Nghị định 46/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam

thuộc tính Nghị định 46/2006/NĐ-CP

Nghị định 46/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:46/2006/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:16/05/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông, Hàng hải

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Xử lý hàng hoá lưu tại cảng biển - Ngày 16/5/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2006/NĐ-CP về xử lý hàng hoá do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam. Theo đó, hàng hoá bị lưu giữ khi người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng chưa thanh toán hết hoặc không đưa ra một bảo đảm cần thiết về thanh toán các khoản nợ. Người vận chuyển chỉ được lưu giữ số lượng hàng hoá có giá trị bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và chi phí... Người lưu giữ có quyền bán đấu giá hàng hoá bị lưu giữ sau 60 ngày, kể từ ngày tầu biển đến cảng trả hàng nếu những người có lợi ích liên quan không thanh toán đủ các khoản nợ hoặc không có bảo đảm cần thiết khác... Trong trường hợp hàng hoá thuộc loại mau hỏng, có khả năng gây ô nhiễm môi trường, có ảnh hưởng tới an ninh, quốc phòng... thì có thể xử lý hàng hoá bị lưu giữ sớm hơn thời hạn quy định... Ngay sau khi thực hiện việc lưu giữu hàng hoá, người lưu giữu phải thông báo bằng văn bản cho người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định46/2006/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 46/2006/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 46/2006/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 5 NĂM 2006

VỀ XỬ LÝ HÀNG HÓA DO NGƯỜI VẬN CHUYỂN LƯU GIỮ

TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định trình tự, thủ tục xử lý đối với hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam theo quy định tại Điều 94 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sau đây gọi chung là Bộ luật) để bảo đảm việc thanh toán tiền cước vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu và các khoản chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
 Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển bị lưu giữ tại cảng biển Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Người lưu giữ" là người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hoá khi có căn cứ làm phát sinh quyền lưu giữ hàng hoá.
2. "Hàng hóa bị lưu giữ" là hàng hóa do người vận chuyển bằng đường biển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam để bảo đảm việc thanh toán tiền cước vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu và các khoản chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
3. "Các khoản nợ" là tiền cước vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu và các chi phí hợp lý khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đó mà người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng chưa thanh toán hết hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết để thanh toán.
4. "Người bán đấu giá" là doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc hội đồng bán đấu giá tài sản theo quy định tại các Điều 34, 35, 36 và 37 của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.
5. Các khái niệm "người vận chuyển", "người thuê vận chuyển", "người nhận hàng" được vận dụng theo các quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 72 của Bộ luật.
Điều 4. Hàng hóa bị lưu giữ
1. Hàng hóa bị lưu giữ trong các trường hợp sau đây:
a) Người nhận hàng không đến nhận;
b) Người nhận hàng từ chối nhận hàng;
c) Người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng;
d) Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn gốc, giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hóa tương đương có giá trị để nhận hàng;
đ) Người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng chưa thanh toán hết hoặc không đưa ra một bảo đảm cần thiết về thanh toán hết các khoản nợ. Người vận chuyển chỉ được lưu giữ số lượng hàng hóa có giá trị bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các chi phí quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này. Giá trị hàng hoá để tính số lượng hàng mà người vận chuyển lưu giữ được tính trên cơ sở giá của hàng hoá đó tại thị trường nơi người vận chuyển lưu giữ hàng hoá và tại thời điểm hàng hoá bị lưu giữ.
2. Người lưu giữ có quyền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ sau sáu mươi ngày, kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng nếu những người có lợi ích liên quan quy định tại khoản 1 Điều này không thanh toán đủ các khoản nợ hoặc không có bảo đảm cần thiết khác và người lưu giữ phải thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 của Nghị định này. Trong trường hợp hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại mau hỏng, có khả năng gây ô nhiễm môi trường, có ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh  hoặc việc ký gửi hàng hóa bị lưu giữ quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyển có quyền căn cứ theo tính chất, đặc điểm tự nhiên của hàng hoá và khả năng tài chính của mình để xử lý hàng hóa bị lưu giữ sớm hơn thời hạn quy định nhưng vẫn phải thực hiện các công việc theo trình tự quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
3. Người lưu giữ thực hiện việc lưu giữ hàng hóa và xử lý hàng hóa bị lưu giữ quy định tại Nghị định này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc lưu giữ và việc xử lý hàng hóa bị lưu giữ đó.
Điều 5. Thông báo lưu giữ hàng hóa
1. Ngay khi thực hiện việc lưu giữ hàng hóa, người lưu giữ phải thông báo bằng văn bản cho người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng về việc lưu giữ hàng hóa và dự định bán hàng hoá lưu giữ để trừ các khoản nợ.
2. Sau ba mươi ngày, kể từ ngày gửi thông báo đầu tiên, người lưu giữ không nhận được trả lời của người thuê vận chuyển hoặc của người nhận hàng hoặc không được thanh toán hết các khoản nợ thì người lưu giữ phải thông báo ba lần liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc của địa phương cấp tỉnh nơi thực hiện việc lưu giữ hàng hoá, đồng thời thông báo cho người thuê vận chuyển hoặc người vận chuyển biết.
3. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu người lưu giữ sau khi đã thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng vẫn không được thanh toán hết các khoản nợ thì người lưu giữ có quyền ký hợp đồng ủy quyền việc bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ cho người bán đấu giá, đồng thời thông báo cho người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng biết.
Điều 6. Thủ tục bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ
Thủ tục bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Điều 7. Hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại cấm nhập khẩu hoặc cấm lưu thông
Hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại cấm nhập khẩu hoặc cấm lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam được xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Giám định hàng hóa bị lưu giữ
Trước khi ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ, người lưu giữ phải thuê giám định về số lượng, chất lượng và tổn thất (nếu có) của hàng hóa bị lưu giữ. Chi phí giám định hàng hóa bị lưu giữ được tính vào chi phí liên quan đến bán đấu giá hàng hóa.
Điều 9. Chi trả tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ
1. Toàn bộ tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ được gửi vào "Tài khoản tiền quản lý, giữ hộ" của người lưu giữ tại Ngân hàng được phép hoạt động ở Việt Nam. Việc chi trả số tiền này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Thuế, lệ phí, các chi phí liên quan đến việc ký gửi và bán đấu giá hàng hoá;
b) Các khoản nợ đối với người lưu giữ;
c) Các khoản chi phí hợp lý phát sinh do việc lưu giữ hàng hóa.
2. Việc chi trả số tiền nói tại khoản 1 Điều này phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật.
3. Số tiền còn thừa sau khi chi trả các khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này được giữ lại tại "Tài khoản tiền quản lý, giữ hộ" để trả lại cho người có quyền nhận.
4. Trong trường hợp số tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ không đủ để chi trả các khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này thì người lưu giữ có quyền tiếp tục yêu cầu những người liên quan có nghĩa vụ thanh toán số tiền còn thiếu.
Điều 10. Thông báo việc đã chi trả số tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ
1. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày chi trả xong số tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này, người lưu giữ phải thông báo cho người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng biết về việc chi trả số tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ đó. Ngay sau ngày gửi thông báo này, người lưu giữ phải đưa tin ba lần liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc của địa phương cấp tỉnh nơi thực hiện việc lưu giữ hàng hoá.
2. Trong trường hợp còn thừa tiền thì người lưu giữ phải thông báo rõ số tiền còn thừa và số tài khoản tạm gửi tại Ngân hàng cho người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng biết.
Điều 11. Xử lý số tiền còn thừa sau khi đã chi trả
1. Trong trường hợp người có quyền nhận số tiền còn thừa yêu cầu nhận lại số tiền đó, người lưu giữ phải trả cho người yêu cầu số tiền thừa nêu tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này; trong trường hợp nhiều người có quyền nhận số tiền còn thừa này thì số tiền còn thừa được chia theo tỷ lệ tương ứng với quyền lợi của mỗi người.
2. Sau một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày bán đấu giá hàng hoá nếu người lưu giữ đã thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này mà không có ai yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa hoặc có người yêu cầu nhưng không phải là người có quyền nhận thì người lưu giữ có nghĩa vụ nộp số tiền đó vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện việc lưu giữ hàng hóa.
3. Trong trường hợp người yêu cầu nhận tiền còn thừa không được người lưu giữ chấp nhận thì người yêu cầu nhận tiền còn thừa có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Khi Tòa án có quyết định công nhận số tiền còn thừa là quyền lợi hợp pháp của người yêu cầu nhận tiền thì người lưu giữ có văn bản đề nghị cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước thoái thu số tiền đã nộp để trả lại cho người yêu cầu nhận tiền hợp pháp.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và huỷ bỏ Nghị định số 55/1998/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về xử lý hàng hoá do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam.
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Phan Văn Khải

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 46/2006/ND-CP

Hanoi, May 16, 2006

 

DECREE

ON THE DISPOSAL OF CARGO RETAINED BY CARRIERS AT VIETNAMESE SEAPORTS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 14, 2005 Vietnam Maritime Code;

At the proposal of the Minister of Transport,

DECREES:

Article 1.- Scope of regulation

This Decree provides for the order and procedures for disposal of cargo retained by carriers at Vietnamese seaports according to the provisions of Article 94 of the Vietnam Maritime Code (hereinafter collectively referred to as the Code) for guaranteeing the payment of freights, damages for vessel detention, and other expenses related to the carriage of cargo.

Article 2.- Subjects of application

This Decree applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals involved in disposal of cargo which is carried by sea and retained at Vietnamese seaports.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Decree, the terms below shall be construed as follows:

1. “Retainer” means a carrier who has the right to retain cargo where there are grounds for such right to arise.

2. “Retained cargo” means cargo which is retained by sea carriers at Vietnamese seaports for guaranteeing the payment of freights, damages for vessel detention, and other expenses related to the carriage of cargo by sea.

3. “Debts” mean freights, damages for vessel detention and other reasonable expenses related to the carriage of cargo which charterers or consignees have neither paid off nor given necessary guarantee for the payment.

4. “Auctioneers” mean property-auctioning enterprises, property-auctioning service centers or property-auctioning councils defined in Articles 34, 35, 36 and 37 of the Government’s Decree No. 05/2005/ND-CP of January 18, 2005, on property auction.

5. The terms of “carrier”, “charterer” and “consignee” shall have the meaning given to them by definitions in Clauses 1, 2 and 5, Article 72 of the Code.

Article 4.- Retained cargo

1. Cargo shall be retained in the following cases where:

a/ There is no consignee;

b/ The consignee refuses to receive the cargo;

c/ The consignees delays the receipt of the cargo;

d/ Many persons present the original bill of lading or sea waybill or another carriage document of equivalent validity in order to receive the cargo;

e/ The charterer or the consignee fails to pay off debts or give necessary guarantee for the full payment of debts. The carrier may retain only a volume of cargo with a value sufficient to guarantee the full payment of debts and expenses specified in Clause 1, Article 9 of this Decree. The volume of cargo to be retained by the carrier shall be calculated based on the price of such cargo in the market of the locality where the carrier retains the cargo and at the time the cargo is retained.

2. Past 60 days from the date the vessel arrives at the port of delivery, if the persons with related interests defined in Clause 1 of this Article fail to pay off debts or give another necessary guarantee, the retainer may auction the retained cargo and must abide by the provisions of Clauses 1 and 2, Article 5 of this Decree. Where the retained cargo is perishable, likely to pollute the environment or badly affect defense or security, or its custody may cost much more than its actual value, the carrier may, depending on the nature and characteristics of the cargo and his/her/its financial capability, dispose of the retained cargo ahead of the set schedule, but must still perform the jobs in the order prescribed in Article 5 of this Decree.

3. The retainer that retains cargo and disposes of the retained cargo under the provisions of this Decree shall be accountable before law for the lawfulness of the retention and disposal of the retained cargo.

Article 5.- Notice on retention of cargo

1. Right upon the retention of cargo, the retainer must notify in writing the charterer or the consignee of such retention and the intended sale of the retained cargo for clearing debts.

2. Past 30 days from the date of making the first notice, if the retainer receives no reply from the charterer or the consignee, or his/her/its debt is not paid off, he/she/it shall make notification for three consecutive times on the central mass media or the mass media of the province where the cargo is retained and, at the same time, notify the charterer or the carrier thereof.

3. Past 60 days from the date the vessel arrives at the port of delivery, if the retainer, though having observed the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, still has his/her/its debts not paid off, he/she/it may sign a contract mandating the auctioneer to auction the retained cargo and, at the same time, notify the charterer or consignee thereof.

Article 6.- Procedures for auction of retained cargo

Procedures for the auction of retained cargo shall comply with the provisions of law on property auction.

Article 7.- Retained cargo which is banned from import or circulation

Retained cargo which is banned from import or circulation within the Vietnamese territory shall be disposed of according to the provisions of law.

Article 8.- Assessment of retained cargo

Before signing a contract to mandate the auction of retained cargo, the retainer must hire an assessor to assess the quantity, quality and damage (if any) of the retained cargo. Expenses for assessment of retained cargo shall be included in property auction expenses.

Article 9.- Payment of proceeds from auction of retained cargo

1. All proceeds from the auction of retained cargo shall be deposited into the retainer’s “custody account” at a licensed bank operating in Vietnam. Such proceeds shall be paid in the following order of priority:

a/ Taxes, fees and expenses related to the custody and auction of cargo;

b/ Debts owed to the retainer;

c/ Reasonable expenses arising from the retention of cargo.

2. The payment of the sums stated in Clause 1 of this Article must be evidenced with complete and valid documents according to the provisions of law.

3. The remainder, if any, after the sums stated in Clause 1 of this Article have been paid off, shall be kept in the “custody accounts” for refund to eligible persons.

4. Where the proceeds from the auction of retained cargo are insufficient to pay the sums stated in Clause 1 of this Article, the retainer may continue requesting involved persons to pay the deficit.

Article 10.- Notice on payment of proceeds from auction of retained cargo

1. Within three days after having paid the proceeds from the auction of retained cargo according to the provisions of Article 9 of this Decree, the retainer shall notify the charterer or the consignee of such payment. Right after the date of sending this notification, the retainer must publish such notification for three consecutive times on the central mass media or the mass media of the province where the cargo is retained.

2. If there is any remainder of the proceeds, the retainer shall notify the charterer or the consignee of the remainder and the number of the bank where it is temporarily deposited.

Article 11.- Disposal of the remainder of the proceeds after payment

1. Where eligible recipients of the remainder claim such money, the retainer must pay to the claimants the remainder stated in Clause 2, Article 10 of this Decree; where many persons are eligible to receive such remainder, they shall be divided a share of the remainder in proportion to each person’s interests.

2. Past one hundred and eighty days from the date of the auction of the cargo, if the retainer has made notification according to the provisions of Clause 2, Article 10 of this Decree, but nobody claims the remainder or no claimant is eligible to receive it, the retainer shall remit such money into the state budget at the provincial/municipal state treasury of the locality where the cargo is retained.

3. Where a claimant of the remainder is rejected by the retainer, the claimant may request a competent court to protect his/her legitimate interest. When the court issues a decision recognizing that the claimant is entitled to such money, the retainer shall request in writing the finance agency and state treasury concerned to refund the remitted money to the lawful claimant.

Article 12.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO” and annuls the Government’s Decree No. 55/1998/ND-CP of July 22, 1998, on handling cargo retained in Vietnam by sea carriers.

Article 13.- Organization of implementation

1. The Minister of Transport shall have to organize the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, presidents of provincial/municipal People’s Committees, and concerned agencies and individuals shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Phan Van Khai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 46/2006/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất