Nghị định 66/2016/NĐ-CP đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật

thuộc tính Nghị định 66/2016/NĐ-CP

Nghị định 66/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:66/2016/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:01/07/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chủ cơ sở buôn bán thực phẩm phải có xác nhận ATTP

Chủ cơ sở, người trực tiếp buôn bán thực phẩm phải có Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm (ATTP) và đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định là nội dung đáng chú ý về điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở buôn bán thực phẩm tại Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
Ngoài việc đáp ứng yêu cầu về nhân lực như trên, cơ sở buôn bán thực phẩm còn phải đáp ứng một số điều kiện khác như: Nơi buôn bán tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố, các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện; Tách biệt khu vực vệ sinh với khu vực bảo quản, khu vực kinh doanh thực phẩm; Cửa nhà vệ sinh không mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm; Có thiết bị, dụng cụ vận chuyển, bảo quản sản phẩm đáp ứng các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất…
Một nội dung đáng chú ý khác là quy định về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Theo đó, chủ cơ sở, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành về bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, lâm sinh hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về thuốc bảo vệ thực vật; địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước tối thiểu 20m. Đối với kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán lẻ, phải cách sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước ít nhất 20m; có kệ kê hàng cao tối thiểu 10cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20cm.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016.

Từ ngày 05/3/2020, Nghị định này bị hết hiệu lực một phần bởi Nghị định 13/2020/NĐ-CP.

Xem chi tiết Nghị định66/2016/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 66/2016/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2016

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định điều kiện đầu tư kinh doanh, bao gồm:
1. Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học có hoạt chất là các vi sinh vật có ích; buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng;
3. Điều kiện nuôi động vật rừng thông thường;
4. Điều kiện kinh doanh con giống vật nuôi, tinh, phôi, trứng giống, chăn nuôi tập trung đối với trâu, bò, dê, cừu, ngựa, thỏ, lợn, gà, vịt, ngan, đà điểu, chim cút, chim yến; sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản (bao gồm cả chế phẩm sinh học, vi sinh vật, khoáng chất, hóa chất, trừ hóa chất khử trùng, tiêu độc, sát trùng, dùng trong nuôi trồng thủy sản); buôn bán thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản;
5. Điều kiện sản xuất giống thủy sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá rô phi, nghêu Bến Tre), nuôi trồng thủy sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá rô phi); kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống thủy sản; khai thác thủy sản;
6. Điều kiện kinh doanh thực phẩm (lương thực; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; ca cao; hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm khác): cơ sở sản xuất thực phẩm (trồng trọt, thu hái, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy sản); cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm; chợ đầu mối nông sản; cơ sở buôn bán thực phẩm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập, hợp tác xã (sau đây gọi chung là tổ chức), cá nhân có đăng ký hộ kinh doanh; cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 1 Nghị định này.
Chương II
ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Điều 3. Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Tổ chức sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 61 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:
1. Về nhân lực
a) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất (giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách sản xuất của nhà máy hoặc quản đốc phân xưởng sản xuất) có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, lâm sinh;
b) Người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được bồi dưỡng kiến thức về an toàn hóa chất hoặc thuốc bảo vệ thực vật và có Giấy chứng nhận do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hóa chất hoặc bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp.
2. Về nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật
a) Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật được bố trí trong khu công nghiệp đáp ứng quy định của khu công nghiệp. Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật ngoài khu công nghiệp khi xây dựng phải cách trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 500 m;
b) Đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
3. Về thiết bị
a) Về thiết bị sản xuất
- Có thiết bị, dây chuyền sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, sản xuất thành phẩm thuốc từ thuốc kỹ thuật và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật;
- Có thiết bị đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
b) Về phương tiện vận chuyển và bốc dỡ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với hàng nguy hiểm; phương tiện vận chuyển có hình đồ cảnh báo, báo hiệu nguy hiểm.
c) Về hệ thống xử lý chất thải
- Hệ thống xử lý khí thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
- Hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp;
- Hệ thống xử lý chất thải rắn đáp ứng quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
4. Về hệ thống quản lý chất lượng
a) Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hoặc tương đương;
b) Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm áp dụng theo ISO 17025:2005 hoặc tương đương.
Điều 4. Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 63 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:
1. Về nhân lực
Chủ cơ sở bán thuốc, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, lâm sinh hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.
2. Về địa điểm
Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.
3. Về kho thuốc bảo vệ thực vật
a) Đối với kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán lẻ
- Khi xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m;
- Kho có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.
b) Kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán buôn đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
Điều 5. Điều kiện đối với tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
Tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 37 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:
1. Về nhân lực
a) Người trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 19:2010/BNNPTNT về quy trình xông hơi khử trùng hoặc tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
b) Người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có Thẻ hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.
2. Điều kiện đối với cá nhân được cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
Đã được tập huấn và kiểm tra chuyên môn về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo chương trình do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
3. Về cơ sở vật chất kỹ thuật
a) Có địa điểm xử lý vật thể, nhà xưởng, kho chứa, phương tiện phù hợp với quy mô, biện pháp và loại hình xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
b) Có thiết bị đối với từng biện pháp xử lý quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 6. Điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
Tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 59 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:
1. Người quản lý, điều hành hoặc cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, lâm sinh, hóa học; có Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.
2. Có ít nhất 05 lao động thường xuyên có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại khoản 1 Điều này và được tập huấn về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
3. Về cơ sở vật chất - kỹ thuật
a) Có phương tiện, thiết bị quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đối với tổ chức khảo nghiệm xác định thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật phải có phòng thử nghiệm được chỉ định phân tích dư lượng với phép thử tương ứng.
Chương III
ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH DỊCH VỤ KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
Điều 7. Điều kiện kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng
Tổ chức kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng chính do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Có ít nhất 02 người có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành cây trồng, bảo vệ thực vật, lâm sinh;
2. Có địa điểm phù hợp với yêu cầu khảo nghiệm về sinh trưởng, phát triển của từng loài cây trồng.
Chương IV
ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
Điều 8. Điều kiện nuôi động vật rừng thông thường
Tổ chức, cá nhân nuôi loài động vật thuộc Danh mục động vật rừng thông thường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Động vật rừng nuôi có nguồn gốc hợp pháp, từ một trong các nguồn: Khai thác từ tự nhiên trong nước; nhập khẩu; mua bán; chuyển nhượng; tặng, cho từ tổ chức, cá nhân khác; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật;
2. Cơ sở nuôi động vật rừng thông thường với số lượng lớp thú trên 20 cá thể; lớp bò sát trên 50 cá thể; lớp lưỡng cư trên 100 cá thể, khi xây dựng phải cách trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 200 m.
Chương V
ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH CHĂN NUÔI; THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỨC ĂN THỦY SẢN
Mục 1. ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH CON GIỐNG, TINH, PHÔI, TRỨNG GIỐNG VẬT NUÔI
Điều 9. Điều kiện sản xuất kinh doanh con giống
1. Có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên chuyên ngành chăn nuôi hoặc thú y đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuần chủng; nhân viên kỹ thuật trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành chăn nuôi hoặc thú y đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thương phẩm.
2. Địa điểm sản xuất, kinh doanh khi xây dựng phải cách các khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện, trường học, chợ tối thiểu 500 m.
3. Có biện pháp xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường; nước thải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 62 - MT:2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi.
Điều 10. Điều kiện sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống vật nuôi
1. Có nhân viên kỹ thuật trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành về chăn nuôi hoặc thú y.
2. Có thiết bị, phương tiện bảo quản, vận chuyển theo tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Mục 2. ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH CHĂN NUÔI TẬP TRUNG
Điều 11. Điều kiện chăn nuôi tập trung
1. Cơ sở chăn nuôi tập trung trâu, bò, ngựa trên 100 con nuôi sinh sản hoặc trên 200 con nuôi lấy thịt; dê, cừu trên 400 con sinh sản hoặc trên 600 con nuôi lấy thịt; thỏ trên 3.000 con sinh sản hoặc trên 6.000 con nuôi lấy thịt; lợn trên 300 con nái sinh sản hoặc trên 500 con gồm lợn nái và lợn nuôi lấy thịt hoặc trên 1.000 con nuôi lấy thịt; gà trên 3.000 con mái sinh sản hoặc trên 5.000 con nuôi lấy thịt; ngan, vịt trên 2.500 con mái sinh sản hoặc trên 4.000 con nuôi lấy thịt; đà điểu trên 100 con mái sinh sản hoặc trên 200 con nuôi lấy thịt; chim cút trên 10.000 con sinh sản hoặc trên 20.000 con nuôi lấy thịt đáp ứng các điều kiện:
a) Có nhân viên kỹ thuật trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành chăn nuôi hoặc thú y;
b) Có biện pháp xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường; nước thải đảm bảo đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 62 - MT: 2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi;
c) Đáp ứng điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
2. Đối với dẫn dụ, gây nuôi chim yến: Thiết bị phát âm thanh dẫn dụ đảm bảo không vượt quá 70 đề xi ben A.
Mục 3. ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỨC ĂN THỦY SẢN
Điều 12. Điều kiện đầu tư sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản
1. Có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, công nghệ thực phẩm đối với thức ăn chăn nuôi; chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, công nghệ thực phẩm đối với thức ăn thủy sản.
2. Cơ sở có tường, rào ngăn cách với bên ngoài.
3. Khu vực sản xuất bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều, tách biệt giữa các khu vực từ nguyên liệu đầu vào, khu sản xuất, khu sản phẩm cuối cùng.
Điều 13. Điều kiện buôn bán thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản
1. Có kho, thiết bị, dụng cụ để bảo quản sản phẩm.
2. Có nơi bày bán thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản tách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại; phòng, chống côn trùng, động vật gây hại.
Điều 14. Điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản
1. Có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi; chuyên ngành về nuôi trồng thủy sản đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản.
2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật
a) Cơ sở nuôi thủy sản để khảo nghiệm thức ăn thủy sản đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này;
b) Cơ sở nuôi để khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi có chuồng trại nuôi, nhốt động vật đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
Chương VI
ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH VỀ THỦY SẢN
Mục 1. ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Điều 15. Điều kiện đầu tư sản xuất giống thủy sản
1. Có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản.
2. Có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; có nơi xử lý chất thải.
Điều 16. Điều kiện đầu tư nuôi trồng thủy sản
1. Đối với cơ sở nuôi trong ao hoặc bể có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; có nơi xử lý chất thải; đối với cơ sở nuôi lồng, bè có dụng cụ thu gom, xử lý chất thải.
2. Đáp ứng điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Điều 17. Điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống thủy sản
1. Có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản.
2. Có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; có nơi xử lý chất thải.
Mục 2. ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH KHAI THÁC THỦY SẢN
Điều 18. Điều kiện đầu tư khai thác thủy sản
1. Thuyền trưởng, máy trưởng có bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư đối với tàu cá từ 400 CV trở lên; hạng năm đối với tàu cá từ 90 CV đến dưới 400 CV; hạng nhỏ đối với tàu cá từ 20 CV đến dưới 90 CV.
2. Có tàu cá được cơ quan đăng kiểm tàu cá chứng nhận đủ điều kiện an toàn kỹ thuật đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 m trở lên không lắp máy hoặc có lắp máy mà tổng công suất máy chính từ 20 CV trở lên.
Chương VII
ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH THỰC PHẨM
Điều 19. Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở sản xuất thực phẩm
1. Cơ sở sản xuất tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.
2. Có nước sử dụng để rửa, sơ chế sản phẩm đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt.
3. Có thiết bị, dụng cụ chứa đựng, bao gói đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Điều 20. Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
1. Về nhân lực
a) Chủ cơ sở, người trực tiếp giết mổ, sơ chế có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Chủ cơ sở và người trực tiếp giết mổ, sơ chế phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
2. Về địa điểm giết mổ
a) Tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện;
b) Tách biệt khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm trước khi giết mổ; khu vực giết mổ và khu vực xử lý sau giết mổ; khu vực vệ sinh, thay đồ bảo hộ;
c) Có nước sử dụng cho giết mổ, sơ chế đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống; nước để vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt;
d) Có hệ thống thoát nước thải chảy từ khu vực yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực yêu cầu vệ sinh thấp hơn; dụng cụ thu gom chất thải rắn có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt.
3. Có thiết bị, dụng cụ giết mổ, sơ chế, chứa đựng đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Điều 21. Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm
1. Về nhân lực
a) Chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất thực phẩm có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
2. Cơ sở sơ chế, chế biến tách biệt khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật, các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.
3. Về nhà xưởng sơ chế, chế biến
a) Nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, khu vực phụ trợ phải bố trí theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng; phân luồng riêng đối với sản phẩm, phụ gia, vật liệu bao gói, phế thải;
b) Tách biệt khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và khu vực phụ trợ liên quan;
c) Nền, trần, tường, cửa làm bằng vật liệu không thấm nước, chống chịu ăn mòn của các chất tẩy rửa, khử trùng. Cửa ra vào, cửa sổ kín, ngăn chặn được động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại xâm nhập;
d) Có hệ thống thông gió bảo đảm thông thoáng, thổi từ khu vực có yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực có yêu cầu vệ sinh thấp hơn, không thổi từ khu vực vệ sinh sang khu vực sản xuất;
đ) Có hệ thống chiếu sáng bảo đảm kiểm soát được các thông số chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy trình công nghệ; bóng đèn chiếu sáng trong khu vực chế biến phải được che chắn bằng hộp, lưới bảo đảm mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm;
e) Có nước sử dụng cho sơ chế, chế biến đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống; nước để vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt. Đường ống nước dùng để sản xuất hơi nước, làm lạnh, phòng cháy, chữa cháy bố trí riêng, để phân biệt bằng màu sắc và tách biệt với hệ thống nước sử dụng cho sản xuất thực phẩm;
g) Có thiết bị khí nén sử dụng cho sản xuất thực phẩm được xử lý, tách cặn bẩn, mùi;
h) Có nhà vệ sinh tách biệt với khu vực sản xuất thực phẩm, cửa nhà vệ sinh không mở thông vào khu vực sản xuất; có phòng thay trang phục bảo hộ lao động;
i) Có hệ thống thoát nước thải chảy từ khu vực yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực yêu cầu vệ sinh thấp hơn.
4. Về thiết bị, dụng cụ
a) Có thiết bị rửa tay, khử trùng, ủng; nơi rửa tay có nước sạch, xà phòng, nước sát trùng, khăn hoặc giấy lau tay sử dụng một lần hoặc có máy sấy khô;
b) Có thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến, chứa đựng, bao gói thực phẩm đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
c) Có thiết bị ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại xâm nhập;
d) Có thiết bị, dụng cụ để giám sát, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng, an toàn sản phẩm tương ứng với quy trình công nghệ;
đ) Dụng cụ thu gom chất thải rắn có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt; dụng cụ chứa đựng chất thải nguy hại phải có ký hiệu và chỉ thị màu sắc để phân biệt chất thải nguy hại với chất thải khác.
Điều 22. Điều kiện đầu tư kinh doanh chợ đầu mối nông sản
1. Chợ đầu mối nông sản tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.
2. Phân khu vực trong chợ đầu mối
a) Khu vệ sinh bố trí tách biệt với khu vực sơ chế, bày bán thực phẩm;
b) Hệ thống thoát nước thải được bố trí chảy từ khu vực yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực yêu cầu vệ sinh thấp hơn; dụng cụ thu gom chất thải rắn có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực tách biệt;
c) Có nước rửa, sơ chế sản phẩm đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống; nước để vệ sinh chợ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt.
3. Có trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chứa đựng, bao gói thực phẩm đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Điều 23. Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở buôn bán thực phẩm
1. Về nhân lực
a) Chủ cơ sở, người trực tiếp buôn bán thực phẩm có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Chủ cơ sở và người trực tiếp buôn bán thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
2. Nơi buôn bán
a) Tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật, các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện;
b) Tách biệt khu vực vệ sinh với khu vực bảo quản, khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm.
3. Thiết bị, dụng cụ
a) Có thiết bị, dụng cụ vận chuyển, bảo quản sản phẩm đáp ứng các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất;
b) Có thiết bị, dụng cụ sơ chế, chứa đựng, bao gói, bày bán sản phẩm đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
c) Dụng cụ thu gom chất thải, rác thải có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt.
Chương VIII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 24. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Nghị định này bãi bỏ:
a) Điểm a, b, d, đ khoản 1; điểm b khoản 2 Điều 11; khoản 1, khoản 2 Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15 của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
b) Điểm h khoản 10, khoản 11, khoản 12, Khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
c) Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 6; Điều 7; khoản 3 Điều 12 của Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Điều 25. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (3).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC I

DANH MỤC THIẾT BỊ
(Kèm theo Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)

Phần 1. Danh mục thiết bị đối với biện pháp xông hơi khử trùng
Bảng 1. Danh mục thiết bị sử dụng cho biện pháp xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide

TT

Thiết bị

1.

Thiết bị đo nồng độ hơi thuốc

2.

Thiết bị phát hiện rò rỉ thuốc xông hơi

3.

Thiết bị đo tồn dư thuốc sau khi thông thoáng (đo TLV)

4.

Thiết bị thông thoáng, đảo khí

5.

Thiết bị hóa hơi

6.

Thiết bị gia nhiệt

7.

Dụng cụ, trang bị bảo hộ cá nhân (mặt nạ, bình lọc, thiết bị thở ôxy...)

8.

Ống dẫn thuốc

9.

Bạt khử trùng

10.

Vật liệu làm kín khác (bạt giấy dán chuyên dụng, hồ dán, băng dính, rắn cát...)

11.

Thiết bị đo nhiệt độ, ẩm độ

12.

Dụng cụ cân, đo

13.

Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại

14.

Dụng cụ, thiết bị phun vệ sinh

15.

Biển cảnh giới

16.

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

17.

Bộ dụng cụ sơ cứu

Bảng 2. Danh mục thiết bị sử dụng cho biện pháp xông hơi khử trùng bằng Phosphine

TT

Thiết bị

1.

Thiết bị đo nồng độ hơi thuốc

2.

Thiết bị phát hiện rò rỉ thuốc xông hơi

3.

Thiết bị đo tồn dư thuốc sau khi thông thoáng (TLV)

4.

Thiết bị thông thoáng

5.

Dụng cụ, trang bị bảo hộ cá nhân (mặt nạ, bình lọc, thiết bị thở ôxy...)

6.

Bạt khử trùng

7.

Vật liệu làm kín khác (bạt giấy dán chuyên dụng, hồ dán, băng dính, rắn cát...)

8.

Thiết bị đo nhiệt độ, ẩm độ

9.

Dụng cụ cân, đo

10.

Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại

11.

Dụng cụ, thiết bị phun vệ sinh

12.

Biển cảnh giới

13.

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

14.

Bộ dụng cụ sơ cứu

Phần 2. Danh mục thiết bị đối với biện pháp xử lý hơi nước nóng

TT

Thiết bị

1.

Buồng xử lý

2.

Máy tạo hơi nước nóng (Máy VHT)

3.

Thiết bị làm mát

4.

Hệ thống làm ẩm

5.

Quạt luân chuyển không khí

6.

Thiết bị đo ẩm độ

7.

Thiết bị cảm ứng đo nhiệt

8.

Thiết bị hiệu chuẩn

9.

Thiết bị ghi dữ liệu về nhiệt độ trong quá trình xử lý

10.

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

11.

Bộ dụng cụ sơ cứu

12.

Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại

Phần 3. Danh mục thiết bị đối với biện pháp xử lý chiếu xạ

TT

Thiết bị

1.

Nguồn phát xạ

2.

Hệ thống băng tải đưa sản phẩm ra vào buồng xử lý

3.

Phòng điều khiển

4.

Thùng chứa sản phẩm

5.

Thiết bị đo liều chiếu xạ

6.

Buồng chiếu xạ

7.

Thiết bị kiểm xạ

8.

Hệ thống khóa liên động để kiểm soát và đảm bảo an toàn

9.

Trang bị bảo hộ và thiết bị kiểm soát liều cá nhân

10.

Bộ dụng cụ sơ cứu

11.

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

12.

Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại

Phần 4. Danh mục thiết bị đối với biện pháp xử lý nhiệt nóng

TT

Thiết bị

1.

Buồng xử lý

2.

Hệ thống cung cấp nhiệt

3.

Cảm biến đo nhiệt

4.

Thiết bị hiển thị nhiệt độ

5.

Hệ thống đảo khí

6.

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

7.

Dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và giám định sinh vật gây hại

PHỤ LỤC II
PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ PHỤC VỤ KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Kèm theo Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)

1. Bình phun thuốc bảo vệ thực vật đang vận hành tốt:
- Bình phun tay đeo vai (dùng cần gạt bằng tay), số lượng tối thiểu 02 chiếc;
- Bình phun tay hoạt động nạp điện bằng bình sạc (không cần sử dụng tay đẩy, chỉ cần ấn công tắc), số lượng tối thiểu 02 chiếc;
- Bình phun thuốc động cơ sử dụng cho cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả lâu năm, số lượng tối thiểu 02 chiếc.

2. Cân phân tích có độ chính xác ít nhất đạt 10-2, số lượng tối thiểu 02 chiếc.

3. Ống đong các loại dung tích 50, 100, 200, 500 ml, số lượng tối thiểu mỗi loại 02 chiếc.

4. Pipet các loại dung tích 1, 5, 10, 20 ml, số lượng tối thiểu mỗi loại 2 chiếc.

5. Vật dụng để thiết kế thí nghiệm: Thước dài, cọc, bảng, dây, kính lúp cầm tay (sử dụng cho các loài sinh vật gây hại không quan sát rõ được bằng mắt thường) phải đủ để tiến hành theo yêu cầu về quy mô khảo nghiệm.

6. Thiết bị thí nghiệm trong phòng cần thiết để xác định mật độ các loài sâu hại không đo đếm được bằng mắt thường (như nhện gié, tuyến trùng).

7. Thiết bị phục vụ cho việc xử lý số liệu, tổng hợp báo cáo kết quả khảo nghiệm: Máy vi tính, phần mềm xử lý số liệu.

8. Phương tiện bảo hộ lao động như quần áo, ủng, găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ mắt đảm bảo an toàn về lao động đối với thuốc bảo vệ thực vật./.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Decree No. 66/2016/ND-CP dated July 01, 2016 of the Government on regulations on requirements for investment in protection and quarantine of flora, plant varieties; common wild animals; aquatic animals; foods and husbandry

Pursuant to the Law on Government organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on Fishery dated November 26, 2003;

Pursuant to the Law on Forest Protection and Cultivation dated December 03, 2004;

Pursuant to the Law on Food Safety June 17, 2010;

Pursuant to the Law on Plant Protection and Quarantine dated November 25, 2013;

Pursuant to the Ordinance on Livestock breeds dated March 24, 2004;

Pursuant to the Ordinance on Plant Varieties dated March 24, 2004;

At request of the Minister of Agriculture and Rural development;

The Government hereby issues this regulation on conditions for investment in protection and quarantine of flora, plant varieties; common wild animals; aquatic animals; foods and husbandry.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scopeof adjustment

This Decree stipulates requirements for:

1.Production of plant protection products (hereinafter referred to as “pesticide”) except for biocides containing useful organisms as active ingredients; pesticide trading; quarantine service providers; testing of pesticides supposed to be added to the list of permissible plant protection products in Vietnam;

2.Provision of plant variety testing services;

3.Common wild animal farming;

4.Trading of breeding stock, sperms, embryos and eggs, intensive farming of buffaloes, cattle, goats, horses, rabbits, pigs, chickens, ducks, goose, ostriches, quails and swallows (hereinafter referred to as “livestock”); production or processing of livestock feed and aquafeed (including bioproducts, microorganisms, minerals, chemicals excluding disinfectants in aquafarming; trading of livestock feed and aquafeed (hereinafter referred to as “feed”); provision of feed testing services;

5.Production of aquatic breeds (giant tiger prawns, whiteleg shrimps, pangasius fish, tilapias, Ben Tre clams), aquaculture (giant tiger prawns, whiteleg shrimps, pangasius fish) and exploitation; provision of aquabreed testing;

6.Food trading ( meat and meat products, aquatic animals and aquatic products, vegetables, tubes and bulbs, fruits, eggs and egg products; raw milk; honey and honey products; salt;condiments, cacao, pepper, cashew nuts and other agricultural products); cattle and poultry slaughter houses and processing facilities; wholesale markets trading agricultural products (hereinafter referred to as “wholesale market”); and food business facilities.

Article 2.Subject of application

This Decree applies to enterprises, public service providers, cooperatives (hereinafter referred to as “organization”), individuals registering for business households; regulatory authorities, and entities investing in sectors mentioned in Article 1 hereof.

Chapter II

REQUIREMENTS FOR INVETSMENT IN PLANT PROTECTION AND QUARANTINE

Article 3. Requirements for production of pesticides

Entities wishing to produce pesticides shall meet all requirements prescribed in Article 61 of the Law on Plant Protection and Quarantine and the following detailed requirements:

1.With respect to personnel

a) The person directly in change of managing and operating the plant/factory (such as directors or deputy directors or foreman) shall obtain at least one bachelor degree in chemistry, plant protection or forestry or higher;

b) Workers directly participating in producing pesticides shall be provided training courses in chemical safety or pesticides, and shall obtain certificates of completion of such training courses granted by State professional regulatory authorities specialized in chemistry, plant protection and quarantine (hereinafter referred to as “professional regulatory authorities”).

2.With respect to pesticide factories and warehouses

a) Factories and warehouses constructed within the industrial zones shall conform to regulations of such industrial zones. Factories or warehouses outside industrial zones shall be located at least 500 m away from schools, hospitals and markets;

b) All pesticide factories and warehouses shall be designed to meet the Vietnam National Standard (TCVN) 5507:2002: Hazardous chemicals – Code of Practice for Safety in Production, Commerce, Use, Handling and Transportation.

3.With respect to equipment

a) For manufacturing equipment

-All equipment and production lines for producing active ingredients, raw materials, pesticides and packaging shall be equipped;

-All equipment shall be conformable to safety requirements prescribed in TCVN 5507:2002 : Hazardous chemicals – Code of Practice for Safety in Production, Commerce, Use, Handling and Transportation.

b) With respect to means of transport and cargo-handling equipment

Means of transport and cargo-handling equipment shall be conformable to current technical standards on handling of hazardous cargoes. Respective pictograms or warning signs shall be put up on means of transport.

c) With respect to sewerage treatment systems

-Every sewerage treatment system shall be conformable to thefollowingNational Technical Regulations(QCVN): QCVNNo.19:2009/BTNMT on industrial emission of inorganic substances and dust, and QCVN 20:2009/BTNMT on industrial emission of organic substances;

-QCVN 07:2009/BTNMT on hazardous waste threshold and QCVN 40:2011/BTNMT on industrial wastewater;

-Requirements prescribed in the Governments Decree No.38/2015/ND-CP on wastes and scrap management dated April 24, 2015.

4.With respect to quality control systems

a) Every pesticide factory shall have their own quality control system which is conformable to ISO 9001:2008 or the equivalent;

b) Laboratories for pesticide testing which are conformable to ISO 17025:2005 or the equivalent shall be constructed.

Article 4. Requirements for pesticide trading

Entities wishing to produce pesticides shall meet all requirements prescribed in Article 63 of the Law on Plant protection and Quarantine and the following detailed requirements:

1.With respect to personnel

Every shopkeeper and salesperson shall obtain at least a two-year associate degree in plant protection/horticulture/chemistry/forestry or higher; or Certificate of completion of training courses in pesticides granted by professional regulatory authorities or certificate of completion of training courses in plant protection and quarantine granted by the Department of Agriculture and Rural Development.

2.With respect to pesticide store location

Pesticide stores shall be located far away from food and beverage businesses, schools, hospitals and at least 20 m away from water sources (rivers, streams, reaches, canals or wells).

3.With respect to pesticide warehouses

a) For warehouses of retail shops

-Such ware houses shall be located at least 20 m away from water sources (rivers, lakes, streams, wells, etc.);

-Distance from pesticide shelf bottom to floor and walls shall be at least 10 cm and 20 cm, respectively.

b) All pesticide warehouses shall conform to the TCVN 5507:2002: Hazardous chemicals – Code of Practice for Safety in Production, Commerce, Use, Handling and Transportation.

Article 5. Requirements for quarantine service providers

Quarantine service providersshall meet all requirements prescribed in Article 37 of the Law on Plant protection and Quarantine and the following detailed requirements:

1.With respect to personnel

a) Every supervisory manager or executive of the quarantine service provider shall obtain at least a bachelor degree or higher as prescribed in QCVN 01 - 19:2010/BNNPTNT on fumigation procedures or Vietnam Standard and basic standards on quarantine;

b) Persons directly in charge of quarantine subjects (hereinafter referred to as “quarantine specialist”) shall obtain a practicing certificate granted by the professional regulatory authority affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2.Requirements for individuals obtaining practicing certificates

Individuals granted the practicing certificates are those who completed training courses and passed examination in quarantine according to the training program launched by professional regulatory authorities – Ministry of Agriculture and Rural Development.

3.With respect to technical infrastructures

a) Facilities, workshops, warehouses and equipment which are appropriate for the quarantine scale, methods and models under the national technical regulations on quarantine shall be constructed and equipped;

b) Equipment by quarantine method shall be equipped according to Appendix I herewith.

Article 6. Requirements for pesticide testing organizations

Testing organizations shall meet all requirements prescribed in Article 59 of the Law on Plant protection and Quarantine and the following detailed requirements:

1.Every manager, executive or technician of testing organizations shall obtain at least a bachelor degree in plant protection/horticulture/forestry/chemistry or higher and acquire a certificate of completion of training courses in pesticide testing granted by the professional regulatory authority –the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2.There are at least 05 full-time workers obtaining bachelor degree in majors prescribed in clause 1 of this Article or higher and completing training courses in pesticide testing.

3.With respect to technical infrastructures - facilities

a) Equipment and facilities presented in Appendix II herewith shall be equipped;

b) Testing organizations in charge of determination of pre-harvest intervals shall make laboratories available for pesticide residue analysis by respective method of assay.

Chapter III

REQUIREMENTS FOR INVESTMENT IN PLANT VARIETY TESTING SERVICES

Article 7. Requirements for provision of plant variety testing services

Plant variety testing service providers shall meet the following requirements:

1.Every testing service provider shall employ at least 02 workers obtaining bachelor degrees in plant variety/plant protection/forestry or higher;

2.Testing service offices shall be situated in favorable locations to facilitate testing of plant growth.

Chapter IV

REQUIREMENTS FOR INVETSMENT IN COMMON WILD ANIMAL FARMING

Article 8. Requirement for common wild animal farming

Entities rearing animals on the List of common wild animals published by the Ministry of Agriculture and Rural Development shall meet the following requirements:

1.Possession of wild animal shall be lawful by trap, importation, purchase, transfer, donation or confiscation under regulations of laws.

2.Common wild animal farms with exceeding 20 individual mammals, 50 individual reptiles or 100 individual amphibians shall be located at least 200m away from schools, hospitals and markets.

Chapter V

REQUIREMENTS FOR INVETSMENT IN HUSBANDRY, LIVESTOCK FEED AND AQUAFEED

Section 1. REQUIREMENTS FOR INVESTMENT IN BREEDING STOCK, SPERMS, EMBRYOS AND EGGS

Article 9. Requirements for production and trading breeding stock

1.Facilities producing and trading in purebreds shall employ technicians obtaining bachelor degrees in husbandry/veterinary medicine or higher. Facilities producing and trading in commercial breeds shall employ technicians acquiring at least two-year associate degrees in husbandry/veterinary medicine or higher.

2.Producing and trading facilities shall be located far away from polluted areas published by State competent authorities under regulations of laws; and at least 500 m away from centralized/ domestic/industrial wastewater treatment plants, hospitals, schools and markets.

3.Liquid and solid waste treatment measures shall be applied to protect the environment under the Law on Environment. Wastewater shall be treated to meet standards in QCVN 62 - MT: 2016/BTNMT on farming effluents.

Article 10. Requirements for production and trading of breeding stock, sperms, embryos and eggs

1.Producing and trading facilities shall employ technician obtaining two-year associate degrees in husbandry or veterinary medicine or higher.

2.Equipment, facilities for storage and means of transport shall be equipped under current technical regulations and standards.

Section 2. REQUIREMENTS FOR INVESTMENT IN INTENSIVE FARMING

Article 11. Requirements for intensive farming

1.Intensive farms rearing exceeding 100 cattle/buffaloes/horses for breeding/ exceeding 200 individuals for meat; or intensive sheep/goat farms with exceeding 400 individuals for breeding or exceeding 600 for meat; intensive rabbit farms with exceeding 3,000 individuals for breeding or exceeding 6,000 individuals for meat; intensive pig farms with exceeding 300 sows or exceeding 500 individuals including sows and pigs for meat; intensive chicken farm with exceeding 3,000 hens or exceeding 5,000 commercial chicken; intensive farm with exceeding 2,500 duck/goose; or exceeding 100 ostriches for breeding or 200 individuals for meat; or exceeding 10,000 quails for breeding or 20,000 for meat shall meet the following requirements:

a) Technicians in such farm shall obtain two-year associate degrees in husbandry /veterinary medicine or higher.

b) Liquid and solid waste treatment measures for environmental protection under the Law on Environment shall be applied. Wastewater shall be treated to meet standards in QCVN 62 - MT: 2016/BTNMT on farming effluents.

c) Such farms shall satisfy all requirements for food safety prescribed in Article 19 hereof.

2.Ultrasonic sound devices to attracting swallows shall not produce noise exceeding 70 dBA

Section 3.REQUIREMENTS FOR TRADING LIVESTOCK FEED AND AQUAFEED

Article 12.Requirements for producing and processing livestock feed and aqua-feed

1.The producing and processing facilities shall employ technicians holding at least bachelor degrees in husbandry/veterinary medicine (for production and processing of livestock feed technology); or in aquaculture/aqua-feed technology (for production and processing of aqua-feed).

2.Producing and processing facilities shall be fenced off.

3.The production zone of the producing and processing facility shall be designed by operational flow-through pattern and separated from other zones.

Article 13.Requirements for trading livestock feed and aqua-feed

1.Every trading facility shall be equipped with equipment, warehouses and fixtures and fittings for feed storage.

2.Zones for livestock feed and aqua-feed display shall be separated from pesticide, fertilizers and hazardous chemicals. Harmful insect and pest control measures shall be applied.

Article 14.REQUIREMENTS FOR PROVISION OF LIVESTOCK FEED AND AQUAFEED TESTING SERVICES

1.Testing centers shall employ technicians holding at least bachelor degrees in husbandry/veterinary medicine (for production and processing of livestock feed technology); or in aquaculture/aqua-feed technology (for production and processing of aqua-feed).

2.With respect to technical infrastructures

a) Aquaculture ponds for aqua-feed testing shall be conformable to requirements in clause 1, Article 16 hereof;

b) Livestock farms for livestock feed testing shall have livestock houses constructed in conformity with requirements in clause 2, Article 9 hereof.

Chapter VI

REQUIREMENTS FOR AQUATIC ANIMAL TRADING

Section 1.REQUIREMENTS FOR AQUACULTURE

Article 15. Requirements for aquatic breed production

1.Producing facilities shall employ technicians holding bachelor degrees in aquaculture or higher

2.Water supply and separate drainage systems, and sewerage treatment plants shall be constructed.

Article 16.Requirements for aquaculture

1.Aquaculture facilities farming aquatic animals in ponds or tanks shall have separate water drainage system and water supply system, and sewerage treatment plants constructed. Aquaculture facilities farming aquatic animals in cages shall be equipped with waste collection and treatment systems.

2.Aquaculture facilities shall satisfy all requirements for food safety prescribed in Article 19 hereof.

Article 17. Requirements for provision of plant variety testing services

1.Producing facilities shall employ technicians holding the bachelor degree in aquaculture or higher

2.Water supply and separate drainage systems, and sewerage treatment plants shall be constructed.

Section 2. REQUIREMENTS FOR INVESTMENT IN AQUATICULTURE HARVESTING

Article 18.Requirements for investment in aquaculture harvesting

1.Captains or chief engineers of class-IV fishing vessels with the capacity of at least 400 CV; or class-V fishing vessels with the capacity ranging from 90CV to under 400CV; or those with the capacity ranging from 20 CV to under 90 CV shall obtain master mariners.

2.Fishing vessels of which the designed waterline length is at least 15 m without engine or with engine but the total capacity of the main engine is at least 20 CV shall be certified eligible for technical safety by the fishing vessel register.

Chapter VII

REQUIREMENTS FOR INVESTMENT IN FOOD BUSINESS

Article 19. Requirements for investment in food production facilities

Every food production facility shall be:

1.Located far away from polluted areas published by State competent authorities under regulations of laws; landfills, centralized/domestic/industrial wastewater treatment plants, hospitals, schools.

2.Supplied enough clean water for food washing and processing under QCVN 02:2009/BYT on domestic water.

3.Equipped with equipment, packages and containers in conformity with QCVN 12-1:2011/BYT on hygiene and safety of synthetic resin implements, containers and packing in direct contact with foods; QCVN 12-2:2011/BYT on hygiene and safety of rubber implements, containers and packing in direct contact with foods and QCVN 12-3:2011/BYT on hygiene and safety of metallic implements, containers and packing in direct contact with foods.

Article 20. Requirements for investment in livestock and poultry slaughter houses

1.With respect to personnel

a) Slaughterhouse owners or workers directly slaughtering or processing food shall obtain the certificate of food safety stipulated by the Ministry of Agriculture and Rural Development;

b) Slaughterhouse owners and workers health status shall satisfy health prescribed by regulations of the Ministry of Health.

2.With respect to slaughterhouse location

Every slaughterhouse shall:

a) Be located far away from polluted areas published by State competent authorities under regulations of laws; landfills, centralized/domestic/industrial wastewater treatment plants, hospitals, schools.

b) Have stockyard/holding pens, slaughter facilities and post-slaughter processing facilities; restroom and Changing rooms which are separated from each other;

c) Be supplied with enough water for slaughtering and processing under QCVN 01:2009/BYT on drinking water quality; and water for flushing slaughterhouses, equipment and tools under QCVN 02:2009/BYT on domestic water quality;

d) Have drainage systems designed to facilitate the wastewater movement from the hi-hygiene zones through low-hygiene zones. Solid wastes collection devices/vehicles shall be covered and stored in separated areas.

3.Be equipped with slaughtering equipment, packages and containers satisfying requirements in QCVN 12-1:2011/BYT on hygiene and safety of synthetic resin implements, containers and packing in direct contact with foods; QCVN 12-2:2011/BYT on hygiene and safety of rubber implements, containers and packing in direct contact with foods and QCVN 12-3:2011/BYT on hygiene and safety of metallic implements, containers and packing in direct contact with foods.

Article 21. Requirements for investment in food processing facilities

1.With respect to personnel

a) Processing facilities’ owners or workers directly participating in producing food shall obtain the certificate of food safety stipulated by the Ministry of Agriculture and Rural Development;

b) Owners and workers’ health status shall satisfy health prescribed by regulations of the Ministry of Health.

2.Food processing facilities shall be located far away from polluted areas published by State competent authorities under regulations of laws; landfills, centralized/domestic/industrial wastewater treatment plants, hospitals, schools.

3.With respect to food processing premises

a) Processing premises, production lines and auxiliary facilities shall be designed by operational flow-through pattern. Condiments, finished products, package or leftovers shall be conveyed by separate conveyor belt.

b)Material warehouses, finished product warehouses; processing and packaging areas, restrooms, Changing room and relevant auxiliary facilities shall be separated from each other;

c) Walls, ceiling, floor and doors shall be made of waterproof and anti-corrosive materials. Doors and windows shall be kept closed to protect facilities from pests.

d) Air ventilation systems shall be installed to facilitate flow movements from hi-hygiene zone to the area with low-hygiene zone, and shall not be designed to flow air from restrooms to processing premises;

dd) Lighting systems shall conform to regulations of laws to facilitate the control of food safety and quality indicators by technology process. Light bulbs in processing premises shall be wrapped in box-shaped lampshades to prevent shatters from falling into foods.

e) The water for processing shall be adequately provided under QCVN 01:2009/BYT on drinking water quality; and water for flushing premises, equipment and tools under QCVN 02:2009/BYT on domestic water quality; Water pipelines for steam, cooling and fire safety shall be separated from pipelines distributing water for food processing and marked with different colors;

g) Air compressors for food processing shall be cleaned, sterilized and deodorized.

h) Restrooms are separated from food processing premises. Restroom doors shall not be installed opposite the food processing facility. Changing rooms for changing protective clothing shall be constructed.

i) Wastewater drainage systems shall be installed to facilitate wastewater movement from high-hygiene zones through low-hygiene zones before discharge.

4.Equipment
Every food processing premise shall be equipped with:

a) Hand wash sinks, disinfectants, footwear, clean water, hand wash liquor, soap, disposable towels or paper or hand dryers;

b) Equipment, packages and containers which are conformable to QCVN 12-1:2011/BYT on hygiene and safety of synthetic resin implements, containers and packing in direct contact with foods; QCVN 12-2:2011/BYT on hygiene and safety of rubber implements, containers and packing in direct contact with foods and QCVN 12-3:2011/BYT on hygiene and safety of metallic implements, containers and packing in direct contact with foods.

c) Insect and pest control devices/ repellers;

d) Quality control devices designed by technology;

dd) Solid waste collection devices/vehicles with covers parked in separated zones; hazardous waste containers marked with symbols and color indicators to distinguish from other types of wastes.

Article 22. Requirements for investment in wholesale markets

1.Wholesale market shall be located far away from polluted areas published by State competent authorities under regulations of laws; landfills, centralized/domestic/industrial wastewater treatment plants, hospitals, schools.

2.Wholesale market zoning

a) Restrooms shall be separated from food primary processing premises and food stalls;

b) Drainage systems shall be designed to facilitate wastewater movement from hi-hygiene zone through low-hygiene zone. Solid wastes collection vehicles/devices shall be covered and stored in separated areas.

c) Water shall be adequately supplied for food washing and primary processing under QCVN 01:2009/BYT on drinking water quality; and water for flushing the market, equipment and tools under QCVN 02:2009/BYT on domestic water quality;

3.Equipment, packages and containers which are conformable to QCVN 12-1:2011/BYT on hygiene and safety of synthetic resin implements, containers and packing in direct contact with foods; QCVN 12-2:2011/BYT on hygiene and safety of rubber implements, containers and packing in direct contact with foods and QCVN 12-3:2011/BYT on hygiene and safety of metallic implements, containers and packing in direct contact with foods shall be equipped.

Article 23. Requirements for investment in food business facilities

1.With respect to personnel

a) Business owners or salespersons shall obtain the certificate of food safety stipulated by the Ministry of Agriculture and Rural Development;

b) Owners and salespersons’ health status shall satisfy health requirements prescribed by regulations of the Ministry of Health.

2.With respect to business location

Every business facility shall be:

a) located far away from polluted areas published by State competent authorities under regulations of laws; landfills, centralized/domestic/industrial wastewater treatment plants, hospitals, schools.

b) Have their restrooms separated from zones for food storage, and food trading. Restroom doors shall not be installed opposite the food storage zone.

3.Equipment and fixtures

Every business facility shall be equipped with:

a) means of transport and equipment used for storing food at the temperature and humidity indicated by the manufacturers;

b) equipment, packages and containers which are conformable to QCVN 12-1:2011/BYT on hygiene and safety of synthetic resin implements, containers and packing in direct contact with foods; QCVN 12-2:2011/BYT on hygiene and safety of rubber implements, containers and packing in direct contact with foods and QCVN 12-3:2011/BYT on hygiene and safety of metallic implements, containers and packing in direct contact with foods.

c) Waste collection vehicles with covers parked in separate zone.

Chapter VIII

IMPLEMENTATIONORGANIZATION

Article 24. Effect

1.This Decree takes effect on July 01, 2016.

2.This Decree replaces:

a) Points a, b, c, dd of clause 1; point b, clause 2 of the Article 11; clauses 1 and 2 of Article 12; Articles 13, 14 and 15 of the Government’s Decree No.59/2005/ND-CP on requirements for production and trading aquatic animals dated May 04, 2005;

b) Point h of clauses 10,11, 12 and 13, Article 1 of the Government s Decree No.14/2009/ND-CP dated December 13, 2009 on amendments to a number of articles of the Government’s Decree No.59/2005/ND-CP on requirements for production and trading aquatic animals dated May 04, 2005;

c) Clauses 1, 2, 4 and 5 of Article 6; clause 3, Article 12 of the Government s Decree No. 08/2010/ND-CP dated February 05, 2010 on the management of animal feeds.

Article 25. Implementation

Ministers, Heads of Ministerial-level authorities, Heads of Governmental agencies, Presidents of People Committee’s of provinces, within their administration, shall be responsible for the implementation of this Decree./.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Xuan Phuc

 

 

APPENDIX 1

LIST OF EQUIPMENT
(Issued together with the Government’s Decree No.66/2016/ND-CP dated July 01, 2016)

Part 1. List of fumigation equipment

Table 1. List of fumigation equipment by Methyl bromine

No.

Equipment

1.

Concentration meters

2.

Fumigant leak detectors

3.

Fumigant residue meters (for measuring the threshold limit value TLV)

4.

Ventilation systems, air reverse system

5.

Volatilizers

6.

Heaters

7.

Personal protective equipment ( mask , oxygen breathing apparatus, air-purifying respirators, etc,)

8.

Fumigation ducts

9.

Canvas tarpaulins

10.

Other adhesive supports (sand snake, adhesive sealers, Kraft, etc.)

11.

Humidity and temperature recorder

12.

Scale or measuring devices

13.

Sampling devices and analyzers

14.

Fumigators

15.

Warning signs

16.

Fire safety equipment

17.

First-aid tool kits

Table 2. List of fumigation equipment by Phosphine

No.

Equipment

1.

Concentration meters

2.

Fumigant leak detectors

3.

Fumigant residue meters (for measuring the threshold limit value TLV)

4.

Ventilation systems

5.

Personal protective equipment ( masks , oxygen breathingapparatus

6.

Canvas tarpaulins

7.

Other adhesive supports (sand snake, advertisement adhesive sealers, Kraft, etc.)

8.

Humidity and temperature recorders

9.

Scale or measuring devices

10.

Sampling devices and analyzers

11.

Fumigators

12.

Warning signs

13.

Fire safety equipment

14.

First-aid tool kits

Part 2. List of equipment used for steam fumigation

No.

Equipment

1.

Fumigation chambers

2.

Vapor heat treatment facilities

3.

Cooling devices

4.

Steam humidifiers

5.

Circulation fans

6.

Moisture meters

7.

Temperature sensors

8.

Calibrating devices

9.

Temperature recorders

10.

Fire safety equipment

11.

First-aid tool kits

12.

Sampling devices and analyzers

Part 3. List of equipment used for irradiation

No.

Equipment

1.

Radiators

2.

Conveyor systems

3.

Control rooms

4.

Containers

5.

Radiation dosimeters

6.

Radiation rooms

7.

Radiation control devices

8.

Interlocks

9.

Personal protective equipment and dosimetry

10.

First-aid tool kits

11.

Fire safety equipment

12.

Sampling devices and analyzers

Part 4. List of equipment used for vapor heat and forced hot air treatment

No.

Equipment

1.

Fumigation chambers

2.

Heaters

3.

Temperature sensors

4.

Temperature display devices

5.

Reverse air systems

6.

Fire safety equipment

7.

Sampling devices and analyzers

 

APPENDIX II

PESTICIDE TESTING EQUIPMENT
(Issued together with the Government’s Decree No.66/2016/ND-CP dated June 01, 2016)

1.Sprayers applying pesticides in good conditions:

-Backpack sprayers (with pump handle): at least 02 sprayers;

-Hand-held electronic sprayers (with pressure regulators, without pump handle): at least 02 sprayers;

-Engine power sprayers for applying pesticides on perennial crops and perennial fruit trees: at least 02 sprayers

2.Analytical balances (with the precision of 10-2or higher): at least 02

3.Graduated cylinders (50, 100, 200, 500 ml): at least 02 cylinders by type

4.Pipette (1, 5, 10, 20 ml): at least 2 pipettes by type

5.Equipment requested for experiment: Rulers, board, piles, handheld magnifiers (for testing pesticides applying on pests which are hardly seen with naked eyes) according to the experiment.

6.Laboratory equipment for determination of density of pests which are invisible to naked eyes such as panicle rice mite, nematodes).

7.Data processing devices for experiment result summary such as computers and data processing software.

8.Personal protective equipment such as protective clothing, gloves, masks, goggles, etc.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 66/2016/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất