Quyết định 775/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 775/QĐ-TTg

Quyết định 775/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:775/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành:02/06/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp được ưu đãi mức cao nhất - Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 02/6/2010. Theo đó, Nhà nước ưu tiên ngân sách đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp được nhà nước ưu đãi, hỗ trợ cao nhất cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thử nghiệm và chuyển giao công nghệ theo các quy định của pháp luật. nhà nước xem xét hỗ trợ từ ngân sách mức cao nhất chi phí đối với tổ chức khoa học công nghệ công lập và các tổ chức khác để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho phòng thí nghiệm và cơ sở sản xuất ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp theo các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cũng theo Quyết định này, nhiệm vụ phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp được thực hiện trên các lĩnh vực: chọn tạo giống cây trồng, vi sinh vật; bảo vệ thực vật; nông hóa, thổ nhưỡng; chăn nuôi, thú y; nuôi trồng thủy sản; bảo quản và chế biến. Cụ thể là tạo và phát triển các giống cây trồng, vi sinh vật có giá trị kinh tế cao, các quy trình, các chế phẩm từ kỹ thuật bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ nông nghiệp; tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp. Đến năm 2020 xây dựng 02 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong chọn tạo giống cây trồng; xây dựng được 10 phòng thí nghiệm ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ nghiên cứu; xây dựng 2-3 nhà máy sản xuất côn trùng tiệt sinh; xây dựng 9-12 cơ sở chiếu xạ nguồn gamma Co-60 quy mô công nghiệp hoàn chỉnh phục vụ chiếu xạ bảo quản, kiểm dịch và vệ sinh an toàn nông sản, thực phẩm. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Xem chi tiết Quyết định775/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------------

Số: 775/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------

Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2010

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN,

ỨNG DỤNG BỨC XẠ TRONG NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020

------------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp đến năm 2020 (gọi tắt là Quy hoạch) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp; phát huy các đặc tính ưu việt của kỹ thuật bức xạ để nhanh chóng tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao.

2. Phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp phải có sự lựa chọn, đầu tư đồng bộ tăng cường cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho các cơ sở nghiên cứu và và ứng dụng; huy động được sự tham gia phối hợp của các ngành, sự liên kết của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp và các tổ chức khoa học công nghệ.

3. Kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật bức xạ và công nghệ sinh học hiện đại để rút ngắn quá trình nghiên cứu tạo ra các sản phẩm trong lĩnh vực ứng dụng bức xạ phục vụ phát triển nông nghiệp.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh ứng dụng bức xạ góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững; có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trước mắt cũng như lâu dài.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tạo và phát triển các giống cây trồng, vi sinh vật có giá trị kinh tế cao, các quy trình, các chế phẩm từ kỹ thuật bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ nông nghiệp.

- Tạo ra và đưa vào sản xuất 3-4 giống đột biến cho mỗi loại cây trồng nông nghiệp hàng năm; 1-2 giống đột biến đối với cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp, 3-4 chủng vi sinh vật mới cho mỗi loại, đưa tỷ lệ các giống đột biến chiếm ít nhất 40% tổng số giống cây trồng và vi sinh vật mới;

- Xây dựng và phát triển quy trình nhân nuôi côn trùng quy mô công nghiệp và kỹ thuật tiệt sinh (SIT) cho một số loài côn trùng chính gây hại, đến năm 2020 góp phần quản lý 50% các côn trùng gây hại chính trên cây trồng bằng kỹ thuật tiệt sinh côn trùng.

- Xây dựng và ứng dụng được quy trình xử lý chiếu xạ sau thu hoạch đối với một số loại rau, quả chủ lực, một số loại thịt gia súc, gia cầm và sản phẩm thủy sản tươi sống hoặc đông lạnh; đến năm 2015 góp phần xử lý ít nhất 35% và đến năm 2020 xử lý ít nhất 70% hàng nông sản xuất khẩu bằng kỹ thuật chiếu xạ.

b) Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp. Đến năm 2020, xây dựng 2 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong chọn tạo giống cây trồng; xây dựng được 10 phòng thí nghiệm ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ nghiên cứu; xây dựng 2-3 nhà máy sản xuất côn trùng tiệt sinh; xây dựng 9-12 cơ sở chiếu xạ nguồn gamma Co-60 quy mô công nghiệp hoàn chỉnh phục vụ chiếu xạ bảo quản, kiểm dịch và vệ sinh an toàn nông sản, thực phẩm.

III. NỘI DUNG CHỦ YẾU

1. Nhiệm vụ phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp

a) Lĩnh vực chọn tạo giống cây trồng, vi sinh vật

Ứng dụng phương pháp đột biến phóng xạ kết hợp với các phương pháp truyền thống và công nghệ sinh học để chọn tạo ra các giống cây trồng mới (cây lúa, ngô, đậu đỗ, cây có củ, cây rau, cây hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp) có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh hại chính và các điều kiện khó khăn, thích hợp với các vùng sinh thái; chọn tạo các giống vi sinh vật mới phục vụ cho sản xuất phân bón, chế phẩm xử lý môi trường và bảo vệ cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

b) Lĩnh vực bảo vệ thực vật.

Ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ để gây bất dục côn trùng đực, xác định sự di chuyển của các loài côn trùng và nghiên cứu tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm.

c) Lĩnh vực nông hóa, thổ nhưỡng

Sử dụng các chất đồng vị phóng xạ trong nghiên cứu quản lý dinh dưỡng đất cho một số cây trồng (rau, chè, cà phê, hồ tiêu …), nghiên cứu sói mòn đất và sản xuất vật liệu sinh học cải tạo đất, phân bón.

d) Lĩnh vực chăn nuôi, thú y

sử dụng kỹ thuật bức xạ để tạo ra các chủng vi sinh vật dùng trong sản xuất văc xin phòng bệnh, để diệt ấu trùng ký sinh trùng.

đ) Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Sử dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ để đánh giá tồn dư kim loại nặng trong nuôi trồng thủy sản, xử lý ô nhiễm môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.

e) Lĩnh vực bảo quản và chế biến

Nghiên cứu phát triển, ứng dụng bức xạ để xử lý và bảo quản một số sản phẩm rau, quả chủ yếu, thịt gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm ở dạng tươi sống hoặc đông lạnh, sản phẩm thủy sản tươi sống phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

2. Các phòng thí nghiệm và cơ sở chiếu xạ phục vụ công tác nghiên cứu và ứng dụng

a) Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong chọn tạo giống cây trồng, vi sinh vật

Đến năm 2020, trên cơ sở 2 phòng thí nghiệm đã có nâng cấp thành Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong chọn tạo giống cây trồng, vi sinh vật tại Viện Di truyền Nông nghiệp và Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, có khả năng ứng dụng kỹ thuật bức xạ và đồng vị phóng xạ vào giải quyết các vấn đề của nông nghiệp.

b) Các phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu

- Xây dựng 2 phòng thí nghiệm nghiên cứu kỹ thuật tiệt sinh côn trùng bằng chiếu xạ (SIT) tại Viện Bảo vệ thực vật và Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long;

- Xây dựng 2 phòng thí nghiệm phân tích đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực nông hóa, thổ nhưỡng tại Viện Thổ nhưỡng Nông hóa và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam;

- Xây dựng 2 phòng thí nghiệm phân tích đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y tại Viện Thú y và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam;

- Xây dựng 2 phòng thí nghiệm phân tích đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực thủy sản tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III;

- Xây dựng 2 phòng thí nghiệm kiểm tra nông sản và thực phẩm đã xử lý chiếu xạ tại Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch và Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch;

- Trong giai đoạn từ 2010 đến 2015, trang bị 15-17 buồng gamma để nâng cấp các phòng thí nghiệm về chọn tạo giống cây trồng, vi sinh vật cho các Viện, Trường Đại học, mỗi cơ sở trang bị 1 buồng gamma.

c) Cơ sở chiếu xạ phục vụ sản xuất

- Đến năm 2020, xây dựng 2-3 nhà máy sản xuất các loài côn trùng tiệt sinh gây hại có ý nghĩa kinh tế ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và/hoặc miền Trung để sản xuất hàng loạt côn trùng tiệt sinh phóng thích vào thiên nhiên khống chế được 2-3 loại côn trùng gây hại có ý nghĩa kinh tế, khống chế ở ngưỡng an toàn các loại dịch sâu hại nguy hiểm nhất, phục vụ Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp và an toàn nông nghiệp;

- Đến 2015, hỗ trợ xây dựng 2-3 cơ sở chiếu xạ bảo quản nông sản thực phẩm quy mô công nghiệp ở mỗi vùng: phía Bắc, miền Trung và phía Nam; đến năm 2020, hỗ trợ xây dựng được 3-4 cơ sở chiếu xạ ở mỗi vùng, phục vụ chiếu xạ bảo quản, kiểm dịch và vệ sinh an toàn nông sản, thực phẩm. Công suất các cơ sở chiếu xạ phải phù hợp với từng loại nông sản và khối lượng nông sản cần chiếu xạ của vùng.

IV. CÁC GIẢI PHÁP

1. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị

Nhà nước ưu tiên ngân sách đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp thông qua các dự án đầu tư theo Quy hoạch chi tiết tại mục III Điều 1 của Quyết định này.

2. Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cụ thể theo các nhiệm vụ phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp của Quyết định này.

3. Đào tạo nguồn nhân lực

a) Đào tạo nước ngoài: trong giai đoạn 2010 – 2020 cử đào tạo 150 – 200 thạc sỹ, tiến sỹ; đào tạo ngắn hạn 200-250 cán bộ kỹ thuật và quản lý trong lĩnh vực phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp;

b) Đào tạo trong nước: mỗi năm đào tạo 150 – 200 kỹ thuật viên tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và một số tổ chức khoa học công nghệ chuyên ngành khác về kỹ thuật ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp và đảm bảo an toàn trong bức xạ.

c) Đào tạo theo đề tài, dự án: mỗi đề tài, dự án khoa học và công nghệ về ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước dành kinh phí cho đào tạo ở nước ngoài 2-3 người, thời gian tối đa 6 tháng phù hợp với mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ được phê duyệt.

4. Hợp tác quốc tế

Mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực về ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp, đặc biệt là với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến thông qua nghị định thư và dự án hợp tác quốc tế.

5. Nguồn vốn

Đa dạng hóa nguồn vốn cho phát triển và ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp, bao gồm:

a) Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo chi cho đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài và trong nước;

c) Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi cho đầu tư và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp;

d) Các nguồn vốn khác; vốn từ nguồn hợp tác quốc tế, vốn từ nguồn đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân.

6. Cơ chế, chính sách

a) Chính sách hỗ trợ phát triển nghiên cứu, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp

- Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp được nhà nước ưu đãi, hỗ trợ cao nhất cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thử nghiệm và chuyển giao công nghệ theo các quy định của pháp luật;

- Xem xét hỗ trợ từ ngân sách nhà nước mức cao nhất chi phí đối với tổ chức khoa học công nghệ công lập và các tổ chức khác để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho phòng thí nghiệm và cơ sở sản xuất ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp theo các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Chính sách hỗ trợ đào tạo, sử dụng nhân lực

Thực hiện chính sách ưu tiên, hỗ trợ đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực về nghiên cứu, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp theo các quy định của pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp đến năm 2020, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp thuộc các lĩnh vực do Bộ quản lý.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện Quy hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo và triển khai thực hiện các nội dung Quy hoạch có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Quy hoạch này, xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung Quy hoạch phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2020 tại địa phương.

5. Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu tham gia thực hiện các nội dung, nhiệm vụ và dự án thuộc Quy hoạch tiến hành đăng ký với các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giao chủ trì nhiệm vụ nêu trên để được xem xét, giải quyết.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Thiện Nhân

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

---------

No. 775/QD-TTg

Hanoi, June 02, 2010

 

 

DECISION

APPROVING THE DETAILED MASTER PLAN ON RADIATION DEVELOPMENT AND APPLICATION IN AGRICULTURE THROUGH 2020

 

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

 

DECIDES:

 

To approve the detailed master plan on radiation development and application in agriculture through 2020 (below referred to as the master plan) with the following principal contents:

I. VIEWPOINTS

1. Radiation development and application in agriculture must be associated with the process of agricultural industrialization and modernization and bring into play the preeminent properties of radiation techniques for rapidly creating products with high productivity, quality and competitiveness.

2. Radiation development and application in agriculture must be based on selective and comprehensive investment in increasing physical foundations and human resources for research and application institutions, and mobilize the participation and coordination of branches and association of different economic sectors, especially science and technology enterprises and organizations.

3. To closely combine radiation techniques with modern biotechnologies for shortening the research process to create products in the domain of radiation application for agricultural development.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

To step up radiation application to contribute to sustainable agricultural development along the line of producing commodities with high productivity, quality, efficiency and competitiveness and assuring food security in the immediate future and long term as well.

2. Specific objectives

- To annually create and put into production 3-4 mutated varieties for each type of agricultural plants; 1-2 mutated varieties for fruits, industrial perennials and forestry plants; and 3-4 new strains for each type of microorganisms, so that mutated varieties or strains will account for at least 40% of total new plant varieties and microorganisms;

- To build and develop a process of insect multiplication on an industrial scale and sterile insect techniques (SITs) for major harmful insects so that by 2020 this process will help manage 50% of major harmful insects on plants with SITs;

- To build and apply a process of post-harvest radiation for major vegetables and fruits, some kinds of livestock and poultry meat and fresh and live or frozen aquatic products so that by 2015 and 2020 this process will help treat at least 35% and 70%, respectively, of exported agricultural products with radiation techniques.

III. PRINCIPAL CONTENTS

1. Radiation development and application in agriculture

To apply radioactive mutation methods in combination with traditional methods and biotechnologies for selecting and creating new plant varieties (paddy, maize, bean, tuber plants, vegetables, flowers, fruits, industrial plants and forestry plants) which are of high productivity and quality and resistant to major harmful insects and severe conditions and suitable to different eco-zones: to select and create new varieties of microorganisms for producing fertilizers and environmental treatment preparations and protecting plants, livestock and fisheries.

To apply radiation and radioactive isotopes for sterilizing male insects, determining the movement of insects and studying residues of plant protection drugs in products.

To use radiation and radioactive isotopes for assessing residues of heavy metals in aquaculture and treating environmental pollution in consolidated aquaculture zones.

To study, develop and apply radiation for treating and preserving a number of major vegetable and fruit products, livestock and poultry meat and products thereof, fresh and live or frozen, and fresh and live aquatic products for domestic consumption and export.

2. Laboratories and radiation institutions for research and application activities

to upgrade 2 existing laboratories into centers for researching and applying nuclear techniques to selecting and creating plant varieties and microorganisms, based at the Agriculture Heredity Institute and Vietnam Atomic Energy Institute, with modern and complete physical foundations and equipment and capable of applying radiation techniques and radioactive isotopes to the settlement of agriculture-related matters.

- To build 2 laboratories for researching SITs with radiation at the Plant Protection Institute and Mekong River Delta Rice Institute;

- To build 2 laboratories for analyzing radioactive isotopes in fertilizers and soils at the Soils and Fertilizers Institute and Southern Agricultural Science and Technique Institute;

- To build 2 laboratories for analyzing radioactive isotopes in husbandry and animal health at the Animal Health Institute and Southern Agricultural Science and Technique Institute:

- To build 2 laboratories for analyzing radioactive isotopes in fisheries at Aquaculture Research Institute I and Aquaculture Research Institute III:

- To build 2 laboratories for inspecting radiated agricultural products and food at the Agricultural Electro-Engineering and Post-Harvest Technology Institute and the Agricultural Electro-Engineering and Post-Harvest Technology Sub-Institute:

-From 2010 to 2015.

- By 2020. to build 2-3 factories to produce harmful sterile insects of economic significance in the Mekong River delta, the Red River delta and/or central region for mass production of sterile insects to be released into the natural environment, control 2-3 species of harmful insects of economic significance, and keep under control the most dangerous pesticides to serve the program on integrated pest management and agricultural safety;

- By 2015. to support the construction of 2-3 radiation institutions for preserving agricultural products and food on an industrial scale in each of northern, central and southern regions. Radiation institutions' capacity must suit each type of agricultural products and volume of agricultural products subject to radiation in the region.

IV. SOLUTIONS

1. Increasing investment in physical foundations and equipment

The State prioritizes allocation of budgets to increase physical foundations and equipment for radiation research, development and application in agriculture under investment projects according to the contents specified in Section III.

2. Performing scientific and technological tasks

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for.

3. Training human resources

4. International cooperation

To expand international cooperation in research, development and human resource training on radiation application to agriculture, especially with other countries, territories, foreign organizations and individuals with an advanced scientific and technological level under international cooperation protocols and projects.

5. Capital sources

To diversify capital sources for radiation development and application in agriculture, including:

6. Mechanisms and policies

- Organizations and individuals that research and apply radiation in agriculture may receive the State's highest incentives and supports for scientific research, technological development, technology experimentation and transfer under law;

- Public science and technology organizations and other organizations may receive the highest state budget supports for investment in building infrastructure facilities and furnishing equipment for laboratories and production establishments that apply radiation to agriculture under approved investment projects.

To implement policies to prioritize and support the training and employment of human resources in radiation research and application in agriculture under law.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches and provincial-level People's Committees in. organizing the implementation of this master plan, and annually report implementation results to the Prime Minister; and directly organize the performance of the tasks on radiation research and application in agriculture in the domains under its management.

2. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Science and Technology and concerned agencies in. allocating state budget capital for implementation of this master plan under the State Budget Law.

3. The Ministry of Science and Technology and concerned ministries and branches shall, within the ambit of their functions and tasks, direct and organize the implementation of this master plan's relevant contents.

4. Provincial-level People's Committees shall, based on this master plan, implement its contents in their localities.

5. Organizations and individuals that wish to participate in implementing the contents, tasks and projects under this master plan shall register their participation with concerned ministries and branches and provincial-level People's Committees in charge of relevant tasks for consideration and permission.

This Decision takes effect on the date of its signing.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees, and concerned agencies shall implement this Decision.-

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Thien Nhan

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 775/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất