Thông tư 64-TC/TCDN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng dự phòng giảm gíá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp Nhà nước

thuộc tính Thông tư 64-TC/TCDN

Thông tư 64-TC/TCDN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng dự phòng giảm gíá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp Nhà nước
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:64-TC/TCDN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành:15/09/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 64-TC/TCDN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 64 TC/TCDN NGÀY 15 THÁNG 9 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO, DỰ PHÒNG CÔNG NỢ KHÓ ĐÒI, DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ CHỨNG KHOÁN TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

 

Thi hành Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ "Ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước", Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán trong hoạt động tài chính tại doanh nghiệp Nhà nước như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Thông tư này áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: Tổng công ty, doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước khác hạch toán độc lập, là đối tượng xác định được doanh thu; chi phí; lãi lỗ (dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp Nhà nước).

 

2. Trong Thông tư này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh do giảm giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch.

b. Dự phòng giảm giá chứng khoán trong hoạt động tài chính: là dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất do giảm giá các loại chứng khoán của doanh nghiệp có thể xảy ra trong năm kế hoạch.

c. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất của các khoản nợ phải thu khó đòi, có thể không đòi được do con nợ không còn khả năng thanh toán có thể xảy ra trong năm kế hoạch.

 

3. Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng: Việc trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán trong hoạt động tài chính đều được thực hiện ở thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm.

 

4. Ba khoản dự phòng nói trên được trích trước vào chi phí hoạt động của năm báo cáo là để ghi nhận trước giá trị các khoản tổn thất có thể xẩy ra trong năm kế hoạch, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính bù đắp ba khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh. Doanh nghiệp chủ động xác định mức trích lập, sử dụng từng khoản dự phòng đúng mục đích và xử lý theo các quy định dưới đây:

 

II. TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG

 

1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng tổn thất:

a. Đối tượng lập dự phòng:

- Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất, vật tư hàng hoá, thành phẩm tồn kho để bán, mà giá trên thị trường thấp hơn giá đang hạch toán trên sổ kế toán (sau đây gọi tắt là vật tư hàng hoá).

- Các chứng khoán do doanh nghiệp đầu tư bị giảm giá so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán.

- Các khoản nợ phải thu khó đòi.

b. Điều kiện lập dự phòng:

Việc trích lập các khoản dự phòng (giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi, giảm giá các chứng khoán đầu tư) không được vượt quá số lợi nhuận phát sinh của doanh nghiệp (sau khi đã hoàn nhập các khoản dự phòng trích lập năm trước), và có các bằng chứng dưới đây:

- Đối với vật tư hàng hoá tồn kho:

+ Là những vật tư hàng hoá tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá thị trường thấp hơn giá ghi trên sổ kế toán.

+ Vật tư hàng hoá là mặt hàng kinh doanh và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

+ Có chứng từ hoá đơn hợp lý hợp lệ hoặc các chứng từ khác chứng minh giá vốn vật tư hàng hoá tồn kho.

- Đối với các loại chứng khoán giảm giá:

+ Là chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

+ Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán.

Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường thì không được lập dự phòng giảm giá.

- Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Phải có tên, địa chỉ nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của từng con nợ. Trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.

+ Để có căn cứ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi doanh nghiệp phải có chứng từ gốc hoặc xác nhận của con nợ về số tiền còn nợ chưa trả, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ...

Căn cứ để được ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi là:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên, kể từ ngày đến hạn thu nợ được ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ.

+ Trường hợp đặc biệt, tuy thời gian quá hạn chưa tới 2 năm, nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản, hoặc có dấu hiệu khác như bỏ trốn, hoặc đang bị các cơ quan pháp luật giam giữ, xét xử... thì cũng được ghi nhận là khoản nợ khó đòi.

c. Các vật tư, hàng hoá tồn kho, công nợ phải thu khó đòi, chứng khoán khi không đủ các điều kiện quy định trên thì không được lập dự phòng.

d. Doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định mức độ giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho, giảm giá chứng khoán và xác định, các khoản nợ phải thu khó đòi.

Hội đồng do Giám đốc thành lập với các thành phần bắt buộc là: Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng vật tư hoặc phòng kinh doanh.

 

2. Phương pháp lập các khoản dự phòng:

a. Lập dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho:

Doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng tồn kho thực tế của từng loại vật tư, hàng hoá để xác định mức dự phòng theo công thức sau:

Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá cho năm kế hoạch

 

=

Lượng vật tư hàng hoá tồn kho giảm giá tại thời điểm 31/12 năm báo cáo

 

x

Giá hạch toán trên sổ kế toán

 

-

Giá thực tế trên thị trường tại thời điểm 31/12

 

Giá thực tế trên thị trường của các loại vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm giá tại thời điểm 31/12 là giá cả có thể mua hoặc bán được trên thị trường.

Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại vật tư, hàng hoá bị giảm giá và tổng hợp vào bảng kê chi tiết khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho của doanh nghiệp. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

b. Lập dự phòng giảm giá các loại chứng khoán đầu tư:

Doanh nghiệp phải lập dự phòng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm 31/12 năm báo cáo, theo công thức sau:

 

Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán cho năm kế hoạch năm báo cáo

 

=

Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm 31/12

 

x

Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán

 

-

Giá chứng khoán thực tế trên thị trường

Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán bị giảm giá và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

c. Lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi:

Trên cơ sở những đối tượng và điều kiện lập dự phòng về nợ phải thu khó đòi nêu tại điểm 1a và 1b mục II nói trên, doanh nghiệp phải lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, kèm theo các chứng từ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên.

Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết làm căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa không vượt quá 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm và đảm bảo doanh nghiệp không bị lỗ.

 

3. Xử lý các khoản dự phòng:

Mục đích lập các khoản dự phòng là để bù đắp các khoản tổn thất do giảm giá hàng tồn kho, công nợ khó đòi và giảm giá chứng khoán đầu tư. Nhưng theo nguyên tắc hạch toán kế toán hiện hành, các khoản tổn thất nói trên đã được phản ảnh trong kết quả kinh doanh. Do vậy Doanh nghiệp phải hoàn nhập tất cả các khoản dự phòng vào thu nhập của doanh nghiệp, cụ thể là:

a. Đối với khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho:

Doanh nghiệp phải hoàn nhập toàn bộ khoản dự phòng đã lập cuối năm trước vào khoản thu nhập bất thường để xác định kết quả kinh doanh. Đồng thời tiến hành lập dự phòng mới cho năm sau theo các quy định trên đây.

Thời điểm hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá đã lập và lập dự phòng mới, được tiến hành tại thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm.

b. Đối với khoản giảm giá chứng khoán đầu tư:

Được xử lý như khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá nói trên, nhưng giá trị khoản dự phòng được hoàn nhập vào thu nhập hoạt động tài chính.

c. Đối với khoản dự phòng công nợ phải thu khó đòi:

- Doanh nghiệp phải hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi đã lập năm trước vào khoản thu nhập bất thường để xác định kết quả kinh doanh. Đồng thời tiến hành lập dự phòng mới cho năm sau theo các quy định trên đây.

- Thời điểm hoàn nhập khoản dự phòng công nợ khó đòi đã lập và lập dự phòng mới được tiến hành tại thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính hàng năm.

 

4. Xử lý xoá nợ các khoản nợ không thu hồi được:

a. Khoản nợ không thu hồi được, khi xử lý xoá sổ phải có một trong các bằng chứng sau đây:

- Đối với các con nợ là pháp nhân:

+ Các quyết định của Toà án cho xử lý phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản doanh nghiệp.

+ Các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giải thể doanh nghiệp như đã quy định tại Nghị định 50/CP ngày 28/6/1996 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản đối với doanh nghiệp Nhà nước.

+ Các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Đối với con nợ là thể nhân:

+ Con nợ còn tồn tại nhưng có đủ chứng cứ chứng minh không có khả năng trả nợ.

+ Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan Pháp luật đối với những con nợ đã bỏ trốn hoặc đang thi hành án.

+ Con nợ đã chết và không có khả năng trả nợ, phải có xác nhận của chính quyền địa phương.

b. Thẩm quyền xử lý:

- Hội đồng quản trị (đối với Tổng công ty và doanh nghiệp có Hội đồng quản trị); Giám đốc (đối với các doanh nghiệp độc lập không có Hội đồng quản trị) căn cứ vào các bằng chứng quy định tại mục a điểm 4 phần II để quyết định xoá những khoản nợ phải thu không thu hồi được, và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước Nhà nước và trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử ý trách nhiệm theo chế độ hiện hành.

- Khi xử lý xoá nợ phải có biên bản của Hội đồng xử lý nợ ghi rõ giá trị nợ thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được), và lập bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xoá để làm căn cứ hạch toán.

c. Mức độ tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là phần còn lại sau khi lấy số dư nợ ghi trên sổ kế toán trừ đi số nợ đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của con nợ, do được chia tài sản theo quyết định của Toà án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác).

d. Xử lý hạch toán:

- Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không thu hồi được cho phép xoá nợ, doanh nghiệp hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

- Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xoá nợ, đoanh nghiệp vẫn phải theo dõi riêng trên sổ sách trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập bất thường.

 

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/1997, mọi quy định về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng trước đây (nếu có) trái với quy định của Thông tư này đều bị bãi bỏ.

 

2. Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra các doanh nghiệp Nhà nước trích lập, sử dụng các khoản dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho, công nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán theo các quy định tại Thông tư này.

 

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các doanh nghiệp Nhà nước kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
--------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------
No. 64/TC-TCDN
Hanoi, September 15, 1997
 
CIRCULAR
GUIDING THE SETTING UP AND USE OF THE RESERVE FOR THE PRICE DECREASE OF UNSOLD GOODS, THE RESERVE FOR BAD DEBTS AND THE RESERVE FOR THE PRICE DECREASE OF SECURITIES OF STATE ENTERPRISES
In furtherance of Decree No. 59-CP of October 3, 1996 of the Government issuing the "Regulation on the financial management and business cost-accounting of State enterprises", the Ministry of Finance hereby provides the following guidance for the setting up and use of the reserve for the depreciation of unsold goods, the reserve for bad debts and the reserve for the depreciation of securities in financial operations of State enterprises:
I. GENERAL PROVISIONS
1. This Circular applies to State enterprises engaged in production and business activities, including: Corporations, member enterprises of Corporations, other independent cost-accounting State enterprises which can determine their turnover, expenditures, profits and losses (hereafter referred to as State enterprises for short).
2. In this Circular, the following terms are construed as follows:
a- The reserve for the price decrease of unsold goods is the reserve for projected losses that may affect the production and business results due to the depreciation of unsold supplies, finished products and goods which may occur in the plan year.
b- The reserve for the price decrease of securities in financial operations is the reserve for projected losses due to the depreciation of securities of an enterprise, which may occur in the plan year.
c- The reserve for bad debts is the reserve for projected losses from bad debts which are hard to be recovered or may not be recovered because debtors are incapable of repaying, which may occur in the plan year.
3. The time of setting up and inclusion of the reserves: The setting up of the reserve for the depreciation of unsold goods, the reserve for bad debts and the reserve for the depreciation of securities in financial operations shall be carried out at the closing of the accounting book to make the annual financial statement.
4. Advance deduction of the three above-said reserves into the operational expenditures of the year of reporting implies the recognition in advance of the amount of possible losses in the plan year, helping enterprises to have the necessary financial sources to make up for such three kinds of possible losses in the plan year so as to preserve their business capital. The enterprises shall determine on their own the level of deductions, use each reserve for the right purpose and comply with the following provisions:
II. SETTING UP AND USE OF THE RESERVES
1. Objects and conditions for setting up loss reserves:
a- Objects for which reserves may be set up:
- Principal supplies used for production, unsold materials, goods, and finished products the market prices of which are lower than the prices recorded in the accounting book (hereafter referred to as supplies and goods for short).
- Securities invested by enterprises with their prices being depreciated compared to their prices recorded in the accounting book.
- Bad debts.
b- Conditions for setting up the reserves:
The deduction for setting up the reserves (for the depreciation of unsold goods, bad debts and the depreciation of invested securities) shall not exceed the profits earned by the enterprise, (after repaying all the reserves set up in the previous year), with the following proofs:
- Regarding unsold supplies and goods:
+ Supplies and goods left in stock at the time the financial statement is made with their market prices lower than those recorded in the accounting book.
+ Supplies and goods which are commercial commodities owned by the enterprise.
+ Having proper and valid vouchers and invoices or other documents certifying the prices of the unsold supplies and goods.
- For securities with lowered prices:
+ Securities invested by an enterprise under the provisions of law.
+ Securities freely traded on the market with their market prices lower than those recorded in the accounting book at the time of stock-taking and making a financial statement.
The depreciation reserve shall not be set up for those securities which are not allowed to be freely traded on the market.
- For bad debts:
+ There must be the name, address and content of each debt, the amount to be received from each debtor, of which the number of bad debts must be clearly stated.
+ To have grounds for setting up the bad debt reserve, an enterprise must have the original documents or certification by the debtor of the unpaid debt, including the economic contract, the borrowing contract, the contract liquidation report, a debt commitment or debt statement...
The bases for recognition as bad debts include:
- The debt has been overdue for two or more years from the date of debt payment written in the economic contract, borrowing contract or debt commitment, and the enterprise has made repeated claims but still failed to recover the debt.
+ In special case, although the debt has not been overdue for two years the debtor is being considered for dissolution, bankruptcy or has fled or is temporarily detained or tried by the law enforcement agencies... such debt is also considered bad debt.
c/ No reserve is allowed to be set up for those unsold supplies, goods, bad debts, and securities which lack the conditions prescribed above.
d/ Each enterprise must set up a council for evaluating the level of depreciation of supplies and goods left in stock, of securities, and determining bad debts.
The council shall be set up by the enterprise's director and must be comprised of the director, the chief accountant and the head of the supplies or business section.
2. Method of setting up the reserves:
a/ Setting up the reserve for the depreciation of supplies and goods left in stock:
The enterprise must base themselves on the actual depreciation and the quantity of each kind of supplies or goods left in stock so as to determine the reserve amount according to the following formula:
The reserve for the depreciation of supplies and goods for the plan year
=
Quantities of supplies and goods left in stock decreased in value on Dec. 31 of the year of reporting
x
The price accounted in the accounting book
-
The actual market price on Dec. 31
The actual market prices of supplies, finished products and goods left in stock on December 31 are the buying or selling prices on the market.
The setting up of the reserve must be done separately for each kind of depreciated supplies or goods and sum them up into a detailed list of the unsold goods reserve of the enterprise. Such list shall serve as the basis for accounting the reserve into the managerial cost of the enterprise.
b/ Setting up the reserve for the depreciation of securities:
The enterprises must set up a reserve for the depreciation of each kind of invested securities on December 31 of the year plan, according to the following formula:
The reserve for the depreciation of invested securities for the plan year
=
Quantities of depreciated securities on Dec. 31 of the year of reporting
x
The prices of securities recorded in the accounting book
-
The actual market price of securities
Each enterprise must set up the reserve separately for the depreciation of each kind of securities and sum them up in a detailed list of the reserves for the depreciation of invested securities, which shall serve as basis for such reserves to be accounted for in the costs of its financial operations.
c- Setting up the reserve for bad debts:
On the basis of the objects and conditions for setting up the reserve for bad debts stated in Points 1a and 1b of Section II above, each enterprise must set up a reserve for each bad debt, project the amount of possible losses in the plan year, accompanied with evidences proving the above-said bad debts.
After setting up the reserve for each bad debt, the enterprise shall sum up these reserves in a detailed list which shall serve as basis for such reserves to be accounted for in its managerial costs of the enterprise.
The amount of the total bad debt reserve shall not exceed 20% of the enterprise's total debts receivable on every December 31 and ensure that the enterprise suffers from no loss.
3. Handling the reserves:
The purpose of setting up the reserves is to make up for the losses due to the depreciation of goods left in stock, bad debts and the price decrease of invested securities. Yet, according to the current accountancy accounting principles, these losses have been reflected in the business result, the enterprise must include all the reserves in its income. Specifically:
a/ For the reserve for the decrease in the prices of supplies and goods left in stock:
The enterprises must include all the reserves set up at the end of the previous year in their irregular revenues so as to determine their business results. At the same time, they shall set up new reserves for the following year according to the above provisions.
The time of the inclusion of reserve already set up for the depreciation of supplies and goods and the setting up of new reserve shall coincide with the time when the accounting book is closed to make the annual financial statement.
b/ For the reserve for the depreciation of invested securities:
This reserve shall be handled in the same way as the reserve for the depreciation of supplies and goods described above but it shall be included in the revenue from financial operations.
c/ For the reserve for bad debts:
- The enterprises must include the reserve for bad debts already set up in the previous year into their irregular revenues so as to determine their business results. In the mean time, they shall set the new reserve for the following year according to the above provisions.
- The time for the inclusion of the bad debt reserve already set up and the setting up of a new reserve shall coincide the time when the accounting book is closed to make the financial statement.
4. Forgiving bad debts:
a/ Bad debts to be forgiven must have one of the following evidences:
- For debtors that are legal persons:
+ The Court decisions allowing the enterprises be bankrupt under the Law of Bankruptcy.
+ The competent agency's decision to dissolve the enterprises as provided for in Decree No. 50-CP of June 28, 1996 of the Government on the establishment, reorganization, dissolution and bankruptcy of State enterprises.
+ Other decisions of competent agencies as prescribed by law.
- For debtors that are entities:
+ The debtor still exists but has sufficient evidences proving its incapability of debt payment.
+ The warrant of arrest or certification of a law enforcement agency that the debtor has fled or is serving a sentence.
+ The debtor has died or is incapable of debt payment, which is certified by the local administration.
b/ Handling competence:
- The Managing Boards (for corporations and enterprises with Managing Boards) and Directors (for independent enterprises without a Managing Board) shall base themselves on the evidences described in Item a, Point 4 of Section II to decide to forgive bad debts and shall take responsibility for their decisions before the State and law and, at the same time, take handling measures according to current regulations.
- Upon forgiving a debt, there must be a record of the debt handling council clearly stating the value of the already recovered amount and the remaining debt amount (after substracting the recovered amount), and make a detailed list of debts already forgiven to serve as accounting basis.
c/ The actual loss from each debt is the remainder of the debt written in the accounting book after substracting the recovered amount (compensated by the damaging party, proceeds from the sale of the debtor's property and property distributed by decision of the Court or other competent agencies).
d/ Cost-accounting:
- The actual loss from the bad debt as a result of forgivance shall be accounted in the enterprise's managerial costs.
- For the debts which have been decided to be forgiven, the enterprise still has to monitor them in a separate book for at least five years and take further measures to recover them. If they are recovered, the enterprise shall account them into its irregular revenue after substracting the expenses related to their recovery.
III. IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. This Circular takes effect from January 1, 1997, all the previous provisions (if any) on the setting up and use of reserves which are contrary to this Circular shall be annulled.
2. The financial agencies of various levels shall have to popularize this Circular to the State enterprises and guide and supervise them in their setting up and use of the reserves for the depreciation of supplies and goods left in stock, bad debts and the price decrease of securities in compliance with this Circular.
In the course of implementation, any arising problem shall be reported by State enterprises to the Ministry of Finance for study and additional guidance.
 

 
FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




PHAM VAN TRONG
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 64-TC/TCDN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất