Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp

thuộc tính Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12

Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
Cơ quan ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:51/QĐ-VKSTC-V12
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Thị Thủy Khiêm
Ngày ban hành:02/02/2016
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp

Ngày 02/02/2016, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 về việc ban hành Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

Cụ thể, đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm: Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền; kết quả giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;…

Bên cạnh đó, thủ tục giải quyết khiếu nại như sau: Ban hành quyết định phân công người xác minh khiếu nại; việc xác minh phải có kế hoạch xác minh được phê duyệt; kết thúc xác minh phải có báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại và đề xuất hướng giải quyết khiếu nại; Ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về hành vi, quyết định bị khiếu nại; Ban hành văn bản đề nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra;…

Ngoài ra, Viện kiểm sát các cấp áp dụng các biện pháp để kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền cùng cấp và cấp dưới gồm: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo; Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình, cấp dưới và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát; Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát; Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 17/02/2016.

Xem chi tiết Quyết định51/QĐ-VKSTC-V12 tại đây

tải Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

Số: 51/QĐ-VKSTC-V12

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ KIỂM SÁT
VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

----------------------------------

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/QH13;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ những quy định trước đây của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Quyết định này.
Quyết định này thay thế các văn bản sau:
- Quyết định số 59/2006-QĐ-VKSTC-V7 ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy chế về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát;
- Quyết định số 487/QĐ-VKSTC-V7 ngày 04 tháng 9 năm 2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 Nơi nhận:
- Lãnh đạo VKSNDTC;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, V12.

KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




Nguyễn Thị Thủy Khiêm

QUY CHẾ

TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ KIỂM SÁT VIỆC
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02 tháng 02 năm 2016
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về công tác tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý và quản lý đơn; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát; kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền.
Việc tiếp nhận, xử lý, quản lý và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Viện kiểm sát; giải quyết đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
2. Quy chế này được áp dụng đối với Viện kiểm sát các cấp.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn bao gồm: khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu.
2. Đơn thuộc thẩm quyền bao gồm: đơn thuộc thẩm quyền giải quyết và đơn thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát.
3. Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết là khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh, đề nghị, yêu cầu mà theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết.
4. Đơn thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết là khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan khác, nhưng theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết.
5. Điều kiện thụ lý đơn là những điều kiện mà pháp luật quy định người gửi đơn phải đáp ứng đầy đủ thì đơn mới được thụ lý.
6. Xử lý đơn là những việc làm cụ thể của đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc Viện kiểm sát các cấp đối với những đơn đã được tiếp nhận, bao gồm những việc sau: phân loại đơn; chuyển đơn đến các đơn vị cùng cấp có trách nhiệm trong trường hợp đơn thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình; chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền (đồng thời báo tin cho người gửi đơn) hoặc hướng dẫn người gửi đơn trong trường hợp đơn không thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình; hướng dẫn hoặc thông báo cho người gửi đơn trong trường hợp đơn chưa đủ hoặc không đủ điều kiện thụ lý.
7. Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp bao gồm: khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, thi hành tạm giữ, tạm giam và khiếu nại trong trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
8. Văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo là văn bản do Viện kiểm sát ban hành khi kết thúc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, bao gồm: quyết định giải quyết khiếu nại; kết luận nội dung tố cáo; thông báo kết quả giải quyết tố cáo; các văn bản xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Chương II
TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN
Điều 3. Quy định chung về tiếp công dân
1. Việc tiếp công dân của Viện kiểm sát các cấp phải tuân thủ các quy định của Luật tiếp công dân, các quy định khác của pháp luật có liên quan và Quy chế này.
2. Nơi tiếp công dân của Viện kiểm sát bao gồm địa điểm tiếp công dân tại Trụ sở Viện kiểm sát và nơi làm việc khác do Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp công dân quy định và phải được thông báo công khai hoặc thông báo trước cho người được tiếp.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm:
a. Bố trí địa điểm tiếp công dân ở vị trí thuận tiện, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Địa điểm tiếp công dân phải có biển hiệu, niêm yết nội quy và lịch tiếp công dân.
b. Phân công người tiếp công dân theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế này.
4. Việc tiếp công dân phải được tiến hành công khai, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện tại nơi tiếp công dân; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân; tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật; không được tiếp công dân ngoài nơi quy định.
5. Người tiếp công dân phải mặc trang phục Ngành đúng quy định; không hứa hẹn hoặc thông báo cho công dân nội dung hoặc kết quả giải quyết chưa được kết luận chính thức bằng văn bản; việc tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo và tài liệu, chứng cứ liên quan phải cấp giấy biên nhận.
6. Từ chối tiếp công dân trong các trường hợp quy định tại Điều 9 Luật tiếp công dân.
Điều 4. Tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh qua công tác tiếp công dân
1. Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc.
2. Nội dung trình bày phải được ghi vào sổ tiếp công dân, gồm: số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ của người được tiếp, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có); yêu cầu, đề nghị của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếp nhận, xử lý vụ việc.
Trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ; trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ.
3. Trường hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn người gửi đơn viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
4. Việc xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tiếp nhận qua tiếp công dân được thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 28 Luật tiếp công dân và Điều 10 Quy chế này.
Điều 5. Nhiệm vụ tiếp công dân của các đơn vị
1. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên.
2. Nhiệm vụ của các đơn vị liên quan:
a. Khi được đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thông báo việc tiếp công dân, các đơn vị liên quan phải cử ngay người có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định; trường hợp vì lý do khách quan mà chưa tiếp được thì phải hẹn ngày tiếp và thông báo cho đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp biết.
b. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu xét thấy cần phải tiếp công dân thì đơn vị có trách nhiệm làm giấy mời công dân và thông báo cho đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp biết.
3. Phối hợp của các đơn vị trong việc tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân.
Khi nhận được yêu cầu của lãnh đạo đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, lãnh đạo các đơn vị liên quan có nhiệm vụ:
a. Cử người có trách nhiệm hoặc trực tiếp tiếp công dân.
b. Cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
c. Giải quyết hoặc chỉ đạo việc giải quyết vụ việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Tiếp công dân của Viện trưởng Viện kiểm sát
1. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân theo quy định sau:
a. Định kỳ mỗi tháng trực tiếp tiếp công dân ít nhất 01 ngày đối với các trường hợp:
- Vụ việc đã được giải quyết bằng văn bản có hiệu lực pháp luật nhưng công dân đề nghị kiểm tra lại;
- Vụ việc công dân đã gửi đơn nhiều lần, có dấu hiệu oan, sai, được dư luận quan tâm nhưng chưa được xem xét, giải quyết.
b. Tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp:
- Vụ việc có tính chất gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau;
- Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
- Khi Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định tại điểm này.
2. Nhiệm vụ của đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và các đơn vị liên quan trong việc tiếp công dân của Viện trưởng Viện kiểm sát
a. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ sau:
- Định kỳ lập danh sách công dân được tiếp để trình Viện trưởng chỉ đạo và gửi các đơn vị liên quan để chuẩn bị nội dung;
- Thực hiện hoặc đề nghị các đơn vị liên quan thực hiện các yêu cầu của Viện trưởng liên quan đến việc tiếp công dân;
- Ban hành văn bản thông báo kết quả kiểm tra gửi công dân đối với những vụ việc đã được giải quyết bằng văn bản có hiệu lực pháp luật nhưng thuộc trường hợp cần được kiểm tra lại;
- Tham gia việc tiếp công dân của Viện trưởng; ghi biên bản tiếp công dân;
- Thông báo kết luận hoặc ý kiến chỉ đạo khác của Viện trưởng trong việc tiếp công dân.
b. Các đơn vị liên quan có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc Viện trưởng tiếp công dân theo danh sách do đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp gửi;
- Cử lãnh đạo đơn vị và Kiểm sát viên tham gia việc tiếp công dân của Viện trưởng;
- Thực hiện các yêu cầu của Viện trưởng hoặc đề nghị của đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp liên quan đến việc tiếp công dân.
c. Văn phòng Viện kiểm sát các cấp có nhiệm vụ:
- Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh nơi tiếp công dân; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện vật chất phục vụ việc tiếp công dân của Viện trưởng;
- Quản lý về công tác thông tin, báo chí liên quan đến việc tiếp công dân của Viện trưởng (nếu có).
3. Các vụ việc sau khi Viện trưởng tiếp công dân được xử lý như sau:
a. Nếu vụ việc do các đơn vị đang thụ lý xem xét, khi có văn bản giải quyết gửi công dân thì phải gửi đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp 01 bản để theo dõi, quản lý chung.
b. Nếu vụ việc đã được giải quyết bằng văn bản có hiệu lực pháp luật nhưng thuộc trường hợp cần được kiểm tra lại, sau khi kết thúc kiểm tra, các đơn vị báo cáo Viện trưởng kết quả kiểm tra bằng văn bản và gửi đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để thông báo cho công dân.
c. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kết luận hoặc ý kiến chỉ đạo khác của Viện trưởng đối với các vụ việc.
Điều 7. Bảo đảm trật tự, an toàn trong tổ chức tiếp công dân
Văn phòng Viện kiểm sát các cấp phối hợp với cơ quan Công an phụ trách địa bàn nơi tiếp công dân bảo đảm trật tự, an toàn nơi tiếp công dân; có biện pháp phòng chống cháy nổ theo quy định chung; xử lý kịp thời, kiên quyết các trường hợp lợi dụng quyền tự do dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật tại nơi tiếp công dân.
Điều 8. Tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân thường xuyên
1. Người tiếp công dân phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng, nhiệt tình, bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
2. Người làm công tác tiếp công dân được hưởng chế độ bồi dưỡng tiếp công dân và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ.
Chương III
TIẾP NHẬN, XỬ LÝ, QUẢN LÝ ĐƠN
Điều 9. Tiếp nhận đơn
Đơn gửi đến Viện kiểm sát từ tất cả các nguồn (kể cả đơn gửi đến lãnh đạo Viện) đều phải được tiếp nhận thống nhất qua một đầu mối là đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để xử lý và quản lý; không tiếp nhận đơn ngoài nơi quy định.
Điều 10. Xử lý đơn
1. Đơn được phân loại như sau:
a. Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết.
b. Đơn thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết.
c. Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết và kiểm sát việc giải quyết.
d. Đơn chưa đủ hoặc không đủ điều kiện thụ lý.
2. Xử lý đơn khiếu nại
a. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì thụ lý để giải quyết hoặc thực hiện thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
b. Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì trả lại đơn và tài liệu kèm theo (nếu có) cho người gửi đơn hoặc cá nhân, cơ quan đã chuyển đến, đồng thời hướng dẫn gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; trường hợp đơn thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát khác, thì chuyển đơn cùng tài liệu gửi kèm (nếu có) cho Viện kiểm sát có thẩm quyền, đồng thời báo tin cho người gửi đơn biết.
3. Xử lý đơn tố cáo
a. Đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì thực hiện theo điểm a khoản 1 Điều 20 Luật tố cáo; đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì thụ lý và thực hiện thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
b. Đối với đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì phải chuyển ngay đơn và các tài liệu gửi kèm theo (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời báo tin cho người gửi đơn biết, nếu có yêu cầu; trường hợp đơn đã chuyển là tố cáo trong hoạt động tư pháp, thì ngoài việc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phải thông báo cho Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết biết.
4. Xử lý đơn khiếu nại, tố cáo có nhiều nội dung hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan
a. Đối với đơn có nhiều nội dung, trong đó có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác, thì thụ lý nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, đồng thời có văn bản hướng dẫn người gửi đơn viết lại đơn khác theo nội dung còn lại gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
b. Trường hợp đơn có nhiều nội dung nhưng đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, mà từng nội dung này lại do các đơn vị khác nhau xem xét, thì đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp đề xuất bằng văn bản với Viện trưởng để phân công đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc giải quyết đơn, trả lời người gửi đơn.
5. Xử lý đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu
a. Đối với đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật, thì xử lý theo quy định tại các Chương về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b. Đối với đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, thì xử lý theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.
c. Đối với đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chuyển đến các đơn vị có trách nhiệm hoặc người có thẩm quyền để xem xét; trường hợp đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác, thì chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền, đồng thời báo tin cho người gửi đơn biết.
d. Đối với đơn liên quan đến việc yêu cầu bồi thường oan, sai theo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chuyển đến đơn vị Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự để xem xét.
6. Xử lý đơn chưa đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện thụ lý
a. Đối với đơn chưa đủ điều kiện để thụ lý, thì phải có văn bản hướng dẫn người gửi đơn bổ sung các nội dung, tài liệu cần thiết theo quy định.
b. Đối với đơn không đủ điều kiện thụ lý, thì trả lại đơn và có văn bản thông báo rõ lý do cho người gửi đơn; việc thông báo này chỉ thực hiện một lần cho một việc.
c. Không xem xét đối với đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp hoặc những đơn tố cáo đã được cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận mà tố cáo tiếp nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới.
Điều 11. Quản lý đơn
Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có trách nhiệm:
a. Cập nhật đầy đủ vào sổ quản lý hoặc phần mềm quản lý đối với đơn đã được tiếp nhận, phân loại.
b. Chuyển kịp thời đến các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, nhiệm vụ xem xét, giải quyết; việc chuyển đơn giữa đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp với các đơn vị cùng cấp phải được lập danh sách có chữ ký của người giao và người nhận.
c. Hàng tuần, tháng đối chiếu số liệu thụ lý, kết quả giải quyết đơn với các đơn vị, bộ phận thuộc Viện kiểm sát cấp mình để việc quản lý được đầy đủ và thống nhất.
d. Đối với đơn do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan báo chí chuyển đến phải được quản lý riêng và đôn đốc các đơn vị, bộ phận liên quan thông báo kết quả hoặc tiến độ giải quyết cho cơ quan, người chuyển đơn biết.
Chương IV
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
Mục 1. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
Điều 12. Thẩm quyền, thời hạn giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp
1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định tại Chương về khiếu nại, tố cáo Bộ luật tố tụng hình sự, gồm: khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự; khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố; khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn; khiếu nại kết quả giải quyết của Thủ trưởng Cơ quan điều tra đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cán bộ điều tra, Điều tra viên, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; khiếu nại kết quả giải quyết của cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cấp phó, cán bộ điều tra.
2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định tại Chương về khiếu nại, tố cáo Bộ luật tố tụng dân sự, gồm: khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng dân sự.
3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tố tụng hành chính được thực hiện theo quy định tại Chương về khiếu nại, tố cáo Luật tố tụng hành chính, gồm: khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hành chính.
4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Chương về khiếu nại, tố cáo Luật thi hành án hình sự, gồm: khiếu nại hành vi, quyết định quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân; khiếu nại hành vi, quyết định của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án hình sự.
5. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Chương về khiếu nại, tố cáo Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, gồm: khiếu nại hành vi, quyết định của người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; khiếu nại hành vi, quyết định của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
6. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong kiểm sát thi hành án dân sự, kiểm sát thi hành án hành chính, kiểm sát thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
7. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp được quy định như sau:
a. Khiếu nại hành vi, quyết định của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp nào do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp đó giải quyết. Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết mà khiếu nại tiếp, thì Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát cấp trên là quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật.
b. Khiếu nại hành vi, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới do Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật.
c. Trong mọi trường hợp, quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.
8. Thời hạn giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực tương ứng.
Điều 13. Nhiệm vụ và thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp
1. Nhiệm vụ của đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại
a. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền; kết quả giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;
- Khiếu nại theo quy định tại các điểm b, c và d khoản này hoặc khiếu nại khác theo quy định của pháp luật khi được Viện trưởng giao.
b. Đơn vị Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
- Khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
- Khiếu nại hành vi, quyết định quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân;
- Khiếu nại hành vi, quyết định của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình; hành vi, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền; kết quả giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
c. Đơn vị Kiểm sát thi hành án dân sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các khiếu nại hành vi, quyết định của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình; hành vi, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền; kết quả giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
d. Các đơn vị nghiệp vụ khác có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra cùng cấp, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam.
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cùng cấp, cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra cùng cấp đã được Viện kiểm sát phê chuẩn; kết quả giải quyết của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cùng cấp đối với khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của cán bộ điều tra, Điều tra viên, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; kết quả giải quyết của cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của của cấp phó, cán bộ điều tra.
2. Trách nhiệm phối hợp trong giải quyết khiếu nại
a. Theo đề nghị của đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại, các đơn vị nghiệp vụ khác và Viện kiểm sát cấp dưới có nhiệm vụ:
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Giải trình bằng văn bản với người có thẩm quyền giải quyết về hành vi, quyết định bị khiếu nại; trường hợp Viện kiểm sát cấp dưới hoặc cơ quan có thẩm quyền khác giải trình, thì các đơn vị nghiệp vụ khác có ý kiến bằng văn bản đối với việc giải trình;
- Tham gia xác minh nội dung khiếu nại;
- Thẩm định nội dung khiếu nại và chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Phối hợp thực hiện các thủ tục khác của việc giải quyết khiếu nại.
b. Các đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại theo quy định tại các điểm b, c, và d khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo việc thụ lý và kết quả giải quyết khiếu nại về đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp chung.
3. Thủ tục giải quyết khiếu nại
a. Ban hành quyết định phân công người xác minh khiếu nại; việc xác minh phải có kế hoạch xác minh được phê duyệt; kết thúc xác minh phải có báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại và đề xuất hướng giải quyết khiếu nại.
b. Ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về hành vi, quyết định bị khiếu nại.
c. Ban hành văn bản đề nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra.
d. Trong trường hợp kết quả xác minh nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại còn khác nhau, thì phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ và phải được lập biên bản; kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
đ. Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền.
e. Trong trường hợp người khiếu nại rút khiếu nại thì ban hành quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.
g. Việc sử dụng các văn bản trong quá trình giải quyết khiếu nại phải theo mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
h. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải có đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại (nếu có); quyết định phân công người xác minh; kế hoạch xác minh; tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp; báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; biên bản tổ chức đối thoại (nếu có); quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại (nếu có); các tài liệu khác có liên quan. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Xử lý đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
1. Xác định loại đơn, điều kiện kiểm tra, xử lý đơn
a. Các trường hợp khiếu nại trong hoạt động tư pháp có quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát, nếu người khiếu nại tiếp tục gửi đơn đối với nội dung đã được giải quyết, thì được xác định là “Đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật”.
b. Đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát chỉ được xem xét kiểm tra khi có một trong những điều kiện sau: đơn bức xúc, kéo dài; đơn về những vụ việc có dấu hiệu oan, sai; đơn có sự chỉ đạo xem xét của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đơn được các cơ quan báo chí và dư luận quan tâm; đơn có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở trung ương hoặc địa phương.
c. Sau khi xác định đơn đã đáp ứng điều kiện và thuộc thẩm quyền kiểm tra của Viện kiểm sát cấp mình, đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình quyết định việc kiểm tra; nếu đơn thuộc thẩm quyền kiểm tra nhưng chưa đáp ứng điều kiện, thì lưu đơn để theo dõi, quản lý; nếu đơn thuộc thẩm quyền kiểm tra của Viện kiểm sát khác, thì chuyển Viện kiểm sát có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này, đồng thời báo tin cho người gửi đơn biết.
2. Trình tự kiểm tra
a. Đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
b. Đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát cấp tỉnh về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án hình sự; thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố; hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính do Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra.
c. Đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra.
3. Thủ tục kiểm tra
a. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình trong việc kiểm tra.
b. Việc kiểm tra có thể áp dụng các biện pháp sau: kiểm tra lại hồ sơ giải quyết của cấp mình; yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới báo cáo việc giải quyết và gửi hồ sơ giải quyết để kiểm tra; tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để nắm thông tin làm cơ sở kiểm tra; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại; tiến hành xác minh, lấy lời khai, trưng cầu giám định hoặc biện pháp khác khi thấy cần thiết.
c. Kết thúc việc kiểm tra, Viện kiểm sát thực hiện như sau:
- Nếu quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có căn cứ, đúng pháp luật, thì thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra cho người đã gửi đơn; nếu thấy cần thiết thì thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Nếu quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung giải quyết trước đó, thì xử lý như sau:
+ Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực của Viện kiểm sát cấp dưới do Viện kiểm sát cấp trên hủy bỏ và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới giải quyết lại;
+ Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện kiểm sát nhân dân tối cao tự hủy bỏ và giải quyết lại;
+ Thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra cho người đã gửi đơn; nếu thấy cần thiết thì thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
d. Việc kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra tại mỗi cấp Kiểm sát chỉ thực hiện một lần.
Mục 2. GIẢI QUYẾT TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
Điều 15. Thẩm quyền, thời hạn giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp
1. Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định tại Chương về khiếu nại, tố cáo Bộ luật tố tụng hình sự, gồm: tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố.
2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định tại Chương về khiếu nại, tố cáo Bộ luật tố tụng dân sự, gồm: tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng dân sự.
3. Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong tố tụng hành chính được thực hiện theo quy định tại Chương về khiếu nại, tố cáo Luật tố tụng hành chính, gồm: tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hành chính.
4. Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong thi hành án hình sự được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Chương về khiếu nại, tố cáo Luật thi hành án hình sự, gồm: tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án hình sự.
5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Chương về khiếu nại, tố cáo Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, gồm: tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
6. Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong kiểm sát thi hành án dân sự, kiểm sát thi hành án hành chính, kiểm sát thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
7. Thẩm quyền giải quyết tố cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp được quy định như sau:
a.Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát cấp nào do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp đó giải quyết, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
b. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết.
c. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết.
8. Thời hạn giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp được áp dụng theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực tương ứng.
Điều 16. Nhiệm vụ và thủ tục giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp
1. Nhiệm vụ của đơn vị chủ trì giải quyết tố cáo
a. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;
- Tố cáo theo quy định tại các điểm b, c và d của khoản này hoặc tố cáo khác theo quy định của pháp luật khi được Viện trưởng giao.
b. Đơn vị Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình; hành vi vi phạm pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
c. Đơn vị Kiểm sát thi hành án dân sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình; hành vi vi phạm pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
d. Các đơn vị nghiệp vụ khác có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên cấp mình trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình trong tố tụng hình sự;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam.
2. Trách nhiệm phối hợp trong giải quyết tố cáo
a. Theo đề nghị của đơn vị chủ trì giải quyết tố cáo, các đơn vị nghiệp vụ khác và Viện kiểm sát cấp dưới có nhiệm vụ:
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
- Giải trình bằng văn bản với người có thẩm quyền giải quyết về hành vi bị tố cáo; trường hợp Viện kiểm sát cấp dưới hoặc cơ quan có thẩm quyền khác giải trình, thì các đơn vị nghiệp vụ khác có ý kiến bằng văn bản đối với việc giải trình;
- Tham gia xác minh nội dung tố cáo;
- Thẩm định nội dung tố cáo và chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
- Phối hợp thực hiện các thủ tục khác của việc giải quyết tố cáo.
b. Các đơn vị chủ trì giải quyết tố cáo theo quy định tại các điểm b, c, và d khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo việc thụ lý và kết quả giải quyết tố cáo về đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp chung.
3. Thủ tục giải quyết tố cáo
a. Ban hành quyết định phân công người xác minh tố cáo; việc xác minh phải có kế hoạch xác minh được phê duyệt; kết thúc xác minh phải có báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo và đề xuất hướng giải quyết tố cáo; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra.
b. Ban hành kết luận về nội dung tố cáo; áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị biện pháp xử lý với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Kết luận về nội dung tố cáo phải được gửi cho Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền và người bị tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thông báo kết quả giải quyết tố cáo, thì gửi văn bản thông báo kết quả giải quyết cho người tố cáo.
c. Trong quá trình xác minh, giải quyết tố cáo, nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển đơn tố cáo và tài liệu, chứng cứ liên quan đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
d. Việc sử dụng các văn bản trong quá trình giải quyết tố cáo phải theo mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
đ. Việc giải quyết tố cáo phải được lập hồ sơ. Hồ sơ giải quyết tố cáo phải có đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo; quyết định phân công người xác minh tố cáo; kế hoạch xác minh; báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo; kết luận nội dung tố cáo; văn bản áp dụng biện pháp xử lý hoặc kiến nghị biện pháp xử lý (nếu có); thông báo kết quả giải quyết tố cáo (nếu có); các tài liệu khác có liên quan. Hồ sơ giải quyết tố cáo phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật.
Chương V
KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
Điều 17. Thẩm quyền, nhiệm vụ thực hiện việc kiểm sát
1. Viện kiểm sát các cấp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền cùng cấp và cấp dưới theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại đối với hành vi của người có thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Đơn vị Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự.
4. Đơn vị Kiểm sát thi hành án dân sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình tiến hành kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
5. Trách nhiệm chủ trì, phối hợp trong việc kiểm sát
a. Trách nhiệm của đơn vị chủ trì kiểm sát:
Khi tiến hành kiểm sát, đơn vị chủ trì kiểm sát đề nghị các đơn vị nghiệp vụ cùng cấp, Viện kiểm sát cấp dưới phối hợp:
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc kiểm sát;
- Trao đổi ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản để xác định dấu hiệu vi phạm hoặc kết luận vi phạm của các cơ quan được kiểm sát;
- Lựa chọn áp dụng các biện pháp kiểm sát tương ứng và ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát;
- Cử Kiểm sát viên tham gia các cuộc trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
b. Trách nhiệm của đơn vị phối hợp kiểm sát:
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời theo đề nghị của đơn vị chủ trì kiểm sát.
- Trường hợp phát hiện vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thông qua thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ của mình, phải chủ động thông báo và kịp thời phối hợp với đơn vị chủ trì kiểm sát thực hiện nhiệm vụ kiểm sát theo quy định.
Điều 18. Các biện pháp kiểm sát, căn cứ và việc áp dụng; ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát; kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị.
1. Các biện pháp được áp dụng khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp gồm có:
a. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo.
b. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình, cấp dưới và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát.
c. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát.
d. Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền.
2. Căn cứ áp dụng các biện pháp kiểm sát quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a. Có cơ sở xác định dấu hiệu vi phạm hoặc có căn cứ kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
b. Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Việc áp dụng các biện pháp kiểm sát được quy định như sau:
a. Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự và thi hành án hình sự được áp dụng tất cả các biện pháp kiểm sát; trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính được áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này; trong thi hành án dân sự được áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
b. Khi tiến hành kiểm sát việc giải quyết khiếu nại đối với hành vi của người có thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Viện kiểm sát áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
c. Một biện pháp kiểm sát có thể được áp dụng đồng thời đối với vụ việc cụ thể và đối với tình trạng vi phạm pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
4. Việc ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát được quy định như sau:
a. Sau khi kết thúc các biện pháp kiểm sát quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này và có căn cứ kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, thì ban hành kiến nghị.
Trường hợp qua nghiên cứu đơn, văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc các nguồn thông tin khác và hồ sơ, tài liệu liên quan, nếu có đủ căn cứ kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, thì có thể ban hành kiến nghị ngay mà không cần thiết phải áp dụng các biện pháp kiểm sát.
b. Việc áp dụng biện pháp trực tiếp kiểm sát phải ban hành quyết định; kết thúc biện pháp trực tiếp kiểm sát phải ban hành kết luận về kết quả kiểm sát; nếu có căn cứ kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, thì tùy theo mức độ vi phạm tiếp tục ban hành kiến nghị hoặc kháng nghị.
c. Trường hợp Viện kiểm sát ban hành yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhưng cơ quan được kiểm sát không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, trừ trường hợp có lý do khách quan và đã được cơ quan được kiểm sát thông báo bằng văn bản, thì Viện kiểm sát ban hành kiến nghị gửi cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan được kiểm sát để có biện pháp quản lý, đôn đốc việc thực hiện, nếu xét thấy cần thiết.
d. Khi ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát, phải căn cứ vào quy định của pháp luật tương ứng với từng lĩnh vực để ấn định cụ thể thời hạn mà các cơ quan được kiểm sát phải trả lời hoặc thực hiện; trong trường hợp pháp luật tương ứng trong từng lĩnh vực không có quy định cụ thể về thời hạn, thì thực hiện như sau:
- Khi ban hành văn bản áp dụng biện pháp kiểm sát quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thì ấn định thời hạn là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản; trường hợp có lý do khách quan cần kéo dài thời hạn và cơ quan được kiểm sát phải thông báo rõ lý do bằng văn bản, thì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.
- Khi ban hành văn bản áp dụng biện pháp kiểm sát quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, thì ấn định thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản; trường hợp có lý do khách quan cần kéo dài thời hạn và cơ quan được kiểm sát phải thông báo rõ lý do bằng văn bản, thì thời hạn là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.
- Khi ban hành văn bản kết luận, kiến nghị, kháng nghị quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này, thì ấn định thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản; trường hợp có lý do khách quan cần kéo dài thời hạn và cơ quan được kiểm sát phải thông báo rõ lý do bằng văn bản, thì thời hạn là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.
đ. Việc ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và hoạt động kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị phải theo mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
5. Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị được quy định như sau:
a. Các kiến nghị, kháng nghị đã ban hành đều phải được tiến hành kiểm tra việc thực hiện, trừ trường hợp kiến nghị được ban hành theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
b. Việc kiểm tra phải xây dựng kế hoạch và ban hành quyết định; kết thúc kiểm tra phải có kết luận.
Điều 19. Các bước cụ thể trong thực hiện việc kiểm sát
1. Nghiên cứu đơn hoặc văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc các nguồn thông tin khác và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; nếu cần thiết, có thể làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người tố cáo, người bị tố cáo, người có liên quan để xác minh những vấn đề cần làm rõ hoặc thu thập những thông tin, tài liệu, chứng cứ cần thiết khác.
2. Đối chiếu với các quy định tương ứng của pháp luật để xác định dấu hiệu vi phạm hoặc kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (về thẩm quyền, thủ tục, thời hạn và nội dung giải quyết).
3. Áp dụng các biện pháp kiểm sát phù hợp và ban hành kết luận, kiến nghị, kháng nghị theo quy định tại Điều 18 Quy chế này. Trong quá trình áp dụng các biện pháp kiểm sát, nếu thấy cần thiết thì tiếp tục thực hiện các bước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Việc tiến hành kiểm sát và kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị đều phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ phải có đầy đủ các văn bản kiểm sát hoặc kiểm tra đã ban hành theo quy định và các tài liệu liên quan khác. Hồ sơ phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Chương VI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ ĐƠN, GIẢI QUYẾT VÀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
Điều 20. Nội dung quản lý nhà nước
1. Ban hành quy chế, chỉ thị và các văn bản hướng dẫn về tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
2. Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản của ngành Kiểm sát về công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
3. Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, trả lời thỉnh thị của cấp dưới về công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
4. Tổng kết thực tiễn, xây dựng báo cáo về công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Điều 21. Nhiệm vụ quản lý nhà nước
1. Trong phạm vi nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh những nội dung quản lý nhà nước quy định tại Điều 20 Quy chế này.
2. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc Viện kiểm sát các cấp có nhiệm vụ tham mưu, giúp Viện trưởng cấp mình thực hiện đầy đủ nội dung quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
3. Các đơn vị khác thuộc Viện kiểm sát các cấp có nhiệm vụ định kỳ hàng tuần, tháng thông báo kết quả giải quyết đơn, kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc trách nhiệm đơn vị mình cho đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình.
Điều 22. Chế độ báo cáo, thông báo
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước; thông báo với Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam về công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của ngành Kiểm sát theo quy định của pháp luật; báo cáo Quốc hội công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp theo quy định tại Điều 31 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh về công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và thông báo đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp về công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
4. Khi nhận được đơn do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan báo chí chuyển đến, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo hoặc thông báo về việc xử lý, giải quyết cho cơ quan, người chuyển đơn biết theo quy định của pháp luật.
5. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp khi xây dựng các báo cáo định kỳ phải có nội dung về tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết đơn thuộc trách nhiệm của mình.
6. Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong buổi họp giao ban phải có nội dung về công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Chương VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 23. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có trách nhiệm tham mưu, giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này trong toàn ngành.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương căn cứ Quy chế này hướng dẫn thực hiện công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp trong hệ thống Viện kiểm sát quân sự trong trường hợp thấy cần thiết.
Điều 24. Việc đảm bảo chế độ, chính sách, cơ sở vật chất, phương tiện trong tổ chức thực hiện
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo đảm những điều kiện cần thiết để thực hiện hiệu quả Quy chế này, bao gồm:
a. Bố trí địa điểm tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
b. In và cấp đầy đủ số, biểu mẫu phục vụ công tác Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; trang bị đầy đủ phương tiện cần thiết khác phục vụ công tác Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
2. Cục Kế hoạch - Tài chính thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất việc bố trí kinh phí nghiệp vụ trên cơ sở xây dựng quy định chi tiết về chế độ bồi dưỡng đặc thù đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn theo quy định chung và điều kiện vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Điều 25. Hiệu lực của Quy chế và việc sửa đổi, bổ sung Quy chế
1. Quy chế này thay thế Quy chế về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát (được ban hành theo Quyết định số 59/2006-QĐ-VKSTC-V7 ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) và Quyết định số 487/QĐ/VKSTC-V7 ngày 04 tháng 09 năm 2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE SUPREME PEOPLE’S PROCURACY
-------

No. 51/QD-VKSTC-V12

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Hanoi, February 02, 2016

DECISION
ON THE PROMULGATION OF REGULATIONS ON RECEIVING CITIZENS, RESOLVING COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS AND CONTROLLING THE RESOLUTION OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS IN JUDICIAL SECTOR

----------------------------------

THE PROSECUTOR GENERAL
OF THE SUPREME PEOPLE’S PROCURACY

 

Pursuant to the Law on Organization of People's Procuracies No. 63/2014/QH13;

At the proposal of the Director of the Department of Supervision and Handling of Complaints and Crime Reports in Judicial Sector,

 

HEREBY DECIDES:

 

Article 1. To promulgate hereunder the Regulations on receiving citizens, resolving complaints and denunciations and supervising the resolution of complaints and denunciations in judicial sector.

Article 2. This Decision takes effect after 15 days from the date of signing. Previous regulations of the Supreme People's Procuracy that are contrary to this Decision are hereby annulled.

This Decision replaces the following documents:

- Decision No. 59/2006-QD-VKSTC-V7 dated February 6, 2006 of the Prosecutor General of the Supreme People’s Procuracy on the promulgation of Regulations on reception of citizens, resolution of complaints and denunciations and supervision over the resolution of complaints and denunciations falling under the authority of the Procuracies;

- Decision No. 487/QD-VKSTC-V7 dated September 4, 2008 of the Prosecutor General of the Supreme People’s Procuracy assigning the task of supervising the resolution of complaints and denunciations in judicial sector of judicial agencies.

Article 3. The Director of the Department of Supervision and Handling of Complaints and Crime Reports in Judicial Sector, the Chief of the Supreme People's Procuracy Office, the Director of the Personnel Department, Heads of units under the Supreme People's Procuracy, the Chief Procurator of the High-level People’s Procuracy, Chief Procurators of People's Procuracies of provinces and municipalities, Chief Procurators of People's Procuracies of districts, towns, and provincial cities, Military Procuracies at all levels shall be responsible for implementing this Decision./.

 

 

FOR THE PROSECUTOR GENERAL
DEPUTY PROSECUTOR GENERAL




Nguyen Thi Thuy Khiem

 

 

REGULATIONS

ON RECEIVING CITIZENS, RESOLVING COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS AND CONTROLLING THE RESOLUTION OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS IN JUDICIAL SECTOR
(Promulgated under Decision No. 51/QD-VKSTC-V12 dated February 2, 2016 of the Prosecutor General of the Supreme People’s Procuracy)

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. The regulations herein provide for the reception of citizens; reception, processing and management of forms; resolution of complaints and denunciations in judicial sector under the authority of the Procuracies; supervision over the resolution of complaints and denunciations in judicial sector by competent agencies.

The reception, processing, management, and resolution of crime reports and prosecution proposals; resolution of complaints and denunciations regarding administrative decisions and administrative acts of the Procuracies; resolution of petitions, recommendations, feedback and requests are not within the scope of the Regulations.

2. The Regulations herein apply to Procuracies at all levels.

Article 2. Interpretation of terms

For the purposes of the Regulations herein, the terms below are construed as follows:

1. Forms include complaints, denunciations, petitions, recommendations, feedback, requests.

2. Forms falling under the authority of Procuracies include forms to be resolved by Procuracies and forms of which the resolution is supervised by Procuracies.

3. Forms to be resolved by Procuracies mean complaints, denunciations and petitions, feedback, recommendations and requests that, under the laws, shall be resolved by the Procuracies.

4. Forms of which the resolution is supervised by Procuracies mean complaints and denunciations in judicial sector that shall be resolved by other authorities but, under the laws, such resolution shall be supervised by the Procuracies.

5. Acceptance conditions mean the conditions required by the laws that the person who submits a form must fully satisfy for the form to be accepted.

6. Processing of forms means the specific work of the units in charge of supervising the resolution of complaints and denunciations in judicial sector under the Procuracies at all levels with respect to forms that have been received, including the following: classifying the forms; forwarding the forms to responsible units at the same level in cases where the forms fall under the authority of the Procuracies of such level; forwarding the form to the competent authorities (and at the same time notifying the persons who submit the forms) or guiding the persons who submit the forms in cases where the forms do not fall under the authority of the Procuracies of such level; providing instructions or notifying the persons who submit the forms in cases where the forms are unsatisfactory to acceptance conditions or ineligible to be accepted.

7. Complaints and denunciations in judicial sector include complaints and denunciations with respect to criminal proceedings, civil proceedings, administrative proceedings, enforcement of criminal judgments, enforcement of civil judgments, enforcement of administrative judgments, temporary detention and custody, and complaints with respect to the process and procedures for review and decision to apply administrative penalties by the People's Courts.

8. Written resolution of a complaint/denunciation means a document issued by the Procuracy upon completion of resolving the complaint/denunciation in judicial sector, including: the decision to resolve the complaint; the findings with respect to the denunciation; the announcement of the results of denunciation resolution; and other documents as specified by the law regulations.

 

Chapter II

ORGANIZATION OF CITIZEN RECEPTIONS

 

Article 3. General regulations on reception of citizens

1. The reception of citizens by the Procuracies at all levels must comply with the Law on Reception of Citizens, other relevant law regulations and the regulations herein.

2. Places to receive citizens of the Procuracies include places to receive citizens at the headquarters of the Procuracies and other workplaces specified by the Procuracies responsible for receiving citizens and must be publicly announced or notified in advance to the persons who are received.

3. The Chief Procurators of the Procuracies at all levels shall:

a. Arrange convenient places to receive citizens, ensure the necessary facilities for citizens to present complaints, denunciations, petitions, and feedback. Places to receive citizens must have signs and the rules and schedules of citizen receptions shall be posted there.

b. Assign people to receive citizens in accordance with Clause 1, Article 8 of this Regulation.

4. Citizen reception must ensure publicity and timeliness; simple and convenient formalities in the citizen reception places; confidentiality and safety for whistleblowers in accordance with the laws; objectivity, equality and non-discrimination during the citizen receptions; respect and facilitation for citizens to make complaints, denunciations, petitions and reports in accordance with the laws. Do not receive citizens outside the designated places.

5. Citizen reception officers must wear uniforms as specified; do not make any promise or notification to citizens regarding issues or resolution results that have not been official in writing. The receipt of complaints, denunciations and related documents and evidence must be made in writing.

6. Refuse to receive citizens in the cases specified in Article 9 of the Law on Reception of Citizens.

Article 4. Receipt and processing of complaints, denunciations, petitions and feedback from citizen receptions

1. When citizens come to complain, denounce, petition, or give feedback, the citizen reception officers shall welcome and ask them to clearly state their full name, address, or present personal identity documents or powers of attorney (if any); then receive their complaints, denunciations, petitions, and feedback or guide those who come to complain, denounce, petition, or give feedback to declare their cases.

2. Such declarations must be recorded in a citizen reception book with information including serial number, reception date, full name, address of the persons who are received, description of the incident, review and resolution process of the competent authority, organization or unit (if any); requests and suggestions of persons who make the complaints, denunciations, petitions, and feedback; the receipt and processing of the cases.

In cases where the persons coming to complain, denounce, petition, or give feedback do not prepare any complaint, denunciation, petition, or feedback form, the citizen reception officers shall guide them to make such forms or fully and accurately record the complaint, denunciation, petition, feedback in writing and ask them to sign or confirm therein. In cases where the declarations are not clear and complete, the citizen reception officers shall request the persons coming to complain, denounce, petition, or give feedback to present additional documents or evidence.

3. In cases where a form encompasses both complaint and denunciation/petition/feedback, the citizen reception officer shall guide the person submitting the form to make a separate complaint form and another to denounce, petition, or give feedback to competent authorities, organizations and units in accordance with the law regulations.

4. Complaints, denunciations, petitions, and feedback received from citizen receptions shall be processed in accordance with Article 26 and Article 28 of the Law on Reception of Citizens and Article 10 hereof.

Article 5. Responsibilities of units for receiving citizens

1. The units in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector shall be responsible for regularly receiving citizens.

2. Responsibilities of relevant units:

a. When notified by the units in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector to receive citizens, the relevant units must immediately appoint persons responsible for receiving citizens in accordance with regulations. If, due to objective reasons, they cannot receive the citizens, they must make other appointments and notify the units in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector.

b. In the process of performing tasks, if it is deemed necessary to receive citizens, the units shall be responsible for making citizen invitations and notifying the units in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector.

3. Coordination of units in receiving and processing cases where many persons complain, denounce, petition, or give feedback on the same issue at the citizen reception place.

When receiving requests from leaders of the  units in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector, leaders of relevant units have the following duties:

a. Assign responsible persons to, or on their own receive citizens.

b. Provide information and documents about the cases at the request of the competent persons.

c. Resolve or direct the resolution of cases under their ambit in accordance with the law regulations.

Article 6. Reception of citizens by Chief Procurators of Procuracies

1. The Chief Procurators of the Procuracies at all levels shall on their own receive citizens in accordance with the following regulations:

a. On a monthly basis, they shall, on their own, receive citizens in at least 01 day in the following cases:

- The cases have been resolved in legally effective documents, but the citizens appeal for re-examination;

- The cases where the citizens have submitted their forms several times, which show signs of injustice or wrongdoings and have attracted public attention but have not been reviewed or resolved.

b. Unscheduled reception of citizens in the following cases:

- The cases that are intense, complex, have many participants, involve the responsibilities of numerous agencies, organizations, and units, or encompass the opinions of various agencies, organizations, and units are distinct;

- The cases that, if not promptly addressed and reviewed, can have serious consequences, leading to the destruction of state-owned and collective property, harm to citizens’ lives and property, and adverse effects on security, politics, social order, and safety;

- When the Chief Procurator is absent, a Deputy Chief Procurator shall be authorized by the Chief Procurator to handle the task of receiving citizens in accordance with this Point.

2. Duties of the units in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector and relevant units in receiving citizens of Chief Procurators of Procuracies

a. The units in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant units, in performing the following tasks:

- Periodically compiling a list of eligible citizens for submission to the Chief Procurators for guidance and sharing with relevant units to prepare the content;

- Implementing the Chief Procurators’ requests related to receiving citizens, either by directly executing or coordinating with relevant units;

- Issuing written notifications of examination results to citizens for cases that have been resolved in legally effective documents but require re-examination;

- Participating in the Chief Procurators’ reception of citizens, recording minutes of citizen receptions;

- Communicating the Chief Procurators’ conclusions or other instructions obtained during the reception of citizens.

b. Relevant units shall have the following tasks:

- Researching and preparing full records and documents related to the cases for which the Chief Procurators receive citizens according to the list sent by the units in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in the judicial sector;

- Appointing unit leaders and Procurators to participate in the Chief Procurators’ reception of citizens;

- Implementing the requests of the Chief Procurators of the Procuracies or the request of the units in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector in relation to receiving citizens.

c. Offices of the Procuracies at all levels have the following tasks:

- Ensuring security, order, and hygiene in the locations where citizens are received, and preparing adequate facilities to support the Chief Procurators’ reception of citizens;

- Managing information and press engagement related to the Chief Procurators’ reception of citizens (if any).

3. Cases after the Chief Procurator receives citizens shall be processed as follows:

a. If the case is under review by the units that has accepted it, and a written resolution is sent to the citizen, 01 copy must be sent to the unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in the judicial sector for monitoring and general management.

b. If the case has been resolved in a legally effective document but needs re-examination, after completing the examination, the units will report the examination results in writing to the Chief Procurator and send it to the unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in the judicial sector to inform the citizen.

c. The unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in the judicial sector shall organize the implementation of conclusions or other instructions from the Chief Procurator of the Procuracy on the cases.

Article 7. Ensuring order and safety in organizing citizen receptions

Offices of the Procuracies at all levels shall coordinate with the police agencies responsible for the localities where citizens are received to ensure order and safety in those locations. They should implement fire and explosion prevention measures in accordance with general regulations and promptly and decisively address cases of individuals abusing democratic freedoms and rights to complain and denounce to commit law violations at places where citizens are received.

Article 8. Standards, regimes and policies for regular citizen reception officers

1. Citizen reception officers must possess good moral qualities, professional capacity, a firm grasp of Party policies and State laws, an understanding of reality, and the ability to mobilize and persuade the masses as well as ensure health requirements and take accountability for the assigned tasks.

2. Citizen reception officers shall be entitled to citizen reception training and other benefits in accordance with regulations of the Government.

 

Chapter III

RECEIPT, PROCESSING, AND MANAGEMENT OF FORMS

 

Article 9. Receipt of forms

Forms sent to the Procuracies from all sources (including forms sent to the leaders of Procuracies) must be uniformly received through one contact point which shall be the unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector for processing and management. Forms shall not be received outside the designated places.

Article 10. Processing of forms

1. Forms are classified as follows:

a. Forms to be resolved by Procuracies.

b. Forms of which the resolution is supervised by Procuracies.

c. Forms that shall not be resolved and of which the resolution shall not be supervised by Procuracies.

d. Forms that are unsatisfactory to acceptance conditions or ineligible to be accepted.

2. Processing of complaints

a. Complaints that shall be resolved, or of which the resolution shall be supervised by the Procuracies at the same level shall be accepted and processed in accordance with the law regulations and the Regulations herein.

b. If a complaint that shall not be resolved, or of which the resolution shall not be supervised by the Procuracy at the same level, such complaint and documents attached thereto (if any) shall be returned to the person who submits the form or the forwarder. Simultaneously, instructions will be given to forward the form to the competent authority for resolution. In cases where another Procuracy has the authority to do so, the form and documents attached thereto (if any) shall be forwarded to such competent Procuracy, and the person who submits the form shall be notified accordingly.

3. Processing of denunciations

a. For denunciations that shall be resolved by the Procuracies at the same level, Point a, Clause 1, Article 20 of the Law on Denunciations shall prevail. For denunciations of which the resolution shall be supervised by the Procuracies at the same level, they shall accept the forms and exercise the authority to supervise the resolution thereof in accordance with the law regulations and the Regulations herein.

b. If a denunciation that shall not be resolved, or of which the resolution shall not be supervised by the Procuracy at the same level, such denunciation and documents attached thereto (if any) shall be forwarded to the competent authority for resolution and the person who submits the form shall be notified accordingly if so required. In cases where the form is a denunciation in judicial sector, in addition to being forwarded to the competent authority for resolution, it shall be notified to the Procuracy that has the authority to supervise such resolution.

4. Processing of complaints and denunciations that encompass several issues or fall under the authority of several agencies

a. For forms encompassing several issues of which some shall be resolved by the Procuracy at the same level and some by another authorities, the Procuracy shall accept the issues falling within its authority while sending written instructions to the person who submits the form to made other forms regarding the remaining issues and send them to the competent authorities for resolution.

b. In cases where a form encompasses several issues but all of them shall be resolved by the Procuracy at the same level, and each of these issues is reviewed by a different unit, the unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector shall send a written proposal to the Chief Procurator of the Procuracy to assign a unit that assumes the prime responsibility for and coordinates with other relevant units in resolving the form and responding to the person who submits the form.

5. Processing of recommendations, petitions, feedback, and requests

a. Forms for review in accordance with cassation or retrial procedures of judgments or decisions of the People's Courts that have taken legal effect shall be processed in accordance with the Chapters on cassation and retrial procedures of the Criminal Procedure Code, Civil Procedure Code, Law on Administrative Procedures, and relevant guiding documents.

b. Requests to re-examine legally effective decisions on resolution of complaints will be processed in accordance with Article 14 of the Regulations herein.

c. Recommendations, petitions, feedback, and requests that shall be resolved by the Procuracy at the same level shall be forwarded by the unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector to other units in charge or the competent person for review. In cases where the forms shall be resolved by other authorities, they shall be forwarded to the respective competent authorities, and the person who submits the form shall be notified accordingly.

d. Forms related to unjust or wrongful compensation claims under the Law on State Compensation Liability that shall be resolved by the Procuracy at the same level shall be forwarded by the unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector to the unit in charge of public prosecutions and supervision over the criminal adjudication for review.

6. Processing of forms that are unsatisfactory to acceptance conditions or ineligible to be accepted

a. For forms that are unsatisfactory to acceptance conditions, written instructions shall be sent to the persons who submit the forms for them to add necessary information and documents in accordance with regulations.

b. Forms that are ineligible to be accepted will be returned to the persons who submit the forms, enclosed with a notification explicitly stating the reasons. Such notification will only be made once for one case.

c. Anonymous, impersonated denunciations, or those with unknown addresses or wet signatures, or those that have been reviewed and concluded by competent authorities but are resubmitted without additional documents and new evidence will not be reviewed.

Article 11. Management of forms

The units in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector shall be responsible for:

a. Fully updating the book or software to manage forms that are received and classified.

b. Timely forwarding forms to competent authorities and units for review and resolution. The forwarding of forms between the unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in the judicial sector and other units at the same level must be documented into a list signed off by the deliverer and the recipient.

c. Comparing data on forms accepted and resolved weekly and monthly with units and departments under the Procuracy at the same level for comprehensive and consistent management.

d. Managing separately forms forwarded by Party agencies, State-level agencies, National Assembly’s agencies, National Assembly deputies, National Assembly delegations, People's Councils, Vietnam Fatherland Front Committees, and press agencies while pushing the notification of resolution results or progress to the forwarders by relevant units and departments.

 

Chapter IV

RESOLUTION OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS IN JUDICIAL SECTOR

 

Section 1. RESOLUTION OF COMPLAINTS IN JUDICIAL SECTOR

Article 12. Authority and time limits for resolving complaints in judicial sector

1. The authority to resolve complaints in criminal proceedings complies with the Chapter on complaints and denunciations of the Criminal Procedure Code, including complaints about procedural decisions and acts of competent persons of the Procuracies in public prosecutions and supervision over the  criminal adjudication; complaints about procedural decisions and acts in the holding of persons in case of emergency, arrest, custody or temporary detention at the stage of investigation or prosecution; complaints about the procedural acts and decisions by heads of investigation bodies or heads of the bodies assigned to carry out a number of investigation activities and the procedural decisions by the investigation bodies that have been approved by the Procuracies; complaints about the resolution results by heads of investigation bodies regarding complaints about procedural decisions and acts of investigation officers, investigators, and deputy heads of investigation bodies; complaints about the resolution results by heads of the bodies assigned to carry out a number of investigation activities regarding complaints about procedural decisions and acts of deputy heads and investigation officers.

2. The authority to resolve complaints in civil proceedings complies with the Chapter on complaints and denunciations of the Civil Procedure Code, including complaints about procedural acts and decisions of competent persons of the Procuracies in supervision over judicial activities with respect to civil proceedings.

3. The authority to resolve complaints in administrative proceedings complies with the Chapter on complaints and denunciations of the Law on Administrative Procedures, including complaints about procedural acts and decisions of competent persons of the Procuracies in supervision over judicial activities with respect to administrative proceedings.

4. The authority to resolve complaints in  enforcement of criminal judgments complies with the Law on Organization of the People's Procuracies and the Chapter on complaints and denunciations of the Law on enforcement of Criminal Judgments, including complaints about acts and decisions with respect to management and correction of prisoners by the persons assigned to manage and correct prisoners; complaints about the acts and decisions by competent persons of the Procuracies in supervision over the enforcement of criminal judgments.

5. The authority to resolve complaints in the management and enforcement of custody and temporary detention complies with the Law on Organization of the People's Procuracies and the Chapter on complaints and denunciations of the Law on Enforcement of Custody and Temporary Detention, including complaints about acts and decisions of competent persons with respect to the management and enforcement of custody and temporary detention; complaints about the acts and decisions by competent persons of the Procuracies in supervision over the management and enforcement of custody and temporary detention.

6. The authority to resolve complaints in the supervision over enforcement of civil judgments, the supervision over enforcement of administrative judgments, and the supervision over procedures for reviewing and deciding to apply administrative penalties by the People's Courts complies with the law regulations.

7. The authority to resolve complaints of the Chief Procurators of the Procuracies at all levels in public prosecutions and supervision over the criminal adjudication is specified as follows:

a. Complaints about the acts and decisions of Inspectors, Procurators, or Deputy Chief Procurators of the Procuracies at any level shall be resolved by the Chief Procurator of the Procuracies at such level. If the person who submits a complaint does not agree with the resolution results and continues to submit another complaint, the superior Procuracy has the authority to resolve the case. The resolution decision of the superior Procuracy is a legally effective resolution decision.

b. Complaints about the acts and decisions of heads of the lower-level Procuracies shall be resolved by the competent superior Procuracies. The resolution decisions of the superior Procuracies are legally effective decisions.

c. In all cases, the decisions on resolution of complaints by the Procurator General of the Supreme People's Procuracy is a legally effective decision.

8. The time limit for resolving complaints in judicial sector complies with the law regulations on the respective fields.

Article 13. Duties and procedures for resolving complaints in judicial sector

1. Duties of the units in charge of resolving complaints

a. The unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector shall assume the prime responsibility for and coordinate with other professional units in advising and assisting the Chief Procurator to resolve complaints under the authority of the Procuracy at their level, including:

- Complaints about the procedural acts and decisions of the Chief Procurators of the lower-level Procuracies under their ambit; complaint resolution results by lower-level Procuracies under their ambit in criminal proceedings, civil proceedings, and administrative proceedings;

- Complaints as specified at Points b, c and d of this Clause or other complaints as specified by the law regulations when assigned by the Chief Procurator.

b. The unit in charge of supervision over custody, temporary detention and enforcement of criminal judgments shall assume the prime responsibility for and coordinate with the unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector in advising and assisting the Chief Procurator in resolving complaints falling under the authority of the Procuracy at their level, including:

- Complaints with respect to the management and enforcement of custody and temporary detention;

- Complaints about the acts and decisions on management and correction of prisoners of the persons assigned to manage and correct prisoners;

- Complaints about the acts and decisions of Inspectors, Procurators, and Deputy Chief Procurators of the Procuracy at their level; acts and decisions of the Chief Procurators of the lower-level Procuracies under their ambit; complaint resolution results by lower-level Procuracies under their ambit in supervision over custody, temporary detention and enforcement of criminal judgments.

c. The unit in charge of supervision over enforcement of civil judgments shall assume the prime responsibility for and coordinate with the unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector in advising and assisting the Chief Procurator to resolve complaints about acts and decisions of Inspectors, Procurators, and Deputy Chief Procurators of the Procuracy at their level; acts and decisions of the Chief Procurators of the lower-level Procuracies under their ambit; complaint resolution results of lower-level Procuracies under their ambit with respect to civil judgment enforcement and enforcement of administrative judgments.

d. Other professional units shall assume the prime responsibility for and coordinate with the unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector in advising and assisting the Chief Procurator to resolve complaints within the authority of the Procuracy at their level, including:

- Complaints about the procedural acts and decisions of Inspectors, Procurators, and Deputy Chief Procurators of the Procuracy at their level in public prosecutions and supervision over the criminal adjudication.

- Complaints about the procedural acts and decisions of the investigation bodies at the same level or the bodies assigned to carry out a number of investigation activities with respect to the holding of persons in case of emergency, arrest, custody or temporary detention.

- Complaints about the procedural acts and decisions by heads of investigation bodies at the same level or heads of the bodies assigned to carry out a number of investigation activities and the procedural decisions by the investigation bodies at the same level that have been approved by the Procuracies; complaints about the resolution results by heads of investigation bodies at the same level regarding complaints about procedural decisions and acts of investigation officers, investigators, and deputy heads of investigation bodies; complaints about the resolution results by heads of the bodies assigned to carry out a number of investigation activities regarding complaints about procedural decisions and acts of deputy heads and investigation officers.

2. Responsibilities for coordination in resolving complaints

a. At the request of the unit in charge of resolving complaints, other professional units and lower-level Procuracies have the following tasks:

- Providing records and documents related to the complaint;

- Explaining in writing to the person competent to resolve the case about the complained act or decision. In cases where the lower-level Procuracy or other competent authority gives the explanations, other professional units will give written opinions on such explanations;

- Participating in verifying the complaint;

- Appraising the complaint as well as evidence and documents related to the complaint;

- Coordinating in carrying out other procedures for resolving the complaint.

b. The units in charge of resolving complaints in accordance with Points b, c, and d, Clause 1 of this Article shall be responsible for notifying the acceptance and results of complaint resolution to the units in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector at the same level for monitoring and generalization.

3. Procedures for resolving complaints

a. Issue a decision to assign a person to verify the complaint. Such verification must be subject to an approved verification plan. At the end of the verification, a report on the verified results of the complaint and proposals of approaches to resolve the complaint.

b. Issue a document requesting relevant agencies, units and individuals to explain in writing the complained act or decision.

c. Issue a document requesting the competent person to apply necessary measures to prevent possible damage.

d. In cases where the verified results of the complaint and the request of the person who submits the complaint are different, a dialogue must be held with the person who submits such complaint, the complained persons, relevant agencies, organizations and individuals to clarify the complaint. Such dialogue must be conducted openly and democratically and must be recorded. Results of the dialogue serve as one of the bases for complaint resolution.

dd. Issue a decision to resolve the complaint. The decision to resolve the complaint must be sent to the person who submits the complaint, the complained person, and the competent superior Procuracy.

e. In cases where the person who submits the complaint withdraws such complaint, a decision to suspend the resolution of the complaint shall be issued and a written notice to the person who submits the complaint of the suspension of complaint resolution will be issued.

g. Forms of documents specified by the Supreme People's Procuracy shall be used in the process of resolving the complaint.

h. The resolution of the complaint must be documented. The complaint resolution documentation must include the complaint form or written complaint (if any); the decision to assign the verifier; the verification plan; documents and evidence provided by the parties; the report on verified results of the complaint; the minutes of the dialogue (if any); the decision to resolve the complaint or the decision to suspend the resolution of the complaint (if any); other relevant documents. Complaint resolution documentation must be page numbered in the order mentioned above and archived in accordance with the law regulations.

Article 14. Processing of requests to re-examine the legally effective decisions on resolution of complaints

1. Determine the types of forms, conditions for the forms to be examined and processed

a. In cases where a complaint in judicial sector has been resolved under a legally effective decision by a Procuracy but the person who submits such complaint continues to submit another complaint regarding the resolved case, it shall be identified as “written request for re-examination of the legally effective decision on resolution of the complaint.”

b. The written request for re-examination of the Procuracy’s legally effective decision on resolution of the complaint shall only be reviewed when one of the following conditions exists: the case mentioned in the form is urgent and prolonged; the case mentioned in the form shows signs of injustice or wrongdoings; the form is addressed and reviewed by the Party or State leaders; the form attracts attention from press agencies and the public; the form related to the performance of political tasks at the central or local level.

c. After determining that the form satisfies the conditions and falls under the examination authority of the Procuracy at the same level, the unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector shall report to the Chief Procurator of the Procuracy at the same level for him/her to decide on examination. If the form falls under examination authority but is unsatisfactory to the conditions, it shall be archived for monitoring and management. If the form falls under the examination authority of another Procuracy, it shall be forwarded to such competent Procuracy in accordance with Clause 2 of this Article, and the person who sends such form shall be notified accordingly.

2. Sequence of examination

a. The written request for re-examination of the legally effective decisions on resolution of complaints by the lower-level Procuracies shall be directly examined by their superior Procuracy, unless otherwise specified at Point b of this Clause.

b. The written requests for re-examination of the legally effective decisions on resolution of complaints of the provincial-level Procuracy in public prosecutions and supervision over the  criminal adjudication; public prosecutions and supervision over judicial activities at the prosecution stage; supervision over custody, temporary detention, and enforcement of criminal judgments; supervision over enforcement of civil judgments and enforcement of administrative judgments shall be examined by the Supreme People's Procuracy.

c. The written requests for re-examination of the legally effective decisions on resolution of complaints by the Supreme People's Procuracy shall be examined by the Supreme People's Procuracy itself.

3. Procedures for examination

a. The unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector shall assume the prime responsibility for and coordinate with relevant units in advising the Chief Procurator of the Procuracy at the same level to conduct the examination.

b. The examination can apply the following measures: re-examining the resolution documentation at the same level; requesting the lower-level Procuracy to report on the resolution and send the resolution documentation to it for examination; organizing a dialogue with the person who submits the complaint, the complained person, the person resolving the complaint and relevant agencies, organizations and individuals to obtain information which serves a basis for examination; requesting agencies, organizations and individuals to provide information, documents and evidence related to the resolution of the complaint; conducting verification, obtaining testimonies, soliciting expertise or other measures when deemed necessary.

c. At the end of the examination, the Procuracy shall carry out the following:

- If the legally effective decision on resolution of the complaint is well-grounded and lawful, the examination results shall be notified in writing to the person who submitted the complaint. If necessary, relevant agencies, organizations and individuals shall be notified accordingly.

- If the legally effective decision on resolution of the complaint is seriously contrary to the law or any new circumstance arises and fundamentally affects the previous resolution, the case shall be processed as follows:

+ In cases where the effective decision on resolution of the complaint is made by the lower-level Procuracy, the superior Procuracy hall revoke it and request the lower-level Procuracy to re-resolve the complaint;

+ In cases where the legally effective decision to resolve the complaint is made by the Supreme People's Procuracy, the Supreme People's Procuracy itself shall revoke the decision and re-solve the complaint;

+ The examination results shall be notified in writing to the person who submitted the form. If necessary, relevant agencies, organizations and individuals shall be notified accordingly.

d. Examination and notification of examination results by Procuracies at each level shall be only carried out once.

Section 2. RESOLUTION OF DENUNCIATIONS IN JUDICIAL SECTOR

Article 15. Authority and time limit for resolving denunciations in judicial sector

1. The authority to resolve denunciations in criminal proceedings complies with the Chapter on complaints and denunciations of the Criminal Procedure Code, including denunciations of law violations committed by competent persons of the Procuracies in public prosecutions and supervision over the  criminal adjudication; denunciations about law violations committed by persons competent to carry out a number of investigative activities; denunciations about law violations committed by competent persons in the holding of persons in case of emergency, arrest, custody or temporary detention at the stage of investigation or prosecution.

2. The authority to resolve denunciations in civil proceedings complies with the Chapter on complaints and denunciations of the Civil Procedure Code, including denunciations about law violations committed by competent persons of the Procuracies in supervision over judicial activities with respect to civil proceedings.

3. The authority to resolve denunciations in administrative proceedings complies with the Chapter on complaints and denunciations of the Law on Administrative Procedures, including denunciations about law violations committed by competent persons of the Procuracies in supervision over judicial activities with respect to administrative proceedings.

4. The authority to resolve denunciations in  enforcement of criminal judgments complies with the Law on Organization of the People's Procuracies and the Chapter on complaints and denunciations of the Law on enforcement of Criminal Judgments, including denunciations about law violations committed by the persons assigned to manage and correct prisoners; denunciations about the law violations committed by competent persons of the Procuracies in supervision over the enforcement of criminal judgments.

5. The authority to resolve denunciations in the management and enforcement of custody and temporary detention complies with the Law on Organization of the People's Procuracies and the Chapter on complaints and denunciations of the Law on Enforcement of Custody and Temporary Detention, including denunciations about the law violations committed by competent persons with respect to the management and enforcement of custody and temporary detention; denunciations about the law violations committed by competent persons of the Procuracies in supervision over the management and enforcement of custody and temporary detention.

6. The authority to resolve denunciations in the supervision over enforcement of civil judgments, the supervision over enforcement of administrative judgments, and the supervision over procedures for reviewing and deciding to apply administrative penalties by the People's Courts complies with the law regulations.

7. The authority to resolve denunciations of the Chief Procurators of the Procuracies at all levels in public prosecutions and supervision over the criminal adjudication is specified as follows:

a. Denunciations about law violations committed by Inspectors, Procurators, and Deputy Chief Procurators in public prosecutions and supervision over the criminal adjudication of Procuracies at any level shall be resolved by the Chief Procurators at such level, unless otherwise specified at Point b of this Clause.

b. Denunciations of law violations committed by Deputy Procurators of lower-level Procuracies in civil and administrative proceedings shall be resolved by the Chief Procurator of the competent superior Procuracy.

c. Denunciations of law violations committed by the Chief Procurators of the lower-level Procuracies in public prosecutions and supervision over judicial activities shall be resolved by the Chief Procurator of the superior Procuracy.

8. The time limit for resolving denunciations in judicial sector complies with the law regulations on the respective fields.

Article 16. Duties and procedures for resolving denunciations in judicial sector

1. Duties of the units in charge of resolving denunciations

a. The unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector shall assume the prime responsibility for and coordinate with other professional units in advising and assisting the Chief Procurator to resolve denunciations under the authority of the Procuracy at their level, including:

- Denunciations about law violations committed by the Chief Procurators of the lower-level Procuracies under their ambit in criminal proceedings, civil proceedings, and administrative proceedings;

- Denunciations about law violations committed by the Deputy Chief Procurators of the lower-level Procuracies under their ambit in civil proceedings and administrative proceedings;

- Denunciations as specified at Points b, c and d of this Clause or other denunciations as specified by the law regulations when assigned by the Chief Procurator.

b. The unit in charge of supervision over custody, temporary detention and enforcement of criminal judgments shall assume the prime responsibility for and coordinate with the unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector in advising and assisting the Chief Procurator in resolving denunciations falling under the authority of the Procuracy at their level, including:

- Denunciations about law violations committed by competent persons in the management and enforcement of custody and temporary detention;

- Denunciations about law violations committed by the persons assigned to manage and correct prisoners;

- Denunciations about law violations committed by Inspectors, Procurators Part Deputy Chief Procurators of the Procuracy at their level; law violations committed by the Chief Procurators of the lower-level Procuracies under their ambit in supervision over custody, temporary detention and enforcement of criminal judgments.

c. The unit in charge of supervision of civil judgment enforcement shall assume the prime responsibility for and coordinate with the unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector in advising and assisting the Chief Procurator to resolve denunciations about law violations committed by Inspectors, Procurators, and Deputy Chief Procurators of the Procuracy at their level; law violations committed by the Chief Procurators of the lower-level Procuracies under their ambit in supervision over enforcement of civil judgments and administrative judgments.

d. Other professional units shall assume the prime responsibility for and coordinate with the unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector in advising and assisting the Chief Procurator to resolve denunciations within the authority of the Procuracy at their level, including:

- Denunciations about law violations committed by Inspectors and Procurators at their level in criminal proceedings, civil proceedings, and administrative proceedings; Denunciations about law violations committed by the Deputy Chief Procurators of the Procuracy at their level in criminal proceedings;

- Denunciations about law violations committed by persons competent to carry out a number of investigation activities;

- Denunciations about law violations committed by competent persons in the holding of persons in case of emergency, arrest, custody or temporary detention.

2. Responsibilities for coordination in resolving denunciations

a. At the request of the unit in charge of resolving denunciations, other professional units and lower-level Procuracies have the following tasks:

- Providing records and documents related to the denunciation;

- Explaining in writing to the person competent to resolve the case about the denounced act. In cases where the lower-level Procuracy or other competent authority gives the explanations, other professional units will give written opinions on such explanations;

- Participating in verifying the denunciation;

- Appraising the denunciation as well as evidence and documents related to the denunciation;

- Coordinating in carrying out other procedures for resolving the denunciation.

b. The units in charge of resolving denunciations in accordance with Points b, c, and d, Clause 1 of this Article shall be responsible for notifying the acceptance and results of denunciation resolution to the units in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector at the same level for monitoring and generalization.

3. Procedures for resolving denunciations

a. Issue a decision to assign a person to verify the denunciation. Such verification must be subject to an approved verification plan. At the end of the verification, a report on the verified results of the complaint and proposals of approaches to resolve the denunciation. Take necessary measures to prevent possible damage.

b. Issue conclusions on the denunciation; apply handling measures for the case falling under their authority or propose handling measures to competent authorities and persons. Conclusions on the denunciation must be sent to the competent superior Procuracy and the denounced person. In cases where the whistleblower requests notification of the results of the denunciation resolution, a written notification of the resolution results shall be sent to the whistleblower.

c. During the process of verifying and resolving the denunciation, if there are signs of a crime, the denunciation and related documents and evidence must be forwarded to the competent investigation body.

d. Forms of documents specified by the Supreme People's Procuracy shall be used in the process of resolving the denunciation.

dd. The resolution of the denunciation must be documented. The denunciation resolution documentation must include a denunciation form or written denunciation; the decision to assign a person to verify the denunciation; the verification plan; the report on verified results of the denunciation; conclusions of the denunciation; the document stating the application of handling measures or written proposal of the handling measures (if any); the notification of the denunciation resolution results (if any); other relevant documents. Denunciation resolution documentation must be page numbered in the order mentioned above and archived in accordance with the law regulations.

 

Chapter V

SUPERVISION OVER THE RESOLUTION OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS IN JUDICIAL SECTOR

 

Article 17. Authority and duties to supervise

1. Procuracies at all levels shall supervise the resolution of complaints and denunciations in judicial sector by competent authorities at the same and lower levels in accordance with the law regulations.

2. The units in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector shall assume the prime responsibility for and coordinate with other professional units in advising and assisting the Chief Procurator of the Procuracy at their level in supervision over the resolution of complaints and denunciations in criminal proceedings, civil proceedings, administrative proceedings; supervision over the resolution of complaints about the acts of competent persons of the People's Courts in applying administrative penalties.

3. The unit in charge of supervision over custody, temporary detention and enforcement of criminal judgments shall assume the prime responsibility for and coordinate with the unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector in advising and assisting the Chief Procurator at their level to supervise the resolution of complaints and denunciations in the enforcement of criminal judgments.

4. The unit in charge of supervision over enforcement of civil judgments shall assume the prime responsibility for and coordinate with the unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector in advising and assisting the Chief Procurator at their level to supervise the resolution of complaints and denunciations in the enforcement of civil judgments and administrative judgments.

5. Prime responsibilities for and coordination in supervision

a. Responsibilities of the unit assuming the prime responsibility for supervision:

When conducting supervision, the unit in charge of supervision shall request professional units at the same level and lower-level Procuracies to:

- Provide records and documents related to the supervision;

- Exchange opinions in person or in writing to identify signs of violations or find out violations committed by the supervised agencies;

- Choose to apply respective supervision measures and issue documents with respect to supervision activities;

- Appoint Procurators to directly supervise the resolution of complaints and denunciations in judicial sector.

b. Responsibilities of the units coordinating in supervision:

- Fulfilling promptly all requests of the unit assuming the prime responsibility for supervision.

- In case of detecting violations committed by agencies competent to resolve complaints and denunciations in judicial sector through performing professional tasks, taking the initiative to notify and promptly coordinate with the unit assuming the prime responsibility for supervision to carry out the supervision tasks in accordance with regulations.

Article 18. Supervision measures, grounds and application thereof; issuance of documents in supervision activities; examination of recommendations and protests.

1. Measures applied to supervision over the resolution of complaints and denunciations in judicial sector include:

a. Requesting competent authorities to issue documents to resolve complaints and denunciations.

b. Requesting competent authorities to examine the resolution of complaints and denunciations by themselves or their lower levels and notify the results thereof to the Procuracies.

c. Requesting competent authorities to provide records and documents related to the resolution of complaints and denunciations to the Procuracies.

d. Directly supervising the resolution of complaints and denunciations by competent authorities.

2. The supervision measures specified at Points a, b, and c, Clause 1 of this Article are applied on the following grounds:

a. There are grounds to identify signs of violation or to find out violations in resolution of complaints and denunciations in judicial sector.

b. At the request of the competent authorities.

3. The application of supervision measures is specified as follows:

a. When supervising the resolution of complaints and denunciations in criminal proceedings and executing criminal judgments, all supervision measures can be applied. In civil and administrative proceedings, the measures specified at Points a and b, Clause 1 of this Article shall be applied. In enforcement of civil judgments, the measures specified at Points a, b and c, Clause 1 of this Article shall be applied.

b. When conducting supervision over the resolution of complaints about the acts of competent persons of the People's Courts in applying administrative penalties, the Procuracies shall apply the measures specified at Points a, b and c Clause 1 of this Article.

c. A supervision measure can be applied simultaneously to specific cases and to law violations in the resolution of complaints and denunciations in judicial sector.

4. The issuance of documents in supervision activities is specified as follows:

a. After completing the supervision measures specified at Points a, b and c, Clause 1 of this Article and there are grounds for concluding that there are violations in the resolution of complaints and denunciations in judicial sector, a recommendation shall be issued.

In cases where, through studying the forms, written requests of the competent authorities or other sources of information and related records and documents, if there are sufficient grounds to conclude that there are violations in the resolution of complaints and denunciations in judicial sector, recommendations can be issued immediately without applying supervision measures.

b. The application of the direct supervision requires a decision to be issued. At the end of the direct supervision, conclusions about the results of supervision must be issued. If there are grounds to conclude that there are violations in the resolution of complaints and denunciations in judicial sector, depending on the severity of violations, further recommendations or protests shall be issued.

c. In cases where the Procuracy issues a request, recommendation, or protest but the supervised agency fails not implement it or insufficiently implement such request, recommendation, or protest, unless there is an objective reason and it is notified in writing by the supervised agency, the Procuracy shall issue a recommendation to immediate superior agency of the supervised agency to take measures to manage and push the implementation thereof, if deemed necessary.

d. When issuing documents in supervision activities, it is necessary to base on the law regulations corresponding to each field to set a specific time limit within which the supervised agencies must respond or implement them. In cases where the corresponding law regulations in each field do not specify such time limit, then proceed as follows:

- When issuing a document on application of supervision measures as specified at Point a, Clause 1 of this Article, the time limit is set at 07 working days from the date of receiving the document. In cases where there is an objective reason to extend the time limit and the supervised agency clearly notifies the reason in writing, the time limit may be 15 days from the date of receiving the document.

- When issuing a document on application of supervision measures as specified at Points b and c, Clause 1 of this Article, the time limit is set at 15 days from the date of receiving the document. In cases where there is an objective reason to extend the time limit and the supervised agency clearly notifies the reason in writing, the time limit may be 30 days from the date of receiving the document.

- When issuing a written conclusion, recommendation, or protest as specified at Points a, b and c, Clause 4 and Point b, Clause 5 of this Article, the time limit is set at 15 days from the date of receiving the document. In cases where there is an objective reason to extend the time limit and the supervised agency clearly notifies the reason in writing, the time limit may be 30 days from the date of receiving the document.

dd. Documents in the supervision over the resolution of complaints and denunciations in judicial sector and the examination of the implementation of recommendations and protests must be issued using the forms specified by the Supreme People's Procuracy.

5. Examination of the implementation of recommendations and protests is specified as follows:

a. The implementation of recommendations and protests that have been issued must all be examined, unless the recommendations are issued in accordance with Point d, Clause 4 of this Article.

b. Such examination must be subject to plans and decisions. At the end of the examination, there must be conclusions.

Article 19. Specific steps of supervision

1. Research forms or written requests from competent authorities or other sources of information and records and documents related to the resolution of complaints and denunciations in judicial sector. If necessary, work in person with the person who submits the complaint, the complained person, the whistleblower, the denounced person, and related persons to verify issues that need clarification or collect information, documents, and other necessary evidence.

2. Compare with respective law regulations to identify signs of violations or find out violations in the resolution of complaints and denunciations in judicial sector (in terms of authority, procedures, time limit and resolutions details).

3. Apply appropriate supervision measures and issue conclusions, recommendations or protests in accordance with Article 18 of this Regulation. In the process of applying supervision measures, if necessary, continue to carry out the steps specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

4. The supervision and examination of the implementation of recommendations and protests must all be documented. Such documentation must contain all documents related to the examination or supervision issued in accordance with regulations, and other relevant documents. Such documentation must be page numbered in the order mentioned above and archived in accordance with the law regulations.

 

Chapter VI

STATE-LEVEL GOVERNANCE OVER RECEPTION OF CITIZENS, RECEIPT AND PROCESSING OF FORMS, RESOLUTION OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS IN JUDICIAL SECTOR AND SUPERVISION THEREOF

 

Article 20. Aspects of state-level governance

1. Promulgate regulations, directives and guiding documents on reception of citizens, receipt and processing of forms, resolution of complaints and denunciations in judicial sector and supervision thereof.

2. Organize, guide, and inspect the implementation of directives and resolutions of the Party, laws of the State, and documents of the Procuracies on reception of citizens, receipt and processing of forms, resolution of complaints and denunciations in judicial sector and supervision thereof.

3. Provide professional training and refresher, fulfill requests from subordinates on reception of citizens, receipt and processing of forms, resolution of complaints and denunciations in judicial sector and supervision thereof.

4. Summarize practices and prepare reports on reception of citizens, receipt and processing of forms, resolution of complaints and denunciations in judicial sector and supervision thereof.

Article 21. Tasks of State-level governance

1. Within the scope of their duties, the Procuracies at all levels shall be responsible for strictly implementing the aspects of state-level governance specified in Article 20 hereof.

2. The units in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector under the Procuracies at all levels shall advise and assist the Chief Procurator at their level in fully implementing the aspects of state-level governance over reception of citizens, receipt and processing of forms, resolution of complaints and denunciations in judicial sector and supervision thereof.

3. Other units under the Procuracies at all levels shall be responsible for periodically notifying the resolution results of forms on a weekly or monthly basis, and supervising the resolution of complaints and denunciations in judicial sector under their ambit to the unit in charge of supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector for further report to the Chief Procurator of the Procuracy at their level.

Article 22. Reporting and notification

1. The Procurator General of the Supreme People's Procuracy shall responsible for reporting to the Party's leading agencies, the National Assembly Standing Committee, and the President; notifying the Government and the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front about the reception of citizens, supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector under the authority of the Procuracy sector in accordance with the law regulations; reporting to the National Assembly on the resolution of complaints and denunciations in judicial sector in accordance with  Article 31 of the Law on Organization of the People's Procuracies.

2. The Chief Procurator of the High-level People's Procuracy and the Chief Procurators of the provincial-level People's Procuracies shall be responsible for reporting to the Procurator General of the Supreme People's Procuracy. The Chief Procurators of the district-level People's Procuracies shall be responsible for reporting to the Chief Procurators of the provincial-level People's Procuracies on the reception of citizens, supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector under their authority.

3. The Chief Procurators of the provincial-level People's Procuracies and district-level People's Procuracy shall be responsible for reporting to the People's Councils at the same level and notifying the People's Committees and the Fatherland Front Committees at the same level about the reception of citizens, supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector under their authority.

4. When receiving forms forwarded by Party agencies, State-level agencies, National Assembly’s agencies, National Assembly deputies, National Assembly delegations, People's Councils, Vietnam Fatherland Front Committees, and press agencies, the Chief Procurators at all levels shall be responsible for reporting or notifying the resolution thereof to the forwarders in accordance with the law regulations.

5. Heads of units under the People's Procuracies at all levels, when preparing periodic reports, must include details about the reception of citizens, receipt and resolution of forms under their ambit.

6. The People's Procuracies at all levels must mention the reception of citizens, the resolution of complaints and denunciations in judicial sector and the supervision thereof in their briefing meetings.

 

Chapter VII

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

 

Article 23. Responsibilities for implementation

1. Heads of units under the Supreme People's Procuracy, the Chief Procurator of the High-level People's Procuracy, the Chief Procurators of the provincial-level People's Procuracies, under the ambit of their duties and powers, shall be responsible for implementing, guiding and inspecting the implementation of the Regulations herein.

2. The Department of Supervision and Handling of Complaints and Crime Reports in Judicial Sector shall be responsible for advising and assisting the Procurator General of the Supreme People's Procuracy in guiding and inspecting the implementation of the Regulations herein throughout the sector.

3. The Chief Procurator of the Central-level Military Procuracy, pursuant to the Regulations herein, shall guide the implementation of the reception of citizens, receipt and processing of forms, resolution of complaints and denunciations in judicial sector, and supervision thereof in the Military Procuracy system where necessary.

Article 24. Ensuring regimes, policies, facilities and equipment for implementation

1. The Chief Procurators of the People's Procuracies at all levels shall be responsible for ensuring the necessary conditions for the effective implementation of the Regulations herein, including:

a. Arranging places to receive citizens in accordance with the law regulations.

b. Printing and issuing complete books and forms to serve the supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector; fully equipping other necessary facilities to serve the supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector.

2. The Department of Planning and Finance under the Supreme People's Procuracy shall be responsible for researching and proposing the arrangement of professional funds based on the development of detailed regulations on specific training regimes for officials and civil servants responsible for receiving citizens and processing forms in accordance with general regulations as well as ensuring conditions and facilities to serve the supervision and resolution of complaints and denunciations in judicial sector.

Article 25. Effect of the Regulations herein and amendments and supplements to the Regulations herein

1. The Regulations herein replace the Regulations on reception of citizens, resolution of complaints and denunciations and supervision over the resolution of complaints and denunciations falling under the authority of the Procuracies (promulgated under Decision No. 59/2006-QD-VKSTC-V7 dated February 6, 2006, of the Procurator General of the Supreme People's Procuracy) and Decision No. 487/QD/VKSTC-V7 dated September 4, 2008, of the Procurator General of the Supreme People's Procuracy assigning the task of supervising the resolution of complaints and denunciations in judicial sector to judicial agencies.

2. Amendments and supplements to the Regulations herein shall be decided by the Procurator General of the Supreme People's Procuracy.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 51/QD-VKSTC-V12 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 51/QD-VKSTC-V12 PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất