Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên

thuộc tính Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT

Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:19/2019/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Hữu Độ
Ngày ban hành:12/11/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Trước 31/5 hằng năm, giáo viên trình cấp trên phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên ngày 12/11/2019.

Quy chế này quy định việc bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên, bao gồm: Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên; đánh giá, công nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên.

Cụ thể, có 03 loại hình tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, đó là:

Thứ nhất, bồi dưỡng tập trung: Hướng dẫn giáo viên, cán bộ quản lý tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng nhu cầu cho giáo viên, cán bộ quản lý.

Thứ hai, bồi dưỡng từ xa: Thực hiện bồi dưỡng từ xa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho giáo viên, cán bộ quản lý bảo đảm các yêu cầu về mục đích, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng.

Thứ ba, bồi dưỡng bán tập trung: Kết hợp loại hình tổ chức bồi dưỡng tập trung và từ xa.

Căn cứ vào nhu cầu về mô đun bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng và hướng dẫn của cơ sở giáo dục nơi đang công tác; giáo viên, cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 31/5 hằng năm.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 28/12/2019.

Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT.

Xem chi tiết Thông tư19/2019/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-------------

Số: 19/2019/TT-BGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2019

THÔNG TƯ

Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên

--------------

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điu của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu t chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điu của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ- CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 12 năm 2019. Thông tư này thay thế Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

Văn phòng Chính phủ;

Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;

Các sở giáo dục và đào tạo;

Như Điều 3 (để thực hiện);

Công báo;

Trang thông tin điện tử của Chính phủ;

Trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Lưu: VT, Vụ PC, Cục NGCBQLGD (10 bản).

KT. B TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Hữu Độ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

QUY CHẾ
Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
-------------
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) đối với giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên, bao gồm: Tổ chức BDTX; đánh giá và công nhận kết quả BDTX giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với:
1. Giáo viên đang chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tại trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non); giáo viên đang giảng dạy tại trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và giáo viên đang giảng dạy tại trung tâm giáo dục thường xuyên. Sau đây, giáo viên đang chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên đang giảng dạy tại cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được gọi chung là giáo viên.
2. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi chung là cán bộ quản lý).
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Mục đích của BDTX
1. Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên, cán bộ quản lý; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, cán bộ quản lý; nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên, cán bộ quản lý theo yêu cầu vị trí việc làm; đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.
2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá công tác BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động BDTX giáo viên, cán bộ quản lý của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo.
Điều 4. Nguyên tắc BDTX
1. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học, chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm và nhu cầu phát triển của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, của địa phương và của ngành.
2. Bảo đảm đề cao ý thức tự học, bồi dưỡng liên tục tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm của giáo viên, cán bộ quản lý.
3. Thực hiện phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp trong tổ chức BDTX.
4. Bảo đảm thiết thực, chất lượng, công khai, minh bạch, hiệu quả.
Chương II
TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Điều 5. Chương trình BDTX
Thực hiện theo các Chương trình BDTX do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (sau đây gọi chung là Chương trình BDTX), bao gồm: Chương trình BDTX giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non; Chương trình BDTX giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; Chương trình BDTX giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên.
Điều 6. Phương pháp và loại hình tổ chức BDTX
1. Thực hiện bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, tăng cường tự học, phát huy tính tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo của giáo viên, cán bộ quản lý; tăng cường thực hành tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; thảo luận, trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa báo cáo viên với giáo viên và cán bộ quản lý, giữa giáo viên với giáo viên và giữa cán bộ quản lý với nhau.
2. Loại hình tổ chức BDTX:
a) Tập trung: Thực hiện bồi dưỡng tập trang; hướng dẫn giáo viên, cán bộ quản lý tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung BDTX đáp ứng nhu cầu của giáo viên, cán bộ quản lý trong học tập BDTX; tạo điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lý có cơ hội được trao đổi, chia sẻ, thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng thực hành.
Thời lượng, số lượng giáo viên, cán bộ quản lý tham gia học tập bồi dưỡng tập trung được thực hiện theo phân cấp quản lý nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình BDTX và các quy định tại Quy chế này.
b) Từ xa: Thực hiện bồi dưỡng từ xa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng internet cho giáo viên, cán bộ quản lý bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình BDTX và các quy định tại Quy chế này;
c) Bán tập trung: Kết hợp loại hình tổ chức bồi dưỡng tập trung và từ xa được quy định tại điểm a, điểm b Khoản này đảm bảo hiệu quả và yêu cầu BDTX giáo viên, cán bộ quản lý.
Điều 7. Tài liệu BDTX
1. Biên soạn tài liệu BDTX:
a) Tài liệu BDTX được biên soạn phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục phù hợp với kế hoạch bồi dưỡng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, của địa phương và của ngành;
b) Tài liệu được biên soạn phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, kiến thức và kinh nghiệm với kỹ năng thực hành;
c) Tài liệu biên soạn phải phù hợp với Chương trình BDTX và các quy định tại Quy chế này;
d) Tài liệu BDTX được tổ chức biên soạn phù hợp với loại hình tổ chức BDTX:
- Tài liệu BDTX tập trung: Được tổ chức biên soạn và phát hành dưới dạng ấn phẩm, bằng tiếng, bằng hình và các thiết bị lưu trữ thông tin khác đảm bảo theo quy định của Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này.
- Tài liệu BDTX từ xa: Được biên soạn dưới dạng học liệu (băng đĩa ghi hình ảnh, âm thanh, đoạn phim ngắn; chương trình phát thanh, chương trình truyền hình; sách in, tài liệu hướng dẫn dạy và học với sự trợ giúp của máy tính; bài tập trên internet và các buổi trao đổi thảo luận, truyền hình hội nghị từ xa; bài thực tập ảo, bài thực tập mô phỏng và thực tập thực tế hoặc các học liệu khác phù hợp) bảo đảm cung cấp và chuyền tải đầy đủ nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình BDTX để người học có thể tự học, tự bồi dưỡng theo quy định tại Quy chế này.
- Tài liệu BDTX bán tập trung: Kết hợp tài liệu BDTX tập trung và tài liệu BDTX từ xa.
2. Các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu BDTX. Giáo viên, cán bộ quản lý sử dụng tài liệu bồi dưỡng do các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX biên soạn hoặc có thể khai thác, sử dụng các tài liệu phù hợp khác.
Điều 8. Kế hoạch BDTX
1. Kế hoạch BDTX được xây dựng theo năm học, bao gồm: Kế hoạch BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý, của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, phòng giáo dục và đào tạo và sở giáo dục và đào tạo.
2. Kế hoạch BDTX phải nêu rõ mục tiêu, nội dung, loại hình tổ chức BDTX và kết quả đầu ra đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên, cán bộ quản lý.
3. Xây dựng kế hoạch BDTX năm học:
a) Kế hoạch BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý: Căn cứ vào nhu cầu về mô đun bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng và hướng dẫn của cơ sở giáo dục nơi đang công tác; giáo viên, cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch BDTX của cá nhân trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 31 tháng 5 hằng năm;
b) Kế hoạch BDTX của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên: Căn cứ vào hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, theo phân cấp quản lý, và kế hoạch BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên xây dựng kế hoạch BDTX và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục cấp trên vào tháng 6 hằng năm;
c) Kế hoạch BDTX của phòng giáo dục và đào tạo: Căn cứ vào hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo và kế hoạch BDTX của cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý; phòng giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch BDTX và báo cáo sở giáo dục và đào tạo vào tháng 6 hằng năm;
d) Kế hoạch BDTX của sở giáo dục và đào tạo: Căn cứ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch BDTX của phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý và trung tâm giáo dục thường xuyên; sở giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch BDTX để triển khai thực hiện từ tháng 7 hằng năm.
Điều 9. Báo cáo viên BDTX
1. Báo cáo viên BDTX: Là nhà giáo thuộc các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX, chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán đáp ứng tiêu chuẩn được quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Tiêu chuẩn của báo cáo viên BDTX:
a) Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên và phẩm chất, năng lực nghề nghiệp tốt;
b) Nắm vững Chương trình BDTX, có khả năng truyền đạt nội dung tài liệu BDTX phù hợp với đối tượng bồi dưỡng;
c) Có kinh nghiệm trong công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý (từ 03 năm trở lên); có tinh thẩn trách nhiệm, khả năng cộng tác với đồng nghiệp; có khả năng hướng dẫn, tư vấn giáo viên, cán bộ quản lý tự học; nắm vững quy trình tổ chức, nội dung, kỹ thuật, phương pháp, hình thức đánh giá kết quả BDTX theo quy định;
d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; có khả năng xây dựng và phát triển học liệu số để bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.
3. Trách nhiệm của báo cáo viên BDTX: Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của cơ quan chủ quản, cơ sở thực hiện nhiệm vụ BDTX, theo chế độ thỉnh giảng hoặc hợp đồng lao động.
Điều 10. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX
1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX gồm:
a) Cơ sở giáo dục bồi dưỡng giáo viên: Trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo;
b) Cơ sở giáo dục bồi dưỡng cán bộ quản lý: Trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
2. Cơ sở giáo dục được thực hiện nhiệm vụ BDTX phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Là cơ sở giáo dục được quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Đảm bảo năng lực xây dựng tài liệu BDTX theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này;
c) Đảm bảo đội ngũ báo cáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này;
d) Có cơ sở vật chất thiết bị, kỹ thuật, cơ sở thực hành đáp ứng được công tác bồi dưỡng, trong đó đảm bảo có hệ thống thông tin tích hợp để định kỳ thu thập và xử lý dữ liệu về báo cáo viên, giáo viên và cán bộ quản lý; có hệ thống ghi nhận và xử lý phản hồi từ các bên có liên quan về các tiến bộ trong bồi dưỡng nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; hệ thống phần cứng và phần mềm công nghệ được duy trì thường xuyên và luôn sẵn sàng để báo cáo viên và giáo viên, cán bộ quản lý có thể sử dụng hiệu quả;
3. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng.
Chương III
ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Điều 11. Đánh giá và xếp loại kết quả BDTX
1. Đánh giá việc vận dụng kiến thức BDTX vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh; thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này.
2. Bài kiểm tra lý thuyết, thực hành chấm theo thang điểm 10 và đạt yêu cầu khi đạt điểm từ 05 trở lên.
3. Xếp loại kết quả:
a) Hoàn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX khi thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng; hoàn thành đủ các bài kiểm tra với kết quả đạt yêu cầu trở lên theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Không hoàn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên, cán bộ quản lý không đáp ứng được các yêu cầu tại điểm a Khoản này.
4. Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX thì được cấp chứng chỉ hoàn thành kế hoạch BDTX. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý.
Điều 12. Cấp chứng chỉ BDTX
Việc cấp chứng chỉ BDTX thực hiện theo quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Cơ chế phối hợp giữa sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX trong việc thực hiện BDTX
1. Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo theo thẩm quyền, chủ trì, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Khảo sát nhu cầu BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý để xây dựng kế hoạch BDTX phù hợp với đối tượng và nhu cầu thực tiễn;
b) Tổ chức BDTX giáo viên, cán bộ quản lý theo Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này.
2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX chủ trì, phối hợp sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu BDTX đảm bảo chất lượng và theo quy định;
b) Cung cấp tài liệu bồi dưỡng và thông tin kịp thời về tình hình bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý;
c) Thực hiện BDTX và đánh giá kết quả BDTX theo quy định.
Điều 14. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ: Ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý; tổ chức kiểm tra công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý trên phạm vi toàn quốc; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý;
b) Thực hiện các công việc khác liên quan được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phân công.
2. Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục và các đơn vị chức năng thuộc Bộ có liên quan thanh tra hoạt động BDTX.
3. Các đơn vị khác thuộc Bộ: Phối hợp trong việc thanh tra, kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động BDTX.
Điều 15. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Thực hiện theo cơ chế phối hợp được quy định tại Điều 13 của Quy chế này.
2. Chỉ đạo, kiểm tra công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý của các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Chủ trì, quyết định lựa chọn cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ BDTX cho giáo viên, cán bộ quản lý theo thẩm quyền và theo quy định tại Quy chế này.
4. Tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nguồn kinh phí BDTX và các điều kiện liên quan phục vụ công tác BDTX theo quy định. Kinh phí BDTX được dự toán trong kinh phí chi thường xuyên hằng năm, từ kinh phí hỗ trợ của các chương trình, dự án hoặc từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
5. Báo cáo công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục) vào tháng 6 hằng năm (ngay sau khi năm học kết thúc) và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 16. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
1. Thực hiện theo cơ chế phối hợp được quy định tại Điều 13 của Quy chế này.
2. Chỉ đạo, kiểm tra công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp huyện về nguồn kinh phí BDTX và các điều kiện liên quan phục vụ công tác BDTX theo quy định. Kinh phí BDTX được dự toán trong kinh phí chi thường xuyên hằng năm, từ kinh phí hỗ trợ của các chương trình, dự án hoặc từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
4. Báo cáo công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý về sở giáo dục và đào tạo vào tháng 6 hằng năm (ngay sau khi năm học kết thúc) và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 17. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
1. Hướng dẫn giáo viên, cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch BDTX; xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên, cán bộ quản lý và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX.
2. Tổng hợp và báo cáo công tác thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý, vào tháng 6 hằng năm (ngay sau khi năm học kết thúc), theo phân cấp quản lý và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý tham gia BDTX theo quy định.
Điều 18. Trách nhiệm, quyền lợi của giáo viên, cán bộ quản lý
1. Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân; nghiêm túc thực hiện các quy định về BDTX theo Quy chế này.
2. Được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp (nếu có) và các chế độ, chính sách khác theo quy định trong thời gian thực hiện kế hoạch BDTX.
Điều 19. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX
1. Thực hiện theo cơ chế phối hợp được quy định tại Điều 13 của Quy chế này; công khai danh sách đội ngũ báo cáo viên; xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) để đánh giá kết quả bồi dưỡng theo từng nội dung của Chương trình BDTX và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục) trước khi tổ chức bồi dưỡng.
2. Cơ sở thực hiện nhiệm vụ BDTX có thể liên kết với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý khác trong trường hợp cần thiết và chịu trách nhiệm về chất lượng, các điều kiện đảm bảo thực hiện BDTX và theo các quy định của Quy chế này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Độ
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

-------------

No. 19/2019/TT-BGDDT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

---------------

Hanoi, November 12, 2019

 

 

CIRCULAR

Promulgating Regulation on continuing further training for teachers, administrators of early childhood education institutions, general education institutions and teachers of continuing education centers

--------------

 

Pursuant to the Education Law dated June 14, 2005; the Law on Amending and Supplementing a Number of Articles of Education Law dated November 25, 2009;

Pursuant to the Government’s Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 2, 2006 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Education Law; the Government’s Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 2, 2006 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Education Law; the Government’s Decree No. 07/2013/ND-CP dated January 9, 2013 amending Point b, Clause 13, Article 1 of the Government's Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 2, 2006 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Education Law;

Pursuant to the Government’s Decree No. 101/2017/ND-CP dated September 1, 2017 on training and further training for cadres, civil servants and public employees;

At the proposal of the Director of the Department of Teachers and Education Administrators;

The Minister of Education and Training issues the Circular promulgating Regulation on continuing further training for teachers, administrators of early childhood education institutions, general education institutions and teachers of continuing education centers.

 

Article 1. Promulgate together with this Circular the Regulation on continuing further training for teachers, administrators of early childhood education institutions, general education institutions and teachers of continuing education centers.

Article 2. This Circular takes effect from December 28, 2019. This Circular replaces the Circular No. 26/2012/TT-BGDDT dated July 10, 2012 of the Minister of Education and Training promulgating Regulation on continuing further training for early childhood, general and continuing education teachers.

Article 3. The Chief of the Office, the Director of the Department of Teachers and Education Administrators, the heads of units under the Ministry of Education and Training, the Directors of the provincial-level Departments of Education and Training, relevant organizations and individuals shall be responsible for implementation of this Circular.

 

 

FOR THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER

 

 

 

Nguyen Huu Do

 

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

-------------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

---------------

 

 

REGULATION

on continuing further training for teachers, administrators of early childhood education institutions, general education institutions and teachers of continuing education centers

(Issued together with the Circular No. 19/2019/TT-BGDDT dated November 12, 2019 of the Minister of Education and Training)

-------------

 

Chapter I

GENERAL REGULATIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Regulation prescribes continuing further training for teachers, administrators of early childhood education institutions, general education institutions and teachers of continuing education centers, including: Organize the continuing further training; evaluate and recognize the results of the continuing further training for teachers, administrators of early childhood education institutions, general education institutions and teachers of continuing education centers.

Article 2. Subjects of application

This Regulation applies to:

1. Teachers who are taking care of, nurturing and educating children at early childhood schools, pre-primary schools, nursery schools, childcare groups, independent pre-primary classes (hereinafter referred to as early childhood education institutions); teachers who are teaching at primary schools, lower secondary schools, upper secondary schools, multi-level general education schools, schools for gifted students, boarding general education schools for ethnic minority students and semi-boarding general education schools for ethnic minority students (hereinafter collectively referred to as general education institutions) and teachers who are teaching at continuing education centers. Hereafter, teachers who are taking care of, nurturing and educating children at early childhood education institutions, teachers who are teaching at general education institutions and continuing education centers are collectively referred to as teachers.

2. Principals and vice principals of early childhood education institutions and general education institutions (hereinafter collectively referred to as administrators).

3. Relevant organizations and individuals.

Article 3. Purposes of continuing further training

1. Provide further training as required by the working position; annually provide further training on compulsory specialized knowledge and skills for teachers and administrators; serve as the basis for management, direction and organization of further training and self-improvement in order to improve the quality and professional capacity of teachers and administrators; raise the level of responsiveness of teachers and administrators according to working position requirements; meet the development requirements of early childhood education, general education, continuing education and meet the requirements of professional standards.

2. Develop the capacity for self-study, self-improvement, and self-assessment of the continuing further training of teachers and administrators; the capacity to organize and manage the continuing further training activities of teachers and administrators of early childhood education institutions, general education institutions, continuing education centers, District-level Departments of Education and Training, and Provincial-level Departments of Education and Training.

Article 4. Principles of continuing further training

1. Meet the requirements of the academic year's tasks, professional standards, working positions and development needs of early childhood education institutions, general education institutions, continuing education centers, the locality and the sector.

2. Ensure the promotion of self-study, continuous further training at early childhood education institutions, general education institutions and continuing education centers, the selection of further training programs according to the requirements of professional standards, working positions of teachers and administrators.

3. Implement assignment, decentralization and coordination mechanism in the continuing further training organization.

4. Ensure practicality, quality, publicity, transparency and efficiency.

 

Chapter II

ORGANIZATION OF CONTINUING FURTHER TRAINING

 

Article 5. Continuing further training program

Comply with the continuing further training programs promulgated by the Minister of Education and Training (hereinafter collectively referred to as the continuing further training program), including: continuing further training program for teachers, administrators of early childhood education institutions; continuing further training program for teachers, administrators of general education institutions; continuing further training program for teachers of continuing education centers.

Article 6. Methods and types of continuing further training organization

1. Carry out further training by promoting self-study, promoting activeness, proactivity and creative thinking of teachers and administrators; strengthen practice at early childhood education institutions, general education institutions and continuing education centers; discuss, exchange and share information, knowledge and experiences between rapporteurs and teachers and administrators, between teachers and teachers, and between administrators.

2. Types of continuing further training organization:

a) Full-time further training: Carry out full-time training; guide teachers, administrators in self-study, practice, systematize knowledge, answer questions, guide the contents of continuing further training to meet the needs of teachers and administrators in the study of continuing further training; create favorable conditions for teachers and administrators to have the opportunity to exchange, share and discuss professional competencies and practice skills.

The duration and number of teachers and administrators participating in full-time training and further training must comply with management decentralization but must meet the purposes, the requirements, the contents, the methods, the training duration specified in the continuing further training program and the provisions of this Regulation.

b) Distance further training: Carry out distance further training, enhance the application of information technology in online training and further training activities for teachers and administrators, meeting the purposes, the requirements, the contents, the methods, the training duration specified in the continuing further training program and the provisions of this Regulation;

c) Blended further training: Combine types of full-time and distance further training as prescribed at Points a and b of this Clause, ensuring efficiency and requirements on continuing further training for teachers and administrators.

Article 7. Continuing further training documents

1. Compilation of continuing further training documents:

a) The continuing further training documents are compiled in accordance with the requirements on further training for teachers and administrators according to professional standards, working positions, requirements for innovation and improvement of teaching and education quality in accordance with the further training plan and human resource development needs of the early childhood education institutions, the general education institutions, the continuing education centers, the locality and the sector;

b) The compiled documents must ensure a combination of theory and practice, knowledge and experience with practical skills;

c) The compiled documents must be consistent with the continuing further training program and the provisions of this Regulation;

d) The continuing further training documents are compiled in accordance with the type of continuing further training organization:

- Full-time continuing further training documents: Compiled and distributed in the form of a publication, in visual and audible form and other information storage devices, under the provisions of the continuing further training program and this Regulation.

- Distance continuing further training documents: Compiled in the form of learning materials (tapes recording images, sounds, short films; radio programs, television programs; printed books, teaching and learning manuals with support of computers; exercises on the Internet and discussions, teleconferences; virtual exercises, simulation exercises and practical exercises or other relevant materials), ensuring the provision and delivery of sufficient contents and requirements of the continuing further training program so that learners can self-study and self-improve in accordance with the provisions of this Regulation.

- Blended continuing further training documents: Combine full-time continuing further training documents and distance continuing further training documents.

2. The education institutions in charge of continuing further training are responsible for organizing the compilation and evaluation of continuing further training documents. The teachers and administrators use further training materials compiled by education institutions in charge of continuing further training or can exploit and use other appropriate documents.

Article 8. Continuing further training plan

1. The continuing further training plan is developed by academic year, including: continuing further training plan of teachers, administrators, of early childhood education institutions, general education institutions, continuing education centers, district-level Departments of Education and Training and provincial-level Departments of Education and Training.

2. The continuing further training plan must clearly state the objectives, the contents, the type of continuing further training organization and the outcome standards to meet the requirements of continuous professional development for teachers and administrators.

3. Development of continuing further training plan for the academic year:

a) Continuing further training plan of teachers and administrators: Under the needs of the further training module, form of further training and guidance of the educational institution where they work; teachers and administrators shall develop their personal further training plans and submit them to competent authorities for approval before every May 31;

b) Continuing further training plan of early childhood education institutions, general education institutions and continuing education centers: Under the guidance of the provincial-level Departments of Education and Training, the district-level Departments of Education and Training, according to the management decentralization, and the continuing further training plan of teachers and administrators; early childhood education institutions, general education institutions and continuing education centers shall develop continuing further training plan and report it to the higher education management agency every June;

c) Continuing further training plan of the district-level Departments of Education and Training: Under the guidance of the provincial-level Departments of Education and Training and the continuing further training plan of early childhood education institutions, primary schools and lower secondary schools under their management; the district-level Departments of Education and Training shall develop continuing further training plan and report it to the provincial-level Departments of Education and Training every June;

d) Continuing further training plan of the provincial-level Departments of Education and Training: Under the guidance of the Ministry of Education and Training, the continuing further training plan of the district-level Departments of Education and Training, the upper secondary schools, the general education institutions under their management, and the continuing education centers; the provincial-level Departments of Education and Training shall develop continuing further training plan for implementation from July every year.

Article 9. Continuing further training rapporteurs

1. Continuing further training rapporteurs: Mean key teachers of education institutions in charge of continuing further training, experts, educational administrators, teachers and administrators of early childhood education institutions, general education institutions, meeting the standards specified in Clause 2 of this Article.

2. Criteria for continuing further training rapporteurs:

a) Possess a university or higher diploma and have good professional capacity and qualities;

b) Master the continuing further training program, have the ability to delivery the content of continuing further training documents suitable to the further training subjects;

c) Have experience (3 years or more) in the continuing further training for teachers and administrators; have a sense of responsibility, the ability to collaborate with colleagues; have the ability to guide and consult teachers and administrators for self-study; master the organizational process, content, techniques, methods and forms of evaluating the continuing further training results according to regulations;

d) Have computer science qualification meeting the standards on basic information technology skills as prescribed in the Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of the Ministry of Information and Communications regulating standards on information technology skills; capable of building and developing digital learning materials to foster teachers and administrators.

3. Responsibilities of continuing further training rapporteurs: Perform tasks as assigned by the managing body, the institutions in charge of continuing further training, according to the regime of guest teaching or labor contracts.

Article 10. Education institutions in charge of continuing further training

1. Education institutions in charge of continuing further training include:

a) Education institutions providing further training for teachers: teacher training schools, education institutions with a teacher training faculty, and education institutions licensed to provide training and further training for educators;

b) Education institutions providing further training for administrators: teacher training schools, higher education institutions with an education administration faculty, and education institutions licensed to provide training and further training for education administrators.

2. The education institutions in charge of continuing further training must meet the following requirements:

a) Be an education institution specified in Clause 1 of this Article;

b) Ensure the capacity to develop continuing further training documents as prescribed in Article 7 of this Regulation;

c) Ensure that the contingent of rapporteurs meets the standards specified in Article 9 of this Regulation;

d) Have facilities, equipment, techniques and practice facilities to meet the further training requirements, including integrated information system to periodically collect and process data on rapporteurs, teachers and administrators; have system to record and process feedback from stakeholders on progress in further training in order to improve and enhance the quality of further training for teachers and administrators; ensure regular maintenance and availability of technology hardware and software systems for effective use by rapporteurs, teachers and administrators;

3. The education institutions shall perform the continuing further training according to the method of assigning the task or signing a contract.

 

Chapter III

ASSESSMENT AND RECOGNITION OF CONTINUING FURTHER TRAINING RESULTS

 

Article 11. Evaluation and grading of continuing further training results

1. Evaluate the application of continuing further training knowledge into the practice of teaching and educating children and students; practice management of early childhood education institutions, general education institutions and continuing education centers. Evaluate via system of multiple-choice questions (for theoretical content), research exercises, and assignments (for practical content) under the objectives and requirements and contents of the continuing further training program and regulations in this Regulation.

2. The theory and practice tests are graded on a 10-point scale and are satisfactory when a score of 05 or higher is achieved.

3. Classification of results:

a) Completion of the continuing further training plan: Teachers and administrators are classified as completion of the continuing further training plan when fully implementing the regulations of the further training course; fully completing the tests with satisfactory results or higher as prescribed in Clause 2 of this Article;

b) Failure to complete the continuing further training plan: Teachers and administrators fail to meet the requirements at Point a of this Clause.

4. Teachers and administrators who are classified as completion of the continuing further training plan will be granted a certificate of completion of the continuing further training plan. The results of the continuing further training assessment are kept in the records and serve as the basis for implementing the regimes and policies on professional development and further training and employing teachers and administrators.

Article 12. Grant of continuing further training certificates

The grant of continuing further training certificates shall comply with regulations on training and further training for cadres, civil servants and public employees.

 

Chapter IV

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

 

Article 13. Mechanism of coordination between the Provincial-level Departments of Education and Training, the District-level Departments of Education and Training and education institutions in charge of continuing further training in the implementation of continuing further training

1. Under their competence, the provincial-level Departments of Education and Training, the district-level Departments of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with education institutions in charge of continuing further training in performing the following tasks:

a) Survey the continuing further training needs of teachers and administrators in order to develop continuing further training plan in accordance with the subjects and practical needs;

b) Organize continuing further training for teachers and administrators according to the continuing further training program and regulations in this Regulation.

2. The education institutions in charge of continuing further training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the provincial-level Departments of Education and Training, the district-level Departments of Education and Training in performing the following tasks:

a) Organize the compilation and appraisal of continuing further training documents under quality requirements and according to regulations;

b) Timely provide further training materials and information on the further training situation of teachers and administrators;

c) Perform continuing further training and evaluate the continuing further training results according to regulations.

Article 14. Responsibilities of units under the Ministry of Education and Training

1. Department of Teachers and Education Administrators:

a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with functional units under the Ministry in: Promulgating guiding documents related to the continuing further training for teachers and administrators; organizing the inspection of the continuing further training for teachers and administrators nationwide; periodically organize preliminary and final reviews of the continuing further training for teachers and administrators;

b) Perform other related tasks as assigned by the Minister of Education and Training.

2. The Inspectorate of the Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Department of Teachers and Education Administrators and relevant functional units under the Ministry in, inspecting the continuing further training activities.

3. Other units under the Ministry: Coordinate in inspection and examination of quality assurance and efficiency of continuing further training activities.

Article 15. Responsibilities of the provincial-level Departments of Education and Training

1. Comply with the coordination mechanism specified in Article 13 of this Regulation.

2. Direct and inspect the continuing further training for teachers and administrators of the district-level Departments of Education and Training and education institutions under their management.

3. Assume the prime responsibility for, and decide on, selection of qualified education institutions in charge of continuing further training to perform the continuing further training for teachers and administrators according to their competence and according to the provisions of this Regulation.

4. Advise the provincial-level People's Committee on the funding sources for the continuing further training and related conditions to serve the continuing further training in accordance with regulations. Funding for the continuing further training is estimated in the annual recurrent expenditure budget, from the support funds of programs and projects or from other sources as prescribed by law (if any).

5. Report the continuing further training for teachers and administrators to the Ministry of Education and Training (via the Department of Teachers and Education Administrators) every June (right after the academic year ends) and upon request of the competent authority.

Article 16. Responsibilities of the district-level Departments of Education and Training

1. Comply with the coordination mechanism specified in Article 13 of this Regulation.

2. Direct and inspect the continuing further training for teachers and administrators of education institutions under their management.

3. Advise the district-level People's Committees on the funding sources for the continuing further training and related conditions to serve the continuing further training in accordance with regulations. Funding for the continuing further training is estimated in the annual recurrent expenditure budget, from the support funds of programs and projects or from other sources as prescribed by law (if any).

4. Report the continuing further training for teachers and administrators to the provincial-level Departments of Education and Training every June (right after the academic year ends) and upon request of the competent authority.

Article 17. Responsibilities of early childhood education institutions, general education institutions and continuing education centers

1. Guide teachers and administrators in developing continuing further training plan; develop continuing further training plan for teachers, administrators and organize the implementation of the continuing further training plan.

2. Summarize and report the implementation of the continuing further training plan for teachers and administrators every June (right after the academic year ends), according to management decentralization and at the request of competent authorities.

3. Implement regimes and policies for teachers and administrators participating in continuing further training according to regulations.

Article 18. Responsibilities and benefits of teachers and administrators

1. Develop and complete the personal continuing further training plan; strictly implement regulations on continuing further training according to this Regulation.

2. Be entitled to full salary and allowances (if any) and other regimes and policies as prescribed during the implementation of the continuing further training plan.

Article 19. Responsibilities of education institutions in charge of continuing further training

1. Comply with the coordination mechanism specified in Article 13 of this Regulation; publicize the list of rapporteurs; build a system of multiple-choice questions (for theoretical content), research exercises, and assignments (for practical content) to evaluate further training results under each content of the continuing further training program and send it to the Ministry of Education and Training (via the Department of Teachers and Education Administrators) before organizing the further training.

2. The education institutions in charge of continuing further training may cooperate with other educational institution providing training and further training for teachers and administrators if necessary and shall be responsible for the quality and conditions of the implementation of continuing further training and comply with the provisions of this Regulation./.

 

FOR THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER

 

 

 

Nguyen Huu Do

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 19/2019/TT-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 19/2019/TT-BGDDT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất