Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

thuộc tính Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH

Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:13/2003/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành:30/05/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Tiền lương đối với người lao động - Ngày 30/05/2003, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động và phải tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và công bố công khai trong doanh nghiệp trước khi áp dụng... Hằng năm doanh nghiệp tổ chức đánh giá tình hình thực hiện mức lao động để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động. Nếu mức lao động thực hiện thấp hơn 5% hoặc cao hơn 15% so với mức được giao, thì trong thời hạn 3 tháng, doanh nghiệp phải xem xét, điều chỉnh lại cho phù hợp... Trường hợp làm thêm giờ nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì doanh nghiệp chỉ phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm, nếu làm thêm giờ vào ngày bình thường, 100%, nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần, 200%, nếu làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương... Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư13/2003/TT-BLĐTBXH tại đây

tải Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
SỐ 13/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 2003
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH
SỐ 114/2002/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2002 CỦA CHÍNH PHỦ
VỀ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG
DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG THEO LUẬT DOANH NGHIỆP

Thi hành Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương, sau khi trao đổi ý kiến  với Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG.
Đối tượng, phạm vi áp dụng tiền lương theo quy định tại Thông tư này là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các tổ chức sau:
1/ Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn;
b) Công ty cổ phần;
c) Công ty hợp danh;
d) Doanh nghiệp tư nhân.
2/  Tổ chức và cá nhân có thuê mướn lao động, bao gồm: Hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác.
Các doanh nghiệp, công ty, tổ chức, đơn vị và cá nhân nêu trên gọi tắt là doanh nghiệp.
II. LƯƠNG TỐI THIỂU
Mức lương tối thiểu theo Điều 4, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1/ Mức lương tối thiểu áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2003 đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất (chưa qua đào tạo) với điều kiện lao động bình thường trong doanh nghiệp không thấp hơn mức lương tối thiểu chung là 290.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ.
Khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì thực hiện theo quy định mới.
2/ Căn cứ vào năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp được quyền định  mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định để làm căn cứ trả lương cho người lao động.
III. THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP LƯƠNG
1/ Thang lương, bảng lương theo khoản 1, 3, Điều 5, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức  làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động.
Việc xây dựng thang lương, bảng lương phải bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1, Điều 5, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tại phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này hoặc áp dụng các phương pháp khác phù hợp để xây dựng thang lương, bảng lương.
b) Khi xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và công bố công khai trong doanh nghiệp trước khi áp dụng.
c) Doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng một tháng kể từ ngày thang lương, bảng lương được công bố áp dụng. Hồ sơ bao gồm công văn đề nghị, kèm theo hệ thống thang lương, bảng lương doanh nghiệp đã xây dựng.
2/ Phụ cấp lương:
Ngoài việc xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định nêu trên, doanh nghiệp được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với doanh nghiệp nhà nước để trả cho người lao động.
IV. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG.
Định mức lao động theo khoản 2, 3, Điều 5, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1/ Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng hệ thống mức lao động để xác định kế hoạch lao động, tổ chức, sử dụng lao động và trả lương cho người lao động. Việc xây dựng mức lao động phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại khoản 2, Điều 5, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP.
2/ Việc xây dựng mức lao động được thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp thành lập Hội đồng định mức lao động để tổ chức xây dựng hoặc rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống mức lao động áp dụng trong doanh nghiệp. Thành phần hội đồng gồm có Giám đốc doanh nghiệp, một số thành viên có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ do Giám đốc lựa chọn và đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời.
b) Căn cứ vào thực tế tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xây dựng mức lao động tại phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này hoặc áp dụng các phương pháp xây dựng mức lao động khác phù hợp để xây dựng mức lao động bảo đảm các nguyên tắc nêu trên.
c) Hằng năm doanh nghiệp tổ chức đánh giá tình hình thực hiện mức lao động để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động. Nếu  mức lao động thực hiện thấp hơn 5% hoặc cao hơn 15% so với mức được giao, thì trong thời hạn 3 tháng, doanh nghiệp phải xem xét, điều chỉnh lại cho phù hợp.
3/ Khi xây dựng, điều chỉnh, bổ sung mức lao động, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và công bố công khai trong doanh nghiệp.
V. CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG
1/ Hình thức trả lương:
Hình thức trả lương theo Điều 7, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
a) Tiền lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ), áp dụng đối với những người làm công tác quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; những người làm các công việc theo dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị và những người làm các công việc mà trả lương thời gian có hiệu quả hơn các hình thức trả lương khác.
b) Tiền lương theo sản phẩm, áp dụng đối với cá nhân hoặc tập thể người lao động, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm được giao.
c) Tiền lương khoán, áp dụng đối với cá nhân hoặc tập thể người lao động, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
Căn cứ các hình thức trả lương nêu trên, doanh nghiệp lựa chọn hình thức trả lương phù hợp với tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, gắn tiền lương với kết quả công việc, bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả, năng suất lao động. Việc lựa chọn hoặc thay đổi hình thức trả lương phải thể hiện trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể.
2/ Trả lương làm thêm giờ:
Trả lương khi người lao động làm thêm giờ theo khoản 1, 2 và 3, Điều 10, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với lao động trả lương theo thời gian, nếu làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn  thì doanh nghiệp phải trả lương làm thêm giờ theo cách tính sau:

Tiền lương
làm thêm giờ

=

 

Tiền lương
giờ thực trả

x

 

150% hoặc 200%
hoặc 300%

x

Số giờ
làm thêm

Trong đó:
- Tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác không có tính chất lương) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm) nhưng không quá 208 giờ, đối với công việc có điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường hoặc 156 giờ, đối với công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Trường hợp trả lương ngày, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác không có tính chất lương) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày (không kể số giờ làm thêm) nhưng không quá 8 giờ, đối với công việc có điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường hoặc 6 giờ, đối với công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Mức 150%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;
- Mức 200%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần quy định tại Điều 72 của Bộ Luật Lao động;
- Mức 300%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ Luật Lao động);
- Thời giờ làm thêm được quy định tại Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Trường hợp làm thêm giờ nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì doanh nghiệp chỉ phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm, nếu làm thêm giờ vào ngày bình thường; 100%, nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần; 200%, nếu làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương.
Ví dụ 1. Tiền lương và các khoản thu nhập khác thực trả trong tháng của anh A (làm việc trong điều kiện lao động bình thường với số ngày làm việc thực tế bằng số ngày làm việc của doanh nghiệp chọn là 24 ngày/tháng) là 1.013.600 đồng (trong đó tiền thưởng là 150.000 đồng; tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm là 57.600 đồng; tiền ăn giữa ca là 180.000 đồng; tiền hỗ trợ phương tiện đi lại là 50.000 đồng):
- Tiền lương tháng thực trả (gồm tiền lương và các khoản phụ cấp lương) là:
1.013.600 đồng - (150.000 đồng + 57.600 đồng + 180.000 đồng + 50.000 đồng) =  576.000 đồng.
- Tiền lương giờ thực trả là:
576.000 đồng : (24 ngày x 8 giờ) = 3.000 đồng.
- Tiền lương làm thêm 1 giờ vào ngày thường được trả là:
3.000 đồng  x 150%  x 1 giờ  = 4.500 đồng.
Trường hợp anh A được bố trí nghỉ bù giờ làm thêm thì doanh nghiệp chỉ phải trả phần chênh lệch so với tiền lương của công việc đang làm, 1 giờ là:
4.500 đồng - 3.000 đồng = 1.500 đồng.
Ví dụ 2. Tiền lương giờ thực trả của anh A như ví dụ 1, nếu làm thêm 1 giờ vào ngày nghỉ hàng tuần thì được trả 6.000 đồng (3.000 đồng x 200% x 1 giờ). Trường hợp anh A được bố trí nghỉ bù giờ làm thêm thì doanh nghiệp chỉ phải trả phần chênh lệch so với tiền lương của công việc đang làm vào ngày bình thường, 1 giờ là 3.000 đồng  (6000 đồng - 3.000 đồng);
Ví dụ 3. Tiền lương giờ thực trả của anh A như ví dụ 1, nếu làm thêm 1 giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương thì được trả 9.000 đồng (3.000 đồng x 300% x 1 giờ). Trường hợp anh A được bố trí nghỉ bù giờ làm thêm thì doanh nghiệp phải trả phần chênh lệch so với tiền lương của công việc đang làm vào ngày bình thường, 1 giờ là 6.000 đồng (9.000 đồng - 3.000 đồng).
b) Đối với lao động trả lương theo sản phẩm, nếu ngoài giờ tiêu chuẩn doanh nghiệp có yêu cầu làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài định mức hoặc những công việc phát sinh chưa xác định trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm, mà doanh nghiệp cần làm thêm giờ thì đơn giá tiền lương của những sản phẩm, công việc làm thêm được trả bằng 150% so với đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn, nếu làm thêm vào ngày thường; bằng 200%, nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; bằng 300%, nếu làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương.
Ví dụ 4. Đơn giá tiền lương của sản phẩm B làm trong giờ tiêu chuẩn là 1.000 đồng/sản phẩm, trường hợp doanh nghiệp yêu cầu làm thêm ngoài định mức và ngoài giờ tiêu chuẩn thì đơn giá tiền lương của sản phẩm làm thêm được trả như sau:
- 1.500 đồng/sản phẩm, nếu sản phẩm được làm thêm vào ngày thường (1.000 đồng x 150%);
- 2.000 đồng/sản phẩm, nếu sản phẩm được làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần (1.000 đồng x 200%);
- 3.000 đồng/sản phẩm, nếu sản phẩm được làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương (1.000 đồng x 300%).
3/ Trả lương làm việc vào ban đêm:
Tiền lương của người lao động làm việc vào ban đêm theo khoản 4, Điều 10, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP  được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với lao động trả lương theo thời gian, nếu làm việc vào ban đêm, thì doanh nghiệp phải trả lương làm việc vào ban đêm theo cách tính sau:

 Tiền lương
làm việc vào
ban đêm

=

Tiền lương
giờ thực trả 

x

130%

x

Số giờ
làm việc vào ban đêm

Trong đó:
- Tiền lương giờ thực trả được tính theo tiết a, điểm 2 nêu trên;
- Mức 130% gồm tiền lương giờ thực trả làm việc vào ban ngày và 30% tiền lương giờ thực trả làm việc vào ban đêm;
- Thời giờ làm việc vào ban đêm theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ được xác định từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau đối với các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế trở ra phía Bắc; từ 21 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau đối với các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào phía Nam;
Ví dụ 5. Tiền lương thực trả của công việc đang làm vào ban ngày 1 giờ là 2.000 đồng, nếu người lao động làm việc vào ban đêm thì tiền lương 1 giờ vào ban đêm được trả là:
2.000 đồng x 130% x 1 giờ = 2.600 đồng.
b) Đối với lao động trả lương theo sản phẩm:

Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm vào ban đêm

=

Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày

x

130%

Ví dụ 6. Đơn giá tiền lương làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày của sản phẩm C là 1.000 đồng thì đơn giá tiền lương của sản phẩm đó khi làm vào ban đêm là 1.300 đồng (1.000 đồng  x  130%) và căn cứ vào số lượng sản phẩm làm vào ban đêm để thanh toán trả lương theo thực tế thực hiện.
c) Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì tiền lương làm thêm giờ được tính trả như sau: - Đối với lao động trả lương theo thời gian:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

=

Tiền lương
giờ thực trả

x

130%

x

150% hoặc
200% hoặc 300%

x

 

Số giờ làm thêm vào ban đêm

Ví dụ 7. Người lao động làm việc vào ban đêm 1 giờ được trả 2.600 đồng (ví dụ 5), nếu làm thêm vào ban đêm của ngày thường thì 1 giờ được trả là:
2.600 đồng x 150% x 1 giờ  = 3.900 đồng. - Đối với lao động trả lương theo sản phẩm:

Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm thêm vào ban đêm

=

Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm vào ban đêm

x

150% hoặc 200%
hoặc 300%

Ví dụ 8. Đơn giá tiền lương của sản phẩm C làm vào ban đêm được trả 1.300 đồng (ví dụ 6), nếu sản phẩm C được làm thêm vào ban đêm của ngày thường thì đơn giá tiền lương được trả là:
1.300 đồng x 150% = 1.950 đồng.
d) Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm quy định tại điểm 2, 3 nêu trên được lấy trong quỹ tiền lương năm ứng với kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Trường hợp phát sinh số lượng, khối lượng công việc mới chưa xác định trong quỹ tiền lương kế hoạch năm, doanh nghiệp cần làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm thì tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm này được bổ sung vào quỹ tiền lương của doanh nghiệp và hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.
Mức trả lương làm thêm giờ  bằng 150%; 200%; 300%, làm việc vào ban đêm bằng 130% quy định tại điểm 2, 3 nêu trên là mức bắt buộc doanh nghiệp phải trả khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, còn mức cao hơn thì người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận.
4/ Chế độ nâng bậc lương:
Chế độ nâng bậc lương theo khoản 2, Điều 6, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
a) Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản xuất, kinh doanh, sau khi tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời, doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp.
b) Người lao động có đủ các điều kiện dưới đây thì được xét nâng bậc lương hằng năm:
- Có thời gian làm việc tại doanh nghiệp ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng);
- Thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng theo hợp đồng lao động đã ký kết;
- Không trong thời gian thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp.
c) Chế độ nâng bậc lương đối với người lao động phải được thể hiện trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. Khuyến khích người sử dụng lao động nâng bậc lương sớm đối với người lao động tài năng, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
5/ Quy chế trả lương:
Theo khoản 4, Điều 5, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chế trả lương, khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tài năng, bảo đảm hài hoà giữa lợi ích doanh nghiệp và người lao động.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1/ Doanh nghiệp có trách nhiệm:
- Xây dựng, ban hành và đăng ký đăng hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Trường hợp sửa đổi, bổ sung hệ thống thang lương, bảng lương thì doanh nghiệp phải đăng ký phần sửa đổi, bổ sung đó;
- Xây dựng, ban hành phụ cấp lương, hệ thống mức lao động, quy chế trả lương, tiền thưởng, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức để áp dụng trong doanh nghiệp.
Đối với hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn lao động không nhất thiết phải xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động theo đúng quy định tại mục III và IV nêu trên mà có thể vận dụng hoặc tự quy định cho phù hợp;
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động cho phù hợp với những nội dung quy định nêu trên;
- Trực tiếp phổ biến kịp thời đến người lao động các chính sách, chế độ của Nhà nước về lao động, tiền lương, thu nhập; các quy định của doanh nghiệp về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương;  tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân; chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức; định mức lao động; quy chế trả lương, tiền thưởng.
2/ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động -  Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
- Hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước về lao động, tiền lương, thu nhập;
- Tiếp nhận, vào sổ theo dõi bản đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thuộc quyền quản lý. Trường hợp thang lương, bảng lương của doanh nghiệp xây dựng không theo đúng quy định tại Điều 5, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP thì trong 15 ngày kể từ ngày nhận được bản đăng ký, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thông báo cho doanh nghiệp sửa lại;
- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp thuộc quyền quản lý.
VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Các quy định tại Thông tư này không áp dụng đối với người lao động làm việc trong những doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp thuộc đối tượng, phạm vi áp dụng Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước.
Bãi bỏ Thông tư số 10/LĐTBXH-TT ngày 19 tháng 4 năm 1995 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 197/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ về tiền lương và Thông tư số 05/LĐTBXH-TT ngày 22 tháng 3 năm 1995 hướng dẫn nâng bậc lương đối với công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

PHỤ LỤC 1
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH
ngày 30  tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Căn cứ nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương, điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, doanh nghiệp tiến hành xây dựng thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ và lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo trình tự sau:

1. Phân tích công việc.

- Tiến hành thống kê đầy đủ các công việc theo từng chức danh đang sử dụng trong doanh nghiệp;

- Thu thập những thông tin chi tiết về từng vị trí công việc cụ thể để xác định nhiệm vụ chính, nhiệm vụ phụ, các mối quan hệ của từng chức danh công việc và xác định các yêu cầu chuyên môn về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kiến thức, kỹ năng, thể chất điều kiện làm việc cần thiết... của từng công việc.

2. Đánh giá giá trị công việc.

Trên cơ sở phân tích công việc, tiến hành đánh giá giá trị công việc để xác định những vị trí công việc tương tự nhau có thể được tập hợp thành nhóm làm cơ sở xác định thang lương, bảng lương cho mỗi nhóm. Các bước đánh giá giá trị công việc như sau:

a) Lập danh sách các yếu tố công việc theo nhóm yếu tố công việc chủ yếu về:

+ Kiến thức và kĩ năng;

+ Trí lực;

+ Thể lực và cường độ lao động;

+ Môi trường;

+ Trách nhiệm.

Trong mỗi nhóm yếu tố công việc, doanh nghiệp xác định cụ thể các yếu tố thành phần theo các mức độ từ thấp đến cao.  Các yếu tố công việc là cơ sở để so sánh giữa các vị trí công việc trong doanh nghiệp.

b) Lựa chọn các vị trí để đánh giá: trên cơ sở danh sách các yếu tố công việc, đánh giá giá trị công việc cho từng vị trí riêng biệt trong doanh nghiệp, đồng thời so sánh các yêu cầu chuyên môn của từng vị trí.

c) Đánh giá và cho điểm các mức độ của các yếu tố để đánh giá và cho điểm các yếu tố thành phần theo các mức độ, trên cơ sở đó xác định thang điểm các yếu tố phù hợp với từng công việc.

d) Cân đối thang điểm giữa các yếu tố nhằm đánh giá mức độ phức tạp hay giá trị của mỗi yếu tố trong tổng thể các yếu tố cấu thành công việc, từ đó điều chỉnh lại thang điểm cho hợp lý.

3. Phân ngạch công việc.

Sau khi phân tích, đánh giá giá trị từng công việc, tiến hành nhóm các công việc có chức năng và yêu cầu kiến thức, kĩ năng tương tự nhau. Mỗi nhóm công việc được qui định thành một ngạch công việc tuỳ theo tầm quan trọng của nhóm công việc. Trình tự phân ngạch công việc tiến hành theo các bước sau:

-  Tập hợp các công việc riêng lẻ thành các nhóm công việc;

- Thiết lập các mức ngạch công việc và tiêu chuẩn phân ngạch;

- Qui định một ngạch công việc cho mỗi nhóm công việc.

4. Thiết lập thang lương, bảng lương cho từng ngạch công việc.

Thang lương, bảng lương theo ngạch công việc xác định theo trình tự sau:

a) Xác định các yếu tố ảnh hưởng, bao gồm: khả năng cạnh tranh tiền lương so với các doanh nghiệp khác; các qui định của pháp luật, trước hết là so với mức lương tối thiểu Nhà nước qui định; năng suất lao động; kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm hoặc thâm niên công tác của người lao động trong doanh nghiệp; các hình thức khuyến khích hiện có, các khoản tiền thưởng...

b) Thiết lập thang lương, bảng lương: trên cơ sở các thông tin đã thu thập được và các yếu tố ảnh hưởng đã xem xét, việc thiết lập thang lương, bảng lương tiến hành theo trình tự:

- Xác định số ngạch lương trong doanh nghiệp thông qua việc lấy thông tin từ khâu phân ngạch công việc.

- Xác định số bậc lương trong mỗi ngạch căn cứ vào việc tính các điểm ưu thế theo kết quả làm việc và xem xét mức độ phức tạp cần có đối với thang lương, bảng lương.

- Quyết định mức lương theo ngạch và theo bậc.

PHỤ LỤC 2
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MỨC LAO ĐỘNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số  13/2003/TT-BLĐTBXH
ngày 30  tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Trên cơ sở nguyên tắc xây dựng mức lao động, điều kiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp tiến hành xây dựng mức lao động chi tiết theo các phương pháp sau:

1/ Phương pháp phân tích: Mức lao động được xây dựng bằng cách phân chia quá trình sản xuất, quá trình lao động, các bước công việc ra các bộ phận hợp thành và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí lao động để thực hiện các bộ phận hợp thành đó. Trên cơ sở đó xác định cơ cấu và trình độ hợp lý để thực hiện các bước công việc, hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật mới, các kinh nghiệm của những người sản xuất tiên tiến. Tuỳ theo điều kiện sản xuất, doanh nghiệp có thể xây dựng mức lao động bằng phương pháp phân tích khảo sát, phân tích tính toán hoặc so sánh điển hình, cụ thể:

- Phương pháp phân tích khảo sát: Mức lao động được xây dựng căn cứ vào các tài liệu khảo sát (chụp ảnh hoặc bấm giờ) thời gian làm việc. Phương pháp này thường áp dụng trong sản xuất hàng loạt lớn hoặc các khâu công việc có tính chất hàng khối. Các bước xây dựng mức lao động theo phương pháp này như sau:

+ Phân tích và nghiên cứu kết cấu bước công việc, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành bước công việc;

+ Dựa vào tiêu chuẩn hoặc tài liệu nghiên cứu khảo sát tại nơi làm việc xác định thời gian của từng bộ phận bước công việc và thời gian trong ca làm việc của người lao động (thời gian chuẩn bị, kết thúc, tác nghiệp, phục vụ, nghỉ ngơi, nhu cầu cần thiết…).

+ Dùng phương pháp tính toán để xác định mức thời gian, mức sản lượng.

- Phương pháp phân tích tính toán: Mức lao động được xây dựng dựa vào tài liệu tiêu chuẩn được xây dựng sẵn (tiêu chuẩn thời gian, tiêu chuẩn số lượng…), vận dụng các phương pháp toán, sử dụng các công thức để tính toán các thời gian chính và thời gian khác trong mức. Phương pháp này thường áp dụng đối với điều kiện sản xuất hàng loạt. Các bước xây dựng mức lao động theo phương pháp phân tích tính toán như sau:

+ Phân tích bước công việc cần định mức ra các bộ phận hợp thành về lao động cũng như về công nghệ, loại bỏ những bộ phận thừa và thay thế những bộ phận lạc hậu bằng những bộ phận tiên tiến để có được kết cấu bước công việc hợp lý.

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành từng bộ phận của bước công việc, trên cơ sở đó xác định trình độ lành nghề của người lao động cần có, máy móc, dụng cụ cần dùng, chế độ làm việc tối ưu và tổ chức nơi làm việc hợp lý nhất.

+ Dựa vào quy trình công nghệ và tiêu chuẩn các loại thời gian cho từng bộ phận của từng bước công việc. Tổng cộng các hao phí thời gian này được mức thời gian cho bước công việc.

- Phương pháp so sánh điển hình: Mức lao động được xây dựng dựa trên những hao phí theo mức điển hình. Mức điển hình được xây dựng theo phương pháp phân tích khảo sát, có căn cứ khoa học đại diện cho nhóm công việc có những đặc trưng công nghệ hay nội dung kết cấu trình tự thực hiện giống nhau nhưng khác nhau về kích cỡ. Phương pháp này thường áp dụng đối với điều kiện sản xuất nhỏ, đơn chiếc. Các bước xây dựng mức lao động theo phương pháp so sánh điển hình như sau:

+ Phân tích bước công việc phải thực hiện thành các nhóm theo những đặc trưng nhất định về kết cấu và quy trình công nghệ tương đối giống nhau. Trong mỗi nhóm chọn một hoặc một số bước công việc điển hình.

+ Xác định quy trình công nghệ hợp lý và các điều kiện tổ chức – kỹ thuật thực hiện bước công việc điển hình.

+ Xây dựng mức lao động cho bước công việc điển hình bằng phương pháp phân tích khảo sát hoặc phân tích tính toán.

+ Xác định hệ số quy đổi Ki cho các bước công việc trong nhóm với quy ước: hệ số của bước công việc điển hình bằng 1 (tức là K1 = 1), hệ số của các bước công việc còn lại trong nhóm được xác định trên cơ sở phân tích điều kiện tổ chức, kỹ thuật cụ thể của từng bước công việc đó, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành và so sánh với bước công việc điển hình. Nếu điều kiện tổ chức kỹ thuật, các nhân tố ảnh hưởng của bước công việc đó thuận lợi hơn bước công việc điển hình thì Ki < 1; nếu tương tự như bước công việc điển hình thì Ki = 1; nếu khó khăn hơn thì Ki > 1.

+ Căn cứ vào mức của bước công việc điển hình và các hệ số quy đổi Ki, xác định mức lao động cho mỗi bước công việc trong nhóm theo công thức sau:

                                                           Msl1

Mtgi = Mtg1 x Ki       hoặc        Msli = --------

                                                            Ki

Trong đó:    Mtgi là mức thời gian cho mỗi bước công việc i trong nhóm;

Mtg1 là mức thời gian cho bước công việc điển hình;

Ki là hệ số quy đổi cho các bước công việc trong nhóm;

Msli là mức sản lượng cho mỗi bước công việc i trong nhóm;

Msl1 là mức sản lượng cho bước công việc điển hình.

2/ Phương pháp tổng hợp: Mức lao động được xây dựng dựa trên các tài liệu thống kê về thời gian hao phí thực tế để hoàn thành bước công việc, kinh nghiệm tích luỹ của người làm định mức lao động và tham khảo ý kiến tham gia của các chuyên gia để xác định.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No.: 13/2003/TT-BLDTBXH

Hanoi, May 30, 2003

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF DECREE NO. 114/2002/ND-CP DATED DECEMBER 31, 2002 OF THE GOVERNMENT REGARDING WAGES OF LABORERS WORKING IN THE ENTERPRISES OPERATING UNDER THE LAW ON ENTERPRISES

Implementation of the Decree No.114/2002/ND-CP of December 31, 2002 of the Government detailing and guiding the implementation of some Articles of the Labor Code on wages, after consultation with the concerned Ministries and agencies, the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs guides the implementation of wages of employees working in enterprises operating under the Enterprise Law as follows:

I. SUBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION.

Subjects and scope of application of wages under the provisions of this Circular are laborers working under regime of labor contracts in the following organizations:

1 / Enterprises established and operating under the Enterprise Law, including:

a) Limited liability companies;

b) Shareholding companies;

c) Partnership;

d) Private enterprise.

2 / Organizations and individuals that employ laborers, including: cooperatives, farm, artel, households, individuals, and other organizations.

The enterprises, companies, organizations, units and individuals mentioned above are referred to as enterprises.

II. MINIMUM WAGE LEVEL.

The minimum wage level in accordance with Article 4 of Decree No.114/2002/ND-CP is specified as follows:

1 / The minimum wage level applying from January 01, 2003 for laborers doing the simplest works (untrained) with normal working conditions in enterprises not less than the general minimum wage level is 290,000 VND/month according to provisions in the Decree No.03/2003/ND-CP dated January 15, 2003 of the Government.

When the state adjusts general minimum wage, comply with such new regulations.

2 / Based on labor productivity, efficiency of production and business, enterprises may set a minimum wage level higher than general minimum wage level stipulated by the Government as a basis for payment of wages to employees.

III. WAGE SCALE, PAYROLL, AND ALLOWANCES.

1 / Wage scale, payroll under clause 1, 3, Article 5 of Decree No.114/2002/ND-CP is specified as follows:

a) The enterprises are responsible for formulating wage scale, payroll, and technical rank standards of workers, titles, professional criteria of officials as a basis for signing labor contracts and collective labor agreements, identifying wage funds, paying wages, and settling other benefits for laborers.

The formulation of the wage scale and payroll must ensure the principles prescribed in clause 1, Article 5 of Decree No.114/2002/ND-CP, enterprises select method in Appendix 1 attached to this Circular or apply other appropriate methods to formulate wage scales, payroll.

b) When formulating and promulgating the wage scale and payroll, the enterprises must consult the Executive Committee of the grassroots trade union or Executive Committee or the provisional trade union and publicize in the enterprises before applying.

c) The enterprise must register system of wage scale and payroll with the state management agencies of labor in the provinces and centrally-run cities where enterprises locate their head offices within one month from the date of publication of applying the wage scale, payroll. Dossiers consist of a written request, together with the system of wage scale and payroll formulated by enterprises.

2 / Wage allowance:

In addition to formulating wage scale, payroll as prescribed above, the enterprises may stipulate the wage allowances or apply the wage allowance regime stipulated by the Government for state-owned enterprises to pay for laborers.

IV. LABOR NORMS.

Labor norms under clause 2, 3, Article 5 of Decree No.114/2002/ND-CP are specified as follows:

1 / Enterprises are responsible for setting system of labor norms to determine the labor plan, organize, and use laborers and pay salary to laborers. The formulation of labor norms must ensure the principles provided for in clause 2, Article 5 of Decree No.114/2002/ND-CP.

2 / The formulation of the labor norms are implemented as follows:

a) Enterprises establish Council of labor norms to organize the formulation or review, adjustment and supplementation of the system of labor norms applied in the enterprises. The compositions of the Council comprise of corporate director, some members who are qualified, technical and professional qualifications chosen by the director and representative of the grassroots trade union executive committee or provisional trade union executive committee.

b) Based on the actuality of organization of production, labor, enterprises choose the method of formulating labor norms in Appendix 2 attached to this Circular or apply the method of formulating the other suitable labor norms to formulate labor norms ensuring the above principles.

c) Annually, enterprises organize to valuate situation to implement the labor norms to modify and supplement to suit to the organization of production, labor. If the labor norms implemented less than 5% or more than 15% compared with the norms assigned, within three months, the enterprises must consider and adjust accordingly.

3 / As formulating, modifying, supplementing labor norms, the enterprises must consult the Executive Committee of the grassroots trade union or Executive Committee of provision trade union and publicize in the enterprise.

V. PAYMENT MODE.

1 / Form of payment:

Form of wage payment under Article 7 of Decree No.114/2002/ND-CP is specified as follows:

a) The time-based wage (monthly, weekly, daily or hourly), applied to those working as manager, specialist, technician and with professional skill; those who do the work under the line of technology, machinery and equipment and those who work that time-based wage payment is more effective than other forms of payment.

b) The piecework wage, applied to individuals or group of employees, based on the extent of completion of the quantity and quality of products assigned.

c) The package wage, applied to individuals or group of employees, based on the volume and quality of work and time to complete.

Based on the above method of payment, enterprises select form of payment consistent with the nature of work and conditions of production, business, and associating wage with the outcome of work, ensuring to encourage the employees to improve efficiency, productivity of labor. The choice or change of the payment form must be stated in labor contracts and collective labor agreements.

2 / Overtime Payment:

Payment of wage when employees work overtime in accordance with clause 1, 2 and 3, Article 10 of Decree No.114/2002/ND-CP is specified as follows:

a) For laborers who are paid based on time, if they work overtime, the enterprises must pay overtime by the method of calculation as follows:

Overtime Wages

=

Time-based wage actually paid

x

150% or 200% or 300%

x

number of hours worked overtime

In which:

- Hourly wage actually paid is determined on the basis of monthly salary actually paid that the employees work overtime (except for overtime wage, extra payment for night work, bonuses and other incomes without wage nature) divides by the number of hours actually worked in the month (excluding overtime) but not more than 208 hours for jobs with normal working conditions, working environment or the 156 hours for jobs with hazardous or dangerous, extremely hard working conditions. Where the daily wage payment, the hourly wage actually paid is determined on the basis of salary actually paid of such working day (except for overtime, extra payment for night work, bonuses and other incomes without wage nature) divides by the number of hours actually worked during the day (not including overtime) but not more than 8 hours for jobs with the normal labor conditions, working environment or 6 hours for jobs with hazardous or dangerous, extremely hard working conditions;

- The 150% rate, applied to overtime on weekdays;

- The 200% rate, applied to overtime on weekends stipulated in Article 72 of the Labor Code;

- The 300% rate, applied to overtime on holidays, on leave with wage payment (such 300% rate was included payment for time off to be fully paid under Articles 73, 74, 75 and 78 of the Labour Code);

- The overtime is stipulated in Decree No.109/2002/ND-CP of December 27, 2002 of the Government amending and supplementing some Articles of Decree No.195/CP dated December 31, 1994 of The Government detailing and guiding the implementation of some Articles of the Labor Code on working time, rest time.

In case of overtime work, if laborers are arranged to be off in compensation of the overtime, the enterprises shall pay only the difference of 50% of the hourly wage actually paid for the work being done, if working overtime on weekdays and 100%, if working overtime on weekends; 200%, if working overtime on holidays, on leave with wage payment.

Example 1. Wages and other incomes actually paid in the month of Mr. A (working in normal working conditions with the number of days actually worked by the number of working days of enterprise is 24 days/month) is 1,013. 600 VND (including bonus is VND 150,000, extra payment for working at night is 57,600 VND; mid-shift meal is 180,000 VND; the support for travelling is 50,000 VND):

- The monthly wage actually paid (including wage and its allowances) is:

VND 1,013,600 - (150,000 VND + 57,600 VND + 180,000 VND + 50,000 VND) = 576,000 VND.

- Hourly wage actually paid is:

576,000 VND: (24 days x 8 hours) = 3,000 VND.

- Overtime wage of an hour on weekdays is paid is:

VND 3,000 x 150% x 1 hour = VND 4,500.

If Mr. A is arranged to be off in compensation for the overtime, the enterprise pays only the difference compared to the wage of existing job on weekdays, one hour is:

4,500 VND - VND 3,000 = 1,500 VND

Example 2. Hourly wage actually paid of Mr. A as example 1, if he works overtime an hour on weekends, he will be paid 6,000 VND (VND 3,000 x 200% x 1 hour). If Mr. A is arranged to be off in compensation for the overtime, the enterprise pays only the difference compared to the wage of existing job on weekdays, one hour is 3,000 VND (6,000VND - 3,000 VND);

Example 3. Hourly wage actually paid of Mr. A as example 1, if he works overtime an hour on public holidays, on leave with wage payment, he shall be paid 9,000 VND (VND 3,000 x 300% x 1 hour). If Mr. A is arranged to be off in compensation for the overtime, the enterprise pays only the difference compared to the wage of existing job on weekdays, one hour is 6,000 VND (VND 9,000 - 3,000 VND).

b) For laborers who are paid by piecework, if out of standard time, enterprises require them to work further for the number, volumes of products, work out of the norms or the works arising undetermined in the annual plan of production, trading that the enterprises need their laborers to work extra hours, the wage unit price of the products, further-doing work is paid by 150% compared to the wage unit price of products made in the standard time, if they work further on weekdays; by 200%, if they work further on weekends; by 300%, if they work further on holidays, on leave with wage payment.

Example 4. Wage unit price of product B done in standard time is VND 1,000/product, If the enterprise requires to work further beyond norms and out of standard time, the wage unit price of products done extra is paid as follows:

- 1,500 VND/product, if the products are made on weekdays (VND 1,000 x 150%);

- 2,000 VND/product, if the products are made on weekends (VND 1,000 x 200%);

- 3,000 VND/product, if the products are made on holidays, on leave with wage payment (VND 1,000 x 300%)

3 / Wages paid for working at night:

Wages of laborers working at night under clause 4, Article 10 of Decree No.114/2002/ND-CP is specified as follows:

a) For laborers paid wages based on time, if they work at night, the enterprises must pay wages for working at night, by the method of calculation as follows:

Wage working at night

=

Time-based wage actually paid

x

130%

x

Number of hours working at night

In which:

- Time-based wage actually paid is calculated according to section a, point 2 above;

- The 130% rate includes time-based wage actually paid working during the day and 30% of time-based wage actually paid working at night;

- The Time to work at night as prescribed in Article 6 of Decree No.195/CP dated December 31, 1994 of the Government is determined from 22 pm of the previous day to 6 am of the next day for the provinces, cities from Thua Thien - Hue to the north; from 21 pm of the previous day to 5 am of the next day for the provinces, cities from from Da Nang southward;

Example 5. Wages actually paid of the work being done during daytime of an hour is 2,000 VND, if laborers work at night, the wages of an hour working at night to be paid is:

VND 2,000 x 130% x 1 hour = VND 2,600.

b) For laborers who are paid wage by piecework:

Wage unit price paid for products made at night

=

Wage unit price paid for products made in standard time at daytime

x

130%

Example 6. Wage unit price made in standard time at daytime of the product C is 1,000 VND, the wage unit price paid for such product as made at night is VND 1,300 (VND 1,000 x 130%) and based on the number of products made at night to pay salaries based on actual performance.

c) Where the laborers work overtime at night, overtime wages are calculated as follows:

- For laborers paid based on time:

Wages for overtime work at night

=

Time-based wage actually paid

x

130%

x

150% or 200% or 300%

x

number of overtime hours at night

Example 7. The laborers who work at night 1 hour paid 2,600 VND (eg 5), if they work overtime at night on weekdays, an hour is paid as:

VND 2,600 x 150% x 1 hour = VND 3,900.

- For laborers paid wages by piecework:

Wage unit price paid for products made at night

=

Wage unit price of products made at night

x

150% or 200% or 300%

Example 8. Wage unit price of product C made at night is paid VND 1,300 (eg 6), if the product C is made at night on weekdays, the wage unit price is paid as:

VND 1,300 x 150% = 1,950 VND.

d) Wages for overtime work, working at night specified in points 2 and 3 above shall be taken in the annual wage fund corresponding to the plans of production and business. In case of generating number and volume of new works not yet specified in the wage fund of the annual plan, the enterprises need their laborers to work overtime, working at night, then such wages for overtime works, working at night are supplemented into the wage fund of enterprises and accounted for in costs or fee of circulation.

Overtime rate of payment is equal to 150%, 200%, 300%, working at night by 130% prescribed at point 2, 3 mentioned above is the rate required the enterprises to pay to employers when they work overtime, work at night, besides employer and employees may agree a higher rate.

4 / Mode of wage rank increase:

The mode of wage rank increase pursuant to clause 2, Article 6 of Decree No.114/2002/ND-CP is specified as follows:

a) Each year, based on work requirements, the situation of production, trading, after consulting the Executive Committee of the grassroots trade union or Executive Committee of the provisional trade union, the enterprises make plan and organize to increase the wage rank for employees working in the enterprises.

b) The employees who have full the following conditions shall be considered to increase an annual wage:

- Having the time to work at enterprise for at least 1 year (full 12 months);

- Regularly completing the assigned works on quantity and quality under the labor contract signed;

- Not in the time of execution of labor discipline under the provisions of the Labor Code and labor internal rule of the enterprises.

c) The regime of wage rank increase for laborers must be stated in labor contracts and collective labor agreements. To encourage the employers to increase wage rank early for talented workers, contributed to efficiency of production and business of the enterprises.

5 / Regulation of wage payment:

Under clause 4, Article 5 of Decree No.114/2002/ND-CP, enterprises are responsible for formulating and promulgating regulations to pay wage and encourage employees to improve productivity, quality, efficiency, talents to ensure harmony between the interests of enterprises and employees.

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION.

1 / Enterprises are responsible for:

- Developing, promulgating, and registering the system of wage scales, payroll applied in the enterprise with the state management agencies of labor in the provinces and centrally-run cities where enterprises locate their head offices. Where the amendments and supplements of the system of wage scale and payroll are conducted, the enterprises shall register such amendments and supplements;

- Developing and issuing allowances, the system of labor norms and regulations on payment, bonuses, and standards of the technical level of workers, titles, qualifications, and professional skill employees to apply in the enterprises.

Cooperatives, farms, artels, households and individuals that employ laborers are not required to formulate wage scale, payroll and labor norms as prescribed in Item III and IV mentioned above which may be applied or self-regulate properly;

- Reviewing, amending and supplementing the labor internal rule, collective labor agreements, labor contracts in accordance with the contents specified above;

- Directly timely disseminating to employees the policies, regime of the State on labor, wages and income; the provisions of the enterprises on wage scale, payroll, allowance; standards of the technical level of workers; titles, qualifications and professional skill employees; labor norms; regulation on wage payment and bonuses.

2 / The People s Committees of provinces and cities under central authority direct the Departments of Labor - Invalids and Social Affairs to be responsible for:

- Guiding the enterprises under their management to implement policies and regimes of the state on laborers, wages and income;

- Receiving, recording in tracking book of registration of system of wage scale and payroll of enterprises locating in the area under their management. Where the wage scale and payroll of construction enterprises which are not in accordance with the provisions of Article 5 of Decree No.114/2002/ND-CP, within 15 days from the date of receiving the registration, the Departments of Labour - Invalids and Social Affairs shall notify the enterprises to repair;

- Checking and inspecting the implementation of regimes and policies for employees in enterprises under their management.

VII. IMPLEMENTATION PROVISIONS.

This Circular takes effect after 15 days from the date of its publication on Official Gazette.

The provisions of this Circular shall not apply to employees working in the enterprises operating under the Enterprise Law of subjects, scope of application of Circular No.12/2003/TT-BLDTBXH dated May 30, 2003 of the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs guiding the implementation of some Articles of Decree No.114/2002/ND-CP of December 31, 2002 of the Government on wages for employees working in the state-owned enterprises.

To annul Circular No.10/LDTBXH-TT dated April 19, 1995 guiding the implementation of some Articles of Decree No.197/CP dated December 31, 1994 of the Government on wages and Circular No.05/LDTBXH- TT dated March 22, 1995 guiding the wage rank increase for workers and employees in the enterprises of the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs./.

 

 

MINISTER OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS




Nguyen Thi Hang

 

ANNEX 1.

METHOD OF FORMULATING WAGE SCALE, PAYROLL
(Issuing together with Circular No.13 /2003/TT-BLDTBXH dated May 30, 2003 of Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs)

Based on the principles of formulating wage scales, payroll and organizational conditions of production, business, labor organizations, and enterprises formulate wage scale, payroll for labor of management, labor of specialization, technical and professional labor and labor directly engaged in production and business in the following order:

1. Job analysis.

- Conducting full statistics of the works under each title being used in the enterprise;

- Collecting detail information on each specific job position to identify the main tasks, sub-tasks, the relationship of each job title and determine the professional requirements on education level, working experience, knowledge, skills, physical conditions, necessary working conditions of each job ....

2. Assessing the value of work.

On the basis of job analysis, assessment of work value to determine the positions of the same works for being grouped as a basis for determining wage scale and payroll for each group. Steps to assess the value of work as follows:

a) Making a list of the work elements by group of work factors mainly:

+ Knowledge and skills;

+ Mental power;

+ Physical strength and labor intensity;

+ Environment;

+ Responsibility.

In each group of work elements, enterprises identify specifically elements of composition from low to high levels. The job elements are the basis for comparison between the job positions in the enterprise.

b) Selecting the positions to assess: on the basis of a list of job elements, assess the work value for each separate position in the enterprise, and compare the professional requirements of each position.

c) Evaluating and scoring the levels of the elements to evaluate and score the component elements according to the levels, on that basis determining the score scale of elements to suit each job.

d) Balancing the score scale between the elements to assess the level of complexity or value of each element of the overall elements composing the work, thereby adjusting the reasonable score scale.

3. Ranking jobs.

After analyzing; assessing value of each job, grouping the works with function and requirement of knowledge, similar skills, each work group is defined as a rank of work, depending on the importance of work team. The order of the work rank is carried out by the following steps:

- A collection of separate works into the work groups;

- Establishment of the work rank levels and standard of ranking;

- Stipulation of a work rank for each work group.

4. Setting up wage scale, payroll for each job rank.

The wage scale and payroll as job rank determined in the following order:

a) Determination of affecting factors, includes: competitive ability of salaries compared to other enterprises; the provisions of law, especially compared to the minimum wage level stipulated by state; labor productivity; knowledge, skills, experience or seniority of the employees in the enterprises; forms of existing encouragement, bonuses ...

b) Formulation of the wage scale, payroll: Based on information collected and the affecting factors considered, the formulation of wage scale and payroll is conducted in order:

- Determination of number of wage ranks in the enterprise by getting information from the stage of job ranking.

- Determination of number of payroll scale in each rank based on the calculation of the points of advantage under the working result and considers the level of complexity required for the wage scale and payroll.

- Decision of wage level by rank and scale./.

 

ANNEX 2

METHOD OF FORMULATING LABOR NORMS
(Issuing together with Circular No.13 /2003/TT-BLDTBXH dated May 30, 2003 of Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs)

Based on the principles for formulating labor norms and conditions for the organization of production, labor organizations, enterprises set up the specific labor norms by the following methods:

1. Method of analysis: The labor norms are set up by dividing the production process, the process of labor, and the job steps into component parts and study the factors that affect the time consuming to implement such component parts. On that basis, determine the structure and appropriate qualifications to perform the job steps, to perfect the organization of production, labor organization, the application of scientific achievements, new techniques, and the experiences of the advanced manufacturing people. Depending on production conditions, enterprises can build labor norms by method of survey analysis, calculating analysis or typical comparison, specifically:

- Method of survey analysis: The labor norms are set up based on the survey documents (take photos or hours) of working time, this method is usually applied in large mass production or work stages of the nature of the block goods. The steps to build the labor norms by this method are as follows:

+ Analyzing and studying the structure of job steps, determining the factors affecting the completion time of job step;

+ Based on the criteria or survey and research materials in the workplace to identify time of each department of job step and time in working shifts of workers (time for preparation, completion, operation, serve, relaxation, needs ...).

+ Using calculation method to determine the time norm, the norm of output.

- Method of calculation analysis: The labor norms are set up based on standard documents built availably (standard of time, quantity...), applying mathematical methods, using the formula to calculate the main time and other times in the norm. This method is usually applied to mass production conditions. The steps to set up labor norms under the method of calculation analysis as follows:

+ Analyzing the job step need to be determined norm into the component parts of labor and technology, eliminating the surplus parts and replacing obsolete parts with advanced parts to have the structure of reasonable job step.

+ Analyzing factors affecting the consumption of time to complete each part of the job step, on that basis determine the needed skilled level of workers, machinery and tools required, optimizing working mode and organizing the most reasonable workplace.

+ Based on technological processes and standards of all types of time for each part of each job step. Adding this consumption of time, shall have the time norm for the job step.

- Typical comparison method: The labor norms are set up based on typical consumption. Typical norm is built under method of survey analysis with scientific basis representing for work group with technological characteristics or the same structures content and performance order but different from size. This method applies to small, single conditions of production. The steps to set up labor norms by typical comparison method are as follows:

+ Analysis of work steps is required to perform the groups according to certain characteristics on structure and process of technologies relatively similar. In each group, select one or more of the typical job steps.

Identify the reasonable process of technology and the organizational-technical conditions to perform the typical job steps.

+ Set up the labor norm for the typical job steps by methods of survey analysis or methods of calculation analysis.

+ Determine the conversion factor Ki for the job steps in the group with the convention: the coefficient of the typical job steps by 1 (means K1 = 1), the coefficient of the remaining job steps in the group is determined based on the analysis of technology-specific, organizational conditions of each such job step, the factors affecting the time consumption of completion and compared to the typical job steps. If the organizational and technical conditions, the affecting factors of the job steps are more convenient than the typical job steps, then Ki <1; if it is similar to the typical job steps, Ki=1; if it is more difficult than the typical job steps, Ki > 1.

+ Based on the norm of typical job steps and the conversion factors Ki, determines the labor norm for each step of job in group by the following formula:

Mtgi = Mtg1 x Ki or Msli = Msl1 / Ki

In which:

Mtgi is the time norm for each job step i in group;

Mtg1 is the time norm for the typical job steps;

Ki is the conversion factor for the job steps in group;

Msli is the output coefficient for each job step i in group;

Msl1 is the output norm for the typical job steps.

2. Synthesis method: The labor norms are set up based on the statistics documents of actual consumption time to complete the job step, the experience accumulated by the person making the labor norms and consult experts to determine./.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 13/2003/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất