Quyết định 100/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón

thuộc tính Quyết định 100/2008/QĐ-BNN

Quyết định 100/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:100/2008/QĐ-BNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành:15/10/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón - Theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành ngày 15/10/2008, quy định: trước khi đăng quảng cáo phân bón trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngoài việc phải tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo, còn phải được Cục Trồng trọt thẩm định, xác định tính xác thực của các thông tin về phân bón… Một số trường hợp nhập khẩu phân bón phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục trồng trọt, như: Phân bón mới để khảo nghiệm; phân bón chuyên dùng cho sân thể thao; phân bón chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty mà trong nước không có; các loại phân bón đã qua khảo nghiệm chờ đưa vào danh mục... Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phân bón phải công bố tiêu chuẩn áp dụng công khai trên nhãn hàng hóa hoặc các phương tiện khác theo quy định của pháp luật; phải đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn ghi trên nhãn hàng hóa, chỉ được phép sai số theo mức quy định… Để sản xuất, gia công phân bón, tổ chức, cá nhân phải đảm bảo một số điều kiện như: Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư sản xuất, kinh doanh mặt hàng phân bón; có máy móc, thiết bị phù hợp; có hệ thống xử lý chất thải khi sản xuất không gây ô nhiễm môi trường; đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; có hoặc thuê ít nhất 1 cán bộ kỹ thuật chuyên môn đạt trình độ từ đại học trở lên đáp ứng công nghệ sản xuất loại phân bón đó... Chỉ được phép sử dụng các loại phân bón có tên trong danh mục; phân bón đang trong thời gian khảo nghiệm được sử dụng theo quy định của giấy chứng nhận đăng ký khảo nghiệm; phân bón hữu cơ truyền thống qua xử lý bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định100/2008/QĐ-BNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 100/2008/QĐ-BNN NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2008

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH SẢN XUẤT, KINH DOANH

VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá của Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 2, số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón;

Căn cứ Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về việc quy định quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 36/2007/QĐ-BNN ngày 24/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Bùi Bá Bổng

 

 

 

 

 

QUY ĐỊNH

SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này áp dụng trong lĩnh vực sản xuất, gia công, kinh doanh, sử dụng, quản lý chất lượng, công bố Danh mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là Danh mục phân bón) và phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về phân bón, trừ sản xuất phân bón vô cơ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động trong các lĩnh vực tại khoản 1 Điều này trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện Quy định này.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế đó.

 

Chương II

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN

 

Điều 3. Công bố tiêu chuẩn áp dụng, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón trong nước, nhập khẩu phân bón phải thực hiện:

1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Điều 23 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá.

2. Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy áp dụng đối với những loại phân bón quy định tại Phụ lục số 1 của Quy định này.

3. Trình tự, thủ tục chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thực hiện theo quy định của Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 29/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy".

4. Phải đăng ký Bản công bố hợp quy phân bón tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có trụ sở chính theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 của Quy định này.

5. Các chỉ tiêu trong phân bón có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm như: kim loại nặng, vi sinh vật gây hại, chất kích thích sinh trưởng không được vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép quy định tại Phụ lục số 3 của Quy định này.

Điều 4. Lấy mẫu và phân tích phân bón

1. Lấy mẫu phân bón để phân tích kiểm tra chất lượng

a) Phải thực hiện theo phương pháp lấy mẫu ghi trong tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng không ghi rõ phương pháp lấy mẫu thì việc lấy mẫu được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam, nếu chưa có tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) thì áp dụng theo tiêu chuẩn Ngành (TCN) hoặc tiêu chuẩn Quốc tế;

b) Phải do người được công nhận hoặc chỉ định là người lấy mẫu phân bón thực hiện.

2. Phân tích kiểm tra chất lượng mẫu phân bón

a) Phải thực hiện theo phương pháp phân tích ghi trong Công bố tiêu chuẩn áp dụng phân bón. Trường hợp Công bố tiêu chuẩn áp dụng không ghi rõ phương pháp phân tích thì việc phân tích áp dụng theo TCVN, nếu không có TCVN thì áp dụng TCN hoặc tiêu chuẩn Quốc tế;

b) Phải do các Phòng kiểm nghiệm, Tổ chức chứng nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc chỉ định thực hiện.

Điều 5. Các chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra, mức sai số định lượng cho phép, định lượng bắt buộc, đơn vị tính

1. Các chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra đối với các yếu tố có trong tiêu chuẩn công bố áp dụng phân bón hoặc được quy định trong Danh mục phân bón:

a) Phân vô cơ bao gồm phân đơn, phân đa yếu tố:

- Hàm lượng N tổng số (sau đây viết tắt là Nts) đối với phân bón có chứa đạm;

- Hàm lượng P2O5 hữu hiệu (sau đây viết tắt là P2O5hh) đối với phân bón có chứa lân;

- Hàm lượng K2O hoà tan (sau đây viết tắt là K2Oht) đối với các loại phân bón có chứa kali;

- Hàm lượng Canxi, được tính bằng Ca hoặc CaO đối với phân bón có chứa Canxi;

- Hàm lượng Magiê, được tính bằng Mg hoặc MgO đối với phân bón có chứa Magiê;

- Hàm lượng Lưu huỳnh, được tính bằng S hữu hiệu đối với phân bón có chứa Lưu huỳnh;

- Hàm lượng Silic, được tính bằng SiO2 hữu hiệu đối với phân bón có chứa Silic;

- Hàm lượng các yếu tố vi lượng: Bo (B); Đồng (Cu); Sắt (Fe); Man gan (Mn); Molípđen (Mo); Kẽm (Zn) dạng hữu hiệu đối với phân bón có đăng ký các yếu tố trên;

- Hàm lượng bioret đối với phân urê;

- Hàm lượng a xít tự do đối với phân supe lân;

- Hàm lượng Cd đối với phân lân nhập khẩu.

b) Phân hữu cơ, hữu cơ khoáng, hữu cơ sinh học:

- Độ ẩm (đối với phân bón dạng bột);

- Hàm lượng hữu cơ tổng số;

- Hàm lượng Nts, đối với các loại phân hữu cơ, hữu cơ sinh học;

- Hàm lượng Nts, P2O5hh, K2Oht đối với phân hữu cơ khoáng;

- Hàm lượng axít Humíc, các chất sinh học đối với phân bón hữu cơ sinh học sản xuất từ nguồn than bùn;

- Độ hoai đối với phân hữu cơ, phân hữu cơ sinh học (đo diễn biến nhiệt độ khối phân trong một khoảng thời gian nhất định);

- pHH2O đối với phân hữu cơ và phân hữu cơ sinh học bón qua lá;

- Hàm lượng kim loại nặng gồm: Asen (As), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg) đối với phân bón sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị; phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi;

- Mật độ vi sinh vật gây hại gồm: E. Coli, Salmonella, Coliform, đối với phân bón sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị; phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi.

c) Phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh vật:

- Độ ẩm (đối với phân bón dạng bột);

- Hàm lượng hữu cơ tổng số với phân hữu cơ vi sinh;

- Mật độ các chủng vi sinh vật có ích đăng ký trong phân bón;

- Mật độ vi sinh vật gây hại quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này;

- Hàm lượng kim loại nặng quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này đối với phân hữu cơ vi sinh.

d) Phân bón lá có hoặc không bổ sung chất điều hoà sinh trưởng; giá thể cây trồng; chất phụ gia; chất làm tăng hiệu suất sử dụng phân bón; chất giữ ẩm; chất cải tạo đất:

- Kiểm tra các chỉ tiêu định lượng ghi trong Công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc các chỉ tiêu quy định trong Danh mục phân bón của mỗi loại sản phẩm nêu trên;

- Hàm lượng kim loại nặng quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này;

- Mật độ vi sinh vật gây hại quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này đối với phân bón lá có nguồn gốc hữu cơ và giá thể cây trồng.

2. Mức sai số định lượng cho phép và định lượng bắt buộc đối với các yếu tố trong phân bón được quy định tại Phụ lục số 3 của Quy định này.

3. Đơn vị tính đối với các yếu tố có trong phân bón được quy định tại Phụ lục số 4 của Quy định này.

 

Chương III

DANH MỤC PHÂN BÓN

 

Điều 6. Điều kiện phân bón được đưa vào Danh mục phân bón

1. Phân bón qua khảo nghiệm được Cục Trồng trọt công nhận là biện pháp kỹ thuật mới (phân bón mới).

2. Phân bón không qua khảo nghiệm nhưng đạt tiêu chuẩn sau đây:

a) Phân đa lượng dạng đơn hoặc đa yếu tố có tổng hàm lượng dinh dưỡng: Nts + P2O5hh + K2Oht ³ 18%;

b) Phân đa lượng đa yếu tố có tổng hàm lượng dinh dưỡng: Nts + P2O5hh + K2Oht ³ 18% có bổ sung một trong các yếu tố trung lượng, vi lượng, chất hữu cơ < 10% hoặc có bổ sung cả ba thành phần nêu trên;

c) Phân trung lượng bón rễ có chứa một yếu tố riêng lẻ có hàm lượng ³ 5% hoặc có chứa từ 2 - 4 yếu tố dinh dưỡng Ca, Mg, S, SiO2 hữu hiệu có tổng hàm lượng ³ 10%;

d) Phân vi lượng bón rễ có chứa hàm lượng tối thiểu một trong các yếu tố dinh dưỡng sau:

B: 200 mg/kg (lít) Co: 50 mg/kg (lít) Cu: 500 mg/kg (lít)

Fe: 100 mg/kg (lít) Mn: 500 mg/kg (lít) Mo: 5 mg/kg (lít)

Zn: 500 mg/kg (lít).

3. Phân bón là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu tại Hội đồng khoa học công nghệ cấp Bộ hoặc cấp Nhà nước và được công nhận là phân bón mới. Hồ sơ đăng ký vào Danh mục phân bón được quy định tại Phụ lục số 5 của Quy định này.

Điều 7. Bổ sung, điều chỉnh Danh mục phân bón

1. Định kỳ từ 3 đến 6 tháng, Cục Trồng trọt trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung, sửa đổi Danh mục phân bón.

2. Nội dung chỉnh sửa, bổ sung vào Danh mục phân bón gồm:

a) Bổ sung các loại phân bón thuộc khoản 1 và khoản 3 Điều 6 của Quy định này vào Danh mục phân bón.

b) Thay đổi hoặc bổ sung tên phân bón, tên đơn vị chủ sở hữu, đơn vị nhận chuyển giao công nghệ sản xuất các loại phân bón đã có trong Danh mục phân bón.

3. Đưa ra khỏi Danh mục phân bón những loại sau:

a) Phân bón không còn tồn tại trên thị trường;

b) Trong quá trình sử dụng phát hiện gây tác hại đến sản xuất, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm;

c) Phân bón có tên trong Danh mục phân bón đã quá hạn hiệu lực quy định tại khoản 4 của Điều này nhưng không đăng ký lại với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

d) Phân bón sau hai lần kiểm tra liên tục trong một năm có thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng không đạt so với Công bố tiêu chuẩn áp dụng.

4. Thời hạn có hiệu lực đăng ký trong Danh mục phân bón là năm năm. Ba tháng trước khi hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân có phân bón làm thủ tục đăng ký lại nếu có nhu cầu.

 

Chương IV

SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG PHÂN BÓN

 

Điều 8. Sản xuất, gia công phân bón

1. Điều kiện sản xuất phân bón:

 Tổ chức, cá nhân sản xuất các loại phân bón (trừ sản xuất phân bón vô cơ, phân hữu cơ truyền thống) phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định 191/2007/NĐ-CP.

2. Điều kiện gia công phân bón:

Tổ chức, cá nhân gia công phân bón (trừ gia công phân bón vô cơ, phân hữu cơ truyền thống) phải có đủ điều kiện quy định tại điểm a, b, d, đ khoản 4 Điều 1 của Nghị định 191/2007/NĐ-CP.

3. Các loại phân bón được phép sản xuất gồm:

a) Có tên trong Danh mục phân bón;

b) Dùng để khảo nghiệm theo Giấy chứng nhận đăng ký khảo nghiệm và Đơn đăng ký sản xuất phân bón để khảo nghiệm theo hướng dẫn tại Phụ lục số 7 của Quy định này;

c) Dùng để xuất khẩu theo hợp đồng với đối tác nước ngoài.

Điều 9. Kinh doanh phân bón

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón có đủ các điều kiện quy định tại Điều 19 của Nghị định 113/2003/NĐ-CP được quyền kinh doanh các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón.

2. Phân bón lưu hành trên thị trường phải có nhãn hàng hoá phù hợp theo quy định về pháp luật ghi nhãn hàng hoá.

3. Các đại lý phân bón phải thực hiện các thủ tục về Đại lý quy định trong Luật Thương mại. Người bán hàng phân bón phải thực hiện các quy định về quyền và nghĩa vụ quy định trong Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

4. Tổ chức, cá nhân muốn quảng cáo phân bón trên các phương tiện thông tin đại chúng phải tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo và phải được Cục Trồng trọt thẩm định, xác định tính xác thực của các thông tin về phân bón trước khi đăng quảng cáo.

Điều 10. Sử dụng phân bón

1. Các loại phân bón được phép sử dụng bao gồm:

a) Phân bón có tên trong Danh mục phân bón.

b) Các loại phân bón đang trong thời gian khảo nghiệm chỉ được sử dụng theo quy định của Giấy chứng nhận đăng ký khảo nghiệm.

c) Phân bón hữu cơ truyền thống qua xử lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.

2. Sử dụng phân bón thực hiện theo quy trình sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc theo khuyến cáo của các tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón.

3. Sử dụng phân bón phải đảm bảo đạt hiệu suất sử dụng cao, không gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Điều 11. Xuất khẩu, nhập khẩu phân bón

1. Việc xuất khẩu, nhập khẩu phân bón thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định 191/2007/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Các trường hợp nhập khẩu sau đây phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục Trồng trọt:

a) Phân bón mới để khảo nghiệm;

b) Nguyên liệu là phân bón hoặc nguyên liệu khác chưa có tên trong Danh mục phân bón để sản xuất các loại phân bón sau đây:

- Có tên trong Danh mục phân bón;

- Chỉ để xuất khẩu theo hợp đồng với các đối tác nước ngoài;

c) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao;

d) Phân bón chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty mà trong nước không có loại phân bón đó;

đ) Phân bón làm hàng mẫu, quà biếu, dùng để nghiên cứu khoa học, thử nghiệm.

e) Các loại phân bón đã qua khảo nghiệm, được Hội đồng khoa học công nghệ đề nghị công nhận là biện pháp kỹ thuật mới (phân bón mới), được Cục Trồng trọt công nhận là phân bón mới trong thời gian chờ đưa vào Danh mục phân bón.

3. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu phân bón gồm:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục số 8 của Quy định này;

b) Tờ khai kỹ thuật theo hướng dẫn tại Phụ lục số 9 của Quy định này;

c) Bản giới thiệu tóm tắt sơ đồ công nghệ, thành phần, công dụng phân bón (bản tiếng nước ngoài và bản dịch sang tiếng Việt có công chứng hoặc xác nhận của cơ sở dịch thuật có đăng ký).

Điều 12. Đổi tên đơn vị nhận chuyển giao công nghệ sản xuất và tên đơn vị nhận chuyển nhượng quyền sở hữu phân bón

1. Đăng ký đổi tên đơn vị nhận chuyển giao toàn phần công nghệ sản xuất phân bón phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Các loại phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón;

b) Có Hợp đồng chuyển giao phù hợp theo quy định tại Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản quy định chi tiết kèm theo.

2. Đăng ký đổi tên đơn vị nhận chuyển quyền sở hữu phân bón phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Các loại phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón;

b) Có Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu theo quy định của Luật Dân sự.

3. Tổ chức, cá nhân đăng ký thay đổi tên đơn vị nhận chuyển giao toàn phần, tên đơn vị nhận chuyển quyền sở hữu phân bón quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này gửi Hồ sơ đăng ký về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký theo hướng dẫn tại Phụ lục số 10 của Quy định này;

b) Hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu giữa các bên liên quan có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp phải xác nhận theo quy định của pháp luật);

4. Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào Danh mục phân bón.

Chương V

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 13. Trách nhiệm của Cục Trồng trọt

1. Soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách về sản xuất (trừ sản xuất phân bón vô cơ), kinh doanh, sử dụng, quản lý chất lượng phân bón.

2. Là đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về sản xuất (trừ sản xuất phân bón vô cơ), sử dụng, quản lý chất lượng phân bón.

3. Cấp phép và thu hồi giấy phép nhập khẩu phân bón quy định tại khoản 2 Điều 11 của Quy định này.

4. Cấp và thu hồi Giấy đăng ký sản xuất phân bón ở trong nước để khảo nghiệm.

5. Lập Danh mục phân bón và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

6. Tập hợp hồ sơ đăng ký các loại phân bón không phải qua khảo nghiệm nhưng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 6 của Quy định này để bổ sung vào Danh mục phân bón.

7. Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về phân bón, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kinh nghiệm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón.

8. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh phân bón (trừ sản xuất phân bón vô cơ), các vi phạm về chất lượng và sử dụng phân bón.

9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng và sử dụng phân bón (trừ sản xuất phân bón vô cơ).

10. Thẩm định và xác nhận tính xác thực các thông tin đăng ký quảng cáo về phân bón.

Điều 14. Trách nhiệm của Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường

1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động có liên quan đến phân bón (trừ lĩnh vực sản xuất phân bón vô cơ).

2. Tổ chức soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về phân bón.

3. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động về phân bón (trừ lĩnh vực sản xuất phân bón vô cơ).

Điều 15. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Thực hiện dự báo nhu cầu sử dụng phân bón trên phạm vi địa phương theo sự hướng dẫn thống nhất của Cục Trồng trọt.

2. Chủ trì giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố:

a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng phân bón, hướng dẫn sử dụng các loại phân bón đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao, hạn chế gây ô nhiễm môi trường;

b) Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm về điều kiện sản xuất (trừ sản xuất phân bón vô cơ), kinh doanh, chất lượng phân bón, nhãn hàng hoá phân bón, các hình thức quảng cáo phân bón thông qua việc tổ chức hội thảo, xây dựng mô hình trình diễn, các quy định về sử dụng phân bón và báo cáo kết quả về Cục Trồng trọt sau khi kiểm tra, thanh tra.

3. Phối hợp với các ngành chức năng khác của địa phương giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ.

4. Tiếp nhận công bố hợp quy chất lượng phân bón của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón theo Phụ lục số 11 của quy định này.

5. Báo cáo về Cục Trồng trọt tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng và chất lượng phân bón của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn vào tháng 12 hàng năm.

Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón phải thực hiện các nội dung trong Nghị định 113/2003/NĐ-CP, Nghị định 191/2007/NĐ-CP, các nội dung của Quy định này và quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phân bón phải công bố tiêu chuẩn áp dụng công khai trên nhãn hàng hoá hoặc các phương tiện khác theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hoá và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá; phải đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn ghi trên nhãn hàng hoá, chỉ được phép sai số theo mức quy định tại Phụ lục số 2 của Quy định này.

3. Định kỳ tháng 12 hàng năm phải báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón của đơn vị mình về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đặt trụ sở chính.

Điều 17. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh phân bón thì căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật sau đây để xử lý:

a) Nếu vi phạm các điều kiện sản xuất, kinh doanh phân bón, áp dụng các hình thức xử lý theo quy định của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 ban hành Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

b) Nếu vi phạm về khối lượng, chất lượng phân bón, áp dụng các hình thức xử phạt theo quy định của các văn bản sau:

- Điều 30; Điều 40; Điều 66 của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Nghị định số 126/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

- Nghị định số 95/2007/NĐ-CP ngày 4/7/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm;

- Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 Quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

2. Đối với các loại phân bón nhập khẩu không đáp ứng mức Công bố tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Việt Nam:

a) Buộc tái xuất hoặc tiêu huỷ đối với những loại có chứa hàm lượng kim loại nặng, vi sinh vật gây hại và các chất độc hại khác vượt mức quy định;

b) Buộc tái chế để đảm bảo theo Công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc chỉ sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các loại phân bón khác đối với những loại phân bón không thuộc điểm a khoản 2 Điều này. Cục Trồng trọt có văn bản đề xuất phương án xử lý và chỉ định đơn vị giám sát kiểm tra việc thực hiện phương án xử lý, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Bộ trưởng quyết định xử lý.

4. Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm các quy định của Quy định này và các hành vi khác trái với các quy định của pháp luật về việc quản lý nhà nước về phân bón, thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các loại phân bón mới sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng phải thực hiện theo các chỉ tiêu định lượng bắt buộc quy định tại Phụ lục số 3 của Quy định này kể từ ngày văn bản có hiệu lực thi hành.

2. Các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón đã sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng trước ngày văn bản này có hiệu lực có các chỉ tiêu chất lượng không phù hợp với các chỉ tiêu định lượng bắt buộc quy định tại Phụ lục số 3 của Quy định này được phép tiếp tục kinh doanh theo các tiêu chuẩn đã công bố, thời hạn có hiệu lực kinh doanh đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2009. Sau thời điểm này, việc sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng phân bón phải đảm bảo các chỉ tiêu định lượng bắt buộc của Quy định này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 1

DANH MỤC PHÂN BÓN PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

STT

LOẠI PHÂN BÓN

CHỈ TIÊU PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY, CÔNG BỐ HỢP QUY

1

Urê

- Hàm lượng Bioret

2

Supe lân

- Hàm lượng a xít tự do

3

Phân lân nhập khẩu

- Hàm lượng Cadimi (Cd)

4

Phân hữu cơ

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

- Ẩm độ (đối với dạng bột)

- Hàm lượng Nts

- pH H2O (đối với phân bón lá)

5

Phân hữu cơ sinh học

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

- Ẩm độ (đối với dạng bột)

- Hàm lượng Nts

- Độ hoai

- Hàm lượng axít Humíc, các chất sinh học (đối với phân bón sản xuất từ nguồn than bùn)

- pH H2O (đối với phân bón lá)

6

Phân hữu cơ khoáng

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

- Ẩm độ

- Tổng hàm lượng Nts+P2O5hh + K2Oht; Nts+P2O5hh; Nts +K2Oht; P2O5hh +K2Oht

7

Phân hữu cơ vi sinh

- Ẩm độ (đối với dạng bột)

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

- Mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích

8

Phân vi sinh vật

- Mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích

9

Phân bón có bổ sung chất điều hoà sinh trưởng

- Hàm lượng từng yếu tố điều hoà sinh trưởng

- Tổng hàm lượng các chất điều hoà sinh trưởng

10

Đối với phân bón hữu cơ; hữu cơ khoáng; hữu cơ vi sinh; hữu cơ sinh học sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị; phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi

- Hàm lượng kim loại nặng gồm: Asen (As), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg).

- Mật độ vi sinh vật gây hại gồm:

E. Coli, Salmonella, Coliform.

* Ghi chú: Mức quy chuẩn đối với từng chỉ tiêu được quy định tại Mục b, Phụ lục số 3 của Quy định này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 2

MẪU BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY PHÂN BÓN

Số............

Tên tổ chức, cá nhân........ .............................................................................

Địa chỉ:............................................................................................................

Điện thoại: .....................................Fax:..........................................................

E-mail..............................................................................................................

CÔNG BỐ:

Loại phân bón (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,….. )

...........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...):

....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

......................................................................................................................................

 

.............., ngày.......tháng........năm..........

Đại diện Tổ chức, cá nhân

(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

 

Phụ lục số 3

MỨC SAI SỐ ĐỊNH LƯỢNG CHO PHÉP VÀ ĐỊNH LƯỢNG BẮT BUỘC

ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ TRONG PHÂN BÓN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

A. MỨC SAI SỐ ĐỊNH LƯỢNG CHO PHÉP KHI PHÂN TÍCH KIỂM TRA

(so với mức đăng ký trong Công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc mức ghi trong Danh mục phân bón)

STT

CHỈ TIÊU

SAI SỐ ĐỊNH LƯỢNG CHO PHÉP

1

Phân Urê, DAP, MAP, KNO3, SA

 

 

- Hàm lượng Nts

Trong khoảng ≤ 2%

2

Phân DAP, MAP, Supe phốt phát, Lân nung chảy

 

 

- Hàm lượng P2O5hh

Trong khoảng ≤ 2%

3

Phân KCl, K2SO4, KNO3,

 

 

- Hàm lượng K2Oht

Trong khoảng ≤ 2%

4

Phân SA, K2SO4

 

 

- Hàm lượng S hữu hiệu

Trong khoảng ≤ 2%

5

Phân trộn (NPK, NP, NK, PK)

 

 

- Một yếu tố Nts hoặc P2O5hh hoặc K2Oht

Trong khoảng ≤ 3%

 

- Tổng hai hoặc cả ba yếu tố Nts, P2O5hh và K2Oht

Trong khoảng ≤ 5%

6

Phân trung lượng (Ca, Mg, S, SiO2 hữu hiệu) hoặc phân bón bổ sung yếu tố trung lượng

 

 

 - Một yếu tố

Trong khoảng ≤ 5%

 

 - Tổng hai hoặc cả bốn yếu tố trung lượng

Trong khoảng ≤ 10%

7

Phân vi lượng (Fe, Zn, Cu, B, Mo, Mn) hoặc phân bổ sung yếu tố vi lượng

 

 

- Một yếu tố

Trong khoảng ≤ 5%

 

- Tổng các yếu tố vi lượng

Không được lớn hơn hoặc nhỏ hơn 15%

8

Phân bón có chứa chất hữu cơ

 

 

- Hàm lượng hữu cơ

Trong khoảng ≤ 15%

 B. CHỈ TIÊU ĐỊNH LƯỢNG BẮT BUỘC

STT

CHỈ TIÊU

ĐỊNH LƯỢNG BẮT BUỘC

1

Phân hữu cơ khoáng

 

 

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

≥ 15%

 

- Ẩm độ đối với phân dạng bột

≤ 20%

 

- Tổng hàm lượng Nts+P2O5hh + K2Oht;

Nts+P2O5hh; Nts +K2Oht; P2O5hh + K2Oht

≥ 8%

2

Phân hữu cơ

 

 

- Ẩm độ đối với phân dạng bột

≤ 20%

 

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

≥ 22%

 

- Hàm lượng Nts

≥ 2,5%

 

- pHH2O đối với phân hữu cơ bón qua lá

5-7

3

Phân hữu cơ sinh học

 

 

- Ẩm độ đối với phân dạng bột

≤ 20%

 

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

≥ 22%

 

- Hàm lượng Nts

≥ 2,5%

 

- Hàm lượng axit Humic, các chất sinh học (đối với phân HCSH chế biến từ than bùn)

≥ 2,5%

 

- Độ hoai (đo diễn biến nhiệt độ trong khối phân theo quy định)

Không tăng quá 0,50C

 

- pHH2O đối với phân hữu cơ sinh học bón qua lá

5-7

4

Phân hữu cơ vi sinh,

 

 

- Ẩm độ đối với phân dạng bột

≤ 30%

 

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

≥ 15%

 

- Mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích

≥ 1x 106 CFU/g (ml)

5

Phân vi sinh vật

 

 

Mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích

≥ 1x 108 CFU/g (ml)

6

Tổng hàm lượng các chất điều hoà sinh trưởng so với khối lượng sản phẩm đối với phân có bổ sung chất điều hoà sinh trưởng

≤ 0,5%

7

Hàm lượng bioret đối với phân urê

≤ 1,5%

8

Hàm lượng a xít tự do đối với phân supe lân

≤ 4,0%

9

Đối với phân bón hữu cơ; hữu cơ khoáng; hữu cơ vi sinh; hữu cơ sinh học sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị, từ phế thải công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi; phân bón lá có nguồn gốc hữu cơ.

 

- Hàm lượng Asen (As)

≤ 2,0 mg/kg (lít) hoặc ppm

 

- Hàm lượng Cadimi (Cd), bao gồm cả phân lân nhập khẩu

≤ 2,5 mg/kg hoặc ppm

 

- Hàm lượng Chì (Pb)

≤ 250,0 mg/kg (lít) hoặc ppm

 

- Hàm lượng Thuỷ ngân (Hg)

≤ 2,0 mg/kg (lít) hoặc ppm

 

- Mật độ Vi khuẩn Coliform

Bằng không CFU/25g (ml)

 

- Mật độ Vi khuẩn E.Coli

Bằng không CFU/25g (ml)

 

- Mật độ Vi khuẩn Salmonella

Bằng không CFU/25g (ml)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 4

QUY ĐỊNH ĐƠN VỊ TÍNH ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ CÓ TRONG PHÂN BÓN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

STT

Chỉ tiêu

Ký hiệu

Đơn vị tính

 

I. Các yếu tố đa lượng

 

 

1

Đạm tổng số

Nts

% khối lượng chất khô

2

Lân hữu hiệu

P2O5hh

% khối lượng chất khô

3

Kali hoà tan

K2Oht

% khối lượng chất khô

 

II. Các yếu tố trung lượng

 

 

4

Canxi

Ca hoặc CaO

% khối lượng chất khô

5

Magiê

Mg hoặc MgO

% khối lượng chất khô

6

Lưu huỳnh

S

% khối lượng chất khô

7

Silic hữu hiệu

SiO2hh

% khối lượng chất khô

 

III. Các yếu tố vi lượng

 

 

8

Bo

B

mg/kg (lít) hoặc ppm

9

Đồng

Cu

mg/kg (lít) hoặc ppm

10

Sắt

Fe

mg/kg (lít) hoặc ppm

11

Man gan

Mn

mg/kg (lít) hoặc ppm

12

Molípđen

Mo

mg/kg (lít) hoặc ppm

13

Kẽm

Zn

mg/kg (lít) hoặc ppm

 

IV. Kim loại nặng

 

 

14

Asen

As

mg/kg (lít) hoặc ppm

15

Cadimi

Cd

mg/kg (lít) hoặc ppm

16

Chì

Pb

mg/kg (lít) hoặc ppm

17

Thuỷ ngân

Hg

mg/kg (lít) hoặc ppm

 

V. Các chỉ tiêu khác

 

 

18

Độ ẩm

 

% khối lượng chất khô

19

Hàm lượng hữu cơ tổng số

HC

% khối lượng chất khô

20

Mật độ các chủng vi sinh vật

 

CFU/g (ml)

21

Chất điều hoà sinh trưởng

 

mg/kg (lít) hoặc ppm hoặc % khối lượng chất khô

22

Axít Humíc

 

% khối lượng chất khô

 

 

Phụ lục số 5

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ VÀO DANH MỤC PHÂN BÓN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Đối với phân bón là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ hoặc cấp Nhà nước Hồ sơ đăng ký vào Danh mục phân bón gồm:

1. Đơn đăng ký vào Danh mục phân bón theo hướng dẫn tại Phụ lục số 6;

2. Biên bản nghiệm thu đánh giá của Hội đồng khoa học công nghệ có xác nhận của Bộ chủ quản;

3. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài;

4. Quyết định kết quả nghiệm thu đánh giá của Hội đồng khoa học công nghệ;

5. Tài liệu có liên quan về tính chất hoá học, lý học, sinh học; kết quả phân tích thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong phân bón; công dụng và hướng dẫn sử dụng;

6. Tờ khai kỹ thuật theo hướng dẫn tại Phụ lục số 9.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 6

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ VÀO DANH MỤC PHÂN BÓN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ VÀO DANH MỤC PHÂN BÓN

Kính gửi: Cục Trồng trọt

 

- Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

- Địa chỉ:

- Điện thoại: Fax: E-mail:

- Tên phân bón đăng ký:

- Loại phân bón:

- Thành phần, hàm lượng dinh dưỡng, phương pháp phân tích:

- Nguồn gốc, thành phần nguyên liệu chủ yếu làm phân bón:

- Xuất xứ:

- Các tài liệu nộp kèm theo:

 

Ngày tháng năm

Tổ chức, cá nhân xin đăng ký

(ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 7

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT PHÂN BÓN ĐỂ KHẢO NGHIỆM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT PHÂN BÓN ĐỂ KHẢO NGHIỆM

Kính gửi: Cục Trồng trọt

 

- Tên tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón:

- Địa chỉ:

- Điện thoại: Fax: E-mail:

- Tên phân bón đăng ký:

- Loại phân bón:

- Thành phần, hàm lượng chất dinh dưỡng:

- Định mức bón (cho 1ha):

- Số lượng sản xuất:

- Thời gian sản xuất:

- Địa điểm sản xuất:

- Các tài liệu nộp kèm theo:

 

Ngày tháng năm

Tổ chức, cá nhân xin đăng ký

(ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 8

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

Kính gửi: Cục Trồng trọt

 

- Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu:

- Tên phân bón hoặc tên nguyên liệu:

- Loại phân bón:

- Định mức bón kg/ha (đối với nhập khẩu để khảo nghiệm):

- Số lượng nhập khẩu:

- Nước sản xuất phân bón (nguyên liệu):

- Mục đích nhập khẩu:

- Thời gian nhập khẩu:

- Cửa khẩu nhập khẩu:

- Các tài liệu nộp kèm theo:

Khi cần liên hệ theo địa chỉ, điện thoại, Fax, E-mail:

 

Ngày tháng năm

Tổ chức, cá nhân xin đăng ký

 

* Ghi chú: Biểu mẫu này dùng chung cho việc đăng ký nhập khẩu phân bón trong các trường hợp sau:

- Để khảo nghiệm

- Làm nguyên liệu sản xuất phân bón

- Phục vụ sản xuất cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài

- Chăm sóc sân thể thao

- Làm hàng mẫu, thử nghiệm, nghiên cứu khoa học...

 

 

Phụ lục số 9

MẪU TỜ KHAI KỸ THUẬT PHÂN BÓN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

TỜ KHAI KỸ THUẬT

(Đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm, nhập khẩu)

 

I. Những thông tin chung về phân bón:

1. Tên phân bón: ..........................................................................................................................

Tên thương mại: ..........................................................................................................................

Tên khác (nếu có): .......................................................................................................................

2. Nguồn gốc:

Sản xuất trong nước □ Nhập khẩu □ Nước sản xuất ……………..…………

3. Loại phân bón

Phân bón lá □ Phân bón rễ □ Hữu cơ □ Hữu cơ khoáng □

Hữu cơ vi sinh □ Hữu cơ sinh học □ Phân vi sinh □

Vô cơ tự nhiên □ Vô cơ hoá học □ Có bổ sung chất ĐHST □

Loại khác (ghi rõ loại gì): ............................................................................................................

4. Dạng phân bón:

Dạng lỏng □ Dạng viên □ Dạng bột □ Dạng hạt □

Dạng khác (ghi rõ dạng gì): .........................................................................................................

5. Mầu sắc, mùi phân bón: ...........................................................................................................

6. Bao bì: Ghi rõ loại bao bì, khối lượng hoặc dung tích: ............................................................

.......................................................................................................................................................

7. Thành phần, hàm lượng các chất đăng ký

Tên phân bón

Đơn vị tính

Hàm lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu

Phương pháp phân tích

Trên bao bì

Kết quả phân tích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 8. Hàm lượng các độc tố trong phân bón:

Các yếu tố

Đơn vị

Hàm lượng

PP phân tích

Các yếu tố

Đơn vị

Hàm lượng

PP phân tích

Thuỷ ngân (Hg)

ppm

 

 

E. Coli

CFU/gam (ml)

 

 

Chì (Pb)

ppm

 

 

Salmonella

CFU/gam (ml)

 

 

Asen (As)

ppm

 

 

Coliform

CFU/gam (ml)

 

 

Cadimi (Cd)

ppm

 

 

 

 

 

 

Hàm lượng Biuret trong phân Urê

%

 

 

 

 

 

 

Hàm lượng axit tự do trong supe lân

%

 

 

 

 

 

 

Hàm lượng chất kích thích sinh trưởng

%

 

 

 

 

 

 

 

9. Hướng dẫn sử dụng (ghi tóm tắt):

- Liều lượng sử dụng (ghi rõ cho từng loại cây trồng/đơn vị diện tích):.....................................

................................................................................................................................................

- Thời gian sử dụng: .....................................................................................................................

- Phương pháp sử dụng: ...............................................................................................................

......................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

- Các lưu ý khác trong quá trình sử dụng:

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

10. Các cảnh báo tác động xấu đến sức khoẻ, môi trường: ......................................................

....................................................................................................................................................

11. Báo cáo khảo nghiệm sơ bộ (nếu có): Thời gian, địa điểm, loại đất, loại cây trồng, tác dụng của loại phân bón đã khảo nghiệm và những hạn chế trong quá trình sử dụng.

II. Thông tin về tình hình sản xuất, nhập khẩu và sử dụng loại phân bón khảo nghiệm

1. Đối với phân bón nhập khẩu

- Tên Đơn vị (Công ty), quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất phân bón: .....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

- Tình hình sử dụng ở Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất phân bón:

Được sử dụng rộng rãi □ Được sử dụng hạn chế □

Sử dụng trên loại cây trồng: ......................... Sử dụng tại vùng đất: ...................................

Sử dụng vào các giai đoạn nào của cây: ......................................................................................

2. Đối với phân sản xuất trong nước:

- Tên cơ sở (Công ty) sản xuất (kèm theo địa chỉ): ...................................................................

.......................................................................................................................................................

- Địa điểm sản xuất: .......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

- Sơ đồ quy trình sản xuất (kèm theo) □

Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này.

 

Tổ chức, cá nhân đăng ký khai báo

(Ký tên và đóng dấu)

 

 

 

 

 

Phụ lục số 10

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐỔI TÊN ĐƠN VỊ NHẬN CHUYỂN GIAO PHÂN BÓN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐỔI TÊN ĐƠN VỊ NHẬN CHUYỂN GIAO PHÂN BÓN

Kính gửi: Cục Trồng trọt

 

- Tên tổ chức, cá nhân đăng ký chuyển giao phân bón :

- Địa chỉ:

- Điện thoại: Fax: E-mail:

- Tên phân bón đăng ký:

- Loại phân bón:

- Thành phần, hàm lượng dinh dưỡng, phương pháp phân tích:

- Nguồn gốc và thành phần nguyên liệu chủ yếu làm phân bón:

- Xuất xứ:

- Tên tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao:

- Địa chỉ:

- Điện thoại: Fax: E-mail:

- Các tài liệu nộp kèm theo:

 

Ngày tháng năm

Tổ chức, cá nhân xin đăng ký

(ký tên, đóng dấu)

 

* Ghi chú: Biểu mẫu này dùng trong trường hợp đăng ký đổi tên phân bón hoặc đổi chủ sở hữu khi thực hiện chuyển giao toàn phần công nghệ hoặc khi chuyển nhượng quyền sở hữu loại phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón.

 

 

Phụ lục số 11

MẪU THÔNG BÁO TIẾP NHẬN CÔNG BỐ HỢP QUY

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 


"Tên cơ quan chủ quản"

"Tên cơ quan tiếp nhận công bố »

Số:.............

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2008

 

THÔNG BÁO

TIẾP NHẬN CÔNG BỐ PHÂN BÓN PHÙ HỢP QUY CHUẨN KỸ THUẬT

...... (Tên cơ quan tiếp nhận công bố) ....... xác nhận đã nhận Bản công bố hợp quy của:.......................... (tên doanh nghiệp) ..................................................

            Địa chỉ của doanh nghiệp..........................................................................................

            cho loại phân bón (mô tả đặc điểm phân bón) ..........................................................

            ..................................................................................................................................

            phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu quy chuẩn kỹ thuật):.......................................

            ....................................................................................................................................

            .....................................................................................................................................

            Bản thông báo này chỉ ghi nhận sự cam kết của doanh nghiệp, không có giá trị chứng nhận cho loại phân bón phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính phù hợp của phân bón do mình sản xuất, kinh doanh và sử dụng.

 

 

Nơi nhận:

- Doanh nghiệp;

- Cơ quan chủ quản (để báo cáo)

 

................, ngày ..... tháng ...... năm ...........

Đại diện có thẩm quyền của cơ quan tiếp nhận công bố

(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 100/2008/QD-BNN

Hanoi, October 15, 2008

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON FERTILIZER PRODUCTION, TRADING AND USE

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Government's Decree No. 01/2008/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to November 21, 2007 Law No. 05/2007/QH12 on Product and Goods Quality of the XIIth National Assembly, the 2nd session;

Pursuant to the Government's Decree No. 113/2003/ND-CP of October 7, 2003, on management of fertilizer production and trading;

Pursuant to the Government's Decree No. 191/2007/ND-CP of December 31, 2007, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 113/ 2003/ND.-CP of October 7, 2003, on management of fertilizer production and trading;

At the proposal of the Director of the Cultivation Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on fertilizer production trading and use.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces the Agriculture and Rural Development Minister's Decision No. 36/2007/QD-BNN of April 24, 2007. on fertilizer production, trading and use.

Article 3.- The director of the Office of the Ministry, the director of the Cultivation Department, the director of the Science and Technology Department, directors of provincial-level Agriculture and Rural Development Services, heads of concerned units and concerned organizations and individuals shall implement this Decision.

 

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
 VICE MINISTER





Bui Ba Bong

 

 

REGULATION

ON FERTILIZER PRODUCTION, TRADING AND USE
(Promulgated together with the Agriculture and Rural Development Minister's Decision No. 100/2008/QD-BNN of October 15. 2008)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

This Regulation applies to fertilizer production, processing, trading, use and quality management, announces the list of fertilizers permitted for production, trading and use in Vietnam (below referred to as the fertilizer list) and assigns responsibilities of state management of fertilizers, except inorganic fertilizer production.

Article 2.- Subjects of application

Domestic and foreign organizations and individuals engaged in the activities specified in Article 1 in the Vietnamese territory shall implement this Regulation.

When treaties to which Vietnam has acceded otherwise provide, those treaties prevail.

Chapter II

FERTILIZER QUALITY MANAGEMENT

Article 3.- Announcement of applied standards, certification and announcement of technical regulation conformity

Domestic fertilizer producers and importers shall:

1. Announce applied standards under Article 23 of the Law on Product and Goods Quality and label goods according to the law on goods labeling.

2. Have fertilizers specified in Appendix 1 to this Regulation certified and announced for technical regulation conformity.

3. The order of and procedures for certifying and announcing technical regulation conformity comply with the Science and Technology Minister's Decision No. 24/2007/QD-BKHCN of September 29, 2007, promulgating the Regulation on certification of standard confonnity and technical regulation conformity and announcement of standard conformity and technical regulation conformity.

4. Register their written announcement on technical regulation conformity of fertilizers at the provincial-level Agriculture and Rural Development Service of the locality where they are headquartered under the guidance of Appendix 2 to this Regulation (not printed herein).

5. Fertilizer specifications related to food safety and hygiene such as heavy metal, harmful microorganisms and growth stimulants must not exceed the limits set in Appendix 3 to this Regulation (not printed herein).

Article 4.- Fertilizer sampling and analysis

1. Fertilizer sampling for quality analysis and inspection

a/ Fertilizers must be sampled according to the method indicated in announced applied standards. When announced applied standards do not clearly specify the sampling method, samples must be taken according to Vietnam standards, or according to branch or international standards if Vietnam standards are unavailable;

b/ Fertilizers must be sampled by a person who is recognized or designated to take charge of fertilizer sampling.

2. Quality analysis and inspection of fertilizer samples

a/ To be conducted according to the analysis method specified in written announcements on applied standards on fertilizers. When such announcement does not clearly specify the analysis method, to apply Vietnam standards, or branch or international standards if Vietnam standards are unavailable;

b/ To be conducted by laboratories or accreditation organizations recognized or designated by competent state agencies.

Article 5.- Specifications subject to compulsory examination, allowable quantitative errors, compulsory quantitative specifications, units of calculation

1. Specifications subject to compulsory examination of elements specified in announced applied standards on fertilizers or on the fertilizer list

a/ Inorganic fertilizers, including mono- and multi-element fertilizers:

- Total N (Nts) content for nitrogenous fertilizers;

- Effective P2O5 (P2,O5hh)) content for phosphatic fertilizers;

- Soluble K2O (K2,Oht) content for potassic fertilizers;

- Calcium content, calculated in Ca or CaO for calcic fertilizers;

- Magnesium content, calculated in Mg or MgO for magnesian fertilizers;

- Sulfur content,. calculated in effective S for sulfuric fertilizers:

- Silicon content, calculated in effective SiO2 for silicic fertilizers:

- Contents of trace elements: Bo (B): copper (Cu); iron (Fe). manganese (Mn); molybdenum (Mo) and zinc (Zn ) in effective form for fertilizers registered to contain these elements:

- Biuret content for urea fertilizer:

- Free acid content for superphosphate fertilizer:

- Cd content for imported phosphate fertilizer,

b/ Organic, mineral organic and bio-organic fertilizers:

- Moisture (for powder ferti1izers);

- Total organic content;

- Nts content for organic and bio-organic fertilizers;

- Nts, P2O5hh. and K2Oht contents for mineral organic fertilizers:

- Contents of humic acid and biological substances for bio-organic fertilizers made from peat;

- Decompo for organic and bio-organic fertilizers (due to changes of temperature of fertilizers in a certain period);

- pHH2O for organic and bio-organic leaf fertilizers;

- Contents of heavy metals including arsenic (As), cadmium (Cd). lead (Pb) and mercury (Hg) for fertilizers made from urban garbage, industrial waste from farm produce and food processing and waste from animal raising:

- Density of harmful microorganisms including E. Coli. Salmonella and Coliform for fertilizers made from urban garbage: industrial waste from farm produce and food processing and waste from animal raising.

c/ Microbiological organic fertilizers and microbiological fertilizers:

- Moisture (for powder fertilizers);

-Total organic content, for microorganic organic fertilizers;

- Density of registered useful microbiological:

- Density of harmful microorganisms specified at Point b. Clause 1 of this Article;

- Contents of heavy metals specified at Point b, Clause 1 of this Article, for microbiological organic fertilizers.

d/ Leaf fertilizers with or without growth regulator; growing medium; additives; fertilizer efficiency-boosting substances; water-absorbent substances; soil improvers:

- To examine quantitative specifications specified in written announcements on applied standards or specifications specified in the fertilizer list for each type of product above;

- Contents of heavy metals specified at Point b. Clause 1 of this Article;

- Contents of heavy metals specified at Point b, Clause 1 of this Article for leaf fertilizers of organic origin and growing medium.

2. Allowable quantitative errors and compulsory quantitative specifications for fertilizer elements are specified in Appendix 3 to this

Regulation (not printed herein).

3. Units of calculation of fertilizer elements are specified in Appendix 4 to this Regulation (not printed herein).

Chapter III

FERTILIZER LIST

Article 6.- Conditions for fertilizers to be on the fertilizer list

1. Tested fertilizers recognized by the Cultivation Department as anew technical method (new fertilizers).

2. Fertilizers which have not been tested but meet the following criteria:

a/ Single or multiple macro-element fertilizer with total nutrient content Nts + P2O5hh+ K2Oht ³ 18%;

b/ Multiple macro-element fertilizers with total nutrient content Nts + P2O5hh+ K2Oht³18% added with either of secondary elements, tracelements and organic elements < 10% or with all these three elements:

c/ Secondary-element root fertilizers containing a separate element with a content of ³ 5% or 2-4 nutrients of effective Ca. Mg, S, SiO2 with a total content of ³ 10%;

d/ Micro-element root fertilizers containing one of the following nutrients with a content of at least:

B: 200mg/kg (liter)

Co: 50mg/kg (liter)

Ca: 500rng/kg (liter.)

Fe: 100mg/kg (liter)

Mn: 500mg/kg (liter)

Mo: 5mg/kg (liter)

Zn: 500mg/kg (liter).

 

 

3. Fertilizers created by scientific research projects accredited by a ministerial- or state-level Science and Technology Council and recognized as new fertilizers. Dossiers of fertilizer list registration are specified in Appendix 5 to this Regulation (not printed herein).

Article 7 - Supplementation and modification of the fertilizer list

1. Once every 3 or 6 months, the Cultivation Department shall propose the Minister of Agriculture and Rural Development to supplement and modify the fertilizer list.

2. Modification and supplementation of the fertilizer list cover:

a/ Adding fertilizers specified in Clauses 1 and 3, Article 6 of this Regulation to the fertilizer list.

b/ Changing or adding names of fertilizers, fertilizer owners and units taking over production technologies for fertilizers already on the fertilizer list.

3. The following fertilizers shall be removed from the fertilizer list:

a/ Fertilizers no longer existing on the market;

b/ The use of fertilizers found to be harmful to production, environment and food safety and hygiene;

c/ Fertilizers on the fertilizer list of which the registration time specified in Clause 4 of this Article expires, but are not re-registered with the Ministry of Agriculture and Rural Development:

d/ Through two consecutive examinations in a year fertilizers found to contain elements and contents of nutrients failing to meet announced applied standards.

4. Registration on the fertilizer list is valid for five years. Three months before the expiration of this time limit, fertilizer owners shall make re-registration.

Chapter IV

FERTILIZER PRODUCTION, TRADING AND USE

Article 8.-Fertilizer production and processing

1. Fertilizer production conditions:

Organizations and individuals producing fertilizers (other than inorganic fertilizers and traditional organic fertilizers) must fully satisfy the conditions specified in Clause 4. Article J of Decree No. 191/2007/ND-CP.

2. Fertilizer processing conditions:

Organizations and individuals processing fertilizers (other than inorganic fertilizers and traditional organic fertilizers) must fully satisfy the conditions specified at Points a, b. d and e, Clause 4, Article 1 of Decree No. 191/2007/ND-CP.

3. Fertilizers permitted for production include:

a/ Those on the fertilizer list;

b/ Those used for testing under testing registration certificates and written requests for fertilizer production for testing under the guidance of Appendix 7 to this Regulation (not printed herein);

c/ Those for export under contracts with foreign partners.

Article 9.- Fertilizer trading conditions

1. Fertilizer traders that fully satisfy the conditions specified in Article 19 of Decree No. 113/2003/ND-CP may trade in fertilizers on the fertilizer list.

2. Fertilizers circulated on the market must be labeled in accordance with the law on goods labeling.

3. Fertilizer agents shall carry out agency procedures under the Commercial Law. Fertilizer sellers shall comply with the rights and obligations specified in the Law on Product and Goods Quality.

4. Organizations and individuals wishing to advertise a fertilizer on the mass media shall comply with the advertisement law and are subject to the Cultivation Department's verification of the truthfulness of fertilizer information before the fertilizer is advertised.

Article 10.- Fertilizer use

1.Fertilizers permitted for use include:

a/Those on the fertilizer list.

b/ Fertilizers in the testing period may only be used according to testing registration certificates.

c/Treated traditional organic fertilizers meeting food safety and hygiene and environmental sanitation requirements.

2. Fertilizers must be used according to the production process promulgated by competent agencies or recommendations of fertilizer producers.

3. Fertilizer use must ensure high productivity and food safety without polluting the environment.

Article 11.- Fertilizer export and import

1. Fertilizer export and import comply with Clause 5, Article 1 of Decree No. 191/2007/ND-CP and other relevant regulations.

2. The Cultivation Department's written approval is required for the import of:

a/ New fertilizers for testing;

b/ Materials being fertilizers or other materials not on the fertilizer list for the production of the following fertilizers:

-Those on the fertilizer list:

-Those for export under contracts with foreign partners;

c/ Fertilizers used exclusively for sports courses;

d/ Special-purpose fertilizers, which are domestically unavailable, of foreign-invested companies for production purpose within these companies:

e/ Fertilizers as sample goods, gifts or for scientific research or testing purposes.

f/ Tested fertilizers which are proposed by a Science and Technology Council to be recognized as new technical methods (new fertilizers) and recognized by the Cultivation Department as new fertilizers pending inclusion in the fertilizer list.

3. A dossier of fertilizer import registration comprises:

a/ An import registration application made according to the form in Appendix 8 to this Regulation (not printed herein);

b/ A technical declaration made according to the form in Appendix 9 to this Regulation (not printed  herein);

c/ A brief introduction on technological plan, elements and utilities of the fertilizer (the foreign language version and the Vietnamese translation notarized or certified by a registered translation establishment).

Article 12.- Renaming of units taking over production technology and units taking over fertilizer ownership

1. Registration of renaming of units taking over fertilizer production technology must meet the following requirements:

a/Fertilizers are on the fertilizer list:

b/There is a relevant transfer contract in compliance with the Law on Technology Transfer enclosed with detailing documents.

2. Registration of renaming of units taking over fertilizer ownership must meet the following requirements:

a/ Fertilizers are on the fertilizer list:

b/ There is an ownership right transfer contract in. compliance with the Civil Code.

3. Organizations and individuals registering renaming of units receiving full transfer or units taking over fertilizer ownership right specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall submit a dossier to the Cultivation Department. Such a dossier comprises:

a/ A registration application made according to the form in Appendix 10 to this Regulation (not printed herein);

b/A technology transfer contract or ownership transfer contract between involved parties certified by competent authorities (when such certification is required by law):

4.The Cultivation Department shall evaluate dossiers and propose the Minister of Agriculture and Rural Development to add such changes to the fertilizer list.

Chapter V

ASSIGNMENT OF RESPONSIBILITIES AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 13.- Responsibilities of the Cultivation Department

1. To draft, propose competent authorities to promulgate, and organize the implementation of. legal documents, mechanisms and policies on fertilizer production (except inorganic fertilizer production). trading, use and quality management.

2. To act as the key agency in assisting the Minister in the stale management of fertilizer production (except inorganic fertilizer production), trading, use and quality management.

3. To grant and withdraw fertilizer import permits according to Clause 2, Article 11 of this Regulation.

4. To grant and withdraw registration certificates of domestic fertilizer production for testing.

5. To make the fertilizer list and submit it to the Ministry of Agriculture and Rural Development for promulgation.

6. To collect registration dossiers of fertilizers which are not subject to testing but meet the criteria specified in Clauses 2 and 3, Article 6 of this Regulation for adding to the fertilizer list.

7. To collect and manage fertilizer information and materials, to propagate and disseminate the law on and experience in fertilizer production, trading and use.

8. To organize examination and inspection of, and handle violations of regulations on. fertilizer production and trading conditions (except inorganic fertilizer production) and violations of regulations on fertilizer quality and use.

9. To enter into international cooperation on fertilizer production, trading, quality management and use (except inorganic fertilizer production).

10. To verify and certify the truthfulness of fertilizer information registered for advertisement.

Article 14.- Responsibilities of the Science. Technology and Environment Department

1. To coordinate with concerned agencies in organizing research into and application of scientific and technological advances to fertilizer-related activities (except inorganic fertilizer production).

2. To organize the elaboration of technical regulations and standards on fertilizers.

3. To carry out international cooperation on research into and application of scientific and technological advances to fertilizer-relatedactivities (except inorganic fertilizer production).

Article 15.- Responsibilities of provincial-level Agriculture and Rural Development Services

1. To forecast fertilizer demand of their local i ties under the unified guidance of the Cultivation Department.

2. To assume the prime responsibility for assisting provincial-level People's Committees in:

a/Performing the suite management of fertilizer production, trading and quality management, guiding the proper and efficient use of fertilizers with less environmental pollution;

b/Examining, inspecting, and handling violations of regulations on. production conditions (except inorganic fertilizer production), and fertilizer trading, quality, labeling and advertisement by organizing workshops, building demonstration models and adopting regulations on fertilizer use. and reporting examination and inspection results to the Cultivation Department.

3. To coordinate with other local functional branches in assisting provincial-level People's Committees in performing the state management, examination and inspection of. and handling of violations of regulations on. inorganic fertilizer production and trading.

4. To receive fertilizer producers' and traders' written announcements on technical regulation conformity of fertilizer quality according to Appendix 11 to this Regulation (not printed herein).

5. To report to the Cultivation Department on local organizations' and individuals' fertilizer production, trading, use and quality in December every year.

Article 16.- Responsibilities of fertilizer producers, traders and users

1. Fertilizer producers, traders and users shall comply with Decree No. 113/2003/ND-CP. Decree No. 191/2007/ND-CP, this Regulation and other relevant laws.

2. Fertilizer producers and importers shall announce applied standards on goods labels or other media according to the law on goods labeling and the Law on Product and Goods Quality; ensure that goods quality meets the standards displayed on goods labels only with allowable errors specified in Appendix 2 to this Regulation (not printed herein).

3. In December every year, to report on their fertilizer production and trading to the provincial-level Agriculture and Rural Development Service of the locality where they are headquartered.

Article 17.- Handling of violations

1. Organizations and individuals violating regulations on fertilizer production and trading shall be handled pursuant to the following legal documents:

a/ Violations of regulations on fertilizer production and trading conditions shall be handled according to Decree No. 06/2008/ND-CP of January 16, 2008. promulgating the Regulation on administrative sanctioning in commercial activities.

b/ Violations of regulations on fertilizer weight and quality shall be sanctioned according to the following documents:

- Articles 30, 40 and 66 of the Law on Product and Goods Qualify and its guiding documents;

- The Government's Decree No. 126/2005/ND-CP of October 10, 2005, on administrative sanctioning in measurement and product and goods quality;

- Decree No. 95/2007/ND-CP of July 4.2007, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 126/2005/ND-CP of October 10, 2005. on administrative sanctioning in measurement and product and goods quality;

- Decree No. 37/2005/ND-CP of March 18. 2005. on procedures for taking coercive measures to enforce administrative sanctioning decisions.

2. For imported fertilizers failing to meet announced applied standards or relevant Vietnam technical regulations:

- To compel re-export or destruction of those containing heavy metals, harmful microorganisms and other hazardous substances at a level higher than prescribed;

- To compel re-processing to meet announced applied standards or use only as materials for the production of other fertilizers for fertilizers other than those specified at Point a, Clause 2 of this Article. The Cultivation Department shall propose schemes to handle such fertilizers, designate units to supervise the scheme implementation and report thereon to the Minister of Agriculture and Rural Development for decision on handling.

4. Organizations and individuals that abuse their positions and powers to commit acts of violating this Regulation or other acts against the law on state management of fertilizers shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled according to law.

Article 18.- Transitional provisions

1. While in circulation and use. newly produced and imported must meet compulsory quantitative specifications specified in Appendix 3 to this Regulation (not printed herein) from the effective date of this document.

2. Fertilizers on the fertilizer list already produced, imported, circulated and used prior to the effective date of this document which have quality specifications not in conformity with compulsory quantitative specifications specified in Appendix 3 to this Regulation (not printed herein) may be traded according to the announced standards until October 31. 2009. Past this date, the production, import, circulation and use of these fertilizers must comply with compulsory quantitative specifications specified in this Regulation.

 

APPENDIX 1

LIST OF FERTILIZERS SUBJECT TO CERTIFICATION AND ANNOUNCEMENT OF TECHNICAL REGULATION CONFORMITY
(Attached to the Agriculture and Rural Development Minister's Decision No. 100/2008/OD-BNN of October 15. 2008)

No.

Type of fertilizer

Specifications subject to certification and announcement of technical regulation conformity

1

Urea

- Biuret content

2

Superphosphate

- Free acid content

3

Imported phosphate

- Cadmium content

4

Organic

- Total organic content

- Moisture (for powder fertilizers)

- Nts. content

- pHH2O (for leaf fertilizers)

5

Bio-organic

- Total organic content

- Moisture (for powder fertilizers)

- Nts content

- Decompo

- Contents of humic acid and biological substances (for fertilizer made from peat)

- pHH2O (for leaf fertilizers)

6

Mineral organic

- Total organic content

- Moisture (for powder fertilizers)

- Total contents N,s+ P2O5hh+ K2Oht; Nts+ P2O5\hh„Nts+ K2Oht:P2O5hh+ K2Oht

7

Microbiological organic

- Moisture (for powder fertilizers)

- Total organic content

- Density of each type of useful microorganism

8

Microbiological

- Density of each type of useful microorganism

9

Fertilizers added with growth regulators

- Content of each growth regulator

- Total content of growth regulators

10

For organic; mineral organic; microbiological organic and bio-organic fertilizers made from urban garbage, industrial waste from farm produce and food processing, waste from animal raising

- Contents of heavy metals including arsenic (As), cadmium (Cd). lead (Pb) and mercury (Hg).

- Density of harmful microorganisms including E.Coli, Salmonella and Coliform.

* Notes: The technical regulation for each specification is specified in Section b, Appendix 3 to this Regulation (not printed herein).

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 100/2008/QD-BNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất