Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh trình độ đại học

thuộc tính Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:09/2020/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Văn Phúc
Ngày ban hành:07/05/2020
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bộ GDĐT chính thức công bố Quy chế tuyển sinh đại học 2020

Ngày 07/5/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT về việc ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non.

Theo quy định mới, cơ sở giáo dục có thể sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) để sơ tuyển, xét tuyển hoặc sử dụng hình thức khác như thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Đối với trường hợp sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển thì: tổ hợp 03 bài thi/môn thi phải có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn và chỉ được sử dụng tối đa 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định trong trường hợp các trường tự tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh thì phải có Đề án tổ chức kỳ thi riêng và công bố trên Trang thông tin điện tử của trường trước khi đăng ký dự thi ít nhất 15 ngày. Mặt khác, các trường này cũng phải có bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh, có Quy chế thi tuyển sinh của trường gồm quy trình tổ chức và các quy định liên quan, điều kiện cơ sở vật chất phù hợp…

Bên cạnh đó, Quy chế này cũng bổ sung thêm các nhóm đối tượng thí sinh được tham dự xét tuyển hoặc dự thi đại học, cao đẳng, bao gồm: Học sinh học chương trình nước ngoài, tại trường THPT ở Việt Nam (chương trình đó đã được nước sở tại công nhận và đạt trình độ tương ứng trình độ THPT của Việt Nam); học sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 22/6/2020.

Thông tư này:

- Làm hết hiệu lực Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT, Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2019/TT-BGDĐT.

- Làm hết hiệu lực một phần Quyết định 22/2001/QĐ-BGDĐT, Thông tư 06/2017/TT-BGDĐT, Thông tư 10/2018/TT-BGDĐT.

Xem chi tiết Thông tư09/2020/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------


Số: 09/2020/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2020

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC; TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 9 năm 2009;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ- CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học; Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 6 năm 2020 và thay thế các Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế trên (Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2018, Thông tư số 02/2019/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2019); thay thế các nội dung liên quan đến tuyển sinh tại các Thông tư số 06/2017/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 3 năm 2017 ban hành Quy chế đào tạo vừa làm vừa học trình độ đại học, Thông tư số 10/2018/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 3 năm 2018 quy định về tuyển sinh, đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp thứ 2 trình độ đại học nhóm ngành đào tạo giáo viên, Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2001 quy định đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc Sở giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Hiệu trưởng trường cao đẳng tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Như Điều 3;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Phúc

QUY CHẾ

TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC; TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 7 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non bao gồm: Quy định chung; tuyển sinh đào tạo chính quy; tuyển sinh đào tạo vừa làm vừa học, theo đặt hàng và liên thông; tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh; xử lý thông tin phản ánh vi phạm Quy chế tuyển sinh, chế độ báo cáo, lưu trữ; khen thưởng và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo (sau đây gọi là Quy chế tuyển sinh).
2. Quy chế này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non (sau đây gọi chung là các trường), sở giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu (gọi chung là sở GDĐT) và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện tuyển sinh trình độ đại học (ĐH); trình độ cao đẳng (CĐ) ngành Giáo dục Mầm non.
3. Quy chế này không áp dụng đối với việc tuyển sinh đi học nước ngoài, đào tạo từ xa.
Điều 2. Đề án tuyển sinh
1. Đề án tuyển sinh của trường phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Cung cấp đầy đủ các thông tin về tuyển sinh trình độ ĐH, trình độ CĐ ngành Giáo dục Mầm non và các điều kiện đảm bảo chất lượng (Phụ lục kèm theo);
b) Quy định chỉ tiêu tuyển sinh theo các hình thức tuyển sinh khác nhau (nếu có) và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp với quy định của Quy chế này, thể hiện chính sách chất lượng của nhà trường;
c) Quy định rõ về việc trường có sử dụng hay không và các điều kiện để sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ, điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi trung học phổ thông (THPT), THPT quốc gia các năm trước;
d) Quy định rõ phương thức xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung cấp sư phạm vào học trình độ CĐ ngành Giáo dục Mầm non, tuân thủ quy định tại Điều 5 Quy chế này;
đ) Ghi rõ năm bắt đầu đào tạo, quyết định cho phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của trường được tự chủ đối với các ngành tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
2. Các trường đào tạo sư phạm có thể mở rộng diện xét tuyển thẳng (ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 của Quy chế này) đối với các học sinh đã tốt nghiệp trường THPT chuyên của các tỉnh, thành phố vào các ngành phù hợp với môn học chuyên hoặc môn đoạt giải nếu đáp ứng điều kiện: Ba năm học THPT chuyên của tỉnh đạt học sinh giỏi hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức và các điều kiện khác do trường quy định trong Đề án tuyển sinh của trường.
3. Tất cả các trường đều phải xây dựng và công khai Đề án tuyển sinh các hình thức đào tạo trên trang thông tin điện tử của trường trước 15 ngày tính đến ngày thí sinh bắt đầu đăng ký xét tuyển và chịu trách nhiệm giải trình về các nội dung của Đề án với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan theo quy định và theo yêu cầu; chịu trách nhiệm trước pháp luật về điều kiện tuyển sinh, các điều kiện đảm bảo chất lượng, tính đầy đủ, chính xác của các nội dung trong đề án; gửi Đề án về Bộ GDĐT ngay sau khi đăng trên trang thông tin điện tử của trường.
a) Đối với tuyển sinh đợt 1 cho hình thức đào tạo chính quy, công tác tuyển sinh theo lịch tuyển sinh do Bộ GDĐT quy định;
b) Đối với tuyển sinh cho hình thức đào tạo khác, các trường có thể điều chỉnh Đề án tuyển sinh trước ít nhất 45 ngày khi thí sinh bắt đầu đăng ký dự tuyển.
4. Các trường thực hiện công tác tuyển sinh theo Đề án tuyển sinh đã công bố, phù hợp với quy định hiện hành.
Điều 3. Chỉ đạo công tác tuyển sinh
Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh đối với các trường, thống nhất quản lý, chỉ đạo các
trường trong công tác tuyển sinh; thành lập Ban Chỉ đạo tuyển sinh, Hội đồng tư vấn xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên để tư vấn giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT trong việc chỉ đạo công tác tuyển sinh, xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối hai nhóm ngành trên; quyết định việc tuyển sinh không áp dụng một số điều, khoản theo Quy chế này trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh,... và các trường hợp bất khả kháng khác nhưng không được trái quy định của pháp luật.
Điều 4. Nguyên tắc, phương thức tuyển sinh, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào
1. Nguyên tắc: Các trường chỉ tuyển sinh khi đáp ứng đủ các điều kiện được phép đào tạo theo quy định hiện hành.
2. Phương thức tuyển sinh gồm: Thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.
3. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào
a) Căn cứ phương thức tuyển sinh, các trường xác định và công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trong Đề án tuyển sinh, riêng các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH và ngành Giáo dục Mầm non trình độ CĐ (gọi chung là ngành đào tạo giáo viên) do Bộ GDĐT quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào;
b) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do các trường quy định phải đảm bảo chất lượng nguồn tuyển sinh. Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non (sau đây gọi chung là hiệu trưởng) chịu trách nhiệm giải trình về quy trình, cơ sở xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với Bộ GDĐT, cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan.
Chương II
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO CHÍNH QUY
Mục 1: ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN, TỔ CHỨC TUYỂN SINH VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN
Điều 5. Điều kiện dự tuyển
1. Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT).
2. Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
3. Trong độ tuổi quy định đối với những trường, ngành có quy định về tuổi.
4. Đạt các yêu cầu sơ tuyển, nếu đăng kí xét tuyển (ĐKXT) hoặc dự thi vào các trường có quy định sơ tuyển.
5. Có hộ khẩu thường trú thuộc vùng tuyển quy định, nếu ĐKXT hoặc dự thi vào các trường có quy định vùng tuyển.
6. Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ chỉ được dự tuyển vào những trường do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quy định sau khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép đi học; quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép, thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau.
Điều 6. Tổ chức tuyển sinh
1. Nếu sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để sơ tuyển, xét tuyển, các trường thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau:
a) Xác định và công bố công khai tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành, trong đó, Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội là các bài thi; các môn thi thành phần của bài thi Khoa học tự nhiên, bài thi Khoa học Xã hội là môn thi;
b) Căn cứ hướng dẫn xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Bộ GDĐT để quy định cụ thể và công bố công khai điều kiện xét tuyển thẳng và điều kiện ưu tiên xét tuyển vào các ngành học của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2; khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Quy chế này;
c) Các trường có thủ tục sơ tuyển, tổ chức thi đánh giá năng lực, tổ chức thi năng khiếu và các hình thức thi khác kết hợp với sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT phải ghi rõ trong Đề án tuyển sinh và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường, trên phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, hồ sơ đăng ký sơ tuyển; thủ tục, điều kiện đạt yêu cầu sơ tuyển; phương thức tổ chức thi, phương thức xét tuyển và đề thi minh họa; phải thực hiện quy trình xét tuyển quy định tại khoản 6 Điều 10 của Quy chế này.
2. Nếu không sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, các trường thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau:
a) Lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh gồm: Thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển;
Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: Ra đề thi, coi thi, chấm thi (nếu tổ chức thi tuyển); xét tuyển và thông báo thí sinh trúng tuyển; giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh;
b) Nếu sử dụng kết quả thi tuyển sinh của trường khác hoặc của tổ chức khảo thí uy tín trên thế giới để xét tuyển phải quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của trường;
c) Có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một ngành hoặc nhóm ngành (sau đây gọi chung là ngành);
d) Đảm bảo các yêu cầu: Công bố Đề án tuyển sinh đúng quy định, không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo của nhà trường tổ chức luyện thi; đảm bảo công bằng (lấy kết quả từ cao xuống thấp), công khai, minh bạch trong tuyển sinh; không gây khó khăn, bức xúc đối với thí sinh và xã hội.
3. Các trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành phải xác định và công bố công khai chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh. Các trường thực hiện kết hợp các phương thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ tương ứng với từng phương thức.
4. Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên, các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề nếu trường sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa điểm thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập THPT được ghi trong học bạ do hiệu trưởng các trường THPT, giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên cấp hoặc trong học bạ/bảng điểm về việc học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành cấp cho người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp và/hoặc với điểm của trường tổ chức sơ tuyển, thi tuyển (theo quy định tại Điều 12 của Quy chế này) thì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của điểm thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập THPT phải đảm bảo các ngưỡng theo quy định của Quy chế này. Cụ thể:
a) Điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT của trường tối thiểu bằng điểm trung bình cộng tổ hợp các bài thi/môn thi theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định;
b) Xét tuyển trình độ ĐH sử dụng kết quả học tập THPT: Điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển được quy định như sau:
Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên và các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học tối thiểu là 8,0 trở lên;
Đối với các ngành: Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng tối thiểu là 6,5 trở lên;
Đối với ngành Giáo dục Thể chất và Huấn luyện thể thao tối thiểu là 6,5 trở lên. Nếu đối tượng dự tuyển là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế hoặc có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 5,0 trở lên;
Đối với ngành Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật tối thiểu là 6,5 trở lên. Nếu đối tượng dự tuyển có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 5,0 trở lên;
c) Xét tuyển trình độ CĐ ngành Giáo dục Mầm non sử dụng kết quả học tập THPT: Điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển tối thiểu là 6,5 trở lên.
5. Trường hợp xét tuyển từ điểm sơ tuyển, thi tuyển do trường tổ chức với điểm thi tốt nghiệp THPT và/hoặc kết quả học tập THPT thì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 và việc thi tuyển phải thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Quy chế này.
6. Các trường có thể tổ chức nhiều đợt tuyển sinh trong năm nhưng phải công bố cụ thể trong Đề án tuyển sinh của trường.
Điều 7. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
1. Chính sách ưu tiên theo đối tượng.
a) Nhóm ưu tiên 1 (UT1) gồm các đối tượng:
- Đối tượng 01: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại Khu vực 1 quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
- Đối tượng 02: Công nhân trực tiếp sản xuất đã làm việc liên tục 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 2 năm là chiến sĩ thi đua được cấp tỉnh trở lên công nhận và cấp bằng khen;
- Đối tượng 03:
 
+ Thương binh, bệnh binh, người có “Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh”;
+ Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại Khu vực 1;
+ Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên;
+ Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định;
+ Các đối tượng ưu tiên quy định tại điểm i, k, l, m khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ưu đãi người có công với cách mạng;
- Đối tượng 04:
+ Con liệt sĩ;
+ Con thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Con bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 81% trở lên;
+ Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh” mà người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh” bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên;
+ Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động;
+ Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng;
+ Con của người có công với cách mạng quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 về việc ưu đãi người có công với cách mạng;
b) Nhóm ưu tiên 2 (UT2) gồm các đối tượng:
- Đối tượng 05:
+ Thanh niên xung phong tập trung được cử đi học;
+ Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ dưới 12 tháng ở Khu vực 1 và dưới 18 tháng ở khu vực khác;
+ Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng Dân quân tự vệ nòng cốt, Dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt từ 12 tháng trở lên, dự thi vào ngành Quân sự cơ sở. Thời hạn tối đa được hưởng ưu tiên là 18 tháng kể từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày dự thi hay ĐKXT;
- Đối tượng 06:
+ Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú ở ngoài khu vực đã quy định thuộc đối tượng 01;
+ Con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%;
+ Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%;
+ Con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
+ Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế có giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Con của người có công giúp đỡ cách mạng;
- Đối tượng 07:
+ Người khuyết tật nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bộ GDĐT quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện;
+ Người lao động ưu tú thuộc tất cả các thành phần kinh tế được từ cấp tỉnh, Bộ trở lên công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, được cấp bằng hoặc huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
+ Giáo viên đã giảng dạy đủ 3 năm trở lên thi vào các ngành sư phạm;
+ Y tá, dược tá, hộ lý, y sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, người có bằng trung cấp dược đã công tác đủ 3 năm trở lên thi vào nhóm ngành sức khỏe;
c) Những đối tượng ưu tiên khác đã được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành sẽ do Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét, quyết định;
d) Người có nhiều diện ưu tiên theo đối tượng chỉ được hưởng một diện ưu tiên cao nhất.
2. Các đối tượng được xét tuyển thẳng vào trường:
Các trường công bố công khai chỉ tiêu, tiêu chí, phạm vi ngành nghề, chương trình định hướng đào tạo để xét tuyển thẳng trong Đề án tuyển sinh của trường.
a) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT;
b) Người đã trúng tuyển vào các trường, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại trường trước đây đã trúng tuyển. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được xét tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị đại học để ôn tập trước khi vào học chính thức;
c) Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT thì được xét tuyển thẳng vào ĐH theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu kết quả đến hết năm tốt nghiệp THPT;
d) Thí sinh đã tốt nghiệp THPT là thành viên đội tuyển quốc gia, được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á được xét tuyển thẳng vào các trường ĐH thể dục, thể thao (TDTT) hoặc các ngành TDTT của các trường theo quy định của từng trường;
đ) Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thì được xét tuyển thẳng vào học các ngành học tương ứng trình độ ĐH theo quy định của từng trường;
Những thí sinh đoạt giải các ngành TDTT, năng khiếu nghệ thuật, thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào trường;
e) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào ĐH theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải;
Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT, được ưu tiên xét tuyển vào ĐH theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải;
Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp THPT;
g) Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học;
h) Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam: Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2018 quy định về quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam của Bộ trưởng Bộ GDĐT để xem xét, quyết định cho vào học;
i) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020; thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;
Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 (một) năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do hiệu trưởng các trường quy định;
k) Người có bằng trung cấp ngành sư phạm loại giỏi trở lên; người có bằng trung cấp ngành sư phạm loại khá có ít nhất 2 (hai) năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo, đáp ứng quy định tại Điều 5 của Quy chế này được xét tuyển thẳng vào ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng;
l) Người đoạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được tuyển thẳng vào trường để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đoạt giải.
3. Thí sinh không dùng quyền xét tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển vào trường
Các trường công bố công khai chỉ tiêu, phạm vi ngành, chương trình định hướng đào tạo để ưu tiên xét tuyển trong Đề án tuyển sinh của trường;
a) Đối với thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp trung học, nếu có kết quả thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào quy định của Quy chế này, hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định cho vào học;
b) Thí sinh đoạt huy chương vàng, bạc, đồng các giải quốc gia tổ chức một lần trong năm và thí sinh được Tổng cục TDTT có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, không có môn nào có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống, được ưu tiên xét tuyển vào ĐH TDTT hoặc các ngành TDTT tương ứng theo quy định của từng trường;
c) Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp chính thức toàn quốc về ca, múa, nhạc, mỹ thuật đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, không có bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống, được trường ưu tiên xét tuyển theo quy định của từng
trường;
Những thí sinh đoạt giải các ngành TDTT, năng khiếu nghệ thuật thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào trường;
d) Người đoạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được hiệu trưởng xem xét, quyết định ưu tiên xét tuyển vào trường để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đoạt giải theo quy định của từng trường.
4. Chính sách ưu tiên theo khu vực
a) Thí sinh học liên tục và tốt nghiệp trung học tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu trong 3 năm học THPT (hoặc trong thời gian học trung cấp) có chuyển trường thì thời gian học ở khu vực nào lâu hơn được hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu mỗi năm học một trường thuộc các khu vực có mức ưu tiên khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Quy định này áp dụng cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm tuyển sinh;
b) Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú:
- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú;
- Học sinh các trường, lớp dự bị ĐH;
- Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ tướng Chính phủ; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135; các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn;
- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự thi, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ;
c) Các khu vực tuyển sinh được phân chia như sau: Khu vực 1 (KV1) gồm:
Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT) gồm:
Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;
- Khu vực 2 (KV2) gồm:
Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1);
- Khu vực 3 (KV3) gồm:
Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.
5. Khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực
a) Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (một phần tư điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi (không nhân hệ số);
b) Căn cứ vào quy định mức điểm ưu tiên ở điểm a khoản này, các trường tự xác định mức điểm ưu tiên đối với việc xét tuyển theo các thang điểm khác tương đương với tỷ lệ điểm ưu tiên/tổng điểm xét tuyển được quy định tại điểm a khoản này.
Mục 2: TUYỂN SINH SỬ DỤNG KẾT QUẢ CỦA KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Điều 8. Nguyên tắc lựa chọn tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển
1. Việc công bố các tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc:
a) Sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển. Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành (những tổ hợp chỉ thay đổi các ngoại ngữ khác nhau được coi là một tổ hợp).
Hiệu trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về quy trình, cơ sở xác định tổ hợp tuyển sinh;
b) Đối với các trường, ngành có thi năng khiếu, sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó, có ít nhất một bài thi/môn thi Toán hoặc Ngữ văn kết hợp với kết quả thi năng khiếu để xét tuyển.
2. Tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo, các trường có thể quy định bài thi/môn thi chính được nhân hệ số khi xét tuyển.
Điều 9. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào
1. Căn cứ kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GDĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên, các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề;
2. Đối với các ngành khác, các trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định tại khoản 3, Điều 4 của Quy chế này.
Điều 10. Tổ chức xét tuyển
1. Nguyên tắc xét tuyển:
a) Thí sinh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 của Quy chế này và đáp ứng yêu cầu của trường có quyền ĐKXT;
b) Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Trong xét tuyển đợt 1, đối với từng trường, ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này. Đối với mỗi thí sinh, nếu ĐKXT vào nhiều trường/ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. Thí sinh ĐKXT vào các trường thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, ngoài các quy định này còn phải thực hiện các quy định, hướng dẫn của Bộ liên quan;
c) Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của tổ hợp xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này và được làm tròn đến hai chữ số thập phân; đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo các điều kiện phụ do mỗi trường đã thông báo, nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn;
d) Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời hạn quy định. Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và trường được xét tuyển thí sinh khác trong các đợt tiếp theo (nếu có);
đ) Các trường có thể thực hiện nhiều đợt tuyển sinh trong năm, Đề án tuyển sinh của các đợt phải được công bố trên trang thông tin điện tử của trường trước khi thí sinh đăng ký xét tuyển ít nhất 15 ngày;
Trước ngày cuối của tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 12 và theo lịch tuyển sinh đợt 1, các trường phải cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và danh sách thí sinh nhập học theo tất cả các phương thức của các đợt tuyển sinh lên trang thông tin điện tử của trường và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT để loại số thí sinh đã nhập học này ra khỏi danh sách xét tuyển các đợt tiếp theo.
2. Hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ GDĐT xây dựng, duy trì và vận hành Cổng thông tin tuyển sinh để hỗ trợ thí sinh và các trường trong công tác tuyển sinh, bao gồm các thông tin về: Chỉ đạo điều hành công tác tuyển sinh; cơ sở dữ liệu về kết quả thi tốt nghiệp THPT; hệ thống nhập dữ liệu thống kê nguyện vọng của thí sinh và các thông tin khác cần thiết cho công tác tuyển sinh.
3. Trách nhiệm của địa phương
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sở GDĐT có trách nhiệm:
Chỉ đạo tổ chức thực hiện rà soát, xác định khu vực ưu tiên cho các trường THPT và tương đương tại địa phương theo các quy định hiện hành; chỉ đạo các đơn vị thu nhận Phiếu đăng ký xét tuyển và Phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trình độ ĐH, trình độ CĐ ngành Giáo dục Mầm non (gọi chung là điểm thu nhận hồ sơ); chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, thiết bị và cử cán bộ có năng lực, nắm vững Quy chế tuyển sinh để hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh; nhập thông tin Phiếu ĐKDT và ĐKXT vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT; đảm bảo quy trình, thời hạn thực hiện công việc theo kế hoạch chung về công tác tuyển sinh;
b) Trách nhiệm của điểm thu nhận hồ sơ
Cập nhật Phiếu ĐKXT của thí sinh, điều chỉnh sai sót (nếu có), lưu hồ sơ và chịu trách nhiệm về thông tin đã cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT.
4. Nhiệm vụ của các trường
a) Trước khi thí sinh làm thủ tục ĐKXT, các trường công bố các thông tin cần thiết lên trang thông tin điện tử của trường để thí sinh ĐKXT: Mã số trường, mã số ngành, chỉ tiêu tuyển sinh của ngành, tổ hợp xét tuyển, quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp, các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển và các quy định khác không trái với quy định của Quy chế này; nhập đầy đủ các thông tin của trường theo yêu cầu lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT trong thời hạn quy định. Riêng ngưỡng điểm nhận ĐKXT có thể quy định sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT và phù hợp với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Quy chế này; thực hiện quy trình xét tuyển theo quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Độc lập xét tuyển hoặc tự nguyện phối hợp với nhau thành nhóm trường để thực hiện xét tuyển;
c) Thực hiện quy trình xét tuyển đợt 1 theo quy định tại khoản 6 Điều này và xét tuyển đợt tiếp theo quy định tại khoản 7 Điều này; quyết định điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển vào các ngành của trường và công bố kết quả trúng tuyển trong thời hạn quy định; cập nhật lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT danh sách thí sinh đã xác nhận nhập học;
d) Báo cáo Bộ GDĐT về các sự cố phát sinh và đề xuất hướng giải quyết, báo cáo kết quả nhập học của thí sinh theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
đ) Xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo đúng quy định của Bộ GDĐT.
5. Nhiệm vụ của thí sinh
a) Để xét tuyển đợt 1, thí sinh nộp phiếu ĐKXT cùng với hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo quy định của sở GDĐT kèm theo lệ phí ĐKXT. Trong các đợt xét tuyển sau đợt 1, thí sinh thực hiện ĐKXT và nộp lệ phí theo quy định của trường;
b) Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT một lần trong thời gian quy định, bằng phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi;
c) Xác nhận nhập học vào trường đã trúng tuyển theo quy định tại điểm đ khoản 6 hoặc điểm e khoản 7 Điều này;
d) Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin ĐKXT và đăng ký dự thi. Các trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin ĐKXT và dữ liệu đăng ký dự thi với hồ sơ gốc.
6. Xét tuyển đợt 1
a) Sau khi kết thúc thời gian ĐKXT, các trường tham khảo thông tin trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT để chuẩn bị phương án tuyển sinh phù hợp;
b) Sau khi hết thời hạn thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT, các trường/nhóm trường khai thác thông tin (của trường/nhóm trường mình và của các trường/nhóm trường khác có liên quan) trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT để dự kiến điểm trúng tuyển, dự kiến danh sách thí sinh trúng tuyển vào trường/nhóm trường theo nguyên tắc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Các trường/nhóm trường  nhập lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT danh sách thí sinh trúng tuyển dự kiến trong thời gian quy định để hệ thống tự động loại bỏ những nguyện vọng thấp của thí sinh được dự kiến trúng tuyển nhiều nguyện vọng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Các trường/nhóm trường điều chỉnh điểm trúng tuyển cho phù hợp với chỉ tiêu trong thời hạn quy định; quyết định điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức; công bố kết quả trúng tuyển trên trang thông tin điện tử của trường và trên phương tiện thông tin đại chúng khác;
Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên và các ngành thuộc nhóm ngành sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề có quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, nếu số thí sinh trúng tuyển không đủ điều kiện để tổ chức lớp học thì nhà trường phải liên hệ, thống nhất với thí sinh phương án giải quyết, không trái quy định của pháp luật hoặc báo cáo Bộ GDĐT để có phương án giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho thí sinh;
đ) Thí sinh xác nhận nhập học vào trường đã trúng tuyển trong thời hạn quy định bằng cách gửi bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi đến trường trực tiếp hoặc bằng hình thức thư chuyển phát nhanh, thí sinh đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển ở các trường khác;
e) Các trường tiếp nhận và lưu bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi, tổng hợp kết quả thí sinh xác nhận nhập học, cập nhật lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT và quyết định dừng xét tuyển hay tiếp tục xét tuyển các đợt tiếp theo.
7. Xét tuyển đợt tiếp theo
a) Xét tuyển đợt tiếp theo có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần;
b) Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học tại trường sau xét tuyển đợt 1 (kể cả số thí sinh được xét tuyển thẳng và số học sinh dự bị của trường; học sinh các trường dự bị ĐH được giao về trường), Hội đồng tuyển sinh
trường xem xét, quyết định các nội dung xét tuyển tiếp theo;
c) Các trường thông báo điều kiện xét tuyển của các đợt tiếp theo sau đợt 1, điểm nhận hồ sơ xét tuyển các đợt sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1; công bố lịch xét tuyển;
d) Thí sinh chưa trúng tuyển hay đã trúng tuyển mà chưa xác nhận nhập học vào bất cứ trường nào có thể thực hiện ĐKXT bổ sung trực tuyến hoặc theo phương thức khác do trường quy định;
đ) Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, trường công bố trên trang thông tin điện tử của trường và trên phương tiện thông tin đại chúng về điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển;
e) Thí sinh xác nhận nhập học trong thời hạn quy định, bằng phương thức trực tuyến hoặc theo quy định của từng trường;
g) Trường cập nhật danh sách thí sinh xác nhận nhập học lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT.
Mục 3: TUYỂN SINH KHÔNG SỬ DỤNG KẾT QUẢ KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Điều 11. Yêu cầu về đảm bảo chất lượng đầu vào
1. Đối với trường tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển theo bài thi/môn thi hoặc phương thức xét tuyển dựa trên tổ hợp kết quả các môn học ở THPT, việc lựa chọn tổ hợp bài thi/môn thi hoặc tổ hợp môn học dùng để xét tuyển được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này;
Kết quả các môn học ở THPT dùng để xét tuyển được ghi trong học bạ do hiệu trưởng các trường THPT, giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên cấp hoặc trong học bạ/bảng điểm về việc học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành cấp cho người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp.
2. Đối với tất cả các phương thức tuyển sinh không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên; các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
a) Đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên
- Xét tuyển trình độ ĐH dựa trên tổ hợp các môn học ở THPT: học sinh đã tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên;
Riêng các ngành Giáo dục Thể chất và Huấn luyện thể thao người dự tuyển phải có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên; nếu  tuyển sinh các thí sinh là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia và quốc tế hoặc có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì có thể  tuyển sinh trường hợp học sinh đạt các điều kiện quy định tại Điều 5 Quy chế này Các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật người dự tuyển phải có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên; nếu thí sinh có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì có thể tuyển sinh trường hợp học sinh đạt các điều kiện quy định tại Điều 5 Quy chế này;
- Xét tuyển trình độ CĐ ngành Giáo dục Mầm non dựa trên tổ hợp các môn học ở THPT: người dự tuyển phải có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên;
- Thi tuyển trình độ ĐH: học sinh đã tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại khá hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên;
Riêng các ngành Giáo dục Thể chất, Huấn luyện thể thao, Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật, học sinh đạt các điều kiện quy định tại Điều 5 Quy chế này được dự thi tuyển;
- Thi tuyển trình độ CĐ ngành Giáo dục Mầm non: người dự tuyển phải có học lực lớp 12 xếp loại trung bình trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 5,5 trở lên;
b) Đối với các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề:
- Xét tuyển dựa trên tổ hợp các môn học ở THPT:
Đối với các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học: Tuyển học sinh tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.
Đối với các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng: Tuyển học sinh tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.
- Thi tuyển
Đối với các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học: Tuyển học sinh tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại khá hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên;
Đối với các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng: Tuyển học sinh tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại từ trung bình trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 5,5 trở lên.
3. Các trường tuyển sinh học sinh tốt nghiệp trung cấp sư phạm vào học trình độ CĐ ngành Giáo dục Mầm non phải quy định rõ cách thức xét tuyển trong Đề án tuyển sinh.
Điều 12. Tổ chức thi, kiểm tra riêng để tuyển sinh
1. Các trường tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh, bao gồm thi các môn văn hóa hoặc thi đánh giá năng lực hoặc hình thức thi khác hoặc kết hợp một số hình thức thi, phải tuân thủ các yêu cầu bảo đảm chất lượng sau:
a) Có bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh (sau đây gọi chung là bộ phận chuyên trách).
b) Đảm bảo về cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn đáp ứng yêu cầu để tổ chức tốt kỳ thi riêng, bao gồm từ lãnh đạo bộ phận chuyên trách, cán bộ xây dựng cấu trúc đề thi, cán bộ phát triển câu hỏi và ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa và/hoặc tự luận, cán bộ chấm thi, cán bộ đánh giá, thẩm định các tham số của câu hỏi thi và đề thi, đến các cán bộ hỗ trợ, kỹ thuật viên.
c) Xây dựng được cấu trúc đề thi phù hợp cho tuyển sinh ĐH, CĐ; công bố trước khi thí sinh đăng ký dự thi ít nhất là 15 ngày. Nội dung các câu hỏi thi đánh giá được các năng lực cốt lõi để học tập ở bậc đại học của thí sinh, không vi phạm pháp luật và thuần phong mỹ tục, văn hóa của Việt Nam, trong đó nội dung các câu hỏi để đánh giá trình độ văn hóa phải nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học phổ thông.
d) Đảm bảo ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa và/hoặc tự luận của trường đủ lớn để xây dựng đề thi cho việc tổ chức thi trong mỗi lần thi; có giải pháp đảm bảo sự tương đương của các đề thi và phải thực hiện quy trình để đảm bảo đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi được bảo mật trước, trong và sau khi thi.
đ) Đã ban hành quy chế thi tuyển sinh của trường gồm quy trình tổ chức và các quy định liên quan đến các nội dung: công tác chuẩn bị cho kỳ thi; tổ chức đăng ký dự thi; công tác đề thi và quy trình bảo mật đề thi; công tác coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo, chấm thẩm định; chế độ báo cáo và lưu trữ; xử lý các sự cố bất thường, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm. Quy chế thi tuyển sinh của trường do hiệu trưởng ký ban hành, không được trái với các quy định tại Quy chế này và phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường, đồng thời gửi báo cáo về Bộ GDĐT ít nhất trước 15 ngày tính đến ngày thí sinh bắt đầu đăng kí dự thi.
e) Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ kỳ thi, phù hợp với quy mô và hình thức tổ chức thi.
g) Có Đề án tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh của trường, trong đó thể hiện đầy đủ các thông tin và minh chứng về việc đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng để tổ chức kỳ thi. Đề án tổ chức thi tuyển sinh phải được công khai trên trang thông tin điện tử của trường trước ít nhất 15 ngày tính đến ngày thí sinh bắt đầu đăng kí dự thi, đồng thời gửi về Bộ GDĐT để báo cáo.
Thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về các nội dung của Đề án và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ kỳ thi.
2. Các trường tổ chức thi, kiểm tra năng khiếu để tuyển sinh, phải tuân thủ các yêu cầu bảo đảm chất lượng sau:
a) Có bộ phận độc lập thực hiện chức năng tổ chức thi năng khiếu để tuyển sinh.
b) Đảm bảo về đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chấm thi, cán bộ ra đề thi, cán bộ đánh giá, thẩm định đề thi, cán bộ hỗ trợ, kỹ thuật viên, đáp ứng các yêu cầu về số lượng và năng lực để tổ chức thi năng khiếu để tuyển sinh.
c) Đảm bảo số lượng câu hỏi/bài thực hành trong ngân hàng câu hỏi thi/bài thi thực hành của trường đủ lớn để xây dựng đề thi cho việc tổ chức thi trong mỗi lần thi. Nội dung các câu hỏi/ bài thực hành nhằm đánh giá năng khiếu, năng lực học tập ở bậc ĐH, CĐ của thí sinh phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo, không vi phạm pháp luật và thuần phong mỹ tục, văn hóa của Việt Nam.
d) Đáp ứng các yêu cầu tại điểm đ, e khoản 1 Điều này;
e) Thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ kỳ thi.
Điều 13. Tổ chức xét tuyển
1. Việc tổ chức xét tuyển được thực hiện theo Đề án tuyển sinh của trường. Các trường có quyền lựa chọn các phương thức:
a) Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT hoặc kết quả thi đánh giá năng lực của thí sinh hoặc kết quả thi đánh giá năng lực của trường khác hoặc kết quả đánh giá của tổ chức khảo thí uy tín trên thế giới và các phương thức khác;
b) Sử dụng đồng thời các phương thức xét tuyển trên (bao gồm cả việc sơ tuyển kết hợp với xét tuyển) và phải công bố công khai chỉ tiêu đối với từng phương thức xét tuyển;
c) Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học thông qua việc nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi vào trường theo quy định của Quy chế này, trong thời hạn do trường quy định. Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được hiểu là từ chối nhập học và trường được xét tuyển thí sinh khác; thí sinh đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển ở các trường khác.
2. Chế độ ưu tiên được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này. Trường hợp sử dụng kết quả học tập THPT để xét tuyển, điểm ưu tiên được cộng để xét tuyển sau khi thí sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này.
3. Thời gian đăng ký thi tuyển, xét tuyển do hiệu trưởng các trường quy định phù hợp với phương thức tổ chức đào tạo tại trường và khung kế hoạch thời gian năm học của giáo dục phổ thông.
4. Việc kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển được thực hiện theo quy định tại Điều 20, Điều 21 của Quy chế này.
Chương III
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO VỪA LÀM VỪA HỌC, THEO ĐẶT HÀNG VÀ LIÊN THÔNG
Điều 14. Tuyển sinh đào tạo vừa làm vừa học (VLVH)
Tuyển sinh đào tạo VLVH thực hiện theo quy định tại Chương II của Quy chế này, trong đó việc tổ chức thi tuyển do trường quy định đảm bảo yêu cầu chất lượng và việc xét tuyển không áp dụng theo Điều 10, điểm c khoản 1 Điều 13 của Quy chế này. Các trường phải quy định cụ thể việc Tuyển sinh đào tạo VLVH, đảm bảo chất lượng, công bằng, minh bạch và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trách nhiệm giải trình với Bộ GDĐT, cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan.
Điều 15. Tuyển sinh đào tạo theo đặt hàng
1. Căn cứ tuyển sinh đào tạo theo đặt hàng
a) Tuyển sinh do Nhà nước đặt hàng đào tạo thực hiện theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính Phủ về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
b) Tuyển sinh do các chủ thể khác đặt hàng đào tạo và cam kết sử dụng sinh viên tốt nghiệp thực hiện theo hợp đồng giữa các bên liên quan, không trái với quy định của pháp luật;
c) Văn bản giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước hoặc thoả thuận giữa các bên và các thông tin liên quan phải được đưa vào thành phụ lục của Đề án tuyển sinh.
2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thực hiện theo quy định của Quy chế này. Điểm trúng tuyển theo yêu cầu đặt hàng, không thấp hơn điểm trúng tuyển của ngành đào tạo. Trường hợp ủy ban nhân dân cấp tỉnh đặt hàng để đào tạo lao động cho các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp của tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; đối tượng thí sinh là người có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại tỉnh; tỉnh cam kết sử dụng sinh viên tốt nghiệp thì điểm trúng tuyển có thể thấp hơn nhưng không thấp hơn quá 1 (một) điểm so với điểm trúng tuyển của ngành đào tạo, tính theo thang điểm 30. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đặt hàng phải chịu trách nhiệm giải trình về nhu cầu đặt hàng đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo.
3. Các nội dung khác trong công tác tuyển sinh đào tạo theo đặt hàng do các trường quy định, không trái với các quy định của Quy chế này và chịu trách nhiệm giải trình.
Điều 16. Tuyển sinh đào tạo liên thông
1. Tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ CĐ ngành Giáo dục Mầm non.
a) Đối tượng tuyển sinh: Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên và bằng tốt nghiệp THPT; người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành; người có bằng tốt nghiệp trình độ CĐ trở lên thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên;
b) Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Nếu sử dụng phương thức thi tuyển thì thực hiện theo quy định sau:
- Quy định rõ bài thi/môn thi; ban hành quy chế thi tuyển sinh của trường, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Hội đồng Khoa học và Đào tạo; công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường và gửi về Bộ GDĐT để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra;
- Nội dung quy chế thi tuyển sinh của trường bao gồm: Quy trình tổ chức và các quy định về chuẩn bị cho kỳ thi; tổ chức đăng ký dự thi; công tác đề thi; coi thi; chấm thi; phúc khảo; chấm thẩm định; chế độ báo cáo và lưu trữ; thanh tra; xử lý các sự cố bất thường và xử lý vi phạm;
c) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do cơ sở đào tạo quy định và chịu trách nhiệm giải trình.
2. Tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học
a) Đối tượng tuyển sinh: Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp và bằng tốt nghiệp THPT; người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành; người có bằng tốt nghiệp trình độ CĐ trở lên;
b) Tuyển sinh đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp, trình độ CĐ lên trình độ ĐH thực hiện theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; riêng ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào được quy định tại điểm d Khoản này;
c) Tuyển sinh đào tạo trình độ ĐH đối với người đã có bằng tốt nghiệp trình độ ĐH trở lên thực hiện theo phương thức quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này. Các nội dung khác do trường quy định, thông tin rõ trong Đề án tuyển sinh, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm giải trình;
Riêng các ngành nhóm ngành sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề chỉ tuyển sinh đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trình độ ĐH trở lên thuộc nhóm ngành sức khoẻ;
d) Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào được quy định như sau:
- Các ngành đào tạo giáo viên và các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học phải đạt một trong các tiêu chí sau: học lực lớp 12 đạt loại giỏi hoặc điểm trung bình chung các môn văn hóa THPT đạt từ 8,0 trở lên hoặc tốt nghiệp THPT loại giỏi hoặc có học lực lớp 12 đạt loại khá và có 3 năm kinh nghiệm công tác đúng với chuyên môn đào tạo hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp, hoặc trình độ CĐ hoặc trình độ ĐH đạt loại giỏi; hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp, hoặc trình độ CĐ, hoặc trình độ ĐH đạt loại khá và có 3 năm kinh nghiệm công tác đúng với chuyên môn đào tạo;
- Các ngành: Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất, Huấn luyện thể thao, phải đạt một trong các tiêu chí sau: học lực lớp 12 đạt loại khá hoặc điểm trung bình chung các môn văn hóa THPT đạt từ 6,5 trở lên, hoặc tốt nghiệp THPT loại khá, hoặc có học lực lớp 12 đạt loại trung bình và có 5 năm kinh nghiệm công tác đúng với chuyên môn đào tạo hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp, hoặc trình độ CĐ hoặc trình độ ĐH đạt loại khá trở lên;
- Riêng đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên, việc đào tạo liên thông cho người đã được tuyển sinh hoặc đã tốt nghiệp ngành đào tạo giáo viên trước ngày ban hành Quy chế này để đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Điều 72, Luật Giáo dục năm 2019 thì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do cơ sở đào tạo quy định.
Chương IV
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC TRƯỜNG TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH
Điều 17. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh trường
1. Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) để điều hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh, thanh tra tuyển sinh, quy định tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các Ban chuyên môn theo quy định tại Điều 19 Quy chế này.
2. Thành phần của HĐTS trường gồm có:
a) Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng;
b) Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng;
c) Uỷ viên thường trực: Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng Đào tạo (hoặc Phòng Khảo thí);
d) Các uỷ viên: Một số trưởng hoặc phó trưởng phòng, trưởng hoặc phó trưởng khoa, trưởng hoặc phó bộ môn liên quan đến thi tuyển sinh và cán bộ công nghệ thông tin;
Những người có người thân (con, vợ, chồng, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình và của vợ hoặc chồng) dự thi hay xét tuyển vào trường không được tham gia HĐTS của trường và các ban giúp việc HĐTS trường trong năm đó.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS trường.
a) Tổ chức triển khai các phương án tuyển sinh đã lựa chọn;
b) Giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tuyển sinh;
c) Thu hoặc uỷ quyền thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển;
d) Tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định;
đ) Báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ GDĐT và cơ quan trực tiếp quản lý trường (Bộ, Ngành, UBND cấp tỉnh).
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch HĐTS trường.
a) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh của trường;
b) Báo cáo với Bộ GDĐT và các cơ quan có trách nhiệm về công tác tuyển sinh của trường;
c) Thành lập Ban Thư ký và các Ban chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Quy chế này để giúp việc cho HĐTS trường trong việc thực hiện công tác tuyển sinh; Trưởng các Ban chuyên môn phải là thành viên Hội đồng tuyển sinh.
5. Phó Chủ tịch HĐTS trường thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch HĐTS phân công và thay mặt Chủ tịch HĐTS giải quyết công việc khi Chủ tịch HĐTS uỷ quyền.
6. Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng thành lập Ban Chỉ đạo tuyển sinh để chỉ đạo công tác tuyển sinh của các đơn vị thành viên, trực thuộc.
Điều 18. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký HĐTS trường
1.Thành phần Ban Thư ký HĐTS trường gồm có:
a) Trưởng ban do Uỷ viên thường trực HĐTS trường kiêm nhiệm;
b) Các uỷ viên: Một số cán bộ Phòng Đào tạo hoặc Phòng Khảo thí, khoa, phòng liên quan và cán bộ công nghệ thông tin.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS của trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT để sơ tuyển, xét tuyển:
a) Cập nhật lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT tất cả các thông tin của trường theo quy định tại Điều 10 của Quy chế này để thực hiện xét tuyển;
b) Dự kiến phương án điểm trúng tuyển, trình HĐTS quyết định;
c) Lập danh sách thí sinh trúng tuyển;
d) Thông báo thí sinh trúng tuyển nhập học;
đ) Kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển theo quy định tại Điều 20, 21 của Quy chế này;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch HĐTS giao.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký HĐTS của trường đối với trường không sử dụng kết quả kỳ thi THPT để sơ tuyển, xét tuyển:
a) Công bố các thông tin liên quan đến điều kiện, hồ sơ, thời gian và địa điểm đăng ký dự thi, xét tuyển trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác;
b) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này và các nhiệm vụ khác của Ban thư ký theo quy định tại Quy chế thi tuyển sinh của trường;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch HĐTS giao.
Điều 19. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các Ban chuyên môn đối với trường tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển hoặc thi tuyển kết hợp với xét tuyển
1. Các Ban chuyên môn đối với trường tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển hoặc thi tuyển kết hợp với xét tuyển gồm: Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban làm Phách, Ban Chấm thi, Ban Phúc khảo. Đối với Ban đề thi, Trưởng ban do lãnh đạo trường đảm trách, lãnh đạo đơn vị chuyên trách thực hiện chức năng, nhiệm vụ tổ chức thi là ủy viên thường trực.
2. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các Ban chuyên môn đối với trường tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển hoặc thi tuyển kết hợp với xét tuyển và Ban thư ký được quy định tại Quy chế thi tuyển sinh do hiệu trưởng kí ban hành.
Điều 20. Thông báo thí sinh trúng tuyển nhập học
1. Hội đồng tuyển sinh trường gửi giấy thông báo thí sinh trúng tuyển nhập học khi thí sinh đã đáp ứng đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Quy chế này và quy định của trường trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.
2. Thí sinh trúng tuyển vào trường cần nộp bản sao hợp lệ những giấy tờ sau đây:
a) Học bạ;
b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp THPT đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước. Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp THPT để đối chiếu kiểm tra;
c) Giấy khai sinh;
d) Các minh chứng để được hưởng chế độ ưu tiên quy định trong văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT;
đ) Các yêu cầu khác theo quy định của các trường.
3. Đối với thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày ghi trong thông báo nhập học:
a) Nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học;
b) Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.
Điều 21. Kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển
1. Khi thí sinh đến nhập học, trường phải tổ chức kiểm tra hồ sơ đã nộp theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Quy chế này.
2. Trong quá trình sinh viên đang theo học tại trường, trường tổ chức thanh tra, kiểm tra hồ sơ và kết quả thi của thí sinh theo quy định.
Điều 22. Sử dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh
1. Các sở GDĐT chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, thiết bị và cử cán bộ đủ trình độ nhập dữ liệu ĐKXT ban đầu của thí sinh lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT; đảm bảo quy trình, thời hạn thực hiện công việc theo kế hoạch chung về tuyển sinh.
2. Các trường chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, thiết bị và cử cán bộ đủ trình độ làm chuyên trách công nghệ thông tin để thực hiện các công việc sau:
a) Lập địa chỉ E-mail chính thức sử dụng trong công tác tuyển sinh;
b) Khai thác, xử lý thông tin; cập nhật dữ liệu theo đúng cấu trúc, quy trình, thời hạn lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT;
c) Gửi Giấy báo trúng tuyển cho thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ kết quả thi của thí sinh, nếu trường tổ chức thi tuyển;
d) Thực hiện các quy định tại Điều 10 của Quy chế này và các quy định khác về tuyển sinh.
3. Người nhập dữ liệu lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin đã nhập với thông tin liên quan trong hồ sơ thí sinh và thông tin trên cơ sở dữ liệu thi THPT; ký biên bản xác nhận và chịu trách nhiệm về công tác kiểm tra.
Chương V
XỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN ÁNH VI PHẠM QUY CHẾ TUYỂN SINH VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, LƯU TRỮ
Điều 23. Hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh
1. Bộ GDĐT tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh của các trường và của các cơ quan, tổ chức tham gia công tác tuyển sinh.
2. Các bộ, ngành; uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) tổ chức kiểm tra công tác tuyển sinh đối với các trường trực thuộc theo thẩm quyền.
3. Chánh Thanh tra Bộ GDĐT quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra công tác tuyển sinh; trường hợp cần thiết Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra công tác tuyển sinh theo quy định.
4. Chánh Thanh tra Sở GDĐT quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra công tác tuyển sinh; trường hợp cần thiết giám đốc sở GDĐT quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra công tác tuyển sinh đối với cơ sở giáo dục trực thuộc UBND cấp tỉnh.
5. Hiệu trưởng các trường tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trong cơ sở theo quy định.
6. Trình tự, thủ tục tổ chức thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn của Bộ GDĐT.
7. Những người có người thân (con, vợ, chồng, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của  mình và của vợ hoặc chồng) dự thi hay xét tuyển vào các trường không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trong năm đó.
Điều 24. Xử lý thông tin phản ánh vi phạm Quy chế tuyển sinh
1. Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về vi phạm Quy chế tuyển sinh:
a) Hội đồng tuyển sinh các trường;
b) Thanh tra tuyển sinh và Thanh tra giáo dục các cấp.
2. Các bằng chứng vi phạm Quy chế tuyển sinh sau khi đã được xác minh về tính xác thực là cơ sở để xử lý đối tượng vi phạm.
3. Cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế tuyển sinh:
a) Mọi người dân, kể cả thí sinh và những người tham gia công tác tuyển sinh, nếu phát hiện những hành vi vi phạm Quy chế tuyển sinh cần cung cấp thông tin cho nơi tiếp nhận quy định tại khoản 1 Điều này để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật về tố cáo;
b) Người cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế tuyển sinh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin và bằng chứng đã cung cấp, không được lợi dụng việc làm đó để gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác tuyển sinh.
4. Đối với tổ chức, cá nhân tiếp nhận thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế tuyển sinh:
a) Tổ chức việc tiếp nhận thông tin, bằng chứng theo quy định; bảo vệ nguyên trạng bằng chứng; xác minh tính xác thực của thông tin và bằng chứng;
b) Triển khai kịp thời các biện pháp ngăn chặn tiêu cực, vi phạm Quy chế tuyển sinh theo thông tin đã được cung cấp;
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý và công bố công khai kết quả xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm Quy chế tuyển sinh;
d) Bảo mật thông tin và danh tính người cung cấp thông tin.
Điều 25. Chế độ báo cáo
Các trường phải báo cáo Bộ GDĐT:
1. Kết quả tuyển sinh của năm trước ngày 28/2/2021.
2. Thông tin về tuyển sinh của trường theo quy định hoặc theo yêu cầu của Bộ GDĐT.
Điều 26. Chế độ lưu trữ
1. Bài thi/môn thi của các trường tổ chức tuyển sinh theo phương thức thi tuyển hoặc thi tuyển kết hợp với xét tuyển được trường lưu trữ theo thời hạn quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
2. Các tài liệu khác liên quan đến tuyển sinh, trường phải bảo quản và lưu trữ trong suốt khóa đào tạo theo quy định của Luật Lưu trữ, và các quy định thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành giáo dục.
Chương VI
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO
Điều 27. Khen thưởng
Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh các trường khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng:
1. Những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
2. Những người có nhiều thành tích đóng góp cho công tác tuyển sinh.
Điều 28. Giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo liên quan đến công tác tuyển sinh
1. Trong thời gian tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh các trường tổ chức tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo của công dân liên quan đến công tác tuyển sinh.
2. Kết thúc tuyển sinh, hiệu trưởng tổ chức tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo của công dân liên quan đến công tác tuyển sinh.
3. Người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
4. Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo của công dân liên quan đến công tác tuyển sinh được thực hiện theo quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 29. Xử lý các trường, cán bộ tuyển sinh và thí sinh vi phạm quy chế
1. Cán bộ và thí sinh có hành vi vi phạm trong trong quá trình tổ chức thi tuyển sinh được xử lý theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành của Bộ GDĐT.
2. Thí sinh đã trúng tuyển và nhập học nhưng bị phát hiện có hành vi gian lận hoặc liên quan trực tiếp đến gian lận trong quá trình thi, tuyển sinh có thể bị buộc thôi học, cấm dự tuyển vào trường trong những năm tiếp theo; do các trường xem xét, quyết định.
3. Hiệu trưởng, Chủ tịch HĐTS và những người liên quan bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 71 của Luật Giáo dục đại học; Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Lao động, các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định khác của pháp luật có liên quan và quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường (nếu có quy định) khi vi phạm một trong các lỗi sau đây:
a) Ban hành các quyết định, văn bản có liên quan đến công tác tuyển sinh không đúng thẩm quyền và trái với các quy định của Quy chế này;
b) Tuyển sinh những ngành chưa có quyết định mở ngành; tuyển sinh không đúng với nguyện vọng đã đăng ký của thí sinh;
d) Xác định sai chỉ tiêu tuyển sinh so với quy định và tuyển sinh vượt chỉ tiêu;
đ) Không kịp thời báo cáo, công khai Đề án tuyển sinh theo quy định;
e) Tổ chức tuyển sinh không đúng với các quy định trong Đề án tuyển sinh đã công bố;
g) Thực hiện quy trình tuyển sinh không đúng trình tự theo quy định của Quy chế tuyển sinh và hướng dẫn của Bộ GDĐT;
h) Cố ý vi phạm các quy định khác của Quy chế này.
4. Người tham gia công tác tuyển sinh là công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy chế, tùy theo mức độ, sẽ bị cơ quan quản lý cán bộ xử lý theo quy định tại Điều 71 của Luật Giáo dục đại học; Luật Viên chức, Luật Cán bộ, công chức và các văn bản quy định về xử lý kỷ luật viên chức, công chức. Đối với những người vi phạm Quy chế tuyển sinh là cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên cơ hữu của các trường ngoài công lập không phải là công chức, viên chức, hiệu trưởng nhà trường quyết định xử lý theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật hiện hành.
5. Các trường vi phạm về tuyển sinh tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng xử lý theo quy định hiện hành.

Phụ lục

(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/TT-BGDĐT ngày 7/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

(Cơ quan chủ quản)...............
Trường:................................
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐỀ ÁN TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON NĂM ...

I. Thông tin chung (tính đến thời điểm xây dựng đề án)

1. Tên trường, sứ mệnh, địa chỉ các trụ sở (trụ sở chính và phân hiệu) và địa chỉ trang thông tin điện tử của trường

2. Quy mô đào tạo chính quy đến 31/12/     ... (người học)

Stt

Theo phương thức, trình độ đào tạo

Quy mô theo khối ngành đào tạo

Tổng

Khối ngành I

Khối ngành II

Khối ngành III

Khối ngành IV

Khối ngành V

Khối ngành VI

Khối ngành VII

 

I.

Chính quy

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Sau đại học

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Tiến sĩ

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Ngành ….

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Thạc sĩ

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.1

Ngành ….

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đại học

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Chính quy

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Các ngành đào tạo trừ ngành đào tạo ưu tiên

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1.1

Ngành…

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.2

Các ngành đào tạo ưu tiên

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.2.1

Ngành…

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Liên thông từ TC lên ĐH

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.1

Ngành….

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Liên thông từ CĐ lên ĐH

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3.1

Ngành….

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Đào tạo trình độ đại học đối với người đã có bằng ĐH trở lên

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4.1

Ngành….

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Chính quy

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Liên thông từ TC lên CĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Đào tạo trình độ CĐ đối với người đã có bằng CĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Vừa làm vừa học

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đại học

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Vừa làm vừa học

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Ngành….

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Liên thông từ TC lên ĐH

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.1

Ngành….

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Liên thông từ CĐ lên ĐH

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3.1

Ngành….

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Đào tạo trình độ đại học đối với người đã có bằng ĐH

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4.1

Ngành….

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Vừa làm vừa học

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Liên thông từ TC lên CĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Đào tạo trình độ CĐ đối với người đã có bằng CĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Thông tin về tuyển sinh chính quy của 2 năm gần nhất

3.1. Phương thức tuyển sinh của 2 năm gần nhất (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)

3.2. Điểm trúng tuyển của 2 năm gần nhất (nếu lấy từ kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia)

Stt

Khối ngành/ Ngành/ Nhóm ngành/tổ hợp xét tuyển

Năm tuyển sinh -2

Năm tuyển sinh -1

Chỉ tiêu

Số nhập học

Điểm trúng tuyển

Chỉ tiêu

Số nhập học

Điểm trúng tuyển

1.

Khối ngành/ Nhóm ngành I*

- Ngành 1

Tổ hợp 1:

Tổ hợp 2:

Tổ hợp 3:

………

- Ngành 2

- Ngành 3

- Ngành 4

……

 

 

 

 

 

 

2.

Khối ngành II

 

 

 

 

 

 

3.

Khối ngành III

 

 

 

 

 

 

4.

Khối ngành IV

 

 

 

 

 

 

5.

Khối ngành V

 

 

 

 

 

 

6.

Khối ngành VI

 

 

 

 

 

 

7.

Khối ngành VII

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

- Khối ngành/ Nhóm ngành I*: Kê khai theo ngành

- Nếu tuyển sinh năm 2020 thì “Năm tuyển sinh -2”: là năm tuyển sinh 2018; “Năm tuyển sinh -1”: là năm tuyển sinh 2019

II. Thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng

1. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu:

1.1. Thống kê số lượng, diện tích đất, diện tích sàn xây dựng, ký túc xá:

- Tổng diện tích đất của trường

- Số chỗ ở ký túc xá sinh viên (nếu có).

- Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của trường tính trên một sinh viên chính quy:

Stt

Loại phòng

Số lượng

Diện tích sàn xây dựng (m2)

1

Hội trường, giảng đường, phòng học các loại, phòng đa năng, phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hữu

 

 

1.1.

Hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ

 

 

1.2.

Phòng học từ 100 - 200 chỗ

 

 

1.3.

Phòng học từ 50 - 100 chỗ

 

 

1.4.

Số phòng học dưới 50 chỗ

 

 

1.5

Số phòng học đa phương tiện

 

 

1.6

Phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hữu

 

 

2.

Thư viện, trung tâm học liệu

 

 

3.

Trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập

 

 

 

Tổng

 

 

1.2. Thống kê các phòng thực hành, phòng thí nghiệm và các trang thiết bị

Stt

Tên

Dạnh mục trang thiết bị chính

Phục vụ Ngành/Nhóm ngành/Khối ngành đào tạo

1.

Phòng thực hành …

Tên thiết bị 1:

Tên thiết bị 2:

…………

 

2.

Phòng thí nghiệm…

Tên thiết bị 1:

Tên thiết bị 2:

………………..

 

……….

 

 

1.3. Thống kê về học liệu (giáo trình, học liệu, tài liệu, sách tham khảo…sách, tạp chí, kể cả e-book, cơ sở dữ liệu điện tử) trong thư viện

Stt

Khối ngành đào tạo/Nhóm ngành

Số lượng

1.

Khối ngành/Nhóm ngành I

 

2.

Khối ngành II

 

3.

Khối ngành III

 

4.

Khối ngành IV

 

5.

Khối ngành V

 

6.

Khối ngành VI

 

7.

Khối ngành VII

 

1.4. Danh sách giảng viên cơ hữu chủ trì giảng dạy và tính chỉ tiêu tuyển sinh - trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo Giáo dục Mầm non.

Stt

Họ và tên

Giới tính

Chức danh khoa học

Trình độ chuyên môn

Chuyên môn đào tạo

Giảng dạy môn chung

Ngành/ trình độ chủ trì giảng dạy và tính chỉ tiêu tuyển sinh

Cao đẳng

Đại học

Mã ngành

Tên ngành

Mã ngành

Tên ngành

1.

Trần Văn A

Nam

GS

TS

Ngôn ngữ Anh

 

 

 

7220201

Ngôn ngữ Anh

2.

Nguyễn Thị B

Nữ

 

ThS

Tin học

X

51140201

Giáo dục Mầm non

 

 

3.

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số giảng viên toàn trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5. Danh sách giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy và tính chỉ tiêu tuyển sinh trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Stt

Họ và tên

Giới tính

Chức danh khoa học

Trình độ chuyên môn

Chuyên môn được đào tạo

Giảng dạy môn chung

Mã ngành

Tên ngành

Thâm niên công tác (bắt buộc với các ngành ưu tiên mà trường đăng ký đào tạo)

Tên doanh nghiệp(bắt buộc với các ngành ưu tiên mà trường đăng ký đào tạo)

1.

Trần Văn C

Nam

PGS

TS

Tin học

X

.

 

 

 

2.

Nguyễn Thị D

Nữ

 

ThS

Toán học

X

 

 

 

 

3.

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số giảng viên toàn trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Các thông tin của năm tuyển sinh

1. Tuyển sinh chính quy trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non chính quy (không bao gồm liên thông chính quy từ TC, CĐ lên ĐH, ĐH đối với người có bằng ĐH; từ TC lên CĐ, CĐ ngành Giáo dục Mầm non đối với người có bằng CĐ)

1.1. Đối tượng tuyển sinh

1.2. Phạm vi tuyển sinh

1.3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)

1.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo Ngành/Nhóm ngành/Khối ngành, theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo

a) Thông tin danh mục ngành được phép đào tạo: Ghi rõ số, ngày ban hành quyết định chuyển đổi tên ngành của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của trường (nếu được cho phép tự chủ) đối với Ngành trong Nhóm ngành, Khối ngành tuyển sinh; theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật;

Stt

Mã ngành

Tên ngành

Số quyết định mở ngành hoặc chuyển đổi tên ngành (gần nhất)

Ngày tháng năm ban hành Số quyết định mở ngành hoặc chuyển đổi tên ngành (gần nhất)

Trường tự chủ QĐ hoặc Cơ quan có thẩm quyền cho phép

Năm bắt đầu đào tạo

Năm tuyển sinh và đào tạo gần nhất với năm tuyển sinh

1.

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng ngành/ nhóm ngành/ khối ngành tuyển sinh; theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo.

Stt

Trình độ đào tạo

Mã ngành

Ngành học

Chỉ tiêu (dự kiến)

Tổ hợp môn xét tuyển 1

Tổ hợp môn xét tuyển 2

Tổ hợp môn xét tuyển 3

Tổ hợp môn xét tuyển 4

Theo xét KQ thi THPT

Theo phương thức khác

Tổ hợp môn

Môn chính

Tổ hợp môn

Môn chính

Tổ hợp môn

Môn chính

Tổ hợp môn

Môn chính

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

1.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường: mã số trường, mã số ngành, tổ hợp xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp; các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển...

1.7. Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức nhận hồ sơ ĐKXT/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/thi tuyển, tổ hợp môn thi/bài thi đối với từng ngành đào tạo...

1.8. Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển;...

1.9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển...

1.10. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có)

1.11. Các nội dung khác (không trái quy định hiện hành)....

1.12. Thông tin triển khai đào tạo ưu tiên trong đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực Du lịch/ Công nghệ thông tin trình độ đại học (xác định rõ theo từng giai đoạn với thời gian xác định cụ thể).

1.12.1. Tên doanh nghiệp các nội dung hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đối tác và trách nhiệm của mỗi bên; trách nhiệm đảm bảo việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp.

1.12.2. Các thông tin khác triển khai áp dụng cơ ưu tiên trong đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực Du lịch/ Công nghệ thông tin trình độ đại học.(không trái quy định hiện hành)....

1.13. Tình hình việc làm (thống kê cho 2 khóa tốt nghiệp gần nhất)

1.13.1. Năm tuyển sinh -2

Stt

Nhóm ngành

Chỉ tiêu Tuyển sinh

Số SV trúng tuyển nhập học

Số SV tốt nghiệp

Trong đó tỷ lệ SV tốt nghiệp đã có việc làm thống kê cho 2 khóa tốt nghiệp gần nhất đã khảo sát so với năm tuyển sinh

ĐH

CĐSP

ĐH

CĐSP

ĐH

CĐSP

ĐH

CĐSP

1.

Khối ngành/Nhóm ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Khối ngành II

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

Khối ngành III

 

 

 

 

 

 

 

 

4.

Khối ngành IV

 

 

 

 

 

 

 

 

5.

Khối ngành V

 

 

 

 

 

 

 

 

6.

Khối ngành VI

 

 

 

 

 

 

 

 

7.

Khối ngành VII

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

1.13.2. Năm tuyển sinh -1

Stt

Nhóm ngành

Chỉ tiêu Tuyển sinh

Số SV trúng tuyển nhập học

Số SV tốt nghiệp

Trong đó tỷ lệ SV tốt nghiệp đã có việc làm thống kê cho 2 khóa tốt nghiệp gần nhất đã khảo sát so với năm tuyển sinh

ĐH

CĐSP

ĐH

CĐSP

ĐH

CĐSP

ĐH

CĐSP

1.

Khối ngành/Nhóm ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Khối ngành II

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

Khối ngành III

 

 

 

 

 

 

 

 

4.

Khối ngành IV

 

 

 

 

 

 

 

 

5.

Khối ngành V

 

 

 

 

 

 

 

 

6.

Khối ngành VI

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Khối ngành VII

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

1.14. Tài chính

- Tổng nguồn thu hợp pháp/năm của trường;

- Tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm của năm liền trước năm tuyển sinh.

2. Tuyển sinh vừa làm vừa học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non (không bao gồm chỉ tiêu liên thông VLVH trình độ ĐH, trình độ CĐ Ngành Giáo dục Mầm non và chỉ tiêu liên thông VLVH từ ĐH đối với người có bằng ĐH, từ CĐ đối với người có bằng CĐ)

2.1. Đối tượng tuyển sinh

2.2. Phạm vi tuyển sinh

2.3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)

2.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo Ngành, theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo

Stt

Mã ngành

Tên ngành

Chỉ tiêu

(dự kiến)

Số QĐ đào tạo VLVH

Ngày tháng năm ban hành QĐ

Cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc trường tự chủ QĐ

Năm bắt đầu đào tạo

1.

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

2.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường:

2.7. Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức nhận hồ sơ ĐKXT/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/thi tuyển, tổ hợp môn thi/bài thi đối với từng ngành đào tạo...

2.8. Chính sách ưu tiên.

2.9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển...

2.10. Học phí dự kiến với sinh viên; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có)

2.11. Các nội dung khác (không trái quy định hiện hành)....

2.12. Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt trong năm

2.13. Các nội dung khác (không trái quy định hiện hành)....

3. Tuyển sinh liên thông chính quy, vừa làm vừa học: từ TC, CĐ lên ĐH, từ TC lên CĐ ngành Giáo dục Mầm non

3.1. Đối tượng tuyển sinh

3.2. Phạm vi tuyển sinh

3.3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)

3.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo Ngành, theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo

Stt

Trình độ đào tạo

Mã ngành

Ngành học

Chỉ tiêu chính quy (dự kiến)

Chỉ tiêu VLVH (dự kiến)

Số QĐ đào tạo LT

Ngày tháng năm ban hành QĐ

Cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc trường tự chủ QĐ

Năm bắt đầu đào tạo

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

3.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường:

3.7. Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức nhận hồ sơ ĐKXT/thi tuyển;

3.8. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển...

3.9. Học phí dự kiến với sinh viên; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có)

3.10. Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt trong năm

3.11. Các nội dung khác (không trái quy định hiện hành)....

4. Tuyển sinh trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non các hình thức đào tạo chính quy và vừa làm vừa học đối với người có bằng CĐ; ĐH.

4.1. Đối tượng tuyển sinh

4.2. Phạm vi tuyển sinh

4.3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)

4.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo Ngành, theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo

Stt

Mã ngành

Tên ngành

Chỉ tiêu chính quy (dự kiến)

Chỉ tiêu VLVH (dự kiến)

Số QĐ đào tạo bằng tốt nghiệp đại học thứ hai

Ngày tháng năm ban hành QĐ

Cơ quan có TQ cho phép hoặc trường tự chủ QĐ

Năm bắt đầu đào tạo

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

4.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

4.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường:

4.7. Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức nhận hồ sơ ĐKXT/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/thi tuyển, tổ hợp môn thi/bài thi đối với từng ngành đào tạo...

4.8. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển...

4.9. Học phí dự kiến với sinh viên; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có)

4.10. Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt trong năm

4.11. Các nội dung khác (không trái quy định hiện hành)....

5. Tuyển sinh đặt hàng trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non các cho hình thức đào tạo chính quy và vừa làm vừa học

5.1. Văn bản giao nhiệm vụ, đặt hàng, nội dung thoả thuận giữa các bên và các thông tin liên quan (Bộ ngành, UBND tỉnh)

5.2. Chỉ tiêu đào tạo

5.3. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

5.4. Các nội dung tuyển sinh đào tạo theo đặt hàng do các trường quy định (không trái quy định hiện hành).

Cán bộ kê khai
(Ghi rõ họ tên, số điện thoại liên hệ, địa chỉ Email)

Ngày…….tháng      năm 202....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
----------

No. 09/2020/TT-BGDDT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness

-----------------

Hanoi, May 07,  2020

 

 

CIRCULAR

On providing the Regulation on university enrollment; college enrollment in early childhood education

--------------------

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005, and the Law on amending and supplementing a number of Articles of the Law on Education dated November 25, 2009;

Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012, and the Law on amending and supplementing a number of Articles of the Law on Higher Education dated November 19, 2018;

Pursuant to the Government s Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017, on defining functions, tasks, powers and organizational structure of Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006, on detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Education Law; the Government s Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011, on amending and supplementing a number of Articles of the Government s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006, on detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Education Law; the Government s Decree No. 07/2013/ND-CP dated January 09, 2013, on amending Point b, Clause 13, Article 1 of the Government s Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011, on amending and supplementing a number of Articles of the Government s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006, on detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Education Law;

Pursuant to the Government s Decree No. 141/2013/ND-CP dated October 24, 2013, on detailing and guiding a number of articles of the Law on Higher Education; the Government s Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019, on detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Government s Decree No. 141/2013/ND-CP dated October 24, 2013, on detailing and guiding a number of articles of the Law on Higher Education;

Pursuant to the Government s Decree No. 15/2019/ND-CP dated February 01, 2019, on detailing a number of Articles of, and providing measures to implement, the Law on Vocational Education;

At the proposal of the Director of the Department of Higher Education,

The Minister of Education and Training hereby promulgates the Circular on providing the Regulation on university enrollment; college enrollment in early childhood education.

Article 1.To promulgate together with this Circular the Regulation on university enrollment; college enrollment in early childhood education.

Article 2.This Circular takes effect on June 22, 2020, and replaces the Circular No. 05/2017/TT-BGDDT dated January 25, 2017, on providing the Regulation on formal university enrollment, college enrollment in the formal teacher education and Circulars amending and supplementing the above-mentioned Regulation (the Circular No. 07/2018/TT-BGDDT dated March 01, 2018, and the Circular No. 02/2019/TT-BGDDT dated February 28, 2019); replaces regulations related to the enrollment as prescribed in the Circular No. 06/2017/TT-BGDDT dated March 15, 2017, on providing the Regulation on in-service training at bachelor s level, the Circular No. 10/2018/TT-BGDDT dated March 30, 2018, on providing regulations on enrollment and training to grant the second university degree major in teacher training and the Decision No. 22/2001/QD-BGDDT dated June 26, 2001, on providing regulations on education to grant the second university degree.

Article 3.The Chief of the Ministerial Office, the Director of the Department of Higher Education, heads of relevant units of the Ministry of Education and Training; Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally run cities; Directors of the Department of Education and Training; Director of the Department of Education, Science and Technology of Bac Lieu province; Directors of universities and institutes; University Principals; the Principals of the colleges enrolling in early childhood education shall be responsible for implementing this Circular.

 

 

FOR THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER



Nguyen Van Phuc

 

REGULATION

ON UNIVERSITY ENROLLMENT; COLLEGE ENROLLMENT IN EARLY CHILDHOOD EDUCATION
(Attached to the Circular No. 09/2020/TT-BGDDT dated May 07, 2020, of the Minister of Education and Training)

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of adjustment and subjects of application

1. This Regulation stipulates the university enrollment; college enrollment in early childhood education, including: General provisions; enrollment of formal training; enrollment of in-service learning training, on order and permeability; organization, duties, and powers of training institutions in the enrollment work; handling of information reflecting violations of the enrollment Regulation, reporting, and archival regimes; reward and handle violations and settle complaints and denunciations (hereinafter referred to as the enrollment Regulation).

2. This Regulation applies with universities, institutions, universities, and colleges enrolling with early childhood education major (hereinafter collectively referred to as schools), the Department of Education and Training, the Bac Lieu Department of Education, Science and Technology (hereinafter collectively referred to as the Department of Education and Training) and organizations and individuals related to the university enrollment and college enrollment in early childhood education.

3. This Regulation does not apply to the enrollment for studying abroad and distance education.

Article 2. Enrollment plan

1. The school’s enrollment plan must meet the following requirements:

a) To provide full information on university enrollment and college enrollment in early childhood education and other quality requirements (as prescribed in Appendices attached hereto);

b) To provide enrollment targets according to various enrollment methods (if any) and the threshold of input quality assurance in accordance with this Regulation, reflecting the school s quality policy;

c) To provide clear regulations on whether the school uses the results of exemption for a foreign language exam, mark reserved by high school and national high school examinations in the previous years or not and conditions for using the results of exemption for a foreign language exam, mark reserved by high school and national high school examinations in the previous years;

d) To provide clear regulations on the method of admission of pedagogical intermediate graduates to college-level education in the early childhood education major, complying with Article 5 of this Regulation;

dd) To clearly state the year beginning to training, a decision on the permission of the competent agencies or a decision on permitting such school taking self-responsibility for enrollment majors in accordance with law provisions.

2. Teacher training schools may extend the direct admission (in addition to the provisions of Clauses 2 and 3, Article 7 of this Regulation) to students who have graduated from specialized upper secondary schools of provinces and cities into majors suitable to professional subjects or awarded subjects if they meet the following conditions: Having 03 years studying in specialized upper secondary schools of provinces and achieve excellent students or achieve the first, second or third prizes in the excellent student exams organized by the provincial or higher level and other conditions prescribed by the school s enrollment plan.

3. All schools must formulate and publicize the enrollment plans with educations forms on the schools’ websites 15 days before the date on which the candidates start registering for admission and take responsibility for an explanation of the plan content to the Ministry of Education and Training (MOET), the competent agencies and relevant parties as prescribed and upon request; to take responsibility before law for enrollment conditions, quality assurance conditions, the completeness, and accuracy of the plan contents; and send the plans to the Ministry of Education and Training immediately after posting on the schools websites.

a) The first phase of enrollment for the formal training, the enrollment under the enrollment schedule shall be decided by the Ministry of Education and Training;

b) For the enrollment for other training forms, schools may adjust their enrollment plans at least 45 days before the candidates start to register for admission.

4. Schools shall carry out the enrollment according to the announced enrollment plans, complying with current regulations.

Article 3. Enrollment direction

The Minister of Education and Training shall promulgate document on guiding the enrollment for schools, unifying the management and direction of schools in the enrollment; establish the Enrollment Steering Committee and the Advisory Council to determine the threshold of input quality assurance for health care sector with practice certificates and teacher training sector to advise the Minister of Education and Training in directing the enrollment, determining the input quality assurance threshold for the above-mentioned two sectors; decide on the enrollment without applying a number of Articles and Clauses under this Regulation in case of natural disasters, epidemics, etc. and other force majeure cases but not contrary to the provisions of law.

Article 4. Rules, enrollment methods and the threshold of input quality assurance

1. Rules: Schools shall only enroll students if they fully meet conditions for training in accordance with current regulations.

2. The enrollment methods include: Exams, admission, or combination exams and admission.

3. The threshold of input quality assurance

a) Based on the enrollment methods, schools shall define and announce the threshold of input quality assurance in the enrollment plans. For the health care sector with practice certificates and the sectors of teacher training of bachelor s level and early childhood education of college level (hereinafter collectively referred to as the teacher training sector), the threshold of input quality assurance shall be decided by the Ministry of Education and Training;

b) The threshold of input quality assurance decided by schools must ensure the quality of enrollment sources. The Directors of universities, institutions, Principals of universities and colleges enrolling in early childhood education (hereinafter collectively referred to as the Principals) shall be responsible for explaining the process and basis for determining the threshold of input quality assurance with the Ministry of Education and Training, competent agencies and relevant parties.

Chapter II

ENROLLMENT FOR FORMAL TRAINING

 

Section 1: CONDITIONS FOR TAKING PART IN THE ENROLLMENT, ORGANIZING THE ENROLLMENT AND PREFERENTIAL POLICIES

Article 5. CONDITIONS FOR TAKING PART IN THE ENROLLMENT

1. Candidates who have graduated from the Vietnamese upper secondary education  (according to the formal education or continuing education) or have graduated from intermediate-level education (within that, candidates graduated from intermediate-level education without the upper secondary diplomas and must study and take the exam to meet the required volume of upper secondary cultural knowledge in accordance with the Education Law and its guiding documents) or have graduated from a foreign upper secondary education (permitted by the host country and reach the level equivalent to that of upper secondary education in Vietnam) or abroad (hereinafter collectively referred to as graduating from upper secondary schools).

2. Be physically fit to study according to current regulations. For people with disabilities who have been recognized by competent agencies to be deformed and impaired in self-help in living and studying, the principals of the schools shall consider and decide to apply for admission to the appropriate sectors with their health status.

3. In the prescribed ages for schools and sectors having age requirements.

4. To pass the prequalification requirements, if the candidates register for admission or take the entrance examination to schools with prequalification.

5. To have permanent residence in the prescribed enrollment regions, if registering for admission or taking the entrance examination to schools that have regulations on enrollment regions.

6. Army personnel; military officers, noncommissioned officers, and soldiers serving in the People s Public Security in the army may only enroll in schools prescribed by the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security after being permitted by the competent agencies to attend school. For a soldier on active service is about to expire from the military service as prescribed, if he/she is permitted by the head of the regiment or higher, he/she may enroll according to his/her personal wishes; if he/she is admitted, he/she must enroll in that year and cannot reserve to the following school year.

Article 6. Enrollment organization

1. If the results of the upper secondary exam are used for prequalification, admission, schools shall perform the following rights and tasks:

a) To identify and publicize a combination of tests/subjects for admission to major and sector, in which, Math, Literature, Foreign Languages, Natural Sciences, and Social Sciences are exams; the component subjects of the Natural Science exam and the Social Science test are exam subjects;

b) Based on the guidelines for direct admission and the admission priorities of the Ministry of Education and Training to specify and publicize the conditions for direct admission and priority conditions for admission to sectors of the subjects specified in Clause 2, Article 2; Clauses 2 and 3, Article 7 of this Regulation;

c) Schools that have prequalification procedures or organize the competency assessments, aptitude tests and other forms of exams combined with using the upper secondary graduation exam results must clearly state in the enrollment plans and publicize them on the schools’ websites and on mass media about the time and application for prequalification registration; procedures and conditions to meet the prequalification requirements; methods of organizing examinations, admission methods, and exam questions; and perform the enrollment processes as prescribed in Clause 6, Article 10 of this Regulation.

2. If the results of the upper secondary exam are not used for admission, schools shall perform the following rights and tasks:

a) To select and decide the enrollment methods including: Exams, admission or combination exams, and admission;

The Principals of schools shall be responsible for the implementation of the following phases: To set exam questions, monitor the exam, to give marks to the candidates’ assignments (if organizing examination); to organize admission and send a notification to the successful candidates; settle complaints and denunciations related to the enrollment;

b) If the enrollment results of other schools or the global prestigious examination organizations are used for admission, it shall be specified in the school’s enrollment plan;

c) Partial enrollment may be organized for one major or sector (hereinafter collectively referred to as sector);

d) To fully satisfy the following requirements: To publicize the enrollment plan as prescribed; do not allow any organizations and individuals being cadres, civil servants, public employees and teachers of the school to organize a training course for the exam; to ensure equity (to admit candidates from high marks to low marks), publicity and transparency in enrollment; do not cause troubles and difficulties to candidates and sociality.

3. Schools using various enrollment methods at the same time for one sector must identify and publicize criteria for each enrollment method. Schools combining methods as prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall perform rights and tasks corresponding to each method.

4. For the teacher training sector and the health care sector with practice certificates, if the school use the admission method combined with the marks of the upper secondary graduation examination and the upper secondary study results stated in the school profile issued by the principals of upper secondary schools, vocational and continuing education centers or in the school profile/transcripts on studying and taking exams meeting the required volume of cultural knowledge of upper secondary school according to the Education Law and its guiding documents which are issued to people with an intermediate-level diploma and/or the mark of the school organizing the prequalification and entrance examination (as prescribed in Article 12 of this Regulation), the threshold of input quality assurance of the upper secondary graduation examination mark and upper secondary learning results must meet the thresholds as prescribed in this Regulation. To be specific:

a) Marks on the admission examination/exam subjects or the average marks of the admission examination/exam subjects using the upper secondary graduation exam marks at least equal to the average marks of the combined examinations/exam subjects according to the input quality assurance threshold as prescribed by the Ministry of Education and Training;

b) To use the upper secondary studying results for admission to a university: Marks on the admission examination/exam subjects or the average marks of the admission examination/exam subjects are stipulated as follows:

For the teacher training sector and sectors of Medicine, Traditional Medicine, Tooth - Ham - Facial and Pharmacy, the marks must be 8.0 or more;

For sectors of: Nursing, Preventive Medicine, Midwifery, Orthodontic Technique, Medical Laboratory Technique, Medical Imaging Technique, and Rehabilitation Technique, the marks must be 6.5 or more;

For Physical Education and Sports Training sectors, the marks must be 6.5 or higher. If the candidate is an athlete of class 1, grandmaster or athlete who has ever won a medal at National Phu Dong Sports Festival, national and international youth tournaments or national, international championships or has an excellent aptitude test marks organized by such school (from 9.0 and above on a 10.0 scale), the average mark for admission of upper secondary study results shall be 5.0 or more;

For music pedagogy and art pedagogy sectors, the marks must be 6.5 or higher. If a candidate has an excellent aptitude test marks organized by such school (from 9.0 and above on a 10.0 scale), the average mark for admission of upper secondary study results shall be 5.0 or more;

c) To use the upper secondary studying results for admission to study early childhood education of college level: Marks on the admission examination/exam subjects or the average marks of the admission examination/exam subjects must be at least 6.5.

5. In case of admission from the marks of the prequalification/examination organized by the school and the upper secondary graduation examination marks and/or the upper secondary studying results, then the threshold of input quality assurance must comply with Clause 2, Article 11, and the entrance examination must comply with Article 12 of this Regulation.

6. Schools may organize many enrollments in one year and clearly state in the schools’ enrollment plans.

Article 7. Preferential policies in enrollment

1. Preferential policies upon each subject

a) Preferential group 1 (PG1) including the following people:

- Subject 01: Vietnamese citizens being ethnic minority people with permanent residence (during the upper secondary or intermediate level studying period) of 18 months or more at region 1 as prescribed in Point c, Clause 4 of this Article;

- Subject 02: Workers who have been directly producing for 05 consecutive years or more, within that there are at least 02 years being emulation fighter recognized and awarded by provincial level or higher;

- Subject 03:

+ War invalids, diseased soldiers and people with "Certificate of persons enjoying policies like war invalids”;

+ Army personnel; military officers, noncommissioned officers, and soldiers serving in the People s Public Security who is sent to study with the serving time in region 1 of 12 months or more;

+ Army personnel; military officers, noncommissioned officers, and soldiers serving in the People s Public Security who is sent to study with the serving time of 18 months or more;

+ Army personnel; military officers, noncommissioned officers, and soldiers serving in the People s Public Security who have been discharged from the military service and recognized to fulfill their service in the army according to regulations;

+ Priority subjects as prescribed in points i, k, l and m, Clause 1, Article 2 of the Ordinance No. 26/2005/PL-UBTVQH11 dated June 29, 2005, amended and supplemented by the Ordinance No. 04/2012/UBTVQH13 dated July 16, 2012, of the National Assembly Standing Committee on Preferential Treatment of People with Meritorious Services to the Revolution;

- Subject 04:

+ War martyrs’ children;

+ Children of war invalids having their working capacity reduced by 81% or higher;

+ Children of diseased soldiers having their working capacity reduced by 81% or higher;

+ Children of resistance war activists infected with toxic chemicals with the working capacity decline of 81% or higher;

+ Children of a person who has been granted a Certificate of persons enjoying policies like war invalids and such person having his/her working capacity reduced by 81% or higher;

+ Children of the People’s Armed Force heroes and heroines and children of labor heroes and heroines

+ The biological children of resistance activists are deformed as a result of toxic chemicals receiving monthly allowance;

+ Children of the people with meritorious services to the revolution as prescribed in Points a, b and d, Clause 1, Article 2 of the Ordinance No. 26/2005/PL-UBTVQH11 dated June 29, 2005, amended and supplemented by the Ordinance No. 04/2012/UBTVQH13 dated July 16, 2012, of the National Assembly Standing Committee on Preferential Treatment of People with Meritorious Services to the Revolution;

a) Preferential group 2 (PG1) including the following people:

- Subject 05:

+ Youth volunteers being sent to school;

+ Army personnel; military officers, noncommissioned officers, and soldiers serving in the People s Public Security who is sent to study with the serving time of fewer than 12 months in region 1 and less than 18 months in other regions;

+ Chief commanders, deputy commanders of the military command of communes, wards, and towns; village chiefs, core militia and self-defense platoon, self-defense militia who have completed the obligation to join the core militia and self-defense force for 12 months or more, take part in the junior military. The maximum period for enjoying priority shall be 18 months from the date of signing the decision on discharging from the military to the date of taking part in the examination or registering for admission;

- Subject 06:

+ Vietnamese citizens who are ethnic minority people having permanent residence outside the regions as prescribed for the subject 01;

+ Children of war invalids, children of diseased soldiers and children of a person who is entitled policies like war invalids with the working capacity decline of less than 81%;

+ Children of resistance war activists infected with toxic chemicals with the working capacity decline of less than 81%;

+ Children of revolutionary activists and resistance war activists who have been imprisoned or exiled by the enemy;

+ Children of activists in resistance wars for national liberation, national defense and performance of international duties with certificates of persons enjoying preferential policies as prescribed in the Government’s Decree No. 31/2013/ND-CP dated April 09, 2013, on detailing and guiding a number of the Ordinance on Preferential Treatment of People with Meritorious Services to the Revolution;

+ Children of a person having merits in assisting the revolution;

- Subject 07:

+ Severe disabled people who have a certificate of disability issued by a competent agency as prescribed in the Joint Circular No. 37/2012/TTLT-BLDTBXH-BYT-BTC-BGDDT dated December 28, 2012, of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health, the Ministry of Finance and the Ministry of Education and Training on providing regulations on the level of disability conducted by the Council for determining the level of disability;

+ Excellent employees of all economic sectors who are recognized with the title of excellent craftsman, artisan by the provincial or ministerial level or higher level, and are granted a certificate or creative labor badge of the Vietnam General Confederation of Labor or Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union;

+ Teachers who have been taught for 03 years or more and take part in the pedagogical examination;

+ Nurses, pharmacists, assistants, physician, technicians, and people with a pharmaceutical intermediate diploma who have worked for 03 years or more and take part in the health care sector;

c) Other preferential people as prescribed in current legal documents shall be considered and decided by the Minister of Education and Training;

d) People falling into many preferential subjects shall be only entitled to one highest priority.

2. People subject to direct admission to a school:

Schools shall publicize targets, criteria, sectors, and training orientation program for direct admission in the schools enrollment plans.

a) Labor heroes and heroines, People’s Armed Force heroes and heroines and nationwide emulation soldiers who have been graduated from upper secondary schools;

b) The person who was admitted to the school, but that year, he/she was ordered to serve in the army or to volunteer youths and have now fulfilled his/her duty, were demobilized, and discharged from military but not yet admitted to any formal long-term school, recommended by the regiment level in the army or the Youth Volunteers General Team, if he/she meets the health conditions and standards, having all valid papers, then, he/she can be considered for admission to a school that has previously been admitted. If the study is discontinuity for 03 years or more and the person subject to the direct admission wishes, then, he/she shall be considered and recommended to the following pre-university classes or schools to review before the enter the official studying program;

c) A candidate who is summoned to take part in the national team for the International Olympic Competition, in the national team participating in the International Science and Technology Contest and have graduated from upper secondary school shall be considered for direct admission to the university with the appropriate major with the exam subject or candidate s exam content. A candidate in the national team for the International Olympic Competition, the International Science and Technology Contest but has not yet graduated from upper secondary school shall have his/her result reserved until the end of the graduating year.

d) A candidate who has graduated from upper secondary school and is a member of the national team, certified by the Ministry of Culture, Sports and Tourism to have completed the task of competing in official international tournaments, including: World Championships, World Cups, Olympic Games, Asian Games (ASIAD), Asian Championships, Asian Cups, Southeast Asian Championships, Southeast Asian Games (SEA Games), the Southeast Asia Cups shall be admitted directly to the University of Physical Education and Sports (PES) or the physical education and sports sectors in accordance with each school’s regulations;

dd) An artistically gifted contestant who has graduated from upper secondary school or graduated from arts aptitude professional secondary school, winning official awards in international art contests of singing, dancing, music, fine arts certified by the Ministry of Culture, Sports and Tourism shall be considered for direct admission to the corresponding majors at a university level in accordance with each school’s regulations;

For candidates who win prizes in the fields of physical education and sports, the arts aptitude, the time for enjoying priority shall not exceed 04 years calculating to the date of examination or admission to the school;

e) A candidate who won the first, second and third prizes in the national exam to select good students; a candidate who won the first, second or third prizes in national science and technology contests and has graduated from upper secondary schools shall be considered to be admitted directly into universities with the major in accordance with the exam subject or the exam subject content that he/she has won;

A candidate who won the consolation prizes in the national exam to select good students; a candidate who won the fourth prizes in national science and technology contests and has graduated from upper secondary schools shall be prioritized to admission into universities with the major in accordance with the exam subject or the exam subject content that he/she has won;

A candidate who won a prize in the national exam to select good students or the national science and technology contest and has not yet graduated from upper secondary schools shall have his/her results preserved until the end of the graduating year;

g) For a candidate who is particularly severe disabled with the competent agency s certification of disability as prescribed: The principals of schools shall base on the upper secondary studying results (school profile) of the candidate, the health status and the training major requirements to consider and decide to admit such candidate;

h) For a foreign candidate wishing to study in Vietnamese universities and colleges: The principals of schools shall base on the upper secondary studying results (transcript) of the candidate, the knowledge test results and the ability to communicate in Vietnamese as prescribed in Article 6 of the Circular No. 30/2018/TT-BGDDT dated December 24, 2018, of the Minister of Education and Training on the management of the foreigners studying in Vietnam to consider and decide to admit such candidate;

i) A candidate with permanent residence  for 03 years or more, 3-year schooling and upper secondary school graduation in poor districts (a student of ethnic minority school according to his/her permanent residence), up to the date of submission of admission register application according to the Government s Resolution No. 30a/2008/NQ-CP dated December 27, 2008, on the rapid poverty reduction and sustainable program for 61 poor districts and the Prime Minister’s Decision No. 275/QD-TTg dated July 07, 2008, on approving the list of poor districts and districts out of poverty in the period of 2018 - 2020; a candidate who is an ethnic minority with few people according to the current regulations of the Government and a candidate in 20 border poor districts and islands in the Southwest region;

Such candidates must study additional knowledge for 01 (one) year before entering the official studying program. The additional knowledge programs shall be decided by the principals of schools;

k) A person with a very good intermediate degree or higher in pedagogy major; a person who has a good intermediate degree in pedagogy major, has at least 02 (two) years working in a major or profession that has been trained and meets the provisions of Article 5 of this Regulation may be considered for direct admission to the early childhood education at the college level;

l) A person who has won one of the first, second and third prizes at ASEAN occupational skills contests and international vocational competitions, possessing an upper secondary diploma or intermediate diploma, has studied and passed the required quality cultural knowledge exam of the upper secondary education in accordance with the Education Law and its guiding documents shall be admitted directly into the school to study the major or profession appropriate to the awarded major or profession.

3. A candidate who does not use the right of direct admission shall be given priority for considering admission to the school.

Schools shall publicize targets, sectors, and training orientation program for giving priority to being considered for admission in the schools enrollment plans;

A candidate who won a prize in the national exam to select good students or the national science and technology contest and has graduated from the professional secondary school, if his/her upper secondary examination result satisfies the targets on input quality assurance as prescribed in this Regulation, the principals of schools shall consider and decide to admit such candidate;

b) A candidate who has been rewarded a gold, silver and bronze medals of the international contests organized once a year and a candidate who has been recognized by the General Department of Physical Education and Sports as a national grandmaster and has attended the upper secondary graduation examination, without any subject mark of 1.0 or under, shall be given priority to be considered for admission to the University of Physical Education and Sports or the corresponding physical education and sports sectors according to each school s regulations;

c) An artistically gifted contestant who has graduated from upper secondary school or graduated from arts aptitude professional secondary schools, winning official awards in nationwide officially professional art contests of singing, dancing, music, fine arts and has taken part in the upper secondary graduation examination without any exam/exam subject mark (in the admission subject combination) of 0.1 or under, except for the cases of preferential admission as prescribed by each school;

For candidates who win prizes in the fields of physical education and sports, the arts aptitude, the time for enjoying priority shall not exceed 04 years calculating to the date of examination or admission to the school;

d) A person who has won one of the first, second and third prizes at ASEAN occupational skills contests and international vocational competitions, possessing an upper secondary diploma or intermediate diploma, has studied and passed the required quality cultural knowledge exam of the upper secondary education in accordance with the Education Law and its guiding documents shall be considered by the principal to be given priority in admission to study the major or profession appropriate to the awarded major or profession in accordance with each school s regulations.

4. Preferential policies according to regions

a) A candidate who continuously studies and graduates from high school in any region shall be given priority according to such a region. If during 03 years of upper secondary school (or during professional secondary school), such candidate has transferred to another school, then he/she shall be given priority according to the region of the longer study period.  If each year, he/she attended one school in the different priority region or half of the school time in one school, the other half of the school time in the other school, then he/she shall be given priority according to the region where he/she has graduated. This regulation applies to all candidates, including candidates graduated before the enrollment year;

b) The following cases shall be given priority according to the permanent residence:

- Students in boarding general education schools for ethnic minority students;

- Students in pre-university schools or classes;

- Students with permanent residence (during the studying time in upper secondary school or professional secondary school) of 18 months or more in region III communes and communes in extremely difficult hamlets of ethnic minority and mountainous areas as prescribed by the Minister or the Chairperson of the Committee of Ethnic Affairs and the Prime Minister; extremely difficult communes in coastal areas and islands; extremely difficult communes, border communes, and safety zones in the investment area of Program 135; villages and communes meeting with exceptional difficulties in areas as prescribed by the Prime Minister if studying at upper secondary schools (or professional secondary schools) at a location in a district, town or provincial city where at least one of the communes belongs to special difficulties;

- Army personnel, military officers, noncommissioned officers and soldiers on duty in the People s Public Security who are sent to take part in the examination, if they are stationed for 18 months or more in any region, they shall be given priority according to that region or the permanent residence before enlist, depending on which region has the higher priority; if they are stationed for 18 months or more in different priority regions, they shall be given priority according to the regions with longer time of stationing; if less than 18 months, they shall be given priority according to the region of permanent residence before enlistment;

c) Enrollment regions shall be divided as follows: - Region 1 (R1) including:

Communes of regions I, II, III of ethnic minority and mountainous areas as prescribed to be applied during the studying periods of upper secondary school or professional secondary school students; extremely difficult communes in coastal areas and islands; extremely difficult communes, border communes, and safety zones in the investment areas of the Program 135 as prescribed by the Prime Minister;

- Region 2 - Rural (R2) including:

Localities other than Regions 1, 2 and 3;

- Region 2 (R2) including:

Towns and cities directly under the province; suburban towns and districts of centrally run cities (except for communes of Region 1);

- Region 3 (R3) including:

The urban districts of centrally run cities. Candidates of Region 3 shall not be given priority according to region.

5. The framework of priority points by subjects and regions

a) The difference in matriculation points between the next two groups of subjects is 1.0 (one point), between the next two regions is 0.25 (one-quarter of points) corresponding to the total mark of 3 tests/exam subjects (in a combination of admission subjects) on a 10-point scale for each test/exam subject (without multiplying the coefficient);

b) Based on the regulations on the priority points in Point a of this Clause, the schools shall themselves determine the priority points for admission according to other point scales equivalent to the priority/total points for admission as prescribed in Point a of this Clause.

Section 2: ENROLLMENT BY THE UPPER SECONDARY EXAMINATION RESULTS

Article 8. Principles of selecting a combination of exams/exam subjects for admission

1. The publicity of a combination of exams/exam subjects for admission shall be carried out according to the following principles:

a) To use the results of 03 exams/exam subjects, including at least one of the two Math and Literature tests for admission. The exams/exam subjects taken in the combination for admission must be associated with the requirements of the training sector; it is not allowed to use more than 04 combinations of exams/exam subjects for admission to one sector (those that change only different languages are considered a combination).

The principals of the education institutions shall be responsible for explaining the process and basis for determining the combination for admission;

b) For schools and sectors with aptitude tests, the results of 03 exams/exam subjects, of which, there is at least one exam/exam subject of Math or Literature combined with the aptitude exam results shall be used to consider for admission.

2. Depending on the requirements of the training sectors, schools may specify the main exam/exam subject to be multiplied when considering for admission.

Article 9. The threshold of input quality assurance

1. Based on the results of the upper secondary school graduation examination, the Ministry of Education and Training shall determine the threshold of input quality assurance for the teacher training sectors and the health care sectors with practice certificates;

2. For other sectors, schools may themselves determine the threshold of input quality assurance in accordance with Clause 3, Article 4 of this Regulation.

Article 10. Admission organization

1. Admission principles:

a) A candidate must fully meet the conditions as prescribed in Article 5 of this Regulation and satisfy the requirements of the school where he/she has the right to register for admission;

b) A candidate may register for admission with unlimited aspirations and schools, and has to arrange his/her aspirations in priority order from high to low (the first aspiration is the highest aspiration). In the first phase of admission, for each school and sector, a candidate may be considered for admission in an equal manner according to the examination results, regardless of the priority order of his/her registration aspirations except for the cases as prescribed in Point c of this Clause. For each candidate, if he/she registers for admission to various schools/sectors, then the admission shall be carried out in the priority order of aspirations; a candidate can be admitted only to one of the highest priority aspirations possible in the list of registered aspirations. A candidate registering for admission to schools of the Ministry of Public Security and Ministry of National Defense, in addition to these regulations, such candidate must comply with regulations and guidance of the relevant ministries;

c) Exam marks considered for admission shall be the total marks of exams/exam subjects on a 10-point scale for each exam/exam subject of the admission combination, plus the priority points for the subjects and regions as prescribed in Article 7 of this Regulation and shall be rounded up to two decimal places. For candidates with the admission marks at the end of the list, they shall be considered for admission according to the additional conditions announced by each school, if the targets are still exceeded, the candidates with higher aspirations shall be given priority;

d) The successful candidate must confirm the admission within the prescribed time limit. Past this time limit, a candidate who does not confirm the admission shall be considered to refuse the admission and the school shall be allowed to consider for admission for other candidates in the subsequent enrollment (if any);

dd) Schools may perform multiple enrollments in a year, the enrollment plan of each phase must be publicized on the schools’ websites at least 15 days before the candidates start to register for admission;

Before the last day of March, June, September and December, and according to the enrollment schedule of phase 1, schools must update the list of admitted candidates and the list of candidates confirmed the admission on the schools’ websites and the portals of the Ministry of Education and Training to remove such admitted candidates from the admission list of the next phases.

2. Support from the Ministry of Education and Training

The Ministry of Education and Training shall build, maintain and operate the enrollment portal to support candidates and schools in the enrollment, including information on: Directly administering the enrollment; database of upper secondary school graduation exam results; The system imports statistical data of candidates aspirations and other information necessary for the admission. 

3. Responsibility of localities

a) People s Committee of provinces and central affiliated cities and the Department of Education and Training shall take responsibility to:

Direct the review and determination of priority area of upper secondary school and the same in the locality in accordance with regulations in force; direct the receipt units of the Admission register application and the Modification of the Admission register application to college or university of early childhood education (herein after referred to as application receipt place); prepare the necessary facilities, equipment and assign experienced officer with insight in the Enrollment regulations to guide and assist candidates; put in information of the Enrollment Register Application and the Admission Register Application in to the database of the Enrollment portal of the Ministry of Education and Training; ensure to follow the process and time line of the works in accordance with general plans of enrollment;

b) Responsibility of the application receipt place

Update the Admission Register Application of the candidate and modify mistakes (if any), archive the dossier and bear responsibility on imported information on the database of the Enrollment portal of the Ministry of Education and Training.

4. Duties of education facilities

a) Before the candidate implement the procedure of Admission Register, education facilities shall publicize necessary information on to its website so that candidates can implement the Admission Register, as follow: Education facilities’ code, major s code; enrollment target of the major, the combination criteria of Admission, regulations on different of score between combinations, sub - criteria used in admission and other regulation not contrast with provisions of this Regulation; fully import information of education facilities on to the information portal of the Enrollment portal of the Ministry of Education and Training as required in the stipulated time. Particularly for the range of score to accept the Admission Register, it may be stipulated after the result of upper secondary school graduation exam in accordance with the range to guarantee the enrollment quality as prescribed in this Regulation; to implement the procedure of admission as prescribed in Clause 6 this Article;

b) To independently implement the admission or coordinate with other to form the group of schools for admission;

c) To implement the procedure of the first phase of admission as prescribed in Clause 6 this Article and the next phase of admission as prescribed in Clause 7 this Article; decide on the selection score, the list of selected candidate of each major of the school and publicize the selection result in the stipulated time; update the list of candidate entered on the information portal of enrollment of the Ministry of Education and Training;

d) Report to the Ministry of Education and Training on occurred incidents and suggest resolve plan, report on the result of candidate enter as prescribed in point dd Clause 1 this Article;

dd) Determine the enrollment target in accordance with provisions of the Ministry of Education and Training.

5. Duties of candidates

a) To participate in the first admission, the candidate shall apply the Admission Register Application with the register dossier of upper secondary school graduation in accordance with provisions of the Department of Education and Training with the fee of admission. For admission after the first admission phase, the candidate shall carry out the admission register and submit the fee in accordance with provisions of each school;

b) After receive the result of upper secondary school graduation, the candidate allowed to modify the aspiration once in the stipulated time, via online methods or directly at the place of enrollment register;

c) confirm to enter the school after passed in accordance with regulation in point dd Clause 6 or point e Clause 7 this Article;

d) The candidate shall bear responsibility for the truthfulness of information of admission register and entry exam register. Education facilities may reject or expel if the candidate fail to satisfy the enrollment criteria up on collate information of admission and the origin dossier.

6. The first admission phase

a) After finish the first admission registration, education facilities shall reference information on the information portal of the Ministry of Education and Training to prepare the appropriate plan of enrollment;

b) after the time for candidate to modify the aspiration of admission, school or group of school shall exploit information (of such school or group of school and other related school or group of school) from the information portal of the Ministry of Education and Training to estimate the enrollment score, estimate the list of selected candidate of such school or group of school in accordance with principles as prescribed in point b this Article;

c) School or group of school shall update the estimation list of selected candidate on to the information portal of the Ministry of Education and Training in the stipulated time so that the system shall automatically erase lower aspiration of candidates who have been estimated to achieve multiple aspirations as prescribed in point b Clause 1 this Article;

d) Schools or groups of school shall modify enrollment score in accordance with the target in stipulated time; decide on official enrollment score and list of selected candidates; publicize the enrollment result on the website of such school and other mass media facilities;

For groups of major have threshold to ensure the entry quality which are major of teacher training and major in health sector with practice certificate to be granted, if the selected candidate is not sufficient to establish classes, the school must contact and agree with candidate on resolve plan which shall not be violate law provisions or report to the Ministry of Education and Training for resolve plan, protect the legit interest of candidates.

dd) Candidate verify to entry the school in the stipulated time by send the origin of the Entry exam result certificate to the school directly or by express mail, candidate verified to entry school shall not allow to participate in admission of other schools;

e) School shall receipt and archive the origin of Entry exam result certificate, sum up the result of candidate verify to entry on to the information portal of enrollment of the Ministry of Education and Training and decide on stop or continue to recruit on the next phase.

7. Next phase of admission

a) The next phase of admission can be carry out one time or many times;

b) Based on the enrollment target and the number of selected candidate verified to entry the school after the first admission phase (including the number of candidates are admitted directly and the number of preparatory students of the school; students from preparatory school assigned to the school), the Enrollment Board of the school shall consider and decide for the next enrollment contents;

c) Schools shall notify on the criteria of admission in the next phase after the first one, the score to be accepted in the later shall not lower than that of the first one; to publicize the admission schedule;

d) Candidate selected or not, not yet verify to entry any school may carry out the registration for admission online or by other methods prescribed by the school;

dd) At the end of each admission phase, the school shall public on its website and on mass media on selected score and the list of selected candidate.

e) Candidate shall verify to entry school within the stipulated time through online system or by other methods as prescribed by each school;

g) The school shall update the list of candidates verify to entry on the information portal on enrollment of the Ministry of Education and Training.

Section 3: ADMISSION WITHOUT USING RESULT OF THE UPPER SECONDARY SCHOOL GRADUATION EXAM

Article 11. Requirement on input quality

1. For school implement enrollment by testing or testing subject or admission by the combination of the subject on upper secondary school, the selection of testing/testing subject combination or combination of subject used in admission shall be implemented as prescribed in Article 8 this Regulation;

Result of subjects on upper secondary school used for admission indicated in the school profile shall be provided by the head of upper secondary schools, the director of the centers for continuing education, Centers for continuing - vocational education or indicated in the school profile or the score record granted to the candidate showing that the candidate has the adequate learning process and satisfy the requirement on exam for the quantity of knowledge in upper secondary level as prescribed in the Law on Education and guiding documents.

2. For all the methods of enrollment without using the result of upper secondary school graduation exam, the threshold to ensure the input quality of major of teacher training and health sector with practice certificate to be granted shall be determined as follow:

a) For major in teacher training

- Admission for bachelor level on the basis of the subject combination on the upper secondary school: Upper secondary school graduated student must has learning capacity at excellent in 12 grade or  upper secondary school graduate score from 8.0 or higher;

Particularly for Physical Training or Sport Coaching, candidate must have learning capacity in the 12 grade from good level or higher or upper secondary school graduate score from 6.5 or higher; if the candidate to be enrolled is level 1 athlete, grant master, athlete achieved medal in Phu Dong National Sport Tournament, national and international competition for young candidate or has excellent score in aptitude test held by the school (from 9.0 or higher in the score band of 10.0) then candidate satisfies criteria as prescribed in Article 5 of this Regulation may be enrolled. For Musical Pedagogy, Artistic Pedagogy, the candidate must have learning capacity in the 12 grade from good level or higher or upper secondary school graduate score from 6.5 or higher;  if the candidate has excellent score in aptitude test held by the school (from 9.0 or higher in the score band of 10.0) then candidate satisfies criteria as prescribed in Article 5 of this Regulation may be enrolled

- Admission for college level in early childhood education on the basis of the subject combination on the upper secondary school: The candidate must has learning capacity at good level in 12 grade or upper secondary school graduate score from 6.5 or higher;

- Enrollment for bachelor level:  Upper secondary school graduate student must has learning capacity at good level in 12 grade or upper secondary school graduate score from 6.5 or higher;

Particularly for Physical Training, Sport Coaching, Musical Pedagogy, Artistic Pedagogy, candidate satisfies criteria as prescribed in Article 5 this Regulation shall be allow to take part in entry exam;

- Enrollment for college level in early childhood education: The candidate must has learning capacity at medium level in 12 grade or upper secondary school graduate score from 5.5 or higher;

b) For major in health sector with practice certificate to be granted:

- Admission on the basis of the subject combination on the upper secondary school as follow:

For Medical, Traditional Medical, Dentomaxillofacial, Pharmacology: Upper secondary school graduate student must has learning capacity at excellent in 12 grade or upper secondary school graduate score from 8.0 or higher;

For Nursing, Preventive Medicine, Midwifery, Odontology Prosthesis Techniques, Medical Testing Techniques, Medical Imaging Techniques, Rehabilitation Techniques: Upper secondary school graduate student must has learning capacity at good or higher in 12 grade or upper secondary school graduate score from 6.5 or higher;

- Entry exam

For Medical, Traditional Medical, Dentomaxillofacial, Pharmacology: Upper secondary school graduate student must has learning capacity at good level in 12 grade or upper secondary school graduate score from 6.5 or higher;

For Nursing, Preventive Medicine, Midwifery, Odontology Prosthesis Techniques, Medical Testing Techniques, Medical Imaging Techniques, Rehabilitation Techniques: Upper secondary school graduate student must has learning capacity at medium or higher in 12 grade or upper secondary school graduate score from 5.5 or higher;

3. Schools enrolling students who graduated from pedagogical secondary school to study at college level in Early Childhood Education must specify the admission method in the Enrollment Scheme.

Article 12. Organization of separate examination and testing for admission

1. Schools that organize their own entrance exams, including those in culture or competency assessments or other forms of exams, or a combination of several exams, must comply with quality assurance requirements as follow:

a) There is an independent unit in charge of organizing the entrance examination (hereinafter referred to as the specialized section).

b) Ensure that the managerial and professional staff meet the requirements to organize the exam successfully, including from the leader of the specialized section, the officer who builds the exam structure, and the officer of question development and bank of standardized question and/or essay questions, examiners, assessors, appraisers, and testers of parameters of test questions, support staff and technicians.

c) To build an exam structure suitable for undergraduate and college admissions; announced at least 15 days before candidates’ registration. The content of exam questions is to assesses core competencies for studying at higher education of candidates, does not violate Vietnamese laws and traditions and culture, in which the content of the questions to assessment of educational attainment must be part of upper secondary education.

d) Make sure the bank of standardized test questions and/or essay questions are large enough to prepare the exam questions for the organization of each exam; have solutions to ensure the equivalence of the exam questions and must follow the process to ensure the exam questions, answers, and grading instructions are confidential before, during and after the exam.

dd) The school has promulgated the entrance examination regulations, including the organization process and regulations related to the following contents: preparation for the exam; organize contest registration; exam question works and exam security process; work of exam monitoring examinations, re-examination, evaluation; reporting and archiving regimes; handle abnormal incidents, examine, inspect and handle violations. Regulations of the entrance examination signed by the principal, must not be contrary to the provisions of this Regulation and must be published publicly on the website of the school, and also send reports to the Ministry of Education and Training at least 15 days before the date the candidate starts registering for the exam.

e) Ensure the conditions on facilities, equipment and devices for the examination, suitable to the scale and form of the examination.

g) Promulgate the Scheme to organize a separate examination for admission of the school, which shows all information and proof of meeting the quality assurance requirements to organize the exam. The plan for organizing the entrance examination must be publicized on the website of the school at least 15 days before the date the candidate starts registering for the exam, and send it to the Ministry of Education and Training for reporting.

The head of the training institution shall take accountability for the contents of the scheme and hold legal responsible for the entire exam.

2. Schools organizing exams and aptitude tests for enrollment must comply with the following quality assurance requirements:

a) To establish an independent department which performs the function of organizing the aptitude test for admission.

b) To ensure that the contingent of managerial officials, examiners, exam questioning officers, assessment and evaluation officers, support staff, technicians, meet the quantity and ability requirements to organize aptitude tests for admission.

c) Make sure the number of questions/practice questions in the bank of exam questions/practice questions of the school is large enough to build exam questions for the organization of each exam. The content of the questions/exercises to evaluate the aptitude, learning capacity of candidates at undergraduate or college level of candidates in accordance with the requirements of the training industry, not violating the law and traditions, culture of Vietnam.

d) Satisfying the requirements at points dd and e Clause 1 of this Article;

e) The head of the training institution is accountable and legally responsible for the entire examination.

Article 13. Organization of admission

1. The organization of admission is conducted according to the school’s Enrollment scheme. Schools have the right to choose the following methods:

a) Admission based on the academic results of upper secondary school or the competency test of candidates or the results of the competency assessment of other schools or the results of the prestigious international testing organizations and the other methods;

b) Simultaneous use of the above admission methods (including prequalification combined with admission) and must publicize the criteria for each admission method;

c) Selected candidates must verify their entry by submitting the original Certificate of Examination to the school in accordance with this Regulation, within the time limit prescribed by the school. Past this time limit, candidates who do not verify the entry are construed to refuse admission and the school will consider admissions to other candidates; Candidates who have confirmed admission are not allowed to participate in admission of other schools.

2. The priority regime shall be implemented as prescribed in Article 7 of this Regulation. In case of using upper secondary school academic results for admission, priority points shall be added for admission after candidates reach the input quality assurance threshold specified in Article 11 of this Regulation.

3. The time for enrollment examination and admission registration shall be prescribed by the principal of the school in accordance with the regime of training organization at the school and the time framework of the general education school year.

4. Examination of dossiers of selected candidates shall be implemented as prescribed in Articles 20 and 21 of this Regulation.

Chapter III

ENROLLMENT FOR TRAINING OF IN-SERVICE LEARNING, ORDER TRAINING AND INTER LEVEL TRAINING

 

Article 14. Enrollment training for in-service learning (VLVH)

Admissions for in-service learning shall comply with the provisions of Chapter II of this Regulation, in which the organization of examinations prescribed by the school must ensure quality requirements and the admission shall not apply regulation of Article 10, point c Clause 1 Article 13 of this Regulation. Schools must specify the admission for training of in-service learning, ensure the quality, fairness, transparency and hold legal responsible, accountability to the Ministry of Education and Training, the competent authorities and related parties.

Article 15. Enrollment for training according to order

1. Basis of enrollment training according to order

a) Enrollments are ordered by the Government in accordance with the Government’s Decree No. 32/2019/ND-CP dated April 10, 2019 on assigning tasks, ordering goods or bidding to provide products and public services covered by the state budget from regular expenditure;

b) Admissions which ordered by trainees and committed to employ graduates according to the contract between the concerned parties and not contrary to the provisions of law;

c) The document on task assignment, order or bidding for the provision of public products and services covered by the state budget or agreement between the parties and related information must be included in the appendix of the Enrollment Scheme.

2. The input quality assurance threshold shall comply with the provisions of this Regulation. The passing score according to order requirements shall not lower than the passing score of the training major. In case the provincial level People’s Committee orders to train labor for agencies, organizations and enterprises of the province in the Northwest, Central Highlands, Southwest region; candidates are those who have had permanent residence for 3 years or more in the province and the province commits to employ graduates, the passing score may be lower but not lower than 1 (one) point compared to the passing score of the training major, calculated on the scale of 30 point. The Chairperson of the provincial level People’s Committee ordering shall be accountable for the training order and employment needs after training.

3. Other contents in the task of admission according to order shall be prescribed by schools, which not contrary to the provisions of this Regulation and such schools shall be responsible for explanation.

Article 16. Admission of inter level training

1. Admissions inter level training for college level of Early Childhood Education.

a) Subjects for enrollment: Persons with intermediate level diplomas in teacher training disciplines and upper secondary school diplomas; Those who have graduated from the secondary level, who have majored in teacher training, but have not yet graduated from upper secondary school must study and pass the required volume of upper secondary school cultural knowledge in accordance with the Law on Education and guiding documents; people with a college degree or higher degree in the field of teacher training.

b) Methods of admission include: entrance examination, admission or a combination of examination and admission. If using the method of recruitment examinations, the following provisions shall apply:

- Specifying the test/exam subject; to promulgate the school’s admissions regulations, after getting the written opinion of the Science and Training Council; publicize on the school’s website and send to the Ministry of Education and Training for inspection and examination;

- The content of the school’s entrance examination regulations includes: Organizing process and regulations on exam preparation; organize registration; exam work; monitor the exam; mark the test; re-examination; appraisal of the exam; reporting and archiving regime; inspect; handle abnormal incidents and handle violations;

c) The input quality assurance threshold and accountability shall be set by the training institution.

2. Enrollment of higher education inter level training

a) Subjects for enrollment: Persons with intermediate degree diplomas and upper secondary school diplomas; those who have graduated from the intermediate school but do not have an upper secondary school diploma must study and pass the required volume of high school cultural knowledge in accordance with the Law on Education and guiding documents; people with a college degree or higher degree;

b) Enrollment of inter level training from intermediate and college-level to bachelor s level shall comply with current regulations of the Prime Minister; particularly for the threshold of input quality assurance shall be specified at Point d of this Clause;

c) Enrollment of bachelor’s level for people who have graduated from university or higher shall follow the method specified at point b, Clause 1 of this Article. The school shall have prescribed other contents, clearly stated in the Enrollment Scheme, organization of implementation and held the accountability;

Particularly, the group of majors of the health sector with practicing certificates only admit students to those obtained a bachelor degree or higher in the health sector;

d) The input quality assurance threshold shall be specified as follows:

- The fields of teacher training and the major of Medical, Traditional Medical, Dentomaxillofacial, Pharmacology must meet one of the following criteria: Candidate has learning capacity at excellent level in 12 grade or upper secondary school graduate score from 8.0 or higher or has learning capacity at good level in 12 grade and have 3 years of working experience in accordance with training specialty or graduating intermediate level, or college level or bachelor level at excellent level; or graduated from intermediate level, or college level, or bachelor level at good level and has 3 years of working experience in accordance with the training specialty;

- Sectors: Nursing, Preventive Medicine, Midwifery, Orthopedic Technique, Medical Laboratory Technique, Medical Imaging Technique, Rehabilitation Technology, Music Education, Pedagogy Arts, Physical Education, Sports Training, must meet one of the following criteria: Candidate has learning capacity good level in 12 grade or average score of general subjects of 6.5 or higher, or graduated from upper secondary school in good level or has learning capacity in 12 grade in medium level and have 5 years of working experience in accordance with training specialty or graduated intermediate level, or college level or bachelor level at good level;

- Particularly for the group of teacher training major, the inter level training for those who have been recruited or graduated from the teacher training industry before the issuance date of this Regulation to reach the standard level prescribed in Article 72, of the 2019 Law on Education, the threshold for ensuring the quality of inputs shall be set by the training institution.

Chapter IV

ORGANIZATION, TASKS AND POWERS OF SCHOOLS FOR ENROLLMENT WORK

Article 17. Organization, tasks and powers of the School Enrollment Council

1. The school principal shall issue the decision to establish the Enrollment Council to implement the administrative work related to the admission, the admission inspection, the organization, tasks and powers of the Expertise Committees according to Article 19 of this Regulation.

2. The composition of the School Enrollment Council includes:

a) The President: The school Principal or Vice Principal;

b) Vice President: The Vice Principal;

c) Permanent member: Head of Department or Deputy Head of Training Department (or Testing Department);

d) Members: heads or deputy heads of division, heads or deputy heads of departments, heads or deputy heads of subjects related to enrollment examinations and information technology staff;

People whose relatives (children, spouse, father, mother, siblings or spouse’s sibling) who take the exam or register to admission to the school are not allowed to participate in the school’s Enrollment Council and the Assistance Council in that year.

3. Duties and powers of the School Enrollment Council.

a) Organize the implementation of selected admission plans;

b) To resolve questions, complaints and denunciations related to the admission work;

c) Collect or authorize the collection and use of enrollment fees and admission fees;

d) Summary of admission work; decide on commend and discipline in accordance with law provisions;

dd) Promptly report the enrollment results to the Ministry of Education and Training and the school’s managing agency (ministry, agencies and provincial-level People’s Committees).

4. Tasks and powers of the President of the School Enrollment Council.

a) Organize the implementation and take responsibility for the school’s enrollment work;

b) Report to the Ministry of Education and Training and the responsibility agencies for the school’s enrollment work;

c) Establishing the Secretariat and the Specialized Committees as prescribed in Clause 1, Article 19 of this Regulation to assist the school’s Enrollment Council in the enrollment work; Heads of Specialized Committees must be members of the Enrollment Council.

5. The Vice President of the Enrollment Council shall carry out the tasks assigned by the President of the Enrollment Council and solve the work on behalf of the President of the Enrollment Council up on authorization.

6. Hanoi National University, National University of Ho Chi Minh City, Thai Nguyen University, Hue University, and Da Nang University shall establish the Enrollment Steering Committee to direct the enrollment work of subordinated and affiliated units.

Article 18. Organization, tasks and powers of the Secretariat of the school’s Enrollment Board

The composition of the School Council’s Secretariat consists of:

a) The Chairman is the standing member of the school’s Enrollment Board;

b) Members: A number of officials of the Training Department or Testing Department, concerned faculties and sections and information technology officers.

2. Tasks and powers of the School’s Secretariat in using upper secondary school exam results for pre-qualification and admission:

a) Update to the information portal on enrollment of the Ministry of Education and Training all the school information as prescribed in Article 10 of this Regulation to conduct the admission;

b) Proposed plan of passing score and submit to the school’s Enrollment Board for decision;

c) Making list of passing candidates;

d) Notice to passing candidates to entry;

dd) Examine the dossier of the passing candidate according to the provisions of Articles 20 and 21 of this Regulation;

e) Perform other duties as assigned by the President of the school’s Enrollment Board.

3. Duties and powers of the Secretariat committee of the school does not use upper secondary school exam results for prequalification and admission:

a) To publish information related to the criteria, dossiers, time and places for registration for examination and admission on the school’s website and other mass media;

b) To perform the tasks prescribed in Clause 2 of this Article and other tasks of the Secretariat according to the Regulation on enrollment examinations of the school;

c) Perform other duties assigned by the President of school’s Enrollment Board.

Article 19. Organization, tasks and powers of the Specialized Committees for admission schools by the method of entrance examination or examination combined with admission

1. The Specialized Committees for school’s implement admission by the method of entrance exam or entrance examination combined with the admission include: Examination Thread Board, Examination Monitor Board, Exam Tag Committee, Examination Board, and Re-examination Board. For the Examination Thread Board, the Head is the school leader, the leader of the specialized unit which performs the functions and tasks of organizing the exam is standing member.

2. The organization, tasks and powers of the specialized committees for the school implement enrollment by the method of entrance exam or entrance exam combined with admission and the Secretariat are specified in the Regulation on entrance examination signed by the principal of the school.

Article 20. Notice to passing candidate for entry

1. The school admissions council shall send a notice of the passing candidate to entry the school when the candidate has met the conditions according to the provisions of this Regulation and the school’s regulations, clearly stating the necessary procedures for candidates upon entry.

2. Passing candidates need to submit a valid copy of the following documents:

a) Academic profile;

b) Temporary upper secondary school graduation certificate for those who passing in the year of graduation or upper secondary school diploma for those who graduated in previous years. Those who have just submitted the certificate of temporary graduation, must present the original high school diploma for comparison at the beginning of the next school year;

c) Birth certificate;

d) The evidences for enjoying the priority regime prescribed in the guidance documents of the Ministry of Education and Training;

dd) Other requirements prescribed by the schools.

3. For students who arrive late for admission after 15 days or more from the date stated in the admission notice:

a) If there is no plausible reason, it shall be regarded as dropping out of school;

b) If the student is late due to illness or accident, certified by a district hospital or higher or due to a natural disaster certified by the People’s Committee of the district or higher level, the school shall consider granting admission for the candidate or reservation of admission results for candidates to enroll later.

Article 21. Examination of dossiers of passing candidate

1. When candidates come to enroll, the school must organize the examination of the submitted dossiers according to the provisions of Clause 2, Article 20 of this Regulation.

2. During the course of the student’s enrollment at the school, the school shall organize the examination and inspection of the candidate’s dossier and exam results in accordance with law provisions.

Article 22. Using of information technology in the work of enrollment

1. The provincial-level Departments of Education and Training shall prepare adequate material facilities and equipment and send qualified personnel to enter the candidates’ initial admission register data onto the information portal on enrollment of the Ministry of Education and Training; ensure the process and time to perform the work according to the general plan for enrollment.

2. Schools shall prepare adequate material foundations and equipment and appoint qualified official in information technology to perform the following tasks:

a) Establishing the official E-mail address used in the enrollment works;

b) Exploiting and processing information; update the data in accordance with the structure, process, and deadline to the Ministry of Education and Training enrollment portal;

c) Send the notice of admission to the passing candidate, clearly stating the candidate’s exam results, if the school organizes the examination;

d) Comply with the provisions of Article 10 of this Regulation and other regulations on enrollment.

3. Persons who enter data on the enrollment portal of the Ministry of Education and Training shall be responsible for checking and comparing the entered information with relevant information in the candidate’s dossier and the information on the high school exam database; sign the confirmation minutes and take responsibility for the inspection.

Chapter V

HANDLING OF FEEDBACK INFORMATION ON VIOLATIONS OF ENROLLMENT REGULATIONS AND REPORT AND STORAGE REGIME

 

Article 23. Inspection and examination of enrollment work

1. The Ministry of Education and Training shall organize inspection and examination of the enrollment work of schools and agencies and organizations participating in the enrollment work.

2. Ministries and agencies; People’s Committees of provinces and centrally run cities (hereinafter referred to as provincial-level People’s Committees) organize the examination of enrollment work for their attached schools according to their respective competence.

3. The Chief Inspector of the Ministry of Education and Training shall decide to inspect and set up the inspection team for admissions; in case of necessity, the Minister of Education and Training shall decide on inspection and establish inspection team according to regulations.

4. The Chief Inspector of the Department of Education and Training decides to inspect and set up the inspection team for admissions; in case of necessity, the director of the provincial Department of Education and Training shall decide on inspection and establish an inspection team for the enrollment work for education facilities under the provincial People’s Committee.

5. Principals of schools shall organize the inspection and examination of enrollment work in such facilities in accordance with law provisions.

6. The order and procedures for organizing inspection and examination shall comply with the law on inspection, examination and guidance of the Ministry of Education and Training.

7. Persons who have relatives (children, spouses, parents, siblings or spouse’s sibling) taking examinations or admission to schools must not participate in the inspection and examination work in that year.

Article 24. Handling of feedback information on violations of the Enrollment Regulation

1. Place of receiving information and evidence about the violation of the Enrollment Regulation:

a) The school’s Enrollment Board;

b) Enrollment and Education Inspectors at all levels.

2. Evidence of violations of the Enrollment Regulations after being verified for their authenticity shall be the basis for handling violators.

3. Providing information and evidence on violations of the Enrollment Regulations:

a) All citizens, including candidates and participants in the enrollment work, if detecting violations of the enrollment regulations, must provide information to the receiving places as specified in Clause 1 of this Article in order to promptly handling according to law provisions on denunciations;

b) Persons who provide information and evidence on violations of the Enrollment Regulations shall be legally responsible for the authenticity of the information and evidence provided and must not take advantage of such actions to cause negative impact to the enrollment works.

4. For organizations and individuals that receive information and evidence on violations of the Enrollment Regulation:

a) Organize the receipt of information and evidence in accordance with law provisions; protect the status quo of evidence; verify the authenticity of information and evidence;

b) Promptly implement preventive measures to prevent violation of the Enrollment Regulation according to the information provided;

c) To handle according to its competence or report to competent agencies and persons for handling and publicize results of handling individuals and organizations that violate the enrollment regulations;

d) Keeping confidential of information and the identity of information providers.

Article 25. Reporting regime

Schools must report to the Ministry of Education and Training:

1. Enrollment results of the previous year before February 28, 2021.

2. Information about the school’s enrollment in accordance with law provision or up on required by the Ministry of Education and Training.

Article 26. Storage regime

1. The exam/exam subjects of the schools that implement enrollment by entrance examination or the entrance examination combined with the admission shall be archived by the school according to the time limit specified in the Regulation on the graduation exam of upper secondary school.

2. Other documents related to enrollment, schools must be preserved and archived during the training in accordance with the Law on Archives, and the time limit for preserving professional documents of education sector.

Chapter VI

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS, SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS

 

Article 27. Commendation

The President of School’s Enrollment Board shall carry out the reward or requesting competent authorities to reward:

1. People who successfully complete the assigned tasks.

2. People with many accomplishments contribute to the enrollment works.

Article 28. Settlement of complaints and denunciations related to the enrollment work

1. During the enrollment period, the School Enrollment Council organizes and receives citizens’ complaints and denunciations related to the enrollment work.

2. At the end of enrollment, the principal shall receive and handle citizens’ complaints and denunciations related to the enrollment work.

3. Complainants shall implement the rights to complain when there is basis to believe that such administrative decisions or administrative acts are illegal and infringe their lawful rights and interests.

4. The order, procedures and time limits for settling complaints and denunciations of citizens related to the enrollment work shall comply with the law provisions on settlement of complaints, denunciations and regulations relevant laws.

Article 29. Handling of violating schools, admissions officials and candidates

1. Cadres and candidates who commit acts of violation in the course of organizing entrance examinations shall be handled according to the current Regulation on the upper secondary school’s graduation of the Ministry of Education and Training.

2. Candidates who have succeed and admitted but be found to have cheated or are directly involved in cheating during the examination or admission, the candidate may be forced to leave the school and be prohibited from enrolling in the school in the following years; this shall be considered and decided by the schools.

3. The principal, the President of the school s Enrollment Board and the relevant persons shall be disciplined in accordance with the provisions of Article 71 of the Law on Higher Education; The Law on Cadres and Civil Servants, the Law on Public Officials, the Labor Code, the documents guiding the implementation, other relevant laws and regulations on organization and operation of the school (if any) when violating one of the following errors:

a) Issuing decisions and documents related to the enrollment work ultra vires and against the provisions of this Regulation;

b) Implement the enrollment for majors that have not yet been decided to open a major; enrollment is not in accordance with the registered aspiration of the candidate;

d) Determine the enrollment quota incorrectly and implement enrollment exceed the quota;

dd) Failing to promptly report and publicize the Enrollment Scheme in accordance with law provisions;

e) Organizing the enrollment not in compliance with the provisions of the announced Enrollment Scheme;

g) Carrying out the enrollment process not in accordance with provisions of the Enrollment Regulation and the guidance of the Ministry of Education and Training;

h) Deliberately violating other provisions of this Regulation.

4. Participants in the enrollment work are civil servants and public employees who commit acts of violating regulations, depending on the seriousness shall be handled by the management agency in accordance to the provisions of Article 71 of the Law on Higher Education; the Law on Public Officials, the Law on Cadres and Civil Servants and documents stipulating the disciplining of civil servants and public employees. For those who violate the Enrollment Regulation are officials, lecturers, teachers and staff members of non-public schools other than public employees and civil servants, the school’s principal shall decide to handle according to regulations of the Labor Code and current legal documents.

5. Schools that violate enrollment procedures, depending on the seriousness of their violations shall be handled according to current regulations.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 09/2020/TT-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 09/2020/TT-BGDDT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất