Thông tư 05/1998/TT-TCHQ của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Nghị định số 16/CP ngày 23/3/1996 và Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan

thuộc tính Thông tư 05/1998/TT-TCHQ

Thông tư 05/1998/TT-TCHQ của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Nghị định số 16/CP ngày 23/3/1996 và Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:05/1998/TT-TCHQ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phan Văn Dĩnh
Ngày ban hành:29/08/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hải quan

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 05/1998/TT-TCHQ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 05 /1998/TT-TCHQ
NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH
SỐ 16/CP NGÀY 20/3/1996 VÀ NGHỊ ĐỊNH 54/1998/NĐ-CP NGÀY 21/7/98 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN

 

Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:

 

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1- Khi áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, phải căn cứ vào Nghị định 16/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan (những Điều còn hiệu lực thi hành) và Nghị định 54/1998/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 16/CP (Sau đây gọi chung là Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan).

2- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý, hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về hải quan mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.

3- Cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 1 được hiểu như sau:

a) Tổ chức gồm: Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Cá nhân gồm: Người Việt Nam và người nước ngoài, người không quốc tịch có đủ năng lực hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam;

c) Cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về hải quan, đều phải chịu trách nhiệm hành chính về hải quan theo quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan (gọi tắt là Nghị định) và các Nghị định khác của Chính phủ có quy định thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết có quy định khác.

4- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan bao gồm: Người vận chuyển, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người kinh doanh kho ngoại quan, khi thực hiện vi phạm hành chính về hải quan; người mua bán, chứa chấp, vận chuyển hàng hoá, vật phẩm có nguồn gốc xuất nhập khẩu trái phép; người mua bán không đúng quy định hàng hoá thuộc đối tượng ưu đãi thuế quan; người có hành vi cản trở, xúc phạm nhân viên hải quan thi hành công vụ.

5- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Khi Quyết định xử phạt bằng tiền một người trong cùng thời điểm thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì được cộng lại thành mức phạt chung, nhưng phải ghi rõ mức phạt đối với từng hành vi. Nếu một trong các hành vi vi phạm trên không thuộc thẩm quyền xử phạt của cấp mình thì chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật lên cấp có thẩm quyền xử phạt.

6- Đối với các vi phạm phức tạp, khó xác định là vi phạm hành chính hay hình sự thì người có thẩm quyền trao đổi với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp, đồng thời gửi báo cáo Tổng cục Hải quan và chỉ ra quyết định xử phạt hành chính khi đã có ý kiến của Viện Kiểm sát nhân dân.

7- Hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu là tang vật vi phạm hành chính thuộc đối tượng chịu thuế thì ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn buộc phải nộp đủ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các loại thuế khác và lệ phí hải quan theo quy định của pháp luật.

8- Những hành vi vi phạm hành chính về hải quan quy định tại Nghị định trùng với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại các Nghị định khác được ban hành sau, có xác định thẩm quyền xử phạt của Hải quan, thì xử phạt theo quy định tại văn bản được ban hành sau cùng.

Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới có cùng giá trị pháp lý, quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với vi phạm hành chính về hải quan xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

9. a) Đối với những vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì cơ quan nào phát hiện, lập biên bản đầu tiên, cơ quan đó ra quyết định xử phạt;

b) Những hành vi gian lậu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Thông tư số 06/TTLN ngày 20 tháng 9 năm 1996 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án tối cao- Bộ Nội vụ, do cơ quan khác không có thẩm quyền xử phạt phát hiện được thì chuyển hồ sơ, tang vật để cơ quan Hải quan ra quyết định xử phạt theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

c) Đối với những vụ vi phạm pháp luật hải quan đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà không thuộc thẩm quyền của Hải quan thì khi chuyển giao hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời chuyển vật chứng để cơ quan đó bảo quản theo quy định tại khoản 2, Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự, trừ trường hợp đặc biệt Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo khác;

d) Đối với vi phạm hành chính mà hồ sơ liên quan đến nhiều đơn vị Hải quan thì đơn vị nào phát hiện, lập biên bản đầu tiên, đơn vị đó ra quyết định xử phạt; những đơn vị liên quan có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ tài liệu cần thiết theo yêu cầu của đơn vị có thẩm quyền xử phạt; khi có ý kiến khác nhau trong việc xử phạt thì trong thời hạn quy định phải báo cáo xin ý kiến Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan.

10- Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về hải quan của các doanh nghiệp khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất trong khu công nghiệp, thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà áp dụng mức phạt tương ứng với các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan và các Nghị định khác có quy định hành vi và thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan.

11- Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính: Hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vận tải đưa vào Việt Nam do bị hoả hoạn, thiên tai, địch họa, sự kiện bất ngờ, trong tình thế khẩn thiết, có khai báo hải quan, cơ quan có thẩm quyền khác hoặc chính quyền địa phương theo đúng quy định của pháp luật thì không bị xử phạt hành chính. Trường hợp không khai báo sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 2, Điều 6 Nghị định.

12- Trong Thông tư này, những cụm từ sau đây được hiểu như sau:

a) "Hàng hoá, vật phẩm": Là hàng hoá, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện, ngoại hối, tiền Việt Nam và những vật phẩm khác, gọi chung là "hàng hoá, vật phẩm".

b) "Mã hàng": Là mã số thuế theo quy định pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

c) "Hàng hoá khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu": Là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không phải quản lý bằng hạn ngạch, giấy phép, kế hoạch định hướng.

d) "Mức trung bình của khung hình phạt": Là mức trung bình cộng của mức phạt tiền đầu và cuối của khung phạt đối với một vi phạm hành chính.

e) "Không đúng khai báo hải quan": Là sự khác nhau giữa hàng hoá, vật phẩm khai báo hải quan với hàng hoá, vật phẩm thực xuất, thực nhập.

g) "Tái phạm": Được hiểu là trong thời hạn một năm kể từ ngày có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan hoặc trong thời hạn chưa hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt lại có vi phạm hành chính mới tương tự về hải quan.

h) "Vi phạm nhiều lần": Là hành vi vi phạm hành chính về hải quan xảy ra nhiều lần đối với một chủ thể trong lĩnh vực hải quan trong vòng một năm, kể từ thời điểm vi phạm hành chính về hải quan được phát hiện trước đó.

i) "Đưa hàng hoá trái phép vào Việt Nam": Là hành vi đưa hàng hoá vào Việt Nam trái với các quy định của luật pháp Việt Nam.

13- Khi tiếp nhận bộ hồ sơ hải quan để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá vật phẩm, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn người khai bổ sung các chứng từ còn thiếu, không lập biên bản vi phạm.

 

II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.

 

1- Hình thức xử phạt: Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về hải quan phải chịu một trong các hình thức phạt chính là: Cảnh cáo hoặc phạt tiền.

a) Cảnh cáo: áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu có tình tiết giảm nhẹ, được quy định tại khoản 1 thuộc các Điều 6, 8, 9a, 9b, 11 và Điều 10 Nghị định.

b) Ngoài hình thức phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức, có thể còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung sau:

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;

- Tước quyền sử dụng giấy phép.

Các hình thức phạt bổ sung trên không được áp dụng độc lập mà phải áp dụng kèm theo hình thức phạt chính.

2- Cá nhân, tổ chức bị áp dụng hình thức phạt chính, phạt bổ sung trên còn có thể buộc phải thực hiện các biện pháp hành chính khác quy định tại Nghị định như:

- Buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm;

- Đình chỉ làm thủ tục hải quan;

- Buộc tiêu huỷ hàng hoá, vật phẩm.

Biện pháp hành chính khác được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính, không áp dụng độc lập.

3- Chỉ áp dụng hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép đối với giấy phép trực tiếp liên quan đến hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vận tải là tang vật vi phạm.

Các cấp Hải quan có thẩm quyền xử phạt chỉ được tước quyền sử dụng giấy phép đối với giấy phép do cơ quan Hải quan cấp. Trường hợp các giấy phép do cơ quan khác cấp, cơ quan Hải quan thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép, đề nghị tước quyền sử dụng giấy phép; sau khi thực hiện đề nghị của Hải quan, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thông báo kết quả cho cơ quan Hải quan.

Khi phát hiện giấy phép giả mạo, giấy phép cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật, phải lập biên bản thu giữ, sau đó thông báo bằng văn bản cho cơ quan Nhà nước, tổ chức liên quan biết.

4- Thời hạn quy định làm thủ tục hải quan nói tại khoản 1 và thời gian đi đến của phương tiện vận tải nói tại điểm a, khoản 2 Điều 6 là thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 3 Bản quy định cụ thể về thủ tục hải quan và lệ phí hải quan ban hành kèm theo Nghị định 171/HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1991;

5- Đối với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định, chỉ xử phạt nếu trong giấy phép, tờ khai hải quan, quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật, có quy định thời gian phải tái nhập hoặc tái xuất.

6- Đối với quy định tại khoản 1, Điều 7, chỉ xử phạt khi xác định đối tượng được giao bảo quản niêm phong hải quan có thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

7- Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, Điều 7 mà tự ý tiêu thụ hàng hoá, vật phẩm, trong trường hợp số hàng hoá vật phẩm đó là tang vật vi phạm hành chính khác bị áp dụng phạt bổ sung tịch thu sung công quỹ, thì ngoài việc xử phạt theo khoản 3, Điều 7, phải thu hồi lại tiền bán hàng theo giá bán thực tế. Trường hợp cần thiết để đảm bảo thực hiện quyết định xử phạt thì thu hồi số tiền bằng số tiền bị xử phạt.

8- Chủ thể "vi phạm quy định về trao đổi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới", bao gồm cư dân khu vực biên giới và ngoài khu vực biên giới. Trị giá và mặt hàng cư dân biên giới được phép trao đổi phải theo quy định của pháp luật hiện hành; Nếu Điều ước quốc tế về trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế.

Các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm dưới hình thức khác tại Cửa khẩu biên giới đường bộ, phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về Hải quan và pháp luật liên quan.

9- Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu trái quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 9a là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu bằng hình thức quà biếu hàng hoá, vật phẩm thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch, giấy phép, kế hoạch định hướng, hàng hoá tạm ngưng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hàng hoá, vật phẩm cấm xuất khẩu, nhập khẩu.

Trong trường hợp quà biếu xuất khẩu, nhập khẩu vượt tiêu chuẩn Nhà nước quy định, có khai báo hải quan, là hàng hoá khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu, không quản lý bằng hạn ngạch, kế hoạch định hướng hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện khác thì không xử phạt; nhưng người xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá đó phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sau khi đã kiểm tra hải quan mà người nhận quà biếu từ chối nhận, thì được phép đưa quà biếu đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam (trừ ma tuý, tài liệu phản động, vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự).

10- Đối với các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hành lý không khai báo hoặc khai báo không đúng quy định của khai báo hải quan (quy định trong nội dung tờ khai hải quan) mà không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 9b thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Trong trường hợp hành lý xuất khẩu, nhập khẩu vượt tiêu chuẩn Nhà nước quy định, có khai báo hải quan là hàng hoá khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu thì xử lý như điểm 9 phần II Thông tư này.

Các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm không mang tính chất quà biếu, hành lý thì xử lý theo quy định tại Điều 12 Nghị định 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội.

Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu, hành lý thuộc loại hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (trừ ma tuý, tài liệu phản động, vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự) có khai báo hải quan thì không được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu và không xử phạt.

11- Phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển khẩu quy định tại Nghị định bao gồm phương tiện vận tải trên không, trên biển, trên sông, trên bộ di chuyển trong khu vực kiểm soát hải quan;

11.1) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 11 bao gồm cả phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu xuất phát từ một cảng của Việt Nam hoặc chở hàng chuyển khẩu, cập cảng không có trong hành trình của tàu, nhưng không khai báo hải quan theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Bản quy định về thủ tục hải quan và lệ phí hải quan ban hành kèm theo Nghị định 171/HĐBT.

11.2) Hàng hoá, vật phẩm không khai báo hải quan trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh trong khu vực kiểm soát hải quan, không phải thuộc sở hữu của thuyền viên thì xử lý theo quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 11 Nghị định. Trường hợp xác định được đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện vận tải... hoặc hành khách xuất nhập cảnh thì xử phạt theo quy định tại Điều 9b Nghị định.

11.3) Khi phát hiện được hàng hoá, vật phẩm có nguồn gốc nhập khẩu trái phép, hàng hoá quá cảnh, tạm nhập, tái xuất tiêu thụ trên thị trường Việt

Nam thì căn cứ vào điểm b, khoản 4 Điều 11 và khoản 2 Điều 17 của Nghị định để xử phạt.

12- Đối với các vi phạm quy định tại Điều 12a Nghị định:

12.1) Vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b, c khoản 3 Điều 12a dẫn đến thất thu thuế thì xử lý như sau:

- Nếu có đủ căn cứ pháp lý khẳng định hành vi trốn thuế được quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự mà số thuế ẩn lậu dưới 50.000.000 đồng Việt Nam, nhưng đã bị xử lý hành chính về hành vi trốn thuế, hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án về tội trốn thuế; hoặc số thuế ẩn lậu có số lượng lớn từ 50.000.000 đồng Việt Nam trở lên thì Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố không xử phạt vi phạm hành chính, chuyển hồ sơ sang cơ quan Điều tra xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp không đủ các yếu tố cấu thành tội trốn thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử phạt theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Khi không có đủ căn cứ xác định được hành vi vi phạm dẫn đến thất thu tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì tùy theo tính chất hành vi, mức độ vi phạm mà xử phạt theo khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 12a Nghị định.

12.2) Đối với hành vi không chịu nhận thông báo thu thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; nộp chậm tiền thuế, tiền phạt hoặc dây dưa nộp thuế, nộp phạt thì lập biên bản vi phạm để xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 22/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

12.3) Trong trường hợp nhập khẩu hàng hoá để góp vốn vào liên doanh đầu tư mà khai báo trị giá hàng hoá cao hơn thực tế, nếu xác định việc giả mạo giấy tờ để tăng góp vốn đầu tư thì ngoài việc phạt về hành vi khai sai trị giá, còn xử phạt về hành vi giả mạo giấy tờ; nếu có dấu hiệu phạm tội thì chuyển cho cơ quan Điều tra.

12.4) Trường hợp khai báo tên hàng hoá, vật phẩm bằng tiếng Việt Nam chưa chính xác so với tên hàng hoá bằng tiếng Anh trên chứng từ trong hồ sơ hải quan và tài liệu kỹ thuật liên quan (nếu có) do dịch thuật, thì yêu cầu dịch lại chính xác, không xử phạt.

13- Đối với hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép và văn bản thay thế giấy phép:

13.1) Giấy phép quá hạn:

a) Hàng xuất khẩu: Chủ hàng phải xin gia hạn giấy phép mới cho làm thủ tục xuất khẩu, đồng thời xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại;

b) Hàng nhập khẩu: Nếu khi ký hợp đồng, hoặc khi xếp hàng lên phương tiện vận tải hiệu lực giấy phép vẫn còn, nhưng khi hàng về tới cảng giấy phép hoặc hợp đồng hết hạn thì xử phạt về hành vi sử dụng giấy phép quá hạn để nhập khẩu hàng hóa, theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, không coi đây là trường hợp nhập khẩu trái phép.

13.2) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu không đúng nội dung giấy phép, nhưng tang vật vi phạm là hàng hoá khuyến khích nhập khẩu, không phải là đối tượng chịu thuế, hoặc là vật tư máy móc góp vốn liên doanh đầu tư thuộc công nghệ tiên tiến phù hợp với yêu cầu sử dụng, được xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, có khai báo hải quan thì không xử phạt, nhưng phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

13.3) Đối với các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu không đúng nội dung giấy phép hoặc không có giấy phép nhưng không phải là giấy phép trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu như giấy phép kinh doanh ngành hàng, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, giấy phép nhập dây chuyền sản xuất để góp vốn đầu tư theo Luật Đầu tư, giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất, kinh doanh cửa hàng miễn thuế... thì xử phạt theo quy định tại các Điều 15, 16, 17, 19 Nghị định 01/CP.

13.4) Trường hợp nhập khẩu không đúng với khai báo hải quan mà người nhận hàng từ chối nhận, trả lại người bán với lý do xác đáng, phù hợp với Luật Thương mại và quy định khác của pháp luật Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế, không có dấu hiệu hợp pháp hoá cho các lô hàng buôn lậu, thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 12a Nghị định, buộc đưa hàng hoá ra khỏi Việt Nam.

Trường hợp nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm đúng với khai báo hải quan (không phải là hàng hoá, vật phẩm cấm xuất khẩu, nhập khẩu) mà người nhận hàng từ chối nhận, trả lại người bán thì được phép đưa hàng hoá, vật phẩm đó ra khỏi Việt Nam và không bị xử phạt, nhưng phải kiểm tra thực tế chặt chẽ mới cho thực hiện.

13.5) Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm không đúng với khai báo hải quan nhưng không ảnh hưởng đến tiền thuế và các nghĩa vụ tài chính phải nộp, chính sách mặt hàng, vệ sinh môi trường hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật chung thì không xử phạt, nếu pháp luật không quy định khác.

14- Trường hợp khai báo đúng hàng hoá, vật phẩm thực xuất khẩu, nhập khẩu, nhưng áp mã sai lần đầu, hải quan sẽ hướng dẫn áp mã lại cho chính xác và không xử phạt. Nếu đã được hướng dẫn một lần mà tiếp tục áp mã sai thì áp dụng điểm b, khoản 3, Điều 12a để xử phạt.

15- Đối với quy định tại điểm d, khoản 8 Điều 12a, Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố phải báo cáo đầy đủ, kịp thời để Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc giải phóng hàng hoá hoặc uỷ quyền cho Cục trưởng Hải quan chịu trách nhiệm giải phóng hàng hoá.

16- Quy định tại điểm e, điểm g, khoản 5 Điều 12a Nghị định không áp dụng đối với trường hợp hàng hoá, vật phẩm đưa vào Việt Nam trên cơ sở hợp đồng thương mại, phù hợp với giấy phép kinh doanh của người nhập khẩu mà trong thời hạn quy định tại khoản 1, Điều 3 Bản quy định cụ thể về thủ tục hải quan và lệ phí hải quan ban hành kèm theo Nghị định 171/HĐBT, người nhập khẩu đã xuất trình được giấy phép.

17- Những viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự lợi dụng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để thực hiện hoạt động thương mại ngoài phạm vi chức năng chính thức của họ, vi phạm hành chính về hải quan thì trước khi xử phạt, cần trao đổi với cơ quan Ngoại giao.

Những trường hợp không được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, nhưng lợi dụng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để trốn tránh sự kiểm tra hải quan nhằm xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trái phép, trốn lậu thuế hoặc giả mạo các giấy tờ để được nhập khẩu hàng hoá theo tiêu chuẩn ưu đãi miễn trừ hải quan, mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đều bị xử phạt theo quy định tại điểm a, khoản 5 Điều 12a Nghị định.

18- Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu ngoại hối:

a) Các trường hợp khai khống ngoại hối có số lượng lớn tương đương 5.000.000 đồng Việt Nam trở lên đều bị xử phạt;

b) Khi vi phạm khoản 4 Điều 13 Nghị định mà số ngoại hối khai khống tương đương 100.000.000 đồng trở lên, nếu có tình tiết tăng nặng, thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu ngoại hối trái phép nhưng cố tình giấu diếm để trốn tránh sự kiểm tra hải quan thì ngoài việc phạt tiền theo quy định tại các khoản 1, 2, 5, 6 Điều 13 Nghị định, còn bị tịch thu tang vật vi phạm sung công quỹ, trừ số ngoại hối theo quy định của pháp luật được miễn khai báo hải quan.

19- Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tiền Việt Nam:
a) Vi phạm khoản 1 Điều 14 Nghị định không có tình tiết tăng nặng, tang vật vi phạm dưới 10.000.000 đồng thì áp dụng hình thức phạt cảnh cáo;

b) Vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 14 khi xuất khẩu, ngoài việc phạt tiền còn bị đình chỉ xuất khẩu;

c) Vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 14, nếu cố tình giấu diếm để trốn tránh sự kiểm tra hải quan thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm sung công quỹ.

 

III- THẨM QUYỀN XỬ PHẠT.

 

1- Thủ trưởng trực tiếp của nhân viên hải quan, bao gồm Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ thuộc cửa khẩu và Phòng nghiệp vụ, do Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Hải quan Tỉnh) bổ nhiệm; các Phòng nghiệp vụ không tổ chức Đội, được thực hiện thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định. Cấp trên trực tiếp của Đội trưởng các Đội công tác nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu những người thuộc quyền chấp hành đúng các quy định của pháp luật khi ra quyết định xử phạt. Những trường hợp chủ thể vi phạm là người nước ngoài hoặc vụ việc có tình tiết phức tạp thì chuyển lên cấp lên trực tiếp để ra quyết định xử phạt.

2- Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan Tỉnh; Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định.

Quyết định xử phạt 2.000.000 đồng và quyết định tịch thu tang vật, phương tiện có giá trị 5.000.000 đồng trở lên, những người có thẩm quyền trên đây phải gửi lên Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (nếu là quyết định của Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu) để gửi sang Viện Kiểm sát nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở Hải quan Tỉnh.

Đối với những hành vi vi phạm có mức phạt tiền trên 2.000.000 đồng hoặc tịch thu tang vật có trị giá trên 20.000.000 đồng, Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Tỉnh phải làm báo cáo, chuyển hồ sơ, tang vật lên Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh ra quyết định xử phạt.

Những trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt của Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, thì vi phạm được phát hiện, lập biên bản tại địa bàn quản lý của Hải quan khu vực nào, sẽ chuyển giao Cục trưởng Cục Hải quan nơi đó ra quyết định xử phạt.

Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan Tỉnh hoặc thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, được xử phạt theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với mức phạt tối đa là 20.000.000 đồng.

3- Cục trưởng Hải quan Tỉnh thực hiện quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Nghị định.

a) Đối với những vụ vi phạm có tình tiết phức tạp, hoặc áp dụng hình thức phạt bổ sung mà tang vật tịch thu trị giá trên 200.000.000 đồng thì Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh phải gửi hồ sơ và báo cáo xin ý kiến Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan; chỉ khi được sự đồng ý của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan mới được ra quyết định xử phạt;

b) Đối với những vụ vi phạm áp dụng hình thức phạt tiền có mức phạt trên 20.000.000 đồng thì làm thủ tục chuyển hồ sơ sang Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương ( sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân Tỉnh) nơi bắt giữ để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh ra quyết định xử phạt. Sau khi có quyết định xử phạt, Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh phải báo cáo lên Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan;

c) Đối với những vi phạm pháp luật Hải quan do Đội Kiểm soát cơ động trên biển phát hiện, lập biên bản vi phạm, bắt giữ ở vùng lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế hoặc những địa bàn chưa có tổ chức Hải quan mà vượt thẩm quyền của Đội kiểm soát, thì đưa về trụ sở Hải quan nơi gần nhất để thực hiện xử phạt theo quy định chung;

d) Hồ sơ vụ vi phạm hành chính về hải quan khi chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh phải kèm theo bản tóm tắt nội dung sự việc và ý kiến của Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh về biện pháp xử lý. Thủ tục bàn giao hồ sơ những vụ vi phạm hành chính về hải quan có mức phạt trên 20.000.000 đồng sang Uỷ ban nhân dân Tỉnh phải thực hiện theo đúng quy định chung. Thời gian xem xét giải quyết ở mỗi cấp được quy định như sau:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Cục trưởng Cục hải quan Tỉnh phải gửi hồ sơ, kiến nghị biện pháp xử phạt vi phạm hành chính sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét; trong thời hạn từ 5 đến 7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, kiến nghị biện pháp xử phạt của Cục trưởng Hải quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh ra quyết định xử phạt. Tang vật vi phạm vẫn giữ tại kho của Hải quan để bảo quản. Riêng tang vật là ngoại tệ, đồng Việt Nam, kim khí quý, đá quý phải niêm phong và gửi kho bạc Nhà nước;

e) Các vụ vi phạm hành chính do cơ quan Hải quan chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh giải quyết theo thẩm quyền, thì sau khi có quyết định xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Cục trưởng Hải quan nơi thụ lý vụ vi phạm hành chính chịu trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt. Hàng tháng, Cục trưởng Hải quan phải báo cáo kết quả việc thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh với Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan;

g) Trong trường hợp Cục Hải quan phụ trách nhiều Tỉnh, các vụ vi phạm hành chính về hải quan bắt giữ tại địa bàn tỉnh nào thì chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi đã bắt giữ ra quyết định xử phạt, nếu vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh;

h) Thẩm quyền xử phạt theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh thực hiện theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Đối với số thuế ẩn lậu ở dưới mức truy cứu trách nhiệm được quy định tại Thông tư số 06/TTLB ngày 20/9/1996 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ hướng dẫn xử lý tội trốn thuế thì Cục trưởng Hải quan Tỉnh được phạt tiền đến 5 lần số thuế ẩn lậu, nhưng tối đa khi phạt 1 lần thuế ẩn lậu phải dưới 50 triệu đồng; khi phạt 5 lần thuế ẩn lậu phải dưới 250 triệu đồng.

Đối với những trường hợp có mức phạt vượt quy định nêu trên thì Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh chỉ ra quyết định xử phạt theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan Điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự. Sau khi ra quyết định xử phạt phải báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

 

IV- THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

 

1- Khi áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

a) Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định mới được tạm giữ người theo thủ tục hành chính;

b) Khi tạm giữ người phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản;

c) Chỉ tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong trường hợp cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng để làm căn cứ ra quyết định xử phạt hành chính hoặc để ngăn chặn, đình chỉ ngay những vi phạm hành chính.

2- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

a) Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, phải tiến hành lập biên bản vi phạm và xem xét hành vi đó có phải áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật hay không; chỉ tạm giữ tang vật khi xác định hành vi vi phạm đó có thể phải áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật sung công quỹ hoặc số tang vật có trị giá tương đương với mức phạt theo hành vi vi phạm để đảm bảo thực hiện quyết định xử phạt. Trường hợp chưa xác định được có vi phạm xảy ra hay không, thì chỉ lưu mẫu tang vật. Đối với tang vật là ngoại hối của hành khách xuất nhập cảnh, chỉ tạm giữ số ngoại hối vượt tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đối với tang vật là nguyên liệu sản xuất hàng gia công, nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng góp vốn đầu tư liên doanh, hàng nhập khẩu theo vốn ODA được miễn thuế, hàng gửi kho ngoại quan, mà có trong giấy phép, hợp đồng thì chỉ lưu mẫu, cho giải phóng hàng và yêu cầu các đối tượng này có văn bản cam kết thực hiện quyết định xử phạt sau này.

Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật phải tuân thủ đúng quy định về thời hạn tạm giữ và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định tại khoản 5, Điều 41 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Tổ chức, cá nhân nếu không thực hiện đúng quy định về thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm gây thiệt hại vật chất cho chủ hàng thì Cục trưởng Hải quan các địa phương hoặc Thủ trưởng đơn vị là cấp trên của người ra quyết định tạm giữ hoặc người được uỷ quyền thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan phải chịu trách nhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại vật chất cho chủ hàng theo Điều 7, 8, 9, 10, 11 Nghị định 47/CP ngày 3/5/1997 quy định về bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Sau đó, xác định mức bồi thường thiệt hại của cá nhân, người có thẩm quyền tạm giữ gây ra, theo Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 Nghị định 47/CP;

b) Những người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo thủ tục hành chính;

c) Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ chỉ được tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp phạm pháp quả tang, mà nếu không áp dụng biện pháp tạm giữ thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, đánh tráo để xoá dấu vết. Nhưng trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tạm giữ, người ra quyết định phải báo cáo Thủ trưởng trực tiếp theo quy định tại Điều 19 Nghị định và phải được sự đồng ý bằng văn bản;

d) Để đảm bảo việc ngăn chặn hành chính kịp thời, có hiệu quả, Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh được uỷ quyền cho Trưởng phòng Điều tra chống buôn lậu tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Người uỷ quyền và người được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3- Khám người theo thủ tục hành chính.

a) Thẩm quyền và trình tự khám người theo thủ tục hành chính phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định.

b) Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ được phép khám người theo thủ tục hành chính. Trước khi khám, bắt buộc phải cho người bị khám xem Chứng minh thư Hải quan; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng đơn vị phụ trách trực tiếp.

4- Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.

a) Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính, trừ trường hợp phương tiện vận tải là tàu biển, máy bay, tàu hoả của Việt nam và nước ngoài vận chuyển trên các tuyến đường quốc tế thì phải có quyết định của Trưởng Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương trở lên;

b) Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự phải tuân thủ các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia và phải có quyết định của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan.

Khi có cơ sở khẳng định hành lý của người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự xuất cảnh, nhập cảnh chứa đựng những đồ vật không được hưởng ưu đãi, hoặc chứa những đồ vật thuộc loại Nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc không tuân thủ các chế độ kiểm dịch của Việt Nam, thì việc khám xét thực hiện theo quyết định của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan, trước mặt viên chức ngoại giao hoặc người được uỷ quyền đại diện cho họ.

5- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Khi xét thấy cần khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong khu vực kiểm soát hải quan thì cơ quan Hải quan phải phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc khám xét theo quy định tại Điều 44 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

 

V- THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.

 

1- Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000 đồng thì không phải lập biên bản vi phạm mà ra quyết định xử phạt tại chỗ.

2- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể ghi ngày có hiệu lực (như trường hợp xử phạt đối với người nước ngoài vắng mặt; những trường hợp vì điều kiện thời gian, không gian hoặc những lý do khác không thể thực hiện được đầy đủ quyết định trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt).

3- Đối với những trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền hoặc phạt tiền kèm tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm mà quá thời hạn chấp hành Quyết định xử phạt, đương sự cố tình không thực hiện nộp phạt thì phải tổ chức việc cưỡng chế.

Căn cứ vào điểm c, khoản 3 Điều 30 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì Cục trưởng Cục Hải quan cấp Tỉnh được áp dụng hình thức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt bằng biện pháp đình chỉ làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và chỉ thực hiện biện pháp này sau khi đã phối hợp với các cơ quan quy định tại Điều 30 Nghị định mà không thực hiện được các biện pháp cưỡng chế khác, khi đương sự cố tình không thực hiện quyết định xử phạt.

 

VI- GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.

 

1- Khiếu nại việc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính.

a) Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính như tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định thì cá nhân, tổ chức hoặc người đại diện hợp pháp của họ được quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn;

b) Việc giải quyết khiếu nại phải thực hiện trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, bằng Quyết định giữ nguyên các biện pháp ngăn chặn, thay đổi hoặc huỷ bỏ một phần hay toàn bộ biện pháp ngăn chặn.

2- Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.

- Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần thứ nhất.

Đối với quyết định của Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ thì Trưởng phòng nghiệp vụ, Trưởng Hải quan cửa khẩu giải quyết khiếu nại lần thứ hai.

Đối với các quyết định xử phạt của Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát hải quan, Trưởng phòng nghiệp vụ (nếu không thành lập Đội) thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 là Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh hoặc Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu.

Đối với các Quyết định xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ hai là Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan.

Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết khiếu nại lần thứ hai đối với các quyết định xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh; nếu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh đồng ý với quyết định của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan thì ra quyết định sửa đổi quyết định của mình. Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh không đồng ý với quyết định của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh khiếu nại lên Tổng Thanh tra Nhà nước.

Mọi khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan được giải quyết theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và điều 31, 32 của Nghị định, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, thì có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của họ hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền. Trong trường hợp vừa có khiếu nại lên cấp trên trực tiếp (của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại), vừa có đơn khởi kiện vụ án hành chính thì thực hiện theo Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

3- Khi giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải căn cứ vào khoản 3, Điều 88 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và mẫu ấn chỉ HC20 để ra quyết định giải quyết khiếu nại.

 

VII- TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

 

1- Vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức phối hợp với các Vụ, Cục liên quan thuộc Tổng cục Hải quan, thực hiện phúc tra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan và kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong quá trình thực hiện xử phạt để đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính về hải quan đúng quy định của pháp luật.

2- Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện nguyên tắc, trình tự xử phạt vi phạm hành chính (được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Bản quy định về trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Hải quan - ban hành kèm theo Quyết định số 97/TCHQ-PC ngày 5/8/1996 và công văn số 2505/TCHQ-PC ngày 6/8/1996 hướng dẫn thi hành quyết định trên.) của các đơn vị thuộc quyền.

Tại các đơn vị cửa khẩu, Đội kiểm soát trực thuộc Cục Hải quan Tỉnh, Phòng nghiệp vụ, phải cử cán bộ chuyên theo dõi, hướng dẫn kiểm tra việc xử phạt vi phạm hành chính của các Đội nghiệp vụ; giải quyết kịp thời các khiếu nại về biện pháp ngăn chặn hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định và hướng dẫn tại Thông tư này.

3- Đối với những vụ vi phạm hành chính hoặc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp, Hội đồng tư vấn xử lý các cấp có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét để kiến nghị Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh ra quyết định được kịp thời, đúng đắn.

4- Những cán bộ theo dõi, hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính phải được lựa chọn từ các cán bộ, nhân viên đã được rèn luyện tốt, trung thực, am hiểu pháp luật và nghiệp vụ.

5- Việc thu nộp tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Cục trưởng Cục Kiểm tra thu thuế XNK Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn cụ thể chế độ thu nộp theo quy định hiện hành.

6- Những cán bộ, nhân viên Hải quan có thẩm quyền xử phạt hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính hoặc được giao nhiệm vụ làm công tác xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, nếu có hành vi vi phạm nguyên tắc, trình tự xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm hay sách nhiễu, vụ lợi thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật; nếu gây thiệt hại về vật chất cho cá nhân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Thông này hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông số 242/1997/TT-TCHQ ngày 14/10/1997 Thông số 1/1998/TT-TCHQ ngày 6/5/1998 và các văn bản của Tổng cục Hải quan ban hành trước đây trái với Thông tư này.

 



 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOM
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 05/1998/TT-TCHQ
Hanoi, August 29, 1998
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECREE No. 16-CP OF MARCH 20, 1996 AND DECREE No. 54/1998/ND-CP OF JULY 21, 1998 OF THE GOVERNMENT ON SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF STATE MANAGEMENT OF CUSTOMS
Pursuant to Clause 2, Article 35 of Decree No. 16-CP of March 20, 1996 and Article 7 of Decree No. 54/1998/ND-CP of July 21, 1998 of the Government on sanctioning administrative violations in the field of State management of customs, the General Department of Customs provides the following guidances:
I. GENERAL PROVISIONS
1. The sanctioning of administrative violations in the field of State management of customs must be based on Decree No. 16-CP on sanctioning administrative violations in the field of State management of customs (effective Articles) and Decree No. 54/1998/ND-CP amending and supplementing a number of Articles of Decree No. 16-CP (hereafter called Decree on sanctioning administrative violations in the field of State management of customs).
2. Administrative violations in the field of State management of customs are acts intentionally or unintentionally committed by individuals and/or organizations, infringing upon the regulations on State management of customs but not to the extent of being examined for penal liability, which, as prescribed by law, must be subject to sanctions against administrative violations in customs.
3. Individuals and organizations stipulated in Clause 2 of Article 1 are understood as follows:
a/ Organizations shall include: State agencies, economic organizations and social organizations prescribed by Vietnamese law;
b/ Individuals shall include: Vietnamese nationals and foreigners, and persons without citizenship but with full capacity of action as prescribed by Vietnamese law;
c/ Vietnamese and foreign organizations and/or individuals that commit acts of violation of the regulations on State management of customs shall have to take administrative responsibility in customs in accordance with the provisions of the Decree on sanctioning administrative violations in the field of State management of customs (Decree for short) and other Government Decrees defining the sanctioning competence of the customs agencies, except otherwise provided for by international agreements which Vietnam has signed or acceded to.
4. Subject to the sanctions against administrative violations in the field of State management of customs are: transporters, goods consignors, goods receivers or their lawful representatives or bonded-warehouse businessmen, who commit acts of customs-related administrative violation; persons who buy, sell, store and/or transport goods and/or articles which are illegal imports and/or exports; goods purchasers or sellers who fail to comply with the regulations on goods entitled to preferential customs duties; and persons who commit acts of hindering or offending customs personnel on duty.
5. An act of administrative violation shall be sanctioned only once. If more than one persons are involved in an administrative violation, each person shall be sanctioned. If a person commit more than one acts of administrative violation, he/she shall be sanctioned for each of such acts. When a decision on fines is imposed on a person who at one time commits more than one acts of administrative violation, the fines shall be incorporated together into a common fine but the fine for each act must be clearly stated. If such an act falls outside the sanctioning competence of an authority, the entire related dossier and material evidences shall be transferred to the competent sanctioning level.
6. For complicated violations which are difficult to be determined as administrative or criminal, the competent person shall consult the people�s procuracy of the same level and at the same time send a report thereon to the General Department of Customs; he/she shall issue a decision on sanctioning an administrative violation only after obtaining the consent of the people�s procuracy.
7. For import-export goods and/or articles which are material evidences of administrative violations and taxable, the offending individual and/or organization shall, in addition to fines, have to fully pay import/export taxes, other taxes and customs fees as prescribed by law.
8. For customs-related administrative violations defined in the Decree which coincide with the administrative violations stipulated later in other Decrees, where the customs� sanctioning competence is specified, the sanctioning shall be effected under the provisions of the latest legal document.
Where a new legal document with the same legal validity as the old one stipulates a lesser legal responsibility for an administrative violation in customs that has happened before the effective date of the new document, the new document shall apply.
9. a/ For administrative violations that come under the sanctioning competence of more than one agencies, the agency that detects the violation and records it in writing first shall be the agency to issue the sanctioning decision;
b/ For acts of evading import and/or export taxes that are not serious enough to be examined for penal liability as prescribed in Circular No.06/TTLN of September 20, 1996 of the Supreme People�s Procuracy, the Supreme People�s Court and the Ministry of the Interior and are detected by other agencies without sanctioning competence, the relevant dossiers and material evidences shall be transferred to the customs agencies so that the latter may issue sanctioning decisions in accordance with the Law on Import Tax and Export Tax;
c/ For violations of customs legislation serious enough to be examined for penal liability but which fall outside the competence of the customs agencies, when the relevant dossiers are transferred to the legal proceedings agency, they must be attached with material evidences for preservation by that agency in accordance with provisions of Clause 2, Article 57 of the Criminal Procedure Code, except for specific cases to be decided by the Prime Minister;
d/ For administrative violations with dossiers related to more than one customs agencies, the sanctioning decision shall be issued by the agency that first detects the violation and records it in writing; the relevant agencies shall transfer all necessary documents to the competent sanctioning agency at the latter�s request; if opinions on the sanctioning vary, they must be reported to the General Director of Customs for decision within the prescribed time-limit.
10. When administrative violations in customs are found to have been committed by Export Processing Zone (IZ) and/or Industrial Park (IP) enterprises, they shall, depending on their nature and seriousness, be subject to the corresponding fine levels as provided for in the Decree on sanctioning administrative violations in customs as well as other Decrees where acts of violation and sanctioning competence of customs agencies are specified.
11. Cases exempt from administrative sanctions: Goods, articles or transport means brought into Vietnam which are damaged by fire, natural calamities, sabotage, unexpected accidents or other emergencies and which have been declared to the customs agency, other competent agencies or the local administration in strict compliance with the provisions of law shall not be subject to administrative sanctions. Failure to make customs declarations shall be sanctioned under the provisions of Point a, Clause 2, Article 6 of the Decree.
12. In this Circular, the following terms shall be construed as follows:
a/ "Goods and articles" are goods, luggage, mails, packages, foreign exchange, Vietnamese currency and other objects.
b/ "Commodity codes" are tax codes prescribed by the legislation on import tax and export tax.
c/ "Goods encouraged for import or export" are goods of which the import or export is not regulated by quotas, permits or orientation plan.
d/ "Average level of a fine frame" is the average of the first and last fines set for an administrative violation.
e/ "Customs declaration difference" is the difference between goods and articles declared and the customs and goods and articles actually imported or exported.
f/ "Recidivism" is the repetition of an administrative violation in customs within 1 year after a decision sanctioning a similar administrative violation is issued or within the effective time for the implementation of such a decision.
g/ "Multiple violation" is an administrative violation in customs which is committed for many times by one subject in the field of customs within 1 year after the latest act of violation is detected.
h/ "Illegally bringing goods into Vietnam" is to bring goods into Vietnam in contravention with the provisions of Vietnamese law.
13. When receiving customs dossiers for the clearance of import-export procedures for goods and articles, the receivers- customs officers shall have to examine the dossiers and, if they find them incomplete, shall guide the declarers to supplement the necessary documents and shall not record the violation in writing.
II. APPLICATION OF SANCTION FORMS AND LEVELS
1. Forms of sanction: Organizations and/or individuals that commit acts of administrative violation in customs shall be subject to one of the following forms of administrative sanction: warning or fine.
a/ Warning: shall apply to individuals and/or organizations that commit minor administrative violations for the first time and with extenuating factors, as stipulated in Clause 1 of Articles 6, 8, 9a, 9b, 11 and Article 10 of the Decree.
b/ In addition to the main sanction, depending on the nature and seriousness of their violations, organizations and/or individuals may also be subject to the following forms of additional sanction:
- Confiscation of material evidences and means of violation;
- Deprivation of the right to use permits.
The above-said forms of additional sanction shall not be applied independently but in association with the main sanction.
2. Individuals and/or organizations subject to the above-said main and/or additional sanctions may also be subject to administrative measures as provided for in the Decree, including:
- Forcible re-export of goods and/or articles;
- Suspension of the filling of customs procedures;
- Forcible destruction of goods and/or articles.
The administrative measures shall be applied together with main sanctions, not independently.
3. The form of additional sanction as deprivation of the right to use permits shall apply only to those permits which are directly related to the goods, articles and/or transport means which are material evidences of violation.
Customs agencies of different levels with sanctioning competence shall only be entitled to deprive the right to use those permits which have been granted by such customs agencies themselves. For permits granted by other agencies, the customs agencies shall notify in writing the permit-issuing agencies of the matters, requesting the latter to deprive the right to use those permits; after satisfying a customs agency�s request, the concerned permit-issuing agency shall have to inform the customs agency of the result.
If it is found that a permit has been falsified, granted ultra vires or its contents are contrary to law, the finding must be recorded in writing for the confiscation of the permit and written notices thereon must be sent to the concerned State agencies and/or organizations.
4. The time-limits for the clearance of customs procedures mentioned in Clause 1 and the time of arrival of the transport means mentioned in Point a, Clause 2 of Article 6 are the time-limits defined in Clause 1, Article 3 of the detailed regulation on customs procedures and customs fees, issued together with Decree No.171/HDBT of May 27, 1991;
5. For the provisions of Point b, Clause 2, Article 6 of the Decree, the sanctioning shall be effected only when the permit, the customs declaration, the decision on sanctioning administrative violation or other papers prescribed by law specify the time for re-import or re-export.
6. For the provisions of Clause 1, Article 7, the sanctioning shall be effected only when the person(s) assigned to preserve the customs seals commits act(s) of administrative violation.
7. For acts of violation of the provisions in Clause 3, Article 7, if the offender consumes without authorization goods and/or articles which are material evidences of other administrative violation(s) which are subject to the form of additional sanction of confiscation into the public fund, such offender shall not only be sanctioned as stipulated in Clause 3 of Article 7 but also have to return all goods and/or article sales according to the actual selling prices. If it is necessary to ensure the implementation of the sanctioning decision, the sum of money to be recovered shall be equal to the fine payable by the offender.
8. Subjects of "violations of the regulations on import-export goods exchange among border population" shall include people residing within and outside the border areas. The value and goods items that the border population are allowed to exchange shall have to comply with the current provisions of law; if it is otherwise provided for by international agreements on goods exchange by border population, such international agreements shall apply.
Others forms of goods and/or articles import or import at land border gates shall have to fully comply with the provisions of the customs legislation and the relevant provisions of law.
9. Acts of importing or exporting gifts in contravention of the State regulations on import and export as stipulated in Clause 2, Article 9a are acts of import or export in form of gifts those goods and/or articles which are regulated by quotas, permits or orientation plans, temporarily suspended from export and/or import or banned from export or import.
Where the import-export gifts exceed the norms set by the State as stated in the customs declarations, are goods encouraged for import or export, not regulated by quotas or orientation plans or are not conditional goods, sanctions shall not apply; however, the importer or exporter of such goods shall have to fulfill his/her financial obligations as prescribed by law.
If after customs examination, a gift beneficiary refuses to receive gift(s), such gift(s) shall be allowed to be brought out of Vietnam (except for narcotics, counter-revolutionary printed matters, weapons, ammunitions, explosives or military technical equipment).
10. For cases of importing or exporting baggage without customs declaration or with declaration at variance with the customs regulations (as provided for in the customs declaration form), which fall outside the provisions of Clause 2, Article 9b, the sanctioning shall be effected according to Clause 1 of this Article.
In cases where the import-export baggage exceeds the State�s prescriptions, which, however, have been declared to the customs as goods encouraged for import or export, such baggage shall be dealt with under the provisions of Point 9, Part II of this Circular.
The import or export of cultural products which are neither gifts nor baggage shall be handled in accordance with the provisions of Article 12, Decree No.88-CP of December 14, 1995 of the Government defining sanctions against administrative violations in cultural and cultural service activities and in the prevention and combat against a number of social evils.
Where the import or export gifts and/or baggage are goods banned from import or export (except for narcotics, counter-revolutionary printed matters, weapons, ammunitions, explosives and military technical equipment) which have been declared to the customs, such import or export shall not be allowed and the sanctioning shall not be effected.
11. Transport means carrying import-export goods in transit or across the border as stipulated in the Decree shall include air, sea, river and land transport means that move within the areas under customs control;
11.1. Acts of violation defined in Clause 2 of Article 11 shall cover also transport means that carry export goods and depart from a Vietnam port or that carry goods across the border and call on unspecified ports without declaring in advance to the customs agencies as stipulated in Clause 1, Article 3 of the Regulation on customs procedures and customs fees issued together with Decree No.171/HDBT.
11.2. Goods and/or articles which have not been declared to the customs and are carried by transport means on entry into or exit from the areas under customs control and which do not belong to the crew�s ownership shall be dealt with in accordance with the provisions of Point a, Clause 4, Article 11 of the Decree. In cases where the offenders are drivers of the means or servicemen on board or passengers on entry or exit, the sanctioning shall be effected according to Article 9b of the Decree.
11.3. If it is found that goods and/or articles are illegal imports in transit or imported for re-export and are consumed on the Vietnamese market, sanctioning shall be effected in accordance with Point b, Clause 4, Article 11 and Clause 2, Article 17 of the Decree.
12. For violations of provisions of Article 12a of the Decree:
12.1. Violations of the provisions of Point a, Clause 2; Points b and c, Clause 3 of Article 12a, which lead to failure in tax collection, shall be handled as follows:
- If there are enough legal grounds to affirm that there is an act of tax evasion as defined in Article 169 of the Penal Code and the hidden or evaded tax amount is less than VND 50,000,000 dong, but such act has been administratively handled or the offender has been sentenced for tax evasion but the sentence has not been written off; or if the evaded tax amount is VND 50,000,000 dong or more, the Director of the concerned provincial/municipal Customs Department shall not order any administrative sanction but transfer the dossiers to the investigation agency for handling according to the latter�s competence. Where there are not enough grounds to conclude on a tax-evasion offense, the violation shall, depending on its nature and seriousness, be sanctioned in accordance with the provisions of the Law on Import- Export Taxes.
- If there are not enough grounds to determine whether an act of violation leads to the failure of import-export taxes, the violation shall, depending on its nature and seriousness, be sanctioned in accordance with Clause 2 or Clause 3, Article 12a of the Decree.
12.2. For acts of refusing to receive tax notices and/or decisions on sanctioning administrative violations under the Law on Import- Export Taxes; delaying or dragging the payment of taxes or fines, they shall be recorded in writing for sanctioning under the provisions in Clause 1, Article 4 of Decree No.22-CP on sanctioning administrative violations in the field of taxation.
12.3. Where goods are imported for capital contribution to an investment joint venture with a declared value higher than the actual value, if it is determined that the relevant papers have been falsified for capital contribution increase, sanction(s) shall be imposed not only on the act of untruthful declaration of the goods� value, but also on the act of falsifying papers; if there is any sign of crime, the dossier shall be transferred to the investigation agency.
12.4. Where the goods and/or articles� names are declared inaccurately in Vietnamese compared with their English names in the documents of the customs dossiers and in the relevant technical dossiers (if any), due to the translation, such names must be re-translated accurately and a sanction shall not apply.
13. For acts of violation related to permits and documents used as permit substitutes:
13.1. Expired permits:
a/ For export goods: The goods owner shall have to apply for permit extension before filling the export procedures and at the same time shall be sanctioned under provisions of Clause 1, Article 14 of Decree No.01-CP on sanctioning administrative violations in the field of trade;
b/ For import goods: If, when the contract is signed or when the goods are loaded on transport means, the import permit is still valid but when the goods arrive at port, the permit or contract expires, a sanction for the act of using an already expired permit for the import of goods shall apply according to Clause 1, Article 14 of Decree No.01-CP on sanctioning administrative violations in the field of trade and the case shall not be considered as illegal import.
13.2. Where the import goods vary with the permit�s contents but material evidences of the violation are goods encouraged for import, not subject to tax or are materials and/or machinery to be contributed to a joint venture, which are of advanced technologies, meet the utility requirements, have been certified by the competent State management agency and already declared to the customs, sanctioning shall not be effected but the importer shall have to fulfill all financial obligations as prescribed by law.
13.3. Where the import or export fails to comply with the permit�s contents or without a permit other than that used for direct import or export, such as a business-line trading permit; import-export business permit; permit for the import of production lines for investment capital contribution under the Investment Law; cross-border business permit or permit for business by the mode of temporary import for re-export or for duty-free shop business, etc., the sanctions shall apply in accordance with Articles 15, 16, 17 and 19 of Decree No. 01-CP.
13.4. Where the import fails to comply with the customs declaration and the goods receiver refuses such goods and give them back to the seller with plausible reasons in conformity with the Commercial Law and other provisions of Vietnamese law as well as international commercial practices and if there are no signs of legalizing a lot of smuggled goods, such goods shall be dealt with under the provisions of Clause 3, Article 12a of the Decree and shall be forcibly brought out of Vietnam.
Where the import goods and/or articles comply with the customs declaration (being not goods and/or articles banned from import or export) but the receiver refuses the goods and give them back to the seller, the goods shall be allowed to be brought out of Vietnam without being subject to a sanction but put under close inspection.
13.5. Where the import/export goods and/or articles fail to comply with the customs declaration but this does not change the tax amount and the importer�s/exporter�s financial obligations, commodity policy, environmental hygiene or common technical norms, the sanctions shall not apply, unless otherwise provided for by law.
14. Where the actually imported/exported goods and/or articles comply with the customs declaration but the tax codes are applied wrongly for the first time, the customs agency shall direct the importer/exporter to apply the codes correctly and shall not impose any sanction. If, though having been guided for tax code application, the importer/exporter still fails to correctly apply the codes, he/she shall be sanctioned in accordance with Point b, Clause 3 of Article 12a.
15. Regarding the provisions in Point d, Clause 8 of Article 12a, the provincial/municipal Customs Director shall have to fully and promptly report to the General Director of Customs for decision to clear the goods or authorize the provincial/municipal Customs Director to clear the goods.
16. The provisions in Points e and g, Clause 5 of Article 12a of the Decree shall not apply to cases where goods and/or articles are brought into Vietnam on the basis of trade contracts and in conformity with the importer�s business permit, provided that such importer has produced the permit within the time-limit stipulated in Clause 1, Article 3 of the detailed regulation on the customs procedures and customs fees issued together with Decree No. 171-HDBT.
17. Diplomats and consuls who abuse diplomatic immunity to conduct business activities beyond their official functional scope, thus committing administrative violations in customs shall be sanctioned only after the diplomatic authorities have been consulted in this regard.
Persons who are not entitled to diplomatic immunity but abuse such immunity to avoid customs inspection in order to illegally import or export goods, evade taxes or falsify papers for importing goods with preferential treatment under the customs immunities but not to the extent of being examined for penal liability shall be sanctioned according to Point a, Clause 5, Article 12a of the Decree.
18. Violations of the regulations on foreign exchange import or export:
a/ All acts of untruthful declaration of foreign exchange which exceeds 5,000,000 VND shall be sanctioned;
b/ For acts of violation of Clause 4, Article 13 of the Decree, where the untruthfully declared foreign exchange is up to 100,000,000 dong or more, and there are aggravating factors, they shall, depending on their nature and seriousness, be sanctioned as administrative violations or examined for penal liability;
c/ For cases of illegal import or export of foreign exchange and deliberate concealment in order to avoid customs inspection, in addition to the fines stipulated in Clauses 1, 2, 5 and 6, Article 13 of the Decree, the material evidences of the violation shall be confiscated for the public fund, except for the foreign exchange exempt from customs declaration as prescribed by law.
19. Violations of the regulations on import or export of Vietnamese currency:
a/ Violations of Clause 1, Article 14 of the Decree without aggravating factors and with material evidences of the violation valued at less than 10,000,000 dong shall be subject to warnings.
b/ Violations of Clauses 1, 2 and 3, Article 14 upon the export shall lead not only to fines but also to the suspension of export;
c/ Violations of Clauses 1, 2 and 3, Article 14 with deliberate concealment to avoid customs inspection shall lead not only to fines, but also to the confiscation of the material evidences and means of the violation for the public fund.
III. SANCTIONING COMPETENCE
1. The immediate superiors of customs personnel, including the chiefs of the border-gate work teams and professional sections, to be appointed by the Directors of Customs of the provinces and centrally-run cities (hereafter referred collectively to as the provincial Customs Department); and the other professional sections where the teams are not set up, shall exercise their sanctioning competence under provisions of Clause 1, Article 16 of the Decree. The immediate superiors of the chiefs of work teams shall have to examine and request their personnel to strictly observe the provisions of law when issuing sanctioning decisions. Where the violators are foreigners or where the violations involve complicated factors, the dossiers shall be forwarded to the immediate superiors for the issue of sanctioning decisions.
2. The chiefs of the border-gate customs station, the chief of the inspection team of the provincial Customs Department; and the chief of the inspection team of the Department for Investigation against Illicit Trade shall exercise their sanctioning competence as provided for in Clause 2, Article 16 of the Decree.
Decisions on fines of up to 2,000,000 dong and confiscation of material evidences and instruments valued at 5,000,000 dong or more, must be sent by the above-said competent persons to the provincial Customs Director or the Head of the Department for Investigation against Illicit Trade (if the decision is made by an inspection team attached to the Department for Investigation against Illicit Trade) so that the latter forward them to the People�s Procuracy of the province or centrally-run city where the provincial Customs Department is located.
For acts of violation subject to fines of more than 2,000,000 dong or to the confiscation of material evidences valued at over 20,000,000 dong, the chief of the border-gate customs station, the chief of the inspection team attached to the provincial Customs Department shall have to make reports and forward the dossiers as well as material evidences of violation to the provincial Customs Director for the issue of sanctioning decisions.
For violations falling outside the sanctioning competence of the chief of the inspection team attached to the Department for Investigation against Illicit Trade, the head of the customs agency of the locality where the violation has been detected and recorded in writing shall be the person to receive the dossier of violation and issue the sanctioning decision.
The chief of the border-gate customs, the chief of the inspection team of the provincial Customs Department or the Department for Investigation against Illicit Trade shall have the competence to impose sanctions under the provisions of the Law on Import and Export Taxes and with the maximum fine level of 20,000,000 dong.
3. The provincial Customs Director shall exercise the sanctioning competence in accordance with the provisions of Clause 3, Article 16 of the Decree.
a/ For violations with complicated factors or which are liable to the additional sanction of confiscating violation�s material evidences valued at more than 200,000,000 dong, the provincial Customs Director shall have to send the dossiers to and consult the General Director of Customs; and shall issue the sanctioning decision only after obtaining the consent from the General Director of Customs;
b/ For violations liable to fines of more than 20,000,000 dong the dossier shall be transferred to the People�s Committee of the province or centrally-run city (hereafter referred to as the provincial People�s Committee) where the offender is arrested so that the President of the provincial People�s Committee issues the sanctioning decision. After the sanctioning decision is issued, the provincial Customs Director shall have to report to the General Director of Customs;
c/ For offenders of the customs legislation who are detected, recorded in writing and arrested by the mobile inspection team on the sea within the territorial waters, continental shelf, exclusive economic zone or other areas where customs offices have not been set up and whose sanctioning goes beyond the competence of the inspection team, they shall be brought to the nearest customs office for sanctioning in accordance with the general regulations;
d/ A dossier of customs-related administrative violation, when being transferred to the president of the provincial People�s Committee, must be attached with a brief of the case�s contents as well as the provincial Customs Director�s comments on the handling measures therefor. The transfer of dossiers of customs-related administrative violations subject to fines of more than 20,000,000 dong to the provincial People�s Committee shall have to comply with the general regulations. The time-limits for dossier consideration and settlement at each level is specified as follows:
Within 10 days after recording an administrative violation in writing, the provincial Customs Director shall have to send the dossier of violation, attached with a proposal on sanctioning measures to the president of the provincial People�s Committee for consideration; within 5 to 7 days after receiving the dossier and proposal on sanctioning measures from the Customs Director, the president of the provincial People�s Committee shall issue the sanctioning decision. All material evidences of the violation must be retained in the customs� warehouse for preservation. The material evidences which are foreign exchange or Vietnamese currency, precious metals or gems, must be sealed off and deposited in the State treasury.
e/ For a dossier of administrative violation transferred by the customs agency to the president of the provincial People�s Committee for settlement according to the latter�s competence, after the president of the provincial People�s Committee has issued the sanctioning decision, such decision must be enforced by the Customs Director who first receives the dossier of administrative violation for settlement. Every month, the Customs Director shall have to report to the General Director of Customs on the results of the enforcement of sanctioning decisions issued by the president of the provincial People�s Committee;
f/ Where a Customs Department is in charge of more than one provinces, dossiers of customs-related administrative violations shall be transferred to the presidents of the People�s Committees of the provinces where the violators are arrested, for the issue of sanctioning decisions, if the settlement of such dossiers is beyond the sanctioning competence of the provincial Customs Director;
g/ The provincial Customs Director�s sanctioning competence under the Law on Import and Export Taxes shall be effected in accordance with the provisions of this Law and relevant sub-law documents. For hidden evaded tax amounts below the level liable to examination for penal liability as stipulated in Circular No.06/TTLB of September 20, 1996 of the Supreme People�s Procuracy, the Supreme People�s Court and the Ministry of the Interior guiding the handling of tax evasion offenses, the provincial Customs Director shall have the right to impose a fine 5 times higher than the evaded tax amount, but the value of the one-time fine on a tax evasion must be less than 50 million dong and the value of the 5-time fine on such tax evasion must be less than 250 million dong.
Where the fine amount exceeds the above-said level, the provincial Customs Director shall issue a sanctioning decision under the Law on Import and Export Taxes only after obtaining a decision on non-examination for penal liability from the investigation agency. After issuing the sanctioning decision, the provincial Customs Director shall have to report thereon to the General Director of Customs.
IV. IMPLEMENTATION OF MEASURES TO PREVENT ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND ENSURE THE SANCTIONING THEREOF
1. When the temporary detention of offenders in accordance with administrative procedures is applied, the following principles must be observed:
a/ Only the competent persons defined in Article 19 of the Decree shall have the right to detain offenders in accordance with administrative procedures;
b/ The temporary detention of offenders shall be effected only with a written decision, a copy of which must be given to the detained;
c/ The temporary detention of offenders in accordance with administrative procedures shall apply only when it is necessary for gathering and verifying important details to serve as basis for the issuance of a sanctioning decision or for the immediate prevention and suspension of administrative violations.
2. Temporary seizure of material evidences and instruments of administrative violations
a/ When an act of administrative violation in the field of State management over customs is detected, it must immediately be recorded in writing and the violation shall be considered for application of the temporary seizure of material evidences; the temporary seizure of material evidences shall apply only when the violation is determined as liable to such form of additional sanction as confiscation of material evidences for the public fund or when the value of material evidences is equal to the fine level imposed on the violation so as to ensure the implementation of the sanctioning decision. Where it is unclear whether the violation has happened or not, only a sample of the material evidences shall be kept. For material evidences which are foreign exchange of passengers on entry or exit, only the foreign exchange amount exceeding the norms set by the State Bank of Vietnam shall be temporarily seized. For material evidences which are raw materials for the sub-contracted production of goods or for goods production for export, goods for capital contribution to joint ventures, duty-free goods imported with ODA capital or goods deposited in bonded warehouses, as stated in the permit and/or contract, only samples of such raw materials or goods are kept, the goods then shall be liberalized but their owner shall have to make a written commitment to implement the sanctioning decision later.
When performing the temporary seizure of material evidences, it is necessary to comply with the regulations on time-limits for the temporary seizure and handling of material evidences and instruments of violation as stipulated in Clause 5, Article 41 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
If organizations and/or individuals fail to strictly comply with the regulations on the temporary seizure of materials evidences and instruments of violation, thus causing material damage to the goods owners, the local Customs Directors, the immediate superiors of the persons issuing temporary-seizure decisions or the authorized persons of the customs agencies shall have to settle compensation for material damage for the goods owners according to Articles 7, 8, 9, 10 and 11 of Decree No. 47-CP of May 3, 1997 on the settlement of compensation for damage caused by State officials and employees and competent persons of legal proceedings agencies. The level of compensation to be paid by the person competent to order the temporary seizure shall be determined according to Articles 12, 13, 14, 15, 16, 17 and 18 of Decree No.47-CP;
b/ The persons competent to order the temporary detention of offenders in accordance with administrative procedures shall also have the right to order the temporary seizure of material evidences and instruments of violation in accordance with administrative procedures.
c/ The chief of a work team shall be entitled to order the temporary seizure of material evidences and instruments of administrative violations only in cases when an offender is caught in the act and temporary seizure must apply so that material evidences and instruments of violation cannot be dispersed or changed for the wipe-off of traces. However, within no more than 24 hours after deciding the temporary seizure, the decision-issuing person shall have to report it to his/her immediate superior in accordance with the provisions of Article 19 of the Decree and must obtain a written consent therefrom;
d/ To ensure the timely and efficient prevention of administrative violations, the provincial Customs Director may mandate the Head of the Department for Investigation against Illicit Trade to temporarily seize material evidences and instruments of administrative violations. Both the mandator and the mandatary shall have to take material responsibility for their decisions.
3. Body search in accordance with administrative procedures
a/ The competence and order for body search in accordance with administrative procedures shall be effected under the provisions of Article 21 of the Decree.
b/ Customs personnel on duty shall have the right to conduct a body search in accordance with administrative procedures. Before conducting a body search, they shall have to show to the object of the search their customs identity cards, take responsibility before law for their decision and truthfully report to their immediate superior.
4. Searching transport means and objects in accordance with administrative procedures
a/ Customs personnel on duty shall have the right to search transport means and/or other objects in accordance with administrative procedures, except when the transport means is a Vietnamese or foreign sea-going vessel, airplane or train which is operating on international routes and where a decision from the chief of the border-gate customs station or officer of equivalent or higher level is required;
b/ The search of transport means and/or other objects of the persons who enjoy diplomatic immunity must be conducted in accordance with the provisions of international agreements which Vietnam has signed or acceded to and by decision of the General Director of Customs.
Where there are grounds to affirm that luggage of persons entitled to diplomatic or consul immunity on entry or exit contain objects not eligible for such immunity; objects banned from import or export by the State of Vietnam or objects which fail to comply with the Vietnamese regulations on quarantine, a search shall be conducted by decision of the General Director of Customs, in the presence of the concerned diplomat or his/her authorized representative.
3. Searching places of concealment of material evidences and instruments of administrative violations
If the search of a place of concealment of material evidences and instruments of an administrative violation within the area under customs control is deemed unnecessary, the customs agency shall have to coordinate with the competent agencies to conduct the search under the provisions of Article 44 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
V. PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND IMPLEMENTATION OF DECISIONS ON ADMINISTRATIVE SANCTIONS
1. When sanctioning an administrative violation in the field of State management over customs in the form of warning or a fine of up to 20,000 dong, a written record of the violation shall not be made and the sanctioning decision shall be issued on the spot.
2. A decision on sanctioning an administrative violation may include its effective date (such as where the sanctions are imposed on absent foreigners; or due to the lack of time, space or other reasons, a decision cannot be implemented within 5 days after it is received).
3. Where a fine is applied independently or together with the confiscation of material evidences and instruments of violation but after the time-limit for the implementation of the sanctioning decision the offender still fails to pay the fine, coercive measures shall apply.
Basing him/herself on Point a, Clause 3, Article 30 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, the provincial Customs Director shall have the right to force the implementation of sanctioning decisions by ordering the suspension of the filling of customs procedures for import/export goods and/or articles, but only after unsuccessful application of other coercive measures in coordination with the agencies stipulated in Article 30 of the Decree and the offender still deliberately does not implement the sanctioning decision.
VI. SETTLEMENT OF COMPLAINTS
1. Complaints against the application of measures to prevent administrative violations.
a/ Individuals and/or organizations subject to measures for the prevention of administrative violations such as temporary detention of offenders; temporary seizure of material evidences and instruments of violations; body search; searching transport means and/or other objects in accordance with administrative procedures as stipulated in Articles 18, 19, 20, 21 and 22 of the Decree, shall have the right, on their own initiative or through their legitimate representatives, complain to the immediate superiors of the persons who have issued decisions on the application of preventive measures;
b/ A complaint must be settled within 5 days after it is received by a decision to maintain the preventive measures already applied, change them or annul part or all of such measures.
2. Complaints against decisions on sanctioning customs-related administrative violations.
- The person competent to issue a decision on sanctioning a customs-related administrative violation shall have to settle a complaint thereon for the first time.
For decisions issued by the chief of the work team, the chief of the professional section or the chief of the border-gate custom station shall settle complaints thereon for the second time.
For sanctioning decisions issued by the chief of the customs border-gate station, the chief of the customs inspection team or the chief of the professional section ( where a team is not set up), the competence for settling complaints thereon for the second time shall be vested in the provincial Customs Director or the Head of the Department for Investigation against Illicit Trade.
For sanctioning decisions issued by the provincial/municipal Customs Director, the competence for settling complaints thereon shall be vested in the General Director of Customs.
The General Director of Customs shall settle for the second time complaints against sanctioning decisions issued by the president of the provincial People�s Committee; if the president of the provincial People�s Committee agrees with the decision of the General Director of Customs, he/she shall make another decision amending his/her first-issued decision. Where the president of the provincial People�s Committee disagrees with the decision of the General Director of Customs, he/she shall have the right to complain thereabout to the State Inspector- General.
All complaints against decisions on sanctioning administrative violations in the field of State management over customs shall be settled in accordance with the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, Articles 31, 32 of the Decree as well as the Ordinance on the Settlement of Administrative Lawsuits. If the complainants disagree with the settling decisions of the competent persons, they shall have the right to complain to the immediate superiors of such persons or initiate administrative lawsuits at the competent courts. In cases where a complaint is lodged to the immediate superior (of the person competent to settle the complaint) and an administrative lawsuit is initiated at the same time, the provisions of Article 13 of the Ordinance on Procedures for the Settlement of Administrative Lawsuits shall apply.
3. When settling complaints against decisions on administrative sanctions, the competent persons shall have to base themselves on Clause 3, Article 88 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations and the sample stamp HC20 to issue complaint-settling decisions.
VII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The Legal Department of the General Department of Customs shall have to organize, in coordination with the relevant departments attached to the General Department of Customs, the re-examination of decisions on customs-related administrative sanctions and inspect the observance of law in the course of sanctioning violations so as to ensure that the sanctioning of customs-related administrative violations strictly comply with the provisions of law.
2. The provincial Customs Directors shall organize the close inspection of implementation of the principles and order for sanctioning administrative violations (provided for in the Ordinance on the Handling of Administrative Violations and the Regulation on the order for sanctioning administrative violations in customs, issued together with Decision No.97/TCHQ-PC of August 5, 1996 and Official Dispatch No. 2505/TCHQ-PC of August 6, 1996 guiding the implementation thereof) by their attached units.
The border-gate customs stations, the inspection teams attached to the provincial Customs Departments and the specialized sections shall have to nominate specialized persons in charge of supervising and guiding the inspection of the sanctioning of administrative violations by the work teams; promptly settling complaints about measures to prevent administrative violations and against decisions on administrative sanctions according to the Decree and guidances of this Circular.
3. For administrative violations or complaints against decisions on administrative sanctions involving complicated factors, the consulting councils for handling at different levels shall take responsibility for the study and consideration thereof so as to propose the General Director of Customs to issue timely and appropriate decisions thereon.
4. The personnel in charge of monitoring and guiding the sanctioning of administrative violations must be selected from those who have been well trained, are honest and have good knowledge about law and professional matters.
5. The collection and remittance of fines on administrative violations shall comply with guidances of the Ministry of Finance. The Head of the Department for Inspection of Import-Export Tax Collection under the General Department of Customs shall have to inspect and provide detailed guidance on the regime of collection and remittance in accordance with current provisions of law.
6. Customs personnel and officers who have competence to sanction or apply measures to prevent administrative violations or are tasked to sanction customs-related administrative violations and who commit acts of breaching the principles and order for sanctioning administrative violations prescribed by law or who lack responsibility, hassle the offenders or act for egoistic motives shall, depending on the seriousness of their violations, be strictly handled in accordance with the provisions of law; if they cause material losses to individuals and/or organizations, they shall have to pay compensation as prescribed by law.
This Circular shall take effect 15 days after its signing and replaces Circular No. 242/1997/TT-TCHQ of October 14, 2997, Circular No. 01/1998/TT-TCHQ of May 6, 1998 and other documents earlier issued by the General Department of Customs which are contrary to this Circular.
 

 
GENERAL DIRECTOR OF CUSTOMS




Phan Van Dinh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 05/1998/TT-TCHQ DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất