Nghị định 71/2003/NĐ-CP phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 71/2003/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 71/2003/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 19/06/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Nghị định71/2003/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 71/2003/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 71/2003/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 2003
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ BIÊN CHẾ HÀNH CHÍNH,
SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định việc phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là bộ, ngành) và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).
Điều 2. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Biên chế hành chính là số người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các tổ chức giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân nhân dân cấp huyện) thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý hành chính nhà nước được giao.
2. Biên chế sự nghiệp là số người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học, y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao và các đơn vị sự nghiệp khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc để thực hiện một số dịch vụ công của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của pháp luật.
3. Phân cấp quản lý biên chế là việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm về quản lý biên chế đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và khả năng ngân sách nhà nước hàng năm của bộ, ngành, địa phương.
Điều 3. Mục tiêu phân cấp quản lý biên chế
1. Đề cao trách nhiệm và phát huy quyền chủ động của các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị sự nghiệp nhà nước trong quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước.
2. Tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tổ chức, biên chế và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện phân cấp quản lý biên chế
1. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ trong việc quản lý biên chế đối với các cơ quan hành chính nhà nước.
2. Phân cấp quản lý biên chế phải phù hợp với phân cấp quản lý ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; định mức biên chế phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tế khối lượng, quy mô công việc được giao, phải đặt trong khả năng cho phép của ngân sách nhà nước.
3. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về định mức, cơ cấu biên chế; quản lý, sử dụng tiết kiệm chỉ tiêu biên chế; thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức.
4. Phân cấp quản lý biên chế gắn liền với việc tăng cường trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
5. Thực hiện công khai, dân chủ trong sử dụng, quản lý biên chế theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II. NỘI DUNG, CĂN CỨ VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ HOẠCH BIÊN CHẾ
Điều 5. Nội dung kế hoạch biên chế bao gồm:
1. Những căn cứ, yêu cầu về xây dựng kế hoạch biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước.
2. Thống kê, tổng hợp, báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện quản lý biên chế của năm trước trong phạm vi quản lý của bộ, ngành và địa phương.
3. Xây dựng kế hoạch biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước của bộ, ngành và địa phương, dự toán tiền lương phù hợp với kế hoạch biên chế và chính sách chế độ tiền lương hiện hành.
Điều 6. Căn cứ xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm
1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của năm kế hoạch và những chỉ tiêu cụ thể phản ánh quy mô nhiệm vụ, đặc điểm về địa lý tự nhiên, dân số và điều kiện thực hiện.
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức; kế hoạch bố trí nguồn nhân lực, sắp xếp bộ máy cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
3. Khả năng của ngân sách địa phương; kinh phí hoạt động của bộ, ngành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt hàng năm.
4. Định mức biên chế do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
5. Kế hoạch thực hiện xã hội hoá hoạt động đối với một số lĩnh vực sự nghiệp về giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin, thể thao, nghiên cứu khoa học và sự nghiệp khác.
6. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện có và dự kiến nguồn cán bộ, công chức, viên chức thay thế.
Điều 7. Yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm của bộ, ngành, địa phương
1. Kế hoạch biên chế phản ánh việc sử dụng biên chế đối với các đơn vị trực thuộc và phân định rõ biên chế theo các lĩnh vực: quản lý hành chính, sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, nghiên cứu khoa học và sự nghiệp khác.
2. Kế hoạch biên chế phải kèm theo báo cáo thuyết minh đầy đủ, chi tiết về cơ sở, căn cứ tính toán, số lượng, cơ cấu biên chế của các đơn vị trực thuộc và dự toán kinh phí hoạt động theo quy định tại Điều 6 Nghị định này, biểu mẫu và thời gian lập kế hoạch biên chế theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
3. Việc bố trí biên chế chỉ được thực hiện đối với những cơ quan, đơn vị, tổ chức đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập.
CHƯƠNG III. PHÂN CẤP QUẢN LÝ BIÊN CHẾ
Điều 8. Thẩm quyền quản lý biên chế
1. Chính phủ phê duyệt tổng biên chế các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương; quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc ủy ban nhân dân.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉ tiêu biên chế hành chính đối với từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và định mức biên chế trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước ở Trung ương.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý về biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Chính phủ trong phạm vi cả nước.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý biên chế trong bộ, ngành và địa phương do mình quản lý theo quy định tại Nghị định này.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ liên quan, xây dựng và đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định các định mức biên chế mới và sửa đổi, bổ sung định mức biên chế hiện hành theo chuyên môn nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực phụ trách để áp dụng trong phạm vi cả nước.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch biên chế theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 của Nghị định này.
3. Thẩm định biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp của các đơn vị trực thuộc; lập kế hoạch biên chế của bộ, ngành mình gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
4. Quyết định việc phân bổ, quản lý chỉ tiêu biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp của các đơn vị trực thuộc.
5. Quyết định chỉ tiêu biên chế sự nghiệp đối với những lĩnh vực đã có định mức biên chế thuộc phạm vi quản lý; hướng dẫn việc thực hiện định mức biên chế sự nghiệp và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chỉ tiêu biên chế sự nghiệp đối với những lĩnh vực chưa có định mức của bộ, ngành mình.
7. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê hàng năm về tình hình thực hiện biên chế theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
8. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị trực thuộc trong việc chấp hành các quy định về quản lý biên chế.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý những vi phạm về quản lý biên chế thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) lập kế hoạch biên chế theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 Nghị định này.
2. Tổ chức thẩm định biên chế của các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp huyện; tổng hợp, lập kế hoạch tổng biên chế của địa phương.
3. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:
Phê chuẩn tổng biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp hàng năm của địa phương để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở định mức biên chế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và khả năng của ngân sách địa phương hàng năm.
4. Quyết định phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính đối với các đơn vị trực thuộc và ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Hướng dẫn việc thực hiện định mức biên chế sự nghiệp và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức bộ máy và biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về tình hình thực hiện biên chế theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
7. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị trực thuộc và ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý biên chế.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý những vi phạm về quản lý biên chế thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
1. Trình Chính phủ tổng biên chế hành chính các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và việc quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân, cơ chế quản lý biên chế sự nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp nhà nước.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ chỉ tiêu biên chế hành chính hàng năm của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và việc quy định định mức biên chế trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ở Trung ương.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu biên chế hành chính cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp đối với các lĩnh vực chưa có định mức biên chế của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ban hành các định mức biên chế theo chuyên môn, nghiệp vụ của từng ngành, lĩnh vực trên cơ sở đề nghị của bộ, ngành để áp dụng trong phạm vi cả nước.
5. Tổng hợp biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp hàng năm của các cơ quan nhà nước.
6. Tổ chức thực hiện công tác thống kê biên chế hành chính, sự nghiệp trong phạm vi cả nước; định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý và sử dụng biên chế của các bộ, ngành, địa phương theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý biên chế thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính
1. Hướng dẫn định mức phân bổ ngân sách cho biên chế sự nghiệp: giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể thao, sự nghiệp nghiên cứu khoa học và sự nghiệp khác; định mức phân bổ ngân sách cho quản lý hành chính đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Tham gia với Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong việc quy định và thực hiện các định mức biên chế do các bộ, ngành xây dựng bảo đảm phù hợp với khả năng và định mức phân bổ ngân sách.
CHƯƠNG IV. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 13. Khen thưởng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong quản lý biên chế được khen thưởng theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, được thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về khuyến khích tiết kiệm sử dụng biên chế.
Điều 14. Xử lý vi phạm
Người có trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ về quản lý biên chế vi phạm những quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây về quản lý biên chế trái với Nghị định này đều không còn hiệu lực thi hành.
Điều 16. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn và theo dõi thực hiện Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
THE GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 71/2003/ND-CP | Hanoi, June 19, 2003 |
DECREE
ON DECENTRALIZING THE MANAGEMENT OF STATE ADMINISTRATIVE AND NON-BUSINESS PAYROLLS
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the February 26, 1998 Ordinance on Officials and Public Employees and the April 29, 2003 Ordinance amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Officials and Public Employees;
At the proposal of the Minister of the Interior,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope of application
This Decree provides for the decentralization of the management of State administrative and non-business payrolls to the ministries, the ministerial-level-agencies and the agencies attached to the Government (hereinafter referred collectively to as ministries and branches) and the Peoples Councils and Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as provincial-level Peoples Councils and Peoples Committees).
Article 2.- In this Decree, the following words and phrases are construed as follows:
1. Administrative payroll means the number of persons recruited and appointed to public employees posts or assigned to hold regular public duties in organizations which assist the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the provincial-level Peoples Councils and Peoples Councils and the Peoples Councils and the Peoples Committees of districts, provincial capitals and cities (hereinafter referred collectively to as district-level Peoples Councils and Peoples Committees) in performing their assigned functions, tasks and powers in State administrative management.
2. Non-business payroll means the number of persons recruited and appointed to public servants posts or assigned to perform regular tasks in State non-business units engaged in education and training, science, health, culture, arts, physical training and sports and other non-business units established by decisions of competent agencies in order to serve the State management tasks or to provide some public services of the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the provincial- and district-level Peoples Councils and Peoples Committees.
3. Decentralization of payroll management means the prescription of the tasks, powers and responsibilities in payroll management for the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the provincial-level Peoples Committees on the basis of the functions, tasks, powers and annual State budget capability of the ministries, branches and localities.
Article 3.- Objectives of the decentralization of payroll management
1. To enhance the responsibility and promote the autonomy of the ministries, branches and localities as well as State non-business units in managing State administrative and non-business payrolls.
2. To create conditions for the State administrative agencies and non-business units to promote effectiveness and efficiency in the performance of financial management, organization, payroll tasks and the implementation of policies for officials, public employees and servants.
Article 4.- Principles for decentralizing payroll management
1. Ensuring the uniform and close leadership and direction in the management of payrolls by State administrative agencies.
2. The decentralization of payroll management must be compatible with the decentralization of budget management in accordance with the State Budget Law; payroll norms must be commensurate with the functions, tasks as well as the actually assigned volume or scope of work and within the limits of the State budget.
3. Strictly complying with the law provisions on payroll norms and structures; managing and economically using payroll norms; implementing policies for officials, public employees and servants.
4. The decentralization of payroll management must be closely linked to the raising of inspection and supervision responsibilities of competent State management bodies.
5. Ensuring publicity and democracy in the use and management of payrolls according to law provisions.
Chapter II
CONTENTS, BASES AND REQUIREMENTS OF PAYROLL PLANS
Article 5.- Payroll plans have the following contents:
1. Bases and requirements for planning the State administrative and non-business payrolls.
2. Statistics on, summing up, reporting and evaluation of the results of the previous years payroll management under the scope of the management of the ministry, branch or locality.
3. Making State administrative and non-business payroll plans of the ministries, branches and localities as well as wage estimates suitable to the payroll plans and the current wage policies and regimes.
Article 6.- Bases for making annual payroll plans
1. The socio-economic development tasks of the plan year and specific norms reflecting the scope of work, natural geographical and population characteristics, and implementation conditions.
2. The functions and tasks of each agency, unit or organization; the plans on arrangement of human resources and reorganization of the apparatuses of administrative agencies and/or non-business units within the scope of management.
3. The capability of local budgets, fundings for the operation of the ministries or branches, which have been approved by competent agencies on an annual basis.
4. Payroll norms promulgated by competent State management bodies.
5. The plan on socialization of activities in a number of non-business domains of education and training, health, culture, information, sports, scientific research and other non-business domains.
6. The quality of the existing contingent of officials, public employees and servants and expected sources of substitutes.
Article 7.- Requirements for the making of annual payroll plans of the ministries, branches and localities
1. Payroll plans reflect the use of payrolls by attached units and clearly determine payrolls for the domains of: administrative management, non-business activities in education and training, health, culture, information, physical training and sports, scientific research and other non-business activities.
2. Payroll plans must be enclosed with full and detailed written explanations on the payroll calculation bases and grounds, payroll quantities and structures of attached units and cost estimates for operation as prescribed in Article 6 of this Decree, forms and the timing for making payroll plans under the guidance of competent bodies.
3. Payrolls shall be arranged only for agencies, units and organizations established by competent State bodies.
Chapter III
DECENTRALIZATION OF PAYROLL MANAGEMENT
Article 8.- Competence to manage payrolls
1. The Government shall approve the total payroll of the State administrative agencies at the central level and prescribe the administrative and non-business payroll norms for the Peoples Committees.
2. The Prime Minister shall decide on administrative payroll quotas for each ministry, ministerial-level agency and agency attached to the Government and on payroll norms for State non-business units at the central level.
3. The Minister of the Interior shall assist the Government in uniformly managing administrative and non-business payrolls under its management nationwide.
4. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the provincial-level Peoples Committees shall manage the payrolls of their respective ministries, branches or localities under the provisions of this Decree.
Article 9.- Tasks and powers of the ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the Government
1. To assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government in working out and proposing to competent State management bodies for prescription new payroll norms and amendments and/or supplements to the current payroll norms according to the professional activities of the branches or domains under their charge for application nationwide.
2. To direct and guide attached units in making payroll plans under the provisions in Articles 5, 6 and 7 of this Decree.
3. To evaluate the administrative payrolls or non-business payrolls of their attached units, to make payroll plans of their respective ministries or branches and send them to the Ministry of the Interior for sum-up and submission to the Prime Minister.
4. To decide on the assignment and management of administrative or non-business payroll quotas of their attached units.
5. To decide on the non-business payroll quotas for those domains where payroll norms are available under their management; guide the implementation of non-business payroll norms and direct the implementation of the financial autonomy and self-responsibility mechanism, the organizational apparatus and payrolls of non-business units according to law provisions.
6. To propose competent authorities to decide on non-business quotas for those domains of their respective ministries or branches, where norms are unavailable.
7. To implement the regime of annual reporting and statistics on the implementation of payrolls under the guidance of the Ministry of the Interior.
8. To guide, inspect and examine the observance of the regulations on payroll management by their attached units.
9. To settle complaints and denunciations and handle violations related to payroll management, which fall under their respective competence, according to the law provisions on complaints and denunciations.
Article 10.- Tasks, powers and responsibilities of the provincial-level Peoples Committees presidents
1. To direct and guide attached units and the Peoples Committees of rural and urban districts, provincial capitals and cities (hereinafter referred collectively to as district level) in making payroll plans under the provisions in Articles 5, 6 and 7 of this Decree.
2. To organize the evaluation of the payrolls of attached units and the district-level Peoples Committees, to sum them up and make plans on the total payrolls of their localities.
3. To submit to the provincial-level Peoples Councils:
For approval, the total annual administrative and non-business payrolls of the localities in service of the performance of State management and socio-economic development tasks on the basis of payroll norms promulgated by competent State management bodies and the capability of annual local budgets.
4. To decide on allocating administrative payroll quotas to attached units and the district-level Peoples Committees.
5. To guide the implementation of non-business payroll norms, direct and inspect the implementation of the autonomy and self-responsibility mechanism, the organizational apparatuses and payrolls by non-business units according to law provisions.
6. To implement the regime of reporting and statistics on the implementation of payrolls under the guidance of the Ministry of the Interior.
7. To guide, inspect and examine attached units and the district-level Peoples Committees in the payroll management.
8. To settle complaints and denunciations and handle violations related to payroll management, which fall under their respective competence, according to the law provisions on complaints and denunciations.
Article 11.- Tasks, powers and responsibilities of the Minister of the Interior
1. To submit to the Government the total administrative payroll of the State administrative agencies at the central level and prescribe the administrative and non-business payroll norms for the Peoples Committees and the administrative payroll management mechanisms for State non-business units.
2. To submit to the Prime Minister annual administrative payroll quotas of each ministry, ministerial-level agency and agency attached to the Government and the prescription of payroll norms for State non-business units at the central level.
To direct, guide, inspect and take responsibility for organizing the implementation thereof after the Government or the Prime Minister approves them.
3. Under the mandate of the Prime Minister, to assign administrative payroll quotas to each ministry, ministerial-level agency or agency attached to the Government; to assign non-business payroll quotas for those domains of the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, where payroll norms are unavailable.
4. Under the mandate of the Prime Minister, to promulgate payroll norms according to various professional activities of each branch or domain at the proposals of the ministries or branches for application nationwide.
5. To sum up the annual administrative payrolls and non-business payrolls of State agencies.
6. To organize the gathering of statistics on administrative and non-business payrolls nationwide, and annually report thereon to the Prime Minister.
7. To inspect and examine the management and use of payrolls by the ministries, branches and localities according to the provisions of this Decree and other relevant law provisions.
8. To settle complaints and denunciations related to payroll management, which fall under his/her competence, according to the law provisions on complaints and denunciations.
Article 12.- Tasks, powers and responsibilities of the Minister of Finance
1. To guide the norms for allocation of budgets to non-business payrolls in education and training, health, culture and information, sports, scientific research and other non-business domains; the norms for allocation of budgets for administrative management to the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and provincial-level Peoples Committees.
2. To join the Minister of the Interior in prescribing and implementing the payroll norms formulated by the ministries and branches to ensure that they are com-patible with the budget capability and allocation norms.
Chapter IV
COMMENDATION, HANDLING OF VIOLATIONS
Article 13.- Commendation
Agencies, organizations and individuals that record achievements in the payroll management shall be commended and/or rewarded according to the provisions of the Ordinance on Officials and Public Employees, and be allowed to implement the current law provisions on encouragement of the economical use of payrolls.
Article 14.- Handling of violations
If responsible persons, while performing the payroll management tasks, violate the provisions of this Decree, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, and, if causing damage, have to pay compensation therefor, according to law provisions.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 15.- Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. All previous regulations on payroll management, which are contrary to this Decree, shall be no longer effective.
Article 16.- Implementation responsibility
The Minister of the Interior shall have to guide and oversee the implementation of this Decree.
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally run cities shall have to implement this Decree.
| ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây