Nghị định 22/CP của Chính phủ về việc ban hành Bản quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng

thuộc tính Nghị định 22/CP

Nghị định 22/CP của Chính phủ về việc ban hành Bản quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:22/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:09/03/1995
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 22/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHị địNH

CủA CHíNH PHủ Số 22/CP NGàY 09 THáNG 03 NăM 1995

BAN HàNH BảN QUY địNH Về PHòNG CHáY, CHữA CHáY RừNG

 

CHíNH PHủ

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp,

NGHị địNH:

Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Nghị định này bản quy định về phòng cháy, chữa chấy rừng.

Điều 2.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan kiểm lâm các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Điều 3.- Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

QUY địNH

Về PHòNG CHáY, CHữA CHáY RừNG

(Ban hành kèm theo Nghị định số 22-CP

ngày 9 tháng 3 năm 1995 của Chính phủ).

 

CHươNG I

NHữNG QUY địNH CHUNG

 

Điều 1.- Cháy rừng là một thảm hoạ gây thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng của nhân dân. Các cấp, các ngành và tất cả công dân - đặc biệt là các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn rừng và ven rừng, có nghĩa vụ bảo vệ rừng, chấp hành quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Điều 2.- Uỷ ban Nhân dân các cấp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải chỉ đạo thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong phạm vi địa phương mình.

Chủ rừng phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng và phải chịu trách nhiệm về rừng do mình quản lý bị cháy.

Cơ quan kiểm lâm các cấp có trách nhiệm giúp chính quyền các cấp chỉ đạo, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; hướng dẫn các chủ rừng trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng.

Cơ quan quản lý Nhà nước thuộc các ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Kiểm lâm các cấp trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

CHươNG II

NHữNG QUY địNH Về PHòNG CHáY RừNG

 

Điều 3.- Cục Kiểm lâm là cơ quan chỉ đạo chuyên ngành, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Lâm nghiệp trong việc chỉ đạo các địa phương phối hợp với cơ quan khí tượng thuỷ văn tổ chức công tác dự báo cháy rừng, quy hoạch, xác định các trọng điểm cháy rừng trên bản đồ và trên thực địa; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và kiểm tra, tổng hợp tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng trong cả nước.

Điều 4.- Các cơ quan Kiểm lâm địa phương có trách nhiệm giúp Uỷ ban Nhân dân các cấp xây dựng cấp dự báo cháy rừng và chỉ đạo thực hiện công tác dự báo cháy rừng đến cơ sở; lập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức lực lượng và trang bị các phương tiện cần thiết về phòng cháy chữa cháy rừng; tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng cháy, chữa cháy rừng trong các cộng đồng dân cư; kiểm tra, thanh tra việc thi hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng và xử lý các vi phạm quy định đó.

Cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh phải kịp thời thông báo thời vụ khô hanh cho từng vùng.

Điều 5.- Cơ quan cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thuộc Bộ Nội vụ là cơ quan quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Kiểm lâm thuộc Bộ Lâm nghiệp trong việc mua sắm các trang bị, phương tiện chuyên dùng về phòng cháy, chữa cháy rừng; hướng dẫn việc tổ chức và huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng; tham gia cứu chữa các vụ cháy rừng và xác định nguyên nhân cháy.

Điều 6.- Mọi chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng sau đây:

1- Đối với diện tích rừng tập trung, chủ rừng phải xây dựng các công trình phòng cháy như: đường ranh cản lửa, kênh mương ngăn lửa, chòi canh lửa, biển báo, biển cấm lửa, hệ thống thông tin liên lạc, cải tạo, xây dựng suối, hồ, đập, kênh mương... để dự trữ nước chữa cháy rừng. Đồng thời phải chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của cơ quan Kiểm lâm sở tại.

2- Đối với diện tích rừng phân tán của nhiều chủ rừng, cơ quan Kiểm lâm địa phương phải xây dựng phương án phòng cháy rừng và hướng dẫn tổ chức thực hiện. Các chủ rừng có trách nhiệm thực hiện và có nghĩa vụ đóng góp kinh phí để thực thi phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

3- Khi thiết kế trồng rừng tập trung, phải thiết kế các công trình phòng cháy rừng và phải được cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh thông qua. Không trồng rừng ở những nơi chưa thiết kế các công trình phòng cháy rừng; khi trồng rừng phải đồng thời thi công ngay các công trình phòng cháy rừng.

4- Trong trồng rừng- nhất là trồng các loại cây dễ cháy như thông, tràm và các cây họ dầu khác cần áp dụng các biện pháp lâm sinh như trồng rừng hỗn giao nhiều tầng, xây dựng băng xanh cản lửa; xây dựng băng xanh cản lửa phải chọn những loài cây có khả năng chịu lửa.

5- những trọng điểm dễ cháy và ở những nơi có điều kiện thực hiện thì áp dụng biện pháp tu bổ, chăm sóc, vệ sinh rừng hoặc biện pháp "Đốt trước có điều kiện" vào trước mùa khô hanh, nhằm làm giảm nguồn vật liệu cháy.

6- Trong mùa khô hanh phải tổ chức lực lượng thường xuyên tuần tra, canh gác, phát hiện lửa rừng và kịp thời cứu chữa khi cháy rừng xẩy ra.

7- Có kế hoạch từng bước trang bị những thiết bị và phương tiện phòng, chữa cháy rừng cần thiết, kết hợp giữa thủ công với cơ giới để từng bước hiện đại hoá công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Điều 7.- Cấm đốt lửa trong rừng với các trường hợp sau đây:

1- Đốt các khu rừng dễ cháy như rừng thông, rừng tràm, rừng khộp, tre nứa; rừng mới trồng, rừng non tái sinh trong mùa khô hanh; những đồi cỏ tranh, lau lách, năn sậy... dễ gây cháy lan vào rừng.

2- Đốt lửa ở khu vực bãi gỗ.

3- Đốt lửa trong các khu vực rừng đặc dụng.

4- Dùng lửa để săn bắt chim thú, bắt ong, hạ cây, lấy củi, dọn đường, đốt đồng cỏ để lấy cỏ non và các hành vi dùng lửa vô ý thức gây cháy rừng.

Điều 8.- Các trường hợp được đốt lửa trong rừng (không thuộc phạm vị quy định tại Điều 7).

1- Đốt nương rẫy, phải tuân thủ theo quy định tại Điều 21 Luật bảo vệ và phát triển rừng. Trước khi đốt, chủ rẫy phải làm đường ranh cản lửa bao quanh; chỉ được đốt lúc gió nhẹ và phải bố trí người canh gác, không được để cháy lan vào rừng và phải dập tắt hết tàn lửa sau khi đốt.

2- Đốt xử lý thực bì chuẩn bị đất trồng rừng phải tuân theo quy định phòng cháy tại khoản 1, Điều 8 bản quy định này.

3- Đốt lửa để đun nấu, sinh hoạt, sưởi ấm trong rừng, phải tránh nơi có nhiều vật liệu cháy khô và khi dùng lửa xong phải dập tắt hết tàn lửa.

Điều 9.- những nơi đường sắt đi qua các khu rừng dễ cháy, ngành đường sắt có trách nhiệm:

1- Cùng với Bộ Lâm nghiệp quy định cụ thể những đoạn đường cần phải làm đường ranh cản lửa, rộng tối thiểu 5m kể từ chân đường sắt vào rừng (thuộc hành lang bảo vệ đường sắt); ngành đường sắt phối hợp với các chủ rừng thường xuyên phát quang và dọn sạch lau, cỏ, cây bụi hàng năm.

2- Thống nhất với Bộ Lâm nghiệp quy định những đoạn đường phải cắm biển đóng hộp tro và cấm xả than; những đoạn đường cho phép tài xế xe lửa được xả than và trong lúc xả than phải xả nước để làm tắt hẳn tàn lửa.

3- Khi tàu đi qua khu vực rừng dễ cháy, ngành đường sắt có trách nhiệm nhắc nhở hành khách không được ném tàn lửa vào rừng.

Điều 10.- những khu rừng có đường dây điện cao thế đi qua, hàng năm cơ quan quản lý đường dây điện cao thế phải dọn sạch vật liệu cháy ở phía dưới đường dây, nằm trong hành lang bảo vệ đường dây điện.

Điều 11.- các khu rừng du lịch, cơ quan quản lý du lịch phải có nội quy hướng dẫn cụ thể cho khách du lịch về những nơi dành cho cắm trại, nơi không được phép sử dụng lửa, những quy định phòng cháy, chữa cháy rừng, giáo dục ý thức phòng cháy rừng cho khách du lịch.

Ban quản lý các khu rừng du lịch chịu trách nhiệm tổ chức việc phòng cháy, chữa cháy rừng trong phạm vị quản lý của mình.

Điều 12.- Mọi tổ chức và cá nhân khi tiến hành các hoạt động ở trong rừng và ven rừng phải tuân theo các quy định về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Điều 13.- Bộ Lâm nghiệp (Cục Kiểm lâm) có trách nhiệm xây dựng các công trình phòng cháy trọng điểm như: Hệ thống đường ranh cản lửa chính, các chòi canh cố định... ở những vùng trọng điểm dễ cháy lớn.

CHươNG III

CHữA CHáY RừNG

 

Điều 14.- Khi xảy ra cháy rừng, Uỷ ban Nhân nhân các cấp có trách nhiệm và có quyền huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết để kịp thời chữa cháy rừng.

Điều 15.- Mọi tổ chức và cá nhân hoạt động ở trong rừng và ven rừng có trách nhiệm: khi phát hiện cháy rừng phải báo ngay cho chủ rừng hoặc cơ quan Kiểm lâm gần nhất; đồng thời phải triển khai ngay các biện pháp dập lửa; phải chấp hành lệnh huy động về người và phương tiện để chữa cháy rừng.

Điều 16.- Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải huy động ngay lực lượng phương tiện tại chỗ để chữa cháy rừng; đồng thời báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xin hỗ trợ nếu có nguy cơ cháy lớn; bảo đảm an toàn và bồi dưỡng thoả đáng cho những người tham gia chữa cháy rừng.

CHươNG IV

KINH PHí PHòNG CHáY, CHữA CHáY RừNG

 

Điều 17.- Nguồn kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng:

1- Nhà nước cấp kinh phí từ ngân sách (gồm chi phí thường xuyên cho hoạt động nghiệp vụ, trang bị chuyên dùng, xây dựng cơ bản) cho lực lượng Kiểm lâm làm công tác phòng cháy, chữa cháy rừng để lực lượng này xây dựng các công trình phòng cháy, hướng dẫn, kiểm tra các chủ rừng trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và cùng với lực lượng khác ở địa phương như: Công an, Quân đội, lực lượng quần chúng tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng.

2- Các địa phương bố trí trong ngân sách khoản dự bị phí để khắc phục thiên tai mất mùa, cháy rừng xảy ra gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của nhân dân địa phương.

3- Kinh phí do các chủ rừng đầu tư cho việc phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi đất lâm nghiệp được Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích kinh doanh lâm nghiệp.

Điều 18.- Về kế hoạch kinh phí:

1- Đối với những diện tích rừng do cơ quan Kiểm lâm giúp chính quyền các cấp quản lý, nhất là các vùng rừng trọng điểm, thì cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh lập kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng và kế hoạch tài chính trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp lâm nghiệp của Nhà nước.

2- Đối với những diện tích đất lâm nghiệp Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thì hàng năm chủ rừng phải lập kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng và kế hoạch tài chính để cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3- Hàng năm, địa phương nào có rừng bị cháy gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của nhân dân thì Bộ Lâm nghiệp, Uỷ ban Nhân dân tỉnh báo cáo Chính phủ xem xét hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho nhân dân trong vùng bị thiệt hại.

Điều 19.- Để quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí dành cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng yêu cầu về nghiệp vụ kỹ thuật, cơ quan Kiểm lâm các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan thường xuyên hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng.

CHươNG V

THưởNG PHạT

 

Điều 20.- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng thì được khen thưởng theo chế độ của Nhà nước. Người nào mà tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng mà bị thương tật, thiệt hại tính mạng hoặc tài sản thì được giải quyết theo quy định các chính sách hiện hành.

Điều 21.- Người nào vi phạm những quy định của Nghị định này, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, phải bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

CHươNG VI

ĐIềU KHOảN CUốI CùNG

 

Điều 22.- Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện bản quy định này đối với các cấp, các ngành trong phạm vi cả nước; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành các quy trình, quy phạm kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Các Bộ Nội vụ, Giao thông vận tải, Năng lượng, Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lâm nghiệp chỉ đạo thực hiện bản quy định này.

Điều 23.- Bản quy định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây về phòng cháy, chữa cháy rừng trái với bản quy định này đều bãi bỏ.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------
No: 22-CP
Hanoi, March 09, 1995
 
DECREE
PROMULGATING THE REGULATION ON THE PREVENTION AND FIGHT AGAINST FOREST FIRES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September 1992;
Pursuant to the Law on the Protection and Development of Forests on the 19th of August 1991;
At the proposal of the Minister of Forestry,
DECREES:
Article 1.- To promulgate together with this Decree the Regulation on the prevention and fight against forest fires.
Article 2.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, and the forest control agencies at various levels shall have to implement this Decree.
Article 3.- This Decree takes effect from the date of its signing.
All earlier regulations contrary to this Decree are now annulled.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 
REGULATION
ON THE PREVENTION AND FIGHT AGAINST FOREST FIRES
(issued together with Decree No.22-CP on the 9th of March 1995 of the Government)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Forest fire is a disaster causing big losses in property and lives to the people. All echelons and branches and all citizens - especially those organizations and individuals operating in the forests and on the forest fringes - have the duty to protect the forests, and observe the Regulation on the prevention and fight against forest fires.
Article 2.- The People's Committees at all levels shall, depending on their function, tasks and powers, direct the prevention and fight against forest fires within the territory of their locality.
The forest owners must carry out the Regulation on prevention and fight against forest fires, and shall take responsibility for the fires in the forests under their management.
The Forest Control Agencies at all levels shall have to assist the administration at all various levels to direct and implement the prevention and fight against forest fires, and guide the forest owners in the prevention and fight against forest fires.
The State managerial agencies in the concerned branches shall have to coordinate with the forest control agencies at all levels in the prevention and fight against forest fires.
Chapter II
REGULATION ON THE PREVENTION AGAINST FOREST FIRES
Article 3.- The Forest Control Department is the specialized directing agency, having the responsibility to assist the Minister of Forestry in directing the localities in their coordination with the meteorological and hydrological agencies in the forecast of forest fires, planning and determination of sites most vulnerable to forest fires on the map and on the actual geography; in working out and implementing the plans and measures for prevention and fight against forest fires, and in controlling and synthesizing the situation of the prevention and fight against forest fires throughout the country.
Article 4.- The local Forest Control Agencies shall have to assist the People's Committees of the same level in organizing forest fire forecast stations, and directing the forecast at each locality; in working out plans for prevention and fight against forest fires; in organizing the necessary manpower, means and equipment for this work, increase the awareness and education about prevention and fight against forest fires among the population community, in inspecting and controlling the implementation of the Regulation on preventing and fighting forest fires and handling the violations of these regulations.
The Forest Control Agency at the provincial level must timely inform each region of any hot and dry climate.
Article 5.- The Fire Brigade of the Ministry of the Interior is the State management agency on forest fire prevention and combat in general. It has the responsibility to coordinate with the Forest Control Agency of the Ministry of Forestry in directing the purchase of specialized equipment and means for the prevention and fight against forest fires; guide the organization and professional training for the forest fire prevention and combat forces; and taking part in the rescue operations in case of forest fire, and in determining the cause of the fire.
Article 6.- All forest owners must carry out the following measures of prevention and fight against forest fires :
1. With regard to the concentrated forests, the forest owners must build forest prevention projects, such as : fire separation lines and canals, guard mirador against fires, warning signs and fire ban signs, communication system, transformation and construction of streams, lakes, dams and canals to store reserve water to fight against forest fires. They have to submit to the direction and control of the local Forest Control Agency.
2. With regard to the scattered forests managed by different forest owners, the local Forest Control Agencies must work out plans of forest fire prevention, and direct its implementation. The forest owners must implement and have the duty to contribute to the expenditures for the realization of the plan of fire protection and combat.
3. While designing the concentrated forests, it is necessary to design also projects to prevent forest fires, which must be approved by the provincial Forest Control Agency. Forests must not be planted where no forest fire prevention projects have been designed. When a forest is planted, these projects must also be constructed immediately.
4. In planting forests, especially in planting inflammable trees like pine, cajeput and other oleaginous trees, bio-sylvicultural measures must be taken such as planting multi-tier mixed forests, building fire separation tree lines with fire-resistant trees.
5. In the places vulnerable to forest fires, and where conditions permit, measures of replenishment, tending and sanitation of forests, or the method of "controlled advance burning" shall be applied before the hot and dry season, with a view to reducing the sources of inflammable materials.
6. During the hot and dry season, there must be a permanent patrol and guard to detect forest fires, and rescue the forests in time, whenever a fire breaks out.
7. There must be a plan to equip the forest control forces with the necessary equipment and means to prevent and fight against forest fires, combining simple and mechanized means, in order to modernize step by step the prevention and fight against forest fires.
Article 7.- It is forbidden to make fires in the forests in the following cases :
1. To make fires in highly inflammable forests, such as pine, cajeput and bamboo forests, newly planted forests and newly reproduced forests, during the hot and dry season, hills of elephant grass, arundinaceous cane, reed... liable to make the fire spread into the forest.
2. To make fires in the timber wharves.
3. To make fires in the special-purpose forests.
4. Using fire to hunt for birds, wild animals and bees, to fell trees, to gather fire wood, to clear a path, to burn a pasture for green grass; and other wanton uses of fire which might cause forest fires.
Article 8.- Fires can be made in the forests in the following cases (not provided for in Article 7) :
1. The burning of swiddens must comply with Article 21 of the Law on Protection and Development of Forests. Before burning, the owner of the swidden must build a fire separation around it, and the burning is allowed only when there is light wind, and a guard must be posted so that the fire shall not spread to the nearby forest. All the embers must be put out after the burning.
2. The burning of undergrowth to prepare the soil for forest planting must comply with the regulations on prevention of forest fires stipulated in Item 1, Article 8 of this Regulation.
3. Making fires for cooking, heating and other necessities should avoid the places with lots of tinder, and all the embers must be put out after the use of fire.
Article 9.- In the highly inflammable forests crossed by a railway, the railway service must :
1. Together with the Ministry of Forestry, issue concrete regulations on the portions where fire separation lines must be created, at least five meters wide from the base of the railway to the forest (protection corridor of the railway). The railway service must coordinate with the forest owners in regularly clearing the reed, grass and bushes every year.
2. Together with the Ministry of Forestry, define the portions of the railroad where the ash-box must be closed and no ashes are allowed to be spread, as well as those portions where the train driver is allowed to release hot ashes, but these must be watered to put out all embers before the ash is released into the air.
3. The railway service has the duty of reminding passengers not to throw embers into the forest when the train passes inflammable forests.
Article 10.- In the forests crossed by high-voltage power lines, the managerial agencies of the high-voltage power lines must annually remove the inflammable materials beneath the lines, lying within the power line protection corridor.
Article 11.- In the tourist forests, the tourist service must issue a regulation to be observed by tourists, concerning the camping areas, the places where no fire can be made, and the rules concerning the prevention and fight against forest fires, and instill the sense of prevention of forest fires for the tourists.
The managing boards of the tourist forests shall take responsibility for the prevention and fight against forest fires in the areas within their management.
Article 12.- All organizations and individuals shall have to comply with the regulations on forest protection and prevention and fight against forest fires, in all their activities in the forests and forest fringes.
Article 13.- The Ministry of Forestry (Forest Control Department) shall have to build key forest fire prevention projects, such as the system of main fire separation lines, and fixed guard miradors in the key areas susceptible to big fires.
Chapter III
FIGHT AGAINST FOREST FIRES
Article 14.- When a forest fire breaks out, the People's Committees at various levels shall have the responsibility and the power to mobilize all necessary forces and means to combat the fire in time.
Article 15.- All organizations and individuals operating in the forests or on forest fringes have the responsibility, when detecting a forest fire, to alert the owner or the nearest Forest Control Agency. They must at the same time take measures to immediately put out the fire, and must obey the order of mobilization of manpower and means to fight the forest fire.
Article 16.- When a forest fire breaks out, the forest owner must immediately mobilize all the forces and means available to fight the fire; at the same time he must alert the authorized agency to ask for help, if a big fire is imminent. He must assure the safety of the participants in the fight against forest fires, and remunerate them appropriately.
Chapter IV
BUDGET FOR THE PREVENTION AND FIGHT AGAINST FOREST FIRES
Article 17.- The expenditures for the prevention and fight against forest fires derive from the following sources:
1. The State allocates fund from the budget (comprising regular expenditures for professional activities, special-purpose equipment and capital construction) for the rangers in the prevention and combat against forest fires, for the construction of fire prevention projects, for directing and inspecting the forest owners in the prevention and fight against forest fires in collaboration with other forces in the locality, such as the police, the army and volunteers among the population.
2. The localities shall deduct from their budget a reserve fund to overcome the natural disasters, including crop failures or forest fires, which cause great losses in lives and property to the local population.
3. Contributions of forest owners who invest in the prevention and fight against forest fires, on the forest land allocated by the State to the organizations, households and individuals for stable and long term use in forestry business.
Article 18.- On budget plan:
1. With regard to the forest areas managed by the Forest Control Agency on behalf of the administration at various levels especially in the key forest areas, the provincial Forest Control Agency shall draw up the plan for forest fire prevention and combat and the financial plan, and submit them to the provincial People's Committee for approval. This finance shall be deducted from the budget for forest service of the State.
2. With regard to the forest land allotted by the State to the organizations, households and individuals, every year the forest owner must draw up a plan for forest fire prevention and combat and the financial plan, and submit them to the authorized level for approval.
3. Each year, the Ministry of Forestry and the People's Committee of the province, where big forest fires caused great losses in lives and property to the people, shall report to the Government to consider aid from the central budget to the population in the stricken areas.
Article 19.- In order to ensure close management of the budget for forest fire prevention and combat, and to make sure that this budget is used for the right purpose and according to the professional and technical requirements, the Forest Control Agency at all levels shall have to closely coordinate with the related branches, in order to regularly direct, monitor and control the realization of the forest fire prevention and combat projects.
Chapter V
REWARDS AND PENALTIES
Article 20.- The organizations and individuals with meritorious achievements in the prevention and fight against forest fires shall be commended and rewarded according to the State regulations. Those persons, who are injured or die in the prevention and fight against forest fires or lost their property, shall receive compensations according to the current policies and regimes.
Article 21.- Those who violate the provisions of this Regulation shall receive administrative sanctions or be examined for penal liability, depending on the extent of their violations.
Chapter VI
FINAL PROVISION
Article 22.- The Ministry of Forestry shall guide, direct and inspect the implementation of this Regulation by the various levels and branches throughout the country, shall cooperate with the other ministries and the concerned branches to work out and issue the technical process and norms for forest fire prevention and fight, and shall periodically report to the Prime Minister on the prevention and fight against forest fires.
The Ministry of the Interior, the Ministry of Communication and Transport, the Ministry of Energy, the Ministry of Finance, the State Planning Committee, the General Tourist Department, the General Meteorology and Hydrology Department, and other concerned agencies shall coordinate with the Ministry of Forestry in guiding the implementation of this Regulation.
Article 23.- This Regulation takes effect from the date of its issue. The earlier regulations about prevention and fight against forest fires which are contrary to this Regulation are now annulled.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 22/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất