Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ

thuộc tính Thông tư 37/2018/TT-BGTVT

Thông tư 37/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:37/2018/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Đình Thọ
Ngày ban hành:07/06/2018
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn mới về khai thác, bảo trì công trình đường bộ

Theo Thông tư 37/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ngày 07/06/2018 quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ:

Việc sửa chữa định kỳ công trình đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên phải tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật theo quy định về đầu tư xây dựng công trình; trường hợp sửa chữa định kỳ có giá trị nhỏ hơn 500 triệu đồng thì lập kế hoạch sửa chữa.

Hàng quý, nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình có trách nhiệm lập báo cáo định kỳ về tình hình chất lượng công trình đường bộ được giao quản lý, bảo dưỡng; báo cáo đột xuất khi xuất hiện hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình.

Về việc trực đảm bảo giao thông, yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức trực trong các trường hợp: Khi xảy ra sự cố, sạt lở, hư hỏng công trình và các dấu hiệu bất thường khác dẫn đến không bảo đảm an toàn giao thông, an toàn khai thác, sử dụng; ùn tắc giao thông; thi công xây dựng và sửa chữa trên đường bộ đang khai thác.

Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình đường bộ đếm xe và lập sổ theo dõi phải đảm bảo không ít hơn 06 tháng/lần; phân loại xe để đếm theo tiêu chuẩn thiết kế đường bộ. Báo cáo kết quả đếm xe cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng đường bộ.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 24/07/2018.

Từ ngày 15/02/2021, Thông tư này bị sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 36/2020/TT-BGTVT.

Xem chi tiết Thông tư37/2018/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

B GIAO THÔNG VN TẢI
-------

Số: 37/2018/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ s 23/2008/QH12;

Căn cứ Luật Xây dựng s 50/2014/QH13;

Căn cứ Nghị định 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định s46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý cht lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về qun lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định s 32/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định vqun lý, khai thác và bảo trì đường cao tốc;

Theo đề nghị của Vụ trưng Vụ Kết cu htầng giao thông và Tng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản vận hành khai thác và bo trì công trình đường bộ,

Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các công trình đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Bảo trì công trình đường bộ là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình đường bộ theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác, sử dụng. Nội dung bảo trì công trình đường bộ có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình đường bộ.
2. Quy trình bảo trì công trình đường bộ là tài liệu quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình đường bộ.
3. Hệ thống đường trung ương bao gồm quốc lộ và các tuyến đường bộ khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
4. Hệ thống đường địa phương bao gồm đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã).
5. Cơ quan quản lý đường bộ là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; đơn vị được Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền quản lý đường bộ (sau đây gọi chung là đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý đường bộ).
6. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ là doanh nghiệp dự án đối tác công tư (PPP) và doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ.
7. Chủ sở hữu công trình đường bộ là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu công trình đường bộ theo quy định của pháp luật.
8. Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ là các tổ chức, cá nhân thực hiện quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ theo hợp đồng ký với cơ quan trực tiếp quản lý công trình đường bộ, cơ quan được nhà nước giao quản lý dự án bảo trì công trình đường bộ. Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm: nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ; nhà thầu thi công sửa chữa và các nhà thầu khác tham gia thực hiện các công việc bảo trì công trình đường bộ.
9. Người quản lý, sử dụng công trình đường bộ là chủ sở hữu công trình đường bộ trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng công trình đường bộ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công trình đường bộ ủy quyền quản lý, sử dụng công trình đường bộ trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp quản lý sử dụng công trình đường bộ.
Người quản lý, sử dụng công trình đường bộ do nhà nước quản lý là cơ quan trực tiếp quản lý công trình đường bộ hoặc cơ quan đơn vị được Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý công trình đường bộ; doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng và quản lý vận hành khai thác công trình đường bộ; doanh nghiệp dự án trong thời hạn quản lý khai thác công trình đường bộ theo quy định tại hợp đồng dự án đối tác công tư; người quản lý sử dụng công trình đường bộ chuyên dùng là tổ chức, cá nhân chủ sở hữu đường bộ chuyên dùng.
Bổ sung
Bổ sung
Điều 3. Yêu cầu về quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường bộ
1. Công trình đường bộ khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được quản lý, khai thác và bảo trì theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật về giao thông đường bộ và quy định tại Thông tư này.
2. Bảo trì công trình đường bộ phải thực hiện theo quy định của quy trình bảo trì, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì công trình đường bộ được cơ quan có thẩm quyền công bố áp dụng.
3. Quy trình quản lý, vận hành khai thác, quy trình bảo trì công trình đường bộ được lập phù hợp với các bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình, loại công trình (đường, cầu, hầm, bến phà, cầu phao và công trình khác), cấp công trình và mục đích sử dụng công trình.
4. Việc quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đường bộ phải đảm bảo duy trì tuổi thọ công trình, bảo đảm giao thông an toàn và thông suốt, an toàn cho người và tài sản, an toàn công trình, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
5. Việc quản lý, khai thác và bảo trì các hạng mục công trình dưới đây được thực hiện theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, cụ thể:
a) Công trình dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thực hiện theo quy định của pháp luật về công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
b) Công trình cấp điện, hệ thống chiếu sáng thực hiện theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP);
c) Đèn tín hiệu giao thông, thiết bị lắp đặt vào công trình thực hiện theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và quy trình bảo trì của nhà cung cấp lắp đặt thiết bị;
d) Các công trình trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, hệ thống quản lý giám sát giao thông và các công trình phụ trợ khác của đường bộ: việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các hạng mục công trình phải phù hợp với từng loại và cấp của hạng mục công trình.
Bổ sung
Điều 4. Nội dung bảo trì công trình đường bộ
1. Kiểm tra công trình đường bộ
a) Việc kiểm tra công trình đường bộ có thể bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng;
b) Kiểm tra công trình đường bộ bao gồm kiểm tra theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì được duyệt; kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo trì công trình.
2. Quan trắc công trình đường bộ
a) Quan trắc công trình đường bộ là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển vị và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian;
b) Quan trắc công trình đường bộ phục vụ công tác bảo trì bắt buộc phải được thực hiện trong các trường hợp: công trình đường bộ khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; công trình, bộ phận công trình đường bộ có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ, mất an toàn trong quá trình khai thác sử dụng hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình;
c) Các bộ phận công trình cần được quan trắc bao gồm các kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình (kết cấu nhịp cầu; mố và trụ cầu có chiều cao lớn; trụ tháp cầu treo; vỏ hầm);
d) Nội dung quan trắc đối với các công trình quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được quy định trong quy trình bảo trì, gồm: các vị trí quan trắc, thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (biến dạng nghiêng, lún, nứt, chuyển vị, võng), thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.
đ) Trước khi quan trắc, nhà thầu quan trắc phải khảo sát, lập phương án quan trắc, khối lượng và các yêu cầu cần quan trắc nhằm bảo đảm mục đích, yêu cầu của việc quan trắc. Phương án quan trắc phù hợp với các nội dung quan trắc; trong đó quy định về phương pháp đo, thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các mốc quan trắc, tổ chức thực hiện, phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác.
Nhà thầu quan trắc phải thực hiện quan trắc theo phương án quan trắc được phê duyệt và báo cáo người quản lý, sử dụng công trình đường bộ về kết quả quan trắc, số liệu quan trắc phải được so sánh, đánh giá với giá trị giới hạn do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng.
Trường hợp số liệu quan trắc vượt giá trị giới hạn cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường, người quản lý, sử dụng công trình đường bộ phải tổ chức đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Kiểm định xây dựng công trình đường bộ là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình đường bộ hoặc công trình đường bộ thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích. Kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;
b) Khi phát hiện thấy chất lượng công trình có những hư hỏng của một số bộ phận công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP; khi kết quả quan trắc công trình đường bộ vượt quá giá trị cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác cần đánh giá về an toàn chịu lực và an toàn vận hành khai thác công trình đường bộ;
c) Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;
d) Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với các công trình đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;
đ) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
4. Bảo dưỡng công trình đường bộ được thực hiện theo kế hoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì công trình được phê duyệt.
5. Sửa chữa công trình đường bộ là các hoạt động khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường, an toàn của công trình đường bộ. Sửa chữa công trình đường bộ bao gồm:
a) Sửa chữa định kỳ công trình đường bộ bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì;
b) Sửa chữa đột xuất công trình đường bộ được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình. Việc sửa chữa đột xuất do bão, lũ, lụt thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về phòng, chống, khắc phục hậu quả bão, lũ, lụt trong ngành đường bộ.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ
1. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam
a) Tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
b) Kiểm tra, hướng dẫn các Cục Quản lý đường bộ, đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý công trình đường bộ, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình trong việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm giao thông an toàn và thông suốt; đảm bảo quy định của quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và kế hoạch bảo trì được giao;
c) Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông khẩn cấp trên các tuyến đường thuộc hệ thống đường trung ương trong các trường hợp: thực hiện đảm bảo giao thông bước 1 theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về phòng chống lụt bão trong ngành đường bộ; xử lý sạt lở trên đường quốc lộ; xử lý ùn tắc xe trên các tuyến đường khi có ùn tắc (tại trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, tại các bến phà và các trường hợp ùn tắc khác); xảy ra các sự cố mất an toàn giao thông, cháy, nổ tại hầm, cầu;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên hệ thống đường trung ương.
Tạm dừng hoạt động thu phí của doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác công trình đường bộ thuộc hệ thống đường bộ trung ương theo quy định của hợp đồng dự án trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện việc quản lý, bảo trì để công trình đường bộ hư hỏng xuống cấp không bảo đảm an toàn trong khai thác, sử dụng cho đến khi khắc phục xong;
đ) Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Bổ sung
2. Trách nhiệm của các Cục Quản lý đường bộ, đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý công trình đường bộ trong việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đường trung ương thuộc phạm vi quản lý
a) Trực tiếp tổ chức thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ đối với các tuyến đường được giao quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt;
b) Thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này và thực hiện kế hoạch bảo trì được giao theo quy định tại Điều 18 và 19 Thông tư này;
c) Thông báo cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình trên đường do mình quản lý, để chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành đối với các công trình đường bộ trong thời hạn bảo hành;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và bảo trì công trình đường bộ;
đ) Thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý, sử dụng công trình trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và bảo trì công trình đường bộ theo quy định.
3. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải đối với hệ thống đường địa phương
a) Tổ chức thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý;
b) Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ thuộc hệ thống đường địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các tuyến đường trên địa bàn theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Trách nhiệm của các nhà thầu quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ và các hoạt động khác liên quan đến bảo trì công trình đường bộ: thực hiện việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ được giao theo quy định của Thông tư này, quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì công trình, quy trình vận hành khai thác, nội dung hợp đồng đã ký.
6. Trách nhiệm của doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ
a) Tổ chức quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình do mình quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, hiệu quả và bảo vệ môi trường;
b) Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý đường bộ và các cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ do mình quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt và đúng quy định của pháp luật.
Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện trách nhiệm của mình về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ.
7. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình đường bộ chuyên dùng có trách nhiệm thực hiện các quy định tại điểm a, b khoản 6 Điều này.
8. Trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, sửa chữa công trình đường bộ trong việc bảo trì đoạn đường vừa thi công, vừa khai thác sử dụng
a) Trong suốt thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư, nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo trì công trình đường bộ vừa thi công vừa khai thác và thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông, trực đảm bảo giao thông theo quy định tại điểm a khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 16 Thông tư này;
b) Khi dự án xây dựng công trình đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện việc bảo trì công trình đường bộ cho đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ;
c) Khi bàn giao công trình đã hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tài liệu bảo trì công trình theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu cần thiết khác có liên quan cho cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ;
d) Trong thời gian bảo hành công trình, chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị có trách nhiệm bảo hành công trình theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, xử lý của cơ quan quản lý đường bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện quy định của Thông tư này.
Chương 2
QUY TRÌNH BẢO TRÌ VÀ QUY TRÌNH VẬN HÀNH KHAI THÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ
Điều 6. Trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình đường bộ
1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình đường bộ
a) Nhà thầu thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước), nhà thầu thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 1 hoặc 2 bước) có trách nhiệm lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình, bộ phận công trình do mình thiết kế cùng với hồ sơ thiết kế; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng nếu có trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;
b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình (bao gồm trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, trạm kiểm tra tải trọng xe, hệ thống quản lý giám sát giao thông và các công trình có thiết bị khác) có trách nhiệm bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;
c) Trường hợp nhà thầu thiết kế, nhà thầu cung cấp thiết bị quy định tại điểm a và điểm b khoản này không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để lập quy trình bảo trì và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn.
2. Đối với các công trình đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức lập quy trình bảo trì công trình đường bộ.
3. Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình đường bộ cấp III trở xuống, công trình tạm. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình vẫn phải thực hiện bảo trì công trình đường bộ theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
4. Trường hợp có tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình riêng.
Điều 7. Nội dung và căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ
1. Nội dung quy trình bảo trì công trình đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
2. Căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ bao gồm:
a) Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình;
b) Quy trình bảo trì của công trình tương tự (nếu có);
c) Hồ sơ thiết kế (kể cả hồ sơ thiết kế điều chỉnh, nếu có), chỉ dẫn kỹ thuật thi công xây dựng công trình;
d) Chỉ dẫn của nhà sản xuất, cung cấp và lắp đặt thiết bị vào công trình;
đ) Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình;
e) Các tài liệu cần thiết khác.
3. Đối với công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì, ngoài quy định tại khoản 2 Điều này, việc lập quy trình bảo trì còn phải căn cứ vào hồ sơ hoàn thành công trình, bản vẽ hoàn công và khả năng khai thác thực tế của công trình.
Điều 8. Phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ
1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình đường bộ, việc phê duyệt quy trình bảo trì thực hiện như sau:
a) Trường hợp Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy trình bảo trì công trình cấp I, cấp đặc biệt; các công trình còn lại phân cấp cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt quy trình bảo trì;
b) Đối với các trường hợp không quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, chủ đầu tư tổ chức lập, phê duyệt quy trình bảo trì công trình theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 38 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
2. Đối với các công trình đã đưa vào khai thác quy định tại khoản 2 Điều 6, thẩm quyền phê duyệt như sau:
a) Đối với hệ thống đường trung ương sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ trung ương, vốn ngân sách nhà nước, vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước: Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy trình bảo trì công trình cấp I, cấp đặc biệt; các công trình còn lại phân cấp cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt;
b) Đối với hệ thống đường địa phương, việc phê duyệt hoặc phân cấp phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và b khoản này, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình đường bộ chịu trách nhiệm phê duyệt quy trình bảo trì công trình.
3. Tổ chức có trách nhiệm phê duyệt quy trình bảo trì có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình trước khi phê duyệt. Kinh phí thuê tư vấn thẩm tra thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Điều 9. Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình đường bộ trong quá trình khai thác, sử dụng
1. Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình đường bộ trong quá trình khai thác, sử dụng thực hiện như sau:
a) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng có quyền điều chỉnh quy trình bảo trì khi phát hiện các yếu tố bất hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng công trình;
b) Nhà thầu lập quy trình bảo trì có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi những nội dung bất hợp lý trong quy trình bảo trì nếu do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh quy trình bảo trì không hợp lý của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình;
c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng có quyền thuê nhà thầu khác có đủ điều kiện năng lực thực hiện sửa đổi, bổ sung, thay đổi quy trình bảo trì trong trường hợp nhà thầu lập quy trình bảo trì ban đầu không thực hiện các công việc này. Nhà thầu thực hiện sửa đổi, bổ sung quy trình bảo trì phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện;
d) Các công trình sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì để thực hiện bảo trì, khi tiêu chuẩn này được sửa đổi hoặc thay thế thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo nội dung đã được sửa đổi.
2. Việc phê duyệt quy trình bảo trì đã sửa đổi, bổ sung, thay thế thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Điều 10. Quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ
1. Quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ
a) Quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ là các chỉ dẫn, hướng dẫn của tư vấn thiết kế, nhà cung cấp thiết bị, công nghệ quy định cách thức, trình tự, nội dung quản lý, vận hành khai thác và sử dụng công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình (bao gồm cả trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, trạm kiểm tra tải trọng xe, hệ thống quản lý giám sát giao thông) nhằm bảo đảm cho việc khai thác công trình đúng công suất, công năng, bảo đảm an toàn, duy trì tuổi thọ công trình, thiết bị công trình theo thiết kế;
b) Nội dung quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ phải bảo đảm bao quát các quy định về tổ chức giao thông, tải trọng khai thác, tốc độ, thành phần xe, bố trí làn xe; đối với bến phà phải có quy định vị trí xếp xe trên phà, trình tự lên, xuống bến phà, cầu phao; trình tự vận hành thiết bị lắp đặt vào công trình, các quy định về an toàn, cứu hộ, phòng chống cháy nổ và các nội dung khác có liên quan. Đối với các trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, trạm kiểm tra tải trọng xe, hệ thống quản lý giám sát giao thông; nội dung quy trình vận hành khai thác phải bao gồm quy định về số người quản lý, vận hành và cấp bậc tương ứng, thiết bị, vật tư, nhiên liệu, năng lượng tiêu hao để đảm bảo sự làm việc bình thường của trạm theo quy định của thiết kế.
2. Các công trình bắt buộc phải có quy trình vận hành khai thác
a) Cầu quay, cầu cất, cầu có sử dụng thiết bị nâng, hạ nhịp cầu;
b) Bến phà đường bộ, cầu phao đường bộ;
c) Hầm đường bộ có sử dụng thiết bị thông gió, thiết bị vận hành khai thác;
d) Trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh;
đ) Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định;
e) Hệ thống quản lý và giám sát giao thông;
g) Các công trình khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình đường bộ.
3. Trách nhiệm trong việc lập, phê duyệt, điều chỉnh quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ thực hiện như đối với quy trình bảo trì công trình quy định tại các Điều 6, 8 và Điều 9 của Thông tư này.
4. Căn cứ lập quy trình khai thác gồm:
a) Hồ sơ thiết kế;
b) Công năng, công suất, đặc điểm, tính chất thiết bị lắp đặt trong công trình;
c) Sổ tay, tài liệu hướng dẫn, đào tạo vận hành thiết bị và công trình;
d) Các quy định về bảo đảm giao thông, an toàn giao thông, an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
đ) Các nội dung cần thiết khác.
5. Việc điều chỉnh quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ thực hiện tương tự như quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Điều 11. Tài liệu phục vụ quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ
1. Các tài liệu phục vụ quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ bao gồm:
a) Quyết định duyệt dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng, các biên bản nghiệm thu có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng và biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác sử dụng; biên bản bàn giao công trình; nhiệm vụ khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình; các kết quả quan trắc, đo đạc, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu công trình (nếu có) trong quá trình thi công, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ;
b) Thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận (có danh mục kèm theo) và các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công;
c) Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo); mốc cao độ, tọa độ (nếu có); hồ sơ lưu trữ điện tử (nếu có);
d) Hồ sơ và lý lịch thiết bị, thiết bị công nghệ; các tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành thiết bị, dây chuyền công nghệ lắp đặt vào công trình (nếu có);
đ) Hồ sơ cọc mốc đã đền bù giải phóng mặt bằng thực tế; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công trình hạ tầng phục vụ quản lý công trình đường bộ, (nếu có); hệ thống cọc mốc hành lang an toàn đường bộ, mốc đất của đường bộ;
e) Hồ sơ tài liệu thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông (nếu có);
g) Quy trình bảo trì; quy trình vận hành, khai thác công trình;
h) Hồ sơ tài liệu về tổ chức giao thông (nếu có); hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có);
i) Hồ sơ trạng thái ban đầu (trạng thái “0”) của các công trình cầu, hầm (nếu có);
k) Nhật ký tuần đường, hồ sơ lý lịch cầu, hầm, hồ sơ đăng ký đường bộ, bình đồ duỗi thẳng; các tài liệu thống kê báo cáo tình hình khai thác công trình đường bộ; các băng, đĩa ghi hình, chụp ảnh về tình trạng công trình;
l) Các biên bản, văn bản xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (nếu có);
m) Các tài liệu liên quan đến kiểm tra, kiểm định, quan trắc, sửa chữa và các công việc khác liên quan đến quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
n) Số liệu đếm xe trên đường bộ, lưu lượng xe qua phà, cầu phao.
2. Trách nhiệm lập, cung cấp, tiếp nhận các hồ sơ tài liệu trong giai đoạn đầu tư xây dựng để phục vụ khai thác và bảo trì công trình đường bộ như sau:
a) Đối với công trình đường bộ được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và mở rộng, dự án sửa chữa công trình đường bộ, chủ đầu tư tổ chức lập, bàn giao tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và điểm i của khoản 1 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình trước khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Khi bàn giao, bên giao và bên nhận phải kiểm tra xác định tình trạng hồ sơ bàn giao và lập danh mục hồ sơ bàn giao;
b) Đối với công trình đường bộ đang khai thác, nhà thầu bảo dưỡng, nhà thầu quản lý vận hành công trình đường bộ chịu trách nhiệm lập hồ sơ tài liệu theo quy định tại các điểm k, l, m và điểm n khoản 1 Điều này, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình đường bộ kiểm tra nhà thầu bảo dưỡng, nhà thầu quản lý vận hành công trình đường bộ thực hiện công việc này.
Chương 3
QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ
Điều 12. Quản lý, sử dụng bản vẽ hoàn công, quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác và các tài liệu khác phục vụ quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ
1. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình
a) Lưu giữ bản gốc bản vẽ hoàn công, quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác và các hồ sơ tài liệu khác phục vụ cho việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
b) Cung cấp hồ sơ phục vụ quản lý, bảo trì, vận hành khai thác công trình cho nhà thầu quản lý, vận hành khai thác và bảo dưỡng công trình đường bộ;
c) Kiểm tra nhà thầu quản lý, vận hành khai thác và bảo dưỡng thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trách nhiệm của nhà thầu quản lý, vận hành khai thác và bảo dưỡng công trình: lưu trữ, sử dụng các tài liệu được giao để quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình.
Điều 13. Lập, quản lý, sử dụng hồ sơ trong giai đoạn khai thác bảo trì công trình đường bộ
1. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình
a) Kiểm tra các nhà thầu thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Lưu trữ, sử dụng các hồ sơ tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này.
2. Trách nhiệm của nhà thầu quản lý, vận hành khai thác và bảo dưỡng công trình
a) Lập, quản lý, cập nhật hồ sơ lý lịch cầu, hầm, hồ sơ đăng ký đường bộ; cập nhật, bổ sung tình trạng thay đổi công trình cầu, hầm, đường bộ vào hồ sơ lý lịch cầu, hầm và hồ sơ đăng ký đường bộ;
b) Lập bình đồ duỗi thẳng để theo dõi tình trạng đường bộ; thống kê các yếu tố hình học, cấp đường, các công trình đường bộ, các vị trí biển báo và các nội dung có thay đổi trong quá trình quản lý khai thác; hành lang an toàn đường bộ; định kỳ 03 tháng cập nhật, bổ sung các phát sinh về tình hình vi phạm, xử lý vi phạm, giải tỏa, tháo dỡ công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ và đất của đường bộ; lập hồ sơ quản lý vị trí đấu nối và các công trình thiết yếu trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ;
c) Ghi nhật ký tuần đường (đối với đường và cầu, cống); ghi sổ hoặc nhật trình khai thác hầm, bến phà, cầu phao, cầu quay, cầu cất và các công trình đặc thù khác;
d) Lập báo cáo tình hình quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
đ) Lập, quản lý và sử dụng các hồ sơ tài liệu khác theo quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì và quy trình bảo trì được duyệt;
e) Lập và cập nhật cơ sở dữ liệu đường bộ, cơ sở dữ liệu cầu, lịch sử bảo trì (sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất, thay thế bộ phận, hạng mục, kết cấu, thiết bị và các hoạt động khác) vào hồ sơ quản lý công trình đường bộ;
g) Các tài liệu từ điểm a đến điểm e khoản này được lưu trữ trên giấy và trong các tập tin điện tử; đồng thời phải gửi các tài liệu quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản này cho cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ.
3. Trách nhiệm của các nhà thầu khác
a) Nhà thầu khảo sát thiết kế, nhà thầu thi công sửa chữa công trình đường bộ có trách nhiệm lập nhiệm vụ khảo sát, thiết kế, hồ sơ khảo sát, thiết kế, bản vẽ hoàn công và thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và chất lượng công trình;
b) Nhà thầu kiểm định, kiểm tra, quan trắc công trình có trách nhiệm thực hiện các công việc theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 4 Thông tư này và pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và chất lượng công trình.
Điều 14. Thực hiện công tác quản lý giai đoạn vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ
1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý công trình đường bộ
a) Tổ chức tuần kiểm đường bộ trên các tuyến đường được giao trực tiếp quản lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
b) Thực hiện các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
c) Tổ chức lập, trình kế hoạch bảo trì sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức lập, trình duyệt thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án sửa chữa công trình đường bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức lập, trình duyệt dự toán bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ, nhiệm vụ và dự toán kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng phục vụ công tác bảo trì công trình đường bộ được giao quản lý tổ chức đấu thầu, đặt hàng và ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện quản lý, bảo trì công trình, nhà thầu vận hành công trình; thực hiện các nhiệm vụ đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành trong khai thác, sử dụng; xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng; xử lý đối với công trình hết thời hạn khai thác có nhu cầu sử dụng tiếp;
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát các nhà thầu bảo dưỡng, các nhà thầu khác thực hiện hợp đồng đã ký;
đ) Kiểm tra, giám sát doanh nghiệp dự án trong việc quản lý, vận hành khai thác công trình dự án theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của nhà thầu quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ
a) Tổ chức tuần tra, kiểm tra và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
b) Thực hiện các nội dung khác về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
c) Thực hiện các nội dung về quản lý, bảo dưỡng, vận hành khai thác công trình đường bộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ và hợp đồng đã ký.
3. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ chuyên dùng thực hiện quy định tại các điểm b, c, và d khoản 1 Điều này đối với công trình đường bộ do mình quản lý. Trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ tự thực hiện công việc quản lý, vận hành khai thác và bảo dưỡng công trình đường bộ thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 15. Theo dõi, cập nhật tình trạng hư hỏng, xuống cấp công trình đường bộ
1. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình
a) Kiểm tra công trình đường bộ thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc sửa chữa, bảo dưỡng và các công việc khác; đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
b) Kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình thực hiện các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Cập nhật, tổng hợp tình hình hư hỏng các công trình thuộc phạm vi quản lý để xây dựng kế hoạch bảo trì, báo cáo cấp có thẩm quyền và tổ chức sửa chữa, khắc phục hư hỏng để đảm bảo giao thông đường bộ an toàn, thông suốt.
2. Trách nhiệm của nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình
a) Theo dõi thường xuyên và cập nhật tình trạng chất lượng các công trình được giao quản lý, kịp thời phát hiện các hiện tượng hư hỏng, xuống cấp của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;
b) Lập báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình chất lượng công trình đường bộ được giao quản lý, bảo dưỡng; báo cáo đột xuất khi xuất hiện hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình;
c) Trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ tự thực hiện công việc quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình đường bộ thì thực hiện theo quy định tại các điểm a, b khoản này.
Điều 16. Tổ chức giao thông, trực đảm bảo giao thông, đếm xe, vận hành khai thác, xử lý khi có tai nạn giao thông, xử lý khi có sự cố công trình đường bộ
1. Tổ chức giao thông
a) Đối với công trình đường bộ vừa thi công vừa khai thác, chủ đầu tư và nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông an toàn theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
b) Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình đường bộ có trách nhiệm thực hiện các công việc tổ chức giao thông theo quy định của quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan và hợp đồng đã ký.
c) Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện tổ chức giao thông trên đoạn đường do mình quản lý theo hướng dẫn của cơ quan quản lý đường bộ.
d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm kiểm tra các tổ chức thực hiện quy định tại điểm a, b và c khoản này; xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
2. Trực đảm bảo giao thông
a) Trực đảm bảo giao thông phải được thực hiện trong các trường hợp: khi xảy ra sự cố, sạt lở, hư hỏng công trình và các dấu hiệu bất thường khác dẫn đến không bảo đảm an toàn giao thông, an toàn khai thác, sử dụng; ùn tắc giao thông; thi công xây dựng và sửa chữa trên đường bộ đang khai thác.
b) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức trực đảm bảo giao thông; kiểm tra nhà thầu quản lý, bảo dưỡng công trình đường bộ thực hiện công tác đảm bảo giao thông.
c) Đối với công trình đường bộ vừa thi công vừa khai thác, ngoài việc thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, chủ đầu tư, nhà thầu thi công có trách nhiệm trực đảm bảo giao thông đối với các đoạn đường đang thi công có mặt đường bị thắt hẹp; các đoạn sử dụng đường tránh, cầu tạm, đường tràn và ngầm; các vị trí nguy hiểm và ùn tắc giao thông.
d) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức trực đảm bảo giao thông của các tổ chức, cá nhân có liên quan quy định tại điểm b và c khoản này.
3. Đếm xe
a) Việc đếm xe hàng năm theo tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì được duyệt, kế hoạch bảo trì hàng năm hoặc khi có yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải đối với hệ thống đường trung ương, yêu cầu của chính quyền địa phương đối với các tuyến đường do địa phương quản lý. Số lần đếm xe không ít hơn 06 tháng/lần; phân loại xe để đếm theo tiêu chuẩn thiết kế đường bộ.
b) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng đường bộ chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát nhà thầu thực hiện điểm c khoản này; tổng hợp, lưu giữ số liệu đếm xe trên các tuyến đường trong phạm vi quản lý; báo cáo kết quả đếm xe cho cơ quan cấp trên trực tiếp.
c) Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình đường bộ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc: đếm xe trên đường bộ; lập sổ theo dõi số phương tiện tham gia giao thông đi trên từng chuyến phà, số chuyến phà trong ngày, tháng, quý và năm; báo cáo kết quả đếm xe cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng đường bộ.
d) Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức đếm xe đối với tuyến đường được giao quản lý khai thác theo nội dung quy định tại điểm c khoản này, báo cáo kết quả đếm xe cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án, cơ quan quản lý đường bộ.
4. Việc tổ chức vận hành khai thác bến phà, cầu phao, hầm, cầu quay, các công trình phụ trợ và các thiết bị lắp đặt vào công trình (bao gồm cả trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, trạm kiểm tra tải trọng xe, hệ thống quản lý giám sát giao thông) được thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình vận hành khai thác, quy trình bảo trì, chỉ dẫn của nhà sản xuất cung cấp thiết bị.
5. Khi có tai nạn giao thông xảy ra, chủ sở hữu công trình, người quản lý sử dụng công trình đường bộ, nhà thầu quản lý bảo dưỡng công trình đường bộ và tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ phải thực hiện các công việc sau:
a) Bảo vệ hiện trường, giúp đỡ kịp thời người bị nạn; báo tin cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, bảo vệ tài sản của người bị nạn; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Thông báo kịp thời cho cảnh sát giao thông nơi gần nhất và cơ quan quản lý đường bộ về tai nạn giao thông và tình trạng hư hỏng công trình đường bộ do tai nạn (nếu có); tổ chức hướng dẫn cho người và các phương tiện tham gia giao thông đi qua khu vực tai nạn hoặc đi tránh khu vực tai nạn trong trường hợp công trình đường bộ bị hư hỏng, ảnh hưởng tới an toàn khai thác sử dụng.
6. Xử lý khi có sự cố công trình đường bộ trong thời gian khai thác
a) Việc phân loại sự cố công trình, báo cáo về sự cố công trình, giải quyết sự cố công trình đường bộ, giám định nguyên nhân sự cố và hồ sơ sự cố thực hiện theo quy định tại các Điều 46, 47, 48, 49 và 50 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;
b) Chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu bảo trì công trình đường bộ và tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm khắc phục sự cố, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;
c) Khi có sự cố công trình trên hệ thống đường trung ương, ngoài việc thực hiện báo cáo sự cố công trình theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ, nhà thầu bảo trì đường bộ phải báo cáo ngay cho Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Chương 4
BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ
Điều 17. Lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường bộ
1. Kế hoạch bảo trì công trình đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải có các thông tin: danh mục, hạng mục công trình; khối lượng chủ yếu, kinh phí thực hiện; quy mô và giải pháp kỹ thuật sửa chữa, bảo trì; thời gian, phương thức thực hiện và mức độ ưu tiên. Kế hoạch bảo trì công trình đường bộ được lập theo Biểu mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Các công việc trong kế hoạch bảo trì công trình đường bộ
a) Đối với công trình đường bộ sử dụng nguồn vốn của Quỹ bảo trì đường bộ, công việc trong kế hoạch bảo trì bao gồm:
Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ bao gồm các công việc theo tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ và quy trình bảo trì; điện chiếu sáng, điện vận hành hầm, thiết bị lắp đặt vào công trình đường bộ.
Sửa chữa định kỳ công trình đường bộ bao gồm gia cố lề đường để bảo đảm giao thông.
Sửa chữa đột xuất: xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông (bao gồm cả các giải pháp kỹ thuật sử dụng cầu vượt, hầm chui, đảm bảo chiều rộng mặt cầu bằng mặt đường) hoặc các nguyên nhân bất thường khác, giải phóng mặt bằng (nếu có) để đảm bảo an toàn giao thông.
Các nội dung công việc khác: sửa chữa, kiểm định thiết bị, sửa chữa nhà trạm kiểm tra tải trọng xe cố định, lưu động; hỗ trợ dịch vụ sử dụng phà; kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng công trình đường bộ; lập quy trình và định mức quản lý, khai thác, bảo trì các công trình đường bộ đang khai thác có yêu cầu đặc thù; sửa chữa phương tiện, thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trì đường bộ; trang phục tuần kiểm; sửa chữa nhà hạt quản lý công trình đường bộ; hoạt động thanh tra, kiểm tra kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, hỗ trợ thanh tra giao thông địa phương thực hiện nhiệm vụ trên các tuyến quốc lộ ủy quyền (nếu có); hỗ trợ công tác kiểm tra tải trọng xe cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam; ứng dụng công nghệ phục vụ quản lý, bảo trì công trình đường bộ; hoạt động trông coi, bảo quản công trình đường bộ trong một số trường hợp đặc thù;
b) Nội dung kế hoạch bảo trì bằng các nguồn vốn khác bao gồm các công việc quy định tại điểm a nêu trên trừ: trang phục tuần kiểm; hoạt động thanh tra kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; hỗ trợ thanh tra giao thông địa phương thực hiện nhiệm vụ trên các tuyến quốc lộ được phân cấp, ủy quyền (nếu có); hỗ trợ công tác kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
c) Đối với hệ thống đường trung ương, khi xây dựng kế hoạch bảo trì phải lựa chọn công việc và danh mục tuyến đường ưu tiên để bố trí vốn thực hiện.
Công việc được ưu tiên gồm: bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ, vận hành các công trình bến phà đường bộ, hầm có sử dụng thiết bị vận hành; khối lượng của dự án chuyển tiếp từ năm trước sang năm sau; sự cố công trình; sửa chữa, bổ sung các công trình đảm bảo an toàn giao thông, xử lý điểm đen tai nạn giao thông; sửa chữa cầu yếu, cầu hẹp; sửa chữa các tuyến đường hư hỏng mất an toàn giao thông; sửa chữa định kỳ lớp mặt đường của các tuyến đã khai thác quá thời hạn thiết kế để khôi phục các chỉ tiêu kỹ thuật (mức độ rạn nứt, chỉ số độ gồ ghề, chỉ số nhám) theo tiêu chuẩn thiết kế; xây dựng tiêu chuẩn và định mức về quản lý, bảo trì, kiểm định đánh giá khả năng chịu lực của các công trình cầu có biểu hiện xuống cấp không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng và các công việc cần thiết khác.
Tuyến đường ưu tiên: đường ô tô cao tốc; quốc lộ có lưu lượng vận tải lớn đóng vai trò trục chính liên kết các vùng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của cả nước và các vùng kinh tế trọng điểm.
Đối với hệ thống đường địa phương, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bảo trì quyết định các công việc ưu tiên trong kế hoạch bảo trì hàng năm.
3. Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch bảo trì hàng năm đối với hệ thống đường trung ương sử dụng vốn ngân sách nhà nước
a) Hàng năm, căn cứ vào tình trạng công trình đường bộ, các thông tin về quy mô và kết cấu công trình, lịch sử sửa chữa bảo trì, các dữ liệu khác về các tuyến đường, công trình đường bộ, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình bảo trì, định mức kinh tế - kỹ thuật, công việc và danh mục tuyến đường ưu tiên quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Cục quản lý đường bộ và các đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý quốc lộ lập, trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 30 tháng 5 nhu cầu quản lý, bảo trì cho năm sau của hệ thống đường trung ương sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
b) Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, Bộ Giao thông vận tải chấp thuận nhu cầu quản lý, bảo trì cho năm sau; chấp thuận công việc, danh mục tuyến đường ưu tiên cho phép chuẩn bị đầu tư.
c) Căn cứ vào công việc, danh mục tuyến đường ưu tiên cho phép chuẩn bị đầu tư được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật sửa chữa công hình; duyệt dự toán kinh phí và các công việc khác hoàn thành trước ngày 31 tháng 10 hàng năm.
Trong quá trình lập, thẩm định phê duyệt dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật sửa chữa công trình đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam được điều chỉnh phạm vi (chiều dài, lý trình đoạn đường sửa chữa), giải pháp kỹ thuật, bổ sung các hạng mục an toàn giao thông nhưng không được vượt kinh phí ghi cho danh mục đã được chấp thuận. Trong trường hợp cần bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong vận hành khai thác thì được duyệt vượt không quá 20% kinh phí danh mục sửa chữa kết cấu chịu lực (dầm, mố, trụ).
d) Căn cứ nội dung duyệt tại điểm c khoản này và các công việc, danh mục tuyến đường cần thiết bổ sung nhưng nằm ngoài danh mục quy định tại điểm b khoản này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp, trình Bộ Giao thông vận tải kế hoạch bảo trì năm sau trước ngày 15 tháng 11 hàng năm. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày được cấp có thẩm quyền giao hoặc thông báo dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt kế hoạch bảo trì của năm sau.
4. Nhu cầu bảo trì theo kỳ kế hoạch tài chính - ngân sách được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Kế hoạch bảo trì hệ thống đường bộ địa phương sử dụng các nguồn vốn ngân sách của địa phương, việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch bảo trì theo quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình đường bộ sử dụng vốn nhà nước
a) Trường hợp cần bổ sung công trình sửa chữa ngoài kế hoạch bảo trì đã phê duyệt, Tổng cục Đường bộ Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương, danh mục bổ sung thực hiện các công việc quy định tại điểm c khoản 3 Điều này và tổng hợp kế hoạch bảo trì điều chỉnh bổ sung, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
b) Các công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài quy định tại điểm a khoản này, thì có thể được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
7. Việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch bảo trì đối với công trình đường bộ do doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác nhưng không theo hình thức đối tác công tư thực hiện như sau: doanh nghiệp tổ chức lập, trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt trong trường hợp sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; doanh nghiệp tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch bảo trì trong trường hợp sử dụng vốn của doanh nghiệp.
8. Đối với công trình đường bộ đầu tư xây dựng và quản lý khai thác theo hình thức đối tác công tư
a) Công tác bảo trì công trình và chi phí thực hiện phải được quy định trong hợp đồng dự án. Trước ngày 31 tháng 12 năm trước liền kề, doanh nghiệp dự án lập và phê duyệt kế hoạch bảo trì trên cơ sở quy trình bảo trì được duyệt, hiện trạng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP; gửi kế hoạch bảo trì được duyệt cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát. Các công việc bảo trì và chi phí thực hiện bảo trì trong kế hoạch bảo trì hàng năm do doanh nghiệp dự án duyệt không được vượt quy định tại hợp đồng dự án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Trong trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung khối lượng và chi phí thực hiện công việc bảo trì do xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc khi có phát sinh công việc bảo trì ngoài hợp đồng dự án đã ký, doanh nghiệp dự án đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án xem xét để thỏa thuận bổ sung theo quy định của hợp đồng dự án.
9. Việc lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường bộ không thuộc phạm vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Điều 18. Thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường bộ
1. Đối với hệ thống đường trung ương do Bộ Giao thông vận tải quản lý, việc thực hiện kế hoạch bảo trì như sau:
a) Căn cứ kế hoạch bảo trì công trình đường bộ hàng năm được phê duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì, quy trình bảo trì công trình được duyệt, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ, đơn vị được phân cấp, ủy quyền hoặc đơn vị được giao là người trực tiếp quản lý công trình đường bộ tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình;
b) Trường hợp công trình đường bộ do doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng và quản lý khai thác, doanh nghiệp căn cứ kế hoạch bảo trì được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì và quy trình bảo trì để tổ chức thực hiện bảo trì công trình do mình quản lý.
2. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì hệ thống đường địa phương thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thực hiện bảo trì công trình đường bộ đầu tư xây dựng và quản lý khai thác theo hình thức đối tác công tư
a) Doanh nghiệp dự án căn cứ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì, quy trình bảo trì, hợp đồng dự án, kế hoạch và chi phí bảo trì để tổ chức thực hiện bảo trì công trình, bảo đảm giao thông an toàn và thông suốt; bảo đảm chất lượng công trình;
b) Trước khi thực hiện kế hoạch bảo trì của năm, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án về hạng mục được bảo trì, thời gian thực hiện bảo trì, chi phí bảo trì, phương án tổ chức giao thông, đảm bảo giao thông và các nội dung cần thiết khác.
Trước khi sửa chữa, thay thế thiết bị không ít hơn 15 ngày, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án về việc tiến hành sửa chữa và thay thế thiết bị định kỳ.
Trường hợp cần sửa chữa khẩn cấp, xử lý sự cố công trình hoặc sửa chữa để ngăn ngừa sự cố sập, đổ công trình doanh nghiệp dự án tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, sau khi hoàn thành phải báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án có trách nhiệm tổ chức giám sát, kiểm tra doanh nghiệp dự án thực hiện bảo trì theo quy định trong hợp đồng dự án, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình bảo trì được duyệt; xử lý doanh nghiệp dự án nếu có vi phạm việc quản lý, bảo trì công trình theo quy định của pháp luật và quy định của hợp đồng dự án.
4. Đối với công trình đường bộ chuyên dùng, chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường bộ do mình đầu tư và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
5. Cơ quan, tổ chức được giao thực hiện kế hoạch bảo trì tại khoản 1, 2 Điều này, doanh nghiệp dự án quy định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn trong kế hoạch bảo trì theo đúng quy định của pháp luật.
6. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo trì
a) Bộ Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường bộ đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan duyệt, giao kế hoạch bảo trì đối với trường hợp tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch bảo trì được giao bảo đảm các yêu cầu tại khoản 5 Điều này;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án đối tác công tư có trách nhiệm kiểm tra doanh nghiệp dự án thực hiện kế hoạch bảo trì công trình dự án theo quy định của Thông tư này, quy định của hợp đồng dự án.
Điều 19. Thực hiện kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa, đánh giá sự an toàn chịu lực và an toàn vận hành trong quá trình khai thác sử dụng công trình đường bộ
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì được phê duyệt và tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
2. Kiểm tra, quan trắc và kiểm định chất lượng công trình
a) Kiểm tra công trình đường bộ thực hiện theo kế hoạch bảo trì và quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
b) Quan trắc công trình đường bộ thực hiện theo kế hoạch bảo trì và quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này. Tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc công trình phải lập báo cáo kết quả quan trắc;
c) Kiểm định chất lượng công trình thực hiện theo kế hoạch bảo trì và quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này. Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định phải lập báo cáo kết quả kiểm định.
3. Bảo dưỡng công trình đường bộ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này. Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng phải được ghi chép và lập hồ sơ. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát, nghiệm thu việc hoàn thành công tác bảo dưỡng, chất lượng thực hiện công tác bảo dưỡng và quản lý hồ sơ bảo trì công trình đường bộ.
4. Sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất công trình
a) Nội dung sửa chữa định kỳ công trình đường bộ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 4 Thông tư này. Việc sửa chữa định kỳ công trình đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên phải tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật và thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình; trường hợp sửa chữa định kỳ có giá trị nhỏ hơn 500 triệu đồng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình lập kế hoạch sửa chữa bao gồm: tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế; lý do sửa chữa hoặc thay thế, mục tiêu sửa chữa hoặc thay thế; khối lượng công việc; dự toán chi phí; thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.
b) Sửa chữa đột xuất công trình đường bộ được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 4 Thông tư này.
Đối với công trình đường bộ thuộc hệ thống đường trung ương sử dụng vốn ngân sách nhà nước: khi công trình, bộ phận công trình bị hư hỏng do chịu các tác động đột xuất như gió, mưa bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy nổ hoặc những tác động đột xuất khác dẫn đến công trình đường bộ có nguy cơ sập đổ công trình, ách tắc giao thông hoặc điểm đen về an toàn giao thông cần phải sửa chữa khẩn cấp mà không có trong kế hoạch bảo trì được phê duyệt, Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định phê duyệt, tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo an toàn giao thông và an toàn công trình. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí, phương thức thực hiện và hoàn thiện hồ sơ theo quy định đối với trường hợp sửa chữa đột xuất tại quy định trên; báo cáo Bộ Giao thông vận tải để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo trì hàng năm.
Trường hợp công trình, bộ phận, hạng mục công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn trong khai thác sử dụng và các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kiểm tra xem xét để bổ sung kế hoạch bảo trì hàng năm như quy định tại khoản 6 Điều 17 Thông tư này.
c) Đối với công trình đường bộ đầu tư xây dựng và quản lý khai thác theo hình thức đối tác công tư, khi sửa chữa các hư hỏng nằm ngoài quy định của hợp đồng dự án thì doanh nghiệp dự án báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận trước khi thực hiện; trừ các trường hợp cần sửa chữa khẩn cấp, xử lý sự cố công trình hoặc sửa chữa để ngăn ngừa sự cố sập, đổ công trình.
5. Thời hạn sử dụng công trình, thời hạn sửa chữa định kỳ
a) Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình đường bộ (tuổi thọ thiết kế) là khoảng thời gian công trình được dự kiến sử dụng, đảm bảo yêu cầu về an toàn và công năng. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình và phải được quy định trong nhiệm vụ thiết kế.
Trường hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế công trình không quy định thời hạn dự kiến sử dụng công trình đường bộ phục vụ cho việc xác định thời hạn sửa chữa định kỳ mặt đường thì thời hạn dự kiến sử dụng được xác định theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này hoặc xác định thời hạn sử dụng theo số trục xe tiêu chuẩn tích lũy trong thiết kế so với số trục xe tiêu chuẩn tích lũy trong thời gian khai thác; thời hạn sửa chữa, thay thế định kỳ thiết bị lắp đặt vào công trình, thời hạn sửa chữa định kỳ các hạng mục công trình khác theo quy định của thiết kế, quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan và quy định về thời gian tính khấu hao tài sản cố định;
b) Thời hạn sử dụng thực tế của công trình (tuổi thọ thực tế) là khoảng thời gian công trình được sử dụng thực tế kể từ khi đưa vào khai thác, đảm bảo các yêu cầu về an toàn và công năng.
Thời hạn sử dụng thực tế của công trình đường bộ thay đổi so với thời hạn sử dụng theo thiết kế khi có các nguyên nhân: tình trạng khai thác, vận hành và sử dụng công trình đường bộ, lưu lượng, tải trọng các phương tiện tham gia giao thông tác động lên công trình, bộ phận công trình đường bộ khác với thiết kế; trong thời gian khai thác xuất hiện các nguyên nhân gây hư hỏng đột xuất; tình hình và kết quả thực hiện công việc quản lý, bảo trì công trình, hạng mục công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình, chất lượng công trình vào khai thác, sử dụng;
c) Trường hợp tuổi thọ sử dụng thực tế công hình ngắn hơn tuổi thọ theo thiết kế, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải tổ chức kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng (nếu cần) để xác định nguyên nhân giảm tuổi thọ sử dụng để có biện pháp sửa chữa, khắc phục;
d) Công trình hết tuổi thọ theo thiết kế nếu tiếp tục sử dụng phải thực hiện các nội dung quy định tại Điều 23 Thông tư này.
6. Đánh giá sự an toàn chịu lực và an toàn vận hành trong quá trình khai thác sử dụng công trình đường bộ
a) Việc đánh giá sự an toàn chịu lực và an toàn vận hành trong quá trình khai thác sử dụng công trình đường bộ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
b) Nội dung, tần suất đánh giá được quy định trong quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật (nếu có) hoặc quy trình bảo trì công trình đường bộ.
Điều 20. Quản lý chất lượng trong công tác bảo trì công trình
1. Quản lý chất lượng trong công tác bảo trì công trình theo các quy định sau:
a) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, chủ đầu tư dự án bảo trì công trình đường bộ, nhà thầu bảo trì công trình đường bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo trì công trình đường bộ chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công tác bảo trì theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc quản lý chất lượng công tác bảo dưỡng được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, khai thác sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo dưỡng công trình và quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về giám sát, nghiệm thu khối lượng và chất lượng thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ;
c) Việc quản lý chất lượng công tác sửa chữa định kỳ và đột xuất (bao gồm các công việc khảo sát, thiết kế, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt, thi công, giám sát nghiệm thu) được thực hiện theo các quy định pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
2. Quản lý chất lượng công tác bảo trì đối với công trình đầu tư xây dựng và quản lý khai thác theo hình thức đối tác công tư thực hiện theo khoản 1 Điều này và các quy định sau:
a) Việc phân định trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết thực hiện hợp đồng dự án đối tác công tư và doanh nghiệp dự án đối với công tác quản lý chất lượng bảo trì thực hiện theo quy định tại Thông tư này, quy định tại hợp đồng dự án;
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án đối tác công tư tổ chức kiểm tra doanh nghiệp dự án trong việc thực hiện công tác bảo trì để đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật; nếu phát hiện vi phạm chất lượng, vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì công trình đã được duyệt thì xử lý theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định trong hợp đồng dự án.
Trường hợp vi phạm chất lượng trong giai đoạn vận hành khai thác, bảo trì công trình đường bộ theo tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì hoặc vi phạm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình, nhưng không được khắc phục kịp thời, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án quyết định tạm dừng thu dịch vụ sử dụng đường bộ cho đến khi hoàn thành việc khắc phục vi phạm. Trường hợp hư hỏng dẫn đến nguy cơ sự cố, sập, đổ công trình ảnh hưởng tới sự an toàn trong khai thác, sử dụng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng quyết định tạm dừng khai thác, sử dụng công trình cho đến khi các hư hỏng được khắc phục.
3. Thời hạn bảo hành công tác sửa chữa công trình đường bộ theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 41 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
4. Trường hợp công trình đường bộ có yêu cầu về quan trắc hoặc phải kiểm định chất lượng thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 41 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và quy định tại khoản 2 và 3 Điều 4 của Thông tư này.
Điều 21. Thực hiện bảo trì đối với công trình đường bộ đang khai thác nhưng chưa có quy trình bảo trì
1. Đối với công trình đường bộ đang khai thác nhưng chưa có quy trình bảo trì, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng, công trình đường bộ thực hiện các công việc sau:
a) Khảo sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng hiện trạng công trình; tổ chức kiểm định chất lượng nếu thấy cần thiết để làm cơ sở lập quy trình bảo trì;
b) Tổ chức lập quy trình bảo trì theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
c) Trong thời hạn chưa ban hành quy trình bảo trì riêng cho công trình, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình của công trình, hạng mục công trình tương tự phù hợp để thực hiện bảo trì công trình do mình quản lý cho đến khi ban hành quy trình riêng cho công trình do mình quản lý. Trường hợp cần thiết có thể thuê tư vấn đánh giá sự phù hợp trước khi áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình của công trình, hạng mục công trình tương tự phù hợp.
2. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ, chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng, người quản lý, sử dụng công trình đường bộ thực hiện các công việc quy định tại khoản 1 Điều này đối với công trình do mình quản lý, sử dụng.
Điều 22. Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ, nhà thầu bảo dưỡng và vận hành khai thác công trình đường bộ và tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm:
a) Khi phát hiện công trình, bộ phận công trình đường bộ có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng phải thực hiện các công việc: kiểm tra lại hiện trạng công trình; tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu thấy cần thiết); quyết định các biện pháp khẩn cấp như hạn chế sử dụng công trình, hạn chế tải trọng, hạn chế tốc độ, ngừng khai thác sử dụng công trình, di chuyển người, phương tiện giao thông và tài sản để đảm bảo an toàn nếu công trình có nguy cơ sập đổ; báo cáo ngay với chính quyền địa phương nơi gần nhất; sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình. Trường hợp không xử lý kịp thời, gây thiệt hại về người và tài sản thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đối với các trường hợp thuộc hệ thống đường trung ương (bao gồm cả đường do doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác), ngoài việc báo cáo chính quyền địa phương nơi gần nhất, còn phải báo cáo ngay Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Trường hợp cần phá dỡ công trình phải báo cáo cấp có thẩm quyền và thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các công việc quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
2. Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền thông báo cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan quản lý nhà nước hoặc các phương tiện thông tin đại chúng biết khi phát hiện bộ phận công trình, công trình đường bộ xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng để xử lý kịp thời.
Điều 23. Xử lý đối với công trình đường bộ hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp
1. Công trình đường bộ hết thời hạn sử dụng thì cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thực hiện các công việc quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
2. Việc quyết định thời hạn tiếp tục sử dụng công trình đường bộ được căn cứ vào tình trạng kỹ thuật, yêu cầu sử dụng cụ thể, loại và cấp công trình đường bộ. Trách nhiệm thông báo và thẩm quyền xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
3. Các trường hợp không tiếp tục sử dụng đối với công trình hết thời hạn sử dụng và việc phá dỡ khi công trình không tiếp tục sử dụng thực hiện theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 45 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
Điều 24. Áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế kỹ thuật trong bảo trì công trình đường bộ
1. Việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong bảo trì công trình đường bộ theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
2. Việc áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật trong bảo trì công trình đường bộ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và pháp luật về quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng.
Điều 25. Báo cáo thực hiện công tác bảo trì công trình đường bộ
1. Đối với hệ thống đường trung ương, việc báo cáo thực hiện như sau:
a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ định kỳ từng quý trước ngày 22 tháng 3, 6 và 9; báo cáo năm trước ngày 22 tháng 12;
b) Cục Quản lý đường bộ, đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý quốc lộ báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ từng quý trước ngày 12 tháng 3, 6 và 9; báo cáo năm trước ngày 12 tháng 12;
c) Nội dung báo cáo theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với hệ thống đường địa phương, các cơ quan quản lý đường bộ thực hiện trách nhiệm báo cáo theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sở Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tình hình quản lý, bảo trì hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện và các đường địa phương khác, đường chuyên dùng trước ngày 12 tháng 12.
3. Ngoài báo cáo định kỳ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan, đơn vị quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm báo cáo đột xuất khi có sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến công trình đường bộ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện các báo cáo khác theo quy định của pháp luật về kế hoạch đầu tư.
Điều 26. Nguồn kinh phí quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đường bộ
1. Quỹ bảo trì đường bộ, vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn của nhà đầu tư trong các dự án đầu tư xây dựng và quản lý khai thác theo hình thức đối tác công tư, các nguồn vốn từ việc khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 27. Chi phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ
1. Chi phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ xác định theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Thông tư số 03/2017/TT-BXD ngày 16/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2017/TT-BXD). Xác định chi phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình theo một hoặc kết hợp các phương pháp sau:
a) Sử dụng định mức chi phí theo tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư số 03/2017/TT-BXD;
b) Xác định theo khối lượng và đơn giá theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư số 03/2017/TT-BXD trong đó gồm: khối lượng công việc thực hiện bảo trì và đơn giá bảo trì; khối lượng, số lượng nhân công, chuyên gia xác định theo yêu cầu cụ thể của từng loại công việc, từng loại công trình, nội dung, tiến độ và thời gian thực hiện công việc, trình độ chuyên môn của nhân công, chuyên gia, đơn giá tiền lương phù hợp với nhân công, chuyên gia và các chi phí cần thiết khác;
c) Xác định từ dữ liệu về chi phí quản lý, bảo trì, vận hành các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Khi sử dụng phương pháp này, chi phí quản lý, vận hành khai thác bảo trì công trình được xác định trên cơ sở quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình, bộ phận kết cấu công trình đang xem xét và dữ liệu về chi phí quản lý, bảo trì, vận hành khai thác của công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện có cùng loại, cấp công trình, quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ để xác định chi phí quản lý, bảo trì, vận hành khai thác. Các dữ liệu về chi phí khi sử dụng cần thực hiện quy đổi, tính toán về thời điểm lập chi phí, địa bàn xây dựng công trình và điều chỉnh, bổ sung các chi phí khác nếu có để phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án, công trình.
Phương pháp này chỉ áp dụng trong bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
d) Trường hợp không có tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì, quy trình bảo trì vận hành khai thác, định mức bảo dưỡng, dữ liệu về chi phí quản lý, bảo trì, vận hành khai thác của công trình tương tự để xác định các chi phí theo quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 27 Thông tư này thì tư vấn thiết kế có trách nhiệm lập chỉ dẫn kỹ thuật vận hành khai thác, bảo trì để xác định khối lượng và tính dự toán chi phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì theo hướng dẫn tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với công trình đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả Quỹ bảo trì đường bộ) thì việc lập và quản lý chi phí còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích quản lý, bảo trì công trình đường bộ.
3. Trong bước lập dự án, chi phí quản lý, bảo trì và vận hành khai thác được tổng hợp với các nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
Trong giai đoạn vận hành khai thác, chi phí quản lý, bảo trì và vận hành khai thác phải lập dự toán, thẩm định và phê duyệt như quy định của pháp luật về quản lý chi phí xây dựng công trình và quản lý chất lượng, bảo trì công trình.
4. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá trong giai đoạn vận hành khai thác được xác định theo nguyên tắc thống nhất về phương pháp và cách tính như giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư.
5. Đối với các dự án đường bộ đầu tư xây dựng và quản lý khai thác theo hình thức đối tác công tư, trong giai đoạn thực hiện hợp đồng, nếu công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất quy định tại điểm b khoản 5 Điều 4 Thông tư này thì chi phí sửa chữa đột xuất được bổ sung vào hợp đồng dự án. Trường hợp trong hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà đầu tư hoặc trong hợp đồng dự án có quy định nhà đầu tư (doanh nghiệp dự án) có trách nhiệm tự cân đối các chi phí sửa chữa đột xuất trong phương án tài chính thì nhà đầu tư (doanh nghiệp dự án) có trách nhiệm thực hiện và không được bổ sung chi phí sửa chữa đột xuất vào hợp đồng dự án.
6. Các tuyến đường quốc lộ được Bộ Giao thông vận tải phân cấp, ủy quyền quản lý; chi phí quản lý của công tác bảo dưỡng thường xuyên được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư Liên tịch số 75/2011/TTLT-BTC-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
7. Công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình trong giai đoạn bảo hành theo quy định thì không được tính chi phí sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng. Nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung cấp lắp đặt thiết bị có trách nhiệm thực hiện bảo hành.
Trong thời gian sửa chữa công trình, không tính chi phí bảo dưỡng thường xuyên các bộ phận, hạng mục công trình đã có trong công việc sửa chữa hoặc các hạng mục không cần bảo dưỡng trong thời gian này.
Chương 5
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 28. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 7 năm 2018 và thay thế Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ, Thông tư số 20/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013.
2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
3. Các công trình đường bộ đầu tư xây dựng và quản lý khai thác theo hình thức đối tác công tư đã ký kết hợp đồng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo hợp đồng dự án đã ký. Trường hợp hợp đồng dự án chưa có quy định chi tiết về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình hoặc các dự án đã phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo các quy định của Thông tư này.
Điều 29. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND và SGTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ GTVT (Bộ trưởng, các Thứ trưng);
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Trang thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu VT, KCHT (3 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Thọ

nhayPhụ lục số I được thay thế bởi Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2021/TT-BGTVT theo quy định tại khoản 2 Điều 2.nhay

PHỤ LỤC I

CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ BẮT BUỘC PHẢI THỰC HIỆN QUAN TRẮC TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

Loại công trình

Cấp công trình (1)

1

Công trình đường btrong đô thị

Cầu đường bộ

Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 và Phụ lục số VI Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Btrưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Hầm đường bộ

2

Công trình đường bộ ngoài đô thị

Cầu đường bộ

Cấp đặc biệt, cấp I

Hầm đường bộ

Cấp đặc biệt, cấp I

Ghi chú:

(1) Cấp công trình xác định theo Phụ lục số 1 và Phụ lục số 2 Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động xây dựng.

nhayPhụ lục số II được thay thế bởi Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 41/2021/TT-BGTVT theo quy định tại khoản 2 Điều 2.nhay

PHỤ LỤC II

BIỂU MẪU KẾ HOẠCH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Đơn vị thực hiện:……….

TT

Hạng mục công trình

Đơn vị tính

Khối lượng chủ yếu

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Quy mô sửa chữa, bảo trì

Thời gian thực hiện

Phương thức thực hiện

Mức độ ưu tiên

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

 

TNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảo dưỡng thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sửa chữa đnh kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công trình chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công trình làm mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sửa chữa đột xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công tác khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHI TIẾT

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Bảo dưỡng thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tên Quốc lộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BDTX đường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BDTX cầu lớn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Sửa chữa định kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tên Quốc lộ

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Công trình chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……….

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Công trình làm mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……….

 

 

 

 

 

 

 

 

C

Sửa chữa đột xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tên Quốc lộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……….

 

 

 

 

 

 

 

 

D

Công tác khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……….

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

1. Cột (9): Ghi mức độ ưu tiên theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

2. Cột (5): Kinh phí thực hiện được xác định như sau:

a) Bảo dưỡng thường xuyên: căn cứ khối lượng công việc cần bảo dưỡng thường xuyên; định mức công tác bảo dưỡng thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành; suất chi phí bảo dưỡng thường xuyên; các quy định lập, quản lý chi phí xây dựng công trình của cơ quan thẩm quyền hoặc hướng dẫn xác định chi phí quản lý, bảo trì, vận hành khai thác tại Phụ lục V Thông tư này;

b) Sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất:

Căn cứ khối lượng cần thực hiện (xác định từ thiết kế); định mức xây dựng do cơ quan thẩm quyền ban hành; quy định về lập, quản lý chi phí xây dựng của cơ quan có thẩm quyền hoặc hướng dẫn xác định chi phí quản lý, bảo trì, vận hành khai thác tại Phụ lục V Thông tư này;

Hoặc theo kinh phí xác định từ báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư sửa chữa công trình được duyệt nêu tại điểm c khoản 3 Điều 17 Thông tư này.

Hoặc ước tính khi chưa lập được dự án (báo cáo kinh tế kỹ thuật) trong trường hợp sửa chữa đột xuất nêu tại điểm b khoản 4 Điều 19 Thông tư này hoặc ước tính theo suất đầu tư sửa chữa định kỳ các công trình tương tự khi lập nhu cầu bảo trì.

PHỤ LỤC III

MẪU BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG B
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

BÁO CÁO THC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG B

(Báo cáo quý/ năm)

Đơn vị thực hiện: …..

TT

Hạng mục công trình, công việc thực hiện

Đơn vị

Khối lượng

Kinh phí (triệu đồng)

Thời gian thực hiện/Thời gian hoàn thành

Những điều chỉnh so với kế hoạch được giao

Đánh giá kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành (%)

Những đề xuất kiến nghị (nếu có)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

-

-

-

-

-

-

-

 

nhayPhụ lục số IV được thay thế bởi Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 41/2021/TT-BGTVT theo quy định tại khoản 2 Điều 2.nhay

PHỤ LỤC IV

THỜI GIAN SỬA CHỮA ĐỊNH KỲ KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Thời gian sửa chữa định kỳ kết cấu áo đường bao gồm sửa chữa vừa (trùng tu) và sửa chữa lớn (đại tu) được xác định theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế; hoặc theo quy trình bảo trì; hoặc được xác định trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá tình hạng hư hỏng, xuống cấp mặt đường, hoặc sử dụng kết quả khảo sát kết hợp với phần mềm và thuật toán dự đoán mô hình xuống cấp mặt đường để xác định thời hạn cần sửa chữa định kỳ. Khi thực hiện sửa chữa định kỳ phải khảo sát, lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật sửa chữa công trình, lập thiết kế, dự toán và thẩm định, phê duyệt theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

2. Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư:

Trường hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế công trình chưa quy định thời hạn sửa chữa định kỳ, thì có thể sử dụng số liệu trong bảng dưới đây để tính toán so sánh về kinh tế - kỹ thuật khi lập dự án, xác định thời hạn sửa chữa định kỳ và kinh phí bảo trì trong phương án tài chính của dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ và quản lý khai thác theo hình thức đối tác công tư:

Loại tầng mặt áo đường (trên nền, móng đường; trên mặt cầu, đỉnh cống và trong hầm)

Khoảng thời gian tính theo năm

Tỷ lệ % kinh phí sửa chữa so với chi phí xây dựng áo đường

Sửa chữa lớn

Sửa chữa vừa

Sửa chữa lớn

Sửa chữa vừa

Bê tông nhựa

15

5

42,0

5,1

Đá dăm trộn nhựa

12

4

48,7

7,9

Thấm nhập nhựa và láng nhựa

10

4

49,6

8,7

Đá dăm

5

3

53,1

9,0

Cấp phối

5

3

55,0

10,0

Bê tông xi măng

25

8

34,2

4,1

3. Trong quá trình khai thác

a) Thời hạn sửa chữa định kỳ được nêu trong bảng của mục 2 Phụ lục này sẽ được xem xét thay đổi khi tải trọng, lưu lượng khai thác khác với thiết kế, công trình chịu tác động của các nguyên nhân bất khả kháng và các nguyên nhân khách quan khác.

b) Khi thực hiện bảo trì công trình đường bộ đầu tư xây dựng và quản lý khai thác theo hình thức đối tác công tư, nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch bảo trì theo quy định tại Điều 17 Thông tư này; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán chi phí sửa chữa định kỳ, dự toán bảo dưỡng thường xuyên bảo đảm không vượt giá trị quy định trong hợp đồng và phải tổ chức quản lý chi phí đúng quy định của nhà nước. Trường hợp vượt giá trị trong hợp đồng hoặc vượt giá trị được xác định theo bảng trên, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận theo quy định tại khoản 8 Điều 17 Thông tư này.

c) Trường hợp công trình hư hỏng xuống cấp không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng trước khi đến thời hạn sửa chữa định kỳ, các chủ thể liên quan quá trình vận hành khai thác bảo trì công trình đường bộ phải tổ chức kiểm tra, khảo sát đánh giá và kiểm định (nếu cần) để xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục kịp thời.

nhayPhụ lục số V được thay thế bởi Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 41/2021/TT-BGTVT theo quy định tại khoản 2 Điều 2.nhay

PHỤ LỤC V

XÁC ĐỊNH CHI PHÍ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CÁC CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG VIỆC QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM d KHOẢN 1 ĐIỀU 27 THÔNG TƯ NÀY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Khi cần xác định một hoặc nhiều trong số các chi phí quản lý, bảo trì, vận hành khai thác cho công trình, hạng mục công trình, công việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 27 Thông tư này (gọi chung là công trình trạm) thì việc xác định chi phí như sau:

1. Chi phí bảo trì công trình trạm (gồm chi phí công tác bảo trì và chi phí quản lý liên quan công tác bảo trì)

1.1- Quy định chung

a) Chi phí bảo trì hàng năm các hạng mục công trình dân dụng (nhà cổng trạm, nhà quản lý điều hành, nhà làm việc, nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn, nhà để xe...) và các hạng mục hệ thống thông tin liên lạc, cấp điện và năng lượng, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống xử lý thu gom nước thải, chất thải rắn và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác (như bến, bãi...) được xác định theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BXD ngày 16/3/2017 của Bộ trưng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.

b) Không tính chi phí bảo trì máy móc, thiết bị đã tính trong giá ca máy trong khi vận hành (chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy được tính trong giá ca máy thiết bị theo quy định tại Điều 26 Thông tư số 06/2016/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).

1.2- Xác định chi phí bảo trì:

a) Đối với các hạng mục công trình dân dụng (nhà cổng trạm, nhà quản lý điều hành, nhà làm việc, nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn, nhà để xe ...) chi phí bảo trì hàng năm xác định như sau:

Cbtctdd năm = Gxdctdd x Kdd

Trong đó

-  Cbtctdd năm là chi phí bảo trì của các hạng mục công trình dân dụng một năm

- Gxdctdd là chi phí xây dựng công trình dân dụng sau thuế (bao gồm cả chi phí thiết bị lắp đặt vào công trình dân dụng như điều hòa không khí, hệ thống thông gió v.v...) được xác định trong dự án;

Kdd là định mức tỷ lệ (%) chi phí bảo trì công trình dân dụng. Kdd = 0,08% - 0,1% theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo của Thông tư số 03/2017/TT-BXD.

b) Các hạng mục hệ thống thông tin liên lạc, cấp điện và năng lượng, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống xử lý thu gom nước thải, đảo giao thông, bãi hạ tải và các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật khác (gọi tắt là các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật HTKT) thì việc xác định chi phí bảo trì hàng năm như sau:

Cbthtkt năm = Gxdhtkt x Khtkt

Trong đó

- Cbthtkt năm là chi phí bảo trì của các hạng mục hạ tầng kỹ thuật trong năm

- Gxdhtkt là chi phí xây dựng và chi phí thiết bị lắp đặt vào các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật sau thuế được xác định trong dự án.

- Khtkt là định mức tỷ lệ (%) chi phí bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật. Khtkt = 0,18% - 0,25 % theo quy định tại Phụ lục tại Thông tư số 03/2017/TT-BXD.

c) Chi phí bảo trì hàng năm của 1 trạm bằng tổng chi phí bảo trì một năm của các hạng mục công trình dân dụng và các hạng mục hạ tầng kỹ thuật và xác định theo công thức sau:

Cbtnăm = (Cbtctdd năm + Cbthtkt năm)

d) Đối với các thiết bị lắp đặt vào công trình (thiết bị cấp điện, camera, máy tính ...), được dự tính riêng cho công tác lập phương án tài chính theo hướng dẫn ở phần dưới đây, khi thực hiện thì đảm bảo theo đúng quy định hiện hành. Trường hợp dự án sử dụng vốn nhà nước thì dự toán sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có chi phí từ 500 triệu đồng trở lên sẽ thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 39 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

Chi phí thay thế thiết bị và thời hạn thay thế thiết bị để lập dự án và phương án tài chính cho hợp đồng đối tác công tư được xác định theo thời hạn (tuổi thọ) sử dụng thiết bị do nhà sản xuất quy định. Trường hợp nhà sản xuất không quy định thời hạn sử dụng thiết bị thì căn cứ vào thời gian trích khu hao do Bộ Tài chính quy định để xác định thời gian thay thế thiết bị làm cơ sở bổ sung chi phí thay thế thiết bị vào phương án tài chính của hợp đồng dự án.

Chi phí bảo trì của năm có thay thế thiết bị bằng chi phí bảo trì tại điểm c mục này cộng với chi phí thay thế thiết bị và được xác định theo công thức sau:

Cbtnăm = (Cbtctdd năm + Cbthtkt năm) + Ctb

Trong đó Ctb là chi phí thiết bị thay thế trong năm.

e) Chi phí bảo trì toàn bộ vòng đời của mỗi công trình cho một trạm thuộc hợp đồng dự án đối tác công tư bằng tổng chi phí bảo trì các năm trong thời hạn hợp đồng.

Cbtvd = Σin Cbtnăm i

Cbtnăm i: Chi phí bảo trì của năm thứ i trong thời hạn hợp đồng dự án;

i = 1 đến n;

n là số năm thực hiện quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình.

2. Chi phí vận hành hạng mục công trình trạm (gồm chi phí vận hành khai thác và chi phí quản lý liên quan công tác quản lý vận hành khai thác)

2.1- Quy định chung

a) Đối với các hạng mục công trình trạm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành định mức chi phí quản lý vận hành thì không áp dụng hướng dẫn này để xác định chi phí vận hành.

b) Không tính trong chi phí vận hành khai thác công trình trạm: các chi phí đã được đảm bảo bằng vốn nhà nước (chi lương thanh tra giao thông tại trạm kiểm soát tải trọng xe hoặc đảm bảo giao thông tại trạm giao dịch thanh toán đi với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh khi có ùn tắc), chi phí đã tính trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán đầu tư xây dựng công trình (chi phí đầu tư công trình, mua sắm thiết bị, chi phí vận hành thử v.v...) và các chi phí đã tính ở các công việc khác.

c) Không tính chi phí cho cán bộ, nhân lực gián tiếp không có trong quy trình vận hành khai thác (như các nhân viên văn phòng, lãnh đạo doanh nghiệp v.v...) trong chi phí trực tiếp vận hành công trình trạm.

d) Không tính riêng chi phí nhiên liệu (xăng, dầu, khí), điện năng, lương thợ điều khiển nếu các chi phí này đã tính trong giá ca máy.

2.2- Xác định chi phí vận hành khai thác theo phương pháp tính theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và bảng giá tương ứng quy định tại mục II Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BXD.

Trong đó:

a) Chi phí vận hành khai thác thông thường tính cho 01 ca hoặc 1 ngày làm việc. Trường hợp đặc thù có thể tính cho 1 kíp (4-6 tiếng), một tuần, một tháng hoặc tính cả năm làm việc.

b) Khối lượng công việc thực hiện được xác định theo kế hoạch thực hiện, quy trình vận hành khai thác của công trình trạm và các thiết bị lắp đặt vào công trình trạm, thiết bị rời cần huy động trong quá trình vận hành (ví dụ thiết bị rời là cần cẩu phục vụ cho việc dỡ hàng trên xe quá tải trọng tại trạm kiểm tra tải trọng xe vv...), các yêu cầu cụ thể của công việc. Danh mục khi lượng công việc bao gồm: số người trực tiếp tham gia; các loại máy móc thiết bị; nhiên liệu, năng lượng, điện năng, vật tư, phụ tùng thay thế ... chưa tính trong giá ca máy; khối lượng, số lượng các công việc cần thiết khác.

c) Số lượng người trực tiếp và thời gian làm việc trong ca hoặc ngày (không kể các đối tượng quy định tại điểm b và c khoản 2.1 mục 2 Phụ lục V này) bao gồm:

Chỉ huy ca, ngày làm việc tại trạm (trạm trưởng hoặc trạm phó);

Các nhân sự khác ở trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh bao gồm những người thực hiện việc điều khiển các thiết bị công nghệ (người theo dõi tình trạng giao thông trên màn hình, người trực và vận hành thiết bị đóng, mở barie tại các trạm; người điều khiển các thiết bị khác); người kiểm soát vé, thu tiền (đối với trường hợp có làn thu 01 dừng hoặc thu thủ công) người hướng dẫn tổ chức giao thông, phân luồng, phân làn đảm bảo giao thông; thủ quỹ, kế toán và các nhân viên khác cần thiết cho việc vận hành khai thác trạm được an toàn, thông suốt;

Các nhân sự khác tại trạm kiểm soát tải trọng xe bao gồm những người theo dõi, kiểm tra, xác định xe quá tải hoặc xe có khả năng chở quá tải; hướng dẫn điều khiển xe vào cân; tổ chức cân xe; hướng dẫn cho xe vào, ra vị trí cân; tổ chức bốc dỡ hàng quá tải (nếu có); tổ chức đảm bảo giao thông và những người thực hiện các công việc cn thiết khác.

Đối với lái xe và điều khiển cần cẩu bốc dỡ hàng quá tải trọng nếu đã tính lương thợ trong giá ca máy thì không xác định số lượng và không tính chi phí trong phần này.

Ngoài ra tại các trạm cần thiết phải bố trí nhân viên kỹ thuật trực sửa chữa, xử lý thiết bị, thiết bị công nghệ tại công trình trạm để bảo trì, sửa chữa máy tính, màn hình theo dõi giao thông, thiết bị điện tử, quang học; hệ thống cấp điện, nước, kiểm tra thiết bị phòng cháy, chữa cháy và các hạng mục cần thiết.

Trường hợp trạm kiểm tra tải trọng xe được lắp đặt đồng bộ với trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh thì giảm bớt người ở những vị trí công việc trùng (như tổ chức giao thông, trực phân làn, phân luồng giao thông, nhân viên kỹ thuật trực tai trạm và một số vị trí khác).

Căn cứ quy định về bậc lương, thang bảng lương của nhà nước và yêu cầu thực tế các vị trí làm việc để xác định mức lương, thang bảng lương và các chế độ phụ cấp (nếu có) đối với những người trực tiếp tham gia làm việc trong ca (trừ những người điều khiển máy móc như ô tô, cn cẩu đã tính trong giá ca máy và các trường hợp nêu tại điểm b và c khoản 2.1 mục 2 Phụ lục V này thì không xác định chi phí tại mục này).

d) Xác định các loại máy móc thiết bị, thiết bị công nghệ và thời gian làm việc trong ca hoặc ngày làm việc bao gồm:

Phương tiện (ô tô, xe máy, phương tiện khác) đưa đón những người trực tiếp tham gia vận hành khai thác trạm, xe chở tiền;

Phương tiện đảm bảo giao thông (ô tô, xe máy) nếu cần;

Cần cẩu hoặc thiết bị bốc dỡ, vận chuyển hàng quá tải tại các trạm kiểm soát tải trọng xe (đối vớcác trạm kiểm soát được thành lập theo quyết định);

Máy tính và các thiết bị điện tử và phần mềm điện toán phục vụ quản lý vận hành khai thác; máy phát điện dự phòng vv...;

Các thiết bị lắp đặt vào công trình trạm: camera giám sát; điều hòa không khí; thiết bị công nghệ vận hành hệ thống thu không dừng, một dừng, đèn tín hiệu giao thông và các thiết bị khác.

Xác định giá ca máy của từng loại máy móc thiết bị:

Trường hợp giá ca máy đã có trong bảng giá ca máy do Sở Xây dựng hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-BXD thì giá ca máy là giá do các cơ quan nêu trên công b.

Trường hợp máy móc thiết bị chưa được Sở Xây dựng hoặc cơ quan có thẩm quyền của nhà nước công bố giá ca máy thì chủ đầu tư, các đơn vị liên quan, hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ căn cứ Điều 27, khoản 1 Điều 28 của Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng để xác định giá ca máy theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BXD.

Trường hợp cần xác định định mức khấu hao máy thì căn cứ hướng dẫn của Bộ Xây dựng để xác định. Trường hợp Bộ Xây dựng chưa quy định thì căn cứ Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính và sa đổi bổ sung bằng Thông tư số 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 và Thông tư số 28/2017/TT-BTC ngày 12/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để xác định thời gian trích khấu hao làm cơ sở xác định định mức khấu hao.

đ) Xác định số lượng, khối lượng vật liệu, vật tư tiêu hao (bao gồm cả tiền điện chưa tính trong giá ca máy) trong ca, ngày làm việc của trạm theo quy trình vận hành khai thác hoặc theo yêu cầu thực tế công việc.

Đối với vật tư, vật liệu tiêu hao hàng ngày thì xác định khối lượng, số lượng hao phí trong ngày theo quy định kỹ thuật, theo thiết kế công nghệ, thiết kế công trình, quy trình vận hành khai thác và các yêu cầu kỹ thuật.

Đối với vật tư, vật liệu tiêu hao không thường xuyên mà theo chu kỳ (tháng, năm ...) thì xác định mức tiêu hao trung bình ngày bằng khối lượng tiêu hao trong kỳ (tháng, năm...) chia (:) số ngày làm việc trong kỳ.

Trường hợp vật tư, vật liệu tiêu hao không thường xuyên nhưng đã được tính trong chi phí đầu tư xây dựng ban đầu (chi phí mua phần mềm điện toán phục vụ lập trình kiểm soát thu phí hoặc các trường hợp khác) thì không tính trong chi phí vận hành của ca, ngày làm việc. Trường hợp cần nâng cấp phần mềm điện toán để hiện đại hóa trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh hoặc nâng cấp các phần mềm khác thì chi phí mua sắm bổ sung được xem xét để bổ sung theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Đơn giá vật tư vật liệu xác định theo thông báo giá của Sở Xây dựng hoặc xác định theo quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-BXD. Đối với trường hợp đơn giá vật tư, vật liệu không có trong thông báo giá thì căn cứ hướng dẫn tại Phụ lục số 4 của Thông tư số 06/2016/TT-BXD để xác định, cụ thể: Trường hợp giá vật liệu xây dựng theo công bố giá của địa phương không phù hợp với mặt bằng giá tại nơi xây dựng công trình và các loại vật liệu xây dựng không có trong công bố giá vật liệu xây dựng của địa phương thì giá các loại vật liệu này xác định trên cơ sở lựa chọn mức giá phù hợp giữa các báo giá của nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng vật liệu xây dựng.

e) Tổng hợp chi phí vận hành công trình trạm trong 1 ca (hoặc 1 ngày) làm việc

BẢNG 2.2.A- TNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG, MÁY THI CÔNG, VẬT TƯ VẬT LIỆU TRONG CHI PHÍ TRỰC TIẾP VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH TRẠM TRONG 1 ĐƠN VỊ THỜI GIAN (CA, NGÀY)

STT

Mã hiệu

Nội dung

Đơn vị

Khối lượng

Giá

Thành tiền

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7] = [5]x[6]

I

 

Nhân công

 

 

 

 

1.1

 

Chỉ huy trạm

 

 

 

 

1.2

 

Công nhân bậc ... trực hướng dẫn giao thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

NC

II

 

Máy móc thiết bị

 

 

 

 

2.1

 

Ô tô 5 chỗ phục vụ chỉ huy điều hành trạm và đảm bảo giao thông

 

 

 

 

2.2

 

Cần cẩu 30 T để cẩu bốc dỡ hàng quá tải

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

Tng cộng

 

 

 

M

III

 

Vật liệu, năng lượng

 

 

 

 

2.1

 

Điện năng...

 

 

 

 

2.2

 

Vật tư...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng cộng

 

 

 

VL

BẢNG 2.2 B – TNG HỢP CHI PHÍ VẬN HÀNH KHAI THÁC TRẠM TRONG MỘT ĐƠN VỊ THỜI GIAN (CA HOẶC NGÀY) TÍNH THEO PHƯƠNG PHÁP KHI LƯỢNG HAO PHÍ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY VÀ BẢNG GIÁ TƯƠNG ỨNG

STT

NỘI DUNG CHI PHÍ

CÁCH TÍNH

GIÁ TRỊ

KÝ HIỆU

I

CHI PHÍ TRỰC TIẾP

 

 

 

1

Chi phí vật tư, vật liệu, năng lượng

Lấy từ Bảng 2.2.A

 

VL

2

Chi phí nhân công

Lấy tử Bảng 2.2. A

 

NC

3

Chi phí máy và thiết bị thi công

Lấy từ Bng 2.2.A

 

M

 

Chi phí trực tiếp

VL+NC+M

 

CPvh

II

CHI PHÍ CHUNG

CPvh tỷ lệ

 

C

III

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC (*)

(C + CPvh) tỷ lệ

 

TL

 

Chi phí trước thuế

(CPvh + C + TL)

 

CPvhtt

IV

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

CPvhtt x TGTGT

 

GTGT

 

Chi phí vận hành một ngày sau thuế

Gvhtt + GTGT

 

Gvhst

Trong đó:

Định mức tỷ lệ % chi phí chung theo quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-BXD đối với loại công trình hoặc công việc phù hợp;

Thu nhập chịu thuế tính trước thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành, nhưng không tính thu nhập chịu thuế tính trước đi với các trường hợp: công tác giao dch thanh toán dịch vụ sử dụng đường bộ trong các trường hợp cơ quan quản lý đường bộ, hoặc doanh nghiệp dự án trong các dự án đối tác công tư và chủ quản lý sử dụng công trình tự tổ chức giao dịch thanh toán dịch vụ sử dụng đường bộ hoặc trong chi phí đầu tư xây dựng theo hình thức đi tác công tư đã quy định thu nhập của nhà đầu tư; công tác kiểm soát tải trọng xe;

CPvhtt: chi phí vận hành một ca (một ngày) trước thuế;

TGTGT: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định;

Gvhst: chi phí vận hành một ca (một ngày) của trạm sau thuế.

g) Chi phí vận hành khai thác trong thời gian yêu cầu:

Chi phí vận hành trong thời gian yêu cầu bằng chi phí vận hành một ngày (một ca) nhân (x) với thời gian yêu cầu.

CPvh = CPvhst x N

Trong đó:

CPvh chi phí vận hành trong thời gian yêu cầu là tháng, quý, năm hoặc toàn bộ thời gian cần tính cho cả vòng đời công trình;

CPvhst chi phí vận hành khai thác một ngày của trạm;

N số ngày cần tính trong thời gian yêu cầu.

Trường hợp chi phí vận hành tính cho một ca, thì chi phí vận hành một ngày bằng chi phí vận hành một ca (x) nhân số ca vận hành trong ngày.

nhay
Phụ lục số VI được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT.
nhay
Bổ sung
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORT

CircularNo. 37/2018/TT-BGTVT dated June 07, 2018 of the Ministry of Transport onregulations of management, operation and maintenance of road construction works

Pursuant to the Law on Road Traffic No.23/2008/QH12;

Pursuant to the Law on Construction No.50/2014/QH13;

Pursuant to Decree No.12/2017/ND-CP dated February 19, 2017of the Government on functions, duties, rights and organizational structure of the Ministry of Transport;

Pursuant to Decree No.46/2015/ND-CP dated May 12, 2015 of the Government on quality control and maintenance of construction works;

Pursuant to Decree No.11/2010/ND-CP dated February 24, 2010 of the Government on management and protection of infrastructure of road construction works; Decree No.100/2013/ND-CP dated September 03, 2013 of the Government which amends the former Decree;

Pursuant to Decree No.32/2014/ND-CP dated April 22. 2014 of the Government on management, operation and maintenance of expressway facilities;

At the request of Director General of Department of Transport Infrastructure and Director General of Directorate for Roads of Vietnam;

The Minister of Transport promulgates a Circular regulating management, operation and maintenance of road construction works.

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1.Scope of adjustment and Subjects of application

1. This Circular regulates the management, operation and maintenance of road construction works.

2. This Circular applies to organizations and individuals engaged in the management, operation and maintenance of road construction works across the territory of Vietnam.

Article 2. Definition

1.“Road work maintenance” means a collection of tasks aimed at ensuring normal and safe operation of the works as designed during the operation period.The maintenance shall include at least one of the following tasks: inspecting, monitoring, maintaining and repairing the works as well as testing their quality but not changing functions and scale of such works.

2.“Process of road work maintenance”means regulations on orders, subject matters and guidelines for implementation of road work maintenance.

3. “Central road network”includes national highways and other road routes under management of the Ministry of Transport.

4.“Local road network"includes provincial roads, district roads, commune roads, urban roads and other roads under management of People s Committees of centrally-affiliated provinces and cities (hereinafter referred to as People s Committees of provinces), People s Committees of provincial-affiliated districts and cities (hereinafter referred to as People s Committees of districts), People s Committees of wards, communes (hereinafter referred to as People’s Committees of communes).

5.“Road management agencies" includeDirectorate for Roads of Vietnam, Road Management Department, Department of Transport, professional agencies affiliated with People’s Committees of districts, People’s Committees of communes; agencies authorized to manage road routes by ministries, ministerial agencies and decentralized People s Committees of provinces (hereinafter referred to as entities authorized to manage road routes).

6.“Road work investor and operator” means PPP project management enterprises and enterprises assigned by the State to invest in and operate the road work.

7.“Owner of road works”means any organization or individuals having the right to own road works in accordance with provisions of laws.

8.“Road work maintenance contractors"mean organizations or individuals managing, operating and maintaining road works under the contract signed with the road work management agency or agency authorized to manage the road work maintenance project by the State.Road work maintenance contractors include road work management, regular maintenance and operation contractors; construction and repair contractors and other contractors engaged in the maintenance of road works.

9.“Road work user and manager”means the road work owner if the owner directly manage and use the road works; the organization or individual authorized by the owner to manage and use the road works by the owner in case such road works are not directly managed by their owner.

State-managed road work managers and users mean agencies directly managing the road works or agencies assigned to manage road works by Ministries, central government authorities or People’s Committees of provinces; enterprises assigned by the State to engage in investment, construction, management and operation of road works; project management enterprises in charge of management and operation of road works under the contract for PPP projects; dedicated road work managers mean organization or individuals owning the dedicated roads.

Article 3. Requirements for management, operation and maintenance of road works

1. Any road work that is put into construction must be managed, operated and maintained in accordance with provisions of the law on quality control and maintenance of construction works, the law on road traffic and regulations hereof.

2. Road work maintenance must be carried out in compliance with regulations of maintenance process, technical standards for road work maintenance published for application by competent authorities.

3. The process for management, operation and maintenance of road works must be established in conformity with works components, equipments installed to works, type of works (roads, bridges, tunnels, ferries, pontoon bridges and other works), grades of works and purpose of use.

4. Management, operation and maintenance of road works must ensure the lifespan of such works and safety to traffic, people, properties, construction works, fire preventing and fighting and environmental protection.

5. Management, operation and maintenance of the following works must be done in accordance of regulations hereof and relevant law provisions, to be specific:

a) For civil works, urban technical infrastructure works: implemented in accordance with the law on maintenance of civil works, building material industrial works and urban technical infrastructure works;

b) For power and lighting supply works: implemented in accordance with regulations of Decree No.46/2015/ND-CP on quality control and maintenance of construction works (hereinafter referred to as Decree No.46/2015/ND-CP);

c) For traffic lights and equipment installed to the works: implemented in accordance with regulations of Decree No.46/2015/ND-CP and the maintenance process provided by the supplier or installer of those equipment.

d) For construction of vehicle load testing stations, transaction stations for vehicles using roads within road investment and construction projects for business purpose, traffic supervision and management system and other auxiliary road works, management, operation and maintenance of construction works must suitable for the type and grade of those construction works.

Article 4. Subject matters of road work maintenance

1. Road work inspection

a) Road work inspection shall be conducted by using dedicated equipments or through observation.

b) Road work inspection includes the inspection based on technical standards and regulations; approved maintenance process; regular, periodic and irregular inspections for the purpose of discovering signs of degradation or damage of construction works and equipment installed as the basis for construction work maintenance.

2. Road work monitoring

a) Road work monitoring means supervising, measuring and recording the geometric change, transformation, transposition and other technical specifications of the works and surrounding environment by the time.

b) Road work monitoring that aims at serving the compulsory maintenance must be done in the following cases: road work incidents that cause catastrophe as prescribed in Appendix I issued thereto; construction works or works components showing signs of subsidence, crack or tilt and other abnormal signs that may lead to collapse and loss of safety during the operation or requirement of the investor, owner or manager or user of construction works.

c) Works’ components to be monitored include main bearing structure of the works which once get damage may lead to the collapse of such construction works (span structure, high abutment and intermediate support; towers; segment);

d) Monitoring matters of construction works prescribed in Appendix I issued thereto are stipulated in the maintenance process including monitoring positions, monitoring specifications and limit value of these specifications (subsidence, tilt, crack, transposition, and sag), monitoring time, measuring cycles and other necessary matters.

dd) The monitoring contractor must conduct a survey, prepare a plan for monitoring and volume and monitoring matters to achieve the purpose and meet requirements of monitoring before construction work monitoring. The monitoring plan must be suitable for monitoring matters which specifies the measurement method, measurement equipment, allocation and structure of monitoring landmark, implementation, method for processing data and other necessary matters.

The monitoring contractor must monitor construction works depending on the approved monitoring plan and send a report on monitoring results to the user or manager of road works, the monitoring data must be compared to limit value regulated by the design and construction contractor or in technical regulations and applicable standards.

For the case in which the monitoring data exceeds the allowable limit value or shows abnormal signs, the manager or user of road works must carry out assessment of bearing and operating safety during the operation and work out solution for timely handling the problem. 3. Road construction work inspection includes the inspection and assessment of quality, damage causes, value, duration of use and other technical specifications of the construction products, road work s components or road construction works through monitoring, experiment in combination with calculation and analysis. Quality assessment that serves maintenance works shall be carried out in the following cases:

a) Periodic assessment depending on the maintenance process approved in accordance with regulations in point a in clause 5 in Article 40 of Decree No.46/2015/ND-CP;

b) Damage of work’s components, the works showing signs of danger or safety hazard for the operation as prescribed in point b in clause 5 in Article 40 of Decree No.46/2015/ND-CP; monitoring results of road works excess the limit value or showing other abnormal signs of bearing safety and operating safety;

c) Request for quality assessment of the work which serves the making of maintenance process of works that is put into operation but not subject to any maintenance process as prescribed in point c in clause 5 in Article 40 of Decree No.46/2015/ND-CP;

d) Demand for base for the extension of operation of construction works out of their design life or the basis for reform and improvement of construction works as prescribed in point d in clause 5 in Article 40 of Decree No.46/2015/ND-CP;

dd) Request for construction by state management authorities as prescribed in point dd in clause 5 in Article 40 of Decree No.46/2015/ND-CP.

4. Road work maintenance must be carried out depending on the annual maintenance plan and approved maintenance process.

5. Road work repair means repairing works’ damage discovered during the operation for the purpose of ensuring the normal operation and safety of such road works. Road work repair includes:

a) Periodic repair of road works including periodically repairing damage or replacing work s components, equipment installed to such works that are damaged in consistent with the maintenance process;

b) irregular repair of road works that shall be done when the work or work s components get damaged or suffers unexpected effects from the wind, storm, flood, earthquake, fire or being hit and other effects; or when the works, work s component shows signs of degradation which poses a risk to the safety of work operation. Irregular repair due to storm or flood must be done in accordance with regulations issued by the Ministry of Transport on preventing, fighting against and recovering from effects of storm and floods in road sector.

Article 5. Responsibilities for management, operation and maintenance of road works

1. Directorate for Roads of Vietnam shall take responsibility to:

a) Manage, operate and maintain the central road network managed by the Ministry of Transport.

b) Inspect and instruct road management department and entities authorized to manage road works, road work enterprises to manage, operate and maintain road works under their management; ensure traffic safety, regulations in maintenance process, operation process, technical regulations and standards as well as assigned maintenance plan;

c) Decide and employ emergency methods for ensuring traffic on roads in the central road network in the following cases: taking the first step in ensuring traffic safety in accordance with regulations issued by the Minister of Transport on preventing and fighting against storm and flood in road sector; handling landslide on national highways and traffic congestion on roads( congestion at the transaction stations for vehicles using roads within road investment and construction projects for business purpose, at ferries and other places of traffic congestion); incidents that lead to the loss of traffic safety; fire or explosion in tunnels or bridges;

d) Impose penalties, as authorized or request regulatory agencies to impose penalties on organizations and individuals violating management, operation and maintenance of road works in the central road network.

Suspend the fee collection of the enterprise engaged in the investment, construction, management and operation of road works in the central road network as agreed in the project contract until it repairs all damage and degradation of the road works which are caused by lack of road work management and maintenance.

dd) Exercise other rights and fulfill other obligations regarding management, operation and maintenance of road works in accordance with relevant law provisions.

2. Road Management Department and entities authorized to manage road work engaged in management, operation and maintenance of central road network under management are required to:

a) Directly manage, operate and maintain road works on roads under their managements as well as ensure traffic safety;

b) Fulfill their duties of road management agencies as prescribed in clause 1 in Article 14 hereof and implement the assigned maintenance plan as prescribed in Article 18 and 19 hereof;

c) notify the investor of the project or construction works on the road under management for them to request the construction contractor and equipment supply contractor to guarantee road works in warranty period.

d) Impose penalties as authorized or request competent regulatory agencies to impose penalties on organizations and individuals violating regulations on management, operation and maintenance of road works;

dd) Exercise other rights and fulfill other obligations of road work users or managers regarding management, operation and maintenance of road works as regulated.

3. The Department of Transport shall take responsibility for local road network as follows:

a) Manage, operate and maintain roads under management;

b) Exercise other rights and fulfill other obligations regarding management, operation and maintenance of road works in local road network in accordance with law provisions.

4. Professional agencies affiliated with People s Committees of districts, People s Committees of communes shall manage, operate and maintain roads in localities in accordance with regulations issued by People s Committees of provinces.

5. Contractors engaged in management, operation and maintenance of road works and other activities relating to road work maintenance shall take responsibility to manage, operate and maintain road work assigned in accordance with regulations hereof, technical regulations and standards, work maintenance process, operation process and provisions of the signed contract.

6. Road work enterprises are required to:

a) Directly manage, operate and maintain road works on roads under managements as well as ensure traffic safety and effectiveness as well as environmental protection;

b) Take responsibility to road management agencies and competent authority for management, operation and maintenance of road works under management as well as ensure traffic safety in accordance with provisions of laws.

The owner or manager, user of dedicated road works is required to implement regulations in point a and b in clause 6 in this Article.

8. The investor, construction contractors of projects for building, reforming, expanding and repairing road works shall take responsibility for maintenance of road segments that is put into use while being constructed as follows:

a) During the implementation of the project, such investor and contractor must employ methods for maintaining the roads that is put into operation while being constructed and methods for ensuring traffic safety and watch keeping as prescribed in point a in clause 1 and point c in clause 2 in Article 16 hereof;

b) Where construction works are completed but not transferred, the investor and contractor must prepare a plan for maintenance and carry out such maintenance of road works until transferring to road management agencies, the owner or manager or user of those road works;

c) When transferring the completed works, the investor must transfer the maintenance documents as prescribed in Article 11 hereof, the list of spare supplies, accessories and other essential relevant documents to road management agencies; the owner or manager of road works;

d) During maintenance of works, the investor and construction contractor, equipment supply contractor must maintain the works in accordance with provisions of the law on quality control and maintenance of construction works; and

dd) be subject to inspection and settlement of road management agencies and competent regulatory agencies regarding their compliance with regulations hereof.

Chapter 2

ROAD WORK MAINTENANCE PROCESS AND OPERATION PROCESS

Article 6. Responsibilities for making road work maintenance process

1. With regard to projects for new construction and reform of road works

a) The engineering design contractor (for works requiring 3-step-design), construction drawing contractor (for works requiring 1 or 2-step-design) must make and transfer to the investor the maintenance process of works or works’ components with design dossier; update new maintenance process suitable for changes in design during the construction (if any) before acceptance of construction items or construction works put in to use;

b) Contractors supplying equipments installed to the works including transaction station for vehicles using roads within road investment and construction projects for business purpose, vehicle load testing stations, traffic supervision and control system, and works with other equipments must transfer the investor the maintenance process of equipments provided before the installation of those equipments;

c) Where the design contractor and equipment supply contractor prescribed in point a and b in this clause fail to establish the maintenance process, the investor may employ eligible consultancy in accordance with provisions of laws to make the maintenance process and take responsibility to pay the consultancy charge.

2. With regard to works that is put into use but not subject to any maintenance process, the owner or manager or user of such works shall take responsibility to establish a maintenance process.

3. It is not required to establish separate maintenance process applied to grade III construction works or lower and temporary works. The owner, manager or user of works must still carry out the maintenance of road works in accordance with regulations hereof and provisions of the law on quality control and maintenance of construction works.

4. If there exists technical standards for maintenance or maintenance process prepared for equivalent works, the owner and manager o user may apply such technical standard or process in their works without making a separate maintenance process.

Article 7. Contents of the process and bases for preparing road work maintenance process

1. The maintenance process of road works must be made as prescribed in clause 1 in Article 38 of Decree No.46/2015/ND-CP.

2. Bases for preparing a maintenance process include:

a) Technical standards and regulations applied to the work;

b) Maintenance process of equivalent works (if any);

c) Design documents including the document of revised design (if any), engineering construction instructions;

d) Guidelines of the producer, supplier and installer of works equipments;

dd) Natural conditions of the place of construction;

e) Other important documents

3. With regard to works transferred to be put into use but not subject to any maintenance process, the maintenance process must be made based on both regulations in clause 2 in this Article and the documents of construction completion, as-built drawings and service capacity of those works.

Article 8. Approval for road work maintenance process

1. With regard to projects for new construction, reform and expansion of road works, the approval for maintenance process shall be given as follows:

a) Where the investor is the Ministry of Transport: the Ministry of Transport shall grant approval for maintenance process applied to graded-I works, specially-graded works and other construction works which is then submitted to Directorate for Roads of Vietnam for permission;  

b) For cases not prescribed in point a in clause 1 in this Article, the investor must make and approve the work maintenance process as prescribed in point d in clause 2 in Article 38 of Decree No.46/2015/ND-CP.

2. With regard to works put into operation prescribed in clause 2 in Article 6, the following agency will hold the authority to grant approval for the maintenance process:

a) For central road network receiving funding from the Funds for maintenance of central roads, funding derived from state budget: the Ministry of Transport shall grant approval for maintenance process applied to graded-I works, specially-graded works and other works which is then submitted to Directorate for Roads of Vietnam for permission.

b) For local road network, the approval or decentralized approval for road work maintenance process shall be given as decided by People s Committees of provinces.

c) For cases not prescribed in point a and b in this clause, the owner or manager o user of road works shall take responsibility to grant approval for the maintenance process.

3. The organization in charge of approving the maintenance process may employ a consultancy to appraise a part or all of such maintenance process before granting approval. Funding for hiring appraisal consultancy will be provided in accordance with provisions of the law on quality control and maintenance of construction works.

Article 9. Adjusting maintenance process during operation

1. The maintenance process of road works during their operation shall be adjusted as follows:

a) The owner, manager or user may adjust the maintenance process when discovering any illogical factor that could affect the quality and operation of construction works.

b) The contractor who establishes the maintenance process is obliged to amend or change inappropriate contents in such maintenance process caused by his/her fault and may refuse the unreasonable demand for adjusting maintenance process from the owner or manager or user of the construction work.

c) The owner, manager or user may employ another contractor eligible to amend or adjust maintenance process to make the adjustment if the contractor establishing such maintenance process fails to perform such task. The contractor amending the maintenance process must be responsible for the quality of the adjustment made.

d) For construction works subject to technical standards for maintenance, the maintenance shall be carried out complying with the amended regulations if that technical standard is amended or replaced.

2. Approval for amended or replaced maintenance process shall be given as prescribed in Article 8 hereof.

Article 10. Road work operation process

1. Road work operation process shall be described as follows:

a) Road works operation process means instructions, guidelines of the designing consultancy, equipment supplier, technologies prescribing the mode, order and matters of management and operation of construction works, equipments installed into the works including transaction stations for vehicles using roads in road investment and construction projects for business purpose, vehicle load testing stations, traffic supervision and control system for the purpose of ensuring operation of works in consistent with the designed capacity and function; ensuring the safety, maintaining the design life of construction works and works’ equipments.

b) The operation process must include regulations on traffic organization, operating load, speed and components of motor vehicles, lane arrangement; regulations on location of vehicles arranged on the ferry, order of arriving and leaving the ferry; order of operating equipments installed into the works, regulations on safety, saving, preventing and fighting against fire and explosion and other relevant matters. With regard to transaction stations for vehicles using roads in road investment and construction projects for business purpose, vehicle load testing stations, traffic supervision and control system: the operation process must include regulations on number of manager, operator and equivalent grade, equipments, supplies, fuels and energy consumed in pursuit of ensuring normal operation as regulated.

2. Construction works requiring operation process include:

a) Swing bridges, movable bridges, bascule bridges;

b) Road ferries, road pontoon bridges;

c) Road tunnels using ventilation equipments and operating equipments;

d) Transaction stations for vehicles using roads in road investment and construction projects for business purpose;

dd) Fixed vehicle load testing stations;

e) Traffic supervision and control system;

g) Other construction works in accordance with regulations issued competent regulatory agencies, person holding the authority to make investment, investor, owner or manager or user of road works.

3. Responsibilities for making, approving and adjusting road work operation process shall be allocated as prescribed in Article 6, 8 and 9 hereof which applied for maintenance process.

4. Bases for making road work operation process include:

a) Designing documents;

b) Function, capacity, characteristics and nature of equipments installed into the works;

c) Guiding annual and documents of equipment and construction work operation;

d) Regulations on traffic assurance, traffic safety, labor safety and environmental protection;

dd) Other important matters.

5. Road work operation process shall be adjusted as prescribed in Article 9 hereof.

Article 11. Documents serving management, operation and maintenance of road works

1. Documents serving the management, operation and maintenance of road construction works include:

a) A decision on project approval and report of research on investment and construction possibility or report of economic-technical investment and construction, approval for engineering design and construction drawing design; announcement about the results of acceptance inspection by competent authorities in accordance with the law on construction, acceptance minutes relating to investment and construction projects and acceptance minutes of completion of construction works put into operation; works transfer minutes; survey and report of construction survey results; results of monitoring, measuring and quality assessment, experiments of bearing structure capacity (if any) during the construction and the list of spare equipments, accessories and supplies

b) The construction drawing design certified by the investor (enclosure) and changes in the design during the construction;

c) As-built drawing s (enclosure); markers of height and coordinates (if any); electronic retained documents (if any);

d) Profiles of equipments and technological equipments; user manuals and operator manuals for equipments and technology line installed to the construction works (if any);

dd) Site clearance benchmark documents; land use right certificate of infrastructure constructions serving management of road works (if any); safety corridor benchmark system;

e) Inspection and appraisal of traffic safety documents (if any);

g) Work maintenance process and operation process;

h) Documents of traffic arrangement (if any) and dealing with construction incidents (if any);

i) Documents of primitive status of bridge or tunnel construction works (if any);

k) Road patrol journals, profiles of bridges or tunnels, road registration documents, topographical maps; statistical report on operation of road works; magnetic tapes, discs or pictures of work condition;

l) Records and documents concerning handling of safety corridor violations and road transport infrastructure violations (if any);

m) Documents regarding inspection, assessment, monitoring, repair and other activities relating to management, operation and maintenance of road works;

n) Road, ferry and pontoon bridges vehicle count data.

2. Responsibilities for preparing, providing and receiving documents during the construction for serving operation and maintenance of road works shall be allocated as follows:

a) For road works under new construction, reform and expansion, road work repair projects, the investor shall prepare and transfer documents prescribed in point a, b, c, d, dd, e, g, h and i in clause 1 in this Article to the owner or manager, user of those road works before they are put into operation. When transferring, the transferor and transferee must verify the condition of the transferred documents and make a list of those documents;

b) For road works currently in operation, the maintenance contractor, management and operation contractor shall take responsibility to prepare documents prescribed in point k, l, m and n in clause 1 in this Article and be subject to inspection conducted by road work owner, manager or user.

Chapter 3

MANAGEMENT AND OPERATION OF ROAD WORKS

Article 12. Management and use of as-built drawings, maintenance and operation process and other documents serving management, operation and maintenance of road works

1. The owner, manager or user of road work shall take responsibility to:

a) Retain the original as-built drawings, maintenance and operation process as well as other documents serving management, operation and maintenance of road works;

b) Provide documents serving management, operation and maintenance of road works for the contractor performing above-mentioned tasks;

c) Inspect the contractor performing tasks prescribed in clause 2 in this Article.

2. Contractors managing, operating and maintaining road works shall take responsibility to retain and use provided documents to perform their duties.

Article 13. Preparing, managing and using documents during road work maintenance and operation

1. The owner, manager or user of road work shall take responsibility to:

c) Inspect the contractor performing tasks prescribed in clause 2 and 3 in this Article;

b) Store and use documents prescribed in clause 1 in Article 11 hereof.

2. Management, operation and maintenance contractors shall take responsibility to:

a) Establish, manage and update profiles of bridges and tunnels, road registration documents; update the condition of tunnel, bridges and roads;

b) Establish topographical maps; statistical report of geometric factors, road works, signboard location and changes during the operation; safety road corridors; on a three-month basis, update violations, sanctions, site clearance, removal of works that violate road safety corridors and road lands; establish management documents of connecting positions and essential works within road safety corridors;

c) Record road patrol in journal (for roads, bridges and sewers); take note of daily operation of tunnels, ferries, pontoon bridges, swing bridges, movable bridges and other specific bridges;

d) Make a report on management, operation and maintenance of road works;

dd) prepare, manage and use other documents in accordance with regulations in technical standards for maintenance and approved maintenance process;

e) Establish and update a database of roads, bridges, maintenance history such as periodic repair, irregular repair, replacement of components, items, structure, equipments and other activities;

g) Retain both the written form of documents prescribed in point a through e and their electronic files, and send those documents to road management agencies, the owner or manager, user of road work

3. Responsibilities of other contractors:

a) Design surveying contractor and construction and repair contractor shall be responsible to establish documents concerning survey, design, as-built drawings and implement regulations in the law on management of work investment, construction and quality;

b) Appraisal, inspection and monitoring contractor shall be responsible to perform tasks prescribed in clause 1, 2 and 3 in Article 4 hereof the law on management of work investment, construction and quality.

Article 14. Management during road work maintenance and operation process

1. Road management agencies shall take responsibility to:

a) Patrol roads under management as assigned in accordance with regulations issued by the Minister of Transport;

b) Implement regulations on management and protection of road transport infrastructure;

c) prepare and submit the maintenance plan funded by state budget in accordance with provisions of laws; make and submit a economic-technical report or road work repair projects in compliance with the law provisions; make and submit the cost estimate for regular road work maintenance and cost estimate for inspection, monitoring and quality assessment serving maintenance of road works offered in the bidding, order and enter into a contract with management and maintenance contractors, operation contractors; assess the bearing safety, operation safety during the operation; handle works showing signs of danger that fails to ensure safe operation and handle work expired for operation but requiring further use;

d) Inspect and supervise maintenance contractors and other contractors executing the signed contracts;

dd) inspect and supervise project management enterprises in management and operation of works within the project in conformity with the law provisions

2. Road work management, operation and maintenance contractors shall be responsible to:

a) Patrol, inspect and protect road transport infrastructure as regulated by the Minister of Transport;

b) Implement other regulations on management and protection of road transport infrastructure;

c) Perform tasks regarding management, maintenance and operation of road works in accordance with technical standards and regulations, road work maintenance and operation process and provisions of the signed contract.

3. Road works enterprises, the owner or manager, user of dedicated road works shall implement regulations in point b, c and d in clause 1 in this Article with regard to road works under their management. For the case in which the above-mentioned enterprises manage, operate and maintain road works themselves, they shall comply with regulations in clause 2 in this Article.

Article 15. Monitoring and updating condition of damage and degradation of road works

1. The owner, manager or user of road works shall take responsibility to:

a) Conduct regular, periodic and irregular inspection of road works in pursuit of timely discovering signs of degradation or damage of those works or equipments installed as the basis for carrying out road work repair, maintenance or other activities; assess bearing safety and operation safety in accordance with provisions of the law in quality control and maintenance of construction works;

b) Check, supervise and urge the work management, operation and maintenance contractor to perform tasks prescribed in clause 2 in this Article;

c) Update and make a consolidated report on damage condition of works under management for the purpose of preparing a maintenance plan and send such report to competent authorities as well as repair damage to ensure traffic safety.

2. Road work management, operation and maintenance contractors shall be responsible to:

a) Regularly monitor and update quality condition of works under management as assigned, timely discover damage and degradation of those works and equipments installed;

b) Make a seasonal report on quality condition of road works under their management and maintenance; immediately make an irregular report when discovering damage that pose a risk to traffic safety and road work safety;

c) For the case in which road works enterprises manage, operate and maintain road works themselves, they shall comply with regulations in point a and b in this clause.

Article 16. Traffic arrangement, watch keeping, vehicle count, operation and handling of accidents and incidents

1. Traffic arrangement

a) With regard to road works put into operation while being constructed, the investor and construction contractor shall responsible for adopting traffic safety methods in consistent with provisions of the law on road traffic.

b) Road work management, operation and maintenance contractors shall be responsible for arranging traffic in accordance with regulations in the maintenance and operation process, relevant technical standards and regulations and provisions of the signed contract

c) Road works enterprises shall take responsibility to arrange traffic on the roads under their own management under the guidance of road management agency.

d) Competent regulatory agencies and road management agency shall take responsibility to inspect organizations performing duties prescribed in point a, b and c in this clause and handle violations (if any) in consistent with provisions of laws.

2. Watch keeping

a) Watch keeping must be carried out in the following cases: incidents, landslide, damage of works and other abnormal signs that could lead to safety hazard for traffic and operation of works; traffic congestion; construction and repair on roads currently in operation.

b) The owner or manager, user of road works shall be responsible for arranging watch keeping; inspect traffic assurance duty performed by road work management and maintenance contractor.

c) With regard to road works that is put into operation while being constructed, the investor and construction contractor must not only adopt traffic assurance methods prescribed in point a in clause 1 in this Article but they also have to carry out watch keeping on roads beings constructed whose surface is narrowed; roads using bypass, temporary bridges, overflow and underground routes; dangerous positions and traffic congestion positions.

d) Competent regulatory agencies and road management agency shall take responsibility to inspect watch keeping duty performed by relevant organizations and individuals prescribed in point b and c in this clause.

3. Vehicle count

a) The vehicles must be annually counted in consistent with technical standards, approved maintenance process and annual maintenance plans or when required by the Ministry of Transport with regard to central road network or local authorities with regard to local roads. The vehicles must be counted at least once every six months and must be classified for count in consistent with road design standard.

b) The owner, manager or user of roads must be responsible for inspecting and supervising the contractor performing task in point c in this clause; aggregate and store counting data of vehicles on roads under their management and send a report on vehicle count directly to the superior authority.

c) Road work management, operation and maintenance contractors shall responsible for counting vehicles on roads; making a book monitoring number of vehicles on each ferry, number of daily, monthly, quarterly and annually ferry and sending a report on vehicle count to the owner, manager or user of roads.

d) Road works enterprises shall take responsibility to count vehicles on roads under their own management as assigned in accordance with regulations in point c in this clause and send a report on vehicle count to regulatory agencies entering into the project contract and road management agency.

4. The operation of ferries, pontoon bridges, tunnels, swing bridges, auxiliary works and equipments installed into the works including transaction stations for vehicles using roads within the road investment and construction project for business purpose, vehicle load testing stations and traffic supervision and control system must comply with technical standards, operation and maintenance process as well as guidance of equipment producer or supplier.

5. When traffic accidents occur, the owner, manager or user of road works, maintenance contractor and organizations and individuals relating to management, operation and maintenance of road works must perform the following tasks:

a) Protect the scene and timely help the victim; notify the public security agency, health agency or the nearest People s Committee, protect victim s properties and provide accurate information on the accident as required by competent authorities;

b) Timely notify the traffic police in the nearest locality and road management agency of the traffic accident and condition of damage of road works caused by such accident (if any); instruct people and vehicles in traffic to pass through the accident place or prevent such accident place in case road works get severe damage which cause safety hazard for operation.

6. Handling of road work incidents during operation

a) The classification, reporting, handling and finding causes of incidents shall comply with regulations in Article 46, 47, 48, 49 and 50 of Decree No.46/2015/ND-CP;

b) The owner, manager or user of road works, maintenance contractor and relevant organizations and individuals shall be responsible for handling incidents and adopting traffic safety assurance methods;

c) Where incidents occur on central road network, road management agency, owner, manager or user of road works must not only report incidents as prescribed in Article 47 of Decree No.46/2015/ND-CP but they also have to immediately notify the Ministry of Transport and Directorate for Roads of Vietnam.

Chapter 4

ROAD WORK MAINTENANCE

Article 17. Preparing, approving and adjusting the road work maintenance plan

1. The road work maintenance plan funded by state budget must provide the following information: construction items and lists, primary volume, funding, scale and technical solutions for repairing and maintaining; time and mode of implementation and priority level. The road work maintenance plan shall be prepared in consistent with the Form prescribed in Appendix II issued thereto.

2. Tasks within the road work maintenance plan

a) With regard to road works funded by the Fund for road maintenance, tasks within the maintenance plan include:

Regular maintenance including tasks performed in consistent with technical standard for regular maintenance of road works and maintenance process; power for light, power for tunnel operation and equipments installed into road works.

Periodic repair of road works including roadside reinforcement for traffic assurance.

Irregular repair including handling risks of traffic accidents by adopting technical methods such as using overpass, tunnels or ensuring the width of overpass equal to that of road or finding other abnormal causes for accidents, clear site (if any) for traffic safety assurance.

Other activities such as equipments repair and testing, repair of fixed and movable vehicle load testing stations; assistance in ferry service; inspection and monitoring of road works currently in operation subject to specific requirements; repair of means and equipments serving state management with respect to road work maintenance; patrol costume; repair of road work management department; patrol and inspection of road transport infrastructure, assistance provided for local traffic inspectors in performing their duties on national highways as authorized (if any); assistance in vehicle load testing for Directorate for Roads of Vietnam; application of technologies for management and maintenance of road works; supervision and maintenance of road works in specific events;

b) The maintenance plan receiving other funding sources includes tasks prescribed in point a as mentioned above except patrol costume; inspection of road transport infrastructure; assistance provided for local traffic inspector in performing their duties on national highways as authorized (if any) and assistance in vehicle load inspection by Directorate for Roads of Vietnam;

c) With regard to central road network, when preparing the maintenance plan, it is required to select tasks and the list of roads subject to priority policy for funding allocation.

Priority tasks include regular maintenance of road works, operation of ferry or tunnel using operating equipments; project volume transferred from previous years to following one; work incidents; repair of traffic safety assurance works, handling of traffic accident risks; repair of poor-condition bridges, narrow bridges; repair of damaged roads causing traffic safety hazard; periodic repair of surface of roads in operation but expired for design for recovering technical criteria (crack level, rough index, rugged index) in consistent with design standard; develop standards and regulations on management, maintenance, assessment of bearing capacity of bridge works showing signs of degradation which fails to ensure safety operation and other necessary tasks.

Priority roads include high-speed roads; national highways with considerable transport capacity as the main axis connecting key regions for socio-economic development, ensuring national defense and security of the whole country and key economic regions.

With regard to local road network, the person holding authority to grant approval for the maintenance plan shall decide priority tasks within annual maintenance plans.

3. Preparing, appraising and approving annual maintenance plans with regard to central road network funded by state budget

a) According to road work condition, information on works’ scale and structure, history of repair and maintenance, other data on roads, road works, technical standards and maintenance process, economic-technical restrictions, priority tasks and roads prescribed in point c in clause 2 in this Article, Directorate for Roads of Vietnam shall preside over and cooperate with road management agencies and entities authorized to manage road works in making and submitting the management and maintenance requirements in the following year with regard to the central road network funded by state budget to the Ministry of Transport before May 30 each year.

b) The Ministry of Transport shall approve the management and maintenance requirements for the following year; grant approval for priority tasks and list of priority roads permitted for investment preparation before June 30 reach year.

c) According to the priority tasks and list of priority roads permitted for investment preparation approved by the Ministry of Transport, the Directorate for Roads of Vietnam shall prepare, appraise and approve the project for or economic-technical report on work repair; approve the cost estimate for funding and other tasks completed before October 31 each year.

During the preparation, appraisal and approval for the project or economic-technical report on road work repair, the Directorate for Roads of Vietnam may adjust the scope such as length and chain age of the road undergoing repair, technical methods, provide additional traffic safety construction items but not excess funding granted to the approved items. Where it is required to ensure the bearing safety and operation safety, funding for the additional items shall not exceed 20% of funding granted for bearing structure repair (beam, abutment and intermediate support).

d) According to tasks approved in point c in this clause and essential additional tasks and list of roads not in the list prescribed in point b in this clause, the Directorate for Roads of Vietnam shall make a consolidated report on maintenance plan for the following year and submit it to the Ministry of Transport before November 15 each year. The Ministry of Transport shall appraise and approve such plan during 15 days from the day authorized by competent authorities or receiving a notification of state budget cost estimate.

4. Maintenance requirements depending on financial budget planning period must be consistent with provisions of the law on state budget.

5. The plan for maintenance of local road network funded by local budget shall be prepared, appraised and approved as prescribed in clause 1 in this Article.

6. Adjusting the road work maintenance plan funded by state budget

a) For the case in which the works requiring repair not include in the approved maintenance plan, the Directorate for Roads of Vietnam shall submit the additional list of works subject to tasks prescribed in point c in clause 3 in this Article and a consolidated report on adjusted maintenance plan to the Ministry of Transport for approval;

b) The plan for maintenance of road works funded by state budget not prescribed in point a in this clause may be adjusted during implementation as prescribed in clause 3 in Article 39 of Decree No.46/2015/ND-CP.

7. The plan for maintenance of road works that are invested, constructed, managed and operated not in the form of PPP by the state-owned enterprise affiliated with the Ministry of Transport shall be prepared, appraised and approved as follows: as for road works receiving funding derived from state budget, the enterprise shall prepare the maintenance plan then submit it to the Ministry of Transport for appraisal and approval; and for works funded by the enterprise itself, the maintenance plan shall be prepared, appraised and approved by such enterprise.

8. With regard to road works within the PPP project

a) The maintenance and cost must be stated in the project contract. The project management enterprise shall prepare and approve the maintenance plan based on approved maintenance process and current status of the road works as prescribed in clause 1 in Article 39 of Decree No.46/2015/ND-CP; and send approved maintenance plan to competent regulatory agencies for supervision before December 31 of the preceding year.

b) Where it is required to adjust the volume and cost of maintenance due to force majeure events or where there are maintenance tasks not agreed in the signed project contract, the project management enterprise shall request regulatory agency that enter into the contract to consider and come to an agreement on the adjustment in accordance with provisions of the project contract.

9. The plan for maintenance of road works not prescribed in clause 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 and 8 in this Article shall be prepared, approved and adjusted in accordance with provisions of the law on quality control and maintenance of construction works.

Article 18. Implementation of road work maintenance plan

1. With regard to central road network managed by the Ministry of Transport, the maintenance plan shall be implemented as follows:

a) According to annual road work maintenance plan approved, technical standards and regulations on maintenance and approved maintenance process, the Directorate for Roads of Vietnam, road management agency, entities authorized or assigned to directly managed the road works shall implement the maintenance plan;

b) Where road works are invested, constructed, managed and operated by the Ministry of Transport, the enterprise shall implement the plan for maintenance of works under its own management according to the approved maintenance plan, technical standards and regulations on maintenance as well as maintenance process.

2. The plan for maintenance of local road network shall be implemented in accordance with regulations issued by People’s Committees of provinces.

3. Maintenance of road works within the PPP project

a) The project management enterprise shall maintain road works according to technical standards and regulations on maintenance, maintenance process, project contract, maintenance plan and cost for the purpose of ensuring traffic safety and quality of works;

b) Before implementing the maintenance plan in the year, the project management enterprise must notify the regulatory agency entering into the contract of maintained construction items, maintenance time, maintenance cost, and methods for traffic arrangement, traffic assurance and other necessary information.

Such enterprise must notify the regulatory agency entering into the project contract of periodic repair and replacement of equipments 15 days before the repair.

In case of emergency repair, incident handling or repair for preventing collapse, the enterprise shall carry out the maintenance in accordance with provisions of the law on construction and send a report to the regulatory agency entering into the project contract after maintenance.

c) The regulatory agency entering into the project contract shall take responsibility to supervise and inspect the project management enterprise carrying out maintenance as agreed in the project contract, in consistent with technical standards and approved maintenance process; impose penalties on such enterprise for violating management and maintenance of works in accordance with provisions of laws and the signed contract.

4. With regard to dedicated road works, the owner shall maintain dedicated road works under his/her investment and be subject to inspection and supervision by state management authority as regulated.

5. The agency or organization assigned to implement maintenance plan prescribed in clause 1 and 2 in this Article, project management enterprise prescribed in Article 3 in this Article shall take responsibility to implement the maintenance plan in pursuit of ensuring the progress, quality, effectiveness of use of funding for such plan in consistent with provisions of laws.

6. Inspection of maintenance plan implementation

a) The Ministry of Transport shall conduct periodic and irregular inspection of maintenance plan implementation with regard to cases prescribed in clause 1 in this Article;

b) The agency approving and assigning maintenance plan with regard to cases prescribed in clause 2 in this Article to other entities shall take responsibility to inspect those entities to make sure they meet requirements prescribed in clause 5 in this Article.

c) The regulatory agency entering into the PPP project contract shall be responsible for inspecting the project management enterprise in charge of implementing the maintenance plan in accordance with regulations hereof and provisions of the project contract.

Article 19. Inspection, monitoring, quality assessment, regular maintenance, repair, assessment of bearing safety and operation safety during road work operation

1. The owner, manager or operator of road works shall responsible for inspecting, monitoring, assessing the quality, regularly maintaining and repairing works in consistent with approved maintenance process and technical standards for maintenance if he/she is eligible to perform the above-mentioned tasks or employ another organization eligible for those tasks.

2. Inspecting, monitoring and assessing the quality of road works

a) Road works shall be inspected in consistent with the maintenance plan and regulations in clause 1 in Article 4 hereof;

b) Road works shall be monitored in consistent with the maintenance plan and regulations in clause 2 in Article 4 hereof. The organization or individual in charge of work monitoring must make a report on monitoring results;

c) The quality of road work shall be assessed in consistent with the maintenance plan and regulations in clause 3 in Article 4 hereof. The organization or individual in charge of quality assessment must make a report on assessment results;

3. Road works shall be maintained in consistent with regulations in clause 4 in Article 4 hereof; the maintenance results must be recorded in a document. The owner, manager or operator of road works shall be responsible for conducting an inspection, supervision and acceptance of maintenance completion, quality of performance of maintenance duty and managing road work maintenance document.

4. Periodic and irregular repair of road works

a) Road works shall be repaired periodically in consistent with regulations in point a in clause 5 in Article 4 hereof; It is required to prepare, appraise and approve the plan for periodic repair of road works funded by state budget that costs VND 500 million or higher as well as make a economic-technical report and perform other tasks in accordance with provisions of laws on investment and construction of works; in case periodic repair costs less than VND 500 million, the owner, manager or operator or road works shall prepare a repair plan including the name of work s components or equipments to be repaired or replaced; reasons and objectives of repair or replacement; workload, cost estimate for repair expenses; time for performance and completion.

b) Road works shall be repaired irregularly in consistent with regulations in point b in clause 5 in Article 4 hereof.

With regard to road works within the central road network funded by state budget: where the construction works, works’ components get damaged due to effects from wind, flood, earthquake, fire, explosion, being hit or other unexpected effects that leads to the risk of collapse, traffic congestion, risk of traffic accidents which results in emergency repair not included in the approved maintenance plan, the Directorate for Roads of Vietnam shall issue a decision approving and carrying out irregular repair for the purpose of ensuring traffic safety and safety of construction works. The Directorate for Roads of Vietnam shall be responsible for the use of funding, methods for repairing and completing the document as regulated with regard to irregular repair mentioned above and notify the Ministry of Transport for adjustments to annual maintenance plan.

With regard to works, works’ components and construction items showing signs of degradation which poses a risk to operation and causes traffic accidents, the Directorate for Roads of Vietnam shall notify the Ministry of Transport for inspection to amend annual maintenance plan as prescribed in clause 6 in Article 17 hereof.

c) With regard to road works within the PPP project, the project management enterprise shall notify regulatory agencies for approval before repairing damage not stated in the project contract; except for emergency repair, handling of incidents or repair for preventing collapse.

5. Life of road works and duration for periodic repair

a) The duration of use subject to design of road works (hereinafter referred to as design life) means the period in which road works are expected to be used meeting requirements for safety and function. The design life shall be stipulated in applicable technical standards and regulations, duties of construction and design of works and design duty.

For the case in which standards and regulations on design of road works fail to regulate the design life as the basis for determining the duration for periodic repair of road surface, the design life shall be identified as prescribed in Appendix IV issued thereto or according to the number of standard axle accumulated in design compared to that of standard axle accumulated during operation; the duration for periodic repair or replacement of equipments installed into road works and other construction items shall be consistent with design regulations, regulations within relevant technical standards and regulations on time for fixed asset depreciation;

b) The duration for use of road works in real life (hereinafter referred to as service life) means the period in which road works are put in operation meeting requirements for safety and function.

The service life of road works may be changed compared to design life due to the following causes: operation status, volume of vehicles in traffic, works components inconsistent with design of works; events causing unexpected damage during operation; the progress and results of management and maintenance of construction works, construction items and equipments installed to road works, quality of works;

c) If the service life is shorter than the design one, the owner, manager or user of road works must inspect and assess the quality of works (where necessary) to find causes for the decrease in the service life and seek solutions.

d) Operation of road works out of their design life must comply with regulations in Article 23 hereof.

6. Assessing bearing safety and operation safety during operation of road works

a) Assessment of bearing safety and operation safety during operation of road works must be carried out in accordance with provisions of the law on quality control and maintenance of construction works;

b) Assessment matters and frequency shall be prescribed in technical standards and regulations (if any) or road work maintenance process.

Article 20. Quality control during road work maintenance process

1. The quality control during maintenance must comply with the following regulations:

a) The owner, manager or user of road works, investor of road work maintenance project, road work maintenance contractor and organizations and individuals relating to road work maintenance shall be responsible for controlling the quality of maintenance in accordance with provisions of laws;

b) Maintenance quality control shall comply with provisions of the law on management and operation of road transport infrastructure, regulations in technical standards for work maintenance and regulations issued by the Minister of Transport on supervision and acceptance of volume and quality of road work management and regular maintenance tasks performed;

c) The quality of periodic and irregular repair including survey, design, inspection, appraisal, approval, and performance and acceptance supervision shall be controlled in compliance with provisions of the law on quality control and maintenance of construction works.

2. The quality of maintenance of road works within the PPP project shall be controlled as prescribed in clause 1 in this Article and the following regulations:

a) Responsibilities of the regulatory agency entering into the PPP project contract and the enterprise controlling the maintenance quality shall be claimed in accordance with regulations hereof and provisions of the signed contract;

b) The regulatory agency entering into the PP project contract shall inspect the maintenance quality control duty performed by the project management enterprise to ensure the quality in consistent with provisions of laws; handling in accordance with provisions of the law on construction and provisions of the signed contract if discovering any violation regarding quality or violation against technical standards and approved maintenance process.

If violations of quality against design standards, technical standards, maintenance process during road work operation or violations posing a risk to traffic safety and operation safety fail to be timely handled, the regulatory agency entering into the project contract shall suspend the collection of road work service charge until all violations are completely handled. In case of damage which lead to the risk of collapse causing safety hazard for operation of road works, such regulatory agency shall suspend the operation until all damage are repaired.

3. The warranty period of road work repair shall be prescribed in clause 4 and 5 in Article 41 of Decree No.46/2015/ND-CP.

4. Where road works require monitoring or quality assessment, such task must be performed as prescribed in clause 7 in Article 41 of Decree No.46/2015/ND-CP and clause 2 and in Article 4 hereof.

Article 21. Maintenance of road works currently in operation but not subject to any maintenance process

1. With regard to road works currently in operation but not subject to any maintenance process, the owner or manager, user of those works shall perform the following tasks:

a) Supervise, inspect and assess the current status of the works; carry out quality assessment if necessary as the basis for making maintenance process;

b) Establish the maintenance process as prescribed in clause 2 in Article 6 hereof;

c) During the pre-issuance of maintenance process, the owner, manager or user of road works may apply technical standards or maintenance process of equivalent works to maintain road works under their own management until the day on which the maintenance process of their works is issued. If necessary, they may employ the consultancy to assess the conformity before applying technical standards or maintenance process of equivalent works.

2. Road works enterprises, the owner of dedicated road works, manager or user of road works shall perform tasks prescribed in clause 1 in this Article with regard to road works under their own management.

Article 22. Handling road works showing signs of danger, causing safety hazard for operation

1. The owner, manager or user of road works, road work maintenance and operation contractor and organizations and individuals relating to road work maintenance are required to:

a) When discovering road works or works components showing signs of danger or causing safety hazard for operation, check the current status of the works, assess the quality of such works (if necessary); employ emergency methods such as limiting the use of road works, load of vehicles or speed, suspending the work operation, transferring people, means of transport and properties for safety assurance in case of risk of collapse; immediately notify the nearest local authority; repair damage which could pose a risk to safety operation. take legal responsibility if failing to handle timely which results in loss of life and properties.

With regard to road works within the central road network including roads invested, constructed, managed and operated by the enterprise, notification must be given both to the nearest local authority and the Ministry of Transport as well as Directorate for Roads of Vietnam.

Notify competent authorities in case of road work destruction and carry out procedures in accordance with provisions of the law on management and operation of road transport infrastructure;

b) Cooperate with the local authority in performing tasks prescribed in clause 2 in Article 44 of Decree No.46/2015/ND-CP.

2. Any organization and individual may notify the owner, manager and operator of road works, state management authority or through mass media when discovering incidents, road works or works components showing signs of danger or causing safety hazard for operation in pursuit of timely handling.

Article 23. Handling expired road works but its operation is still needed

1. For expired road works, the road management agency, owner or manager, operator of such works must perform tasks prescribed in clause 1 in Article 45 of Decree No.46/2015/ND-CP.

2. The extension of operation of such works must be decided based on technical status, particular operation requirements, type and grade of road works. Responsibility for notifying and the authority to handle expired road works but operation of such works is still needed shall comply with regulations in clause 2 in Article 45 of Decree No.46/2015/ND-CP.

3. End of operation of expired works and destruction of works no longer in operation shall comply with regulations in clause 4 and 5 in Article 45 of Decree No.46/2015/ND-CP.

Article 24. Applying technical standards and regulations as well as economic-technical restrictions in maintenance of road works

1. Application of technical standards and regulations in maintenance of road works shall comply with regulations in Article 6 of Decree No.46/2015/ND-CP.

2. Application of economic-technical restrictions in maintenance of road works shall comply with provisions of the law on management of investment and construction costs and the law on costs for maintenance of construction works.

Article 25. Road work maintenance reporting

1. With regard to central road network, the report shall be made as follows:

a) The Directorate for Roads of Vietnam shall send periodic reports on results of management and maintenance of road works before the 22ndof March, June and September as well as a report in the year before December 22 to the Ministry of Transport;

b) The road management agency, entities authorized to manage road works shall send periodic report on results of management and maintenance of road works before the 12thof March, June and September and a report in the year before December 12;

c) The report must be made as prescribed in Appendix III issued thereto.

2. With regard to local road network, road management agencies shall made reports in accordance with regulations issued by People s Committees of province.

The Department of Transport shall send a report on management and maintenance of the network of provincial roads, urban roads, commune roads and other local roads as well as dedicated roads to the Directorate for Roads of Vietnam before December 12.

3. Entities prescribed in clause 1 and 2 in this Article must make both periodic reports stipulated in clause 1 in this Article and irregular reports where force majeure events arise which affect the road works or as required by competent authorities as well as other reports in accordance with provisions of the law on investment.

Article 26. Funding sources for management, operation and maintenance of road works

1. Funds for road work maintenance, funding derived from state budget, ODA capital, capital of investors in PPP projects, capital sources from operation of road traffic infrastructure and other capital sources in accordance with provisions of laws.

2. Funding for management, operation and maintenance of road works must be used and managed in accordance with provisions of the law in force.

Article 27. Costs for management, operation and maintenance of road works

1. Costs for management, operation and maintenance of road works shall be calculated as prescribed in Article 42 of Decree No.46/2015/ND-CP, Decree No.32/2015/ND-CP dated March 25, 2015 of the Government on management of construction costs, Circular No.03/2017/TT-BXD dated March 16, 2017 of the Minister of Construction on guidelines for calculating costs for maintenance of construction works (hereinafter referred to as Circular No.03/2017/TT-BXD). Costs for management, operation maintenance of road works shall be calculated by using at least one of the following methods:

a) Using percentage-based costs prescribed in point a in clause 1 in Article 5 of Circular No.03/2017/TT-BXD;

b) Calculating costs according to workload and unit price prescribed in point b in clause 1 in Article 5 of Circular No.03/2017/TT-BXD including maintenance workload and maintenance unit price; volume and number of employees, experts required by each particular job and road works, job description, progress and time for performance, qualification of employees and experts, appropriate unit price and other necessary costs;

c) Calculating costs according to costs of management, operation and maintenance of equivalent road works prescribed in point c in clause 2 of Decree No.32/2015/ND-CP. If using such method, the costs will be calculated based on scale, capacity or service ability of the road works or works’ components under consideration and costs for management, operation and maintenance of equivalent works with same type, grade, scale, capacity or service ability. If using recorded data on costs for previous road works, those costs must be exchanged to the one on the day of cost calculation in the locality where the works is constructed and other costs may be adjusted where necessary to be suitable for particular project or works.

This method shall only apply in making report on project possibility research.

d) For the case in which there are no technical standards for maintenance, maintenance and operation process. maintenance restrictions, data on costs for management, operation and maintenance of equivalent works as the basis for calculating costs as prescribed in point a, b and c in clause 1 in Article 27 hereof, the design consultancy shall be responsible for developing a technical guideline for work operation and maintenance to determine the volume and making cost estimate for costs of management, operation and maintenance under the guidance provided in Appendix V issued thereto.

2. With regard to road works funded by state budget including road maintenance funds, the costs must be calculated and managed in compliance with provisions of the law on bidding, placing orders for production and supply of public products and services for management and maintenance of road works.

3. Management, operation and maintenance costs shall be combined with contents of the report on project possibility research during the project making.

During operation of works, the cost estimate for management, operation and maintenance expenses must be made, appraised and approved in accordance with provisions of the law on management of construction costs, quality control and maintenance of construction works.

4. Cost contingency for price slippage during operation of road works shall be determined under the principle of consistency on calculation methods such as calculating costs in the stage of investment preparation or investment making.

5. With regard to road works within the PPP project, if any damage is caused by unexpected effects prescribed in point b in clause 5 in Article 4 hereof during the contract implementation, the costs for irregular repair must be additionally stated in the project contract. Where the bidding documents for selecting investors or the project contract states that the investor (project management enterprise) shall take responsibility to self-balance costs for irregular repair within the financial plan, such investor must perform the task mentioned above and must not record any additional irregular costs in the project contract.

6. With regard to national highways under management of entities authorized by the Ministry of Transport, costs for management of regular maintenance will be calculated as prescribed in clause 3 in Article 4 of Joint Circular No.75/2011/TTLT-BTC-BGTVT dated June 06, 2011 of the Minister of Finance and Transport.

7. Regular maintenance of road works during the warranty period as regulated shall not include the costs for repair and replacement of damaged equipments. The construction contractor and equipment supply and installation contractor shall be responsible for providing warranty of works.

There is no cost for regular repair of works components and construction items within the repair plan or items not requiring maintenance during repair of road works.

Chapter 5

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 28. Effect

1. This Circular takes effect on July 24, 2018 and replaces Circular No.52/2013/TT-BGTVT dated December 12, 2013 of the Minister of Transport on management, operation and maintenance of road construction works, Circular No.20/2014/TT-BGTVT dated May 30, 2014 of the Minister of Transport on amendments to the former Circular.

2. If legislative documents mentioned herein are amended or replaced during the implementation of this Circular, the amended or replaced documents will prevail.

3. Road works within the PPP project contract which is signed before the day this Circular comes into force shall be managed, operated and maintained as agreed in the signed contract. Where the project contract fails to present in detail the management, operation and maintenance of road works or projects approved before the day on which this Circular comes into force, road works shall be managed, operated and maintained in accordance with regulations hereof.

Article 29. Implementation

Chief of the Ministry Office, Chief of Ministry Inspectorate, Director General, Director General of Directorate for Roads of Vietnam, Directors of Transport Departments of centrally-affiliated cities and provinces, Directors of relevant agencies, relevant organizations and individuals shall take responsibility to implement this Circular./.

For the Minister
The Deputy Minister
Le Dinh Tho

*All the Appendixes enclosed with this Circular are not translated*

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 37/2018/TT-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất