Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản

thuộc tính Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT

Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:08/2016/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Vũ Văn Tám
Ngày ban hành:01/06/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Giám sát an toàn thực phẩm với thịt, rau, củ, quả tại chợ

Ngày 01/06/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT quy định giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, bao gồm: Ngũ cốc; Thịt và các sản phẩm từ thịt; Thủy sản và sản phẩm từ thủy sản; Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; Trứng và các sản phẩm từ trứng; Sữa tươi nguyên liệu; Mật ong; Muối, Gia vị; Đường; Chè; Cà phê… được lưu thông, tiêu thụ tại chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản và các cơ sở thu gom, phân phối nông lâm thủy sản, cơ sở chuyên doanh nông lâm thủy sản.
Trong đó, sản phẩm và chỉ tiêu an toàn thực phẩm cần giám sát được xác định theo phản ánh của người tiêu dùng, cảnh báo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, cảnh báo của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu; theo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm của năm trước; theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc sản phẩm, chỉ tiêu gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể.
Trường hợp có kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát không bảo đảm an toàn thực phẩm, cơ quan giám sát có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới cơ sở có mẫu không đảm bảo an toàn thực thẩm, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, thu hồi sản phẩm, điều tra nguyên nhân, thực hiện hành động khắc phục và báo cáo kết quả về cơ quan giám sát. Nếu quá thời hạn yêu cầu vẫn không nhận được báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và thực hiện hành động khắc phục của cơ sở, cơ quan giám sát phải thông báo và có văn bản đề nghị tới cơ quan thanh tra chuyên ngành để tổ chức thanh tra đột xuất và xử lý vi phạm theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2016.

Xem chi tiết Thông tư08/2016/TT-BNNPTNT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
Số: 08/2016/TT-BNNPTNT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2016
 
 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH GIÁM SÁT AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
 
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định của Chính phủ số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn thực phẩm;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
 
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
Thông tư này quy định việc giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) đối với sản phẩm nông lâm thủy sản lưu thông, tiêu thụ trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động giám sát nhằm cảnh báo, phòng ngừa và ngăn chặn sự cố ATTP trước khi phân phối đến người tiêu dùng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng thực phẩm nông lâm thủy sản áp dụng của Thông tư này gồm: ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; cacao; hạt tiêu; Điều và các nông sản thực phẩm được lưu thông, tiêu thụ tại:
a) Chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản (sau đây gọi tắt là chợ);
b) Cơ sở thu gom, phân phối nông lâm thủy sản, cơ sở chuyên doanh nông lâm thủy sản (chỉ kinh doanh các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) (sau đây gọi tắt là cơ sở kinh doanh).
2. Đối tượng không áp dụng Thông tư này gồm: các sản phẩm nông lâm thủy sản thực phẩm xuất khẩu đã được giám sát theo quy định nước nhập khẩu.
Điều 3. Căn cứ để thực hiện giám sát ATTP nông lâm thủy sản
Các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế ban hành và các quy định khác của nhà nước có liên quan về các chỉ tiêu ATTP đối với thực phẩm nông lâm thủy sản.
Điều 4. Cơ quan giám sát ATTP nông lâm thủy sản
Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản hoặc cơ quan chuyên môn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định đối với các tỉnh/thành phố chưa thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (sau đây gọi tắt là Cơ quan giám sát): giám sát ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản tại công đoạn lưu thông, tiêu thụ trong nước.
Điều 5. Phòng kiểm nghiệm thực hiện phân tích mẫu giám sát ATTP
Phòng kiểm nghiệm thực hiện phân tích mẫu giám sát ATTP là các phòng kiểm nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là phòng kiểm nghiệm chất lượng, an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Phòng kiểm nghiệm).
Điều 6. Yêu cầu đối với người lấy mẫu
1. Có chuyên môn phù hợp;
2. Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về lấy mẫu hoặc có chứng chỉ, giấy chứng nhận tham gia đào tạo, tập huấn có nội dung về lấy mẫu ATTP nông lâm thủy sản.
Điều 7. Phương thức và nội dung giám sát
Lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm nghiệm, đánh giá sự phù hợp so với quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của một chỉ tiêu hoặc một nhóm chỉ tiêu đối với một sản phẩm, nhóm sản phẩm cụ thể có nguy cơ cao về ATTP trong một Khoảng thời gian được xác định.
Điều 8. Kinh phí triển khai
Kinh phí thực hiện giám sát ATTP nông lâm thủy sản của Cơ quan giám sát thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Việc lập dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Chương II. NỘI DUNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIÁM SÁT ATTP
 
Điều 9. Xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát
Kế hoạch lấy mẫu giám sát bao gồm các nội dung sau:
1. Sản phẩm nông lâm thủy sản (sau đây gọi là sản phẩm) giám sát;
2. Địa Điểm lấy mẫu giám sát;
3. Số lượng mẫu và chỉ tiêu ATTP cần kiểm nghiệm;
4. Dự kiến thời gian thực hiện lấy mẫu giám sát đối với từng sản phẩm;
5. Dự trù kinh phí triển khai hoạt động giám sát, bao gồm chi phí lấy mẫu, mua mẫu và phân tích mẫu.
Điều 10. Tiêu chí xác định sản phẩm và chỉ tiêu ATTP cần giám sát
Xác định sản phẩm và chỉ tiêu ATTP cần giám sát theo một hoặc một số tiêu chí sau:
1. Sản phẩm, chỉ tiêu bị phát hiện vi phạm quy định về ATTP theo phản ánh của người tiêu dùng, cảnh báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ATTP; cảnh báo của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu;
2. Sản phẩm, chỉ tiêu bị phát hiện không bảo đảm ATTP từ kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP của năm trước;
3. Sản phẩm, chỉ tiêu gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể;
4. Theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 11. Tiêu chí xác định địa Điểm lấy mẫu giám sát
Xác định địa Điểm lấy mẫu giám sát theo một hoặc một số tiêu chí sau:
1. Các chợ, cơ sở kinh doanh tại địa phương có kinh doanh sản phẩm giám sát được xác định tại Điều 10.
2. Địa Điểm lấy mẫu giám sát phải bảo đảm lấy được mẫu đại diện, truy xuất được nguồn gốc, thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch giám sát.
Điều 12. Tiêu chí xác định số lượng mẫu giám sát
Xác định số lượng mẫu giám sát tương ứng với sản phẩm giám sát theo một hoặc một số tiêu chí sau:
1. Thông tin cảnh báo về chỉ tiêu ATTP của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong nước và cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu;
2. Tham khảo hướng dẫn phương pháp lấy mẫu của CODEX số CAC/GL 33-1999;
3. Theo yêu cầu quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 13. Thời gian thực hiện lấy mẫu giám sát
Thời gian thực hiện lấy mẫu giám sát tập trung vào Khoảng thời gian cụ thể được xác định trong năm hoặc theo yêu cầu quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 14. Phê duyệt kế hoạch lấy mẫu giám sát
1. Tháng 10 hàng năm, Cơ quan giám sát đề xuất kế hoạch lấy mẫu giám sát của năm tiếp theo (nếu cần) và trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kế hoạch lấy mẫu giám sát ATTP nông lâm thủy sản do Cơ quan giám sát đề xuất; thẩm định, phê duyệt kế hoạch lấy mẫu giám sát ATTP vào tháng 12 để thực hiện cho năm tiếp theo; thông báo cho Cơ quan giám sát và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện.
Điều 15. Điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu giám sát
Dựa trên Điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh, trong quá trình triển khai thực hiện, Cơ quan giám sát đề xuất Điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu (nếu cần thiết) cho phù hợp và gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, thông báo kế hoạch được Điều chỉnh.
Điều 16. Lấy mẫu giám sát
1. Căn cứ vào kế hoạch đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, Cơ quan giám sát tổ chức thực hiện lấy mẫu giám sát.
2. Bảo quản mẫu và chỉ định chỉ tiêu kiểm nghiệm cụ thể cho từng mẫu; khối lượng mẫu kiểm nghiệm phải đảm bảo đủ để kiểm nghiệm lần đầu và kiểm nghiệm khẳng định; Lập biên bản thu mẫu, có chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ sở được lấy mẫu.
3. Mẫu sau khi lấy phải được niêm phong và có ký hiệu nhận biết (mã hóa). Cơ quan giám sát phải gửi mẫu đến các Phòng kiểm nghiệm để thực hiện kiểm nghiệm kịp thời theo yêu cầu của từng loại mẫu và chỉ tiêu phân tích.
4. Quy trình lấy mẫu, bảo quản, giao nhận mẫu và gửi mẫu đến Phòng kiểm nghiệm của một số sản phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 17. Giao nhận mẫu
1. Đại diện Cơ quan giám sát và Phòng kiểm nghiệm: kiểm tra, đối chiếu số lượng, chủng loại mẫu, tình trạng mẫu, chỉ tiêu kiểm nghiệm, thực hiện giao nhận mẫu giám sát và lập biên bản giao nhận mẫu theo nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phòng kiểm nghiệm có quyền từ chối tiếp nhận các mẫu có thông tin sai hoặc trong tình trạng bao gói, bảo quản không đúng theo yêu cầu, có khả năng ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Đối với trường hợp này, Cơ quan giám sát thực hiện lấy mẫu lại.
Điều 18. Kiểm nghiệm, thông báo kết quả giám sát
1. Việc kiểm nghiệm mẫu giám sát nông lâm thủy sản được thực hiện tại phòng kiểm nghiệm quy định tại Điều 5.
2. Thời gian thông báo kết quả kiểm nghiệm kể từ khi nhận mẫu theo thỏa thuận giữa Phòng kiểm nghiệm và Cơ quan giám sát đã gửi mẫu.
3. Định kỳ hoặc khi có yêu cầu, Cơ quan giám sát tổng hợp báo cáo kết quả giám sát gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp kết quả không đạt, việc xử lý được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp và định kỳ công bố trên website của Sở kết quả giám sát tại địa phương.
Điều 19. Xử lý khi kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát không bảo đảm ATTP
Ngay sau khi có kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát không bảo đảm ATTP, cơ quan giám sát thực hiện nội dung sau:
1. Thông báo bằng văn bản tới cơ sở có mẫu không bảo đảm ATTP, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, thu hồi sản phẩm không bảo đảm ATTP, Điều tra nguyên nhân, thực hiện hành động khắc phục và báo cáo kết quả về cơ quan giám sát. Việc truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không bảo đảm ATTP được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản và Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn.
2. Thông báo bằng văn bản kết quả giám sát tới các cơ quan chức năng địa phương được phân công quản lý ATTP tại công đoạn sản xuất kinh doanh có mẫu giám sát phát hiện không bảo đảm ATTP để có biện pháp kiểm soát phù hợp.
3. Trường hợp quá thời hạn yêu cầu không nhận được báo cáo kết quả Điều tra nguyên nhân và thực hiện hành động khắc phục của cơ sở, cơ quan giám sát thông báo và đề nghị bằng văn bản tới cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành để tổ chức thanh tra đột xuất và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật thanh tra.
4. Trường hợp mẫu giám sát không bảo đảm ATTP được xác định là sản phẩm nhập khẩu, cơ quan giám sát báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có văn bản thông báo tới cơ quan chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao quản lý ATTP đối với sản phẩm nông lâm thủy sản nhập khẩu.
Chương III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG
 GIÁM SÁT
 
Điều 20. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
1. Tổng hợp kết quả giám sát ATTP nông lâm thủy sản hàng năm của các địa phương và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thực hiện; chủ trì đề xuất, kiến nghị những nội dung quy định cần sửa đổi trong Thông tư này.
2. Phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ giám sát ATTP cho các Cơ quan giám sát.
3. Xây dựng quy trình hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản, giao nhận mẫu của một số sản phẩm giám sát.
4. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện Thông tư này của Cơ quan giám sát.
Điều 21. Tổng cục Thủy sản, Cục Bảo vệ Thực vật, Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt, Cục Thú y
1. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc hệ thống cấp tỉnh phối hợp với Cơ quan giám sát trong quá trình xử lý kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát không bảo đảm ATTP.
2. Phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản phổ biến, hướng dẫn triển khai cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Điều 22. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn tỉnh, thành phố.
2. Tổng hợp, phê duyệt kế hoạch lấy mẫu giám sát ATTP nông lâm thủy sản hàng năm của Cơ quan giám sát.
3. Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc tổ chức triển khai các biện pháp kiểm soát, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật trong trường hợp kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát không bảo đảm ATTP.
4. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức bảo đảm chất lượng ATTP cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
5. Báo cáo định kỳ vào tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) về hoạt động giám sát ATTP nông lâm thủy sản tại địa phương.
Điều 23. Cơ quan giám sát
1. Chủ trì xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức triển khai theo kế hoạch được phê duyệt tại tỉnh, thành phố theo quy định tại Thông tư này.
2. Phổ biến, hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh nông lâm thủy sản, Ban quản lý chợ đầu mối, chợ đấu giá thực hiện quy định của Thông tư này.
3. Lưu trữ có hệ thống toàn bộ hồ sơ, dữ liệu có liên quan đến hoạt động giám sát ATTP nông lâm thủy sản; cung cấp hồ sơ, giải trình đầy đủ và chính xác các vấn đề có liên quan đến hoạt động giám sát khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản yêu cầu.
4. Chi trả chi phí mua mẫu, kiểm nghiệm mẫu .
5. Báo cáo định kỳ hàng tháng và báo cáo tổng hợp kết quả giám sát trong năm vào tháng 12 hàng năm về Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chủ động đề xuất, kiến nghị những nội dung cần sửa đổi trong thực hiện kế hoạch lấy mẫu giám sát ATTP nông lâm thủy sản.
6. Phối hợp tổ chức và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ giám sát ATTP do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổ chức.
Điều 24. Phòng kiểm nghiệm được chỉ định kiểm nghiệm mẫu nông lâm thủy sản
1. Bảo đảm kết quả kiểm nghiệm chính xác, khách quan và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm do Phòng kiểm nghiệm thực hiện.
2. Thông báo kết quả kiểm nghiệm cho Cơ quan giám sát theo thỏa thuận đã thống nhất giữa hai bên.
Điều 25. Cơ sở kinh doanh và Ban quản lý chợ
1. Cung cấp mẫu, cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của mẫu giám sát theo yêu cầu của Cơ quan giám sát.
2. Chấp hành các biện pháp giám sát, thực hiện truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân mẫu không bảo đảm ATTP, thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp, chủ động thực hiện thu hồi sản phẩm không bảo đảm ATTP và báo cáo kết quả cho Cơ quan giám sát.
3. Ban quản lý chợ có trách nhiệm xây dựng quy định nội bộ, trong đó xác định rõ trách nhiệm chung của chợ, trách nhiệm của từng đối tượng kinh doanh nông lâm thủy sản trong chợ về việc chấp hành quy định về ATTP.
Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2016.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 05/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường; thay thế Thông tư số 61/2012/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định việc giám sát an toàn thực phẩm thủy sản sau thu hoạch.
Điều 27. Sửa đổi, bổ sung
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện Thông tư này và báo cáo, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Các Bộ: KHCN, Y tế, Công Thương;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng (Bộ NN&PTNT);
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, QLCL.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT 

Circular No. 08/2016/TT-BNNPTNT datedJune 01, 2016 of the Ministry of Agriculture and Rural development on food safety supervision of agro-aqua-forestry products

Pursuant to the Government’s Decree No.199/2013/ND-CP defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural development dated November 26, 2013;

Pursuant to the Law of Food safety ratified by the National Assembly of Vietnam on June 17, 2010 and the Government’s Decree No.38/2012/ND-CP detailing a numbers of articles of the Law on Food Safety dated April 25, 2012;

At request of the Director of the National Agro-aqua-forestry Quality Assurance Department, the Minister of Agriculture and Rural development hereby introduces this Circular promulgating regulation on agro-aqua-forestry food safety supervision.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular provides regulations on food safety supervision imposed on agro-aqua-forestry products (hereinafter referred to as “food safety supervision”) sold on the Vietnam s market within the administration of the Ministry of Agriculture and Rural development; and responsibilities of relevant entities for the food safety supervision prior to distribution to consumers.

Article 2. Subject of application

1. This Circular applies to cereals, meat, products made of meat; fisheries and fishery products, vegetables, fruits and their products; eggs and egg products; honey and products made from honey; salt; spices; sugar, tea, coffee, Cacao, pepper; cashew nuts and other agro products sold at:

a) Wholesale markets, agro-aqua-forestry markets (hereinafter referred to as “market”)

b) Bulk purchasing and distributing facilities and other facilities trading agro-qua-forestry products within the administration of the Ministry of Agriculture and Rural development (hereinafter referred to as “business facility”)

2. This Circular shall not apply to agro-aqua-forestry products under the supervision by importing countries.

Article 3. Basis for food safety supervision

National technical regulations and standards related to food safety issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development and Ministry of Health.

Article 4. Food safety authorities

Sub-Departments of Agro-Aqua-Forestry Quality Assurance or specialty authorities designated by Departments of Agriculture and Rural development of provinces where the Sub-Department of Agro-Aqua-Forestry Quality Assurance has not established (hereinafter referred to as “supervising authority”) shall be responsible for the safety of agro-aqua-forestry products sold on Vietnam’s market. 

Article 5. Food testing laboratories

Food testing laboratories specialized in testing and analyzing food samples are those certified by the Ministry of Agriculture and Rural development (hereinafter referred to as “laboratory”).

Article 6. Requirements for sample collectors
Every sample collector shall:

1. Be qualified and specialized in related fields;

2. Obtain certificates of sampling or certificates of completion of training courses in agro-aqua-forestry product sampling for food safety testing.

Article 7. Scope and methods of supervision

The sample shall be randomly taken and assessed the conformity with national technical standards and regulations according to respective sets of criteria within a certain period of time.

Article 8. Funding for food safety supervision

Food safety supervision shall be funded according to the current State budget allocation. Estimates for food safety supervision shall be made in accordance with the Law on State budgets and guidance documents.

Chapter II

PROCEDURES FOR FOOD SAFETY SUPERVISION

Article 9. Preparation for sampling plans

The sampling plan includes:

1. Agro-aqua-forestry products undergoing the supervision;

2. Location of sampling;

3. Quantity of samples and analysis requirements;

4. Expected time for sampling;

5. Estimates for food safety supervision including costs of sampling, sample purchasing and analyzing.

Article 10. Criteria for identification of products needing undergoing food safety supervision

Any product shall undergo food safety supervision if:

1. It is warned by consumers, food safety authorities or competent authorities of importing countries;

2. It is found failing to meet requirements for food safety by previous food safety inspection or supervision;

3. It is a cause of mass food poisoning;

4. It is requested by the Ministry of Agriculture and Rural development and Departments of Agriculture and Rural development.

Article 11. Criteria for determination of sampling location

Sampling locations shall be:

1. Markets, local business facilities trading supervised products specified in Article 10 hereof; or

2. Places where the sample can be representative of the whole population and reveal the origin of products.

Article 12. Criteria for determination of sample quantity

The quantity of samples for foods safety supervision shall be determined according to:

1. Warnings by domestic State competent authorities or importing country’s competent authorities

2. Sampling methods prescribed in CODEX No.CAC/GL 33-1999;

3. At requested of the Ministry of Agriculture and Rural development and Departments of Agriculture and Rural development.

Article 14. Date of sampling

Date of sampling may be a specific period of time in the year or may be determined at requests by the Ministry of Agriculture and Rural Development and Departments of Agriculture and Rural development.

Article 14. Approval for sampling plans

1. Every supervising authority shall submit their sampling plan to Departments of Agriculture and Rural development of the province in October of every year.

2. Departments of Agriculture and Rural development shall assess and approve sampling plans not later than December of every year and notify supervising authorities and relevant agencies to execute their plan.

Article 15. Adjustments to sampling plans

According to the reality, supervising authorities may submit proposals for sampling plan adjustments (where necessary) to the Department of Agriculture and Rural development of the province.

Article 16. Sampling

1. The supervising authority shall collect samples according to the sampling plan approved by the Department of Agriculture and Rural development of the province.

2. Food samples shall be stored and shall be tested according to specific requirements; the sample shall be taken for the initial testing and confirmation testing. The sampling shall be recorded in writing that is signed by sample collectors and representatives of the business facility.

3. The sample shall be sealed and encoded. The supervising authority shall have laboratories test such samples according to analysis requirements and categories.

4. Procedures for sampling, retention and transfer shall conform to the Annex to this Circular.

Article 17. Sample transfer

1. Representatives of supervising authorities and laboratories shall test and examine sample quantities, categories and testing criteria, transfer samples and make sample transfer records using the Annex hereof.

2. The laboratory has the right to refuse to receive samples which are attached with wrong identification tag or in pack or fail to satisfy storage requirements that may affect the analysis results. In this case, the supervising authority shall recall their samples.

Article 18. Testing and announcement of testing results

1. Every testing shall be carried out at laboratories specified Article 5 hereof.

2. Date of notification of testing results shall be negotiated by the laboratory and supervising authority that submits the sample.

3. The supervising authority shall submit the aggregate testing results to the Department of Agriculture and Rural Development of the province periodically or at request. In case of failure to pass the test, the business facility shall be dealt with in accordance with Article 19 hereof.

4. Departments of Agriculture and Rural development shall publish testing results on their website.

Article 19. Handling of violations after testing

After the testing result is announced, every supervising authority shall:

1. Send a written notice of testing results and request the business facility having unsafe products to trace such unsafe product origin and recall all unsafe products, investigate causes of failure of safety and apply remedial measures for mitigating consequences and report them to the supervising authority. The tracing of unsafe product recall shall conform to the Circular No.03/2011/TT-BNNPTNT on unsafe aquatic product tracing dated January 21, 2011 by the Ministry of Agriculture and Rural development and Circular No.74/2011/TT- BNNPTNT on tracing, recall and handling of unsafe food dated October 31, 2011 by the Ministry of Agriculture and Rural development.

2. Submit written notification of testing results to local competent authorities assigned to take charge of food safety supervision.

3. Submit a written request for handling of violations against the Law on Inspection to specialized inspecting authorities in case the business facility delays to submit their report on investigation and mitigation of unsafe product consequences.

4. Report the Department of Agriculture and Rural development of provinces in case the unsafe sample is imported.

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF RELEVANT ENTITIES

Article 20. Responsibilities of National Agro – Aqua-Forestry Quality Assurance Department

1. Submit reports on food safety supervision to the Ministry of Agriculture and Rural development annually, periodically or irregularly at request of the Ministry of Agriculture and Rural development; take charge of and submit proposals for amendments to this Circular.

2. Cooperate with specialty authorities to provide training courses in food safety supervision for supervising authorities.

3. Introduce procedures for sampling, storage and transfer of samples.

4. Annually or irregularly inspect the compliance with this Circular by supervising authorities.

Article 21. Responsibilities of the Directorate of Fisheries, Plant Protection Department, Department of Livestock Production and Department of Animal Health
The Directorate of Fisheries, Plant Protection Department, Department of Livestock Production and Department of Animal Health shall:

1. Direct affiliated authorities of provinces to cooperate with supervising authorities to process the sample testing results.

2. Cooperate with the National Agro-Aqua-Forestry Quality Assurance Department to provide instructions for entities within their administration.

Article 22. Responsibilities of Departments of Agriculture and Rural development
Every Department of Agriculture and Rural development shall:

1. Inspect and provide instructions on the implementation of this Circular within their province.

2. Aggregate and approve the annual sampling plans of supervising authorities.

3. Direct affiliates to execute quality control measures, inspect and tackle violations against food safety in accordance with regulation of laws.

4. Cooperate with relevant authorities to instruct propagate and provide training courses in food safety for entities within their administration.

5. Periodically submit report on food safety supervision in December of very year or irregularly submit such reports at request of the Ministry of Agriculture and Rural development (National Agro – Aqua - Forestry Quality Assurance Department).

Article 23. Responsibilities of supervising authorities

Every supervising authority shall:

1. Take charge of preparing sampling plans and submitting them to the Department of Agriculture of Rural development and execute the approved sampling plan under provisions hereof.

2. Provide instruction on application of this Circular or facilities producing and trading agro-aqua-forestry products and Boards of Market Control.

3. Keep all documents and data related to food safety supervision and ensure the accountability for issues in connection with food safety supervision at request of Departments of Agriculture and Rural development or the National Agro – Aqua - Forestry Quality Assurance Department.

4. Pay for samples and testing

5. Monthly and annually submit reports on food safety supervision to the National Agro – Aqua-Forestry Quality Assurance Department and Department of Agriculture and Rural development of the province; propose amendments to sampling plans, where necessary.

6. Cooperate with National Agro – Aqua-Forestry Quality Assurance Department to provide training courses in food safety inspection.

Article 24. Responsibilities of laboratories

Every laboratory shall:

1. Take responsibilities for and ensure the accuracy and objectivity of testing results

2. Notify testing results to supervising authorities within the period agreed by both parties.

Article 25. Responsibilities of business facilities and Boards of Market Control

Every business facility and Board of Market Control shall:

1. Facilitate the sampling and provide all required information at requests by supervising authorities.

2. Comply with food safety supervision regulations, trace unsafe product origins and identify causes of unsafe products; apply remedial measures, recall all unsafe product and report remedial results to the supervising authority

3. Introduce internal regulations which define responsibilities of peoples in markets in general and responsibilities of traders for the compliance with food safety regulations.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 26. Effect

1. This Circular takes effect on July 15, 2016.

2. This Circular replaces the Circular No.05/2010/TT-BNNPTNT on guidance on the supervision and inspection of agro products before being sold on the market dated January 22, 2010 by the Minister of Agriculture and Rural development and Circular No.61/2012/TT-BNNPTNT on aqua product safety supervision dated November 13, 2012 by the Minister of Agriculture and Rural development.

Article 27. Amendments

The National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department shall report difficulties and issues arising in connection with the application of this Circular to the Ministry of Agriculture and Rural development.

For the Minister

The Deputy Minister

Vu Van Tam 

 

 

ATTACHMENT

PROCEDURES FOR SAMPLING, STORAGE AND TRANSFER OF AGRO-AQUA-FORESTRY SAMPLES FOR FOOD SAFETY SUPERVISION
(Issued together with the Circular No.08/TT-BNNPTNT dated June 01, 2016 by the Minister of Agriculture and Rural Development)

1. Interpretation

For the purpose of this attachment, terms herein shall be construed as follows:

1.1 Sampling is a technique for collection of food samples for food safety supervision.

1.2 Shipment means a certain quantity of goods provided by the same supplier at the same time.

1.3. Sample unit means the smallest separate part of a shipment forming part or whole of an initial sample.

1.4. Initial sample means one or more sample units from the same position or pack of a shipment.

1.5. Bulk sample means a sample that is created by gathering all initial samples.

1.6. Laboratory sample means part of combined sample tested by the laboratory.

2. Rules for sampling:

Sampling shall conform to the following rules:

2.1. The purpose, scope and objects to be sampled shall be determined prior to sampling.

2.2. All samples shall be randomly taken and shall be representative of its population.

2.3. Sample shall be pure and clean.

2.4. Samples shall satisfy all analysis requirements

2.5. Samples shall be sealed, stored and transported in proper conditions.

2.6. Information on samples shall be fully recorded.

2.7. For small-packed products with the weight of not exceeding that of laboratory samples, the whole pack shall be sampled and considered as a sample unit.

2.8. For packed products, the sample shall be within its shelf-life.

3. Sampling requirements

3.1 Requirements for sampling devices and sample containers:
Every sampling device and sample container shall:

3.1.1. Have proper specifications and have been properly calibrated;

3.1.2. Do not affect samples

3.1.3. Be clean, dry and be made of proper materials. In case of microbiological analysis, such tools shall be sterilized.

3.1.4. Be dry, clean, closed and suitable with the sample weight, characteristics and storage conditions.

3.1.5. Be carefully prepared to ensure that 01 tool kits shall be used for only 01 sample.

3.2 Other sampling requirements

3.2.1. Wear sterile clothes to limit risks of infection

3.2.2. Wear sterile gloves prior to sampling. Change different gloves for different samples that may contain risk of cross-contamination.

3.2.3. Prevent risks of cross-infection. In case of sampling for microbiological analysis: It is noticeable that sterile devices and gloves must not be in direct contact with objects other than sampled products. One tool kit shall be used for sampling only one different sample. Plastic bags for containing samples shall be sealed to prevent samples from falling out from the bags or being infected during the transport.

3.2.4. Be ready for sampling

3.2.5. Limit impact on sampled shipment quality

3.2.6. Pack all samples at places where the sample is collected.

3.2.7. Have samples labeled, sealed and recorded at places where such sample is collected.

3.2.8. Follow technical processes for sampling

4. Preparation for on-site-sampling plans
4.1. Identify business facilities for sampling:

4.1.1. Prepare lists of business facilities, sampled products and suppliers (including name of sampled products, amount of food monthly supplied, and origin)

4.1.2. Select business facilities on the list of business facilities for sampling according to the following aspects:

a) Whether the product is truly representative of its geographical indication, production scale, product suppliers/distributors

b) The weight of products

4.1.3. Randomly select one or more business facilities on the list for sampling or sampling in rotation for following supervisions in case such business facilities trading the same -origin product in the same weight.

4.1.4. Collect one laboratory sample from only one business facility to ensure the uniformity of samples. The number of selected business facilities shall not exceed the quantity of required samples.

4.2. Estimate the quantity of required samples taken from each selected business facilities.

The quantity of required samples taken from each selected business facilities shall be determined according the approved sampling plan and number of selected business facilities specified in item 4.1.

4.3. Determine time for sampling

4.3.1. Date of sampling:
The date of sampling shall be great-demand days (such as holidays, Tet holidays, etc. according to the local custom).

4.3.2. Time for sampling

a) In case of sampling for microbiological analysis, samples shall be taken at trading peak hours of markets.

b) In case of sampling for chemical analysis(analyzing pesticide/growth stimulant/antibiotics residues):Samples shall be taken at the time of input to ensure the accuracy of sample origin.

5. Sampling procedures

5.1. Preparation for sampling

Products

Fresh vegetables

Rice and cashew nuts

Fresh meat and fisheries

General requirements

- Sampling plan documents;

- Sampling records, sealing tags, sample identification tags, records of sample transfer;

- Sterile disposable gloves, duct tape/strings and labeling pens

- Scissors or cutters;

- 2-kilogram scales or 5-kilogram scales;

- Clean and dry PE plastic bags

- Containers (02-thermal insulation layer sponge/plastic boxes, etc.)

- Sprayers and 70-degree alcohol

Specific requirements

Ice packs or gel packs

- Dry and clean sampling sticks/spoons

- Simplified sample sheets

- Knives;

- Rackets;

- Retractors;

- Ice pack or gel pack

5.2. Sampling:

5.2.1. Fresh vegetable sampling for pesticide residue analysis

5.2.1.1. Step 1: Preparing for sampling

5.2.1.2. Step 2: Positioning sample units

According to the approved sampling plan, the sample collector shall position sample units as follows:

a) Determine shipments for sampling: The sample collector shall request the business facility to provide information necessary for identifying shipment origin and size.

b) Sample units may be taken from the top, bottom or middle of the shipment.

5.2.1.3. Step 3. Collecting sample units, initial samples, bulk samples and laboratory samples.

a) Prior to sampling, the sample collector shall fill the sample identification tag and stick it to PE plastic bag, and wear their sterile disposable gloves.

b) Sample units and initial samples shall be taken as follows:

b1) In case of stacked fresh vegetables: Take at least 03 sample units from each stack to create initial samples and bulk samples. The bulk sample weight shall double that of laboratory sample.

b1) In case of vegetables and fruit packed with PE plastic bags: Randomly taken according to the below table:

No.

The quantities of the same bags

The quantity of collected bags, each bag is one initial sample

01

Not exceeding 100

05

02

From 101 to not exceeding 300

07

03

Exceeding 300

09

c) Create laboratory samples:

After getting bulk samples, the sample collector shall mix all products and portion the mixture out to be laboratory samples. A laboratory sample of ipomoea aquatic and cabbage shall be 01kg and 02 kg in weight, respectively.

5.2.2. Rice sampling for pesticide residue analysis

5.2.2.1. Step 1: Preparing for sampling

5.2.2.2. Step 2: Positioning sample units

According to the approved sampling plan, the sample collector shall position sample units as follows:

a) Determine shipments for sampling: The sample collector shall request the business facility to provide information necessary for identifying shipment origin and size, select rice bags for sample units.

b) Sample units may be taken from the top, bottom or middle of the rice bag.

5.2.2.3. Step 3. Taking sample units, initial samples, bulk samples and laboratory samples.

a) Prior to sampling, the sample collector shall fill the sample identification tag and stick it to PE plastic bag, and wear their sterile disposable gloves.

b) The sample collector shall take rice sample units from different parts of a rice bag at a certain quantity with sampling stick:

No.

Quantity of rice bags in a shipment

Quantity of sampled rice bags

01

Not exceeding 10 bags

All

02

From 10 to not exceeding 100 bags

10 bags, randomly

03

Exceeding 100 bags

Equal to the integer of the square root of the total quantity of bags

c) Create laboratory samples:

All initial samples shall be mixed and divided into four equal portions as follows:

-Put rice into cone-shaped devices

-Level the rice heap

-Divide the rice heap into 04 equal portions

-Mix 02 portions with each other, and keep doing this until we get the required amount of sample. The laboratory sample shall be at least 01 kg in weight

5.2.3. Sampling of cashew nuts for mycotoxin analysis (Aflatoxin B1, B2, G1, G2)

5.2.3.1. Step 1: Preparing for sampling

5.2.3.2. Step 2: Positioning sample units

According to the approved sampling plan, the sample collector shall position sample units as follows:

a) Determine shipments for sampling: The sample collector shall request the business facility to provide information necessary for identifying shipment origin and size, select bags for sample units.

b) Sample units:

b1) Every cashew nut pack that are lighter than the laboratory sample shall be considered as sample unit.

b1) Where the weight of a cashew nut pack is greater than that of the laboratory sample, the sample unit shall be taken from 03 deterrent positions of the pack.

5.2.3.3. Step 3. Collecting sample units, initial samples, bulk samples and laboratory samples.

a) Prior to sampling, the sample collector shall fill the sample identification tag and stick it to PE plastic bag, and wear their sterile disposable gloves.

b) The quantity of sampled packs is determined according to the shipment size as presented in the table below:

No.

Quantity of cashew bags in a shipment

Quantity of sampled packs

01

From 01 to not exceeding 05

All

02

From 06 to not exceeding 50

03

03

From 51 to not exceeding 100

06

04

From 101 to not exceeding 350

08

05

Exceeding 350

13

c) For initial samples: In case the weight of cashew nut pack is greater than that of required laboratory sample, the sample collector shall put such cashew nuts into a clean plane, then, mix and level such cashew nuts, select initial samples at 03 different positions thereafter.

d) Bulk samples shall be made up by mixing initial samples. The bulk sample shall be at least 03 kg in weight.

dd) The laboratory sample shall be made up by taking 02 opposite portions from 04 equal portions of the bulk sample divided by diagonal method.

5.2.4. Sampling of chicken and pork for microbiological and hormone residue analysis

5.2.4.1. Step 1: Preparing for sampling

5.2.4.2. Step 2: Positioning sample units

According to the approved sampling plan, the sample collector shall position sample units as follows:

a) Determine shipments for sampling: The sample collector shall request the business facility to provide information necessary for identifying shipment origin and size, select shipments for sample units.

b) Positioning sample units

 

Pork

Chicken

Pork carcass (half)

Chopped pork ≤ 02 kg

Chopped pork > 02 kg

Whole chicken

Chopped chicken

 Sample unit position

Rump, brisket, back, diaphragm

 whole

4 pieces cut from the whole pork

half

whole

5.2.4.3. Step 3. Collecting sample units, initial samples, bulk samples and laboratory samples.

a) Prior to sampling, the sample collector shall fill the sample identification tag and stick it to PE plastic bag, and wear their sterile disposable gloves, wash their hands with 70-degree alcohol. Note: Each sterile disposable gloves and sampling device shall be used once.

b) The samples shall be taken as follows:

 

Pork

Chicken

 

Pork carcass (half)

Chopped pork ≤ 02 kg

Chopped pork > 02 kg

Whole chicken

Chopped chicken

Sample units

From rump, brisket, back and diaphragm

 whole chopped pork

4 pieces cut from the same pork

half of chicken

Whole chopped chicken 

Initial sample

Gather sample units

Sample unit

Gather all pieces above

Sample unit

Gather sample units

Bulk sample

Initial sample

Laboratory sample

Bulk sample

c) In case the whole chicken is packed, the pack of chicken shall be taken as sample.

d) The weight laboratory samples shall be as follows:

No.

Analysis requirement

Size of laboratory sample

1

Microbiological analysis

0.5 kg (edible parts)

2

Chemical analysis

1.0 kg (edible parts)

5.2.5. Sampling of fresh/ frozen fisheries for microbiological and antibiotics residue analysis

5.2.5.1. Step 1: Preparing for sampling

5.2.5.2. Step 2: Collecting sample units

According to the approved sampling plan, the sample collector shall position sample units as follows:

a) Determine shipments for sampling: The sample collector shall request the business facility to provide information necessary for identifying shipment origin and size, select shipment for sample units.

b) Each individual shall be considered a sample unit. The quantity of sample units is presented as follows:

 

Weight > 01 kg

Weight ≤ 01 kg

Living fisheries

Fresh/frozen fisheries

Living fisheries

Fresh/frozen fisheries

Sample unit quantity

01 (corresponding to 01 individual)

01 (corresponding to 01 individual)

≥ 02 (for laboratory samples)

≥ 02 (for laboratory samples)

 Sample unit position

Randomly take 01 individual from any storage tank

Take one individual at the middle or bottom of any storage tank

Randomly take any individual from the storage tank In case of more than one storage tanks, samples shall be randomly taken from any different tank until they are sufficient to create a laboratory sample

Take individuals from the top, middle and bottom of the storage tank.

In case of insufficiency for laboratory samples, individuals from other storage tanks shall be randomly taken (if there are has more than one storage tanks in a shipment).

5.2.5.3. Step 3. Collecting sample units, initial samples, bulk samples and laboratory samples.

a) Prior to sampling, the sample collector shall fill the sample identification tag and stick it to PE plastic bag, and wear their sterile disposable gloves, wash their hands with 70-degree alcohol. Note: Each sterile disposable gloves and sampling device shall be used once.

c) For fresh fishes: The sample collector shall catch each fish individual with racket, put aside for approximately 0.5 -1 minute before put it into a PE plastic bag; keep doing this until the laboratory sample is taken as required. Each PE plastic bag contain one or more sample units (01 or more individuals) that are considered as initial samples, bulk samples and laboratory samples as well.

d) For fresh/frozen fisheries: Initial samples shall be taken from trays as follows:

Analysis requirements

Quantity of trays

Required sample quantity

Laboratory sample quantity

Minimum weight of laboratory samples

Microbiological analysis

1-2

One sample/tray

1

0.5

3- 150

3

1

0.5

151 – 1,200

5

1

0.5

≥ 1,201

8

1

0.5

Chemical analysis

1-2

One sample/tray

1

1

3- 150

3

1

1

151 – 1,200

5

1

1

≥ 1,201

8

1

1

Each sample is considered as an initial sample, bulk sample and laboratory sample and is directly put into a PE plastic bag.

5.3. Sample labeling and seal

5.3.1. Put laboratory samples into PE plastic bags (except where the fishery sample is already in PE plastic bag)

5.3.2. Fasten/tape/staple PE plastic bag mouth.

5.3.3. Fill the sample identification tag (form 1) and sealing tag (form 2).

5.3.4. Stick a sealing tag to the PE plastic bag mouth

(note: the sealing tag shall not cover the sample identification tag).

5.3.5. Cover sealing tags with duct tape to ensure that the sealing tag will be torn with the tape.

5.3.6. Put all samples in sample containers to ensure the sample characteristics remained unchanged.

5.3.7. Clean sampling areas after sampling.

5.4. Sample storage

5.4.1. For samples required to be kept frozen or chilled (meat, fisheries and fresh vegetables): Put blocks of ice into the bottom and surroundings of sample containers having ice packs and carefully put samples into thereafter to keep samples from damage during the transport.

Cover samples with an ice layer before capping.

Note: Do not put samples in direct contact with blocks of ice.

5.4.2. For samples required to be stored in normal conditions (rice, cashew nuts): Put packed and sealed samples into sample containers.

5.4.3. Seal the sample container with tape; stick a sample identification tag to the sample container (where necessary or if such sample is transported to a laboratory).

5.4.4. Store samples for microbiological analysis under current technical regulations and standards by the Ministry of Health and Ministry of Agriculture and Rural development.

5.5. Sampling records

Every sample collector shall complete sampling records using the form No.3.

5.6. Transport of samples to laboratories

Samples shall be promptly transported to laboratories and shall be stored in proper conditions during the transport to ensure the samples are saved from damage that may affect the analysis results.

5.7. Sample transfer

Both sample transferors and recipients shall examine sample conditions, characteristics, information and analysis requirements prior to undertaking of samples and signature of sample records using the form No.4 at the laboratory.

 

FORM 1: SAMPLE INDENTICATION TAG

Name of sample

Reference number

Weight:

Date of production:

Expiry date (if any):

Date of sampling:

 

FORM 2: SEALING TAG
(Fan stamped by supervisory authorities)

 

Sample collector(s)
(Signature and full name)

 

 

 

 

 

……………. [location and date]……..

Representative(s) of business facilities
(Signature and full name)

 

 

 

 

 

...……………. [location and date]……..

 

FORM 3: SAMPLING RECORD

[NAME OF SUPERVISING AUTHORITY]
----

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

 

..., [Location and date].................

 

SAMPLING RECORD

No. /BB-…

Name of business facility whose sample is taken (hereinafter referred to as “business facility”):

.........................................................................................................................................

Location of sampling:

..........................................................................................................................................

Sample collector (full name, title, organization):

..........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Representative(s) of business facility
(Full name, title, organization)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

No.

Name of sample

Reference number

Origin, date of production, expiry date

Quantity of products at the facility

Weight of sample (kg)

Conditions

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

This record is made in 02 copies having equal effect and kept by both parties.

 

Representatives of business facility
(Signature and full name)

Collector
(Signature and full name)

 

FORM 4. SAMPLE TRANSFER RECORD

[NAME OF SUPERVISING AUTHORITY]
----

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

 

..., [Location and date].................

 

SAMPLE TRANSFER RECORD

No. /BB-…

This record is made as of........................ [date] at......................by Representatives of the supervising authority:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

And
Representative of the laboratory:

....................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

No.

Name of sample

Reference number

Conditions

Weight of samples

Analysis requirements

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Note:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Enclosed documents:

...........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

 

Representative of supervising authority
(Signature and full name)

Representative of laboratory
(Signature and full name)

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 08/2016/TT-BNNPTNT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe