Quyết định 73/TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn công trình thuỷ lợi AYun Hạ (tỉnh Gia Lai)

thuộc tính Quyết định 73/TTg

Quyết định 73/TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn công trình thuỷ lợi AYun Hạ (tỉnh Gia Lai)
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:73/TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trần Đức Lương
Ngày ban hành:04/02/1995
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 73/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYếT địNH

CủA THủ TướNG CHíNH PHủ Số 73/TTG NGàY 04 THáNG 2 NăM 1995

PHê DUYệT QUY HOạCH XâY DựNG RừNG PHòNG Hộ

đầU NGUồN CôNG TRìNH THUỷ LợI AYUN Hạ (TỉNH GIA LAI)

 

THủ TướNG CHíNH PHủ

 

Xét tờ trình số 485/ TT/DA ngày 17 tháng 12 năm 1993 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai về việc xin phê duyệt dự án rừng phòng hộ AYun Hạ;

Căn cứ ý kiến đề nghị của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước tại công văn số 3683/UB/TĐ DA ngày 6 tháng 11 năm 1994 của Bộ Lâm nghiệp số 1008/KH ngày 3 tháng 4 năm 1994,

QUYếT địNH:

Điều 1.- Phê duyệt quy hoạch xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn công trình thuỷ lợi AYun Hạ tỉnh Gia Lai với những nội dung chủ yếu sau:

1/ Phạm vi và địa điểm:

- Phạm vi: Toàn bộ diện tích hứng nước của sông AYun tính từ đầu nguồn đến đập chắn nước của công trình thuỷ lợi AYun Hạ thuộc các huyện Măng Yang - Chư Sê và một phần huyện AYun Ba tỉnh Gia Lai.

- Địa điểm: Nằm ở vùng có toạ độ địa lý:

+ Từ 13 độ 0,14" vĩ độ Bắc.

+ Từ 108 độ 0,00" đến 108 độ 0,29" kinh độ Đông.

Tổng diện tích tự nhiên: 164.500 ha.

2/ Mục tiêu nhiệm vụ:

a) Mục tiêu:

- Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn góp phần điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn, bồi lấp lòng hồ, kéo dài tuổi thọ cho công trình thuỷ lợi AYun Hạ.

- Kết hợp phòng hộ với kinh tế, với tổ chức lại sản xuất, xây dựng nông thôn mới, từng bước ổn định và nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc trong vùng, chấm dứt nạn phá rừng làm nương rẫy và khai thác lâm sản bừa bãi.

b) Nhiệm vụ:

- Tạo ra hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung liền vùng, liền khoảnh cho công trình thuỷ lợi là: 64.068 ha (thuộc huyện Măng Yang: 55.508 ha, huyện Chư Xê: 5.837 ha và huyện AYun Ba: 723 ha).

- Tổ chức lại sản xuất, thực hiện định canh định cư nhằm ổn định và phát triển sản xuất theo phương thức lâm nông hoặc nông lâm kết hợp cho 16.798 hộ với 88.670 nhân khẩu trong vùng. Trước hết quan tâm giải quyết số hộ là đồng bào dân tộc ít người chiếm phần lớn dân số trong vùng.

3/ Các giải pháp cơ bản:

a) Thực hiện định canh định cư cho số đồng bào dân tộc còn du canh du cư là giải pháp hàng đầu để xây dựng rừng phòng hộ, phải nhanh chóng lập các dự án lâm nông công nghiệp định canh định cư hoặc nông lâm công nghiệp định canh định cư đối với vùng còn đồng bào du canh du cư, gắn việc xây dựng rừng với nhiệm vụ định canh định cư, trên cơ sơ xây dựng và phát triển kinh tế hộ gia đình theo phương thức lâm nông hoặc nông lâm kết hợp để nhanh chóng ổn định và nâng cao mức sống dân cư trong vùng.

Thực hiện việc giao đất, khoán rừng đến hộ gia đình để quản lý, bảo vệ và trồng rừng mới, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, băng cỏ chăn nuôi đại gia súc trên những diện tích rừng và đất rừng được giao thích hợp.

b) Lập các dự án khả thi xây dựng rừng phòng hộ tại khu vực xung yếu theo từng cụm dân cư (bản, xã) và tổ chức thực hiện các dự án đó theo tinh thần Quyết định số 327/CT ngày 15 tháng 9 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Giải pháp kỹ thuật lâm sinh: Tận dụng tối đa khả năng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng trên diện tích đất quy hoạch xây dựng rừng phòng hộ. Xúc tiến các biện pháp quản lý, bảo vệ tái sinh làm giầu rừng trên các diện tích rừng nghèo kiệt nhanh chóng đáp ứng yêu cầu phòng hộ. Chỉ trồng ở vùng xung yếu mà ở đó không có khả năng tự phục hồi lại rừng. Cơ cấu phân giao đất rừng và cơ cấu cây trồng sẽ xác định cụ thể khi xây dựng dự án khả thi. Trong cơ cấu cây rừng, thì chủ yếu là trồng cây rừng bản địa có tác dụng phòng hộ và kinh tế cao. Cấm trồng bạch đàn và những loài cây tác dụng phòng hộ kém.

Các biện pháp kỹ thuật và quy trình, quy phạm lâm sinh thực hiện đúng theo quy định của Bộ Lâm nghiệp.

d) Vốn đầu tư:

Vốn xây dựng rừng phòng hộ (kể cả khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng mới) do ngân sách Nhà nước đầu tư theo kế hoạch hàng năm trên cơ sở các dự án khả thi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

Vốn hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc theo hộ gia đình trong vùng dự án thực hiện theo quyết định 327/CT ngày 15 tháng 9 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ được xác định cụ thể trong các dự án khả thi và được ghi vào kế hoạch hàng năm.

4/ Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai chịu trách nhiệm chỉ định các chủ đầu tư và tổ chức chỉ đạo thực hiện các dự án khả thi để xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn công trình thuỷ lợi AYun Hạ trong thời hạn 6 năm (1995-2000) đảm bảo hiệu quả đầu tư cao.

 

Điều 2.- Bộ trưởng các Bộ Lâm nghiệp, Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các ngành có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------
No: 73-TTg
Hanoi, February 04, 1995
 
DECISION
TO APPROVE THE MASTER PLAN FOR PROTECTION FORESTS IN THE UPSTREAM AREA OF THE LOWER AYUN IRRIGATION PROJECT (GIA LAI PROVINCE)
THE PRIME MINISTER
Considering Note No.485-TT/DA on the 17th of December 1993 of the People's Committee of Gia Lai province requesting approval for its project to build protection forests in Lower Ayun;
At the proposals of the State Planning Committee made in its Note No.3683-UB/TDDA on the 6th of November 1994, and of the Ministry of Forestry in its Note No.1008-KH on the 3rd of April 1994,
DECIDES:
Article 1.- To approve the master plan for protection forests in the upstream area of the Lower Ayun Irrigation Project in Gia Lai province with the following contents:
1. Area and location:
- Area: The whole catchment area of the Ayun River from its uppermost streams to the dam of the Lower Ayun Irrigation Project, which spread over the districts of Mang Yang and Chu Se and a part of Ayun Ba distrct of Gia Lai province.
- Location: Located at coordinates:
+ From 13o0' 14'' to 14o0' 14'' latitudes North.
+ From 108o0' 00'' to 108o0' 29'' longitudes East.
Total land area: 164,500 hectares.
2. Goals and tasks:
a) Goals:
- To build a system of protection forests in the upstream area in order to help regulate the water flow, reduce erosion and sedimentation of the lake bed, and increase the durability of the Lower Ayun Irrigation Project.
- To combine protection duty with economic purposes, with the reorganization of production and the building of new rural life, step by step stabilize and improve the life of the ethnic groups in the area, and put an end to the practice of slash-and-burn farming and wanton cutting of wood.
b) Tasks:
- To create an unbroken area of protection forests in the upstream area totally devoted to the irrigation project covering 64,068 hectares (Mang Yang district; 55,508 ha; Chu Xe district: 5,837 ha; and Ayun Ba district; 723 ha).
- To reorganize production, effect sedentary farming in order to stabilize and develop production, along the line of combining forestry with agriculture, or agriculture with forestry, for 16,798 households with 88,670 inhabitants in the region. First of all, to pay attention to helping the households of ethnic minority groups which have the largest populations in the region.
3. The main solutions:
a) To effect sedentary farming among people of ethnic groups who are still living a nomadic life is the first solution to the construction of the protection forest; to quickly effect forestry-agriculture-industry or agriculture-forestry-industry projects, aimed at serving sedentary farming in areas where the population still live a nomadic life, to combine building of the forest with efforts for sedentary farming, on the basis of developing household economy by combining forestry with agriculture or agriculture with forestry in order quickly to stabilize and improve the living standard of the people in the region.
To assign land and allocate forest land on contract to households for management, protection and new afforestation, for culture of industrial and fruit crops, and for growing pasture for cattle breeding in appropriate forest areas.
b) To draw up feasibility plans for building protection forests in key areas around clusters of population (hamlets, villages), and implement them in the spirit of Resolution No.327-CT on the 15th of September, 1992 of the Prime Minister.
c) The biological forest solution: To maximize nature's reproduction capabilities to reafforest the areas marked for protection forests. To effect managerial measures to promote the natural recovery of forests in order to facilitate fast reforestation in denuded areas, and make them quickly meet the protection requirements. New afforestation is carried out only in key areas where forests no longer can recover on their own. The land assignment mechanism and plant structure shall be determined in detail during the feasibility study. In the structure of forest plants, priority shall be given to the indigenous plans which are possessed of high protection and economic values. White sandal and other trees of low protection value are banned.
The technical measures and procedures and biological forest standards of the Ministry of Forestry shall be applied.
d) Investment capital:
The capital for building protection forests (including old, restored and newly afforested) shall draw from the State budget, according to annual plans and on the basis of the feasibility plans already approved by the competent State agency.
The assistance in capital for development of gardening and the culture of industrial and fruit crops and cattle breeding at households in the project area is to be conducted in line with Decision No.327-CT on the 15th of September, 1992 of the Prime Minister, and shall be concretized in feasibility plans, and recorded in the annual plans.
4. The People's Committee of Gia Lai province is responsible for appointing investors and organizing the implementation of the feasibility plans to build protection forests in the upstream area of the Lower Ayun Irrigation Project within 6 years (1995-2000) with high cost efficiency.
Article 2.- The Minister of Forestry, the Minister of Finance, the Chairman of the State Planning Committee, the Governor of the State Bank, the Heads of the concerned branches and the President of the People's Committee of Gia Lai province are responsible for the implementation of this Decision.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Duc Luong
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 73/TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất