Thông tư liên tịch 97/1997/TTLT-BTC-BGTVT của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong ngành Đăng kiểm

thuộc tính Thông tư liên tịch 97/1997/TTLT-BTC-BGTVT

Thông tư liên tịch 97/1997/TTLT-BTC-BGTVT của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong ngành Đăng kiểm
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:97/1997/TTLT-BTC-BGTVT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Đào Đình Bình; Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành:31/12/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 97/1997/TTLT-BTC-BGTVT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH CỦA BỘ TÀI CHÍNH - GIAO THÔNG VẬN TẢI
SỐ 97/1997/TTLT-BTC-BGTVT NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1997
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG CÔNG ÍCH TRONG
NGÀNH ĐĂNG KIỂM

 

Căn cứ Nghị định số 56/CP ngày 2-10-1996 của Chính phủ về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, Thông tư số 06 TC/TCDN ngày 24-2-1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, căn cứ đặc điểm hoạt động của ngành Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong ngành Đăng kiểm Việt Nam như sau:

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là: Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị Đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính địa phương được cơ quan có thẩm quyền quyết định là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích (gọi chung là doanh nghiệp công ích Đăng kiểm).

2. Doanh nghiệp công ích Đăng kiểm có trách nhiệm sử dụng vốn và các nguồn lực do Nhà nước giao để thực hiện công tác đăng kiểm theo các biểu phí, giá hiện hành do Nhà nước quy định.

3. Ngoài nhiệm vụ công ích được giao, doanh nghiệp công ích Đăng kiểm có quyền tận dụng đất đai, vốn và tài sản Nhà nước sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ công ích và huy động vốn để tổ chức các dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ tư vấn phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường với điều kiện:

- Được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản.

- Không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác đăng kiểm do Nhà nước giao.

- Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định hiện hành.

- Hạch toán riêng phần hoạt động kinh doanh thêm.

- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với phần hoạt động kinh doanh thêm theo quy định của pháp luật.

II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN.

 

1. Đầu tư vốn.

Doanh nghiệp công ích Đăng kiểm được Nhà nước cấp đủ vốn điều lệ ban đầu, không thấp hơn vốn pháp định do Nhà nước quy định để xây dựng, mua sắm tài sản cố định và tài sản lưu động phù hợp với quy mô và nhiệm vụ được giao.

Doanh nghiệp công ích Đăng kiểm đang hoạt động nếu thực sự thiếu vốn so với nhiệm vụ công ích được Nhà nước giao (sau khi huy động các nguồn vốn hiện có tại đơn vị) được Nhà nước đầu tư bổ sung như sau:

- Đối với doanh nghiệp công ích Đăng kiểm có lãi được xét giảm thuế lợi tức để bổ sung vào vốn của đơn vị theo quy định của pháp luật.

- Đối với doanh nghiệp công ích Đăng kiểm không có lãi hoặc sau khi xét giảm thuế lợi tức vẫn thiếu vốn thì được Nhà nước xem xét đầu tư bổ sung vốn.

Các thủ tục đầu tư vốn xây dựng cơ bản, vốn lưu động cho doanh nghiệp công ích Đăng kiểm thực hiện theo các quy định của Nhà nước.

2. Huy động vốn.

2.1. Khi có nhu cầu huy động vốn, gọi vốn liên doanh, thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của đơn vị tại các Ngân hàng của Việt Nam để vay vốn phục vụ hoạt động công ích theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp công ích Đăng kiểm phải lập phương án cụ thể gửi cơ quan Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến trước khi trình Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập đơn vị quyết định.

2.2. Trường hợp doanh nghiệp công ích Đăng kiểm tổ chức hoạt động kinh doanh ngoài nhiệm vụ công ích được giao, doanh nghiệp được vay vốn của các tổ chức tín dụng (Ngân hàng Thương mại, các công ty tài chính...), các doanh nghiệp khác, các cá nhân (kể cả cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp) để phục vụ hoạt động kinh doanh, nhưng phải tuân theo các quy định của pháp luật, không được làm thay đổi hình thức sở hữu.

2.3. Lãi suất huy động vốn hạch toán trong chi phí sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp không được cao hơn lãi suất trần cho vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trong thời gian huy động vốn cùng ngành nghề.

2.4. Khi huy động vốn doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ về hiệu quả kinh tế, đảm bảo sử dụng vốn huy động đúng mục đích, có hiệu quả, không được dùng vốn vay ngắn hạn vào đầu tư xây dựng. Doanh nghiệp phải trả nợ gốc và lãi theo đúng cam kết khi huy động vốn.

Thủ trưởng doanh nghiệp công ích Đăng kiểm phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc lập phương án huy động vốn, sử dụng vốn không đúng mục đích, không có hiệu quả dẫn đến tổn thất về vốn.

3. Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp

3.1. Khi có nhu cầu sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất để đầu tư ra ngoài đơn vị, doanh nghiệp công ích Đăng kiểm phải lập phương án góp vốn hoặc giải trình về dự án liên doanh gửi cơ quan Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến trước khi trình Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp chuẩn y.

3.2. Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp không được làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ công ích được Nhà nước giao, phải tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập. Khi đem giá trị quyền sử dụng đất để đầu tư ra ngoài đơn vị phải thực hiện theo các quy định của Luật đất đai.

3.3. Doanh nghiệp công ích Đăng kiểm không được sử dụng vốn Nhà nước đầu tư để kinh doanh tiền tệ như mua trái phiếu, tín phiếu, gửi tiết kiệm...

3.4. Doanh nghiệp công ích Đăng kiểm không được phép đầu tư vào các doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước mà người quản lý, điều hành hoặc người sở hữu chính là vợ, chồng, bố, mẹ, con của Giám đốc doanh nghiệp đó.

4. Doanh nghiệp công ích Đăng kiểm có trách nhiệm mở sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ tài sản và vốn hiện có theo đúng chế độ hạch toán kế toán, thống kê hiện hành; phản ánh trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của tài sản và vốn trong quá trình hoạt động.

5. Chuyển nhượng, thanh lý cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản.

5.1. Doanh nghiệp công ích Đăng kiểm được nhượng bán, thanh lý những tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn.

Khi nhượng bán, thanh lý, doanh nghiệp phải lập Hội đồng đánh giá về mặt kỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản và tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật. Chênh lệch giữa số tiền thu được do nhượng bán, thanh lý tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản nhượng bán, thanh lý và chi phí nhượng bán, thanh lý được hạch toán vào kết quả kinh doanh.

5.2. Những máy móc thiết bị, tài sản chủ yếu có tính chất quyết định hoạt động của doanh nghiệp công ích Đăng kiểm khi nhượng bán, thanh lý phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp cho phép bằng văn bản.

5.3. Đối với những tài sản cho thuê hoạt động nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng và tăng thu nhập, doanh nghiệp công ích Đăng kiểm vẫn phải trích khấu hao theo chế độ quy định, phải theo dõi và thu hồi tài sản khi hết hạn cho thuê.

5.4. Những tài sản đem cầm cố, thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp công ích Đăng kiểm không được cầm cố, thế chấp, cho thuê các tài sản đi mượn, đi thuê, nhận giữ hộ, nhận cầm cố, nhận thế chấp... của doanh nghiệp khác nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu những tài sản đó.

6. Xử lý tổn thất tài sản.

Việc xử lý tổn thất tài sản theo nguyên tắc sau:

- Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường.

- Nếu do nguyên nhân khách quan, với những tài sản đã mua bảo hiểm thì được tổ chức bảo hiểm bồi thường.

- Tổn thất còn lại (sau khi trừ khoản bồi thường của người gây ra và tiền bồi thường của tổ chức bảo hiểm) doanh nghiệp công ích Đăng kiểm được dùng quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, nếu thiếu được hạch toán vào chi phí kinh doanh.

- Các trường hợp tổn thất tài sản vì lý do bất khả kháng (thiên tai, hoả hoạn...) thủ trưởng doanh nghiệp công ích Đăng kiểm lập phương án báo cáo cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính trao đổi với cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp để quyết định xử lý hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Sau khi xử lý tổn thất doanh nghiệp công ích Đăng kiểm phải điều chỉnh lại sổ sách kế toán theo quyết định xử lý.

7. Việc giao vốn, trách nhiệm bảo toàn vốn, đánh giá lại tài sản, quản lý các khoản công nợ thực hiện như quy định đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh.

 

III. KẾT QUẢ TÀI CHÍNH VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ CỦA
DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH ĐĂNG KIỂM

 

A. KẾT QUẢ TÀI CHÍNH

 

1. Doanh thu của doanh nghiệp công ích Đăng kiểm bao gồm doanh thu từ hoạt động đăng kiểm, doanh thu từ hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.

1.1. Doanh thu hoạt động đăng kiểm bao gồm các khoản thu theo mức giá, khung giá, phí do Nhà nước quy định từ các hoạt động:

- Đăng kiểm tàu biển theo nội dung quy định tại Quyết định số 203/TTg ngày 28-12-1992 của Thủ tướng Chính phủ về đăng kiểm tàu biển Việt Nam.

- Đăng kiểm phương tiện và thiết bị giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, thiết bị nâng.

- Đăng kiểm các giàn khoan biển và phương tiện nổi.

- Đăng kiểm nồi hơi và thiết bị chịu áp lực sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải.

- Đăng kiểm các loại công ten nơ được sử dụng trong ngành giao thông vận tải.

- Thẩm định các dự án thiết kế kỹ thuật để chế tạo, lắp ráp, cải tạo các phương tiện, thiết bị vận tải, giàn khoan biển.

- Cấp các giấy chứng nhận đăng kiểm viên, chất lượng hàng hoá, an toàn kỹ thuật các phương tiện vận tải thuộc trách nhiệm của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho các hệ thống quản lý an toàn kỹ thuật của các doanh nghiệp có sản phẩm thuộc phạm vi kiểm tra kỹ thuật của Cục Đăng kiểm Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan (ISM) mà Việt Nam tham gia.

- Giám định về mặt kỹ thuật các sự cố, tai nạn do phương tiện vận tải gây ra.

- Thu từ nguồn liên kết, hợp tác với các tổ chức đăng kiểm nước ngoài.

1.2. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác như: các dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ tư vấn, sản xuất kinh doanh khác áp dụng như quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh.

1.3. Doanh nghiệp công ích Đăng kiểm có trách nhiệm mở sổ sách theo dõi đầy đủ các nguồn thu phát sinh theo chế độ Nhà nước đã quy định. Trong trường hợp sử dụng biên lai, hoá đơn đặc thù phải đăng ký với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

2. Chi phí của doanh nghiệp công ích Đăng kiểm gồm chi phí hoạt động đăng kiểm, hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.

2.1. Nội dung chi của hoạt động đăng kiểm gồm có:

- Chi phí vật liệu, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong quá trình kiểm định; phụ tùng thay thế thực tế sử dụng.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp công ích Đăng kiểm phải được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh và trích đủ khấu hao theo quy định của Nhà nước để thu hồi vốn. Sau khi đã thu hồi đủ vốn, tài sản cố định vẫn còn sử dụng thì doanh nghiệp không phải trích khấu hao, nhưng vẫn phải quản lý và sử dụng theo chế độ hiện hành.

- Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương theo chế độ quy định phải trả cho công nhân viên thực hiện công việc kiểm định, thu phí và quản lý.

- Chi trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của doanh nghiệp theo các chế độ hiện hành của nhà nước.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại, fax, sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài (SCTX&SCL), kiểm toán, chi trả tiền sử dụng tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép công nghệ, bảo hiểm tài sản, hồ sơ, biểu mẫu, giấy phép lưu hành và các dịch vụ mua ngoài khác.

- Chi mua sắm máy móc, thiết bị lẻ, phương tiện làm việc (chưa đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định) trực tiếp phục vụ công việc kiểm định.

- Chi phí phục vụ kiểm định như: phương tiện đi lại, công tác phí, tiền thuê tài sản cố định, tiền thuê đất, thuê địa điểm làm việc, chi trang phục bảo hộ lao đông, nghiên cứu khoa học, biên soạn in ấn quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật, sáng kiến, cải tiến, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao tay nghề cho đăng kiểm viên và kiến thức cho cán bộ quản lý, chi đưa đón đoàn ra đoàn vào theo chế độ quy định, chi trả lãi vay ngân hàng, chi quản lý hành chính...

- Chi cho các tổ chức đăng kiểm nước ngoài, các đơn vị liên kết, hợp tác trong nước.

- Chi điều tra tai nạn.

- Chi phí bằng tiền khác như: chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, giao dịch, đối ngoại... mức tối đa không vượt quá quy định của Nhà nước.

Các khoản chi phí như nguyên vật liệu, dịch vụ mua ngoài, khoản chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị... phải có chứng từ hoá đơn hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính.

2.2. Nội dung chi phí của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác thực hiện như quy định đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh.

3. Doanh nghiệp công ích Đăng kiểm được sử dụng doanh thu để bù đắp các khoản chi phí, trong đó:

- Doanh thu hoạt động Đăng kiểm dùng để bù đắp chi phí hoạt động công ích, thuế và các khoản thu khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức).

- Doanh thu hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác dùng để bù đắp chi phí hoạt động kinh doanh, hoạt động khác, thuế và các khoản thu khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức).

Doanh nghiệp công ích Đăng kiểm tổ chức hoạt động kinh doanh về nguyên tắc phải đảm bảo có lãi, không được lấy lãi của hoạt động công ích bù lỗ hoạt động kinh doanh.

 

B. XỬ LÝ KẾT QUẢ TÀI CHÍNH

 

1. Đối với doanh nghiệp công ích Đăng kiểm có lợi nhuận thực hiện trong năm (bao gồm cả lợi nhuận kinh doanh và các hoạt động khác) được phân phối theo thứ tự như sau:

a. Nộp thuế lợi tức theo luật định.

b. Trừ các khoản tiền phạt vi phạm kỷ luật thu nộp ngân sách, vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí hợp lệ chưa được trừ khi xác định lợi tức chịu thuế.

c. Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi nhuận trước thuế.

d. Chia lợi nhuận cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có).

e. Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản a, b, c, d Đăng kiểm trích lập các quỹ theo tỷ lệ như sau:

- Quỹ đầu tư phát triển: mức trích tối thiểu 50%.

- Quỹ dự phòng tài chính: trích 10%, số dư của quỹ này tối đa không vượt quá 25% vốn pháp định.

- Trích 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi tối đa bằng 3 tháng lương thực tế nếu số nộp Ngân sách năm báo cáo cao hơn năm trước, bằng 2 tháng lương thực tế nếu số nộp Ngân sách năm báo cáo bằng hoặc thấp hơn năm trước. Tỷ lệ trích vào mỗi quỹ do thủ trưởng doanh nghiệp công ích Đăng kiểm quyết định sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn.

Sau khi trừ các khoản a, b, c, d, quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính nếu lợi nhuận trích 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi đã trích đủ theo mức quy định còn dư thì số lợi tức còn lại chuyển toàn bộ vào quỹ đầu tư phát triển; nếu không đủ để trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương thực tế thì doanh nghiệp công ích Đăng kiểm được Nhà nước cấp đủ phần còn thiếu.

2. Đối với doanh nghiệp công ích Đăng kiểm, thu kiểm định không đủ bù đắp các khoản chi phí hợp lý, sau khi sử dụng 50% từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác để bù đắp, nếu vẫn còn lỗ được Nhà nước hỗ trợ như sau:

- Trợ cấp đủ số lỗ còn lại.

- Cấp 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương thực tế của doanh nghiệp công ích Đăng kiểm.

Phần lợi nhuận còn lại từ hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác dùng để trích quỹ đầu tư phát triển 80%, quỹ dự phòng tài chính 20%.

3. Thủ tục, thời điểm trích lập và mục đích sử dụng các quỹ của doanh nghiệp công ích Đăng kiểm thực hiện như đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh.

IV. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

 

1. Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ được giao và các hướng dẫn của cơ quan tài chính, doanh nghiệp công ích Đăng kiểm lập kế hoạch sản xuất, thu chi tài chính, dự toán kế hoạch trợ cấp, trợ giá, báo cáo cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp phê duyệt, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền và cơ quan tài chính có liên quan.

2. Trong phạm vi kế hoạch tài chính, dự toán kế hoạch trợ cấp, trợ giá ngân sách hàng năm được duyệt, thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp phân bổ dự toán ngân sách, giao kế hoạch cho doanh nghiệp công ích Đăng kiểm và gửi cho cơ quan tài chính đồng cấp để phối hợp.

Doanh nghiệp công ích Đăng kiểm có các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm phân bổ kế hoạch được giao cho các đơn vị trực thuộc đồng thời gửi cho cơ quan tài chính địa phương các đơn vị trực thuộc đặt trụ sở để phối hợp theo dõi, quản lý các khoản thu, chi và nộp ngân sách theo quy định của Nhà nước.

 

V. KIỂM TRA KẾ TOÁN, BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ
CÔNG KHAI TÀI CHÍNH

 

1. Lập báo cáo tài chính.

Hàng quý, năm doanh nghiệp công ích Đăng kiểm có trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành và gửi cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, cơ quan thuế, cơ quan Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan thống kê, Thủ trưởng doanh nghiệp công ích Đăng kiểm chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của báo cáo tài chính.

2. Kiểm tra kế toán, báo cáo tài chính.

- Hàng quý, năm doanh nghiệp công ích Đăng kiểm có trách nhiệm tự kiểm tra kế toán, báo cáo tài chính.

- Cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp công ích Đăng kiểm chủ trì và phối hợp cùng cơ quan Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức kiểm tra phê duyệt báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp.

- Cơ quan tài chính có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành các chế độ tài chính, kế toán, kỷ luật thu nộp ngân sách và tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính.

- Những vi phạm chế độ kế toán, chế độ thu chi tài chính, thu nộp ngân sách, chế độ trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp công ích Đăng kiểm sẽ bị xử phạt hành chính, xử phạt kinh tế theo quy định của pháp luật.

3. Công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm.

- Căn cứ vào báo cáo tài chính hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt doanh nghiệp công ích Đăng kiểm công bố công khai một số chi tiêu tài chính trước Hội nghị công nhân viên chức của doanh nghiệp.

- Nội dung các chỉ tiêu công bố công khai tài chính theo quy định tại phụ lục kèm Thông tư này.

VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

1. Ngoài những quy định riêng cho doanh nghiệp công ích Đăng kiểm tại Thông tư này, doanh nghiệp công ích Đăng kiểm còn thực hiện các quy định khác của Pháp luật đối với doanh nghiệp Nhà nước.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1998. Mọi quy định trước đây về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong ngành Đăng kiểm trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

3. Trong quá trình thực hiện, có gì vướng mắc đề nghị các doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Ngày... tháng... năm...

 

BẢN CÔNG BỐ CÔNG KHAI MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
NĂM....

 

 

TT

Chỉ tiêu

Năm trước

Năm sau

Tỷ lệ so với năm trước

1

Tài sản cố định

 

 

- Nguyên giá tài sản cố định

 

 

- Giá trị hao mòn luỹ kế

 

 

2

Vốn kinh doanh

 

 

- Vốn cố định

 

 

- Vốn lưu động

 

 

- Vốn xây dựng cơ bản

 

 

3

Kết quả sản xuất kinh doanh

 

 

- Tổng doanh thu

 

 

Trong đó: Doanh thu hoạt động đăng kiểm

 

 

- Tổng chi phí

 

 

Trong đó: Chi phí hoạt động đăng kiểm

 

 

- Tổng lợi nhuận thực hiện

 

 

Trong đó: Lợi nhuận thực hiện từ hoạt động đăng kiểm

 

 

4

Các khoản nộp Ngân sách Nhà nước

 

 

- Tổng số phải nộp trong năm

 

 

- Đã nộp Ngân sách

 

 

5

Các khoản được Nhà nước cấp

 

 

- Trợ giá

 

 

- Trợ cấp

 

 

- Cấp 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi

 

 

6

Tổng quỹ lương thực hiện

 

 

Tiền lương bình quân

 

 

7

Các quỹ

 

 

a. Quỹ đầu tư phát triển

 

 

- Số dư đầu năm

 

 

- Trích trong năm

 

 

- Chi trong năm

 

 

- Số dư cuối năm

 

 

b. Quỹ dự phòng tài chính

 

 

- Số dư đầu năm

 

 

- Trích trong năm

 

 

- Chi trong năm

 

 

- Số dư cuối năm

 

 

c. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

 

 

- Số dư đầu năm

 

 

- Trích trong năm

 

 

- Chi trong năm

 

 

- Số dư cuối năm

 

 

 

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo này.

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Ký tên, đóng dấu

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE -
THE MINISTRY OF TRANSPORTATION AND COMMUNICATIONS
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No. 97/1997/TTLT/BTC-BGTVT
Hanoi, December 31, 1997
 
JOINT CIRCULAR
GUIDING THE REGIME OF FINANCIAL MANAGEMENT AT THE STATE ENTERPRISES ENGAGED IN PUBLIC UTILITY ACTIVITIES IN TRANSPORT MEANS REGISTRY
Pursuant to Decree No.56-CP of October 2, 1996 of the Government on the State enterprises engaged in public utility activities and Circular No.06-TC/TCDN of February 24, 1997 of the Ministry of Finance guiding the regime of financial management at the State enterprises engaged in public utility activities, basing themselves on the characteristics of the activities of the Vietnam Transport Means Registry Service, the Ministry of Finance and the Ministry of Communications and Transport hereby provide the following the guidance for the regime of financial management at the State enterprises engaged in public activities in the Vietnam Transport Means Registry Service:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Subject to the regulation of this Circular are the Vietnam Transport Means Registry Department and the Transport Means Registry units attached to the Communications and Transport Services, the Communications and Public Works Services in the localities decided by the competent agency to be a State enterprise engaged in public utility activities (generally called public utility registry enterprises).
2. A public utility registry enterprise has to use its capital and resources assigned by the State to carry out transport means registry according to the current charge and price rates stipulated by the State.
3. Beside the assigned public utility task, the public utility registry enterprise is entitled to make the most of the land, capital and properties assigned by the State after having fulfilled its public utility task and to mobilize capital to organize scientific and technical services and consultancy conforming with its capabilities and the demands of the market on the following conditions:
- It has got the written consent from the agency which decides to found the enterprise.
- Such work does not affect the execution of the registry work assigned by the State.
- It has to register supplementary trades and businesses as currently prescribed.
- It has to conduct separate accounting of the supplementary businesses.
- It has to discharge its tax payment for the supplementary businesses as prescribed by law.
II. MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL AND PROPERTY
1. Capital investment
A public utility registry enterprise shall be allocated full initial regulatory capital not lower than the legal capital prescribed by the State to build constructions and purchase fixed assets and working properties conformable with the assigned size and task.
A public utility registry enterprise in operation which really falls short of capital compared with the public utility task assigned by the State (after mobilizing the existing sources of capital at the unit) shall be allocated supplementary capital as follows:
- A profitable public utility registry enterprise shall be considered for profit tax relief in order to supplement the capital of the unit as prescribed by law.
- A public utility registry enterprise which makes no profit or which still is short of capital after being considered for profit tax relief shall be considered by the State for supplementation of capital.
The procedures of investment of capital construction fund and working capital fund for a public utility registry enterprise shall be conducted according to provisions of the State.
2. Mobilization of capital
2.1. When the need arises to mobilize capital or call for joint venture fund or to mortgage the value of the land use right associated with properties under the management of the unit at the various banks of Vietnam to borrow capital in service of public utility activities as prescribed by law, the public utility registry enterprise has to draw up a concrete plan and send it to the agency managing State capital and property at the enterprise for consultation before submitting it to the Head of the agency that decides to found the unit for decision.
2.2. If the public utility registry enterprise organizes business activities outside the public utility task assigned to it, the enterprise may borrow capital from credit organizations (commercial banks, financial companies....), other enterprises and individuals (including personnel in the enterprise) in service of business activities, but it has to comply with the provisions of law and must not change the form of ownership.
2.3. The interest rate in the mobilization of capital accounted for in the production and service cost of the enterprise must not be higher than the ceiling interest rate of loans announced by the Vietnam State Bank in the period of capital mobilization for enterprises of the same line.
2.4. When mobilizing capital, the enterprise must carefully consider the economic efficiency and ensure that the capital so mobilized be used for the right purpose and effectively. It must not use short-term loans to invest in construction. The enterprise shall have to pay the debts for both principal and interest in strict conformity with the commitment when mobilizing the capital.
The Head of the public utility registry enterprise is answerable to the State for drawing up the plan of capital mobilization, for using the capital for wrong purposes, or for its inefficient use leading to losses in capital.
3. Investing capital outside the enterprise
3.1. When the need arises to invest capital, property and the value of the land use right or the land rent outside the unit, a public utility registry enterprise has to draw up the plan for capital contribution or explain the plan for joint venture and send it to the agency managing State capital and property at the enterprise for consultation before submitting it to the Head of the agency which decides to found the enterprise for approval.
3.2. All investment outside the enterprise must not affect the public utility task assigned by the State and must comply with the provisions of law, ensure the principle of efficiency, preservation and development of capital and increase of income. When investing the value of land use right outside the unit, the enterprise must observe the provisions of the Land Law.
3.3. A public utility registry enterprise must not use the State-invested capital to conduct monetary business such as buying government bonds and treasury bonds or making savings deposits...
3.4. A public utility registry enterprise must not use State invested capital to invest in enterprises outside State ownership where the manager, operator or main owner are spouses, parents or children of the Director of that enterprise.
4. A public utility registry enterprise must open the book of accounts to closely follow the whole existing property and capital in conformity with the current regime of accountancy and statustics; reflect truthfully and in time the situation about the use and change of the property and capital in the process of operation.
5. Assignment, liquidation, leasing, mortgaging and pawning property
5.1. A public utility registry enterprise is entitled to assign, sell and liquidate property which are no longer necessary or which have become technically obsolete in order to retrieve capital for use in more effective business purposes.
When assigning, selling or liquidating these properties, the enterprise must set up a Council to conduct technical evaluation, check their value and organize their auction according to prescriptions of law. The difference between the returns from the assignment, sale and liquidation and the remaining value on the book of accounts of the assigned, sold or liquidated property together with the cost of assignment, sale and liquidation shall be accounted in the results of business.
5.2. The main machines, equipment and other property of a decisive character for the operation of the public utility registry enterprise, if assigned, sold or liquidated must be permitted in writing by the agency which decides to found the enterprise and the agency managing State capital and property at the enterprise.
5.3. For the leased properties for operation aimed at raising the use efficiency and increasing income, the public utility registry enterprise still has to deduct depreciation cost according to the prescribed regime, must monitor and retrieve the property on the expiry of the lease term.
5.4. The property which are pawned or mortaged for capital borrowing at the credit organizations, they must strictly follow the process and procedures prescribed by law.
A public utility registry enterprise must not pawn or mortage or lease the property which are borrowed, leased or kept or pawned or mortaged by another enterprise without the consent of the owners of these property.
6. Handling of losses of property
The handling of losses of property shall conform to the following principles:
- If the losses are due to subjective reasons, the perpetrator shall have to pay damages.
- If the losses are due to objective reasons, they shall be redeemed by the insurance organization if they are insured.
- Regarding the remaining losses (after deduction of damages paid by the perpetrator and by the insurance organization), the public utility registry enterprise is entitled to use the financial reserve fund (if any) to make up for the losses. If this is not enough, the shortfall shall be accounted for in the business cost.
- In other cases of losses of property due to force majeure (natural calamities, fires...), the Head of the public utility registry enterprise shall draw up a plan to report it to the financial agency. The latter shall consult the agency which decides to found the enterprise in order to decide on the handling or to report to the Prime Minister for decision.
After handling the losses, the public utility registry enterprise shall have to readjust its books of account in conformity with the handling decision.
7. The handling of capital, the responsibility to preserve the capital, the revaluation of property and the management of the public debts shall comply with the prescriptions for State enterprises engaged in business activities.
III. FINANCIAL RESULTS AND HANDLING OF THESE RESULTS AT A PUBLIC UTILITY REGISTRY ENTERPRISE
A. FINANCIAL RESULTS
1. The turnover of a public utility registry comprises the revenue from registry activities, revenue from business and other activities.
1.1. The turnover from the registry activities include incomes from price rate, price frame and fees prescribed by the State for each type of the following activities:
- Sea going ship registry as provided for in Decision No.203-TTg of December 28, 1992 of the Prime Minister on registry of Vietnamese sea- going ships.
- Registry of means and equipment of communications and transport by land, railway, inland water ways and lifting equipment.
- Registry of offshore oil rigs and floating means.
- Registry of boilers and pressure bearing equipment used on transport means.
- Registry of various types of container used in communications and transport.
- Checking the projects of technical design for the manufacture, assembly and renovation of the means and equipment of transport and offshore oil rigs.
- Issuing certificates to registry officers, certificates of quality of goods and technical safety of the transport means under the responsibility of Vietnam law and international conventions which Vietnam has adhered to.
- Inspecting and issuing certificates for the system of technical safety management of the enterprises having products covered by the technical control of the Vietnam Registry Department as prescribed by Vietnam law and the related international conventions (ISM) which Vietnam has adhered to.
- Technically expertizing the incidents and accidents caused by transport means.
- Income from the coordination and cooperation with foreign registry organizations.
1.2. Turnover from business and other activities such as scientific and technical services, consultancy services, and other production and business operations shall comply with the provisions regarding State enterprises engaged in business activities.
1.3. The public utility registry enterprise has to open its books of accounts to fully monitor all the arising revenues according to prescriptions of the State. In case of the use special receipts or vouchers, they have to register with the Ministry of Finance (General Department of Taxation).
2. The expenditures of a public utility registry enterprise comprise the expenditures for registry activities, business and other activities.
2.1. The contents of the expenditures on registry activities comprise:
- Expenditures on materials, fuel and energy used in the process of expertizing; the spare parts actually used.
- Expenditures on the depreciation of fixed assets: All fixed assets of the public utility registry enterprise must be mobilized into production and business activities and make full deduction of depreciation cost as prescribed by the State in order to recover the capital. After fully recovering capital, if the fixed assets continue to be used, the enterprise shall not have to make deduction of depreciation cost but still is managed and used according to the current regime.
- Expenditures on wages and salaries and allowances having the character of wages which are due to be paid to the personnel engaged in the expertizing work, in the collection of fees and management expenditures.
- Expenditure deductions for social insurance, medical insurance and trade union activities of the enterprise as currently provided by the State regime.
- Expenditures on purchases from outside such as electricity, water, telephone, facsimile, repairs of fixed assets hired from outside (SCTX & SCL), auditing, payment for the use of technical documents, invention diplomas, technology permits, insurance of property, dossiers, forms and designs, circulation permits and other services bought from outside.
- Expenditures on the purchase of single machines, equipment and working means (not eligible to be rated as fixed assets) in direct service of the expertizing work.
- Expenditures in service of expertizing such as means of transport, travelling expenses, rent of fixed assets, land rent or rent of working location, expenditures on labor protection gear, scientific research, compilation and printing of working processes, rules and criteria, technical documents, innovations, technical improvements, training and fostering aimed at raising the professional skill of registry personnel and the standard of the managing personnel, expenditures on receiving and seeing off delegations according to the prescribed regime, payment of interest on bank loans, payment for administrative management...
- Expenditures on foreign registry organizations, and partner units in coordination and cooperation in the country.
- Expenditures on investigations into accidents.
- Other cash expenditures like reception of guests, decoration, conferences, public relations, but not exceeding the maximum level prescribed by the State.
Expenditures such as materials and raw materials, purchase of outside services, receptions, decorations, conferences... must be provided with valid vouchers as prescribed by the Ministry of Finance.
2.2. The contents of the expenditures on business and other activities shall comply with the prescriptions for State enterprises engaged in business activities.
3. Public utility registry enterprises are allowed to use turnover to make up for the expenditures, including:
- Turnover from registry activities used to cover the expenditures on public utility activities, taxes and other payments to the State as prescribed by law (except profit tax).
- Turnover from business activities and other activities used to cover the expenditures on business activities and other activities, taxes and other payments to the State as prescribed by law (except profit tax)
In principle, a public utility registry enterprise which organizes business activities must ensure a margin of profit, must not use profits from public utility activities to make up for losses in business activities.
B. HANDLING OF FINANCIAL RESULT
1. A public utility registry enterprise shall distribute its yearly profits (including profits from business and other activities) in the following order:
a/ Payment of profit tax as prescribed by law.
b/ Deduction of the fines on violation of discipline on remittance to the budget, administrative violations, violations of the contracts, failure to pay debts on due term, reasonable expenditures not yet deducted when determining the taxable profits.
c/ Deduction of losses from which pre-tax profit is not yet deducted
d/ Distribution of profits to the partners contributing capital under business cooperation contracts (if any).
e/ The remaining profit after deducting the payments under Items a, b, c and d of the registry regulation shall be contributed to the funds at the following rates:
- Development investment fund: minimum 50%
- Financial reserve fund: 10%. The remainder of this fund must not exceed 25% of the legal capital.
- Deduction for the reward and welfare funds representing at most the real wages in three months if the remittance to the budget in the reporting year is higher than the previous year, and real wages in two months if the remittance to the reporting year is lower than that in the previous year. The rate of contribution to each fund shall be decided by the Head of the public utility registry enterprise after consulting the trade union.
After deductions under Items a, b, c and d and to the development investment fund and the financial reserve fund, if the profits contributed to the reward and welfare funds already meet the prescribed level, the remainder shall be remitted wholly to the development investment fund. If it is not enough to contribute to the reward and welfare funds at the level of two months of real wages, the shortfall shall be made up by the State.
2. For a public utility registry enterprise whose income from expertizing is not enough to make up for the reasonable expenditures, after using 50% of the profits from business activities and other activities to fill up the shortfall, the remaining losses shall be covered by the State in the following mode:
- Giving enough subsidies to make up for the remaining losses.
- To give allowances to the reward and welfare funds equivalent to two months of real wages of the public utility registry enterprise.
The remaining profits from business activities and other activities shall be used to contribute to the development investment fund (80%) and the financial reserve fund (20%).
3. The procedures, the time of deduction and the objective of use of the funds of the public utility registry, enterprise shall comply with those prescribed for State enterprises engaged in business activities.
IV. FINANCIAL PLAN
1. Each year, basing itself on the assigned task and the guidances of the financial agency, the public utility registry enterprise shall make the plans for production, financial revenues and expenditures, allowances, price subsidies and report them to the agency which decides to found the enterprise and the financial agency of the same level. The agency which decides to found the enterprise shall ratify and incorporate the plans to report to the competent authority and the relevant financial agency.
2. Within the framework of the financial plan, the annual plan of allowance and price subsidies already ratified, the head of the agency which decides to found the enterprise shall allocate the projected budget, assign the plan to the public utility registry enterprise and send it to the financial agency of the same level for coordination.
A public utility registry enterprise with dependent units shall have to allocate the assigned plans to these units and at the same time shall send them to the financial agency in the locality where the dependent units have their head offices with a view to following and managing the revenues and expenditures and making budget remittanes as prescribed by the State.
V. CHECKING THE ACCOUNTS, MAKING THE FINANCIAL REPORT AND PUBLICIZING THE FINANCES
1. Drawing up the financial report
Each quarter and each year, the public utility registry enterprise shall draw up a financial report as currently prescribed and send it to the agency that decides to found the enterprise, the tax agency, the agency managing State capital and property at the enterprise and the statistical agency. The Head of the public utility registry enterprise is answerable to the State and law for the accuracy and truthfulness of the financial report.
2. Checking the accounts and financial report
- Each quarter and each year, the public utility registry enterprise shall have to check its own accounts and make financial reports.
- The agency that decides to found the public utility registry enterprise shall assume the main responsibility and coordinate with the agency managing State capital and property at the enterprise to inspect and ratify the annual financial report of the enterprise.
- The financial agency shall have to check the observance of the financial and accountancy regime, the discipline of remittance to the budget and the accuracy and truthfulness of the financial report.
- The violations of the accountancy regime, the regime of financial revenue and expenditures, the regime of deduction and use of the funds of the public utility registry enterprises shall be subject to administrative and economic sanctions as prescribed by law.
3. Publicization of annual financial report
- Basing itself on the annual financial report already ratified by the competent authority, the public utility registry enterprise shall make public a number of financial indicators at the conference of personnel and workers at the enterprise.
- The contents of the publicized financial indicators shall comply with the provisions of law.
VI. IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. Apart from specific provisions for the public utility registry enterprise contained in this Circular, the public utility registry enterprises shall also have to comply with other provisions of the legislation applicable to State enterprises.
2. This Circular takes effect from January 1st, 1998. All earlier provisions on the financial management regime at the State enterprises engaged in public utility activities in the registry service which are contrary to this Circular are now annulled.
3. In the course of implementation, should any question arise, the enterprises should report it in time to the Ministry of Finance and the Ministry of Communications and Transport for study, modification and supplement to make it more appropriate.
 

FOR THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
VICE MINISTER



Dao Dinh Binh

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 97/1997/TTLT-BTC-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất