Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh

thuộc tính Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:05/2020/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Văn Phúc
Ngày ban hành:18/03/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Sinh viên Đại học sư phạm phải học đủ 165 tiết giáo dục quốc phòng và an ninh

Ngày 18/3/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

Theo đó, Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học bao gồm 04 phần học với thời lượng là 165 tiết. Cụ thể, người học trung cấp sư phạm sẽ phải học 02 học phần, thời lượng 75 tiết học, gồm học phần I và học phần III; người học liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, đại học phải học bổ sung 02 học phần còn lại (học phần II và học phần IV), tương đương 90 tiết học. Đối với người học cao đẳng, đại học sư phạm thì phải học cả 04 học phần nói trên.

Cụ thể, học phần I - Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm 45 tiết, trong đó có 37 tiết lý thuyết và 08 tiết thảo luận; học phần II - Công tác quốc phòng và an ninh gồm 30 tiết, trong đó có 22 tiết lý thuyết và 08 tiết thảo luận; học phần III - Quân sự chung gồm 30 tiết, 14 tiết lý thuyết và 16 tiết thảo luận; học phần IV - Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật gồm 60 tiết, 04 tiết lý thuyết và 56 tiết thảo luận.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.

Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 03/2017/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

Xem chi tiết Thông tư05/2020/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

_________

 Số: 05/2020/TT-BGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2020

THÔNG TƯ

Ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học

____________

Căn cứ Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh;

Theo Biên bản thẩm định ngày 18 tháng 9 năm 2019 của Hội đồng thẩm định Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 và thay thế Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Hiệu trưởng các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm; Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;

Ban Tuyên giáo Trung ương;

Hội đồng GDQP&AN Trung ương;

- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Kiểm toán Nhà nước;

- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Công báo; Như Điều 3;

Website Chính phủ; Website Bộ GD&ĐT;

- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDQPAN.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Văn Phúc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

_________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 
CHƯƠNG TRÌNH
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

_____________ 
I. MỤC TIÊU
1. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên trong các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và trường đại học, học viện, đại học, đại học quốc gia, đại học vùng (sau đây gọi là cơ sở giáo dục đại học) là môn học chính khóa.
2. Học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc.
3. Sinh viên có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc.
II. YÊU CẦU
1. Học sinh trung cấp sư phạm sau khi học xong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh có hiểu biết cơ bản về chủ trương, đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội. Thành thạo điều lệnh đội ngũ từng người có súng, biết đội ngũ đơn vị; có hiểu biết chung về các quân binh chủng trong quân đội nhân dân Việt Nam; có hiểu biết ban đầu về bản đồ quân sự; biết cách phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao.
2. Sinh viên sau khi học xong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh có hiểu biết cơ bản về chủ trương, đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước về xây dựng nên quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội. Nắm được kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng và an ninh trong tình hình mới. Thành thạo điều lệnh đội ngũ từng người có súng, biết đội ngũ đơn vị; có hiểu biết chung về các quân binh chủng trong quân đội nhân dân Việt Nam; có hiểu biết ban đầu về bản đồ quân sự; biết cách phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao. Thực hiện được kỹ năng cơ bản về kỹ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến công, phòng ngự và làm nhiệm vụ canh gác, biết sử dụng súng tiểu liên AK, lựu đạn.
III. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG TRƯỜNG TRUNG CẤP SƯ PHẠM, CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Căn cứ mục tiêu đào tạo và yêu cầu của môn học, chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học gồm 4 học phần với tổng thời lượng 165 tiết.
1. Học phần I: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

Số

TT

Nội dung

Thời gian (tiết)

Tổng Số tiết

Lý thuyết

Thảo luận

1

Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu môn học

2

2

 

2

Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc

4

2

2

3

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

4

4

 

4

Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

4

4

 

5

Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

4

4

 

6

Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại

4

4

 

7

Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam

6

4

2

8

Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới

4

4

 

9

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên quốc phòng

6

4

2

10

Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

4

2

2

11

Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội

3

3

 

 

Cộng

45

37

8

2. Học phần II: Công tác quốc phòng và an ninh

Số

TT

Nội dung

Thời gian (tiết)

Tổng Số tiết

Lý thuyết

Thảo luận

1

Phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

4

4

 

2

Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam

6

4

2

3

Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

4

4

 

4

Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông

4

4

 

5

Phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác

4

2

2

6

An toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng

4

2

2

7

An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam

4

2

2

 

Cộng

30

22

8

3. Học phần III: Quân sự chung

S

TT

Nội dung

Thời gian (tiết)

Tổng Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong tuần

2

2

 

2

Các chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại

2

2

 

3

Hiểu biết chung về các quân, binh chủng trong quân đội

4

4

 

4

Điều lệnh đội ngũ từng người có súng

4

 

4

5

Điều lệnh đội ngũ đơn vị

4

 

4

6

Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự

4

2

2

7

Phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao

4

2

2

8

Ba môn quân sự phối hợp

6

2

4

 

Cộng

30

14

16

4. Học phần 4: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật

Số

TT

Nội dung

Thời gian (tiết)

Tổng Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK

24

2

22

2

Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn thường dùng. Ném lựu đạn bài 1

8

2

6

3

Từng người trong chiến đấu tiến công

16

 

16

4

Từng người trong chiến đấu phòng ngự

8

 

8

5

Từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới)

4

 

4

 

Cộng

60

4

56

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học thống nhất dùng để giảng dạy học sinh, sinh viên hệ chính quy và không chính quy trong các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học; cơ sở giáo dục đại học liên kết đào tạo với nước ngoài.
Đào tạo trình độ trung cấp sư phạm học 02 học phần, thời lượng 75 tiết, gồm Học phần I Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam và Học phần III Quân sự chung.
Đào tạo liên thông từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng, đại học học bổ sung 02 học phần, thời lượng 90 tiết gồm Học phần II Công tác quốc phòng và an ninh và Học phần IV Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật.
Đào tạo trình độ cao đẳng, đại học học đủ 04 học phần.
Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học không áp dụng đối với đào tạo trình độ đại học các chuyên ngành trong quân đội, công an và chuyên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Thiết bị dạy học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và các cơ sở giáo dục đại học và các văn bản pháp luật có liên quan.
3. Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học đặc thù, tổng thời lượng của chương trình là 165 tiết (gồm 04 học phần). Căn cứ vào chương trình này các cơ sở giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch giảng dạy bảo đảm đủ thời gian cho các hoạt động đào tạo theo quy định hiện hành, phù hợp với quy trình, tiến trình và hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ hay niên chế học phần, thời gian quy định trong chương trình không bao gồm thời gian ôn thi, kiểm tra.
4. Đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo các quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh.
5. Trong khóa học giáo dục quốc phòng và an ninh, căn cứ vào tình hình thực tế, các trường tổ chức cho học sinh, sinh viên đi tham quan, học tập thực tế tại bảo tàng lịch sử quân sự, lực lượng vũ trang hoặc các đơn vị, nhà trường quân đội, công an trên địa bàn.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Phúc
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

_________

No. 05/2020/TT-BGDDT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

 Independence - Freedom - Happiness

_______________________

Hanoi, March 18, 2020


CIRCULAR

Promulgating the national defense and security education program in intermediate schools of pedagogy, colleges of pedagogy and higher education institutions  

____________

 

Pursuant to the June 19, 2013 Law on National Defense and Security Education;

Pursuant to the June 14, 2019 Law on Education;

Pursuant to the Government’s Decree No. 69/2017/ND-CP of May 25, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government’s Decree No. 13/2014/ND-CP of February 25, 2014, providing detailed regulations and measures for the implementation of the Law on National Defense and Security Education;

Pursuant to Appraisal Record of September 18, 2019, of the Appraisal Council for the National defense and security education program in intermediate schools of pedagogy, colleges of pedagogy and higher education institutions;

At the proposal of the Director General of the Department of National Defense and Security Education;

The Minister of Education and Training promulgates the Circular promulgating the national defense and security education program in intermediate schools of pedagogy, colleges of pedagogy and higher education institutions.

 

Article 1. To promulgate together with this Circular the National defense and security education program in intermediate schools of pedagogy, colleges of pedagogy and higher education institutions.

Article 2. This Circular takes effect on July 1, 2020, and replaces the Minister of Education and Training’s Circular No. 03/2017/TT-BGDDT of January 13, 2017, promulgating the National Defense and Security Education Program in intermediate schools of pedagogy, colleges of pedagogy and higher education institutions.

Article 3. The Chief the Office, the Director General of the Department of National Defense and Security Education, Heads of related units under the Ministry of Education and Training; Chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities; Directors of universities and academies; Rectors of universities; Rectors of intermediate schools of pedagogy, colleges of pedagogy; organizations and individuals taking part in educational activities shall implement this Circular./.

 

 

FOR THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER

 

 

Nguyen Van Phuc

 

 

 

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

_________

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

 Independence - Freedom - Happiness

_______________________


PROGRAM

On National defense and security education
in intermediate schools of pedagogy, colleges of pedagogy
and higher education institutions 

(Promulgated together with the Minister of Education and Training’s Circular No. 05/2020/TT-BGDDT of March 18, 2020)

_____________

 

I. OBJECTIVES

1. National defense and security education for students in intermediate schools of pedagogy, colleges of pedagogy, universities, academies, universities, national universities, and regional universities (below referred to as higher education institutions) is a compulsory subject.

2. Students shall have initial knowledge about the all-people national defense, people's security; about the national tradition of fighting against foreign invaders, the people's armed forces, and Vietnamese military art; have fundamental and necessary knowledge about civil defense and military skills; willingly fulfill military and police obligations to protect the Fatherland.

3. Students shall have fundamental knowledge about the Party's perspectives and the State’s policies, and laws on national defense and security; building the all-people national defense, people's security, the all-people national defense posture in association with the people's security posture, and building the people's armed forces; supplement the knowledge about civil defense and military skills; willingly fulfill military and police obligations to protect the Fatherland.

II. REQUIREMENTS

1. After completing the national defense and security education program, students of intermediate schools of pedagogy shall have fundamental knowledge about the Party's and the State's policies and guidelines on national defense and security, building the all-people national defense and people's security, and a love for socialism. Become proficient in individual military drill commands with firearms, know unit drill commands, have a general understanding of the branches of the Vietnam People's Army, have initial knowledge of military maps, and know how to avoid enemy firepower attacks with high-tech weapons.

2. After completing the national defense and security education program, students shall have fundamental knowledge about the Party's and the State's policies and guidelines on national defense and security, building the all-people national defense and people's security, and a love for socialism. Grasp the fundamental knowledge of national defense and security work in the new situation. Become proficient in individual military drill commands with firearms, know unit drill commands; have a general understanding of the branches of the Vietnam People's Army, have initial knowledge of military maps, and know how to avoid enemy firepower attacks with high-tech weapons. Perform fundamental skills in infantry combat techniques, individual tactics in offensive and defensive combat, and guard duties, and know how to use AK submachine guns and grenades.

III. THE NATIONAL DEFENSE AND SECURITY EDUCATION PROGRAM IN INTERMEDIATE SCHOOLS OF PEDAGOGY, COLLEGES OF PEDAGOGY AND HIGHER EDUCATION INSTITUTIONS 

Pursuant to the training objectives and requirements of the subject, the National defense and security education program in intermediate schools of pedagogy, colleges of pedagogy and higher education institutions is comprised of 04 modules with a total duration of 165 periods.

1. Module I: The National defense and security policy of the Communist Party of Vietnam

No.

Contents

Duration (periods)

Total number of periods

Theory

Discussion

1

Subject, task, and research methods of the course

2

2

 

2

The fundamental perspectives of Marxism-Leninism and Ho Chi Minh's Thought on War, Military, and National Defense

4

2

2

3

Building an all-people national defense and people's security to protect the socialist Fatherland of Vietnam

4

4

 

4

People's War to protect the socialist Fatherland of Vietnam

4

4

 

5

Building the people's armed forces

4

4

 

6

Combining economic and social development with strengthening national defense, security, and foreign affairs

4

4

 

7

Fundamental issues in the history of Vietnamese Military art

6

4

2

8

Building and protecting sovereignty over seas, islands, and national borders in the new situation

4

4

 

9

Building the militia and self-defense forces, reserve forces, and national defense mobilization

6

4

2

10

Building the all-people movement to protect national security

4

2

2

11

Fundamental issues in protecting national security and ensuring social order and safety

3

3

 

 

Total

45

37

8

 

2. Module II: National defense and security work

No.

Contents

Duration (periods)

Total number of periods

Theory

Discussion

1

Preventing and combating the strategy of "Peaceful Evolution" and overthrow riots by hostile forces against the Vietnamese revolution

4

4

 

2

Some basic contents about ethnicity, religion, and the struggle against hostile forces exploiting ethnic and religious issues to sabotage the Vietnamese revolution

6

4

2

3

Preventing and combating violations of laws on environmental protection

4

4

 

4

Preventing and combating violations of laws on ensuring traffic order and safety

4

4

 

5

Preventing and combating certain types of crimes harming the honor and dignity of others

4

2

2

6

Information security and preventing and combating law violations in cyberspace

4

2

2

7

Non-traditional security and non-traditional security threats in Vietnam

4

2

2

 

Total

30

22

8

 

3. Module III: General military

No.

Contents

Duration (periods)

Total number of periods

Theory

Discussion

 

1

Daily and weekly schedules for living, studying, and working

2

2

 

 

2

Standard regulations, orderly arrangement of internal affairs within the barracks

2

2

 

 

3

General understanding of the various military services and branches

4

4

 

 

4

Individual drill commands with firearms

4

 

4

 

5

Unit drill commands

4

 

4

 

6

General understanding of military topographic maps

4

2

2

 

7

Avoiding enemy firepower attacks with high-tech weapons

4

2

2

 

8

Three coordinated military disciplines

6

2

4

 

 

Total

30

14

16

 

 

4. Module IV: Infantry combat techniques and tactics

No.

Contents

Duration (periods)

Total number of periods

Theory

Discussion

 

1

AK submachine gun shooting techniques

24

2

22

2

Features, structure, and usage of some common types of grenades. Grenade throwing lesson 1

8

2

6

3

Individual in offensive combat

16

 

16

4

Individual in defensive combat

8

 

8

5

Individual on guard duty (vigilance)

4

 

4

 

Total

60

4

56

               
 

          IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The national defense and security education program in intermediate schools of pedagogy, colleges of pedagogy and higher education institutions is uniformly launched to teach regular and non-regular students in intermediate schools of pedagogy, colleges of pedagogy and higher education institutions; higher education institutions that have joint training programs with foreign institutions.

Training at the intermediate level of pedagogy is comprised of 2 modules, with a duration of 75 periods, comprising Module I: The National defense and Security Policy of the Communist Party of Vietnam, and Module III: General Military Training.

Training at the transition from intermediate schools of pedagogy to colleges or universities is comprised of 02 additional modules, with a duration of 90 periods, comprising Module II: National Defense and Security Work, and Module IV: Infantry Combat Techniques and Tactics.

Training at the college and university level is comprised of all 4 modules.

The national defense and security education program in intermediate schools of pedagogy, colleges of pedagogy, and higher education institutions does not apply to university-level training in military, police, and national defense and security education specializations.

2. Teaching equipment for the National Defense and Security Education subject shall be implemented according to the Minister of Education and Training’s regulations on the list of minimum teaching equipment for the National Defense and Security Education subject in primary schools, lower secondary schools, upper secondary schools, and general education schools with multiple levels (including upper secondary levels), intermediate schools of pedagogy, colleges of pedagogy, and higher education institutions, as well as relevant legal documents.  

3. National Defense and Security Education is a specialized subject, with a total program duration of 165 periods (including 4 modules). Pursuant to this program, educational and training institutions shall develop teaching plans to ensure sufficient time for training activities according to current regulations, appropriate to the process, progress, and forms of training according to the credit-based or annual module-based systems, the time limit specified in the program does not include the time for exam review and testing.

4. The evaluation of learning outcomes of the National Defense and Security Education subject in intermediate schools of pedagogy, colleges of pedagogy, and higher education institutions shall be conducted according to the regulations on the organization of teaching, learning, and evaluating the learning outcomes of the National Defense and Security Education subject.

5. During the course of national defense and security education, pursuant to actual conditions, schools shall organize for students to visit and study at military history museums, armed forces, or military and police units and schools in their own area.

For the Minister

The Deputy Minister

NGUYEN VAN PHUC

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 05/2020/TT-BGDDT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 05/2020/TT-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 736/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 1; điểm b khoản 2 Điều 4 Quyết định 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, COVID-19

Thông tư 07/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 33/2018/TT-BGTVT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Giao thông

văn bản mới nhất