Thông tư liên tịch 13/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn cho vay quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm và lập quỹ giải quyết việc làm địa phương

thuộc tính Thông tư liên tịch 13/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT

Thông tư liên tịch 13/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn cho vay quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm và lập quỹ giải quyết việc làm địa phương
Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:13/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Nguyễn Lương Trào; Nguyễn Thị Kim Ngân; Phan Quang Trung
Ngày ban hành:08/05/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 13/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI-BỘ TÀI CHÍNH- BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 13/1999/TT-LT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT NGÀY 08 THÁNG 5 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN CHO VAY
QUỸ QUỐC GIA HỖ TRỢ VIỆC LÀM VÀ LẬP QUỸ
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐỊA PHƯƠNG

 

- Căn cứ Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới:

- Căn cứ Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành môt số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm:

- Căn cứ Quyết định số 126/1998/QĐ-TTG ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương Trình mục tiêu Quốc gia về việc làm đến năm 2000.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện như sau:

 

I- VỀ CHO VAY VỐN TẠO VIỆC LÀM

 

1- Đối tượng được vay:

1.1- Hộ gia đình (kể cả hộ gia đình lực lượng vũ trang ở các làng quân nhân, hộ gia đình công nhân nghỉ việc dài ngày), thành viên của các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng có nhu cầu vay vốn tự tạo việc làm;

1.2- Tổ hợp sản xuất, Hợp tác xã, Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp tư nhân, luật Công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật (gọi chung là cơ sở sản xuất kinh doanh), có dự án tạo chỗ việc làm mới, thu hút thêm lao động;

Trong các đối tượng kể trên, ưu tiên cho lao động nữ mất việc làm được vay vốn.

2- Nội dung sử dụng vốn vay:

2.1- Mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, đánh bắt thuỷ, hải sản để mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh;

2.2- Bổ sung vốn mua nguyên vật liệu, cây, con giống; các chi phí chăm sóc cây trồng, vật nuôi đến khi thu hoạch.

3- Điều kiện để được vay vốn.

3.1- Hộ gia đình phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi thực hiện dự án, có đơn đề nghị vay vốn gửi chủ dự án (đối với dự án có nhiều hộ vay); nếu là pháp nhân phải có dự án vay vốn phù hợp với ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh;

3.2- Dự án tập thể phải có bảo lãnh bằng tín chấp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường (đối với dự án cấp xã, phường), của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận (đối với dự án cấp huyện, quận) hoặc của người đứng đầu tổ chức đoàn thể, quần chúng cấp huyện, quận đối với các dự án do đoàn thể, hội quần chúng quản lý;

3.3- Cơ sở sản xuất kinh doanh phải có tài sản thế chấp khi vay vốn.

4- Mức vốn cho vay:

4.1- Đối với hộ gia đình, mức vay tối đa không quá 10 triệu đồng, ít nhất phải tạo ra một chỗ làm mới hoặc tăng thêm thời gian làm việc tương ứng với một lao động;

4.2- Đối với dự án có nhiều hộ vay vốn, mức vay phụ thuộc vào số hộ thực hiện dự án, nhưng mức vay của mỗi hộ tối đa không quá 10 triệu đồng;

4.3- Đối với dự án của cơ sở sản xuất kinh doanh, mức vay tối đa không quá 300 triệu đồng và không quá 10 triệu đồng trên một chỗ làm việc mới.

5- Thời hạn cho vay:

5.1- Thời hạn 12 tháng:

- Chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm;

- Nuôi thuỷ, hải sản;

- Trồng cây lương thực, hoa màu.

5.2- Thời hạn 24 tháng:

- Chăn nuôi đại gia súc lấy thịt, con đặc sản;

-Trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây dược liệu, cây cảnh....;

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

5.3- Thời hạn 36 tháng:

- Mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải thuỷ bộ loại vừa và nhỏ, ngư cụ đánh bắt thuỷ, hải sản,...;

- Chăn nuôi đại gia súc để sinh sản, lấy sữa, lấy lông, lấy sừng;

- Trồng cây ăn quả lâu năm;

- Trồng cây công nghiệp dài ngày.

Nếu dự án có chu kỳ sản xuất dài hơn thời gian được vay và thực hiện đúng dự án được duyệt, có thể được xem xét cho vay tiếp đến khi thu hoạch.

6- Lãi xuất cho vay:

- Nguyên tắc: Thấp hơn lãi xuất Ngân hàng thương mại. Mức cụ thể từng thời kỳ do Bộ Tài Chính quy định sau khi thống nhất với Bộ Lao Động- Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Nguồn tiền lãi thu về, được sử dụng chi quản lý phí, bù vốn rủi ro bất khả kháng, nếu còn dư bổ sung Quỹ cho vay.

7- Xây dựng dự án:

- Các đối tượng vay vốn phải lập dự án (theo mẫu số 1a, 1b kèm theo Thông tư này).

- Dự án phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án.

- Một đối tượng chỉ được vay theo một kênh nhất định.

8- Thẩm định cho vay:

8.1- cấp huyện (bao gồm: quận, Huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước tổ chức thẩm định và ghi vào phiếu thẩm định và ghi phiếu thẩm định dự án (theo mẫu số 2a, 2b kèm theo Thông tư này); tổng hợp trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện xem xét và ghi ý kiến đề nghị cho vay vào biểu tổng hợp;

- Thời gian kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đến khi thẩm định xong ở cấp huyện tối đa không quá 15 ngày.

8.2- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh):

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước kiểm tra, xem xét từng hồ sơ dự án và thẩm định lại (khi cần thiết), tổng hợp trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.Thời gian thẩm định, quyết định cho vay tối đa không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án.

8.3- Đối với dự án do cơ quan Trung ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng quản lý:

- Các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh, chủ trì phối hợp với Kho bạc Nhà nước, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định dự án và trình tổ chức đoàn thể, hội quần chúng cấp trên.

Thời gian nhận, thẩm định dự án tối đa không quá 25 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án;

- Cơ quan Trung ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng xét quyết định cho vay. Thời gian xét quyết định cho vay tối đa không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án.

8.4- Quyết định cho vay của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan Trung ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng và biểu tổng hợp các dự án được vay (theo mẫu số 3a, 3b kèm theo Thông tư này) phải gửi về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài Chính và Kho bạc Nhà nước Trung ương (ngaysau khi có Quyết định) để tổng hợp, theo dõi, quản lý. Trong Quyết định, ghi rõ nguồn vốn sử dụng cho vay.

9- Chuyển vốn cho vay:

- Căn cứ hạn mức và kế hoạch chuyển vốn (đối với địa phương) hoặc Quyết định cho vay (đối với cơ quan Trung ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng) Bộ Tài chính làm thủ tục cấp vốn cho Kho bạc Nhà nước Trung ương bằng hình thức lệnh chi tiền để làm nguồn vốn cho vay.

Kho bạc nhà nước Trung ương căn cứ thông báo chuyển vốn của Bộ Tài chính, chậm nhất không quá 5 ngày, chuyển vốn về Kho bạc Nhà nước địa phương nơi có dự án được duyệt để tổ chức cho vay theo quy định.

10- Phát tiền vay:

10.1- Căn cứ Quyết định duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước nơi phát tiền vay có trách nhiệm hướng dẫn các đối tượng vay vốn làm thủ tục thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh, cùng đại diện bên vay ký hợp đồng tín dụng theo quy định tại Thể lệ cho vay của Bộ Tài chính.

10.2- Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho vay, Kho bạc Nhà nước phải trực tiếp phát tiền đến người vay. Đối với dự án có nhiều hộ vay, Kho bạc Nhà nước có thể uỷ thác cho chủ dự án thực hiện phát tiền vay đến hộ. Việc uỷ thác phải đảm bảo quản lý tốt nguồn vốn, thu hồi đầy đủ và đúng hạn cho Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.

10.3- Đối với các dự án đã duyệt, nhưng không cho vay được, Kho bạc Nhà nước phải báo cáo ngay với cơ quan ra quyết định cho vay để xem xét, giải quyết.

11- Gia hạn nợ, cho vay lại:

11.1- Gia hạn nợ:

- Đối với dự án đến hạn trả nợ, nhưng sản xuất chưa được thu hoạch, chủ dự án có nhu cầu gia hạn, phải làm đơn giải trình rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi cho vay để xem xét, giải quyết.

- Căn cứ đơn xin gia hạn nợ, Kho bạc Nhà nước tiến hành kiểm tra và giải quyết gia hạn nợ. Thời gian gia hạn nợ tối đa không quá 06 tháng.

11.2- Cho vay lại:

- Dự án có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài hơn thời hạn được vay, đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, chủ dự án có nhu cầu vay thêm một thời hạn để duy trì sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động, thì trước khi đến hạn trả nợ, phải có báo cáo kết quả sử dụng vốn vay và đơn đề nghị vay lại.

- Quy định thẩm định và thẩm quyền cho vay lại thực hiện như đối với dự án vay lần đầu, nhưng không phải lập lại dự án.

- Dự án được duyệt vay lại chưa phải trả nợ gốc trước khi làm thủ tục vay lại, nhưng phải trả đủ số tiền lãi trong thời hạn đã vay. Để đảm bảo tính liên tục trong quá trình sử dụng vốn, các thủ tục duyệt cho vay lại phải hoàn chỉnh trước ngày đến hạn trả nợ.

- Đối với các đối tượng có nhu cầu vay thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động, thì chủ dự án phải có tài liệu chứng minh và gửi đến các cơ quan có liên quan để giải quyết theo trình tự duyệt vay lần đầu.

12- Thu hồi và sử dụng vốn thu hồi:

- Kho bạc Nhà nước tiến hành thu hồi nợ đến hạn; chủ dự án có thể trả vốn trước hạn.

- Vốn thu hồi được dùng để cho vay quay vòng các dự án khác do địa phương, các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng quản lý.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, cơ quan Trung ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng phải có kế hoạch sử dụng vốn và duyệt các dự án phù hợp với số vốn thu hồi hàng tháng, quý; không để vốn tồn đọng ở Kho bạc.

- Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh nguồn vốn cho vay giữa các địa phương, các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng hoặc thu về Kho bạc Nhà nước Trung ương, Liên Bộ sẽ có văn bản.

13- Xử lý các dự án nợ quá hạn:

- Vốn nợ quá hạn không phải do các nguyên nhân bất khả kháng và không thuộc đối tượng được giải quyết gia hạn hoặc cho vay lại, chủ dự án phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho Kho bạc Nhà nước.

- Sau 03 tháng kể từ ngày chuyển sang nợ quá hạn, nếu đã được đôn đốc trả nợ, nhưng chủ dự án vẫn cố tình dây dưa thì Kho bạc Nhà nước chuyển hồ sơ cho vay đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị phát mại tài sản thế chấp theo quy định hiện hành để thu hồi vốn, trường hợp nghiêm trọng, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

II- LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM ĐỊA PHƯƠNG

 

1- Quỹ giải quyết việc làm địa phương là một bộ phận của Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, được trích từ Ngân sách địa phương hàng năm (Ngân sách cấp tỉnh) và các nguồn vốn khác dành cho lĩnh vực việc làm. Quỹ được quản lý tập trung qua Kho bạc Nhà nước.

2- Hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ vào khả năng của Ngân sách địa phương và nhu cầu giải quyết việc làm tại địa phương, bố trí một phần kinh phí trong dự toán Ngân sách địa phương để lập Quỹ giải quyết việc làm, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

3- Sử dụng quỹ:

3.1- Cho vay theo dự án tạo việc làm:

- Dành khoảng 80-85% nguồn Quỹ để làm vốn cho vay giải quyết việc làm. Việc quản lý, thực hiện cho vay theo hướng dẫn tại mục I của Thông tư này.

- Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch bổ sung vốn vay giải quyết việc làm trong năm được duyệt; hàng quý, Sở Tài chính - Vật giá chuyển vốn cho Kho bạc Nhà nước tỉnh bằng hình thức lệnh chi tiền để làm nguồn vốn cho vay.

3.2- Hỗ trợ vốn:

Dành khoảng 15-20% nguồn Quỹ để hỗ trợ cơ sở vật chất các Trung tâm dịch vụ việc làm, các dự án đào tạo nghề, khuyến nông - lâm - ngư, quản lý chương trình từ cơ sở đến tỉnh.

 

 

III- TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN

 

1- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch phân bổ dự án ngân sách cấp mới và kế hoạch sử dụng vốn thu hồi cho từng cơ quan Trung ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng, địa phương để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Chính phủ xem xét quyết định;

- Phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm theo đúng mục tiêu của Chương trình;

- Kiểm tra, đánh giá kết quả sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm, định kỳ 6 tháng, năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2- Bộ Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế, quản lý và điều hành Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm; hướng dẫn các địa phương xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý Quỹ giải quyết việc làm của địa phương theo quy định tại Thông tư này;

- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán ngân sách cấp mới cho Chương trình, tổng hợp vào kế hoạch ngân sách hàng năm để Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết định;

- Đảm bảo ngân sách cấp mới cho Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm theo dự toán ngân sách được duyệt;

- Kiểm tra, giám sát công tác quản lý và sử dụng quỹ.

3- Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng dự toán ngân sách cấp mới cho Chương trình, tổng hợp, đưa vào dự toán ngân sách chung của Nhà nước hàng năm để Chính phủ xem xét và trình Quốc hội quyết định

- Tổng hợp kế hoạch phân bổ dự toán ngân sách cấp mới, vốn thu hồi hàng năm cho cơ quan Trung ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng, và địa phương, trình Chính phủ xét và giao kế hoạch thực hiện;

- Tham gia nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý và điều hành Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo đúng mục tiêu của Chương trình.

4- Các cơ quan Trung ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng:

- Tổ chức thực hiện, quản lý vốn của Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm đã được Chính phủ giao;

- Phân bổ cho tổ chức đoàn thể, hội quần chúng cấp tỉnh chỉ tiêu kế hoạch vốn vay (bao gồm vốn bổ sung mới, vốn thu hồi) và chỉ tiêu giải quyết việc làm đã được Chính phủ giao;

- Hướng dẫn các cấp đoàn thể ở địa phương xây dựng dự án vay vốn theo quy định;

- Xét và ra quyết định cho vay các dự án thuộc phạm vi quản lý;

- Chỉ đạo các cấp đoàn thể ở địa phương thực hiện đúng cơ chế, chính sách cho vay từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm; kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện; định kỳ quý, 6 tháng, năm báo cáo với Liên Bộ (theo mẫu số 4 kèm theo Thông tư này).

5- Kho bạc Nhà nước Trung ương:

- Hướng dẫn các thủ tục cho vay;

- Chỉ đạo Kho bạc Nhà nước cấp dưới thực hiện các thủ tục cho vay, đảm bảo chặt chẽ, đơn giản, tránh phiền hà cho nhân dân;

- Quản lý, tổng hợp, phân phối tiền lãi theo quy định;

- Định kỳ quý, 6 tháng, 9 tháng và năm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện cho vay từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm với Liên Bộ.

6- các địa phương:

6.1- Uỷ ban nhân dân tỉnh:

- Giao chỉ tiêu về việc làm và vốn vay cho Uỷ ban nhân dân các huyện;

- Tổ chức thực hiện, quản lý vốn hỗ trợ việc làm đã được Chính phủ giao;

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nguồn vốn về việc làm tại địa phương và báo cáo định kỳ quý, 6 tháng, cả năm với Liên Bộ (theo mẫu số 4 kèm theo Thông tư này).

6.2- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch phân bổ dự toán ngân sách cấp mới và vốn thu hồi cho từng huyện, tổ chức đoàn thể để Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xét quyết định;

- Chủ trì phối hợp với kho bạc Nhà nước tỉnh kiểm tra, thẩm định các dự án vay vốn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, xem xét quyết định; trong đó chịu trách nhiệm chính về mục tiêu, đối tượng vay vốn; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, giải quyết các dự án bị rủi ro theo quy định; kiểm tra, đánh giá kết quả cho vay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm;

- Hướng dẫn các đối tượng trên địa bàn xây dựng dự án vay vốn;

- Hướng dẫn các Trung tâm dịch vụ việc làm xây dựng các dự án hỗ trợ trang thiết bị dạy nghề, dịch vụ việc làm; chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá tổ chức thẩm định dự án trình Uỷ ban nhân dân tỉnh;

- Tổ chức tuyên truyền về mục tiêu, nội dung và các chính sách của Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm.

6.3- Sở Tài chính - Vật giá:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán Ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh, thành phố) cấp mới cho chương trình hàng năm để Uỷ ban nhân dân tỉnh xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập kế hoạch phân bổ dự toán ngân sách cấp mới, vốn thu hồi cho từng huyện, tổ chức đoàn thể để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xét, giao kế hạch thực hiện;

- Hướng dẫn kiểm tra quyết toán sử dụng kinh phí từ lãi của các cơ quan quản lý Chương trình tại địa phương;

- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước trong việc định giá tài sản thế chấp.

6.4- Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá đề xuất mức trích lập Quỹ giải quyết việc làm từ ngân sách địa phương hàng năm, trình Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh xét, quyết định;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính - Vật giá phân bổ chỉ tiêu kế hoạch giải quyết việc làm và chỉ tiêu kế hoạch vốn vay (từ ngân sách Trung ương và địa phương) cho huyện, tổ chức đoàn thể, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xét, quyết định;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả cho vay từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.

6.5- Kho bạc Nhà nước tỉnh:

- Phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng kiểm tra, thẩm định các dự án vay vốn; tổ chức cấp phát tiền vay và thu hồi nợ khi đến hạn; chịu trách nhiệm chính về điều kiện vay, mức vay và mục đích sử dụng vốn;

- Phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan trong việc xử lý các dự án bị rủi ro bất khả kháng và nợ quá hạn trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Thực hiện phân phối tiền lãi theo quy định; phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá kiểm tra, tổng hợp quyết toán việc sử dụng kinh phí từ lãi của các cơ quan quản lý Chương trình tại địa phương;

- Hàng tháng, quý báo cáo tình hình cho vay, thu nợ với Ban chỉ đạo giải quyết việc làm địa phương và Kho bạc Nhà nước cấp trên (theo hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước Trung ương).

 

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương tổ chức đoàn thể, hội quần chúng căn cứ nội dung hướng dẫn tại Thông tư này, chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm thuộc phạm vi quản lý; đẩy nhanh tiến độ cho vay vốn, kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh, quản lý Quỹ chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

2- Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo hệ thống nghiệp vụ của Ngành thực hiện Thông tư này.

3- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các văn bản trước đây hướng dẫn về chính sách vay vốn đối với các dự án nhỏ giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hết hiệu lực thi hành.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ảnh kịp thời về Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, giải quyết.

 


MẪU SỐ 1A

DỰ ÁN VAY VỐN QUỸ QUỐC GIA HỖ TRỢ VIỆC LÀM
p dụng cho dự án vùng, nhóm hộ gia đình)

 

 

- Tên dự án:

- Họ và tên chủ dự án (dự án vùng, đoàn thể ghi rõ chức vụ):

- Địa điểm thực hiện:

- Tổng số vốn thực hiện:

Trong đó:

+ Vốn tự có (vốn đối ứng):

+ Vốn cần vay:

- Tổng số hộ tham gia dự án:

- Tổng số lao động được tạo việc làm:

- Dự kiến thời gian bắt đầu thực hiện dự án:

Địa chỉ liên hệ:

Điện thoại:

Huyện:

Tỉnh, thành phố:

 

 

..., năm.......

 

 

 

 


DỰ ÁN VAY VỐN TẠO VIỆC LÀM

 

Tên dự án:

- Họ và tên chủ dự án (dự án vùng, đoàn thể ghi rõ chức vụ).

- Địa điểm thực hiện dự án:

- Tổng số vốn thực hiện dự án:

Trong đó:

+ Vốn tự có (vốn đối ứng):

+ Vốn cần vay:

- Tổng số hộ tham gia dự án:

- Tổng số lao động được tạo việc làm:

- Dự kiến thời gian bắt đầu thực hiện dự án:

 

I. BỐI CẢNH THỰC HIỆN DỰ ÁN:

 

- Điều kiện thực hiện dự án:

+ Kinh tế:

+ Tự nhiên: đất đai, khí hậu, địa lý.

+ Xã hội: ngành nghề truyền thống hay phong tục canh tác...

Chỉ nêu những điều kiện liên quan đến dự án

- Mục tiêu của dự án:

 

II. NỘI DUNG DỰ ÁN:

 

1- Quy mô dự án:

- Số diện tích gieo, trồng

- Số con gia súc

- Số hộ, số lao động tham gia dự án.

2- Nhu cầu vốn vay:

- Nhu cầu vốn đầu tư:

+ Dự tính đầy đủ nhu cầu vốn đầu tư cho một đơn vị diện tích, một đầu con vật nuôi, trên cơ sở này tính nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện dự án.

+ Vốn tự có

+ Vốn cần vay (tính trên cơ sở những nội dung sản xuất được vay)

+ Sản lượng tăng thêm

3- Mục đích sử dụng vốn vay:

- Đầu tư mua con, cây giống, công cụ lao động, máy móc, chủng loại, số lượng, thành tiền.

- Đầu tư mua vật tư, nguyên vật liệu.

- Mua sắm khác. Nội dung này tính toán trên cơ sở nội dung 2.

4- Hiệu quả sản xuất và khả năng hoàn trả vốn:

5- Thời hạn vay:

6- Điều kiện vay:

- Vay bằng tín chấp: Người hay cơ quan bảo lãnh, tín chấp.

 

III. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN:

 

- Quản lý và có trách nhiệm đôn đốc các thành viên sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, bảo đảm trả vốn và lãi cho Quỹ đúng quy định.

 

Ngày...... tháng..... năm......

Chủ dự án

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 


MẪU SỐ 1B

DỰ ÁN VAY VỐN QUỸ QUỐC GIA HỖ TRỢ VIỆC LÀM
(Áp dụng cho cơ sở sản xuất kinh doanh)

 

Tên dự án:

Họ và tên chủ dự án:

Địa điểm thực hiện dự án:

Thời gian thực hiện dự án:

Mục tiêu dự án: - Phát triền sản xuất, kinh doanh:

- Giải quyết việc làm mới cho lao động

Tổng số vốn thực hiện dự án:

Trong đó: - Vốn tự có:

- Vốn vay:

 

Địa chỉ liên hệ:

Điện thoại:

Huyện:

Tỉnh, thành phố:

 

 

...., năm .....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DỰ ÁN VAY VỐN TẠO VIỆC LÀM

 

Tên dự án:

Họ và tên chủ dự án:

Địa điểm thực hiện dự án:

Thời gian thực hiện dự án:

Mục tiêu dự án: - Phát triển sản xuất, kinh doanh:

- Giải quyết việc làm mới cho lao động

 

I. BỐI CẢNH:

 

- Đặc điểm, tình hình doanh nghiệp.

- Bối cảnh xã hội.

- Khả năng phát triền doanh nghiệp trong dự án.

 

II. MỤC TIÊU DỰ ÁN:

 

1. Đầu tư phát triển doanh nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng sản phẩm, doanh thu, tăng lợi nhuận.

2. Tạo chỗ làm việc mới, thu hút lao động vào làm việc:

- Thu hút lao động mới vào làm việc.

- Đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động.

- Đảm bảo thu nhập từ..... đồng ổn định cuộc sống.

 

III. LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN:

 

1. Chủ thể dự án:

- Tên gọi:

- Chức năng:

- Người đại diện:

- Trụ sở sản xuất:........... Văn phòng giao dịch: .............................

- Điện thoại:

- Giấy phép thành lập:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

- Tài khoản tiền gửi:

- Vốn pháp định:

2. Mặt bằng sản xuất:

Ghi cụ thể diện tích văn phòng, nhà xưởng, kho bãi,...

3. Nguồn vốn: Tổng số

Trong đó: - Cố định:................. Lưu động:.........

- Vốn tự có:.............. Vốn vay:...........

4. Năng lực sản xuất:

- Xưởng: gồm:

- Trang bị máy móc: (các loại)

5. Hiệu quả sản xuất kinh doanh (2 năm gần nhất):

- Doanh thu:

- Thuế:

- Lợi nhuận:

- Tiền lương công nhân:

6. Nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp:

a- Đầu tư trang thiết bị:

- Máy móc:

- Phương tiện:

- Vật tư:

b- Đầu tư vốn lưu động:

- Mua nguyên vật liệu:

- ...................................

c- Nhu cầu sử dụng lao động:

- Lao động hiện có:.............. người

- Tăng thêm:......................... người

d- Số vốn xin vay:

- Tổng số vốn xin vay:....... đồng (% so với tổng số vốn vay cho) dự án:

- Mục đích sử dụng:

7- Thời hạn vay:............ tháng

8- Tài sản thế chấp (ghi cụ thể các tài sản và giá trị)

 

 

IV. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN:

 

1. Đối với doanh nghiệp:

a- Tăng năng lực sản xuất:

b- Tăng doanh thu:

d- Lãi gộp:

e- Lãi ròng (Sau khi trả thuế lợi tức):

g- Tỷ lệ lãi trên đồng vốn:

2. Hiệu quả đối với người lao động:

- Thu hút và đảm bảo việc làm cho lao động (số lượng)

- Tiền lương:

 

V. PHẦN CAM KẾT:

 

- Thu hút lao động:

- Sử dụng vốn đúng mục đích đã nêu ra trong dự án.

- Đảm bảo thời hạn hoàn trả vốn.

- Thực hiện đầy đủ, đúng chế độ: thời gian làm việc và nghỉ ngơi, bảo hộ lao động, bảo hiểm đối với người lao động và nghĩa vụ đối với Nhà nước.

 

Xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã phường về địa bàn hoạt động của dự án

Ngày... tháng... năm...

Chủ dự án

(Ký tên đóng dấu)

 

 

 

 


MẪU SỐ 2A

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.... , ngày... tháng.... năm 199 ....

 

PHIẾU THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
p dụng đối với dự án tập thể)

 

1- Tên dự án:..............................................................................................

2- Tên chủ dự án (hoặc hộ gia đình):.........................................................

4- Đối tượng quản lý dự án:.......................................................................

 

A- THÀNH PHẦN THAM GIA THẨM ĐỊNH

 

1- Ông (bà) .........................chức vụ.............. đại diện ..............................

2- Ông (bà)........................ chức vụ.............. đại diện...............................

3- Ông (bà) ......................... chức vụ ............. đại diện.............................

 

B- NỘI DUNG THẨM ĐỊNH

 

1- Mục tiêu tạo việc làm cho người lao động (số lao động tại gia đình, số hộ tham gia, tình hình việc làm và thu nhập thực tế của các hộ):..............................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

2- Thực trạng sản xuất kinh doanh và mục tiêu của dự án (ngành nghề lựa chọn, khả năng hiện có, nhu cầu và mục đích vay vốn):

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

3- Cơ sở đảm bảo tiền vay: .........................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

4- Kết luận (tính khả thi, hiệu quả kinh tế và khả năng giải quyết việc làm):

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

 

C- NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CHO VAY

 

Căn cứ dự án xin vay và kết quả kiểm tra, thẩm định; chúng tôi thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền duyệt cho vay với nội dung cụ thể như sau:

1- Mức vốn đề nghị cho vay (bằng số):....................... đồng.

2- Thời hạn cho vay....... tháng. Lãi suất tiền vay....... % tháng.

3- Số hộ vay:.................. hộ

4- Mục đích sử dụng tiền vay:

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

 

Chủ dự án

Ký, ghi rõ họ tên

Đại diện tổ chức đoàn thể

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện cơ quan LĐTB-XH

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện Kho bạc nhà nước

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Ý kiến của UBND quận, huyện hoặc
cơ quan đoàn thể cấp tỉnh, thành phố

(Ghi rõ ý kiến đề nghị, sau đó ký tên và đóng dấu)

 

MẪU 2B

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...... ngày.... tháng.... năm 199....

 

PHIẾU THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
p dụng đối với dự án của cơ sở sản xuất kinh doanh)

 

1- Tên dự án:.............................................................................................

3- Chủ dự án:................................. Đối tượng cho vay:............................

4- Địa chỉ: ................................................................................................

 

A- THÀNH PHẦN THAM GIA THẨM ĐỊNH

 

1- Ông (bà)......................... chức vụ.............. đại diện .............................

2- Ông (bà)......................... chức vụ.............. đại diện..............................

3- Ông (bà)......................... chức vụ.............. đại diện..............................

 

B- NỘI DUNG THẨM ĐỊNH

 

1- Mục tiêu tạo việc làm cho người lao động (số lao động hiện có tại cơ sở, thuộc đối tượng nào, tình trạng việc làm và thu nhập thực tế của người lao động):

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

2- Thực trạng sản xuất kinh doanh và mục tiêu của dự án (khả năng hiện có, tăng thêm cho dự án, mục tiêu phát triển ngành nghề sản xuất kinh doanh, nhu cầu và mục đích vay vốn):......................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

3- Về tình hình tài sản thế chấp: ...............................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

4- Kết luận (tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng giải quyết việc làm)

...................................................................................................................

...................................................................................................................

 

C- NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CHO VAY

 

Căn cứ dự án xin vay và kết quả kiểm tra, thẩm định; chúng tôi thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền duyệt cho vay với nội dung cụ thể như sau:

1- Mức vốn đề nghị cho vay (bằng số):.............................. đồng.

2- Thời hạn cho vay...... tháng. Lãi suất tiền vay................ % tháng.

Để giải quyết việc làm cho:......................... người, trong đó:

- Tạo việc làm ổn định cho:......................... người hiện có tại cơ sở.

- Tạo việc làm mới cho:................................ người sẽ thu hút thêm.

3- Mục đích sử dụng tiền vay:

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

 

Đại diện tổ chức
đoàn thể

(Ký và ghi rõ họ tên)

Đại diện cơ quan
LĐTB-XH

(Ký và ghi rõ họ tên)

Đại diện Kho bạc
nhà nước

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Ý kiến của UBND quận, huyện
hoặc cơ quan đoàn thể cấp tỉnh, thành phố
(Ghi rõ ý kiến đề nghị, sau đó ký tên và đóng dấu)


MẪU SỐ 3A

Tỉnh, thành phố .................................

(Hoặc cơ quan đoàn thể, quần chúng)

 

BIỂU TỔNG HỢP

CÁC DỰ ÁN VAY VỐN QUỸ QUỐC GIA
HỖ TRỢ VIỆC LÀM - NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo quyết định số .................... ngày.......... tháng....... năm 199...)

 

TT

Tên dự án

Chủ dự án

Đối tượng

Địa điểm thực hiện

Vốn thực hiện dự án (tr.đồng)

Lao động

Mức vay trên 1 chỗ làm việc triệu đồng/1 lao động

Tóm tắt nội dung dự án

Thời hạn vay tháng

Lãi suất

Ghi chú

 

 

 

 

 

Tổng số

Trong đó vay

Hiện có

Thu hút thêm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

% so với tổng vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

I

Vốn bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Vốn thu hồi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cho vay dự án mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cho vay lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

UBND tỉnh, thành phố (hoặc cơ quan TW TCĐT, hội quần chúng)

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

MẪU SỐ 3B

Tỉnh, thành phố .................................

 

BIỂU TỔNG HỢP

CÁC DỰ ÁN VAY VỐN QUỸ QUỐC GIA
HỖ TRỢ VIỆC LÀM - NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo quyết định số .................... ngày.......... tháng....... năm 199...)

 

 

Tên dự án

Chủ dự án

Đối tượng

Địa điểm thực hiện

Vốn thực hiện dự án (tr.đồng)

Lao động

Mức vay trên 1 chỗ làm việc triệu đồng/1 lao động

Tóm tắt nội dung dự án

Thời hạn vay tháng

Lãi suất

Ghi chú

 

 

 

 

 

Tổng số

Trong đó vay

Hiện có

Thu hút thêm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

% so với tổng vốn

 

 

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

I

Vốn bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Vốn thu hồi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cho vay dự án mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cho vay lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

UBND tỉnh (thành phố)

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 


MẪU SỐ 4

Tỉnh, thành phố:.............................

(Hoặc cơ quan TW tổ chức, đoàn thể quần chúng)

 

BIỂU BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CHO VAY
QUỸ QUỐC GIA HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐẾN KỲ BÁO CÁO
(Kèm theo báo cáo số ........ ngày ....... tháng .....năm.....)

 

Số TT

Loại hình dự án

Tổng số

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

 

Số dự án

Số tiền (tr.đ)

Số lao động

Bổ sung trong năm

Vốn thu hồi

Bổ sung trong năm

Vốn thu hồi

 

 

 

 

 

Số dự án

Số tiền (tr.đ)

Số lao động

Số dự án

Số tiền (tr.đ)

Số lao động

Số dự án

Số tiền (tr.đ)

Số lao động

Số dự án

Số tiền (tr.đ)

Số lao động

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

 

I- Trồng trọt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cây ăn quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cây lâm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cây công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Cây khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II- Chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Đại gia súc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Gia súc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Gia cầm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Con đặc sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Con khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III- Thuỷ sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Đánh bắt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Nuôi trồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV-Tiểu thủ công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Chế biến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Cơ khí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Tiểu thủ công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày..... tháng ..... năm ......

Người lập biểu UBND tỉnh. thành phố

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
THE MINISTRY OF FINANCE
THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------
No: 13/1999/TTLT/BLDTBXH-BTC-BKHDT
Hanoi, May 08, 1999
 
JOINT CIRCULAR
GUIDING THE PROVISION OF LOANS FROM THE NATIONAL EMPLOYMENT SUPPORT FUND AND THE ESTABLISHMENT OF LOCAL EMPLOYMENT FUNDS
Pursuant to Resolution No. 120/HDBT of April 11, 1992 of the Council of Ministers (now the Government) on the policy, orientation and measures for employment in the coming years;
Pursuant to Decree No. 72/CP of October 31, 1995 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code on employment;
Pursuant to Decision No. 126/1998/QD-TTg of July 11, 1998 of the Prime Minister ratifying the national target program on employment till the year 2000;
To raise the efficiency of the use of the national employment fund, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs; the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment hereby jointly guide the implementation as follows:
I. ON LENDING CAPITAL FOR JOB CREATION
1. Subjects entitled to borrowing:
1.1. Family households (including those of the armed forces in army villages, households of workers who have stayed out of job for a long period), and members of mass organizations, associations, that have the demand to borrow capital for self-creation of jobs;
1.2. Production groups, cooperatives, enterprises set up and operating under the Private Enterprise Law or the Company Law, and production and business establishments for the disabled (called collectively the production/business establishments) that have projects for creation of new jobs and attraction of more laborers;
Among the above-mentioned subjects, the female laborers who have lost their jobs shall be given priority to borrow capital.
2. The use of borrowed capital:
2.1. To procure machinery, equipment, means of transport or fishing aquatic and marine products for expansion and raising the capacity of production and business;
2.2. To supplement capital for the purchase of raw materials, materials, plant and animal strains; costs of tending plants and reared animals till they yield fruits.
3. Conditions for being provided with loans:
3.1. The family households must have the permanent residence registered in localities where projects shall be implemented, file their application for borrowing capital to the project owners (for projects with many borrowing households); if being the legal persons, they must have capital-borrowing projects compatible with the production and business lines inscribed in their business licenses;
3.2. Collective projects must be guaranteed by trust of the presidents of the commune/ward People’s Committees (for commune/ward-level projects), the presidents of the urban/rural district People’s Committees (for district-level projects) or the heads of district-level mass organizations for projects managed by mass organizations or associations;
3.3. Production and business establishments must have assets for mortgage when borrowing capital.
4. Capital amounts to be lent:
4.1. For family households, the maximum lending amount for each shall not exceed 10 million VN dong; at least, new job must be created for a person or the working time must be increased correspondingly to that spent by a laborer;
4.2. For projects with many borrowing households, the lending amount depends on the number of households implementing a project, but the maximum amount borrowed by each household shall not exceed 10 million VN dong;
4.3. For projects of production and/or business establishments, the maximum lending amount shall not exceed 300 million VN dong and shall not exceed 10 million VN dong per a new working post.
5. Lending terms:
5.1. The 12-month term:
- Rearing domestic animals and poultry;
- Aquaculture;
- Food and/or subsidiary crops cultivation.
5.2. The 24-month term:
- Rearing meat cattle and specialty animal;
- Planting short-term industrial crops, pharmaceutical herbs, ornamental plants...;
- Cottage industry and handicraft production.
5.3. The 36-month term:
- The procurement of machinery, equipment, water and land transport means of small and medium sizes, fishing gears,…
- Raising cattle for offspring, dairy, hair, horns;
- Planting perennial fruit trees;
- Planting long-term industrial plants.
If a project has a production cycle longer than the lending term and has been implemented as approved, it may be considered for continued loan until the harvest.
6. The lending interest rate:
- Principle: Being lower than the Commercial Bank’s interest rates. The specific rate for each period shall be prescribed by the Ministry of Finance after consulting with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Ministry of Planning and Investment.
- The earned interests shall be used to cover the management costs, to make up for the force majeure risk, and the remainder, if any, shall be supplemented to the lending fund.
7. Project elaboration:
- Subjects entitled to borrow capital shall have to elaborate projects (according to set forms).
- The projects must be certified by the administration of the localities where the projects shall be implemented.
- A subject is allowed to borrow from a certain source.
8. Loan evaluation:
8.1. At the district level (including urban and rural districts, provincial capitals and towns).
- The district Labor, War Invalids and Social Affairs Sections shall assume the prime responsibility and coordinate with the State Treasury in organizing the evaluation of projects and inscribing in the project-evaluating papers; synthesize and submit them to the presidents of the district People’s Committees for consideration, and write the loan recommendations on the sum-up papers;
- The time-limit for the district-level evaluation shall be 15 days at most after receiving the project dossiers.
8.2. In provinces and centrally-run cities (collectively called the province)
The provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services shall assume the prime responsibility and coordinate with the State Treasury in examining and considering all project dossiers and re-evaluating projects (when necessary), synthesize and submit them to the presidents of the provincial People’s Committees for decision. The time-limit for loan evaluation and decision shall not exceed 15 days after receiving the project dossiers.
8.3. For projects managed by central committees of mass organizations and associations:
- The mass organizations of the provincial level shall assume the prime responsibility and coordinate with the State Treasury and the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services in evaluating projects and submit them to their superior bodies. The time-limit for the evaluation of a project shall not exceed 25 days after receiving the project dossier;
- The central committees of the mass organizations and associations shall consider and decide the loans. The time-limit therefor shall not exceed 15 days after receiving the project dossiers.
8.4. The loan decisions of the provincial People’s Committees or Central Committees of mass organizations and association and the sum-up report on the projects to be provided with loans shall be addressed to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and the Central State Treasury (immediately after their issuance) for synthesis, monitoring and management. The decisions shall clearly state the sources of lending capital.
9. Transfer of loan capital:
- Basing itself on the quotas and the plan for capital transfer (for localities) or the loan decisions (for central committees of mass organizations and associations), the Ministry of Finance shall carry out the procedures to allocate capital to the central State Treasury in the form of money order as sources of loan capital.
- The central State Treasury shall base itself on the capital transfer notice of the Ministry of Finance to transfer, within 5 days, the capital to the State Treasury in localities where the approved projects shall be implemented for the provision of loans as prescribed.
10. Distributing loan money:
10.1. Basing itself on the loan decisions of the competent levels, the State Treasury in locality where loan money is distributed shall have to guide the capital borrowers to fill in the procedures for mortgaging their property or making loan guarantee, then sign with the borrowers credit contracts as prescribed in the Ministry of Finance’s Lending Regulation.
10.2. Within 10 days after receiving the loan decisions, the State Treasury shall have to directly distribute the money to the borrowers. For a project with many borrowers, the State Treasury may entrust the project owner to distribute loan money to households. The entrustment must ensure that the capital source is well managed and recovered fully and in time for the national fund for employment promotion.
10.3. For projects which have already been approved but cannot be provided with loans, the State Treasury shall have to promptly report to the loan decision-issuing agencies for consideration and settlement.
11. Debt extension, re-lending:
11.1. Debt extension:
- For projects where debts become due while their production cycles have not yet yielded results and the project owners wish to extend their debts, they shall have to submit their application, clearly stating the reasons therefor as well as solutions thereto to the lending State Treasury for consideration and settlement.
- Basing itself on the debt extension application, the State Treasury shall inspect and decide the debt extension. The extension duration shall not exceed 06 months.
11.2. Re-lending:
- For projects which have the production and/or business cycles longer than the lending terms, have used the borrowed capital for the right purposes and with efficiency and the project owners wish to prolong their loans for a period of time in order to maintain production and create stable jobs for the laborers, before the debts become due, the project owners shall have to make a report on the use of loan capitals and the application for re-borrowings.
- The process for re-lending evaluation and the re-lending competence shall be similar to those for the first-time loan projects but without having to re-elaborate the projects.
- The owners of projects approved for re-loans shall not have to pay the principals of the previous loans but to pay the interests thereon when filling in the procedures for re-loans. To ensure the continuity of the capital using process, all the procedures for approving the re-loans must be completed before the debt payment deadlines.
- For subjects wishing to borrow more capital for the expansion of their production and/or business and attraction more laborers, the project owners shall have to acquire documents to prove it and send them to the relevant agencies for settlement according to the first-loan approving procedures.
12. Recovering capital and using the recovered capital:
- The State Treasury shall recover due debts; the project owners may return their debts ahead of time.
- The recovered capital shall be re-lent to projects managed by localities, mass organizations or associations.
- The provincial People’s Committees and the central committees of mass organizations and associations shall draw up capital-using plans and approve projects commensurate to the amount of capital recovered monthly or quarterly; and shall not leave capital unused in the State Treasury.
- In cases where it is necessary to readjust the sources of loan capital among localities and mass organizations as well as associations or recover them to the central State Treasuries, the ministries jointly issuing this Circular shall issue guiding documents thereon.
13. Handling projects with overdue debts:
- Loan debts turned overdue not because of force majeure and not belonging to subjects entitled to debt extension or re-loans must be fully returned to the State Treasury by the project owners.
- If after 3 months from the date the debt is made overdue, a project owner, though urged to pay the debt, still deliberately delays the debt payment, the State Treasury shall transfer the lending dossiers to the competent State agency proposing the auction of mortgaged property according to the current regulations in order to recover capital or the examination for penal liability if the case is serious.
II. SETTING UP, MANAGEMENT AND USE OF LOCAL EMPLOYMENT FUNDS
1. The local employment funds constitute part of the national employment support fund, which are channeled from the annual local budgets (the provincial State budget) and other sources reserved for employment. The funds are managed through the State Treasury.
2. Annually, the provincial People’s Committees shall base themselves on the local budget capability and employment demand to channel part of the local budget estimates for the setting up of the employment funds then submit them to the provincial People’s Councils for decision.
3. Using funds:
3.1. As loans to job creation projects:
- To reserve 80-85% of the fund’s source as loan capital for the creation of jobs. The management and provision of loans shall comply with the guidance in Section I of this Circular.
- Basing themselves on the approved plan quotas of loan capital supplemented annually to the job creation, the provincial Finance-Pricing Services shall transfer capital to the provincial State Treasury in the form of money order as the loan capital sources.
3.2. Capital support:
To reserve about 15-20% of the fund’s source to provide material foundation support for employment service centers, as well as projects for job-training, agricultural-forestry-fishery promotion and program management from the grassroots to the province.
III. RESPONSIBILITIES AND POWERS OF AGENCIES
1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:
- Assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment in drawing up plans for new allocation of budget estimates and for the use of recovered capital for each Central Committee of a mass organization or association and each locality so that the Ministry of Planning and Investment shall synthesize and submit them to the Government for consideration and decision;
- Coordinate with concerned ministries and branches in studying the elaboration of a mechanism to manage and use the national employment support fund according to the set objectives of the program;
- Inspect and evaluate the results of using the employment support fund and biannually report them to the Prime Minister.
2. The Ministry of Finance shall:
- Assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Planning and Investment in formulating the mechanism for managing and operating the national employment support fund; guiding localities to elaborate and effect mechanism for management of their local employment funds according to the regulations in this Circular;
- Coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Planning and Investment in drawing up new budget estimates for the program and incorporate them into the annual budget plans and submit them to the Government for consideration and the National Assembly for decision;
- Provide new budget for the national employment support fund according to the approved budget estimates;
- Inspect and supervise the management and use of such funds.
3. The Ministry of Planning and Investment shall:
- Coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in drawing up new budget allocation estimates for the program, synthesize and incorporate them in the common annual budget estimate of the State and submit them to the Government for consideration and the National Assembly for decision;
- Synthesize the plans for allocation of new budget estimates and annually recovered capital to Central Committees of mass organizations and associations as well as localities, then submit them to the Government for consideration and assignment of implementation plans;
- Join in the study and elaboration of the mechanism to manage and operate the national employment support fund and to inspect and supervise the implementation strictly according to the objectives of the program.
4. The Central Committees of mass organizations and associations shall:
- Organize the implementation and management of the national employment support fund’s capital assigned to them;
- Allocate to provincial-level mass organizations and associations the plan quotas on loan capital (including newly supplemented capital, recovered capital) and the employment quotas assigned by the Government;
- Guide the local mass organizations and associations at all levels to draw up plans for capital borrowing as prescribed;
- Consider and decide loans to projects under their management;
- Direct local mass organizations and associations at all levels to strictly comply with the mechanism and policies on the provision of loan capital from the national employment support fund; inspect and evaluate the situation and implementation results, and quarterly, biannually and annually report them to the ministries which have jointly issued this Circular.
5. The Central State Treasury shall:
- Guide the lending procedures;
- Direct the subordinate State Treasuries to carry out the lending procedures in a strict, simple and trouble-free manner for people;
- Manage, sum up and distribute interests according to regulations;
- Report every quarter, six months, nine months and year on the situation and results of the provision of loans from the national employment support fund to the said ministries.
6. In localities:
6.1. The provincial/municipal People’s Committees shall:
- Assign employment and loan capital quotas to the district People’s Committees;
- Organize the implementation and management of employment capital assigned by the Government;
- Examine and evaluate the implementation of employment capital sources in localities and quarterly, biannually and annually report it to the said ministries.
6.2. The provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services shall:
- Assume the prime responsibility and coordinate with the provincial Finance-Pricing Services as well as Planning and Investment Services in drawing up plans for allocation of new budget estimates and recovered capital to each district, each mass organization so that the provincial Finance-Pricing Services and Planning and Investment Services synthesize and submit them to the provincial People’s Committees for consideration and decision;
- Assume the prime responsibility and coordinate with the provincial State Treasuries to examine and evaluate capital borrowing projects and submit to the provincial People’s Committees for consideration and decision; take the prime responsibility for the objectives and subjects of the capital borrowings; assume the prime responsibility and coordinate with concerned agencies in settling projects affected by risks according to regulations; examine and evaluate the results of the provision of loan capital from the national employment fund;
- Guide subjects in their respective localities to draw up plans for capital borrowing;
- Guide employment service centers to draw up plans for support in job training equipment and employment services; assume the prime responsibility and coordinate with the provincial Finance-Pricing Services as well as Planning and Investment Services in organizing the evaluation of projects to be submitted to the provincial People’s Committees;
- Propagate for the objectives, contents and policies of the National Target Program for Employment.
6.3. The provincial/municipal Finance-Pricing Services shall:
- Assume the prime responsibility and coordinate with the provincial Planning and Investment Services to draw up new local budget estimates (the provincial or municipal budget) to be annually allocated to the program and submit them to the provincial People’s Committees for consideration and to the provincial People’s Councils for decision;
- Coordinate with the provincial Labor, War Invalids and Social Affairs in drawing up plans for distribution of new budget estimate allocations and the recovered capital to each district and mass organization so as to synthesize and submit them to the provincial People’s Committees for consideration and assignment of implementation plans;
- Guide and examine the settlement of the use of interest funds by program-managing agencies in their respective localities;
- Coordinate with the State Treasury in determining the price of the mortgaged property.
6.4. The provincial/municipal Planning and Investment Services shall:
- Coordinate with the provincial Finance-Pricing Services in proposing the level of deduction for the establishment of employment fund from the annual local budget and submit them to the provincial People’s Committees and People’s Councils for consideration and decision;
- Coordinate with the provincial Labor, War Invalids and Social Affairs Services and Finance - Pricing Services in the allocation of plan quotas on employment and loan capital (from the central and local budgets) to districts and mass organizations, and submit them to the provincial People’s Committees for consideration and decision;
- Coordinate with concerned agencies in examining and evaluating the situation and results of the provision of loans from the national employment support fund.
6.5. The provincial/municipal State Treasury shall:
- Coordinate with the Labor, War Invalids and Social Affairs bodies, mass organizations and associations in examining and evaluating capital borrowing projects; organize the allocation of loan money and the recovery of due debts; take the prime responsibility for the borrowing conditions and amount as well as the capital-using purposes;
- Coordinate with the Labor, War Invalids and Social Affairs agencies and concerned bodies in handling projects subject to force majeur and overdue debts, then submit them to the competent bodies for decision;
- Distribute earned interests according to regulations; coordinate with the provincial/municipal Finance-Pricing Services in examining and synthesizing the final settlement of the use of interest-derived funds of the program-managing bodies in the locality;
- Monthly and quarterly report on the situation of loan provision and debt recovery to the local steering board for employment and the superior State Treasury (under guidance of the Central State Treasury).
IV. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
1. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the Central Committees of mass organizations and associations shall base themselves on the guidance in this Circular to direct functional agencies to carry out activities related to the National Target Program on Employment under their management scope; step up the capital-lending tempo, handle in time arising problems, strictly manage the capital and use it for the right purposes and with efficiency.
2. The Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Planning and Investment shall direct their respective professional systems to implement this Circular.
3. This Circular takes effect 15 days after its signing. All previous documents guiding the borrowing of capital for small projects on employment under Resolution No. 120/HDBT of April 11, 1992 of the Council of Ministers (now the Government) now cease to be effective.
Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the ministries of Labor, War Invalids and Social Affairs; Finance; and Planning and Investment for study and settlement.
 
 

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
VICE MINISTER




Nguyen Luong Trao
THE MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER




Nguyen Thi Kim Ngan
THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
VICE MINISTER




Phan Quang Trung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 13/1999/TTLT-BLDTBXH-BTC-BKHDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất