Dự thảo quy chế thi đại học 2022: 5 điểm mới có lợi cho thí sinh

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022. Theo đó, có nhiều điểm dự thảo mới trong xét tuyển có lợi cho thí sinh được LuatVietnam tổng hợp ở bài viết dưới đây.


1. Nới điều kiện dự tuyển đại học 2022

Điều 5 dự thảo quy định đối tượng và điều kiện dự tuyển như sau:

- Là người Việt Nam hoặc người nước ngoài thuộc một trong hai trường hợp:

+ Dự tuyển vào tất cả các ngành: Đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc bằng tốt nghiệp nước ngoài được;

+ Dự tuyển vào ngành đã tốt nghiệp trung cấp: Bằng tốt nghiệp trung cấp và hoàn thành đủ yêu cầu về lượng kiến thức văn hoá THPT.

(Hiện nay, khoản 1 Điều 5 Quy chế kèm Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT chỉ quy định về người đã tốt nghiệp THPT của Việt Nam hoặc trình độ trung cấp (chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt đủ khối lượng kiến thức văn hoá THPT) hoặc tốt nghiệp THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam).

- Có đủ sức khoẻ. Thí sinh khuyết tật bị suy giảm khả năng học tập thì trường học phải tạo điều kiện tốt nhất để thí sinh được đăng ký và theo học ngành phù hợp.

(Quy định hiện nay đang là người khuyết tật được công nhận dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập thì xem xét cho dự tuyển vào ngành phù hợp tình trạng sức khoẻ).

- Đạt ngưỡng đầu vào.

- Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển.

Trong khi đó, hiện nay còn yêu cầu thêm một số điều kiện nữa như: Trong độ tuổi quy định, đạt yêu cầu sơ tuyển, có hộ khẩu thường trú tại vùng quy định và quy định cụ thể về điều kiện của quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an...

Có thể thấy, điều kiện, đối tượng tại quy chế mới dự kiến sẽ giảm bớt một số yêu cầu cũng như quy định cụ thể theo từng ngành dự tuyển.

du thao quy che thi dai hoc 2022


2. Đã trúng tuyển vẫn được xét tuyển trường khác

Vẫn như quy chế năm 2021, khi thí sinh đã trúng tuyển, đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển ở các trường khác (Căn cứ khoản 9 Điều 1 Thông tư 16/2021/TT-BGDĐT).

Tuy nhiên, dự kiến năm 2022 này, khoản 4 Điều 21 quy chế mới đã cho phép thí sinh xác nhận nhập học vẫn được tham gia xét tuyển ở nơi khác hoặc ở các đợt xét tuyển bổ sung nếu được cơ sở đào tạo cho phép.

Đồng thời, nếu chưa thí sinh chưa trúng tuyển hoặc đã trúng tuyển nhưng chưa xác nhận nhập học vào bất cứ nơi nào có thể đăng ký xét tuyển các đợt bổ sung.

Như vậy, mặc dù đã trúng tuyển nhưng thí sinh vẫn có thể xét tuyển trường khác nếu được trường đã xác nhận nhập học đồng ý hoặc chưa xác nhận nhập học ở bất cứ trường nào.


3. Thí sinh tuyển thẳng được xác nhận nhập học sớm

Khoản 3 Điều 17 quy chế ban hành kèm dự thảo nêu rõ:

Thí sinh trúng tuyển thẳng có thể xác nhận nhập học sớm (khi đủ điều kiện), hoặc theo kế hoạch chung như những thí sinh khác; cơ sở đào tạo không được yêu cầu bắt buộc thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình theo kế hoạch chung

Đây là quy định mới được đề xuất tại dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2022. Quy định hiện nay tại Thông tư 09/2020 và được sửa đổi, bổ sung năm 2021 không quy định về vấn đề này.


4. Chỉ cộng điểm ưu tiên trong năm thí sinh tốt nghiệp

Theo dự thảo, điểm ưu tiên vẫn được quy định như năm ngoái: Khu vực 1 là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn là 0,5 điểm và khu vực 2 là 0,25 điểm. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 7 dự thảo khẳng định, điểm ưu tiên theo khu vực tuyển sinh:

Chỉ áp dụng cho năm thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp).

Đây là điểm mới so với mọi năm. Mọi năm, thí sinh chỉ cần thi đại học (dù đã tốt nghiệp từ các năm trước) thì dù thi lại vẫn được cộng điểm ưu tiên theo khu vực như trên. Nhưng dự kiến, năm nay, chỉ áp dụng với thí sinh tốt nghiệp trong năm nay được cộng điểm ưu tiên.

du thao quy che thi dai hoc 2022


5. Không còn tình trạng 1 thí sinh trúng tuyển nhiều trường

Đây tiếp tục là một điểm mới đáng chú ý của kỳ tuyển sinh năm 2022 này. Cụ thể, sau mỗi chu kỳ xét tuyển, các trường sẽ tải lên hệ thống danh sách thí sinh dự kiến đủ điều kiện trúng tuyển.

Sau đó hệ thống này sẽ loại bỏ những nguyện vọng thấp của thí sinh đủ điều kiện trúng nhiều nguyện vọng, trả lại danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất.

Có thể thấy, thông qua hệ thống "lọc ảo" này, cơ hội trúng tuyển vào nguyện vọng cao nhất của thí sinh sẽ được đảm bảo, hạn chế tối đa trình trạng một thí sinh trúng tuyển vào nhiều trường như hiện nay.

Trên đây là một số điểm mới trong dự thảo quy chế thi đại học 2022. Khi dự thảo này được thông qua, LuatVietnam sẽ cập nhật toàn bộ điểm mới của quy chế tuyển sinh đại học 2022. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Top các trường hot tuyển thẳng học sinh giỏi THPT 2022

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?