Quy chế tuyển sinh đại học năm 2020 có gì mới?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Quy chế tuyển sinh đại học năm 2020 tại Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT. Theo đó, Quy chế tuyển sinh đại học 2020 có gì mới, cùng tham khảo bài viết dưới đây:

1. Áp dụng chung cho mọi hình thức đào tạo

Khác với hiện nay, Quy chế tuyển sinh 2020 áp dụng trong tuyển sinh trình độ đại học; trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non bao gồm các hình thức đào tạo:

- Chính quy;

- Vừa làm vừa học;

- Theo đặt hàng;

- Liên thông.

Quy chế này thay thế cho tất cả các nội dung liên quan tới Quy chế tuyển sinh của từng loại hình đào tạo đã ban hành trước đây.

2. Không tuyển sinh trình độ trung cấp sư phạm

điểm mới trong Quy chế tuyển sinh đại học 2020

Tổng hợp 5 điểm mới trong Quy chế tuyển sinh đại học 2020 (Ảnh minh họa)


Ngày 01/7/2020, Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 sẽ chính thức có hiệu lực, theo đó, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tối thiểu phải từ cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non.

Do vậy, từ năm 2020 các trường đào tạo sư phạm sẽ không tuyển sinh trình độ trung cấp sư phạm, chỉ tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non.

3. Thêm đối tượng được tham gia dự thi

Khoản 1 Điều 5 Quy chế này đã bổ sung thêm đối tượng đã tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông (THPT) của nước được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam ở nước ngoài hoặc ở nước ngoài được tham gia dự tuyển đại học, cao đẳng ở Việt Nam.

4. Phải công khai Đề án tuyển sinh trước 15 ngày

không công khai Đề án tuyển sinh

Không công khai Đề án tuyển sinh, hiệu trưởng có thể bị xử lý kỷ luật (Ảnh minh họa)

Tất cả các trường đều phải xây dựng và công khai Đề án tuyển sinh các hình thức đào tạo trên trang thông tin điện tử của trường trước 15 ngày tính đến ngày thí sinh bắt đầu đăng ký xét tuyển (khoản 3 Điều 2 Quy chế tuyển sinh 2020).

Đồng thời, các trường phải chịu trách nhiệm giải trình về nội dung của Đề án với Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan.

Đặc biệt, hiệu trưởng, chủ tịch Hội đồng tuyển sinh và những người liên quan bị xử lý kỷ luật theo quy định trong trường hợp không kịp thời báo cáo, công khai Đề án tuyển sinh trong thời hạn nêu trên.

5. Bổ sung điều kiện tổ chức tuyển sinh riêng

Các Quy chế tuyển sinh trước đây có nêu các trường có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một số khoa, ngành nhưng không quy định cụ thể điều kiện để tổ chức tuyển sinh riêng.

Quy chế mới này đã bổ sung quy định về tổ chức thi, kiểm tra riên để tuyển sinh. Cụ thể, các trường tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh, bao gồm thi các môn văn hóa hoặc thi đánh giá năng lực hoặc hình thức thi khác hoặc kết hợp một số hình thức thi, phải tuân thủ các yêu cầu theo Điều 12:

  • Có bộ phận chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh;

  • Đảm bảo cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn đáp ứng yêu cầu để tổ chức tốt kỳ thi riêng: Từ lãnh đạo bộ phận chuyên trách, cán bộ xây dựng cấu trúc đề thi, cán bộ phát triển câu hỏi và ngân hàng câu hỏi... đến cán bộ hỗ trợ, kỹ thuật viên.

  • Xây dựng được cấu trúc đề thi phù hợp cho tuyển sinh đại học; công bố trước khi thí sinh đăng ký dự thi ít nhất là 15 ngày.

  • Đảm bảo ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa và/hoặc tự luận của trường đủ lớn để xây dựng đề thi cho việc tổ chức thi trong mỗi lần thi...

  • Đã ban hành quy chế thi tuyển sinh của trường gồm quy trình tổ chức và các quy định liên quan đến các nội dung: công tác chuẩn bị cho kỳ thi; tổ chức đăng ký dự thi; công tác đề thi và quy trình bảo mật đề thi...

Đây là một số điểm mới trong Quy chế tuyển sinh đại học 2020 có thể sẽ tác động tới đông đảo các thí sinh và phụ huynh. LuatVietnam sẽ nhanh chóng cập nhật ngay khi có toàn văn Thông tư số 09 năm 2020 để bạn đọc kịp thời theo dõi.

>> Tổng hợp 4 điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học 2019

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.