Nghị định 54/2016/NĐ-CP cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 54/2016/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 54/2016/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/06/2016 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ, Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính sách ưu đãi đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập là nội dung đáng chú ý tại Nghị định số 54/2016/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 14/06/2016 quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Theo đó, tổ chức khoa học và công nghệ công lập được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp thì được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Cụ thể, tổ chức khoa học công nghệ công lập được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm; được miễn thuế tối đa không quá 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 09 năm tiếp theo.
Bên cạnh ưu đãi về thuế, tổ chức khoa học và công nghệ công lập còn được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng, trong đó: Được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; được vay vốn từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ ở các bộ, ngành, địa phương và các quỹ khác… Đồng thời, tổ chức khoa học và công nghệ công lập có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của công chức, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ…
Nghi định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2016.
Xem chi tiết Nghị định54/2016/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 54/2016/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ Số: 54/2016/NĐ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2016 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Nghị định này quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại các Điểm b, c, d Khoản này được Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi đầu tư.
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn, giao cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện theo quy định hiện hành.
Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp 1 có thẩm quyền phê duyệt danh mục, thuyết minh, dự toán, quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc quyền quản lý.
Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp 1 có thể ủy quyền cho thủ trưởng đơn vị dự toán cấp 2 phê duyệt danh mục, thuyết minh, dự toán, quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc đơn vị dự toán cấp 2.
Hằng năm, tổ chức khoa học và công nghệ công lập căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, lập danh mục và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng để trình thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện.
Khi kết thúc nhiệm vụ, tổ chức khoa học và công nghệ công lập có trách nhiệm lập báo cáo kết quả để cơ quan có thẩm quyền đánh giá, nghiệm thu, làm cơ sở xem xét, giao hoặc không giao thực hiện nhiệm vụ trong năm tiếp theo.
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng bao gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản đóng góp theo lương của những người trực tiếp và gián tiếp thực hiện nhiệm vụ; các khoản chi phí trực tiếp và gián tiếp phục vụ thực hiện nhiệm vụ; các khoản chi hoạt động bộ máy của tổ chức khoa học và công nghệ công lập để thực hiện nhiệm vụ.
Định mức các khoản chi trong dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng thực hiện theo các quy định hiện hành.
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo danh mục dịch vụ sự nghiệp công do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp thì được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cụ thể:
Việc áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính từ năm đầu tiên tổ chức khoa học và công nghệ công lập có thu nhập chịu thuế kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
QUYỀN TỰ CHỦ CỦA TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP
- Căn cứ nhu cầu đầu tư và khả năng cân đối các nguồn tài chính, chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở danh mục dự án đầu tư đã được phê duyệt, tổ chức khoa học và công nghệ công lập quyết định dự án đầu tư, bao gồm các nội dung về quy mô, phương án xây dựng, tổng mức vốn, nguồn vốn, phân kỳ thời gian triển khai theo quy định hiện hành về đầu tư. Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vị, Nhà nước xem xét bố trí vốn cho các dự án đầu tư đang triển khai;
- Được vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định.
- Chi tiền lương cho công chức, viên chức, người lao động theo ngạch, bậc, hạng chức danh nghề nghiệp, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương cơ sở, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị;
- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý:
Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào khả năng tài chính, tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
Đối với các nội dung chi chưa có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ tình hình thực tế, tổ chức khoa học và công nghệ công lập xây dựng mức chi cho phù hợp theo Quy chế chi tiêu nội bộ và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
- Trích khấu hao tài sản cố định: Tiền trích khấu hao tài sản hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách được hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Nghị định này phải thực hiện các quy định của Nhà nước về mức chi, tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc; tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; chế độ công tác phí nước ngoài; chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam.
- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập:
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 3 Nghị định này không hạn chế mức trích lập Quỹ bổ sung thu nhập;
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Nghị định này trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, hạng chức danh nghề nghiệp, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định;
- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
- Trích lập Quỹ khác theo quy định hiện hành;
Việc trích lập quỹ và mức trích cụ thể của Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, các quỹ khác do thủ trưởng đơn vị quyết định theo Quy chế chi tiêu nội bộ và phải công khai trong đơn vị;
Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp chi cho các nội dung sau: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phát triển năng lực hoạt động sự nghiệp; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị; góp vốn, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (đối với đơn vị được giao vốn theo quy định) để sản xuất, kinh doanh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và các khoản chi khác (nếu có);
- Quỹ bổ sung thu nhập chi bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức, người lao động và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức, người lao động năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm;
Việc chi bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức, người lao động thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công việc quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Riêng hệ số thu nhập tăng thêm của chức danh lãnh đạo tổ chức tối đa không quá 2 lần hệ số thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện của công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị;
- Quỹ khen thưởng chi thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị (ngoài chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành về thi đua khen thưởng) theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị; mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
- Quỹ phúc lợi chi xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; chi các hoạt động phúc lợi tập thể của công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị; chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho công chức, viên chức, người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho công chức, viên chức, người lao động thực hiện tinh giản biên chế theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 3 Nghị định này được vay vốn, huy động vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất; được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp theo quy định. Việc vay vốn, quản lý, sử dụng vốn vay thực hiện theo quy định hiện hành.
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 3 Nghị định này được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Chi tiền lương cho công chức, viên chức, người lao động theo ngạch, bậc, hạng chức danh nghề nghiệp, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương cơ sở, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ các nguồn theo quy định, trường hợp còn thiếu được ngân sách nhà nước cấp bổ sung;
- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng tài chính, tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi đo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Hằng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:
- Trích tối thiểu 20% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 3 Nghị định này đã tự bảo đảm được trên 70% chi thường xuyên; trích tối thiểu 15% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 3 Nghị định này đã tự bảo đảm được từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên; trích tối thiểu 10% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 3 Nghị định này đã tự bảo đảm được dưới 30% chi thường xuyên; trích tối thiểu 5% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2,5 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, hạng chức danh nghề nghiệp, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 3 Nghị định này đã tự bảo đảm được trên 70% chi thường xuyên; không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, hạng chức danh nghề nghiệp, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 3 Nghị định này đã tự bảo đảm được từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên; không quá 1,5 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, hạng chức danh nghề nghiệp, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 3 Nghị định này đã tự bảo đảm dưới 30% chi thường xuyên; không quá 1 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, hạng chức danh nghề nghiệp, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 2,5 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 3 Nghị định này đã tự bảo đảm được trên 70% chi thường xuyên; không quá 2 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 3 Nghị định này đã tự bảo đảm được từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên; không quá 1,5 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 3 Nghị định này đã tự bảo đảm được dưới 30% chi thường xuyên và không quá 1 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
- Trích lập Quỹ khác theo quy định hiện hành;
Việc trích lập và mức trích cụ thể của Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, các quỹ khác do thủ trưởng đơn vị quyết định theo Quy chế chi tiêu nội bộ và phải công khai trong đơn vị;
Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập được sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 8 Nghị định này.
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự chủ trong việc thực hiện các nội dung sau:
Trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ công lập chưa xây dựng được vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp thì số lượng người làm việc được xác định trên cơ sở định biên bình quân các năm trước theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập quản lý, sử dụng tiền thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, liên doanh, liên kết, cho thuê tài sản nhà nước như sau:
- Tiền thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, liên doanh, liên kết tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải hạch toán đầy đủ theo quy định hiện hành về kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng theo cơ chế tài chính áp dụng đối với doanh nghiệp;
- Tiền thu được từ cho thuê tài sản nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải hạch toán riêng, sau khi trừ chi phí hợp lý, nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước, đơn vị được sử dụng phần còn lại để phát triển hoạt động sự nghiệp.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Việc giao quyền tự chủ cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Nghị định này được ổn định trong thời gian 3 năm. Trường hợp nguồn thu, nhiệm vụ của đơn vị có biến động làm thay đổi mức độ tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, tổ chức khoa học và công nghệ công lập báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh phương án tự chủ cho tổ chức trước thời hạn.
Các cơ quan, tổ chức khác căn cứ quy định tại Nghị định này tổ chức thẩm định và phê duyệt phương án tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc quyền quản lý.
Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Điều 1 Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây