Quyết định 07/2006/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc phê gduyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 07/2006/QĐ-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 07/2006/QĐ-BLĐTBXH |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Thị Hằng |
Ngày ban hành: | 02/10/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 07/2006/QĐ-BLĐTBXH
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: 07/2006/QĐ-BLĐTBXH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt "Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề,
trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020"
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02/4/2002;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 33/1998/NĐ-CP ngày 23/5/1998 của Chính phủ về việc thành lập Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành và các địa phương về dự thảo quy hoạch;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề tại Tờ trình số 73/TTr-TCDN ngày 02/10/2006 và đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt "Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" với các nội dung cơ bản sau:
1. Quan điểm quy hoạch
- Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 phải phù hợp, đồng bộ với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành, vùng, địa phương và phát huy hiệu quả của các cơ sở dạy nghề hiện có.
- Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề rộng khắp cả nước, đa dạng các hình thức dạy nghề, tạo điều kiện cho người lao động, thanh niên, nông dân, người dân tộc thiểu số học nghề, lập nghiệp. Xây dựng một số cơ sở dạy nghề chất lượng cao, một số trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.
- Mở rộng quy mô, đồng thời nâng cao chất lượng dạy nghề; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động và những tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ.
- Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư cho dạy nghề, phát triển các cơ sở dạy nghề tư thục và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư của nước ngoài; mở rộng hội nhập quốc tế về dạy nghề.
2. Mục tiêu quy hoạch
2.1. Mục tiêu chung
Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề để đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu vùng, miền, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 26% vào năm 2010; đạt tối thiểu 40% vào năm 2020.
- Cơ cấu đào tạo nghề theo ba cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề trong tổng số tuyển sinh đào tạo nghề như sau:
Các cấp trình độ |
Đến 2010 |
Đến 2020 |
Cao đẳng nghề (%) |
7,5 |
15 |
Trung cấp nghề (%) |
22,5 |
35 |
Sơ cấp nghề (%) |
70 |
50 |
- Quy mô tuyển sinh đạt 7,5 triệu người giai đoạn 2006 - 2010; đạt 21 triệu người giai đoạn 2011 - 2020. Cụ thể quy mô tuyển sinh giai đoạn 2006 - 2010 là:
Các cấp trình độ |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
Giai đoạn 2006- 2010 |
Tổng số |
1.340.000 |
1.405.000 |
1.482.000 |
1.573.000 |
1.700.000 |
7.500.000 |
Cao đẳng nghề |
260.000 |
29.500 |
55.000 |
88.000 |
126.000 |
298.500 |
Trung cấp nghề |
275.500 |
305.000 |
335.000 |
380.000 |
1.555.500 | |
Sơ cấp nghề |
1.080.000 |
1.100.000 |
1.122.000 |
1.150.000 |
1.194.000 |
5.646.000 |
3. Phương hướng phát triển
3.1. Phân bố cơ sở dạy nghề
- Từng bước nâng cấp, phát triển cơ sở dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa để tăng năng lực, chất lượng và hiệu quả đào tạo; tập trung đầu tư các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề chất lượng cao ở các vùng kinh tế trọng điểm và các khu công nghiệp tập trung cho một số ngành kinh tế mũi nhọn.
- Đến năm 2010: có 90 trường cao đẳng nghề, 270 trường trung cấp nghề (trong đó có 40 trường chất lượng cao, 03 trường tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới) và 750 trung tâm dạy nghề. Mỗi tỉnh (thành phố) có ít nhất một trường trung cấp nghề hoặc trường cao đẳng nghề; mỗi quận, huyện, thị xã có ít nhất một trung tâm dạy nghề hoặc cụm huyện có trường trung cấp nghề nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, người dân tộc thiểu số và vùng nông thôn.
- Đến năm 2020: Có 250 trường cao đẳng nghề, 400 trường trung cấp nghề và 900 trung tâm dạy nghề (trong đó có 80 trường chất lượng cao, 10 trường tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới).
- Phân bố trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề theo 8 vùng kinh tế đến năm 2010 như sau:
+ Vùng Đông Bắc: có 15 trường cao đẳng nghề; 24 trường trung cấp nghề;
+ Vùng Tây Bắc: có 3 trường cao đẳng nghề; 6 trường trung cấp nghề;
+ Vùng Đồng bằng Sông Hồng: có 23 trường cao đẳng nghề; 97 trường trung cấp nghề;
+ Vùng Bắc Trung bộ: có 8 trường cao đẳng nghề; 31 trường trung cấp nghề;
+ Vùng Duyên hải Nam Trung bộ: có 9 trường cao đẳng nghề; 30 trường trung cấp nghề;
+ Vùng Tây Nguyên: có 3 trường cao đẳng nghề; 7 trường trung cấp nghề;
+ Vùng Đông Nam bộ: có 18 trường cao đẳng nghề; 55 trường trung cấp nghề;
+ Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: có 11 trường cao đẳng nghề; 20 trường trung cấp nghề.
3.2. Chương trình, giáo trình dạy nghề
- Xây dựng và đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình dạy nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với tiên bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới, đảm bảo đào tạo liên thông.
- Xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp phân tích nghề; từng bước chuyển sang chương trình dạy nghề theo môđun.
- Đến năm 2010: các trường cao đẳng nghề và trường trung cấp nghề có chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với chương trình khung. Đến năm 2020: các trường cao đẳng nghề và trường trung cấp nghề có chương trình, giáo trình dạy nghề được xây dựng theo phương pháp tiên tiến.
3.3. Đội ngũ giáo viên
- Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp; đạt chuẩn trình độ đào tạo về lý thuyết, thực hành, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, có trình độ tin học, ngoại ngữ để áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
- Thực hiện chế độ định kỳ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.
- Đến năm 2010: đảm bảo tỷ lệ giáo viên/học sinh đạt khoảng 1/20, có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo; 10% giáo viên trong các trường trung cấp nghề và các trường cao đẳng nghề có trình độ sau đại học.
- Đến năm 2020: 30% giáo viên trong các trường trung cấp nghề và các trường cao đẳng nghề có trình độ sau đại học.
3.4. Cơ sở vật chất trang thiết bị
- Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa; đảm bảo phân khu chức năng các hạng mục công trình đáp ứng cho hoạt động dạy, học và giáo dục toàn diện.
- Đến năm 2010: 60% số trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề đạt chuẩn về đất đai, trang thiết bị, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và khu rèn luyện thể chất.
- Đến năm 2020: 100% số trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề đạt chuẩn về đất đai, trang thiết bị, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và khu rèn luyện thể chất.
4. Các giải pháp chủ yếu
4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ để phát triển dạy nghề, tạo động lực cho các cơ sở dạy nghề, giáo viên dạy nghề và người học nghề.
- Đổi mới cơ chế chính sách về kế hoạch, tài chính dạy nghề, từng bước thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng chỉ tiêu dạy nghề từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước.
- Phân cấp triệt để và hợp lý nhằm phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cấp và các cơ sở dạy nghề; cải cách các thủ tục, quy trình thành lập và hoạt động của các cơ sở dạy nghề theo hướng đơn giản, hợp lý.
- Thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề: Đến năm 2010, 50% số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề được kiểm định và công nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng; đến năm 2020, tất cả cơ sở dạy nghề được kiểm định và công nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng.
- Tổ chức thực hiện đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho ít nhất 20 nghề đến năm 2010 và 150 nghề đến năm 2020.
4.2. Giải pháp về huy động tài chính
- Thực hiện Đề án phát triển xã hội hóa dạy nghề đến năm 2010 theo Quyết định số 1000/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 07 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề tư thục, cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư của nước ngoài; mở rộng hình thức hợp đồng liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ giữa cơ sở dạy nghề của Việt Nam với cơ sở dạy nghề của nước ngoài.
- Tăng mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho dạy nghề để vào năm 2010 đạt tỷ lệ là 11% trong tổng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề; sử dụng có hiệu quả dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục - Đào tạo giai đoạn 2006-2010 với mức kinh phí khoảng 6.000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương để hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề, trong đó: tập trung đầu tư để hình thành 40 trường chất lượng cao, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các trung tâm dạy nghề cấp huyện; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và chương trình dạy nghề; hỗ trợ dạy nghề cho nông dân, người tàn tật, đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ. Mở rộng sản xuất gắn với việc thực tập của học sinh trong các cơ sở dạy nghề nhằm nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh và tạo nguồn thu để bổ sung kinh phí đào tạo. Đến năm 2020 nguồn thu từ sản xuất dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới đạt khoảng 25% trong tổng số thu của cơ sở dạy nghề; 100% số trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động dạy nghề, phục vụ xã hội.
- Thí điểm và từng bước mở rộng mô hình đào tạo theo cơ chế chia sẻ kinh phí đào tạo giữa nhà nước và doanh nghiệp (mô hình đào tạo kép).
- Tranh thủ nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ; vốn vay với lãi suất ưu đãi của các nước và các ngân hàng quốc tế để đầu tư cho dạy nghề.
4.3. Giải pháp về xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề
- Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư, Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010. Tập trung đầu tư cho các trường đại học sư phạm kỹ thuật hiện có; nâng cấp trường cao đẳng sư phạm Vĩnh Long thành trường đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long; phát triển thêm 1 đến 2 trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật ở khu vực Duyên hải - Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; phát triển khoa Sư phạm kỹ thuật ở một số trường cao đẳng, đại học.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy đáp ứng nhu cầu thực hiện quy hoạch về số lượng, trình độ đào tạo và cơ cấu ngành nghề.
- Mở rộng hình thức hợp đồng với chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, thợ bậc cao của các doanh nghiệp, viện nghiên cứu làm giáo viên thỉnh giảng cho các cơ sở dạy nghề.
- Ưu tiên đào tạo giáo viên dạy nghề cho các tỉnh vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung bộ.
- Xây dựng trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý dạy nghề; đến năm 2010, 50% cán bộ quản lý dạy nghề đạt chuẩn; đến 2020 đạt 100%.
4.4. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy nghề và quản lý dạy nghề: xây dựng các phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và quản lý dạy nghề; xây dựng giáo án điện tử; hệ thống mạng thông tin về dạy nghề.
- Khuyến khích các cơ sở dạy nghề nghiên cứu, sản xuất thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy nghề.
- Phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất trong các cơ sở dạy nghề để gắn liền việc học với thực tập.
4.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện
a) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có cơ sở dạy nghề thực hiện các công việc sau:
- Rà soát, sắp xếp các cơ sở dạy nghề hiện có để xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý của từng Bộ, ngành, địa phương. Hoàn thành việc chuyển các trường dạy nghề hiện có (đủ điều kiện theo quy định) thành trường trung cấp nghề trước 31/12/2006.
- Hàng năm huy động các nguồn lực và ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện quy hoạch.
- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
b) Giao Tổng cục dạy nghề:
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm chi cho dạy nghề; có kế hoạch cụ thể để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính đảm bảo thực hiện quy hoạch;
- Căn cứ vào các nội dung phê duyệt tại Quyết định này, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo Bộ theo quy định;
- Tổ chức thẩm định các đề án thành lập các trường cao đẳng nghề (cả công lập và ngoài công lập) trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Giám đốc các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hằng
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 07/2006/QD-BLDTBXH | Hanoi, October 02, 2006 |
DECISION
APPROVING THE PLANNING ON DEVELOPMENT OF THE NETWORK OF VOCATIONAL TRAINING COLLEGES, INTERMEDIATE VOCATIONAL SCHOOLS AND VOCATIONAL TRAINING CENTERS UP TO 2010 AND ORIENTATIONS TO 2020
THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
Pursuant to the June 23, 1994 Labor Code and the April 2, 2002 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Labor Code;
Pursuant to the June 14, 2005 Education Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP of August 2, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Education Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 29/2003/ND-CP of March 31, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
Pursuant to the Government's Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on the formulation, approval and management of master plans on socio-economic development;
Pursuant to the Government's Decree No. 33/1998/ND-CP of May 23, 1998, establishing the General Department of Vocational Training under the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
Based on ministries', branches' and localities' opinions on the draft planning;
At the proposal of the General Director of Vocational Training in Report No. 73/TTr-TCDN of October 2, 2006, and of the director of the Finance-Planning Department,
DECIDES:
Article 1.- To approve the planning on development of the network of vocational training colleges, inermediate vocational schools and vocational training centers up to 2010 and orientations to 2020 with the following principal contents:
1. The planning's viewpoints
- The planning on development of the network of vocational training colleges, intermediate vocational schools and vocational training centers (collectively referred to as vocational training institutions) up to 2010 and orientations to 2020 must be compatible and synchronous with socio-economic development strategies, plannings and plans of the whole country and of each branch, region and locality, and must bring into play the effectiveness of existing vocational training institutions.
- To develop a national network of vocational training institutions, diversify forms of vocational training, and create conditions for laborers, young people, peasants and ethnic minority people to learn jobs and make a good living. To build a number of high-quality vocational training institutions, vocational training colleges and intermediate vocational schools up to the advanced regional and world levels.
- To expand the scope and, at the same time, improve the quality of vocational training; to adjust the structure of vocational and training levels to meet the labor market demand and keep up with technical and technological advances.
- To step up the socialization of vocational training; to encourage all organizations and individuals to invest in vocational training and develop private and foreign-invested vocational training institutions; to expand international cooperation on vocational training.
2. The planning's objectives
2.1. Overall objectives
To develop the network of vocational training institutions in order to train technical human resources for production and service activities to meet the labor market demand in terms of quantity, quality and regional, vocational and training-degree structures.
2.2. Specific objectives
- The percentage of trained laborers will reach 26% by 2010, and at least 40% by 2020.
- The shares of the three levels of collegiate vocational training, intermediate vocational training and basic vocational training in the total vocational training enrollment will be as follows:
Levels | By 2010 | By 2020 |
Collegiate vocational training (%) | 7.5 | 15 |
Intermediate vocational training (%) | 22.5 | 35 |
Basic vocational training (%) | 70 | 50 |
- The enrollment will reach 7.5 million in the 2006-2010 period, and 21 million in the 2011-2020 period. Specifically, the enrollment in the 2006-2010 will be as follows:
Levels | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2006-2010 period |
Total | 1,340,000 | 1,405,000 | 1,482,000 | 1,573,000 | 1,700,000 | 7,500,000 |
Collegiate vocational training | 260,000 | 29,500 | 55,000 | 88,000 | 126,000 | 298,500 |
Intermediate vocational training |
| 275,500 | 305,000 | 335,000 | 380,000 | 1,555,500 |
Basic vocational training | 1,080,000 | 1,100,000 | 1,122,000 | 1,150,000 | 1,194,000 | 5,646,000 |
3. Development orientations
3.1. Distribution of vocational training institutions
- To step by step upgrade and develop vocational training institutions in the direction of standardization and modernization in order to improve their training capacity, quality and efficiency; to concentrate investment in high-quality vocational training colleges and intermediate vocational schools in key economic regions and industrial parks to serve a number of key economic sectors.
- By 2010, there will be 90 vocational training colleges, 270 intermediate vocational schools (including 40 high-quality schools and 3 schools up to the advanced level in the region and the world) and 750 vocational training centers. Every province (or city) will have at least one intermediate vocational school or vocational training college; every urban/rural district or town will have at least one vocational training center or every district cluster - an intermediate vocational school, which will create favorable conditions for laborers, especially those in deep-lying, remote, island, ethnic minority and rural areas, to learn jobs.
- By 2020, there will be 250 vocational training colleges, 400 intermediate vocational schools and 900 vocational training centers (including 80 high-quality schools and 10 schools up to the advanced regional and world levels).
- By 2010, vocational training colleges and intermediate vocational schools will be distributed throughout 8 economic regions as follows:
+ Northeastern region: 15 vocational training colleges and 24 intermediate vocational schools;
+ Northwestern region: 3 vocational training colleges and 6 intermediate vocational schools;
+ Red River delta: 23 vocational training colleges and 97 intermediate vocational schools;
+ Northern Central Vietnam: 8 vocational training colleges and 31 intermediate vocational schools;
+ Coastal southern Central Vietnam: 9 vocational training colleges and 30 intermediate vocational schools;
+ Central Highlands: 3 vocational training colleges and 7 intermediate vocational schools;
+ Southeastern Vietnam: 18 vocational training colleges and 55 intermediate vocational schools;
+ Mekong River delta: 11 vocational training colleges and 20 intermediate vocational schools.
3.2. Vocational training programs and curricula
- To compile and renew vocational training contents, programs and curricula based on vocational skill standards to keep abreast with technical and technological advances in production, and reach the advanced regional and world levels, ensuring transferability in training.
- To develop vocational training programs based on vocational analysis and step by step shift to module-based vocational training programs.
- By 2010, vocational training colleges and intermediate vocational schools will have vocational training programs and textbooks suitable to the framework program. By 2020, these vocational training programs and textbooks will be developed with advanced methods.
3.3. Contingent of trainers
- To develop a sufficient contingent of trainers who have ethical qualities and professional conscience, vocational-training theoretical, practical and pedagogical standards, and computer and foreign language skills necessary for teaching and scientific research.
- To periodically retrain vocational trainers and administrators to raise their professional qualifications and pedagogical skills.
- By 2010, the ratio of trainers/trainees will be around 1/20; 100% of trainers will reach training standards; 10% of trainers in vocational secondary schools and vocational training colleges will have a postgraduate degree.
- By 2020, 30% of trainers in vocational secondary schools and vocational training colleges will have a postgraduate degree.
3.4. Material foundations and equipment
- To invest in material and technical foundations and equipment of vocational training institutions in the direction of standardization and modernization; to ensure functional areas with adequate facilities in service of teaching, learning and comprehensive education activities.
- By 2010, 60% of vocational training colleges and intermediate vocational schools will meet standards on land, equipment, workshop, classroom, dormitory and physical training area.
- By 2020, 100% of vocational training colleges and intermediate vocational schools will meet standards on land, equipment, workshop, classroom, dormitory and physical training area.
4. Major solutions
4.1. Solutions on mechanisms and policies
- To build a consistent legal system for vocational training development as a driving force for vocational training institutions, trainers and trainees.
- To renew mechanisms and policies on vocational training planning and finance; step by step implement a mechanism on bidding and ordering of vocational training with state budget funds.
- To thoroughly and rationally effect decentralization in order to bring into play autonomy and accountability of various levels and vocational training institutions; to reform procedures and processes for the establishment and operation of vocational training institutions towards simplicity and rationality.
- To assess the quality of vocational training: By 2010, 50% of vocational training colleges and intermediate vocational schools will have their quality assessed and accredited, which will reach 100% by 2020.
- To assess and grant national vocational-skill certificates to at least 20 occupations by 2010 and 150 occupations by 2020.
4.2. Financial solutions
- To implement a scheme on socialization of vocational training by 2010 under Decision No. 1000/2005/QD-BLDTBXH of June 7, 2005, of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs. To encourage and create favorable conditions for domestic and foreign organizations and individuals to invest in the establishment of private and foreign-invested vocational training institutions; to expand contract-based cooperation in training, scientific research and technology transfer between Vietnamese and foreign vocational training institutions.
- By 2010, to increase the proportion of state budget investment in vocational training to 11% of the total state budget expenditure for education, training and vocational training; to efficiently carry out the project on enhancing vocational training capacity under the 2006-2010 national target program on education and training with around VND 6,000 billion from the central budget in support of investment in improving material foundations for vocational training institutions, concentrating on forming 40 high-quality schools, supporting investment in material foundations and equipment of district-level vocational training centers; training and retraining to raise the quality of vocational trainers and administrators; formulating vocational skill standards and vocational training programs; and providing vocational training for peasants, people with disabilities and ethnic minority people.
- To apply the mechanism of autonomy and accountability in the performance of tasks, organization, payroll and finance to public non-business units under the Government's Decree No. 43/2006/ND-CP of April 25, 2006. To expand the combination between production and trainees' practice in vocational training institutions so as to develop trainees' practical skills and create additional funds for training. By 2020, revenues from production, service provision and research and application of new techniques and technologies will reach around 25% of the total revenue of vocational training institutions; 100% of intermediate vocational schools and vocational training colleges will conduct scientific and technological research and apply its results to vocational training and social service activities.
- To experiment and step by step expand a training model based on the mechanism of sharing training funds between the State and enterprises (double training model).
- To attract non-refundable aid from foreign countries, international organizations and non-governmental organizations as well as concessional loans from other countries and international banks for investment in vocational training.
4.3. Solutions to building a contingent of vocational trainers and administrators
- To implement the Party Secretariat's Directive No. 40-CT/TW of June 15, 2004, and the Prime Minister's Decision No. 09/2005/QD-TTg of January 11, 2005, on building, and raising the quality of, a contingent of teachers and educational administrators in the 2005-2010 period. To concentrate investment in existing technical teachers' universities; to upgrade Vinh Long Technical Teachers' College into Vinh Long Technical Teachers' University; to establish one or two more technical teachers' colleges in the coastal and southern Central Vietnam and the Central Highlands; to develop teachers' faculties in a number of colleges and universities.
- To draw up and implement a plan on training and retraining of vocational trainers in line with the planning on quantity, training degrees and discipline structures.
- To expand contract-based cooperation with experts, technicians and skilled workers of enterprises and research institutes to act as guest lecturers of vocational training institutions.
- To prioritize the training of vocational trainers for provinces in northern mountainous areas, the Central Highlands, the Mekong River delta and coastal southern Central Vietnam.
- To build centers for training and retraining vocational administrators; 50% of vocational administrators will reach vocational standards by 2010, and 100% by 2020.
4.4. Scientific and technological solutions
- To apply information technology to vocational training and vocational-training management activities: to design software for teaching, learning and vocational training management; to compile e-teaching materials; to establish vocational training information networks.
- To encourage vocational training institutions to research into and produce vocational training equipment, facilities and instruments.
- To develop scientific research, technology transfer and production activities in vocational training institutions in order to combine learning with practice.
4.5. Implementation solutions
a/ Provincial/municipal People's Committees and ministries and branches having vocational training institutions shall perform the following tasks:
- To review and reorganize existing vocational training institutions under their management and responsibility in order to elaborate, and organize the implementation of, the planning on the network of vocational training institutions up to 2010 and orientations to 2020. To complete the transformation of existing vocational training schools (which fully meet the set conditions) into intermediate vocational schools before December 31, 2006.
- Annually, to mobilize resources and prioritize funds for the implementation of the planning.
- To urge and inspect the implementation of the planning; to make reports according to regulations.
b/ To assign the General Department of Vocational Training:
- To coordinate with the Ministry's functional agencies in guiding ministries, branches and localities to elaborate plannings and plans on the development of networks of vocational training institutions and include them in branch or local socio-economic development plans;
- To coordinate with the Ministry's functional agencies in making annual budget expenditure estimates for vocational training; devise specific plans for mobilizing and efficiently using financial sources for the implementation of the planning;
- To urge, inspect, synthesize and report on the realization of the contents approved in this Decision to the Ministry according to regulations.
- To evaluate schemes on the establishment of vocational training colleges (public and non-public) and submit them to the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs for decision.
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 3.- Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, provincial/municipal People's Committees, the director of the Ministry's Office, the General Director of Vocational Training, the director of the Finance-Planning Department, directors of provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs, and concerned agencies and units shall implement this Decision.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây