Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác, nhiều đối tượng đã sử dụng chiêu trò tinh vi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, mức phạt hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự. 

1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), lừa đảo chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội bằng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật. Đây là một tội danh thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015.

Yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? (Ảnh minh họa)

2. Yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

- Chủ thể: Căn cứ vào Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi số 12/2017/QH14, chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực chịu trách nhiệm hình sự.

- Khách thể: Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm trực tiếp tới quyền sở hữu tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ.

Về cơ bản, các tội xâm phạm sở hữu là những tội có cùng khách thể là quan hệ sở hữu.

- Mặt chủ quan: Mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi được thực hiện bởi lỗi cố ý trực tiếp.

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt này là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước được khi thực hiện hành vi đó thì tài sản của người khác sẽ bị chiếm đoạt trái pháp luật nhưng vẫn mong muốn hậu quả này xảy ra.

- Mặt khách quan:

Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Trong đó:

  • Dùng thủ đoạn gian dối là việc đưa thông tin sai sự thật (thông tin giả) nhưng làm người khác tưởng thật và giao tài sản cho người phạm tội. Có nhiều cách để đưa thông tin giả như bằng lời nói, chữ viết, hành động, giả vờ vay, mượn… để lừa người khác và chiếm đoạt tài sản của người đó.

  • Chiếm đoạt tài sản của người khác thành của mình một cách trái pháp luật.

Về dấu hiệu: Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đonạ gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Về giá trị tài sản:

- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 02 triệu đồng trở lên.

- Nếu giá trị tài sản bị chiếm đoạt <02 triệu đồng: Thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc từng bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản dù chưa được xóa án tích nhưng vẫn tiếp tục vi phạm cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

3. Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự thế nào?

Khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017 quy định:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Đây là mức phạt khung 4 của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức phạt cao nhất là tù chung thân.

Theo đó, nếu vi phạm một trong các trường hợp sau sẽ bị phạt tù từ 12 năm - 20 năm hoặc tù chung thân:

- Chiếm đoạt tài sản có giá trị 500 triệu đồng trở lên;

- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để lừa đảo.

4. Dùng thủ đoạn xảo quyệt để lừa đảo chiếm đoạt tài sản có phải tình tiết tăng nặng?

Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Bộ luật Hình sự 2017 quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

...

m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;

...

2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Có thể thấy, nếu theo quy định trên thì tình tiết dùng thủ đoạn xảo quyệt để phạm tội được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trong khung hình phạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì tình tiết dùng thủ đoạn xảo quyệt lại chỉ là dấu hiệu định khung.

Do đó, việc dùng thủ đoạn xảo quyệt để phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về "Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự"

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật Hình sự 2015

Cho tới thời điểm hiện tại, Bộ luật Hình sự đang được áp dụng là Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017. Hãy cùng LuatVietnam cập nhật toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật Hình sự 2015 trong bài viết dưới đây.

Lịch sử Luật Doanh nghiệp Việt Nam

Lịch sử Luật Doanh nghiệp Việt Nam là một hành trình phát triển phản ánh sự chuyển mình của nền kinh tế đất nước từ giai đoạn kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường.

Luật Doanh nghiệp hiện hành được thông qua năm nào?

Từ khi ra đời đến nay, Luật Doanh nghiệp đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Vậy Luật Doanh nghiệp hiện hành được thông qua năm nào?

Luật Doanh nghiệp mới nhất là năm nào?

Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp đã trải qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung để phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế. Vậy Luật Doanh nghiệp mới nhất là năm nào?