Thông tư 46/2019/TT-BCA trách nhiệm công an thực hiện quy định Bộ luật Tố tụng hình sự
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 46/2019/TT-BCA
Cơ quan ban hành: | Bộ Công an |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 46/2019/TT-BCA |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Tô Lâm |
Ngày ban hành: | 10/10/2019 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hình sự |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 10/10/2019, Bộ Công an ban hành Thông tư 46/2019/TT-BCA về việc quy định trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
Theo đó, cơ quan nhận đơn yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp phải chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện, người thân thích của họ trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn. Đối với trường hợp không yêu cầu người bào chữa thì cơ quan đang quản lý người bị tạm giữ khẩn cấp thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của họ trong thời hạn 12 giờ kể từ khi lập xong biên bản giao nhận Lệnh giữ người.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc phải báo trước thời gian, địa điểm tiến hành tố tụng cho người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự… tối thiểu 24 giờ nếu họ cư trú cùng địa phương với cơ quan thụ lý vụ án và tối thiếu 48 giờ nếu cư trú khác địa phương. Nếu người bào chữa đã được cơ quan đang thụ lý vụ án báo trước mà không có mặt thì hoạt động tố tụng vẫn được tiến hành, trừ các trường hợp quy định tại Điều 291 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 02/12/2019
Xem chi tiết Thông tư46/2019/TT-BCA tại đây
tải Thông tư 46/2019/TT-BCA
BỘ CÔNG AN Số: 46/2019/TT-BCA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2019 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 LIÊN QUAN ĐẾN BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ GIỮ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP, NGƯỜI BỊ BẮT TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI QUẢ TANG HOẶC THEO QUYẾT ĐỊNH TRUY NÃ, NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN; BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA BỊ HẠI, ĐƯƠNG SỰ, NGƯỜI BỊ TỐ GIÁC, NGƯỜI BỊ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định về trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã (sau đây gọi chung là người bị bắt), người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; bảo đảm thực hiện quyền của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
Thông tư này áp dụng đối với Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; Cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Cấp trưởng, cấp phó, Cán bộ điều tra cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, cán bộ cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân; người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can; bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
TRÁCH NHIỆM TRONG THỰC HIỆN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, TỪ CHỐI, HỦY BỎ VIỆC ĐĂNG KÝ BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ GIỮ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP, NGƯỜI BỊ BẮT, NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN
Khi tiếp nhận người bị bắt, giao Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ cho người bị tạm giữ, Quyết định khởi tố bị can cho bị can, người thực hiện lệnh, quyết định, tiếp nhận người bị bắt phải đọc, giải thích rõ về quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và ghi vào biên bản giao nhận. Trong biên bản phải ghi rõ ý kiến của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can về việc có nhờ người bào chữa hay không và đề nghị thông báo cho người đại diện, người thân thích để cơ quan có thẩm quyền thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có liên quan đến người đại diện hoặc người thân thích của họ. Việc thực hiện quyền nhờ người bào chữa như sau:
Việc chuyển đơn yêu cầu người bào chữa của cơ quan đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam được gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan này hoặc gửi qua đường bưu chính. Nếu gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì phải có ký nhận tại sổ giao nhận công văn, tài liệu.
Việc chuyển đơn có thể được thực hiện cùng với việc thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trong quá trình thực hiện việc chuyển đơn, nếu người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp bị áp dụng biện pháp tạm giữ thì việc tiến hành các thủ tục đăng ký bào chữa tiếp tục được thực hiện, không phải làm các thủ tục đăng ký đối với người bị tạm giữ.
Trong thời hạn không quá 12 giờ kể từ khi lập biên bản, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho người bào chữa mà người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt nhờ và Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra có trách nhiệm thống nhất về thời gian với người bào chữa để trực tiếp gặp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, xác nhận việc từ chối và phải lập biên bản. Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt đã có quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền thì Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra vẫn phải thông báo và thống nhất về thời gian với người bào chữa để gặp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt đã có quyết định tạm giữ.
Trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi lập biên bản, Cơ quan điều tra, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam có trách nhiệm thông báo kèm theo biên bản cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án biết (trong trường hợp Nhà tạm giữ, trại tạm giam lập biên bản). Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra có trách nhiệm thống nhất về thời gian với người bào chữa để trực tiếp gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, xác nhận việc từ chối và phải lập biên bản.
Trường hợp người bị tạm giữ bị khởi tố bị can và có lệnh tạm giam của người có thẩm quyền thì Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra vẫn phải thống nhất về thời gian với người bào chữa để gặp người bị tạm giữ đã có lệnh tạm giam.
Trường hợp người bị tạm giữ bị khởi tố bị can nhưng không bị áp dụng biện pháp tạm giam thì việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
Trường hợp người bị tạm giữ được trả tự do, nếu vẫn còn tư cách tham gia tố tụng thuộc trường hợp có quyền nhờ người bào chữa thì vẫn tiến hành các thủ tục đăng ký bào chữa; nếu không thuộc trường hợp có quyền nhờ người bào chữa thì tạm dừng tiến hành các thủ tục đăng ký bào chữa.
Đối với người thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hoặc người đại diện hoặc người thân thích của người thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa có đơn yêu cầu người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam thực hiện các quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này. Nếu người thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của người thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa không có đơn yêu cầu người bào chữa thì thực hiện như sau:
Điều tra viên có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Điều tra viên có trách nhiệm trình Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (khi được Thủ trưởng phân công hoặc ủy quyền) ký Thông báo về việc đăng ký bào chữa và vào sổ đăng ký bào chữa. Trường hợp hồ sơ đăng ký bào chữa chưa bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra thông báo cho người đăng ký bào chữa biết để bổ sung hồ sơ.
Trường hợp người bào chữa làm thủ tục đăng ký bào chữa cho những người đã có quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra thông báo cho người đăng ký bào chữa biết.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi có căn cứ từ chối hoặc từ khi hủy bỏ việc đăng ký bào chữa, cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối, hủy bỏ việc đăng ký bào chữa cho người bào chữa, cơ sở giam giữ.
Trường hợp Cơ quan đang thụ lý vụ án hủy bỏ thông báo người bào chữa thì phải thông báo cho tổ chức quản lý người bào chữa bằng văn bản và nêu rõ lý do hủy bỏ.
TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC ĐĂNG KÝ, TỪ CHỐI, HỦY BỎ VIỆC ĐĂNG KÝ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA BỊ HẠI, ĐƯƠNG SỰ, NGƯỜI BỊ TỐ GIÁC, NGƯỜI BỊ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ
Trong lần đầu tiên lấy lời khai bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền, nghĩa vụ của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và hỏi họ xem có nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hay không, phải ghi ý kiến của họ vào biên bản. Trường hợp họ nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra hướng dẫn họ viết đơn nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Trường hợp họ không nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra giải thích quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được thực hiện trong suốt quá trình tiến hành tố tụng.
Điều tra viên, Cán bộ điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận, Điều tra viên, Cán bộ điều tra có trách nhiệm trình Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (khi được Thủ trưởng phân công hoặc ủy quyền), Cấp trưởng, Cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ký Thông báo về việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và vào sổ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Trường hợp hồ sơ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chưa bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra thông báo cho người đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp biết để bổ sung hồ sơ.
Trường hợp có căn cứ từ chối việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
Văn bản thông báo người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có giá trị trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, trừ trường hợp người bị tố giác, kiến nghị khởi tố đề nghị thay đổi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đã được cơ quan có thẩm quyền có văn bản thay đổi tư cách tham gia tố tụng, nếu thuộc diện được nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành các thủ tục đăng ký bào chữa theo quy định tại Chương II Thông tư này.
Việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong trường hợp thay đổi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi hủy bỏ việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do hủy bỏ cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người thực hiện nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA, NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP
Trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đã được báo trước mà không có mặt thì hoạt động tố tụng vẫn được tiến hành.
Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, hỏi cung bị can nếu Điều tra viên đồng ý cho người bào chữa được hỏi thì phải ghi câu hỏi của người bào chữa, câu trả lời của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can vào biên bản lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, biên bản hỏi cung bị can. Khi kết thúc việc lấy lời khai, hỏi cung bị can, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc lại hoặc đưa cho người bào chữa đọc lại biên bản lấy lời khai, biên bản hỏi cung. Sau khi xác nhận đúng nội dung câu hỏi của người bào chữa, câu trả lời của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra yêu cầu người bào chữa ký vào biên bản. Trường hợp biên bản ghi chưa đầy đủ, chưa chính xác nội dung câu hỏi và câu trả lời, người bào chữa có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ghi ý kiến của mình trước khi ký vào biên bản.
Khi người bào chữa đề nghị gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì cơ quan đang quản lý người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thực hiện theo quy định tại Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Cơ quan đang quản lý người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan đang thụ lý vụ án biết việc gặp của người bào chữa để cử người phối hợp với cơ sở giam giữ giám sát cuộc gặp nếu xét thấy cần thiết.
Trường hợp đề nghị thay đổi Điều tra viên không có căn cứ pháp luật thì Cơ quan đang thụ lý vụ án từ chối việc thay đổi Điều tra viên và thông báo cho người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Khi người bào chữa có văn bản đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, Cơ quan đang thụ lý vụ án tiếp nhận văn bản để giải quyết. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận, nếu có căn cứ thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 125, Điêu 130 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Cơ quan đang thụ lý vụ án ra quyết định thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo thẩm quyền hoặc tiến hành các thủ tục cần thiết gửi Viện kiểm sát quyết định đối với các biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn. Nếu đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế không có căn cứ pháp luật thì Cơ quan đang thụ lý vụ án từ chối việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế và thông báo cho người bào chữa bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Người bào chữa thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật và giao cho Cơ quan đang thụ lý vụ án thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải lập biên bản giao nhận, đưa vào hồ sơ vụ án, vụ việc. Trường hợp phát hiện người bào chữa thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc tiết lộ bí mật điều tra thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, Cơ quan đang thụ lý vụ án phải nhắc nhở, nếu vi phạm nghiêm trọng thì có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đưa ra yêu cầu, nếu thấy yêu cầu có liên quan đến việc bào chữa hoặc liên quan đến việc giải quyết vụ án, vụ việc thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản ghi nhận yêu cầu của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
Việc đọc, ghi chép hoặc sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên quan đến việc bào chữa của người bào chữa phải được lập biên bản ghi nhận, tài liệu giao cho người bào chữa phải có bản thống kê các tài liệu kèm theo.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Việc gửi hoặc thông báo văn bản trong Thông tư này được thực hiện thông qua các phương thức:
Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau:
Chi phí gửi, thông báo bằng văn bản, chi phí sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án trong Thông tư này của các cơ quan điều tra được chi từ nguồn kinh phí điều tra; chi phí gửi, thông báo bằng văn bản trong Thông tư này của nhà tạm giữ, trại tạm giam được chi từ nguồn kinh phí thường xuyên của nhà tạm giữ, trại tạm giam.
Việc quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ các hoạt động nêu trên thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 12 năm 2019.
Thông tư này thay thế Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
|
Mẫu số: 01 |
|
……………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: ……………….. |
….., ngày ... tháng … năm … |
|
|
|
|
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP(1)
Kính gửi: Ông/bà |
……………………………………………………… |
Căn cứ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
Sau khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra giấy tờ và thấy đủ điều kiện đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đã vào sổ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và thông báo:
Ông/bà: .........................................................................................................................
Sinh năm: ......................................................................................................................
Nghề nghiệp: .................................................................................................................
Thẻ luật sư/CMND/Thẻ CCCD số: ....................................................................................
cấp ngày … tháng …. năm …. Nơi cấp: ..........................................................................
Là(2):...............................................................................................................................
.... đủ điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông/bà(3): .....................................
Là(4): ..............................................................................................................................
Thuộc vụ án/vụ việc: .......................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Cơ quan ........................................................................................................................
thông báo cho ông/bà biết.
|
…………………………….. |
_________________
(1) Giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp lưu vào hồ sơ vụ án, vụ việc;
(2) Ghi rõ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là luật sư, người đại diện của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự, bào chữa viên nhân dân;
(3) Ghi rõ họ tên người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự.
(4) Ghi rõ tư cách tham gia tố tụng của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự.
|
Mẫu số: 02 |
(1)………………………… …………………………….
SỔ ĐĂNG KÝ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP (Thời gian bắt đầu từ ngày … tháng … năm ….)
(1) - Ghi tên đơn vị của Cơ quan điều tra/Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. - Sổ này giao cho đơn vị được phân công thụ lý vụ án/vụ việc quản lý. |
SỔ ĐĂNG KÝ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP
STT |
Người đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp |
Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự |
Nội dung thông báo đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp |
|
- Họ tên: …………………… ……………………………… - Thẻ luật sư/Người đại diện của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự (CMND/Thẻ CCCD): ………………….. - Đơn vị (1): ……………….. …………………………….. ……………………………. ……………………………. - Giấy yêu cầu của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự: …………………………….. …………………………….. …………………………….. …………………………….. …………………………….. …………………………. …………………………. |
- Họ tên: ………………. …………………………. - Sinh ngày … tháng … năm … - Nơi ĐKTT: ………….. …………………………. …………………………. - Chỗ ở: ………………. …………………………. …………………………. - Trong vụ việc/vụ án: …………………………. …………………………. …………………………. …………………………. …………………………. …………………………. …………………………. …………………………. |
Sau khi kiểm tra các giấy tờ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp để đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự, Cơ quan: ……….. ……………………………………. …………………………………….. Đã kiểm tra ông/bà …………….. ……………………………………. Xét thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Đã vào Sổ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và gửi Thông báo số ….. ngày … tháng … năm … về việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông/bà: …………………………………. biết để thực hiện theo quy định của pháp luật. (2) ……………………………….. |
_________________
(1) Ghi rõ Văn phòng luật sư/Công ty luật thuộc đoàn luật sư
(2) Nếu không đủ điều kiện thì ra văn bản Thông báo từ chối việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và nêu rõ lý do. Trường hợp thay đổi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì cũng ghi tương tự
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây