

HIỆU LỰC SINH HỌC/ Bio-efficacy

E.1

Cơ chế tác động của thuốc bảo vệ thực vật/ mode of action

E.2

Sử dụng ở nước ngoài/ application in foreign countries

E.3

Thông tin về sinh vật gây hại và cây trồng/ pest and crop information

3.1

Sinh vật gây hại/ pest

3.2

Cây trồng/ crop

3.3

Liều lượng/ dosage 

3.4

Số lần áp dụng/ number of application

3.5

Thời điểm áp dụng/ timing of application

3.6

Phương pháp sử dụng (phun, rải…)/ application method

3.7

Thời gian cách ly/ pre- harvest interval

F

PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT/ Material safety data sheet (MSDS)

     

 

 

II.  THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SINH HỌC ( biological pesticide)

  1. Thành phần hữu hiệu là vi sinh vật

Phần 1/ Part 1

VI SINH VẬT/ Microorganism 

A

DỮ LIỆU SINH HỌC/ Biological data

A.1

Nhận diện vi sinh vật / identity of microorganism

1.1

Tên thông thường/ common name

1.2

Tên khoa học/ scientific name

1.3

Tên đồng nghĩa/ synonyms

1.4

Vị trí phân loại/ taxonomical position (class/order/family/sub-family)

1.5

Chủng/kiểu huyết thanh/kiểu sinh học/ strain/serotype/biotype

A.2

Đặc điểm nhận diện của vi sinh vật/ identification characteristics of microorganism

2.1

Đặc điểm hình thái/ morphological characteristics

2.2

Đặc điểm nuôi cấy/ cultural characteristics

2.3

Đặc điểm hóa sinh/ biochemical properties

2.4

Nhận diện huyết thanh (nếu phù hợp)/ serological identification (where appropriate)

2.5

Chẩn đoán phân tử (nếu phù hợp) / molecular diagnosis (where appropriate)

2.6

Các phương pháp phân tích/ phép thử để nhận diện và xác định đặc điểm của vi sinh vật/ analytical methods/biological assay for identification and characterization of microorganism

2.7

Nhận diện plasmid hoặc vật liệu di truyền nằm ngoài nhiễm sắc thể khác có khả năng trừ dịch hại hoặc gây bệnh hoặc gây độc … (nếu phù hợp)/ identification of plasmids or other extra chromosomal genetic material responsible for pesticide activity or pathogenicity or toxicity, etc., (where appropriate)

2.8

Làm rõ vi sinh vật biến đổi gen hay tự nhiên/ Whether wild type or genetically altered microorganism?

2.9

Vi sinh vật trong tự nhiên và mối liên hệ của nó với các loài liên quan/ natural occurrence of microorganism and its relation to other related species

A.3.

Đặc tính sinh học của vi sinh vật/ biological properties of microorganism

3.1

Đặc tính sinh học của vi sinh vật (đối tượng phòng trừ, ký chủ của vi sinh vật có ích, vòng đời, cơ chế tác động của vi sinh vật có ích, khả năng gây hại (như lây nhiễm) tới động vật có vú (bao gồm cả người), môi trường và các loài không là mục tiêu/ biological properties of active agent (target pest, microbial agent host range, life cycle, and mode of action of microbial agent, potential hazards (such as infectivity) to mammals (including human beings), environment and other non-targeted species, if any

3.2

Mô tả các kiểu hình thái của vi sinh vật bất kỳ đặc điểm bất thường về hình thái, sinh hóa, tính kháng của vi sinh vật so khác với mô tả thông thường/ description of morphological types of microorganism and any unusual morphological, biochemical, resistance characteristics of the organism that is different from classic description of organism

3.3

Xác định hàm lượng độc tố và hiệu lực của độc tố bằng phương pháp xét nghiệm sinh học/ determination of toxin content and potency of toxin by bioassay method

3.4

Nếu vi sinh vật được biến đổi gen, phải trình bày phương pháp DNA finger print, xác định các điểm thêm vào hoặc xóa, xác định các khu vực kiểm soát gen, xác định các dấu hiệu di truyền (nếu phù hợp)/  If the organism in question is genetically altered one, method of DNA finger printing and identification of inserted or deleted transcripts, identification of gene control regions, dentification of genetic markers, etc.), where appropriate

A.4

Các chỉ tiêu kỹ thuật / specifications

A.5

Thời hạn sử dụng/ shelf life

A.6

Xuất xứ (nguồn gốc)/ source or origin

Tên, địa chỉ nhà cung cấp/ name and address of supplier

A.7

Phương pháp nuôi cấy/ manufacturing practice

A.8

Tạp chất và chất lây nhiễm (vi sinh vật khác không được lớn hơn 104/g) / impurities and contaminants (other microorganisms, not more than 104)

B

KHẢ NĂNG TRUYỀN NHIỄM VÀ GÂY BỆNH HOẶC ĐỘC TÍNH TỚI SINH VẬT KHÔNG PHẢI ĐỐI TƯỢNG PHÒNG TRỪ/ Infectivity and pathogenicity or toxicity to non-target organisms

B.1

Độc tính hoặc khả năng truyền nhiễm và gây bệnh qua đường miệng/ oral toxicity/ infectivity and pathogenicity

B.2

Độc tính hoặc khả năng truyền nhiễm và gây bệnh qua da/ dermal toxicity/ infectivity and pathogenicity

B.3

Độc tính hoặc khả năng truyền nhiễm và gây bệnh qua đường thở/ inhalation toxicity/ infectivity and pathogenicity

B.4

Gây kích thích da sơ cấp/ primary skin irritation

B.5

Ngứa màng nhầy/ mucous membrane irritation

B.6

Dị ứng/ mẫn cảm/ ngăn cản miễn dịch/ allergy/sensitization/immuno supression

C

PHƠI NHIẾM Ở NGƯỜI, DỮ LIỆU ẢNH HƯỞNG VÀ CHUYỂN HOÁ MÔI TRƯỜNG / Human health exposure/ environmental fate and effects data

Lưu ý: chỉ yêu cầu nếu các dữ liệu mục B cho thấy cần tiếp tục đánh giá thêm/ If any results from section B suggest further risk assessment

C.1

Ảnh hưởng phơi nhiễm tới sức khỏe của người/ human health exposure effects

1.1

Dữ liệu về phơi nhiễm đối với người sử dụng (qua da, hít, giám sát sinh học) khi sử dụng trên đồng ruộng/ operators exposure data (dermal exposure/ inhalation exposure, biological monitoring) – field application.

1.2

Phơi nhiễm đối với người ở gần (qua da/hít), giám sát sinh học), khi sử dụng trên đồng ruộng/ bystander exposure data (dermal exposure/ inhalation exposure, biological monitoring) – field application

C.2

Ảnh hưởng và chuyển hóa môi trường/ environmental fate & effects

2.1

Dữ liệu sơ cấp về mối nguy tiềm năng (khả năng lây nhiễm) tới đông vật có vú (gồm cẩ người)/ primary data on potential hazards (infectivity) to mammals (including humans)

2.2

Dữ liệu sơ cấp về độc tính đối với sinh vật không phải đối tượng phòng trừ (chim, ong …)/ primary data on toxicity to non-targeted organisms (bees, birds, pollinators, etc.)

2.3

Dữ liệu thực nghiệm lây nhiễm đối với các loại cây trồng (ví dụ: vi sinh vật dùng để phòng trừ cỏ dại)/ experimental data on infectivity to crop plant species (e.g. microbial agents used for control of weed species)

 

Phần 2/ Part 2

THÀNH PHẨM /finished product

A

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ HÓA HỌC/ Biological characteristics and chemistry

A.1

Nhận diện thành phẩm/ product identity                 

1.1

Tên và địa chỉ nhà sản xuất thành phẩm/ formulator’s name and address

1.2

Tên thương phẩm/ trade  name                      

1.3

Loại thuốc/ use category                                                                                                    

1.4

Dạng thuốc/ type of formulation

A.2

Tiêu chuẩn kỹ thuật/ specifications

2.1

Ngoại dạng và hình thức/ form and appearance

2.2

pH, kích thước hạt, tính huyền phù, khả năng trộn lẫn…/ pH, particle size, suspensibility, miscibility, etc.

A.3

Thành phần của thuốc thành phẩm/ composition of the product

3.1

Hoạt chất/ active ingredients

3.2

Các thành phần khác như chất bám dính, chất trải…/ other ingredients, e.g. stickers, spreaders, etc.

3.3

Tạp chất và chất lây nhiễm (vi sinh vật khác không được lớn hơn 104/g) / impurities and contaminants (other microorganisms, not more than 104/g)

A.4

Quy trình thử nghiệm và các tiêu chí xác định/ test procedures and criteria for identification (including method(s) of analysis/biological assay)

A.5

Thời hạn sử dụng/ shelf life claim

Không dưới 6 tháng (kèm theo dữ liệu để khẳng định về thời hạn sử dụng)/ not less than 6 months (with data in support of shelf life claim)

B

KHẢ NĂNG TRUYỀN NHIỄM VÀ GÂY BỆNH HOẶC ĐỘC TÍNH TỚI SINH VẬT KHÔNG PHẢI ĐỐI TƯỢNG PHÒNG TRỪ/ Infectivity and pathogenicity or toxicity to non-target organisms

Lưu ý: chỉ yêu cầu nếu  liên quan đến lây nhiễm hoặc độc tính của thành phần khác trong thuốc thành phẩm/ If reasons for concern (e.g. contaminants, toxic properties of formulating compound, etc.)

B.1

Độc tính hoặc khả năng truyền nhiễm và gây bệnh qua đường miệng/ oral toxicity/ infectivity and pathogenicity

B.2

Độc tính hoặc khả năng truyền nhiễm và gây bệnh qua da/ dermal toxicity/ infectivity and pathogenicity

B.3

Độc tính hoặc khả năng truyền nhiễm và gây bệnh qua đường thở/ inhalation toxicity/ infectivity and pathogenicity

B.4

Gây kích thích da sơ cấp/ primary skin irritation

B.5

Gây kích thích niêm mạc/ mucous membrane irritation

B.6

Dị ứng/ mẫn cảm/ ngăn cản miễn dịch/ allergy/sensitization/immuno supression

C

PHƠI NHIẾM Ở NGƯỜI, DỮ LIỆU ẢNH HƯỞNG VÀ CHUYỂN HOÁ MÔI TRƯỜNG / Human health exposure/ environmental fate and effects data

Lưu ý: chỉ yêu cầu nếu các dữ liệu mục B cho thấy cần tiếp tục đánh giá thêm/ If any results from section B suggest further risk assessment  

C.1

Ảnh hưởng phơi nhiễm tới sức khỏe của người/ human health exposure effects

1.1

Dữ liệu về phơi nhiễm đối với người sử dụng (qua da, hít, giám sát sinh học) khi sử dụng trên đồng ruộng/ operators exposure data (dermal exposure/ inhalation exposure, biological monitoring) – field application.

1.2

Phơi nhiễm đối với người ở gần (qua da/hít), giám sát sinh học), khi sử dụng trên đồng ruộng/ bystander exposure data (dermal exposure/ inhalation exposure, biological monitoring) – field application

C.2

Ảnh hưởng và chuyển hóa môi trường/ environmental fate & effects

2.1

Dữ liệu sơ cấp về mối nguy tiềm năng (khả năng lây nhiễm) tới đông vật có vú (gồm cả người)/ primary data on potential hazards (infectivity) to mammals (including humans)

2.2

Dữ liệu sơ cấp về độc tính đối với sinh vật không là đối tượng phòng trừ (chim, ong …)/ primary data on toxicity to non-targeted organisms (bees, birds, pollinators, etc.)

2.3

Dữ liệu thực nghiệm lây nhiễm đối với các loại cây trồng (ví dụ: vi sinh vật dùng để phòng trừ cỏ dại)/ experimental data on infectivity to crop plant species (e.g. microbial agents used for control of weed species)

D

HIỆU LỰC SINH HỌC/ Bio-efficacy

D.1

Sử dụng ở nước ngoài/ application in foreign countries

D.2

Thông tin về sinh vật gây hại và cây trồng/ pest and crop information

2.1

Sinh vật gây hại/ pest

2.2

Cây trồng/ crop

2.3

Liều lượng/ dosage 

2.4

Số lần áp dụng/ number of application

2.5

Thời điểm áp dụng/ timing of application

2.6

Phương pháp sử dụng (phun, rải…)/ application method

E

QUY TRÌNH SẢN XUẤT, ĐÓNG GÓI, GHI NHÃN/ Processing, packaging, and labelling

E.1

Quy trình sản xuất thành phẩm/ process of formulation

E.2

Sử dụng và bảo quản/ usage and storage information

E.3

Nhãn/ label

 

2. Thành phần hữu hiệu là chất có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật.

a) Chất có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật (như abamectin, pyrethrins, spinosad, validamycin, gibberellic, azadirachtin …): Thực hiện theo Nội dung tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật hoá học quy định tại phần I của Mục này.

b) Thảo mộc (dùng trực tiếp hoặc chiết bằng nước hoặc ethanol)

Phần 1/ Part 1

                                                       THẢO MỘC/Botanical product      

A

NHẬN DIỆN THẢO MỘC/ Botanical Identity

A.1

Tên khoa học (giống và loài)/ systematic name (genus and species of plant)

A.2

Tên thông thường/ common name

A.3

Xuất xứ (nguồn gốc)/ source or origin (locality and conditions of growth)

Phần 2/ Part 2

                                                       THÀNH PHẨM /finished  product

A

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ HÓA HỌC/ Biological characteristics and chemistry

A.1

Nhận diện thành phẩm/ product identity                 

1.1

Tên và địa chỉ nhà sản xuất thành phẩm/ name and address of manufacturer/formulator

1.2

Tên thương phẩm/ trade  name                      

1.3

Loại thuốc/ use category

1.4

Dạng thuốc/ type formulation

A.2

Tiêu chuẩn kỹ thuật của thuốc thành phẩm/ specification of product

A.3

Thành phần của thuốc thành phẩm/ composition of the product

3.1

Hoạt chất/ active ingredient(s)

3.2

Các chất đánh dấu sinh học liên quan hoặc không liên quan đến hoạt tính/ biomarker linked or unlinked to activity

3.3

Thành phần tổng/ gross constituents

A.4

Quy trình sản xuất/ manufacturing process

A.5

Phương pháp phân tích/ thí nghiệm sinh học/ method of analysis/biological assay

A.6

Thời hạn sử dụng / shelf life claim

B

ĐÁNH GIÁ ĐỘC HỌC/ Toxicological evaluation

B.1

Kiểm tra nguy cơ tối thiểu/ minimum risk check

1.1

Nguy cơ tối thiểu của thuốc  bảo vệ thực vật / minimum risk pesticide

1.2

Liên quan đến dược học/ part of pharmacopoeia

1.3

Liên quan đến thực phẩm/ food grade

1.4

Lịch sử sử dụng/ history of safe use

B.2

Thử nghiệm độc học/ toxicological testing (method based on degree of characterization of active compounds)

2.1

Độc học đối với hoạt chất/ toxicology for active ingredient(s)

2.2

Độc học đối với các chất đánh dấu sinh học có hoạt tính/tox’ of bio-marked active fraction (actives unknown)

2.3

Độc học đối với thành phẩn tổng/ toxicological testing of whole extract

B.3

Thử nghiệm an toàn với môi trường/ environmental safety testing (ecotoxicology)

C

HIỆU LỰC SINH HỌC/ Bio-efficacy

C.1

Sử dụng ở nước ngoài/ application in foreign countries

C.2

Thông tin về sinh vật gây hại và cây trồng/ pest and crop information

2.1

Sinh vật gây hại/ pest

2.2

Cây trồng/ crop

2.3

Liều lượng/ dosage 

2.4

Số lần áp dụng/ number of application

2.5

Thời điểm áp dụng/ timing of application

2.6

Phương pháp sử dụng (phun, rải…)/ application method

D

QUY TRÌNH ĐÓNG GÓI VÀ GHI NHÃN/ Packaging and labelling

D.1

Quy trình đóng gói và thông tin bảo quản/ packaging process and storage information

D.2

Nhãn/ label

E

PHƠI NHIẾM Ở NGƯỜI, DỮ LIỆU ẢNH HƯỞNG VÀ CHUYỂN HOÁ MÔI TRƯỜNG/ Human health exposure/ Environmental fate and effects data

(If any results from tier 1 suggest further risk assessment)

Phụ lục IV

MẤU GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

PLANT PROTECTION DEPARTMENT

---------------------------------

 

GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

PERMIT FOR PESTICIDE TRIAL

 

Giấy phép số: ……………../GPKNT-BVTV

Permit No :

Có giá trị từ : ……………… đến……………………………………………………

Valid from:                                 to

Cấp cho

Grant for

 

Tổ chức, cá nhân khảo nghiệm: ……………………………………………………

Applicant:

Địa chỉ: ………………………………………….……………………………………

Address:

Loại thuốc:……………………………………………………………………………

Type of pesticide

Tên thương phẩm và dạng thuốc: …………………………………………………

Pesticide’s trade name and type of formulation:

Hoạt chất:………………………………………….………..………………..............

Active ingredient:

Hàm lượng hoạt chất: …………………………………………….…………………

Content of active ingredient:

Nhà sản xuất thuốc BVTV thành phẩm……………………………………….….

Manufacturer:

 

 

 

                                                                             ½

 

 

                                                                                    

GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

PERMIT FOR PESTICIDE TRIAL

 

Loại thuốc bảo vệ thực vật sau đây được phép khảo nghiệm tại Việt Nam:

The following pesticide is hereby granted the Permit for pesticide trial in Vietnam:

 

Mục đích khảo nghiệm …………………………………………………...

Trial purpose:

    

Phạm vi khảo nghiệm:

Scope of trial:

 

Cây trồng                     Crop

Sinh vật gây hại                         Pest

(ghi rõ  tên khoa học)

Quy mô khảo nghiệm 

Scale of trial

 

 

Diện rộng (large scale)

Diện hẹp (small scale)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

        Ghi chú: ………….……………………………………………………………………

        Note:

 

                                                                                                                      

    Hà Nội, ngày ……. tháng…….năm …….

Date………………………

CỤC TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

                              GENERAL DIRECTOR

OF PLANT PROTECTION DEPARTMENT

 

 

                                                                                             

 

 

 

 

 

2/2

Phụ lục V

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

 

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

PLANT PROTECTION DEPARTMENT

---------------------------------

 

            GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT  CERTIFICATE OF PESTICIDE REGISTRATION

 

S đăng ký: ………….…/CNĐKT-BVTV

Registration No.

Có giá trị từ : ……………… đến………………………………………………….

Valid from:                                 to

Cấp cho

Grant for

 

Tổ chức, cá nhân đăng ký: ………………………………………………………..

Applicant:

Địa chỉ: ………………………………………….……….…………………………

Address:

Loại thuốc:………………………………………………………………………….

Type of pesticide

Tên thương phẩm và dạng thuốc: ………………………………………………..

Pesticide’s trade name and type of formulation:

Hoạt chất:………………………………………….…..…………………................

Active ingredient:

Hàm lượng hoạt chất: …………………………………………….……………….

Content of active ingredient:

Loại độc cấp tính theo GHS của thuốc thành phẩm: ………………………………..

GHS acute toxicity hazard category:

 

1/2

                                                                           

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

CERTIFICATE OF PESTICIDE REGISTRATION

 

Nhà sản xuất thuốc BVTV thành phẩm………………………….……….……..

Manufacturer:

 

Loại thuốc bảo vệ thực vật dưới đây được đăng ký ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

The following pesticide is hereby granted the Certificate for Registration in the Socialist Republic of Vietnam.

 

Phạm vi và phương pháp sử dụng:

Scope and method of application :

 

Cây trồng           Crop

Sinh vật gây hại   Pest  (tên tiếng Việt và tên khoa học)

Liều lượng       Dosage

PHI (ngày)

Cách dùng                              Method of application

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

      

       Ghi chú: ………….……………………………………………………………………

       Note:

 

 

            Hà Nội, ngày ……. tháng…….năm …….

Date………………………

CỤC TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

GENERAL DIRECTOR

OF PLANT PROTECTION DEPARTMENT

 

                                                                              

                                                           

 

 

 

 

 

2/2

Phụ lục VI

MẪU BÁO CÁO KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC SINH HỌC

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC SINH HỌC CỦA

THUỐC......................ĐỐI VỚI............................

 

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên thương phẩm: ...................................... Tên hoạt chất.............................................................

2. Đối tượng khảo nghiệm (ghi rõ tên khoa học) ……………………………………….................................

3. Cây trồng      ................................................................................................................................

4. Tên đơn vị phối hợp/ tổ chức thực hiện khảo nghiệm:.....................................................................

........................................................................................................................................................

II. CĂN CỨ VÀ YÊU CẦU CỦA KHẢO NGHIỆM

1. Căn cứ để tiến hành khảo nghiệm (QCVN/TCVN/TC):…………

2. Yêu cầu của khảo nghiệm     

- Đánh giá hiệu lực sinh học của thuốc  

- Đánh giá ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng                  

- Đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến môi trường và sinh vật có ích (nếu có)

III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM

1. Địa điểm thực hiện khảo nghiệm:....................................................................................................

2. Thời gian thực hiện khảo nghiệm:...................................................................................................

3. Cây trồng:

- Giống:............................................................................................................................................   

- Giai đoạn sinh trưởng của cây:........................................................................................................   

4. Các điều kiện về đất đai và chế độ canh tác:

- Loại đất:.........................................................................................................................................

- Phân bón:.......................................................................................................................................

- Chế độ canh tác:.............................................................................................................................

5. Điều kiện về thời tiết:.....................................................................................................................

6. Tình hình phát sinh, phát triển của đối tượng khảo nghiệm trong khu thí nghiệm................................

........................................................................................................................................................

7. Tình hình phát sinh của sinh vật gây hại khác trong khu thí nghiệm (nếu có)......................................

........................................................................................................................................................

IV. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM

  1. Các công thức khảo nghiệm:

- Công thức khảo nghiệm..................................................................................................................

- Công thức so sánh..........................................................................................................................

- Công thức đối chứng......................................................................................................................

  1. Quy mô và phương pháp bố trí:

- Quy mô:.........................................................................................................................................

- Diện tích ô khảo nghiệm..................................................................................................................   

- Số lần nhắc lại (đối với khảo nghiệm diện hẹp) ................................................................................

- Phương pháp bố trí.........................................................................................................................

  1. Phương pháp xử lý thuốc:

- Lượng thuốc: .................................................................................................................................

- Lượng nước thuốc (Đối với thuốc phun): .........................................................................................

- Số lần xử lý: ..................................................................................................................................

- Thời điểm xử lý: .............................................................................................................................

- Ngày xử lý: ....................................................................................................................................

- Phương pháp xử lý: .......................................................................................................................

- Dụng cụ xử lý: ...............................................................................................................................

- Sử dụng thuốc khác trong quá trình khảo nghiệm (nếu có) ...............................................................

  1. Chỉ tiêu và phương pháp điều tra:

- Chỉ tiêu điều tra:..............................................................................................................................

- Phương pháp điều tra (cụ thể cho từng chỉ tiêu) ..............................................................................

- Thời điểm điều tra (cụ thể cho từng chỉ tiêu).....................................................................................

5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................................................

6. Đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến cây trồng  ...............................................................................

- Phương pháp đánh giá: ..................................................................................................................

- Chỉ tiêu đánh giá.............................................................................................................................

V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM

1. Kết quả khảo nghiệm:

- Các bảng số liệu phù hợp với các chỉ tiêu theo dõi

2. Kết quả ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng ở các ngày sau xử lý:

- Bảng số liệu phù hợp với chỉ tiêu theo dõi

3. Nhận xét ảnh hưởng của thuốc đối với môi trường và sinh vật có ích (nếu có): 

VI. NHẬN XÉT KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM

- Nhận xét về hiệu lực của thuốc khảo nghiệm ở các liều lượng đã khảo nghiệm:.......................

- Nhận xét về ảnh hưởng của thuốc đến cây trồng:......................................................................

- Nhận xét về ảnh hưởng của thuốc đến môi trường và sinh vật có ích (nếu có).

 ................, ngày........... tháng.........năm.........

 

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ PHỐI HỢP KHẢO NGHIỆM

NGƯỜI THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM

Phụ lục VII

MẪU BÁO CÁO KHẢO NGHIỆM XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CÁCH LY

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CÁCH LY

CỦA THUỐC.................................. ĐỐI VỚI  ...........................

 

Tên tổ chức thực hiện khảo nghiệm: ........................................................................................

- Đơn vị thực hiện khảo nghiệm ngoài đồng ruộng: ...................................................................

- Đơn vị thực hiện kiểm định mẫu khảo nghiệm: .......................................................................

I. CĂN CỨ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA KHẢO NGHIỆM

1. Khảo nghiệm tiến hành nhằm xác định thời gian cách ly của thuốc bảo vệ thực vật ........................................................đối với ....................................... ở điều kiện Việt Nam.

2. Căn cứ để tiến hành khảo nghiệm (QCVN/TCVN/TC):..................…………………………

…………………………………………………………………………………………………...

II. ĐIỀU KIỆN KHẢO NGHIỆM

1. Thuốc bảo vệ thực vật khảo nghiệm:

- Tên thương phẩm: ......................................................................................................................

- Hoạt chất: ...................................................................................................................................

2. Đối tượng cây trồng: ...............................................................................................................

3. Đối tượng dịch hại: ..................................................................................................................

4. Địa điểm khảo nghiệm: ............................................................................................................

5. Thời gian tiến hành khảo nghiệm: ...........................................................................................

III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM

  1. Phương pháp tiến hành khảo nghiệm ngoài đồng ruộng

1.1. Điều kiện khảo nghiệm

1.2. Phương pháp bố trí khảo nghiệm

1.3. Tiến hành xử lý thuốc

1.4.  Phương pháp lấy mẫu phân tích

2. Phương pháp phân tích mẫu khảo nghiệm trong phòng thí nghiệm

- Phương pháp phân tích  

- Hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật

- Giới hạn xác định:         mg/kg

- Hiệu suất thu hồi:                 %

3. Kết quả kiểm định mẫu khảo nghiệm

Mức dư lượng tối đa cho phép (MRLs) của hoạt chất:

- ............................................ là: ..................mg/kg   theo tiêu chuẩn........................................

- ............................................ là: ..................mg/kg   theo tiêu chuẩn........................................

IV. NHẬN XÉT

Kết quả khảo nghiệm cho thấy thời gian cách ly của thuốc bảo vệ thực vật................................

 ..........................................................  đối với cây............................................... là..........  ngày.

 

................, ngày........... tháng........năm............

 

             XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC                                           NGƯỜI THỰC HIỆN

           THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM

Phụ lục VIII

MẪU TỜ KHAI THÔNG TIN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT KHẢO NGHIỆM

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

TỜ KHAI

THÔNG TIN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT KHẢO NGHIỆM

(Nộp khi khảo nghiệm)

1. Thông tin tổ chức, các nhân có thuốc bảo vệ thực vật khảo nghiệm:

Tên tổ chức cá nhân: ...................................................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................................

Người phụ trách thuốc mẫu, số điện thoại liên lạc:......................................................................

2. Thông tin thuốc bảo vệ thực vật khảo nghiệm:

Tên thương phẩm..........................................................................................................................

Tên hoạt chất: ..............................................................................................................................

Hàm lượng: ..................................................................................................................................

Dạng thành phẩm: ........................................................................................................................

Ngoại dạng (màu sắc, đặc điểm nhận dạng): ...............................................................................

Quy cách đóng gói (loại bao gói, vật liệu): .................................................................................

Số lượng mẫu nộp cho tổ chức khảo nghiệm: ..............................................................................

Hạn sử dụng: ................................................................................................................................

3. Hướng dẫn sử dụng:

Sinh vật gây hại: ...........................................................................................................................

Cây trồng: .....................................................................................................................................

Liều lượng (hoặc nồng độ) sử dụng:.............................................................................................

Lượng nước thuốc sử dụng: .........................................................................................................

Số lần xử lý thuốc: ........................................................................................................................

Thời điểm xử lý thuốc: ................................................................................................................. Phương pháp xử lý thuốc...............................................................................................................

Các lưu ý khác trong quá trình xử lý............................................................................................

Mức dư lượng tối đa cho phép (MRLs) đối với khảo nghiệm xác định thời gian cách ly:...........

Thời gian cách ly (PHI) đối với khảo nghiệm xác định thời gian cách ly:...................................

 

Đại diện tổ chức, cá nhân

(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục IX

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN TỔ CHỨC ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN TỔ CHỨC ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

           

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

 

1. Tên tổ chức đề nghị công nhận:.........………......................................................

2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………....

Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ………………………...

3. Quyết định thành lập/ (nếu có), Giấy đăng ký doanh nghiệp số................../................

Cơ quan cấp: ....................................................cấp ngày ………….......….tại...............

 

Đề nghị Quí cơ quan

CÔNG NHẬN TỔ CHỨC ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM

 

4. Hồ sơ kèm theo:

...........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Chúng tôi xin cam đoan lời khai trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.

 

           ……, ngày….. tháng…..năm……

 

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Phụ lục X

MẪU BẢN THUYẾT MINH

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

BẢN THUYẾT MINH

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

 

I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC

1. Tên tổ chức: ............................................................................................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................................................

Điện thoại: .........................Fax:........................E-mail: ...............................................................

2. Tên người đại diện: .................................................................................................................

3. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp phép thành lập/đăng ký doanh nghiệp.....................

4. Loại hình hoạt động:...............................................................................................................

II. TÓM TẮT ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM

1. Nhân lực

Danh sách nhân viên (bao gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến khảo nghiệm):

 

STT

Họ và tên

Năm sinh

Nam/Nữ

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Chức vụ, chức danh

Chứng nhận tập huấn

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Phương tiện, thiết bị phục vụ khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật

a) Bình phun thuốc bảo vệ thực vật đang vận hành tốt:

- Bình phun tay đeo vai (dùng cần gạt bằng tay), số lượng tối thiểu 02 chiếc;

- Bình phun tay hoạt động nạp điện bằng bình sạc (không cần sử dụng tay đẩy,  chỉ cần ấn công tắc), số lượng tối thiểu 02 chiếc;

- Bình phun thuốc động cơ sử dụng cho cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả lâu năm, số lượng tối thiểu 02 chiếc.

b) Cân phân tích có độ chính xác ít nhất đạt 10-2, số lượng tối thiểu 02 chiếc

c) Ống đong các loại dung tích 50, 100, 200, 500 ml, số lượng tối thiểu mỗi loại 02 chiếc.

d) Pipet các loại dung tích 1, 5, 10, 20 ml, số lượng tối thiểu mỗi loại 02 chiếc.

đ) Các vật dụng để thiết kế thí nghiệm: thước dài, cọc, bảng, dây, kính lúp cầm tay (sử dụng cho các loài sinh vật gây hại không quan sát rõ được bằng mắt thường) phải đủ để tiến hành theo yêu cầu về quy mô khảo nghiệm.

e) Các trang thiết bị thí nghiệm trong phòng cần thiết để xác định mật độ các loài sâu hại không đo đếm được bằng mắt thường (như nhện gié, tuyến trùng) phải đầy đủ và vận hành tốt để thực hiện khảo nghiệm trên các đối tượng dịch hại này.

g) Các trang thiết bị phục vụ cho việc xử lý số liệu, tổng hợp báo cáo kết quả khảo nghiệm: máy vi tính, phần mềm xử lý số liệu.

h) Các phương tiện bảo hộ lao động như quần áo, ủng, găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ mắt đảm bảo an toàn về lao động đối với thuốc bảo vệ thực vật.

3. Diện tích, cơ cấu, mùa vụ các loại cây trồng phổ biến trên địa bàn do tổ chức quản lý hoặc ký hợp đồng được sử dụng

 

STT

Cơ cấu các loại cây trồng chính

Diện tích

(ha)

Mùa vụ

Sự xuất hiện các loài dịch hại

1

Cây lúa

 

 

 

2

Cây ăn quả

(vải, cam, xoài ...)

 

 

 

3

Cây rau

(cải bắp, dưa chuột, bầu bí ...)

 

 

 

4

Cây trồng màu

(đậu, lạc...)

 

 

 

5

Cây công nghiệp

(chè, cà phê, điều, cao su…)

 

 

 

6

Cây trồng đặc thù

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Phòng thí nghiệm phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật                                  

a) Hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn: ....................................................................................................................................

b) Thiết bị phân tích

 

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Chỉ tiêu phân tích đã được công nhận:

 

STT

Chỉ tiêu

Phương pháp

Ghi chú

1

 

 

 

...

 

 

 

 

 (Đánh dấu * đối với các chỉ tiêu thử nghiệm được công nhận/ chỉ định bởi các tổ chức chứng nhận/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

d) Nhân lực

 

STT

Họ và tên

Năm sinh

Nam/Nữ

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Chức vụ, chức danh

Những khóa đào tạo đã tham gia

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Các đơn vị phối hợp thực hiện khảo nghiệm:

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

6. Những thông tin khác

.......................................................................................................................................................

 

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM

(Ký tên, đóng dấu)

nhayPhụ lục X ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT được thay thế bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 11/2022/TT-BNNPTNT theo quy định tại Khoản 3 Điều 1.nhay

Phụ lục XI

MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 TÊN TỔ CHỨC

KHẢO NGHIỆM

            Số …../BC-

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                               

                               

BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật: ......................................................................................

Tên hoạt chất:................................................................................................................................

Tên cây trồng: ...............................................................................................................................

Tên sinh vật gây hại (ghi rõ cả tên khoa học):...................................................................................

Tổ chức, cá nhân có thuốc khảo nghiệm: ......................................................................................

I. CĂN CỨ KHẢO NGHIỆM

1. QCVN, TCVN, TCCS:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

2. Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật số: .......................................................................

3. Hợp đồng khảo nghiệm giữa Tổ chức thực hiện khảo nghiệm với tổ chức, cá nhân có thuốc khảo nghiệm số:

II. PHẠM VI KHẢO NGHIỆM

Loại khảo nghiệm

Quy mô

khảo nghiệm

Số lượng

khảo nghiệm

Khảo nghiệm hiệu lực sinh học

Diện rộng

 

Diện hẹp

 

Khảo nghiệm xác định thời gian cách  ly

Diện rộng

 

 

Trường hợp khảo nghiệm đặc thù, không bố trí theo quy mô thông thường thì ghi cụ thể quy mô và số lượng

 

III.  KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC SINH HỌC

 

TT

Quy mô KN

Diện tích  (m2, cây)

Đơn vị phối hợp

Địa điểm KN

Thời gian KN

Chỉ tiêu đánh giá

Phương pháp bố trí

Liều lượng

Phương pháp xử lý

Ảnh hưởng cây trồng

Kết quả

Nhận xét

I

Diện hẹp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.

Diện rộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV.  KHẢO NGHIỆM XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CÁCH LY

 

TT

Đơn vị phối hợp

Địa điểm KN

Thời gian KN

Phương pháp tiến hành khảo nghiệm ngoài đồng ruộng

Phương pháp phân tích mẫu khảo nghiệm trong phòng thí nghiệm

Kết quả MRL

Thời gian cách ly

Điều kiện KN

Phương pháp bố trí KN

 

Phương pháp lấy mẫu

Phương pháp phân tích

Hoạt chất thuốc BVTV

Hiệu suất thu hồi                 (%)

Giới hạn xác định         (mg/kg)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

IV. NHẬN XÉT CHUNG:

- Về hiệu lực của thuốc khảo nghiệm: ......................................................................................................... …………………………………………………………

- Về thời gian cách ly: ......................................................................................................... …………………………………………………………

- Các vấn đề khác có liên quan: ......................................................................................................... …………………………………………………………

 

 

……………ngày...... tháng.......năm.....

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Phụ lục XII      

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

 TÊN TỔ CHỨC

KHẢO NGHIỆM

            Số …../BC-

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                               

                                …., ngày…….tháng……. năm………

      

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

CỦA TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Số liệu ........... năm 20 ..... tính từ ngày ...... đến ngày ....)

 

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

                                     

1. Tổng số thuốc BVTV đã khảo nghiệm: ........................:

- Số lượng khảo nghiệm hiệu lực sinh học: ................................... (chi tiết xem bảng 1)

- Số lượng khảo nghiệm thời gian cách ly: ................................... (chi tiết xem bảng 2)

 

Bảng 1. Kết quả khảo nghiệm hiệu lực sinh học

 

TT

Tên thuốc

Tên tổ chức, cá nhân có thuốc KN

Đối tượng KN

Cây trồng

Quy mô KN

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2. Kết quả khảo nghiệm xác định thời gian cách ly

TT

Tên thuốc

Tên tổ chức, cá nhân có thuốc KN

Đối tượng KN

Cây trồng

Quy mô KN

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kiến nghị: ..................................................................................................................

 

Nơi nhận:                                                                                                            

- Như trên;

- Lưu VT, Tổ chức KN.

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM

(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục XIII

MẪU GIẤY CHỨNG TẬP HUẤN KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

 

 

 

                     Số: …………                    

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

 

 

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

 

GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN

KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

                   

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận:

 

Ông/Bà: ..........................................................................................................

                  Ngày, tháng, năm sinh:...................................................................................

Nơi sinh:..........................................................................................................

                  Địa chỉ:...........................................................................................................

Đã hoàn thành chương trình

                                    "Tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật"

                        Thời gian từ ngày: ....................................đến ngày ...................

Tại ...............................................................................................

                        Giấy chứng nhận này có giá trị trên toàn quốc và không thời hạn.

                                    

   .............., ngày ..... tháng ...... năm .......

CỤC TRƯỞNG

                                                                                             (ký tên, đóng dấu) 

Phụ lục XIV

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN

SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN

SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

           

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật hoặc

              Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

 

1. Đơn vị chủ quản:…………………………………………………………………...

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...………...

Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ………………………………

2. Tên cơ sở: ……………………………...................................................................

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...………..

Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ………………………………

Địa điểm sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:

Địa điểm nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:

Đề nghị Quí cơ quan

 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

  • Sản xuất hoạt chất                                                   
  • Sản xuất thuốc kỹ thuật                                    
  • Sản xuất thành phẩm từ thuốc kỹ thuật          
  • Đóng gói                                                         

 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

  • Cơ sở có cửa hàng                                                  
  • Cơ sở không có cửa hàng                                

 Cấp mới                                                             Cấp lại lần thứ ………..

Hồ sơ gửi kèm:.................................................................................................................

Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

           ……, ngày….. tháng…..năm……

 

 

 

Đại diện cơ sở

(Ký và ghi rõ họ tên)

Phụ lục XV

MẪU BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

BẨN THUYẾT MINH

ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

 

I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP

1. Đơn vị chủ quản:..............................................................................................................

Địa chỉ: ..................................................................................................................................

Điện thoại: .........................Fax:........................E-mail: ........................................................

2. Tên cơ sở: ..........................................................................................................................

Địa chỉ: ...................................................................................................................................

Điện thoại: .........................Fax:........................E-mail: ........................................................

3. Tên người đại diện (người trực tiếp quản lý sản xuất): ....................................................

Địa chỉ: ...................................................................................................................................

Điện thoại: ....................Mobile: ....................Fax:................... E-mail: ...............................

4. Trạm cấp cứu gần nhất: ...................................................................................................

Địa chỉ: ...................................................................................................................................

Điện thoại: ................................Fax:........................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): ..................................................................................................

5. Đơn vị cứu hỏa gần nhất (km): ........................................................................................

Địa chỉ: ....................................................................................................................................

Điện thoại: ................................Fax:.........................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): .................................................................................................

6. Đồn cảnh sát gần nhất: ....................................................................................................

Địa chỉ: ....................................................................................................................................

Điện thoại: ................................Fax:........................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): .................................................................................................

7. Tên khu dân cư gần nhất: ................................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): .................................................................................................

8. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư về hoạt động sản xuất thuốc bảo vệ thực vật: ...................................

9. Loại hình hoạt động

 

- DN nhà nước                                    

- DN liên doanh với nước ngoài   

- DN tư nhân                                        

 

- DN 100% vốn nước ngoài                  

- DN cổ phần                           

- Khác: (ghi rõ loại hình)  

....................................................

 

10. Loại hình sản xuất

- Sản xuất hoạt chất                                                 

- Sản xuất thành phẩm từ thuốc kỹ thuật            

- Sản xuất thuốc kỹ thuật                                          

- Đóng gói                                                       

11. Công suất thiết kế: .........................................................................................................

 

II. TÓM TẮT ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT

1. Nhà xưởng, trang thiết bị:

- Sơ đồ tổng thể mặt bằng sản xuất (bản vẽ kèm theo)   

- Sơ đồ bố trí các thiết bị sản xuất chính (bản vẽ kèm theo)        

- Sơ đồ bố trí kho thuốc (bản vẽ kèm theo)                                

- Diện tích khu vực sản xuất (m2): .......................................................................................

+ Khu vực sản xuất:   chiều dài (m): .............. chiều rộng (m): ..................................

+ Khu vực kho:           chiều dài (m): ............... chiều rộng (m): ..........chiều cao: ..........

+ Khu vực kiểm tra chất lượng: chiều dài (m): .............. chiều rộng (m): ...................

* trường hợp có nhiều khu vực sản xuất, kho thì liệt kê.

2. Quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

 

 STT

Dạng thành phẩm

Tên thương phẩm

(nếu có)

Hoạt chất                  (ghi rõ thành phần,hàm lượng)

Mã số quy trình

Ghi chú

  1. Sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật

1

 

 

 

 

Quy trình kèm theo

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Sản xuất thành phẩm từ thuốc kỹ thuật

1

 

 

 

 

Quy trình kèm theo

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Đóng gói

1

EC

 

 

 

 

2

SC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quy trình sản xuất được xây dựng cho mỗi sản phẩm, mỗi cỡ lô sản xuất và được phê duyệt bởi người có thẩm quyền của cơ sở. Quy trình cần có các thông tin: tên sản phẩm, mã số của quy trình, mục đích, định mức sản xuất (danh mục nguyên liệu và phụ gia, định lượng của từng loại, lượng thành phẩm dự kiến và giới hạn cho phép, hao hụt), địa điểm, thiết bị sử dụng chủ yếu, các bước tiến hành (ví dụ: kiểm tra nguyên liệu, trình tự thêm các nguyên vật liệu, thời gian, tốc độ nhiệt độ trộn...), kiểm tra chất lượng và các giới hạn tương ứng, ghi chép nhật ký, nhập kho, bảo quản, bao bì, nhãn mác, vệ sinh, các điểm phải lưu ý.

3. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung

.......................................................................................................................................................

4. Dây chuyền, thiết bị sản xuất chính

 

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Hệ thống phụ trợ

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Nhân lực

- Sơ đồ tổ chức bộ máy liên quan trực tiếp đến sản xuất: (bản vẽ kèm theo)

- Danh sách nhân sự (bao gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển, hóa chất nguy hiểm):

 

TT

Họ và tên

Năm sinh

Nam/Nữ

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Chức vụ, chức danh

Những khóa đào tạo đã tham gia

 

Điều kiện sức khỏe

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

- Người trực tiếp quản lý, điều hành cơ sở sản xuất phải có trình độ đại học chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học;

- Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có Giấy chứng nhận sức khỏe của theo quy định của Bộ Y tế;

- Người trực tiếp sản xuất phải có Giấy chứng nhận tập huấn an toàn hoá chất bảo vệ thực vật của theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Nguồn nước

- Nước công cộng                              

- Nước giếng khoan     

8. Hệ thống xử lý chất thải

- Nước thải:      Có                            Không 

- Khí thải:                       Có                            Không 

- Chất thải rắn: (bao gồm cả cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý) …………………………...

9. Trang thiết bị bảo hộ lao động

 ....................................................................................................................................................

10. Trang thiết bị phòng chống cháy nổ

…………………………………………....................................................................................

11. Phòng thử nghiệm                        

 Có (tiếp tục khai báo mục 11.1)

 Không (tiếp tục khai báo mục 11.2)

11.1. Nếu có, khai tiếp các thông tin sau:

a) Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 17025-2005 hoặc tương đương:

 Được chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận ................................................................

 Cơ sở tự áp dụng

b) Thiết bị thử nghiệm

 

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

c) Chỉ tiêu thử nghiệm:

 

STT

Chỉ tiêu

Phương pháp

Ghi chú

  1. Hàm lượng hoạt chất

1

 

 

 

...

 

 

 

  1. Tạp chất

1

 

 

 

...

 

 

 

  1. Tính chất hóa lý

1

 

 

 

...

 

 

 

 

 (Đánh dấu * đối với các chỉ tiêu thử nghiệm được công nhận/ chỉ định bởi các tổ chức chứng nhận/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

d) Nhân lực

 

STT

Họ và tên

Năm sinh

Nam/Nữ

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Chức vụ, chức danh

Những khóa đào tạo đã tham gia

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11.2. Nếu không có, khai báo tên những đơn vị phân tích cơ sở có hợp đồng kiểm tra chất lượng thành phẩm

......................................................................................................................................................

12. Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001:2008 hoặc tương đương

 Được chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận ...........................................................................

 Cơ sở tự áp dụng.

13. Hệ thống quản lý môi trường phù hợp ISO 14001:2010 hoặc tương đương

 Được chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận ...........................................................................

 Cơ sở tự áp dụng.

14. Những thông tin khác

......................................................................................................................................................

 

    ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP

                                                                                                 (Ký tên, đóng dấu )

 

Phụ lục XVI

MẪU BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

                                  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                        Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

BẢN THUYẾT MINH

ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Kính gửi: Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

 

I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP

1. Đơn vị chủ quản: ....................................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................................

Điện thoại: .................................Fax:.................................E-mail: ..............................................

2. Tên cơ sở: ..................................................................................................... .........................

Địa chỉ: .......................................................................................................................................

Điện thoại: .................................Fax:.................................E-mail: ..............................................

3. Loại hình hoạt động

 

- DN nhà nước                                        

- DN liên doanh với nước ngoài   

- DN tư nhân                                        

- DN 100% vốn nước ngoài                  

- DN cổ phần                          

- Hộ buôn bán                          

- Khác: (ghi rõ loại hình)

……………………………………

 

4. Năm bắt đầu hoạt động: ………………………………………………………………........

5. Số đăng ký/ngày cấp/cơ quan cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

……………………………………………………………………………………….................

II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN

1. Cửa hàng (áp dụng đối với cơ sở có cửa hàng)

- Diện tích cửa hàng: ………….m2

- Diện tích/công suất khu vực chứa/ kho chứa hàng hóa: …………. m2  hoặc ................... tấn

- Danh mục các trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ:

2. Nhân lực:

Danh sách nhân lực, trong đó:

- Chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này (Ghi rõ tên loại văn bằng, giấy chứng nhận; ngày cấp; thời hạn hiệu lực; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).

- Chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Y tế (Ghi rõ ngày cấp; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).

- Những thông tin khác.

3. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật

 Có (tiếp tục khai báo mục 3.1)

 Không (tiếp tục khai báo mục 3.2)

3.1. Nếu có, cung cấp các thông tin sau:

Nơi chứa thuốc:            từ 5000 kg trở lên                              dưới 5000 kg   

Kích thước kho:  chiều dài (m): .............. chiều rộng (m): ............ chiều cao: .....................

Thông tin về nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:                                                                                    

a) Tên người đại diện: ................................................................................................................

Địa chỉ: ......................................................................................................................................

Điện thoại: ....................Mobile: ....................Fax:................... E-mail: ...................................

b) Trạm cấp cứu gần nhất: ...........................................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................................

Điện thoại: ................................Fax:............................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): .....................................................................................................

c) Đơn vị cứu hỏa gần nhất (km): ................................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................................

Điện thoại: ................................Fax:.............................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): ......................................................................................................

d) Đồn cảnh sát gần nhất: .............................................................................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................................................

Điện thoại: ................................Fax:............................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): ......................................................................................................

đ) Tên khu dân cư gần nhất: .........................................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): ......................................................................................................

3.2. Nếu không có kho riêng, nêu tên những đơn vị mà cơ sở có hợp đồng thuê kho (kèm hợp đồng thuê kho):.............................................................................................................................

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN

                                                                                            (Ký tên, đóng dấu  nếu có)

 

Phụ lục XVII

MẪU BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

Số:              /…………

        …………..,ngày         tháng         năm 20..

 

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ

ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Căn cứ Thông tư số …./…./TT-BNNPTNT ngày …. tháng ….  năm 20…  của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật;

Căn cứ Quyết định số……ngày………     của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật về việc thành lập Đoàn đánh giá.

Hôm nay, ngày………………………………..tại ……………………………………

Địa chỉ:.......................................................................................................................................

Chúng tôi gồm:                                

Đại diện Đoàn đánh giá:

1. Ông/ Bà:....................................................................... ,Chức vụ : .........................................

2. Ông/ Bà: ................................................................. .., Chức vụ : ...........................................

3. Ông/ Bà: ................................................................... , Chức vụ : ...........................................

Đại diện cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:

1. Ông/Bà:....................................................................... , Chức vụ : .........................................

2. Ông/Bà:....................................................................... , Chức vụ : .........................................

1. Nội dung đánh giá

..................................................................................................................................................

2. Loại hình sản xuất

 Sản xuất hoạt chất                            Sản xuất thuốc kỹ thuật

 Sản xuất thành phẩm từ thuốc kỹ thuật           Sang chai, đóng gói            

3. Số dạng sản phẩm đề nghị

..................................................................................................................................................

4. Kết quả đánh giá:................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

5. Kiến nghị của Đoàn đánh giá:................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

6. Kết luận của Đoàn đánh giá:...................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

7. Ý kiến của cơ sở:...................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

Biên bản đã được đọc lại cho Đoàn đánh giá, đại diện cơ sở cùng nghe và thống nhất ký tên vào biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý ngang nhau. Đoàn đánh giá giữ 01 bản và 01 bản lưu tại cơ sở làm căn cứ thi hành.

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

                             ĐẠI DIỆN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục XVIII

MẪU BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

      

         SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT …

CHI CỤC ............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:……… /………

        …………..,ngày ... tháng năm …..

 

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 

 

Căn cứ Thông tư số …./…./TT-BNNPTNT ngày …. tháng ….  năm 20…  của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật;

Căn cứ Quyết định số……ngày……… của Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật  ……… về việc thành lập Đoàn đánh giá.

Hôm nay ngày……………..tại ……………………………………………………....

Địa chỉ :.................................................................................................................... ……………..

Chúng  tôi gồm:                                

Đại diện Đoàn đánh giá:

1. Ông/ Bà: ..................................................................... , Chức vụ : .........................................

2. Ông/ Bà: ................................................................... , Chức vụ : ...........................................

Đại diện cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:

1. Ông/Bà:....................................................................... , Chức vụ : .........................................

2. Ông/Bà:....................................................................... , Chức vụ : .........................................

Tiến hành đánh giá điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở....................

1. Nội dung, kết quả đánh giá: ………………………………………………………………

..................................................................................................................................................

2. Kết luận của Đoàn đánh giá:...................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

3. Kiến nghị của Đoàn đánh giá:................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

4. Ý kiến của cơ sở:...................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

Biên bản đã được đọc lại cho Đoàn đánh giá, đại diện cơ sở cùng nghe và thống nhất ký tên vào biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý ngang nhau. Đoàn đánh giá giữ 01 bản và 01 bản lưu tại cơ sở làm căn cứ thi hành.

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

( Ký tên, đóng dấu)

                             ĐẠI DIỆN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ

 

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Phụ lục XX

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT …

  CHI CỤC ................................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

 ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Số:…………….

 

Tên cơ sở:  ……………………………………………………………………………….

Địa chỉ:    ………………………………………………………………………………...

Điện thoại:  …………………                 Fax: ………………………….

 

Tên đơn vị chủ quản:  .…………………………………………………………………..

Địa chỉ:    ………………………………………………………………………………..

Điện thoại:  …………………                 Fax: ………………………….

hoặc

Chủ cơ sở: ………………………………………………………………………………

Số chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp: …………… Nơi cấp: …………

Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………………

Điện thoại:  ………………………………   Fax: ………………………………….......…….

Địa điểm cửa hàng buôn bán:    …………………………………………………...……

Được công nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến  ngày…….tháng….năm….

 

                                                                            ………., ngày         tháng       năm  

                                                                                         CHI  CỤC TRƯỞNG

 

 

 

Phụ lục XXI

MẪU KẾ HOẠCH HOẶC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA,

ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN

TÊN ĐƠN VỊ

 

 

KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỤ CỐ HÓA CHẤT

CỦA …………………

 

I. Mở đầu

  1. Giới thiệu về dự án hoặc cơ sở hóa chất.
  2. Tính cần thiết phải lập Kế hoạch.
  3. Các căn cứ pháp lý lập Kế hoạch.

 

II. Phần thứ nhất

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN, CƠ SỞ HÓA CHẤT

  1. Thông tin về quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.
  2. Các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác, danh mục thiết bị sản xuất chính.
  3. Công nghệ sản xuất.
  4. Bản kê khai tên hoá chất, khối lượng, đặc tính lý hoá học, độc tính của mỗi loại hoá chất nguy hiểm là nguyên liệu, hoá chất trung gian và hoá chất thành phẩm. Trường hợp các loại hoá chất trong dự án, cơ sở hóa chất đã có phiếu an toàn hoá chất hoặc đã được chứng nhận hoàn thành khai báo theo quy định, tổ chức, cá nhân có dự án, cơ sở hoá chất có thể sử dụng phiếu an toàn hoá chất hoặc chứng nhận hoàn thành khai báo thay cho bản kê khai đặc tính hoá chất.
  5. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hoá chất nguy hiểm, bao gồm:
  • Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hoá chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại;
  • Yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo, điều kiện về cơ sở thiết kế chế tạo. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành;
  • Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện;
  • Các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án, cơ sở hóa chất.
  1. Mô tả điều kiện địa lý, địa hình, đặc điểm khí tượng thuỷ văn khu vực thực hiện dự án, cơ sở hóa chất.
  2. Bản danh sách các công trình công nghiệp, quân sự, khu dân cư, hành chính, thương mại, các công trình tôn giáo, các khu vực nhạy cảm về môi trường trong phạm vi 1000 m bao quanh vị trí dự án, cơ sở hóa chất. 

 

III. Phần thứ hai

DỰ BÁO NGUY CƠ XẢY RA SỰ CỐ VÀ KẾ HOẠCH KIỂM TRA,

GIÁM SÁT CÁC NGUỒN NGUY CƠ SỰ CỐ HÓA CHẤT

  1. Lập bản danh sách các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hoá chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hoá chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực. Liệt kê các sự cố rò rỉ, tràn đổ hoặc cháy nổ hóa chất nguy hiểm có thể xảy ra tại từng điểm nguy cơ, phân tích nguyên nhân, điều kiện xảy ra sự cố.
  2. Xây dựng các giải pháp phòng ngừa sự cố và lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố: Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; quy định thành phần kiểm tra, trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát; quy định lưu giữ hồ sơ kiểm tra.

 

IV. Phần thứ ba

DỰ BÁO TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ HÓA CHẤT

VÀ PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ

  1. Dự kiến diễn biến tình huống sự cố, ước lượng về hậu quả tiếp theo, phạm vi tác động, mức độ tác động đến người và môi trường xung quanh khi sự cố không được kiểm soát, ngăn chặn. Việc xác định hậu quả phải dựa trên mức độ hoạt động lớn nhất của thiết bị hoặc khu vực lưu trữ hoá chất nguy hiểm.
  2. Phương án ứng phó đối với các sự cố đã dự báo. Kế hoạch phối hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài ứng phó sự cố. Kế hoạch sơ tán người, tài sản.

 

V. Phần thứ tư

NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

  1. Bản nhân lực ứng phó sự cố hóa chất: Dự kiến về hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp cứu hộ, xử lý sự cố.
  2. Bản liệt kê trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hoá chất: Tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố.
  3. Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.
  4. Kế hoạch huấn luyện và diễn tập theo định kỳ.

VI. Phần thứ năm

PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SỰ CỐ HÓA CHẤT

Phương án khắc phục hậu quả sự cố hoá chất được lập theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội dung của phương án khắc phục hậu quả sự cố hoá chất bao gồm các vấn đề sau: 

  1. Biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân trong vùng.
  2. Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
  3. Bản hướng dẫn chi tiết các biện pháp kỹ thuật thu gom và làm sạch khu vực bị ô nhiễm do sự cố hóa chất.

 

VII. Phần thứ sáu

KẾT LUẬN

  1. Đánh giá của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
  2. Cam kết của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.
  3. Những kiến nghị của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.

(Kiến nghị về những nội dung nằm ngoài thẩm quyền của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành dự án, cơ sở hóa chất).

 

Phụ lục

CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO

  1. Bản đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất.
  2. Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hoá chất dự kiến trong mặt bằng dự án, cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất).
  3. Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hoá chất nguy hiểm tại các thiết bị sản xuất chính, thiết bị chứa trung gian.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo (nếu có): Bao gồm tên tài liệu tham khảo, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản./.

 

Phụ lục XXII

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN, TẬP HUẤN AN TOÀN HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

I. ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH 03 THÁNG

 

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT …

CHI CỤC ....................

 

 

                 Số: …………….                

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

  GIẤY CHỨNG NHẬN BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN

 VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

                   

CHI CỤC ...................

Chứng nhận:

 

Ông/Bà: ..........................................................................................................

                  Ngày, tháng, năm sinh:...................................................................................

Nơi sinh:..........................................................................................................

                  Địa chỉ:...........................................................................................................

Đã hoàn thành chương trình

"Bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật"

                        Thời gian từ ngày: ....................................đến ngày ...................

                        Giấy chứng nhận này có giá trị trên toàn quốc và không thời hạn.

                                   

   .............., ngày ..... tháng ...... năm .......

                                                                                      CHI CỤC TRƯỞNG

                                                                                        (ký tên, đóng dấu) 

 

 

                                                                                                        

 

 

II. ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH 03 NGÀY

 

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT ...

CHI CỤC ..............................

 

          
       Số: …………….

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

 

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN

AN TOÀN HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

               

      Ông/Bà: ..............................................................................................................

      Ngày, tháng, năm sinh:........................................................................................

      Nơi sinh:..............................................................................................................

      Địa chỉ:................................................................................................................

      Đã tham dự lớp:

"Tập huấn an toàn hóa chất bảo vệ thực vật"

      Thời gian từ ngày: ....................................đến ngày ...................

          

   .............., ngày ..... tháng ...... năm .......

                                                                CHI CỤC TRƯỞNG                                                           

 (ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục XXIII

MẪU BÁO CÁO XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

                                                                                                                                                                                

I. THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHẬP KHẨU KHÔNG YÊU CẦU GIẤY PHÉP

 

Đơn vị: (tên tổ chức nhập khẩu thuốc BVTV)

 

 

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (không yêu cầu giấy phép)

(6 tháng đầu năm 20 ……/ năm  20….)

 

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

STT

Tên thuốc BVTV

Loại thuốc

Số lượng

Mục đích nhập khẩu

Xuất xứ

Đơn giá

Trị giá

Ghi chú

Thuốc kỹ thuật          (Tên hoạt chất,

hàm lượng)

Thuốc thành phẩm

(Dạng, hàm lượng)

Số lượng (kg, lít)

Quy đổi

(kg a.i)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT XUẤT KHẨU

 

Đơn vị: (tên tổ chức xuất khẩu thuốc BVTV)

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (không yêu cầu giấy phép)

(6 tháng đầu năm 20 ……/ năm  20….)

 

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

STT

Tên thuốc BVTV

Loại thuốc

Số lượng

Loại hình xuất khẩu

Nước nhập khẩu

Đơn giá

Trị giá

Ghi chú

Thuốc kỹ thuật          (Tên hoạt chất,

hàm lượng)

Thuốc thành phẩm

(Dạng, hàm lượng)

Số lượng (kg, lít)

Quy đổi

(kg a.i)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP

 

Đơn vị: (tên tổ chức nhập khẩu thuốc BVTV)

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT THEO GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU                                                                                                                                        

(6 tháng đầu năm 20 ……/ năm  20….)

 

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

 

Số GP

Ngày cấp

Tên thuốc BVTV

Số lượng

Mục đích nhập khẩu

Loại thuốc

Tình hình sử dụng

Nước xuất

Ghi chú

Thuốc kỹ thuật          (Tên hoạt chất,

hàm lượng)

Thuốc thành phẩm

(Dạng, hàm lượng)

Số lượng (kg, lít)

Quy đổi

(kg a.i)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục XXIV

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC

CHẤT LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHẬP KHẨU

(Có giá trị đến ngày ...... tháng .......năm ......)

 

Kính gửi: Tổ chức đánh giá sự phù hợp

Địa chỉ:……………………………………………………………………………......................

Điện thoại:……………………………………. Fax:…………………………………………..

Tổ chức, cá nhân:........................................................................................................................

Địa chỉ:..........................................................................................................................................

Điện thoại:............................................................Fax:..................................................................

Đăng ký kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật sau:

                                                                                                             

STT

TÊN HÀNG

MÃ SỐ

XUẤT XỨ

LƯỢNG HÀNG

ĐƠN VỊ TÍNH

GHI CHÚ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đăng ký kiểm tra lô hàng nói trên tại địa điểm (địa điểm, sơ đồ kho lưu chứa thuốc bảo vệ thực vật để kiểm tra):

Hồ sơ kèm theo gồm có:

- Hợp đồng số:…………………………

- Hóa đơn số:…………………………..

- Vận đơn số:………………………….

- Lược khai hàng hóa số:……………...

- Giấy CNCL/ATVS số:……………………..

- Giấy chứng nhận xuất xứ:………….............

- Giấy phép nhập khẩu (đối với loại thuốc

  bảo vệ thực vật yêu cầu giấy phép):………

Chúng tôi xin cam đoan và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật:

1. Giữ nguyên trạng hàng hóa tại địa điểm đăng ký trên và xuất trình hàng hóa cùng hồ sơ Hải quan để .....(Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp) thực hiện việc kiểm tra chất lượng lô hàng này.

2. Chỉ đưa hàng hóa vào gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán, sử dụng khi được … (Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp) cấp thông báo chứng nhận lô hàng đạt yêu cầu chất lượng.

TÊN TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

Vào sổ đăng ký số:

........., ngày ....... tháng ....... năm .........

(Ký tên, đóng dấu)

........., ngày ....... tháng ....... năm .........

TỔ CHỨC NHẬP KHẨU

(Đại diện tổ chức )

(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục XXV

MẪU BIÊN BẢN LẤY MẪU KIỂM TRA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

(Tên cơ quan chủ quản)

 CƠ QUAN KIỂM TRA...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

        Số ….....

BIÊN BẢN LẤY MẪU KIỂM TRA

CHẤT LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHẬP KHẨU

 

Theo giấy đăng ký kiểm tra:............................................Ngày ......./........./..................................

Tên chủ hàng:................................................................................................................................

Nơi lấy mẫu:..................................................................................................................................

Thời gian lấy mẫu:........................................................................................................................

Tên người lấy mẫu: ......................................................................................................................

1. Quy định về lấy mẫu:

 

 TT

Tên thuốc, tên hoạt chất thuốc BVTV

Cỡ lô

(kg)

Số lượng mẫu lấy để kiểm tra (g, l)

Phương pháp lấy mẫu

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đặc điểm lô hàng: 

Ký mã hiệu:......................................................Ngày sản xuất:.....................................................

Quy cách đóng gói:.......................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Tình trạng mẫu:.............................................................................................................................

3. Các chỉ tiêu yêu cầu kiểm tra/thử nghiệm:................................................................................

Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua, mỗi bên giữ 01 bản.

 

Đại diện tổ chức, cá nhân

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người lấy mẫu

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Phụ lục XXVI

MẪU THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC CHẤT LƯỢNG

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHẬP KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

TÊN, LOGO TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

Số:...........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                

                               …., ngày…….tháng……. năm………

 

                                        THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC

CHẤT LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHẬP KHẢU

CERTIFICATE OF QUALITY CONTROL FOR IMPORT PESTICIDE

 

 

Tên hàng/Name of goods:………………………………………………………………………

Mã số hàng hóa/Code of goods:…………………………………………………………………

Ký/Nhãn hiệu hàng hóa/Goods marking:……………………………………………………….

Ngày sản xuất.........................................., Thời hạn sử dụng     ......................................................

Số lượng, trọng lượng/ Quantity/ volume:………………………………………………………

Thuộc tờ khai hải quan số/ Goods declaration number:………………………………………...

ngày/date:………………………………………………………………………………………..

Đã làm thủ tục hải quan tại hải quan/Customs office:…………………………………………..

Hợp đồng số/Contract number:…………………………………………………………………

Phiếu đóng gói số/ Packing list number:………………………………………………………..

Hóa đơn số/ Invoice number:……………………………………………………………………

Vận đơn số/ B.L number:………………………………………………………………………..

Tổ  chức, cá nhân nhập khẩu/ Importer: ………………………………………………………..

Địa chỉ, số điện thoại/ Address, phone number:…………………………………………...........

Giấy đăng ký kiểm tra số/ Registration number of quality control:…………………………….

Ngày lấy mẫu kiểm tra/ Date of control:………………………………………………………..

Địa điểm lấy mẫu kiểm tra/ Location of control:……………………………………………….

Căn cứ kiểm tra/ Specification for control:……………………………………………………..

KẾT QUẢ KIỂM TRA/CONTROL RESULT

¨ Lô hàng đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu/ the goods are found to be comformity with quality requirement for import.

¨ Lô hàng không đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu (nêu cụ thể lý do không đạt theo chỉ tiêu kiểm tra hàm lượng, vật lý, kết quả kiểm tra chi tiết…)/ the goods are not found to be comformity with quality requirement for import.

* Hồ sơ kiểm tra được gửi kèm theo Thông báo này.

Nơi nhận/sent to:                                                              

- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu;                                          

- Hải quan cửa khẩu;

- Lưu Tổ chức đánh giá.

TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Phụ lục XXVII

MẤU BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KIỂM TRA

CHẤT LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHẬP KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

(Tên cơ quan chủ quản)

 TÊN TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                               

                                …., ngày…….tháng……. năm………

               Số …../BC-

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHẬP KHẨU

(Số liệu ........... năm 200 ..... tính từ ngày ...... đến ngày ....)

 

Kính gửi: .........................

 

                                     

1. Tổng số lô hàng đã đăng ký kiểm tra: ........................ lô, trong đó:

- Số lô đã qua kiểm tra đạt yêu cầu: ...................................lô (chi tiết xem bảng 1)

- Số lô không đạt yêu cầu: .................................................lô (chi tiết xem bảng 2)

2. Tình hình khiếu nại: (lô hàng, doanh nghiệp nhập khẩu, tình hình khiếu nại và giải quyết ...) ...............................................................................................................................

..............................................................................................................................................

3. Kiến nghị: .......................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

 

Bảng 1. Kết quả kiểm tra chất lượng các lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu

 

 

TT

Số hồ sơ

Tên người nhập khẩu

Địa chỉ ĐT/fax

Tên thuốc BVTV

Số lượng

Xuất xứ

Ghi chú

Thuốc kỹ thuật          (Tên hoạt chất,

hàm lượng)

Thuốc thành phẩm

(Dạng, hàm lượng)

Số lượng (kg, lít

Quy đổi (kg a.i)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2. Kết quả kiểm tra chất lượng các lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu

 

TT

Số hồ sơ

Tên người nhập khẩu

Địa chỉ ĐT/fax

Tên thuốc BVTV

Số lượng

Xuất xứ

Lý do không đạt

Thuốc kỹ thuật          (Tên hoạt chất,

hàm lượng)

Thuốc thành phẩm

(Dạng, hàm lượng)

Số lượng (kg, lít

Quy đổi (kg a.i)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:                                                                                                            

- Như trên;

- Lưu VT, Tổ chức đánh giá.

 

TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục XXVIII

MẪU BIÊN BẢN VI PHẠM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

(Tên cơ quan chủ quản)

  TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ

SỰ PHÙ HỢP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

        Số …..

BIÊN BẢN

Về việc vi phạm quy định kiểm tra nhà nước chất lượng

thuốc bảo vệ thực vật  nhập khẩu

 

 ….., ngày........tháng.......năm........

Tên tôi là:.....................................................Chức vụ:.................................................................

Khi kiểm tra lô hàng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu tại:...........................................................

Theo Giấy đăng ký kiểm tra về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu số ……………………………..……………...........................  ngày..........tháng.........năm.............

của tổ chức, cá nhân nhập khẩu:...................................................................................................

Địa chỉ:..........................................................................................................................................

Đã có hành vi, vi phạm quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu.

Nội dung vi phạm: Đánh dấu (x) vào ô vi phạm.

¨ Lô hàng không để đúng vào kho đã đăng ký với cơ quan kiểm tra nhà nước

¨ Lô hàng không đúng với hồ sơ hải quan (tên hàng, số lượng...)

¨ Lô hàng không còn nguyên trạng

¨ Lô hàng đã đưa vào sử dụng (toàn bộ, một phần....)

¨ Các vi phạm khác (nêu rõ):......................................................................................................

Ý kiến của người vi phạm:............................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Biên bản này lập tại:....................................và được lập thành 03 bản (01 bản do tổ chức đánh giá sự phù hợp giữ, 01 bản do chủ hàng giữ, 01 bản chuyển cho Cục Bảo vệ thực vật).

 

Đại diện tổ chức, cá nhân

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người lập biên bản

(Ký, ghi rõ họ tên)

Phụ lục XXIX

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Kính gửi: Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật  tỉnh …..

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép vận chuyển..............................................................

Địa chỉ:..........................................................................................................................................

Điện thoại  ……………………………Fax..................................................................................

Quyết định thành lập doanh nghiệp số  …………ngày…..tháng ……năm……….....................

Đăng ký doanh nghiệp số………………………ngày…….tháng …….năm…………...............

tại……………………………………………………………………………………..................

Số tài khoản…………………….Tại ngân hàng……………………………………..................

Họ tên người đại diện pháp luật………………………Chức danh…………………..................

CMND/Hộ chiếu số………………….do………………cấp ngày…./…./…………...................

Hộ khẩu thường trú…………………………………………………………………...................

Đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp “Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật” đối với loại thuốc bảo vệ thực vật sau:

 

STT

Tên thuốc BVTV/                hoạt chất

Số UN

Loại, nhóhàng

Số hinguhiểm

Khlưn vn chuyển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

cho phương tiện giao thông ……………………………………………………………………..

(lưu ý: ghi rõ loại phương tiện vận chuyển, trọng tải phương tiện, biển kiểm soát, tên chủ phương tiệntên người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người áp tải hàng, số CMND/Hộ chiếu, hộ khẩu thường trú).

Tôi cam kết đảm bảo an toàn để tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.

........., ngày..........tháng .......năm...........

Người làm đơn

(Ký tên, đóng dấu)

        

Phụ lục XXX

MẪU GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT …

CHI CỤC ............................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

GIẤY PHÉP

VẬN CHUYỂN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT  

 

1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép vận chuyển..........................................................

2. Tên phương tiện, biển kiểm soát (1)…......................................................................................

3. Tên chủ phương tiện giao thông .………………………….....................................................

CMND/Hộ chiếu số………………….do………………cấp ngày…./…./…………...................

Hộ khẩu thường trú…………………………………………………………………...................

4. Tên người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (2)………….....................................

CMND/Hộ chiếu số………………….do………………cấp ngày…./…./…………...................

Hộ khẩu thường trú…………………………………………………………………...................

5. Tên người áp tải hàng (nếu có)

6. Hàng hoá được vận chuyển:                               

STT

Tên thuốc BVTV/                hoạt chất

Số UN

Loại, nhóhàng

Số hinguhiểm

Khlưn vn chuyển (3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Hành trình (4) từ …………………………đến ………………………………….....................

8. Thời gian bắt đầu vận chuyển………………………………………………….......................

9. Thời hạn hiệu lực của giấy phép vận chuyển:………………………………..........................

        ............, ngày..........tháng ........năm.........

               CHI CỤC TRƯỞNG

     (Ký tên, đóng dấu)

Vào sổ đăng ký số:

Ngày ......tháng......năm....

 

Ghc:

(1), (2) Trường hợp cấp phécho nhiu phương tin, nhiu người điu khin phương tin thì Giấy phép bổ sung thêm Phụ lục danh sách phương tiện, người điều khiển phương tiện. 

(3), (4) Trường hợp khối lượng vchuyn khác nhau,  lịch trình vchuyđến nhiu đđim khánhau thì Giấy phép bổ sung Phụ lục chi tiết các nội dung này.

 

Phụ lục XXXI

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT …

  CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

hoặc TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO

              Số:                    

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

      HUẤN LUYỆN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG VẬN CHUYỂN,

BẢO QUẢN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận (ông, bà):..................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:............................................................. Nơi sinh:.....................................

Địa chỉ:..........................................................................................................................................

Đã tham dự lớp tập huấn:

"An toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật"

Thời gian từ ngày: .......................... đến ngày ...................

Giấy chứng nhận này có giá trị không thời hạn.

.............., ngày ..... tháng ...... năm .........

                                       CHI CỤC TRƯỞNG                                          
 hoặc GIÁM ĐỐC CƠ SỞ ĐÀO TẠO

(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục XXXII

BÁO HIỆU NGUY HIỂM TRONG VẬN CHUYỂN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Kích thước báo hiệu nguy hiểm:    chiều dài 300 mm x chiều rộng 500 mm 

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Phụ lục XXXIII

HÌNH ĐỒ CẢNH BÁO TRONG VẬN CHUYỂN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Kích thước hình đồ cảnh báo in trên kiện hàng:              100 mm x 100 mm         

Kích thước hình đồ cảnh báo in trên container:               250 mm x 250 mm     

Kích thước hình đồ cảnh báo in trên phương tiện:          500 mm x 500 mm

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Lưu ý: Đường viền hình vuông đặt lệch và đường viền hình vẽ bên trong màu đen.

Phụ lục XXXIV

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên công ty, doanh nghiệp

Số: ......        

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

......, ngày ..... tháng ...... năm  .....

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Kính gửi: Tên cơ quan có thẩm quyền

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: .......................................................

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………..............

Số điện thoại:....................................Fax:..........................E-mail:………………………….......

Số giấy phép hoạt động :………………………………………………………………………...

Họ tên và số điện thoại ngư­ời chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ:...................................................

Kính đề nghị ... (tên cơ quan có thẩm quyền) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với thuốc bảo vệ thực vật sau:

STT

Tên thuốc BVTV

Giấy chứng nhận đăng ký

Phương tiện quảng cáo

1.

 

 

 

 

 

 

 

Các tài liệu gửi kèm:

1.....................................................................................................................................................

2.....................................................................................................................................................

3………………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đại diện tổ chức, cá nhân

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Phụ lục XXXV

GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên cơ quan chủ quản

Tên cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

……., ngày………tháng…….năm 20.

 

GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Số:                   /20... /XNQC-ký hiệu viết tắt của cơ quan có thẩm quyền

(Tên cơ quan có thẩm quyền)..........xác nhận:

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: .......................................................

…...................................................................................................................................................

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………..............

Số điện thoại:.............................Fax:..........................E-mail:…………………………..............

có nội dung quảng cáo (1) các thuốc bảo vệ thực vật trong bảng dưới đây phù hợp với quy định hiện hành. 

STT

Tên thuốc BVTV

Giấy chứng nhận đăng ký

Phương tiện quảng cáo

1.

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật đúng nội dung đã được xác nhận.

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên,đóng dấu)

 

 

1. Nội dung quảng cáo được đính kèm Giấy xác nhận này .

 

 

Phụ lục XXXVI

CÁC NHÓM PHÂN LOẠI NGUY HẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật theo nguy hại vật chất

1. Nguy hại vật chất của thuốc bảo vệ thực vật được phân loại theo các đặc tính dưới đây:

a) Khí dễ cháy;

b) Sol khí dễ cháy;

c) Khí chịu nén;

d) Chất lỏng dễ cháy;

đ) Hợp chất sinh ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước;

e) Chất lỏng oxi hoá;

g) Chất rắn oxi hoá;

h) Ăn mòn kim loại.

2. Chi tiết phân loại và tiêu chuẩn phân loại các nguy hại vật chất của thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 04/2012/TT-BCT ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định phân loại và ghi nhãn hoá chất (Sau đây gọi tắt là Thông tư số 04/2012/TT-BCT ).

II. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật theo mức độ nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người

1. Các nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người

a) Độc cấp tính;

b) Ăn mòn da;

c) Tổn thương mắt;

d) Tác nhân nhạy hô hấp hoặc da;

e) Khả năng gây đột biến tế bào mầm;

g) Khả năng gây ung thư;

h) Độc tính sinh sản.

2. Chi tiết phân loại và tiêu chuẩn phân loại của thuốc bảo vệ thực vật theo mức độ nguy hại ảnh hưởng đến sứa khỏe con người được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 04/2012/TT-BCT.

III. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật theo mức độ nguy hại ảnh hưởng đến  môi trường

1. Các nguy hại ảnh hưởng đến môi trường

a) Môi trường nước;

b) Ảnh hưởng đến tầng ô-zôn.

2. Chi tiết phân loại và tiêu chuẩn phân loại của thuốc bảo vệ thực vật theo mức độ nguy hại ảnh hưởng đến môi trường được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 04/2012/TT-BCT.

Phụ lục XXXVII

HÌNH ĐỒ CẢNH BÁO, TỪ CẢNH BÁO, CẢNH BÁO NGUY CƠ, VẠCH MÀU     TRÊN NHÃN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT      

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Mục 1

NGUY HẠI VẬT CHẤT

 

Bảng 1. Khí dễ cháy

Yếu tố ghi nhãn

Loi 1

                   Loại 2

Hình đồ cảnh báo

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Không có biểu tượng

Tên gọi hình đồ

Ngọn lửa

 

Từ cảnh báo

Nguy hiểm

Cảnh báo

Cảnh báo nguy cơ

Khí rất dễ cháy

Khí dễ cháy

 

 

Bảng 2. Sol khí dễ cháy

Yếu tố ghi nhãn

Loi 1

                    Loại 2                 

Hình đồ cảnh báo

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Tên gọi hình đồ

Ngọn lửa

Ngọn lửa

Từ cảnh báo

Nguy hiểm

Cảnh báo

Cảnh báo  nguy cơ

Sol khí rất dễ cháy

Sol khí dễ cháy

 

 

Bảng 3. Kchịu nén

Yếu tố ghi nhãn

Khí nén

Khí hoá lỏng

Khí hoá lỏng đông lạnh

Khí hoà tan

Hình đồ cảnh báo

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Tên gọi hình đồ

Bình khí

Bình khí

Bình khí

Bình khí

Từ cảnh báo

Cảnh báo

Cảnh báo

Cảnh báo

Cảnh báo

Cảnh báo  nguy cơ

Chứa khí dưới áp suất; có thể nổ nếu gia nhiệt

Chứa khí dưới áp suất; có thể nổ nếu gia nhiệt

Chứa khí đông lạnh, có thể gây bỏng lạnh hay bị thương

Chứa khí dưới áp suất; có thể nổ nếu gia nhiệt

 

 

Bảng 4. Chất lỏng dễ cháy

Yếu tố ghi nhãn

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Hình đồ cảnh báo

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Không có hình đồ

Tên gọi hình đồ

Ngọn lửa

Ngọn lửa

Ngọn lửa

 

Từ cảnh báo

Nguy hiểm

Nguy hiểm

Cảnh báo

Cảnh báo

Cảnh báo  nguy cơ

Hơi và chất lỏng rất dễ cháy

Hơi và chất lỏng rất dễ cháy

Hơi và chất lỏng dễ cháy

Chất lỏng dễ cháy

 

 

Bảng 5. Hợp chất sinh ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước

Yếu tố ghi nhãn

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Hình đồ cảnh báo

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Tên gọi hình đồ

Ngọn lửa

Ngọn lửa

Ngọn lửa

Từ cảnh báo

Nguy hiểm

Nguy hiểm

Cảnh báo

Cảnh báo  nguy cơ

Khi tiếp xúc với nước giải phóng khí dễ cháy mà có thể tự bắt cháy

Khi tiếp xúc với nước giải phóng khí dễ cháy

Tiếp xúc với nước giải phóng khí dễ cháy

 

 

Bảng 6. Chất lỏng oxy hoá

Yếu tố ghi nhãn

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Hình đồ cảnh báo

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Tên gọi hình đồ

Ngọn lửa trên vòng tròn

Ngọn lửa trên vòng tròn

Ngọn lửa trên vòng tròn

Từ cảnh báo

Nguy hiểm

Nguy hiểm

Cảnh báo

Cảnh báo  nguy cơ

Có thể gây cháy hoặc nổ, oxy hoá mạnh

Có thể cháy mạnh, chất  oxy hoá

Có thể cháy mạnh; chất oxy hoá

 

 

Bảng 7. Chất rắn oxy hoá

Yếu tố ghi nhãn

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Hình đồ cảnh báo

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Tên gọi hình đồ

Ngọn lửa trên vòng tròn

Ngọn lửa trên vòng tròn

Ngọn lửa trên vòng tròn

Từ cảnh báo

Nguy hiểm

Nguy hiểm

Cảnh báo

Cảnh báo nguy cơ

Có thể gây cháy hoặc nổ; chất oxy hoá mạnh

Có thể cháy mạnh; chất oxy hoá

Có thể cháy mạnh; chất oxy hoá

 

 

Bảng 8. Ăn mòn kim loại

Yếu tố ghi nhãn

Loại 1

Hình đồ cảnh báo

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Tên gọi hình đồ

Ăn mòn

Từ cảnh báo

Cảnh báo

Cảnh báo  nguy cơ

Có thể ăn mòn kim loại

 

 

 

Mục 2

NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI

 

Bảng 1. Độc cấp tính

 

Yếu tố ghi nhãn

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Loại 5

Hình đồ cảnh báo

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Không sử dụng Hình đồ cảnh báo

Tên gọi hình đồ

Đầu lâu xương chéo

Đầu lâu xương chéo

Đầu lâu xương chéo

Dấu chấm than

 

 

Từ ký hiệu

Nguy hiểm

Nguy hiểm

Nguy hiểm

Cảnh báo

Cảnh báo

Cảnh báo nguy cơ: Miệng

Chết nếu nuốt phải

Chết nếu nuốt phải

Ngộ độc nếu nuốt phải

Có hại nếu nuốt phải

Có thể có hại nếu nuốt phải

Cảnh báo nguy cơ:   Da

Chết khi tiếp xúc với da

Chết khi tiếp xúc với da

Ngộ độc khi tiếp xúc với da

Có hại khi tiếp xúc với da

Có thể có hại khi tiếp xúc với da

Cảnh báo nguy cơ:   Hô hấp

Chết nếu hít phải

Chết nếu hít phải

Ngộ độc nếu hít phải

Có hại nếu hít phải

Có thể có hại nếu hít phải

Vạch màu

Đỏ

Đỏ

Vàng

Vàng

Lam

 

 

Bảng 2. Ăn mòn/kích ứng da

Yếu tố ghi nhãn

                                         Loại 1

Loại 2

Loại 3

1 A

1 B

1C

 

 

Hình đồ

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

 

Tên gọi hình đồ

Ăn mòn

Ăn mòn

Ăn mòn

Dấu chấm than

Không sử dụng

Từ ký hiệu

Nguy hiểm

Nguy hiểm

Nguy hiểm

Cảnh báo

Cảnh báo

Cảnh báo nguy cơ

Gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt

Gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt

Gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt

Gây kích ứng da

Gây kích ứng da nhẹ

 

 

Bảng 3. Tổn thương mắt nghiêm trọng/kích ứng mắt

Yêu tố ghi nhãn

Loại 1

Loại 2A

Loại 2B

Hình đồ cảnh báo

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

 

Tên gọi hình đồ

Ăn mòn

Dấu chấm than

Không sử dụng

Từ cảnh báo

Nguy hiểm

Cảnh báo

Cảnh báo

Cảnh báo nguy cơ

Gây tổn thương mắt nghiêm trọng

Gây kích ứng mắt nghiêm trọng

Gây kích ứng mắt

 

 

Bảng 4. Gây nhạy hô hấp hoặc da

Yếu tố ghi nhãn

Gây nhạy hô hấp

                       Loại 1

Gây nhạy da

Loại 1

Hình đồ cảnh báo

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Tên gọi hình đồ

Nguy cơ sức khỏe

Dấu chấm than

Từ cảnh báo

Nguy hiểm

Cảnh báo

Cảnh báo nguy cơ

Có thể gây ra các triệu chứng dị ứng hoặc hen suyễn hoặc khó thở nếu hít phải

Có thể gây ra một phản ứng

dị ứng da

 

 

Bảng 5. Khả năng gây đột biến gen/ tế bào mầm

Yếu tố ghi nhãn

Loại 1A

Loại 1B

Loại 1C

Hình đồ cảnh báo

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Tên gọi hình đồ

Nguy cơ sức khỏe

Nguy cơ sức khỏe

Nguy cơ sức khỏe

Từ cảnh báo

Nguy hiểm

Nguy hiểm

Cảnh báo

Cảnh báo nguy cơ

Có thể gây ra các khuyết tật di truyền (tình trạng cách tiếp xúc nếu chứng minh rõ ràng rằng không có cách tiếp xúc nào khác gây nguy hiểm)

Có thể gây ra các khuyết tật di truyền (tình trạng cách tiếp xúc nếu chứng minh rõ ràng rằng không có cách tiếp xúc nào khác gây nguy hiểm)

Nghi ngờ gây ra các khuyết tật di truyền (tình trạng cách tiếp xúc nếu chứng minh rõ ràng rằng không có cách tiếp xúc nào khác gây nguy hiểm)

 

 

Bảng 6. Khả năng gây ung thư   

Yếu tố ghi nhãn

Loại 1A

Loại 1B

Loại 2

Hình đồ cảnh báo

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Tên gọi hình đồ

Nguy cơ sức khỏe

Nguy cơ sức khỏe

Nguy cơ sức khỏe

Từ cảnh báo

Nguy hiểm

Nguy hiểm

Cảnh báo

Cảnh báo nguy cơ

Có thể gây ung thư (tình trạng cách tiếp xúc nếu chứng minh rõ ràng rằng không có cách tiếp xúc nào khác gây nguy hiểm)

Có thể gây ung thư (tình trạng cách tiếp xúc nếu chứng minh rõ ràng rằng không có cách tiếp xúc nào khác gây nguy hiểm)

Nghi ngờ gây ung thư (tình trạng cách tiếp xúc nếu chứng minh rõ ràng rằng không có cách tiếp xúc nào khác gây nguy hiểm)

 

 

Bng 7. Đc tính sinh sản

Yếu tố ghi nhãn

Loại 1A

Loại 1B

Loại 2

Loại bổ sung đối với nh hưng tuyến sữa

Hình đồ

cảnh báo

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Tên hình đồ

Nguy cơ sức khỏe

Nguy cơ sức khỏe

Nguy cơ sức khỏe

Không sử dụng

 

Từ cảnh báo 

Nguy him

Nguy him

Cảnh báo

Không có từ cảnh báo

Cảnh báo    nguy cơ

Có thể có hi đến khả năng sinh sn hoc đến tr chưa sinh (chỉ  rõ nh hưởng cthể nếu biết hoc cách tiếp xúc nếu chứng tchc chn là không có con đường tiếp xúc nào khác gây nguy him)

Có thể có hi đến khả năng sinh sn hoc đến tr chưa sinh (chỉ  rõ nh hưởng cthể nếu biết hoc cách tiếp xúc nếu chứng tchc chn là không có con đường tiếp xúc nào khác gây nguy him)

Nghi ngờ là có hi đến khnăng sinh sn hoc trsơ sinh (chỉ  rõ nh hưởng cthể nếu biết hoc cách tiếp xúc nếu chứng tchc chn là không có con đường tiếp xúc nào khác gây nguy him)

Có th gây hi đến tr đang bú

 

 

Bng 8.  Đc tính h thng cơ quan mc tu (tiếp xúc mt lần)

Yếu tố ghi

nhãn

 

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Hình đồ cảnh báo

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

 

Tên hình đồ

Nguy cơ sức khỏe

Nguy cơ sức khỏe

Dấu chấm than

T cảnh báo

Nguy hiểm

Cảnh báo

Cảnh báo

Cảnh báo nguy cơ

Gây tn thương cho  c cơ quan (hoc chỉ  rõ tất cc cơ quan bnh hưng nếu chrõ  được đưng tiếp xúc)

Có thể gây tn thương cho c cơ quan (hoc chỉ rõ tất cc cơ quan bnh hưng nếu chrõ  được đưng tiếp xúc)

Có thể gây kích ứng hô hấp (hoặc có thể gây đờ đẫn, chóng mặt)

 

 

Bng 9. Độc tính h thng cơ quan mc tu (tiếp xúc lp li)

Yếu tố ghi nhãn

Loại 1

Loại 2

Hình đồ cảnh báo

 

 

 

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Tên hình đồ

Nguy cơ sức khỏe

Nguy cơ sức khỏe

T cảnh báo

Nguy hiểm

Cảnh báo

Cảnh báo nguy cơ

y tn thương cho c cơ quan hoc chỉ rõ tất cc cơ quan bnh hưng nếu chrõ được đưng tiếp xúc

 

Có thể gây tn thương cho c cơ  quan hoc chỉ rõ tất cc cơ quan bnh hưng nếu chrõ được đưng tiếp xúc

 

 

 

 

Mục 3

NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

 

Bng 1. Nguy cơ cấp tính đối vi môi trưng nước

Yếu tố ghi nhãn

Loại 1

           Loại 2

            Loại 3

Hình đồ cảnh báo

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Không sử dụng

Không sử dụng

 

 

 

Tên gọi hình đồ

Nguy cơ môi trường

Nguy cơ sức khỏe

Nguy cơ sức khỏe

Từ cảnh báo

Cnh báo

Không s dng t

cảnh báo

Không s dng t

cảnh báo

Cảnh báo nguy cơ

Rt đc đi với sinh

vt thủy sinh

Độc đi với sinh vật thủy sinh

Có hi đối với sinh

vật thủy sinh

 

 

Bng 2.  Nguy cơ  mãn tính đối vi môi trưng nước

Yếu tố ghi nhãn

Loại 1

Loại 2

         Loại 3

       Loại 4

Hình đồ cảnh báo

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Không sử dụng

 

 

 

Không sử dụng

Tên gọi hình đồ

Nguy cơ môi trường

Nguy cơ sức khỏe

Nguy cơ sức khỏe

 

Từ cảnh báo

Cnh báo

Không s dng từ cảnh báo

Không s dng  từ cảnh báo

 

Cảnh báo nguy cơ

Rt đc đối với sinh vật thủy sinh  với nh hưng kéo dài

Độc đi vi sinh vật thủy sinh, nh hưng kéo dài

Có hi đối vi sinh vật thủy sinh với nh hưng kéo dài

Có thể gây nh hưởng có  hi kéo dài đối vi sinh vật thủy sinh

 

Phụ lục XXXVIII

HƯỚNG DẪN AN TOÀN TRÊN NHÃN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Mục 1

CÁCH GHI HƯỚNG DẪN AN TOÀN TRÊN NHÃN

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

I. HƯỚNG DẪN AN TOÀN CHUNG

              1. "ĐỂ XA TẦM VỚI CỦA TRẺ EM"

2. “ĐỌC KỸ NHÃN THUỐC TRƯỚC KHI DÙNG”

              3. “KHÔNG hút thuốc, ăn hoặc uống trong khi sử dụng sản phẩm này”

              4. “KHI TIẾP XÚC HOẶC CHUẨN BỊ THUỐC:”

               “TRÁNH: hít phải thuốc; để thuốc tiếp xúc với miệng, da và mắt”

               “MANG: bảo hộ lao động phù hợp”

5. “NẾU BỊ DÍNH THUỐC”

               “Ngay lập tức cởi quần áo bị dính hoặc bị bắn nhiều thuốc”

               “Rửa kỹ phần bị dính thuốc bằng nhiều nước”

6. “SAU KHI SỬ DỤNG:”

               “Rửa chân tay và tắm rửa”                                                                              

               “ Rửa sạch trang bị bảo hộ lao động”

              II. CẤT GIỮ, SỬ DỤNG VÀ XỬ LÝ BÁO GÓI SAU SỬ DỤNG

1. "Giữ kín trong bao gói gốc được dán nhãn".

2. "KHÔNG sử dụng lại bao gói này vì bất kỳ mục đích nào khác".

3. "Để bao gói  ở nơi an toàn, tránh xa thức ăn, trẻ em và động vật".

4 "Bỏ bao gói sau sử dụng đúng nơi quy định".

5. “Bao gói sau sử dụng phải được rửa 3 lần”

III. CHÚ Ý

 Không sử dụng các từ, cụm từ như “AN TOÀN”, “VÔ HẠI”, “KHÔNG ĐỘC” … ám chỉ đến những nguy cơ tới người, động vật.

 

Mục 2

BIỂU TƯỢNG HƯỚNG DẪN AN TOÀN TRÊN NHÃN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

                  Kích thước biểu tượng hướng dẫn an toàn trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật tối thiểu là  7 mm x 7 mm.

 

Nhóm biểu tượng

Biểu tượng và thông điệp

 

Biểu tượng hướng dẫn cất giữ

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Khóa kỹ và để xa tầm với của trẻ em

 

 

 

 

 

Biểu tượng chỉ dẫn

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật                     Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật                        Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Đi găng tay                       Đeo tấm che mặt               Đi ủng

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật                    Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật                     Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Đeo khẩu trang                Đeo mặt nạ phòng độc       Mặc áo choàng                          bảo vệ mũi, mồm

 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật                   Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật

 Đeo tạp dề                        Rửa sạch sau khi sử dụng

 

Biểu tượng cảnh báo

Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật                                       Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật  

Nguy hiểm/có hại cho động vật          Độc cao với cá           

 

 

 

 

 

























Phụ lục XXXIX

MẪU PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

                                                                             

PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT CỦA THUỐC BVTV

LOẠI THUỐC TÊN THƯƠNG PHẨM

Logo của doanh nghiệp

(không bắt buộc)

Số CAS:

Số UN:

Số Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật:

 

I. NHẬN DIỆN THUỐC BẢO VÊ THỰC VẬT

Tên thông thường của hoạt chất:

Mã sản phẩm (nếu có)

Tên thương phẩm:                   

Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân đăng ký hoặc phân phối:

Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp:

Tên và địa chỉ nhà sản xuất:

Mục đích sử dụng: ghi ngắn gọn mục đích sử dụng

II. THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên thành phần 

Số CAS

Công thức hóa học

      Hàm lượng (% g/kg)

Hoạt chất 1, 2…

 

 

 

Phụ gia

 

 

 

Dung môi, chất mang

 

 

 

III. NHẬN DIỆN ĐẶC TÍNH NGUY HIỂM CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. Mức phân loại nguy hiểm (theo số liệu hợp lệ có sẵn của các quốc gia, tổ chức thử nghiệm, Ví dụ: WHO, EU, EPA…)

2. Cảnh báo nguy hiểm

- Cháy, nổ hoặc độc khi tiếp xúc

- Ô xy hóa mạnh, ăn mòn mạnh, biến đổi tế bào gốc, độc cấp tính mãn tính đối với môi trường thủy sinh

- Lưu ý khi tiếp xúc, bảo quản, sử dụng

3. Các đường tiếp xúc và triệu chứng

- Đường mắt

- Đường thở

- Đường da

- Đường tiêu hóa

IV. BIỆN PHÁP SƠ CỨU

1. Trường hợp tai nạn do tiếp xúc với mắt (bị dính vào mắt)

2. Trường hợp tai nạn do tiếp xúc với da (bị dính vào da)

3. Trường hợp tai nạn do tiếp xúc qua hô hấp (hít thở phải thuốc bảo vệ thực vật dạng hơi, khí)

4. Trường hợp tai nạn do tiếp xúc qua tiêu hóa (ăn, uống nuốt phải thuốc bảo vệ thực vật)

5. Lưu ý đối với bác sĩ điều trị (nếu có)

V. BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI XẢY RA HỎA HOẠN

1. Phân loại khả năng gây cháy (dễ cháy, rất dễ cháy hoặc cực kỳ dễ cháy, không cháy, khó cháy…)

2. Sản phẩm tạo ra khi bị cháy

3. Các tác nhân gây cháy, nổ (tia lửa, tĩnh điện, nhiệt độ cao, va đập, ma sát …)

4. Các chất dập cháy thích hợp và hướng dẫn biện pháp chữa cháy

5. Phương tiện, trang phục bảo hộ cần thiết khi chữa cháy

6. Các lưu ý đặc biệt về cháy, nổ (nếu có)

VI. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ

1. Khi tràn đổ, rò rỉ ở mức nhỏ

2. Khi tràn đổ, rò rỉ lớn ở diện rộng

VII. YÊU CẦU VỀ CẤT GIỮ

1. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với thuốc bảo vệ thực vật (thông gió, chỉ dùng trong hệ thống kín, vận chuyển nội bộ…)

2. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản (nhiệt độ, cách sắp xếp, các hạn chế về nguồn gây cháy, nổ, các chất cần tránh bảo quản chung…)

VIII. AN TOÀN - BẢO HỘ LAO ĐỘNG

1. Các biện pháp hạn chế tiếp xúc cần thiết (thông gió hoặc biện pháp giảm nồng độ hơi, khí trong khu vực làm việc, các biện pháp cách ly, hạn chế thời giờ làm việc …)

2. Các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc

- Bảo vệ mắt

- Bảo vệ thân thể

- Bảo vệ tay

- Bảo vệ chân

3. Phương tiện bảo hộ trong trường hợp xử lý sự cố

4. Các biện pháp vệ sinh (tắm, khử độc…)

IX. ĐẶC TÍNH LÝ, HÓA CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

- Trạng thái vật lý

- Màu sắc

- Mùi đặc trưng

- Khối lượng riêng (kg/m3)

- Áp suất hóa hơi (mm Hg) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn

- Tỷ trọng hơi (không khí = 1, ở nhiệt độ, áp  suất tiêu chuẩn)

- Độ hòa tan trong nước

- Độ pH

- Điểm sôi (oC)

- Điểm nóng chảy (oC)

- Nhiệt độ tự cháy (oC)

- Điểm chớp (oC) theo phương pháp xác định

- Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với không khí)

- Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới (% hỗn hợp với không khí)

- Tỷ lệ hóa hơi

- Các tính chất khác nếu có

X. MỨC ỔN ĐỊNH VÀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. Tính ổn định (độ bền nhiệt, độ nhạy với tác nhân ma sát, va đập…)

2. Khả năng phản ứng:

- Phản ứng phân hủy và sản phẩm của phản ứng phân hủy

- Các phản ứng nguy hiểm (ăn mòn, cháy, nổ, phản ứng với môi trường xung quanh)

- Các chất có phản ứng sinh nhiệt, khí độc hại, các chất không bảo quản chung …)

- Phản ứng trùng hợp

XI. THÔNG TIN VỀ ĐỘC TÍNH

Tên thành phần

Loại ngưỡng

Kết quả

Đường tiếp xúc

Sinh vật thử

 

LD50, LC50,nồng độ tối đa cho phép…

 

Miệng, da, hô hấp…

Chuột, thỏ…

1. Các ảnh hưởng mãn tính (ung thư, độc sinh sản, biến đổi gen …)

2. Các ảnh hưởng độc khác

XII. THÔNG TIN VỀ MÔI TRƯỜNG

1. Độc tính với sinh vật

Tên thành phần

Loại sinh vật

Chu kỳ ảnh hưởng

Kết quả

 

Chim, cá, ong …

 

 

2. Tác động trong môi trường

- Mức độ phân hủy sinh học

- Chỉ số BOD và COD

- Sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học

- Mức độc tính của sản phẩm phân hủy sinh học

XIII. YÊU CẦU TRONG VIỆC THẢI BỎ

1. Thông tin quy định tiêu hủy (thông tin về luật pháp)

2. Phân loại nguy hiểm của chất thải

3. Biện pháp tiêu hủy

4. Sản phẩm của quá trình tiêu hủy, biện pháp xử lý

XIV. YÊU CẦU TRONG VẬN CHUYỂN

Tên quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm

Số UN

Tên vận chuyển đường biển

Loại, nhóm hàng nguy hiểm

Quy cách đóng gói

Nhãn vận chuyển

Thông tin bổ sung

Quy định của Việt Nam

 

 

 

 

 

 

Quy định quốc tế

 

 

 

 

 

 

XV. QUY CHUẨN KỸ THUẬT VÀ QUY ĐỊNH  PHÁP LUẬT PHẢI TUÂN THỦ

1. Tình trạng khai báo, đăng ký ở các quốc gia khu vực trên thế giới (liệt kê các danh mục quốc gia đã tiến hành khai báo, tình trạng khai báo)

2. Phân loại nguy hiểm theo quốc gia khai báo, đăng ký

3. Quy chuẩn kỹ thuật tuân thủ

XVI. THÔNG TIN CẦN THIẾT KHÁC

Ngày tháng biên soạn Phiếu:

Ngày tháng sửa đổi, bổ sung gần nhất:

Tên tổ chức, cá nhân soạn thảo:

Lưu ý người đọc:

- Những thông tin trong Phiếu này được biên soạn dựa trên các kiến thức hợp lệ và mới nhất về thuốc bảo vệ thực vật và phải được sử dụng để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, tai nạn.

- Thuốc bảo vệ thực vật trong Phiếu này có thể có những tính chất nguy hiểm khác tùy theo hoàn cảnh sử dụng và tiếp xúc

                         

Lưu ý:

1. Phải ghi đầy đủ thông tin cần thiết vào các mục trong phiếu. Mục không có thông tin, ghi “chưa có thông tin”. Mục không có thông tin phù hợp, ghi “không phù hợp” ví dụ: chất rắn không bay hơi nên không có áp suất hóa hơi.

2. Mục nào có thông tin cho biết thuốc không gây ảnh hưởng, ghi cụ thể thông tin và tổ chức phân loại, ví dụ: “IARC, OSHA,… không phân loại là chất gây ung thư”.

Phụ lục XL

KÝ HIỆU DẠNG THÀNH PHẨM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

STT

Ký hiệu

 Dạng thành phẩm

Mô tả

 

Tiếng Anh

Tiếng Việt

  1.  

AB

Grain bait

Bả hạt ngũ cốc

Một dạng bả đặc biệt

  1.  

AE

Aerosol disperser

Sol khí (Phân tán sol khí)

Một dạng gia công đựng trong bình chịu lực, được phân tán bởi một nguyên liệu khí, thành giọt hay hạt khi van của bình hoạt động

  1.  

AL

Any other liquid

Các dạng lỏng khác

Dạng lỏng, chưa có mã hiệu riêng, được dùng ngay không pha loãng.

  1.  

AP

Any other powder

Các dạng bột khác

Dạng bột chưa có mã hiệu riêng, được dùng ngay không pha loãng

  1.  

BB

Block bait

Bả tảng

Một dạng bả đặc biệt

  1.  

BR

Briquette

Bả bánh

Dạng cục rắn, ngâm vào nước sẽ nhả dần hoạt chất.

  1.  

CB

Bait concentrate

Bả đậm đặc

Sản phẩm ở thể rắn hay lỏng, phải hoà loãng để dùng làm bả

  1.  

CF

Capsule suspension for seed treatment

Huyền phù viên nang để xử lý hạt giống

Dạng huyền phù ổn định của các viên nang trong một chất lỏng, dùng để xử lý giống, không hoà loãng hoặc phải hoà loãng trước khi dùng.

  1.  

CG

Encapsulated granule

Viên nang (thuốc hạt có lớp bao)

Thành phẩm dạng hạt, có lớp bao bảo vệ để giải phóng từ từ hoạt chất

  1.  

CL

Contact liquid or gel

Dạng lỏng hay gel tiếp xúc (thuốc tiếp xúc lỏng hoặc gel)

Thuốc trừ chuột hay trừ sâu được gia công ở dạng lỏng hay dạng gel dùng trực tiếp không hoà loãng hoặc có pha loãng nếu ở thể gel

  1.  

CP

Contact powder

Thuốc bột tiếp xúc

Thuốc trừ chuột hay trừ sâu ở dạng bột dùng trực tiếp không hoà loãng. Trước được gọi là dạng bột có lưu lại dấu vết (tracking power –TP)

  1.  

CS

Capsule suspension

Huyền phù viên nang

Một dạng huyền phù ổn định của các viên nang trong một chất lỏng, thường hoà loãng với nước trước khi phun)

  1.  

DC

Dispersible concentrate

Dạng phân tán đậm đặc (Dạng đậm đặc có thể phân tán)

Thành phẩm ở dạng lỏng đồng nhất, được sử dụng như một hệ phân tán chất rắn trong nước (Ghi chú: có một số thành phẩm mang đặc tính trung gian giữa dạng DC và EC)

  1.  

DP

Dustable powder

Thuốc bột (thuốc bột để phun bột)

Dạng bột dễ bay tự do, thích hợp cho việc phun bột

  1.  

DS

Powder for dry seed treatment

Thuốc bột xử lý khô hạt giống

Dạng bột dùng ở dạng khô, trộn trực tiếp với hạt giống.

  1.  

DT

Tablet for direct application

Dạng viên dùng ngay

Dạng viên, được dùng từng viên trực tiếp trên ruộng, không cần pha với nước để phun hoặc rải

  1.  

EC

Emulsifiable concentrate

Dạng nhũ đậm đặc (Thuốc đậm đặc có thể nhũ hoá)

Thuốc ở dạng lỏng đồng nhất, được pha với nước thành một nhũ tương để phun

  1.  

ED

Electrochargeable liquid

Dạng lỏng tích điện (thuốc lỏng có thể tích điện)

Thành phẩm đặc biệt, dạng lỏng, dùng trong kỹ thuật phun lỏng tĩnh điện (điện động lực)

  1.  

EG

Emulsifiable granule

Viên hạt hóa sữa (thuốc hạt có thể nhũ hoá)

Thuốc dạng hạt, được dùng như một nhũ tương dầu trong nước của hoạt chất sau khi hạt phân rã trong nước. Sản phẩm có thể chứa những chất phụ gia không hoà tan trong nước.

  1.  

EO

Emulsion water in oil

Nhũ nước trong dầu (Nhũ tương nước trong dầu)

Thuốc ở dạng lỏng, không đồng nhất, gồm một dung dịch thuốc trừ dịch hại trong nước, được phân tán thành những giọt rất nhỏ trong một dung môi hữu cơ

  1.  

EP

Emulsifiable powder

Bột nhũ hóa

Thành phẩm dạng bột, có thể chứa những chất không tan trong nước, đươc dùng như một nhũ tương dầu trong nước của một hay nhiều hoạt chất sau khi pha loãng với nước.  

  1.  

ES

Emulsion for seed treatment

Dạng nhũ xử lý hạt giống (nhũ tương dùng xử lý hạt giống)

Một hệ nhũ tương ổn định, không hoặc có hoà loãng để xử lý hạt giống

  1.  

EW

Emulsion oil in water

Dạng nhũ dầu trong nước (Nhũ tương dầu trong nước)

Thành phẩm ở dạng lỏng không đồng nhất, gồm dung dịch thuốc trừ dịch hại trong dung môi hữu cơ, được phân tán thành giọt nhỏ khi pha với nước.

  1.  

FD

Smoke tin

Hộp khói (hộp sắt tây khói)

Dạng đặc biệt của thuốc tạo khói xông hơi

  1.  

FG

Fine granule

Hạt mịn

Thuốc dạng hạt có kích thước 300-2500 µm

  1.  

FK

Smoke candle

Nến khói (nến khói xông hơi)

Dạng đặc biệt của thuốc tạo khói xông hơi

  1.  

FP

Smoke cartridge

Đạn khói (Đạn khói xông hơi)

Dạng đặc biệt của thuốc tạo khói xông hơi

  1.  

FR

Smoke rodlet

Que khói (que khói xông hơi)

Dạng đặc biệt của thuốc tạo khói xông hơi

  1.  

FS

Flowable (*) concentrate for seed treatment

Huyền phù đậm đặc dùng xử lý hạt giống

Một huyền phù ổn định có thể dùng trực tiếp hay hoà loãng để xử lý hạt giống

  1.  

FT

Smoke tablet

Viên khói (Viên khói xông hơi)

Dạng đặc biệt của thuốc tạo khói xông hơi

  1.  

FU

Smoke generator

Thuốc tạo khói

Dạng thành phẩm thường ở thể rắn, đốt cháy được. Khi đốt sẽ giải phóng hoạt chất ở dạng khói

  1.  

FW

Smoke pellet

Hạt khói xông hơi

Dạng đặc biệt của thuốc tạo khói xông hơi

 

Thuốc tạo khói có những dạng: hộp khói (FD); pháo khói (FK); đạn khói (FP); hạt khói (FW); que khói (FR); viên khói (FT)

  1.  

GA

Gas

Khí

Khí được nạp trong chai hay bình nén

  1.  

GB

Granular bait

Bả hạt (bả dạng hạt)

Dạng bả đặc biệt

  1.  

GE

Gas generating product

Sản phẩm sinh khí

Sản phẩm sinh khí do một phản ứng hoá học

  1.  

GF

Gel for seed treatment

Dạng gel dùng xử lý hạt giống

Thành phẩm dạng gel dùng xử lý giống trực tiếp

  1.  

GG

Macrogranule

Hạt thô

Thuốc hạt có kích thước hạt 2000-6000 mm

  1.  

GL

Emulsifiable gel

Gel có thể nhũ hoá

Thành phẩm gel hoá dùng như một nhũ tương khi hoà với nước

  1.  

GP

Flo-Dust

Thuốc bột cải tiến (thuốc bột dễ bay)

Dạng bột mịn, phun bằng máy nén khí, xử lý trong nhà kính

  1.  

GR

Granule

Thuốc hạt

Thành phẩm ở thể rắn, dễ dịch chuyển của những hạt có kích thước đồng đều, có hàm lượng chất độc thấp, dùng ngay.

 

Dạng hạt đặc biệt gồm: viên nang (CG); hạt min (FG); hạt thô (GG); vi hạt (MG)

  1.  

GS

Grease

Thuốc mỡ

Thành phẩm ở dạng nhớt-nhão, chế từ dẫu hay mỡ

  1.  

GW

Water soluble gel

Gel hoà tan (Gel hoà tan trong nước)

Thành phẩm dạng gel, được dùng như dung dịch nước

  1.  

HN

Hot fogging concentrate

Thuốc phun mù (sương) nóng đậm đặc

Thành phẩm dùng cho các máy phun mù nóng, pha hay không pha loãng khi dùng

  1.  

KK

Combi-pack solid/liquid

Bao hỗn hợp thuốc dạng rắn/lỏng

Một thành phẩm thể rắn và thành phẩm kia ở thể lỏng, được đóng gói riêng, đựng trong cùng một bao; được hoà chung trong một bình bơm (xịt) ngay trước khi dùng

  1.  

KL

Combi-pack liquid/liquid

Bao hỗn hợp thuốc dạng lỏng/lỏng

Hai thành phẩm ở thể lỏng, được đóng gói riêng. đựng trong cùng một bao; được hoà chung trong một bình bơm (xịt) ngay trước khi dùng

  1.  

KN

Cold fogging concentrate

Thuốc phun mù (sương) lạnh đậm đặc

Thành phẩm dùng cho các máy phun mù lạnh, có thể pha hay không pha loãng khi dùng

  1.  

KP

Combi-pack solid/Solid

Bao hỗn hợp thuốc dạng rắn/rắn

Hai thành phẩm ở thể rắn, được đóng gói riêng, đựng trong cùng một bao, được hoà chung trong một bình bơm (xịt) ngay trước khi dùng.

  1.  

LA

Lacquer

Sơn

Chất tổng hợp tạo ra các lớp phim bao bọc, có dung môi làm nền

  1.  

LS

Solution for seed treatment

Dung dịch để xử lý hạt giống

Dạng lỏng đồng nhất trong suốt hoặc trắng sữa có thể dùng trực tiếp hoặc hoà loãng với nước thành một dung dịch để xử lý hạt giống. Chất lỏng có thể chứa những phụ gia không tan trong nước.

  1.  

ME

Micro emulsion

Vi sữa (vi nhũ tương)

Chất lỏng trong suốt hay màu trắng sữa, chứa dầu và nước, có thể dùng trực tiếp hoặc sau khi hoà loãng với nước thành một vi nhũ tương hay một nhũ tương bình thường.

  1.  

MG

Microgranule

Hạt nhỏ

Thuốc có kích thước hạt 100-600 mm.

  1.  

OD

Oil dispersion

Dầu phân tán

Huyền phù ổn định của một hay nhiều hoạt chất trong hỗn hợp nước và chất lỏng không hòa tan với nước. Có thể chứa một hay nhiều họat chất không hòa tan khác, hòa loãng trong nước trước khi dùng. 

  1.  

OF

Oil miscible flowable concentrate (oil miscible suspension)

Huyền phù cải tiến đậm đặc có thể trộn với dầu (Huyền phù trộn được với dầu)

Huyền phù ổn định của một hay nhiều hoạt chất trong một chất lỏng, được hoà loãng trong một chất lỏng hữu cơ trước khi dùng.

  1.  

OL

Oil miscible liquid

Dạng lỏng trộn dầu (thuốc dạng lỏng có thể trộn với dầu)

Thành phẩm ở dạng lỏng đồng nhất, được hoà loãng với một chất lỏng hữu cơ thành một dạng lỏng đồng nhất khi sử dụng.

  1.  

OP

Oil dispersible power

Bột phân tán trong dầu

Thành phẩm ở dạng bột, được dùng như một huyền phù, sau khi phân tán đều trong một chất lỏng hữu cơ

  1.  

PA

Paste

Thuốc nhão

Một hợp phần nền nước, có thể tạo ra các lớp phim

  1.  

PB

Plate bait

Bả tấm (bả phiến)

Dạng bả đặc biệt

  1.  

PC

Gel or paste concentrate

Thuốc dạng gel hay nhão đậm đặc

Thành phẩm ở dạng rắn được hoà với nước thành dạng gel hay nhão để sử dụng

  1.  

PO

Pour-on

Thuốc xoa (thuốc dội)

Thành phẩm ở dạng dung dịch được dội lên da động vật với lượng nhiều (bình thường ≥100ml/con vật)

  1.  

PR

Plant rodlet

Dạng que cây

Thành phẩm dạng que nhỏ dài vài cm có đường kính vài mm, bên trong chứa hoạt chất

  1.  

PS

Seed coated with a pesticide

Hạt giống được bao bằng thuốc BVTV

Đã thể hiện ở tên gọi

  1.  

RB

Bait (ready for use)

Bả dùng ngay

Dạng thành phẩm có mồi và chất độc, thu hút dịch hại cần phòng trừ đến ăn và tiêu diệt

  1.  

SA

Spot-on

Thuốc nhỏ hay chấm lên da động vật

Thành phẩm dạng lỏng, nhỏ lên da động vật với lượng ít (thường < 100ml/con vật)

  1.  

SB

Scrap bait

Bả vụn

Dạng đặc biệt của bả

 

Dạng bả đặc biệt gồm: bả hạt ngũ cốc (AB); bả miếng (BB); bả hạt (GB); bả tấm, phiến (PB); bả vụ (SB)

  1.  

SC

Suspension (or flowable) concentrate

Huyền phù đậm đặc cải tiến (Huyền phù đậm đặc hay thuốc đậm đặc có thể lưu biến)

Dạng huyền phù ổn định của một hay nhiều hoạt chất trong nước thành một chất lỏng. Hoà loãng với nước trước khi sử dụng.

 

  1.  

SE

Suspo-emulsion

Dạng nhũ tương-huyền phù

Thành phẩm ở thể lỏng không đồng nhất, gồm một hệ phân tán ổn định của các hoạt chất ở dạng hạt rắn và những giọt nhỏ trong pha nước liên tục.

  1.  

SG

Water soluble granule

Thuốc hạt tan trong nước

Thành phẩm dạng hạt, khi dùng được hoà với nước. Trong thành phẩm có thể chứa phụ gia không tan trong nước.

  1.  

SL

Soluble concentrate

Thuốc đậm đặc tan trong nước

Dạng lỏng (trong suốt hay đục) được hoà với nước thành dung dịch phun. Trong thành phẩm có thể chứa phụ gia không tan trong nước.

  1.  

SO

Spreading oil

Dầu loang

Thành phẩm tạo một lớp trên bề mặt sau khi phun trên mặt nước

  1.  

SP

Water soluble powder

Bột hoà tan (Bột tan trong nước)

Thành phẩm dạng bột, khi hoà tan vào nước tạo một dung dịch thật; nhưng cũng có thể chứa phụ gia không tan trong nước

  1.  

SS

Water soluble powder for seed treatment

Bột tan trong nước dùng để xử lý hạt giống

Thành phẩm dạng bột, được hoà vào nước để xử lý hạt giống

  1.  

ST

Water soluble tablet

Viên dẹt tan trong nước

Thành phẩm ở dạng viên, hoà từng viên với nước trước khi dùng. Thành phẩm có thể có một số phụ gia không tan trong nước.

  1.  

SU

Ultra-low volume (ULV) suspension

Huyền phù thể tích cực thấp

Thành phẩm dạng huyền phù dùng ngay cho các máy phun ULV

  1.  

TB

Tablet

Viên dẹt

Thành phẩm dạng viên có hình dạng và kích thước đều nhau, thường hình tròn, có 2 mặt phẳng hay lồi, khoảng cách giữa 2 mặt của viên nhỏ hơn đường kính của viên thuốc

 

Những dạng viên đặc biệt gồm: viên dùng ngay (DT); viên tan trong nước (ST); viên khuyếch tán trong nước (WT)

  1.  

TC

Technical material

Thuốc kỹ thuật

Chất được tổng hợp theo một quy trình công nghệ, gồm hoạt chất và những tạp chất kèm theo. Có thể chứa một số phụ gia cần thiết với lượng nhỏ

  1.  

TK

Technical concentrate

Thuốc kỹ thuật đậm đặc

Chất được tổng hợp theo một quy trình công nghệ, gồm hoạt chất và những tạp chất kèm theo. Còn có thể chứa những lượng nhỏ các phụ gia cần thiết và các chất hoà loãng thích hợp. Chỉ dùng để gia công các thành phẩm

  1.  

TP

Tracking powder

Bột chuyên dụng (Bột lưu lại dấu vết)

Thuật ngữ nay không còn dùng nữa. Nay gọi là contact powder CP; xem CP

  1.  

UL

Ultra – low volume (ULV) liquid

Thể tích cực thấp (ULV) dạng lỏng

Thành phẩm ở dạng lỏng đồng nhất để phun bằng máy bơm ULV

  1.  

VP

Vapour releasing product

Sản phẩm tạo hơi

Thành phẩm chứa một hay nhiều hoạt chất dễ bay hơi và hơi ấy toả trong không khí. Tốc độ bay hơi được kiểm soát bằng phương pháp gia công thích hợp hay dùng các chất phát tán thích hợp

  1.  

WG

Water dispersible granule

Thuốc hạt phân tán trong nước

Thành phẩm dạng hạt được làm rã và phân tán trong nước trước khi dùng

  1.  

WP

Wettable powder

Bột thấm nước

Thành phẩm ở dạng bột, phân tán được trong nước, tạo một huyền phù khi sử dụng

  1.  

WS

Water dispersible powder for slurry seed treatment

Bột phân tán trong nước, tạo bột nhão để bao hạt giống

Thành phẩm dạng bột, trộn trong nước ở nồng độ cao tạo thành dạng bột nhão (dạng vữa) để xử lý hạt giống

  1.  

WT

Water dispersible tablet

Viên phân tán trong nước

Thành phẩm dạng viên dẹt, hòa trong nước để hoạt chất phân tán, sau khi viên đã phân rã trong nước

  1.  

XX

Orthers

Các dạng khác

Gồm các dạng khác chưa đặt ký hiệu

  1.  

ZC

A mixed formulation of CS and SC

Hỗn hợp giữa dạng CS và dạng SC

Một dạng huyền phù ổn định của các viên nang và một hay nhiều họat chất trong một chất lỏng, thường hòa loãng với nước trước khi phun)

  1.  

ZE

A mixed formulation of CS and SE

Hỗn hợp giữa dạng CS và dạng SE

Thành phẩm ở thể lỏng không đồng nhất, gồm một hệ phân tán ổn định của một hay nhiều hoạt chất trong các viên nang, những hạt rắn và những giọt nhỏ trong pha nước liên tục, thường hòa loãng với nước trước khi phun.

  1.  

ZW

A mixed formulation of CS and EW

Hỗn hợp giữa dạng CS và dạng EW

Thành phẩm ở dạng lỏng không đồng nhất, gồm một hệ phân tán ổn định của một hay nhiều hoạt chất trong các viên nang và những  giọt nhỏ trong pha nước liên tục, thường hòa loãng với nước trước khi phun.

Đối với các dạng thuốc bảo vệ thực vật khác không có ký hiệu thành phẩm trong Danh mục này, khi sử dụng ký hiệu phải mô tả rõ dạng thành phẩm và trích dẫn căn cứ để sử dụng ký hiệu đó (các nước hoặc các tổ chức quốc tế). 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Circular No.21/2015/TT-BNNPTNT dated June 8, 2015 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on pesticide product administration

Pursuant to the Government’s Decree No. 199/2013/ND-CP dated November 26, 2013 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Law on Plant Protection and Quarantine No. 41/2013/QH13 dated November 25, 2013;

Pursuant to the Law on Chemicals No. 06/2007/QH12 dated November 21, 2007;

Pursuant to the Law on Product and Commodity Quality No. 06/2007/QH12 dated November 21, 2007;

Pursuant to the Law on Technical Regulations and Standards No. 68/2006/QH11 dated June 29, 2006;

Pursuant to the Government’s Decree No. 14/2015/ND-CP dated February 13, 2015 on providing instructions on the implementation of several articles of the Law on Railroad;

Pursuant to the Government’s Decree No. 104/2009/ND-CP dated November 9, 2009 on stipulating the list of hazardous cargos and hazardous cargo transportation by road vehicles;

Pursuant to the Government’s Decree No. 26/2011/ND-CP dated April 8, 2011 on making amendments to several articles of the Government’s Decree No. 108/2008/ND-CP dated October 7, 2008 on providing instructions on the implementation of several articles of the Law on Chemicals;

Pursuant to the Government’s Decree No. 181/2013/ND-CP dated November 14, 2013 on specifying the implementation of several articles of the Law on Advertising;

After considering the request of the Director of Plant Protection Department;

The Minister of Agriculture and Rural Development hereby promulgates the Circular on plant protection product administration

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of application

This Circular stipulates pesticide product administration practices, including registration; testing; manufacturing; export, import; quality control; certificate of conformity and declaration of conformity; storage, transportation; application; labeling; packaging; advertising; recall or eradication of pesticide products in Vietnam.

Article 2. Subject of application

This Circular shall apply to domestic and foreign organizations or individuals carrying out operations related to pesticide products in Vietnam.

Article 3. Interpretation of terms

Terms used herein shall be construed as follows:

1.Biological efficacy testingrefers to evaluation of efficacy in preventing, eliminating harmful organisms or regulating the growth of plants (inclusive of the plant safety).

2.Testing for determination of quarantine periodrefers to calculation of the time period (per days) from the most recent application of a pesticide product to the crop harvesting which a pesticide product user is required to carry out to meet food safety requirements.

3.Pesticide product quality controlrefers to estimation of content of active ingredients, formulations or volume of impurities likely to harm plants, human beings or pollute environment (if any); content of additives which help increase the pesticide product safety to humans, plants (if any); chemico-physical features pertaining to both the biological activity and the pesticide product safety.

4.Imported pesticide product batchrefers to a collection of commodity pesticide products of the same sort in specified quantities which have the same names, effects, labels, classes and technical specifications, are made by the same manufacturer and supported by the same import documentation as well as are imported at the same time.

5.Biological pesticide productrefers to a class of pesticide products containing effective ingredients which are living organisms or substances derived from microorganisms, plants or animals.

6.Chemical pesticide productrefers to a class of pesticide products containing active ingredients which are inorganic or synthetic organic chemicals.

Article 4. Fees and charges

Organizations or individuals carrying out their operations relating to pesticide products must pay fees or charges in accordance with legal regulations on fees and charges.

Chapter II

PESTICIDE PRODUCT REGISTRATION

Section 1. GENERAL PROVISIONS ON PESTICIDE PRODUCT REGISTRATION

Article 5. General principles of pesticide product registration

1. All of pesticide products used for deterring or killing organisms harmful to plants, regulating the growth of plants, storing plants, disinfecting warehouses, killing termites causing damage to architectural structures, dykes or embankments; killing weeds on uncultivated lands; increasing their safe and effective use (specific commercial names also defined), must be registered into the comprehensive list of plant protection products permitted in Vietnam (hereinafter referred to as the list).

2. Domestic or foreign organizations or individuals (including their representative offices, companies, branches licensed to carry out pesticide product business operations in Vietnam) manufacturing pesticide active ingredients (hereinafter referred to as active ingredient), technical pesticide products (hereinafter referred to as technical pesticide) or Formulated pesticide products made from technical pesticides (hereinafter referred to as Formulated pesticide product) shall be allowed to directly use their names to apply for the pesticide product registration manufactured at their own expenses.

3. Organizations or individuals manufacturing active ingredients, technical pesticides or Formulated pesticide products that do not directly use their names to apply for such registration shall be permitted to authorize only one eligible organization or individual stipulated in Clause 3 Article 50 of the Law on Plant Protection and Quarantine to bear its name on the registration of each of their own pesticide products.

4. The authorized organization or individual as mentioned above shall be allowed to act on behalf of only one manufacturer of active ingredients, technical pesticides or Formulated pesticide products to apply for the registration of specific active ingredients, technical pesticides or formulated pesticide products.

5. Registration certificate holder:

a) Be entitled to register 01 commercial name for each active ingredient, technical pesticide or Formulated pesticide product used for deterring or killing harmful organisms or regulating the growth of plants. If these active ingredients, technical pesticides or Formulated pesticide products are used to disinfect warehouses or storage facilities, store plants, kill termites causing damage to buildings, dykes or embankments, or treat seeds, they are subject to another commercial name registration;

b) Only register 01 specified content of active ingredient used for each formulation of a pesticide product;

c) Have the right to carry out the transfer of commercial names. This transfer shall be governed under the provisions of Point 2, 3 and 4, and Point a, b Clause 5 of this Article;

d) Avoid any change made to commercial names of pesticide products defined in the List, except when a competent intellectual property authority or a court judge in writing that such names have breached regulations on commodity labels;

dd) Be allowed to change the manufacturer’s name written on the registration certificate of pesticide products if that manufacturer ceases to provide products, or the manufacturer and the authorized organization or individual give the written mutual consent to authorization termination.

6. Only after 05 years from the official grant of the initial registration certificate of pesticide products containing active ingredients which have not been specified in the List, other organizations or individuals shall be allowed to apply for additional registration of new commercial names for pesticide products containing such active ingredients.

7. Administration of pesticide products formulated by ingredients being a combination of chemical and biological substances shall be the same as that of chemical products.

Article 6. Pesticide products banned for registration in Vietnam

1. Pesticide products specified in the List of pesticide products banned for use in Vietnam (hereinafter referred to as the banned list).

2. Formulated pesticide products or pesticide active ingredients with acute toxicity class-I or class-II as classified in the globally harmonized system of classification and labeling of chemicals (hereinafter referred to as GHS), except for biological pesticide products or pest steam cleaner, rodenticides; termiticides used for killing termites to protect buildings, dykes or embankments; pest control products used for preserving food or herbal forestry products.

3. Pesticide products which pose high risks to human health, domestic animals, ecosystem and environment, including:

a) Pesticide products subject to warnings issued by the Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), the United Nations Environment Program (UNEP), the World Health Organization (WHO); pesticide products specified in the Appendix III of the Rotterdam Convention;

b) Chemical pesticide products being a combination of a wide classes of pesticides with various effects (killing pests, weeds, eradicating diseases and regulating growth), exclusive of seed treatments;

c) Pesticide products containing human pathogens;

d) Pesticide products causing genetic mutation, cancer diseases and intoxicating human reproduction;

dd) Chemical pesticides registered to be used to exert effects, such as controlling plant pests or regulate the growth of fruit trees, tea plants, vegetables, or storing post-harvest agricultural produce, and causing the acute toxicity of active ingredients or formulations classified into class III and IV in the GHS, or organochlorine classes, and subject to quarantine in more than 07 days.

4. Pesticide products bearing their commercial names identical to the names of active ingredients or the commercial names of other pesticides as defined in the List.

5. Methyl bromide pesticides.

6. Pesticide products registered to exert such effects as controlling organisms other than the ones harmful to plants in Vietnam.

7. Pesticide products invented but not yet licensed in overseas countries.

Article 7. Pesticide products removed from the List

1. Pesticide products are removed from the List under the following circumstances:

a) Pesticide products that fall within one of the cases governed under the provisions of Clause 2 Article 49; Point b, c Clause 1 Article 54 of the Law on Plant Protection and Quarantine;

b) Pesticide products specified in the Appendix III of the Rotterdam Convention, or subject to warnings issued by FAO, UNEP and WHO.

2. Procedure for removal of pesticide products from the List

a) With respect to pesticide products governed under the provisions of Point b Clause 1 of this Article, the Plant Protection Department shall submit a written report and proposal to the Minister of Agriculture and Rural Development to apply for permission to remove these pesticide products from the List;

b) With respect to pesticide products governed under the provisions of Point a, b Clause 2 Article 49 of the Law on Plant Protection and Quarantine, the Plant Protection Department shall aggregate information, establish the Science Council to consider and advise removal of these pesticide products from the List, and send a report and proposal to the Ministry of Agriculture and Rural Development to apply for permission to remove them from the List. The Minister of Agriculture and Rural Development shall make a decision on this removal;

c) With respect to pesticide products governed under the provisions of Point c Clause 2 Article 49, and Point b, c Clause 1 Article 54 of the Law on Plant Protection and Quarantine, the Plant Protection Department shall submit a written request to the Minister of Agriculture and Rural Development for removal of these pesticide products from the List.

3. Pesticide products governed under the provisions of Point b Clause 1 of this Article, and Point a, b Clause 2 Article 49 of the Law on Plant Protection and Quarantine, shall only be manufactured or imported within a maximum period of 01 year, and traded or used within a maximum period of 02 years from the date on which the decision to remove such pesticide products from the List issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development has been brought into effect.

Article 8. Manner of registration

1. The official registration shall be applicable to the followings:

a) Pesticide products containing active ingredients which have not been already specified in the List, or those with the new combination in terms of the ratio and composition of ingredients that already exist in the List invented by organizations or individuals and registered for use in overseas countries;

b) Pesticide products containing active ingredients which have not been already specified in the List, or those with the new combination in terms of the ratio and composition of ingredients that already exist in the List domestically invented by organizations or individuals, and recognized as a class of pesticide product by the Plant Protection Department upon the request of the Science Council established by this Department.

2. The supplemental registration shall be applicable to the followings:

a) Pesticide products with commercial names specified in the List but supplemented with the scope of application, dosage change, application method, formulation type and change of active ingredient content;

b) Pesticide products containing active ingredients specified in the list but registered with different commercial names.

Section 2. ISSUANCE, REISSUANCE OF PESTICIDE TESTING

Article 9. General principles of issuance of the permit for pesticide testing

1. In order to be registered into the List, pesticide products must be accredited by the permit for pesticide testing granted by the Plant Protection Department (hereinafter referred to as the testing permit) under the provisions of Article 10, 11 hereof, and testing must be conducted under the provisions of Chapter III hereof.

2. The testing permit shall be granted to biological pesticide products under the following circumstances:

a) Biological pesticide products only require large-scale biological efficacy testing, and are not subject to the testing for determination of quarantine period, except for the case governed under the provisions of Point b of this Clause;

b) Biological pesticide products containing active ingredients such as pyrethrins, rotenones and avermectins, and requiring the official or supplemental registration in which commercial names are added, must undergo both small-scale and large-scale biological efficacy testing. If these pesticide products are accredited by the initial registration to be used on fruit trees, tea plants, vegetables and store post-harvest agricultural produce, they are required to undergo the testing for determination of quarantine period conducted in Vietnam.

3. The testing permit shall be granted to chemical pesticide products under the following circumstances:

a) Chemical pesticide products requiring the official or supplemental registration in which commercial names are added shall be subject to both large-scale and small-scale biological efficacy testing;

b) Chemical pesticide products requiring the supplemental registration in which their scope of application is added, and application dosage, method and formulation type is changed, and content of active ingredients is changed, shall be subject to the large-scale biological efficacy testing;

c) Chemical pesticide products requiring the initial registration to be used on fruit trees, tea plants and vegetables, and store post-harvest agricultural produce, shall be subject to the testing for determination of quarantine period conducted in Vietnam (except for herbicides applied on fruit perennials, insect attractants, pre-planting treatments, young tree disease controls, seed treatments and cuttings and cuttings treatments).

4. Contents of the testing permit must be written in Vietnamese and include the specific scientific name of harmful organism.

Article 10. Application, process and procedures for issuance of the testing permit used as a necessary document submitted to apply for the official registration

1. Submission of an application

a) Organizations or individuals shall submit an application directly or by mails or online to the Plant Protection Department;

b) Legitimacy of this application shall be verified within a maximum period of 02 working days. If it is valid, it will be accepted. If not, it shall be returned to applicants and they shall be requested to make it supplemented or improved;

c) The number of documents submitted: 01 paper set and 01 PDF-formatted set.

2. Documentation submitted shall include:

a) Application form for issuance of the testing permit by adopting the form given in the Appendix I enclosed herewith;

b) Documents confirming that applicants are eligible for registration of their pesticide products in Vietnam:

The original or authenticated duplicate of the document confirming that the applicant is the manufacturer of the pesticide product specified in the application for the testing permit and granted by the competent authority in the applicant’s home country (applicable to the foreign manufacturer).

The authenticated duplicate or duplicate copy (the original carried along for verification purpose) of the permit for establishment of the company, branch of the company or the representative office in Vietnam (relevant to the foreign manufacturer applying for the initial registration).

The original power of attorney in which the manufacturer authorizes other organization or individual to apply for registration (in case of delegation of authority to bear their name on the registration). The power of attorney held by the foreign manufacturer must be legalized by the consulate in accordance with Vietnam s laws, except when the exemption from legalization is governed under the International Agreements to which Vietnam is a signatory.

The duplicate copy of the certificate of competence in pesticide business (applicable to domestic organizations or individuals authorized to bear their names on the initial registration);

c) Technical documents on pesticide products in accordance with regulations laid down in the Appendix III enclosed herewith.

3. Documentation verification and issuance of the testing permit

a) The Plant Protection Department shall verify submitted documentation within a permitted period of 10 working days from receipt of all necessary documents under the provisions of Clause 2 of this Article. With respect to the application for pesticide product registrations applied on more than 03 plants or 03 harmful organisms, the permitted verification period is restricted to less than 15 working days.

If a set of documents submitted meets regulatory requirements stipulated herein, the Plant Protection Department shall forward it to the Minister of Agriculture and Rural Development;

If a set of documents submitted does not meet regulatory requirements stipulated herein, the Plant Protection Department shall notify applicants of contents that require any supplementation or improvement;

b) The Ministry of Agriculture and Rural Development (or the Department of Science, Technology and Environment) shall verify submitted documentation within a permitted period of 05 working days from receipt of all necessary documents from the Plant Protection Department;

c) Within a permitted period of 02 working days from receipt of consent from the Minister, the Plant Protection Department shall issue the testing permit by completing the form given in the Appendix IV enclosed herewith;

d) In case of refusal to issue the testing permit, the Plant Protection Department shall notify applicants in writing and clearly state the reasons for such refusal.

Article 11. Documentation included in the application, process and procedure for issuance of the testing permit used as a necessary document to apply for the supplemental registration

1. Submission of an application

Complying with regulations laid down in Clause 1 Article 10 hereof;

2. Documentation submitted shall include:

a) Application form for issuance of the testing permit by adopting the form given in the Appendix I enclosed herewith;

b) The copy of the preexisting Certificate of pesticide product (in the event of supplementation of scope of application, change of formulation type, active ingredient content, dosage and application method);

c) Technical documents about formulated pesticide products governed under the provisions of the Appendix III enclosed herewith (applicable to the change to formulation type and active ingredient content);

d) Documents stipulated at Point b, c Clause 2 Article 10 hereof (applicable to supplementation of different commercial names).

3. Documentation verification and issuance of the testing permit

Complying with regulations laid down in Clause 3 Article 10 hereof.

Article 12. Documentation included in the application, process and procedure for reissuance of the testing permit

1. Submission of an application

Complying with regulations laid down at Point a and b Clause 1 Article 10 hereof. The number of documents submitted to apply for registration: 01 paper set of documents.

2. Documentation submitted shall include:

a) Application form for reissuance of the testing permit by adopting the form given in the Appendix I enclosed herewith;

b) The original of the preexisting testing permit (except if it is lost).

3. Documentation verification and reissuance of the testing permit

The Plant Protection Department shall verify submitted documentation within a permitted period of 05 working days from receipt of all required documents:

a) If submitted documents are valid, the Plant Protection Department shall reissue the testing permit for pesticide products by completing the form given in the Appendix IV enclosed herewith. The validity of the reissued testing permit shall be kept the same as that of the abolished permit;

b) If submitted documentation have not been valid yet, the Plant Protection Department shall notify applicants of contents subject to any supplementation or improvement in accordance with regulations;

c) In case of refusal to reissue the testing permit, the Plant Protection Department shall notify applicants in writing and clearly state the reasons for such refusal.

Section 3. ISSUANCE, REISSUANCE AND RENEWAL OF THE CERTIFICATE OF PESTICIDE PRODUCT REGISTRATION

Article 13. Application, process and procedure for issuance of the Certificate of pesticide product registration

1. Submission of an application

a) Complying with regulations laid down at Point a and b Clause 1 Article 10 hereof;

b) The number of documents submitted: 01 paper set and 01 electronic set of documents in word or excel format which are applicable to sample labels.

2. Documentation submitted shall include:

a) Application form for issuance of the Certificate of pesticide product registration by adopting the form given in the Appendix II enclosed herewith;

b) The photocopied pre-existing testing permit;

c) Sample pesticide labels in accordance with regulations laid down in Section 1, 2 and 3 Chapter X hereof;

d) The original result paper of biological efficacy testing, or the original result paper of the testing for determination of quarantine period and the general report on the testing result by completing the form stipulated in the Appendix VI, VII and XI enclosed herewith.

3. Documentation verification and issuance of the Certificate of pesticide product registration

Within a permitted period of 06 months from receipt of all required valid documents, the Plant Protection Department shall conduct this verification and apply for permission of the Minister of Agriculture and Rural Development to include the applicant’s pesticide product in the List; issue the Certificate of pesticide product registration by completing the form given in the Appendix V enclosed herewith. In case of refusal, the Plant Protection Department must respond to applicants with clear reasons for such refusal.

Article 14. Application, process and procedure for renewal of the Certificate of pesticide product registration

1. 03 months before the validity period of the Certificate of pesticide product registration ends, organizations or individuals demanding any renewal are required to submit a written request for this renewal.

2. Submission of an application

Complying with regulations laid down at Point a and b Clause 1 Article 10 hereof. The number of documents submitted to apply for registration: 01 paper set of documents.

3. Documentation submitted shall include:

a) Application form for renewal of the Certificate of pesticide product registration in accordance with the recommended form given in the Appendix II enclosed herewith;

b) The original of the previous Certificate of pesticide product registration.

4. Documentation verification and renewal of the Certificate of pesticide product registration

The Plant Protection Department shall verify submitted documentation within a permitted period of 10 working days from receipt of all required valid documents under the provisions of Clause 3 of this Article:

a) If submitted documentation are proved valid and conform to regulations laid down in this Circular, the Plant Protection Department shall issue the Certificate of pesticide product registration by completing the form given in the Appendix V enclosed herewith;

b) If submitted documentation have not been proved valid and do not meet regulatory requirements stipulated herein, the Plant Protection Department shall notify applicants of contents that require any supplementation or improvement in accordance with regulations;

c) In case of refusal to renew the Certificate of pesticide product registration, the Plant Protection Department shall notify applicants in writing and clearly state the reasons for such refusal.

Article 15. Application, process and procedure for reissuance of the Certificate of pesticide product registration in case of being lost, damaged or containing errors

1. Submission of an application

Complying with regulations laid down at Point a and b Clause 1 Article 10 hereof. The number of documents submitted to apply for registration: 01 paper set of documents.

2. Documentation submitted shall include:

a) Application form for reissuance of the Certificate of pesticide product registration by adopting the form given in the Appendix II enclosed herewith;

b) The original of the preexisting Certificate of pesticide product registration, except if it is lost.

3. Process and procedure for reissuance of the Certificate of pesticide product registration

Complying with regulations laid down in Clause 4 Article 14 hereof. The validity period of the reissued Certificate of pesticide product registration shall be kept the same as that of the preexisting Certificate of pesticide product registration.

Article 16. Application, process and procedure for reissuance of the Certificate of pesticide product registration in case of change made to commercial names, information concerning organizations or individuals applying for registration

1. Submission of an application

Complying with regulations laid down at Point a and b Clause 1 Article 10 hereof. The number of documents submitted to apply for registration: 01 paper set of documents.

2. Documentation submitted shall include:

a) Application form for change of commercial names, information relating to organizations or individuals applying for registration by completing the form given in the Appendix II enclosed herewith;

b) The original of the previous Certificate of pesticide product registration;

c) The authenticated duplicate or photocopied paper (carrying the original copy along for verification purpose) of the document on intellectual property right issued by the competent authority, or on any violation against regulations on commodity labels issued by the court (applicable to change of commercial names);

d) The authenticated duplicate or photocopied paper (carrying the original one along for verification purpose) of the Certificate of registration of new enterprise (if names of organizations or individuals applying for registration are changed);

dd) With regard to commercial name transfer: The original or authenticated duplicate of the pesticide transfer contract or agreement; the original power of attorney in which the manufacturer authorizes the transferee to apply for registration (if the manufacturer gives them the right to use their names to apply for registration).

3. Documentation verification and reissuance of the Certificate of pesticide product registration.

a) The Plant Protection Department shall verify submitted documentation within a permitted period of 10 working days from receipt of all necessary documents stipulated in Clause 2 of this Article;

If such documentation are valid, the Plant Protection Department shall apply for permission of the Minister of Agriculture and Rural Development to include the pesticide product in the List under the provisions of Clause 3 Article 13 hereof;

If such submitted documentation have not been proved valid and do not meet regulatory requirements stipulated herein, the Plant Protection Department shall notify applicants of contents that require any supplementation or improvement in accordance with regulations;

b) In case of refusal to issue the Certificate of pesticide product registration, the Plant Protection Department shall notify applicants in writing and clearly state the reasons for such refusal;

c) The validity period of the reissued Certificate of pesticide product registration shall be kept the same as that of the preexisting Certificate of pesticide product registration.

Article 17. Application, process and procedure for reissuance of the Certificate of pesticide product registration in case of manufacturer substitution

1. Submission of an application

Complying with regulations laid down in Clause 1 Article 10 hereof.

2. Documentation submitted shall include:

a) Application form for reissuance of the Certificate of pesticide product registration by adopting the form given in the Appendix II enclosed herewith;

b) The original or authenticated duplicate of the written agreement on authorization termination between the manufacturer specified in the certificate of pesticide product registration and the authorized organization or individual;

c) The original or authenticated duplicate of the document confirming that the registration certificate holder is the new manufacturer of the pesticide product specified in the application for the testing permit and granted by the competent authority in the applicant’s home country (applicable to the foreign manufacturer);

d) The original power of attorney in which the new manufacturer authorizes other organization or individual to apply for registration (in case of delegation of authority to bear their name on the registration). The power of attorney held by the foreign manufacturer must be legalized by the consulate in accordance with Vietnam s laws, except when the exemption from legalization is governed under the International Agreements to which Vietnam is a member;

dd) Technical documents on pesticide products in accordance with regulations laid down in the Appendix III enclosed herewith;

e) The original of the previous Certificate of pesticide product registration.

3. Documentation verification and reissuance of the Certificate of pesticide product registration

a) Complying with regulations laid down in Clause 4 Article 14 hereof;

b) The validity period of the reissued Certificate of pesticide product registration shall be kept the same as that of the preexisting Certificate of pesticide product registration.

Chapter III

PESTICIDE PRODUCT TESTING

Article 18. General principles of pesticide product testing

1. Pesticide product testing shall be performed when the testing permit is obtained.

2. The testing which serves the purpose of registration into the List shall include the biological efficacy testing and testing for determination of quarantine period (applicable to the case stipulated in Point b Clause 2 and Point c Clause 3 Article 9 hereof).

3. Basis for a pesticide product testing is the national technical regulation (QCVN), the national standard (TCVN), basic standards (TC) introduced by the Plant Protection Department.

4. The testing which serves the purpose of registration into the list must be conducted by the organization that comply with requirements stipulated in Article 20 hereof.

5. The small-scale testing must be conducted ahead of the large-scale one.

Article 19. Testing process

The testing of a pesticide product against a single organism harmful to a single plant which serves the purpose of registration shall be conducted as follows:

1. Testing for the biological efficacy of biological pesticide products (except for the case stipulated in Clause 2 of this Article), and testing of chemical pesticide products requiring the supplemental registration of their scope of application, and change of application dosage, method, formulation type or content of active ingredients, shall include 04 large-scale tests, including;

As for plants or harmful organisms found in 02 production regions (the North and South), for each region, testing shall be conducted at 02 locations (each location in a province) or 02 districts/province (if these plants or harmful organisms are only found in 01 province in these production regions).

As for plants or harmful organisms only found in 01 region or 01 province, the testing shall be conducted at 04 locations in that region (each location in 01 province in that region), or 04 locations in a province (at a minimum of 02 districts in that province).

2. Testing for the biological efficacy of chemical pesticide products, and testing of biological pesticide products containing active ingredients, such as pyrethrins, rotenones and avermectins, requiring the official or supplemental registration in which commercial names are added, shall include 08 small-scale tests and 02 large-scale tests. If plants or harmful organisms are only found in 01 production region, the number of tests shall include 06 small-scale tests and 02 large-scale tests as follows:

a) Small-scale testing

As for plants or harmful organisms found in 02 production regions (the North and South), for each region, testing shall be conducted at 04 locations (each location in a province). If there are not enough 04 production provinces in each region, testing shall be conducted at 04 locations in each region (each location in 01 district in these regions).

As for plants or harmful organisms found in 01 production region, the testing shall be conducted at 06 locations (each location in 01 province or 01 district in the region).

As for plants or harmful organisms only found in 01 production province, the testing shall be conducted at 06 locations in at least 03 districts in that province.

As for herbicide products applied on rice, the testing shall be conducted within 02 different crops.

b) Large-scale testing

As for plants or harmful organisms found in 02 production regions (the North and South), for each region, the testing shall be conducted at 01 location.

As for plants or harmful organisms only found in 01 production region, the testing shall be conducted at 02 locations in that region (each location in 01 province in that region), or 02 locations in provinces (each location in 01 district, in case harmful organisms are only found in 01 province).

3. Testing of 01 active ingredient applied on a single plant to determine the quarantine period shall include 04 large-scale tests as follows:

As for plants producing multiple crops/year in 02 production regions (the North and South), for each region, testing shall be conducted at 02 locations (each location in 01 province, and for each province, testing shall be conducted on 01 crop or at each location at 01 district in these regions, and for each district, testing shall be conducted on 01 crop).

As for plants producing multiple crops/year in 01 production region, the testing shall be conducted at 04 locations (02 locations/crop; testing shall be conducted at each location in 01 province or 01 district in that region).

As for plants producing only one crop/year in 02 production regions (the North and South), for each region, the testing shall be conducted at 02 locations (each location in 01 province, or each location in 01 district in these regions).

As for plants producing only 01 crop/year and only grown in 01 production region, the testing shall be conducted at 04 locations in that region (each location in 01 province in that region), or 04 locations in provinces (at least 02 districts).

Article 20. Guidance on conditions that pesticide testing organizations must meet to conduct pesticide product testing

1. Have the legal standing, registration of pesticide product testing operations;

2. The Head of the pesticide testing organization must achieve the university degree or higher educational degree in plant protection, agriculture studies, plant cultivation, biology and chemistry, and gain the Certificate of completion of training in pesticide product testing issued by the Plant Protection Department.

3. Have a minimum of 05 persons acquiring tenure or long-term employment contracts with university degrees or higher educational degrees in this major as stipulated in Clause 2 of this Article and obtaining the Certificate of completion of training in pesticide product testing from the Plant Protection Department.

4. Infrastructural and technical facilities that support the pesticide product testing shall include:

a) All necessary equipment or devices supporting the pesticide product testing in accordance with regulations laid down in the Appendix X enclosed herewith;

b) Perform on their own or enter into cooperation with other organizations to perform all necessary tests in accordance with regulations laid down in Article 19 hereof with the aim of enabling a kind of pesticide product to be eligible for registration into the list of pesticide products permitted for use in Vietnam.

The organization cooperating in the pesticide product testing must have the legal standing, adequate human resources as well as necessary equipment or facilities to conduct a pesticide product testing as stipulated in Clause 2, Point a Clause 4 of this Article.

c) Have the laboratory to carry out the analysis of pesticide residue level designated by the Ministry of Agriculture and Rural Development in which the equivalent testing method is employed (applicable to the organization specializing in the testing for determination of the quarantine period).

5. Do not directly bear their names on the registration, or authorize others to bear their names on the pesticide product registration in Vietnam.

Article 21. Application, process and procedure for recognition of an organization s eligibility to conduct the pesticide product testing

1. Submission of an application

a) Organizations or individuals shall submit an application directly or by mails or online to the Plant Protection Department;

b) The number of documents submitted to apply for registration: 01 paper set of documents;

c) Verification of submitted documentation must be carried out right after receiving such documentation in person, or by mails within a permitted period of 02 working days. If the application is valid, the Plant Protection Department shall keep it. If not, it shall be returned to applicants and they shall be requested to make it supplemented or improved.

2. Documentation submitted shall include:

a) Application form for recognition of the organization’s eligibility to conduct the pesticide product testing by adopting the form given in the Appendix IX enclosed herewith;

b) The authenticated duplicate or photocopied paper (carrying the original for verification purpose) of the establishment decision or the decision stipulating functions or duties, or the Registration Certificate of the enterprise carrying out pesticide product testing operations;

c) The authenticated duplicate or photocopied paper (carrying the original along for verification purpose) of the university degree or higher educational degrees in the plant protection, plant cultivation, biology, chemistry, and the Certificate of completion of training in pesticide product testing held by the head of the organization conducting pesticide product testing and participants in such testing;

d) A written explanation for this eligibility for pesticide product testing issued by the organization eligible to conduct pesticide product testing, and its partner by adopting the form given in regulations laid down in the Appendix X enclosed herewith;

3. Examination and verification of the application for recognition and announcement of organizations eligible to conduct pesticide product testing

a) The Plant Protection Department shall keep and verify the application for recognition of the organization’s eligibility to conduct pesticide product testing. Immediately after the verification result is produced, the Plant Protection Department is obliged to prepare the complete application for recognition of the organization s eligibility to conduct pesticide product testing for submission to the Minister of Agriculture and Rural Development. The maximum period allowed to go through this process shall be 15 working days;

b) The Ministry of Agriculture and Rural Development (or the Department of Science, Technology and Environment) shall verify submitted documentation within a permitted period of 10 working days from receipt of all necessary documents from the Plant Protection Department;

c) Within a permitted period of 03 working days from receipt of consent from the Minister, the Plant Protection Department shall issue the decision on recognition of the organization’s eligibility to conduct pesticide product testing;

d) If the applicant is proved to be ineligible to conduct pesticide product testing, the Plant Protection Department shall notify applicants in writing and clearly state the reasons for this.

Article 22. Training in pesticide product testing

1. Training contents

a) Applicable legal regulations on pesticide product testing;

b) Safety in storage and use of pesticide products;

c) Process for biological efficacy testing and testing for determination of pesticide quarantine period;

d) Data processing, storage and report of the testing result.

2. Registration and organization of training

Organizations or individuals demanding training in pesticide product testing shall send the registration list of participants in person or by mails or online to the Plant Protection Department.

3. The Plant Protection Department shall hold training in pesticide product testing with contents stipulated in Clause 1 of this Article. The training period shall last for 04 days.

Based on the result of post-training examination result, the Plant Protection Department shall confer the Certificate of completion of training in pesticide product testing by adopting the form given in the Appendix XIII enclosed herewith.

Article 23. Rights and obligations of the organization conducting pesticide product testing

1. Comply with regulations laid down in Article 60 of the Law on Plant Protection and Quarantine, and report the result of pesticide product testing by completing the form stipulated in the Appendix VI and VII enclosed herewith.

2. Prepare the general report on the result of pesticide product testing by completing the form recommended in the Appendix XI enclosed herewith.

3. Submit the annual report on the result of pesticide product testing by completing the form recommended in the Appendix XII enclosed herewith or the occasional report requested by the Plant Protection Department. The report must be submitted by December 25 in the reporting year.

Article 24. Responsibilities of organizations or individuals whose pesticide products are tested

1. Provide the organization eligible to conduct pesticide product testing the testing permit, declaration of information about tested pesticide products according to the form recommended in the Appendix VIII enclosed herewith, and sample pesticides (with the right class, active ingredient content, formulation type specified in the testing permit; the adequate number of pesticides for testing and sample retention; they are put in a closed pack sealed by organizations or individuals registering such testing).

2. Sign the contract and pay the fee for pesticide product testing in accordance with applicable regulations.

3. If pesticide products being tested are causing adverse impacts on plants, humans and environment, organizations or individuals whose pesticide products are tested shall take responsibility to pay compensations in accordance with applicable laws.

Chapter IV

PRODUCTION AND TRADING OF PESTICIDE PRODUCTS

Section 1. ISSUANCE OF THE CERTIFICATE OF CONFORMITY IN PESTICIDE PRODUCTION

Article 25. Scope of application

Pesticide product manufacturers required to meet regulations laid down in Article 61 of the Law on Plant Protection (except for the manufacturer of biological pesticide products containing beneficial microorganisms as active ingredients) and provided with detailed guidance enshrined from Article 26 to Article 29 hereof. Manufacturers issued permissions to carry out pesticide production operations from the date on which they obtain the Certificate of competence in pesticide production in accordance with regulations laid down in Article 30 hereof.

Manufacturers of biological pesticide products containing beneficial microorganisms as active ingredients that do need to obtain the Certificate of competence in pesticide production but are required to comply with applicable regulations on environmental protection.

Article 26. Specific requirements imposed on the production facility

1. Building site

a) The production facility built in an industrial park must conform to regulations laid down by this park;

b) The production facility outside of industrial parks must be built at the site that ensures that:

The production facility must be at least 500 meters distant from schools, hospitals and markets, and meet accepted standards in electricity, water supply, waste water discharge, environmental pollution control and traffic.

The production facility must be built with fences all around. The internal traffic system must be developed in order to ensure the transportation and fire safety.

2. Site plan, architectural arrangement and design

a) The production facility must be kept apart from the storage warehouse;

b) The site must have space for proper placement of structures with pre-determined functions;

c) The main production building

The main production building must meet design and construction standards stipulated in the Vietnam’s standards TCVN 4604/2012: Industrial enterprises, production facility – Design standard; TCVN: 2622/1995: Fire prevention and protection for buildings and structures – Design requirements;

d) The main production building must be developed by using fireproofing and fire retardant material; the skeleton of the main production building must be made from bricks, concrete or steel. The floor must be made from liquid non-absorbent materials, and it has the flat surface, is covered with anti-slip coating without cracks as well as bordered by raised edges;

dd) The production facility must have exit ways, clear instructional signs, maps and easy escape plans in case of emergency.

Article 27. Specific requirements imposed on equipment and devices

1. Manufacturing equipment

a) Type of the production line and technology must be appropriate to ensure the quality of pesticide products;

b) Placement and installation of manufacturing equipment must be relevant to each production stage and meet labor safety standards in accordance with regulations laid down in the Vietnam’s standards TCVN 2290-1978 Manufacturing equipment – General safety requirements;

c) Operational manual of the manufacturing equipment should be available and its technical specifications should be examined and inspected in accordance with applicable regulations. There should be the proper maintenance of the manufacturing equipment as well as industrial cleaning process;

d) Lighting items and other electric instruments must be installed in the necessary positions, and temporary installation of these items is not allowed. Every electric appliances must have circuit breakers to automatically turn them off in order to prevent leakage or excess current.

2. Means of cargo transportation and handling must meet current technical standards in transporting or handling hazardous cargos and must be designed to prevent leakage or scattering of pesticides over the surrounding area. Pictograms must be in place to give warnings of dangers mounted on means of transportation.

3. Safety equipment and facilities

a) Personal protective equipment must be provided to get inside the pesticide production area;

b) First aid kits, medicine and equipment should be provided;

c) An adequate amount of devices or instruments used for rescue or response to any accidents that may take place in the production facility must be available. Fire fighting and prevention system must be installed in proper positions and should be checked frequently to make sure that it is in a good condition for use.

4. Waste treatment system

a) The production facility must be equipped with the exhaust emission treatment. After-treatment exhaust emissions must conform to the national technical regulation QCVN 19:2009 /BTNMT - National technical regulation on industrial emissions of Inorganic substances and dusts and QCVN 20:2009/BTNMT - National technical regulation on industrial emissions of several organic substances;

b) The production facility must be equipped with the effluent treatment system. After-treatment effluents must conform to the national technical regulation QCVN 07:2009 /BTNMT - National technical regulation on hazardous waste thresholds and QCVN 40:2011/BTNMT - National technical regulation on industrial effluents;

c) The solid waste treatment must comply with regulations laid down in the Government’s Decree No. 59/2007/ND-CP dated April 9, 2007 on solid waste management. The solid waste collection area must be covered and protected carefully in which collecting tools and means of transportation must be kept in place.

Article 28. Quality control system

1. As for the production facility that has recently carried out its operations, it must establish and apply its quality control system consistently with the standard ISO 9001:2008 or equivalent ones.

As for the production facility that has carried out its operations for 02 years or over, it must have its quality control system which is recognized to be consistent with the standard ISO 9001:2008 or equivalent ones.

2. The process for pesticide product manufacturing must include the following information: commercial names, manufacturing process code, objectives and manufacturing norms (raw materials, additives, quantitative estimation, proposed amount of formulated pesticide products, limitations), locations, devices, steps in implementation, quality control, warehousing, storage, packaging, labels and remarks.

3. The laboratory of product quality control must be recognized to conform to the standard ISO 17025:2005 or equivalent ones with the aim of controlling the quality of each pesticide product batch moved out of the production facility.

4. If there is none of laboratories as stipulated in Clause 3 of this Article, a contract with the laboratory which meets the standard ISO 17025:2005 or equivalent ones must be signed to control the quality of each pesticide batch moved out of the production facility.

5. With regard to the currently operating production facility, it must have files storing the result of quality control of each outward pesticide product batch, notification of conformity to regulations or standards under the provisions of the Law on the Quality of products, commodities and the Law on Technical regulations and standards.

It must preserve the sample collected from each outward pesticide product batch to be used in the quality control process within a minimum period of 03 months.

Article 29. Specific requirements imposed on the human resource

1. The person who directly manages and oversees production operations must hold the university degree or higher educational degrees in the chemistry, plant protection and biology.

2. The person who directly manages, oversees and carry out production operations, and the warehouse keeper, must be trained to improve their knowledge about pesticide products and chemical safety practices.

Article 30. Application, process and procedure for issuance of the Certificate of competence in pesticide production

1. Submission of an application

a) Pesticide production facilities shall submit an application directly or by mails or online to the Plant Protection Department;

b) The number of documents submitted: 01 paper set and 01 online PDF-formatted set of documents;

c) The application shall be examined within a maximum period of 02 working days. If it is valid, it will be kept. If not, it will be returned to applicants and they are requested to make it supplemented or improved.

2. Documentation submitted shall include:

a) Application form for issuance of the Certificate of competence in pesticide production by adopting the form recommended in the Appendix XIV enclosed herewith;

b) A written explanation for this conformity to requirements for pesticide production in accordance with the Appendix XV enclosed herewith;

c) The plan or measure to prevent or respond to chemical disasters by completing the form recommended in the Appendix XXI enclosed herewith; the photocopied paper of documents stating that the pesticide production facility has conformed to regulations on environmental protection issued by the competent authority for environment;

d) In case that production facility has its laboratory, the applicant must submit the Certificate or relevant documents stating that it has been recognized to conform to the accepted standard of the quality control system consistently with the standard ISO 17025:2005 or equivalent ones;

dd) If there is none of laboratories, the applicant must submit the photocopied contract with the laboratory partner that has been recognized to conform to the standard ISO 17025:2005 or equivalent ones;

e) If the production facility has been operated for more than 02 years, the authenticated duplicate or photocopied paper (carrying the original along for verification purpose) of the certificate or relevant documents confirming that it has conformed to the standard of the quality control system consistently with the standard ISO 9001:2008 or equivalent ones must be additionally submitted.

3. Verification of submitted documentation and issuance of the Certificate of competence in pesticide production.

a) The Plant Protection Department shall verify submitted documentation within a permitted period of 05 working days from receipt of all required valid documents. If it meets statutory requirements, the Director of the Plant Protection Department shall grant the decision on establishment of the Assessment Team. The Assessment Team shall be joined by 3 – 5 members who have proper professional capacity for appropriate specialized administration.

The Evaluation Team shall notify the production facility in writing 07 working days prior to the commencement of assessment. That written notification will provide clear information about visiting members, extent, content and time of assessment that will take place at the production facility within 01 working day.

b) Assessment content

The assessment shall focus on the compliance of the production facility with requirements stipulated in Section 1 of this Chapter and its capability to sustain the conformity to statutory requirements.

c) Assessment method

Checking and assessing the current placement of facilities compared with the site plan, environmental, equipment conditions and other conditions at the production facility;

Holding a face-to-face interview with the responsible person and staff of the production facility about relevant information;

Considering stored files and relevant documents in the production facility.

d) Assessment result

Any disconformities to the requirements stipulated in Section 1 of this Chapter which has been detected during the assessment process must be reported in the record on assessment of requirements for pesticide production by completing the form recommended in the Appendix XVII enclosed herewith.

This assessment record shall provide an adequate amount of contents and be countersigned by the production facility s representative and the Team leader.

In case the production facility’s representative disagrees over the Team s result, (s)he has the right to write his/her complaints at the end of such record before affixing the signature and seal. This record shall be considered valid even if the production facility s representative refuses to sign their name in the record.

dd) Issuance of the Certificate of competence in pesticide production

The Plant Protection Department shall consider the result of verification of submitted documentation and the assessment result to issue the Certificate of competence in pesticide production:

If submitted documentation are valid, and the assessment result is acceptable, within a permitted period of 15 working days, the Plant Protection Department shall issue the Certificate of competence in pesticide production to the applicant by completing the form given in the Appendix XIX enclosed herewith.

If submitted documentation are not valid, or the assessment result is unacceptable, the Plant Protection Department shall notify the applicant in writing of the requirements that have not been met and deadline for correction or improvement. Within a permitted period of 05 working days from receipt of corrected or improved documentation, or the reassessment result (when necessary), if this is valid, the Plant Protection Department shall issue the Certificate of competence in pesticide production to the applicant by completing the form given in the Appendix XIX enclosed herewith.

If this is not valid, or the reassessment result is not acceptable, the Plant Protection Department shall refuse to issue the Certificate of competence in pesticide production and respond to the applicant with clear reasons for this refusal.

Article 31. Reissuance of the Certificate of competence in pesticide production

1. 03 months before the validity period of the Certificate of competence in pesticide production ends, if organizations or individuals wish to continue pesticide production, they are required to submit an application for renewal of this Certificate. Documentation submitted to apply, process and procedure for this renewal shall be consistent with regulations laid down in Article 30 hereof.

2. During its operations, if the production facility has achieved rank A after being inspected and assessed in accordance with regulations set out by the Minister of Agriculture and Rural Development on inspecting and assessing establishments specializing in manufacturing and trading of farm supplies, agricultural, forestry and aquatic products, and has not expanded its scale of manufacturing active ingredients, technical pesticides and different pesticide formulations, the regulations laid down in Clause 1, 2 Article 30 hereof shall apply to this case. Within a permitted period of 05 working days from receipt of all valid documents, the Plant Protection Department shall issue the Certificate of competence in pesticide production and shall not establish the team to carry out the field survey at the production facility.

Section 2. ISSUANCE OF THE CERTIFICATE OF COMPETENCE IN PESTICIDE BUSINESS

Article 32. Specific requirements imposed on the human resource

The owner of pesticide business (Director or General Director of limited liability company, joint-stock company, private enterprise, partnership company members; head of the branch or deputy head of the branch of the enterprise; one of managers of pesticide business at the enterprise’s agency, cooperative rendering plant protection service; the person who directly oversees pesticide store if that store has one fixed location), and the person who directly sells pesticide products, must hold the associate degree or higher educational degrees in plant protection, plant cultivation, biology, chemistry, or the Certificate of completion of professional development course in pesticide products.

Article 33. Specific requirements imposed on the site

1. The pesticide store must have specific permanent address, and the owner of pesticide business is either the legal owner of the pesticide store or the legal holder of the lease contract to place the pesticide store within a minimum period of 01 year.

2. The pesticide store must have its size relevant to the business scale which should cover a minimum of 10 square meters. It must be the well-built house in the dry and well-ventilated place.

3. Trading of pesticide products must be separated from that of other commodities such as foodstuff, beverage, animal feed, medical drug and veterinary medicines.

4. A pesticide store is not located inside of the food and beverage service, entertainment, recreational areas, schools or hospitals.

5. The pesticide store must be at least 20 meters distant from the water source (river, lake, canal, ditch or well); its floor must be high, dry, and have resistance to absorption and flood; its walls and roof must be made from fire resistant materials.

6. Pesticide product storage of the pesticide store must conform to regulations laid down in Article 61 hereof.

If the pesticide business does not have its pesticide store, it must present its Certificate of enterprise registration, and have permanent, legal and clear contact address, and keep the record on trading, exportation or importation of pesticide products and comply with regulations laid down in Article 32 hereof.

Article 34. Specific requirements imposed on equipment and facilities

1. Be equipped with showcases, counters, shelves or racks used for storing pesticide products.

2. Ensure it is lightened to identify pesticide products. The lighting system must conform to the fire safety standards.

3. Set internal rules and regulations, and make fire safety and firefighting equipment available and handy for use in case of emergency as requested by the competent authority for fire fighting and prevention.

4. Provide personal protective equipment such as gloves, face masks, and clean water and soap.

5. Provide materials and instruments used for handling any accident that may arise as requested by the competent authority for environment management.

Article 35. Documentation submitted to apply, process and procedure for issuance of the Certificate of competence in pesticide business

1. Submission of an application

a) The pesticide business shall submit its application in person or by mails or online to the Plant Protection Sub-department or Plant Cultivation and Protection Sub-department;

b) The number of documents submitted to apply for registration: 01 set of documents;

c) Validity of this application shall be verified within a maximum period of 02 working days. If submitted documents are valid as stipulated by applicable regulations, it will be accepted. If not, it shall be returned to applicants and they are also requested to make it supplemented or improved.

2. Documentation submitted shall include:

a) Application form for issuance of the Certificate of competence in pesticide business by adopting the form recommended in the Appendix XIV enclosed herewith;

b) The authenticated duplicate or photocopied paper (carrying the original one along for verification purpose) of the Certificate of enterprise registration;

c) A written explanation for this competence in pesticide business in accordance with the Appendix XVI enclosed herewith.

3. Verification of requirements and issuance of the Certificate of competence in pesticide business

a) The Plant Protection Sub-department or the Plant Cultivation and Protection Sub-department in a city or province shall carry out such verification within a permitted period of 03 working days from receipt of all required documents.

b) Establishment of the assessment team

Within a maximum period of 05 working days from receipt of all required documents, the Director of the Plant Protection Sub-department, or the Plant Cultivation and Protection Sub-department in a province, shall issue the decision on establishment of the assessment team and carry out the field survey. The Assessment Team shall be joined by 3 – 5 members who have proper professional capacity for appropriate specialized administration.

The Assessment Team shall notify the pesticide business in writing of the assessment plan at least 05 working days prior to the commencement of assessment. That written notification will provide clear information about visiting members, extent, content and time of assessment that will take place at the pesticide business within 01 working day.

c) Assessment content

The assessment shall focus on the compliance of the pesticide business with requirements stipulated in Section 2 of this Chapter.

d) Assessment method

Holding a face-to-face interview with the responsible person and staff of the pesticide business about relevant information;

Considering stored files and relevant documents in the pesticide business;

Checking and assessing the current placement of facilities compared with the site plan, environmental, equipment conditions at the pesticide business.

dd) Assessment result

Any disconformities to the requirements stipulated in Section 2 of this Chapter which has been detected during the assessment process must be reported in the record on assessment of conformity to requirements for pesticide business by completing the form recommended in the Appendix XVIII enclosed herewith.

This assessment record shall provide an adequate amount of contents and be countersigned by the pesticide business representative and the Team leader.

In case the pesticide business’ representative disagrees over the Team s result, (s)he has the right to write his/her complaints at the end of such record before affixing the signature and seal. This record shall be considered valid even if the pesticide business’ representative refuses to sign their name in the record.

e) Issuance of the Certificate of competence in pesticide business

The Plant Protection Sub-department, or the Plant Cultivation and Protection Sub-department, shall consider the result of verification of submitted documentation and the assessment result to issue the Certificate of competence in pesticide business:

If submitted documentation are valid and the assessment result is acceptable, within a permitted period of 05 working days from the assessment completion date, the Plant Protection Sub-department, or the Plant Cultivation and Protection Sub-department, shall issue the Certificate of competence in pesticide business to the applicant by completing the form given in the Appendix XX enclosed herewith.

If all necessary requirements have not met, the Plant Protection Sub-department, or the Plant Cultivation and Protection Sub-department, shall notify the applicant in writing of the requirements that have not been met and deadline for correction or improvement within a maximum period of 60 days. Within a permitted period of 03 working days from receipt of corrected or improved documentation, or the reassessment result (when necessary), if this is valid, the Plant Protection Sub-department, or the Plant Cultivation and Protection Sub-department, shall issue the Certificate of competence in pesticide business to the applicant by completing the form given in the Appendix XX enclosed herewith.

In case of refusing to issue the Certificate of competence in pesticide business, the Plant Protection Sub-department or the Plant Cultivation and Protection Sub-department will send a written response in which reasons for such refusal must be clearly stated.

Article 36. Reissuance of the Certificate of competence in pesticide business

1. 03 months before the validity period of the Certificate of competence in pesticide business ends, if organizations or individuals wish to continue pesticide business, they are required to submit an application for renewal of this Certificate. Documentation submitted to apply, process and procedure for this renewal shall be consistent with regulations laid down in Article 35 hereof.

During its operations, if the pesticide business has achieved rank A after being inspected and assessed in accordance with regulations set out by the Minister of Agriculture and Rural Development on inspecting and assessing establishments specializing in manufacturing and trading of farm supplies, agricultural, forestry and aquatic products, it will be requested to file an application for renewal of the Certificate of competence in pesticide business in accordance with the regulations laid down in Clause 1, 2 Article 35 hereof. Within a permitted period of 05 working days from receipt of all valid documents, the Plant Protection Sub-department, or the Plant Cultivation and Protection Sub-department, shall issue the Certificate of competence in pesticide business and shall not establish the team to carry out the field survey at the pesticide business.

Section 3. PROFESSIONAL DEVELOPMENT AND TRAINING IN CHEMICAL SAFETY FOR PESTICIDE PRODUCTS

Article 37. Content, and program for professional development and training in chemical safety for pesticide products

1. Contents of professional development and training shall include:

a) Regulations on management of pesticide products, production and business requirements, rights and obligations of organizations or individuals manufacturing and trading pesticide products;

b) Regulations on penalties for administrative violations concerning pesticide products;

c) General knowledge about pesticide products;

d) Classification of pesticide products by harmful effects, and characteristics of pesticide products;

dd) Safety in production, trading, transportation, storage and use of pesticide products;

e) Solutions to prevention and control of pesticide accidents;

g) Tips for reading pesticide labels;

h) Instructions on safe and effective pesticide application;

i) General knowledge about plant harmful organisms, several common harmful organisms, and preventive and controlling measures;

k) Legislative knowledge relating to fire fighting and prevention;

l) Field practice and observation.

2. Professional development and training program shall include:

a) Professional development program for pesticide products designed for owners of pesticide businesses, persons directly overseeing these pesticide businesses, persons directly selling pesticide products (those who have not achieved the associate degree or higher educational degree in the plant protection, plant cultivation, and biology and chemistry discipline). The program may last for 03 months and provide participants with all necessary contents stipulated in Clause 1 of this Article, and upon completion of the program, participants will be awarded the Certificate of participation in the professional development program for pesticide products by adopting the form recommended in Section I, the Appendix XXII hereof.

b) Chemical safety training for pesticide products designed for persons who directly manage or oversees divisions related to direct manufacturing of pesticide products, persons who directly manufacture pesticide products, warehouse keepers. The training program may last for 03 days and provide participants with contents mentioned in Point a, b, dd, e, Clause 1 of this Article, and upon completion of the program, participants will be awarded the Certificate of participation in chemical safety training for pesticide products by adopting the form recommended in Section II, the Appendix XXII hereof;

3. Responsibility for organizing these courses and issuing the Certificate of participation in the professional development program for pesticide products, or the Certificate of participation in chemical safety training for pesticide products.

a) The Plant Protection Department shall take responsibility to design content, program for these courses;

b) The Plant Protection Sub-department, or the Plant Cultivation and Protection Sub-department, shall be responsible for implementation and issuing the Certificate of participation in the professional development program for pesticide products, or the Certificate of participation in chemical safety training for pesticide products in conformity with the content and program stipulated in Clause 1, 2 of this Article.

Article 38. Professional development and training in chemical safety for pesticide products

Organizations or individuals wishing to participate in courses for professional development and training in chemical safety for pesticide products shall send the registration list of participants in person or by mails or online to the Plant Protection Sub-department, or the Plant Cultivation and Protection Sub-department.

2. The Plant Protection Sub-department, or the Plant Cultivation and Protection Sub-department, shall be responsible for running these courses in conformity with the content and program stipulated in Clause 1, 2 Article 37 hereof;

Right after participants pass the exam, the Plant Protection Sub-department, or the Plant Cultivation and Protection Sub-department, will issue the Certificate to them by adopting the form recommended in the Appendix XXII enclosed herewith.

Chapter V

IMPORT AND EXPORT OF PESTICIDE PRODUCTS

Article 39. General principles

1. Import or export of pesticide products shall conform to Article 67 of the Law on Plant Protection and Quarantine and the Circular No. 04/2015/TT-BNNPTNT of the Minister of Agriculture and Rural Development dated February 12, 2015 on providing guidance on implementation of several contents of the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 on providing specific regulations on implementation of the Law on Commerce on carrying out operations relating to international sale and purchase of commodities, and agency-related operations and those concerning purchase, sale, contract manufacturing and transition of cargos in association with foreign partners in the agriculture, forestry and aquaculture sectors (hereinafter referred to as the Circular No. 04/2015/TT-BNNPTNT).

2. In case of the import authorization, the authorized organization or individual is required to show the authorization letter granted by the holder of the registration certificate in which they are authorized to contact the customs authority to go through import procedures.

3. In order to be legally imported, pesticide products specified in the List must meet the following requirements:

a) Technical pesticides must contain a minimum amount of active ingredients equal to that of active ingredients used in technical pesticides specified in the List, and must be imported with clear origin from manufacturers;

b) Formulated pesticide products must have the content of active ingredients, formulations and manufacturers appropriate to the Certificate of pesticide product registration in Vietnam, and such products must remain at least 2/3 of the shelf life defined on the label of pesticide from the date on which they are imported into Vietnam;

c) Each type of formulated pesticide products must meet the standard of biochemical properties concerning suspended particle proportion, emulsion stability.

d) Technical pesticides and formulated pesticide products must meet regulations on hazardous impurities defined in the national technical regulation (QCVN), the national standard (TCVN), basic standards (TC) introduced by the Plant Protection Department.

Article 40. Application, process and procedure for issuance of the license to import pesticide products for export production purpose

1. Documentation submitted shall include:

a) Application form for issuance of the license to import pesticide products by adopting the form 01/BVTV issued together with the Circular No. 04/2015/TT-BNNPTNT.

b) The authenticated duplicate or photocopied paper (carrying the original one along for verification purpose) of the Certificate of enterprise registration or the investment certificate (applicable to the first application).

c) The original or authenticated duplicate of the import, export or contract-manufacturing agreement with foreign partners, applicable to the temporary import, re-export, or import for the purpose of export production.

2. Process and procedure for issuance of the license to import pesticide products for export production purpose shall be governed under the provisions of Article 24 of the Circular No. 04/2015/TT-BNNPTNT.

Article 41. Reporting regime

Importers or exporters of pesticide products must send a written report by completing the form stipulated in the Appendix XXIII hereof on the current status of import and export of pesticide products to the Plant Protection Department. The report must be submitted by July 15 and, as for the annual report, it must be submitted by January 15 of the following year.

Chapter VI

PESTICIDE QUALITY CONTROL

Article 42.Basis for quality inspection

Basis for pesticide quality inspection during the manufacturing and circulation process is the national technical regulations (QCVN), the national standards (TCVN), basic standards (TC) introduced by the Plant Protection Department.

Article 43. Regulatory inspection of imported pesticide product quality

1. Pesticide products subject to the regulatory authority’s quality inspection shall include imported technical pesticides and formulated pesticide products, except for sample pesticide products; pesticide products displayed in fairs or exhibitions; pesticide products serving the purpose of temporary import - export, outward processing; pesticide products in transit; pesticide products stored in bonded warehouses; pesticide products that serve the purpose of research, experimentation or testing; pesticide products imported under the import license so as to be used in foreign-invested projects and others imported under the import license so as to serve non-business purpose.

2. The agencies carrying out the State inspection of imported pesticide product quality are the Plant Protection Department or the conformity assessment organization authorized by the Plant Protection Department.

3. Assessment of imported pesticide product quality shall be conducted by conformity assessment organizations appointed by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Plant Protection Department and this appointment must be made known to the public on the website of the Plant Protection Department.

4. Imported pesticide product shipment shall be allowed to complete the customs clearance only when agencies or organizations stipulated in Clause 2 of this Article have concluded that the result of the State inspection of imported pesticide product quality is satisfactory for requirements set out in the form stipulated in the Appendix XXVI enclosed herewith.

5. Pesticide products permitted to store in the bonded warehouse from receipt of the inspection result shall be governed under the provisions of Article 35 of the Circular 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015 on stipulating customs procedures; customs supervision and inspection; export, import duties and tax management for import or export cargos.

Article 44. Application, process for State inspection of imported pesticide product quality

1. Submission of an application

a) Applicants shall submit their applications in person or by mails or online to the regulatory authority for inspection of imported pesticide product quality as stipulated in Clause 2 Article 43 hereof;

b) The number of documents submitted: 01 paper and 01 online set of documents;

c) Legitimacy of this application shall be verified within a maximum period of 01 working day.

If the submitted application consists of an adequate amount of documents and is proved valid, it will be accepted and recorded in the register of the statutory inspection of imported pesticide product quality.

If submitted document are not adequate, the application will be returned to importers and they will be requested to make it improved.

2. Documentation submitted to apply for regulatory inspection of imported pesticide product quality shall include:

a) Application form for regulatory inspection of imported pesticide product quality by adopting the form recommended in the Appendix XXIV enclosed herewith. The number of documents submitted to apply for this inspection: 02 set of documents.

b) Duplicate or photocopied papers of the following documents:

Sales and purchase agreement;

Import license (applicable to pesticide products stipulated in Clause 2 Article 67 of the Law on Plant Protection and Quarantine);

Packing list: Specifying the registered quantity of cargos in each batch and batch No.;

Invoices;

Bill of lading (applicable to imports by air, sea or rail);

Certificate of quality, applicable to pest steam cleaner.

3. Inspection contents

a) Inspection and sampling for inspection

Within 02 working days from the date on which importers present the declaration of imports, a notification of location and time of sampling must be given as follows:

If the pesticide product batch remains its original condition and is consistent with information provided in the application for regulatory inspection of imported pesticide product quality and declaration of imported goods, the conformity assessment organization shall carry out sampling and establish a record on sampling for inspection of imported pesticide product quality by completing the form recommended in the Appendix XXV enclosed herewith, and this batch will be documented as well. Pest steam cleaner batch shall be subject to documentation verification and actual condition inspection.

If the pesticide product batch does not remain its original condition and is inconsistent with information provided in the application for regulatory inspection of imported pesticide product quality, the conformity assessment organization shall not carry out sampling and shall establish a record on violation against regulations on regulatory inspection of imported pesticide product quality by completing the form recommended in the Appendix XXVIII hereof.

b) Notification of the inspection result

Within 03 working days from receipt of samples for this inspection, the conformity assessment organization shall give the notification of the result of regulatory inspection of imported pesticide product quality by completing the form recommended in the Appendix XXVI enclosed herewith. If the inspection lasts longer than expected, the conformity assessment organization must immediately notify importers to mutually agree on possible solutions.

If the imported pesticide product batch does not meet quality standards, the conformity assessment organization must promptly notify importers and concurrently report to the Plant Protection Department to find a decision to deal with this problem.

If the imported pesticide product batch is forced to be re-exported, importers must complete the re-export of this batch within the permitted time period as stipulated in the decision to deal with this problem granted by the Plant Protection Department and send a duplicate of the written confirmation to the customs authority to the inspection agency to serve the purpose of document filing.

c) Document filing

Application for regulatory inspection of pesticide products must be stored within a maximum period of 03 years from the date on which the notification of the inspection result is given.

Article 45. Complaint handling and imposition of penalty for violations arising in the regulatory inspection of imported pesticide product quality

1. Complaints and complaint handling

a) Importers of pesticide products shall have the right to complain the inspection result, or request the conformity assessment organization to review the inspection result.

b) The inspection authority shall accept and deal with complaints or denunciations of importers in accordance with regulations enshrined in the Law on Complaints and the Law on Denunciation.

2. Regulations on re-inspection

a) Within 07 working days from receipt of the notification stating that the pesticide product batch has not met the import standards, importers shall have the right to request the conformity assessment organization who has carried out inspection of their product batch to review the inspection result or carry out the re-inspection on condition that the product batch still remains its original state;

b) If the re-inspection result is contrary to the initial inspection result, importers are not required to pay any expense for this re-inspection. If the re-inspection result is identical to the initial inspection result, importers are required to pay expenses for the re-inspection;

c) If errors of the conformity assessment organization in the inspection of imported pesticide product batch cause importers any loss, the conformity assessment organization will be required to reimburse an entire amount of inspection costs, concurrently pay compensations for such loss to importers in accordance with applicable laws.

3. Imposition of penalties for violations

Importers of pesticide products who commit regulations laid down in this Circular and other relevant documents shall be subject to penalties in accordance with regulations on imposition of penalties for violations arising in the field of metrology and quality of commodities and other regulations on imposition of penalties for administrative violations in the field of plant protection and quarantine.

Article 46. Responsibilities of the conformity assessment organization

1. Only assess the conformity of the designated tests.

2. Receive, examine submitted documentation, and send the notification of the result of application for registration of pesticide quality inspection filed by importers within the permitted time period.

3. Take responsibility for the result of inspection of imported pesticide product quality.

4. Send a biennial and annual report to the Plant Protection Department on the current status and result of inspection of imported pesticide product quality by completing the form recommended in the Appendix XXVII enclosed herewith. This report must be submitted by June 25 and December 25 every year.

5. Be put under the supervision and control of the Plant Protection Department.

6. Collect the fee for the quality inspection in accordance with applicable regulations.

7. Store samples used for the quality inspection purpose within a required period of 06 months from receipt of these samples.

8. Preserve the result of inspection of imported pesticide product quality within a maximum period of 03 years from the issuance of this result.

Article 47. responsibilities of importers of pesticide products

1. Apply for registration and implement regulations on inspection of imported pesticide product quality.

2. Take responsibility to provide necessary materials about imported pesticide products, and provide advantages for the conformity assessment organization to access to the area in which imported pesticide products are retained, stored and transported to serve the sampling purpose.

3. Comply with any decision made by the Plant Protection Department to deal with imported pesticide product batches that fail to meet the quality standards or are in breach of provisions laid down in this Circular.

4. Have the right to file a complaint against the result of inspection of imported pesticide product quality and make a denunciation of any illegal acts committed during the process of inspection of imported pesticide product quality.

5. If imported pesticide products are allowed to be warehoused to expect the inspection result produced by the inspection authority, importers shall be responsible for keeping pesticide products intact, preventing them from being traded or used until the satisfactory inspection result is given.

Article 48. Regulatory quality inspection of pesticide products circulated in the market

1. Regulatory quality inspection of pesticide products circulated in the market shall be carried out under the provisions of the Law on Product and Commodity Quality, and the Circular No. 26/2012/TT-BKHCN of the Minister of Science and Technology dated December 12, 2012 on providing regulations on the regulatory quality inspection of goods circulated in the market.

2. The regulatory quality inspection of pesticide products circulated in the market shall be conducted by organizations with all necessary conditions designated by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Plant Protection Department.

3. The designation of testing organizations shall be governed by applicable regulations enforced by the Minister of Agriculture and Rural Development on assessment, appointment and management of laboratories for the agriculture and rural development sector.

Chapter VII

CERTIFICATE OF CONFORMITY AND DECLARATION OF CONFORMITY FOR PESTICIDE PRODUCTS

Article 49. Requirements for declaration of conformity

Pesticide products specified in the List of group-2 products or commodities issued together with the Circular No. 50/2010/ TT-BNNPTNT of the Minister of Agriculture and Rural Development dated August 30, 2010 on making amendments to the list of group-2 products, commodities issued together with the Circular No. 50/2009/TT-BNNPTNT of the Minister of Agriculture and Rural Development dated August 18, 2009 shall be subject to the declaration of conformity prior to being circulated in the market.

Article 50. Process, procedure and basis for certification of conformity and declaration of conformity

1. Certification of conformity and declaration of conformity for pesticide products shall be governed under the provisions of the Circular No. 55/2012/TT-BNNPTNT of the Minister of Agriculture and Rural Development dated October 31, 2012 on providing guidance on procedures for designation of the organization granting the Certificate of conformity and declaration of conformity under the authority of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. Basis for certification of conformity and declaration of conformity for pesticide products includes technical criteria specified in the National technical regulation (QCVN), the National standards (TCVN), and the basic standards (TC) of the Plant Protection Department annually released by the Department.

Chapter VIII

TRANSPORTATION AND STORAGE OF PESTICIDE PRODUCTS

Section 1. TRANSPORTATION OF PESTICIDE PRODUCTS

Article 51. General principles of transportation of pesticide products

1. Transportation of pesticide products must conform to regulations laid down in the Government’s Decree No. 104/2009/ND-CP dated November 9, 2009 on stipulating the list and road transportation of hazardous cargos; the Government’s Decree No. 14/2015/ND-CP dated February 13, 2015 on providing specific provisions and guidance on implementation of several articles of the Law on Railroads; regulations on inland waterway, air and marine transportation of hazardous cargos; other relevant regulations as well as international agreements of which Vietnam is a signatory.

2. Transportation of pesticide products (except for microbial pesticide products) must be licensed in accordance with regulations laid down in Clause 1 Article 4 of the Government’s Decree No. 104/2009/ND-CP dated November 9, 2009 on stipulating the list and road transportation of hazardous cargos; Clause 1 Article 22 of the Government’s Decree No. 14/2015/ND-CP dated February 13, 2015 on providing specific provisions and guidance on implementation of several articles of the Law on Railroads.

3. Pesticide products must be shipped on schedule defined in the contract or other relevant document on transportation of pesticide products which is signed between the carrier and the consignor.

4. The safety for humans, animals and environment must be guaranteed during the pesticide product transportation. The carrier of pesticide products shall not be allowed to park at crowded areas, near schools, hospitals, markets or water sources for daily human needs.

5. Pesticide products shall only be transported after being packed, labeled and endorsed by the transportation permit granted by the competent authority in accordance with regulations laid down in Article 54 hereof.

6. Pesticide products likely to cause reactions with one another shall be prohibited from being shipped on the same means of transport.

7. Pesticide products shall not be shipped on the means of transport used for transporting passengers, animals, foodstuff, easily inflammable or explosive materials, and other cargos, except for fertilizers.

Article 52. Transportation of pesticide products

1. Carrier of pesticide products

a) The driver or cargo escort must be well aware of the hazard of pesticide products such as toxicity, inflammability, exclusivity, corrosivity, and must learn basic knowledge about how to control accidents that may occur during the transportation process as well as observe legal regulations on transportation of hazardous cargos;

b) The driver of road vehicle used for transportation of pesticide products must hold both certificates in driving of vehicle in accordance with applicable laws and the Certificate of completion of training in the labor safety in transportation and storage of pesticide products;

c) The escort of pesticide products must be trained for the labor safety in transportation and storage of pesticide products.

2. Packages, tanks or containers containing pesticide products during transportation must

a) be made of resilient, firm and almost waterproof materials;

b) mount an alert pictogram, including black skull and crossbones on white background put inside the square on a point, and those relevant to the nature of pesticide products en route in accordance with regulations laid down in the Appendix XXXIII enclosed herewith. The size of alert pictograms mounted on each tank is 100 x 100 millimeters (mm) and on containers is 250 x 250 millimeters (mm);

c) have a hazard warning signal including an orange rectangle with the United Nations (UN) code printed in the center. The size of a hazard warning signal is 300 x 500 millimeters (mm) in accordance with the form stipulated in the Appendix XXXII enclosed herewith. It should be placed underneath an alert pictogram. As for a package and tank containing pesticide products, the hazard warning signal should be designed in smaller size so that it will be proportional to that package and tank. However, it must be clearly visible.

3. Pesticide product transport

a) Common means of transport licensed to be operated to carry freight by regulatory authorities shall be allowed to carry pesticide products.

b) Pesticide product transports must meet the following technical requirements:

Be equipped with devices or instruments used for fire fighting and prevention which are relevant to pesticide products en route;

Have covers or hoods to fully cover the whole freight compartment to prevent water intrusion during the transportation process;

Use of trailer trucks for transportation of pesticide products is not allowed.

c) Pesticide product transports shall be arranged at the end of each ferry if there is no purpose-made ferry used for carrying hazardous cargos at that ferry terminal.

d) Means of transport of pesticide product tanks must be mounted with alert pictograms particularly designed for groups or classes of cargos en route. The size of an alert pictogram mounted on each transport is 500 x 500 millimeters (mm). Alert pictograms should be mounted at both sides and the rear side of each transport.

Article 53. Handling of accidents

In case of pesticide spills or leaks during the transportation process, the driver, consignor and transport owner, shall be responsible for applying necessary measures to control and mitigate consequences, concurrently reporting to the People’s Committee of a commune where such accidents happen to carry out the continuing supervision and find solutions to giving warnings and preventing consequences. The person causing such accidents shall be liable for expenses incurred.

Article 54. Pesticide transportation permit

1. The Plant Protection Sub-department or Plant Cultivation and Protection Sub-department shall issue the pesticide transportation permit to the following entities:

a) Organizations or individuals carrying pesticide products which weigh from 1,000 kilograms (kg)/ shipment on road vehicle;

b) Organizations or individuals chartering the train to carry pesticide products which weigh from 1,000 kilograms (kg)/ shipment.

2. Pesticide transportation permit shall be valid nationwide.

3. The validity period of the pesticide transportation permit shall be changed by shipments (applicable to road transport), batches (applicable to rail transport) or by periods but restricted to 12 months from the issue date.

4. The template of the pesticide transportation permit shall adopt the one recommended in the Appendix XXX enclosed herewith.

Article 55. Application, process and procedure for issuance of the pesticide transportation permit

1. Submission of an application

Applicants for issuance of the pesticide transportation permit shall submit one set of documents in person or by mails or online to the regulatory authority in accordance with regulations laid down in Clause 1 Article 54 hereof.

2. Documentation submitted shall include:

a) Application form for issuance of the pesticide transportation permit by adopting the form given in the Appendix XXIX enclosed herewith;

b) The photocopied duplicate of the Certificate of participation in training in the labor safety during the process of transportation and storage of pesticide products held by the driver or freight escort. It will be submitted together with the original for verification purpose (applicable to the road transport);

c) One of the duplicates of the following documents: Pesticide supply contract; pesticide transport contract; sales invoices issued for export, import of pesticide products; cargo manifest of the shipping company (with signature and seal);

d) Transport route, address and telephone number of the consignor (with signature and seal).

3. Documentation verification and issuance of the pesticide transportation permit

Within a maximum period of 03 working days from receipt of all necessary documents in accordance with regulations laid down in Clause 2 of this Article, the competent authority shall carry out documentation verification. If such submitted documents are valid, the competent authority shall issue the pesticide transportation permit.

If submitted documents are not valid, within 01 working day from receipt of all necessary documents, the competent authority shall notify applicants of contents that need to be improved for the next submission in accordance with applicable regulations.

In case of refusal to issue the pesticide transportation permit, within 01 working day, the competent authority shall notify applicants in writing and clearly state the reasons for such refusal.

Section 2. STORAGE OF PESTICIDE PRODUCTS

Article 56. General provisions on pesticide product warehouse

1. Pesticide product warehouse must conform to requirements set out in TCVN 5507:2002 Hazardous chemicals - Code of practice for safety in production, trading, use, storage and transportation.

2. It must have adequate capacity to store all of pesticide products at any time;

3. The warehouse particularly intended for storage of biological pesticide products shall not be required to conform to regulations laid down in this Section but ensure that it will not contaminate environment.

Article 57. Specific provisions on pesticide product warehouse

1. The pesticide product warehouse of the pesticide production facility

a) Warehouse keepers

Warehouse keepers must be trained for the labor safety in storage of pesticide products, and issues relating to pesticide products as well as chemical safety practices in accordance with regulations laid down in Section 3 of this Chapter, and must hold certificates in the labor and fire safety.

b) The site

The warehouse located in industrial parks must comply with regulations herein.

The warehouse placed outside industrial parks must be located at the proper site and conform to requirements defined in the local zoning plan and endorsed by the written consent from the People’s Committee at the communal or higher level;

The warehouse must be at least 200 meters distant from schools, hospitals, markets and water sources; must be located at the site in which standards of electricity, water supply, effluent treatment, environmental pollution control and traffic are met; must be separated from the outside community by walls or fences.

c) Warehouse specifications

Pesticide products stored in the warehouse must be arranged tidily and logically and classified by the levels of risk, fire, explosion, and must be separated from those likely to cause chemical reactions when being placed together.

Pesticide products must be stored at least 10 cm above the floor and at least 20 cm from the wall. The main aisle is at least 1.5 m in width to facilitate fire fighting, prevention, examination and inspection activities.

Pesticide warehouse must be built by using fireproofing and fire retardant materials; the skeleton of the warehouse structure must be made from bricks, concrete or steel. The warehouse floor must be made from liquid non-absorbent materials, and it has the flat surface but is covered with anti-slip coating without cracks as well as bordered by raised edges; All doors must be firmly locked.

The pesticide warehouse must have exit ways, clear instructional signs (maps or charts) and easily open in case of emergency.

The pesticide warehouse must be built with the waste treatment system, comply with regulations laid down in the Government’s Decree No. 59/2007/ND-CP dated April 9, 2007 on solid waste management; be equipped with the ventilation system; keep tools and means for collection and transportation of solid wastes from the warehouse to the outside areas in place.

A notice of internal rules and regulations, and warning pictograms in conformity with the level of hazard must be mounted in the pesticide warehouse. With regard to chemicals which have different hazardous properties, alert pictograms must represent all of these properties.

The pesticide warehouse must be provided with labor safety rules, and labor safety equipment (such as gloves, facial masks, eye protective glasses and protective suits) to be used by those who are directly exposed to pesticide products as well as first aid kits stored in the box.

It must have bathrooms or cloakrooms where employees can take a bath or change their clothes after work.

The pesticide warehouse must meet all necessary requirements for fire and explosive safety in accordance with the Law on Fire Fighting and Prevention.

The warning signs, such as "no fire” and “no smoking”, printed in large-font and red texts must be placed outside the pesticide warehouse; the fire fighting and prevention rules and orders must be placed in the visible position.

It must be equipped with emergency devices or instruments. Its fire fighting and prevention system must be installed in the proper position and should be checked frequently to make sure that it is in a good condition for use.

The pesticide warehouse operations must ensure the safety, prevention of potential risks such as fire, leak and spill. The warehouse keeper must comply with instructions defined in the chemical safety datasheet of all pesticide products stored inside, and directions for the safety, hygiene and emergency instructions.

2. The pesticide storeroom of a pesticide business

a) It must be at least 20 m distant from water sources (such as rivers, lakes, canals and ditches) and its embankments or walls must be firmly reinforced to prevent the pesticide spillage. It must be built in a dry, well-ventilated, anti-leak or anti-flood place as well as meet requirements for fire and explosive fighting and prevention;

b) The wall and roof of the pesticide storeroom must be made from fire retardant materials. The wall and floor must be flat, anti-slipping, easy to be cleaned and resistant to flood;

c) It must be provided with sufficient illumination to identify pesticide products. The lighting system must conform to the fire safety standards;

d) Pesticide products must be stored at least 10 cm above the floor and at least 20 cm from the wall, and stored in tightly closed packages as well as prevent order from being spread over surrounding areas;

dd) Pesticide stowage must ensure that there is no damage, spillage, leakage that may take place. Its main entrance must be spacious enough for at least one person to walk and must be particularly designed for specific pesticide products stored inside;

e) Internal rules and regulations, and fire safety equipment must be made available and ready for use upon the request of the fire safety authority;

g) Persons working inside the pesticide storeroom must be provided with personal protective equipment such as gloves, face masks, clean water and soap;

h) It must be equipped with emergency materials and tools.

Section 3. TRAINING IN THE LABOR SAFETY IN TRANSPORTATION AND STORAGE OF PESTICIDE PRODUCTS

Article 58. Contents of training in the labor safety in transportation and storage of pesticide products

1. The driver and escort of pesticide products must be trained for the followings:

a) Safety in transportation and storage of pesticide products;

b) Legal regulations on transportation and storage of hazardous chemicals;

c) Pesticide product properties;

d) Warning pictograms and signs.

dd) Methods of guaranteeing the safety in pesticide transportation, including response to emergency cases, safety practices on the road and basic knowledge about how to use protective devices, and measures to be taken to prevent and surmount accidents caused by each type of pesticide product;

g) Safety practices in storage and transportation of pesticide products.

2. The Plant Protection Department shall be responsible for designing contents and programs for training intended for escorts and drivers of pesticide products.

3. The Plant Protection Sub-department or Plant Cultivation and Protection Sub-department shall hold or cooperate with training or vocational training centers or enterprises in holding such training intended for organizations or individuals involved in transportation of pesticide products, raw materials used for manufacturing pesticide products, drivers, escorts of cargos and pesticide products in accordance with the training program contents stipulated in Clause 1 of this Article.

Article 59. Training in the labor safety in transportation and storage of pesticide products

1. Organizations or individuals wishing to participate in training in transportation and storage of pesticide products shall send their registration list of participants in person or by mails or online to the Plant Protection Sub-department, or the Plant Cultivation and Protection Sub-department.

2. The Plant Protection Sub-department, or the Plant Cultivation and Protection Sub-department, shall provide training for participants in accordance with regulations laid down in Clause 1 Article 58 hereof. Training shall last for 03 days.

3. After considering the examination result, the Plant Protection Sub-department or the Plant Cultivation and Protection Sub-department shall confer the Certificate of completion of training in the labor safety in transportation and storage of pesticide products by completing the form recommended in the Appendix XXXI enclosed herewith.

Chapter IX

PESTICIDE PRODUCT ADVERTISING

Article 60. Contents of advertisements for pesticide products

1. Advertising of pesticide products is required to convey the following contents, unless otherwise stipulated in Clause 2 of this Article:

a) Commercial names, active ingredient names;

b) Features and effects as well as important instructions on use and storage of pesticide products;

c) Name and address of organizations or individuals that hold the registration or distribution certificate;

d) Instructions for use;

dd) Precautions against pesticide hazard and toxicity, and instructions on prevention and control of the pesticide harmful effects.

2. An advertisement displayed on billboards, signboards, signs, banners, racks, shelves, or other items, or objects in the air, under the water, or movable objects, electronic devices, terminal devices and other communications devices, or means of transport, advertisement transmitters shall not be required to contain all of the compulsory contents as mentioned above.

3. Pesticide product seminars must provide guidance on the safety and effectiveness in use of pesticide products in accordance with the basic standards TCCS 20: 2010/BVTV - Instructions for pesticide product use in a safe and efficient manner.

4. Seminars on pesticide products with the acute toxicity classified into class I, II in conformity with the Globally Harmonized System shall be held to serve the purpose of giving safety warnings.

5. Contents of advertisements for pesticide products must be approved by competent authorities stipulated in Article 61 hereof.

Article 61. Authority to issue the Certificate of approval for advertisement contents for pesticide products

1. The Plant Protection Department shall issue the Certificate of approval for advertisement contents for pesticide products displayed on press media, electronic information pages, electronic devices, terminal devices and other communications devices, printouts, audio and video recordings and other technological equipment administrated by central agencies, and released nationwide.

2. The Plant Protection Sub-department or Plant Cultivation and Protection Sub-department shall issue the certificate of approval for advertisement contents for pesticide products displayed on the followings:

a) Press media, electronic information pages, electronic devices, terminal devices and other communications devices, printouts, audio and video recordings and other technological equipment administrated by local authorities;

b) Billboards, banners, signboards, light boxes and advertising screens.

c) Means of transport;

d) Fairs, workshops, seminars, events, exhibitions, sports events and cultural programs;

dd) Advertisement transmitters and advertising objects;

e) Other advertising equipment in accordance with laws.

Article 62. Application, process and procedure for issuance of the Certificate of approval for advertisement contents for pesticide products

1. Submission of an application

a) Applicants shall submit their applications in person or by mails or online to the regulatory authority as stipulated in Article 61 hereof;

b) The number of documents submitted: 01 paper and 01 electronic set of documents.

2. Documentation submitted shall include:

a) Application form for issuance of the Certificate of approval for advertisement contents for pesticide products by adopting the form given in the Appendix XXXIV enclosed herewith;

b) The duplicate of the Certificate of pesticide product registration;

c) Advertisements (advertisement contents, forms represented by images, sounds, voices, texts, symbols, colors, lights and other equivalents);

d) List of presenters with all necessary information about their qualifications or academic titles (applicable to fairs, seminars, conferences, events, exhibitions or sports events and cultural programs).

3. Verification of documentation and issuance of the Certificate of approval for advertisement contents for pesticide products

Within a maximum period of 10 working days from receipt of all valid, the competent authorities stipulated in Article 61 hereof shall issue the Certificate of approval for advertisement contents for pesticide products by adopting the form recommended in the Appendix XXXV enclosed herewith. In case of refusal to issue the Certificate of approval for advertisement contents, the competent authorities are required to respond to applicants and clearly state the reasons for such refusal.

Chapter X

PESTICIDE PRODUCT LABEL

Section 1.GENERAL PRINCIPLES OF PESTICIDE PRODUCT LABELS

Article 63. Principles of pesticide product labeling

1. Pesticide products circulated in inland areas, or used for exports or imports must be labeled in conformity with regulations on the commodity label enshrined in the Government’s Decree No. 89/2006/ND-CP dated August 30, 2006, and instructions provided by the Globally Harmonized System on classification and labeling of commodities and in this Circular.

2. The level of harmful effects of pesticide products must be displayed on the pesticide product label and the chemical safety datasheet attached along with pesticide products. The level of harmful effects of pesticide products shall be classified in conformity with technical rules and instructions set out by the GHS and classified by the material harmful effects or those on human health and environment. Classification of harmful effect groups shall be specified in the Appendix XXXVI enclosed herewith.

Article 64. Position, size of labels mounted on pesticide products

1. Pesticide product labels must be printed or tightly mounted on pesticide product packages in the visible position, provide all required contents, and pesticide products shall not disintegrate due to the labeling.

2. Size of pesticide product label shall be decided by the manufacturer of pesticide products provided that all required contents stipulated in Section 2 of this Chapter are displayed on the label.

Article 65. Color, presentation of texts, symbols and images used on the pesticide product label

Color

a) Color of texts, numerical characters, images, signs printed on the label must be clear;

b) Texts and numerical characters must have color in contrast to color of the label background which conveys required contents (example: black - white, black – pale yellow, deep brown – white, dark blue – white);

c) The background color of the pesticide product label shall not be confused with the color indicating the hazard level of pesticide products.

2. Presentation

a) The minimum font size is 8 point and the standard font is Times New Roman (or equivalent);

b) Vertical, skewed or wavy texts are not permitted;

c) Images, illustrations of harmful organisms or plants shall be allowed to print on the pesticide product label only if these are registered;

d) Any image behind required contents printed on the pesticide product label is not permitted;

dd) The name of the active ingredient shall only be printed on the section “composition”.

Article 66. Presentation language

1. Language printed on the pesticide label is Vietnamese;

2. The following contents may be printed in other languages derived from Latin alphabets:

a) The common name of the active ingredient;

b) The common name or scientific name of ingredients, quantitative composition, if it is impossible to translate it into Vietnamese, or translation into Vietnamese shall make it mean nothing;

c) Name and address of foreign organizations or individuals who are the legal holders of the registration certificate, or the manufacturers of pesticide products.

Article 67. Contents printed on the pesticide product label

1. The contents printed on the pesticide product label must be genuine, accurate and obvious, and reflect the true nature of a single pesticide product (including contents printed on the user s instruction leaflet) as well as conform to regulations laid down in Section 2 of this Chapter and the Certificate of pesticide product registration.

2. Change to contents printed on the pesticide product label must be approved by the Plant Protection Department.

Section 2. COMPULSORY CONTENTS PRINTED ON THE PESTICIDE PRODUCT LABEL

Article 68. Compulsory contents printed on the formulated pesticide product label

1. Commercial name;

2. Pesticide class;

3. Formulation type;

4. Name, composition and content of the active ingredients;

5. Quantitative determination;

6. Registration number;

7. Manufacturing date;

8. Batch number;

9. Expiry date;

10. Origin of manufacture;

11. Information about the manufacturer;

12. Information about the registration certificate holder or distributor;

13. Instructions for use and storage;

14. Warning of hazards;

15. Instructions for the safe use of the pesticide product;

16. Name, content of the solvent, additive that may change the acute toxicity of the formulated pesticide product (when applicable).

Article 69. Secondary pesticide product label

1. If the label does not have enough blanks to print all compulsory contents as prescribed in Article 70 hereof, the primary label must comprise at least the contents stipulated in Clause 1, 5, 7, 9, 10, 12, 14 Article 68 and another secondary label must be additionally provided.

2. The secondary label should be mounted on each pesticide package in order to make it unlikely to be displaced during circulation and use.

3. On each pesticide product label, the notice sentence “READ INSTRUCTIONS PRINTED ON THE SECONDARY LABEL CAREFULLY BEFORE USE” must be printed.

4. Contents printed on the secondary label shall include all of compulsory contents so printed on the primary label.

Article 70. Compulsory contents printed on the technical pesticides

1. Name of active ingredient;

2. Composition and content of active ingredients;

3. Net volume or net weight;

4. Name, address of the importer;

5. Origin of manufacture;

6. Manufacturing and expiry date;

7. Warning of hazards;

8. Instructions for the safe use of the pesticide product.

Section 3. PESTICIDE PRODUCT LABELING METHOD

Article 71. Method of printing compulsory contents on the pesticide product label

1. Commercial name

The commercial name should not provide any misleading information about the nature and effects of the pesticide product; show any disrespect to Vietnamese traditional values and customs; have the oral or written form that can lead to confusion with the name of key figures, leaders, famous men and geographic names of Vietnam or overseas countries, foods, beverages or pharmaceutical products.

2. Pesticide class: specifying the effects of each pesticide product, including pest and disease control products and others defined in the List. With regard to biological pesticide products, the term “BIOLOGICAL” must be clearly stated in the text line of pesticide products (example: biological pest control products).

3. Formulation type: specifying the symbols of the formulation type under the Crop life International Codes for Technical and Formulated Pesticides stipulated in the Appendix XL enclosed herewith.

4. Name, composition and content of the active ingredient

a) Specifying all names of active ingredients in the composition of formulated pesticides. The common name of the active ingredient shall be acceptable. If not, IUPAC standard shall be applied to the definition of the name of the active ingredient;

b) Specifying the content of specific active ingredients contained in the formulated pesticide

Unit of measurement: g/kg (in full three digits), or percentage of weight: % w/w (in full two digits), applicable to solid, viscous liquid, aerosol or evaporative liquid – type pesticide products; unit of measurement: g/l (in full three digits) or percentage of weight: % w/w, applicable to liquid pesticide products; unit of measurement: IU or UI (International Unit)/mg, CFU (Colony-Forming Unit)/g (or ml), applicable to microbial pesticide products.

5. Quantitative determination;

a) As for pesticide products which are quantitatively calculated by units of measurement, the labeling must conform to Vietnam s laws on measurement.

b) As for pesticide products which are quantitatively calculated by quantities, ingredients must be written in the form of natural numbers on these pesticide products.

c) As for liquid, viscous liquid pesticide products, the net volume should be specified in liters (l) or millimeters (mm); as for powdery, particulate, viscous liquid, aerosol or evaporative liquid pesticides, the net weight should be specified in kilograms (kg) or grams (g); as for granular pesticide products, the number of granules and weight of each granule should be specified in kilograms (kg) or grams (g).

d) If there are different parcels in a commercial packaging of the pesticide product, the quantitative determination of each parcel and the number of parcels must be specified.

dd) As for pre-packed pesticide products, the quantitative determination shall be governed under the Circular No. 21/2014/TT-BKHCN of the Ministry of Science and Technology dated July 15, 2014 on providing regulations on the quantitative measurement of pre-packed goods.

6. Registration number means the registered numbers specified in the Certificate of pesticide product registration issued by the Plant Protection Department.

7. Manufacturing and expiry date

a) Manufacturing and expiry date must be printed in full or in abbreviated capital letters "MFG" in the format of day, month, year in the calendar year. Each number indicating day, month or year must be written in the form of two digits. Four digits may be accepted to indicate the year. Numbers indicating the day, month, year of a time period should be printed in the same line;

b) If it is unable to print the abbreviated word "MFG" as well as the number indicating the day, month or year, the label must give a note on this information. Example: if the number “020406” is printed at the bottom of the pesticide package, the label must note down “please see MFG at the bottom of the pesticide package".

8. The manufacturing batch number shall be printed, including the batch number: XXXX; or the batch No.: XXXX. The typeface of the batch number shall be decided by the manufacturer.

9. Origin of manufacture

a) Print "manufactured in" or "origin" with attached name of country or territory manufacturing the pesticide product;

b) As for pesticide products manufactured in Vietnam to serve the purpose of domestic circulation, if the address of the manufacturer has been identified, the origin of the pesticide product is not compulsory.

10. Information about the registration certificate holder or distributor of pesticide products.

a) Registration certificate holder: Specifying name, address and telephone numbers of the organization or individual issued the Certificate of pesticide product registration;

b) Distributor: Specifying name, address and telephone numbers of the organization or individual distributing pesticide products in Vietnam;

c) Information about the manufacturer: Specifying name, address of the organization or individual manufacturing formulated pesticides.

11. Instructions for use and storage:

a) Useful effects and target entities (harmful organisms or plants);

b) Dosage, concentration, application frequency, schedule and method;

c) Methods of preparation, formulation, spraying and formulation percentage;

d) Quarantine period;

dd) Possibility of combining with other pesticide products (when applicable);

e) Prevention of pesticide resistance and management information (when appropriate);

g) As for pesticide products for fruit plants that may be highly toxic to honey bees, the warning “do not spray during blossoming period” should be given;

h) As for pesticide products for rice that may be highly toxic to fishes according to the GHS classification, the warning “highly toxic to fishes. Do not use within aqua-cultural zones” should be given;

i) Information about measures to be taken to prevent the wrong or improper use of pesticide products;

k) Method of storing and dealing with residual pesticides and pesticide packages during and after use;

l) Necessary conditions for storage of pesticide products should be printed on the label. Example: Stored in dry and cool place at the temperature of less than 30ºC.

12. Warning of hazards

a) Warning pictograms, warning statement, hazard warning and colorful stripes on the label as stipulated in the Appendix XXXVII enclosed herewith must be relevant to the classification of the harmful effect levels of pesticide products;

b) The warning statement must be represented in lowercase texts, bold texts or uppercase texts which are not less than 2 millimeters (mm) in height. The warning statement must be uniform to the GHS, including words like “DANGER” used for warning more serious hazards; “WARNING” used for warning less serious hazards;

c) The height of the warning stripe is not 10% less than that of the label.

13. Instructions for the safe use of pesticide products.

a) Explanations, directions and symbols for the safety guidance which describe measures and requirements to be applied to minimize or prevent harmful effects of pesticide products during physical contact with pesticide products, or transportation or storage of pesticide products. The presentation of the safety guidance on the pesticide product label shall be governed by specific provisions laid down in the Appendix XXXVIII enclosed herewith;

b) Information about intoxication symptoms, first aid instructions and medical treatment tips. Information about detoxicants (if applicable).

Section 4. CHEMICAL SAFETY DATASHEET OF PESTICIDE PRODUCTS

Article 72. General principles

1. Manufacturers or importers of pesticide products must prepare the chemical safety datasheet for their pesticide products in accordance with regulations laid down in Article 29 of the Law on Chemicals.

2. Organizations or individuals that manufacture, trade, import or carry pesticide products must store the chemical safety datasheet for all of pesticide products that currently exist in their facility or are on their means of transport, and show it upon request as well as ensure that all of persons relating to pesticide products have access to information provided in this datasheet.

Article 73. Form and content of the chemical safety datasheet of pesticide products

1. The chemical safety datasheet of pesticide products should be written in Vietnamese. With regard to imported pesticide products, the manufacturer’s datasheet printout in the source language or English must be enclosed.

2. In case the chemical safety datasheet has multiple pages, it must be paginated in consecutive order from the first page to the final page. The numbering system on each page includes the ordinal number and total number of pages in the chemical safety datasheet and must be edge-stamped by the manufacturer.

3. The content of the chemical safety datasheet must take the recommended form given in the Appendix XXXXIX enclosed herewith.

Chapter XI

PESTICIDE PRODUCT PACKAGING

Article 74. Requirements imposed on pesticide product packaging

Requirements imposed on pesticide product packaging shall apply to all of pesticide product packages, even inclusive of recycled or reused packages.

1. Packaging standards:

a) High-quality materials must be used to produce packages which are resistant to normal shocks or collisions during transportation, translating and manual or mechanical warehouse handling process;

b) Packages must be tightly closed in order not to prevent chemical spillage or leakage at the pre-shipping stage, or during the transportation affected by unexpected events such as shock or increase in temperature, humidity and pressure;

c) The exterior of packages should be kept clean and avoid contacting with any hazardous chemicals.

2. The inner packing layer in contact with pesticide chemicals must meet the following requirements:

a) Its properties are not be impacted or become less durable due to the destructive effects of chemicals;

b) None of dangerous, catalytic impacts or reactions to pesticide chemicals may occur inside the pesticide package;

c) An inert layer should be inserted to protect and isolate packing materials from inside pesticide products.

3. The inner packing layers of a two-layer package must protect pesticide products from damage or rupture, or prevent chemicals inside from being leaked to the outer layer in normal shipping conditions

4. Materials used for creating the inner layer which are likely to be damaged or perforated, such as glass, ceramics or certain plastic materials, must be fixed to the outer packing layer by inserting relevant shock – absorbing buffer.

5. Pesticide products should not be packed together in the same outer package or in the same compartment since pesticide chemicals are likely to generate reactions and cause fire or release excessive heat; create emissions causing breathlessness, oxidants or noxious gases due to heat or fire, and produce substances with high abrasives and non-durable substances.

6. Standards of liquid pesticide packaging

a) Create the relevant resistance to the inner pressure generated during the shipping process;

b) Prepare the necessary space to prevent leakage or distortion of pesticide packages due to an increase in the inner volume of liquids made by an increase in temperature during the shipping process;

c) Be tested for leaks before use.

7. Packaging of easily evaporated pesticide products should be closed enough to prevent the liquid level from being below the limited level during the shipping process.

8. Packaging of granular or powdery liquid pesticide should be closed enough to prevent spillage or be protected by tightly-closed dunnage.

9. Used packages should be managed in the same manner as the ones currently containing pesticides.

10. Manufacturers or importers of pesticide products must set standards for pesticide packages in accordance with regulations laid down in Point c Clause 1 Article 71 of the Law on Plant Protection and Quarantine.

Chapter XII

USE OF PESTICIDE PRODUCTS

Article 75. Rights and obligations of the user of pesticide products

Rights and obligations of the user of pesticide products are stipulated in Clause 2 Article 71 of the Law on Plant Protection and Quarantine.

Article 76. Contents of training in use of pesticide products

1. Instructions on safe and effective use of pesticide products;

2. Guidance on reading pesticide product label;

3. Harmful effects of pesticide products on users, and prevention methods;

4. Environmental protection and food safety;

5. Rights and obligations of users of pesticide products

Article 77. Responsibility of the trainer providing instructions for use of pesticide products

1. The Plant Protection Department shall be responsible for designing training contents and programs.

2. The Plant Protection Sub-department or Plant Cultivation and Protection Sub-department shall hold or cooperate with training or vocational training centers or enterprises in holding such training to ensure that predetermined contents and programs are respected in accordance with Article 76 hereof.

3. Pesticide production facilities should show their initiatives in holding such training in instructions for use of pesticide products, and pesticide accident control and prevention.

Chapter XIII

RECALL AND ERADICATION OF PESTICIDE PRODUCTS

Article 78. Process for compulsory recall of pesticide products

If any pesticide products are found to be recalled under the provisions of Clause 1 Article 73 of the Law on Plant Protection and Quarantine, competent authorities stipulated in Article 79 hereof must go through the following process:

1. Issuing the compulsory recall decision.

2. Sending this to the organization or individual whose pesticide products are compulsorily recalled by taking the following steps: Request that organization or individual to suspend trading of pesticide products subject to recall, and identify and send the notification of pesticide recall to distributors of these products to carry out this recall based on issued documents.

3. Sending the notification of pesticide recall to relevant administrative agencies.

4. Sealing pesticide products to be recalled.

5. Requesting the organization or individual whose pesticide products are subject to the recall decision to prepare the plan to treat recalled pesticide products for submission to competent authorities defined in Article 79 hereof for consideration.

6. Granting the decision on measures to treat recalled pesticide products and supervising pesticide product treatment.

a) Apply the measure to re-export recalled pesticide products to imported pesticide products;

b) Comply with the decision of the Plant Protection Department on applying the measure to recycle recalled pesticide products. The recycling activity should be overseen by the authority issuing the decision on compulsory recall;

c) Apply the measure to have labeling errors rectified to pesticide products of which labels or packaging are false or in breach of applicable regulations;

d) Apply the measure to eradicate recalled pesticide products to the organization or individual whose pesticide products are subject to the eradication order, or the organization or individual whose application of other remedial measures in accordance with applicable regulations is failed.

7. The eradication of pesticide products must be governed under the provisions of Article 74 of the Law on Plant Protection and Quarantine.

Article 79. Authority to grant the decision on compulsory recall of pesticide products

1. The Plant Protection Department shall exercise their power to decide the compulsory recall of pesticide products, and measures and deadline for recalled pesticide product treatment; examine the recall and treatment of pesticide products performed by pesticide manufacturers; impose penalties for violations concerning pesticide product recall committed by pesticide dealers if establishing that the similar recall is occurring in different centrally-affiliated cities or provinces.

2. The Plant Protection Sub-department, or the Plant Cultivation and Protection Sub-department, shall exercise their power to decide compulsory recall of pesticide products, and measures and deadline for recalled pesticide product treatment; examine the recall and treatment of pesticide products performed by pesticide dealers; impose penalties for violations concerning pesticide product recall committed by pesticide dealers under their authority in accordance with applicable regulations.

Chapter XIV

IMPLEMENTATION

Article 80. Responsibility of the Plant Protection Department

1. Pesticide product registration

a) Receive, verify, store and guard registration applications. The minimum period of storage is 05 years for paper applications, 10 years for electronic applications. After this period, applications shall be eradicated in accordance with applicable regulations;

b) Issue, reissue and revoke the testing permit; issue, renew, reissue and revoke the Certificate of pesticide product registration;

c) Convene meetings with the Advisory Council to consider approving registration of pesticide products and submit application to the Minister of Agriculture and Rural Development to make the request for introduction of the Circular on the List or the Prohibition List after the Council has considered and requested permission for registration of pesticide products into the List;

d) Collect fee and charge paid for issuance and reissuance of the testing permit, the Certificate of pesticide product registration, and renewal of the Certificate of pesticide product registration.

2. Pesticide product testing

a) Manage, organize activities concerning pesticide product testing with assurance that the objectivity and accuracy are respected;

b) Carry out verification of the application for recognition and announcement of organizations eligible to conduct pesticide product testing;

c) Train and award the certificate of participation in training in pesticide product testing to persons who practise the pesticide testing;

d) Manage examination and evaluation of the testing result;

dd) Make good use of the testing result to conduct its evaluation to support the pesticide product registration;

e) Formulate and propose the introduction of the national technical regulation (QCVN), the national standard (TCVN) and basic standards (TC) in terms of pesticide product testing.

3. Production of pesticide products

a) Oversee and request pesticide-related facilities to correct errors in pesticide production conditions;

b) Request pesticide-related facilities to provide documents or materials, and facilitate the assessment of compliance with regulations enshrined in this Circular and other relevant legislative documents about production of pesticide products;

c) Issue, reissue and revoke the Certificate of competence in production of pesticide products in accordance with regulations enshrined in the Law on Plant Protection and Quarantine as well as instructions provided in this Circular;

d) Carry out the periodic or occasional inspection at the facilities issued the Certificate of competence in pesticide production upon the request of the competent regulatory authorities;

dd) Handle and deal with petitions or denunciations in accordance with laws;

e) Design contents and programs of training in improvement of pesticide product knowledge.

4. Import and export of pesticide products

a) Receive and process application for permission for import of pesticide products under the provisions of Clause 2 Article 67 of the Law on Plant Protection and Quarantine;

b) Issue the license for import of pesticide products.

5. Pesticide quality control

a) Manage activities relating to the pesticide quality control;

b) Provide guidance on professional practices, manage operations of designated conformity assessment organizations specializing in the quality control of imported pesticide products;

c) Handle and deal with complaints or denunciations of organizations or individuals if imported pesticide products do not conform to quality requirements;

d) Give training to officials in charge of the pesticide quality control;

dd) Formulate and propose the introduction of the national technical regulation (QCVN), the national standard (TCVN) and basic standards (TC) in terms of pesticide quality control.

6. Certificate of conformity and declaration of conformity for pesticide products

a) Appoint conformity-certifying organizations, pesticide laboratories in accordance with applicable regulations adopted by the Minister of Agriculture and Rural Development;

b) Publicly release the list of conformity-certifying organizations, laboratories, National technical regulations (QCVN), National standards (TCVN) and Basic standards (TC) on the website of the Plant Protection Department.

7. Design contents and programs of training in the labor safety in transportation and storage of pesticide products.

8. Design contents and programs of training in instructions for use of pesticide products.

9. Pesticide product advertising

a) Receive and inspect contents of advertisements for pesticide products under their authority as stipulated in Clause 1 Article 61 hereof;

b) Issue the Certificate of approval for advertisement contents.

10. Issue the decision on compulsory recall of pesticide products under their jurisdiction as stipulated in Clause 1 Article 79 hereof.

Article 81. Responsibility of the Department of Agriculture and Rural Development

1. Receive the registration application, issue the notification of receiving the declaration of conformity, and make a record to monitor and keep track of documentation relating to the declaration of conformity.

2. Collaborate with the Plant Protection Department in providing guidance on certification of conformity and declaration of conformity.

3. Send a report to the Plant Protection Department in order for the Department to compile the final report submitted to the Ministry of Agriculture and Rural Development on the declaration of conformity upon request.

4. Direct, instruct and inspect the Plant Protection Sub-department or the Plant Cultivation and Protection Sub-department in terms of their fulfillment of assigned tasks defined in this Circular.

Article 82. Responsibility of the Plant Protection Sub-department or the Plant Cultivation and Protection Sub-department

1. Trading of pesticide products

a) Oversee and request pesticide trading facilities to correct errors in pesticide trading conditions;

b) Request these facilities to provide documents or materials, and facilitate the assessment of compliance with regulations enshrined in this Circular and other relevant legislative documents about trading of pesticide products;

c) Issue, reissue and revoke the Certificate of competence in pesticide business within their jurisdiction in accordance with regulations enshrined in the Law on Plant Protection and Quarantine as well as instructions provided in this Circular;

d) Carry out the periodic or occasional inspection at the facilities issued the Certificate of competence in pesticide business upon the request of the competent regulatory authorities;

dd) Handle and deal with petitions or denunciations in accordance with laws;

e) Hold training in improvement if pesticide knowledge and chemical safety practices.

2. Transportation and storage of pesticide products

a) Receive and verify documentation about issuance of the license for transportation of pesticide products;

b) Issue the license for transportation of pesticide products;

c) Hold and issue the Certificate of participation in training in the labor safety in transportation and storage of pesticide products.

3. Use of pesticide products

a) Hold training in use of pesticide products;

b) Communicate, disseminate information and educate people to raise their awareness of compliance with laws on plant protection and quarantine, and improve consciousness and responsibility of pesticide users to the community and environment;

c) Collaborate with specialized authorities to inspect use of pesticide products at production areas, especially at those intended for manufacturing of vegetable, tea and fruit products;

d) Detect and deal with intentional violations against regulations on use of pesticide products.

4. Pesticide product advertising

a) Receive and inspect contents of advertisements for pesticide products under their authority as stipulated in Clause 2 Article 61 hereof;

b) Issue the Certificate of approval for advertisement contents.

5. Recall of pesticide products

Issue the decision on compulsory recall of pesticide products under their jurisdiction as stipulated in Clause 2 Article 79 hereof.

Chapter XV

IMPLEMENTARY PROVISIONS

Article 83. Transitional provisions

1. Pesticide products which are specified in the List but do not meet regulations laid down in Point b Clause 5 Article 5 hereof shall be permitted to freely circulate after 05 years from the effective date of this Circular.

2. 01 year prior to implementation of regulations laid down in Clause 1 of this Article, the registration certificate holders that do not meet regulations laid down in Point b Clause 5 Article 5 hereof must 01 prepare application for registration of content of pesticide active ingredient for submission to the Plant Protection Department which will be then submitted to the Ministry of Agriculture and Rural Development to serve the purpose of bringing it into the List in accordance with applicable laws.

In case registration certificate holders fail to follow the abovementioned requirement for a wide range of their pesticide products, the Plant Protection Department shall discretionarily choose 01 maximum content out of the contents of registered pesticide products to apply for the permission of the Ministry of Agriculture and Rural Development to bring them into the List.

3. Pesticide products that fail to meet regulations laid down in Point b Clause 5 Article 5, Clause 2 Article 6, Point b, c, d Article 6, Clause 6 Article 6 hereof, shall be subject to the following measures:

a) Pesticide products have not been tested though the testing permit is available: Those in breach of regulations enshrined in this Circular must be removed from the permit since the effective date of this Circular;

b) As for pesticide products are undergoing the testing, or their testing has been completed but the registration has not been completed yet, they shall continue to be subject to the testing and follow procedures for registration into the List. If they are registered into the List, they shall only be circulated within 05 years from the effective date of this Circular;

c) As for pesticide products that fail to meet regulations laid down in Clause 2 Article 6; Point b, c, d Clause 3 Article 6; Clause 6 Article 6 hereof and have been registered into the List before the effective date of this Circular, when the validity of the certificate of pesticide product registration has expired, the certificate shall only be extended for a full 2-year period from the effective date of this Circular.

4. Formulated pesticide products stipulated in Point dd Clause 3 Article 6 hereof with the acute toxicity classified into Level III, IV by the GHS, they shall only be imported or manufactured within a maximum period of 01 year, and traded or used within a maximum period of 02 years from the effective date of this Circular.

5. If chemical or biological pesticide products containing active ingredients such as pyrethrins, rotenone and avermectin-group substances registered to be applied on vegetables, fruit and tea plants have been accredited by the testing permit in which the quarantine period is not tested before the effective date of this Circular, they are required to undergo the testing for determination of the quarantine period.

6. Use of labels of pesticide products with contents stipulated in the Circular No. 03/2013/TT-BNNPTNT of the Minister of Agriculture and Rural Development dated January 11, 2013 on providing regulations on pesticide product administration shall be continued for a permitted period of 95 years from the effective date of this Circular.

7. The certificate of participation in professional training in pesticide products which have been issued before the effective date of this Circular shall be considered equivalent to the Certificate of participation in improvement of professional practices in pesticide products in accordance with this Circular.

8. Conducting the tests as agreed upon in the contract with organizations eligible for testing before the effective date of this Circular shall be continued in accordance with the Circular No. 03/2013/TT-BNNPTNT of the Minister of Agriculture and Rural Development dated January 11, 2013.

Article 84. Implementation effect

This Circular takes effect on August 1, 2015.

This Circular replaces:

The Circular No. 03/2013/TT-BNNPTNT of the Minister of Agriculture and Rural Development dated January 11, 2013 on providing regulations on pesticide product administration;

The Circular No. 14/2013/TT-BNNPTNT of the Minister of Agriculture and Rural Development dated February 25, 2013 on providing regulations on issuance of the Certificate of competence in pesticide production or business;

The Circular No. 77/2009/TT-BNNPTNT of the Minister of Agriculture and Rural Development dated December 10, 2009 on providing regulations on the statutory inspection of imported pesticide product quality;

Article 2 of the Circular No. 18/2011/TT-BNNPTNT of the Minister of Agriculture and Rural Development dated April 6, 2011 on amending or abolishing several provisions on the administrative procedures in the field of plant protection and quarantine in accordance with the Resolution No. 57/NQ-CP dated December 15, 2010;

The Decision No. 97/2008/QD-BNN of the Minister of Agriculture and Rural Development dated October 6, 2008 on providing regulations on issuance of the certificate of practice of manufacturing, copacking, replacement of bottles, packing and trading of pesticide products;

Article 2 of the Circular No. 85 /2011/TT-BNNPTNT of the Minister of Agriculture and Rural Development dated December 14, 2011 on amending several articles of the Decision No. 89/2007/QD-BNN dated November 1, 2007 on providing regulations on the state management of fumigation of plant quarantine articles and the Decision No. 97/2008/QD-BNN dated October 6, 2008 on issuance of the certificate of practice of manufacturing, copacking, replacement of bottles, packaging and trading of pesticide products issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Any difficulties and conflicts arising in the course of implementation shall be reported  to the Ministry of Agriculture and Rural Development (through the Plant Protection Department) for their consideration, amendment or supplementation./.

The Minister

Cao Duc Phat

*All Appendices are not translated herein.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 21/2015/TT-BNNPTNT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất