Thông tư 42/2020/TT-BGDĐT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực giáo dục

thuộc tính Thông tư 42/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 42/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:42/2020/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Văn Phúc
Ngày ban hành:03/11/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục

Ngày 03/11/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 42/2020/TT-BGDĐT về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục.

Theo đó, bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật sau đây: Chỉ thị số 17/CT-LT ngày 18/9/1993; Thông tư số 18/TTLT ngày 18/9/1993; Chỉ thị số 11/CTLT ngày 01/7/1995; Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 31/8/1998; Thông tư liên tịch số 66/1998/ TTLT-BGDĐT-TC ngày 26 /12/1998; Thông tư liên tịch số 23/1998/TT-LB quy định về nhiệm vụ, tổ chức thực hiện công tác Nha học đường;….

Bên cạnh đó, Thông tư còn bãi bỏ cụm từ “vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” tại khoản 1, khoản 2 Mục II và bãi bỏ khoản 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Mục II Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 19/12/2020.

Xem chi tiết Thông tư42/2020/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

___________

Số: 42/2020/TT-BGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2020

 

                                                                         

THÔNG TƯ

Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục

______________

 

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục.

Điều 1. Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục

Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

1. Chỉ thị số 17/CT-LT ngày 18 tháng 9 năm 1993 liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn giáo dục Việt Nam về việc tổ chức cuộc vận động “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” trong cán bộ giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục - đào tạo.

2. Thông tư số 18/TTLT ngày 18 tháng 9 năm 1993 liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Công đoàn giáo dục Việt Nam hướng dẫn thực hiện cuộc vận động “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” trong cán bộ giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục - đào tạo.

3. Chỉ thị số 11/CTLT ngày 01 tháng 7 năm 1995 liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo với Công đoàn giáo dục Việt Nam đẩy mạnh công tác xây dựng “Gia đình nhà giáo văn hóa” trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục - đào tạo.

4. Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT-BGD&ĐT-BTC ngày 31 tháng 8 năm 1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức thực hiện thu chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

5. Thông tư liên tịch số 66/1998/TTLT-GD&ĐT-TC ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện miễn thu học phí đối với học sinh, sinh viên.

6. Thông tư liên tịch số 23/1998/TT-LB quy định về nhiệm vụ, tổ chức thực hiện công tác Nha học đường.

7. Thông tư liên tịch số 38/2001/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 22 tháng 8 năm 2001 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 54/1998//TTLT-BGDĐT-BTC ngày 31 tháng 8 năm 1998 về thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.

8. Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BGD&ĐT-BKH&ĐT ngày 14 tháng 4 năm 2005 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

9. Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2008 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

10. Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung mục III của Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2008 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

11. Thông tư liên tịch số 14/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 4 năm 2012 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế phối hợp cung cấp thông tin cho Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học”, phục vụ quản lí công tác tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

12. Thông tư liên tịch số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

13. Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 26 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế đối với hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

Điều 2. Bãi bỏ một phần văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục

Bãi bỏ cụm từ “vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” tại khoản 1, khoản 2 Mục II và bãi bỏ khoản 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Mục II Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 12 năm 2020.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế; thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giám đốc sở giáo dục và đào tạo; giám đốc đại học, học viện; hiệu trưởng trường đại học; hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm; hiệu trưởng trường trung cấp sư phạm và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

Nơi nhận:

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- UBVHGDTNTNNĐ của Quốc hội;

- Ban Tuyên giáo Trung ương;

- Hội đồng QGGDPTNL;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

- Công báo;

- Cổng TTĐT Chính phủ;

- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;

- Như Điều 4 (để thực hiện);

- Lưu: VT, Vụ PC (10).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Văn Phúc

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2213/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định 489/QĐ-TTg ngày 08/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách

văn bản mới nhất