Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH về tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp

thuộc tính Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH

Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:17/2018/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đào Ngọc Dung
Ngày ban hành:17/10/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Doanh nghiệp phải tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động

Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH quy định về tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành ngày 17/10/2018.

Thông tư yêu cầu, doanh nghiệp phải tổ chức tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động tại cơ sở của mình ít nhất 01 lần trong năm nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật lao động và có giải pháp cải tiến việc tuân thủ.

Nội dung tự kiểm tra bao gồm: Việc tuyển dụng và đào tạo lao động; Việc giao kết và thực hiện hợp đồng lao động; Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; Việc trả lương cho người lao động; Việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế…

Doanh nghiệp phối hợp với đại diện tập thể lao động thực hiện báo cáo kết quả tự kiểm tra trực tuyến khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan Thanh tra Nhà nước về lao động.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

Xem chi tiết Thông tư17/2018/TT-BLĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

Số: 17/2018/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TỰ KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

​________________

Căn cứ Nghị định số 14/2012/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04/10/2017 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Chánh thanh tra Bộ;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn về tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, báo cáo kết quả tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trực tuyến; trách nhiệm của người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở, cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động (sau đây gọi là tự kiểm tra) là hoạt động tự thu thập, phân tích, đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động của người sử dụng lao động tại nơi sản xuất, kinh doanh.
2. Trang thông tin điện tử http://tukiemtraphapluatlaodong.gov.vn (sau đây gọi là trang thông tin điện tử) là địa chỉ truy cập trên môi trường mạng để liên kết, tích hợp, đăng tải các kênh thông tin, tài liệu, các ứng dụng và dịch vụ trong lĩnh vực lao động để người lao động, người sử dụng lao động khai thác, sử dụng.
3. Báo cáo kết quả tự kiểm tra trực tuyến là việc người sử dụng lao động báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trên trang thông tin điện tử.
4. Tài khoản báo cáo kết quả tự kiểm tra trực tuyến là tài khoản do người sử dụng lao động đăng ký để đăng nhập vào trang thông tin điện tử nhằm thực hiện báo cáo kết quả tự kiểm tra, khai thác và sử dụng các thông tin, tài liệu, ứng dụng trong lĩnh vực lao động.
5. Phiếu tự kiểm tra là phiếu ghi nội dung kết quả tự kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động tại doanh nghiệp.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1: TỰ KIỂM TRA VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TRỰC TUYẾN
Điều 4. Hoạt động tự kiểm tra
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động tại cơ sở của mình ít nhất một (01) lần trong năm nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật lao động và có giải pháp cải tiến việc tuân thủ.
2. Thời gian tự kiểm tra cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.
3. Thời kỳ tự kiểm tra: từ ngày đầu tiên tháng một dương lịch của năm trước đến thời điểm kiểm tra.
Điều 5. Nội dung tự kiểm tra
1. Nội dung tự kiểm tra pháp luật lao động bao gồm:
a) Việc thực hiện báo cáo định kỳ;
b) Việc tuyển dụng và đào tạo lao động;
c) Việc giao kết và thực hiện hợp đồng lao động;
d) Việc đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể;
đ) Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi;
e) Việc trả lương cho người lao động;
g) Việc tổ chức, thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;
h) Việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ, lao động là người cao tuổi, lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, lao động là người nước ngoài;
i) Việc xây dựng và đăng ký nội quy lao động; xử lý kỷ luật lao động, bồi thường trách nhiệm vật chất;
k) Việc tham gia và trích đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng tháng cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia;
l) Việc giải quyết tranh chấp và khiếu nại về lao động;
m) Nội dung khác mà người sử dụng lao động thấy cần thiết.
2. Nội dung tự kiểm tra cụ thể được thiết kế thành phiếu tự kiểm tra theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đăng trên trang thông tin điện tử. Căn cứ vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính, người sử dụng lao động lựa chọn một (01) hoặc nhiều phiếu tự kiểm tra làm nội dung tự kiểm tra.
Điều 6. Trình tự tiến hành tự kiểm tra
Căn cứ thời gian và kế hoạch tự kiểm tra đã xác định, người sử dụng lao động thành lập đoàn tự kiểm tra, đồng thời đăng ký tài khoản trên trang thông tin điện tử để lấy phiếu tự kiểm tra làm nội dung tự kiểm tra.
Thành phần đoàn tự kiểm tra gồm: đại diện người sử dụng lao động làm trưởng đoàn; thành viên đoàn là cán bộ lao động, tiền lương, cán bộ an toàn, vệ sinh lao động; đại diện người lao động và thành phần khác có liên quan do người sử dụng lao động tự quyết định.
Đoàn tự kiểm tra tiến hành đối chiếu với các quy định pháp luật lao động hiện hành tương ứng theo từng nội dung tự kiểm tra để phân tích, so sánh và kết luận doanh nghiệp có tuân thủ pháp luật lao động hay không và đưa ra biện pháp khắc phục nội dung không tuân thủ (nếu có). Mẫu kết luận tự kiểm tra được đăng trên trang thông tin điện tử, được cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi của pháp luật lao động.
Đối với những nội dung cần phải đến hiện trường sản xuất, kinh doanh, nơi làm việc của người lao động thì đoàn tự kiểm tra đến để xem xét, kiểm tra, cần thiết có giải pháp khắc phục ngay những vi phạm (nếu có).
Hồ sơ tự kiểm tra gồm phiếu tự kiểm tra, kết luận tự kiểm tra, văn bản thành lập đoàn tự kiểm tra của doanh nghiệp và các tài liệu, hồ sơ phát sinh trong quá trình tự kiểm tra phải được lưu giữ trong hồ sơ quản lý doanh nghiệp để làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao tuân thủ pháp luật lao động tại doanh nghiệp.
Điều 7. Báo cáo kết quả tự kiểm tra
1. Người sử dụng lao động phối hợp với đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện báo cáo kết quả tự kiểm tra trực tuyến khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động.
2. Cơ sở sử dụng lao động, bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện có trụ sở tại địa phương, đơn vị đến thi công tại địa phương phải báo cáo tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến với cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi chi nhánh văn phòng đại diện, đơn vị thi công đang hoạt động.
Mục 2: NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, QUYỀN CỦA ĐẠI DIỆN TẬP THỂ LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ VÀ TRÁCH NHIỆM CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
Điều 8. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động phải tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động quy định tại Thông tư này. Khi có yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động, người sử dụng lao động đăng ký tài khoản và báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến trên trang thông tin điện tử.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác trong báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến; đảm bảo đúng thời hạn báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
3. Phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở để thực hiện các kiến nghị, phản hồi của cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động theo nội dung báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến; giải trình khi có yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
Điều 9. Quyền của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở
Tham gia đoàn tự kiểm tra thực hiện pháp luật tại doanh nghiệp và báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến của người sử dụng lao động; giám sát người sử dụng lao động thực hiện các kiến nghị của cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động theo nội dung báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến.
Điều 10. Trách nhiệm của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Quản lý trang thông tin điện tử; hằng năm nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cấp trang thông tin điện tử và cập nhật những thay đổi của pháp luật lao động nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng.
2. Phân cấp quản lý và hướng dẫn sử dụng trang thông tin điện tử cho Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Định hướng đối tượng báo cáo tự kiểm tra hằng năm phù hợp với định hướng công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Tổng hợp, báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến trong toàn quốc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
5. Căn cứ kết quả tự kiểm tra kịp thời tham mưu cho Bộ trưởng thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lao động; đề xuất kế hoạch thanh tra việc chấp hành pháp luật và kế hoạch tăng cường tuân thủ pháp luật lao động của Bộ và định hướng cho các địa phương về công tác thanh tra lao động hằng năm.
Điều 11. Trách nhiệm của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tài khoản báo cáo kết quả tự kiểm tra trực tuyến và báo cáo kết quả tự kiểm tra trực tuyến.
2. Phân tích, đánh giá kết quả tự kiểm tra trực tuyến và gửi kiến nghị đến doanh nghiệp đồng thời đề xuất kế hoạch thanh tra, kiểm tra trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật lao động qua báo cáo kết quả tự kiểm tra trực tuyến hoặc không chấp hành việc báo cáo kết quả tự kiểm tra trực tuyến.
4. Tổng hợp tình hình tự kiểm tra tại các cơ sở lao động đóng trên địa bàn gửi Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 15 tháng 10 hằng năm.
5. Căn cứ kết quả tự kiểm tra kịp thời tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lao động tại địa phương; đề xuất kế hoạch thanh tra việc chấp hành pháp luật và kế hoạch tăng cường tuân thủ pháp luật lao động tại địa phương hằng năm.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Nguồn lực, điều kiện đảm bảo cho công tác tự kiểm tra
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về nguồn lực và kinh phí cho Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về nguồn lực và kinh phí cho Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về nguồn lực và kinh phí để tổ chức, thực hiện công tác tự kiểm tra và báo cáo theo quy định tại Thông tư này.
Điều 13. Biện pháp xử lý đối với tổ chức, cá nhân không chấp hành các quy định tại Thông tư này
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không chấp hành công tác tự kiểm tra và báo cáo theo quy định tại Thông tư này là cơ sở để cơ quan thanh tra nhà nước về lao động tiến hành thanh tra đột xuất hoặc đưa vào kế hoạch thanh tra năm sau, đồng thời là tình tiết tăng nặng để quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Khen thưởng
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét tặng Bằng khen cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chấp hành tốt quy định của pháp luật lao động theo đề nghị của Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét tặng Giấy khen cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chấp hành tốt công tác tự kiểm tra và báo cáo theo quy định tại Thông tư này.
Điều 15. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Quyết định số 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động hết hiệu lực khi Thông tư này có hiệu lực.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp và xử lý./.

Nơi nhận:
- Ban Bí Thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan TW của các Hội, đoàn thể;
- Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty hạng đặc biệt;
- Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH;
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, TTr (20).

BỘ TRƯỞNG




Đào Ngọc Dung

PHỤ LỤC I

MẪU TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TỰ KIỂM TRA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

SỞ LĐTBXH TỈNH, THÀNH PHỐ: ……..
THANH TRA SỞ
-------

 

Kính gửi: Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

BÁO CÁO KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÓNG TRÊN ĐỊA BÀN

Năm ……………….

TT

Chỉ tiêu (trong kỳ báo cáo)

ĐVT

Loại hình

DN Nhà nước

C.ty trách nhiệm hữu hạn

C.ty cổ phần

DN tư nhân

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Hợp tác xã (HTX)

Công ty hợp danh

khác

1

Số tài khoản đăng ký báo cáo

Tài khoản

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Số đơn vị báo cáo

Đơn vị

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Số sai phạm, thiếu sót phát hiện được

Sai phạm

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Số kiến nghị đã ban hành

Kiến nghị

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Số đơn vị có phản hồi sau kiến nghị

Đơn vị

 

 

 

 

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

No. 17/2018/TT-BLDTBXH

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

Hanoi, October 17, 2018

CIRCULAR

Specifying self-examination of the implementation of labor law by enterprises

 

Pursuant to the Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

Pursuant to Clause 4, Article 21 of the Decree No. 110/2017/ND-CP dated October 4, 2017 of the Government on the organization and operation of the Labor, Invalids and Social Affairs inspectorate;

At the request of the Chief of Ministerial Inspectorate;

The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs issues the Circular guiding self-examination of the implementation of labor law by enterprises.

 

Chapter I

GENERAL REGULATIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular guides self-examination of the implementation of labor law, online report of results of self-examination of implementation of labor law; responsibilities of employers, representative organizations of the grassroots-level employee collectives and the state labor inspection agencies.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to employers, representative organizations of the grassroots-level employee collectives and the state labor inspection agencies.

Article 3. Interpretation of terms

1. Self-examination of the implementation of labor law (hereinafter referred to as self-examination) means self-collection, analysis and evaluation of the observance with labor law by the employers at the production and business place.

2. Website http://tukiemtraphapluatlaodong.gov.vn (hereinafter referred to as website) is an access address in the network environment to link, integrate, and post labor-related communication channels, documents, applications and services for employees and employers to exploit and use.

3. Online report of self-examination results means reporting the results of self-examination of implementation of labor law by the employers on the website.3r3

4. Account for online report of self-examination results means the account registered by an employer to log in to the website to report self-examination results, exploit and use information, documents, and applications in the field of labor.

5. Self-examination form means a form recording the results of self-examination of the implementation of labor law at the enterprises.

 

Chapter II

SPECIFIC REGULATIONS


Section 1

SELF-EXAMINATION AND ONLINE REPORT OF THE RESULTS OF SELF-EXAMINATION OF IMPLEMENTATION OF LABOR LAW

 

Article 4. Self-examination operation

1. The employers must organize self-examination of the observance with labor law at their establishments at least one (01) time per year to assess the level of observance with labor law and find solutions to enhance the observance.

2. The specific self-examination time is decided by the employers.

3. The self-examination period is from the first day of January of the previous year until the time of examination.

Article 5. Content of self-examination

1. The content of self-examination of implementation of labor law includes:

a) Implementation of periodic reports;

b) Labor recruitment and training;

c) Conclusion and implementation of labor contracts;

d) Dialogue, negotiation and signing of collective labor agreements;

dd) Working time and rest time;

e) Payment of salaries to employees;

g) Organization and implementation of occupational safety and health;

h) Implementation of regulations for female employees, elderly employees, minor employees, disabled employees, and foreign employees;

i) Development and registration of labor regulations; handling of labor discipline, compensation for material liability;

k) Participation and monthly payment of compulsory social insurance, unemployment insurance, and health insurance for employees subject to insurance participation;

l) Settlement of labor disputes and complaints;

m) Other contents that the employers consider necessary.

2. The specific self-examination content is designed into self-examination forms for each production and business field posted on the website. Based on the main production and business field, the employer selects one (01) or more self-examination forms as self-examination content.

Article 6. Procedure for self-examination

Based on the determined self-examination time and plan, the employer establishes a self-examination team and registers an account on the website to get the self-examination form as self-examination content.

The members of the self-examination team include: the employer’s representative acting as the team leader; team members including officers in charge of labor, salary, occupational safety and health; employee representatives and other relevant parties decided by the employer.

The self-examination team conducts comparisons with current labor law regulations corresponding to each self-examination content to analyze, compare and conclude whether the enterprise complies with labor law or not and provide remedies for non-compliant content (if any). The self-examination conclusion form is posted on the website and is regularly updated upon changes in labor law.

For contents that require a visit to the production, business place, or the employee’s workplace, the self-examination team will come to review, inspect, and find necessary solutions to immediately correct violations (if any).

The self-examination documents including self-examination forms, self-examination conclusions, and documents on establishing the enterprise's self-examination team and documents and records arising during the self-examination process must be kept in enterprise management records to serve as a basis for monitoring, analysis, and providing policies and solutions to improve compliance with labor law at enterprises.

Article 7. Report of self-examination results

1. The employer shall coordinate with the representative of the grassroots-level employee collectives to make online report of self-examination results upon written request from the state labor inspection agencies.

2. The employers, including branches and representative offices based in the locality, and local construction units must make online report of self-examination of implementation of labor law to the direct superior agency and to the Inspectorate of the provincial-level Department of Labor, Invalids and Social Affairs where the branch, representative office or construction unit is operating.


Section 2

OBLIGATIONS OF EMPLOYERS, RIGHTS OF THE REPRESENTATIVES OF GRASSROOTS-LEVEL LABOR COLLECTIVES AND RESPONSIBILITIES OF STATE LABOR INSPECTION AGENCIES

 

Article 8. Obligations of an employer

1. The employer must self-exam the implementation of labor law specified in this Circular. Upon request and guidance from the state labor inspection agency, the employer shall register an account and make online report of the results of self-examination of implementation of labor law on the website.

2. Be responsible before the law for the honesty and accuracy in online report of the results of self-examination of implementation of labor law; ensure timely reporting as required by state labor management agencies.

3. Coordinate with representative organizations of the grassroots-level employee collectives to implement recommendations and feedback from the state labor inspection agency according to the content of the online report of the results of self-examination of implementation of labor law; explain upon request of the competent agencies or individuals.

Article 9. Rights of a representative organization of the grassroots-level employee collective

Participate in the team in charge of self-examination of the implementation of the law at the enterprise and make the employer's online report of results of self-examination of implementation of labor law; supervise the employer's implementation of recommendations of the state labor inspection agency according to the content of the online report of results of self-examination of implementation of labor law.

Article 10. Responsibilities of the Inspectorate of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs

1. Manage the website; annually research, complete and upgrade the website and update changes in labor law to meet usage requirements.

2. Decentralize management and guide the use of the website for the Inspectorates of Departments of Labor, Invalids and Social Affairs of centrally-affiliated cities and provinces.

3. Orient the subjects of the annual self-examination report in accordance with the work orientation of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

4. Synthesize and report the results of self-examination of implementation of labor law nationwide online when requested by competent state management agencies.

5. Based on the results of self-examination, promptly advise the Minister to well implement state management of labor; propose a plan to inspect the observance with laws and a plan to enhance observance with labor law of the Ministry and orient localities on annual labor inspection.

Article 11. Responsibilities of the Inspectorates of provincial-level Departments of Labor, Invalids and Social Affairs

1. Instruct enterprises to register account for online report of self-examination results and make online report of self-examination results.

2. Analyze and evaluate online self-examination results and send recommendations to enterprises and propose inspection and examination plans to submit to the competent authorities for approval.

3. Submit to the competent authorities to issue unexpected inspection decisions when detecting signs of labor law violations through online report of self-examination results or non-compliance with online report of self-examination results.

4. Summarize the self-examination situation at labor establishments located in the area and send it to the Inspectorate of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, using the form specified in Appendix I issued with this Circular before October 15 every year.

5. Based on the results of self-examination, promptly advise Directors of the provincial-level Departments to well implement state management of labor in the locality; propose a plan to inspect observance with laws and an annual plan to enhance observance with labor law.

 

Chapter III

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

 

Article 12. Resources and conditions for self-examination

1. The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs is responsible for ensuring the conditions of resources and funding for the Inspectorate of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs to perform the tasks prescribed in Article 10 of this Circular.

2. Directors of provincial-level Departments of Labor, Invalids and Social Affairs is responsible for ensuring the conditions of resources and funding for the Inspectorates of the provincial-level Departments of Labor, Invalids and Social Affairs to perform the tasks prescribed in Article 11 of this Circular.

3. The employers are responsible for ensuring the conditions of resources and funding to organize and carry out self-examination and reporting in accordance with this Circular.

Article 13. Handling measures for organizations and individuals with non-compliance with this Circular

The non-compliance of agencies, organizations, enterprises, and individuals with self-examination and reporting as prescribed in this Circular are the basis for state labor inspection agencies to conduct an unscheduled inspection or include it in the next year's inspection plan, and at the same time, act as an aggravation to decide the level of sanction for administrative violations, if serious consequences are caused, they will be examined for penal liability and handled in other forms according to the provisions of law.

Article 14. Commendation

1. The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs considers awarding Diplomas of Merit to agencies, organizations, enterprises and individuals that well comply with labor law regulations at the request of the Chief of Inspectorate of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

2. The Chief of Inspectorate of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall consider awarding Certificates of Merit to agencies, organizations, enterprises and individuals that well comply with self-examination and reporting in accordance with this Circular.

Article 15. Effect

1. This Circular takes effect from January 1, 2019.

2. The Decision No. 02/2006/QD-BLDTBXH dated February 16, 2006 of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs promulgating regulations on the use of self-examination form for implementation of labor law shall cease to be effective from the date this Circular takes effect.

3. During the implementation process, if there are any problems, the units must report to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for summarization and handling./.

 

THE MINISTER



Dao Ngoc Dung



APPENDIX I

SUMMARY OF SELF-EXAMINATION OF IMPLEMENTATION OF LABOR LAW AT ENTERPRISES
(Attached to the Circular No. 17/2018/TT-BLDTBXH dated October 17, 2018 of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs)

 

DEPARTMENT OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS OF PROVINCE/ CITY: ……..
PROVINCIAL-LEVEL DEPARTMENT INSPECTORATE
-------

 


Respectfully send to: Inspectorate of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs

REPORT ON THE RESULTS OF SELF-EXAMINATION OF IMPLEMENTATION OF LABOR LAW OF ESTABLISHMENTS IN THE LOCALITY

Year ……………….

 

No.

Indicators (in the reporting period)

Unit

Type

State enterprise

Limited liability company

Joint stock company

Private enterprise

Enterprise with foreign direct investment (FDI)

Cooperative

Partnership

Others

1

Number of reporting registration accounts

Account

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Number of reporting units

Unit

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Number of detected wrongdoings and mistakes

Wrongdoing

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Number of issued recommendations

Recommendation

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Number of units responding after recommendations

Unit

 

 

 

 

 

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 17/2018/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 17/2018/TT-BLDTBXH PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

Quyết định 4332/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 107/NQ-CP ngày 16/8/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27/NQ-TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp

Lao động-Tiền lương, Cán bộ-Công chức-Viên chức

văn bản mới nhất