Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT xác định chỉ tiêu tuyển sinh

thuộc tính Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT

Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:32/2015/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Vũ Luận
Ngày ban hành:16/12/2015
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Trường đại học phải dừng đào tạo trình độ cao đẳng trước năm 2020

Ngày 16/12/2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học, có hiệu lực từ ngày 01/02/2016.
Nội dung nổi bật của Thông tư này là quy định nguyên tắc các cơ sở giáo dục đại học không được đào tạo cao đẳng, trung cấp trừ các cơ sở thuộc khối ngành nghệ thuật và các cơ sở trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có cơ sở đào tạo cao đẳng, trung cấp khối ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên. Do đó, cơ sở giáo dục đào tạo đại học đang đào tạo cao đẳng mỗi năm phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cao đẳng ít nhất 30% so với chỉ tiêu năm 2015 để dừng tuyển sinh đào tạo trình độ này trước năm 2020; các cơ sở giáo dục đại học đang đào tạo trung cấp phải dừng tuyển sinh đào tạo trình độ này trước năm 2017.
Về chỉ tiêu tuyển sinh tối đa của cơ sở giáo dục đại học, Thông tư này quy định 03 tiêu chí: Số sinh viên chính quy tính trên 01 giảng viên quy đổi theo khối ngành; Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở giáo dục đại học tính trên 01 sinh viên chính quy; Quy mô sinh viên chính quy tối đa của cơ sở giáo dục đại học.
Trong đó, số sinh viên chính quy tính trên 1 giảng viên quy đổi đối với khối ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; kinh doanh và quản lý; pháp luật; nhân văn; báo chí và thông tin; an ninh, quốc phòng là 25 sinh viên/01 giảng viên; 10 sinh viên/01 giảng viên với khối ngành nghệ thuật; 20 sinh viên/01giáo viên với khối ngành khoa học tự nhiên, máy tính và công nghệ thông tin… Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở giáo dục đại học không thấp hơn 2,5m2/học sinh; Quy mô sinh viên chính quy tối đa của trường đại học thuộc khối ngành kinh doanh và quản lý; pháp luật; khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên là 15.000 sinh viên; các trường thuộc khối ngành nghệ thuật là 5.000 sinh viên và với các trường thuộc khối ngành sức khỏe là 8.000 sinh viên...

Xem chi tiết Thông tư32/2015/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

Số: 32/2015/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU TUYỂN SINH ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học;

Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2016.
Các quy định đối với các đại học, học viện, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo tiến sĩ tại Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và Thông tư số 20/2012/TT-BGDĐT ngày 12/6/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính. Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học; Viện trưởng các viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBVHGD-TNTN&NĐ của Quốc hội;
- Hội đồng Quốc gia giáo dục;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- Bộ Tư pháp (Cục Ktr VBQPPL);
- Như Điều 3;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ KHTC.

BỘ TRƯỞNG







Phạm Vũ Luận

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU TUYỂN SINH ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với đại học, học viện, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học), bao gồm: tiêu chí, nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh; quy trình đăng ký, xử lý vi phạm.
2. Văn bản này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Mục tiêu chung
1. Thúc đẩy các cơ sở giáo dục đại học tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
2. Giao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học trong việc xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm.
3. Bảo đảm công khai, minh bạch trong việc xác định và thông báo chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm.
4. Cân đối quy mô đào tạo giữa các ngành nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Khối ngành.
Khối ngành là tập hợp một hoặc một số lĩnh vực giáo dục, đào tạo cấp 2 được quy định tại Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân. Việc phân chia 7 khối ngành được thể hiện tại Phụ lục số 3 của Quy định này.
2. Giảng viên cơ hữu.
a) Giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học công lập là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức.
b) Giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học tư thục là người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động, không là công chức hoặc viên chức nhà nước, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; do nhà trường trả lương và chi trả các khoản khác thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.

3. Giảng viên quy đổi.

Giảng viên quy đổi theo trình độ của cơ sở giáo dục đại học là số lượng giảng viên có chức danh hoặc trình độ khác nhau của cơ sở được quy đổi theo hệ số như sau:

Trình độ

Hệ số

- Giảng viên có trình độ đại học

0,5

- Giảng viên có trình độ thạc sĩ

1

- Giảng viên có trình độ tiến sĩ

2

- Giảng viên có chức danh phó giáo sư

5

- Giảng viên có chức danh giáo sư

5

Điều 4. Số lượng giảng viên quy đổi theo khối ngành

1. Số lượng giảng viên quy đổi theo khối ngành được xác định theo công thức:

Trong đó:

• GVi là tổng số giảng viên quy đổi của khối ngành i;

• GVni là số lượng giảng viên ngành của khối ngành i quy đổi theo trình độ;

• GVmc là số lượng giảng viên các môn chung của cơ sở giáo dục đại học quy đổi theo trình độ;

• GVn là tổng số giảng viên ngành của tất cả các khối ngành quy đổi theo trình độ của cơ sở giáo dục đại học.

Ví dụ:

Trường A đào tạo 2 khối ngành là khối ngành V và khối ngành VII. Trường có 120 giảng viên quy đổi theo trình độ, trong đó có 20 giảng viên chung và 100 giảng viên giảng dạy khối ngành. Trong 100 giảng viên khối ngành có 80 giảng viên của khối ngành VII (tương ứng là 80% tổng giảng viên khối ngành) và 20 giảng viên của khối ngành V (tương ứng 20% giảng viên khối ngành).

Khi đó khối ngành VII sẽ được phân bổ 80% số giảng viên các môn chung (tương ứng là 16 giảng viên). Do đó số giảng viên để xác định chỉ tiêu tuyển sinh của khối ngành VII sẽ là 96.

Khối ngành V sẽ được phân bổ 20% số giảng viên các môn chung (tương ứng là 04 giảng viên). Do đó tổng số giảng viên để xác định chỉ tiêu tuyển sinh của khối ngành V sẽ là 24.

2. Đối với giảng viên tham gia giảng nhiều khối ngành thì chỉ tính vào 1 khối ngành để xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
3. Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh được tính trên cơ sở số giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học.
Điều 5. Tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh tối đa của cơ sở giáo dục đại học

1. Tiêu chí 1: Số sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp hệ chính quy bao gồm: sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp chính quy; sinh viên liên thông, văn bằng hai đào tạo theo hình thức chính quy (sau đây gọi là sinh viên chính quy) tính trên 1 giảng viên quy đổi theo khối ngành của cơ sở giáo dục đại học.

a) Số sinh viên chính quy tính trên 1 giảng viên quy đổi theo khối ngành được xác định không vượt quá các định mức như sau:

TT

Khối ngành

Số sinh viên chính quy/ 01 giảng viên quy đổi

1

Khối ngành I

25

2

Khối ngành II

10

3

Khối ngành III

25

4

Khối ngành IV

20

5

Khối ngành V

20

6

Khối ngành VI

15

7

Khối ngành VII

25

b) Cách tính tiêu chí 1:

Lấy tổng quy mô sinh viên chính quy theo khối ngành của cơ sở giáo dục đại học chia cho tổng số giảng viên quy đổi của khối ngành đó.

c) Nếu số sinh viên chính quy tính trên 1 giảng viên quy đổi theo khối ngành vượt quy định tại điểm a Khoản này thì chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của khối ngành được xác định không quá 1/4 quy mô năng lực đào tạo tối đa của khối ngành đó.

2. Tiêu chí 2: Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở giáo dục đại học tính trên 1 sinh viên chính quy.
a) Tiêu chí này không thấp hơn 2,5 m2.
b) Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo gồm các hạng mục:
- Hội trường, giảng đường, phòng học các loại;
- Thư viện, trung tâm học liệu;
- Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng thực tập, nhà tập đa năng.
c) Cách tính tiêu chí 2.
Lấy tổng diện tích ba hạng mục xây dựng được xác định tại điểm b khoản này chia cho tổng quy mô sinh viên chính quy của cơ sở giáo dục đại học.
3. Tiêu chí 3: Quy mô sinh viên chính quy tối đa của cơ sở giáo dục đại học.
a) Quy mô sinh viên chính quy tối đa được quy định như sau:
- Không quá 8.000 sinh viên đối với các cơ sở giáo dục đại học thuộc khối ngành VI;
- Không quá 5.000 sinh viên đối với các cơ sở giáo dục đại học thuộc khối ngành II;
- Không quá 15.000 sinh viên đối với các cơ sở giáo dục đại học thuộc khối ngành I, III, IV, V, và VII.
b) Đối với Đại học Quốc gia và Đại học vùng, quy mô sinh viên chính quy tối đa được xác định theo các trường thành viên.
c) Những trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét và quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 6. Nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh tối đa
1. Các cơ sở giáo dục đại học xác định chỉ tiêu tuyển sinh sinh viên chính quy hàng năm phải thỏa mãn đồng thời cả 03 tiêu chí quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
2. Tiêu chí 1 được xác định cho từng khối ngành; tiêu chí 2 và 3 được xác định chung cho toàn cơ sở giáo dục đại học.
3. Cơ sở giáo dục đại học không được đào tạo cao đẳng, trung cấp trừ các cơ sở giáo dục đại học thuộc khối ngành II và các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Tỉnh hoặc Thành phố trực thuộc Trung ương không có cơ sở đào tạo cao đẳng, trung cấp khối ngành I.
4. Cơ sở giáo dục đại học đang đào tạo cao đẳng mỗi năm phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cao đẳng ít nhất 30% so với chỉ tiêu năm 2015 để dừng tuyển sinh đào tạo trình độ này trước năm 2020.
5. Cơ sở giáo dục đại học đang đào tạo trung cấp phải dừng tuyển sinh đào tạo trình độ này trước năm 2017.
6. Chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy được xác định không quá 15% chỉ tiêu chính quy đối với khối ngành VI; không quá 20% chỉ tiêu chính quy đối với các khối ngành khác.
Điều 7. Chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục thường xuyên tối đa
1. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học.
a) Tổng chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học; liên thông đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học; văn bằng hai đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học được xác định không quá 30% tổng chỉ tiêu tuyển sinh sinh viên chính quy đã xác định của cơ sở giáo dục đại học.
b) Việc giao nhiệm vụ đào tạo để nâng chuẩn giáo viên, nâng cao trình độ cán bộ y tế, đào tạo trong lĩnh vực nghệ thuật, nông lâm thủy sản và một số trường hợp đặc biệt khác sẽ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.
2. Chỉ tiêu tuyển sinh theo hình thức học từ xa: Được xem xét căn cứ theo đề án của cơ sở giáo dục đại học. Các cơ sở giáo dục đại học không đào tạo từ xa đối với khối ngành I.
Điều 8. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ tối đa

1. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ:

Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ tối đa hàng năm của cơ sở giáo dục đại học được phép đào tạo tiến sĩ được tính theo công thức:

CTts.max = Qts.max - (Qts.hc - Qts.tn)

Trong đó:

■ CTts.max là chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ tối đa hàng năm

■ Qts.max là quy mô đào tạo tiến sĩ tối đa

■ Qts.hc là quy mô đào tạo tiến sĩ hiện có

■ Qts.tn là số nghiên cứu sinh tốt nghiệp trong năm

Quy mô đào tạo tiến sĩ tối đa của cơ sở giáo dục đại học được xác định theo công thức:

Qts.max = 3 x GVts + 4 x GVpgs + 5 x GVgs

Trong đó:

■ GVts là số lượng giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ

■ GVpgs là số lượng giảng viên cơ hữu có chức danh phó giáo sư

■ GVgs là số lượng giảng viên cơ hữu có chức danh giáo sư

2. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ:

Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ tối đa hàng năm của cơ sở giáo dục đại học được phép đào tạo thạc sĩ được xác định theo công thức:

CTths.max = 3 x GVts + 5 x GVpgs + 7 x GVgs

Trong đó:

■ CTths.max là chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ tối đa hàng năm

■ GVts là số lượng giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ

■ GVpgs là số lượng giảng viên cơ hữu có chức danh phó giáo sư

■ GVgs là số lượng giảng viên cơ hữu có chức danh giáo sư

3. Cơ sở giáo dục đại học xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ trên cơ sở giảng viên cơ hữu theo khối ngành quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
Điều 9. Quy trình đăng ký, thông báo chỉ tiêu tuyển sinh
1. Căn cứ quy định tại Thông tư này, các cơ sở giáo dục đại học tự xác định và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Cơ sở giáo dục đại học có đào tạo khối ngành I, khi đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo, phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý trực tiếp về chỉ tiêu tuyển sinh khối ngành này.
3. Việc xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh, của các cơ sở giáo dục đại học được quy định theo năm lịch.
4. Số liệu sử dụng để xác định chỉ tiêu tuyển sinh là số liệu của cơ sở giáo dục đại học tại thời điểm ngày 31 tháng 12 hàng năm.
5. Cơ sở giáo dục đại học đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm sau theo Phụ lục 1, 2 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Kế hoạch-Tài chính) trước 15 tháng 01 hàng năm.
6. Sau khi nhận được đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho từng cơ sở trước 28 tháng 02 hàng năm.
Điều 10. Thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm
1. Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kiểm tra, thanh tra việc xác định chỉ tiêu và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học.
2. Các cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh ở nhiều khối ngành, vi phạm nhiều tiêu chí, có hành vi tái phạm, sẽ bị xem xét tước quyền tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh hoặc đình chỉ tuyển sinh.
3. Các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tuyển sinh vượt so với chỉ tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông báo thì số lượng chỉ tiêu tuyển vượt sẽ bị khấu trừ vào chỉ tiêu tuyển sinh năm sau của trường và nhà trường sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Việc xử lý kỷ luật cá nhân trong thực hiện tuyển sinh vượt so với chỉ tiêu đã thông báo được thực hiện theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện hành.
4. Việc xác định và xử lý hành vi vi phạm các quy định về tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tuyển sinh vượt chỉ tiêu được thực hiện theo từng khối ngành và chung cho toàn cơ sở giáo dục đại học.
Điều 11. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học
1. Đảm bảo tính trung thực, chính xác của các số liệu về giảng viên, về cơ sở vật chất trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm.
2. Cung cấp đầy đủ thông tin khi có yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xác minh chỉ tiêu tuyển sinh đã đăng ký.
3. Báo cáo kết quả tuyển sinh năm trước và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm sau đúng thời gian quy định./.

Cơ quan chủ quản (nếu có)
Trường………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHỤ LỤC 1

CÁC ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU
(Kèm theo Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

1.1. Quy mô đào tạo hệ chính quy đến ngày 31/12/... (sinh viên, học sinh).

STT

Loại chỉ tiêu

Khối ngành đào tạo

Khối ngành I

Khối ngành II

Khối ngành III

Khối ngành IV

Khối ngành V

Khối ngành VI

Khối ngành VII

1

Sau đại học

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Tiến sĩ

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Thạc sĩ

 

 

 

 

 

 

 

2

Đại học

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Chính quy

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Liên thông CQ

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Bằng 2 CQ

 

 

 

 

 

 

 

3

Cao đẳng

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Chính quy

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Liên thông CQ

 

 

 

 

 

 

 

4

Trung cấp

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Chính quy

 

 

 

 

 

 

 

1.2. Dự kiến sinh viên tốt nghiệp năm ....(sinh viên, học sinh).

STT

Loại chỉ tiêu

Khối ngành

Khối ngành I

Khối ngành II

Khối ngành III

Khối ngành IV

Khối ngành V

Khối ngành VI

Khối ngành VII

1

Sau đại học

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Tiến sĩ

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Thạc sĩ

 

 

 

 

 

 

 

2

Đại học

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Chính quy

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Liên thông CQ

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Bằng 2 CQ

 

 

 

 

 

 

 

3

Cao đẳng

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Chính quy

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Liên thông CQ

 

 

 

 

 

 

 

4

Trung cấp

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Chính quy

 

 

 

 

 

 

 

1.3. Giảng viên cơ hữu theo khối ngành đến ngày 31/12/... (Người)

STT

Khối ngành

Giáo sư

Phó Giáo sư

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

1

Khối ngành I

 

 

 

 

 

2

Khối ngành II

 

 

 

 

 

3

Khối ngành III

 

 

 

 

 

4

Khối ngành IV

 

 

 

 

 

5

Khối ngành V

 

 

 

 

 

6

Khối ngành VI

 

 

 

 

 

7

Khối ngành VII

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

1.4. Giảng viên cơ hữu các môn học chung đến ngày 31/12/....(Người)

Giáo sư

Phó Giáo sư

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Tổng giảng viên quy đổi

 

 

 

 

 

 

1.5. Cơ sở vật chất đến ngày 31/12/....

Hạng mục

Diện tích sàn xây dựng (m2)

1. Hội trường, giảng đường, phòng học các loại

 

2. Thư viện, trung tâm học liệu

 

3. Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, nhà tập đa năng, xưởng thực tập

 

 

 

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)



 

 

Cơ quan chủ quản (nếu có)
Trường…………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHỤ LỤC 2

ĐĂNG KÝ CHỈ TIÊU TUYỂN SINH NĂM
(Kèm theo Thông tư số: 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

STT

Loại chỉ tiêu

Khối ngành

Khối ngành I

Khối ngành II

Khối ngành III

Khối ngành IV

Khối ngành V

Khối ngành VI

Khối ngành VII

1

Sau đại học

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Tiến sĩ

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Thạc sĩ

 

 

 

 

 

 

 

2

Đại học

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Chính quy

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Liên thông CQ

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Bằng 2 CQ

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Liên thông VLVH

 

 

 

 

 

 

 

2.5

Bằng 2 VLVH

 

 

 

 

 

 

 

2.6

VLVH

 

 

 

 

 

 

 

2.7

Từ xa

 

 

 

 

 

 

 

3

Cao đẳng

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Chính quy

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Liên thông CQ

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Liên thông VLVH

 

 

 

 

 

 

 

3.4

VLVH

 

 

 

 

 

 

 

4

Trung cấp

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Chính quy

 

 

 

 

 

 

 

4.2

VLVH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)



 

 

PHỤ LỤC 3

BẢNG KHỐI NGÀNH ĐÀO TẠO
(Kèm theo Thông tư số: 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Khối ngành

Mã lĩnh vực cấp 2

Tên lĩnh vực

I

4214

Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

5114

5214

6014

6214

II

4221

Nghệ thuật

5121

5221

6021

6221

III

4234

Kinh doanh và quản lý

5134

5234

6034

6234

4238

Pháp luật

5138

5238

6038

6238

IV

4242

Khoa học sự sống

5142

5242

6042

6242

4244

Khoa học tự nhiên

5144

5244

6044

6244

V

4246

Toán và thống kê

5146

5246

6046

6246

4248

Máy tính và công nghệ thông tin

5148

5248

6048

6248

4251

Công nghệ kỹ thuật

5151

5251

6051

6251

4252

Kỹ thuật

5152

5252

6052

6252

4254

Sản xuất và chế biến

5154

5254

6054

6254

4258

Kiến trúc và xây dựng

5158

5258

6058

6258

4262

Nông lâm và thủy sản

5162

5262

6062

6262

4264

Thú y

5164

5264

6064

6264

VI

4272

Sức khỏe

5172

5272

6072

6272

VII

4222

Nhân văn

5122

5222

6022

6222

4231

Khoa học xã hội và hành vi

5131

5231

6031

6231

4232

Báo chí và thông tin

5132

5232

6032

6232

4276

Dịch vụ xã hội

5176

5276

6076

6276

4281

Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân

5181

5281

6081

6281

4284

Dịch vụ vận tải

5184

5284

6084

6284

4285

Môi trường và bảo vệ môi trường

5185

5285

6085

6285

4286

An ninh, quốc phòng

5186

5286

6086

6286

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

Circular No.32/2015/TT-BGDDT dated December 16, 2015 of the Ministry of Education and Training on regulations on determination of enrollment targets of higher education institution

Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012;

Pursuant to the Decree No. 32/2008/ND-CP on functions, powers, responsibilities and the organizational structure of the Ministry of Education and Training dated March 19, 2008 by the Government;

Pursuant to the Decree No. 141/2013/ND-CP on detailing and providing instructions on the implementation a number of articles of the Law on Higher Education dated October 24, 2013 by the Government;

Pursuant to the Decree No. 48/2015/ND-CP on detailing a number of articles of the Law on Vocational Education dated May 15, 2015 by the Government;

Pursuant to the Decision No. 70/2014/QD-TTg on issuance of university charters dated December 10, 2014 by the Prime Minister.

At the requests of the Director of the Department of Planning and Finance.

The Minister of Education and Training issues a Decision:

Article 1.This Circular is issued together with the Decision on determination of enrollment targets of higher education institutions.

Article 2.This Circular takes effect on February 01, 2016.

Regulations which apply to universities, academies, colleges and research institutes licensed for doctoral training as prescribed in the Circular No. 57/2011/TT-BGDDT on determination of enrollment targets of doctor’s degree, master’s degree, associate degree and professional degree dated December 01, 2011 by the Ministry of Education and Training and the circular No. 20/2012/TT-BGDDT dated June 12, 2012 by the Ministry of Education and Training amending Article 6 of the Circular 57/2011/TT-BGDDT shall expire from the date on which this Circular takes effect.

Article 3.The Chief of Office and Director the Department of Planning and Finance.Heads of relevant units under the Ministry of Education and Training; Directors of universities and Institutes, Rectors of universities and Directors of Research Institutes which are licensed for doctoral programs and other relevant organizations, authorities and individuals shall be responsible for the implementation of this Circular.

The Minister

Pham Vu Luan

 

 

REGULATIONS

ON DETERMINATION OF ENROLLMENT TARGETS OF HIGHER EDUCATION INSTITUTES
(Issued together with the Circular No.32/2015/TT-BGDDT dated December 16, 2015 by the Minister of Education and Training)

Article 1. Scope of adjustment andsubject of application

1.This Circular regulates the determination of enrollment targets of universities, academies, colleges and research institutes licensed for doctoral training (hereinafter referred to as universities) including requirements, principles of determination of enrollment targets, procedures for application for registration of enrollment targets and sanctions for violations.

2.This Circular applies to universities and relevant organizations, authorities and individuals.

Article 2. Overall objectives

1.Encourage universities to improve conditions for assurance of training and educational quality.

2.Accord universities the autonomy in determination and implementation of annual enrollment targets.

3.Ensure the public access to and transparency for determination and announcement of annual enrollment targets.

4.Balance the scale of educational programs to meet the social needs.

Article 3. Interpretation of terms

1.Fields of study.

A field of study consists of one or more discipline(s) in the list of education and training group II stipulated in the Decision No. 38/2009/QD-TTg on issuance of the list of education and training of the national training system dated March 09, 2009 by the Prime Minister. Seven fields of study shall be presented in the Annex 03 of this Circular.

2.Tenured lecturers

a) A tenured lecturer of a public university is a civil servant who is recruited, employed and managed under regulations of laws on civil servants.

b) A tenured lecturer of a private university is a non-civil servant nor public employee who signs a 36-month labor contract or permanent labor contract under the Labor Code and does not enter into a 3-month contract or any contracts which has longer duration with other employers; the tenured lecturer is paid his/her salary and allowances or entitled to employee’s benefits under current regulations of laws.

3.Converted lecturer quantity.

The number of converted degree-based lecturers of a university means the number of lecturers of a university holding different degrees which is converted by the following conversion factors:

Degree

Factor

-Bachelor

0.5

-Master

1

-Doctor of Philosophy

2

-Associate Professor

5

-Professor

5

Article 4. The number of converted lecturers according to fields of study

1.A number of converted lecturers according to fields of study (known as fields) shall be calculated by following equation:

GVi = GVni + GVmc x GVni/GVn

Where:

GVi: the total number of converted lecturers in the field i;

GVni: The number of lecturers in a discipline of the field i according to the degree;

GVmc: The number of lecturers in common subjects at universities by the degree;

GVn: The total number of lecturers in disciplines of all fields converted by the degree of the university.

For example:

There are 02 fields including field V and field VII in university A. There are 120 degree-based converted lecturers; 20 lecturers in common subjects and 100 lecturers in disciplines. There are 80 lecturers in field VII in all fields (occupying 80% of the total number of lecturers in fields) and 20 lecturers in field V (accounting for 20% of the total number of lecturers in fields) out of total 100 lecturers.

In this case, 80% of the total number of lecturers in common subjects (equivalent to 16 lecturers) shall be assigned field VII. Therefore, the number of lecturers as the basis for determination of the enrollment target for field VII shall be 96.

20% of the total number of lecturers in common subjects (equivalent to 04 lecturers) shall be assigned field V. Therefore, the number of lecturers as the basis for determination of the enrollment target for field V shall be 24.

2.If a lecturer teaches multiple fields, this lecturer shall only be counted once to determine the enrollment target.

3.The enrollment target shall be determined based on the number of tenured lecturers of the university.

Article 5. Criteria for determination of the maximum enrollment targets of universities

1.Criterion 1: The number of full-time students including students in bachelor’s degree, associate degree, professional degree and educational bridge programs and/or second degree programs under full-time education (hereinafter referred to as full-time students) shall be determined according to a converted lecturer in a field of a university.

a) The number of full-time students per a converted lecturer shall not exceed the following target permitted limit:

No.

Fields

The number of full-time students/ 01 converted lecturer:

1

Field I

25

2

Field II

10

3

Field III

25

4

Field IV

20

5

Field V

20

6

Field VI

15

7

Field VII

25

b) Calculation methods:

The maximum enrollment target shall be equal to the number of full-time student in a field of a university divided by the total number of converted lecturer of this field.

c) If the number of full-time students per a converted lecturer in a field exceeds the number of full-time students prescribed in point a of this Clause, the annual enrollment target for this field shall not exceed a quarter of the field training capacity.

2.Criterion 2: the floor area directly designed for training and educational activities per a full-time student.

a) The floor area shall not be less than 2.5 m2

b) Facilities of such floor area:

-Hall, lecture halls, classrooms of all kind; and/or

-Library, learning resource center; and/or

-Laboratories, multifunctional sport hall, practice rooms, workshops.

c) Calculation methods:

The total area of 03 facilities specified in point b of this clause divided by the total number of full-time students of the university.

3.Criterion 3: The maximum number of full-time students of a university

a) The maximum number of full-time students of a university shall meet the following requirements:

-Do not exceed 8,000 full-time students for the university training for field VI;

-Do not exceed 5,000 full-time students, for the university providing field II;

-Do not exceed 15,000 full-time students for the university providing field I, III, IV, V and VI;

b) The maximum number of full-time students of a national and regional university shall be depending on according to its member universities.

c) The Minister of Education and Training shall consider and make decisions with respect of special cases.

Article 6. Rules for determination of maximum enrollment targets

1.An annual enrollment target for full-time students of a university shall meet 03 criteria mentioned in Article 5 of this Circular.

2.The criteria are used for determining the annual enrollment target for each field; the criteria 2 and 3 are used for determining the annual enrollment targets for universities.

3.Universities shall not be licensed for college and vocational training except for those providing field II and universities under provinces or centrally – affiliated cities not being licensed for provision of field I for colleges and vocational training.

4.The annual enrollment targets of associate degree of universities that provide associate degree programs shall be reduced by 30% in comparison with that in 2015 and expected to aim at zero by 2020.

5.Universities that provide vocational training shall terminate their provision of such training by 2017.

6.The enrollment target of full-time bridge programs shall not exceed 15% of the total enrollment target for field VI; and shall not exceed 20% of the total full-time enrollment targets for other fields.

Article 7. The maximum enrollment targets of continuing education

1.Enrollment targets of on-the-job training programs.

a) The total enrollment target of on-the-job training and bridge programs and second degree program shall not exceed 30% of the total specified enrollment target for full-time students of the university.

b) The Minister of Education and Training shall consider making decisions on assignment of training and educational duties in order to improve lecturer s standards and qualifications of health workers and training activities in art and agriculture, forestry fields and others.

2.The distance education enrollment target shall be considered based on the distance program in university‘s schemes. Universities shall not be licensed for provision of distance programs field I;

Article 8. Rules for determination of the maximum enrollment targets of doctoral and master’s programs

1.Determination of doctoral programs:

The maximum annual enrollment target for a doctoral program of a university licensed for distance education is calculated as follows:

CTts.max = Qts.max - (Qts.hc - Qts.tn)

Where:

CTts.max: the maximum annual enrollment target for a doctoral program

Qts.max : the maximum training and educational scale of a doctoral program

Qts.hc: the training and educational scale of the existing doctoral programs

Qts.tn: the number of Ph.D graduates in the year

The maximum annual enrollment target for a doctoral program of a university is calculated as follows:

Qts.max = 3 x GVts + 4 x GVpgs + 5 x GVgs

Where:

GVts : the number of tenured doctors of philosophy

GVpgs : the number of tenured associate professors

GVgs : the number of tenured professors

2.Determination of enrollment targets for master’s programs:

The maximum annual enrollment target for a master’s program of a university licensed for master’s program is calculated as follows:

CTths.max = 3 x GVts + 5 x GVpgs + 7 x GVgs

Where:

CTts.max : the maximum annual enrollment target for an master’s program

GVts : the number of tenured doctors of philosophy

GVpgs : the number of tenured associate professors

GVgs : the number of tenured professors

3.Determination of the enrollment target for a doctoral and/or master’s program of a university shall comply with Article 3 of this Circular.

Article 9. Procedures for registration and announcement of enrollment targets

1.All universities shall independently determine and register their annual enrollment targets with the Ministry of Education and Training.

2.A university is required to obtain a written consent from its direct supervisory authority to the enrollment target for the field I when registering the university’s enrollment target to the Ministry of Education and Training.

3.The time for determination and implementation of enrollment targets of universities shall be expressed in calendar year.

4.Data used for determination of enrollment targets shall be the annual data of universities updated as at December 31.

5.Registration of enrollment targets in the successive year shall comply with the Annex 1 and 2 to this Circular and shall be submitted to the Ministry of Education and Training (the Department of Planning and Finance) by January 15thof each year.

6.After receipt of the application for registration of the enrollment target of a university, the Ministry of Education and Training shall send a notification of the approved enrollment target to each university by February 28thevery year.

Article 10. Inspection, examination and imposition of sanctions against violations

1.An inspection of the implementation and determination of enrollment targets of each university shall be conducted on the annual basis by the Ministry of Education and Training.

2.Any universities violating regulations on criteria for determination of enrolment targets of various fields, multiple criteria and committing repeated violations shall be subject to deprivation of their autonomy in determination of enrolment targets or suspension of enrollment.

3.If the enrollment target of a university exceeds that approved by the Ministry of Education and Training, the surplus in comparison with the approved target shall be deducted from the following year enrollment target of this university and the defaulting university shall be subject to sanctions as promulgated in the Decree No. 138/2013/ND-CP on administrative penalties in education dated October 22, 2013 by the Government.

Sanctions against offenders shall comply with current regulations on college and university enrollment.

4.Violations against the enrollment targets committed by a university shall be dealt with in the context of its specific field and in the entire universities.

Article 11. Responsibilities of universities

1.Ensure the reliability and accuracy of lecturer and facility data in determination of annual enrollment targets.

2.Provide adequate information to verify the registered enrollment target as requested by the Ministry Education and Training.

3.Report the enrolment result of the previous year and register the enrollment target of the following year on the stipulated date./.

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 32/2015/TT-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BVHTTDL-BTC-BGDĐT-BLĐTBXH của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao đông Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định 41/2014/QĐ-TTg ngày 21/07/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa - nghệ thuật

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường